Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

ppt 44 trang huongle 3561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_lua_tuoi_chuong_1_phat_trien_tam_ly_o_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

  1. Chương 1: PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
  2. A. MỤC TIÊU: Sau bài học, học viên hiểu được: 1.Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi. 2. Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên, từ đó hiểu về các khó khăn tâm lý thường gặp của các em.
  3. B. NỘI DUNG: I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN. -Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN). -Một số điểm chung về sinh lý. -Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên. -Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường.
  4. 1.Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên. • Trẻ em: - Việt Nam: Dưới 16 tuổi. - Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi. • Vị thành niên: Từ 10 – 18 tuổi.
  5. 2. Đặc điểm chung về phát triển sinh lý:
  6. 2.1.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ. • Ngực phát triển. • Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay. • Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi. • Có kinh nguyệt.
  7. 2.2.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam. • Cơ quan sinh dục phát triển. • Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân ), râu phát triển. • Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”. • Đạt được sự tối đa về chiều cao. • Giọng nói: Vỡ giọng.
  8. 3.Các đặc điểm chung về phát triển tâm lý.
  9. Thảo luận: - Bạn trải qua thời vị thành niên như thế nào? - Bạn có nhận thấy điều này ở học sinh mình không? - Bạn đáp trả lại nhu cầu này của trẻ như thế nào?
  10. 3.1.Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP . • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  11. a. Chuyển động hướng đến sự độc lập: • Tìm kiếm bản sắc. • Nhận ra rằng cha mẹ, • Buồn, ủ rũ. giáo viên không hoàn • Năng lực sử dụng lời nói hảo, “bắt lỗi” người lớn. để bộc lộ bản thân tăng. • Tìm kiếm những người • Thường hay biểu hiện mới để yêu thương. cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. • Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. • Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng. • Nhóm bạn ảnh hưởng đến • Ít gắn bó, tình cảm với sở thích và kiểu ăn mặc. bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ.
  12. b.Hứng thú nghề nghiệp: • Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. • Năng lực làm việc tăng hơn: thích được giao việc, mong muốn nhận được sự tin tưởng
  13. c.Giới tính: • Nữ giới phát triển trước nam giới. • Chơi với các bạn cùng giới tính. • E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. • Có tính phô trương. • Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. • Thử nghiệm với cơ thể của mình. • Lo lắng liệu mình có bình thường không.
  14. d. Đạo đức và tự định hướng: • Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn. • Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. • Có thể suy nghĩ trừu tượng.
  15. 3.2.Giữa vị thành niên (14-16 tuổi). • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  16. a. Chuyển động hướng đến sự độc lập: • Vị kỉ (vì bản thân mình). • Nỗ lực kết bạn mới. • Phàn nàn bố mẹ, người • Nhấn mạnh đến nhóm bạn lớn không tôn trọng độc với bản sắc của nhóm có lập. sự lựa chọn, cạnh tranh. • Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. • Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. • Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. • Xem xét các trải nghiệm • Ý niệm về cha mẹ giảm, nội tâm, như viết nhật kí, bớt quấn quít, gắn bó với tiểu thuyết. cha mẹ.
  17. b.Hứng thú nghề nghiệp: • Hứng thú mang tính trí tuệ. • Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo.
  18. c. Giới tính: • Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. • Thường xuyên thay đổi các quan hệ. • Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. • Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. • Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê.
  19. d. Đạo đức và tự định hướng: • Phát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. • Hiểu về lương tri. • Tự đặt ra được mục tiêu. • Quan tâm đến lý lẽ đạo đức.
  20. 3.3.Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) • CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP • GIỚI TÍNH • ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
  21. a. Chuyển động hướng đến sự độc lập: • Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. • Có các sở thích ổn định. • Có khả năng trì hoãn sự hài • Tình cảm ổn định. lòng. • Có khả năng đưa ra các • Có khả năng suy nghĩ các ý quyết định độc lập. tưởng một cách có hệ thống, • Có khả năng thỏa hiệp. xuyên suốt. • Hãnh diện về công việc, • Có khả năng biểu hiện cảm nhiệm vụ của mình. xúc bằng từ ngữ. • Tự lực. • Phát triển khiếu hài hước. • Quan tâm đến mọi người hơn.
  22. b. Hứng thú nghề nghiệp: • Bận tâm nhiều về tương lai. • Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống.
  23. c. Giới tính: • Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. • Bản sắc giới tính rõ ràng. • Có đủ khả năng phát triển tình yêu.
  24. d. Đạo đức và tự định hướng: • Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. • Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. • Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. • Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. • Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân.
  25. II. MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
  26. 1. Những nhu cầu cơ bản: • 1.1.Nhu cầu sinh lý: • Ăn. • Uống. • Ngủ. • Thở.
  27. 1.2.Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản: • An toàn • Hiểu, cảm thông • Yêu thương • Có giá trị • Tôn trọng
  28. Thảo luận: Hành động của người lớn giúp VTN cảm thấy được đáp ứng nhu cầu?
  29. a.An toàn: • Là chỗ dựa cho trẻ (đặc biệt là GVCN). Giữ bí mật, không phê phán khi chia sẻ. • Tạo sự thân thiện. • Công bằng trong xử lí tình huống. • Có sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội.
  30. a.An toàn (tiếp theo). • Coi lỗi lầm của trẻ là nguồn thông tin quan trọng, là một phần trong quá trình học tập, phát triển. • Giúp trẻ hiểu: không ai được làm tổn thương người khác. • Kiên định trong chuẩn mực cư xử. • Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận, luôn giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn.
  31. b.Yêu thương: • -Gần gũi, thân thiện với trẻ. • Lắng nghe, quan tâm, chia sẽ với trẻ. • Động viên, khích lệ kịp thời. • Khoan dung, độ lượng, vị tha. • Tận tụy, tâm huyết. • Chuẩn mực, công tâm.
  32. c.Có giá trị: • Không dùng bạo lực (hành động, lời nói). • Tôn trọng ý kiến của các em – dù chưa đúng. • Tạo điều kiện để hs thể hiện tài năng, năng khiếu. • Không thành kiến. • Tạo cho hs có niềm tin. • Kiên định để giữ vững hành vi. • Giáo viên phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
  33. d.Tôn trọng: • Luôn lắng nghe (ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của hs). • Tôn trọng ý kiến. • Cùng hs xây dựng kế hoạch hoạt động. • Khuyến khích những việc làm tốt. • Tạo không khí vui tươi, hài hòa, thân thiện. • Giải quyết công việc công bằng, khách quan. • Có cử chỉ, lời nói, thái độ nhẹ nhàng khi giải quyết tình huống.
  34. e.Được hiểu: • Gần gũi, yêu thương. • Lắng nghe, chia sẽ. • Giải đáp những băn khoăn, trăn trở. • Luôn khuyến khích các em.
  35. * Lắng nghe - một cách đáp ứng nhu cầu VTN. -Làm thế nào để lắng nghe? →Hiểu về giao tiếp. →Lắng nghe chủ động.
  36. Thảo luận • Khi bạn có vấn đề, thấy buồn bực, bạn muốn nói chuyện với ai? • Vì sao lại chọn người này?
  37. 2. Một số nhu cầu đặc trưng của trẻ vị thành niên.
  38. 2.1.Nhu cầu sinh lý: • Nhu cầu về hoạt động: Do lực cơ mạnh hơn, dư thừa năng lượng Cần kiểm soát và hướng đến các kênh phù hợp: thể thao, vui chơi lành mạnh (khiêu vũ ). • Nhu cầu thỏa mãn tính dục: - Ái kỉ: quan tâm, yêu thích cơ thể mình, tự tìm hiểu, khám phá cơ quan sinh dục mình. - Tình dục đồng giới: Chơi với bạn đồng giới. - Tình dục khác giới: bị hấp dẫn với bạn khác giới.
  39. 2.2.Nhu cầu tâm lý: a.Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân: - Lựa chọn giá trị định hướng cuộc đời mình. - Có khả năng tư duy trừu tượng (VD: các triết lý đạo đức như quyền, nghĩa vụ, ưu tiên các khái niệm ) - -Chất vất các giá trị mà trẻ đang sống hoặc được chỉ dạy. -Tìm kiếm trải nghiệm mới: quần áo, đầu tóc, bạn bè, hoạt động b.Độc lập, tự do, tự chủ: -Không chấp nhận sự áp đặt. -Muốn tự chủ, tự quyết định những vấn đề của bản thân. - Dễ trở nên chống đối, nổi loạn, bất cần
  40. 2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp). c.Được chấp nhận: -Người lớn nên sẵn sàng lắng nghe, kể cả khi không đồng tình. -Đặt mình vào vị trí của trẻ, tránh phán xét, chỉ trích. -Sự chấp nhận thể hiện bằng việc khuyến khích, động viên. Giúp trẻ củng cố lòng tự trọng, thúc đẩy sự cố gắng. d.Cho và nhận tình cảm: -Giải thích cho trẻ hiểu ai cũng có cảm xúc vui, buồn, chán nản Cần biểu hiện cảm xúc phù hợp. -Biểu hiện tình yêu thương vô điều kiện dù tình huống gì xảy ra để trẻ cảm thấy an toàn. -Động viên khi trẻ thất bại.
  41. 2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp). e.Thực hiện các hành vi nguy cơ: - Trẻ VTN tò mò thử nghiệm mọi thứ mà không để ý đến hậu quả. → Giúp trẻ có kiến thức về thực tế và cuộc sống. f.Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn: -Người lớn cần đưa giới hạn đối với trẻ, hướng các em đến các con đường lành mạnh. -Trao đổi với các em về nguyên tắc, luật lệ và hướng dẫn giải quyết xung đột. -Cho phép trẻ được tự quyết trong giới hạn cho phép, để các em chịu trách nhiệm → Giúp trẻ đi đến độc lập. Kết luận: Người lớn (cha mẹ, giáo viên) có vai trò đặc biệt trong hỗ trợ sự phát triển đúng hướng của trẻ VTN.
  42. Thảo luận (Chia lớp thành . nhóm) Liệt kê những khó khăn tâm lý thường gặp ở trẻ VTN?
  43. • Kính chào quý Thầy giáo, Cô giáo! • Kính chúc quý Thầy giáo, cô giáo một ngày mới nhiều niềm vui và hạnh phúc! • haydanhthoigian.pps
  44. Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô!