Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 3: Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên (Tiếp theo)

ppt 25 trang huongle 3261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 3: Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_lua_tuoi_chuong_3_cac_roi_loan_tam_ly_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi - Chương 3: Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên (Tiếp theo)

  1. CHƯƠNG 3: CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN
  2. II.CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI -Tăng động giảm chú ý -Rối loạn hành vi -Gây hấn -Phạm tội, phạm pháp -Chống đối, không tuân thủ
  3. 1.Tăng động giảm chú ý. a.Dấu hiệu: • Chỉ chú ý được khi tiếp xúc với những điều trẻ thích thú, quan tâm. • Dễ bị sao nhãng với những công việc lặp lại, nhàm chán. • Khó hoàn thành bất cứ việc gì: thường nhảy từ việc này sang việc khác, nhảy trong quá trình làm. • Tổ chức học tập và thời gian khó khăn.
  4. * Dấu hiệu của không chú ý: • Mắc lỗi bất cẩn. • Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng. • Có vẻ như không nghe khi người khác đang nói với mình. • Khó nhớ và theo các chỉ dẫn. • Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc. • Chán việc trước khi hoàn thành. • Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi, dụng cụ học tập,v.v.
  5. * Dấu hiệu tăng động: • Bồn chồn không yên và luôn uốn éo, cựa quậy. • Luôn rời khỏi ghế trong các tình huống đáng nhẽ cần ngồi yên. • Di chuyển xung quanh liên tục, thường chạy hoặc trèo không phù hợp tình huống. • Nói nhiều. • Khó chơi yên lặng hoặc thư thái. • Luôn hoạt động, như là bị điều khiển bởi mô tơ.
  6. * Dấu hiệu xung động: • Hành động có tính chất bột phát, không suy nghĩ. • Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ đợi được gọi hoặc nghe hết câu hỏi. • Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi. • Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp • Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người khác. • Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác. • Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến các cơn giận dữ, cáu kỉnh hoặc ăn vạ. • Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề.
  7. b.Hậu quả: Tính xung động của VTN dẫn đến: • Hành động trước khi suy nghĩ. • Sử dụng chất kích thích, các hành vi hung tính, tình dục không an toàn, lái xe bất cẩn và các tình huống nguy cơ khác. • Các vấn đề xã hội và học tập khác.
  8. c.Hỗ trợ: • Tiếp cận tổng quát, từ nhiều phía như gia đình, trường học. • Tiếp cận hành vi. • Tiếp cận nhận thức. • Luyện tập kĩ năng xã hội. • Giáo dục cha mẹ. • Dược lý.
  9. Hỗ trợ • Khó tập trung và tổ chức: hỗ trợ về mặt tâm lý • Khó lên kế hoạch: giúp trẻ tìm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn • Tự trọng thấp: khuyến khích những đam mê, giúp trẻ thấy mình có năng lực • Các vấn đề về độc lập: cần được giám sát cẩn thận
  10. 2.Gây hấn • Định nghĩa: Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật). • Biểu hiện:đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. • Mục đích: thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, hẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v.
  11. 2.1.Phân loại • Gây hấn mang tính chất thù địch: xuất phát từ tức giận, có mục đích gây tổn thương hay đau đớn. • Gây hấn mang tính chất phương tiện: ít yếu tố cảm xúc, nhiều mục đích và sự toan tính hơn
  12. 2.2.Biểu hiện: • Bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác. • Khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau. • Sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. • Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật. • Ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân. • Phá hoại tài sản của công hoặc của người khác. • Cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác.
  13. 2.3.Hỗ trợ: • Trừng phạt thể chất không mang lại hiệu quả. • Phạt nhẹ kết hợp tham vấn và các chiến lược làm cha mẹ tích cực. • Đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực • Hướng dẫn tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu. • Hướng dẫn trì hoãn thời gian từ ấm ức đến hành động: đếm 1 – 10. • Hướng dẫn đối đầu với những ấm ức một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác ấm ức. • Dạy kỹ năng giao tiếp và thấu cảm.
  14. 3.Chống đối, không tuân thủ 3.1.Định nghĩa: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình.
  15. 3.2.Dấu hiệu: tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ kéo dài ít nhất 6 tháng. • Mất bình tĩnh • Quá nhạy cảm và hay khó • Thường xuyên tranh cãi chịu vì người khác. với người lớn. • Thường xuyên tức giận, • Thường xuyên chủ động bực bội. phớt lờ hoặc từ chối việc • Thường xuyên có thái độ thực hiện theo các yêu cầu thù hằn, cay độc. của người lớn, cố ý gây → Những biểu hiện hành vi bực mình cho người khác. này thường gây khó khăn • Thường đổ lỗi cho người cho cá nhân trong hoạt khác về những sai sót động xã hội, học tập và hoặc những lỗi lầm của nghề nghiệp mình.
  16. 3.3.Hỗ trợ: • Thay đổi hành vi của cha mẹ. • Giáo dục ý nghĩa và nguồn gốc của hành vi chống đối. • Cách đưa ra những nguyên tắc trong gia đình. • Chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả.
  17. 3.4.Một số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối: • Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi • Phớt lờ những hành vi không phù hợp không nghiêm trọng • Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. • Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi ở nhà. • Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng.
  18. 4.Rối loạn hành vi: 4.1. Định nghĩa: một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm.
  19. 4.2.Dấu hiệu: • Độc ác với người và động vật bao gồm(Sử dụng tranh ảnh đưa lên mạng, uy hiếp ) • Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản). • Lừa đảo hay trộm cắp. • Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ.
  20. Hỗ trợ • Chiến lược toàn diện. • Trị liệu đa hệ thống.
  21. 5.Phạm tội, phạm pháp: 5.1.Định nghĩa: Là một dạng của hành vi chống đối xã hội được đặc trưng bởi các hành động bất chính và vô luân lý (vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như những giá trị phong tục tập quán) và hệ thống pháp luật của xã hội.
  22. 5.2.Dấu hiệu: • Các nét tính cách xung động, bốc đồng, hiếu chiến, ngạo ngược dễ bị kích động. • Sử dụng biệt danh. • Thất bại trong việc thích nghi với các chuẩn mực, quy định, thường xuyên phá luật và bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác. • Hay bị bắt giữ, hay phải trình diện ở các cơ quan công an và thiếu sự ăn năn, hối hận.
  23. 5.3.Hỗ trợ: • Liệu pháp nhóm, sử dụng các nhóm đồng đẳng để điều trị tỏ ra có đáp ứng ở nhiều trẻ em phạm pháp trong các nhà tù hoặc trại cải tạo.
  24. 5.3.Hỗ trợ (tiếp) • Các chiến lược cải thiện sức khoẻ tâm thần và thể chất cho trẻ em và gia đình của những nhóm có nhiều nguy cơ như nhóm bất lợi về kinh tế • Tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ thai nhi để làm giảm các chấn thương và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến VTN. • Tuyên truyền giáo dục nhằm xoá bỏ các hình thức trừng phạt thân thể một cách bạo lực. • Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những giá trị xã hội tích cực.
  25. HOẠT ĐỘNG: BẢN ĐỒ TƯ DUY VỀ CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI