Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Lá cây - Trần Thị Thanh Hương

pdf 34 trang huongle 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Lá cây - Trần Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuc_vat_va_phan_loai_thuc_vat_chuong_3_la_cay_tra.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Lá cây - Trần Thị Thanh Hương

  1. Chương III LÁ CÂY Trần Thị Thanh Hương Khoa Khoa học
  2. LÁ CÂY • Là một bộ phận của cơ quan dinh dưỡng của cây, thực hiện chức năng dinh dưỡng rất quan trọng như: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. • Một số chức năng chuyên hoá của lá:  Bảo vệ  Bẩy bắt thức ăn  Sinh sản  Nâng đỡ
  3. Hình thái lá • Các bộ phận của lá • Các dạng lá • Gân lá • Cách đính lá • Biến thái của lá
  4. Các bộ phận của lá Hoa Chồi ngọn Mấu Lóng Chồi nách Nách lá Chồi của cành Hệ thân Cành Cuống lá Lá Phiến lá Gốc thân Thân chính Rễ chính Rễ bên Hệ rễ
  5. Các bộ phận của lá Phiến lá Đa số lá của cây hạt kín gồm 3 CuCuốốngnglláá bộ phận chính: Lá kèm phiến lá, cuống lá và lá kèm Gân nhỏ (= lá bẹ) Gân chính Gân mạng lưới bên
  6. Phiến lá Phiến lá Thường dẹt, mỏng, có màu xanh lục. CuCuốốngnglláá Trên phiến lá Lá kèm có gân lá là nơi mang các bó mạch. Gân nhỏ Gân chính Gân mạng lưới bên
  7. Cuống lá Là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành cây. Góc họp bởi thân hoặc cành và cuống lá gọi là nách lá. Ở nách lá mọc ra chồi. Chồi có thể cho ra hoa hoặc nhánh tùy hình dạng chồi. Ở một số cây lá không có cuống nên gốc lá đính trực tiếp vào thân hoặc cành cây gọi là lá đính gốc hay lá không cuống. Ví dụ: Lá dứa Có một số cây một phần gốc cuống lá phình to thành bẹ ôm lấy thân gọi là bẹ lá. Ví dụ: Chuối, mía, lúa
  8. Lá kèm (lá bẹ) Là những bộ phận nhỏ, mỏng, mọc ở gốc của cuống lá. Hình vảy, hình tam giác, hình sợi Một số loài lá kèm làm nhiệm vụ che chở cho chồi non, chúng có thể rụng sớm để lại vết sẹo (Ví dụ: lá cây thầu dầu, khoai mì ). Sự có mặt của lá kèm cũng như hình dạng của nó là đặc điểm quan trọng trong phân loại.
  9. Lá kèm (lá bẹ) Có hai loại lá kèm đặc biệt: Bẹ chìa và thìa lìa (lưỡi nhỏ) Bẹ chìa: là lá kèm Thìa lìa (lưỡi nhỏ): là lá kèm đặc trưng của họ rau đặc trưng cho họ lúa (Poaceae) răm (Polygonaceae) Thìa lìa Bẹ chìa
  10. Các dạng lá Lá đơn Lá kép  Lá kép lông chim  Lá kép lông chim chẵn  Lá kép lông chim lẽ  Lá kép chân vịt
  11. Lá đơn  Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá.  Nách cuống lá có 1 chồi.  Khi lá rụng thì cuống Cuốốngnglálá và phiến lá rụng cùng Chồi nách lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành.
  12. Các dạng lá Dựa vào hình dạng của mép phiến lá người ta phân biệt các dạng sau:  Lá nguyên. Ví dụ: Mít, xoài  Lá răng cưa. Ví dụ: Gai, dâu tằm,  Lá có thùy. Ví dụ: Ké hoa đào, mướp,  Lá phân thùy. Ví dụ: Đu đủ, thầu dầu, lá cà dại  Lá xẻ thùy (chẻ thùy). Ví dụ: Sao nhái, ngãi cứu, khoai mì
  13. Các loại lá đơn 1. Lá nguyên; 2a – 2b. Lá răng cưa; 3a-3b. Lá có thuỳ; 4a-4b. Lá phân thuỳ; 5a-5b. Lá chẻ thuỳ.
  14. Lá kép  Lá có 1 cuống chính Lá chét  Trên cuống lá mang nhiều lá nhỏ gồm có phiến lá và cuống nhỏ không có chồi gọi Cuống lá là lá chét. Chồi nách  Ở nách cuống chính có 1 chồi  Khi rụng thì lá chét rụng Lá chét trước và cuống chính rụng Cuống lá sau. Chồi nách
  15. Các loại lá kép  Lá kép lông chim: dọc theo cuống chính mang 2 hàng lá, gồm có:  Lá kép lông chim chẵn: tận cùng bằng 2 lá chét. Ví dụ: Lá muồng Nếu lá chét đính trên cuống bậc 1 (thứ nhất) gọi là kép lông chim chẵn 1 lần. Ví dụ: Muồng xiêm Nếu lá chét đính trên cuống bậc 2 hay bậc 3 gọi là kép lông chim chẵn 2 lần, 3 lần. Ví dụ: Lá phượng, trinh nữ  Lá kép lông chim lẽ: tận cùng bằng 1 lá chét. Ví dụ: Lá khế, hoa hồng  Lá kép chân vịt: các lá chét gắn cùng một điểm. Số lượng các lá chét có thể là 3, 5,7 Ví dụ: Lá cao su gồm 3 lá chét, Lá gòn gồm 5-7 lá chét
  16. Các loại lá kép 1. Lá kép lông chim lẽ; 2. Lá kép lông chim chẵn 1 lần; 3-4. Lá kép chân vịt; 5. Lá kép lông chim chẵn 2 lần
  17. Gân lá  Là nơi tập trung các bó mạch và mô cơ của lá  Tùy theo cách sắp xếp của gân lá trên phiến lá ta có các kiểu gân lá sau:  Lá có một gân  Gân song song: đặc lá duy nhất. Ví dụ: trưng cho lá cây một lá Lá thông mầm. Ví dụ: Lúa, Mía, Tre
  18. Gân lá ■ Gân hình mạng: đặc trưng cho lá cây hai lá mầm Mạng lưới lông chim: chỉ có 1 gân chính. Ví dụ: Mít, Ổi Mạng lưới chân vịt: có nhiều gân chính phát xuất từ một điểm, từ gân chính cho ra các gân bên. Ví dụ: Thầu dầu, đu đủ Mạng lưới tỏa tròn: một số gân lá bằng nhau phát xuất từ 1 điểm. Từ đầu cuống lá cho ra các gân lá. Ví dụ: Lá sen Mạng lưới lông chim Mạng lưới chân vịt Mạng lưới tỏa tròn
  19. Cách đính lá  Lá mọc cách: mỗi mấu có 1 lá. Ví dụ: Mít, sứ  Lá mọc đối: mỗi mấu có 2 lá mọc đối nhau. Ví dụ: Ổi, mận, cà phê Nếu đôi lá này mọc thẳng góc với đôi lá kế tiếp gọi là mọc đối chéo chữ thập. Ví dụ: Trang, húng chanh, tía tô, kinh giới  Lá mọc vòng: mỗi mấu có 3 lá trở lên. Ví dụ: Trúc đào, huỳnh anh, hoa sữa Mọc cách Mọc đối chéo Mọc đối Mọc vòng chữ thập
  20. Biến thái của lá  Vảy Vảy có thể là những lá ở dưới đất, thường mỏng và dai, hình dạng và màu sắc khác hẳn lá, làm chức năng bảo vệ, gặp ở các cây có thân rễ. Ví dụ: Củ dong ta, dong riềng Vảy có thể dày lên và mọng nước, làm chức năng dự trữ như ở các cây thân hành. Ví dụ: Hành, tỏi Cũng có cây, lá tiêu giảm hoàn toàn chỉ còn lại những vảy nhỏ không màu, mọc xung quanh cành. Ví dụ: Phi lao
  21. Biến thái của lá Lá vảy ở củ dong ta 2 Lá vảy ở cây phi lao Vảy ở củ hành
  22. Biến thái của lá  Gai Sự biến đổi một phần Ví dụ: Gai của cây của lá hoặc toàn bộ lá xương rồng bà, hoặc lá kèm thành xương rắn gai để giảm bớt sự thoát hơi nước
  23. Biến thái của lá  Tua cuốn Có thể được hình thành do một phần của lá biến đổi thành Ví dụ: Đậu hà lan Tua cuốn
  24. Biến thái của lá  Cơ quan bắt mồi Một số cây lá biến đổi hình dạng thành cơ quan chuyên hóa dùng để bắt các loài sâu bọ nhỏ và có khả năng tiêu hóa chúng. Ví dụ: Cây bắt ruồi (Drosera) Cây nắp ấm (Nepenthes)
  25. CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA LÁ  Lá cây 2 lá mầm (lá song tử diệp)  Lá cây 1 lá mầm (lá đơn tử diệp)
  26. Lá cây 2 lá mầm (lá song tử diệp) Phiến lá thường có vị trí nằm ngang nên có cấu tạo không đồng nhất thể hiện kiểu lưng bụng rõ rệt. Biểu bì trên Nhu mô Hậu mô Lục mô dậu Bó mạch ở gân bên cắt ngang Bó mạch ở gân Bó gỗ bên cắt dọc Lục mô Khí khổng Bó libe khuyết Biểu bì dưới Sơ đồ cấu tạo lá cây 2 lá mầm
  27. Lá cây 2 lá mầm (lá song tử diệp)  Biểu bì  Biểu bì trên: cấu tạo bởi lớp tế bào biểu bì không có lục lạp, vách ngoài thường có cutin dày, có ít hoặc không có khí khổng.  Biểu bì dưới: cutin mỏng, có nhiều khí khổng Lá nổi trên mặt nước thì khí khổng phân bố ở mặt trên lá.  Mô đồng hóa (lục mô) Lục mô giậu Lục mô khuyết
  28. Lá cây 2 lá mầm (lá song tử diệp)  Mô cơ Hậu mô: ở dưới biểu bì của gân chính Cương mô: quanh bó mạch của gân chính  Mô dự trữ (nhu mô): Có ít, ở gân chính  Mô dẫn: là hệ thống các bó mạch Gân chính: bó mạch cắt ngang Gân bên: gồm 2 loại Bó mạch cắt ngang Bó mạch cắt dọc
  29. Lá cây 2 lá mầm (lá song tử diệp) Cấu tạo một phần lá cây 2 lá mầm
  30. Lá cây 1 lá mầm (lá đơn tử diệp) Tế bào trương nước Nhu mô Biểu bì trên Vòng tế bào thu góp Khí khổng Bó mạch ở gân bên Bó mạch ở cắt ngang gân chính cắt ngang Lục mô khuyết Cương mô Biểu bì dưới Sơ đồ cấu tạo lá cây 1 lá mầm
  31. Lá cây 1 lá mầm (lá đơn tử diệp)  Mô bì: gồm biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lớp cutin hoặc thấm thêm chất sáp, silic và có khí khổng Ở biểu bì trên của lá họ lúa (Poaceae) có tế bào trương nước to.  Mô đồng hóa: thường chỉ có 1 loại lục mô khuyết  Mô cơ: chỉ có cương mô ở gân chính và xung quanh các bó mạch  Mô dự trữ: nhu mô ở gân chính  Mô dẫn: chỉ có 1 loại bó mạch cắt ngang Ở các bó mạch thấy rõ vòng tế bào thu góp là những tế bào hình đa giác, chứa lục lạp lớn hơn các tế bào khác của lục mô khuyết.
  32. Lá cây 1 lá mầm (lá đơn tử diệp) Tế bào trương nước Lục mô khuyết Biểu bì trên Nhu mô Bó gỗ Bó libe Biểu bì dưới Cương mô Cấu tạo một phần lá cây 1 lá mầm
  33. Lá cây 1 lá mầm (lá đơn tử diệp) Biểu bì trên Vòng tế bào thu góp Bó gỗ Bó libe Biểu bì dưới Cấu tạo một phần lá cây 1 lá mầm
  34. Hiện tượng rụng lá  Sự rụng lá bao gồm các quá trình phân chia và biến đổi vách tế bào tại một vùng trong cuống lá, vùng đó gọi là vùng phân cách.  Lục lạp trong lá bị hủy và biến thành màu vàng hay đỏ.  Các tế bào vùng phân cách hóa bần, vách trung gian hay cả vách sơ cấp của các tế bào đó trương lên hóa nhầy.  Lá chỉ còn đính vào thân nhờ các yếu tố dẫn.