Bài giảng Thương mại điện tử - Các hình thức thanh toán trong TMĐT

docx 64 trang huongle 11571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Các hình thức thanh toán trong TMĐT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_thuong_mai_dien_tu_cac_hinh_thuc_thanh_toan_trong.docx

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Các hình thức thanh toán trong TMĐT

  1. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm 6 1.2. Thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử 6 1.2.1. Các hình thức thanh toán truyền thống 6 1.2.1.1. Tiền mặt 6 1.2.1.2. Các phương tiện thanh toán truyền thống khác: 7 1.2.2. Phân biệt giữa thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử 7 1.3. Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán điện tử 8 1.4. Lợi ích của thanh toán điện tử 9 1.4.1 Lợi ích chung 9 1.4.2. Lợi ích đối với người sử dụng 10 1.5. Hạn chế của thanh toán điện tử 10 1.5.1. Gian lận thẻ tín dụng 10 1.5.2. Vấn đề bảo mật thông tin 12 1.6. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử 14 1.6.1. Khả năng có thể chấp nhận được: 14 1.6.2. An toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như Internet 14 1.6.3. Giấu tên (nặc danh) 14 1.6.4. Khả năng có thể hoán đổi: 14 1.6.5. Tính linh hoạt: 14 1.6.7. Tính tin cậy: 15 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 1
  2. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 1.6.8. Tiện lợi, dễ sử dụng: 15 1.7. Rủi ro trong thanh toán điện tử 15 1.7.1. Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán 15 1.7.2. Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong thương mại điện tử: 16 1.7.3. Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử: 16 CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1. THANH TOÁN BẰNG THẺ TÍN DỤNG (CREDIT CARD) 18 2.1.1. Khái niệm: 18 2.1.2. Quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng 18 2.2. CHUYỂN KHOẢN ĐIỆN TỬ VÀ THẺ GHI NỢ 21 2.2.1. Chuyển khoản điện tử EFT trên Internet 21 2.2.1.1. Máy giao dịch tự động ATM 21 2.2.1.2. Máy tính cá nhân: sử dụng dịch vụ Internet Banking 21 2.2.1.3. Điện thoại: Mobile Banking , SMS Banking,Sim Toolkit 22 2.2.2. Thẻ ghi nợ (Debit Card) 25 2.2.2.1. Khái niệm 25 2.2.2.2. Phân loại 26 2.2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm 27 2.2.2.4. Sự khác nhau của 2 loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: 27 2.3. VÍ TIỀN SỐ HÓA 28 2.3.1. Khái niệm 28 2.3.2. Các chức năng chính của ví tiền số hóa 29 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 2
  3. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.3.3. Vai trò của ví tiền số hóa 29 2.3.4. Các loại ví điện tử phổ biến hiện nay: 30 2.3.5. Ví dụ: PayPal - ví điện tử phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất thế giới hiện nay: 30 2.4. TIỀN MẶT SỐ HÓA 32 2.4.1. Khái niệm 32 2.4.2. Cách sử dụng tiền mặt số hóa: 33 2.4.3. Khả năng ứng dụng kinh doanh vào thương mại điện tử: 33 2.4.4. Ưu điểm và khuyết điểm 35 2.5. CÁC HỆ THỐNG LƯU GIỮ GIÁ TRỊ TRỰC TUYẾN VÀ THẺ THÔNG MINH 36 2.5.1. Hệ thống lưu trữ giá trị trực tuyến: 36 2.5.2. Thẻ thông minh( Smart card) 37 2.5.2.1. Khái niệm 37 2.5.2.2. Cấu trúc của thẻ thông minh: 37 2.5.2.3. Phân loại thẻ thông minh: 37 2.5.2.4.Ứng dụng thẻ thông minh 39 2.5.2.6. Ưu điểm và nhược điểm 40 2.5.2.7. Nhận xét 41 2.6. SÉC ĐIỆN TỬ 41 2.6.1. Khái niệm 41 2.6.2. Các cách sử dụng Séc điện tử 42 2.6.3. Ví dụ về quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.net 42 2.6.4. Ưu điểm và nhược điểm 43 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 3
  4. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.7. CÁC HỆ THỐNG XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN (EIPP) 44 2.7.1. Khái niệm 44 2.7.2. Ví dụ về thanh toán hóa đơn tiền điện của Vban.vn 44 2.7.3. Ưu điểm 45 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 46 3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ 48 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ 50 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý 50 3.3.2. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán điện tử 51 3.3.3. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử 51 3.3.4. Khuyến khích mở tài khoản ngân hàng 51 3.3.5. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ 51 3.3.6. Đối với bản thân người tiêu dùng 51 3.4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 52 3.4.1. Tình hình chung trên thế giới 52 3.4.2. Cơ hội và xu hướng phát triển các hình thức thanh toán thương mại điện tử tại Việt Nam 53 3.4.2.1. Thẻ thanh toán: 53 3.4.2.2. Thanh toán qua điện thoại di động: 54 CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA WEBSITE TIKI.VN 4.1. Giới thiệu về website Tiki.vn 57 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 4
  5. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 4.2. Khái quát mô hình kinh doanh của Tiki.vn. 58 4.2.1. Giá trị khách hàng nhận được. 58 4.2.2. Ưu điểm mô hình kinh doanh của Tiki.vn 59 4.3. Phương thức thanh toán trên Tiki.vn 59 4.3.1. Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (cash on delivery) 59 Tiki.vn sẽ giao hàng tận nơi và thu tiền tại địa chỉ người nhận. Tiki miễn phí giao hàng đối với đơn đặt hàng trên 100.000 tại Tp. HCM và trên 200.000 với các tỉnh thành khác 60 4.3.2. Thẻ ATM đăng kí Internet Banking (Miễn phí thanh toán) 60 4.4. Nhận xét: 62 4.5. Các bước mua hàng trên Tiki.vn 63 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 5
  6. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kĩ thuật số đã được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử. Số hoá và mạng hoá là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là thương mại điện tử và thanh toán trong thương mại điện tử. Ngày nay, thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng và của các doanh nghiệp. Đó là nhu cầu không thể thiếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay và cũng bởi lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng trong giao dịch. 1.1. Khái niệm Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt. Theo cách hiểu như trên thì thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Chuyển những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho khoảng cách giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp như trong cùng một ngân hàng, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế. 1.2. Thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử 1.2.1. Các hình thức thanh toán truyền thống 1.2.1.1. Tiền mặt Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và xác thực. Trong đó, tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống phổ biến nhất với các ưu điểm sau: - Tiện lợi, dễ sử dụng và mang theo với số lượng nhỏ, được chấp nhận rộng rãi. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 6
  7. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT - Nặc danh: người thanh toán không cần khai báo họ tên, không có chi phí sử dụng, không thể lần theo dấu vết của tiền trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán bằng tiền mặt có nhiều bất lợi và rủi ro như: - Dễ bị mất, cồng kềnh khi mang với số lượng lớn, khó kiểm đếm và quản lí. - Chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm ) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế ; - Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền ) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả. 1.2.1.2. Các phương tiện thanh toán truyền thống khác: gồm có séc, ngân phiếu thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp một khoản tín dụng tại thời điểm mua hàng, các giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó. Thẻ ghi nợ kết nối với một tài khoản tiền gửi không kì hạn. Các giao dịch sẽ rút tiền từ tài khoản này. Hiện tại thanh toán bằng thẻ tín dụng rất phổ biến ở các nước phát triển. Thẻ tín dụng và các hình thức tương tự góp phần làm giảm nhu cầu về vốn lưu động, giảm rủi ro, có khả năng thanh toán toàn cầu, lưu trữ số liệu, dễ giải quyết tranh chấp, có độ tin cậy cao nhưng có chi phí cao. Séc là loại hành thanh toán truyền thống phổ biến. Đó là tài liệu viết (hoặc in) và được giao cho người bán hàng yêu cầu tổ chức tài chính chuyển một khoản tiền cho bên có tên ghi trong séc. Thời gian xử lí séc dài và chi phí xử lí cao. Chuyển khoản là việc chuyển tiền trực tiếp giữa các ngân hàng. Lệnh chi là hình thức thanh toán giống như séc nhưng khác ở chỗ việc thanh toán được đảm bảo bởi bên thứ 3. Lệnh chi tránh được rủi ro, đảm bảo tính nặc danh. 1.2.2. Phân biệt giữa thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử Toàn bộ hệ thống thanh toán điện tử đều được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số, chúng được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên Internet. Về bản chất, nhiều hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của các hệ thống thanh toán truyền thống đang sử dụng hằng ngày như tiền mặt, séc và thẻ tín dụng. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 7
  8. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Điểm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống là thông qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc ký truyền thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới. Tất cả mọi thứ đều được số hóa và ảo hóa bằng những chuỗi bit (đơn vị nhớ của máy tính) Thứ hai, trong thanh toán truyền thống, chỉ ngân hàng mới có quyền phát hành tiền và các giấy tờ có giá trị. Đối với thanh toán điện tử, tiền và giá trị của nó được tổ chức phát hành và đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu Thứ tư là phương thức giao dịch. Trước đây hình thức mua bán chủ yếu của con người là gặp nhau trực tiếp sau đó thỏa thuận để đi tới thống nhất đảm bảo lợi ích cho cả bên mua lẫn bên bán. Với hình thức mua bán này thì chúng ta phải mất thời gian đi tới nơi có hàng để mua. Chưa kể trong quá trình đi lại có thể xảy ra những bất trắc khó lường trước được. Sau khi đến nơi họ bắt đầu tiến hành giao dịch và người mua sẽ trả tiền cho người bán. Người bán có thể gặp rủi ro khi người mua vô tình hay cố ý dùng tiền giả. Còn các hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử thì thực hiện chủ yếu qua máy tính cá nhân và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật. 1.3. Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán điện tử - Thanh toán điện tử không bị hạn chế bởi thời gian và không gian: Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại không chỉ hạn chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được thực hiện với hệ thống thị trường hàng hóa -dịch vụ, thị trường tài chính - tiền tệ được kết nối trong phạm vi toàn cầu, trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày/tuần. Nhu cầu thanh toán cũng được đáp ứng liên tục 24/24 giờ trong ngày trên phạm vi toàn cầu. Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch. - Thời gian giao dịch: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 8
  9. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Thông thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất khoảng 15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet, Mobile hoặc qua hệ thống thẻ chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút. - Chi phí: Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Chi phí chủ yếu là đầu tư ban đầu, trong điều kiện công nghệ phát triển nhanh chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi phí lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch. 1.4. Lợi ích của thanh toán điện tử 1.4.1 Lợi ích chung - Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử: Việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tự động. - Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất. - Nhanh, an toàn: Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại. - Hiện đại hoá hệ thống thanh toán Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 9
  10. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn. 1.4.2. Lợi ích đối với người sử dụng Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Khách hàng tiết kiệm thời gian đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu họ muốn. Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng. Trong thập kỷ vừa qua, thay đổi lớn nhất mà ngân hàng đem lại cho khách hàng đó là ngân hàng điện tử, nó có thể đem lại một giải pháp mà từ trước đến nay chưa hề có. Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm gọn trong cụm từ “sự tiện lợi”. 1.5. Hạn chế của thanh toán điện tử 1.5.1. Gian lận thẻ tín dụng - Rủi ro đối với chủ thẻ: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 10
  11. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Chủ thẻ gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng. Việc làm giả thẻ có thể tiến hành theo hai hình thức. Đối tượng làm giả thẻ có thể mua chuộc nhân viên tại các cơ sở chấp nhận thẻ để các nhân viên này sau khi quét thẻ tính tiền sẽ bí mật quét thẻ thêm một lần vào một thiết bị đặc biệt có thể đọc được toàn bộ thông tin về thẻ. Sau khi có đầy đủ các thông tin đó chúng sẽ nhanh chóng làm một chiếc thẻ tương tự và tiến hành mua bán hàng hoá như bình thường. Hình thức thứ hai tinh vi hơn là chúng sẽ cài thẳng những chip điện tử tinh vi vào trong máy tính tiền hoặc máy rút tiền tự động. Sau đó chúng sẽ quay trở lại các địa điểm trên để lấy các con chip đã chứa những thông tin về các thẻ đã giao dịch và tiến hành làm thẻ giả với những thông tin đã lấy cắp được. - Rủi ro đối với ngân hàng phát hành: Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng thẻ tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hạn mức thanh toán trong thẻ. Việc thanh toán quá mức chỉ được biết khi ngân hàng nhận được các hoá đơn thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ. Và khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán thì rủi ro này sẽ do ngân hàng tự chịu. Một hình thức lừa dối khác từ phía chủ thẻ là do việc lợi dụng tính chất thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng với người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú. Khi ngân hàng tiến hành đòi tiền từ chủ thẻ cho việc thanh toán ở quốc gia khác thì chủ thẻ căn cứ vào việc mình không có thị thực xuất nhập cảnh hoặc căn cứ vào xác nhận của cơ quan để từ chối thanh toán. Trong khi đó, các đơn vị chấp nhận thẻ cũng không phải chịu trách nhiệm do việc thanh toán bằng thẻ được tiến hành mà không cần biết chủ thẻ là ai. Bằng chứng duy nhất có thể so sánh là căn cứ vào chữ ký trên thẻ và trên hoá đơn nhưng do thông đồng từ trước nên việc giả mạo chữ ký trong các hoá đơn là điều rất dễ dàng. - Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 11
  12. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động thanh toán thẻ song các ngân hàng thanh toán cũng có thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức qui định. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị mất hoặc bị vô hiệu mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này. - Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ: Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu là bị từ chối thanh toán cho số hàng hoá cung ứng ra vì các lý do liên quan đến thẻ. Đó là việc thẻ bị hết hiệu lực nhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặc dù đã được thông báo. Tự ý sửa đổi các hoá đơn (vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân hàng phát hiện ra thì cũng sẽ không được thanh toán. 1.5.2. Vấn đề bảo mật thông tin Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng là nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại. Việc cung cấp thông tin của khách hàng chỉ được phép diễn ra trong các trường hợp sau: khách hàng yêu cầu hoặc có uỷ quyền cho người khác, phục vụ hoạt động nội bộ của ngân hàng, theo yêu cầu của giám đốc ngân hàng và theo yêu cầu của pháp luật để phục vụ cho quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với trình độ khoa học rất phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống ngân hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển và tinh vi thì việc lưu chuyển thông tin của khách hàng qua mạng Internet không còn thực sự an toàn. Các ngân hàng có được quyền cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản của khách hàng cho các tổ chức tài chính khác qua mạng Internet hay không. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến không an toàn đối với các giao dịch qua mạng: o Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền Internet o Bất cẩn của các nhân viên ngân hàng khi thực hiện các yêu cầu bảo mật. o Bất cẩn từ chính khách hàng để lộ thông tin trong các giao dịch ngân hàng Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 12
  13. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT o Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hoặc lỗi từ các phần mềm Hiện nay các dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet chủ yếu tiến hành giống như việc chúng ta truy cập và các trang Web thông thường. Việc xác nhận thông tin, bảo mật đều thông qua việc kiểm tra tên truy nhập (user name) và mã số (password). Việc sử dụng phương thức này không những tận dụng được các công nghệ và thiết bị hiện hành, không yêu cầu khách hàng phải sử dụng các thiết bị đặc biệt cho bảo mật mà còn tận dụng được thói quen sử dụng Internet của người dân. Sau khi nhận được tên truy nhập và mã số do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể tự mình đổi mã số theo ý mình để tự quản lý. Tuy vậy việc làm này không an toàn do có thể bị truy cập bất hợp pháp vào đường truyền Internet, hoặc do bất cẩn của khách hàng khi sử dụng các giao dịch. Ngoài ra, việc lưu chuyển thông tin giữa ngân hàng và khách hàng như đăng kí và cấp tên đăng nhập, mã số lại thường chủ yếu diễn ra thông qua việc gửi thư điện tử (E-mail) mà trong khi đó khả năng bị đọc trộm hoặc xâm nhập vào thư điện tử đang là tình trạng rất hay gặp hiện nay. Thông thường, khi đăng kí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại một ngân hàng nhất định, khách hàng thường tiến hành khai báo trực tiếp qua mạng. Tuy nhiên việc xác định thông tin và xác thực khách hàng sẽ tương đối khó khăn do còn thiếu hoặc còn yếu các công cụ chứng thực như chữ kí điện tử hoặc các xác minh điện tử. Việc sửa chữa, thay đổi hay cung cấp lại đều được các ngân hàng tiến hành qua mạng và gần như miễn phí nên khách hàng có thể liên tục đổi tên truy nhập và mã số. Chính vì thế mà nguy cơ bị lộ hoặc nhầm lẫn mật khẩu dẫn đến khả năng ngân hàng phải gửi lại cho khách là khá cao. Hoạt động ngân hàng điện tử đã tự chứng minh với rất nhiều ưu thế và là một xu thế của tương lai. Tuy nhiên các vấn đề hạn chế liên quan đến hoạt động này cũng khá đa dạng và đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể phát huy được những mặt tích cực mà ngân hàng điện tử mang lại. Tăng cường an ninh và an toàn trong thanh toán điện tử đồng nghĩa với tăng Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 13
  14. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT cường uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng vào loại hình dịch vụ hiện đại này. 1.6. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử 1.6.1. Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng như tại các tổ chức thanh toán. 1.6.2. An toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như Internet Vì đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker do các dịch vụ trên Internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy phải đảm bảo khả dụng nhưng chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật, thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi. 1.6.3. Giấu tên (nặc danh) Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của họ phải được giữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ các thông tin để người bán được thanh toán. Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng. 1.6.4. Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác. Có thể dễ dàng chuyển từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển tiền từ quỹ tiền điện tử về tài khoản của cá nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất. 1.6.5. Tính linh hoạt: Nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán, tiện lợi cho mọi đối tượng. 1.6.6.Tính hợp nhất: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 14
  15. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Để hỗ trợ cho sự tồn tại của các ứng dụng này thì giao diện nên được tạo ra theo sự thống nhất của từng ứng dụng. Khi mua hàng trên bất cứ trang web nào cũng cần có những giao diện với những bước giống nhau. 1.6.7. Tính tin cậy: Hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót không đáng có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại. 1.6.8. Tiện lợi, dễ sử dụng: Nên tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán trên mạng như trong thanh toán truyền thống. 1.7. Rủi ro trong thanh toán điện tử 1.7.1. Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán Sao chụp thiết bị: Trong các hệ thống dựa trên thẻ, phương pháp tấn công là làm giả một thiết bị khác được chấp nhận như thiết bị thật, bao gồm cả chìa khóa giải mã, số dư và các dữ liệu khác trên thẻ. Thẻ giả sẽ có chức năng như thẻ thật nhưng chứa số dư giả mạo.Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mền: Mục tiêu là thay đổi trái phép dữ liệu lưu trữ trên thiết bị của phương tiện thanh toán điện tử. Lấy trộm thiết bị: Một phương pháp tấn công đơn giản là lấy trộm thiết bị của người tiêu dùng hoặc người bán và sử dụng trái phép số sư trên đó. Giá trị lưu trên thiết bị cũng có thể bị lấy trộm bằng sự tái tạo phi pháp. Không ghi lại giao dịch: Một người sử dụng có thể cố tình không ghi lại giao dịch, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dẫn tới thất thoát cho người bán cũng như nhà phát hành sản phẩm tiền điện tử. Sự cố hoạt động: các phương tiện thanh toán điện tử có thể bị sự cố ngẫu nhiên hoặc bị mất các dữ liệu lưu trên thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt động, như chức năng kế toán hoặc chức năng bảo mật, hoặc lỗi trong quá trình truyền tải, xử lý thông tin. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 15
  16. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 1.7.2. Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong thương mại điện tử: Ngoài những rủi ro mất an toàn như phần trên, người tiêu dùng có thể gặp những loại rủi ro khác như: chi tiết giao dịch được ghi nhận lại không đầy đủ để có thể giúp giải quyết khi có tranh chấp hoặc sai sót; rủi ro nếu nhà phát hành tiền điện tử lâm vào tình trạng phỏ sản hoặc mất khả năng chi trả. Họ cũng có thể gặp rủi ro khi không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có đủ tiền để thực hiện việc thanh toán, ví dụ khi thẻ tín dụng hết hạn hiệu lực, gặp trục trặc khi vận hành thiết bị ngoại vi hoặc thẻ Người sử dụng cũng có thể gặp phải vấn đề khi những thông tin cá nhân liên quan đến các giao dịch thanh toán bị công khai mà không có sự chấp thuận, đặc biệt khi các thông tin này bị sử dụng cho các mục đích xấu. 1.7.3. Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử: Nhà phát hành cũng có thể phải chịu các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, bồi thường tiền điện tử giả mạo khi nó được người bán hoặc khách hàng chấp nhận. - Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp Lợi dụng sự chưa hoàn hảo trong các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thẻ thanh toán có thể bị đánh cắp và sử dụng bất hợp pháp. - Thẻ mất cắp, thất lạc Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất. - Thẻ giả Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các Ngân hàng mà chủ yếu là Ngân hàng phát hành vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, Ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 16
  17. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của Ngân hàng phát hành Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng phát hành. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 17
  18. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1. THANH TOÁN BẰNG THẺ TÍN DỤNG (CREDIT CARD) 2.1.1. Khái niệm: Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ dùng trước, trả sau. Với thẻ tín dụng, chủ thẻ được thoải mái chi tiêu hoặc rút tiền trong một hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp và chỉ phải thanh toán cho ngân hàng khi nhận được sao kê vào cuối kỳ. Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó (1 tháng, 45 ngày hay hơn). Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo hạn. Nếu quá hạn mức tín dụng chưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi suất cao. Nói cách khác là bạn mượn tiền của ngân hàng để chi dùng trước, và hoàn trả ngân hàng sau, trong trường hợp bạn chậm hoàn trả theo thời hạn qui định thì ngân hàng sẽ tính lãi. Do tính chất đó, thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay không phải là loại thẻ dành cho số đông người dùng. Khi mở thẻ này, chủ thẻ cần phải tín chấp, thế chấp, hoặc ký quĩ với ngân hàng. 2.1.2. Quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng Bạn trình thẻ của mình cho người thu tiền, họ sẽ quét nó thông qua một máy đọc/thiết bị thẻ tín dụng. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 18
  19. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Máy đọc/thiết bị thẻ tín dụng sẽ đọc phần sọc từ ở mặt sau của thẻ và gửi thông tin khóa (ví dụ số thẻ tín dụng của bạn, giới hạn tín dụng, ngày hết hạn,v.v ) đến ngân hàng của cửa hàng (ví dụ ngân hàng của người bán). Bên ngân hàng của người bán nhận thông tin và kiểm tra giao dịch này hợp lệ. Sau đó ngân hàng của người bán gửi thông tin đơn hàng đến công ty tín dụng liên quan (ví dụ Visa, MasterCard hay American Express). Kế tiếp, công ty thẻ tín dụng liên lạc ngân hàng của bạn và xác nhận rằng thẻ tín dụng của bạn hợp lệ. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 19
  20. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tùy theo sự xác nhận từ phía ngân hàng, công ty thẻ tín dụng sau đó sẽ chuyển thông điệp đến ngân hàng của người bán, họ sẽ phê duyệt giao dịch của bạn. Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trên Internet cũng diễn ra theo quy trình tương tự. Trong thực tế, việc xử lí thẻ tín dụng trực tuyến có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau: Thứ 1: Gửi số thẻ tín dụng và các thông tin liên quan trên Internet dưới dạng “thô” ( không mã hóa)  Toàn bộ các thông tin liên lạc đến giao dịch đều được truyền phát trên Internet dưới dạng ngôn ngữ liên kết siêu văn bản (HTML), không mã hóa  Độ an toàn và tính bảo mật thấp. Thứ 2: Mã hóa toàn bộ các thông tin chi tiết và thẻ tín dụng trước lúc gửi chúng đi khi thực hiện bất cứ giao dịch nào trên mạng  Để đề phòng sự gian lận có thể xảy ra từ phía người bán các thông tin liên quan đến thanh toán và thẻ tín dụng sẽ được gửi tới một bên tin cậy thứ 3 để ủy quyền. Bên tin cậy thứ ba sẽ giải mã các thông tin được ủy quyền để đảm bảo tính xác thực của giao dịch. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 20
  21. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.2. CHUYỂN KHOẢN ĐIỆN TỬ VÀ THẺ GHI NỢ ( THẺ TRẢ PHÍ TRƯỚC ) 2.2.1. Chuyển khoản điện tử EFT trên Internet Hệ thống EFT được thiết kế để chuyển khoản tiền cụ thể từ tài khoản này sang tài khoản khác.Người sử dụng có thể sử dụng 3 hình thức: máy giao dịch tự động ATM, máy tính cá nhân và điện thoại. 2.2.1.1. Máy giao dịch tự động ATM: Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ. 2.2.1.2. Máy tính cá nhân: sử dụng dịch vụ Internet Banking Internet Banking là dịch vụ Ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet. Internet Banking cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần đến Ngân hàng. Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có kết nối Internet và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn. Tính năng: Quản lí tài khoản ( tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, ), Quản lí tài chính ( chuyển khoản theo lô, nạp tiền, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản liên ngân hàng ) Lợi ích: sử dụng dịch vụ mọi nơi 24/7, không mất thời gian đến phòng giao dịch, mọi giao dịch được thực hiện tức thì và hệ thống bảo mật luôn được kiểm tra,nâng cấp. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 21
  22. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.2.1.3. Điện thoại: Mobile Banking , SMS Banking,Sim Toolkit  Mobile Banking: - Là dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Sử dụng Mobile Banking, Quý khách không cần phải đến Ngân hàng mà vẫn có thể tiếp cận mọi dịch vụ bất cứ khi nào và ở đâu. - Khi thực hiện các giao dịch trên Mobile Banking, khách hàng cần kết nối với Internet thông qua 3G, Wi-Fi hoặc GPRS. - Dịch vụ Mobile Banking gồm 3 sản phẩm:  Mobile App: Dịch vụ ngân hàng qua ứng dụng cài trên điện thoại di động chạy hệ điều hành iOS (Iphone) và Android, cho phép khách hàng Quản lý tài khoản, Chuyển khoản, Thanh toán hóa đơn, Kích hoạt thẻ, Nạp tiền  Mobile Web: Dịch vụ ngân hàng qua trình duyệt Internet trên điện thoại di động. Không yêu cầu dòng máy hay hệ điều hành chỉ cần điện thoại có hỗ trợ kết nối Internet là Quý khách hàng đã có trong tay Ngân hàng điện tử thu nhỏ qua Mobile Web. Mobile Web cho phép người dùng sử dụng đầy đủ các tính năng như Internet Banking nhưng thao tác lại đơn giản – dễ dàng; giao diện thân thiện – chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí.Trên thị trường hiện nay có 1 số ngân hàng đã cung cấp dịch vụ Mobile Banking như: Sacombank, Maritimebank, TienphongBank  Sim Toolkit: là ứng dụng dịch vụ ngân hàng di động được tích hợp trên SIM điện thoại di động. Bộ công cụ ứng dụng SIM bao gồm một tập các lệnh được lập trình trong thẻ SIM trong đó xác định như thế nào SIM nên tương tác trực tiếp với thế giới bên ngoài và bắt đầu các lệnh độc lập với các thiết bị cầm tay và mạng. Điều này cho phép SIM để xây dựng một cuộc trao đổi tương tác giữa một ứng dụng mạng và người dùng cuối và truy cập, hoặc kiểm soát truy cập, mạng. Các SIM cũng cung cấp cho các lệnh để thiết bị cầm tay như hiển thị các menu và / hoặc yêu cầu người dùng nhập vào. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 22
  23. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Bảng so sánh các công nghệ trong Mobile Banking Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm Sim • Khách hàng không cần • Khách hàng phải đổi SIM nếu muốn sử dụng dịch ToolKit cài đặt, chỉ cần lắp SIM vụ và mỗi lần muốn cập nhật dịch vụ và kích hoạt dịch vụ. (ứng • Ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào việc hợp tác dụngdịch vụ • Độ bảo mật tương đối triển khai với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di ngân hàng cao động (Telco) về mọi mặt. di động • Tương thích với mọi • Ngân hàng không có thương hiệu riêng trong dịch được tích dòng điện thoại (điện vụ này khi hợp tác với Telco hợp trên thoại thường và SIM điện • Về việc phát triển/cập nhật chương trình, ngân smartphone) thoại di hàng phải phụ thuộc hoàn toàn vào Telco và đối tác động) phát triển SimToolKit • Người dùng dễ cài đặt • Nếu tự triển khai, ngân hàng phải đầu tư chi phí và sử dụng lớn và mất nhiều thời gian triển khai Mobile • Độ bảo mật cao • Không tương thích với các dòng điện thoại không Application hỗ trợ Java, wifi hoặc 3G • Tính năng dịch vụ đa (ứng dụng dạng dịch vụ ngân hàng • Chương trình được phát di động triển, cập nhật tự động, dễ được cài đặt dàng. Giao diện sử dụng trên điện đẹp, thân thiện với người thoại di dùng động) • Dễ dàng triển khai quảng bá các chương Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 23
  24. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT trình marketing của ngân hàng trên ứng dụng di động • Nhận diện thương hiệu cao, biểu tượng logo (icon) luôn hiển thị trên điện thoại di động của khách hàng. • Ngân hàng sở hữu thương hiệu riêng với ứng dụng này. • Chi phí đầu tư phát triển • Chỉ sử dụng được với các dòng smartphone cho Mobile dịch vụ thấp phép truy cập Internet qua wifi, 3G Web • Ngân hàng có thể triển • Khách hàng khó thao tác hơn do giao diện (dịch vụ khai dịch vụ nhanh chóng web không thân thiện với người dùng như Mobile ngân hàng Application • Không phải cập nhật với di động các dòng smartphone mới • Không phải trình duyệt nào trên các dòng được truy smartphone cũng truy cập được do trang Internet cập qua banking của ngân hàng chỉ hỗ trợ một số trình duyệt trình duyệt nhất định. Internet) • Hạn chế trong việc nhận diện thương hiệu  SMS Banking: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 24
  25. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT - Là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại, cho phép người dùng thực hiện giao dịch tài chính, tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua điện thoại di động của mình. - Dịch vụ SMS Banking đã được các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, Viettel và các ngân hàng như SCB, TRUSTBank, Vietcombank cung cấp cho khách hàng của mình. - SMS Banking bao gồm các tiện ích sau: o Chuyển khoản giữa các tài khoản thẻ ATM trong ngân hàng qua tin nhắn SMS. o Chuyển khoản liên ngân hàng từ tài khoản thẻ ATM đến tài khoản thẻ của 19 ngân hàng qua tin nhắn SMS. o Thanh toán hóa đơn: Chuyển khoản từ tài khoản thẻ ATM để thanh toán hóa đơn cho các nhà cung cấp dịch vụ. o Nhận tiền kiều hối qua Western Union vào tài khoản thẻ ATM hoặc tài khoản thanh toán CA qua tin nhắn SMS mà không cần phải tới quầy giao dịch. o Thông báo qua tin nhắn SMS khi có biến động số dư trên tài khoản của khách hàng; o Thông báo qua tin nhắn SMS khi đến hạn trả nợ khoản vay thông thường, vay qua thẻ tín dụng,.v.v. o Thông báo qua tin Ngân hàng có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tri ân khách hàng.v.v o Vấn tin số dư TK; Vấn tin lịch sử giao dịch, Tra cứu thông tin như lãi suất, tỷ giá, địa điểm đặt máy ATM 2.2.2. Thẻ ghi nợ (Debit Card) 2.2.2.1. Khái niệm Thẻ ghi nợ còn gọi là thẻ séc, là thẻ cho phép thực hiện EFT. Loại thẻ này có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 25
  26. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0, tuy có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu trong tài khoản. Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản 2.2.2.2. Phân loại a. Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0, tuy có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu trong tài khoản. Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản.Thẻ ghi nợ nội địa chỉ chấp nhận giao dịch trong nước. b. Thẻ ghi nợ quốc tế: Là thẻ ghi nợ hay thẻ trả trước quốc tế (Debit/ Prepaid Card) là sản phẩm thẻ thanh toán toàn cầu do các ngân hàng liên minh với các tổ chức thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard phát hành. Nó có những tính năng, cách sử dụng và hình thức y hệt như 1 thẻ tín dụng. Điều khác biệt mấu chốt giữa thẻ ghi nợ/ trả trước và thẻ tín dụng đó là: trong khi thẻ tín dụng cho phép người dùng chi xài tiền trước rồi sau đó mới hoàn trả ngân hàng vào cuối kỳ, thì người dùng thẻ ghi nợ phải nộp tiền vào thẻ trước khi sử dụng và chỉ được chi tiêu tối đa số tiền có trong thẻ. Nói cách khác, chủ thẻ chi dùng trên số dư thực tế của thẻ. Chính sự khác biệt này khiến cho thẻ ghi nợ được ưa thích hơn và phù hợp với nhu cầu của số đông người dùng bởi Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 26
  27. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT đặc điểm dễ dàng quản lí chi tiêu, tránh được rủi ro vay nợ tín dụng cũng như giảm thiểu thiệt hại trong những trường hợp bị đánh cắp thông tin thẻ. 2.2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm a. Ưu điểm  Được chấp nhận ở nhiều nơi như các cửa hàng tạp hóa, trạm xăng, nhà hàng khách sạn  Đăng kí sử dụng thẻ ghi nợ dễ dàng hơn so với đăng kí thẻ tín dụng.  Ở nhiều nơi trên thế giới, người bán sẵn sàng chấp nhận thẻ ghi nợ hơn là séc  Sử dụng thẻ ghi nợ thay cho việc viết séc sẽ giúp bảo mật thông tin cá nhân. b. Nhược điểm  Mức độ bảo mật thấp hơn thẻ tín dụng.  Nếu khách hàng trả lại hàng hóa hoặc hủy dịch vụ sẽ bị xử lí như trả bằng tiền mặt hoặc séc. 2.2.2.4. Sự khác nhau của 2 loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Xài tiền trước rồi hoàn trả ngân hàng Phải nộp tiền vào thẻ trước khi sử dung cuối kỳ Chi tiêu tối đa số tiền trong thẻ, tránh rủi Nếu chậm hoàn trả sẽ bị tính lãi ro vay nợ Khó quản lí chi tiêu Dễ quản lí chi tiêu Tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau lần mua Bị trừ trực tiếp hoặc rút tiền Ví dụ: Hình thức thanh toán ở trang web - Visa, Mastercard - Internet Banking Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 27
  28. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT - Chuyển khoản - Trả bằng tiền mặt 2.3. VÍ TIỀN SỐ HÓA 2.3.1. Khái niệm Ví tiền số hóa (digital Wallet) hay còn gọi là ví tiền điện tử (Electronic Wallet) là một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử. Bạn thường xuyên lướt web và thấy cụm từ “ví tiền điện tử” xuất hiện nhiều trên các trang báo mạng hay đặc biệt là các trang mua bán trực tuyến nhưng lại chưa hiểu nó là cái gì và nó để làm gì? Ví tiền điện tử là một tài khoản điện tử.Nếu có tiền điện tử thì phải có cái đựng nó và giống như ví đựng tiền thật của bạn ngoài đời, đó là Ví tiền điện tử. Vì thế Ví tiền điện tử và Tiền điện tử gắn liền với nhau như một. Nó giống như "ví tiền" của bạn trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc ví tiền truyền thống trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Ví tiền điện tử được cung cấp bởi các doanh nghiệp thương mại điện tử (e- commerce business) mà chúng ta hiểu đơn giản là các ngân hàng thanh toán trực tuyến. - Như vậy, về cấu trúc Ví tiền điện tử và Ví tiền truyền thống giống hệt nhau: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 28
  29. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Nguyên tắc hoạt So sánh Giao dịch mua/bán Độ đảm bảo động Tiền thật/Ví thật/Ngân Trực tiếp (hạn chế) 99% Lãi suất cho vay hàng thật Tiền điện tử/Ví tiền điện Trên mạng 95% Phí dịch vụ tử/NH trực tuyến Như vậy các doanh nghiệp thương mại điện tử (Ngân hàng điện tử – NHDT) hoạt động dựa trên Phí dịch vụ, còn các ngân hàng thật dựa chủ yếu vào lãi suất cho vay. Độ đảm bảo khi sử dụng NHDT không đạt đến 99%, do còn những rủi ro khi giao dịch trực tuyến, hacker độ rủi ro phụ thuộc vào kiến thức khi sử dụng internet hay am hiểu về NHDT bạn đang sử dụng. Ví dụ: Bạn có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả các hoá đơn ADSL Hay khi online và gặp 1 món hàng mà bạn thích, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán đã nhận được tiền và sẵn sàng giao hàng cho bạn. 2.3.2. Các chức năng chính của ví tiền số hóa  Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các loại chứng nhận số hóa hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác ;  Lưu trữ và chuyển giá trị ;  Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại điện tử Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 29
  30. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.3.3. Vai trò của ví tiền số hóa Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội. o Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán. o Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến. o Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng. o Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý. o Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát 2.3.4. Các loại ví điện tử phổ biến hiện nay: Ví điện tử trong nước Ví điện tử quốc tế Ngân lượng PayPal Bảo kim AlertPay VnMart Moneybookers (Ví điện tử đc các trang Payoo casino và cá độ online dùng nhiều) MobiVi WebMoney MoMo Liqpay VinaPay Liberty Reserve Netcash Perfect Money Smartlink M_Service Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 30
  31. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 2.3.5. Ví dụ: PayPal - ví điện tử phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất thế giới hiện nay: Paypal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Đây là dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền. Paypal thu phí thông qua thực hiện việc xử lý thanh toán cho các hãng hoạt động trực tuyến, các trang đấu giá, và các khách hàng doanh nghiệp khác. Vào tháng 10 năm 2002, eBay đã mua lại toàn bộ Paypal. Trụ sở chính của Paypal hiện đặt tại khu các công ty con của eBay trong toà nhà North First Street, thung lũng Sillicon, San Jose, California. Paypal cũng có các hoạt động quan trọng tại Omaha, Nebraska; Dublin, Ireland; và Berlin, Đức. Mọi khách hàng muốn lập tài khoản Paypal đều phải trên 18 tuổi có thẻ ghi nợ (debit card)/thẻ tín dụng (credit card) (thẻ dùng để xác nhận tài khoản PayPal và chi trả cho việc thanh toán online), một tài khoản ngân hàng (dùng để rút tiền về Việt Nam) và một địa chỉ e-mail. Thẻ và tài khoản ngân hàng không bắt buộc khi đăng kí nhưng để sử dụng PayPal lâu dài tốt nhất bạn nên ra ngân hàng để mở thẻ và mở tài khoản. Sử dụng PayPal đơn giản hơn và bảo mật hơn rất nhiều, ngoài ra còn có các lý do sau: Cực kỳ bảo mật. Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán. Thanh toán qua Paypal rất nhanh chóng, an toàn và tiện lợi Một khi sử dụng PayPal để thanh toán, bạn sẽ không phải nhập số thẻ thanh toán (Visa, Master ) của mình mỗi khi cần (do đã add sẵn vào tài khoản PayPal). Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 31
  32. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Một điểm khác biệt khá lớn của PayPal với các cổng thanh toán trực tuyến khác là sự uyển chuyển trong việc quản lý tiền cho khách hàng. Đó là chức năng chanrgebank, khách hàng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác. Tuy nhiên thủ tục chargebank có rất nhiều rắc rồi mà bạn cần phải chứng minh, nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tiền. Dù vậy, cũng chính vì tính năng này mà người dùng PayPal hoàn toàn có thể không lo lắng bị lừa đảo. Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt. Đăng kí PayPal hoàn toàn miễn phí, chỉ khi xác nhận tài khoản (Verify) bạn sẽ mất 1.95 USD trong thẻ VISA, nhưng sau đó cũng được trả lại trong tài khoản PayPal. 2.4. TIỀN MẶT SỐ HÓA 2.4.1. Khái niệm Tiền mặt số hóa (digital cash, còn gọi là tiền mặt điện tử E.Cash) là một trong những hình thức thanh toán đầu tiên được sử dụng trong thương mại điện tử; thường được lưu trữ trên một thẻ thông minh hoặc trong phần mềm; đại diện, tổ chức và trao đổi dưới dạng điện tử, và được sử dụng cho các giao dịch qua Internet. Hay gọi cách khác: Tiền mặt số hóa (digital cash hay còn được gọi là e-cash) là một hệ thống cho phép người sử dụng cho có thể thanh toán khi mua hàng hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này tới máy tính khác. Tuy nhiên, sử dụng thuật ngữ ‘’tiền mặt số hóa ‘’ để đặt tên cho hình thức thanh toán này chưa hoàn toàn chính xác. Theo cách hiểu truyền thống , tiền mặt phải là một loại tiền tệ chính thức, được phát hành bởi một tổ chức do Nhà nước ủy quyền; có thể dùng để trao đổi trực tiếp với các dạng giá trị (như các loại hàng hóa và dịch vụ) và quá trình giao dịch không qua bất cứ bên thứ ba trung gian nào. Khi khả năng chuyển đổi sang các dạng giá trị khác của những phương tiện thanh toán Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 32
  33. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT truyền thống có nhiều hạn chế, người ta đã và đang sử dụng rộng rãi các hình thức tiền mặt số hóa để lưu trữ và chuyển đổi giá trị. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "tờ" tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó. 2.4.2. Cách sử dụng tiền mặt số hóa: E.Cash được sử dụng trên Internet, email, hoặc máy tính cá nhân, trong các hình thức thanh toán bảo đảm và hầu như bảo mật thông tin cho người sử dụng. Nó được hỗ trợ bởi tiền thật từ các ngân hàng thực sự. Cách E.Cash hoạt động là tương tự như chuyển tiền điện tử được thực hiện giữa các ngân hàng. Người sử dụng đầu tiên phải có một chương trình phần mềm E.Cash và một tài khoản ngân hàng E.Cash từ đó E.Cash có thể nhận hoặc gửi. Người sử dụng rút E.Cash từ tài khoản vào máy tính của mình và để trong Internet mà không bị truy tìm hoặc lộ thông tin cá nhân cho các bên khác có liên quan đến quá trình này. Người nhận của E.Cash gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của họ như với gửi tiền mặt "thực sự". Ngoài việc mua hàng trên Internet, E.Cash cũng được sử dụng trong các trang web giải trí - trên "bàn cờ bạc" trong sòng bạc Internet như PAF Casinovà Internet Casino. E.Cash cho phép việc trao đổi tiền được tiến hành như trong sòng bạc thực sự. 2.4.3. Khả năng ứng dụng kinh doanh vào thương mại điện tử: Mặc dù có hơn 25.000 công ty kinh doanh trên Internet, người tiêu dùng vẫn không thấy tự tin vì đã giao dịch thực hiện qua Internet. Điều này chủ yếu là do thiếu một hệ thống thanh toán an toàn có sẵn. Với thẻ tín dụng, người tiêu dùng phải cung cấp đầy đủ thông tin của họ nhưng với E.Cash, người tiêu dùng sẽ được thoải mái hơn với các giao dịch qua Internet vì nó là một giao dịch kín, trong khi với thẻ tín dụng, tin tặc có thể có được thông tin của chủ thẻ và gian lận. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 33
  34. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Với sự xuất hiện của E.Cash, sự cần thiết của các ngân hàng thương mại tham gia vào ngân hàng điện tử là để các loại tiền tệ điện tử trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một cái nhìn hoài nghi về việc an toàn khi giao dịch tiền tệ được thực hiện qua Internet vì nó dễ dàng bị truy cập. Do đó việc tăng và thúc đẩy lãi suất ngân hàng thương mại trên Internet và tiến hành kinh doanh trên Internet là cần thiết để tiếp tục phát triển E.Cash và thương mại trên mạng Internet, cũng như cải thiện mật mã và tính năng bảo mật của hệ thống. Việc sử dụng một hệ thống giao dịch vô danh, tại thời điểm này nó vẫn đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý và các nguy cơ bảo mật có thể. Làm thế nào E.Cash xác định được bao nhiêu tiền trong nền kinh tế đang lưu hành trong E.Cash trong khi Internet là cả một khu vực rộng lớn khắp thế giới. Hơn nữa, với các công ty kinh doanh Internet, làm thế nào các loại thuế được áp dụng cho họ khi họ tiến hành kinh doanh trên toàn thế giới? Ngoài ra, có những vấn đề của hoạt động tội phạm có thể có vì trong hệ thống bọn tội phạm để chi tiêu tiền bạc bất hợp pháp dễ dàng hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, yêu cầu đối với các hệ thống thanh toán điện tử ngày càng cao, một số hệ thống thanh toán tiền mặt số hóa đầu tiên như DigiCash, First Virtual . Bộc lộ nhiều nhược điểm như sự kém tiện lợi, khả năng giao dịch hạn chế, quá trình giao dịch quá phức tạp đối với cả người mua và người bán và vì vậy phải sớm ngừng hoạt động. Thay vào đó , nhiều hệ thống thanh toán ngang hàng ( peer –to-peer hay P2P) như hệ thống PayDirect của Yahoo, hệ thống Quick Cash của AOL, MoneyZap của Western Union, C2it của Citybank đã xuất hiện cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến hoặc chuyển những khoản tiền nhỏ trên internet. Điển hình là hệ thống thanh toán PayPal. Mặt hạn chế của hệ thống thanh toán PayPal và các hệ thống thanh toán trực tuyến hiện nay đó là các hệ thống này phải thực hiện thông qua trung gian và địa chỉ Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 34
  35. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT điện tử cụ thể. Song dù vậy, hệ thống thanh toán PayPal và các hệ thống thanh toán ngang hàng (P2P) nêu trên đang là những hình thức thanh toán phổ biến đáp ứng được yêu cầu thanh toán của các giao dịch giá trị nhỏ trên Internet hiện nay. 2.4.4. Ưu điểm và khuyết điểm Ưu điểm Khuyết điểm . Hiệu quả, chi phí thấp . Thất thu thuế !!!(vì giống như tiền mặt) . Chuyển tiền vào ngân hàng với . Giảm chi phí giao dịch hình thức rửa tiền . Dễ bị giả mạo . Sử dụng dễ dàng, không cần phải thực hiện các thao tác chứng thực 2.4.5. Ví dụ: Vcash Vcash, giải pháp của công ty VinaPay, được xem như một công cụ trung gian có giá trị quy đổi 1-1 với đơn vị tiền tệ đồng Việt Nam, sử dụng để thanh toán trực tuyến giữa các cá nhân có tài khoản V-cash, và giữa cá nhân với các DN có kết nối với VinaPay hoặc có tài khoản Vcash. Chỉ cần 2-3 phút thao tác mở tài khoản (miễn phí) trên trang web www.Vcash.com.vn, người dùng có thể tiến hành thanh toán trực tuyến qua ĐTDĐ hoặc Internet mà không cần có tài khoản NH hay thẻ tín dụng mà chỉ cần nạp tiền vào tài khoản Vcash. Ngoài ra, người dùng có thể chuyển Vcash cho các tài khoản khác qua ĐTDĐ và Internet hay dùng Vcash để qui đổi ra các mã thẻ trả trước khác (ứng dụng chương trình MrTopUp, chọn chức năng chuyển khoản, bấm số TK Vcash (số ĐTDD của người nhận). Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 35
  36. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Đối với doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, sau khi mở tài khoản qua www.Vcash.com.vn, chỉ cần thêm biểu tượng “Thanh toán ngay bằng Vcash” vào trang web của mình, đồng thời hướng dẫn khách hàng sử dụng Vcash để thanh toán. Với những đơn vị có tích hợp thêm 1 số chức năng với VinaPay, người mua hàng còn có thể kiểm tra lại chi tiết hóa đơn trước khi thanh toán. Hệ thống thanh toán V.cash được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Net-1, công ty Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ bảo mật cho giao dịch điện tử. Hệ thống thanh toán này ứng dụng công nghệ ngăn chặn truy cập trái phép còn quy định về hạn mức giao dịch trong ngày nhằm giảm thiểu trường hợp khách hàng sơ suất, đồng thời cung cấp mật khẩu sử dụng một lần để tối ưu hóa việc bảo mật cho người sử dụng. Các dịch vụ VinaPay Đối với người dùng cá nhân: - Transfer: chuyển khoản qua ĐTDĐ và Internet giữa các cá nhân với nhau. Chỉ cần người nhận và người chuyển đều mở tài khoản V-cash - Payment: Thanh toán hóa đơn mua hàng tại các trang web bán hàng trực tuyến hoặc thanh toán phí dịch vụ online với các trang web có kết nối thanh toán V-cash - Shopping: Mua các loại hàng hóa có sẵn tại VinaPay như mã thẻ điện thoại di động/quốc tế, game online Đối với DN, VinaPay cung cấp các giải pháp thanh toán trực tuyến và dịch vụ liên quan đến bảo mât giao dịch (ví dụ: OTP - mật khẩu một lần). 2.5. CÁC HỆ THỐNG LƯU GIỮ GIÁ TRỊ TRỰC TUYẾN VÀ THẺ THÔNG MINH 2.5.1. Hệ thống lưu trữ giá trị trực tuyến: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 36
  37. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Cho phép khách hàng trực tiếp và trực tuyến với người bán hàng và cá nhân khác trên cơ sở giá trị được lưu trữ trên các tài khoản trực tuyến ( tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản thẻ hay tài khoản ngân hàng của khách hàng ). 2.5.2. Thẻ thông minh( Smart card) Công nghệ thẻ từ đã được cải tiến mạnh trong nhiều năm qua để tăng cường khả năng chống lại các hoạt động tội phạm thẻ. Mặc dù vậy, công nghệ này đã phát triển đến đỉnh điểm rất khó có một phương pháp mới chống gian lận hữu hiệu có thể được áp dụng cho chúng nữa. Điều này đã khiến các tổ chức thẻ phải nghiên cứu công nghệ mới dành cho thẻ trong thế kỷ 21. 2.5.2.1. Khái niệm Là một dạng của hệ thống lưu trữ giá trị .Biểu hiện là tấm thẻ nhựa có kích thước giống thẻ tín dụng trên đó có gắn một vi mạch điện tử (microchip), hoạt động nhờ bộ vi xử lí với một thiết bị vào ra đặc trưng, bộ nhớ RAM và ROM.Dung lượng thông tin lưu trữ trên thẻ nhiều gấp 100 lần so với lượng thông tin trên thẻ tín dụng bao gồm: hồ sơ sức khỏe cá nhân, các thông tin về cá nhân, tổ chức, hồ sơ công tác, bằng lái xe Tuy nhiên loại thẻ này chỉ phổ biến ở một số quốc gia phát triển. 2.5.2.2. Cấu trúc của thẻ thông minh: - Thiết bị đọc thẻ: Kích hoạt và đọc các nội dung chứa trong chip trên thẻ thông minh - Hệ điều hành thẻ: Một hệ thống gồm các thiết bị phần mềm nhằm quản lí các tệp tin điều khiển, bảo mật quản lí xuất, nhập thông tin, thực thi các câu lệnh, cung cấp chương trình ứng dụng thẻ. 2.5.2.3. Phân loại thẻ thông minh: Có 2 cách phân loại Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 37
  38. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT a. Theo công nghệ chip: Có 2 loại  Thẻ nhớ - Thẻ nhớ là thẻ thông minh sớm nhất được sản xuất theo số lượng lớn . Thẻ nhớ chưa thực sự là thẻ thông minh vì chúng không có vi xử lý. Chúng được nhúng trong chip nhớ hoặc chip kết hợp với bộ nhớ nhưng không lập trình được. Do thẻ nhớ không có CPU, nên việc xử lý dữ liệu được thực hiện bởi một số mạch đơn giản, có khả năng thực hiện một vài lệnh được lập trình trước. Cũng do số chức năng của một mạch là giới hạn, được cố định trước nên không thể lập trình để thay đổi các chức năng đó. Ưu điểm của thẻ nhớ là đòi hỏi công nghệ đơn giản do đó giá thành thấp.Tuy nhiên thẻ nhớ có thể dễ dàng làm giả.  Thẻ vi xử lý Thẻ có khả năng bảo mật cao và khả năng tính toán. Với thẻ vi xử lý, dữ liệu không được phép truy xuất tuỳ ý vào bộ nhớ. Bộ vi xử lý kiểm soát dữ liệu và việc truy nhập bộ nhớ thông qua các điều kiện (mật khẩu, mã hóa ) và các lệnh từ ứng dụng bên ngoài. Nhiều loại thẻ vi xử lý hiện nay được thiết kế hỗ trợ việc mã hóa. Các thẻ đó đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng cần bảo mật dữ liệu. Các chức năng của thẻ chủ yếu bị giới hạn bởi dung lượng bộ nhớ và sức mạnh tính toán CPU trong thẻ. Thẻ vi xử lý được dùng rộng rãi trong kiểm soát truy nhập, ứng dụng ngân hàng, thẻ viễn thông, thẻ khách hàng thường xuyên  Thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc - Thẻ tiếp xúc phải được đưa vào một thiết bị chấp nhận thẻ, chúng liên lạc với thế giới bên ngoài qua giao diện tiếp xúc gồm có 8 điểm như hình vẽ trong phần mô tả phần cứng thẻ thông minh. - Thẻ không tiếp xúc không cần phải đặt trong thiết bị chấp nhận thẻ. Chúng liên lạc qua ăng ten trong thẻ. Năng lượng có thể cung cấp bởi nguồn bên trong Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 38
  39. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT hoặc qua ăng ten. Thẻ không tiếp xúc truyền dữ liệu tới thiết bị chấp nhận thẻ thông qua trường điện từ. b. Theo phương thức đọc dữ liệu thẻ: Có 3 loại  Thẻ tiếp xúc Để đọc và ghi dữ liệu lên thẻ thì thẻ phải được đặt vào thiết bị đầu cuối hay máy đọc thẻ liên lạc qua giao diện tiếp xúc 8 điểm. Loại thẻ này được các tổ chức tài chính và các cơ quan truyền thông chọn lựa để sử dụng phổ biến vì các ưu điểm về giá cả, về các chuẩn và độ bảo mật.  Thẻ không tiếp xúc Việc đọc/ghi dữ liệu thẻ không cần phải có một tiếp xúc vật lý. Thẻ có thể được đặt cách máy đọc thẻ vài chục centimet. Thẻ không tiếp xúc truyền dữ liệu tới thiết bị chấp nhận thẻ thông qua trường điện từ Tốc độ xử lý của thẻ không tiếp xúc là cao hơn so với các thẻ tiếp xúc. Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như các hệ thống quá cảnh, trên các phương tiện giao thông công cộng. Thẻ không tiếp xúc đắt hơn nhưng lại không an toàn bằng thẻ tiếp xúc.  Thẻ lưỡng tính Kết hợp các đặc điểm của thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc. Dữ liệu được truyền hoặc bằng cách tiếp xúc, hoặc không tiếp xúc. Thẻ lưỡng tính đắt hơn rất nhiều so với 2 loại trên. 2.5.2.4.Ứng dụng thẻ thông minh Phạm vi ứng dụng của thẻ thông minh đã được mở rộng ra nhiều ngành bao gồm tài chính, viễn thông, các chương trình chính phủ, bảo mật thông tin, bảo mật truy cập vật lý, giao thông, hệ thống bán lẻ (trong thẻ dịch vụ khách hàng Gold Card của VN Airlines), thẻ y tế và phúc lợi xã hội ở một số nước phát triển. 2.5.2.5. Một số ví dụ về thẻ thông minh: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 39
  40. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT - Visa Cash : là một thẻ trả trước dùng để thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ. Card gắn vi mạch này có thể sử dụng trong giao dịch thông thường hoặc giao dịch trực tuyến. Khi thanh toán chi phí mua hàng sẽ được trừ vào giá trị tiền còn trên thẻ. Thẻ này chỉ sử dụng được với những điểm chấp nhận thanh toán có logo Visa Cash hoặc bộ đọc thẻ nhớ Visa cash kết nối với máy tính. - Mondex: là thẻ gắn bộ vi xử lý của MasterCard có chức năng tương tự như Visa cash. Thẻ có thể sử dụng thanh toán ở bất cứ nơi nào có biểu tượng Mondex. Hơn nữa sử dụng thẻ Mondex có thể chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác và thẻ này có thể lưu tài khoản tiền của 5 loại tiền khác nhau. 2.5.2.6. Ưu điểm và nhược điểm -Ưu điểm Thẻ thông minh cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngoài ra, nếu bảo quản tốt thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao (các nhà cung cấp cho biết thẻ có thể được đọc và ghi lại tới 10.000 lần trước khi bị hỏng). Thẻ thông minh cho phép thực hiện các giao dịch kinh doanh một cách hiệu quả theo một cách chuẩn mực, linh hoạt và an ninh mà trong đó con người ít phải can thiệp vào. Thẻ thông minh giúp chúng ta thực hiện việc kiểm tra và xác nhận chặt chẽ mà không phải dùng thêm các công cụ khác như mật khẩu khách hàng không phải cung cấp thông tin cá nhân như các hình thức thanh toán khác. - Nhược điểm: Không thích hợp với giao dịch lớn, phức tạp Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 40
  41. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Một nhược điểm của thẻ thông minh là khả năng hư hỏng. Thẻ nhựa mà chip đặt trên nó là khá dẻo, dễ uốn, và do đó chip càng lớn thì càng dễ bị gãy. Thẻ thông minh thường được bỏ trong ví, đây là một môi trường khá khắc nghiệt đối với chip điện tử. 2.5.2.7. Nhận xét Châu Âu, khu vực đi tiên phong, công cuộc chuyển dịch sang thẻ thông minh đang diễn ra mạnh mẽ, rủi ro trong thanh toán đã được giảm thiểu. Tại khu vực châu Á cũng là khu vực có tỷ lệ gian lận thẻ cao, các nước trong khu vực đang trong quá trình chuyển đổi sang thẻ thông minh. Các tổ chức thẻ quốc tế như Visa/MasterCard đang thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ SmartCard trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, toàn bộ thẻ dùng trong thanh toán hiện nay là thẻ từ. Hiện tượng gian lận thẻ mới xảy ra ở Việt Nam, nhưng dự báo có thể sẽ tăng cao. Khi các nước khác trong khu vực chuyển dịch sang thẻ thông minh, gian lận thẻ sẽ dồn sang các nước dùng công nghệ thẻ từ. Xuất phát từ thực tế đó, các ngân hàng, tổ chức tài chính của Việt Nam đã nhận thấy công nghệ thẻ thông minh là xu hướng tất yếu của hệ thống thanh toán, giao dịch tự động trong tương lai. 2.6. SÉC ĐIỆN TỬ 2.6.1. Khái niệm Séc điện tử về bản chất là phiên bản điện tử của séc giấy truyền thống nhưng các chức năng của nó được mở rộng để sử dụng như một công cụ thanh toán trong thương mại trực tuyến. Séc điện tử chứa thông tin tương tự như sec thường có thể sử dụng trong mọi trường hợp, có khung pháp lí điều chỉnh tương tự như sec giấy. Về cơ bản quy trình vận hành của séc điện tử cũng giống như séc giấy nhưng thực hiện toàn bộ thông qua phương tiện điện tử. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 41
  42. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Người bán được thường sử dụng trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán séc điện tử và sử dụng phần mềm thanh toán điện tử của trung gian này. Giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ liên ngân hàng (ACH) Các thông tin cung cấp trên sec điện tử: - Số tài khoản của người mua hàng - 9 kí tự để phân biệt ở cuối tấm sec - Loại tài khoản ngân hàng: cá nhân, doanh nghiệp - Tên chủ tài khoản - Số tiền thanh toán 2.6.2. Các cách sử dụng Séc điện tử a. Phương pháp Print and Pay Để sử dụng phương thức này khách hàng phải mua một phần mềm cho phép mình in tấm Séc ra và chuyển đến ngân hàng của mình để nhận tiền. Quá trình xử lí Séc trực tuyến cũng giống như Séc thông thường, khi phát sinh thanh toán sec được chuyển đên ngân hàng à phải được ngân hàng chứng nhận thì sec đó mới có giá trị. Sử dụng tiện ích này giúp khách hàng giảm được nhiều chi phí giao dịch. b. Trung tâm giao dịch Giống như việc áp dụng phương pháp Print &Pay người sử dụng sec phải nhập tất cả các thông tin trên sec vào form tại cửa hàng ảo. Những thông tin đó sẽ được mã hóa và chuyền trực tiếp đên ngân hàng xử lí trong vòng 48 tiếng. Sau đó, toàn bộ số tiền của giao dịch sẽ được chuyển từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán. Kèm theo đó là một “báo có” trực tuyến vào tài khoản người bán và một “báo nợ” được gửi bằng email cho người mua. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 42
  43. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Phương pháp này tất yếu nhanh hơn phương pháp Print & Pay vì tất cả thông tin cần thiết của khách hàng sẽ được cập nhật trực tiếp treenmangj ngay khi giao dịch đang được thực hiện và những tấm sec đó luôn luôn được bảo đảm có giá trị. 2.6.3. Ví dụ về quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.net 1- Người bán nhận được tấm séc đã được xác thực từ người mua và yêu cầu ngân hàng của người mua thanh toán tiền mua hàng. 2- Người bán truyền thông tin về giao dịch đến máy chủ thực hiện thanh toán của Authorize. Net. Authorize kiểm tra giao dịch sau đó đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận giao dịch 3- Nếu chấp nhận giao dịch Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến ngân hàng của mình 4- Ngân hàng của Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến ngân hàng của người mua 5- Ngân hàng của người mua thanh toán tiền hàng cho ngân hàng của Authorize.net thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động 6- Ngân hàng của Authorize.net gửi thông tin đến máy chủ thực hiện thanh toán của Authorize.net 7- Máy chủ thực hiện lệnh chuyển tiền vào tài khoản của người bán 2.6.4. Ưu điểm và nhược điểm a. Ưu điểm Không yêu cầu khách hàng tiết lộ thông tin về tài khoản của mình cho các cá nhân khác trong quá trình giao dịch. Cung cấp cho khách hàng bảng kê chi tiết về các giao dịch thanh toán. Đối với người bán đây là hình thức thanh toán có chi phí thấp hơn nhiều so với thẻ tín dụng Thanh toán séc điện tử nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với thanh toán bằng séc giấy trong thương mại truyền thống, không mất thời gian xử lí giấy tờ. b. Nhược điểm Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 43
  44. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Khi sử dụng phương pháp thanh toán Print & Pay khá phức tạp sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi sec qua thư đến cho người bán. 2.6.5. Nhận xét: Séc điện tử được coi là phù hợp với thực tiễn kinh koanh hiện nay, vừa tận dụng được năng lực của các ngân hàng, vừa giảm thiểu quy trình xử lí phức tạp. Với công nghệ bảo mật cao hiện nay séc điện tử có thể sử dụng cho mọi doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.7. CÁC HỆ THỐNG XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN HÓA ĐƠN (EIPP) 2.7.1. Khái niệm Là hình thức mới của hệ thông thanh toán hóa đơn trực tuyến hàng tháng. Hệ thống này cho phép khách hàng sử dụng các phương tiện điện tử để kiểm tra hóa đơn và thanh toán chúng thông qua chuyển khoản điện tử từ các tài khoản ngân hàng hay tài khoản thẻ tín dụng. 2.7.2. Ví dụ về thanh toán hóa đơn tiền điện của Vban.vn Dịch vụ này giúp khách hàng thanh toán hóa đơn hàng tháng qua tài khoản ngân hàng hoặc qua ví điện tử VnMart , thẻ tín dụng, có thể thanh toán cho 200 chi nhánh điện lực trên toàn quốc. - Quy trình giao dịch 1- Lựa chọn dịch vụ: Điền thông tin cần thiết về dịch vụ cần thanh toán 2- Lựa chọn phương thức thanh toán: Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 44
  45. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Qua ví điện tử VnMart Qua tài khoản ngân hàng, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ATM 3- Xác nhận và thanh toán: Xác nhận thông tin Thanh toán qua VnMart: Nhập mã OTP để xác nhận Thanh toán qua tài khoản ngân hàng: thanh toán tại trang ngân hàng online 4- Giao nhận hàng hóa: Thông tin thanh toán được thông báo về dịch vụ hoặc email của khách hàng 2.7.3. Ưu điểm - Đáp ứng nhu cầu thanh toán hóa đơn điện tử của khách hàng trên internet. Về mặt kinh tế tiết kiệm chi phí, rút ngắn quá trình xử lý thanh toán, tiết kiệm thời - gian, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Hình thức thanh toán này mang lại nhiều cơ hội để xúc tiến quảng cáo sản phẩm, thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên internet Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 45
  46. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Hiện nay, ở Việt Nam những yêu cầu về mặt công nghệ để phát triển các kênh thanh toán trực tuyến không còn nhiều trở ngại. Việc phát triển sẽ chủ yếu tập trung vào việc mở rộng “cộng đồng thực sự” về mua sắm trên Internet cũng như sự hợp tác và tích hợp sâu hơn giữa các bên Ngân hàng, Nhà cung cấp, Cổng thanh toán. Trong đó, vai trò và sự chủ động của các ngân hàng góp phần quan trọng nhất vào sự phát triển này. Kể từ năm 1999 đến nay, các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục triển khai, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán để chuẩn bị cho việc cạnh tranh dịch vụ khi Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế. Một tín hiệu tốt cho nghành thương mại điện tử Việt Nam và những Doanh Nghiệp đang áp dụng thanh toán điện tử để tiếp cận khách hàng khi hãng nghiên cứu thị trường IDC dự đoán năm 2015 thanh toán trực tuyến Việt Nam đạt mức 2 tỷ USD Cũng theo một khảo sát của hãng này, hiện đã có 58% trong tổng số 30 triệu người dùng Internet Việt Nam giao dịch mua hàng nhờ thông tin trên Internet. Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, năm 2008 có tới 88% doanh nghiệp VN cho phép nhận đơn hàng bằng các phương tiện điện tử, 45% doanh nghiệp có website và 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. Những con số này cho thấy nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp chức năng thanh toán điện tử vào website của mình. Các phương tiện và dịch vụ thanh toán đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian qua. Trước hết là lĩnh vực thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng hiện đang trở thành một phương tiện Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 46
  47. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT thanh toán ngày càng được ưa chuộg và có tốc độ tăng trưởng cao. Thêm vào đó, sự đầu tư và cam kết về chất lượng của nhiều ngân hàng sẽ là điểm dựa đáng tin cậy cho các đối tượng khách hàng sử dụng thanh toán online. Tối ưu hóa mọi giao dịch với chiếc thẻ ngân hàng và cú nhấp chuột để tận hưởng cuộc sống một cách đơn giản, tiện lợi và thoải mái nhất. Tại Việt Nam, lượng thẻ phát hành đạt mức trên 16 triệu thẻ, với 41 tổ chức phát hành và khoảng 175 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ chiếm 98,16%, thẻ tín dụng chiếm 1,8%, trên 8.000 ATM và hơn 27.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS). Cùng với việc phát hành thẻ đa tiện ích và đầu tư thêm POS tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, các Ngân hàng thương mại cũng bắt đầu quan tâm đến độ an toàn, bảo mật đối với thẻ thanh toán. Một số Ngân hàng thương mại đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật, an toàn cao như thẻ chíp chuẩn EMV có khả năng tích hợp đa tiện ích, mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch. Các kênh giao dịch trực tuyến như thanh toán qua internet, Mobile, SMS cũng được các Ngân hàng thương mại đầu tư phát triển để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Xu thế chung của Việt Nam hiện nay vẫn là đẩy mạnh việc giao dịch, thanh toán trực tuyến nhằm tạo ra giá trị lớn hơn về thương mại. Theo dự báo, đến năm 2015 tổng sản lượng giao dịch hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam ước tính đạt 6 tỷ USD, trong đó có 2 tỷ USD giao dịch được thanh toán trực tuyến. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số đơn vị không phải tổ chức tín dụng được triển khai thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán Ví điện tử. Theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, trong thời gian thử nghiệm, các Ví điện tử đều phải được định danh và việc nạp, rút tiền mặt phải thực hiện qua các tổ chức cung ứng và dịch vụ thanh toán, và dịch vụ này sẽ đặt dưới giám sát chặt chẽ, có đánh giá của Ngân hàng nhà nước trước khi được triển khai chính thức và mở rộng trên toàn thị trường Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 47
  48. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Việt Nam đã được nhiều “đại gia” về thanh toán điện tử thế giới để mắt tới, trong đó có PayPal. Ông Elias Ghanem, Tổng Giám đốc PayPal khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, cho biết hãng này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến ra thị trường thế giới thông qua việc tiếp cận khách hàng toàn cầu với 250 triệu tài khoản đang hoạt động của hãng này. PayPal hiện đang kết hợp chặt chẽ với cổng thanh toán điện tử nội địa NgânLượng.vn để tiếp cận cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ Thứ nhất: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ: Theo khảo sát của Sở Công Thương TP HCM trên 9.000 Doanh Nghiệp và 2.000 hộ dân cư cho thấy: chỉ có 32% Doanh Nghiệp được khảo sát sử dụng website riêng với 48% trong số đó có tần suất cập nhật thông tin hàng ngày 20% hàng tuần và 32% thi thoảng mới cập nhật. Ở khu vực hộ dân cư có tới 95% tỷ lệ kết nối Internet cho mục đích tìm kiếm thông tin, 84% là thư điện tử, 79% cho mục đích giải trí, 51% để chơi game, 33% học trực tuyến. Chỉ có 11% sử dụng Intenet cho mục đích mua sắm. 95% 84% 79% 51% 33% 11% Giải trí Học trực Mua sắm Tìm kiếm Chơi game tuyến thông tin Thư điện tử Biểu đồ 3.1: Mục đích sử dụng Internet tại hộ dân cư Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 48
  49. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Thứ hai, về phía ngân hàng: - Hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại chưa được xã hội hóa. Các tiện nghi trong thanh toán của NHTM hiện nay đã ở trong trạng thái sẵn sàng cung cấp, nhưng dân cư chưa biết, chưa quen, chưa được phổ cập. Tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư rất lớn, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. - Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng, chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng; hiện nay phần lớn các giao dịch của khách hàng qua ATM vẫn là giao dịch rút tiền mặt, việc sử dụng để chuyển khoản hoặc thanh toán còn chưa phổ biến. - Hiện nay, hệ thống thẻ từ đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là khả năng giả mạo, gian lận cao và hạn chế khả năng phát triển của chính bản thân thẻ thanh toán. - Tiêu chuẩn chung về thẻ ngân hàng tại Việt Nam chưa được quy định để các ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ tuân theo, qua đó tạo điều kiện cho việc tích hợp, giảm thiểu rủi ro về lỗi kỹ thuật. - Mặc dù trong thời gian gần đây các Ngân hàng thương mại đã rất nỗ lực trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ của mình, nhưng đó chỉ là những hệ thống thanh toán biệt lập. Các tiện ích mới, thiết thực (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại ) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Thứ ba, về phía khách hàng:vẫn còn tâm lý bất an khi thanh toán trực tuyến, không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa dịch vụ thông qua Internet. Thói quen sử dụng tiền mặt còn ở tình trạng phổ biến, khi giao dịch muốn sở hữu ngay, cầm chắc trong tay số tiền thanh toán Trình độ dân trí còn bị chi phối nặng nề bởi nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất nhỏ, tốc độ đô thị hóa nông thôn còn chậm. Tất cả đang ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 49
  50. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Phí vận chuyển quá cao 14% Sợ rủi ro vì từng nghe những vụ việc 18% lừa đảo Không có thẻ ngân hàng 20% Thích tìm kiếm trên mạng nhưng mua 21% tại cửa hàng Muốn tận mắt nhìn/sờ trước khi mua 40% Không muốn tiết lộ thông tin tài chính 41% trên mạng Biểu đồ 3.2: Lí do khiến khách hàng chưa sử dụng các hình thức thanh toán điện tử Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào việc mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán là nhu cầu tất yếu. Ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại sẽ giúp các Ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, quản lí rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, qua đó nắm bắt được thêm nhiều cơ hội mới và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Đồng thời, khách hàng sẽ được tạo điều kiện tiếp cận với nhiều ngân hàng và được lựa chọn nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, an toàn có chất lượng cao với chi phí hợp lí. Ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại đã và đang là xu hướng chung của nhiều ngân hàng trên thế giới vá các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về Thương Mại Điện Tử . Chẳng hạn như giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, danh mục ngành nghề kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực thuế. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 50
  51. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 3.3.2. Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán điện tử Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng phương thức thanh toán điện tử thì thói quen của người dân là nhân tố có mức ảnh hưởng cao, nên có nhiều chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về các hình thức thức thanh toán này. Xây dựng hệ thống và quy trình bán hàng trực tuyến trước hết phải xây dựng được lòng tin và thói quen của người tiêu dùng liên quan đến các khâu thanh toán trực tuyến, thời gian đáp ứng đơn hàng, dịch vụ sau bán hàng và điều quan trọng nhất là chất lượng hàng hóa dịch vụ phải đúng cam kết. 3.3.3. Phát triển các hình thức thanh toán điện tử Ở Việt Nam cũng đã có nhiều hình thức thanh toán mới như thanh toán bằng máy ATM, thanh toán qua mạng diện thoại di động, thanh toán qua mạng Internet, thanh toán qua ví điện tử nhưng chúng chưa được sử dụng một cách rộng rãi, chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm và cung cấp cho một số ít khách hàng. Một trong những biện pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là phát triển các hình thức thanh toán hiện đại này. 3.3.4. Khuyến khích mở tài khoản ngân hàng Ngân hàng nên miễn phí cho khách hàng khi sử dụng hình thức thanh toán này trong thời gian đầu hoặc trong những món có giá trị nhỏ. Bên cạnh đó còn cho họ một mức lãi suất thấp. Đây là một cách để chuyển tiền được sử dụng nhiều hơn trong dân chúng, mà ngân hàng lại có thể lấy số tiền trên tài khoản gửi của khách hàng cho vay với lãi suất cao hơn. 3.3.5. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ Tăng cường hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật; phối hợp giữa các cơ quan bộ, ngành trong việc triển khai các giải pháp, nâng cao chất lượng cán bộ, nhất là cán bộ tham gia xây dựng chính sách; kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế 3.3.6. Đối với bản thân người tiêu dùng Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 51
  52. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Để hoạt động mua bán trực tuyến phát triển mạnh và góp phần hình thành môi trường mua sắm hiện đại thì bản thân người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin, quy trình mua hàng qua mạng đồng thời nên mạnh dạn thử nghiệm việc mua sắm thông qua một vài website Thương Mại Điện Tử uy tín để tạo thói quen và kinh nghiệm mua sắm trực tuyến. Và điều quan trọng là phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng dịch vụ Internet, bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng lừa đảo qua mạng. 3.4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3.4.1. Tình hình chung trên thế giới Theo khảo sát của Edgar Dunn, công ty tư vấn chiến lược chuyên về lĩnh vực thanh toán và dịch vụ tài chính thì điện thoại di động cũng được đánh giá là kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia trên thế giới trong vòng 5 năm tới.Sử dụng kênh thanh toán bằng điện thoại chiếm 92%, sử dụng Online/ Internet là 89% và thanh toán tại điểm bán hàng là 52%. Mobile 92% Internet 89% Point of sale 57% ATMs and Sale service devices 32% Telephone 6% Agencies 4% Bank branch 2% Biểu đồ 4.2:Khảo sát xu hướng 3 kênh thanh toán phát triển nhất tại các quốc gia trên thế giới trong vòng 5 năm tới. Nguồn: Xu hướng toàn cầu trong hệ thống thanh toán - Edgar Dunn, tháng 12/ 2011 Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 52
  53. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tính đến hết năm 2011, tổng số người sử dụng Mobile Banking đã vượt 300 triệu, dự kiến tăng lên 530 triệu vào năm 2013 và 900 triệu người vào năm 2016.  Nhận xét: Sự phát triển của các dòng smartphone và mối phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của người sử dụng với chiếc điện thoại di động đã tạo nên một xu hướng phát triển mới cho dịch vụ ngân hàng điện tử trên toàn cầu, đó chính là Mobile banking. Người sử dụng ngày càng quan tâm đến tính tiện lợi, đơn giản và an toàn của dịch vụ ngân hàng cũng như mong muốn ứng dụng ngân hàng điện tử luôn hiển thị trên điện thoại di động của mình để có thể thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thật nhanh chóng, đơn giản. Và trong số các công nghệ trên thế giới, Mobile Application hiện là công nghệ phổ biến nhất và là xu thế chủ đạo được các ngân hàng lựa chọn bởi các ưu điểm vượt trội. 3.4.2. Cơ hội và xu hướng phát triển các hình thức thanh toán thương mại điện tử tại Việt Nam Theo BộThông tin và Truyền thông: số người sử dụng Internet chiếm tới 25% dân số tương đương với hơn 20 triệu người, trong đó 85% người dùng Internet tham gia vào các hoạt động mua bán trên mạng. Việt Nam là thị trường tiềm năng để ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử và khả năng tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử 3.4.2.1. Thẻ thanh toán: Mạng researchandmarkets.com ngày 26.6 đưa tin: Ngành công nghiệp thẻ thanh toán tại Việt Nam năm 2013 về quy mô thị trường, xu hướng, chiến lược, sản phẩm và cạnh tranh cho thấy thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hình thức thẻ tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong danh mục thẻ với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 56,29% trong giai đoạn phê duyệt, tăng từ 228,7 nghìn thẻ năm 2008 lên 1,4 triệu thẻ trong năm 2012. Trong giai đoạn dự Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 53
  54. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT báo, loại hình thẻ tín dụng dự kiến sẽ được đăng ký với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 23,16%, tăng từ 1,9 triệu thẻ trong năm 2013 lên 4,4 triệu thẻ trong năm 2017. Trong năm 2012, hình thức thẻ ghi nợ giữ mức thị phần cao nhất 95,7% trong số các loại thẻ được phép lưu thông, tiếp theo là hình thức thẻ tín dụng với thị phần 2,8%. Hình thức thẻ trả trước chiếm thị phần thấp nhất 1,5% trong năm 2012. Trong giai đoạn dự báo, ngành công nghiệp thẻ thanh toán được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 10,79% so với 57,3 triệu thẻ năm 2013 lên 86,4 triệu thẻ trong năm 2017. Loại hình thẻ tín dụng dự kiến sẽ được đăng ký với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 23,16%, tăng từ 1,9 triệu thẻ trong năm 2013 lên 4,4 triệu thẻ trong năm 2017. 3.4.2.2. Thanh toán qua điện thoại di động: Biểu đồ 3.3: Số lượng ngân hàng triển khai Mobile Banking ( Nguồn: TheBusiness.vn ) Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 54
  55. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tại Việt Nam, thời gian qua, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh và đa dạng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống, Mobile Banking, Internet Banking đã và đang trở thành phương tiện và kênh thanh toán phổ biến, có tốc độ phát triển nhanh chóng, do được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển phục vụ nhu cầu thanh toán bán lẻ của khu vực dân cư, cũng như các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thương mại điện tử. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển Mobile Banking khi 90% ngân hàng có Internet Banking, 21% người dân Việt Nam dùng smartphone. Bên cạnh đó, các luật, văn bản dưới luật quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đang tác động, thúc đẩy Mobile Banking. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tính đến tháng 7/2012, có 26 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ SMS Banking với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trên 4,1 triệu khách hàng, thực hiện trên 2,2 triệu giao dịch; có 19 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ Mobile Banking với trên 2,9 triệu khách hàng, thực hiện trên 11,9 triệu giao dịch. Ở Việt Nam, số lượng người dùng Smartphone đã tăng từ 16% (trong tổng số điện thoại được sử dụng) năm 2011 lên 21% năm 2012. Loại máy Smartphone được đưa Việt Nam đánh dấu tốc độ tăng trưởng so với năm ngoái là 83% trong năm 2012.Vì vậy trong 5 năm tới, xu hướng sử dụng dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking sẽ chiếm chủ yếu trong các giao dịch tại ngân hàng, trong khi đó việc giao dịch qua ATM hay tại chinhánh sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, theo khảo sát các ngân hàng đã triển khai dịch vụ mobile banking trên thị trường Việt Nam hiện nay phần lớn các ngân hàng triển khai theo hướng Mobile Application, trong đó có các ngân hàng lớn như VCB, ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á, MSB vv. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 55
  56. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Biểu đồ 3.4: Số lượng ngân hàng sử dụng dịch vụ trong mobile banking ở Việt Nam năm 2012 ( Nguồn: Business.vn)  Nhận xét: Việc hàng loạt ngân hàng quan tâm triển khai dịch vụ theo công nghệ mobile application không chỉ chứng tỏ sự ưa thích sử dụng dịch vụ ngân hàng di động mà còn chứng tỏ sự hứng thú của người dùng Việt Nam với dịch vụ trên nền tảng ứng dụng này Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 56
  57. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA WEBSITE TIKI.VN 4.1. Giới thiệu về website Tiki.vn Website Tiki.vn là trang thương mại điện tử thuộc Công ty Cổ phần Ti Ki, được thành lập từ tháng 3/2010. Địa chỉ Công ty: Tầng 3, Lữ Gia Plaza, 70 Plaza, Phường 15, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Tiki.vn cung cấp các sản phẩm thuộc 5 ngành hàng như sau:Sách ngoại văn - Điện tử & Phụ kiện - Quà tặng - Thời trang. Với mục tiêu tạo ra những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, Tiki.vn luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến với website thương mại điện tử Tiki.vn, khách hàng sẽ được hưởng các tiện ích như sau:  Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình trước-trong-sau khi mua hàng, xuyên suốt 7 ngày/tuần, từ 7:00 đến 22:00.  Mức giá cạnh tranh: hơn 90% sản phẩm được giảm giá từ 10% trở lên.  Giao hàng miễn phí (đối với đơn hàng từ 100.000đ trong phạm vi TP.HCM và từ 200.000đ đối với đơn hàng giao đến các tỉnh thành khác thuộc Việt Nam).  Sách được bọc plastic miễn phí.  Uy tín trong giao dịch (đứng thứ nhì cuộc bình chọn website thương mại điện tử được yêu thích ECAWARD năm 2011 tại các hạng mục: website thương mại điện tử mô hình B2C chuyên ngành Sách được ưa thích nhất, website thương mại điện tử có dịch vụ giao hàng được ưa thích nhất, và website thương mại điện tử có dịch vụ chăm sóc khách hàng được ưa thích nhất - bình chọn do Sở Công thương và Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM kết hợp tổ chức). Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 57
  58. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Khách hàng có nhu cầu trao đổi, có thể liện lạc với Tiki qua những phương thức sau: - Qua điện thoại: (08) 7-305-8454. - Qua email:support@tiki.vn. - Fanpage của Tiki: - Zing: 4.2. Khái quát mô hình kinh doanh của Tiki.vn. NHÀ TRUNG GIAN GIAO DỊCH Ứng dụng thương mại điện tử vào công việc cung cấp hàng Hoạt động của website hóa, dịch vụ trực tiếp tới khách hàng. Các loại sách (tiếng Việt và tiếng Anh), hàng điện tử, hàng Cung cấp sản phẩm gia dụng, quà tặng lưu niệm và thời trang. Nhà sản xuất và phân phối trong và ngoài nước (Apple, Đối tác Asus, HP, Philip, Toshiba, NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, ) Khách hàng mua sắm trực tuyến và các doanh nghiệp có Khách hàng nhu cầu quảng cáo hoặc kinh doanh. Các trang web liên lạc khác 4.2.1. Giá trị khách hàng nhận được. - Nguồn sản phẩm phong phú đa dạng, cập nhật xu hướng tiêu dùng hiện tại, với hơn 30.000 đầu sách các loại bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thông tin các sản phẩm được giới thiệu rõ ràng, chi tiết, giá cả phù hợp. - Biết được sản phẩm nổi bật, bán chạy của Tiki.vn. - Có cơ hội tham gia các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn và trở thành khách hàng thân thiết bằng việc tích kũy Tiki Xu. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 58
  59. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT - Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhanh chóng. - Thuận tiện trong việc đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. 4.2.2. Ưu điểm mô hình kinh doanh của Tiki.vn - Trở thành một trong những kênh bán hàng trực tuyến lớn nhất Việt Nam theo mô hình B2C, sử dụng các công cụ website, phần mềm quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, kết nối hàng trăm nhà sản xuất, phân phối sản phẩm trong và ngoài nước. - Doanh thu của Tiki.vn từ khách hàng cuối cùng (end-user consumers) và những doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo. - Có nhiều hướng tiếp cận với khách hàng ( support@tiki.vn). - Hệ thống phân phối rộng 64 tỉnh thành và 17 quốc gia trên toàn cầu. - Hệ thống thanh toán của Tiki.vn đa dạng, bảo mật, liên kết với nhiều cổng thanh toán trực tuyến, thích hợp với xu hướng thương mại điện tử hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán. 4.3. Phương thức thanh toán trên Tiki.vn Tiki.vn sử dụng các hình thức thanh toán sau đây: 1. Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng. 2. Thẻ ATM đăng kí Internet banking (Miễn phí thanh toán) 3. Thanh toán bằng thẻ quốc tế Visa, Master. 4. Chuyển khoản ngân hàng. Nội dung cụ thể các hình thức thanh toán như sau: 4.3.1. Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (cash on delivery). Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 59
  60. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT Tiki.vn sẽ giao hàng tận nơi và thu tiền tại địa chỉ người nhận. Tiki miễn phí giao hàng đối với đơn đặt hàng trên 100.000 tại Tp. HCM và trên 200.000 với các tỉnh thành khác. 4.3.2. Thẻ ATM đăng kí Internet Banking (Miễn phí thanh toán). Có 4 cách thanh toán sau:  Thanh toán bằng ATM – eBanking (Miễn phí thanh toán). Tiki.vn miễn phí thanh toán cho các ngân hàng sau: 1. ATM Đông Á 2. ATM Eximbank 3. ATM HDbank 4. ATM Maritimebank 5. ATM SHBbank 6. ATM Techcombank 7. ATM TienPhongbank 8. ATM Vietcombank 9. ATM VIbank 10. ATM VietAbank Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 60
  61. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 11. ATM MB 12. ATM Nam Á  Đông Á eBanking Nếu khách hàng đang sử dụng thẻ đa năng Đông Á và đã sử dụng dịch vụ eBanking của ngân hàng, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến khi mua hàng tại Tiki.vn bằng cách chọn phương thức trực tuyến bằng tài khoản Đông Á bank. Sau khi chấp nhận giao dịch đặt hàng, khách hảng sẽ được chuyển qua cổng thanh toán trực tuyến V.N.B.C của Đông Á bank.  Thanh toán bằng Bảo Kim. Nếu khách hàng đã có tài khoản Bảo Kim có thể thanh toán bằng hình thức này.  Chuyển khoản ngân hàng. Khách hàng sẽ chọn chuyển tiền vào 1 trong 3 tài khoản sau của Tiki.vn: 1. Tài khoản tại Đông Á (chi nhánh Bạch Đằng – Bình Thạnh): Tên tài khoản: công ty Cổ phần Ti Ki. Số tài khoản: 005455470001. Nội dung chuyển khoản: thanh toán cho đơn hàng mã số 2. Tài khoản tại ACB (chi nhánh Đông Sài Gòn – quận 2). Tên tài khoản: công ty Cổ phần Ti Ki. Số tài khoản: 72204789. Nội dung chuyển khoản: thanh toán cho đơn hàng mã số 3. Tài khoản tại Vietcombank (chi nhánh 132 – quận 1). Tên tài khoản: công ty Cổ phần Ti Ki. Số tài khoản: 0071000639957. Nội dung chuyển khoản: thanh toán cho đơn hàng mã số Sau đó, khách hàng gọi cho Tiki.vn theo số (08)73058454 để xác nhận việc chuyển khoản. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 61
  62. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 5. Thanh toán bằng thẻ quốc tế Visa, Master 6. Chuyển khoản ngân hàng (Khách hàng tự thanh toán phí). Khách hàng chuyển tiền vào 1 trong 2 tài khoản sau của Tiki.vn: Ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Q.5. Tên tài khoản: Công ty cổ phần Tiki. Số tài khoản: 0441000646735. Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Q.10. Tên tài khoản: Công ty cổ phần Tiki. Số tài khoản: 005455470010. Khi chuyển khoản, khách hàng ghi lại Mã số đơn hàng được thanh toán vào phần ghi chú của lệnh chuyển khoản. Sau đó, gọi số (08)7-305- 8454 để thông báo với Tiki. 4.4.Nhận xét: Hệ thống thanh toán của Tiki.vn đa dạng (4 cách thanh toán). - Thanh toán trực tiếp dành cho đối tượng khách hàng không thành thạo với thanh toán trực tuyến, chưa quen với việc giao tiền trước nhận hàng sau; phù hợp với quy mô giao dịch nhỏ. - Thanh toán trực tuyến với nhiều cổng thanh toán, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử hiện nay; phù hợp với quy mô giao dịch lớn, khoảng cách Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 62
  63. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT xa; việc liên kết với nhiều ngân hàng đảm bảo số lượng khách hàng tham gia thanh toán lớn. 4.5. Các bước mua hàng trên Tiki.vn. 1- Tìm sản phẩm. Khách hàng có thể tìm sản phẩm bằng 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Sử dụng hộp thoại tìm kiếm ở trên cùng của Tiki.vn.Sau đó, một danh sách các sản phẩm có chứa từ khóa bạn tìm kiếm xuất hiện. Cách 2: Tìm qua danh mục. Nếu khách hàng không xác định ngay sản phẩm cần mua có thể tìm sản phẩm mong muốn bằng cách duyệt 5 Menu lớn của Tiki là sách tiếnh Việt, sách tiếnh Anh, điện tử - phụ kiện, quà tặng và thời tranghoặc khách hàng có thể sử dụng Danh mục sản phẩm ở bên trái của Tiki.vn. 2- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Khi đã chọn được sản phẩm, khách hàng bấm vào nút “Thêm vàogiỏ hàng”. Sau đó màn hình sẽ hiện toàn bộ sản phẩm trong giỏ hàng. Khách hàng có thể lực chọn “Tiếp tục mua hàng” để thêm sản phẩm mong muốn. Hoặc chọn “Thực hiện thanh toán” để chuyển sanh bước tiếp theo. 3- Tạo tài khoản. Tài khoản của khách hàng sẽ được tự động trong quá trình thanh toán. Nhập email chính xác để: Nhận được Xác nhận đơn hàng. Nhận được các thông báo khuyến mãi từ Tiki.vn. Dùng để khôi phục mật khẩu nếu khách hàng đã quên. Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 63
  64. Thương mại điện tử Các hình thức thanh toán trong TMĐT 4- Nhập địa chỉ giao và nhận hàng. Nhập chính xác tên và họ người nhận vì nếu nhập sai có thể đối tác vận chuyển của Tiki sẽ không bàn giao đơn hàng cho khách hàng. Tương tự như vậy, địa chỉ của người mua hàng và nhận hàng cũng chính xác tức là gồm: Quốc gia, Tỉnh/thành phố, Quận/huyện. Với trưởng hợp đơn hàng quốc tế, liên hệ Tiki Care: support@tiki.vn hoặc xem thêm “Vận chuyển qua nước ngoài”. 5- Lựa chọn phương thức vận chuyển. Khách hàng cần xác định xem cần sản phẩm nhanh tới đâu để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Vận chuyển miễn phí – tùy thuộc vào giá trị đơn hàng, địa chỉ chuyển tới. Vận chuyển tiết kiệm (3-10 ngày làm việc trừ thứ 7 và chủ nhật). 6- Lựa chọn phương thức thanh toán. (các phương thức đã dược nêu ở mục 3.2) 7- Kiểm tra và xác nhận đơn hàng. Trước khi bấm nút “Đặt hàng”, kiểm tra lại thông tin đơn hàng gồm: Tổng giá trị đơn hàng, số lượng sản phẩm trong giỏ hàng, Tiki xu nhận được, chi phí giao hàng. Hoặc có thể liên hệ Tiki Care qua email: support@tiki.vn và số điện thoại: (08)7- 305-8454 (7-22h cả Thứ 7 và Chủ nhật). Lớp 11DMA1 - Nhóm 11 Trường ĐH Tài Chính - Marketing 64