Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử

ppt 89 trang huongle 10081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_3_giao_dich_dien_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3: Giao dịch điện tử

  1. CHƯƠNG 3 Giao dịch điện tử
  2. MỤC TIÊU CHÍNH Khái niệm, đặc điểm HĐĐT Các loại HĐĐT Điều kiện hiệu lực của HĐĐT Chữ ký điện tử Quy trình thực hiện HĐĐT Những điểm cần lưu ý khi ký kết HĐĐT
  3. I. Hợp đồng điện tử II. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số III. Thanh toán điện tử
  4. 1. Một số khái niệm, đặc điểm, phân loại HĐĐT 2. Ký kết hợp đồng điện tử 3. Thực hiện HĐĐT 4. Điều kiện hiệu lực của HĐĐT
  5. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HĐĐT 1.1. Một số khái niệm - Hợp đồng điện tử - Giao kết hợp đồng điện tử 1.2. Đặc điểm 1.3. Phân loại 1.4. Lợi ích
  6. 1.1. Một số khái niệm Hợp đồng là gì? - Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005) - Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. (Điều 24, Luật Thương mại sửa đổi, 2005)
  7. 1.1. Một số khái niệm Hợp đồng điện tử là gì? - Về hình thức hợp đồng, trừ khi các bên có quy định khác, chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Khi thông điệp dữ liệu được sử dụng để hình thành hợp đồng, hợp đồng đó không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. (Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL 1996, Điều 11, mục 1) - Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này (Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam, Điều 33)
  8. 1.1. Một số khái niệm Thông điệp dữ liệu Là “thông tin được tạo ra, được gửi đi và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” Phương tiện điện tử là “phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” (Điều 4, mục 12).
  9. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Giao kết hợp đồng điện tử  Là thuật ngữ chỉ việc ký kết hợp đồng  Là quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua việc trao đổi các dữ liệu điện tử  Luật GDĐT 2005: “là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”
  10. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HĐĐT 1.1. Một số khái niệm - hợp đồng điện tử - Giao kết hợp đồng điện tử 1.2. Đặc điểm 1.3. Phân loại 1.4. Lợi ích
  11. Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu Do các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ Phạm vi ký kết rộng Phức tạp về kỹ thuật Luật điều chỉnh chưa hệ thống và chi tiết
  12. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HĐĐT 1.1. Một số khái niệm - hợp đồng điện tử - Giao kết hợp đồng điện tử 1.2. Đặc điểm 1.3. Phân loại 1.4. Lợi ích
  13. Hợp đồng truyền thống được đưa lên web Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số
  14. Hợp đồng chuẩn hóa về nội dung, sử dụng thường xuyên, do một bên soạn thảo và đưa lên website để các bên tham gia ký kết Người mua thường có hai lựa chọn phổ biến “Đồng ý” or “Không đồng ý”
  15. Hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet, điện thoại Hợp đồng tư vấn Hợp đồng du lịch Bên A Hợp đồng vận tải Bên B Học trực tuyến Nội dung Điều 1. Điều 2. Tôi đồng ý
  16. Hợp đồng truyền thống được đưa lên web Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số
  17. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ HÌNH THÀNH QUA GIAO DỊCH TỰ ĐỘNG Thường được sử dụng phổ biến trên các website thương mại điện tử bán lẻ (B2C) Người mua tiến hành các bước đặt hàng theo tuần tự trên website Thường gồm các bước: Tìm kiếm SP -> lựa chọn -> đặt hàng -> tính giá - > chọn hình thức giao hàng -> thanh toán -> xác nhận hợp đồng Đặc điểm: Nội dung hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin mà người mua nhập vào
  18. Bước 1. Tìm sản phẩm cần mua
  19. Bước 2. Xem chi tiết sản phẩm
  20. Bước 3. Chọn, đặt vào giỏ mua hàng
  21. Bước 4. Gợi ý mua thêm sản phẩm
  22. Bước 5. Địa chỉ giao hàng
  23. Bước 7. Chọn phương thức thanh toán
  24. Bước 8. Kiểm tra toàn bộ đơn đặt hàng
  25. Bước 9. Chọn phương thức vận chuyển
  26. Hợp đồng truyền thống được đưa lên web Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số
  27. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ HÌNH THÀNH QUA THƯ ĐIỆN TỬ Sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa DN – DN (B2B) Thường gồm các bước: Chào hàng -> hỏi hàng -> đàm phán về các điều khoản của hợp đồng -> . Đặc điểm:  Ưu điểm: truyển tải nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng  Nhược điểm: tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thấp
  28. Hợp đồng truyền thống được đưa lên web Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số
  29. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ SỬ DỤNG CHỮ KÝ SỐ Sử dụng trên các sàn giao dịch tiên tiến Đặc điểm: các bên phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch  Ưu điểm: Tính bảo mật và ràng buộc các bên cao hơn  Nhược điểm Cần có sự tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số
  30. Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Bước 5: Bước 6:
  31. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HĐĐT 1.1. Một số khái niệm - hợp đồng điện tử - Giao kết hợp đồng điện tử 1.2. Đặc điểm 1.3. Phân loại 1.4. Lợi ích
  32. 1.4. LỢI ÍCH 1. Tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch 2. Giảm chi phí bán hàng 3. Mua bán nhanh và chính xác hơn 4. Nâng cao năng lực cạnh tranh
  33. Sự giống và khác nhau giữa HĐĐT và HĐ thông thường?
  34. 2. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 2.1. Ký kết hợp đồng điện tử B2B 2.2. Ký kết hợp đồng điện tử B2C 2.3. Ký kết hợp đồng điện tử C2C
  35. 3. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 3.1. Thực hiện HĐĐT B2B 3.2. Thực hiện HĐĐT B2C 3.3. Thực hiện HĐĐT C2C
  36. 4. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hình thức: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu Nội dung: Nội dung của hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể. Cách hiển thị nội dung: - Hiển thị không có đường dẫn “without hyperlink” - Hiển thị có đường dẫn: “with hyperlink” - Hiển thị điều khoản ở cuối trang web - Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue box)
  37. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng Thời điểm hình thành hợp đồng
  38. Điều 12 (Luật GDĐT):Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”.
  39. Điều 13 (Luật GDĐT) Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: 1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
  40. Điều 9 (Nghị định về TMĐT) Giá trị pháp lý như bản gốc: 1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau: a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác. b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử. 3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.
  41. Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: 1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo; 2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
  42. Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: 1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận; 2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
  43. Ví dụ 1. Tranh chấp giữa Digiland và một số KH tại Singapore: Vào ngày 8 tháng 1 năm 2003, một website tại Singapore của công ty Digiland có đưa ra một quảng cáo bán máy in Laser trị giá 3.854 S$. Tuy nhiên giá trên website chỉ ghi là 66 S$. Lỗi do niêm yết giá sai sau đó được phát hiện là do nhân viên cập nhật nhầm vào một mẫu sản phẩm trong quá trình tập huấn của công ty. Sau một tuần, tức là vào ngày ngày 14 tháng 1 năm 2003, công ty mới phát hiện sai sót này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm đó đã có 784 khách hàng đặt mua sản phẩm này (và 6 trong số họ đã tiến hành kiện công ty vì không giao hàng) với 1.008 đơn hàng qua Internet đặt mua 4.086 máy in, với tổng giá trị là 105.996 S$ trong khi giá trị thực tế là 6.189.524 S$. Sau khi phát hiện ra lỗi về niêm yết giá trên website, công ty Digiland từ chối thực hiện các hợp đồng với lý do rằng có lỗi về việc niêm yết giá. Những khách hàng trên đã khởi kiện Digiland lên tòa án của Singapore.
  44. Ví dụ 2: Tranh chấp giữa Eastman Kodak và một số khách hàng tại UK Khi hãng Eastman Kodak vô tình chào bán một loại máy ảnh tại website ở thị trường Vương Quốc Anh, với giá 100 bảng trong khi giá thực tế là 329 bảng, thông tin này được lan truyền trong vài giờ. Khách hàng đã đặt hàng nghìn đơn hàng trước khi công ty phát hiện ra lỗi này. Sau khi thông báo cho các khách hàng về lỗi của mình và thông báo rằng Kodak sẽ không thực hiện giao hàng cho các đơn hàng trên, Kodak đối mặt với hai lựa chọn: Hoặc bị khách hàng kiện; Hoặc thông báo lại và tiến hành giao hàng.
  45. Chào hàng trực tuyến trên website Kodak.com
  46. HIỆN NAY VIỆT NAM CÓ 4 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) Công ty công nghệ Nacencom Công ty an ninh mạng Bkis Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
  47. CÁC TỔ CHỨC CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI Verisign Thawte Globalsign Entrust
  48. II. CHỮ KÝ SỐ VÀ DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ 1. Chữ ký số 2. Dịch vụ chứng thực chữ ký số
  49. 1. CHỮ KÝ SỐ 1.1. Khái niệm 1.2. Quy trình thực hiện 1.3. Tính pháp lý
  50. 1.1 Khái niệm Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video ) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó
  51. (Khoản 4, Điều 3 Nghị định về chữ ký số và chứng thực số của Việt Nam năm 2007) Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng một sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
  52. HẠ TẦNG KHÓA CÔNG KHAI – PKI (PUBLIC KEY INFASTRUCTURE) Chữ ký số khóa công khai (hay hạ tầng khóa công khai) là mô hình sử dụng các kỹ thuật mật mã để gắn với mỗi người sử dụng một cặp khóa công khai - bí mật và qua đó có thể ký các văn bản điện tử cũng như trao đổi các thông tin mật. PKI thường được phân phối thông qua chứng thực khóa công khai. Quá trình sử dụng chữ ký số bao gồm 2 quá trình:  tạo chữ ký  kiểm tra chữ ký.
  53. KHÓA CÔNG KHAI VÀ KHÓA BÍ MẬT Khoá công khai Khoá bí mật (mọi đối tác đều biết) (Chỉ có chủ sở hữu biết) + Có thể mã hoá các thông điệp + Có thể giải mã các thông điệp do + Thông điệp đã được mã hoá bằng được mã hoá bằng khoá công khai khoá (công khai) này, chỉ có thể được giải mã bằng khoá bí mật + Có thể giải mã các thông điệp được + Có thể mã hoá các thông điệp mã hoá bằng khoá bí mật + Thông điệp đã được mã hoá bằng khoá bí mật này chỉ có thể được giải mã bằng khoá công khai
  54. Tạo chữ ký số (tạo khóa) Kiểm tra chữ ký số (giải mã)
  55. THÀNH PHẦN CỦA HẠ TẦNG KHÓA CÔNG KHAI (PKI) Khoá công khai (public key) đây là khoá được lưu trữ tại trung tâm xác thực (thường là một cơ quan nhà nước hoặc công ty hợp pháp lưu giữ nó tuỳ thuộc chính sách của mỗi quốc gia); Khóa bí mật Thời gian có hiệu lực của khoá công khai; Tên người dùng hoặc đơn vị phụ thuộc vào chữ ký số; Số hiệu gán cho chữ ký số-Digital ID: đây là số duy nhất gắn cùng chữ ký số dùng để theo dõi và nhận dạng người sở hữu chữ ký số; Tên và địa chỉ E-mail của người dùng; Chữ ký số của người được uỷ quyền phát hành chứng chỉ số (digital signature of CA-certificate authority);
  56. HÀM BĂM (HASH FUNCTION) k/n: là thuật toán nhằm sinh ra các giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu (có thể là một chuỗi kí tự, một đối tượng trong lập trình hướng đối tượng, v.v ). Giá trị băm đóng vai gần như một khóa để phân biệt các khối dữ liệu, tuy nhiên, người ta chấp hiện tượng trùng khóa hay còn gọi là đụng độ và cố gắng cải thiện thuật toán để giảm thiểu sự đụng độ đó. Hàm băm thường được dùng nhằm giảm chi phí tính toán khi tìm một khối dữ liệu trong một tập hợp (nhờ việc so sánh các giá trị băm nhanh hơn việc so sánh những khối dữ liệu có kích thước lớn).
  57. Theo nghị định về chữ ký số và chứng thực số năm 2007: Điều 8. Giá trị pháp lý của chữ ký số 1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. 3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Chương VII Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
  58. Điều 9. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: 1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó. 2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cấp. 3. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. 4. Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
  59. 2.1 Sự cần thiết phải có dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 2.2 Khái niệm Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. (Nguồn: Điều 4, khoản 2, Luật Giao dịch điện tử 2005)
  60. TRIỂN KHAI CHỮ KÝ SỐ CHO GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
  61. III. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm 2. Các phương thức thanh toán điện tử 3. Ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia thanh toán điện tử tại Việt Nam 4. Lợi ích và rủi ro trong thanh toán điện tử
  62. Báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Công thương: + Theo nghĩa rộng: việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. +Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
  63. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG E- PAYMENT tính bảo mật độ tin cậy tính quy mô (scalability) tính vô danh (anonymity) tính chấp nhận được tính mềm dẻo tính chuyển đổi được tính hiệu quả tính dễ kết hợp với ứng dụng và dễ sử dụng
  64. Người bán Người mua Ngân hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử
  65. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thanh toán Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh Thanh toán điện tử bằng ví điện tử
  66. Thẻ tín dụng (credit card) Thẻ ghi nợ (debit card) Thẻ mua hàng (charge card) Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay: Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay
  67. Source: - Courtesy of Visa International Service Association
  68. Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc mua hàng.
  69. Ngân hàng: dịch vụ Internet banking, SMS banking Các doanh nghiệp : Paynet, VnPay
  70. (1) (2) (6) (3) Thuê bao VNPay Ngân hàng (4) (5) Telco
  71. 4.1 Lợi ích 4.1.1 Lợi ích chung - Hoàn thiện và phát triển TMĐT - Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa - Nhanh chóng và an toàn 4.1.2 Lợi ích đối với ngân hàng - Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh - Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ - Nâng cao năng lực cạnh tranh - Chiến lược toàn cầu hóa - Xúc tiến thương mại
  72. 4.1.3 Lợi ích đối với khách hàng - Tiết kiệm chi phí - Tiết kiệm thời gian - Thông tin liên lạc nhanh hơn và hiệu quả hơn
  73. Gian lận thẻ tín dụng Vấn đề bảo mật thông tin
  74. Rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán - Sao chụp thiết bị - Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mềm - Lấy trộm thiết bị - Không ghi lại giao dịch - Sự cố hoạt động
  75. Rủi ro đối với khách hàng Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp Thẻ mất cắp, thất lạc Thẻ giả
  76. THANKS!