Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3+4

pdf 17 trang huongle 5780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3+4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_34.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 3+4

  1. CHƢƠNG 3. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH TRONG TMĐT 3.1. Tổng quan về giao dịch điện tử Giao dịch thương mại điện tử (electronic commerce transaction), diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tham gia chủ yếu: (1) doanh nghiệp, (2) chính phủ, (3) người tiêu thụ. Các giao dịch này được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: - B2C - Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích cuối cùng là dẫn tới việc người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng (home shopping) - B2B - Giữa các doanh nghiệp với nhau: trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. - B2G - Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm vào các mục đích (1) mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement), (2) các mục đích quản lý (thuế, hải quan v.v.), (3) thông tin. - C2G - Giữa người tiêu thụ với các cơ quan chính phủ: các vấn đề về (1) thuế, (2) dịch vụ hải quan, phòng dịch v.v., (3) thông tin. - G2G - Giữa các cơ quan chính phủ: trao đổi thông tin. Trong các cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử, và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức EDI. Cần lưu ý rằng, nếu chỉ xuất phát từ góc độ thuần tuý buôn bán kinh doanh, và nhìn nhận thương mại điện tử chỉ như một thị trường, thì hoạt động thương mại điện tử sẽ đóng khung trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và giữa các doanh nghiệp, và bao gồm bốn nhóm lớn: - Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business-to-Business) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business-to-Consumer) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (Business-to-Government) - Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và chính phủ. (Consumer-to-Government) Bài Giảng TMĐT Page 70
  2. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét lần lượt cả bốn loại hình thương mại điện tử kể trên nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào hai hình thức: thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), hai hình thức đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. 3.2. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business-to-Business E-commerce) Thƣơng mại điện tử giữa các doanh nghiệp: là hình thức thương mại điện tử thực hiện giữa các doanh nghiệp trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Thực ra vấn đề này không có gì mới bởi vì rất nhiều giao dịch mà các doanh nghiệp thực hiện từ những năm 1980 ở Việt nam và từ những năm 1950 trên thế giới đã sử dụng hình thức trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange). Bài Giảng TMĐT Page 71
  3. Trao đổỉ dữ liệu điện tử EDI: là một hình thức sơ khai của B2B và mạng internet là một làn sóng mới. Từ những năm 1980 các doanh nghiệp đã sử dụng hình thức EDI để điện tử hoá việc chỉ đạo và quản lý các giao dịch kinh doanh. Một số trong các giao dịch đó bao gồm việc gửi nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và các vận đơn hàng hoá. EDI là một hình thức để làm mở rộng hiệu quả và tận dụng năng lực của các phương tiện vi tính của các tổ chức kinh doanh. Nhưng chi phí lớn cho việc bảo trì các thiết bị mạng của hình thức này làm cho hình thức này nằm ngoài tầm với của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, các hệ thống này không được mềm dẻo, khi kết nối thêm các doanh nghiệp mới vào mạng thì giá cả để cải tạo lại mạng là rất lớn. Với sự ra đời của mạng internet, các công ty (không kể lớn nhỏ) có thể liên lạc với nhau trong môi trường điện tử với chi phí thấp hơn rất nhiều. Các công ty có thể thực hiện việc giao dịch đó theo nhiều cách, tuỳ theo họ là các nhà sản xuất hay nhà cung cấp (mặc dù các khái niệm này đôi khi có thể lẫn lộn, nhà sản xuất cũng có thể vừa là nhà cung cấp) Khi ứng dụng thương mại điện tử giữa các tổ chức thương mại có thể thích hợp với các loại hình kinh doanh sau: Quản lý nhà cung cấp: Việc ứng dụng công nghệ điện tử giúp cho các công ty giảm bớt số lượng các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh tương ứng bằng việc giảm bớt các hợp đồng mua hàng (PO), chi phí xử lý và số lần quay vòng và bằng cách tăng số lượng hợp đồng mua hàng với một vài người. Quản lý hàng tồn kho: Việc ứng dụng công nghệ điện tử đã rút ngắn chu kỳ: đặt hàng, chuyển giao, lập hoá đơn, thanh toán. Nếu những đối tác quan trọng nhất của doanh nghiệp được kết nối bằng điện tử thì các thông tin trước kia phải gửi bằg thư điện tử hoặc Fax thì bây giờ có thể truyền đưa thường xuyên. Các doanh nghiệp do đó cũng có thể theo dõi các giấy tờ của mình và được bảo đảm chắc chắn là chúng đã được tiếp nhận và do vậy mà hoàn thiện được khả năng kiểm toán. Điều này sẽ giúp giảm bớt mức độ kiểm kê hoá, cả thiện được tình trạng hàng tồn kho và loại bỏ được việc xuất hiện lệch kho. Quản lý phân bố: Bài Giảng TMĐT Page 72
  4. Công nghệ điện tử đáp ứng được yêu cầu truyền đưa các tài liệu, giao hàng như các vận đơn, các hợp đồng mua bán, thông báo trước khi giao hàng, các khiếu nại thương mại và cung cấp khả năng quản lý nguồn lực đủ tốt bằng việc bảo đảm bản thân các giấy tờ chuẩn xác hơn. Quản lý kênh thông tin: Các ứng dụng điện tử cho phép nhanh chóng phát tán những thông tin về các điều kiện tác nghiệp đang thay đổi đến các đối tác thương mại. Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cước trước khi được yêu cầu lặp đi lặp lại qua một cuộc đàm thoại và nhiều giờ lao động căng thẳng bây giờ có thể dễ dàng tìm thấy trên bảng tin điện tử tóm tắt. Bằng việc kết nối thông tin giữa nhà sản xuất với các nhà phân phối quốc tế và mạng các nhà bán lại, các doanh nghiệp có thể loại bỏ hàng ngàn giờ lao động và bảo đảm việc chia sẻ thông tin một cách chuẩn xác hơn nhiều. Quản lý thanh toán: Công nghệ điện tử giúp việc kết nối trực tiếp giữa công ty với các nhà cung cấp, các nhà phân phối do vậy thanh toán có thể gửi và nhận bằng điện tử. Thanh toán điện tử có thể giảm bớt các sai sót nhầm lẫn, tăng nhanh tốc độ thanh toán (do công ty phải ngồi lập hoá đơn), với chi phí thấp hơn. Việc thanh toán được thực hiện theo 3 cách: - Thanh toán bằng thẻ ngân hàng - Thanh toán ngay bằng "Ví điện tử" có thể nạp bổ sung. - Thanh toán ngay khi giao hàng xong. Ví dụ về nhà sản xuất Bài Giảng TMĐT Page 73
  5. Từ góc độ nhà sản xuất, thương mại điện tử có thể sử dụng để lựa chọn được các hợp đồng tốt nhất phù hợp với các yêu cầu về thời gian và giá cả từ phía các nhà cung cấp. Khi các nhà sản xuất chuẩn bị kế hoạch sản xuất, toàn bộ dữ kiện đó sẽ được chuyển đến bộ phận cung tiêu để kiểm tra xem các vật liệu nào cần phải mua và nhà cung cấp nào sẽ cung cấp chúng. Nhà sản xuất sau đó xử lý để hệ thống sẽ phát sinh ra các đơn đặt hàng đến các nhà cung cấp thông qua mạng internet. Các nhà cung cấp sẽ trả lời lại bằng các chào giá và dự tính vận chuyển. Như vậy nhà sản xuất có thể quyết định nhà cung cấp nào có thể cung cấp hợp đồng tốt nhất với thời gian chuyển hàng phù hợp nhất trong vài ba ngày thay vì mất hàng tuần nếu sử dụng các phương tiện liên lạc truyền thống như thư, điện tín, FAX Nhà sản xuất cũng có thể công bố kế hoạch sản xuất của mình lên mạng cho các nhà cung cấp biết. Điều đó cho phép các nhà cung cấp cũng chuẩn bị kế hoạch cho tốt hơn để phù hợp với các yêu cầu sản xuất của các nhà sản xuất. Những lợi ích của việc áp dụng Giảm chi phí thu mua - việc thu mua chắc chắn, đảm bảo hơn. Giảm thời gian xử lý đơn đặt hàng – nhận được trả lời của nhà cung cấp nhanh hơn, đặc biệt là trong trường hợp nhà cung cấp cũng sử dụng thương mại điện tử Giảm thời gian kiểm kê – không cần dự trữ nguyên liệu. Tăng khả năng phát hiện các vấn đề nảy sinh – Kế hoạch sản xuất cần được thay đổi nếu các nhà cung cấp không thể đảm bảo được theo yêu cầu 3.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business-to-Customer E-Commerce) Khái niệm - Thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Thực chất đó là hình thức các doanh nghiệp bán các hàng hoá, dịch vụ của mình cho khách hàng sử dụng mạng internet làm môi trường trao đổi thông tin. - Cửa hàng ảo (The virtual shop): Sử dụng thương mại điện tử để tiếp thị và bán hàng hoá, dịch vụ có thể sẽ thay thế quan niệm về các cửa hàng hiện nay. Hiện trên thế giới có một số doanh nghiệp chỉ có cửa hàng ảo trên mạng mà không hề có cửa hàng vật Bài Giảng TMĐT Page 74
  6. lý để cho các khách hàng vào thăm như cách thông thường hiện nay. (Ví dụ của hàng sách ảo Amazon.com ở Mỹ ) - Xây dựng và duy trì cửa hàng ảo: Để thực hiện hình thức thương mại điện tử doanh nghiệp và người tiêu dùng, doanh nghiệp đầu tiên phải xây dựng một trang chủ trên mạng internet (Web page). Trên trang chủ này, công ty có thể đưa lên các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình, cho phép các khách hàng có thể đặt hàng từ các trang chủ này và đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Với mục đích lôi kéo các khách hàng đến các trang chủ, các công ty cần thông báo đến với công chúng bằng các công cụ quảng cáo truyền thống (Phát thanh, truyền hình, báo chí, biển quảng cáo, tờ rơi ) hoặc trên các trang chủ khác trên internet. Để giữ cho khách hàng sẽ quay trở lại trang chủ này, các công ty cần cung cấp, cập nhật các thông tin một cách thường xuyên về các sản phẩm/dịch vụ và các hình thức khuyến mại. Hoạt động Trong một thương vụ điện tử giữa người tiêu thụ (khách hàng) và doanh nghiệp, khách hàng tìm hiểu hàng hoá thông qua ấn phẩm điện tử, mua sản phẩm bằng tiền mặt "điện tử" và các hệ thống bảo mật thanh toán. Từ góc độ đáp ứng yêu cầu của người tiêu thụ, thương mại điện tử đáp ứng các giao dịch thương vụ sau đây: Tương tác của xã hội: Công nghiệp điện tử ứng dụng vào thương mại cho phép những người tiêu dùng liên hệ với nhau qua thư điện tử, hội nghị truyền hình và các nhóm hoạt động. Quản lý tài chính của cá nhân: Các ứng dụng điện tử như "Quicken - thanh toán nhanh" cho phép người tiêu dùng quản lý kịp thời đầu tư và tài chính cá nhân bằng việc sử dụng các công cụ ngân hàng trực tuyến. Bài Giảng TMĐT Page 75
  7. Mua sản phẩm và thông tin: Công nghệ điện tử cho phép khách hàng tìm kiếm được các thông tin trực tuyến về các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới, dịch vụ mới. Những lợi ích của việc áp dụng: Các công ty sử dụng thương mại điện tử theo hình thức này có thể nhận được những lợi ích sau: - Giảm chi phí tiếp thị – Tiếp thị trên mạng internet rẻ hơn và có thể đến với công chúng rộng hơn là các phương tiện tiếp thị cổ điển. - Giảm chi phí bán hàng – Việc tăng số lượng khách hàng không đặt ra yêu cầu phải tăng số lượng nhân viên bán hàng vì chức năng bán hàng do các phương tiện vi tính đảm nhiệm. - Giảm chi phí xử lý – việc đặt hàng qua mạng có thể tự động hoá cùng với việc kiểm tra để đảm bảo đơn đặt hàng là chính xác trước khi chấp nhận, như vậy giảm sự nhầm lẫn phát sinh và chi phí để giải quyết chúng. - Cơ hội bán hàng mới – trang chủ có thể truy nhập 24/24, 7/7 và có thể cung cấp khả năng giao dịch trên toàn cầu, điều mà không cửa hàng vật lý nào có thể cung cấp được. - Dịch vụ khách hàng tốt hơn – với các thông tin về sản phẩm, các câu hỏi, thắc mắc thông thường được trả lời tự động (FAQ-frequently-asked questions), các thông tin trợ giúp tìm kiếm và xử lý sự cố (troubleshooting information) trực tuyến, các khách hàng có thể truy nhập từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào mà không cần phải gọi điện thoại và đợi để tìm đúng người có trách nhiệm như các dịch vụ khách hàng truyền thống. - Giảm chi phí hỗ trợ – khách hàng có thể tham khảo trang chủ để giải quyết các thắc mắc thông thường số nhân viên hỗ trợ có thể giảm đi và do đó giảm chi phí dịch vụ hỗ trợ 3.4. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (business-to- Government) Thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ: bao gồm tất cả các trao đổi giữa các doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ. Ví dụ tất cả các yêu cầu chi tiêu của chính phủ sẽ được quảng bá trên mạng và các công ty sẽ có điều kiện để đáp ứng nhanh hơn. Hiện tại chính sách này không được ủng hộ lắm ở nhiều nước trên thế giới nhưng Bài Giảng TMĐT Page 76
  8. theo dự đoán nó sẽ được phát triển khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã tham gia thương mại điện tử đến mức độ đủ lớn. Ngoài ra người ta còn có kế hoạch để đưa vào sử dụng thương mại điện tử để thu thuế và thực hiện các khoản thu chi khác của chính phủ. 3.5. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và chính phủ (consumer- to-Government) Chính phủ sẽ có thể sử dụng hình thức này để cung cấp các khoản trợ cấp và thu thuế thu nhập 3.6. Người môi giới điện tử (The Digital Middleman) Mặc dù nhiều doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử thay thế cho người môi giới, hiện nay đang gia tăng nhu cầu người môi giới điện tử. Những người môi giới điện tử này có sự khác biệt với khái niệm người môi giới cổ điển. Người môi giới điện tử trong môi trường thương mại điện tử có thể là một công ty hoặc một hãng viễn thông trên mạng internet, tạo ra một môi trường làm việc trên mạng và sau đó thu hút một số doanh nghiệp vào đó. Sau đó người môi giới quảng cáo hiệp hội ảo đó ra công chúng. Mỗi hiệp hội cung cấp một dịch vụ hoặc hàng hoá đặc trưng riêng như du lịch, hàng điện tử hay xe ôtô Các hiệp hội ảo như vậy sẽ cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mỗi công ty cho những người đến thăm trang chủ, cho phép họ so sánh và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình. Người môi giới điện tử thu phí từ các công ty tuỳ theo số lượng đặt hàng. Một số nhà môi giới điện tử lại hoạt động như là nhà đấu giá hay như một “chợ trời” nơi các nhà buôn đưa các quảng cáo hàng hoá lên và các người mua đấu giá chúng. Người môi giới điện tử thu được hoa hồng từ các giao dịch đó. Bài Giảng TMĐT Page 77
  9. CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP Để xây dựng thương mại điện tử thường bao gồm lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và đưa vào hoạt động. Quá trình này cũng tương tự như tiến trình của các công nghệ truyền thống, chỉ khác là trong đó đôi khi có sự hợp tác của các đối tác bên ngoài như các nhà cung cấp hoặc các ngân hàng. 4.1. Xây dựng giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp Mua bán trên mạng internet không làm thay đổi các thủ tục cơ bản trong hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, trong một số trường hợp, nó biến đổi các thủ tục đó mà người ta hầu như không nhận thấy. Các công nghệ mới tạo ra nhiều phương tiện mới và hiệu quả hơn trong giao dịch trên thị trường “ảo” internet. Sau khi định được chiến lược tiến hành thương mại điện tử, phần quan trọng của hoạch định kế hoạch là tập trung vào quyết định quá trình giao dịch nào sẽ được xử lý trực tuyến. Sau đây ta sẽ phân tích tác dụng nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình kinh doanh nhờ có thương mại điện tử đối với từng chức năng trong hoạt động kinh doanh của Bài Giảng TMĐT Page 78
  10. doanh nghiệp. Hình 4.9 - Quá trình kinh doanh theo cách nhìn của thƣơng mại điện tử Quá trình kinh doanh được chia thành năm phần chính: - Tiếp thị (Hàng hoá dịch vụ). - Bán hàng và vận chuyển (hàng hoá dịch vụ) - Xử lý thanh toán - Quản lý đối ngoại. - Quản lý nội bộ. 4.1.1. Tiếp thị hàng hoá dịch vụ Mạng internet là một kênh marketing rất mạnh và sôi động. Nó cho phép các doanh nghiệp có thể đến với đông đảo khách hàng và nhà cung cấp với chi phí rất thấp. Mạng internet đã trở thành nguồn thông tin quan trọng cho những người mua tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Như vậy, trong kinh doanh hiện nay mà không có internet thì doanh nghiệp có thể mất các cơ hội buôn bán cho các đối thủ cạnh tranh đang có ở trên mạng. Bài Giảng TMĐT Page 79
  11. Tiếp thị hàng hoá dịch vụ bao gồm các hành vi như quảng cáo, các chương trình chiếm lòng tin và lôi kéo khách hàng, gửi thư điện tử trực tiếp để quảng cáo dịch vụ, phân loại khách hàng, tìm kiếm sản phẩm và mẫu sản phẩm. 4.1.2. Bán hàng và vận chuyển hàng hoá dịch vụ Bán hàng và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ qua mạng chính là chìa khoá của quá trình giao dịch thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh này bao gồm sự kết hợp của bán hàng và phân phối các sản phẩm “cứng” (vật dụng, văn phòng phẩm, thiết bị ) và các sản phẩm “mềm” (các phần mềm vi tính, sách báo điện tử ). Các dịch vụ cung cấp thông tin như tỉ giá, thị trường cũng đang được phát triển nhanh chóng làm mở rộng phạm vi của thương mại điện tử. Bán hàng và phân phối hàng hoá dịch vụ bao gồm các hành vi chính như xác nhận người sử dụng, lựa chọn hàng hoá dịch vụ, trả giá, trao đổi các thông tin liên quan đến hợp đồng, các điều kiện hợp đồng và phân phối hàng sản phẩm. 4.1.3. Xử lý thanh toán Quá trình này liên quan đến sự thanh toán giữa những đối tác tham gia thương mại điện tử. Một nguyên nhân đãn đến sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử là sự kết hợp giữa nhiều khả năng lựa chọn phương thức thanh toán trực tuyến rất an toàn và bảo mật như tiền mặt điện tử (digital cash), thẻ rút tiền mặt điện tử (electronic cash card), thẻ tín dụng điện tử (credit card), thẻ ghi nợ điện tử (debit card) và phương thức trao đổi thông tin tài chính điện tử (Financial Electronic Data interchange (FEDi)). Mỗi tuỳ chọn trên phục vụ cho những đòi hỏi riêng của của các giao dịch thương mại khác nhau như yêu cầu giấu tên, các lượng tiền chuyển khác nhau với các đồng tiền khác nhau Xử lý thanh toán bao gồm các hành vi như lựa chọn phương tiện thanh toán, xác thực người mua hàng, xác thực người bán hàng, chuyển tiền và các hướng dẫn liên quan đến việc thanh toán. Bài Giảng TMĐT Page 80
  12. 4.1.4. Quản lý đối ngoại Thương mại điện tử cũng còn dùng để mở rộng quan hệ đối ngoại giữa các doanh nghiệp và khách hàng, các nhà cung cấp và các đối tác khác của họ. Ví dụ cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến có thể làm giảm chi phí hỗ trợ khách hàng và tăng sự tiện dụng cho khách hàng Quá trình quản lý quan hệ đối ngoại bao gồm các hành vi như cung cấp các thông tin về sản phẩm và hỗ trợ sản phẩm, quản lý đơn đặt hàng, quản lý thông tin khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp và quản lý các kênh bán hàng. 4.1.5. Quản lý nội bộ Thương mại điện tử không chỉ dùng để tăng nhanh hơn luồng thông tin và nâng cao hiệu quả của việc trao đổi thông tin giữa hãng, các đối tác và khách hàng. Các ứng dụng trong mạng riêng intranet của doanh nghiệp cũng đem lại những hiệu quả như vậy đối với các hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Sự tác động của công nghệ internet/intranet về mặt quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các ứng dụng dùng cho nội bộ (như đào tạo trực tuyến, quản lý kiến thức, môi trường cùng nghiên cứu ) và tự động hoá, vi tính hoá quy trình. Tuỳ theo điều kiện chủ quan và khách quan của môi trường kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược và xây dựng kế hoạch triển khai thương mại điện tử của riêng mình. 4.2. Xác định phương thức tiến hành thương mại điện tử Các doanh nghiệp trực tuyến thực hiện thương mại điện tử trên cơ sở hạ tầng thương mại điện tử bằng cách kết hợp các dịch vụ hạ tầng. Quyết định kết hợp các dịch vụ nào là một công việc chủ yếu trong việc xác định phương thức tiến hành thương mại điện tử của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc trả lời câu hỏi nên tự xây dựng giải pháp riêng hay yêu cầu sự giúp đỡ từ các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử. Ví dụ dưới là việc thực hiện ứng dụng bán hàng trực tuyến trên cơ sở các dịch vụ hạ tầng: an ninh mạng và xử lý thanh toán. Bài Giảng TMĐT Page 81
  13. Hình 3.7 Sử dụng cơ sở hạ tầng thƣơng mại điện tử Kết hợp sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có vào trong thiết kế giải pháp kỹ thuật cho phép giải pháp được thực thi nhanh hơn và đảm bảo hơn vì nó sẽ tương thích với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến khác dễ dàng hơn trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được luật pháp quy định của hạ tầng thương mại điện tử. Nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử cũng có thể sử dụng các dịch vụ cơ bản của hạ tầng thương mại điện tử để xây dựng giải pháp cho các khách hàng (các doanh nghiệp) sử dụng. Các doanh nghiệp theo kiểu này sẽ hầu như không phải quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật mà chỉ thuần tuý quan tâm đến các vấn đề kinh doanh mà thôi. Nói cách khác là giải pháp kỹ thuật “trong suốt” đối với giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Hình dưới đây trình bày điều đó. Bài Giảng TMĐT Page 82
  14. Hình 3.8 Sử dụng hạ tầng thƣơng mại điện tử qua các nhà cung cấp giải pháp 4.3. Các bước tiến hành triển khai thương mại điện tử Các doanh nghiệp nghĩ về thương mại điện tử đôi khi gần như các ngân hàng, nhà cung cấp hoặc các đối tác để lấy các thông tin và tìm kiếm sự trợ giúp. Một số có thể vấp phải các khó khăn trong việc tìm kiếm và hợp tác, một số bị ngợp trong lượng thông tin quá lớn và không biết thông tin nào là chính xác. Bài Giảng TMĐT Page 83
  15. Đây là hướng dẫn các bước tiến hành mà các công ty nên tuân theo khi tiến hành triển khai thương mại điện tử. 4.3.1. Hiểu rõ mục đích thực hiện thương mại điện tử Thương mại điện tử thay đổi cách kinh doanh đang được quản lý, điều khiển hiện nay. Cách kinh doanh truyền thống sẽ không tồn tại lâu nữa trong môi trường điện tử. Mỗi công ty nên nhìn vào bản chất công việc kinh doanh của mình để nhận ra chúng sẽ “sống sót” thế nào trong môi trường thương mại điện tử. Các đối tác kinh doanh có thể liên kết lại với nhau và bỏ qua công việc kinh doanh của bạn, các đối thủ cạnh tranh có thể chiếm được khách hàng của bạn qua môi trường thương mại điện tử, nếu doanh nghiệp không có kế hoạch triển khai thương mại điện tử ngay từ bây giờ. 4.3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định kế hoạch chuyển đổi Công việc kinh doanh có liên quan đến các đối tác, các nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp như thế nào. Những khâu nào có thể cải thiện hơn nếu sử dụng internet. Xác định ngân sách, lịch trình và kiểm tra lại môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp. Từ những thông tin đó để quyết định những khâu nào trong hoạt động kinh doanh là phù hợp nhất với việc chuyển đổi với tiến trình đã được hoạch định. Tất cả các thông tin này nên chia sẻ với các đối tác của doanh nghiệp để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. 4.3.3. Lựa chọn cách triển khai Việc thay đổi trong chu trình kinh doanh đã được hoạch định, bước tiếp theo là doanh nghiệp cần kiểm tra xem thực lực đội ngũ kỹ thuật của mình có thể tự tiến hành được dự án hay không. Sử dụng kỹ thuật của bên ngoài có thể làm giảm chi phí nhưng vẫn đòi hỏi rất nhiều vào sự cộng tác của đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp. Độ ngũ này cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống xây dựng xong đã đạt được các yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Khi lựa chọn triển khai theo hướng sử dụng đối tác bên ngoài thì việc kiểm tra dự án mà họ (nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật) đã thực hiện trước đó sẽ cho phép đánh giá được khả năng thực sự của nhà cung cấp. Cũng nên tham khảo các doanh nghiệp đã Bài Giảng TMĐT Page 84
  16. chuyển sang thương mại điện tử để học tập kinh nghiệm để tránh khỏi các rủi ro không đáng có. 4.3.4. Thiết kế - đơn giản, dễ dùng là yêu cầu chính Trừ trường hợp doanh nghiệp sử dụng giải pháp chuẩn trên mạng của các nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử, việc thiết kế hệ thống và trang chủ là một công việc thách thức lớn. Một hệ thống tốt cần đạt được: Trình bày đơn giản và dễ dàng sử dụng theo các chỉ dẫn trên trang chủ Tối thiểu hoá các thiết bị đòi hỏi đối với người sử dụng Nội dung chứa đựng phải có ích và hấp dẫn. Có cơ chế bảo mật và thanh toán phù hợp 4.3.5. Đưa vào hoạt động Khi trang chủ và giải pháp kỹ thuật đã được thực hiện, hoạt động kinh doanh cũng cần điều chỉnh để khớp với chiến lược thương mại điện tử đã được đề ra. Điều chỉ yếu là phải đạt được hiệu quả. Nhập kho, vận chuyển hàng, dịch vụ hỗ trợ Tất cả cần sẵn sàng để hỗ trợ cho những khâu đã được chuyển sang thương mại điện tử. Trong quá trình hoạt động cũng cần chú ý tới tính riêng biệt và tính an ninh, ví dụ như dữ liệu khách hàng được lưu trữ ở đâu và ai được truy xuất các dữ liệu đó. Điều này có vẻ hơi sách vở nhưng thật sự là quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tin cậy của khách hàng đối với công ty 4.3.6. Thường xuyên nâng cấp và cải thiện hệ thống Chỉ thiết kế một hệ thống hay trang chủ theo công nghệ “thời thượng” là chưa đủ. Công ty cần phải thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống. Các quảng cáo đã cũ, các chương trình đã thực hiện xong, các hàng hoá mới nên được theo dõi và cập nhật thường xuyên. Ngoài ra thị trường, khách hàng, đối tác của công ty cũng thay đổi thường xuyên nên hệ thống cũng cần được thay đổi kịp cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài Giảng TMĐT Page 85
  17. 4.3.7. Cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo Sự thành công của hệ thống của bạn phụ thuộc vào sự hỗ trợ và tín nhiệm của khách hàng, các nhà cung cấp và các nhân viên của doanh nghiệp. Vì vậy một điều rất quan trọng là cần phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thật tốt, có thể hướng dẫn cho khách hàng, các nhà cung cấp và các nhân viên bất cứ khi nào họ gặp trục trặc. Không có gì đảm bảo hơn cho khách hàng bằng việc doanh nghiệp thể hiện được sự trung thực và an toàn trong công việc kinh doanh như đảm bảo trả tiền, bảo hành sản phẩm. Vì thế cần chú trọng đến việc đáp ứng một cách nhanh chóng và đảm bảo khi có các yêu cầu này của khách hàng. 4.3.8. Làm cho công chúng biết được doanh nghiệp đã chuyển sang thương mại điện tử Tiếp thị luôn là điều cần thiết. Cũng như các của hàng truyền thống, điều cần thiết là phải lôi kéo được khách hàng đến các của hàng ảo. Việc tiếp thị này có thể thực hiện thông qua các dạng điện tử như quảng cáo trên các trang chủ lớn, thông dụng, các trang danh bạ điện tử và tìm kiếm trên mạng Các quảng cáo truyền thống như trên báo giấy, trên truyền thanh, truyền hình, danh bạ cũng có thể được sử dụng. 4.3.9. Tăng lượng sử dụng Có khách tới thăm gian hàng không phải là mục đích của doanh nghiệp. Điều quan trọng là làm cho khách đến thăm cảm thấy có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ hoặc có quan hệ chặt chẽ hơn nữa (các đối tác) với doanh nghiệp. Điều này có thể thực hiện được thông qua các biện pháp khuyến khích như giảm giá, hàng mẫu miễn phí hoặc các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Bài Giảng TMĐT Page 86