Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - Trần Đình Lý

ppt 75 trang huongle 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - Trần Đình Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_to_chuc_dao_tao_theo_hoc_che_tin_chi_tran_dinh_ly.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ - Trần Đình Lý

  1. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TS.GVC.TRẦN ĐÌNH LÝ TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
  2. ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ I. Lịch sử - Quan niệm về chuyển đổi II.Các khái niệm và định nghĩa III. Đặc điểm và Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ- Quy chế IV. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ IV. Một số việc cần làm
  3. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ • Ra đời năm 1872 tại Đại học Harvard. • Phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ 20, mở rộng ra Bắc Mỹ và thế giới. • Châu Âu bắt đầu áp dụng mô hình nầy. Tuyên bố chung Bologne (19/6/1999) • Tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là trường đầu tiên áp dụng từng bước qui trình đào tạo tín chỉ, từ 1995
  4. “Bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục đại học cho số đông” (GS.TS LÂM QUANG THIỆP)
  5. Liệu học chế này có nguy cơ phá sản ở VN? Hiện có 60% trường ĐH, 30% trường CĐ ở VN ĐT tín chỉ. “Tuy nhiên hầu hết các trường đều thực hiện học chế này theo kiểu nửa vời.” (BT Phạm Vũ Luận)
  6. Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Học chế học phần (đơn vị học trình): - mang một số yếu tố của học chế tín chỉ - nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó (Quy chế 25/2006/QĐBGDĐT ngày 26/6/2006) • Chuyển đổi sang học chế tín chỉ nhằm: - cải tiến học chế học phần - tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó
  7. Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Việc chuyển đổi sang học chế tín cần: - kết hợp với phát triển và hiện đại hóa chương trình đào tạo - đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập
  8. 4 Mục tiêu việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ 1- Xây dựng một học chế mềm dẻo hướng về sv để tăng tính chủ động và khả năng cơ động của sv 2- Đảm bảo sự liên thông trong quá trình học tập 3- Tạo ra sản phẩm có tính thích nghi cao với thị trường lao động trong nước 4- Đưa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới theo xu thế toàn cầu hóa
  9. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1. Chương trình đào tạo cấu tạo thành các môđun (học phần) với các tín chỉ (mỗi học phần có từ 2- 5 tín chỉ); 2. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (tín chỉ); 3. Ghi danh(đăng ký) học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần;
  10. 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 4. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể chia thành 2 học kỳ (15-16 tuần), 3 học kỳ (10-12 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần, theo mùa của năm). Do đó có các loại tín chỉ tương ứng; 5. Đánh giá thường xuyên (quá trình), thang điểm chữ (A,B,C,D,F) điểm trung bình chung tốt nghiệp;
  11. 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ • 6. Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng (được công bố trong quyển sổ tay sinh viên, cố vấn học tập phải nắm vững). Khái niệm “sinh viên năm thứ ”tùy thuộc vào số tín chỉ tích lũy. • 7. Có hệ thống cố vấn học tập: cố vấn để hướng nghiệp và ghi danh học kiểu tích lũy cho đúng quy định và sinh hoạt đoàn thể
  12. 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 8. Chương trình đào tạo mềm dẽo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành đào tạo; 9. Có thể tuyển sinh theo học kỳ. Vì tích lũy đủ TC để được cấp bằng, người học không phải chờ đợi một năm học để học lại những gì cần học (do thi không đạt .) Ở Hoa kỳ, Canada, và Úc, khóa học còn tổ chức theo mùa .(thu, xuân, )
  13. 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 10. Không thi tốt nghiệp dưới mọi hình thức; 11. Chỉ có một văn bằng chính quy với hai loại hình học tập trung và không tập trung. Việc liên thông thực hiện khá dễ dàng.
  14. Các khái niệm và định nghĩa • Tín chỉ: Là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức và kết quả học tập đã tích luỹ được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết (LT) quy đổi, trong đó: - 1 tiết lý thuyết quy đổi = 2 tiết bài tập, hoặc thảo luận trên lớp, hoặc thí nghiệm. - 1 tiết lý thuyết quy đổi = (3- 4) tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận.  Để tiếp thu một tiết học lý thuyết, sinh viên cần (2-3) giờ chuẩn bị. Để tiếp thu một tiết học bài tập, thí nghiệm, sinh viên cần (1-2) giờ chuẩn bị.  Như vậy, tổng số giờ cần thiết tối thiểu để có thể hoàn chỉnh một tín chỉ là 45 giờ.
  15. Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối so với các học phần khác. • Mỗi học phần thí nghiệm, thực tập (gọi chung là thực hành) có khối lượng từ 1 - 3 tín chỉ. • Mỗi học phần lý thuyết (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo luận) có khối lượng từ 2-5 tín chỉ. • Học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ (15 tuần học). • Có thể xem đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp như một học phần đặc biệt.
  16. • Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng các nội dung chính yếu mà SV bắt buộc phải theo học và tích luỹ được. • Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học phần chứa đựng các nội dung có liên quan đến ngành học mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số trong số các học phần tương đương quy định cho ngành đó. • Học phần tự chọn tự do: Là những học phần mà sinh viên có thể tự do đăng ký hoặc không, tuỳ theo nguyện vọng.
  17. • Học phần tiên quyết (đối với học phần X): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải tích luỹ được trước khi theo học học phần X. • Học phần học trước (đối với học phần Y): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải theo học trước khi theo học học phần Y. • Học phần song hành (đối với học phần Z): Là học phần mà sinh viên có thể theo học đồng thời với học phần Z.
  18. Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là “giáo dục hướng về người học” (GS LÂM QUANG THIỆP)
  19. CƠ SỞ TRIẾT LÝ 1. Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo.Tạo điều kiện để người học: – Chọn lựa chương trình & môn học – Chủ động xây dựng kế hoạch học tập – Quyết định tiến độ học tập – Tăng thời gian tự học – Phản hồi từ phía người học 2. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để trường đại học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực
  20. Xu hướng giảng dạy tích cực – lấy sinh viên làm trung tâm coi trọng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. • Giảng viên phải viết tài liệu giảng dạy thiết thực liên quan trực tiếp đến mục tiêu của bài giảng, không rườm rà, cô đọng, đầy đủ mà dễ hiểu, các vấn đề phức tạp của bài giảng đều có thể quy về các giai đoạn, các bước cơ bản. • Giảng viên dành thời gian cho sinh viên tham gia vào bài giảng của thầy để sinh viên tự phát hiện ra vấn đề, tự phát hiện ra chân lý bằng các con đường khác nhau. • Giảng viên tổng kết, đánh giá, kết luận, khẳng định. Khái quát lại các vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của từng vấn đề, kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy tính xách tay, projecteur, băng hình, trình diễn
  21. Bối cảnh quốc tế, khi thực hiện HCTC 1. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nhảy vọt; bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. 2. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ 3. Triết lý về giáo dục thế kỷ 21 biến đổi to lớn, lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, mục tiêu của việc học là "học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập” .
  22. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ? Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
  23. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO? 1. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG (frame curriculum): • Phần bắt buộc phải có để đào tạo sinh viên một ngành học; • Do Bộ GD&ĐT xây dựng và quản lý. 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (curriculum): • Thể hiện chi tiết chương trình khung; • Trường đại học xây dựng và quản lý; • BGD&ĐT duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình đào tạo gồm nhiều môn học, môn học (subject) dạy trong một học kỳ gọi là một học phần (subject, course). Mỗi học phần gồm nhiều đơn vị học trình (unit), tín chỉ (credit).
  24. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH & CHƯƠNG TRÌNH KHUNG * Khung chương trình: Khung chương trình là văn bản của Nhà nước qui định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các chương trình. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau. * Chương trình khung (chuẩn chương trình): Chương trình khung là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn cơ bản và chuyên môn; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Chương trình khung bao gồm khung chương trình và phần nội dung cứng, tức là những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học và cao đẳng.
  25. NGÀNH & CHUYÊN NGÀNH Ngành đào tạo (ngành học) là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hoặc văn hoá cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện các chức năng lao động trong khuôn khổ của một nghề cụ thể; ngành đào tạo phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp. Chuyên ngành đào tạo là sự đào sâu kiến thức và kỹ năng của người học trong những phần hẹp hơn của một ngành, hoặc là sự thu nhận kiến thức và kỹ năng khi xâm nhập từ một ngành này qua ngành mới khác chuyên ngành được ghi trong bảng kết quả học tập của người học khi tốt nghiệp.
  26. Phân biệt tên ngành và tên chương trình • Ngành đào tạo có số lượng giới hạn và tên của nó được gắn với danh mục ngành đào tạo hoặc với bảng phân loại chương trình đào tạo; ngành đào tạo được Nhà nước đặt tên và quản lý. Chương trình đào tạo có số lượng không hạn chế, có thể gắn với một hoặc một số ngành đào tạo; chương trình đào tạo do Trường đặt tên và quản lý.
  27. NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ DANH MỤC NGÀNH ĐÀO TẠO Một ngành đào tạo được mã hóa thành một số có 8 chữ số. Theo Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg ngày 27/01/2005, trình độ và lĩnh vực đào tạo do Thủ tướng Chính phủ quy định, còn nhóm ngành và ngành đào tạo do BGD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH quy định (xem danh mục).Thí dụ: 52 34 03 01 Đại học Kế toán Trình độ Lĩnh vực Nhóm ngành Ngành (CP) (CP) (Bộ GD&ĐT) (Bộ GDĐT) XX XX XX XX
  28. Chương trình đào tạo Thời gian đào tạo Đvht Tín chỉ 6 năm 270 180 5 năm 225 150 4 năm 180 120 3 năm 135 90 2 năm 90 60
  29. Chuyển đổi chương trình 4 năm từ “Niên chế” sang “Học chế tín chỉ” Số giờ Đvht Tín chỉ Giờ trên lớp 180 120 Giờ tự học 180 240 Tổng số 360 360 • Chuyển đổi sẽ thành công khi làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học!
  30. Ba tính chất nổi trội của học chế tín chỉ 1. Tính mềm dẻo: - SV có thể chủ động, tự bố trí sắp xếp chương trình học tập của mình - SV có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh riêng - Ngoài các học phần bắt buộc, trong chương trình còn có những học phần tự chọn QUAN TÂM
  31. 2. Tính tích cực Lấy người học làm trung tâm, “hướng về khách hàng”(ISO) - Giảng viên hướng dẫn, giới thiệu và theo dõi, đánh giá (chú trọng dạy phương pháp) - Sinh viên chủ động, tích cực, đặt kế hoạch học tập cho riêng mình, tăng thời gian tự học, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tăng kỹ năng mềm - Các kiến thức được thường xuyên cập nhật. QUAN TÂM
  32. 3. Tính liên thông giữa các cấp học - Các học phần được cấu trúc theo dạng môđun. - Tính liên thông giữa các cấp học được thực hiện tương đối dễ dàng hơn hơn so với học chế niên chế. Chương trình đào tạo 4 năm là 138 TC gồm: 120 tín chỉ và 18 tín chỉ (kiến thức giáo dục đại cương) (môn điều kiện) (Lý luận chính trị, toán, lý, hoá, sinh, (Giáo dục quốc phòng, tin học,xã hội học ); Kiến thức cơ sở giáo dục thể chất, ngành; Kiến thức chuyên ngành ngoại ngữ) với TCTự chọn (15-25%)
  33. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn
  34. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 1.Rút kinh nghiệm việc thực hiện học chế học phần,chuyển dần sang học chế tín chỉ 2. Nêu những yếu kém cần khắc phục và phương hướng phát triển. 3. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản khung. 4. Điều chỉnh những quy định trong các văn bản đã có trái với bản chất của học chế tín chỉ
  35. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 4. Tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo 5. Phân chia và xây dựng lại chương trình, đề cương chi tiết các học phần theo tinh thần HCTC và kiến thức hiện đại. 6.Tổ chức tập huấn cho giáo chức, cán bộ quản lý và sinh viên.
  36. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC ? Đề cương môn học phải cung cấp thông tin chủ yếu về nội dung và tổ chức dạy - học của môn học. Đề cương môn học bao gồm: - Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn, ). - Thông tin về môn học (tên môn học, bắt buộc hay tự chọn, số lượng tín chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết, ). - Thông tin về tổ chức dạy và học. - Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học. - Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo. - Các yêu cầu và quy định về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. - Một số thông tin liên quan khác theo quy định và hướng dẫn của Trường
  37. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 7.Tìm biện pháp tăng số lượng đội ngũ giáo chức, giảm tải trọng giảng dạy, tạo cơ chế nâng cao thu nhập của giáo chức. 8.Trường triển khai cuộc vận động đổi mới - mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy và học - phương pháp đánh giá kết quả học tập
  38. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 9. Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập 10.Nghiên cứu hình thức thích hợp cho tổ chức và hoạt động của đoàn thể sv 11.Xây dựng các công cụ phổ biến cho sv (sổ tay sinh viên) 12.Chương trình và quy trình học tập 13.Xây dựng niên lịch giảng dạy (niên giám)
  39. NIÊN GIÁM, SỔ TAY SINH VIÊN • Niên giám giúp người học hiểu rõ hoạt động của trường, chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành, đề cương chi tiết các học phần trong chương trình. • Sổ tay sinh viên cung cấp cho người học bảng mã các học phần và kế hoạch giảng dạy trong năm học như các học phần đưa vào giảng dạy (HP tự chọn, HP bắt buộc), thời khóa biểu dự kiến các lớp học phần trong học kỳ để sinh viên đăng ký chọn học phần, chọn lớp học của từng học phần
  40. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 14.Xây dựng hệ thống tài liệu học tập - Thông báo tài liệu liên quan qua mạng - Khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng - Biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu 15.Liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo - phần mềm quản lý đào tạo - công cụ chuyên dụng để đăng ký học phần - phần mềm tiếp cận trực tuyến
  41. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 16.Hợp tác và hội nhập: Tổ chức trao đổi ký kết công nhận lẫn nhau. Thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ giữa CĐ cộng đồng, ĐH có chuyên ngành liên quan. Chủ động tham gia Tổ chức điều phối GDĐH (khu vực, thế giới)
  42. HỌC CHẾ TÍN CHỈ Thuận lợi, Khó khăn & Thách thức trong việc triển khai đào tạo
  43. Những thuận lợi: Nghị quyết 114/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học 2006-2020, trong đó có đề cập đến vấn đề từng bước chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ.  Các Chỉ thị, Chủ trương của Bộ GD&ĐT về học chế tín chỉ  Sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu về việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các khoa trong trường kể từ năm học 2008-2009.  Sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong trường.  Có sự hỗ trợ tích cực của BGH, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và của các thành viên trong trường.  Kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo trong nước.  Xu thế tất yếu về sự phát triển giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.
  44. CĂN CỨ PHÁP LÝ • Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngòai (Nghị quyết 14/2005). “ Các trường chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết và lộ trình hơp lý để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009- 2010 hoặc muộn nhất là vào năm học 2010- 2011”(Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDĐH của Bộ trưởng Bộ GDĐT từ năm học 2008- 2009)
  45. NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ (14/2005/NQ-CP) Dự báo 2015 • Số sinh viên: 2.000.000 người • Số giảng viên: 100.000 người • Số tiến sỹ phải có: 25.000 người • Hiện tại mỗi năm có: 1.200 tiến sỹ được đào tạo (cả trong và ngoài nước) • Từ nay đến 2015 cần có thêm 20.000 tiến sỹ • Như vậy trong 10 năm tới cần mỗi năm 2000 tiến sỹ
  46. CĂN CỨ PHÁP LÝ • “Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học” được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. • TT 55/LB • Quy chế 43/2007/BGDĐT ngày 15/8/2007 về đào tạo ĐH,CĐ hệ chính quy theo học chế tín chỉ (gọi tắt là Quy chế 43).
  47. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng a. Áp dụng cho các khóa đào tạo ĐH, CĐ chính quy thực hiện theo học chế tín chỉ. b. Đây là quy chế khung chỉ đưa ra những đặc điểm cơ bản của hệ thống tín chỉ => đòi hỏi từng trường phải soạn thảo thành quy chế cụ thể cho phù hợp với điều kiện của mình
  48. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 3: Học phần và tín chỉ Đơn vị học trình và tín chỉ đều được sử dụng để đo khối lượng lao động học tập của sinh viên và đều được tính bằng 15 tiết học lý thuyết (quy chuyển). Tuy nhiên thời gian chuẩn bị cá nhân trước khi lên lớp trong 2 trường hợp này lại hòan tòan khác nhau, tùy theo phương pháp day và học: 15 giờ cho mỗi đơn vị học trình và 30 giờ cho mỗi tín chỉ. Do đó 1 tín chỉ = 1,5 đơn vị học trình. Các trường chỉ được chuyển qua sử dụng đơn vị tín chỉ để đo khối lượng lao động học tập của sinh viên khi đã thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động của người học.
  49. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 4: Thời gian họat động giảng dạy Thời gian hoạt động giảng dạy thường xuyên theo học chế tín chỉ được kéo dài cả ngày (khỏang từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối hoặc muộn hơn) và không phân thành các ca, buổi. Do đó cơ sở vật chất của nhà trường cần bảo đảm cho sinh viên có thể học và làm việc tại trường trong suốt thời gian trên.
  50. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 8: Tổ chức lớp học Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa trên kết quả đăng ký khối lượng học tập của sinh viên vào đầu mỗi học kỳ. Không tổ chức những lớp có sinh viên đăng ký quá ít.
  51. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Lớp học phần – Số lượng sv phụ thuộc phòng học/Giảng viên – Theo đặc điểm môn học (học phần) – Theo nhu cầu người học • Lớp sinh hoạt – Tương thích mô hình lớp theo niên chế • Học kỳ – 2 học kỳ chính + 1 học kỳ hè – Học kỳ hè dành cho học lại & học tiến độ nhanh – Đơn vị xử lý học vụ là học kỳ • Thời khóa biểu – Cá thể hóa cho từng sinh viên – Kết quả của quá trình đăng ký môn học
  52. Đặc điểm về đánh giá sinh viên trong học chế tín chỉ (theo QC 43/2007) • Bao gồm điểm của nhiều bộ phận: kiểm tra, thảo luận, thực hành, chuyên cần, thi giữa kỳ, tiểu luận, thi cuối kỳ • Điểm thi cuối kỳ không dưới 50%, nhưng không quá 70% • Trọng số của các điểm bộ phận do giảng viên đề xuất, Hiệu trưởng duyệt và quy định trong đề cương môn học. • Điểm bộ phận chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 số lẽ. Chuyển sang điểm A, B, C, D, F • Điểm học phần là điểm bình quân gia quyền của các điểm bộ phận
  53. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 10: Đăng ký khối lượng học tập a. Được cố vấn học tập tư vấn sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập cho mình vào đầu mỗi học kỳ.Việc đăng ký phải tuân thủ: - Lộ trình học toàn khóa - Bảo đảm khối lượng học tập tối thiểu quy định cho từng loại sinh viên (bình thường, yếu) b. Để nhà trường thuận lợi trong việc bố trí lớp học (giảng viên, cơ sở vật chất) nên tổ chức cả 3 hình thức đăng ký: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn .
  54. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT Điều 14.Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau: • a) Sinh viên năm thứ nhất:Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ; • b) Sinh viên năm thứ hai:Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ; • c) Sinh viên năm thứ ba:Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ; • d) Sinh viên năm thứ tư:Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ; • đ) Sinh viên năm thứ năm:Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến dưới 150 tín chỉ;
  55. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 14: Xếp hạng sinh viên sau mỗi học kỳ Để thuận lợi cho việc xem xét quá trình học tập của sinh viên (được học tiếp hay bị buộc thôi học) sau mỗi học kỳ căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng theo 2 tiêu chí: - Năm đào tạo (năm thứ 1, thứ 2, thứ 3, ) - Học lực (bình thường, yếu). Những sinh viên bị xếp hạng học lực yếu cần được cố vấn học tập tư vấn rất thận trọng để đảm bảo trong học kỳ tiếp không bị rơi vào trường hợp bị thôi học
  56. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 16: Điều kiện bị buộc thôi học a. ĐTBHK <0,80 cho học kỳ đầu tiên <1,00 cho các học kỳ tiếp theo <1,10 cho 2 học kỳ liên tiếp b. ĐTBCTL <1,20 cho sinh viên năm thứ 1 <1,40 cho sinh viên năm thứ 2 <1,60 cho sinh viên năm thứ 3 <1,80 cho sinh viên các năm cuối khóa c. Vượt quá thời hạn tối đa d. Bị kỷ luật 2 lần do thi hộ
  57. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 19: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ để xét việc học tiếp, buộc thôi học hoặc tốt nghiệp theo 4 tiêu chí sau: Khối lượng học tập đăng ký ở mỗi học kỳ, điểm trung bình chung học kỳ, khối lượng kiến thức tích lũy và điểm trung bình chung tích lũy.
  58. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 22: Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần a. Điểm bộ phận đánh giá theo thang điểm 10 (có thể lấy đến 1 chữ số thập phân) b. Điểm học phần được cho theo thang điểm chữ: A, B,C, D, F và I, X, R c. Khi tính điểm trung bình chung (học kỳ và tích lũy) các điểm chữ A, B, C, D, F lại được quy chuyển qua thang điểm số 4, 3, 2, 1, 0.
  59. THANG ĐIỂM A,B,C Thang Thang 10 Thang 4 Xếp hạng A,B,C,D,F A 8,5 - 10 4 GIỎI B 7,0 - 8,4 3 KHÁ C 5,5 - 6,9 2 Trung bình D 4,0 - 5,4 1 TB yếu F Dưới 4 0 KÉM
  60. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 24: Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp a. Không thi tốt nghiệp b. Không bảo vệ đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Chỉ tổ chức chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp. c. Sinh viên không làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp được quyền học thay thế một số học phần chuyên môn với khối lượng tương đương.
  61. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 27: Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp - Tích lũy số học phần quy định với tổng số tín chỉ quy định cho từng chương trình cụ thể. - Điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học ≥ 2,00 - Thỏa mãn một số yêu cầu cho ngành đào tạo chính. - Có các chứng chỉ GDQP và GDTC
  62. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT CHUẨN ĐẨU RA? - Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng LÀM được nhờ kết quả của quá trình đào tạo (Jenkins and Unwin) - Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo. (Univ. New South Wales, Australia)
  63. CHUẨN ĐẨU RA? - “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên” (GS.TS Nguyễn Thiện Nhân). - Chuẩn đầu ra là lời khẳng định về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu và có khả năng làm được khi kết thúc chương trình học tập. ❖Chương trình học tập có thể là một giờ học, một mô đun hay học phần hoặc toàn bộ một khóa học. ❖Chuẩn đầu ra cần không đơn giản là một “danh sách của những mong muốn” về điều mà một sinh viên có năng lực để làm khi hoàn tất chương trình học tập ❖Chuẩn đầu ra cần mô tả đơn giản và rõ ràng ❖Chuẩn đầu có thể đánh giá được
  64. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 28: Cấp bằng tốt nghiệp Xếp hạng tốt nghiệp căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học Xuất sắc: ≥ 3,60 Giỏi: ≥ 3,20 Khá: ≥2,50 Trung bình: ≥2,00 Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: • a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình; • b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
  65. Những khó khăn chính khi triển khai: -THIẾU KINH NGHIỆM: Bước đầu thực hiện nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. - KHÓ ĐỔI NẾP QUEN: Sự thay đổi phương thức đào tạo cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ một thói quen (trong CB quản lý, giảng viên và sinh viên) đã thành nếp sẽ khó thực hiện trong giai đoạn đầu. - QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÓ NHIỀU PHỨC TẠP, khi mà mỗi một sinh viên có một kế hoạch học tập riêng. - SỐ GIẢNG VIÊN CỠ HỮU CÒN ÍT, không đồng bộ - CƠ SỞ VẬT CHẤT CÒN HẠN CHẾ NHẤT ĐỊNH, kể cả phòng học, phương tiện dạy học, phòng thực hành thí nghiệm, lẫn tư liệu học tập cho sinh viên.
  66. THÁCH THỨC 1. Đối với nhà trường – Cơ sở vật chất; – Số lượng, chất lượng và cấu trúc đội ngũ; – Quản lý đào tạo (cụ thể hóa quy chế 43/2007); – Công nghệ thông tin (phần mềm) thích hợp; – Quy định chi tiêu tài chính + Đến nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giảng viên chưa nắm vững các quy chế, quy định việc vận hành hệ thống tín chỉ → cải tiến quản lý + Việc xếp thời khóa biểu còn bộc lộ một số hạn chế: số sinh viên/sức chứa tối đa, thời khóa biểu báo giảng viên có giờ nhưng không tồn tại lớp hoặc phải di chuyển xa khi đổi tiết, điện-thiết bị trang bị lớp học → cơ sở vc
  67. 2. Đối với thầy – Thay đổi phương pháp dạy học – Công khai kế hoạch và nội dung dạy học – Đánh giá quá trình – Cố vấn học tập chưa có nhiều kinh nghiệm để tư vấn, một số trường hợp chưa làm hết vai trò đối với sinh viên. . 3. Đối với trò – Thay đổi phương pháp học – Chủ động kế hoạch học tập
  68. 4. Đối với các tổ chức, đoàn thể – Thay đổi phương pháp hoạt động – Tăng khả năng đáp ứng - Cải tiến công tác hành chánh, tổ chức
  69. MỘT SỐ VIỆC CẦN PHẢI LÀM VỀ DẠY - HỌC THEO HCTC TRONG TRƯỜNG 1. Chương trình đào tạo cần kịp thời điều chỉnh đảm bảo cân đối, hợp lý về thời lượng và nội dung các học phần. Biên soạn và hoàn chỉnh đề cương chi tiết môn học.
  70. MỘT SỐ VIỆC CẦN PHẢI LÀM VỀ DẠY - HỌC THEO HCTC TRONG TRƯỜNG 2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học: • Giảng viên cần tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trao đổi PPGD đại học.Sử dụng linh hoạt các PPDH phù hợp với từng nội dung cần truyền đạt cho sinh viên. • Trong đề cương chi tiết học phần, giảng viên nên cấu trúc nội dung thành các mảng kiến thức, phần nào là thuyết trình, phần nào giao sinh viên tự học, phần nào là thảo luận,
  71. MỘT SỐ VIỆC CẦN PHẢI LÀM VỀ DẠY - HỌC THEO HCTC TRONG TRƯỜNG • Sinh viên được học tập, trao đổi về phương pháp học tập ở bậc đại học, cao đẳng theo HTTC thông qua giảng viên giảng dạy, cố vấn học tập, đoàn thanh niên, hội sinh viên, • Cần tổ chức thi và đánh giá việc học của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc,khách quan (đánh giá theo quá trình, tổ chức thi và đánh giá theo nhiều hình thức khác nhau ) cũng như tổ chức hướng dẫn học tập và đánh giá rèn luyện của sinh viên thực chất và hiệu quả
  72. MỘT SỐ VIỆC CẦN PHẢI LÀM VỀ DẠY - HỌC THEO HCTC TRONG TRƯỜNG 3.Tổ chức biên soạn, cập nhật tài liệu chuyên môn. Xây dựng hệ thống tư liệu chuyên ngành đáp ứng đủ nhu cầu của người dạy lẫn người học 4.Đổi mới quản lý đào tạo và hệ thống thông tin quản lý đủ mạnh để thích ứng với HTTC,khai thác triệt để công nghệ thông tin (chương trình phần mềm, mạng LAN, trang WEB, thư viện điện tử, )
  73. MỘT SỐ VIỆC CẦN PHẢI LÀM VỀ DẠY - HỌC THEO HCTC TRONG TRƯỜNG 4.1 Cần thay đổi quan niệm đào tạo một cách triệt để trong lãnh đạo, cán bộ viên chức, thay đổi cách tiếp cận vần đề,xây dựng lộ trình thực hiện một cách hệ thống, chuẩn mực. 4.2 Cần có hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là quy chế đào tạo và đầy đủ các quy định đáp ứng cho cả quy trình đào tạo
  74. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. - Học chế tín chỉ là gì? Vì sao các trường ĐH, CĐ Việt Nam cần chuyển từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ? - Trong điều kiện của trường, của đơn vị công tác của bạn cần tiến hành các bước đi, biện pháp cụ thể nào ? những thuận lợi cần phát huy và khó khăn nào cần khắc phục. - Theo bạn, Quy chế 43/2007, cần bổ sung và hoàn thiện như thế nào để thuận lợi hơn cho người học và hệ thống quản lý đào tạo
  75. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 2. Bạn hãy nêu sự khác biệt căn bản giữa quy chế 25/2006 (niên chế) và quy chế 43/2007 (học chế tín chỉ) về cách đăng ký học, cách đánh giá,thang điểm, cách tính điểm trung bình học tập, xếp hạng học tập và điều kiện tốt nghiệp.