Bài giảng Toán tài chính - Phần 1: Các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn

ppt 51 trang huongle 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán tài chính - Phần 1: Các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_tai_chinh_phan_1_cac_nghiep_vu_tai_chinh_ngan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Toán tài chính - Phần 1: Các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn

  1. TOÁN TÀI CHÍNH BÀI TẬP
  2. PHẦN 1 CÁC NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
  3. CÁC NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN ◼ Chương 1: Lãi đơn ◼ Chương 2: Chiết khấu thương phiếu theo lãi đơn ◼ Chương 3: Tài khoản vãng lai
  4. LÃI ĐƠN Một khoản tiền được gửi vào NH trong 192 ngày, lãi suất 9,5%. Người ta nhận thấy rằng khoản tiền đó với những điều kiện như trên nếu được gửi theo năm 360 ngày và theo năm 365 ngày thì giữa hai cách gửi này có sự chênh lệch về tiền lãi là 4,35 tr. Hãy tính giá trị của khoản tiền trên.
  5. LÃI ĐƠN Từ một số vốn đầu tư ban đầu, sau một thời gian đầu tư, số tiền thu được bằng 1,6 lần vốn đầu tư ban đầu. Nếu với số vốn trên, đầu tư trong thời gian lớn hơn thời gian đầu tư ban đầu là 1 năm nhưng với lãi suất nhỏ hơn lãi suất ban đầu là 2% thì số tiền thu được bằng 1,6 lần vốn đầu tư ban đầu. Hãy tính thời gian và lãi suất tương ứng với cách đầu tư thứ nhất.
  6. LÃI ĐƠN Hai khoản vốn chênh lệch nhau 1 tr. Khoản thứ nhất được gửi vào NH trong 18 tháng với lãi suất 12%; khoản thứ hai gửi trong 16 tháng với lãi suất 10%. Hãy tính giá trị của từng khoản vốn và số tiền lãi của mỗi khoản biết rằng lãi của khoản thứ nhất gấp đôi số tiền lãi của khoản thứ hai.
  7. LÃI ĐƠN Hai nhà đầu tư có hai khoản vốn với tổng số tiền là 16,8 tỷ được đầu tư vào hai DN trong 1 năm với tổng tiền lãi thu được là 1,6512 tỷ. Lãi suất đầu tư của hai khoản vốn chênh lệch nhau 0,4. Hãy tính giá trị và lãi suất của hai khoản vốn trên biết rằng nếu khoản vốn thứ nhất được tính theo lãi suất của khoản vốn thứ hai và khoản vốn thứ hai được tính theo lãi suất của khoản vốn thứ nhất thì tổng tiền lãi thu được của 1 năm là 1,6416 tỷ.
  8. LÃI ĐƠN Một nhà đầu tư có hai khoản vốn với tổng số tiền là 20 tỷ, đầu tư vào hai DN A và B với lãi suất lần lượt là t% và (t+1)%. Hãy tính giá trị của hai khoản vốn trên và hai lãi suất tương ứng biết rằng tiền lãi hàng năm của 2 khoản vốn lần lượt là 1,08 tỷ và 0,8 tỷ.
  9. LÃI ĐƠN Ba khoản vốn có quan hệ theo cấp số cộng được gửi vào NH trong 2 năm với lãi suất 11%, tổng số tiền lãi thu được là 1,386 tỷ. Giá trị của khoản vốn thứ ba nhiều hơn của khoản vốn thứ nhất là 2,4 tỷ. Hãy tính giá trị của 3 khoản vốn trên.
  10. LÃI ĐƠN Ba khoản vốn có quan hệ theo cấp số nhân giảm dần được gửi vào NH với lãi suất 9%; thời gian gửi lần lượt là 3 tháng, 6 tháng và 8 tháng. Tổng số tiền lãi thu được là 969 tr; chênh lệch về giá trị giữa khoản vốn thứ nhất và khoản vốn thứ ba là 3600 tr. Hãy tính giá trị của mỗi khoản vốn.
  11. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Hãy xác định thời điểm đáo hạn của thương phiếu có mệnh giá 75150 biết rằng nếu ngày 30/6 thương phiếu đó được đem chiết khấu theo pp thương mại với lãi suất 3% thì sẽ có được một khoản chênh lệch về tiền chiết khấu là 0,3 so với chiết khấu theo pp hợp lý.
  12. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Một thương phiếu với mệnh giá 16380 được chiết khấu theo lãi suất 8%. Nếu thương phiếu trên được chiết khấu theo pp hợp lý thì số tiền chiết khấu hợp lý nhỏ hơn số tiền chiết khấu thương mại là 2. Hãy xác định thời điểm đáo hạn của thương phiếu trên biết rằng thương phiếu được chiết khấu vào ngày 18/10.
  13. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Ngày 1/3, một thp được chiết khấu tại NH với lãi suất 6%. Chênh lêch giữa tiền chiết khấu thương mại và tiền chiết khấu hợp lý bằng 1/100 tiền chiết khấu hợp lý. Hãy xác định thời điểm thanh toán của thp trên.
  14. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Một thp có mệnh giá là 3,663. Hãy tính giá trị hiện tại hợp lý của thp trên biết rằng giá trị hiện tại thương mại là 3,6297.
  15. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Một người có 2 phương án huy động vốn (1) Đem thp có mệnh giá 100.000 đến NH xin chiết khấu với lãi suất 6%, hoa hồng ký hậu 0,45%, hoa hồng cố định 600, thuế 5% tính trên hoa hồng cố định, thời gian còn lại của thp là 45 ngày. (2) Vay vốn NH với lãi suất trên HĐTD là 6,2%; phí suất tín dụng 3%. Hãy giúp người này lựa chọn p/a huy động vốn tốt hơn.
  16. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Có 3 thp được chiết khấu tại NH với mệnh giá tỷ lệ với các số 2,5,9 và tổng mệnh giá của chúng là 5120. Kỳ hạn thanh toán của 3 thp lần lượt là 30, 45 và 60 ngày. Ba thp được chiết khấu theo cùng lãi suất t%/năm. Hoa hồng ký hậu (tỷ lệ thuận với thời gian) cho mỗi thp là 0,6%; hoa hồng cố định tính trên mỗi thp (không phụ thuộc vào thời hạn) là 1‰; riêng thp thứ nhất phải chịu thêm phụ phí là 0,25% (không phụ thuộc vào thời hạn). Hãy tính lãi suất chiết khẩu biết rằng tổng giá trị ròng của 3 thp là 5042,88.
  17. CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Vào ngày ½, khách hàng đem thp có mệnh giá C, đáo hạn vào ngày 27/7 cùng năm đến NH xin chiết khấu với lãi suất thực tế chiết khấu là 8%. Hãy tính lãi suất giá thành chiết khấu.
  18. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Ngày 1/3, DN đề nghị NH thay thế thp đáo hạn vào ngày 31/3 bằng một thp khác có mệnh giá 10.710 đáo hạn vào ngày 15/5 cùng năm. Lãi suất chiết khấu 10%. Hãy tính mệnh giá của thp thay thế.
  19. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Ngày 16/7, một người đề nghị thay thế thp đáo hạn vào ngày 31/7 với mệnh giá là 300.000 bằng một thp khác có mệnh giá là 302.000. Hãy xác định thời điểm đáo hạn của thp thay thế biết lãi suất chiết khấu là 5%.
  20. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Có 2 thp lần lượt như sau: thp thứ nhất đáo hạn vào ngày 31/10; thp thứ hai đáo hạn vào ngày 20/11 cùng năm. Lãi suất chiết khấu 9%/năm. Hai thương phiếu trên tương đương vào ngày 30/06. Hãy xác định mệnh giá của 2 thp trên, biết rằng tổng mệnh giá của chúng là 50 triệu
  21. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Có 2 thp lần lượt như sau: thp thứ nhất có mệnh giá 19,87 tr và đáo hạn vào ngày 31/10; thp thứ hai có mệnh giá 19,77 tr và đáo hạn vào ngày 20/11 cùng năm. Lãi suất chiết khấu 9%/năm. Hãy xác định thời điểm tương đương của 2 thp trên.
  22. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Ngày 31/8, DN đề nghị với NH thay thế 3 thp bằng 1 thp đáo hạn vào ngày 30/9. Biết lãi suất chiết khấu là 9%/năm. Hãy xác định mệnh giá của thp thay thế. Biết 3 thp bị thay thế lần lượt là: C1= 2000 và đáo hạn vào ngày 15/9 C2= 1200 và đáo hạn vào ngày 20/9 C3= 800 và đáo hạn vào ngày 9/11.
  23. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN Một người mắc 3 khoản nợ thp: 150.000 thanh toán vào ngày 1/6 165.000 thanh toán vào ngày 9/7 200.000 thanh toán vào ngày 27/7 Ngày 20/4, người này đề nghị thay thế 3 thp trên bằng một thp có mệnh giá 520.000. Hãy xác định thời hạn thanh toán của thp thay thế biết lãi suất chiết khấu 7%/năm.
  24. TÀI KHOẢN VÃNG LAI NHCT quản lý TKVL của khách hàng X. Lãi suất là 4,75%. Trong thời kỳ hoạt động từ ¼ đến 30/6 có các nghiệp vụ sau: ¼ Dư có 82,5 18/4 Tiền gửi 1000 6/5 Séc rút tiền 1170 29/5 Nhập thp 987 2/6 Nhập thp 663,9 2/6 Séc rút tiền 165 Hãy tính lãi và rút số dư cho TK trên vào ngày 30/6.
  25. PHẦN 2 CÁC NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
  26. CÁC NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH DÀI HẠN ◼ Chương 4: Lãi gộp và chiết khấu thương phiếu theo lãi gộp ◼ Chương 5: Chuỗi niên kim ◼ Chương 6: Thanh toán nợ thông thường ◼ Chương 7: Thanh toán nợ trái phiếu
  27. LÃI GỘP Ngày 31/10/1992, một người đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm với số tiền rút ra là 72 triệu. Hỏi để có được số tiền trên thì ngày 31/10/1974 người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền? Biết rằng cứ 6 tháng lãi gộp vào vốn một lần và lãi suất tiền gửi là 14,49%/năm.
  28. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP Một người nợ 100 triệu, thời hạn 5 năm. Người này muốn trả món nợ trên bằng 5 khoản trả bằng nhau với thời hạn tương ứng lần lượt là 1,2,3,4,5 năm. Lãi suất 9%/năm. (a) Hãy tính số tiền của mỗi lần trả; (b) Hãy tính số tiền của mỗi lần trả nếu giá trị của các lần trả có quan hệ với nhau theo cấp số nhân với công bội là 1,09; (c) Hãy tính số tiền của mỗi lần trả nếu giá trị của các lần trả có quan hệ với nhau theo cấp số cộng với công sai là 100000.
  29. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP Một cty có 4 món nợ thương phiếu sau đây: 40000 trả sau 2 năm 10000 trả sau 3 năm 3 tháng 25500 trả sau 1 năm 6 tháng 50000 trả sau 5 năm Cty đề nghị được trả các món nợ trên bằng một thương phiếu duy nhất với thời hạn 2 năm 9 tháng. Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu thay thế biết rằng lãi suất chiết khấu là 8,5%/năm.
  30. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP Tương tự bài trên. Biết rằng mệnh giá của thương phiếu thay thế là 130000 và lãi suất chiết khấu là 10,25%/năm. Hãy xác định thời hạn thanh toán còn lại của thương phiếu thay thế.
  31. SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP Một người có 3 khoản nợ thương phiếu sau: 17300 đáo hạn sau 6 tháng 18400 đáo hạn sau 18 tháng 19500 đáo hạn sau 24 tháng Người này đề nghị thay thế 3 thương phiếu trên bằng một thương phiếu duy nhất đáo hạn sau 42 tháng. Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu thay thế biết rằng lãi suất chiết khấu là 12,36%/năm.
  32. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người cứ mỗi năm để dành được khoảng 8000. Người này muốn sau một thời gian có được 1800000. Hãy lập các phương án gửi tiền vào ngân hàng để khách hàng lựa chọn biết rằng lãi suất tiền gửi là 3,8%/năm.
  33. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người nông dân mỗi năm để dành được xấp xỉ 3 triệu. Người này muốn sau một thời gian có được số tiền là 30 triệu bằng cách gửi số tiền có được hàng năm vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng là 7%/năm. Hãy lập các phương án gửi tiền để khách hàng lựa chọn biết rằng người này muốn số tiền gửi mỗi lần bằng nhau.
  34. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người hàng năm để dành được tối đa là 15 triệu. Người này muốn sau thời gian ngắn nhất có được 1 tỷ bằng cách gửi số tiền để dành vào ngân hàng. Biết lãi suất tiền gửi là 8%/năm. Hãy lập các phương án gửi tiền phù hợp với điều kiện của khách hàng.
  35. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người vay ngân hàng 300 triệu với cam kết trả nợ hàng năm. Thu nhập hàng năm có được để trả nợ là khoảng 50 triệu. Lần trả đầu tiên cách lúc vay 1 năm. Biết lãi suất tiền vay là 12%/năm. Hãy lập các phương án trả nợ để khách hàng lựa chọn sao cho số tiền trả nợ mỗi lần bằng nhau.
  36. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một khách hàng vay ngân hàng 20 tr với cam kết cứ 6 tháng trả nợ một lần và số tiền trả mỗi lần bằng nhau. Thu nhập cứ mỗi 6 tháng để dành được để trả nợ là 3 tr. 5 năm sau ngày vay, người này bắt đầu trả nợ. Hãy lập các phương án trả nợ cho khách hàng biết rằng lãi suất tiền vay là 14,49%/năm.
  37. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người vào ngày 1/6 hàng năm lại đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm hưởng lãi gộp. Người này gửi tất cả 8 lần với số tiền gửi mỗi lần bằng nhau bằng 10 tr. Lãi suất tiền gửi là 8,5%/năm. Sau lần gửi cuối cùng, khách hàng không gửi thêm nữa và số tiền có được tiếp tục để trong ngân hàng. 4 năm sau kể từ lần gửi khoản tiền cuối cùng, khách hàng bắt đầu rút tiền. Các lần rút tiền thực hiện vào ngày 1/6 hàng năm với số tiền rút ra mỗi lần bằng nhau bằng 9 tr. a. Xác định số tiền người này còn lại trong ngân hàng ngay sau lầ rút tiền cuối cùng biết rằng khách hàng rút tất cả 8 lần và lãi suất tiền gửi không thay đổi. b. Xác định số tiền còn lại trong ngân hàng biết rằng trong 3 năm cuối, lãi suất ngân hàng giảm xuống còn 8%/năm.
  38. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người vào ngày 31/12 hàng năm lại đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm hưởng lãi gộp với số tiền gửi mỗi lần bằng nhau bằng 6 tr. Lãi suất tiền gửi 9%/năm. Lần gửi đầu tiên vào ngày 31/12/1987, lần gửi cuối cùng vào ngày 31/12/1997. Sau lần gửi khoản tiền cuối cùng, người này không gửi thêm tiền nữa. Số tiền có được tiếp tục để trong ngân hàng đến ngày 31/12/2000 thì khách hàng bắt đầu rút tiền. Các lần rút tiền thực hiện vào ngày 31/12 hàng năm. Lần rút cuối cùng vào ngày 31/12/2005. a. Xác định số tiền rút ra mỗi lần biết rằng các lần rút tiền với số tiền bằng nhau và ngay sau lần rút cuối cùng thì rút hết tiền trong ngân hàng, lãi suất tiên gửi không thay đỏi. b. Xác định số tiền rút ra mỗi lần biết rằng các lần rút tiền với số tiền bằng nhau và ngay sau lần rút cuối cùng thì rút hết tiền trong ngân hàng, lãi suất tiên gửi trong 2 năm cuối tăng lên 9,5%/năm.
  39. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) a) Một dn vào ngày 30/6 hàng năm lại đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm hưởng lãi gộp với số tiền cố định là 30 tr. Khoản gửi đầu tiên vào ngày 306/1970, khoản cuối cùng vào ngày 30/6/1978. Lãi suất tiền gửi là 9%/năm. Hãy tính số tiền dn có được vào ngày 30/6/1981. b) Ngày 30/6/1981 dn rút toàn bộ số tiền có được và sau khi quy tròn đến 1 tr, số tiền đó ngay lập tức được gửi lại vào ngân hàng với điều kiện mỗi năm ngân hàng phải trả cho dn 70 tr, khoản trả đầu tiên vào ngày 30/6/1982, lãi suất gửi là 10%/năm. Hãy xác định thời điểm của khoản trả cuối cùng và tính số tiền của khoản trả cuối cùng đó biết rằng khoản trả cuối cùng số tiền trên 70 tr.
  40. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Vào ngày 1/6/1994, một người gửi vào ngân hàng 8 tr và dự định vào ngày 1/6 hàng năm kể từ năm 1997 sẽ rút ra một số tiền cố định khoảng 0,8 tr. Biết rằng lãi suất tiền gửi là 7%/năm và người này muốn rằng số tiền rút ra mỗi lần gần 0,8 tr nhất. Hỏi người này được rút bao nhiêu lần, mỗi lần rút bao nhiêu tiền và thời điểm của lần rút tiền cuối cùng là khi nào?
  41. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) 1. Một khách hàng cứ mỗi 6 tháng lại gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi gộp theo kỳ hạn 6 tháng. Lần đầu tiên gửi 6 tr, số tiền các lần gửi sau bằng số tiền của lần gửi ngay trước đó cộng thêm 5% số tiền đó. Người này gửi liên tục 10 lần, lãi suất tiền gửi là 10,25%/năm. Hỏi vào thời điểm 20 năm sau kể từ lần gửi đầu tiên thì người đó có được số tiền là bao nhiêu? 2. Nếu người này vay tiền ngân hàng với kế hoạch trả nợ như trên, lần trả nợ đầu tiên cách lúc vay đúng 1 năm và lãi suất tiền vay là (a) 10,25%/năm và (b) 12,36%/năm thì số tiền ngân hàng cho vay là bao nhiêu?
  42. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người cứ cuỗi mỗi năm lại để dành được một khoản tiền. Khoản tiền đầu tiên là 20 tr và dự kiến các năm sau số tiền để dành sẽ tăng so với năm trước 5%. Người này bây giờ 30 tuổi và dự kiến thu nhập sẽ duy trì cho tới khi 60 tuổi. a. Nếu số tiền để dành hàng năm để trả nợ ngân hàng thì ngân hàng sẽ cho người này vay bao nhiêu tiền biết rằng lãi suất tiền vay là 8%/năm? b. Nếu mỗi năm người này trích ra 5% số tiền để dành được gửi tiết kiệm vào ngân hàng với lãi suất 8%/năm thì đến năm 60 tuổi người đó sẽ có bao nhiêu tiền trong ngân hàng? c. Nếu người này muốn tiêu dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm ở câu b bằng cách mỗi năm rút ra một số tiền cố định trong vòng 20 năm liên tục thì số tiền rút ra mỗi lần là bao nhiêu?
  43. CHUỖI NIÊN KIM (NIÊN KHOẢN) Một người vào ngày 1/6/1991 đến vay ngân hàng một số tiền và thực hiện trả nợ vào ngày 1/6 hàng năm. Người này đã trả được 5 lần, mỗi lần trả 50 triệu, lần trả nợ đầu tiên thực hiện vào ngày 1/6/1992. Lãi suất tiền vay là 12%/năm. Do tình hình kinh tế thay đổi, vào ngày 1/6/1996, lãi suất ngân hàng tăng lên 13%/năm nên người này tăng số tiền trả nợ mỗi lần lên 60 tr và vẫn trả vào ngày 1/6 hàng năm. Lần trả cuối cùng vào ngày 1/6/2002 thì hết nợ ngân hàng. Hãy xác định số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay.
  44. THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG Một dn vay ngân hàng 600 tr với cam kết cứ mỗi 6 tháng lại trả nợ ngân hàng. Lần trả nợ đầu tiên cách lúc vay 2 năm. Dn trả trong 5 lần thì hết nợ. Hãy lập bảng thanh toán nợ cho dn này biết rằng lãi suất tiền vay là 16,64%/năm.
  45. THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG Một người vay ngân hàng một số tiền với lãi suất 7,5%/năm và thực hiện trả nợ theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm. Khoản trả đầu tiên cách thời điểm nhận tiền vay là 1 năm. Sau khoản trả thứ 8 người này trả được 2/3 số vốn vay ban đầu. Biết rằng số nợ gốc đã trả ở lần thứ nhất là 500000. a. Người này đã vay ngân hàng bao nhiêu tiền? b. Tính số dư nợ gốc sau lần trả thứ 10. c. Tính số tiền trả nợ mỗi lần.
  46. THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG Một người vay ngân hàng 500 tr với lãi suất 12%/năm, trả trong 15 lần theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm thì hết nợ. Thời điểm trả khoản nợ đầu tiên cách lúc vay là 1 năm. a. Xác định các chỉ tiêu trong 2 dòng đầu của BTTN. b. Xác định các chỉ tiêu trong 3 dòng cuối của BTTN. c. Sau bao nhiêu năm thì người này trả được 1/3 số nợ gốc ban đầu?
  47. THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG Một người vay ngân hàng 300 tr với lãi suất 13%/năm. Thời hạn vay là 15 năm. Trả nợ theo CNKCĐ. a. Xác định số tiền trả nợ mỗi lần. b. Sau khi trả được 10 lần, người này đề nghị kéo dài thời gian trả nợ thêm 9 lần nữa và vẫn trả theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm. Hãy xác định số tiền trả nợ mỗi lần.
  48. THANH TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU Một CTCP phát hành 8000 trái phiếu với mệnh giá mỗi trp là 100. Nợ trp được thanh toán theo mệnh giá theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm trong 4 năm. Lãi suất trp là 6%/năm. Mỗi trp được bán với giá 98. a. Xác định lãi suất đầu tư trp trung bình. b. Xác định lãi suất giá thành phát hành trp biết rằng chi phí phát hành mỗi trp là 2,5.
  49. THANH TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU Một CTCP phát hành 500000 trp với mệnh giá là 1000000, lãi suất 9%/năm, thời hạn sử dụng vốn là 20 năm. Trp được thanh toán theo mệnh giá theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm. a. Lập BTTNTP trong 5 năm đầu. b. Lập 3 dòng cuối của BTTNTP.
  50. THANH TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU Một CTCP phát hành 500000 trp với mệnh giá là 600, lãi suất 11%/năm, thời hạn sử dụng vốn là 20 năm. Trp được thanh toán theo mệnh giá theo CNKCĐ vào cuối mỗi năm. a. Lập BTTNTP trong 2 năm đầu và 2 năm cuối. b. Trong bao nhiêu năm thì cty thanh toán được 2/3 số trp trên? c. Nếu mỗi trp được bán với giá 594 thì lãi suất đầu tư trp trung bình là bao nhiêu?
  51. THANH TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU Một CTCP phát hành trp với mệnh giá 1200, lãi suất 10,25%/năm. Số nợ gốc trả năm thứ nhất là 4867110, số lãi thanh toán năm cuối là 2460000. Trp được thanh toán theo CNKCĐ. a. Tính thời hạn của đợt phát hành trp và số tiền của mỗi niên kim. b. Tính số tiền của mỗi niên kim nếu trp được thanh toán với giá là 1230. c. Tính lãi suất đầu tư trp trung bình nếu giá bán mỗi trp là 1190.