Bài giảng tóm tắt tin học cơ sở - Đặng Thanh Hải

pdf 111 trang huongle 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tóm tắt tin học cơ sở - Đặng Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tom_tat_tin_hoc_co_so_dang_thanh_hai.pdf

Nội dung text: Bài giảng tóm tắt tin học cơ sở - Đặng Thanh Hải

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ThS. Đặng Thanh Hải ThS. Hoàng Mạnh Hùng BÀI GIẢNG TÓM TẮT TIN HỌC CƠ SỞ Dành cho sinh viên khối tự nhiên (Lưu hành nội bộ) Đà Lạt 2008
  2. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “ Tin học cơ sở “ được biên soạn theo chương đào tạo hệ thống tín chỉ của trường Đại Học Đà Lạt. Mục đích biên soạn giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên khối tự nhiên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin. Tuy có rất nhiều cố gắng trong công tác biên soạn nhưng chắc chắn rằng giáo trình này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên, cũng như của các đồng nghiệp trong lĩnh vực này để hoàn thiện giáo trình, phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học tin học đang ngày càng phát triển ở nước ta. Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Đại Học Đà Lạt Trang 2
  3. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở MỤC LỤC CHƯƠNG I – THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 7 I.1 CÁC KHÁI NIỆM THÔNG TIN 7 I.2 XỬ LÝ THÔNG TIN 8 I.3 CÁC NGUYÊN LÝ XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG 8 I.4 CẤU TRÚC HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG 10 CHƯƠNG II – KHÁI NIỆM CƠ SỞ 12 II.1 ĐƠN VỊ THÔNG TIN CỦA MÁY TÍNH 12 II.2 HỆ ĐẾM 13 II.3 MÃ HOÁ THÔNG TIN CHO VIỆC LƯU TRỮ 14 II.4 HỆ NHỊ PHÂN 15 II.4.1 CộNG NHị PHÂN 16 II.4.2 BIỂU DIỄN HỖN SỐ BẰNG NHỊ PHÂN 16 II.5 CÁCH LƯU TRỮ SỐ NGUYÊN ÂM 17 II.6 CÁCH LƯU TRỮ HỖN SỐ 19 CHƯƠNG III – GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY TÍNH 22 III.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 22 III.2 NHIỆM VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU CỦA MÁY TÍNH 22 III.3 PHÂN LOẠI MÁY TÍNH 23 III.4 PHẦN CỨNG MÁY TÍNH 24 III.5 ĐƠN VỊ XỬ LÝ TRUNG TÂM 24 III.6 BỘ NHỚ MÁY TÍNH 25 III.7 THIẾT BỊ NHẬP 26 III.8 THIẾT BỊ XUẤT 27 III.9 CẤU HÌNH MÁY TÍNH 27 III.10 PHẦN MỀM 31 III.10.1 Khái niệm phần mềm 31 III.10.2 Phân loại phần mềm 31 CHƯƠNG IV – HỆ ĐIỀU HÀNH 33 IV.1 KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH 33 IV.2 NGUYÊN TẮC NẠP HỆ ĐIỀU HÀNH 33 IV.3 HỆ ĐIỀU HÀNH MS–DOS 33 IV.3.1 Các đặc điểm 33 IV.3.2 Cấu trúc Hệ điều hành MS–DOS 33 IV.3.3 Cài đặt Hệ điều hành 34 Trang 3
  4. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở IV.3.4 Nội dung Hệ điều hành MS-DOS 34 IV.3.5 Tập lệnh DOS 34 IV.3.6 Tạo đĩa khởi động MS-DOS 35 IV. 4 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 36 IV.4.1 Các đặc điểm 36 IV.4.2 Cài đặt Hệ điều hành 36 IV.4.3 Khởi động và thoát khỏi Windows Xp 45 IV.4.4 Các thuật ngữ thường sử dụng trong Windows 46 IV.4.5 Cửa sổ chương trình 49 IV.4.6 Cài đặt Font chữ 50 IV.4.7 Thay đổi màn hình nền, độ phân giải 50 IV.4.8 Cài đặt và loại bỏ chương trình 51 IV.4.9 Cấu hình ngày, giờ cho hệ thống 52 IV.5 CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS EXPLORER 53 IV.5.1 Giới thiệu 53 IV.5.2 Thao tác với Thư mục và Tập tin 55 IV.5.3. Thao tác với đĩa 58 CHƯƠNG V – CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG 60 V.1 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIẾNG VIỆT 60 V.1.1 Vấn đề tiếng Việt trong Windows 60 V.1.2 Font chữ và Bảng mã 60 V.1.3 Các kiểu gõ tiếng Việt 61 V.1.4. Sử dụng Unikey 61 V.2 LUYỆN ĐÁNH MÁY VỚI KP TYPING TUTOR 63 V.2.1. Khởi động KP Typing Tutor 64 V.2.2. Cách đặt tay trên bàn phím 64 V.2.3. Chọn bài tập 65 V.2.4. Thay đổi các tuỳ chọn 65 V.3 SOẠN THẢO VĂN BẢN BẰNG MIRCOSOFT WORD 66 V.3.1 Giới thiệu 66 V.3.2 Cách khởi động 66 V.3.3 Môi trường làm việc 66 V.3.4 Tạo một tài liệu mới 68 V.3.5 Ghi tài liệu ra đĩa 68 V.3.6 Mở tài liệu đang tồn tại trên đĩa 69 V.3.7 Thoát khỏi môi trường làm việc 70 V.3.8 Nhập văn bản 70 V.3.9 Thao tác trên khối văn bản 71 Trang 4
  5. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở V.3.10 Thiết lập Tab 72 V.3.11 Các kỹ năng định dạng văn bản 74 V.3.12 Định dạng đoạn văn bản 79 V.3.13 Thiết lập Bullets và Numbering 80 V.4. LÀM VIỆC VỚI BẢNG TÍNH BẰNG MICROSOFT EXCEL 84 V.4.1 Giới thiệu 84 V.4.2 Workbook 84 V.4.3 Các thao tác căn bản 84 V.4.4 Công thức và hàm 88 V.4.5 Nhóm hàm Toán học – Lượng giác (Math & Trig) 91 V.4.6 Nhóm hàm Thống kê (Statistical) 92 V.4.7 Nhóm hàm Chuỗi (Text) 93 V.4.8 Nhóm hàm Ngày giờ (Date & Time) 94 V.4.9 Nhóm hàm Logic (Logical) 95 CHƯƠNG VI – INTERNET VÀ DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB 97 VI.1. GIỚI THIỆU INTERNET 97 VI.1.1 Internet đã bắt đầu như thế nào? 97 VI.1.2. Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet? 97 VI.1.3. Nguyên lý hoạt động của Internet 98 VI.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 98 VI.2.1. Địa chỉ Internet 98 VI.2.2. Một số thành phần trên Internet 99 VI.3. CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET 100 VI.3.2. Dịch vụ Thư điện tử (Mail Service) 100 VI.3.3. Dịch vụ Tin điện tử (News) 100 VI.3.4. Dịch vụ Truyền tập tin (FTP: File Transfer Protocol) 101 VI.3.5. Dịch vụ WEB (World Wide Web – WWW) 101 VI.4. TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER (IE) 101 VI.4.1. Khởi động và thoát khỏi Internet Explorer 101 VI.4.2. Các thành phần trong màn hình Internet Explorer 102 VI.4.3. Làm việc với các trang Web 103 VI.4.4. Tìm kiếm thông tin 104 VI.4.5 Webmail 106 CHƯƠNG VII – VIRUS 107 VII.1. GIỚI THIỆU 107 VII.2. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ 107 VII.3 VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 107 VII.3.1 Virus máy tính là gì? 107 Trang 5
  6. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở VII.3.2 Tính chất và phân loại Virus 108 VII.3.3 Các phương pháp phòng và diệt Virus 109 VII.3.4 Chương trình diệt Virus BKAV 109 Trang 6
  7. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở CHƯƠNG I THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN I.1 CÁC KHÁI NIỆM THÔNG TIN Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong các thông báo bằng văn bản hay lời nói. Thông tin không những đến với chúng ta qua tạp chí, sách báo và các phương tiện phát thanh, truyền hình mà ta còn cảm nhận được thông tin ở mọi lúc mọi nơi với vô vàn cách biểu hiện phong phú và đa dạng. − Giọng nói của 1 người lạ qua điện thoại cũng có thể cho biết áng chừng tuổi tác, giới tính (Cảm nhận qua thính giác). − Nhịp mạch đập ở tay cho biết tình trạng sức khoẻ (Cảm nhận qua xúc giác). − Những tín hiện bí ẩn từ vũ trụ gởi đến mà con người có thể cảm nhận được bằng các phương tiên tiện đại ngày nay. − Những đám mây giông báo hiệu 1 cơn mưa sắp đến (Cảm nhận qua thị giác). Như vậy thông tin được thể hiện qua các thông báo hết sức đa dạng do tự nhiên và xã hội tạo ra theo 1 qui tắc nào đó mà mọi sinh vật tuỳ mức độ phải hiểu biết các để tồi tại và phát triển. − Thông báo bằng ngôn ngữ viết, nói, cử chỉ của loài người. − Thông báo bằng âm thanh, động tác của loài vật. − Thông báo bằng tín hiệu (màu sắc, mùi vị ) của thực vật. Nhiều thông báo khác nhau có thể chứa các thông tin như nhau hay gần như nhau. Nhưng cùng một thông báo có thể được hiểu không như nhau hoặc thậm trí trái ngược nhau do mức độ hiểu qui tắc xác định thông báo không như nhau hoặc hiểu theo quy tắc đối lập nhau. − Với cùng 1 khái niệm “mẹ” được biểu thị bởi nhiều từ khác nhau theo từng ngôn ngữ. − Một bản nhạc, 1 bức tranh sẽ được cảm thụ khác nhau tuỳ trình độ của người thưởng thức. Thông tin cũng có thể do con người cảm nhận được hoặc cũng có thể chưa cảm nhận được bằng giác quan hay phương tiện kỹ thuật hiện đại. Shannon đưa ra cách xác định lượng thông tin có trong một thông báo qua độ đo khả năng xảy ra các sự kiện trong thông báo. Do tính hết sức đa dạng và phức tạp của các thông báo nên không thể lúc nào cũng xác định được độ đo khả năng xảy ra các sự kiện trong thông Trang 7
  8. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở báo, nên đơn vị dùng để đo lường thông tin gọi là bit, lượng thông tin là 1 bit ứng với thông báo về 1 sự kiện có 2 trạng thái với số đo khả năng xảy ra như nhau. Khả năng sử dụng hai số nhị phân 0, 1 (hai trạng thái thông báo) là như nhau nên thông báo chỉ gồm 1 chữ số nhị phân được xem như là chứa đơn vị thông tin nhỏ nhất (bit viết tắt của Binary digit). I.2 XỬ LÝ THÔNG TIN • Các quá trình xử lý thông tin Xét về mặt tác động đối với các thông báo, xử lý thông tin có thể bao gồm các quá trình sau: thu nhận, truy xuất, biến đổi, truyền thông và giải thích. − Quá trình thu nhận (ghi nhớ thông tin): Quá trình này đối với con người là ghi và nhớ các thông báo vào trong đầu hoặc các vật ghi nhớ trung gian. − Quá trình truy xuất (tìm kiếm thông tin): Một tỷ lệ lớn trong lao động trí óc của con người là tìm kiếm và thu thập thông tin. − Quá trình biến đổi (xử lý thông tin): Các hoạt động biến đổi thông tin dẫn đến việc thay đổi (tăng, giảm) thông tin. Biến đổi mà không làm thay đổi thông tin gọi là quá trình chuyển đổi (mã hóa). − Quá trình truyền: Quá trình di chuyển, dẫn thông tin đi từ nơi này, đối tượng sử dụng này đến nơi khác, đối tượng sử dụng khác. − Quá trình giải thích: Hoạt động mang tính trí tuệ và sáng tạo bao gồm phân tích, so sánh, suy diễn, luận giải, đánh giá vai trò và ý nghĩa thông tin. • Xử lý thông tin bằng máy tính Thông thường các thông báo được chia làm 2 lớp theo đặc tính thời gian của chúng: − Thông báo liên tục được thể hiện bằng các tín hiệu liên tục như dòng điện sóng âm, chuyển dịch cơ học − Thông báo rời rạc có thể biểu diễn bằng ký hiệu nhứ số nhà, tên gọi, công thức toán học • Máy tính xử lý thông báo liên tục: được gọi là máy tính tương tự hay chuyên dụng. Máy tính xử lý thông báo rời rạc gọi là máy tính số, vì về nguyên tắc mọi thông báo rời rạc có thể biểu diễn lại qua các chữ số theo quy tắc xác định. Như vậy máy tính số cũng có thể xử lý thông báo liên tục nếu được trang bị thêm thiết bị biến đổi thông báo từ dạng liên tục sang dạng số và ngược lại. I.3 CÁC NGUYÊN LÝ XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG Nguyên lý tự động hóa phép toán số học: Trang 8
  9. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Mọi quá trình tính toán phải dựa trên các phép tính số học cơ bản là: cộng, trừ, nhân, chia. Để máy tính tự động hóa được một quá trình tính toán, trước hết phải thực hiện tự động các phép tính số học cơ bản. − Các máy tính đầu tiên do giáo sư Do thái W.Schikard (1592–1635) và nhà bác học Pháp B.Pascal (1623–1662) chế tạo phỏng theo nguyên lý cơ giới hóa các thao tác chuyển vận kim đồng hồ dựa trên việc dùng 1 hệ thống bánh răng ăn khớp với các trục bánh răng. Và các máy tính này đã tự động được phép cộng, trừ và bán tự động phép nhân, chia. − Nhưng máy tính thực sự tự động làm được cả 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia là do nhà toán học người đức W.Lebniz (1646–1716) thiết kế và chế tạo. − Hạn chế của các máy tính trên là chỉ tự động thực hiện các phép toán một cách riêng lẻ, không có khả năng nhớ kết quả trung gian. Ví dụ Để tính biểu thức A+B×C –D các máy loại trên chỉ giúp tình từng bước sau: ƒ Thông báo cho máy lệnh nhân B và C, máy cho kết quả BxC. ƒ Thông báo cho máy lệnh cộng kết quả B×C và A, máy cho kết quả A+B×C. ƒ Thông báo cho máy lệnh trừ kết quả A+B×C và D, máy cho kết quả A+B×C– D. Nguyên lý máy tính số của Babbage: Nhà toán học Charles Babbage (1791–1871) luôn quan tâm đến việc chế tạo máy tự động tính toán có khả năng giải bất cứ phương trình nào và thực hiện hầu hết mọi phép toán phức tạp của giải tính. Ông đã đề xuất một mô hình máy hoạt động theo nguyên lý số: ƒ Tự động hóa các phép toán số học trực tiếp với các số. ƒ Các thành phần máy được phân định chức năng rõ ràng: đơn vị số học –logic, bộ nhớ, đơn vị điều khiển, đơn vị vào ra. ƒ Dùng bìa đục lỗ làm kênh liên lạc với máy tính. • Nguyên lý máy tính phổ dụng: Năm 1936 nhà toán học Alan Turing đã đưa mô hình lý thuyết đơn giản về thiết bị tính toán (máy turing). Thiết bị này có thể tính được mọi hàm được xem là tính được. Điều này có nghĩa là mọi quá trình tính toán có thể thực hiện được thì đều có thể mô phỏng lại được trên máy turing. Máy turing gồm: Trang 9
  10. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn, trong đó có các trạng thái đặc biệt như trạng thái khởi đầu và trạng thái kết thúc. − Một băng vô hạn chứa tín hiệu trên các ô. − Một đầu đọc/ghi di chuyển trên băng (trái hay phải 1 đơn vị). Máy hoạt động từng bước rời rạc. Bắt đầu máy khởi động với trạng thái q0, băng trắng và đầu đọc/ghi chỉ vào ô khởi đầu. Nếu trạng thái hiện tại q trùng với trạng thái kết thúc qn thì máy sẽ dừng. Nếu không, trạng thái q→q’, tín hiệu trên băng s→s’ và đầu đọc dịch chuyển phải hay trái 1 đơn vị. Máy hoàn toàn xong bước tính toán và sẵn sàng cho bước tiếp theo. • Nguyên lý máy tính hoạt động theo chương trình được lưu và truy theo địa chỉ: Máy tính hoạt động theo chương trình được lưu trong máy: Chương trình là một tập hợp các lệnh máy được coi như một tập dữ liệu và do đó có thể đặt vào trong máy như mọi dữ liệu khác. Điều đó làm tăng tốc độ tính toán vì chỉ cần phải truyền các xung điện chứa không phải thực hiện các thao tác đọc lệnh từ ngoài vào. Bộ nhớ được địa chỉ hóa: Để chỉ ra việc sử dụng các dữ liệu chỉ cần thay phần số trong lệnh biểu thị cho địa chỉ của vùng nhớ chứa dữ liệu đó. Như vậy việc truy cập tới dữ liệu được xác định thông qua địa chỉ. Bộ đếm của chương trình: Đây là thanh ghi dùng để chỉ ra vị trí của lệnh kế tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động tăng lên mỗi lần một lệnh được truy cập. I.4 CẤU TRÚC HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG Hình 1.1 Dựa vào các nguyên lý trên người ta thiết lập các đặc trưng của máy tính phổ dụng như sau: Trang 10
  11. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Máy tính trước hết phải là máy tính số, có khả năng thực hiện được dãy lệnh với tốc độ cao, dãy lệnh này được truyền cho máy tính dưới dạng chương trình. Sau khi truyền xong máy phải tuân theo các lệnh không có sự can thiệp của con người. Vì máy được thiết kế xử lý thuật toán (phải thực hiện các phép toán cơ bản) nên phải có bộ số học logic. − Việc tổ chức và giám sát quá trình tính toán do đơn vị điều khiển. Các thao tác được đồng bộ bằng đồng hồ trong máy. Tổ hợp giữa đơn vị số học và đơn vị điều khiển tạo thành bộ xử lý. − Chương trình và dữ liệu được cất trong bộ nhớ. Mọi phần tử bộ nhớ phải dễ dàng chuyển được thông tin cho nhau. − Máy tính phải có các đơn vị vào ra bảo đảm giữa liên lạc với thế giới bên ngoài và thực hiện trao đổi thông tin giữa các đơn vị này với bộ nhớ máy tính. Trang 11
  12. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở CHƯƠNG II KHÁI NIỆM CƠ SỞ II.1 ĐƠN VỊ THÔNG TIN CỦA MÁY TÍNH Trong tin học thông tin được hiểu theo các con số, nó có thể rời rạc hay đếm được. Trong một số trường hợp thông tin được chuyển đổi cho đơn giản hơn để có thể sử dụng hiệu quả. Máy tính không thể xử lý các thông tin mà không được chia nhỏ – giải thích mà máy tính chỉ chấp nhận các thông tin đưa ra số hoá thành từng bit. Vậy bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất. Bit có thể có hai giá trị tắt hay mở. Trong trường hợp cần thể hiện nhiều thông tin hơn thì nảy sinh vấn đề thể hiện bằng nhóm các bit. Cứ 8bit tạo thành 1 byte, 1 byte có thể đại diện cho 256 thông điệp. Sự kết hợp các bit có thể diễn tả 1 con số, một ký tự chữa cái hay bất cứ gì khác. − Bit– các con số: Vì máy tính được chế tạo với các thiết bị chuyển mạch nó chuyển trạng thái dữ liệu sang dạng những con số 0 và 1 (con số theo hệ thống nhị phân). Từ đó hệ thống chỉ taho tác trên các con số nhị phân. − Bit– mã số: Vì máy tính chỉ làm việc với các con số nên mọi thứ đều phải chuyển về dạng những con số. Để làm được điều này người ta đưa ra bộ mã, bộ mã đại diện cho ký tự, con số, ký tự đặc biệt, mỗi ký tự đại diện bởi 1 chuỗi các bit nhị phân duy nhất. − Bộ mã được sử dụng rộng rãi là bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange). Mỗi ký tự được đại diện bằng một con số gồm 8 bit. Như vậy 8 bit có thể đại diện cho 256 ký tự. − Bit– Các lệnh chương trình: Chương trình cũng là những con số nhị phân dạng đặc biệt. Máy tính sẽ đọc từ chương trình một đoạn các con số nhị phân điều khiển cách xử lý để hiểu cách làm việc với dữ liệu hay hiểu cách lưu kết quả xử lý Các đơn vị thông tin khác − Byte: gồm 1 nhóm 8 bit. Mỗi byte đại diện cho 1 ký tự. Nhiều byte tạo thành Word (thường 2 byte) − KB: (Kilobyte) 1 KB = 1024 byte − MB: (Megabyte) 1 MB = 1024 KB − GB: (Gigabyte) 1 GB = 1024 MB − TB: (Tetabyte) 1 TB = 1024 GB Trang 12
  13. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở II.2 HỆ ĐẾM Là tập hợp bao gồm những ký hiệu và quy tắc sử dụng những ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Ví dụ: Hệ thập phân có các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Hệ nhị phân có các chữ số: 0, 1 Hệ thập lục phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F Một số trong hệ cơ số bất kỳ được biểu diễn: n n–1 X= an an–1 a1 a0 = an b + an–1 b + + a1 b + a0 (*) Với b là cơ số hệ đếm, a0, a1, . an là các chữ số cơ bản Ví dụ: Hệ thập phân: X=123 = 1* 102 + 2*101 + 3*100 Hệ nhị phân: X=110 = 1* 22 + 1*21 + 0*20 Để chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ cơ số b (b<>10) thì thực hiện: Lấy số thập phân chia cho cơ số b cho đến khi phần thương của phép chia bằng 0, số đổi được chính là các phần dư của phép chia theo thứ tự ngược lại. Ví dụ: Đổi số 6 trong hệ thập lục phân sang hệ nhị phân 6 2 0 3 2 Vậy (6)10 Æ (110)2 1 1 2 1 0 Để chuyển đổi một số từ hệ cơ số b về hệ thập phân thì sử dụng công thức (*) Ví dụ: 2 1 0 X=(110)2 = 1* 2 + 1*2 + 0*2 = (6)10 Để chuyển số từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân thì thực hiện: Nhóm lần lượt 4 bit từ phải sang trái sau đó thay thế các nhóm 4 bit bằng giá trị tương ứng với hệ thập lục phân Ví dụ: X = (11 1011)2 = (3B)16 Để chuyển từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân thì thực hiện: ứng với mỗi chữ số sẽ được biểu diễn dưới dạng 4 bit Ví dụ: X= (3B)16 = (0011 1011)2 Trang 13
  14. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở II.3 MÃ HOÁ THÔNG TIN CHO VIỆC LƯU TRỮ Kỹ thuật lưu trữ thông tin trên các loại bộ nhớ dựa trên khả năng biểu diễn thông tin qua các bit. • Biểu diễn các ký tự Để biểu diễn các ký tự trong máy tính cần thiết lập bộ mã, các ký tự khác nhau sẽ được đặc trưng bởi một nhóm bit duy nhất khác nhau, bằng cách này thông tin sẽ được mã hóa thành một chuỗi bit trong bộ nhớ hoặc các thiết bị lưu trữ. Có rất nhiều bộ mã khác nhau: Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchage) do viện chuẩn hóa Hoa Kỳ đề xuất và đã trở thành chuẩn công nghiệp cho các nhà sản xuất. Bộ mã này dùng 7 bit để biểu diễn các ký tự, như vậy mỗi ký tự trong bảng mã ASCII chiếm hết 1 byte (bit dư bị bỏ qua) Hex 0 1 2 3 4 5 6 7 0 NUL DLE SP 0 @ P ` p 0 16 32 48 64 80 96 112 1 SOH DC1 ! 1 A Q a q 1 17 33 49 65 81 97 113 2 STX DC2 “ 2 B R b r 2 18 34 50 66 82 98 114 3 ♥ DC3 # 3 C S c s 3 19 35 51 67 83 99 115 4 ♦ DC4 $ 4 D T d t 4 20 36 52 68 84 100 116 5 ♣ NA % 5 E U e u 5 K 37 53 69 85 101 117 21 6 ♠ SYN & 6 F V f v 6 22 38 54 70 86 102 118 7 BEL ETB ‘ 7 G W g w 7 23 39 55 71 87 103 119 8 BS CA ( 8 H X h x 8 N 40 56 72 88 104 120 24 9 HT EM ) 9 I Y I y 9 25 41 57 73 89 105 121 A LF SUB * : J Z j z Trang 14
  15. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở 10 26 42 58 74 90 106 122 B VT ESC + ; K [ k { 11 27 43 59 75 91 107 123 C FF FS , N ^ n ~ 14 30 46 62 78 94 110 126 F SI US / ? O _ o DEL 15 31 47 63 79 95 111 127 Tham khảo bảng mã ASCII Ví dụ: ‘A’ mã (65)10 (1000001)2 Bảng mã EBCDIC(Extended Binary Code Decimal Interchange Code) là bộ mã mà mỗi ký tự được biểu diễn bởi 8 bit do IBM đề xuất. Biểu diễn giá trị của các con số: Phương pháp lưu trữ các con số hiệu quả nhất là lưu trữ giá trị cho với dữ liệu là số dùng hệ nhị phân. Ví dụ: Số 25 được lưu trữ dạng nhị phân: 11001 Ta nhận thấy một byte có thể lưu trữ một số nguyên có giá trị trong khoảng từ 0 đến 255 (00000000 đến 11111111), với 2 byte có thể lưu trữ một số nguyên có giá trị từ 0 đến 65535. II.4 HỆ NHỊ PHÂN Các số biểu diễn ở hệ nhị phân sẽ là một chuỗi bit, ứng với mỗi vị trí bit được gán 1 trọng số. Các trọng số này được xác định từ phải sang trái với các giá trị là 1, 2, 4, 8 với vị trí các bit tương ứng 0, 1, 2, 3 Ví dụ: Biểu diễn nhị phân 100101 là biểu diễn nhị phân của 37 1 0 0 1 0 1 1 x 1 = 1 0 x 2 = 0 1 x 4 = 4 0 x 8 = 0 0 x 16 = 0 Trang 15 1 x 32 = 32 = 37
  16. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở II.4.1 CỘNG NHỊ PHÂN Các qui tắc cộng: 0 + 0 = 0 0 + 1 = 1 1 + 0 = 1 1 + 1 = 10 Khi cộng thực hiện cộng các cột từ phải sang trái, ứng với mỗi cột ta cộng 2 só theo qui tắc trên, nếu có nhớ thì cộng nhớ sang cột kế bên. Ví dụ: 0 0 1 1 1 0 1 0 + 0 0 0 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 II.4.2 BIỂU DIỄN HỖN SỐ BẰNG NHỊ PHÂN Để biểu diễn hỗn số bằng hệ nhị phân thì dùng dấu chấm cơ số. Các số bên trái dấu chấm cơ số là biểu diễn nhị phân của phần nguyên hỗn số và các số bên phải là biểu diễn nhị phân của phân số. Vị trí bit bên trái đầu tiên trước dấu chấm cơ số có trọng số 1, 2, 4, 8 1 1 1 Vị trí bit bên phải đầu tiên sau dấu chấm cơ số có trọng số kế tiếp là , , 2 4 8 1 1 4 2 1. 2 4 5 Ví dụ: 101.101 là biểu diễn nhị phân của hỗn số 5 8 1 0 1. 1 0 1 1 1 1 x = 8 8 1 0 x = 0 4 1 1 1 x = 2 2 1 x 1 = 1 0 x 2 = 0 1 x 4 = 4 5 Trang 16 = 5 8
  17. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Phép cộng trên hỗn số biểu diễn dưới dạng nhị phân cũng được thực hiện tương tự phép cộng nhị phân cho số nguyên. Ví dụ: 3 1 0. 0 1 1 hỗn số 2 8 3 + 1 0 0. 1 1 hỗn số 4 4 1 1 1 1. 0 0 1 hỗn số 7 8 II.5 CÁCH LƯU TRỮ SỐ NGUYÊN ÂM Ta có thể biểu diễn nhị phân số ngyên âm. Hiện có 3 cách phổ biến biểu diễn một số âm ở hệ nhị phân có dấu. • Phương pháp dấu lượng Cách biểu diễn này dùng bit cực trái làm bit dấu (1 là dấu + và 0 là dấu −) và các bit còn lại biểu diễn độ lớn của số. Ví dụ: Với mẫu 4 bit thì các số được biểu diễn như sau: BDNhị phân Giá trị BD BDNhị phân Giá trị BD 1111 7 0111 −1 1110 6 0110 −2 1101 5 0101 −3 1100 4 0100 −4 1011 3 0011 −5 1010 2 0010 −6 1001 1 0001 −7 1000 0 0000 −8 Trang 17
  18. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Phương pháp này để biểu diễn một số âm dạng nhị phân có dấu với mẫu K bit là lấy số cần biểu diễn cộng thêm 2 k–1 sau đó biểu diễn chúng ở hệ nhị phân. Ví dụ: ƒ Với số +5 trong mẫu 4 bit thì thực hiện 5+8 và được biểu diễn: 1101 ƒ Với số −5 trong mẫu 4 bit thì thực hiện −5+8 và được biểu diễn: 0011 • Phương pháp biểu diễn số bù 1 Theo các biểu diễn này vẫn sử dụng bit cực trái làm bit dấu nhưng với qui định có thay đổi là 0 cho số dương và 1 cho số âm. Qui tắc biểu diễn: Biểu diễn dạng nhị phân của trị tuyệt đối số n (số cần biểu diễn) theo mẫu k bit cho trước. Nếu n<0 thì đổi 1 thành 0 và ngược lại trong dãy số nhị phân. Ví dụ: ƒ Với n=5 dùng mẫu 4 bit theo pp bù 1 là: 0101 ƒ Với –5 dùng mẫu 4 bit theo pp bù 1 là: 1010 Biểu diễn nhị phân 5: 0 1 0 1 Biểu diễn bù 1 cho –5: 1 0 1 0 Phương pháp biểu diễn số bù 2: Cách biểu diễn này vẫn sử dụng bit cực trái làm bit dấu giống như PP bù 1 nhưng chúng được thực hiện theo qui tắc như sau: Biểu diễn dưới dạng nhị phân của trị tuyệt đối n theo mẫu k bit cho trước. Nếu n<0 thì bắt đầu từ phải sang trái giữ nguyên các bit cho đến khi gặp bit giá trị 1 đầu tiên, sau đó các bit tiếp theo bên trái bit 1 đầu tiên đó đổi 1 thành 0 và ngược lại. Ví dụ: Với n=−6: Biểu diễn nhị phân của 6 là: 0110 Biểu diễn bù 2 cho –6 là: 1010 0 1 1 0 1 0 1 0 Trang 18
  19. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Phép cộng khi số được biểu diễn ở bù 1 và bù 2: Đối với số dạng bù 1 khi thực hiện phép cộng thì vẫn thực hiện như các phép toán tương ứng trên hệ nhị phân, nếu ở 2 bit cực trái khi thực hiện phép cộng mà phát sinh bit nhớ thì sẽ cộng nhớ vào kết quả Ví dụ: − 6 1 0 0 1 + 4 + 0 1 0 0 1 1 0 1 (−2 ở dạng bù 1) Đối với bù 2 thì vẫn thực hiện như phép cộng nhị phân, nhưng nếu ở 2 bit cực trái phát sinh bit nhớ thì bỏ. −6 1 1 0 1 0 + −4 + 1 1 1 0 0 1 0 1 1 0 (−10 ở dạng bù 2) Lỗi tràn số: Lỗi tràn số là hiện tượng xảy ra khi số cần biểu diễn vượt quá số bit cho trước để biểu diễn nó. Ví dụ: nếu dùng 4 bit biểu diễn –6 và –4 thì kết quả như sau: −6 được biểu diễn bù 2: 1010 −4 được biểu diễn bù 2: 1100 0110 → = +6 Kết quả sai Nguyên nhân là số lượng bit để biểu diễn không đủ để biểu diễn số –10. Do đó trong tính toán bằng MT cần phải lường trước số bit để lưu kết quả. Công thức tính số được biểu diễn tối đa cho n bit. − 2n–1 0 2n–1 –1 II.6 CÁCH LƯU TRỮ HỖN SỐ Việc lưu trữ một giá trị hỗn số không chỉ đơn thuần là biểu diễn ở dạng nhị phân mà còn tuỳ thuộc dấu chấm cơ số. • Phương pháp biểu diễn dạng dấu chấm động Xét 1 byte để lưu trữ (8 bit). Bit cực trái vẫn là bit dấu(0:dương, 1:âm), 7 bit còn lại được chia làm làm 2 nhóm tương ứng là nhóm số mũ và nhóm định trị, 3 bit đầu sau bit dấu là nhóm mũ và còn 4 bit còn lại thuộc nhóm định trị. Trang 19
  20. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Bit dấu Nhóm bit mũ Nhóm bit định trị Hình 2.1 Qui tắc xác định hỗn số từ dạng biểu diễn nhị phân: − Với nhóm bit định trị thì đặt dấu chấm động ở phía trái nhất. − Với nhóm bit mũ chính là cách biểu diễn của mũ theo phương pháp dấu lượng và đó là số bit phải dời dấu chấm cơ số sang trái hay phải( số âm dời phải, dương dời trái) Ví dụ: Xét với dãy bit 01101011. ƒ Nhóm bit định trị:1011 → .1011 ƒ Nhóm bit mũ: 110 → +2 ƒ Dời dấu chấm trong phần định trị sang phải 2 bit: 10.11 ƒ Với bit dấu là 0 nên cho số dương 3 Hỗn số đã biểu diễn là: + 2 4 Qui tắc xác định dạng biểu diễn nhị phân có dấu chấm động của 1 hỗn số: − Biểu diễn hỗn số dưới dạng nhị phân (không kể dấu). − Xác định nhóm bit định trị theo hướng từ trái qua phải với chú ý là bit đầu tiên trong phần định trị phải khác 0. − Xác định nhóm bit mũ:Thực hiện so sánh 2 chuỗi nhị phân có được ở 2 bước trên rút ra dấu chấm cơ số đã dời sang trái hay phải bao nhiêu bit so với lúc đầu. − Xác định dấu cho biểu diễn nhị phân. Ví dụ: 1 Xét hỗn số 1 8 ƒ Biểu diễn nhi phân hỗn số: 1.001 Trang 20
  21. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở ƒ Nhóm bit định trị: 1001 ƒ Nhóm bit mũ: 101 (+1) ƒ Dấu cho biểu diễn nhị phân: 0 Vậy số nhị phân cần biểu diễn: 01011001 • Lỗi làm tròn Có 2 trường hợp dẫn đến lỗi làm tròn: 5 − Do số bit phần định trị không đủ để biểu diễn.(Vd: 2 ) 8 1 − Một số hỗn số không thể biểu diễn ở dạng nhị phân(vd: ) 10 Thông thường máy tính dùng 4 byte (32 bit) biểu diễn hỗn số có dấu chấm động. − Bit cực trái là bit dấu. − 7 bit cao tiếp theo là nhóm bit mũ. − 24 bit còn lại là nhóm bit định trị. Trang 21
  22. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở CHƯƠNG III GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY TÍNH III.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Lịch sử phát triển của tin học gắn liền với lịch sử phát triển của kỹ thuật máy tính điện tử, kỹ thuật xử lý thông tin và có thể chia thành các giai đoạn: • Thế hệ thứ nhất (1945 – 1955) Các máy tính thuộc thế hệ này được lắp ráp bằng bóng đèn điện tử và sử dụng ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ máy (nhị phân). Do đó kích thước máy lớn, dễ hỏng hóc, tốc độ tính toán chậm, việc điều hành máy do một nhóm thực hiện từ thiết kế, lập trình cho đến các thao tác quản lý. • Thế hệ thứ hai (1955 – 1965) Trong giai đoạn này máy tính được sản xuất với thiết bị bán dẫn. Các loại máy tính này có độ tin cậy cao hơn, tốc độ đáng kể, khả năng sử dụng dễ dàng. Các ngôn ngữ xây dựng và phát triển đối với các loại máy tính này: FORTRAN, COBOL, ALGOL, PL/I. Với hệ thống máy tính lúc này đã có sự phân biệt giữa người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình và người bảo trì. • Thế hệ thứ ba (1965 – 1980) Trong giai đoạn này máy tính được xây dựng bằng mạch tích hợp( IC) nên kích thước và giá cả máy tính giảm đáng kể nên phổ biến hơn. Các thiết bị ngoại vi dành cho máy tính ngày càng nhiều( bộ nhớ ngoài, truyền tin, ). Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát các hoạt động máy tính tránh tranh chấp tài nguyên máy tính. Các hệ điều hành là: MULTICS, UNIX. • Thế hệ thứ tư (1980 – nay) Máy tính cá nhân ra đời có kích thước nhỏ nhưng tốc độ xử lý rất nhanh, các hệ điều hành mạng phát triển. Máy tính được sử dụng trong mọi lĩnh vực. Các hệ điều hành MSDOS, Windows (3.1, NT, 95, 98, 2000), Linux, III.2 NHIỆM VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU CỦA MÁY TÍNH Nhiệm vụ chính của máy tính là thực hiện 4 thao tác: Nhận thông tin: Thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Xử lý thông tin: Tính toán xử lý phép tính số học hay luận lý đối với các thông tin Xuất thông tin: Đưa các thông tin sau quá trình xử lý trở lại thế giới bên ngoài. Lưu trữ thông tin: Chuyển và ghi thông tin ở bộ nhớ máy tính. Trang 22
  23. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Để đáp ứng bốn thao tác đó thì một hệ máy tính thông thường gồm 4 thành phần hợp thành, mỗi loại có chức năng riêng đảm nhận các thao tác riêng: Thiết bị nhập: Thực hiện các thao tác đưa dữ liệu từ bên ngoài vào máy tính( bàn phím, mouse ) Thiết bị xử lý ( đơn vị xử lý trung tâm – CPU): thực hiện các thao tác xử lý, tính toán các kết quả, điều hành hoạt động máy tính. Thiết bị xuất: Thực hiện thao tác gởi thông tin ra ngoài máy tính (màn hình, máy in, loa ). Thiết bị lưu trữ: dùng để cất dữ thông tin. Lưu trữ sơ cấp là bộ nhớ trong của máy tính dùng lưu trữ các tập lệnh của chương trình, các thông tin dữ liệu sẵn sàng khi CPU yêu cầu. Lưu trữ thứ cấp là cách lưu trữ dữ liệu thường dùng các loại đĩa. III.3 PHÂN LOẠI MÁY TÍNH • Máy tính lớn – Siêu máy tính – Máy tính trung Máy tính lớn– mainframe: loại máy tính này có kích thước lớn, tốc độc xử lý cực kỳ lớn, đắt tiền thường dùng xử lý thông tin trong các tổ chức lớn. Thông qua kỹ thuật phân chia thời gian máy tính chấp nhận nhiều người dùng cùng lúc để xử lý nhiều công việc khác nhau. Siêu máy tính– Supercomputer: Có nhiều bài toán lớn không thể xử lý được bởi máy tính lớn từ đó xuất hiện siêu máy tính. Đây là loại máy lớn nhất, nhanh nhất, đắt nhất, siêu máy tính có khả năng thực hiện hàng trăm triệu đến hàng tỉ phép toán trong 1 giây. Máy tính trung– Minicomputer: Loại máy tính này nhỏ hơn máy tính lớn nhưng giá rất cao so với máy tính cá nhân, thông thường dùng trong các đề án phức tạp. • Trạm làm việc – Máy tính cá nhân Trạm làm việc– Workstation: Một máy chủ dịch vụ – Server được thiết kế đặc biệt để cung cấp phần mềm và các tài nguyên khác cho mạng máy tính. Một máy tính cá nhân – máy tính dành cho một người sử dụng có thiết bị cuối được nối với mạng máy tính. Trạm làm việc cung cấp cho người sử dụng rất nhiều khả năng làm việc trên máy tính (soạn thảo văn bản, quản lý thông tin, công cụ xây dựng chương trình ), cho phép người sử dụng thâm nhập vào các phương tiện chung, máy tính lớn thông qua mạng liên lạc. Như vậy máy tính là trạm làm việc thì có năng lực cao hơn một máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân– Personal Computer: Những máy tính hiện đại phổ biến ngày nay là những máy tính được trang bị phần mềm có khả năng soạn thảo văn bản, cùng các ứng dụng phổ thông khác – máy tính cá nhân. Những người sử dụng máy tính đều không tận dụng hết khả năng của một máy tính trạm làm việc. Trang 23
  24. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở • Máy tính xách tay Portable Computer – máy tính xách tay hay Laptop Computer – máy tính dạng cặp. Các loại máy tính này có kích thước nhỏ, có thể xếp thành cặp nhưng nó cũng có tác dụng như máy tính cá nhân. • Máy tính chuyên dụng Thông thường tất cả các loại máy tính đều có tính năng chung. Nhưng nhiều loại máy tính được thiết kế cho các thao tác, công việc chuyên dùng gọi là máy tính chuyên dụng. Đối với các máy loại này các chương trình điều khiển hoạt động được ghi trực tiếp lên con chip và không được thay đổi nên có độ tin cậy cao thường sử dụng trong công nghiệp, người máy, quân sự III.4 PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Phần cứng có thể được hiểu đơn giản là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể thấy hoặc sờ được. Phần cứng bao gồm 3 phần chính: − Đơn vị xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit). − Bộ nhớ (Memory). − Thiết bị nhập xuất (Input/Output). Hình 3.1 III.5 ĐƠN VỊ XỬ LÝ TRUNG TÂM Bộ xử lý trung ương chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi. • Khối điều khiển (CU: Control Unit) Trang 24
  25. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt. • Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic – Logic Unit) Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia ), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau ) • Các thanh ghi (Registers) Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thường thì đồng hồ được gắn tương xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động Hình 3.2 (cho các máy Pentium 4 trở lên) là 2.0 GHz, 2.2 GHz hoặc cao hơn III.6 BỘ NHỚ MÁY TÍNH Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. • Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM: − ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc thông tin, dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM–BIOS: ROM–Basic Input/Output System). Thông tin trên ROM ghi vào và không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện. − RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 128 MB, 256 MB, 512 MB và có thể hơn nữa Trang 25
  26. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 3.3 • Bộ nhớ ngoài: là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện. Có thể cất giữ và di chuyển bộ nhớ ngoài độc lập với máy tính. Hiện nay có các loại bộ nhớ ngoài phổ biến như: − Đĩa mềm (Floppy disk): là loại đĩa đường kính 3.5 inch dung lượng 1.44 MB. − Đĩa cứng (hard disk): phổ biến là đĩa cứng có dung lượng 20 GB, 30 GB, 40 GB, 60 GB, và lớn hơn nữa. − Đĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện đa truyền thông (multimedia). Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB). − Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là 32 MB, 64 MB, 128 MB, 256MB, 512MB, 1GB Hình 3.4 III.7 THIẾT BỊ NHẬP • Bàn phím (Keyboard, thiết bị nhập chuẩn): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau. Có thể chia làm 3 nhóm phím chính: − Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ? ). Hình 4.4 Trang 26
  27. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như ← ↑ → ↓ (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối) − Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock (tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị. • Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím. Hình 4.5 • Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (image file). III.8 THIẾT BỊ XUẤT • Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”, 17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 × 1024 pixel. Hình 4.6 • Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu. • Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình III.9 CẤU HÌNH MÁY TÍNH Một cấu hình máy thong thường bao gồm các thành phần: − Bo mạch chủ − Mainboard. Trang 27
  28. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Bộ vi xử lý − CPU − Central Proccess Unit − Bộ nhớ − RAM − Memory − Ổ cứng − Hard Disk − Ổ quang − CD, DVD − Ổ đĩa mềm − Floppy − Vỏ, nguồn máy tính − Case − Màn hình máy tính − Monitor − Bàn phím máy tính − Keyboard Hình 4.7 − Chuột − Mouse • Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trực tiếp trên bo mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết. Khi lắp ráp một máy tính cần phải xem xét sự phù hợp của các thiết bị. Hình 4.8 − Chip cầu Bắc: Đảm nhiệm việc liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu Nam. − Chip cầu Nam, hay còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset. Khác với chip cầu Bắc, Trang 28
  29. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở chip cầu Nam không được kết nối trực tiếp với CPU. Đúng hơn là chip cầu Bắc kết nối chip cầu Nam với CPU. • Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động. • CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU (dùng từ "cắm" chỉ là tương đối bởi các đế cắm hiện nay sử dụng tiếp xúc) • RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại. • Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. • Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh. • Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash. • Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang. • Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu hay nâng cấp BIOS. • Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng. • Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính. • Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính. • Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia). • Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa. • Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời. • Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến • Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy. Trang 29
  30. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở • Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản. • Bus: là đường truyền dữ liệu giữa các thiết được kết nối vào bo mạch chủ. Khi rắp ráp máy tính cần lựa chọn các thiết bị có bus tương ứng được hỗ trợ bởi bo mạch chủ. Một số bus của các thiết bị thông dụng: Độ Tốc Băng Độ Tốc Băng Kiểu Bus rộng độ Thông Kiểu Bus rộng độ Thông (bits) (Mhz) (Mbps) (bits) (Mhz) (Mbps) 8–bit ISA (AT) 8 8.33 4.17 SATA–600 1 3000 600 16–bit ISA (AT– 16 8.33 8.33 PC66 SDRAM DIMM 64 66 533 Bus) HD Floppy 1 0.5 0.0625 PC100 SDRAM DIMM 64 100 800 Interface PCI 32 33 133 PC133 SDRAM DIMM 64 133 1066 PC1600 DDR DIMM PCI 66MHz 32 66 266 64 100 1600 (DDR200) PC2100 DDR DIMM PCI 64–bit 64 33 266 64 133 2133 (DDR266) PCI 66MHz/64– PC2700 DDR DIMM 64 66 533 64 167 2666 bit (DDR333) PCI–Express 1.0 PC3200 DDR DIMM 1 2500 250 64 200 3200 1–lane (DDR400) PC3500 DDR AGP 32 66 266 64 216 3466 (DDR433) PC3700 DDR AGP 2X 32 66 533 64 233 3733 (DDR466) PC2–3200 DDR2 AGP 4X 32 66 1066 64 200 3200 (DDR2–400) PC2–4300 DDR2 AGP 8X 32 66 2133 64 267 4266 (DDR2–533) PC2–5400 DDR2 RS–232 Serial 1 0.1152 0.01152 64 333 5333 (DDR2–667) Trang 30
  31. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Độ Tốc Băng Độ Tốc Băng Kiểu Bus rộng độ Thông Kiểu Bus rộng độ Thông (bits) (Mhz) (Mbps) (bits) (Mhz) (Mbps) USB 1.1/2.0 full– PC2–6400 DDR2 1 12 1.5 64 400 6400 speed (DDR2–800) USB 2.0 high– 66MHz Pentium I/II/III 1 480 60 64 66 533 speed FSB 100MHz Pentium I/II/III ATA–UDMA/33 16 8.33 33 64 100 800 FSB 133MHz Pentium I/II/III ATA–UDMA/66 16 16.67 66 64 133 1066 FSB ATA–UDMA/100 16 25 100 400MHz Pentium 4 FSB 64 100 3200 ATA–UDMA/133 16 33 133 533MHz Pentium 4 FSB 64 133 4266 SATA–150 1 750 150 800MHz Pentium 4 FSB 64 200 6400 1066MHz Pentium 4 SATA–300 1 1500 300 64 267 8533 FSB III.10 PHẦN MỀM III.10.1 Khái niệm phần mềm Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình hoặc máy in. Phần mềm có thể được ví như phần hồn của máy tính mà phần cứng của nó được xem như phần xác. III.10.2 Phân loại phần mềm Có 2 loại phần mềm cơ bản: • Phần mềm hệ thống (Operating System Software) Là một bộ các câu lệnh để chỉ dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau. Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay ở Việt nam là MS–DOS, LINUX và Windows. Đối với mạng máy tính ta cũng có các phần mềm hệ điều hành mạng (Network Operating System) như Novell Netware, Unix, Windows NT/2000/2003 • Phần mềm ứng dụng (Application Software) Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm những chương trình được viết ra Trang 31
  32. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ họa, chơi games. Trang 32
  33. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở CHƯƠNG IV HỆ ĐIỀU HÀNH IV.1 KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH • Hệ điều hành là một chương trình được xem như là trung gian giữa người sử dụng máy tính và phần cứng máy tính. • Mục đích của hệ điều hành: ƒ Thực hiện các chương trình giúp cho người dùng sử dụng máy tính dễ dàng hơn. ƒ Giúp hệ thống máy tính thuận tiện trong việc sử dụng. ƒ Sử dụng phần cứng một cách có hiệu quả. IV.2 NGUYÊN TẮC NẠP HỆ ĐIỀU HÀNH • Khi bật máy, chương trình Bootstrap – (là đoạn mã lưu trữ trong ROM) được thi hành để kiểm tra các thiết bị máy tính có hoạt động tốt không. Nếu mọi thiết bị đều sẵn sàng thì chương trình này đọc bootsector (đĩa mềm) hay masterboot (đĩa cứng) vào bộ nhớ tại địa chỉ 0:7C00h và trao quyền điều khiển tại đây. • Từ đó chương trình mồi hệ điều hành trong bootsector sẽ nạp các phần còn lại của hệ điều hành (kernel) vào bộ nhớ và hệ điều hành bắt đầu hoạt động. IV.3 HỆ ĐIỀU HÀNH MS–DOS IV.3.1 Các đặc điểm − MS–DOS là một hệ điều hành đầu tiên chạy trên máy PC − MS–DOS được thiết kế bởi Microsoft − MS–DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, một người dùng − MS–DOS yêu cầu cấu hình máy thấp, bộ nhớ chính 640KB − Giao diện theo cơ chế dòng lệnh − MS–DOS có thể được cài đặt trên đĩa mềm hoặc đĩa cứng IV.3.2 Cấu trúc Hệ điều hành MS–DOS − Chương trình khởi động: Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ chính trong quá trình khởi động máy. − Chương trình Shell: Giao tiếp giữa người sử dụng vào hệ điều hành. − Chương trình chứa các chức năng: Chứa các thủ tục giúp việc quản lý. Trang 33
  34. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Chương trình nhập xuất: Chứa các thủ tục nhập xuất. − Hệ thống các chương trình tiện ích. IV.3.3 Cài đặt Hệ điều hành − Format ổ đĩa: /s − Sys ổ đĩa: IV.3.4 Nội dung Hệ điều hành MS-DOS − IO.SYS: hệ thống nhập xuất. − MSDOS.SYS: hệ thống tập tin, giao tiếp dòng lệnh. − CONFIG.SYS: cài đặt driver thiết bị. − COMMAND.COM: tập lệnh nội trú( internal). − AUTOEXEC.BAT: chứa tập lệnh DOS chạy tự động khi hệ điều hành bắt đầu. IV.3.5 Tập lệnh DOS − Copy con: tạo tập tin. − Del: xoá tập tin. − Type: xem nội dung tập tin. − Ren: đổi tên tập tin. − Edit: soạn thảo tập tin. − Copy: sao chép tập tin. − MD: Tạo thư mục. − RD: Xóa thư mục. − DIR: xem nội dung thư mục. − CD: Chuyển thư mục hiện hành. − CD : Chuyển thư mục hiện hành là thư mục cha. − CD\: Chuyển thư mục hiện hành là thư mục gốc. − Ver: hiển thị phiên bản hệ điều hành. − CLS: xoá màn hình. − Fdisk: phân vùng đĩa cứng. − Format: định dạng đĩa. Trang 34
  35. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Đường dẫn tuyệt đối: là đường đi xác định một thư mục/ tập tin bắt đầu từ thư mục gốc. − Đường dẫn tương đối: là đường đi xác định một thư mục/ tập tin bắt đầu từ thư mục hiện hành. − Ký tự * đại diện cho một nhóm các ký tự trong tên thư mục/tập tin. − Ký tự ? đại diện cho một ký tự trong tên thư mục/tập tin. Nhờ vậy ta có thể xóa, copy một lúc nhiều tập tin nhờ vào các ký tự đại diện. IV.3.6 Tạo đĩa khởi động MS-DOS − Format A:/s − Copy các tập tin himem.sys, oakcdrom.sys, aspi2dos.sys, mscdex.exe, guest.exe, smartdrv.exe vào đĩa mềm. − Tạo tập tin config.sys [memu] menuitem=NONE, Khoi dong khong co CDROM Menuitem=CDROM, Khoi dong co CDROM Menuitem=USB, Khoi dong co USB [common] Device =himem.sys /testm:off Lastdrive=z [CDROM] Device=oakcdrom.sys /d:mscd001 [USB] Device=aspi2dos.sys /int/all [NONE] − Tạo tập tin autoexec.bat @echo off Goto %config% :CDROM Mscdex.exe /d:mscd001 Goto end Trang 35
  36. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở :USB Guest.exe Goto end :NONE :END Smartdrv.exe IV. 4 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS IV.4.1 Các đặc điểm − Windows được thiết kế bởi Microsoft. − Windows là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng. − Giao diện người dùng thân thiện, chế độ đồ họa. − Cài đặt và thay đổi cấu hình hệ thống dễ dàng, khái niệm Plug and play. − Có tính ổn định cao, nếu có tiến trình nào bị hỏng thì hệ thống huỷ bỏ tiến trình đó mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. − Có tính bảo mật cao. IV.4.2 Cài đặt Hệ điều hành Để có thể bắt đầu cài đặt, cần phải kiểm tra trong BIOS xem CD–ROM có phải là thiết bị để khởi động đầu tiên không (first boot). • Cho đĩa Windows XP vào trong ổ CD–ROM và khởi động lại máy tính − Nhấn 1 phím bất kỳ để boot (khởi động) từ đĩa CD Hình 4.1 − Nhấn "ENTER" dể bắt đầu quá trình cài đặt. Trang 36
  37. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.2 − Nếu đồng ý với thông báo của Windows nhấn F8 để tiếp tục còn nếu không đồng ý nhấn "ESC" để thoát. Hình 4.3 − Chọn partition cài đặt Win XP. Trang 37
  38. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.4 − Định dạng (format) ổ cứng, NTFS được khuyến khích sử dụng (cũng có thể chọn FAT32), sau đó nhấn ENTER. Hình 4.5 − Windows thực hiện copy những file cần thiết cho quá trình cài đặt. Trang 38
  39. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.6 − Sau khi tự động khởi động lại, quá trình cài đặt được tiếp tục. Hình 4.7 − Windows sẽ hỏi bạn lựa chọn ngôn ngữ và vùng Trang 39
  40. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.8 − Nhập tên và tổ chức sử dụng Windows Hình 4.9 − Tiếp theo Windows sẽ yêu cầu bạn nhập Key của Windows Trang 40
  41. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.10 − Tiếp theo là đặt tên cho máy tính và thiết lập mật khẩu của Admin. Hình 4.11 Trang 41
  42. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Chỉnh lại ngày giờ và chọn múi giờ GMT +7 cho Việt Nam Hình 4.12 − Nếu Card mạng có thể nhận diện thì bảng sau sẽ hiện ra. Hãy chọn "Typical Settings" để cho Windows tự thiết lập và nhấn NEXT (Nếu không bạn phải tự cài Driver từ đĩa của nhà cung cấp Card mạng). Trang 42
  43. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.13 − Thay đổi tên nhóm làm việc nếu thấy cần thiết và nhấn "NEXT". Hình 4.14 Trang 43
  44. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Windows sẽ khởi động lại máy một lần nữa. Hình 4.15 − Và màn hình Welcome hiện lên. Hình 4.16 Trang 44
  45. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Sau khi điền các thông tin yêu cầu. Bạn sẽ thấy được màn hình Desktop của Windows XP. Quá trình cài đặt Windows đã hoàn tất. Hình 4.17 IV.4.3 Khởi động và thoát khỏi Windows Xp • Khởi động Windows XP Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (Username) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on). Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như hình nền, giao diện, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/chương trình được phép sử dụng, v.v ) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần khởi động sau. • Đóng Windows XP Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Tiếp theo bạn nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc chọn menu Start (nếu không nhìn thấy nút Start ở Trang 45
  46. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở phía dưới bên góc trái màn hình thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc) và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác này một hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới. Hình 4.18 Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt nguồn. Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu dữ liệu cho một ứng dụng nào đó hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn v.v ) thì sẽ có thông báo để xử lý. IV.4.4 Các thuật ngữ thường sử dụng trong Windows • Các biểu tượng (icon) Hình 4.19 Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng. Tên này mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó diễn giải cho chức năng được gán cho biểu tượng. • Sử dụng chuột trong Windows Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trường Windows XP. Con trỏ chuột (mouse pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình. Hình dáng của con trỏ chuột trên màn hình thay đổi theo chức năng và chế độ làm việc của ứng dụng. Khi làm việc với thiết bị chuột bạn thường sử dụng các thao tác cơ bản sau: − Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả. − Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái. Dùng để lựa chọn thông số, đối tượng hoặc câu lệnh. Trang 46
  47. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở − Double Click (D_Click): nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp. Dùng để khởi động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tập tin. − Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra. Dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn hình hoặc mở rộng kích thước của cửa sổ − Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột phải. Dùng mở menu tương ứng với đối tượng để chọn các lệnh thao tác trên đối tượng đó. • Màn hình Desktop Hình 4.20 • My Network Places Nếu mở cửa sổ My Network Places bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng. Trang 47
  48. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở • Recycle Bin Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi ta xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc R_Click vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Hình 4.21 Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa, ta chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó R_Click/Restore. • Folder Folder được gọi là “tập hồ sơ” hay “biểu tượng nhóm” hay “thư mục”. Folder là nơi quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin. Hình 4.22 • Menu Start Hình 4.23 Khi Click lên nút Start trên thanh Taskbar, thực đơn Start sẽ được mở và sẵn sàng thi hành các chương trình ứng dụng. Ngoài ra trên thực đơn này bạn còn có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm và định cấu hình cho máy tính. • Các lối tắt (biểu tượng chương trình – Shortcuts) Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục v.v Để mở 1 đối tượng, bạn D_Click trên Shortcut của nó hoặc R_Click/Open. • Menu đối tượng Trang 48
  49. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Trong Windows XP khi bạn R_Click trên một biểu tượng của một đối tượng, một menu tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó. Trong các phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu đối tượng. Hình 4.24 IV.4.5 Cửa sổ chương trình Hình 4.25 • Các thao tác trên một cửa sổ – Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới. – Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa Trang 49
  50. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở sổ, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag cho đến khi đạt được kích thước mong muốn. – Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Click lên nút Maximize . – Phục hồi kích thước trước đó của cửa sổ: Click lên nút Restore . – Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên Taskbar: Click lên nút Minimize . – Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các ứng dụng nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc chọn ứng dụng tương ứng trên thanh Taskbar. – Đóng cửa sổ: Click lên nút Close của cửa sổ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4. IV.4.6 Cài đặt Font chữ − Trong Setting chọn Control Panel chọn mục Fonts − Cửa sổ cài đặt Fonts xuất hiện từ menu File chọn Install new font Hình 4.26 − Từ cửa sổ này chỉ đường dẫn tới nơi chứa các fonts. Chọn Select all rồi Ok IV.4.7 Thay đổi màn hình nền, độ phân giải Chọn lệnh Start/ Settings/ Control Panel/ Display hoặc R_Click trên màn hình nền (Desktop), chọn Properties. Xuất hiện cửa sổ Display Properties. Trang 50
  51. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.27 • Desktop Chọn ảnh nền cho Desktop bằng cách Click chọn các ảnh nền có sẵn hoặc Click vào nút Browse để chọn tập tin ảnh không có trong danh sách những ảnh có sẵn. • Screen Saver Chọn chế độ màn hình cho Windows sau một thời gian máy tính không được sử dụng. • Settings: Thay đổi chế độ màu và độ phân giải của màn hình. – Chế độ màu càng cao thì hình ảnh càng đẹp và rõ nét. 64.000 màu (16 bits), 16 triệu màu (24 bits). Chế độ màu trên mỗi máy tính có thể khác nhau tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của card màn hình. – Độ phân giải càng lớn thì màn hình càng hiển thị được nhiều thông tin nhưng các đối tượng trên màn hình s IV.4.8 Cài đặt và loại bỏ chương trình Để loại bỏ các chương trình không còn sử dụng bạn nhấn đúp chuột vào biểu tượng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel xuất hiện hộp Trang 51
  52. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.28 – Chọn chương trình cần loại bỏ rồi click vào nút Remove Để cài đặt thêm chương trình chọn nút add new Programs sau đó chọn chế độ cài đặt. Hoặc bạn có thể chạy trực tiếp chương trình cài đặt download từ Internet. IV.4.9 Cấu hình ngày, giờ cho hệ thống Hình 4.29 Trang 52
  53. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Bạn có thể thay đổi ngày giờ của hệ thống bằng cách D_Click lên biểu tượng đồng hồ trên thanh Taskbar hoặc Setting/Control Panel, chọn nhóm Date/Time – Date & Time: thay đổi ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây. IV.5 CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS EXPLORER IV.5.1 Giới thiệu Windows Explorer là một chương trình được hỗ trợ từ phiên bản Windows 95 cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng). Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng. • Khởi động chương trình Windows Explorer: bạn có thể thực hiện một trong những cách sau: – Chọn lệnh Start/ Programs/ Accessories/ Windows Explorer – R_Click lên Start, sau đó chọn Explore – R_Click lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explore Hình 4.30 • Cửa sổ làm việc của Windows Explorer: Trang 53
  54. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Cửa sổ trái (Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị. Nếu Click vào dấu + thì Windows Explorer sẽ hiển thị các đối tượng chứa trong đối tượng đó. Khi đó, dấu + sẽ đổi thành dấu –, và nếu Click vào dấu – thì đối tượng sẽ được thu gọn trở lại. – Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái. • Thanh địa chỉ (Address): Hình 4.31 Cho phép nhập đường dẫn thư mục/ tập tin cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện hành. • Các nút công cụ trên thanh Toolbar: Hình 4.32 Back: Chuyển về thư mục trước đó. –Up: Chuyển lên thư mục cha. Forward: Chuyển tới thư mục vừa quay về (Back). Search: Tìm kiếm tập tin/ thư mục. Folder: Cho phép ẩn/ hiện cửa sổ Folder bên trái. Trang 54
  55. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Views: Các chế độ hiển thị các đối tượng (tập tin/ thư mục/ ổ đĩa) Nội dung trong cửa sổ có thể được sắp xếp thể hiện theo thứ tự. Đối với kiểu thể hiện Details, bạn có thể thực hiện bằng cách luân phiên nhấn chuột lên cột tương ứng (Name, Size, Type, Date Modified). Trong các kiểu thể hiện khác bạn có thể thực hiện bằng lệnh View/ Arrange Icons By và lựa chọn tiếp một trong các khóa sắp xếp (theo tên, kích cỡ tập tin, kiểu tập tin, hoặc ngày tháng cập nhật). Trong kiểu thể hiện bằng các biểu tượng lớn và biểu tượng nhỏ bạn có thể để Windows sắp xếp tự động bằng lệnh View/ Arrange Icons By/Auto Arrange. Tuỳ chọn Auto Arrange chỉ áp dụng cho cửa sổ của thư mục hiện hành. IV.5.2 Thao tác với Thư mục và Tập tin IV.5.2.1 Mở Tập tin/Thư mục Có ba cách thực hiện: – Cách 1: D_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục. – Cách 2: R_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục và chọn mục Open. – Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter. Nếu tập tin thuộc loại tập tin văn bản thì chương trình ứng dụng kết hợp sẽ được khởi động và tài liệu sẽ được nạp vào. Trong trường hợp chương trình ứng dụng không được cài đặt trong máy tính thì Windows sẽ mở hộp thoại Open With và cho chọn chương trình kết hợp. Nếu tập tin thuộc dạng chương trình ứng dụng thì chương trình tương ứng sẽ được khởi động. IV.5.2.2 Chọn Tập tin/Thư mục – Chọn một tập tin/thư mục: Click lên biểu tượng tập tin/thư mục. – Chọn một nhóm tập tin/thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách: ƒ Các đối tượng cần chọn là một danh sách gồm các đối tượng liên tục: Click lên đối tượng đầu danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và Click lên đối tượng ở cuối danh sách. ƒ Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương ứng. Trang 55
  56. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 4.33 IV.5.2.3 Tạo Thư mục – Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái). – Chọn menu File/New/Folder hoặc R_Click New/Folder. Hình 4.34 – Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. IV.5.2.4 Sao chép Tập tin/Thư mục Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: – Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép. – Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit/ Copy hoặc R_Click và chọn Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste). Trang 56
  57. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở IV.5.2.5 Di chuyển Tập tin/Thư mục Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: – Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển. – Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit/ Cut hoặc R_Click và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste). IV.5.2.6 Xoá Tập tin/Thư mục – Chọn các thư mục và tập tin cần xóa. – Chọn File/ Delete – hoặc: Nhấn phím Delete – hoặc: R_Click và chọn mục Delete. – Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No) IV.5.2.7 Phục hồi Tập tin/Thư mục Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây: – D_Click lên biểu tượng Recycle Bin – Chọn tên đối tượng cần phục hồi. – Thực hiện lệnh File/ Restore hoặc R_Click và chọn mục Restore. Ghi chú: Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối tượng ở trong Recycle Bin. Nếu muốn xoá hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, R_Click lên mục Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin. IV.5.2.8 Đổi tên Tập tin/Thư mục – Chọn đối tượng muốn đổi tên – Thực hiện lệnh File/ Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và chọn mục Rename – Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được. IV.5.2.9 Thay đổi thuộc tính Tập tin/Thư mục – Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tính và chọn mục Properties Trang 57
  58. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Thay đổi các thuộc tính. – Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn Cancel. IV.5.3. Thao tác với đĩa IV.5.3.1 Sao chép đĩa mềm Bạn thực hiện các thao tác như sau: – Đưa đĩa nguồn vào ổ đĩa mềm. – R_Click vào biểu tượng ổ đĩa mềm, chọn mục Copy Disk, sau đó chọn Start. – Khi xuất hiện hộp thông báo Copy disk, thì bạn lấy đĩa nguồn ra và đưa đĩa đích vào, nhắp OK. Chú ý: toàn bộ dữ liệu trong đĩa đích sẽ bị xoá và không thể phục hồi được. IV.5.3.2 Định dạng đĩa – R_Click vào tên của ổ đĩa (có thể đĩa mềm hoặc đĩa cứng) cần định dạng, sau đó chọn mục Format. – Nếu muốn đặt tên cho đĩa thì nhập vào mục Volume label, muốn định dạng nhanh (chỉ xoá dữ liệu) thì chọn mục Quick Format, muốn dùng làm đĩa khởi động thì chọn mục Create an MS–DOS startup disk. – Nhắp chọn Start để tiến hành định dạng. Chú ý: dữ liệu trong đĩa sẽ bị xoá hoàn toàn, không thể phục hồi được. IV.5.3.3 Hiển thị thông tin của đĩa R_Click vào tên của ổ đĩa cần hiển thị thông tin, sau đó chọn mục Properties. Hình 4.35 Trang 58
  59. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Lớp General: cho biết dung lượng đĩa (Capacity), đã sử dụng bao nhiêu (Used space), còn lại bao nhiêu (Free space). – Lớp Tools: cung cấp một số công cụ kiểm tra đĩa (Error–checking), tạo đĩa dự phòng (Backup), chống phân mảnh đĩa (Defragment). – Lớp Sharing: cho phép đặt cách thức chia sẻ tài nguyên có trên đĩa (với máy tính có nối mạng). Trang 59
  60. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở CHƯƠNG V CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG V.1 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIẾNG VIỆT V.1.1 Vấn đề tiếng Việt trong Windows Hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows mà chúng ta đang sử dụng là phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng được tiếng Việt trong Windows thì cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt. Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng trong Windows như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Vietkey và Unikey rất được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác. V.1.2 Font chữ và Bảng mã Mỗi font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải chọn bảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ font chữ thông dụng hiện nay là: – Bộ Font VNI: đây là bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ bắt đầu bằng chữ VNI. – Bộ Font Vietware: bộ font chữ Vietware có hai họ: các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ SVN là họ font chữ 1 byte, các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ font 2 byte. – Bộ Font TCVN3: bộ font chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là bộ font chuẩn của quốc gia, tên font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm). – Bộ Font Unicode: vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng 1 loại font chữ mà có thể hiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các chuyên gia về công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin. Sự ra đời của bộ font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 font chữ duy nhất. Hiện tại, đây là font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, khi học cũng như khi khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ font Unicode. Bộ Font chữ Bảng mã Font chữ thông dụng VNI VNI Windows VNI–Times Vietware_X (2 byte) Vietware VNtimes new roman Trang 60
  61. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Vietware_F (1 byte) Vietware SVNtimes new roman TCVN3 TCVN3 .VnTime Unicode Unicode Times New Roman, Arial V.1.3 Các kiểu gõ tiếng Việt Có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có sẵn các ký tự tiếng Việt nên để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím. Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI. Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI: Ký tự â ê ô ơ ư Ă đ Kiểu Telex aa ee oo Ow; [ uw; w; ] Aw Dd Kiểu VNI a6 e6 o6 o7 u7 a8 d9 Dấu sắc huyền Hỏi ngã nặng Kiểu Telex s f r x J Kiểu VNI 1 2 3 4 5 V.1.4. Sử dụng Unikey V.1.4.1 Khởi động Unikey Thông thường Unikey được cài ở chế độ khởi động tự động. Bạn có thể tìm thấy biểu tượng của Unikey ở thanh Taskbar như khi Unikey đang ở chế độ bật tiếng Việt hoặc khi ở chế độ tắt tiếng Việt. Ngoài ra bạn cũng có thể khởi động Unikey như các ứng dụng khác bằng cách D_Click vào lối tắt của Unikey ở hình nền hoặc từ menu Start chọn Programs/Unikey. V.1.4.2 Các thao tác cơ bản • Bật/ tắt tiếng Việt Trang 61
  62. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Click vào biểu tượng của Unikey (ở thanh Taskbar) để bật/tắt chế độ gõ tiếng Việt, nếu biểu tượng là thì chế độ gõ tiếng Việt đang bật, là thì chế độ gõ tiếng Việt đang tắt. Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím ALT + Z hoặc Ctrl + Shift (xem bảng điều khiển của Unikey) để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt. • Sử dụng Bảng điều khiển của Unikey R_Click vào biểu tượng Unikey để xuất hiện menu đối tượng rồi chọn Configuration (nếu ngôn ngữ hiển thị là tiếng Anh) hoặc chọn Bảng điều khiển, khi đó hộp thoại xuất hiện. Hộp thoại của Unikey có 2 chế độ: ƒ Chế độ mở rộng: cho phép đặt tất cả thông số hoạt động của Unikey ƒ Chế độ thu nhỏ: chỉ đặt các thông số thường sử dụng nhất Để chuyển đổi giữa 2 chế độ này ta Click vào nút Thu nhỏ hoặc Mở rộng Hình 5.1 ƒ Vietnamese interface/Giao dien tieng Viet: Chọn ngôn ngữ hiển thị là tiếng Anh hay tiếng Việt ƒ Bảng mã: Chọn bảng mã tiếng Việt. Bạn phải chọn đúng bảng mã tương ứng với Font tiếng Việt đang sử dụng Trang 62
  63. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở ƒ Kiểu gõ phím: Cho phép chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI ƒ Phím chuyển: Thiết lập tổ hợp phím nóng dùng để bật tắt tiếng Việt bằng: CTRL + SHIFT hoặc ALT + Z. V.1.4.3 Chuyển đổi giữa các bảng mã – Chọn vùng văn bản cần chuyển đổi. – Thực hiện cut vào clipboard – R_Click vào biểu tượng – Chọn menu Công cụ Hình 5.2 – Chọn loại font nguồn và font đích cần chuyển – Nhấn vào nút chuyển mã – Dán nội dung Clipboard vào cửa sổ văn bản V.2 LUYỆN ĐÁNH MÁY VỚI KP TYPING TUTOR KP Typing Tutor là phần mềm tương đối nhỏ, thuận lợi cho việc luyện tập khả năng sử dụng bàn phím, tăng tốc độ, độ chính xác khi đánh máy. Trang 63
  64. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở V.2.1. Khởi động KP Typing Tutor – Chọn Start/ Programs/ KP/ KP Typing Tutor hoặc D_Click vào lối tắt của KP Typing Tutor ở màn hình nền. Cửa sổ chương trình xuất hiện – Chọn tên người học trong Combo box Learner. – Chọn OK Hình 5.3 V.2.2. Cách đặt tay trên bàn phím Để gõ nhanh và chính xác, trước hết bạn phải đặt tay đúng sao cho thuận tiện nhất khi sử dụng bàn phím. Mỗi ngón tay có một phím chính của nó. Phím chính của mỗi ngón được xác định trên hàng giữa của bàn phím (A, S, D, F, G ). Bàn tay trái: phím chính của ngón trỏ là F (kèm thêm phím G), ngón giữa là D, ngón áp út là S và ngón út là A. Bàn tay phải: phím chính của ngón trỏ là J (kèm thêm phím H), ngón giữa là K, ngón áp út là L và ngón út là ; Trang 64
  65. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.4 Từ cách đặt phím chính cho mỗi ngón ở hàng giữa, bạn cũng áp dụng theo quy tắc tưong tự như vậy cho các hàng phím khác. Dùng một trong hai ngón cái để gõ phím trắng (Space bar), ngón út để gõ phím Shift, ngón út phải cho phím Enter. Chú ý: khi gõ bạn không nên nhìn vào bàn phím, hãy tập làm quen với vị trí của các phím, khi đó bạn sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Vị trí ngồi (khoảng cách từ mắt đến màn hình), vị trí bàn phím, hướng nhìn cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng máy và sức khoẻ của bạn. V.2.3. Chọn bài tập Cho phép chọn bài tập phù hợp với khả năng sử dụng bàn phím của bạn. – Course: có 174 bài tập dùng cho người mới bắt đầu, gõ từng phím/ từng từ. Dùng / để chọn bài tập sau/ trước bài hiện hành. Nhấn Insert để chọn bài tuỳ ý. – Sentence Drills: cho phép tập gõ theo từng câu. – Free Drills: cho phép chọn từ/ câu bất kỳ để tập gõ. – Paragraph Drills: cho phép tập gõ theo từng đoạn. – Game: cho phép tập gõ nhanh và chính xác theo độ khó của các cấp độ trò chơi (1–10). V.2.4. Thay đổi các tuỳ chọn Cho phép thay đổi các tuỳ chọn như màu phím nhấp nháy khi gõ, Font chữ hiển thị, thêm/ Trang 65
  66. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở xoá người học V.3 SOẠN THẢO VĂN BẢN BẰNG MIRCOSOFT WORD V.3.1 Giới thiệu Soạn thảo văn bản là công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp cũng như nhu cầu của bất kỳ cá nhân nào hiện nay. Một số đặc điểm của Microsoft word: – Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng; – Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn đựợc nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính,.v.v. – Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. – Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet. V.3.2 Cách khởi động Có rất nhiều cách có thể khởi động phần mềm Word. Tuỳ vào mục đích làm việc, sở thích hoặc sự tiện dụng mà ta có thể chọn một trong các cách sau đây để khởi động: Cách 1: Chọn lệnh Start của Windows: Start | Programs | Microsoft Word Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm Word nếu như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào: trên thanh tác vụ (Task Bar), trên màn hình nền của Windows, Cách 3: Nếu muốn mở nhanh một tệp văn bản vừa soạn thảo gần đây nhất trên máy tính đang làm việc, có thể chọn Start | Documents, chọn tên tệp văn bản (Word) cần mở. Khi đó Word sẽ khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định. V.3.3 Môi trường làm việc Sau khi khởi động xong, màn hình làm việc của Word thường có dạng như sau: Trang 66
  67. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.5 Thường môi trường làm việc trên Word gồm 5 thành phần chính: – Cửa sổ soạn thảo tài liệu: Là nơi để chế bản tài liệu. Bạn có thể gõ văn bản, định dạng, chèn các hình ảnh lên đây. Nội dung trên cửa sổ này sẽ được in ra máy in khi sử dụng lệnh in. – Hệ thống bảng chọn (menu): chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Word trong khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn. – Hệ thống thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó. Ví dụ: khi soạn thảo văn bản, bạn phải sử dụng đến thanh công cụ chuẩn Standard và thanh công cụ định dạng Formating; hoặc khi vẽ hình cần đến thanh công cụ Drawing để làm việc. – Thước kẻ: gồm 2 thước (ruler) bao viền trang văn bản. Sử dụng thước này bạn có thể điều chỉnh được lề trang văn bản, cũng như thiết lập các điểm dịch (tab) một cách đơn giản và trực quan. – Thanh trạng thái: giúp bạn biết được một vài trạng thái cần thiết khi làm việc. Ví Trang 67
  68. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở dụ: bạn đang làm việc ở trang mấy, dòng bao nhiêu,.v.v. V.3.4 Tạo một tài liệu mới Làm việc với word là làm việc trên các tài liệu (Documents). Mỗi tài liệu phải được cất lên đĩa với một tệp tin có phần mở rộng .DOC. Thường thì các tệp tài liệu của bạn sẽ được cất vào thư mục C:\My Documents trên đĩa cứng. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lại thông số này khi làm việc với Word. Thông thường sau khi khởi động Word, một màn hình trắng xuất hiện. Đó cũng là tài liệu mới mà Word tự động tạo ra. Tuy nhiên để tạo một tài liệu mới, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau: Mở mục chọn File | New ; hoặc Nhấn nút New trên thanh công cụ Standard; hoặc Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N. V.3.5 Ghi tài liệu ra đĩa Để ghi tài liệu đang làm việc lên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cách sau: – Mở mục chọn File | Save ; hoặc – Nhấn nút Save trên thanh công cụ Standard; hoặc – Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + S. Sẽ có hai khả năng xảy ra: Nếu đây là tài liệu mới, hộp thoại Save As xuất hiện, cho phép ghi tài liệu này bởi một tệp tin mới: Trang 68
  69. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.6 Hãy xác định thư mục (Folder) sẽ chứa tệp tin mới này rồi gõ tên tệp tin vào mục File name: ƒ Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tệp, khi ra lệnh cất tất cả những sự thay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa. V.3.6 Mở tài liệu đang tồn tại trên đĩa Tài liệu sau khi đã soạn thảo trên Word được lưu trên đĩa dưới dạng tệp tin có phần mở rộng là DOC. Để mở một tài liệu Word đã có trên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cách sau đây: – Mở mục chọn File | Open; hoặc – Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+O. Hộp thoại Open xuất hiện: Trang 69
  70. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.7 Hãy tìm đến thư mục nơi chứa tệp tài liệu cần mở trên đĩa, chọn tệp tài liệu, cuối cùng nhấn nút lệnh để tiếp tục. Tệp tài liệu sẽ được mở ra trên màn hình Word. V.3.7 Thoát khỏi mô trường làm việc Khi không làm việc với Word, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau: – Mở mục chọn File | Exit hoặc – Nhấn tổ hợp phím tắt Alt + F4. V.3.8 Nhập văn bản Nhập văn bản là khâu đầu tiên trong qui trình soạn thảo tài liệu. Thông thường lượng văn bản (Text) trên một tài liệu là rất nhiều, bạn tiếp cận được càng nhiều những tính năng nhập văn bản thì càng tốt, bởi lẽ nó sẽ làm tăng tốc độ chế bản tài liệu. Sử dụng bàn phím Bật tiếng Việt (nếu bạn muốn gõ tiếng Việt) và sử dụng những thao tác soạn thảo thông thường để soạn thảo tài liệu như là: – Các phím chữ a, b, c, z; – Các phím số từ 0 đến 9; – Các phím dấu: ‘,><?[]{} Trang 70
  71. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Sử dụng phím Shift để gõ chữ in hoa và một số dấu; – Sử dụng phím Caps Lock để thay đổi kiểu gõ chữ in hoa và chữ thường; – Sử dụng phím Enter để ngắt đoạn văn bản; – Sử dụng phím Tab để dịch điểm Tab; – Sử dụng phím Space Bar để chèn dấu cách; – Sử dụng các phím mũi tên: ←↑↓→ để dịch chuyển con trỏ trên tài liệu; – Sử dụng phím Page Up và Page Down để dịch chuyển con trỏ về đầu hoặc cuối từng trang màn hình; – Phím Home, End để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối dòng văn bản; – Phím Delete để xoá ký tự văn bản đứng kề sau điểm trỏ; – Phím Backspace để xoá ký tự đứng kề trước điểm trỏ V.3.9 Thao tác trên khối văn bản Mục này cung cấp những kỹ năng thao tác trên một khối văn bản bao gồm: sao chép, cắt dán, di chuyển khối văn bản. Giúp làm tăng tốc độ soạn thảo văn bản. • Sao chép Sao chép khối văn bản là quá trình tạo một khối văn bản mới từ một khối văn bản đã có sẵn. Phương pháp này được áp dụng khi bạn cần phải gõ lại một đoạn văn bản giống hệt hoặc gần giống với một đoạn văn bản đã có sẵn trên tài liệu về mặt nội dung cũng như định dạng (chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm định dạng ở phần tiếp theo). Cách làm như sau: Bước 1: Lựa chọn khối văn bản cần sao chép. Để lựa chọn khối văn bản bạn làm như sau: – Di chuột và khoanh vùng văn bản cần chọn; hoặc – Dùng các phím mũi tên ←↑↓→ kết hợp việc giữ phím Shift để chọn vùng văn bản. Chọn đến đâu bạn sẽ thấy văn bản được bôi đen đến đó. Bước 2: Ra lệnh sao chép dữ liệu bằng một trong các cách: - Mở mục chọn Edit | Copy; hoặc - Nhấn nút Copy trên thanh công cụ Standard; hoặc - Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + C; Bước 3: Dán văn bản đã chọn lên vị trí cần thiết. Bạn làm như sau: - Đặt con trỏ vào vị trí cần dán văn bản, ra lệnh dán bằng một trong các cách sau: - Mở mục chọn Edit | Paste; hoặc Trang 71
  72. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở - Nhấn nút Paste trên thanh công cụ Standard; hoặc - Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + V. Bạn sẽ thấy một đoạn văn bản mới được dán vào vị trí cần thiết. Bạn có thể thực hiện nhiều lệnh dán liên tiếp, dữ liệu được dán ra sẽ là dữ liệu của lần ra lệnh Copy gần nhất. Di chuyển khối văn bản Với phương pháp sao chép văn bản, sau khi sao chép được đoạn văn bản mới thì đoạn văn bản cũ vẫn tồn tại đúng vị trí của nó. Nếu muốn khi sao chép đoạn văn bản ra một nơi khác và đoạn văn bản cũ sẽ được xoá đi (tức là di chuyển khối văn bản đến một vị trí khác), phương pháp này sẽ giúp làm điều đó. Có thể thực hiện theo hai cách như sau: Cách 1: Bước 1: Lựa chọn khối văn bản cần di chuyển; Bước 2: Ra lệnh cắt văn bản có thể bằng một trong các cách sau: - Mở mục chọn Edit | Cut; hoặc - Nhấn nút Cut trên thanh công cụ Standard; hoặc - Nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl + X. Văn bản đã chọn sẽ bị cắt đi, chúng sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm (Clipboard) của máy tính. Bước 3: Thực hiện lệnh dán văn bản (Paste) như đã giới thiệu ở trên vào vị trí định trước. Cách 2: Bước 1: Lựa chọn khối văn bản cần di chuyển; Buớc 2: Dùng chuột kéo rê vùng văn bản đang chọn và thả lên vị trí cần di chuyển đến. Phương pháp này gọi là kéo – thả (drag and drop). V.3.10 Thiết lập Tab Tab là công cụ được sử dụng rất nhiều trong việc nhập văn bản. Ngoài khả năng dịch chuyển điểm trỏ theo từng bước nhảy, mục này sẽ giới thiệu cách sử dụng Tab cho việc tạo một văn bản hiển thị dưới dạng các cột. Bài toán đặt ra: hãy tạo bảng dữ liệu như sau: STT Họ và tên Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Quang 123, Tây Sơn 2 Hồ Hải Hà 68, Nguyễn Du Trang 72
  73. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở 3 Dương Quốc Toản 23/10 Nguyễn Trãi 4 Nguyễn Anh Đức 32/7 Nguyễn Trãi Các bước làm như sau: Bước 1: Định nghĩa khoảng cách cho các cột của bảng bởi hộp thoại Tab như sau: – Mở bảng chọn Format | Tab , hộp thoại Tab xuất hiện: Hình 5.8 Hộp Default tab stops: để thiết lập bước nhảy ngầm định của Tab. Hình trên bước nhảy ngầm định là 0.5 cm (tức là mỗi khi nhần phím Tab, con trỏ sẽ dịch một đoạn 0.5 cm trên màn hình soạn thảo). Bạn có thể thay đổi giá trị bước nhảy ngầm định Tab trên màn hình soạn thảo Word bằng cách gõ một giá trị số (đơn vị là cm) vào hộp này; – Bảng trên có 3 cột, mỗi cột sẽ được bắt đầu tại một vị trí có khoảng cách cố định đến lề trái trang văn bản mà ta phải thiết lập ngay sau đây. Giả sử cột STT cách lề trái 1cm, cột Họ và tên cách lề trái 3 cm, cột Địa chỉ cách lề trái 8 cm. Khi đó phải thiết lập các thông số này trên hộp thoại Tab như sau: Hộp Tab stop position: gõ 1 (là khoảng cách từ cột STT đến mép lề trái trang văn bản; Ở mục Alignment – chọn lề cho dữ liệu trong cột này (cột STT): Left – canh lề dữ liệu bên trái cột, Right– canh lề bên phải cột, Center – căn lề giữa cột, hãy chọn Center. Chọn xong nhấn nút Set. Tương tự lần lượt khai báo vị trí Tab cho các cột còn lại: Họ và tên (3 cm) và cột Địa chỉ (8 Trang 73
  74. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở cm) đến khi hộp thoại Tab có dạng như hình bên. Hình 5.9 Cuối cùng nhấn nút Ok để hoàn tất việc thiết lập tab cho các cột và có thể sử dụng chúng nút Clear – để xoá bỏ điểm Tab đang chọn; nút Clear All – để xoá bỏ toàn bộ các điểm tab đang thiết lập trên hộp thoại). Bước 2: Cách sử dụng những điểm Tab vừa thiết lập ở trên để tạo bảng dữ liệu: Hình 5.10 Khi con trỏ đang nằm ở đầu dòng văn bản, nhấn Tab để nhập dữ liệu cột STT. Nhập xong nhấn Tab, con trỏ sẽ chuyển đến vị trí tab tiếp theo (vị trí cột họ và tên) và nhập tiếp dữ liệu Họ và tên. Nhập xong nhấn Tab để nhập dữ liệu cột Địa chỉ. Làm tương tự với các dòng tiếp theo, bạn đã có thể tạo được bảng dữ liệu như yêu cầu ở trên. Đặc biệt, chỉ cần dùng chuột xử lý trên thước kẻ nằm ngang (Vertical Ruler) bạn cũng có thể thiết lập và điều chỉnh các điểm tab như vừa rồi. Cách làm như sau: Để tạo điểm tab cho cột STT (có khoảng cách là 1cm, lề giữa), hãy nhấn chuột trái lên vị trí 1 cm trên thước kẻ nằm ngang. Một điểm Tab có khoảng cách 1cm, lề trái (Left) đã được thiết lập như sau: . Muốn thay đổi lề cho điểm tab này là giữa (Center), làm như sau: Nhấn kép chuột lên điểm tab vừa thiết lập, hộp thoại Tab xuất hiện. Tiếp theo chọn lề cho điểm tab đang chọn trên hộp thoại này ở mục Alignment là Center Tiếp theo nhất nút Set để thiết lập. Tương tự, hãy tạo tiếp các điểm tab cho cột Họ tên và cột Địa chỉ. Muốn xoá bỏ một điểm tab nào đó, chỉ việc dùng chuột kéo chúng (điểm tab đó) ra khỏi thước kẻ. V.3.11 Các kỹ năng định dạng văn bản Hình 5.11 Nhập văn bản bao gồm các thao tác để gõ được văn bản lên tài liệu. Còn định dạng văn bản bao gồm các thao tác giúp bạn làm đẹp văn bản theo ý muốn. Chọn phông chữ Trang 74
  75. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hãy gõ đoạn văn bản sau: Mẫu văn bản định dạng Để chọn phông chữ cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau: Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản; Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Font trên thanh công cụ Standard. Một danh sách các kiểu phông chữ xuất hiện: Hình 5.12 Bạn có thể chọn một kiểu phù hợp. Ví dụ, sau khi chọn kiểu phông.VnTimeH, đoạn văn bản đã chọn sẽ có dạng: Mẫu văn bản định dạng Chọn cỡ chữ Để chọn cỡ chữ cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau: Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản; Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Size trên thanh công cụ Standard. Một danh sách các cỡ chữ xuất hiện cho phép chọn lựa. Hoặc cũng có thể gõ trực tiếp cỡ chữ vào mục Size này. Ví dụ: sau khi chọn cỡ chữ 18 (lúc đầu là cỡ 14), đoạn văn bản trên sẽ trở thành: Mẫu văn bản định dạng • Chọn kiểu chữ Để chọn kiểu chữ (kiểu chữ béo, kiểu chữ nghiêng, kiểu chữ có gạch chân) cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau: Trang 75
  76. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản; Bước 2: Dùng chuột bấm lên nút kiểu chữ trên thanh công cụ Standard: : Kiểu chữ béo (phím nóng Ctrl + B) Mẫu văn bản định dạng : Kiểu chữ nghiêng (phím nóng Ctrl + I) Mẫu văn bản định dạng : Kiểu chữ gạch chân (phím nóng Ctrl + U) Mẫu văn bản định dạng Mặt khác có thể thiết lập văn bản bởi tổ hợp nhiều kiểu chữ: vừa béo, vừa nghiêng hoặc vừa có gạch chân như là: Mẫu văn bản định dạng Mẫu văn bản định dạng Mẫu văn bản định dạng • Chọn màu chữ Mẫu văn bản định dạng Để chọn màu sắc chữ cho đoạn văn bản trên, hãy làm như sau: – Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản trên; – Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Font Color trên thanh công cụ Standard. Một bảng màu xuất hiện cho phép chọn lựa: Hình 5.13 Bạn có thể chọn loại màu phù hợp bằng cách nhấn chuột lên ô màu cần chọn. Ngoài ra, bạn có thể chọn những mẫu màu độc đáo hơn khi nhấn nút Trang 76
  77. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.14 Thẻ Standard cho phép chọn màu có sẵn có thể chọn; Hơn nữa, thẻ Custom cho phép định nghĩa màu cho riêng mình: Hình 5.15 Bạn có thể chọn màu ở bảng các điểm màu, đồng thời cũng có thể điều chỉnh được tỷ lệ các màu đơn trong từng gam màu (Red – tỷ lệ màu đỏ; Green – tỷ lệ màu xanh là cây; Blue – tỷ lệ màu xanh da trời). • Chọn màu nền văn bản Để chọn màu nền cho đoạn văn bản trên, ví dụ như: Mẫu văn bản định dạng hãy làm như sau: – Bước 1: Chọn (bôi đen) đoạn văn bản trên; Trang 77
  78. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Bước 2: Dùng chuột bấm lên hộp Hight light trên thanh công cụ Standard. Một bảng màu xuất hiện cho phép chọn lựa: Hình 5.16 Có thể chọn loại màu nền phù hợp bằng cách nhấn chuột lên ô màu cần chọn. Nếu chọn None– tương đương việc chọn màu trắng. • Hộp thoại Font Ngoài những tính năng định dạng căn bản ở trên, hộp thoại Font cung cấp những tính năng định dạng đặc biệt hơn. Để mở hộp thoại Font, kích hoạt mục chọn Format | Font Thẻ Font: Cho phép thiết lập các định dạng căn bản về phông chữ như đã trình bày ở trên. – Hộp Font – cho phép chọn phông chữ; – Hộp Font style – chọn kiểu chữ: Regular – kiểu chữ bình thường; Italic – kiểu chữ nghiêng; Bold – kiểu chữ béo; Bold Italic – kiểu vừa béo, vừa nghiêng; Hình 5.17 – Hộp Size – chọn cỡ chữ; – Font color – chọn màu cho chữ; – Hộp Underline style: để chọn kiểu đường gạch chân (nếu kiểu chữ đang chọn là underline). – Ngoài ra, mục Effect cho phép thiết lập một số hiệu ứng chữ đơn giản, bạn có thể chọn chúng và xem thể hiện ở mục Preview. – Nếu nhấn nút Default – kiểu định dạng này sẽ được thiết lập là ngầm định cho các Trang 78
  79. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở đoạn văn bản mới sau này; Thẻ Text Effect: cho phép thiết lập một số hiệu ứng trình diễn sôi động cho đoạn văn bản. Hãy chọn kiểu trình diễn ở danh sách Animations: và xem trước kết quả sẽ thu được ở hộp Preview. V.3.12 Định dạng đoạn văn bản Mỗi dấu xuống dòng (Enter) sẽ tạo thành một đoạn văn bản. Khi định dạng đoạn văn bản, không cần phải lựa chọn toàn bộ văn bản trong đoạn đó, mà chỉ cần đặt điểm trỏ trong đoạn cần định dạng. Để mở tính năng định dạng đoạn văn bản, mở mục chọn Format | Paragraph, hộp thoại Paragraph xuất hiện: Mục Aligment: chọn kiểu căn lề cho đoạn: – Justified – căn đều lề trái và lề phải; – Left – căn đều lề trái – Right – căn đều lề bên phải – Center – căn giữa 2 lề trái và phải. Mục Indentation: thiết lập khoảng cách từ mép lề đoạn so với lề trang: – Left – khoảng cách từ lề trái đoạn đến lề trái của trang văn bản; – Right– khoảng cách từ lề phải của đoạn đến lề phải của trang văn bản. Ngầm định, hai khoảng cách này đều là 0. – Trong mục Special nếu chọn: Hình 5.18 ƒ First line: khi đó có thể thiết lập độ thụt dòng của dòng đầu tiên trong đoạn vào mục By: Đây là ví dụ về một đoạn văn bản thiết lập độ thụt đầu dòng (First line) so với các dòng tiếp theo trong đoạn một khoảng cách 0.5 cm. ƒ Hanging: để thiết lập độ thụt dòng của dòng thứ 2 trở đi trong đoạn so với Trang 79
  80. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở dòng đầu tiên một khoảng cách được gõ vào mục By: Đây là ví dụ về một đoạn văn bản thiết lập độ thụt của các dòng thứ 2 trở đi (Hanging) so với dòng đầu tiên trong đoạn một khoảng cách 0.5 cm. ƒ None: để hủy bỏ chế độ thụt đầu dòng trên đoạn. Đây là ví dụ về một đoạn văn bản khi không thiết lập chế độ thụt đầu dòng trên đoạn (None). – Nếu mục Special là First line, khi đó có thể thiết lập độ thụt dòng của dòng đầu tiên trong đoạn vào mục By: – Mục Spacing: cho phép thiết lập các khoảng cách dòng: – Before – khoảng cách dòng giữa dòng đầu tiên của đoạn tới dòng cuối cùng của đoạn văn bản trên nó; – After– để thiết lập khoảng cách dòng giữ dòng cuối cùng của đoạn với dòng đầu tiên của đoạn sau nó; – Line Spacing – để chọn độ dãn dòng. Ngầm định độ dãn dòng là 1 (Single); Màn hình Preview cho phép xem trước những kết quả định dạng đoạn vừa thiết lập. Nhấn Ok để chấp nhận những thuộc tính vừa thiết lập cho đoạn văn bản đang chọn; trái lại nhấn Cancel để huỷ bỏ công việc vừa làm. V.3.13 Thiết lập Bullets và Numbering • Thiết lập Bullets Để đánh dấu đầu dòng một đoạn văn bản, hãy làm theo các bước sau đây. Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh dấu đầu dòng và kích hoạt tính năng đánh dấu đầu dòng bằng cách mở mục chọn: Format | Bullets and Numbering , hộp thoại sau sẽ xuất hiện. Trang 80
  81. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.19 Bước 2: Thiết lập thông tin về dấu đầu dòng ở thẻ Bulleted như sau: – Dùng chuột nhấn lên kiểu Bullet muốn thiết lập (đoạn văn bản này đang sử dụng kiểu bullet chọn ở hình trên); – Nhấn nút Picture , để chọn một kiểu bullet là các hình ảnh khác, khi đó hộp thoại sau đây xuất hiện: Hình 5.20 Trang 81
  82. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Chọn một loại bullet rồi nhấn OK để hoàn tất. Có thể nhấn nút Customize để thực hiện một vài thao tác định dạng cần thiết cho bullet đang chọn: Hình 5.21 – Có thể chọn lại kiểu bullet ở danh sách Bullet character; – Nhấn nút Font để chọn loại phông chữ cho bullet; – Nhấn nút Bullet để có thể chọn bullet là một ký tự đặc biệt (Symbol); – Mục Bullet position để thiết lập khoảng cách dấu bullet so với mép trong lề bên trái tài liệu; – Mục Text position để thiết lập khoảng cách từ văn bản (text) tới mép trong lề trái của tài liệu. • Thiết lập Numbering Để đánh số chỉ mục cho các tiêu đề tài liệu, hãy làm theo các bước sau đây: Bước 1: Đặt con trỏ lên đoạn cần đánh số chỉ mục và kích hoạt tính năng đánh số chỉ mục bằng cách mở mục chọn: Format | Bullets and Nubering , hộp thoại sau đây xuất hiện: Trang 82
  83. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hình 5.22 Bước 2: Thiết lập thông tin về đánh số chỉ mục ở thẻ Numbered như sau: Hãy dùng chuột nhấn lên kiểu đánh số chỉ mục muốn thiết lập; Nút Customize , để định dạng cho số chỉ mục này bởi hộp thoại sau: Hình 5.23 Ý nghĩa các mục tin trên hộp thoại này như sau: – Nút Font , cho phép chọn kiểu phông chữ cho số chỉ mục; – Mục Start at: để chọn chỉ mục đầu tiên cần đánh số: nếu chọn 1, sẽ thực hiện đánh chỉ mục là 1, 2, ; nhưng nếu chọn là 5 thì sẽ đánh số từ 5 trở đi là 5, 6, 7 ; Trang 83
  84. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở – Mục Number position để thiết lập vị trí của chỉ mục trên đoạn văn bản; Text position để thiết lập khoảng cách văn bản so với mép lề của trang tài liệu. V.4. LÀM VIỆC VỚI BẢNG TÍNH BẰNG MICROSOFT EXCEL V.4.1 Giới thiệu Excel là phần mềm bảng tính phục vụ công tác quản lý, lưu trữ tầm vừa và nhỏ. Excel tạo và quản lý sổ sách điện tử, có các trang là các bảng kẻ sẵn với khả năng lưu trữ và tính toán. V.4.2 Workbook Tài liệu của Excel là các sổ điện tử (Workbook) Workbook Có tối đa 255 worksheets (Bảng tính) Gồm 256 columns (cột) đánh thứ tự từ A Z, AA AZ, IV (nhấn Ctrl+mũi tên sang để đến cột cuối) Worksheet Gồm 65536 rows (hàng) đánh số từ 1 65536) (nhấn Ctrl+¯mũi tên xuống để đến hàng cuối Cell (Ô) Giao của hàng và cột Mỗi ô có địa chỉ, ví dụ ô A3, C5, AZ335 Range (Vùng) Vùng các ô cạnh nhau để lưu dữ liệu có cùng tính chất Xác định bởi : Ví dụ A3:C5 V.4.3 Các thao tác căn bản • Tạo sổ mới, lưu giữ Khi chạy Excel mở kèm một sổ bảng tính mới có tên ngầm định là Book1. Mở sổ mới: Trên thanh công cụ nhấn nút New, hay trên menu File, chọn New Lên mục File, chọn Save hoặc Save as hay nhấn lên nút Save trên thanh công Lưu trữ: cụ • Nhập liệu vào bảng tính Dữ liệu trong một ô có thể và văn bản hay số Văn bản Một ô sẽ nhận kiểu văn bản nếu bạn bắt đầu nhập vào chữ cái. Một ô nhận tối Trang 84
  85. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở (Text) đa 255 ký tự. Ô chứa văn bản tự động căn sang bên trái. Đôi khi bạn cần nhập số dưới dạng văn bản – ví dụ ($000) – trước hết bạn nhập dấu nháy đơn (') theo sau là số – ví dụ '39,800. Để nới rộng cột chứa hết văn bản, kéo trên tiêu đề cột. Số (Number) Một ô có kiểu số nếu bạn nhập vào một số. Ví dụ 973, 908.37, 0.72, 3 1/4, 5.87137E+3. Nếu ô không đủ rộng để chứa hết số, nó sẽ xuất hiện toàn dấu thăn (#######) Có thể nhập phân số: 3 1/4 hay 0 1/2 Ngày tháng Nhập ngày theo dạng sau: 11/6/97, 6–Nov–97, 6–Nov, Nov–97 Ngày là số tính từ 1/1/1900 đến ngày bạn nhập. Nhấn Ctrl+; (chấm phảy) để nhập ngày hôm nay Trật tự ngày/tháng/năm do Windows quy định (Settings>Control Panel>Regional Settings) Giờ Nhập theo đinh dạng: 21:41, 21:41:35, 9:41 PM, 9:41:35 PM Ctrl+: (hai chấm) để nhập giờ hiện hành • Nhập trên một vùng Để tăng tốc độ nhập liệu bạn có thể chọn trước vùng nhập liệu. Excel tự chuyển sang ô kế tiếp khi kết thúc nhập một ô. – Chọn vùng nhập liệu. Ô hiện hành có nền trắng. – Nhập dữ liệu vào ô hiện hành. – Nhấn Enter Æ xuống, Shift+Enter Æ lên, Tab Æ sang phải, Shift+Tab Æ sang trái một ô. • Nhập chuỗi dữ liệu Excel có đặc tính tự điền AutoFill, cho phép tự động nhập chuỗi giá trị liên tiếp. Chỉ cần nhập giá trị đầu tiên, AutoFill phân tích và điền các giá trị khác của chuỗi. Có thể dùng AutoFill cho ngày, tháng, năm, chuỗi số – Để điền một chuỗi số, nhập hai số đầu cạnh nhau theo hàng hay cột. – Chọn hai ô, đưa con trỏ chuột lại thẻ điền tại góc dưới bên phải của vùng chọn, con trỏ chuột trở thành hình chữ thập. – Kéo trên thẻ điền cho đến khi kết thúc vùng điền. Lưu ý: Nếu muốn điền ngày thì nhập ngày thay vì số. Excel cũng nhận biết chuỗi văn bản dạng Qtr 1, Qtr 2 Bạn cũng có thể điền chuỗi tự tạo tuỳ ý. Trang 85
  86. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Để nhập chuỗi số tăng có bước là 1, nhập số đầu, nhấn giữ Ctrl trong khi kéo trên thẻ điền. • Nhập công thức Công thức bắt đầu bằng dấu bằng "=", sau đó là biểu thức tính toán. Trong biểu thức có các toán tử và các toán hạng. – Toán tử là các phép toán số học như cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa – Trật tự ưu tiên của các toán tử cũng giống như một biểu thức toán học thông thường. – Để ưu tiên một phép toán yếu hơn trước một phép toán có độ ưu tiên cao hơn ta dùng cặp ngoặc tròn (). – Toán hạng có thể là hằng xâu, số hay địa chỉ các ô chứa các giá trị đó. – Ví dụ của công thức như: =A5*B5, =30000+B5. – Toán hạng cũng có thể là các hàm sẽ đề cập đến trong bài sau. Để nhập công thức: – Chuyển đến ô cần nhập – Gõ dấu bằng, sau đó bắt đầu nhập biểu thức tính toán – Kết thúc gõ Enter hay nhấn lên nút trên thanh công thức. • Sao chép công thức Trong nhiều trường hợp công thức của các ô cùng cột giống nhau. Ta chỉ cần nhập công thức cho ô đầu tiên, và sao chép công thức xuống các ô còn lại. Địa chỉ của các ô tham gia vào công thức cũng tự thay đổi tương ứng (địa chỉ tương đối). Để địa chỉ các ô tham gia vào công thức không đổi khi copy thì ta phải đánh địa chỉ tuyệt đối (sẽ trình bày ở bài sau). – Chọn ô cần nhập công thức (ô đầu tiên của cột cần nhập công thức) – Nhập công thức – Để sao chép công thức dưới ta kéo trên thẻ điền Hình 5.24 • Chọn ô, vùng Rất nhiều lệnh của Excel như sao chép hay định dạng đòi hỏi bạn phải chọn vùng. Trang 86
  87. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Chọn một ô nhấn chuột lên ô đó hay dùng bàn phím để duyệt đến ô cần chọn Chọn một vùng nhấn chuột lên ô đầu tiên; sau đó nhấn giữ nút chuột trái và kéo tới góc đối xứng của vùng cần chọn. Thả phím chuột Chọn một vùng lớn chọn ô đầu tiên. Sau đó cuộn bảng tính cho đến khi bạn nhìn thấy góc đối xứng. Nhấn giữ Shift, và nháy chuột lên góc đối xứng của vùng cần chọn. Tất cả các ô nằm giữa hai góc sẽ được chọn Chọn các ô theo nộiBôi đen vùng, lên Edit>Goto>Special: (comments), hằng số dung hay định dạng (constants), công thức (formulas), định dạng có điều kiện (conditional formats), hay các đối tượng như đồ thị (charts) Sau khi chọn các ô với Edit, Go To, Special, bạn có thể giữ nguyên vùng chọn và dịch chuyển qua lại giữa các ô bằng cách nhấn Tab, Shift+Tab, Enter, hay Shift+Enter Chọn Nhiều vùng Chọn vùng đầu tiên; Nhấn giữ phím Ctrl và kéo để chọn vùng tiếp theo. Lặp lại cho các vùng khác Chọn cột/hàng Chọn một cột/hàng nháy chuột lên tiêu đề cột Chọn nhiều cột/hàng cạnh nhau, kéo rê con trỏ chuột trên các tiêu đề cột/hàng Chọn nhiều cột/hàng không liền nhau, nhấn phím Ctrl và nháy chuột lên mỗi tiêu đề cột/hàng Lưu ý: Shift+space/ Ctrl+space để chọn hàng/cột hiện hành. Chọn cả bảng tính Nhấn lên nút giao giữa tiêu đề hàng và tiêu đề cột Chọn nhiều bảngNhấn lên các phiếu bảng tính ở đáy của sổ bảng tính tính Chú ý: Nếu bạn chọn toàn bộ bảng tính thì các lệnh thực hiện sẽ tác động lên toàn bảng tính. Ví dụ nếu bạn nhấn phím Delete toàn bộ dữ liệu sẽ bị xoá. • Chỉnh sửa dữ liệu Để sửa nội dung một ô Chọn ô cần sửa Nhấn phím F2 hoặc nhấn kép lên ô hay nhấn lên thanh công thức Trang 87
  88. Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở Hiệu chỉnh dữ liệu, kết thúc nhấn Enter. Để xoá nội dung một ô Chọn ô cần xoá Nhấn Delete V.4.4 Công thức và hàm Công thức để tính toán trên sổ. Sau khi nhập công thức, bạn có thể thay đổi nội dung các ô liên quan; Excel tự động tính lại và cập nhật kết quả. Hàm là các công thức được định nghĩa sẵn phục vụ một tính toán cụ thể, như tính tổng, bình quân Để tính toán hàm nhận thông tin gọi là các đối số, và trả lại một kết quả. Trong hầu hết các trường hợp kết quả là một giá trị số, nhưng cũng có các hàm trả lại kết quả dưới dạng văn bản, địa chỉ ô, giá trị lôgíc, mảng, hay các thông tin về bảng tính. V.4.4.1 Dạng tổng quát của hàm • Tên_Hàm(danh sách đối) Tên_Hàm: Do EXCEL quy định, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, ví dụ Sum, Average, If Đối của hàm: Có thể là các hằng số, địa chỉ ô, vùng, tên vùng hay hàm khác Ví dụ: SUM(C3*3,D3*2) hay IF(B2>5,SUM(C2:D2) Chú ý: Có hàm không có đối. Ví dụ: hàm TODAY(), đối với những hàm này không được bỏ cặp dấu ngoặc ().Các hàm có nhiều đối thì các đối cách nhau bởi dấu phân cách thường là dấu phẩy (,) trên một số máy có thể là chấm phẩy (;) phụ thuộc vào thiết lập trong Control Panel>Regional Settings> Number> List Separator V.4.4.2 Nhập công thức/hàm theo cách thông thường – Đứng ở ô cần nhập công thức, nhập dấu bằng – Nhập biểu thức tính toán gồm toán tử và toán hạng. Toán hạng gồm số, địa chỉ ô, vùng, tên hàm – Nhấn ENTER để kết thúc V.4.4.3 Nhập công thức – Đứng ở ô (vùng) cần nhập công thức. Nhập công thức bình thường, nếu trong công thức có hàm thì gọi thuật sỹ dùng hàm (Nhấn nút fx / Shift+F3/ Insert> Function) – Chọn nhóm hàm trong phần cửa sổ bên trái, chọn tên hàm trong phần cửa sổ bên phải – Khai báo đối của hàm: Dùng chuột chọn các vùng/Nhập trực tiếp địa chỉ ô Nếu đối của hàm lại là một hàm khác, nhấn nút hộp tên bên trái thanh công thức để Trang 88