Bài giảng Tôn giáo –Tín ngưỡng

ppt 38 trang huongle 5010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tôn giáo –Tín ngưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ton_giao_tin_nguong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tôn giáo –Tín ngưỡng

  1. Tôn giáo – tín ngưỡng •Tôn giáo •Tín ngưỡng
  2. Tôn giáo 1 Nho giáo 2 Phật giáo 3 Đạo giáo 4 Ki-tô giáo
  3. Tín ngưỡng • Tín ngưỡng phồn thực • Tín ngưỡng thờ thành hoàng • Tín ngưỡng thờ Mẫu
  4. Nho giáo ở Việt Nam 1. Nguồn gốc của Nho giáo 2. Tình hình Nho giáo ở Việt Nam 3. Ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hoá Việt Nam
  5. Khổng tử (551-497 tcn)
  6. Mạnh tử(372-289 tcn)
  7. Quốc tử giám
  8. Đạo phật • Người sáng lập : siddhartha Gautama • Học thuyết : chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người • Tứ diệu đế : - khổ đế - tập đế - diệt đế - đạo đế
  9. • Đặc điểm: không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần • Kinh điển của Phật giáo : Pháp và Luật • Phật giáo ở Việt Nam : đại thừa và tiểu thừa • Là tôn giáo có ảnh hưởng rất mạnh đến xã hội Việt Nam • Là một thành tố văn hoá có ảnh hưởng đậm nét đến các thành tố khác.
  10. Đạo giáo • Lão Tử Trang Tử
  11. • ở Việt nam :ảnh hưởng của đạo giáo triết học chủ yếu diễn ra trong tầng lớp nho sĩ • Sự đan xen giữa đạo giáo phù thuỷ và các tín ngưỡng dân gian rất phức tạp • Đạo gia và đạo giáo ảnh hưởng không nhỏ trong văn hoá việt nam nhất là các tín ngưỡng dân gian
  12. KiTô Giáo
  13. • Là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ KiTô Giáo chúa Giêsu. • Ra đời ở các tỉnh phía Đông của đế quốc La Mã cổ đại. Công giáo Tin lành Anh giáo • Hiện nay KiTô Giáo là tôn giáo có mặt ở hầu khắp các nước của các châu lục .
  14. • Giáo lý của KiTô Giáo là kinh thánh gồm hai bộ Cựu ước và Tân ước . • Quan niệm về thế giới của KiTô Giáo là niềm tin vào thiên chúa và sự mầu nhiệm của thiên chúa tiền định .Vì thế , con người là do thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thờ phụng chúa và tiếp tục công việc của chúa ở trái đất này. • Tổ chức của KiTô Giáo được chia thành : giáo xứ , giáo phận , giáo hội quốc gia và giáo triều vatican , quyền lực tối cao và tuyệt đối thuộc về giáo hoàng.
  15. • Những thập niên đầu của thế kỉ XVI , các giáo sĩ ở phương tây đã đến truyền đạo ở Việt Nam . • Năm 1644 , Hội thừa sai truyền giáo Pari chính thức ra đời và được giáo hoàng trao quyền truyền đạo từ việt Nam , Trung Quốc xuống Đông Nam Á. • Lịch sử du nhập KiTô Giáo vào Việt Nam không bình thường như các tôn giáo khác khi du nhập vào Việt Nam .
  16. • Ảnh hưởng của KiTô Giáo với văn hóa Việt Nam , phải nhìn nhận ở khía cạnh chữ quốc ngữ .Để truyền đạo cho người Việt các giáo sĩ đã dùng bộ chữ cái latinh để ghi âm tiếng việt – chữ Quốc ngữ • Ki-tô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương tây. Trong mấy thế kỷ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam
  17. TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC
  18. Tín ngưỡng phồn thực là gì? • Là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật • Lấy các biểu tượng về sự sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng
  19. Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt • Xuất hiện trong các di tích từ xa xưa • Trong nghệ thuật : tranh dân gian và điêu khắc đình làng • Trong văn học : dân gian và thành văn • Trong lễ hội cổ truyền
  20. Dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực Tượng Yoni bằng sa thạch Tượng Linga-Yoni bằng đồng khai quật tại tìm thấy tại tháp Bánh Ít di tích tháp (Tuy Phước), hiện đang trưng Dương Long bày tại Bảo tàng Guimet, (Tây Sơn) năm Paris (Pháp). 2008
  21. Trong nghệ thuật • Tranh dân gian Đông Hồ Đánh ghen Hứng dừa
  22. Điêu khắc đình làng Đình Thổ Tang ở Phú Thọ Đình Phùng ở Đan Phượng – Hà Tây (nay là Hà Nội)
  23. Trong văn học dân gian • Số lượng câu đố : đố thanh giảng tục, đố tục giảng thanh chính là lưu thanh sót lại của tín ngưỡng Phồn thực thời xa xưa • Chọc một , chọc hai rồi chọc ba Ngoáy lên ngoáy xuống chẳng thấy ra giận thay đồ rỡm không trơn lỗ rút ra chán nản mệt thấy bà (đáp án:Xâu kim) • Đầu nhọn mình khuôn khéo khéo là cắm vào nóng bỏng tấm thân ta lớn bé trắng đen đè tất tật dụi vào ngoáy ngoáy lại bỏ ra (đáp án:Bàn là)
  24. Trong văn học thành văn • Nguyễn Du, Hồ Xuân • Vd: Nguyễn Du tả Từ Hương đã có những Hải trong Truyện Kiều tác phẩm tràn đầy “ Râu hùm ,hàm én, tinh thần nhân văn khi mày ngài vẽ lên những dáng vẻ Vai năm tấc rộng, thân đẹp đẽ , khỏe mạnh mười thước cao” của cơ thể con người. Hồ Xuân Hương : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
  25. Trong lễ hội cổ truyền • Nhân vật thờ phụng là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực như ông thánh Bôn hay Phật Thạch Quang • Trò diễn , trò chơi của một số lễ hội truyền thống: trò chen (Nga Hoàng- Bắc Giang), tắt đèn đêm giã La(Hà Tây), múa gà phủ, múa tùng dí .
  26. • Qua biến thiên lịch sử, dâu bể cuộc đời, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam.
  27. Tín ngưỡng thờ thành hoàng • Thành hoàng là từ Hán , có nghĩa gốc là hào bao quanh thành • Thành hoàng làng là vị thần bảo trợ 1 thành quách cụ thể • Tục thờ này có từ thời Tam Quốc ở Trung Quốc • ở Việt Nam có từ thời Bắc thuộc đến kỉ nguyên độc lập các triều Lý, Trần, Lê vẫn duy trì
  28. • Ở cộng đồng công xã : vị thần hoàng làng được coi như 1 vị thánh • Với các vương triều: thành hoàng làng được xem như “viên chức” • 1572 : nhà Lê giao cho Nguyễn Bính san định lại thần tích • Nhiều thành hoàng làng được thờ phụng là nhân vật lịch sử-văn hóa • Nơi thờ phụng : đình, miếu
  29. Hàng năm, ngày giỗ Thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội làng, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, hội hè đình đám là dịp gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.
  30. THỜ MẪU Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ đâu trong lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt?
  31. • Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng ngưỡng mộ, tôn vinh thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi )
  32. • Tam phủ (Thiên phủ - miền trời, Nhạc phủ - miền rừng núi, Thuỷ/ Thoải phủ - miền sông sông nước), • Tứ phủ (ba phủ trên thêm Địa phủ - miền đất đai). - Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời. Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi. - Mẫu Thoải cai quản miền sông nước. - Mẫu Địa cai quản đất đai.
  33. Tam tòa Thánh Mẫu
  34. • . Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi: 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa Nông nghiệp lúa nước.
  35. Những huyền thoại và huyền tích của Mẫu Thượng Thiên đều có liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI, thời Hậu Lê.
  36. Mẫu Liễu Hạnh còn có thể hóa thân Vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi hay thành Địa Tiên thánh Mẫu- Mẹ Đất, cai quản mọi đất đai và đời sống sinh vật. Đền thờ bà nổi tiếng ở đền Sòng ( Thanh Hoá) Phủ Giầy (Nam Định)
  37. Bà Chúa Liễu Hạnh Phủ Giầy - Nam Định