Bài giảng Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ - Nguyễn Thị Kim Thanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ - Nguyễn Thị Kim Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tong_quan_ve_tai_co_cau_he_thong_tai_chinh_tien_te.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ - Nguyễn Thị Kim Thanh
- Company LOGO TỔNG QUAN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Click to add title TS. Nguyễn Thị Kim Thanh Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng ClickNgân to add hàng nhàsubtitle nước Việt Nam
- Những nội dung chính 1. Sự cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống tài chính tiền tệ 2. Tổng quan hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam 3. Những vấn đề nổi lên cần xử lý trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính 4. Nội dung của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
- Sự cần thiết phải tái cơ cấu hệ thống tài chính Việt Nam Yêu cầu khắc Thực tiễn phát phục những khó triển của nền kinh khăn, yếu kém tế trong giai đoạn của các định chế mới tài chính Cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ
- Tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay (1) Số lượng các TCTD hiện nay: + 1 ngân hàng phát triển + 5 ngân hàng 100% vốn nước + 1 ngân hàng chính sách xã hội ngoài + 5 NHTM Nhà nước sở hữu 100% + 4 ngân hàng liên doanh vốn hoặc cổ phần chi phối + 18 công ty tài chính (NHTMNN) + 12 công ty cho thuê tài chính + 35 ngân hàng thương mại cổ phần + 1 QTDND Trung ương (NHTMCP) + 1.095 QTDND cơ sở + 54 chi nhánh ngân hàng nước + 2 tổ chức tài chính vi mô. ngoài
- Những điểm mạnh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính năng động cao, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngân hàng, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng trên thế giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính đồng thuận và tính định hướng cao, nhất là trong việc thực thi những định hướng chính sách của Chính phủ, nâng cao khả năng hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.
- Những vấn đề nổi lên cần xử lý 1. Khả năng điều tiết và làm chủ thị trường tiền tệ của cơ quan quản lý tiền tệ còn nhiều bất cập. 2. Năng lực thanh tra giám sát của cơ quan quản lý vẫn còn nhiều điểm hạn chế, tác động không nhỏ tới tính lành mạnh của hệ thống tài chính. 3. Sự phát triển có sự phát triển sai lệch về mặt cấu trúc. 4. Những yếu kém nội tại của các định chế tài chính và mức độ an toàn của hệ thống chưa cao 5. Cơ sở hạ tầng tài chính chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính:
- Nội dung của quá trình tái cơ cấu • Yếu tố quyết định mục tiêu tài cấu trúc: - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội - Vấn đề hội nhập Mục tiêu Tạo dựng một hệ thống ngân hàng với quy mô lớn hơn, an toàn và có hiệu quả hơn nhằm huy động, đầu tư có hiệu quả vốn cho nền kinh tế, đồng thời đáp ứng tốt hơn như cầu dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng của xã hội và có khả năng ứng phó với những tác động bất lợi của kinh tế, tài chính khu vực và toàn cầu.
- Nội dung của quá trình tái cơ cấu 3 vấn đề lớn cần tập trung xử lý trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: 1- Nâng cao vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN, chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, để NHNN thực sự trở thành người điều phối thị trường, trên cơ sở hình thành luật chơi bình đẳng và phù hợp với xu thế phát triển. 2- Củng cố và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra giám sát của cơ quan quản lý. 3- Lành mạnh hóa Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.
- Quan điểm tái cơ cấu • việc tái cơ cấu ngân hàng phải được tiến hành một cách căn bản, triệt để ,toàn diện và quyết liệt, nhưng cũng phải thận trọng với những lộ trình thích hợp để đảm bảo qúa trình tái cơ cấu không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, không gây ra những sự đổ vỡ của hệ thống, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội với chi phí thấp nhất
- Lộ trình và nội dung tái cơ cấu • Mục tiêu Giai đoạn 1 (2011-2015): xử lý những yếu kém hiện tại của hệ thống tài chính tiền tệ và củng cố thêm một bước sức khỏe của hệ thống. • Mục tiêu giai đoạn 2(2016-2020): Tạo bước phstd triển mạnh mẽ trong hệ thống (i) Nâng cao vai trò điều tiết của NHNN - Tập trung các giải pháp để ổn định lãi suất, tỷ giá, đảm bảo các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thông suốt. - Tập trung, củng cố phát triển tiền tệ, nhất là thị trường liên ngân hàng - Thiết lập việc quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ, đảm bảo không để xảy ra có các cú sốc về lãi suất, tỷ giá và giá vàng; hoàn thành cơ chế kiểm soát dòng chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế. - Tập trung các giải pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ căn bản tình trạng đôla hóa.
- Lộ trình và Nội dung của quá trình tái cơ cấu tiếp theoLộ trình tiếp theo - Tập trung thực hiện việc đổi mới, nâng cấp hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống core - banking trong quản trị của NHNN. - Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hoàn thành tái cấu trúc hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia thành trung tâm chuyển mạch thể thống nhất và trung tâm thanh toán bù trừ tự động. - Đến năm 2015, NHNN cần có sự đổi mới căn bản phương thức điều hành CSTT, chuyển cơ bản sang việc sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, chuyển từ điều tiết khối lượng sang điều tiết lãi suất; chủ động kiếm soát được thị trường tiền tệ liên ngân hàng, kiểm soát lạm phát.
- Lộ trình và Nội dung của quá trình tái cơ cấu tiếp theoLộ trình tiếp theo (ii) Củng cố và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra giám sát của cơ quan quản lý. - Tập trung hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tế Việt Nam và chuẩn mực quốc tế. - Phát triển vai trò giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán. Thiết lập các nguyên tắc và chuẩn mực giám sát dựa trên các nguyên tắc cốt lõi theo thông lệ quốc tế đối với các hệ thống thanh toán có tầm quan trọng hệ thống. - Tập trung đào tạo đội ngũ thanh tra viên về kiến thức giám sát trên cơ sở rủi ro, nâng cao hiểu biết về các mặt hoạt động của các định chế tài chính, khả năng phân tích báo cáo tài chính, khả năng cảnh báo, phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn.
- Lộ trình và Nội dung của quá trình tái cơ cấu tiếp theo - Tập trung củng cố bộ máy tổ chức về thanh tra giám sát đối với NHNN nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung; hình thành hệ thống cảnh báo sớm theo thông lệ quốc tế; ban hành các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel II; thiết lập các nguyên tắc và chuẩn mực giám sát hệ thống thanh toán trên các nguyên tắc cơ bản của thông lệ quốc tế. - Tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương về thanh tra ngân hàng, tài chính. Tận dụng hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế nhằm đạt các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát ngân hàng. - Đến năm 2015, năng lực và hiệu lực thanh tra giám sát được nâng lên một bước: Hoàn thiện đầy đủ các qui định an toàn hoạt động của các định chế tài chính sát với chuẩn mực quốc tế (tuân thủ theo Basel II) và phù hợp với thực tế Việt Nam; chuyển cơ bản sang giám sát rủi ro.
- Lộ trình và Nội dung của quá trình tái cơ cấu tiếp theoNội dung của quá trình tái cơ cấu (iii) Lành mạnh các định chế tài chính. (theo đề án của CP phê duyệt) Mục tiêu đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. - Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc; - 2011-2015: tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. - Đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
- Lộ trình và Nội dung của quá trình tái cơ cấu tiếp theoNội dung của quá trình tái cơ cấu Giải pháp thực hiện giai đoạn 1 quá trình tái cơ cấu: - Xử lý tốt vấn đề thanh khoản của hệ thống và của một số TCTD; - Đánh giá phân loại sức khỏe của các TCTD theo từng nhóm để áp dụng những biện pháp tái cơ cấu thích hợp. - Thực hiện sát nhập, hợp nhất, mua lại những ngân hàng yếu kém - Từng bước thực hiện xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo, cấu trúc lại những sai lệch trong cấu trúc hệ thống.
- Lộ trình thực hiện giai đoạn 1 quá trình tái cơ cấu các NHTM: (i) Năm 2011 -2012: - Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; - Đánh giá và phân loại TCTD; - Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và TCTD khác; - Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; - Hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các ngân hàng thương mại nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam); - Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; - Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
- (ii) Năm 2013: - Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng; - Tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các TCTD; - Hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; - Hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
- (iii) Năm 2014: - Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD; - Các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật; - Tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện. (iv) Đến hết năm 2015: - Hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị; - Tài chính và hoạt động kinh doanh được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; - Hệ thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng. - Các TCTD đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.
- Lộ Trình và nội dung của quá trình tái cơ cấu Mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2016 -2020: - Thực hiện bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi CSTT, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lưu thông tiền mặt. - Các TCTD tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và qui mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc hệ thống các TCTD.
- Giải pháp thực hiện giai đoạn 2 quá trình tái cơ cấu: Đánh giá kết quả của giai đoạn 1, nếu đạt được mục tiêu đặt ra Các giải pháp tiến hành - Điều chỉnh cơ cấu, tổ chức, bộ máy của các đơn vị thuộc NHNN theo hướng tinh gọn tiến tới hình thành chi nhánh NHNN khu vực; Xây dựng và triển khai một số dự án để bổ trợ, nâng cấp hệ thống thông tin FSMIMS; - Thực hiện điều tiết thị thường tiền tệ, kiểm soát lạm phát một cách chủ động trên cơ sở sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, lấy lãi suất làm công cụ chủ đạo trong điều hành;
- Các giải pháp tiếp theo - Xử lý căn bản tình trạng đô la hóa vào năm 2020; hạn chế và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ đến năm 2020; tự do hóa giao dịch vốn ở mức cao, tăng mức đầu tư gián tiếp đổi với các nhà đàu tư nước ngoài hơn mức hiện tại; thực hiên chính sách tỷ giá linh hoạt với biên độ giao động rộng hơn. - Triển khai giám sát đồng bộ và thống nhất toàn bộ khối ngân hàng; Thực hiện thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là chủ yếu; Về cơ bản áp dụng đầy đủ 25 nguyên tắc của Basel, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel II trước năm 2018 và thực hiện Basel III vào năm 2020. - Hoàn thành cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin đối thoại chính sách giữa NHNN và các cơ quan thanh tra thuộc khu vực tài chính trong nước, cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng nước ngoài, bảo đảm giám sát toàn diện, nhất quán các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
- Các giải pháp tiếp theo - Thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng cho các các thành phần trong nền kinh tế và mở rộng các dịch vụ ngân hàng ra ngoài khu vực truyền thống, tăng cường cạnh tranh quốc tế và mở rộng mạng lưới ra ngoài phạm vi quốc gia; Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật; - Điều chỉnh mạnh mẽ cấu trúc hệ thống các TCTD theo hướng giảm dần số lượng, tăng qui mô về vốn tương ứng với năng lực quản trị điều hành và phạm vi hoạt động, đáp ứng đầy đủ các qui định về an toàn hoạt động do NHNN qui định.
- Xin cảm ơn sự lắng nghe của Qúy vị !