Bài giảng Triết học - Chương 6: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học

ppt 41 trang huongle 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương 6: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_chuong_6_chu_nghia_duy_vat_bien_chung_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương 6: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY Prof. Dr. Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
  4. 1.THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC 1.1. Khái niệm “thế giới quan” Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới. Thế giới quan bao hàm cả những quan điểm, quan niệm về giới tự nhiên và cả những quan điểm, quan niệm về bản thân con người, xã hội loài người.
  5. 1.2. Nguồn gốc của thế giới quan TGQ ra đời từ cuộc sống; nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức; song, suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
  6. 1.3. Nội dung của thế giới quan Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở 3 góc độ: 1). Các đối tượng bên ngoài con người. 2). Bản thân con người. 3). Mối quan hệ của con người với các đối tượng bên ngoài con người.
  7. 1.4. Cấu trúc của thế giới quan TGQ có cấu trúc phức tạp nhưng 2 yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin. Một TGQ nhất quán là TGQ có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau tạo cơ sở để con người hành động theo tri thức và niềm tin của mình.
  8. 1.5. Chức năng của thế giới quan TGQ có nhiều chức năng nhưng chức năng chung nhấtl à chức năng định hướng cho hoạt động của con người.
  9. 1.6. Phân loại thế giới quan Tuỳ theo cách tiếp cận mà TGQ được phân thành nhiều loại TGQ khác nhau: - TGQ duy vật và TGQ duy tâm. - TGQ siêu hình và TGQ biện chứng. - TGQ khoa học và TGQ phản khoa học. - V.v. TGQ khoa học là TGQ được hình thành và phát triển trên thành tựu của các khoa học.
  10. 2. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA THẾ GIỚI QUAN Sự phát triển của TGQ đã được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: 1). TGQ huyền thoại. 2). TGQ tôn giáo. 3). TGQ triết học.
  11. 2.1. Thế giới quan huyền thoại TGQ huyền thoại là TGQ hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của xã hội loài người. Đặc trưng cơ bản của TGQ huyền thoại: 1). Về hình thức thể hiện TGQ huyền thoại thể hiện chủ yếu qua các chuyện thần thoại.
  12. 2). Về tính chất - Tri thức và niềm tin truyền từ người này qua người khác từ trí tưởng tượng, suy luận tưởng tượng của người dẫn chuyện. - Nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, giữa thần và người; trật tự không gian, thời gian bị đảo lộn.
  13. Một số Thần trong Thần thoại Hy Lạp
  14. THẦN ÁI TÌNH EROS
  15. Cuộc chiến thành Troy
  16. 3).Về trình độ nhận thức TGQ huyền thoại thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độnhận thức cảm tính nên những gì trừu tượng thường được con người hình dung dưới những dạng sự vật hữu hình, cụ thể.
  17. 2.2. Thế giới quan tôn giáo TGQ tôn giáo là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới; niềm tin này được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy.
  18. Đặc trưng cơ bản của TGQ tôn giáo 1). Về hình thức biểu hiện TGQ tôn giáo thể hiện chủ yếu qua giáo lý của các tôn giáo. 2). Về tính chất Niềm tin cao hơn lý trí. Nặng tính hư ảo. Tuyệt đối hoá yếu tố thần thánh, vai trò con người bị hạ thấp.
  19. 3). Về trình độ nhận thức TGQ tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp nên con người bất lực, sợ hãi trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội dẫn đến việc họ thần thánh hoá chúng, quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ chúng.
  20. 2.3. Thế giới quan triết học TGQ triết học là TGQ có hạt nhân lý luận là các học thuyết triết học. Trong TGQ triết học, các học thuyết triết học là bộ phận quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm còn lại của TGQ.
  21. Đặc trưng cơ bản của TGQ triết học 1). Về hình thức thể hiện - TGQ triết học thể hiện chủ yếu qua các học thuyết triết học. - TGQ triết học không chỉ thể hiện quan điểm, quan niệm của con người về thế giới mà nó còn chứng minh các quan điểm, quan niệm ấy bằng lý luận.
  22. 2). Về tính chất - Đề cao vai trò của tri thức lý tính. - Tính chất TGQ triết học do tính chất của các học thuyết triết học quy định: TGQ duy vật hay TGQ duy tâm; TGQ khoa học hay TGQ phản khoa học. + TGQ duy vật có: TGQ duy vật chất phác, TGQ duy vật siêu hình, TGQ duy vật biện chứng. + TGQ duy tâm có: TGQ duy tâm chủ quan, TGQ duy tâm khách quan.
  23. 3). Về trình độ nhận thức TGQ triết học ra đời khi nhận thức của con người đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá và khi các lượng lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.
  24. 3. TGQ DUY TÂM, TGQ DUY VẬT & LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TGQ DUY VẬT 3.1. Thế giới quan duy tâm TGQDT là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của tinh thần đối với thế giới VC nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng. TGQDT biểu hiện dưới 2 hình thức cơ bản: - TGQDT chủ quan (ý thức của con ng). - TGQDT khách quan (ý thức khách thể, ko phải con ng, dạng tinh thần).
  25. 3.2 Thế giới quan duy vật TGQDV là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là VC, thừa nhận vai trò quyết định của VC đối với các biều hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.
  26. 3.3. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật Lịch sử phát triển của TGQDV gắn liền với sự phát triển của CNDV. Tương ứng với 3 hình thức cơ bản của CNDV là 3 hình thức cơ bản của TGQDV: - TGQDV chất phác. - TGQDV siêu hình. - TGQDV biện chứng.
  27. 3.3.1. TGQDV chất phác TGQDVCP là TGQ thể hiện trình độ nhận thức ngây thơ, chất phác của các nhà DV. TGQDVCP thể hiện rõ nét ở thời cổ đại, khi thế giới quan DV mới hình thành. Những phái tiêu biểu Phái Ngũ hành, Vai’sesika, Lokayata, Miletus, Ephezus, v.v.
  28. Đặc trưng cơ bản của TGQDV chất phác a. Về nội dung - Hiểu VC là những chất đầu tiên sinh ra vạn vật. - Đồng nhất VC với vật thể (vật thể là 1 dạng cụ thể của vật chất). - Không hiểu đúng nguồn gốc, bản chất của YT. - Không hiểu đúng mối quan hệ giữa VC & YT. - Duy tâm về XH. - Chưa đóng được vai trò cải tạo TG. b. Về trình độ nhận thức Nặng tính trực quan, phỏng đoán.
  29. 3.3.2. Thế giới quan duy vật siêu hình Là TGQ của các nhà DV được hình thành từ phương pháp nhận thức siêu hình. TGQDVSH thể hiện rõ nét vào thế kỷ XVII – XVIII ở các nước Tây Âu. Các nhà DVSH tiêu biểu Bacon, Hobbes, Locke, Spinoza, Descartes, Diderot, Holbach, v.v.
  30. Đặc trưng cơ bản của TGQDVSH - Phát triển tư tưởng của TGQDV chất phác, coi VC là chất đầu tiên tạo ra vũ trụ. - Coi thế giới là vô số những sự vật cụ thể tồn tại cạnh nhau trong một không gian trống rỗng (phương pháp siêu hình: nhận thức vấn đề gì thì cô lập, tách nó ra,nhận thức ở trạng thái tĩnh, chỉ biến đổi về mặt số lượng, chất lượng ko đổi). TGQDVSH cũng có những hạn chế như TGQDV chất phác thời cổ đại, như: đồng nhất VC với vật thể, không hiểu đúng nguồn gốc, bản chất của YT, không hiểu đúng mối quan hệ giữa VC & YT, duy tâm về XH, v.v.
  31. 3.3.3. Thế giới quan duy vật biện chứng TGQDVBC được Marx & Engels xây dựng vào thế kỷ XIX trên cơ sở: - Tổng kết những thành tựu của khoa học, trước hết là thành tựu của KHTN; - Tổng kết những sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi PTSX TBCN đã bộc lộ cả những mặt mạnh và hạn chế của nó; - Kế thừa những nội dung hợp lý trong triết học của Feuerbach & Hegel.
  32. 4. NỘI DUNG & BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4.1. Nội dung của TGQ DVBC Nội dung của TGQDVBC thể hiện rõ nét quan điểm DV về thế giới nói chung, về XH nói riêng.
  33. 4.1.1. Quan điểm DV về thế giới - Chỉ có một TG duy nhất và thống nhất là TGVC. - Bản chất của TG là VC, VC là thực tại khách quan. - Tất cả các sự vật, hiện tượng đều là những dạng tồn tại cụ thể hay những thuộc tính của VC(những biểu hiện cụ thể là vật thể). - Các sự vật, hiện tượng trong TGVC vận động, phát triển theo quy luật khách quan; chúng chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của nhau. - Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. - Sd pp biện chứng: nhận thức các đối tượng trong những mối liên hệ, nhận thức ở trạng thái động, phát triển
  34. 4.1.2. Quan điểm duy vật về xã hội - XH là bộ phận đặc thù của tự nhiên, là kết quả củ quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên. - SX VC là cơ sở của đời sống XH; PTSX quyết định quá trình sinh hoạt, đời sống chính trị và tinh thần của XH. - Sự phát triển của XH là quá trình lịch sử tự nhiên. - Quần chúng nhân dân là chủ thể của tiến trình lịch sử.
  35. 4.2. Bản chất của TGQ DVBC - TGQDVBC giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn. - TGQDVBC là sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV và phương pháp biện chứng. - TGQDVBC là TGQ duy vật triệt để. - TGQDVBC mang tính thực tiễn – cách mạng: + Là vũ khí lý luận của giai cấp VS. + Không chỉ giải thích TG mà còn cải tạo TG. + Khẳng định tính tất thắng của cái mới.
  36. 5. Ý nghĩa phương pháp luận Tìm hiểu TGQDVBC với tư cách là hạt nhân lý luận của TGQ khoa học có thể rút ra được những nguyên tắc phương pháp luận sau: Trong cuộc sống, con người muốn đạt được kết quả tối ưu phải: 1. Tôn trọng khách quan. 2. Phát huy tính năng động chủ quan./.
  37. Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vận động, chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của nhau.