Bài giảng Truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

pptx 31 trang huongle 11594
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_truyen_thong_ban_sac_van_hoa_cua_dan_toc_viet_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

  1. TRUYỀN THỐNG BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
  2. TRUYỀN THỐNG BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Phòng Đào tạo – Trung tâm Lao động ngoài nước
  3. I. NHỮNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
  4. Làng nghề truyền thống Món ăn truyền thống Trang phục truyền thống
  5. Truyền thống: là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ xưa đến nay.
  6. 1. Truyền thống yêu nước » Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. » Truyền thống yêu nước là một tình cảm tự nhiên hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
  7. 1. Truyền thống yêu nước » Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
  8. 1. Truyền thống yêu nước
  9. 1. Truyền thống yêu nước »Truyền thống yêu nước được thể hiện từ những tình cảm đơn giản như tình yêu gia đình, yêu quê hương, là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người. “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao Việt Nam)
  10. 1. Truyền thống yêu nước » Truyền thống yêu nước còn thể hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc chúng ta tự hào về lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc; tự hào về các anh hùng dân tộc; tự hào về nền văn hóa Việt Nam; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới
  11. 2. Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái » Cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau luôn là nét đẹp truyền thống trong đời sống của nhân dân ta. “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
  12. 3. Truyền thống cần cù, sáng tạo » Gắn với nông nghiệp lúa nước, hình ảnh người nông dân một nắng, hai sương, cần cù, sáng tạo trong chinh phục thiên nhiên để làm ra hạt thóc “vàng” luôn là hình ảnh đậm nét về đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.
  13. 3. Truyền thống cần cù, sáng tạo » Người lao động khi ra nước ngoài làm việc một cách chuyên cần, sáng tạo sẽ chính là tạo cho mình có cơ hội, làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương đất nước mình và góp phần vào giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
  14. 4. Truyền thống hiếu học » Người lao động đi làm việc ở nước ngoài học hỏi những cái mới, cái tốt trong cuộc sống và trong lao động, tiếp thu được những công nghệ mới và trình độ ngoại ngữ để nâng cao hiệu quả công việc và góp phần xây dựng đất nước sau này.
  15. 5. Dân tộc Việt Nam là dân tộc trọng tình nghĩa » Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại, đồng bào » Với tinh thần trọng nghĩa tình của người Việt, người lao động Việt Nam cùng nhau đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài.
  16. 6. Người Việt Nam sống lạc quan, yêu cái đẹp, cái tốt, yêu cuộc sống gia đình » Khi ra nước ngoài làm việc, các bạn sẽ phải sống ở một đất nước xa lạ, văn hóa khác biệt, ngôn ngữ bất đồng xa bạn bè, xa người thân và áp lực cuộc sống công nghiệp nhưng với tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, yêu gia đình sẽ luôn là động lực giúp các bạn vượt qua mọi khó khăn thách thức, kiên trì làm việc.
  17. II. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC
  18. Bản sắc văn hoá dân tộc » Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, nó thể hiện linh hồn, đạo đức, lối sống của người Việt. » Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em chung sống với nhau, mỗi dân tộc vừa mang đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có vốn văn hóa riêng, mang một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú, các nền văn hóa giao lưu với nhau, bổ sung cho nhau.
  19. Những hành động góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc » Thường xuyên bồi dưỡng tinh thần yêu nước, có ý chí vươn lên; » Có tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; » Xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội; » Tôn trọng kỷ cương phép nước, đảm bảo an toàn giao thông, bảo tồn phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường; » Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ; » Lao động chăm chỉ, sáng tạo; » Thường xuyên tu dưỡng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, thân ái, đoàn kết.
  20. III. Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
  21. » Giới thiệu và quảng bá nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc. » Tuân thủ pháp luật nước sở tại, chấp hành nội quy, kỷ luật lao động; » Học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, rèn luyện tác phong làm việc; » Quan hệ ứng xử đúng mực với chủ sử dụng và đồng nghiệp; » Cảnh giác với các thế lực thù địch, kích động, gây rối
  22. IV. Những hành vi xấu xí của người lao động Việt Nam
  23. 1. Trốn vé » Lên bằng cửa phụ khi không có ai để ý, chen lấn vào giữa đám đông để không bị phát hiện. »Lợi dụng các hình thức bán vé, soát vé tự động để trốn vé.
  24. 2. Xem thường người cùng dân tộc » Một số người dành cho đồng hương mình ánh mắt thiếu thiện cảm đến thái độ dửng dưng, giả vờ không quen biết, thậm chí chặt chém, lừa đảo chính đồng bào mình để thu lợi cá nhân
  25. 3. Ăn cắp
  26. 4. Xả rác, ngắt hoa
  27. 5. Những tật xấu khó bỏ của người Việt » Khạc nhổ ngoài đường » Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người » Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn » Lãng phí đồ ăn » Sĩ diện » Ghen ăn tức ở » Dối trá lừa lọc » Hùa theo số đông