Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - Dương Trí Dũng

ppt 40 trang huongle 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - Dương Trí Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_van_dong_cong_chung_tham_gia_xay_dung_chinh_sach_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - Dương Trí Dũng

  1. Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách Dương Trí Dũng Bộ môn Khoa học Môi trường
  2. I. Công chúng • Thuật ngữ nhân dân (people) thường được dùng trong các hoạt động xã hội, cũng có lúc gọi là công chúng (public) và cũng có lúc gọi là cộng đồng (community). – Công chúng được hiểu là đông đảo nhân dân, không phân biệt theo các đặc trưng dân tộc, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ văn hóa, giáo dục, chính trị. – Cộng đồng được hiểu là các nhóm dân có chung một đặc trưng nào đó. Thí dụ như cộng đồng người cư trú tại một địa phương; cộng đồng người cùng một tôn giáo
  3. I. Công chúng • Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia thì “Công chúng” là toàn dân • Trong chiến lược hay quy hoạch phát triển vùng thì “Công chúng” là nhân dân trong vùng và các vùng có liên quan. • Trong một dự án lớn liên quan đến sự nghiệp phát triển chung của cá nước thì “Công chúng” là toàn dân. • Trong một dự án cụ thể, “Công chúng” trước hết là những cộng đồng người chịu tác động trực tiếp của dự án, kể cả người bị thiệt hại (project affected people - PAP) hoặc hưởng lợi (project beneficiaries) từ dự án; và tiếp theo đó là những người có quyền lợi về vật chất hoặc tinh thần, hoặc những quan hệ khác đối với dự án (project related people).
  4. I. Công chúng • Ở Việt Nam nên sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” với cách hiểu rộng bao gồm: – Những cộng đồng trực tiếp chịu các tác động tiêu cực của dự án: tái định cư, mất việc làm, bị ô nhiễm, mất một số quan hệ xã hội, giá trị văn hóa, thiệt hại kinh tế do triển khai dự án; – Những cộng đồng trực tiếp hưởng lợi do dự án đem lại: các lợi ích về kinh tế văn hóa xã hội, có môi trường sống được cải thiện do dự án triển khai; – Những người có khả năng đóng góp vào việc tối ưu hóa lợi ích, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án nhờ vào sự quan tâm, kiến thức, tiềm lực kinh tế xã hội đã có của họ: chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức văn hóa tôn giáo và các tổ chức đã có của công đồng ở địa phương hay các tổ chức phi chính phủ khác.
  5. II. Sự tham gia của cộng đồng • Là một quốc gia tương đối nhỏ trong khu vực, trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ta đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ nhờ vào việc huy động được sức mạnh của các cộng đồng trong nhân dân để tồn tại và phát triển. • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết sâu sắc kinh nghiệm này của dân tộc trong câu nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. • Kinh nghiệm này được vận dụng rộng rãi,lâu dài có hiệu quả không những trong cuộc chiến tranh giữ nước mà còn trong xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, tạo cuộc sống tươi đẹp cho nhân dân và phồn vinh cho tổ quốc => Đó là nhờ có sự tham gia của cộng đồng /công chúng/
  6. II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình qua đó có thể tạo những ảnh hưởng của mình đóng góp vào quá trình ra quyết định khi lập kế hoạch, chính sách hay quy hoạch ở quy mô quốc gia, khu vực. • “Sự tham gia của cộng đồng” là một phương tiện nhằm thu hút các bên có quyền lợi tham gia vào việc quyết định về loại hình và quá trình phát triển. Có thể áp dụng ở quy mô dự án (như xây dựng một nhà máy), cho những phát triển có tầm quan trọng ở khu vực và quốc gia (xây đập thủy điện) và cao hơn nữa là những quyết định chiến lược về phương hướng phát triển (như xây dựng phương án quy hoạch đường bộ hay đường sắt).
  7. II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng có thể xem như là một quá trình thông tin hai chiều liên tục nhằm khuyến khích và huy động mọi hiểu biết, nhận thức của cộng đồng về quá trình và cơ chế, qua đó các vấn đề môi trường, nhu cầu môi trường được các cơ quan có trách nhiệm đầu tư giải quyết. – Nó cung cấp thông tin về trạng thái, tiến trình nghiên cứu, thực thi và các hoạt động đánh giá dự án. – Quá trình này thu hút sự đóng góp và cảm nhận của mọi công dân về đối tượng, yêu cầu cũng như sở thích có liên quan đến sử dụng tài nguyên, các phương án thay thế hoặc chiến lược quản lý đối với dự án trước khi ra quyết định cuối cùng. • Hai chiều của thông tin là chiều từ cơ quan đến công dân và chiều ngược lại từ công dân đến cơ quan.
  8. II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng có thể có nhiều hình thức tùy theo các nhân tố như: – Quy mô và bản chất của dự án/ kế hoạch/ quy hoạch/ chương trình; – Mức độ quan tâm lo lắng của cộng đồng (có thể không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức nghiêm trọng của các tác động dự kiến); – Phạm vi địa lý của dự án và những nơi dân cư chịu ảnh hưởng (nếu các dự án có tác động xuyên quốc gia thì phạm vi địa lý lúc đó mang tính quốc tế và người dân chịu ảnh hưởng có thể ở nhiều quốc gia); – Trình độ dân trí, kể cả học vấn; – Bối cảnh văn hóa và chính trị khi tiến hành cuộc phát triển; – Khoảng thời gian mà công cuộc phát triển diễn ra.
  9. II. Sự tham gia của cộng đồng • Có thể phân quá trình lấy ý kiến cộng đồng thành 4 khâu chủ chốt, mỗi khâu trước là tiền đề cho khâu sau: – Thu thập thông tin: thu thập dữ liệu cơ bản để mô tả các điều kiện hiện tại về kinh tế xã hội và văn hóa. – Phổ biến thông tin: thông tin cho cộng đồng những vấn đề có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, radio, báo chí). – Tư vấn: tạo cơ hội cho cộng đồng đóng góp ý kiến và các mối quan tâm để chuyển tải cho các nhà ra quyết định. – Tham gia: đây là sự mở rộng thêm cho việc tư vấn, theo đó các nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ trở thành những đối tác hợp tác trong việc thiết kế, thực hiện quy hoạch và tham gia ra quyết định.
  10. III. Chính sách • Chính sách có thể hàm chứa những tính toán, những định hướng dài hạn của chính phủ, nhà nước, của người lãnh đạo, thể hiện mối quan tâm đến toàn XH, mọi người, mọi nhóm có liên quan, hoặc đến một số nhóm đối tượng nào đó • Nhưng cũng có khi chính sách chỉ được hiểu là những giải pháp có tính chất tình huống hoặc có tính chất “mệnh lệnh” để khắc phục một thực trạng cụ thể nào đó • Theo James Anderson (2003): “chính sách là quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”
  11. III. Chính sách • Còn nhiều cách trình bày khái niệm của thuật ngữ chính sách, nhưng thường có các điểm chung sau đây: 1. chính sách là những hành động có mục đích, hay nói cách khác chính sách cần phải có mục đích rõ ràng 2. chính sách phải tác động vào những đối tượng cụ thể, hay nói cách khác chính sách phải chỉ rõ đối tượng tiếp nhận hoặc hưởng lợi
  12. IV. Chính sách công • Chính sách công – Là những chính sách do nhà nước ban hành và cũng giới hạn ở những chính sách công được áp dụng ở lĩnh vực KT-XH hoặc có liên quan trực tiếp đến các vấn đề này. Trong các chính sách công về KT-XH, nhà nước luôn luôn là chủ thể quan trọng – Một khái niệm đơn giản và dễ nhớ nhất của Thomas R. Dye (1984) đã trình bày như sau: “Chính sách công là những điều mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm” – Đó là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978).
  13. IV. Chính sách công – Đó là sự kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) – Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971) – Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990) – Khái niệm tổng quát “Chính sách công là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, hoặc giải quyết những vấn đề nhất định”
  14. IV. Chính sách công • Theo Charles O. Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tố, bao gồm: 1. Dự định (intentions): Trình bày những mong muốn của chính quyền; 2. Mục tiêu (goals): Trình bày những dự định được tuyên bố một cách cụ thể hoặc cụ thể hóa những dự định bằng các mục tiêu về số lượng; 3. Đề xuất (proposals): Trình bày các cách thức để đạt được mục tiêu; 4. Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices): Trình bày những quyết định hoặc những phương hướng cần lựa chọn; 5. Hiệu lực (effects): Trình bày những hiệu lực của chính sách
  15. IV. Chính sách công • Thực tế, có nhiều loại chính sách công khác nhau đang tồn tại. Mỗi loại chính sách đều có những tính năng, tác dụng nhất định phù hợp với mục đích yêu cầu sử dụng của chủ thể. • Tùy theo mục đích, yêu cầu của chủ thể quản lý để lựa chọn cách phân loại độc lập hay kết hợp giữa các cách phân loại sau đây: – Theo lĩnh vực hoạt động (KT, XH, y tế, quốc phòng, đối ngoại, dân tộc ) – Theo thời gian phát huy tác dụng (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) – Theo chủ thể ban hành (TW, địa phương, doanh nghiệp )
  16. V. Vận động chính sách • Các Chính Sách được ban hành và thực thi đều có ảnh hưởng tới xã hội, mọi người và cuộc sống của chúng ta • Thông qua việc thực thi các Chính Sách đã ban hành trong thực tế, nếu có những ý kiến và cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì chúng ta cần phải tham gia vào quá trình vận động chính sách =>Thông qua vận động chính sách, chúng ta có cơ hội đóng góp ý kiến với các nhà hoạch định chính sách để thay đổi các chính sách hiện hành đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan. Nếu chúng ta đứng bên lề cuộc sống, thì mọi việc sẽ không thay đổi được
  17. V. Vận động chính sách • Với tư cách cá nhân, làm thế nào để có thể đóng góp ý kiến, tạo ra sự thay đổi chính sách • Với tư cách là một tổ chức, thì nên làm gì? Có khó khăn nào ở phía trước? – Có rất nhiều thứ cần thay đổi. Nên bắt đầu từ đâu? – Chỉ là một cá nhân đơn lẻ hoặc là thành viên của một nhóm, một tổ chức nhỏ. Làm thế nào để có thể tạo ra sự thay đổi – Tìm sự đồng thuận và ủng hộ của ai, tổ chức nào Đó là điều cần thiết phải biết trong công tác vận động, để dần tạo nên những sự thay đổi mong muốn
  18. V. Vận động chính sách • Vận động là hành động (nói, hay viết) để ủng hộ một vấn đề nào đó • Như vậy một “người vận động” là người có hành động như nói hay viết để ủng hộ một việc nào đó • Theo định nghĩa nêu trên, thì chúng ta đã là những “người vận động”. Thí dụ như trong cuộc sống hàng ngày: – Trẻ em thường vận động để được xem tivi, đi chơi – Nhân viên vận động để lãnh đạo tăng lương
  19. V. Vận động chính sách • Các hình thức vận động – Vận động cá nhân – Vận động nhóm – Vận động chính sách
  20. V. Vận động chính sách • Vận động chính sách là những nỗ lực có tính hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn – Vận động chính sách có vai trò bổ sung, tác động mạnh mẽ tới các bước của quá trình ra quyết định – Vận động chính sách được coi là chiến lược nhằm kết nối tích cực giữa các bên liên quan – Kết quả của Vận động chính sách là mong muốn đat được mục tiêu vì công bằng, dân chủ và phát triển của xã hội VĐCS ngày càng trở thành công cụ trong tiến trình dân chủ hóa, từng bước tiếp cận với những người ra quyết định và cải thiện quá trình ra quyết định
  21. V. Vận động chính sách • Khi VĐ chính sách cần lưu ý các vấn đề sau: – Vận động luôn là quá trình gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách – Vận động là các hành động được tính toán kỹ lưỡng. Có nghĩa người đi vận động luôn phải hiểu mình muốn thay đổi chính sách nào và cần tác động đến những ai – Người ra quyết định chính sách có nhiều cấp độ và loại hình khác nhau – VĐ chính sách liên quan đến các vấn đề xã hội nhằm mang lại sự thay đổi, cải thiện cuộc sống của con người, nhất là những người bị thiệt thòi trong xã hội
  22. V. Vận động chính sách • Ý nghĩa của việc vận động chính sách – Nâng cao nhận thức về vai trò của người dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước – Tăng cường tính công khai minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin về các CS của nhà nước – Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện luật pháp – Tạo ra khả năng ‘dân biết’, ‘dân bàn’, ‘dân làm’, ‘dân kiểm tra’ trong quá trình ra các quyết định của nhà nước – Góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Xã hội dân sinh
  23. V. Vận động chính sách • Các hình thức vận động chính sách đã thực hiện ở Việt nam - Kiến nghị, đề xuất sáng kiến lập pháp (Đại biểu HĐND, QH) - Tham gia đóng góp ý kiến (Bộ, ban/ngành, cơ quan) - Tư vấn (QĐ 22/2002/TTg) - Phản biện (QĐ 22/2002/TTg) - Giám định xã hội (QĐ 22/2002/TTg)
  24. Quy trình xây dựng chính sách 1. Xác định vấn đề 4 1 10. Rút KN, điều chỉnh 2. Thu thập thông tin 2 9. Đánh giá 3. Xây dựng CS 8. Giám sát 4. Thẩm định, phê duyệt 7. Thực hiện 5. Ban hành 3 6. Phân bổ nguồn lực thực hiện  4 giai đoạn chính: (1) Xác định vấn đề; (2) Xây dựng, soạn thảo CS; (3) Ra quyết định và (4) Triển khai CS
  25. VI. Sự tham gia của các tổ chức XH ở các giai đoạn xây dựng chính sách • (1) Xác định vấn đề – Đưa ra những ý kiến ủng hộ hoặc ngăn cản sáng kiến mới – Cung cấp thông tin và đề xuất có thể tác động và ảnh hưởng đến việc thiết kế các chương trình – Đưa các trọng tâm vào chương trình nghị sự – Đóng góp tham gia của TCXH ở các giai đoạn XDCS (1)
  26. VI. Sự tham gia của các tổ chức XH ở các giai đoạn xây dựng chính sách • (2) Xây dựng, soạn thảo CS – Cung cấp nhu cầu của XH, cung cấp thông tin phản hồi thực tiễn quản lý thực hiện CS (nhiều trường hợp không lấy ý kiến từ dân thì khó thực hiện) – Tham gia đưa ra các đề xuất, những giải pháp có tính xây dựng – Tổ chức, sắp xếp các hỗ trợ tiếp cận thông tin thực tế
  27. VI. Sự tham gia của các tổ chức XH ở các giai đoạn xây dựng chính sách • (3) Ra quyết định – Đánh giá ảnh hưởng của kiến nghị cuối cùng – Phản ảnh sự ủng hộ hay phản đối của công chúng – Cố gắng đến phút cuối cùng để tác động đến các nhà hoạch định chính sách – Dự báo những vấn đề, cơ hội trong quá trình thực hiện
  28. VI. Sự tham gia của các tổ chức XH ở các giai đoạn xây dựng chính sách • (4) Triển khai chính sách – Tham gia hợp tác trong quá trình thưc hiện vì chính phủ có nhu cầu hợp tác với TCXH, chính phủ không thể giải quyết đơn phương – Giúp giải quyết những vấn đề còn tồn tại – Giám sát các tác động, kết quả và thất bại – Đánh giá được chính sách mới
  29. VII. Các hình thức tiếp cận trong vận động chính sách 1. Tiếp cận thái quá (Activism) 2. Tiếp cận theo hướng ủng hộ tích cực (Advocacy) 3. Chiến dịch vận động (Campaign) 4. Tiếp cận bằng việc thực hiện các dự án nhỏ tại thực địa hay “XDCS dựa trên bằng chứng” (Small field projects) 5. Vận động hành lang (Lobby) 6. Tư vấn (Consulting)
  30. VIII. Vị trí trong vận động chính sách VĐCS hoạt động như một công cụ để làm cầu nối, đề đạt tâm tư nguyện vọng của người dân tới các nhà hoạch định chính sách. Do vậy có thể có 4 vị trí để VĐCS: • Vị trí 1: Cá nhân/tổ chức VĐCS đứng hoàn toàn về phía Nhà nước – không thể hiện vai trò cầu nối, hoạt động theo định hướng từ trên xuống • Vị trí 2: Cá nhân/tổ chức VĐCS đứng hoàn toàn về phía người dân – không thể hiện vai trò cầu nối, hoạt động như một công cụ của người dân với các nhà hoạch định chính sách (Vị trí các tổ chức cộng đồng)
  31. VIII. Vị trí trong vận động chính sách VĐCS hoạt động như một công cụ để làm cầu nối, đề đạt tâm tư nguyện vọng của người dân tới các nhà hoạch định chính sách. Do vậy có thể có 4 vị trí để VĐCS: • Vị trí 3: Cá nhân/tổ chức VĐCS đứng ở giữa – Đây là vị trí là cầu nối, tích cực truyền tải bức thông điệp của người dân tới các nhà hoạch định chính sách một các thuyết phục nhất (Vị trí của các tổ chức phi chính phủ - NGO) • Vị trí 4: Cá nhân/tổ chức VĐCS đứng ở giữa (cầu nối độc lập) – Đây cũng là vị trí cầu nối, nhưng giữ vai trò độc lập hơn và thể hiện vai trò là người đàm phán với cả hai bên (Vị trí của các nhà vận động hành lang)
  32. IX. Các hinh thức và mức độ tham gia vận động chính sách • Sự tham gia của tổ chức xã hội vào quá trình XDCS là một cách thể hiện và phát huy vai trò của dân chủ. Mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định dựa vào: – Cách thức điều hành của chính quyền (Nhà nước) – Tính chất đặc thù của vấn đề – Thời điểm XDCS
  33. IX. Các hinh thức và mức độ tham gia vận động chính sách • Sự tham gia của tổ chức xã hội vào XDCS theo cách điều hành của chính quyền có thể diễn ra theo các hình thức sau đây: – Kiểu cực đoan độc đoán (đối với những vấn đề quan trọng, phạm vi hẹp) – Kiểu cực đoan sáng suốt (thông qua các nghiên cứu) – Kiểu hỏi ý kiến (mở rộng hơn sự đóng góp ý kiến) – Kiểu có sự tham gia (đối thoại) – Kiểu tản quyền (đồng ra quyết định) – Kiểu hợp tác (người dân trở thành đối tác trong quá trình ra CS) – Kiểu tạo điều kiện (người dân trở thành những người khởi xướng của quá trình ra CS)
  34. IX. Các hinh thức và mức độ tham gia vận động chính sách • Đặc trưng VĐCS ở Việt Nam – Đó chính là việc đưa ra những ý kiến đề xuất, góp ý, phản biện cho các chính sách kinh tế và xã hội để những nhà hoạch định CS đưa ra những CS phù hợp, minh bạch và hiệu quả hơn – Chủ thể của việc vận động phải là những nhà hoạch định CS theo một quy trình nhất định – Đối tượng của việc vận động là các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp Việc đưa ra những ý kiến đề xuất, góp ý, phản biện cũng phải tuân thủ pháp luật và theo những quy định, quy trình nhất định
  35. X. Chu trình vận động chính sách Giám sát Xác định Đánh giá vấn đề Xây dựng kế hoạch Xây dựng và thực hiện mục tiêu VĐCS Xây dựng Phân tích Liên minh và thu thập thông tin Xác định Xác định đối tượng và Nguồn lực lựa chọn hình thức vận động Thiết kế Thông điệp
  36. X. Chu trình vận động chính sách 1. Xác định vấn đề – Bằng chứng – Nguyên nhân 2. Xác định mục tiêu 3. Phân tích và thu thập thông tin 4. Xác định đối tượng và các hình thức vận động – Các bên liên quan – Họ muốn gì, mối quan tâm – Xây dựng đồng minh (ủng hộ, trung lập, đối lập) – Các hình thức vận động
  37. Ma trận và quan hệ các bên tham gia Bên tham gia Mối quan Ảnh Năng lực tham Mối quan hệ tâm hưởng gia/Động cơ tham với các bên gia tham gia khác Mức độđẩy thúc Mức Thấp Cao Thấp Thấp Cao Mức độ quan trọng
  38. X. Chu trình vận động chính sách 5. Xác định các dạng thông điệp vận động 6. Xác định nguồn lực – Tài chính – Con người, mối quan hệ – Cơ sở vật chất có sẵn 7. Xây dựng liên minh 8. Xác định các kế hoạch, hoạt động 9. Thực hiện theo dõi và đánh giá
  39. Xây dựng kế hoạch Cái gì (Nội Làm thế nào/ Kết quả mong Khi nào/ Ai chịu dung)/ What How đợi/ Expected When trách outputs nhiệm/ Who