Bài giảng Xã hội học nông thôn - Trần Xuân Soạn

ppt 163 trang huongle 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xã hội học nông thôn - Trần Xuân Soạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_xa_hoi_hoc_nong_thon_tran_xuan_soan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Xã hội học nông thôn - Trần Xuân Soạn

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BAN XÃ HỘI HỌC MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN GIẢNG VIÊN: TS. TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Địa chỉ liên lạc: Viện Xã hội học, 27-Trần Xuân Soạn DĐ: 0913536733; CĐ: 04.9725054 E-mail: truongxhh@yahoo.com
  2. ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT VỀ XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ◼ Mục đích: Giúp sinh viên nắm được kiến thức nhập môn, nội dung và ứng dụng về môn học XHH nông thôn. ◼ Số tiết: 45 tiết ◼ Phương pháp truyền đạt: Thuyết trình, Thảo luận, Làm bài tập ứng dụng
  3. TÀI LIỆU CHÍNH: ◼ Tô Duy Hợp (chọn lọc và giới thiệu): Xã hội học nông thôn - Tài liệu tham khảo nước ngoài. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 1997. ◼ Tống Văn Chung: Xã hội học nông thôn. Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2001. ◼ Bùi Quang Dũng: Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. ◼ Viện Xã hội học: Những nghiên cứu chọn lọc về Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 2004
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ◼ Bùi Xuân Đính, 1995. Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà nội, 1995. ◼ Chử Văn Lâm chủ biên, 1991. ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp, Nxb KHXH, Hà nội, 1991. ◼ Diệp Đình Hoa, 1990. Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà nội, 1990. ◼ Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997. ◼ F. Houttar & G. Lemercinier, 2001. Xã hội học về một xã ở Việt nam, tham gia xã hội, các mô hình văn hoá, gia đình, tôn giáo ở xã Hải Vân. Nxb KHXH, Hà nội 2001. ◼ Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn, 2000. Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 2000. ◼ Phan Đại Doãn, 1992. Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội. Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1992.
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ◼ Piere Gourou, 1936. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Paris, 1936 ◼ Philippe Papin - Olivier Tessier (chủ biên). Làng ở vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ (Le Village en questions. The Village in questions). Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà nội, 2002. ◼ Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000. Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng. Nxb Văn hoá thông tin, 2000. ◼ Tô Huy Hợp chủ biên, 2000. Sự biến đổi của làng - xã Việt nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng. Nxb KHXH, Hà nội, 2000. ◼ Trần Ngọc Thêm, 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Cái nhìn hệ thống và loại hình). Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1996. ◼ Trần Từ, 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Nxb KHXH, Hà nội, 1984.
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ◼ Samuel L.Popkin. The Rational peasant. The political Economy of Rural society in Vietnam. University of California Press, Ltd., 1979. ◼ Viện KHXH Tp.HCM, 1995. Làng - xã ở châu á và ở Việt nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1995 ◼ Adrew Shepherd. Sustainable Rural Development. MacMillan Press Ltd., London, 1998. ◼ Bob Warner, 2001. Rural development and off farm employment. UNDP, Hanoi, 2001. ◼ Cambodia Human Development Report 1999. Village economy and development. Ministry of Planning, 1999. ◼ G. Lenski, P. Nolan & J. Leski, 1995. Human societies - An introduction to macrosociology. Seventh edition, McGraw - Hill, Inc. 1995. ◼ James C.Scott. The Moral Economy and Subsistence in Southeast Asia. New Haven and London, Yale University Press, 1976.
  7. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC CHƯƠNG I: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khái niệm Xã hội học nông thôn 2. Về sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn 3. Đối tượng và chức năng của Xã hội học nông thôn 4. Vai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học. 5. Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.
  8. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương II: Bản chất xã hội nông thôn 2.1. Đô thị và nông thôn 2.2. Xã hội nông thôn 2.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị 2.4. Phân loại nông thôn và lịch sử nông thôn Chương III: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội nông thôn 3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn 3.2. Phân tầng xã hội nông thôn 3.3. Các thiết chế xã hội nông thôn
  9. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương IV: Làng xã nông thôn việt nam 4.1. Các khuôn mẫu cư trú 4.2. Các đặc trưng của làng Việt truyền thống 4.3. Con người cá nhân trong xã hội làng xã 4.4. Làng xã Việt Nam hiện nay. Chương V: Gia đình nông thôn 5.1. Khái niệm và chức năng của gia đình nông thôn 5.2. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam 5.3. Các loại gia đình 5.4. Hôn nhân
  10. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương VI: Họ tộc ở nông thôn 6.1. Khái niệm và phân loại 6.2. Vai trò và tính chất dòng họ 6.3. Quan hệ dòng họ 6.4. Vấn đề dòng họ hiện nay Chương VII: Văn hoá nông thôn 7.1. Các khái niệm trong lĩnh vực văn hoá 7.2. Các loại hình văn hoá nông thôn 7.3. Các vùng văn hoá nông thôn Việt Nam 7.4. Đặc điểm chung của văn hoá nông thôn
  11. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương VIII: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học nông thôn 8.1. Khái niệm 8.2. Xác định vấn đề nghiên cứu 8.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu 8.4. So sánh phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng 8.5. Phương pháp điều tra chọn mẫu 8.6. Một số kỹ thuật nghiên cứu định tính 8.7. Thu thập thông tin tại địa bàn, xử lý thông tin và viết báo cáo NC Phần cuối: Giới thiệu một số nghiên cứu XHH thực nghiệm về nông thôn gần đây
  12. Chương I: Nhập môn Xã hội học nông thôn 1. Khái niệm Xã hội học nông thôn 2. Về sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn 3. Đối tượng và chức năng của Xã hội học nông thôn 4. Vai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học. 5. Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.
  13. 1.1. KHÁI NIỆM XÃ HÔI HỌC NÔNG THÔN 1.1.1. Các khái niệm liên quan: ◼ Nông dân: Nói đến nông dân là nói đến một nhóm xã hội, một giai tầng xã hội, một giai cấp xã hội. Từ điển tiếng Việt viết: nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cày cấy. Các từ liên quan: nông gia, nông phu, nông lâm, nông hội, nông hộ. ◼ Nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành nghề. Từ điển tiếng Việt viết: nông nghiệp là ngành kinh tế quốc dân chuyên trồng trọt và cày cấy để cung cấp lương thực- thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Các từ liên quan đến nghề nông: nông học, nông lịch, nông sản, nông nhàn, nông trang, nông trường.
  14. 1.1.1. Các khái niệm liên quan: ◼ Nông thôn: Là nói đến vùng địa lý cư trú. Từ điển tiếng Việt viết: nông thôn là làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn thành thị. Nói đúng hơn nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, khác hẳn thành thị, với dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hoá riêng.
  15. 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ◼ Xã hội nông thôn (xã hội nông dân) là một phạm trù lịch sử, nói tới một hình thái kinh tế-xã hội. Xã hội nông thôn là một cấu trúc xã hội chỉnh thể từ các khía cạnh: cấu trúc, chính trị, kinh tế, văn hoá Trong tương quan với xã hội tổng thể, xã hội nông thôn là một thành tố cấu thành (bên cạnh xã hội đô thị- thị dân) thì xã hội nông thôn có những nét đặc thù riêng biệt và có tính độc lập tương đối.
  16. 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ◼ Xã hội học nông thôn là chuyên ngành Xã hội học nghiên cứu về xã hội nông thôn, nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và các chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó. Xã hội học nông thôn là môn khoa học nghiên cưú các vấn đề, các sự kiện và tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức thể phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.
  17. CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: ◼ Ôxi-pốp, 1990: “Vấn đề trung tâm của xã hội học nông thôn là nghiên cứu quá trình tái tạo xã hội, xác lập các mức độ phù hợp của các điều kiện, mục tiêu và kết quả của quá trình đó” ◼ Bertrand, 1972: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn” ◼ Summer, 1991: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và mật độ thấp”.
  18. CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: • Tô Duy Hợp, 1997: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn ” • Lý Thư Kinh, 1989: “Xã hội học nông thôn là khoa học thông qua những nghiên cưú về mối quan hệ , cơ cấu xã hội, chức năng và hành vi xã hội ở vùng nông thôn để nói lên sự phát triển của xã hội nông thôn, những quy luật biến đổi xã hội nông thôn”. • Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997: “Xã hội học nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học chuyên biệt, nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và sự phát triển nông thôn như là một cộng đồng xã hội”.
  19. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1.2.1. Trên thế giới Xã hội học nông thôn là chuyên ngành xã hội học ra đời muộn so với các chuyên ngành XHH khác (XHH đô thị, XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH pháp luật ). Xã hội học nông thôn bắt đầu hình thành ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó tràn sang châu Âu và toàn thế giới cho đến ngày nay.
  20. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Mỹ: ◼ Giai đoạn suy thoái” (1890-1920). Đây là thời kỳ mà xã hội nông thôn Mỹ đang chứng kiến một sự suy sụp toàn diện. Nhiều biến đổi xã hội diễn ra với quá trình cơ khí hoá- công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. ◼ Chính phủ Mỹ yêu cầu các nghiên cứu xã hội học về nông thôn. ◼ Các nghiên cứu được tiến hành, như: nghiên cứu phân tích biến đổi nông thôn Mỹ của Dean Bailey (1907); nghiên cứu về cộng đồng nông thôn của trường Đại học Columbia (1912); Nghiên cứu về đời sống nông thôn của C.J. Galpin (1915). ◼ Năm 1917 các nhà Xã hội học Mỹ đã thành lập Ban Xã hội học nông thôn dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Galpin. ◼ Một số cuốn sách về xã hội học nông thôn được xuất bản, như: “Xã hội học nông thôn” của giáo sư J.M. Gillettee (1916); cuốn “Sách tra cứu hệ thống về xã hội học nông thôn” được xuất bản năm 1930. ◼ Các tên tuổi lớn nghiên cứu về XHH nông thôn: Sorokin, Zimmerman, Galpin, Taylor, Kolb, Bronner, Sims, Smith, Landisredfeld, Dwight Sandrson ◼ Năm 1935, tạp chí “Xã hội học nông thôn” ra mỗi tháng một kỳ, năm 1937, “Hội xã hội học nông thôn Mỹ” được thành lập. Đây là
  21. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Châu Âu: ◼ Năm 1957, “Nhóm công tác Xã hội học nông thôn châu Âu” được thành lập, sau đó “Cơ quan Xã hội học nông thôn châu Âu” ra đời. ◼ Năm 1964, giới xã hội học nông thôn châu Âu và Hiệp hội XHH nông thôn Mỹ đã tiến hành tổ chức Đại học thế giới về Xã hội học nông thôn lần thứ nhất. ◼ Đại hội Xã hội học nông thôn lần thứ hai vào năm 1968 tại Hà Lan. ◼ Xã hội học nông thôn châu Âu đã phát triển mạnh mẽ từ những thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay.
  22. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Trung Quốc: ◼ Xã hội học nông thôn du nhập vào Trung Quốc khá sớm. Ngay những năm cuối thập niên 20 thế kỷ XX, một số trường Đại học ở Trung Quốc (ĐH Lô Giang, ĐH Kim Lăng, ĐH Yến Kinh) đã tiến hành một số cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học ở nông thôn. ◼ Năm 1927, nhà XHH nông thôn Trung Quốc đầu tiên lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Missigan là Cố Phúc. ◼ Những năm đầu 1930, ở Trung Quốc nhiều nhiều công trình nghiên cứu về XHH nông thôn được xuất bản của Cố Phúc, Ngô Văn Tảo, Phí Hiếu Thông. Năm 1934, tập san “Nông thôn Trung Quốc” ra đời. Năm 1937, Đồng Nhuận xuất bản cuốn: “Điểm yếu của xã hội học nông thôn”. Tuy nhiên, mãi đến năm 1979, Viện Xã hội học trực thuộc Uỷ ban KHXH Trung Quốc mới được thành lập. ◼ Đến nay, xã hội học nông thôn là một trong những lĩnh vực nghiên cưú chủ chốt của giới XHH Trung Quốc. Có nhà XHH nổi tiếng nghiên cứu về “Tam nông” với những tên tuổi nổi tiếng như: Lục Học Nghệ, Cốc Nguyên Dương
  23. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ◼ Từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, XHH nông thôn phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, ấn Độ và nhiều nước khác. ◼ Từ nửa cuối thế kỷ XX, xã hội học nông thôn đăc biệt phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc thế giới thứ ba, những nước mà nông nghiệp và nông thôn vẫn là chủ yếu, trong đó có Việt Nam.
  24. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1.2.2. Xã hội học nông thôn ở Việt Nam ◼ Sự ra đời: ◼ Hai loại ý kiến về xuất phát điểm của chuyên ngành XHH nông thôn Việt Nam: thứ nhất cho rằng XHH nông thôn VN có xuất phát điểm từ những nghiên cứu của các học giả Pháp và Việt Nam từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, tiêu biểu như công trình: “Người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ” của Pierre Gourou- 1936 ◼ Loại ý kiến thứ hai, cho rằng về những bước đi đầu tiên của XHH nông thôn VN, đáng kể nhất có 2 công trình. Trước hết là “Khảo cứu xã hội học và các vấn đề phát triển nông thôn ở Đông Nam á” của các tác giả: K.F. Walker, Vũ Quốc Thúc , Bỉ, Unesco, 1963. Đây là công trình nghiên cứu XHH nông thôn đầu tiên ở nước ta được khảo sát ở nông thôn Nam Bộ trong bối cảnh chung Đông Nam á. Công trình thứ hai là: “Hải Vân- một xã ở Việt Nam, đóng góp của xã hội học vào việc nghiên cứu những sự quá độ” của F. Houtart và G.Lemercinier, Dại học Louvain, Bỉ, 1980. Đây là công trình của 2 nhà XHH Bỉ với sự phối hợp nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Viện Xã hội học VN tiến hành khảo sát tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 1979.
  25. 1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM Sự phát triển về tổ chức: ◼ Năm 1977, Ban Xã hội học (UBKHXHVN) được thành lập, có 5 phòng nghiên cứu: Lý luận- phương pháp, Đô thị, Nông thôn, Gia đình và Văn hoá- lối sống. ◼ Trong thập kỷ 1980 các cơ quan nghiên cứu xã hội học khác xuất hiện: Ban XHH thuộc Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (UBKHXHVN), Trung tâm XHH- tin học (Học viện Nguyễn ái Quốc). ◼ Thập kỷ 1990, xuất hiện các khoa xã hội học thuộc các trường đại học: Đại học KHXH Hà nội, ĐH KHXH thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Công đoàn, Đại học Huế, ĐH Mở- bán công thành phố HCM bộ môn xã hội học nông thôn càng được phát triểnóng. ◼ Ngày 7-8/12/2006, Đại hội Đại biểu Hội Xã hội học Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, gồm 124 đại biểu. Hội Xã hội học VN được thành lập. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của ngành xã hội học VN nói chung và chuyên ngành XHH nông thôn nói riêng.
  26. 1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT Nghiên cứu: NAM ◼ Viện Xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Xã hội học và xuất bản sách từ 1980 đến nay. Tạp chí Xã hội học xuất bản thường kỳ từ năm 1983 (3 tháng một kỳ) và cho đến nay là tạp chí duy nhất nhằm công bố các nghiên cứu của giới xã hội học trong cả nước.). Nhiều nhà chuyên gia trong viện có nhiều công trình về XHHNT: Tô Duy Hợp, Bùi Quang Dũng, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Văn Bích, Mai Văn Hai Nhiều chủ đề lớn của XHH nông thôn đã được nghiên cứu và công bố, như: Phân tầng xã hội nông thôn, Chuyển đổi cơ cấu xã hội nông thôn, dân số- KHHGĐ-SKSS, biến đổi gia đình nông thôn, lối sống- văn hoá nông thôn, chuyển đổi các chuẩn mực và định hướng giá trị ở nông thôn ◼ Các cơ quan khác: Ngoài Viện Xã hội học thì nhiều nghiên cứu về XHH nông thôn cũng đã được triển khai, như: Trung tâm XHH- tin học học viện Nguyễn ái Quốc, Ban Xã hội học thuộc Viện KHXH vùng Nam Bộ, các khoa Xã hội học thuộc các trường ĐHKHXH&NV Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh , Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban văn hoá- xã hội của Quốc hội, Bộ Kế hoạch- đầu tư, Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, UB Dân số, Gia đình và Trẻ em (trước đây), Bộ Y tế , các tổ chức chính thức và phi chính phủ quốc tế và Việt Nam.
  27. 1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM Đào tạo: ◼ Hoạt động đào tạo, giảng dạy chuyên ngành XHH nông thôn tiếp tục phát triển: Đến nay, nhiều giáo trình về xã hội học nông thôn (kể cả dịch và viết mới) đã được xuất bản. ◼ Hệ thống đào tạo chuyên ngành XHH nông thôn từ bậc đại học đến tiến sĩ đã được kiện toàn. Đến nay đã có hàng chục tiến sĩ và thạc sĩ XHH nghiên cứu về XHH nông thôn. ◼ Những đơn vị có giảng dạy về bộ môn XHH nông thôn hiện nay ở nước ta là: Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học, Viện Xã hội học và Tâm lý học quản lý lãnh đạo thuộc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia, các Khoa XHH thuộc các trường đại học như: ĐH KHXH&NV Hà Nội, ĐH KHXH&NV Tp HCM, Đại học Công Đoàn, Đại học Huế, ĐH Mở –bán công Tp HCM, ĐH Đà Lạt.
  28. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN ◼ Hiện vẫn có những khác biệt khi quan niệm về đối tượng của Xã hội học nông thôn. Xã hội học nông thôn nghiên cứu về cái gì trong xã hội nông thôn, cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất. ◼ P.L. Vogte: XHH nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn, dựa vào đó để phát triển và duy trì văn hoá nông thôn một cách có hiệu quả và khoa học. ◼ C.C. Tagler: XHH nông thôn là thảo luận mối quan hệ lẫn nhau của nhân dân nông thôn đồng thời còn thảo luận chế độ xã hội nông thôn với mức sống và các vấn đề xã hội nông thôn của nó. ◼ D. Sanderson: XHH nông thôn cần thiết “nghiên cứu tổ chức xã hội nông thôn”.
  29. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN ◼ Nguyễn Thế Phán (ĐH KTQD HN): Đối tượng của XHH nông thôn là: 1- nghiên cưú tính quy luật của xã hội nông thôn; 2- nghiên cứu những hiện tượng xã hội nông thôn, những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nông thôn; 3- Nghiên cứu các chính chính sách kinh tế- xã hội đối với nông thôn, cơ sở- phương pháp luận khoa học xã hội của chiến lược và sách lược cải tạo nông thôn cũ, xây dựng nông thôn mới. ◼ Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng: Đối tượng của XHH nông thôn bao gồm: 1- nghiên cứu những vị trí, vai trò của xã hội nông thôn trong xã hội, trong cơ cấu xã hội tổng thể; 2- Nghiên cứu về cộng đồng nông thôn; 3- Nghiên cứu tính đồng nhất ở nông thôn, mà thường được đặc trưng bằng lối sống, văn hoá làng xã; 4- Nghiên cứu về quá trình quản lý cũng như những khía cạnh dân số, quá trình di dân, môi
  30. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN ◼ Tống Văn Chung: 1- Nghiên cứu các quan hệ xã hội ở nông thôn; 2- Nghiên cứu các quy luật chi phối, điều tiết các quan hệ xã hội nông thôn; 3- Nghiên cứu các sự kiện xã hội ở nông thôn; 4- Nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội ở nông thôn; 5- Nghiên cứu các nhóm xã hội nông thôn trong tổng thể cơ cấu xã hội nông thôn; 6- Nghiên cứu các cộng đồng xã hội, những khía cạnh hoạt động, vai trò của chúng ở nông thôn; 7- Nghiên cứu sự hiện diện và vận hành của các thiết chế xã hội nông thôn; 8- Nghiên cứu những vấn đề xã hội trong hoạt động kinh tế của người dân nông thôn.
  31. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN ◼ Tô Duy Hợp: Có 2 trục chính về đối tượng nghiên cứu của XHH nông thôn. Thứ nhất, Các vấn đề tương quan và tương tác giữa XHH nông thôn với môi trường, bao gồm: a- Đô thị hoá nông thôn; b- Tính độc lập tương đối và sự phụ thuộc căn bản của xã hội nông thôn vào xã hội tổng thể; c- Công nghiệp hoá nông nghiệp và hiện đại hoá xã hội nông nghiệp- nông dân- nông thôn; d- Bảo đảm cân bằng sinh thái nhân văn ở địa bàn nông thôn và cả ở địa bàn đô thị. Thứ hai, Các vấn đề tương quan và tương tác nội bộ xã hội nông thôn, bao gồm: a- Vị thế, vai trò của các nhân vật xã hội nông thôn (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức ); b- Các cơ cấu nhân khẩu, lao động nghề nghiệp, phân tầng xã hội của các nhóm xã hội nông thôn. Thực trạng và xu hướng biến đổi của chúng; c- Các thiết chế xã hội nông thôn: thực trạng và xu hướng biến đổi của các thiết chế cơ bản như kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, y tế, tôn giáo, khoa học, thể thao ở nông thôn; d- Các vấn đề xã hội khác như lối sống nông thôn, văn hoá nông thôn, văn minh nông nghiệp, tổ chức và quản lý xã hội nông thôn.
  32. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN ◼ Các quan điểm nêu trên, về cơ bản đã nêu bật được đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành XHH nông thôn. Nói ngắn gọn: đối tượng của XHH nông thôn là nghiên cứu tổng thể về xã hội nông thôn và hành vi con người trong xã hội nông thôn. Nhận thưc như vậy thì quan niệm của Tô Duy Hợp là hoàn chỉnh hơn, khi những quan niệm khác còn phiến diện hoặc sa vào lĩnh vực của các khoa học khác (như triết học, kinh tế học nông thôn).
  33. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN ◼ Xã1.3.2.hội họcCHỨCnông NĂthônNG CỦAcung XHHcấp nhữngNÔNG triTHÔNthức cần thiết ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là những tri thức lý luận về xã hội học nông thôn. Thứ hai, XHH nông thôn cung cấp những tri thức cần thiết để hiểu biết thực trạng xã hội nông thôn Việt Nam. ◼ Xã hội học nông thôn sẽ cung cấp và làm giàu thêm vào hệ thống tri thức nhân loại về xã hội nông thôn nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng. ◼ Xã hội học nông thôn bằng hoạt động nghiên cứu của mình sẽ cung cấp kho thông tin quý giá cho công tác quản lý, điều hành xã hội; là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong hoạt động quản lý và xây dựng các chính sách, đường lối phát triển nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
  34. 1.3.2. CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN VAI TRÒ CỦA XHH NÔNG THÔN VIỆT NAM ◼ Nước ta đang bước vào thời kỳ CNH- HĐH, tuy nhiên với xuất phát điểm vẫn là xã hội nông dân- nông nghiệp- nông thôn (hiện có hơn 70% dân cư nông thôn). ◼ Xã hội học nói chung và XHH nông thôn ở Việt Nam so với các ngành KHXH khác là còn non trẻ (với lịch sử hơn 20 năm); vì vậy kho tri thức về xã hội nông thôn nước ta là còn ít ỏi và nhiều hạn chế. ◼ Những nghiên cứu của XHH nông thôn nước ta đã, đang và tiếp tục là những luận cứ, những cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý xã hội nông thôn, là cơ sở của những chính sách, đường lối cho sự phát triển nông thôn bền vững trong tương quan với phát triển đô thị và phát triển đất nước nói chung.
  35. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. 1.4.1. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VÀ XHH ĐẠI ◼ Xã hội học có 2 phân nhánh cụ thể: Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên biệt. Xã hội họcCƯƠđạiNGcương chuyên nghiên cưú những quy luật xã hội, những quá trình xã hội ở tầm vĩ mô ◼ Xã hội học nông thôn cũng như các chuyên ngành XHH chuyên biệt khác (như XHH nông thôn, đô thị, văn hoá, gia đình ) cũng vận dụng cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết XHH đại cương trong nghiên cưú của mình. XHH nông thôn có nhiệm vụ khám phá những nét đặc thù của xã hội nông thôn để bổ sung vào nội hàm của các khái niệm XHH đại cương. ◼ Cũng có ý kiến coi XHH nông thôn như một môn khoa học độc lập, khi lý luận nó nghiên cứu tổng thể xã hội nông thôn với hệ thống đối tượng, khái niệm, phạm trù đặc thù. Tuy nhiên, điều này là không thể vì XHH nông thôn không thể vược qua tấm áo của mình là thuộc bộ môn XHH chuyên biệt, vì lẽ xã hội nông thôn cũng chỉ là một bộ phận của xã hội tổng thể, mặt khác XHH nông thôn sử dụng toàn bộ các nguyên lý và công cụ nghiên cưú từ XHH đại cương.
  36. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. ◼ 1.4.1.Xã hội XÃhọc HỘInông HỌC thônNÔNGvà THÔNXHH VÀđô XHHthị là ĐbộÔ THỊmôn nghiên cứu của XHH chuyên biệt, có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa về phương thức tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, nội dung cần nghiên cứu cũng có những điểm khác nhau. ◼ Tuy nhiên, ranh giới khác biệt giữa XHH nông thôn và XHH đô thị chỉ là tương đối. Điểm chung giữa lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu của 2 môn học chuyên biệt này cũng khá rõ. Trước hết, chúng đều sử dụng khái niệm, phạm trù, phương pháp của XHH đại cương trong nghiên cứu của mình. Mặt khác, trong thực tiễn xã hội, sự giao thoa, trao đổi giữa 2 cộng đồng xã hội là thuộc tính bản chất vốn có của lịch sử.
  37. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. ◼1.4.1.Những XÃnét HỘIchung HỌC: Đều NÔNGlà Xã THÔNhội học VÀchuyên XHHbiệt, GIAsử dụngĐÌNHlý thuyết, khái niệm, phương pháp của XHH đại cương, cùng có điểm giao thoa về đối tượng và khách thể nghiên cưú là gia đình nông thôn. ◼ Nét khác biệt: Cũng có khách thể là xã hội nông thôn nhưng XHH gia đình chỉ có đối tượng nghiên cưú là gia đình nông thôn. Nếu XHH nông thôn nghiên cứu Gia đình nông thôn như một thành tố trong toàn bộ xã hội nông thôn, thì xã hội học gia đình nghiên cứu chuyên sâu hơn về gia đình, chú ý cả những khía cảnh nhỏ nhất, cả lịch sử và sự phát triển trong bối cảnh xã hội tổng thể (bao gồm cả đô thị). Chính vì vậy có sự ưu tiên khác nhau trong các chủ đề nghiên cứu của mình. Cụ thể như vấn đề bạo lực trong gia đình được XHH gia đình quan tâm hơn nhiều so với XHH nông thôn, trong khi đó thiết chế gia đình với vai trò của các thành viên, sự phân công lao động gia đình, lại được XHH nông thôn rất quan tâm
  38. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. 1.4.1. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VÀ XHH VĂN HÓA ◼ Nét chung: Tương tự như trên. ◼ Nét khác biệt: Nếu XHH nông thôn nghiên cưú tổng thể xã hội nông thôn thì XHH văn hoá chỉ nghiên cứu riêng về lĩnh vực văn hoá trong xã hội nông thôn, có nghĩa là XHH văn hoá chỉ nghiên cứu hệ thống các chuẩn mực giá trị và hành vi ứng xử của con người trong xã hội nông thôn. Phạm vi nghiên cứu của nó ở khía cạnh này là hẹp hơn XHH nông thôn, nhưng rộng hơn ở chỗ còn nghiên cứu cả văn hóa đô thị và các dạng văn hóa đặc thù khác. Ưu tiên của XHH văn hóa là chỉ nghiên cưú về văn hóa nên trong chừng mực nào đó nó đi sâu hơn là XHH nông thôn về lĩnh vực văn hóa và tính ưu tiên chủ đề nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa của XHH VH cũng khác hơn so với XHH nông thôn.
  39. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. 1.4.1. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VÀ XHH DÂN SỐ ◼ Nét chung: Như trên. Ngoài ra, do đa số dân cư nước ta là sống ở nông thôn, các động thái dân số ở nông thôn cũng rất phức tap, do vậy cả XHH nông thôn cũng như XHH dân số đều rất quan tâm nghiên cứu. ◼ Nét khác biệt: Cũng như XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH dân số về mặt đối tượng nghiên cứu có phạm vi vừa hẹp hơn vừa rộng hơn XHH nông thôn. Đặc biệt sự khác nhau về mức độ ưu tiên các chủ đề nghiên cưú giữa 2 môn XHH chuyên biệt này là rất rõ ràng. Cụ thể như, nói đến lĩnh vực dân số là người ta thường nói đến mức sinh, mức chết, di dân, chất lượng dân số và biến đổi dân số. XHH nông thôn đều có đề cập đến những chủ đề này, nhưng không đi sâu và có chú ý hơn đến chất lượng dân số và biến đổi dân số.
  40. 1.4. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC. ◼ Ngoài 5 so sách đã nêu ở trên, XHH nông thôn, tương tự như vậy có những nét tương đồng và khác biệt đối với các môn XHH chuyên biệt khác, như: XHH pháp luật, XHH kinh tế- lao động, XHH khoa học- công nghệ, XHH tôn giáo, XHH chính trị, XHH quản lý, XHH sức khoẻ ◼ Nhiều nhà XHH đã cho rằng, XHH nông thôn như là một chuyên ngành XHH tổng hợp, nó chứa đựng trong nó mọi khía cạnh của những đối tượng nghiên cứu của các chuyên ngành XHH khác. Vì vậy nó là môn XHH vừa có tính đặc thù vừa có tính bao quát chung trong phạm vi xã hội nông thôn. Nó liên quan chặt chẽ với các môn XHH chuyên biệt khác ở chỗ nó cung cấp bức tranh toàn cảnh đúng đắn, là cơ sở quan trọng cho mọi nghiên cứu về nông thôn của các môn XHH chuyên biệt khác và ngược lại, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu XHH chuyên biệt khác lại làm phong phú và sâu sắc thêm về bức tranh toàn cảnh của XHH nông thôn.
  41. 1.5. HỆ THỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Vấn đề đất đai, môi trường, việc làm 2. Vấn đề dân số và di động xã hội 3. Trình độ văn hoá- y tế 4. Vấn đề phân tầng xã hội và nghèo đói 5. Dân chủ cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở 6. Tệ nạn xã hội 7. Người nông dân và vấn đề hội nhập quốc tế
  42. 1.5. HỆ THỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY Quan điểm của giáo sư Tô Duy Hợp ◼ Khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội gia tăng ◼ Tình trạng thiếu việc làm gia tăng ◼ Tình trạng di dân tự phát tăng mạnh ◼ Tình trạng dân trí thấp ◼ Trình trạng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ yếu kém ◼ Đời sống văn hoá có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp ◼ Tình trạng xung đột xã hội có chiều hướng gia tăng ◼ Năng lực quản lý xã hội thấp kém ◼ Kết cấu hạ tầng thấp kém ◼ Môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động.
  43. 1.5. HỆ THỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY Một số vấn đề cần N/C ở nông thôn Tây Nguyên hiện nay 1. Bảo tồn bản sắc đa văn hóa 2. Mức sống và trình độ sản xuất thấp kém 3. Đời sống văn hóa, sinh hoạt còn nhiều khó khăn, lạc hậu 4. Sự nan giải của gia tăng dân số cơ học 5. Vấn đề đất đai 6. Môi trường bị tàn phá
  44. 1.5. HỆ THỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
  45. CHƯƠNG II: BẢN CHẤT XÃ HỘI NÔNG THÔN 2.1. Đô thị và nông thôn 2.2. Xã hội nông thôn 2.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị 2.4. Phân loại nông thôn và lịch sử nông thôn
  46. CHƯƠNG II: BẢN CHẤT XÃ HỘI NÔNG THÔN 2.1. Đô thị và nông thôn Vấn đề đô thị và nông thôn từ góc độ xã hội học ◼ Để có thể hiểu rõ về bản chất xã hội hội của nông thôn, trước hết cần đặt nó trong bối cảnh tồn tại những mặt đối lập của nó. Nói như vậy, mặt đối lập tương đối của xã hội nông thôn chính là xã hội đô thị. Hiểu đô thị là hiểu được nông thôn và ngược lại. Hiểu đơn giản là như vậy, nhưng trong giới XHH, cũng đã tồn tại những nhận thức khác nhau về nội hàm của khái niệm nông thôn và đô thị, cũng như mối quan hệ của chúng. ◼ Hiện nay, có một thực tế là sự tập trung dân cư ở các nước có thu nhập thấp và tầm quan trọng của xã hội nông thôn trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia thuộc thế giới thứ ba khiến cho việc hiểu về xã hội nông thôn và các mối tương tác của nó với xã hội đô thị ngày càng có ý nghĩa.
  47. 2.1. Đô thị và nông thôn Vấn đề đô thị và nông thôn từ góc độ xã hội học ◼ Từ góc nhìn triết học, trên cơ sở quan niệm duy vật lịch sử, Mác và Ăng-ghen đã khái quát một quy luật chung về sự hình thành đô thị, đó là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội trong quá khứ. Trong cuốn: “Hệ tư tưởng Đức” (1845- 1846), Mác viết: “Sự phân công lao động trong nội bộ của một dân tộc gây ra trước hết là sự tách rời giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp và do đó gây ra sự tách rời giữa thành thị và nông thôn”. Đây là một phát hiện quan trọng của triết học Mác xít nói chung và Kinh tế- chính trị học mác xít nói riêng. ◼ Tuy nhiên quan điểm được phát kiến của Mác là về nguồn gốc ra đời của đô thị lại đứng trên quan điểm kinh tế- chính trị học nên khi vận dụng dụng vào xã hội học lại có những cách hiểu khác nhau.
  48. Vấn đề đô thị và nông thôn từ góc độ xã hội học ◼ Ngay từ giai đoạn ra đời của bộ môn xã hội học nông thôn, 2 nhà XHH nông thôn thuộc lớp tiên phong là Sorokin và Zimmerman (1929) đã chủ trương rằng: nguyên tắc để phân biệt nông thôn và đô thị là hoạt động nghề nghiệp (nông nghiệp và phi nông nghiệp). ◼ Họ cho rằng nông nghiệp dẫn theo một loạt những khác biệt về mặt định tính và định lượng tương đối bất biến giữa các cộng đồng nông thôn và đô thị, mà phần lớn trong số đó có liên quan hay tương tác với nhau. Nhận thức tương tự, Bagby nêu ý kiến là cần định nghĩa thành thị như những khu dân cư trong đó nhiều người dân không sản xuất thực phẩm. Điều đó có nghĩa là nông thôn là phải hiểu ngược lại, tức là nơi cư trú của nhiều người sản xuất thực phẩm. ◼ Nhìn chung quan điểm lấy hoạt động nghề nghiệp làm tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt nông thôn- đô thị không được nhiều người trong giới học giả tán thành, vì riêng điều đó không làm rõ được bản chất của khái niệm nông thôn và đô thị.
  49. Vấn đề đô thị và nông thôn từ góc độ xã hội học ◼ Hiện nay cũng có không ít người trong giới nghiên cứu và và những người lập chính sách sử dụng chủ yếu hai biến số về quy mô nhân khẩu và mật độ dân số để xác định nông thôn, cũng như phân biệt nông thôn- đô thị. Họ cho rằng những điều kiện và tổ chức xã hội có mật độ dân số thấp với quy mô cộng đồng nhỏ là những dấu hiệu có tính đặc thù nhất của xã hội nông thôn. ◼ Từ đó xã hội nông thôn khác hẳn với xã hội đô thị ở những điểm sau: Thứ nhất, kiểu tương tác xã hội tương đối ít liên hệ cá nhân trong một đơn vị thời gian xác định và ít thể hiện tính nặc danh; Thứ hai, phân công lao động không phát triển vì có ít nghề nghiệp và ít có sự thay đổi trong các vai trò xã hội; Thứ ba, cộng đồng thuần nhất hơn so với xã hội thành thị; Thứ tư, hệ thống địa vị dựa trên các quan niệm cá nhân và là cái được gán cho chứ không phải do cá nhân đạt được, kèm theo đó là những hạn chế về tính di động xã hội; và Thứ năm là, do thiếu tính nặc danh hơn, nên sự sai lệch chuẩn mực trong cộng đồng nông thôn không xảy ra thường xuyên như ở thành thị.
  50. Vấn đề đô thị và nông thôn từ góc độ xã hội học ◼ Quan điểm trên đã có những rõ ràng hơn, đầy đủ hơn nhưng vẫn bị phản bác, vì lẽ: việc quy tất cả những khác biệt về văn hoá thành vấn đề mật độ và quy mô, điều đó chỉ thuyết phục khi chỉ giải thích về vấn đề nhân khẩu hay là tổ chức xã hội. Nói như nhà XHH Konig (1972) là: chỉ riêng các quan hệ thuần tuý số lượng thì không sao lý giải được hiện tượng thành phố, bởi bản chất của cộng đồng thành thị không phải ở mật độ tập trung mà là ở phong cách sống riêng biệt của cư dân thành thị.
  51. Sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn 1. Sự khác nhau về nghề nghiệp 2. Sự khác nhau về môi trường 3. Sự khác nhau về kích cỡ cộng đồng 4. Sự khác nhau về mật độ dân số 5. Sự khác nhau về tính thuần nhất của dân cư 6. Sự khác nhau về khả năng di động xã hội 7. Sự khác nhau về hướng di cư 8. Sự khác nhau về tổ chức xã hội và phân tầng xã hội 9. Sự khác nhau về lối sống và văn hoá 10. Sự khác nhau về tương tác xã hội và tác động qua lại giữa nông thôn và đô thị (Tham khảo thêm: Tống Văn Chung, XHH nông thôn, 2000, trang 117-121; Tô Duy Hơp- tuyển chon, XHH nông thôn, 1997, trang 25-29).
  52. 2.2. XÃ HỘI NÔNG THÔN Quan điểm của nhà XHH Nga, V. Staroverov (1990) về những nét đặc trưng nổi bật của xã hội nông thôn là: 1. Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống. Nghề truyền thống đặc trưng và nổi bật của nông thôn chính là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động nghề nghiệp này có phương tiện sản xuất chủ yếu và cơ bản là đất đai. Vì vậy ngay từ xa xưa đã có sự gắn kết nghề nghiệp của người nông dân với ruộng đất canh tác cũng như quê hương bản quán của mình. 2. Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ỏ nông thôn do lịch sử để lại gồm những tụ điểm quần cư thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng. 3. Nông thôn có mật độ dân cư trên Km2 thấp (điều này có tính quy luật trên cả thế giới).
  53. Quan điểm của nhà XHH Nga, V. Staroverov (1990): 4. Nông thôn có môi trường tự nhiên vượt trội so với thành thị, con người nông thôn gần gũi với tự nhiên, thấm chí hoà với thiên nhiên. 5. Nông thôn có một lối sống đặc thù của mình- lối sống nông thôn, là lối sống được hình thành chủ yếu trên cơ sở của hoạt động lao động nông nghiệp. Lối sống nông thôn là một đặc trưng nổi trội của của xã hội nông thôn mà đặc trưng nổi bật nhất là tính cố kết cộng đồng. Điều đó làm nó phân biệt hẳn với xã hội đô thị. 6. Văn hoá nông thôn. Đó là một loại hình văn hoá đặc thù mang đậm nét dân gian, truyền thống dân tộc, được hình thành từ hoạt động sống nhiều thế hệ cư dân nông thôn.
  54. Đặc trưng về Xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay 1. Môi trường: gần gũi với tự nhiên, gắn bó với ruộng đất và cảnh quan nơi mình sinh sống. 2. Kinh tế nông thôn : nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn , sản xuất nhỏ với kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Hiện nay, kinh tế nông thôn nước ta đang phát triển với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá thu nhập, chuyển đổi dần sang hướng sản xuất hang hoá, các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện, giới tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành, tuy nhiên ngoài kinh tế nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp mà đặc trưng là các làng nghề vẫn là chủ yếu. Kinh tế nông thôn đang có xu hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. 3. Chính trị nông thôn: là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng, lệ làng. Hiện nay vai trò của chính quyền, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng đang là lực lượng quyền lực chính trị chủ yếu trong xã hội nông thôn.
  55. Đặc trưng về Xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay 4. Văn hóa nông thôn: Cơ sở chủ yếu là văn hoa dân gian, có tình truyền miệng. Đơn vị của văn hóa nông thôn là văn hóa làng xã. Đặc trưng của văn hóa nông thôn là các phong tục tập quán và các lễ hội riêng của mỗi làng, mỗi vùng. Trong thời kỳ đổi mới, văn hoá nông thôn cũng có những chuyển đổi quan trọng. Có rất nhiều vấn đề đang đặt ra do sự giao thoa và thay thế văn hoá ở địa bàn này (như sự chuyển đổi của hệ thống những chuẩn mực giá trị- nảy sinh nhiều vấn đề: ly hôn, phục hồi dòng họ, tệ nạn, bạo lực gia đình ). 5. Con người nông thôn: chất phát, thật thà và tình cảm, quan hệ xóm làng sâu nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ, nhưng ít giao thiệp, nhận thức hạn chế. 6. Gia đình nông thôn: Chủ yếu là gia đình nhiều thế hệ, tỷ lệ gia đình hạt nhân tuy có tăng nhiều nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đô thị; vai trò người đàn ông vẫn được đề cao và sự coi trọng về giá trị đứa con trai. 7. Tôn giáo: Đang phát triển mạnh, tín ngưỡng đi kèm với mê tín dị đoan.
  56. 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ a. Quan hệ trao đổi các lợi ích vật chất ◼ Trao đổi các sản phẩm vật chất như: nguyên vật liệu, hàng hoá, vật phẩm tiêu dùng ◼ Phương thức trao đổi: có nhiều hình thức khác nhau: trao đổi hàng đổi hàng, trao đổi bằng tiền, trao đổi bằng lao động, bằng chuyển giao công nghệ ◼ Chủ thể trao đổi: cá nhân, một nhóm người, các tổ chức nhà nước và phi nhà nước, các doanh nghiệp ◼ Việc trao đổi các lợi ích vật chất giữa nông thôn và đô thị hiện nay được sự điều tiết bởi cơ chế thị trường nên đảm bảo được tính minh bạch tương đối và nhanh chóng, giúp cho sự phát triển của nông thôn và đô thị cũng như phát triển đất nước nói chung. Ngoài ra, ở nước ta, kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước được thể hiện qua hệ thống các chủ trương, chính sách như chính sách thuế, các bộ luật về sản xuất kinh doanh, các chương trình đảm bảo phúc lợi xã hội, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng miền
  57. b.Trao đổi các dịch vụ xã hội ◼ Dịch vụ xã hội là một sản phẩm đặc thù của lao động xã hội. Là hoạt động xã hội không mang các hình thái vật chất, nó chỉ thể hiện ra trong sự cải tạo những đặc tính, hình thức hay là sự bố trí trong không gian của các vật hay của chủ thể. ◼ Các loại dịch vụ xã hội được trao đổi: hoạt động chuyển giao kỹ thuật, công nghệ: các loại hình dạy nghề: học khuyến nông, dạy nghề thủ công, đến những loại như kỹ thuật làm bánh, nấu phở ; các hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hoá, y tế- sức khoẻ (hoạt động lễ hội, cưới xin, khám chữa bệnh ) ◼ Phương thức trao đổi: đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức khác nhau.
  58. c. Trao đổi thông tin ◼ Trao đổi truyền miệng trực tiếp (kênh truyền thông truyền thống) ◼ Kênh thông tin hành chính nhà nước: các loại công văn, báo cáo từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên theo các cấp chính quyền dựa vào hệ thống bưu điện. Ngoài ra, hệ thống bưu điện cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển bưu kiện, thư từ cho mọi người dân. ◼ Mạng thông tin viễn thông: hệ thống điện thoại cố định và di động bao phủ hầu hết mọi vùng miền đất nước. ◼ Mạng lưới truyền thông đại chúng: ở nước ta hiện nay phát triển rất mạnh mẽ với các loại hình như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo in, báo điện tử, Internet
  59. d.Trao đổi các giá trị được tạo ra ◼ Sự trao đổi những giá trị vật chất: Đó là sự trao đổi những vật phẩm và trao đổi lao động xã hội. Các trao đổi này thể hiện thông qua hoạt động của ngân hàng, kho bạc, tín dụng, đầu tư sản xuất, tái sản xuất xã hội, hoạt động góp vốn cổ phần, tài trợ cho sự phát triển xã hội v.v Trong đó bao hàm cả những đầu tư của nhà nước về kinh phí hoạt động của các cấp, các ngành (chính quyền, đoàn thể, y tế, giáo dục ). ◼ Trao đổi lao động và dân cư - Trao đổi lao động và dân cư thực chất đều là hoạt động chuyển cư. Tuy nhiên về tính chất có điểm khác nhau. Lao động trong kinh tế thị trường là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy nó là một tất yếu khách quan. Mặt khác cũng là sự chuyển cư, nhưng di cư thường có tính chất định cư lâu dài. - Trao đổi lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về sức lao động ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị. Có các hình thức sau: Dòng lao động di cư từ nông thôn đổ về thành phố kiếm việc làm tăng thu nhập những lúc nông nhàn (lao động tự do- mùa vụ); Những cuộc điều động nhân lực theo kế hoạch của các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các đơn vị kinh tế ; Sự điều động cán bộ theo nhu cầu phát triển đất nước của nhà nước (cán bộ các cấp, cán bộ các ngành (giáo dục, y tế ), lực lượng vũ trang Quá trình trao đổi lao động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội, như: trình độ chuyên môn- nghề nghiệp, nhu cầu thực tế, hoàn cảnh bản thân và gia đình
  60. e. Trao đổi văn hoá ◼ Các trao đổi hai chiều giữa nông thôn và đô thị chủ yếu là trao đổi các giá trị xã hội, vì vậy nó cũng là trao đổi văn hoá. Từ trao đổi các giá trị vật chất, trao đổi các dịch vụ xã hội, trao đổi thông tin cho đến trao đổi các giá trị tạo ra đều hàm chứa yếu tố trao đổi văn hoá. ◼ Sự tiếp xúc, giao thoa và ảnh hưởng của văn hoá đô thị và văn hoá nông thôn là thường xuyên diễn ra, có lợi ích làm ngắn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, nâng cao văn minh cho xã hội nông thôn. Với đô thị, nhiều giá trị văn hoá nông thôn là món ăn tinh thần quan trọng (văn hoá nông thôn đậm giá trị truyền thống) như các loại nghệ thuật dân gian, các loại ca hát truyền thống , mặt khác, qua văn hoá nông thôn mà người dân đô thị càng hiểu được giá trị của văn hoá truyền thống và có ý thức hơn về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Những vùng đệm (vùng ven thị) là những vùng có sự giao thoa văn hoá nông thôn- đô thị rõ rệt nhất. ◼ Sự giao thoa văn hoá cũng có những mặt trái: có sự tiếp xúc và lưu giữ những giá trị phản văn hoá, lệch chuẩn hoặc đã lạc hậu, lỗi thời (như tính tiểu nông, tính cục bộ của dòng họ và cộng đồng làng, ngược lại ỏ thành phố nhiều tệ nạn xã hội cũng đã du nhập vào nông thôn- mại dâm, ma tuý ).
  61. 2.4. PHÂN LOẠI NÔNG THÔN VÀ LỊCH SỬ NÔNG THÔN 2.4.1.Phân loại nông thôn ◼ Quan niệm mác-xít: Học thuyết này cho rằng xã hội nông thôn nằm trong tổng thể xã hội, nó mang các đặc trưng của các thời đại xã hội và tuân thủ các hình thái kinh tế- xã hội. Theo lịch sử phát triển của xã hội loài người, tương ứng có 5 loại hình xã hội nông thôn: nông thôn nguyên thuỷ, nông thôn thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nông thôn chế độ phong kiến, nông thôn chế độ tư bản và nông thôn chế độ xã hội chủ nghĩa.
  62. 2.4.1.Phân loại nông thôn ◼ Quan niệm theo thuyết Hậu công nghiệp: Quan niệm rằng xã hội loài người phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh, không chịu sự chi phối của các thể chế chính trị-xã hội. Trong thời đại cách mạng công nghệ và cách mạng khoa học-kỹ thuất, tất cả các quốc gia đều liên tục phát triển và đến lúc cùng hội tụ ở một thời đại Hậu công nghiệp. Họ cho rằng, trong lịch sử xã hội nông thôn tương ứng với thời kỳ phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Đây là trường phái chủ trương sự phát triển của nhân loại nằm ngoài các yếu tố chính trị- xã hội, xoá bỏ ranh giới gai cấp- xã hội.
  63. 2.4.1.Phân loại nông thôn ◼ Thuyết làn sóng văn minh (mà tiêu biểu là nhà tương lai học A. Toffer ) cho rằng lịch sử loài người trải qua ba nền văn minh, văn minh hái lượm, văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp. Thuyết này cho rằng hiện nay, tuy công nghiệp, khoa học- kỹ thuật phát triển, nhưng nông thôn vẫn là hiện thân của nền văn minh nông nghiệp. Tương lai trước mắt, nhân loại sẽ tiến vào nền văn minh hậu công nghiệp, mà Toffer gọi là “Làn sóng thứ 3”.
  64. 2.4.1.Phân loại nông thôn  Như vậy đến nay vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về phân loại nông thôn theo sự phát triển lịch sử (lịch đại). Phân chia nông thôn theo quan điểm đồng đại (cùng thời đại, thời đại ngày nay).  Việc phân loại nông thôn thường dựa vào các yếu tố khu biệt theo nhu cầu nghiên cứu hay là phát triển. Cụ thể như để phân biệt lịch sử và hiện tại có nông thôn truyền thống và nông thôn hiện đại, theo trình độ phát triển có: nông thôn các nước phát triển và nông thôn các nước đang phát triển (thế giới thứ ba); theo địa lý có: nông thôn châu á, nông thôn châu Phi ở nước ta, hiện thường dùng các khái niệm sau để chỉ sự khác biệt nông thôn theo địa lý: nông thôn miền Bắc, nông thôn miền Nam; hoặc nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi, nông thôn ven biển.
  65. 2.4.2. Lịch sử nông thôn theo quan điểm mác xít ◼ Xã hội nông thôn cổ đại - Về sự hình thành: Xã hội con người bắt đầu từ khi con người tách rời khỏi tự nhiên. Nhờ vào lao động mà con người đã tự khẳng định mình, và trong hoạt động lao động con người đã tổ chức lại cuộc sống của mình. Từ chỗ sống nhờ vào thiên nhiên, con người chiếm hữu tự nhiên, khai thác tự nhiên. Qua hoạt động lao động, nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất xuất hiện. Vì thế ngôn ngữ ra đời. Nhờ có lao động và ngôn ngữ, trong quá trình hoạt động sống, con người đã sáng tạo ra xã hội. Từ phương thức sống là hái lượm và sinh sống trong các hang động dần bắt đầu biết thuần dưỡng gia súc, trồng cấy một số loại cây để làm thức ăn. Từ đó sản xuất nông nghiệp ra đời. Cùng với sản xuất nông nghiệp mà bắt đầu hình thành thôn xóm, các cộng đồng xã hội nông thôn nguyên thuỷ ra đời.
  66. • Xã hội nông thôn cổ đại ◼ Các đặc trưng của nông thôn cổ đại: 1-Dân cư thưa thớt; 2-Các hình thức quần cư là các cộng đồng xã hội hình thành trên cơ sở các công xã thị tộc, công xã gia đình; 3-Xuất hiện công xã gia đình cùng với chế độ phụ quyền (huyết tộc theo dòng bố); 4- Nông thôn cổ đại phát triển cùng với sự phát triển của công cụ lao động bằng đồ sắt, và sự hình thành của chế độ nhà nước cùng với sự định hình của các gia cấp xã hội; 5-Tư duy của người dân nông thôn cổ đại còn đơn giản; 6-Tín ngưỡng tôn giáo chủ yếu là thờ cúng những vật thiêng với đặc trưng tôn giáo nổi bật nhất là Tôtem giáo; 7-Từ công xã thị tộc dần xuất hiện loại hình tổ chức xã hội kiểu mới: công xã nông thôn.
  67. • Xã hội nông thôn cổ đại ◼ Nông thôn Việt Nam thời cổ đại: Các thư tịch cổ và di chỉ khảo cổ học cho biết từ xa xưa đã có người nguyên thuỷ trên đất nước ta. Nhiều nhà sử học thiên về khuynh hướng cho rằng sự hình thành và ra đời của nông thôn Việt Nam cổ đại gắn với quá trình di cư của người dân tiền sử tràn xuống trung du, đồng bằng và hình thành các làng mạc và phát triển canh tác nông nghiệp. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc (với di tích thành Cổ Loa).
  68. • Xã hội nông thôn chế độ chiếm hữu nô lệ ◼ Xã hội nô lệ là chế độ bóc lột đầu tiên, là xã hội giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người. Nó ra đời trên cơ sở sự giải thể công xã nông thôn cổ đại. ◼ Sự ra đời: Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) làm cho nền sản xuất xã hội đạt đến sự tăng trưởng nhất định. Đến khi có sự chiếm đoạt của cải chung của cộng đồng thành của cải riêng của cá nhân thì chế độ tư hữu ra đời. Từ đó hình thành một giai cấp xã hội mới- giai cấp bóc lột, và một bộ phận bị lệ thuộc vào những người có của cải và quyền lực xã hội thành giai cấp bị bóc lột. ◼ Trong xã hội nô lệ, mối quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ giai cấp Chủ nô và Nô lệ. ◼ Xã hội nông thôn chế độ nô lệ các yếu tố đô thị đã phát triển mạnh mẽ. Các lĩnh vực kinh tế, khoa học đều có những bước phát triển mới. Về khoa học tự nhiên có thiên văn học phát minh cách tính lịch, tìm ra địa bàn, toán học có những tên tuổi như: Acsimet, Pitagor, triết học có nền triết học Hi Lạp và Trung Quốc cổ đại ◼ Việt Nam: Chưa có những cứ liêụ lịch sử đủ để chứng minh về thời kỳ nông thôn chiếm hữu nô lệ.
  69. • Nông thôn trong xã hội phong kiến ◼ Xã hội phong kiến là hệ thống xã hội phát triển trên cơ sở sự phân rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ mà nhà nước phong kiến đã rất phát triển, để hình thành giai tầng xã hội mới cũng là giai tầng lãnh đạo xã hội, đó là tầng lớp quý tộc phong kiến. Trong xã hội nông thôn, có hai giai cấp: địa chủ (các chủ ruộng đất) và những người nông nô. ◼ Việt Nam: Chế độ phong kiến ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến. Nhiều sử liệu cho biết, nhà nước phong kiến Việt Nam ra đời từ khoảng thế kỷ II trước CN, gắn với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Nhà nước phong kiến VN độc lập đầu tiên do Ngô Quyền xây dựng, khoảng thế kỷ I sau CN, nhưng triều đại này không dài, sau đó bị phong kiến phương Bắc cai trị cho đến thế kỷ X. ◼ Có 3 thời kỳ trong lịch sử chế độ phong kiến VN: 1- Từ thể kỷ II trước CN đến thế kỷ X, là thời kỳ cai trị của phong kiến phương Bắc; 2- Từ thế kỷ X kéo dài cho đến khi thực dân Pháp xâm lược (1858); 3- thời kỳ phong kiến-thực dân (triều Nguyễn và thực dân Pháp) tức nửa sau thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tam (1945).
  70. • Nông thôn trong xã hội phong kiến ◼ Một số đặc trưng của xã hội nông thôn phong kiến Việt Nam: 1-Sự hình thành và phát triển của nông thôn VN luôn gắn liền với công cuộc di dân, mở mang bờ cõi; 2-Sự quần cư của người Việt luôn gắn liền với sự cố kết thành những đặc thù của xã hội nông thôn, đó là cộng đồng làng xã; 3- Lịch sử VN luôn gắn với ngoại xâm và loạn lạc, vì vậy cộng đồng làng xã việt nam đã hình thành như một đơn vị kinh tế- xã hội – quân sự, làng xã cổ truyền có thể ví như một pháo đài có thể phòng ngự và chiến đấu; 3- Cơ cấu xã hội phong kiến vẫn là 2 hệ đối lập: tầng lớp quan lại, quý tộc thống trị và người dân- tầng lớp bị trị, với sự áp dụng học thuyết Khổng gia với tam cương, ngũ thường, với 5 nhóm xã hội cụ thể (sĩ, nông, công, thương)- tư tưởng đó cũng ăn sâu vào xã hội nông thôn; 4- Tính cố kết cộng đồng và tự quản cộng đồng là đặc trưng nổi bật của làng xã phong kiến. 4- Đến thời Pháp thuộc, làng xã VN có những biến đổi lớn nhưng vẫn bảo tồn những đặc trưng truyền thống.
  71. • Nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám ◼ Sau cách mạng tháng Tám cho đến thời kỳ đổi mới, trong khoảng 4 thập kỷ, nông thôn VN có nhiều biến động lịch sử nên xã hội nông thôn VN thời kỳ này có nhiều biến đổi phức tạp, đa dạng. ◼ Phân đoạn lịch sử nông thôn VN thời kỳ này chia làm 4 giai đoạng: 1- từ 1945 đến 1954; 2- từ 1954 đến 1975; 3- từ 1975 đến thời kỳ đổi mới (1986); 4- Từ thập kỷ 90 đến nay: nông thôn VN hiện nay (hiện đại). ◼ Nông thôn VN từ 1945-1954: Là thời kỳ đầu của nhà nước VN dân chủ cộng hoà non trẻ, lại thách thức với nạn đói 1945, quân Pháp quay trở lại xâm lược; có vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, nhiều làng mạc tiêu thổ để kháng chiến, nhiều làng mạc thành pháo đài, nhiều làng mạc xen kẽ giữa ta và địch
  72. • Nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám ◼ Nông thôn VN từ 1954- 1975: sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17; phía nam là chính quyền Ngô Đình Diệm (sau đó là Nguyễn Văn Thiệu) với sự thống trị của Mỹ, phía bắc là chính thể VNDCCH với sư lãnh đạo của HCT và Đảng. Nông thôn 2 miền có những bước phát triển và phân hoá khác nhau. ở miền Bắc là cải cách ruộng đất, tiến hành chủ trương người nghèo có ruộng, tiến lên tổ đổi công, xây dưng hợp tác xã nông nghiệp; nông thôn miền nam bị xáo trộn bởi cuộc kháng chiến, có vùng chiến khu, vùng cách mạng, có vùng bị dồn ấp chiến lược
  73. • Nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám ◼ Nông thôn VN từ 1975- 1986: sau 1975 cả nước thống nhất, nông thôn cùng được tổ chức lại theo một hướng thống nhất xây dựng CNXH. ở miền bắc, từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao, ở miền nam cũng tổ chức các HTX nông nghiệp đã đưa lại luồng sinh khí mới cho nông thôn cả nước. Tuy nhiên lúc này cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp đã bộc lộ nhiều hạn chế, làm kìm hãm nền sản xuất xã hội, đòi hỏi thay đổi vì vậy thời kỳ đổi mới xuất hiện nhằm xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển ◼ Nông thôn VN hiện nay: với thời đổi mới có nhiều biến đổi và phát triển: Cơ cấu xã hội, đời sống, những thay đổi giá trị và đang đối diện với nhiều vấn đề để phát triển
  74. Câu hỏi chương II: 1. Anh chị hãy so sánh những nét khác nhau của đô thị và nông thôn? Hãy nêu một số nét đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam. 2. Giữa nông thôn và đô thị có những mối quan hệ nào? Hãy phân tích một mối quan hệ trao đổi giữa nông thôn và đô thị mà anh chị thấy là quan trọng? 3. Lịch sử nông thôn Việt Nam có những giai đoạn nào? Hãy so sánh những nét cơ bản về sự giống nhau và khác nhau của nông thôn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945).
  75. CHƯƠNG III: CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NÔNG THÔN 3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn 3.2. Phân tầng xã hội nông thôn 3.3. Các thiết chế xã hội nông thôn
  76. 3.1. CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN ◼ Khái niệm: Cơ cấu xã hội là cách tổ chức của một xã hội và cho thấy tính chất tổ chức của nó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Cơ cấu xã hội còn là toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong một hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội nông thôn là hệ thống các quan hệ xã hội cũng như sự hoạt động của chúng ở địa bàn nông thôn với những cách thức liên kết thành những nhóm, những cộng đồng xã hội.
  77. 3.1. CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN ◼ Bản chất của cơ cấu xã hội nông thôn ◼ Bản chất cơ cấu xã hội nông thôn chính là hệ thống những địa vị xã hội và vai trò xã hội của các chủ thể hành động trong xã hội nông thôn. Các chủ thể đó là thành tố cấu thành quần thể xã hội theo những cách thức liên kết nhất định với những mối quan hệ nhất định để tạo thành xã hội nông thôn hiện thực. ◼ Quy luật cơ cấu xã hội tác động đến các mức độ tổ chức khác nhau của xã hội. Chính vì vậy trong mỗi nhóm xã hội, tập đoàn xã hội ở nông thôn đều có một cách thức sắp đặt những vị trí xã hội khác nhau, và tương ứng với nó là hệ thống những vai trò xã hội khác nhau.
  78. • Khái niệm quan trọng trong cơ cấu xã hội ◼ Địa vị xã hội là khái niệm chỉ sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội. Mỗi một vị trí xã hội của cá nhân được gọi là địa vị và hành vi mong đợi từ những người có địa vị đó. ◼ Vai trò xã hội là khái niệm chỉ một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị xã hội cụ thể. Nó là tập hợp các khuôn mẫu ứng xử theo những yêu cầu/chuẩn mực nhất định của xã hội.
  79. • Các loại cơ cấu xã hội ở nông thôn ◼ Nhận xét: ◼ Xã hội nông thôn có tính đặc thù là một tổng thể xã hội, vì vậy nó có tính đa dạng phức tạp trong cấu trúc và hoạt động. Vì vậy về mặt cơ cấu xã hội nông thôn cũng rất đa dạng, phong phú với nhiều mối liên hệ tương tác phức tạp ở trong tổng thể xã hội nông thôn. Có nhiều loại cơ cấu xã hội nông thôn, tuy nhiên xét theo tầm quan trọng và vai trò của các loại cơ cấu mà người ta thường chú ý đến một số loại cơ cấu xã hội nông thôn nhất định. - Quy luật cơ cấu Xã hội học vận dụng vào trong xã hội nông thôn giúp thấy được vị trí của từng cá nhân, từng nhóm thành viên xã hội thuộc vào tầng lớp nào trong xã hội. Từ đó góp phần quan trọng để hiểu rõ được bản chất xã hội nông thôn.
  80. • Các loại cơ cấu xã hội ở nông thôn 1. Cơ cấu lao động- nghề nghiệp xã hội: là loại hình cơ cấu xã hội cơ bản ở nông thôn, thường người ta phân tích theo 2 loại cơ cấu lao động nghề nghiệp: Cấu trúc lao động nghề nghiệp theo chiều ngang (có những ngành nghề nào và hoạt động của chúng- như: nông nghiệp, hỗn hợp, phi nông ), và Cấu trúc lao động nghề nghiệp theo chiều dọc (cấu trúc nghề nghiệp theo một loại ngành nghề (như cán bộ HTX-nông dân; nghề nông: lao đông chính- lao động phụ; nghề thủ công: thợ cả, thợ và thợ phụ ). 2. Cơ cấu dân số xã hội nông thôn: Những dấu hiệu để xem xét như: quy mô dân số, phân bố dân số, cấu trúc dân số theo giới tính, độ tuổi, số con Khi nghiên cứu cơ cấu dân số xã hội nông thôn người ta thường rất chú ý đến các nhóm dân số đặc thù ở nông thôn như: nhóm cao tuổi, nhóm thanh nhiên, nhóm trẻ em, nhóm phụ nữ
  81. Các loại cơ cấu xã hội ở nông thôn 3. Cơ cấu văn hoá xã hội nông thôn: Được thể hiện ở sự khác biệt của các tiểu văn hoá xã hội. Hệ thống vai trò xã hội của các tiểu văn hoá phản ánh những giá trị và chuẩn mực xã hội đối với các thành viên. các dấu hiệu để phân tích cơ cấu văn hoá xã hội là: các cộng đồng dân tộc (sắc tộc), yếu tố địa lý (làng này với làng khác), tín ngưỡng (tôn giáo của dân cư ở làng đó). 4. Cơ cấu giai cấp xã hội nông thôn: Trong xã hội nông thôn có nhiều nhóm xã hội theo nghề nghiệp, mức sống, tồn tại các loại giai tầng xã hội: nông dân, trí thức, cán bộ viên chức, buôn bán Tuy nhiên giai cấp chủ yếu và đầy đủ với nội hàm của khái niệm giai cấp ở nông thôn VN cũng chỉ có giai cấp nông dân. Vì vậy nghiên cứu về khía cạnh này ở nông thôn, người ta không dùng khái niệm cơ cấu giai cấp mà thường phân tích ở các khía cạnh như: cơ cấu quyền lực, mức sống, các giai tầng, các nhóm xã hội 5. Các cơ cấu xã hội khác (có người gọi là thứ cấp): là các loại cơ cấu được phân tích trên cơ sở các yếu tố như: tôn giáo- tín ngưỡng (ví dụ đạo Thiên chúa giáo), các tổ chức phi chính thức của xã hội dân sự (như hội đồng niên, đồng ngũ, hội chư bà, hội chạ )
  82. 3.2. PHÂN TẦNG XÃ HỘI NÔNG THÔN 3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hội ◼ Khái niệm: ◼ Theo Mác, sự khác biệt về địa vị, suy cho cùng, chính là sự khác biệt về lợi ích vật chất giữa các tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có một sự phân tầng xã hội. Đó chính là sự phân biệt về địa vị xã hội của các tập đoàn trong thang bậc xã hội. Từ sự khác biệt về mặt kinh tế đã nảy sinh sự khác biệt xã hội, dẫn đến những quan hệ bất bình đẳng xã hội, tạo ra những tập đoàn người có quan hệ xã hội khác nhau. Trong mọi xã hội có giai cấp đều tồn tại những quan hệ bất bình đẳng như thế. Bất bình đẳng của các giai cấp, các nhóm, các cộng đồng xã hội đều phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với phương tiện sản xuất xã hội.
  83. 3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hội ◼ M. Weber cho rằng: Trong xã hội, mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội đều chiếm giữ một vị trí xã hội nhất định Để có được một vị thế xã hội nhất định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội khác, như: dòng dõi xuất thân, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp lao động xã hội, chức vụ mà anh ta đang nắm giữ, quốc tịch, dân tộc, các đặc trưng cá nhân (giới tính, tuổi, hình thức, khả năng giao tiếp ), khả năng tiếp cận thị trường và cơ may cuộc sống Phân tầng xã hội là một cách thức mà trong đó sự phân phối quyền lực trong xã hội được thể chế hoá.
  84. 3.2.1. Lý luận về phân tầng xã hội ◼ Định nghĩa khái niệm phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội là khái niệm chỉ sự phân bố các thành viên xã hội, nhóm xã hội, một cộng đồng xã hội thành những tầng lớp xã hội khác nhau về địa vị kinh tế (hay tài sản), địa vị chính trị (hay quyền lực), địa vị xã hội (hay uy tín) cũng như một số khác biệt về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, lối sống Phân tầng xã hội là một biểu hiện trực tiếp cụ thể của các quan hệ xã hội bất bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội.
  85. • Các khái niệm liên quan ◼ Tầng lớp xã hội: Chỉ tổng thể những cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội. Họ giống nhau (hay như nhau) về mặt tài sản (hay thu nhập), về trình độ học vấn/trình độ văn hoá, về địa vị, vai trò xã hội, về khả năng thăng tiến cũng như quyền lợi được hưởng từ xã hội. ◼ Di động xã hội ở nông thôn là khái niệm chỉ sự thay đổi vị thế xã hội của các thành viên trong xã hội nông thôn, từ vị thế xã hội này sang một vị thế xã hội khác, từ một giai tầng xã hội này sang một giai tầng xã hội khác. ◼ Thăng tiến xã hội là một dạng đặc thù của di động xã hội, là chỉ sự nâng cao vị thế xã hội do nhu cầu phát triển xã hội và nhằm thoả mãn lợi ích cá nhân của con người trong xã hội. (đề bạt, thuyên chuyển, công tác cán bộ ). ◼ Di động xã hội có 2 loại: Di động dọc là sư chuyển dịch vị trí xã hội của cá nhân hay một nhóm xã hội từ địa vị xã hội này sang địa vị xã hội khác. Di động ngang là khái niệm chỉ sự chuyển đổi những địa vị xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội trong cùng một tầng lớp xã hội.
  86. • Các tiêu chí đặc trưng của phân tầng xã hội ➢ Phân tầng xã hội là một trong những hình thức tồn tại cơ bản của xã hội vì vậy nó mang tính quy luật khách quan. ➢ Đặc trưng cơ bản của phân tầng xã hội là sư biểu hiện của các vị thế xã hội ➢ Phân tầng xã hội liên quan chặt chẽ với vai trò của những quan hệ kinh tế, uy tín xã hội, đặc quyền chính trị. ➢ Di động xã hội là một trong những cơ sở quan trọng của các động thái phân tầng xã hội.
  87. • Nghiên cứu về phân tầng xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, cần chú ý những khía cạnh sau: - Kinh tế nông thôn và vấn đề sở hữu ruộng đất - Cơ cấu lao động – nghề nghiệp - Cơ cấu thu nhập và chi tiêu - Hoạt động tiêu dùng văn hoá - Nghiên cứu những nhóm vượt trội và những nhóm rủi ro
  88. 3.2.2. Phân tầng xã hội trong xã hội nông thôn truyền thống ◼ Xã hội VN truyền thống là xã hội tiểu nông, tuyệt đại đa số dân cư làm nghề nông nghiệp. Trước cách mạng tháng Tám 1945 có trên 90% dân số VN là nông dân. Di động xã hội là đơn giản, chủ yếu là di động ngang. Con đường thăng tiến là độc đạo, phổ biến chỉ có đi học- đi thi- làm quan. Xã hội đó chỉ có 5 hạng người cơ bản là: Tầng lớp nông dân; Tầng lớp thợ thủ công; Tầng lớp thương nhân; Tầng lớp sĩ phu; Tầng lớp quan lại. ◼ Các loại phân tầng khác: - Phân tâng theo tuổi tác: trọng xỉ - Phân tầng theo giới tính: trọng nam khinh nữ và chế độ gia trưởng.
  89. 3.2.3. Phân tầng xã hội giai đoạn từ 1954 đến 1986 ◼ Giai đoạn 1954-1975: Đất nước chia cắt và cuộc kháng chiến chống Mỹ. ➢ Thời kỳ này nông thôn miền Bắc tiến hành công cuộc hợp tác hoá từ sau khi cải cách ruộng đất; ổn định và phát triển sản xuất, đồng thời huy động mọi nguồn lực cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ- nguỵ. Đến năm 1966, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc với liên tục các đợt không kích, nông thôn miền Bắc cũng thành chiến trường, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Phân tầng trong xã hội nông thôn miền Bắc lúc đó chủ yếu có 2 loại là cán bộ và nhân dân, tuy nhiên chưa có nhiều khác biệt về chính trị, kinh tế và các mặt khác. ➢ Nông thôn miền Nam phần lớn nằm trong vùng tạm chiếm hoặc vùng trách chấp giữa lực lượng cách mạng (Lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam) và quân Mỹ-nguỵ. Trừ đồng bằng sông cửu long, thì các vùng nông thôn khác, sản xuất nông nghiệp bị giảm sút hoặc đình đốn do chiến sự thường xuyên. Sự phân tầng xã hội nông thôn chủ yếu chỉ có sự khác biệt giữa quân sĩ Mỹ và quân sĩ cộng hoà với người dân.
  90. 3.2.3. Phân tầng xã hội giai đoạn từ 1954 đến 1986 ◼ Giai đoạn 1975-1986: Là thời kỳ cả nước thống nhất, hoà bình. Nông thôn cả nước bước vào thời kỳ ổn định sản xuất. Cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp được áp dụng cho cả nước. Nông thôn miền Nam cũng tiến hành hợp tác hoá. Tuy nhiên, khi cả nước thống nhất, hoà bình thì cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp đã bộc lộ những hạn chế quan trọng, làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền nông nghiệp bị đình trệ. Tình trạng nghèo đói cào bằng là khá phổ biến ở nông thôn trong cả nước. Xã hội mất ổn định và sự khác biệt giữa hai giai tầng xã hội ở nông thôn là Cán bộ và người dân càng rõ nét. Nhiều giá trị đạo đức xã hội bị biến đổi. Xã hội bị rơi vào khủng hoảng, điều đó dẫn đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, thời kỳ Đổi mới bắt đầu từ năm 1986.
  91. 3.2.4. Phân tầng xã hội nông thôn hiện nay ◼ Phân hoá giàu nghèo: phân tầng về kinh tế là khía cạnh phân tầng xã hội nổi bật nhất, chủ yếu nhất ở nông thôn hiện nay. Do nhiều yếu tố kinh tế- xã hội khác nhau đã đẩy nhanh sự phân tầng này: Nghề nghiệp, vốn, lao động, số con, học vấn, vị trí xã hội, quyền lực chính trị, vị trí địa lý, khả năng tiếp cận cơ may mà nhiều gia đình giàu lên cũng như nhiều gia đình nghèo đi. Có nhiều cách đo lường về phân tầng kinh tế: đo về thu nhập, về chi tiêu, về sở hữu ruộng đất và phương tiện lao động, về cơ sở vật chất và phương tiện sinh hoạt, về đánh giá mức sống
  92. 3.2.4. Phân tầng xã hội nông thôn hiện nay ◼ Phân tầng về văn hoá: Đã bắt đầu có dấu hiệu thành xu hướng nhưng chưa phổ biến như phân tầng kinh tế. Những thay đổi văn hoá bao giờ cũng đi sau của thay đổi kinh tế và xã hội, do từ hơn thập kỷ có tầng lớp giàu lên ở nông thôn, họ có điều kiện để cho con cái học hành, có điều kiện mua sắm trang thiết bị (trong đó có các phương tiện tiêu dùng văn hoá), họ mở rộng giao tiếp xã hội, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, hình thành một lối sống mới- kiểu lối sống tầng lớp trên trong xã hội nông thôn, từ đó dẫn đến sự phân tầng về văn hoá. Đã có những bằng chứng cho thấy những dấu hiệu xuất hiện về 2 loại văn hoá cư dân ở nông thôn qua một số nghiên cứu gần đây: loại văn hoá của nhóm vượt trội (thường là người giàu, cán bộ, công chức trí thức ở nông thôn) và văn hoá của đa số cư dân nông thôn.
  93. 3.2.4. Phân tầng xã hội nông thôn hiện nay ◼ Những bảo lưu của phân tầng xã hội truyền thống: - Phân tầng theo tuổi tác: Xã hội truyền thống rất coi trọng người cao tuổi, (bảy mươi phải học bảy mốt, truyền thống trọng xỉ). Hiện nay điều đó không còn nặng nề, mà trở thành như một đạo lý truyền thống cần lưu giữ (kính già già để tuổi cho ). Tuy nhiên ở nhiều vùng nông thôn Bắc Bộ, nông thôn miền núi phía Bắc và nông thôn Tây Nguyên, tiếng nói của người già còn rất có trọng lượng trong cộng đồng. - Phân tầng theo giới: Cũng là một đặc trưng của phân tầng xã hội truyền thống phương Đông; tuy mức độ đã giảm bớt rất nhiều nhưng vấn đề giới ở nông thôn Việt Nam ở hình thức này hay khác vẫn còn tồn tại, hoặc trong gia đình, hoặc trong xã hội. Nổi cộm nhất ở trong gia đình là công việc nội trợ và hoạt động sức khoẻ sinh sản, nuôi dạy con cái. Trong xã hội và hoạt đông tham gia các quyết định quan trọng của cộng đồng (như sản xuất, kiến thiết, xây dựng cộng đồng.
  94. 3.3. CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN 3.3.1. Khái niệm ◼ Thiết chế xã hội là một hệ thống những giá trị chuẩn mực và các vai trò xã hội gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoả mãn những nhu cầu cơ bản và thực hiện những chức năng xã hội quan trọng nhất định. Thiết chế xã hội là Những giải pháp xã hội nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu căn bản của xã hội, nó được xã hội đặt ra theo đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
  95. 3.3. CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN ◼ Hai chức năng cơ bản của thiết chế xã hội: ➢ Một là chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi thực hiện chức năng này, các TCXH thể hiện ở chỗ nó tác động đến việc lựa chọn hành vi và thái độ ứng xử thích hợp của cá nhân cho hoạt động của mình nhằm đạt đến những mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng và môi trường xã hội mà anh ta đang sống. Nhờ chức năng này, các quan hệ xã hội trong nhóm, trong cộng đồng xã hội được duy trì và tái tạo. các thiết chế xã hội căn cứ vào hệ giá trị xã hội của nhóm, của cộng đồng xã hội để điều chỉnh sự hoạt động của các thành viên. ➢ Hai là Chức năng kiểm soát xã hội: là chức năng cơ bản của thiết chế xã hội. Nó ép buộc các cá nhân xã hội thực hiện đúng những yêu cầu, những chuẩn mực giá trị của nhóm, của cộng đồng xã hội về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhóm xã hội và cộng đồng xã hội, cũng như đối với các thành viên khác.
  96. 3.3.2. Các thiết chế xã hội cơ bản ở nông thôn 1. Thiết chế kinh tế nông thôn 2. Thiết chế chính trị nông thôn 3. Thiết chế giáo dục nông thôn 4. Thiết chế y tế nông thôn 5. Thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng nông thôn 6. Làng xã - Một thiết chế xã hội ở nông thôn 7. Thiết chế pháp luật ở nông thôn (Tham khảo thêm tài liệu: XHH nông thôn, Tống Văn Chung, trang 336- 360)
  97. Câu hỏi chương III: ◼ Thế nào là cơ cấu xã hội nông thôn? Bản chất của cơ cấu xã hội nông thôn là gì? ◼ Phân tầng xã hội là gì? Hãy nêu và phân tích các loại phân tầng xã hội trong xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay? ◼ Hãy phân tích về một thiết chế xã hội ở nông thôn và nêu vai trò của nó trong đời sống xã hội nông thôn hiện nay?
  98. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ NÔNG THÔN VIỆT NAM 4.1. Các khuôn mẫu cư trú 4.2. Các đặc trưng của làng Việt truyền thống 4.3. Con người cá nhân trong xã hội làng xã 4.4. Làng xã Việt Nam hiện nay.
  99. 4.1. CÁC KHUÔN MẪU CƯ TRÚ ◼ Làng là khái niệm chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt Nam. Xã là từ chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở các vùng nông thôn Việt Nam. Một xã có thể có từ một làng đến nhiều làng hợp thành. ◼ Nông thôn trên thế giới có nhiều kiểu loại cư trú. Cơ bản có 3 loại khuôn mẫu cư trú: cư trú phân tán (trang trại phân tán), cư trú quần cư theo cụm làng và cư trú làng theo tuyến. Nông thôn Việt Nam đều xuất hiện cả 3 loại khuôn mẫu cư trú đã nêu, loại phân tán xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn miền núi, loại cư trú cụm làng có xuất hiện ở một số vùng đồng bằng, nhưng phổ biến nhất là loại khuôn mẫu cư trú theo tuyến.
  100. 4.1. Các khuôn mẫu cư trú ◼ Làng cư trú theo tuyến là các tụ điểm cư trú dân cư nằm dọc theo các trục lộ giao thông, theo các hồ nhỏ hay nằm dọc hai bên các dòng sông. Lý giải điều này, nhiều học giả cho rằng chế độ nước gắn liền với canh tác lúa nước, cũng như những nguy cơ lụt lội, giặcgiã, loạn lạc khiến người ta không thể cư trú phân tán, nhưng cũng không quần tụ các làng cạnh nhau vì thiếu đất canh tác (Gourou, Bùi Quang Dũng). ◼ Cư trú của từng làng có 2 nguyên tắc: là quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống. ◼ Khuôn mẫu cư trú phổ biến bên trong làng Việt cổ truyền: làng phân thành nhiều xóm, xóm phân thành các ngõ (còn gọi là giáp). Đây là khuôn mẫu khá phổ biến.
  101. 4.1. Các khuôn mẫu cư trú ◼ Làng Việt có 4 kiểu phân bố không gian làng khác nhau: ➢ Loại 1: Làng phân bố thành khối dài và mỏng dọc đường cái, nhất là dọc bờ sông và chân đê, cổng làng thường gần ngay chân đê (hoặc vuông góc với đường cái) và là lối đi thông vào một ngõ. ➢ Loại 2: Làng phân thành một khối chặt, các xóm xếp cạnh nhau thành các ô vuông, hay là thành những ô không có hình thù gì rõ rệt. Các xóm tách nhau bằng những lối đi (thẳng hoặc ngoằn ngoèo). ➢ Loại 3: Làng phân thành hình “vành khăn” từ chân đồi lên lưng chừng đồi, kiểu này thường hay gặp ở những vùng trung du. ➢ Loại 4: Làng phân bố lẻ tẻ, các xóm cách nhau bởi các cánh đồng.
  102. 4.1. Các khuôn mẫu cư trú ◼ Trong làng Việt, xóm ngõ là cái khung địa vực, trên đó người ta tổ chức bảo vệ an ninh chung. Có không ít tác giả cho rằng địa vực xóm ngõ ở làng xã miền Bắc không phải là không gian hành chính chủ yếu, vì vậy nó khác hẳn với naông thôn miền Trung và miền Nam, xóm (hay ấp ) vừa là mảnh đất tụ cư, vừa là nơi diễn ra hoạt động quen thuộc của một xã hội nông thôn truyền thống như: bắt phu, bắt lính, thu thuế.v.v ◼ Về mặt xã hội, làng xã truyền thống có nơi riêng cư trú cho những người nghèo nhất trong cộng đồng. Trong làng miền Bắc trước 1954 dưới tầng lớp bần nông có những người nghèo nhất là cố nông, họ không phải dân bản địa mà từ nơi khác đến, gọi là dân ngụ cư. Họ không có ruộng, phải đi làm thuê và ở rìa làng.
  103. 4.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG VIỆT TRUYỀN THỐNG a) Làng Việt là một cộng đồng lãnh thổ ◼ Làng Việt là điểm tụ cư của một cộng đồng dân cư nông thôn, mỗi làng có diện tích đất đai, ao hồ, sông suối của mình được hình thành do quá trình di cư và khai khẩn, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Lãnh thổ của làng luôn được bảo vệ như được rào dậu thường là bằng luỹ tre, đào mương hào bao quanh. ◼ Mỗi làng đều có cổng làng, thường thì có 4 cổng: đông, đoài, nam, bắc. Vì vậy lỹ tre làng, cổng làng là biểu tượng cho địa vực, lãnh thổ của làng; và cũng ăn sâu vào tâm thức người nông dân thể hiện tình yêu quê hương.
  104. b) Làng là một cộng đồng kinh tế ◼ Làng quản lý phần lớn đất đai trong lãnh thổ của làng. Vì thế làng có quyền chia công điền công thổ và sử dụng nó. Chỉ có làng mới biết được mình có bao nhiêu ruộng đất, nhà nước cai trị không nắm được điều này. ◼ Làng có tài sản riêng và có quyền sử dụng và sở hữu nó. Bộ máy lãnh đạo làng điều phối mọi hoạt động kinh tế của làng. ◼ Mỗi làng (hoặc một số làng cạnh nhau) có một chợ để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá, nay hay gọi là chợ làng.
  105. c) Làng là một cộng đồng chính trị tự quản ◼ Về cơ cấu chính trị xã hội của làng có 3 thứ hạng trong cộng đồng làng: dân hàng xã, hội đồng kỳ mục và các lý dịch (chức dịch). ✓ Dân hàng xã là toàn bộ nam giới từ 18 tuổi trở lên, là những người có trách nhiệm đóng thuế, thực hiện lao dịch và binh dịch, có quyền bầu cử và tham gia bàn việc làng; ✓ Hội đồng kỳ mục bao gồm những người vừa có điền sản, vừa có chức vụ hay phẩm hàm, đứng đầu là tiên chỉ, có chức trách đề ra đề ra các chủ trương và biện pháp cai trị; ✓ Lý dịch (hay chức dịch) là những chức viên ở làng xã mà đứng đầu là Lý trưởng (còn có phó lý, tuần đinh, hương trưởng ), lý dịch thực hiện những chủ trương của hội đồng kỳ mục về điều hành làng xã và chịu trách nhiệm về việc làng trước chính quyền trung ương.
  106. c) Làng là một cộng đồng chính trị tự quản ◼ Huyện Tri huyện ◼ Tổng Chánh tổng ◼ Xã Tiên chỉ Lý dịch Hoạt động Tổ chức trong Thứ chỉ Lý trưởng An ninh lang giáp Các kỳ Phó lý Nghi lễ Tư văn Mục khác Hương Thu thuế Tư võ trưởng Bắt lính Các tổ chức Bảo vệ đê điều Tương trợ, vui chơi
  107. c) Làng là mộta cộng đồng chính trị tự quản ◼ Chính quyền trung ương chỉ giữ vai trò kiểm soát chứ không can thiệp trực tiếp vào công việc hành chính địa phương. Làng với bộ máy của mình trực tiếp điều hành mọi hoạt động, chỉ thực hiện với nhà nước một số nghĩa vụ như: đóng thuế, đi phu, đi lính. ◼ Tính tự trị của làng, ngoài việc tự tiến hành thu thuế là việc nó tự giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên. Có không ít tác giả cho rằng: tính tự trị làng xã đã đến mức ngay cả khi chính quyền nhà nươc sụp đổ thì cũng không ảnh hưởng đến làng xã.
  108. d) Làng là một cộng đồng pháp lý ◼ Mỗi làng có một hệ thống những quy chuẩn, quy phạm bắt buộc mọi thành viên trong làng phải tuân theo. Hệ thống đó có tính pháp luật và được thể chế hoá bằng Hương ước, còn gọi là lệ làng (lệ làng phép nước/ phép vua thua lệ làng). ◼ Lệ làng có khi, có nơi còn trái với cả phép nước (pháp luật của nhà nước) nhưng người dân không có sự lựa chon, điều phả thực hiện trước hết là lệ làng. ◼ Do tính chất tự trị khép kín nên làng dùng luật lệ của mình để kiểm soát và điều tiết mọi hoạt động của cộng đồng làng. Nếu có ai vi phạm thì làng sẽ xử lý với hình thức phổ biến là phạt vạ ◼ Lệ làng của mỗi làng cũng có những điểm khác nhau do quan hệ xã hội và văn hoá của làng đó quy định.
  109. d) Làng là mộta cộng đồng pháp lý ◼ Hương ước là một hệ thống các lệ làng, cũng gọi đó là hệ thống các luật tục ◼ Nội dung chính của các Hương ước: Quy ước về chế độ ruộng đất; Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường; Quy ước về quan hệ xã hội như ngăn chặn tệ nạn xã hội như cờ bạc, quan hệ bất chính ; Quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các thành viên và chức dịch trong làng xã; Quy ước về văn hoá, tinh thần, tín ngưỡng ◼ Hương ước là một trong những công cụ quan trọng để quản lý làng xã nông thôn truyền thống, có phạt và có thưởng.
  110. e. Làng là một cộng đồng an ninh có tính vũ atrang ◼ Do yếu tố lịch sử (giặc giã, loạn lạc) nên mỗi làng đều được tổ chức có yếu tố bảo vệ, như: không gian làng được rào chắn, bộ máy quản lý làng có tổ chức an ninh vũ trang có trách nhiệm bảo vệ làng.
  111. f. Làng là một cộng đaồng tín ngưỡng- văn hoá ◼ Làng là một tổng thể xã hội đặc thù, vì vậy văn hoá làng phản ánh tổng thể xã hội đặc thù đó. Nó được thể hiện qua: hệ thống tổ chức, luật tục của làng; hệ thống các tôn giáo tín ngưỡng; các thiết chế văn hoá; hệ thống văn hoá dân gian, phong tục- tập quán ◼ Hệ thống tổ chức, luật tục của làng: không gian làng, bộ máy và các vị trí vai trò xã hội thể hiện những giá trị của làng. Hương ước ngoài là công cụ quản lý xã hội làng thì cũng là một biểu hiện văn hoá làng
  112. f. Làng là một cộng đồng tín ngưỡng- văn hoá ◼ Hệ thống tôn giáo tín ngưỡng: hoạt động thờ cúng như lịch thờ cúng trong năm, lễ vật thờ cúng, tổ chức thờ cúng trong việc thờ cúng thành hoàng làng, những người có công với làng, các nơi thiêng, các lễ hội của làng. Mỗi làng thường theo một loại tôn giáo nào đó, đều có những hoạt động tôn giáo thống nhất với văn hoá làng. ◼ Các thiết chế văn hoá: Thành hoàng, Đình, hội Tư văn
  113. 4.3. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG XÃ HỘI LÀNG XÃ 4.3.1. Cuộc đời của người nông dân ◼ Nhân vật chủ yếu của xã hội nông thôn là người nông dân. Đó là những cá nhân xã hội tham gia vào những hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày trong xã hội nông thôn.
  114. 4.3.1. Cuộc đời của người nông dân ◼ Từ khi sinh ra, người nông dân đã chịu sự ảnh hưởng và chi phối của khuôn mẫu sống và văn hoá cộng đồng làng xã. Họ được chăm sóc và nuôi dưỡng theo cách thức truyền thống của nông thôn (từ ăn uống, kiêng khem đến những nghi thức luật tục). Tuổi nhỏ họ được xã hội hoá từ gia đình và cộng đồng theo khuôn mẫu có tính nhất quán được lưu truyền từ đời này sang đời khác. ◼ Là con trai, họ được giáo dục để gánh vác vai trò là cột trụ của gia đình sau này, là con gái được chỉ vẻ để trở nên hiền thục, đảm đang “tam tòng tứ đức”. Lớn lên, con gái từ 14, 15 tuổi đã chuẩn bị để được “gả bán” để về làm dâu người ta; con trai lập gia đình có thể muộn hơn một chút, nhưng đến 18 tuổi coi như đã trưởng thành, được vào sổ đinh của làng, phải đóng thuế, phải thực hiện nghĩa vụ phu phen tạp dịch và các công việc của làng, về quyền lợi họ bắt đầu được tham gia bàn bạc một số công việc của làng, được đến ngồi ở đình khi làng có việc, được dự giỗ họ ◼ Từ đó theo thời gian, thêm tuổi tác, thì được cộng đồng coi trọng hơn một chút. Trong trường hợp là gia đình có của cải, ruộng đất, dòng họ có vị trí trong làng xã cộng với những cơ may riêng, họ được cắt cử vào một vị trí chức dịch của làng đã là một sự thăng tiến lớn về cuộc đời. Trường hợp đỗ đạt làm quan là rất hiếm đối với các làng cụ thể. Và khuôn mẫu dòng đời đó cứ thế truyền nối khắp các thế hệ trong xã hội nông thôn truyền thống.
  115. 4.3.2. Con người của vai trò và phận vị ◼ Mỗi cá nhân thành viên trong cộng đồng xã hội nông thôn đều thuộc về những nhóm xã hội khác nhau. Mỗi người nông dân sống trong cộng đồng của mình đều thuộc về nhiều tổ chức, nhiều tương tác xã hội phức tạp ở nông thôn (làng, họ mạc, phe, giáp, hội ). Họ thuộc vào nhiều tổ chức và đóng nhiều vai trò, và tất cả các vai trò họ đều phải thực hiện. Nhờ vào hệ thống những chuẩn mực được học hỏi, nhờ vào sự kiểm soát của cộng đồng (thưởng phạt từ hương ước, từ lối sống- văn hoá), cơ bản họ giải quyết hài hoà các mối quan hệ và vai trò trong xã hội có tính khép kín đó.
  116. 4.3.2. Con người của vai trò và phận vị ◼ Với tác động và chi phối của văn hoá làng xã, cá nhân người nông dân chủ yếu là con người của vai trò và phận vị. Họ là người con, người anh/em, người cha trong gia đình; là người cháu/anh em hay chú bác trong họ mạc; là thành viên của phe, giáp; cũng có người tham gia tuần đinh hay chức dịch khác Cá nhân người dân nông thôn vì vậy bị lẫn vào gia đình/ họ tộc vào làng xã. Người ta xem anh là thuộc gia đình nào, người của họ tộc nào, người của làng nào chứ nhiều khi không cần biết anh là ai. Vị thế của người nông dân cơ bản được quy định bởi gia đình và họ tộc. ◼ Trong xã hội khá khép kín với tính chất tiêu biểu là tự trị với sự thống trị của văn hoá làng/ văn hoá tiểu nông của nền kinh tế có tính tự cung tự cấp. Con người cá nhân trong xã hội làng xã bị che khuất và lu mờ.
  117. 4.3.3. Một số đặc tính của người nông dân truyền thống ◼ Những phẩm chất tích cực: ➢ Tình yêu đất đai và tình yêu quê hương (anh đi anh nhớ quê nhà / giếng nước- cây đa/luỹ tre, lối xóm, sân đình /ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. ➢ Cần cù, chịu khó, nhẫn nhục ➢ Chất phác, chân thật ➢ Thương người, hay giúp đỡ người khác
  118. 4.3.3. Một số đặc tính của người nông dân truyền thống ◼ Những phẩm chất tiêu cực: ➢ Thiển cận, cục bộ và ít chịu thay đổi ➢ Nhẫn nhục, cam chịu, lấy câu “dĩ hoà vi quý” làm đầu ➢ Bảo thủ, ít sáng tạo và hay thiên kiến
  119. 4.4. LÀNG XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY. 4.4.1. Không gian cư trú ◼ Không gian chung của làng xã ➢ Làng được mở rộng (tăng dân số, mở rộng cả ao hồ, gò đống ). ➢ Làng khang trang hơn, nhất là về cơ sở hạ tầng (đường xá, trường học, trạm xá ). ➢ Khu trung tâm xã được xây dựng theo hướng đô thị: hàng quán, công sở, dịch vụ ◼ Không gian cư trú của hộ gia đình: ➢ Diện tích bị thu hẹp lại (chia đất cho con cái, bán đất ) ➢ Xuất hiện nhiều căn nhà hình ống kiểu đô thị ➢ Dãy tre xanh, hàng dâm bụt, dậu cúc tần ngăn cách giữa các gia đình được thay thế bằng các hàng rào (chủ yếu xây bằng gạch- chủ yếu là nông thôn miền Bắc, miền Trung).
  120. 4.4.2. Sự biến đổi của sản xuất và đời sống kinh tế ◼ Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường (lấy thị trường làm đích hướng tới). ◼ Sự chuyển đổi và đa dạng hoá ngành nghề/việc làm tăng thu nhập. ◼ Sự nâng cao mức sống và phân hoá giàu nghèo.
  121. 4.4.3. Người nông dân nông thôn hôm nay ◼ Những nét mới: Năng động hơn, sáng tạo hơn, di động xã hội lớn hơn ◼ Những bảo lưu giá trị cũ: Ngoài những giá trị tích cực vẫn bảo lưu những giá trị tiêu cực của truyền thống cộng thêm một số tiêu cực của thời kỳ kinh tế thị trường (chạy theo đồng tiền, làm hàng giả, sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm ).
  122. Câu hỏi chương IV: 1. Hãy phân tích các đặc trưng của làng Việt? 2. Anh chị phân tích và nêu ý nghĩa của khuôn mẫu cư trú các làng Việt truyền thống? 3. Hãy phân tích con người cá nhân trong xã hội nông thôn: truyền thống và hiện nay?
  123. CHƯƠNG V: GIA ĐÌNH NÔNG THÔN 5.1. Khái niệm và chức năng của gia đình nông thôn 5.2. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam 5.3. Các loại gia đình 5.4. Hôn nhân
  124. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH NÔNG THÔN 5.1.1. Khái niệm ◼ Hiện có nhiều khái niệm về gia đình từ nhiều góc độ khác nhau (luật học, kinh tế học, xã hội học, thống kê học ). Thực tế đó ngoài quan điểm khác nhau là do gia đình gắn chặt với những nhân tố văn hoá xã hội nhất định. Mặt khác, một định nghĩa này đúng cho cộng đồng XH này lại không đúng cho cộng đồng XH khác, hơn nữa nó còn thay đổi theo sự phát triển của xã hội. ◼ ĐN: Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cáI, chăm sóc người già và người ốm
  125. • Khái niệm liên quan Hộ gia đình. ➢ Nếu gia đình tồn tại dựa trên hai yếu tố là hôn nhân và huyết thống, thì Hộ gia đình có nét tương đồng nhưng cũng có nét khác biệt với khái niệm gia đình. ➢ Khái niệm hộ gia đình được dùng, ngoài ý nghĩa là gia đình thì để chỉ hình thức tồn tại như một đơn vị kinh tế, có tính chất kinh tế, là một nhóm người (thường là có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) sống chung dưới một mái nhà và sinh hoạt chung. Nói như vậy có nghĩa, có thành viên gia đình nhưng không ở trong hộ gia đình (đi học, đi bộ đội ), cũng có người thuộc thành viên hộ gia đình nhưng chưa hẳn là thành viên gia đình (như họ hàng xa hoặc thậm chí là người dưng được gia đình nuôi duỡng hoặc sống cùng gia đình). ➢ Vì theo góc độ kinh tế nên hộ gia đình được phân loại theo ngành nghề và mức sống, như: hộ thuần nông, hộ hỗn hợp, hộ phi nông, hộ thủ công nghiêp, hộ nghề cá, hộ trồng hoa/ hoặc hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo
  126. 5.1.2. Chức năng của gia đình 1. Chức năng tái sản xuất con người (sinh đẻ) 2. Chức năng kinh tế 3. Chức năng giáo dục (xã hội hoá) 4. Chức năng chăm sóc người già và trẻ em 5. Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình 6. Chức năng đảm bảo an sinh và nghỉ ngơi, giải trí  Một số tác giả phương Tây, cũng như VN còn cho gia đình thêm một số chức năng khác như: chức năng thoả mãn nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng, chức năng tình dục
  127. 5.1.2. Chức năng của gia đình  Cần lưu ý rằng những chức năng trên bây giờ không hoàn toàn đúng với gia đình trong xã hội đô thị. Có chức năng đã gần như biến mất là chức năng kinh tế, ỏ đô thị chức năng này đã chuyển cho cá nhân là thành viên trong gia đình chứ không phải ở trong gia đình nữa, gia đình không còn là đơn vị sản xuất kinh tế. Có chức năng ở gia đình đô thị đã phai nhạt như: giáo dục, chăm sóc người già, trẻ em Tuy nhiên những chức năng trên là hoàn toàn đúng với gia đình nông thôn.  Vì vậy, với tương lai, KN gia đình có thể sẽ bị biến mất trong xã hội công nghiệp thì nó vẫn luôn tồn tại dai dẳng trong xã hội nông nghiệp.   Với các chức năng của mình, gia đình có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nông thôn. Khi cá nhân trong xã hội nông thôn chỉ có thể tồn tại bằng cộng đồng thì gia đình là nơi sống còn của họ, đó là nơi để họ tồn tại và thăng tiến xã hội. Tất cả những nhu cầu cơ bản của con người nông thôn đều được đảm bảo từ phía gia đình. Trong truyền thống là như vậy và hiện nay vẫn vậy.
  128. 5.2. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam 1. Gia đình nông thôn VN luôn nằm trong quan hệ chặt chẽ với cộng đồng làng xã. 2. Chức năng sinh đẻ là cực kỳ quan trọng của gia đình nông thôn. 3. Hoạt động kinh tế của gia đình là chức năng quan trọng để đảm bảo sư sinh tồn cho người dân nông thôn. 4. Tín ngưỡng quan trọng nhất của gia đình nông thôn là thờ phụng tổ tiên (cũng là yếu tố gắn liền với sự phát triển của dòng họ). 5. Có sự phân biệt giới rất rõ nét trong các gia đình nông thôn: con trai được coi trọng, con gái bị xem nhẹ). 6. Kết cấu của gia đình nông thôn là chặt chẽ với hệ thống các thứ bậc, và vai trò nổi bật của người cha- người gia trưởng. 7. Giáo dục con cái trong gia đình nông thôn được coi trọng, trong đó có vai trò quan trọng của người mẹ. Xã hội nông thôn đề cao: gia phong, gia giáo, gia pháp, gia huấn.
  129. 5.3. Các loại gia đình 1. Gia đình hạt nhân 2. Gia đình mở rộng 3. Gia đình phụ hệ 4. Gia đình mẫu hệ 5. Gia đình lưỡng hệ 6. Gia đình phụ quyền 7. Gia đình mẫu quyền 8. Gia đình ở nhà chồng 9. Gia đình ở nhà vợ 10. Gia đình ở nơi mới 11. Gia đình đơn hôn 12. Gia đình đa hôn ◼ (Xem: Mai Huy Bích, trang 36).
  130. 5.4. H«n nh©n 5.4.1. Lý luận về hôn nhân ◼ Khái niệm Hôn nhân được hiểu là mối quan hệ được thừa nhận hợp pháp, giữa người dần ông và người đàn bà trưởng thành, đem lại những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định. (Oxford Dictionary of Sociolory, 1998).
  131. 5.4.1. Lý luận về hôn nhân ◼ Các lý thuyết cá nhân về hôn nhân: ➢ Thuyết nguyên mẫu vô thức (xuất hiện khuôn mẫu hình ảnh về đối tượng có sẵn trong gen của mình nên gặp là yêu- tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, tình yêu sét đánh); ➢ Thuyết hình ảnh cha mẹ (tìm đối tượng giống như hình ảnh cha mẹ mình, cả khí chất và hình dáng; thuyết sự hấp dẫn của những tính cách giống nhau (dân gian gọi là hợp nhau); ➢ Thuyết Nguyên lý bổ sung nhu cầu là sự hấp dẫn của những cái trái ngược, (chồng béo vợ gầy, chồng to vợ nhỏ ) a
  132. 5.4.1. Lý luận về hôn nhân ◼ Các lý thuyết văn hoá xã hội nhấn mạnh những khía cạnh văn hoá và xã hội của các nhóm, các cộng đồng xã hội: ➢ Thuyết về sự gần gũi và tác động qua lại (nhất cự ly, nhì cường độ) là xu hướng nội hông (có con mà gả chồng gần ); ➢ Lý thuyết trao đổi cho rằng người ta kết hôn trên cơ sở đối tượng mang lại lợi ích cho họ và hai bên đều có lợi; ➢ Lý thuyết các mẫu hình về giá trị và niềm tin nói về những chuẩn mực giá trị đã định hình do sự giáo dục của gia đình và cộng đồng nên người ta tuân theo như kết hôn thì nam phải nhiều tuổi hơn ; ➢ Thuyết phân tầng xã hội và chế độ nội hôn theo gia cấp (kết hôn cùng tầng lớp xã hội và gắn với xuất thân của gia đình; ➢ Thuyết sự cố kết tộc người nói về sự kết hôn chỉ trong sắc tộc, tôn giáo
  133. 5.4.2. Hôn nhân trong xã hội nông thôn ◼ Vai trò của hôn nhân trong xã hội nông thôn ➢ Hôn nhân là việc hệ trọng của gia đình, họ mạc và cộng đồng. Xã hội nông thôn truyền thống quan niệm đời người chỉ có 3 việc lớn “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Trong đời sống xã hội nông thôn chỉ có những sự kiện lớn là: cưới xin, ma chay, đình đám hội hè. ➢ Hôn nhân trong xã hội nông thôn truyền thống có mục đích: hình thành gia đình, thành tố quan trọng chủ chốt của cộng đồng; duy trì mở rộng giòng giống và củng cố địa vị của gia đình và dòng tộc.
  134. • Các đặc điểm của hôn nhân trong xã hội nông thôn truyền thống ◼ Hôn nhân truyền thống là do cha mẹ sắp đặt ◼ Có hệ thống chuẩn mực được định sẵn về tiêu chuẩn chọn dâu, chọn rể ◼ Hôn nhân là phải sinh để nhằm duy trì dòng giống và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế; ◼ Hôn nhân nội hôn trên cơ sở cùng tầng lớp và cùng làng ◼ Trong xã hội nông thôn truyền thống chế độ đa thê là tương đối phổ biến (những người có điền sản, nhiều đất cần nhân lực ) ◼ Hôn nhân là việc hệ trọng vì vậy có nhiều lễ tục rườm rà có tính chất bắt buộc. ◼ Tồn tại cả ba loại cư trú: Hôn nhân cư trú ở nhà chồng, hôn nhân cư trú ở nhà vợ, hôn nhân cư trú ở nơi mới.
  135. • Hôn nhân ở nông thôn hiện nay ◼ Biến đổi kinh tế-xã hội đã kéo theo sự thay đổi của hôn nhân, nhiều đặc điểm của hôn nhân truyền thống đã bị thay thế. Tuy nhiên so với đô thị thì hôn nhân ở nông thôn vẫn mang nhiều màu sắc truyền thống. ◼ Hôn nhân vẫn được coi là công việc hệ trọng của cá nhân và gia đình ◼ Từ hôn nhân được bố mẹ sắp đặt đến hôn nhân là việc của con cái với sự đồng ý của bố mẹ. ◼ Do sự di động xã hội cao, vì thế có sự gia tăng xu hướng hôn nhân ngoài làng, ngoài huyện, ngoài tỉnh và cả nước ngoài ◼ Hiện nay hình thức cư trú nhà chồng và nơi ở mới là phổ biến ◼ Thủ tục cưới xin đã đơn giản hơn, bớt nhiều lệ tục rườm rà, nhưng về quy mô đám cưới có xu hướng tổ chức to hơn.
  136. 5.4.3. Ly hôn trong xã hội nông thôn ◼ Ly hôn là sự tan rã của hôn nhân. Hiện tượng ly hôn là xảy ra ở mọi xã hội, tuy nhiên thái độ chấp nhận ở mỗi xã hôị là có mức độ khác nhau. Những xã hội có tính cổ truyền, hôn nhân là vấn đề của cộng đồng thì vấn đề ly hôn sẽ khó hơn; những xã hội có tự do hôn nhân, hôn nhân là vấn đề của cá nhân, thì khả năng tan vỡ hôn nhân là dễ xảy ra.
  137. 5.4.3. Ly hôn trong xã hội nông thôn ◼ Xã hội nông thôn truyền thống Việt Nam rất khó chấp nhận vấn đề ly hôn, vì hôn nhân là vấn đề của gia đình, của dòng họ và chịu sụ kiểm soát của cộng đồng làng xã. Sự tan vỡ của hôn nhân một cặp nào đó là một sự thất bại, làm giảm uy tín của cả một gia đình, dòng tộc và phạm vào thuần phong mỹ tục của làng xã. Cộng đồng làng xã có thiên hướng xem ly hôn là một việc xấu. a ◼ Bất đắc dĩ trong cộng đồng nông thôn có những trường hợp ly hôn như: vợ không có con, nhất là không có con trai (trường hợp này người thiệt thòi là người vợ, bị chồng bỏ), trường hợp người chồng mất tích (nhưng cộng đồng không khuyến khích, mà khuyên nên thủ tiết), trường hợp người vợ thất tiết, quan hệ bất chính (cũng thiệt thòi về phía người phụ nữ).
  138. 5.4.3. Ly hôn troang xã hội nông thôn ◼ Ly hôn trong xã hội nông thôn, nhất là xã hội nông thôn truyền thống để lại rất nhiều hậu quả nặng nề: với gia đình, dòng tộc và đặc biệt là con cái (con không cha ). ◼ Ly hôn ở nông thôn hiện nay đang có xu hướng tăng lên vì những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hoá.
  139. Câu hỏi chương V: 1. Hãy nêu khái niệm và chức năng của gia đình nông thôn? 2. Hôn nhân là gì? Các đặc điểm của hôn nhân trong xã hội nông thôn truyền thống? 3. Anh chị hãy phân tích về chế độ gia trưởng và ảnh hưởng của nó? 4. Hãy nêu về các loại gia đình ở nông thôn và phân tích về một số loại gia đình cơ bản?
  140. Chương VI: Họ tộc ở nông thôn 6.1. Khái niệm và phân loại 6.2. Vai trò và tính chất dòng họ 6.3. Quan hệ dòng họ 6.4. Vấn đề dòng họ hiện nay
  141. 6.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ◼ Khái niệm: ➢ Khái niệm họ tộc (dòng họ): là khái niệm chỉ toàn thể những người cùng huyết thống với nhau. Mỗi dòng họ bắt nguồn từ một ông tổ (thuỷ tổ), quan hệ theo lớp thế hệ/vai vế (không có ngang vai); sư phát triển mở rộng thành nhiều chi, ngành. ➢ Khái niệm họ hàng (thân tộc): Rộng hơn khái niệm dòng họ, chỉ những người có quan hệ huyết thống hoặc liên quan như qua quan hệ hôn nhân.
  142. Phân loại họ hàng ◼ Họ nội (dòng họ): họ bên cha ◼ Họ ngoại: Họ bên mẹ ◼ Ngoài ra ngoài 2 loại quan hệ họ hàng kể trên còn các quan hệ họ hàng khác như: ➢ Họ bên bà (nội, ngoại). ➢ Họ bên vợ ➢ Họ hàng bên vợ/chồng của anh em ruột (quan hệ thông gia) ➢ Họ hàng bên vợ/chồng của con cái (quan hệ thông gia).
  143. 6.2. VAI TRÒ VÀ TÍNH CHẤT DÒNG HỌ ◼ Vai trò của dòng họ: ➢ Dòng họ có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội làng xã nông thôn. Là một thiết chế xã hội (có tổ chức, kinh tế, hệ thống khuôn mẫu ứng xử) nối liền giữa gia đình và làng xã. ➢ Họ tộc tham gia kiểm soát, điều chỉnh hành vi của thành viên các gia đình trong dòng họ (như làm trọng tài hoà giải )
  144. • Vai trò của dòng họ: ➢ Dòng họ tham gia các hoạt động quan trọng của làng xã (người cao tuổi, tộc trưởng các dòng họ thường ngồi chiếu trên bàn việc làng ở chốn đình trung), nhiều họ lớn, có vị trí trong làng thường là quyết định các việc lớn của làng. Truyền thống của nhiều làng bắt nguồn từ danh tiếng của một số dòng họ trong làng, và cộng đồng làng tự hào vì điều đó (dòng họ đỗ ađạt, khoa bảng ). Nhiều làng được bắt đầu từ sự khai khẩn đất đai của một vài dòng họ. Văn hoá gia tộc gắn liền với văn hoá làng. ➢ Nếu ở đô thị hiện nay vấn đề họ tộc đã không còn mấy ý nghĩa thì ở nông thôn vẫn và tiếp tục là một vấn đề đáng chú ý và một lĩnh vực cần nghiên cứu của XHH nông thôn.
  145. • Tính chất của dòng họ trong cộng đồng làng xã ◼ Mỗi làng thường có nhiều dòng họ, những họ lớn có vị trí trong làng xã thường tham gia điều phối, quyết đinh các công việc quan trọng của làng xã. ◼ Họ tộc là một thiết chế xã hội ở làng xã (có tổ chức, có cơ sở vật chất và hệ thống chuẩn mực giá trị) tham gia vào các hoạt động của các gia đình và của làng xã. ◼ Thờ cúng tổ tiên là hoạt động quan trọng và nổi bật của họ tộc: diễn ra ở nhà thờ họ (có khi là trưởng họ), với các nghi lễ truyền thống nhằm duy trì mối liên hệ với tổ tiên và giáo dục con cháu. ◼ Mỗi dòng họ, thường là họ lớn có văn hoá dòng họ: thông qua hệ thống khuôn mẫu giá trị được thể hiện bằng các hình thức như gia huấn, tổ huấn, gia phong, gia truyền (TC, tr 276)
  146. 6.3. QUAN HỆ DÒNG HỌ ◼ Quan hệ dòng họ trong lĩnh vực cư trú ➢ Làng xã truyền thống và hiện nay, cư trú theo dòng họ cũng là một khuôn mẫu khá phổ biến bên cạnh hình thức cư trú theo xóm giềng. ➢ Với những dòng họ lớn, các cụm cư trú theo chi phái. ➢ Với các cụm cư trú theo chi phái thường là những người có huyết thống gần, mỗi nhóm cư trú họ tộc thường là xung quanh nhà người anh cả hay người bố là gia đình các em và gia đình của con cái.
  147. • Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế ➢ Cơ sở kinh tế: Truyền thống mỗi dòng họ đều có nhà thờ họ, một ít đất đai hương hoả như ruộng họ, ao hồ vườn họ. Số đất đai này phần thì do tổ tiên để lại, do vua ban, do sự tiến cúng của các thành viên trong dòng họ (nhất là những người không có con trai tiến cúng- gọi là ruộng hậu). Trước đây hoạt động của họ tộc từ lợi tức do ruộng họ giao cho người khác trong họ cày cấy. Hiện nay, không acòn nguồn đó thì có quỹ họ do các thành viên trong dòng họ đóng góp. ➢ Hoạt động kinh tế: trong họ tộc luôn có sự giúp đỡ, liên kết, hợp tác, đổi công, hỗ trợ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khía cạnh hợp tác liên kết như: trong sử dụng tư liệu sản xuất nông nghiệp; trong sở hữu tư liệu sản xuất (chung trâu bò ); trong hoạt động sản xuất (cày, cấy, thu hoạch ), trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác (thủ công, buôn bán, di dân tự do ).
  148. • Quan hệ dòng họ trong tổ chức quyền lực và quản lý làng xã ➢ Trong xã hội nông thôn truyền thống, dòng họ có vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý và kiểm soát làng xã. Vì thế những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp đã tiến hành cải cách hương thôn, lấy hội đồng tộc biểu thay cho hội đồng kỳ mục để quản lý làng xã. ➢ Hiện nay, vai trò dòng họ trong tổ chức quyền lực và quan lý làng xã đã khác trước, chủ yếu chỉ tham gia trong việc kiểm soát có mức độ với các gia đình là thành viên dòng họ. Tàn dư của việc tham gia vào hoạt động quản lý làng xã là sư cạnh tranh của các dòng họ vào bộ máy quyền lực ở địa phương, gây những tiêu cực nhất định trong làng xã nông thôn hiện nay.
  149. • Quan hệ dòng họ trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng ➢ Về lĩnh vực đời sống văn hoá -tín ngưỡng thì với dòng họ có 3 hoạt động nổi bật nhất là: ✓ Giỗ họ, ✓ Lễ tang ✓ Đám cưới (Xem MVH, tr 130). ➢ Những hoạt động khác: nổi bật là hoạt động khuyến học (nay nhiều họ có quỹ khuyến học)
  150. 6.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÒNG HỌ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY ◼ Cư trú theo dòng họ vẫn được bảo lưu nhưng đã hạn chế dần, do tình hình đất đai ngày càng bị thu hep và người ta có xu hướng chọn nơi ở thuận tiện hơn cho sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh. ◼ Hợp tác kinh tế cũng có khía cạnh sụt giảm, chỉ hợp tác với những đối tượng tương thích trong họ hàng, không chỉ là cận huyết thống mà còn mở rộng với họ hàng ngoại, kể cả quan hệ thông gia trong các hoạt động kinh tế.
  151. 6.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DÒNG HỌ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY ◼ Khía cạnh văn hóa tín ngưỡng trong hoạt động họ hàng truyền thống vẫn được duy trì, thậm chí có khía cạnh được phát triển hơn: sữa chữa và xây mới nhà thờ họ, xây dựng khu nghĩa trang riêng của dòng họ, tăng cường hoạt động tế lễ và giỗ họ. Công việc hiếu hỉ (tang cưới) vẫn được dòng họ quan tâm, nhưng là trách nhiệm chủ yếu của gia đình. ◼ Nhìn chung, dòng họ vẫn phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp (như bảo tồn những giá trị về thuần phong mỹ tục theo nghĩa gia phong, gia giáo; khuyến học ; mặt khác yếu tố cạnh tranh dòng họ trong việc tham gia bộ máy quyền lực trong làng xã ở một số địa phương đã bộc lộ một số tiêu cực.
  152. Câu hỏi chương VI: ◼ Nêu khái niệm họ tộc, họ hàng và phân chia các loại họ hàng trong xã hội nông thôn? ◼ Theo anh chị, loại quan hệ dòng họ trong lĩnh vực nào hiện nay là nổi bật nhất? Vì sao? ◼ Hãy phân tích về vai trò và tính chất của dòng họ trong đời sống cộng đồng nông thôn?