Bài giảng Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường - Trần Thị Tuyết Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường - Trần Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_xay_dung_va_phat_trien_van_hoa_nha_truong_tran_thi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường - Trần Thị Tuyết Mai
- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TS. Trần Thị Tuyết Mai
- MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ • Kiến thức: Hiểu được khái niệm văn hoá, văn hoá công sở và văn hoá nhà trường; các đặc trưng của văn hoá nhà trường; các biện pháp quản lý, lãnh đạo để xây dựng, phát triển văn hoá nhà trường hiện nay • Kĩ năng: Có kỹ năng thực hiện các bước với các biện pháp cụ thể để xây dựng văn hoá nhà trường. • Thái độ: Tự tin và quyết tâm rèn luyện và xây dựng văn hoá của nhà trường.
- NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 3. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
- 1. KHÁI NIỆM CHUNG o Văn hóa là khái niệm đa nghĩa, với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. o Văn hoá gắn liền với giáo dục, đào tạo con người, một tập thể người để họ có được những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho toàn thể cộng đồng. • Theo UNESCO: Văn hóa (theo nghĩa rộng) là một phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã hội
- VĂN HÓA • Văn hóa (theo nghĩa hẹp) là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực ) của cộng đồng ấy. • Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị ; khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện
- VĂN HÓA CÔNG SỞ • Văn hoá công sở là một loạt hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác trong công sở. • Văn hóa công sở hình thành nên đặc tính riêng của tổ chức, nó phát triển và tạo nên một mối quan hệ khăng khít trong số cán bộ công sở, nó kết nối họ với nhau bằng một sự liên kết và cải thiện mối quan hệ làm việc trong công sở.
- Qui chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước (ban hành kèm theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2007 của thủ tướng chính phủ) + Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở; + Mục đích thực hiện văn hóa công sở; + Các hành vi bị cấm; + Trang phục, lễ phục, giao tiếp ứng xử; + Bài trí công sở
- Khái niệm văn hoá tổ chức • Văn hoá tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác (Greert Hofstede, Cultures & Organisations, 1991). • Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức những người trong một tổ chức tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào tổ chức hay cơ quan nói chung (Nhóm First Origanizational Cultural Unified Search).
- VĂN HÓA TỔ CHỨC • Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. (Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs – 1993).
- TỔ CHỨC TẦM NHÌN CON NGƯỜI CƠ SỞ SỨ MỆNH VÀ VẬT CHẤT MỤC TIÊU CÁC MỐI QUAN HỆ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KẾT TINH (VĂN HÓA) QUAN HỆ VỚI: CÁC TRIẾT - CÔNG VIỆC - BẢN THÂN CÁC LÝ - NGƯỜI KHÁC QUY -TRANG TRÍ VÀ -BÀI TRÍ ĐỊNH -TRANG PHỤC CÁC VÀ -LO GO GIÁ -TRẢI NGHIỆM, TƯƠNG TÁC -KHẨU HIỆU -HÌNH THÀNH THÓI QUEN CHÍNH - TRỊ -XUẤT HIỆN CÁC NHU CẦU SÁCH -HÀNH VI TỰ GIÁC PHONG CÁCH – VĂN HÓA TỔ CHỨC
- VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG • Mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường tạo lập nên. Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm. • Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
- VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG • Văn hóa nhà trường là: Tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung. • Văn hóa nhà trường được biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trường đối với học sinh, đồng nghiệp, các bên liên quan (cấp trên, chính quyền địa phương, cha mẹ HS, các trường bạn ) và các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như quan niệm về chất lượng giáo dục, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục Văn hóa nhà trường còn thể hiện ở sự ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.
- VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG • Khi bước vào một nhà trường, người ta cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường qua hàng loạt các dấu hiệu, biểu hiện dễ thấy hoặc ngầm định khó thấy. • Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục.
- CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG cơ sở vật chất cách sắp xếp, bố trí , CẢNH QUAN trang trí phòng học, SƯ PHẠM phòng chức năng, sân chơi, bãi tập Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội MÔI CÁC MỐI TRƯỜNG QUAN HỆ SP Con người – con người Con người – công việc Con người – môi trường Con người – chính mình 14
- CÁC YẾU TỐ CẦU THÀNH VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Theo Edgar Henry Schein (sinh 1928, giáo sư người Mỹ), văn hóa tổ chức bao gồm nhiều lớp tương ứng với nhiều thành phần của một thể thống nhất: • Lớp bề mặt: những quá trình và cấu trúc hữu hình (cách ăn mặc, bảng hiệu, khẩu hiệu, lễ hội, tập quán, thói quen ) • Lớp tiếp theo: hệ thống giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn, các cam kết, quy định ) • Lớp sâu nhất: những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên và ngầm định).
- Văn hoá nhà trường: Mô hình tảng băng Phần nổi • Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu • Khung cảnh, cách bài trí lớp học • Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng • Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ • Các hoạt động văn hoá, học tập của trường • Phần chìm • Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân • Quyền lực và cách thức ảnh hưởng • Thương hiệu • Các giá trị • Các ngầm định •
- CÁC KIỂU VĂN HÓA TỔ CHỨC/VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG LINH ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỔI MỚI HƯỚNG NỘI HƯỚNG NGOẠI QUI TẮC HƯỚNG VỀ MỤC TIÊU KIỂM SOÁT
- Chuẩn mực Giá trị Niềm tin Các loại Chính thái độ sách Đồng phục Các mối CÁC YẾU quan hệ TỐ CỦA VHNT Biểu tượng Cảm xúc và ước muốn cá nhân Truyền Nghi thức thống V.V và hành vi
- Nhà trường trong bối cảnh xã hội hiện đại • Quốc tế hoá, toàn cầu hoá • Hội nhập và cạnh tranh • Công nghệ, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng • Con người đóng vai trò quyết định (năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên) • Nhà trường phải vun trồng, phát triển văn hoá tích cực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh
- 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG • môi trường học tập tốt HS/SV • môi trường thân thiện CB, • hợp tác, chia sẻ VHNT GIÁO • bầu không khí tin VIÊN cậy • không khí dân chủ • tin tưởng, chia sẻ LÃNH • hỗ trợ điều phối, kiểm soát ĐẠO • hạn chế tiêu cực, xung đột
- 3. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
- Vai trò của hiệu trưởng đối với văn hóa nhà trường Hiệu trưởng có vai trò quyết định/chi phối sự phát triển văn hóa nhà trường - Quan điểm, tư tưởng của hiệu trưởng về giáo dục, về chất lượng giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa nhà trường; - Hiệu trưởng có vai trò quyết định trong việc hình thành các chuẩn mực, niềm tin; - Sự quan tâm, chú ý của Hiệu trưởng đến cái gì sẽ ảnh hưởng chi phối văn hóa nhà trường - Hiệu trưởng xác định, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường; - Phong cách lãnh đạo, thái độ, cử chỉ, hành vi của hiệu trưởng đối với nhân viên dưới quyền có ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường.
- Cách ảnh hưởng của hiệu trưởng, CBQL • Gương mẫu, là tấm gương cho cán bộ giáo viên và học sinh; • Thể hiện thái độ, suy nghĩ của về cảnh quan, cách bài trí, trang phục, các chuẩn mực, giá trị, niềm tin • Quan tâm đến nhu cầu của CB,GV,HS; • Khả năng biết lắng nghe, tăng cường đối thoại; • Phản ứng linh hoạt và nhân văn đối với những biến động; • Đánh giá công tâm, khách quan, đúng người, đúng việc; • Phong cách lãnh đạo, thái độ, cử chỉ, hành vi đối với nhân viên dưới quyền
- Các biện pháp nuôi dưỡng, vun trồng, phát triển văn hoá tích cực, lành mạnh • Nuôi dưỡng • Vun trồng • Phát triển
- 4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ❖ Định hình những giá trị cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường o Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. o Giá trị chính là một vài các nguyên tắc và niềm tin cơ bản và lâu dài, để định hướng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trường bên ngoài thay đổi. o Giá trị hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực hiện công việc của họ. o Giá trị cốt lõi của một nhà trường là cơ sở của văn hóa nhà trường, nó tạo ra bản sắc riêng của nhà trường.
- Giá trị trường học thường bao gồm: • Hệ giá trị trong công việc • Hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ • Hệ giá trị trong việc quản lý môi trường tác động vào nhà trường • Hệ giá trị trong ứng xử với bản thân. Được thể hiện qua: ▪ Thái độ của cán bộ, GV, HS ▪ Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ▪ Các chính sách tạo cơ hội công bằng ▪ Chất lượng dịch vụ.
- Cách xác định những giá trị cốt lõi Câu hỏi cần trả lời khi xác định những giá trị cốt lõi của nhà trường: • Những niềm tin cơ bản mà chúng ta chia sẻ trong nhà trường là gì? • Hành vi, thái độ của các thành viên trong nhà trường sẽ được dựa trên các nguyên tắc nào? • Các tiêu chuẩn đạo đức căn bản của nhà trường là gì? • Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như thế nào? • Vấn đề công bằng và cơ hội tiếp cận? • Những chương trình/hành động củng cố các giá trị này là gì?
- VÍ DỤ • Giá trị cốt lõi của một số trường ở nước ngoài • Giá trị cốt lõi của một số trường ở Việt Nam
- Qui trình thực hiện đổi mới văn hóa nhà trường Qui trình 3 bước của nhóm nghiên cứu FOCUS: • Bước 1: Chuẩn bị • Bước 2: Phân tích văn hóa hiện tại và xác định văn hóa mong muốn • Bước 3: Thực hiện đổi mới văn hóa nhà trường
- • Người lãnh đạo hoặc cùng CBNV nhận dạng những giá trị, truyền thống, mẫu hành vi mà nhà trường sẽ bảo tồn. • Xác định tầm nhìn và kế hoạch chiến lược của nhà trường, trong đó nêu rõ các giá trị mới cần xây dựng, những công việc và biện pháp cần thực hiện để đổi mới Chuẩn bị văn hóa. • Truyền thông cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ, chính xác về lý do, mục đích và kế hoạch của xây dựng, đổi mới văn hóa. • Huấn luyện cho cán bộ cốt cán và cán bộ giáo viên có những hiểu biết về văn hóa nhà trường. Phân tích văn hóa hiện tại và • Phân tích văn hóa hiện tại của nhà trường. xác định văn hóa • Xác định văn hóa mong đợi của nhà trường mong muốn Thực hiện • Xác định công việc cần phải làm đổi mới văn hóa • Thực hiện kế hoạch đổi mới văn hóa nhà trường • Đánh giá sự đổi mới văn hóa