Bài tập môn hệ thống thông tin đất đai - Trần Quốc Bình

pdf 15 trang huongle 3370
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn hệ thống thông tin đất đai - Trần Quốc Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_mon_he_thong_thong_tin_dat_dai_tran_quoc_binh.pdf

Nội dung text: Bài tập môn hệ thống thông tin đất đai - Trần Quốc Bình

  1. BÀI TẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI Giảng viên: PGS. TS. Trần Quốc Bình Thành viên nhóm: 1- Nguyễn Thị Kim Anh 2- Hoàng Quyền Anh 3- Hà Ngọc Ánh 4- Phạm Thùy Dung 5- Đặng Ngọc Duy 6- Bùi Hương Giang 7- Nguyễn Lê Diệu Linh 8- Nguyễn Văn Thái 9- Nguyễn Thị Trà I/ Tìm hiểu và giải thích về mối quan hệ giữa nội dung xây dựng hệ thống thông tin đất đai ( nội dung số 9) với 14 nội dung còn lại của quản lý nhà nước về đất đai theo quy định trong Điều 22 của Luật đất đai: Điều 22 của Luật Đất Đai quy định:
  2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. => Xây dựng hệ thống thông tin đất đai (nội dung 9) là một nhiệm vụ riêng biệt nhưng có tương tác chặt chẽ với 14 nhiệm vụ còn lại của quản lý nhà nước về đất đai. Mối quan hệ giữa nội dung 9 với 14 nội dung còn lại trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Khái quát nội dung 9: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Là xây dựng một hệ thống quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai ứng dụng công nghệ. Nguồn: www.ekgis.com.vn Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 1:
  3. Nội dung 1: Ban hành văn bản Nội dung 9: Xây dựng hệ quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thống thông tin đất đai. thực hiện văn bản đó. - Nội dung 1 tương tác đến nội dung 9: Nội dung 1 là nội dung quan trọng nhất, quyết định các nội dung khác. Pháp luật quy định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản thi hành luật về quản lý và sử dụng đất đai. => Căn cứ vào các văn bản đó để thu thập, cập nhật, lưu trữ, xử lý các dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất, hệ quy chiếu thống nhất và các quy trình, thủ tục để xây dựng nên hệ thống thông tin về đất đai của một vùng hay lãnh thổ. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 1: Các thông tin đất đai trong hệ thống thông tin đất đai cũng có tác động trực tiếp giúp cho việc hoạch định, áp dụng và thi hành các chính sách đất đai được nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với từng địa phương. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 2: Nội dung 2: Xác định địa giới hành chính, lập và quản Nội dung 9: Xây dựng hệ lý hồ sơ địa giới hành chính, thống thông tin đất đai. lập bản đồ hành chính. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 2: + Hệ thống thông tin đất đai có vai trò tạo một cơ sở dữ liệu nền địa lý đầy đủ và thống nhất (cho 1 vùng hay lãnh thổ) để thể hiện các thông tin có liên quan đến không gian. => Căn cứ vào các thông tin đó sẽ xác định được địa giới hành chính các cấp, thành lập được hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính. + Hệ thống thông tin đất đai giúp quản lý thống nhất các dữ liệu hồ sơ địa giới hành chính và cung cấp các thông tin này cho các địa phương; giúp người sử dụng có thể dễ dàng lấy được thông tin hồ sơ địa giới hành chính bằng việc áp dụng công nghệ. - Nội dung 2 tương tác đến nội dung 9: Từ việc xác định và lập được hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính ta có thể thu thập, lưu trữ, phân tích các dữ liệu hồ sơ địa giới hành chính cho hệ thống thông tin đất đai. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 3:
  4. Nội dung 3: Khảo sát , đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ Nội dung 9: Xây dựng hệ hiện trạng sử dụng đất và bản thống thông tin đất đai đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 3: + Hệ thống thông tin đất đai có vai trò là công cụ để quản lý thống nhất các dữ liệu hồ sơ địa chính, các thông tin về tài nguyên đất; quản lý việc sử dụng đất đai đến từng thửa đất của từng hộ gia đình, từng đơn vị người sử dụng đất + Hệ thống thông tin đất đai cung cấp các thông tin về bản đồ địa chính, tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất cho từng địa phương để thực hiện nội dung 3. - Nội dung 3 tương tác đến nội dung 9: Bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất cũng cung cấp các thông tin quan trọng để xây dựng hệ thống thông tin đất đai. gLIS - Phần mềm hệ thống thông tin đất đai (TMV.LIS) - Phân tách, hợp, chỉnh lý hình thể thửa đất. - Tạo, biên tập sơ đồ, bản vẽ, trích lục thửa đất. - Kết xuất, in sơ đồ, bản vẽ, trích lục thửa đất. - Biên tập bản đồ địa chính. - Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nguồn: ekgis.com.vn Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 4:
  5. Nội dung 4: Quản lý quy Nội dung 9: Xây dựng hệ hoạch, kế hoạch sử dụng đất. thống thông tin đất đai. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 4: Hệ thống thông tin đất đai là công cụ trực tiếp phục vụ cho việc hoạch định các chính sách đất đai, cho các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai cho các mục tiêu quy hoạch và phát triển kinh tế dựa trên các thông tin về đất đai. Ngoài ra, hệ thống thông tin đất đai còn cung cấp các lớp thông tin nền cơ bản cho công tác quy hoạch quản lý đô thị và nông thôn. Nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa tăng cao, kéo theo tốc độ đô thị hoá diễn ra không ngừng cùng với mật độ dân số tập trung dày đặc và áp lực về cơ sở hạ tầng không ngừng gia tăng, việc phân bố và sử dụng đất như thế nào cho có hiệu quả là đòi hỏi cấp thiết đặt ra nhằm đảm bảo cho sự phát triển. Để có thể lập, triển khai và quản lý các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không thể thiếu những thông tin về đặc tính của đất, hiện trạng sử dụng đất, các quyền trên đất và về giá trị đất đai. - Nội dung 4 tương tác nội dung 9: Nội dung 4 là nội dung trọng tâm trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để thực hiện các nội dung khác. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thống nhất, phù hợp, ổn định là căn cứ để xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ, chính xác. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 5, nội dung 6: Nội dung 5: Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nội dung 9: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Nội dung 6: Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 5 và 6: Hệ thống thông tin đất đai là công cụ hữu hiệu quản lý việc sử dụng đất đai đến từng thửa đất, từng hộ gia đình, từng đơn vị người sử dụng đất; quản lý quá trình chuyển đổi của đất đai bao hàm cả người (đơn vị), mục đích sử dụng và kiểm tra, theo dõi tính hợp pháp, hợp lý trong quá trình sử dụng đất và quản lý việc hỗ trợ, tái định cư sau khi thu hồi đất. Hệ thống thông tin đất đai cung cấp các thông tin đất đai như vị trí, diện tích, hạng đất, người sử dụng, mục đích sử dụng, giá đất để từ đó thực hiện nội dung 5 và 6. - Nội dung 5 và 6 tương tác đến nội dung 9: Nội dung 5 và 6 được thực hiện tốt thì sẽ cung cấp những thông tin chính xác, phục vụ hữu hiệu cho nội dung 9.
  6. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 7: Nội dung 7: Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ Nội dung 9: Xây dựng hệ địa chính, cấp Giấy chứng thống thông tin đất đai. nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 7: Hệ thống thông tin đất đai cung cấp đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế, pháp lý của từng thửa đất cùng với bất động sản gắn liền với đất và thông tin về người sử dụng đất để đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Hệ thống thông tin đất đai tiến hành xử lý các thông tin: + Xử lý thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất + Xử lý thông tin chủ sử dụng/sở hữu + Xử lý thông tin pháp lý/quy hoạch - Nội dung 7 tương tác với nội dung 9: Nội dung 7 là cơ sở để thiết lập thông tin về thửa đất, hồ sơ thửa đất và người sử dụng/ sở hữu đất đai để thực hiện nội dung 9. gLIS Quản lý hồ sơ địa chính Hình ảnh: Hình ảnh quét Giấy chứng nhận Nguồn: ekgis.com.vn Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 8:
  7. Nội dung 8: Thống kê, kiểm kê Nội dung 9: Xây dựng hệ đất đai. thống thông tin đất đai. - Nội dung 9 tương tác với nội dung 8: Hệ thống thông tin đất đai cung cấp đầy đủ các thông tin về đất đai như diện tích, loại đất, hạng đất, mục đích sử dụng, người (đơn vị) sử dụng đất, số thửa để từ đó tiến hành thống kê, kiểm kê: + Diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất theo đơn vị hành chính; + Số lượng người sử dụng đất; + Về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng; + Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất; + Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng; + Diện tích đất theo mục đích được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện; + Diện tích đất đai có sử dụng kết hợp với mục đích khác; + - Nội dung 8 tương tác đến nội dung 9: Việc thống kê, kiểm kê đất đai giúp hệ thống lại các thông tin đất đai một cách thống nhất, chi tiết trở thành cơ sở thông tin để xây dựng hệ thống thông tin đất đai. gLIS quản lý thống kê, kiểm kê đất đai Hình ảnh: Biểu kiểm kể diện tích đất nông nghiệp Nguồn :ekgis.com.vn
  8. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 10: Nội dung 9: Xây dựng hệ Nội dung 10: Quản lý tài thống thông tin đất đai. chính về đất đai và giá đất. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 10: + Hệ thống thông tin đất đai cung cấp các thông tin về đất đai phục vụ cho việc quản lý tài chính. Thiết lập nên một nền tảng hiệu quả và công bằng cho việc xác định và thu các loại thuế liên quan đến đất đai - là một trong những nguồn thu quan trọng và chủ yếu cho ngân sách nhà nước ( thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất ); tiền thuê đất; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Nhà nước khó có thể thu thuế và các loại phí sử dụng đất nếu không xác định được giá trị của đất đai, hay cụ thể hơn là nếu không xác định rõ chủ sở hữu/sử dụng đất (đối tượng nộp thuế) và mục đích sử dụng đất để tính toán khả năng sinh lợi mà đất đai mang lại. + Hệ thống thông tin đất đai cung cấp các thông tin để làm căn cứ quy định khung giá các loại đất phù hợp với từng thửa đất, từng địa phương; cung cấp thông tin cho thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. - Nội dung 10 tương tác đến nội dung 9: Giải quyết ổn định vấn đề tài chính đất đai, bất động sản và nền kinh tế thị trường là chỗ dựa vững chắc để thực hiện nội dung 9. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 11, nội dung 12: Nội dung 11: Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nội dung 9: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Nội dung 12: Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 11 và 12: + Hệ thống thông tin đất đai cung cấp các thông tin về đất đai một cách cụ thể, rõ ràng như ranh giới, phạm vi thửa đất; diện tích; số lượng; chủ sở hữu/sử dụng đất; mục đích sử dụng => Căn cứ vào đó để các cơ quan có thẩm quyền đề ra các quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng đối tượng sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; tổ chức trong nước; cơ sở tôn giáo; tổ chức và cá nhân người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài) đồng thời quản lý, giám sát, đánh giá xem có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai hay không để tiến hành xử lý. + Không những thế, qua hệ thống thông tin đất đai, con người cũng sẽ nhận biết được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai để thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. - Nội dung 11 và 12 tương tác đến nội dung 9: Nội dung 11 và 12 góp một phần không nhỏ trong việc giữ ổn định trật tự xã hội và hệ thống thông tin đất đai.
  9. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 13: Nội dung 9: Xây dựng hệ Nội dung 13: Phổ biến, giáo dục thống thông tin đất đai. pháp luật về đất đai. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 13: Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng nhằm: + Nâng cao khả năng trao đổi và tích hợp thông tin trong nội bộ các đơn vị theo ngành; + Nâng cao khả năng cung cấp thông tin chính xác, hệ thống và tổng hợp cho lãnh đạo; + Đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai của người dân và doanh nghiệp thông qua Internet, nâng cao dân trí. - Nội dung 13 tương tác đến nội dung 9: Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai là cách làm đúng đắn để dẫn đến việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, thống nhất. Con người đều có kiến thức về đất đai, pháp luật đất đai thì sẽ biết cách sử dụng, quản lý và xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả nhất có thể. Mô hình hoạt động của hệ thống thông tin đất đai: cung cấp thông tin đất đai đến người sử dụng (từ các cấp, tổ chức lãnh đạo cho đến người dân) Nguồn: www.vietsoftware.com Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 14:
  10. Nội dung 14: Giải quyết tranh Nội dung 9: Xây dựng hệ chấp về đất đai; giải quyết khiếu thống thông tin đất đai. nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 14: Với những thông tin đã được xác lập và lưu trữ chính xác, cụ thể về đất đai và phạm vi ranh giới của quyền sử dụng và quyền sở hữu đối với đất đai, hệ thống thông tin đất đai cung cấp cơ sở pháp lý đáng tin cậy để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Nhưng tác dụng lớn hơn là nó góp phần ngăn chặn ngay từ đầu những tranh chấp hay tư tưởng tranh chấp có thể nảy sinh vì thông qua hệ thống thông tin đất đai, các chủ thể đều nhận thức được chủ quyền của mình, phạm vi và giới hạn của nó và khai thác, sử dụng đất đai trong sự tôn trọng chủ quyền của người khác, từ đó, đảm bảo sự ổn định của xã hội. - Nội dung 14 tương tác đến nội dung 9: Nội dung 14 được thực hiện triệt để thì việc quản lý và sử dụng đất đai của con người sẽ bình đẳng, thống nhất kéo theo một hệ thống thông tin đất đai ổn định, rõ ràng được xây dựng. Quan hệ giữa nội dung 9 và nội dung 15: Nội dung 9: Xây dựng hệ Nội dung 15: Quản lý hoạt thống thông tin đất đai. động dịch vụ về đất đai. - Nội dung 9 tương tác đến nội dung 15: Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất đai như: + Tư vấn về giá đất; + Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; + Dịch vụ về thông tin đất đai; + Như vậy, dữ liệu thông tin mà hệ thống thông tin đất đai cung cấp như các thông tin về địa lý, về đặc điểm hình học của đất đai, về quyền sở hữu/sử dụng đất có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện và quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai. - Nội dung 15 tương tác đến nội dung 9: Quản lý tốt các hoạt động dịch vụ và các tổ chức thực hiện dịch vụ về đất đai thì việc sử dụng và quản lý đất đai sẽ bình ổn, thống nhất và phát triển một cách tốt nhất. Từ đó xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai vững chắc.  Tóm lại: Mối quan hệ giữa nội dung 9 và 14 nội dung còn lại trong nội dung quản lý nhà nước là mối quan hệ hai chiều, có sự tương tác, hỗ trợ, liên hệ với nhau. Đặc biệt, ta nhận thấy rằng sự tương tác, ảnh hưởng của nội dung 9 đến các nội dung còn lại khá rõ ràng.
  11. II/ Đề xuất thêm những CSDL thành phần khác cho CSDL đất đai tại mục h, khoản 2, điều 121 của Luật đất đai và giải thích lí do: Điều 121 của Luật đất đai: Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia 1. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước. 2. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia gồm các thành phần: a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; b) Cơ sở dữ liệu địa chính; c) Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; d) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đ) Cơ sở dữ liệu giá đất; e) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; g) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Đề xuất thêm những CSDL thành phần khác cho CSDL đất đai: CSDL về biến động sử dụng đất: Là CSDL chứa đựng các thông tin về biến động sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các giai đoạn, thời kỳ; giữa các thửa đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Đất đai là lĩnh vực thường xuyên có biến động, nếu sự biến động liên tiếp xảy ra mà con người không làm chủ được thì sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến giá đất, giá trị đất dẫn đến tranh chấp, khiếu nại và nhiều vấn đề tiêu cực khác. Vì vậy trong hệ thống thông tin đất đai cần có CSDL về biến động sử dụng đất để quản lý vấn đề sử dụng đất của con người thống nhất và hiệu quả hơn. Danh sách biến động – Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh Nguồn: ekgis.com
  12. CSDL về tài sản, cơ sở hạ tầng gắn liền với đất: Là CSDL về các phần tài sản, cơ sở hạ tầng gắn liền với đất. Đất đai và tài sản gắn liền với đất gọi là bất động sản – đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Nhiều trường hợp, tài sản gắn liền với đất làm tăng giá trị của thửa đất lên rất nhiều. Hệ thống thông tin đất đai chứa đựng CSDL về tài sản gắn liền với đất sẽ góp phần ổn định tài chính và giá đất. CSDL về thu hồi và bồi thường, hỗ trợ, táo định cư sau khi thu hồi đất: Là CSDL về việc thực hiện các hoạt động thu hồi và bồi thường sau khi thu hồi đất của người sử dụng/ sở hữu đất mà có thể dẫn đến nhiều sự tác động như: thay đổi người sử dụng/ sở hữu đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tính pháp lý của thửa đất, mục đích sử dụng đất; phát sinh thêm nhiều yếu tố khác liên quan khác Do đó, hệ thống thông tin đất đai cần lưu trữ và phân tích, xử lý các thông tin về thu hồi và tính ra mức bồi thường, đền bù, tái định cư sau khi thu hồi đất. CSDL các hoạt động dịch vụ về đất đai: Là CSDL chứa đựng thông tin về các hoạt động dịch vụ liên quan đến đất đai. Các hoạt động dịch vụ thực hiện các giao dịch, hoạt động trên đất đai để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và quản lý đất đai như: giá đất; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đo đạc và bản đồ địa chính; thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai cần lưu trữ và xử lý các thông tin về các hoạt động dịch vụ đất đai để quản lý việc sử dụng đất hiệu quả. CSDL về định giá tính thuế: Là CSDL về việc tính mức thuế - nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất dựa trên các CSDL khác như giá đất, mục đích sử dụng đất tùy thuộc vào từng đối tượng và từng điều kiện cụ thể. Hệ thống thông tin đất đai sẽ sử dụng những CSDL có sẵn để tiến hành xử lý CSDL về định giá tính thuế, như vậy sẽ mang lại độ chính xác cao, đảm bảo cho ngân sách nhà nước và quyền lợi của người sử dụng đất. CSDL về ô nhiễm môi trường đất: Là CSDL về mức độ ô nhiễm của môi trường đất ở từng địa phương, từng thửa đất cụ thể. Từ CSDL này, hệ thống thông tin đất đai sẽ phân tích, xử lý thông tin để lập các quy hoạch, kế hoạch với những mục đích sử dụng đất phù hợp với từng khu vực.
  13. III/ Tìm hiểu trên báo chí và mạng internet và đưa ra đánh giá về tình hình thực hiện các dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam hiện nay: Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên việc ứng dụng công nghệ điện tử vào các hoạt động trong đời sống, sản xuất của xã hội là cấp thiết. Lĩnh vực đất đai không phải là trường hợp ngoại lệ, đây là lĩnh vực có nhiều biến động và có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia. Việc thực hiện các dịch vụ công điện tử sẽ góp phần thúc đẩy lĩnh vực đất đai của nước ta ổn định bền vững và phát triển kịp thời với tốc độ hiện đại hóa đất nước. Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai là các dịch vụ, giao dịch về lĩnh vực đất đai (tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai ) do nhà nước quản lý, phục vụ cho cộng đồng được thực hiện dưới dạng số, điện tử thông qua phương tiện công nghệ thông tin mà không cần phải di chuyển. Dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai nhằm mục đích thay thế và hiện đại hóa các phương thức quản lý thông tin và tạo dựng môi trường làm việc điện tử hóa, phục vụ người dân tốt hơn, giúp cơ quan xử lý thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn, đặc biệt là công khai và minh bạch hơn. Thủ tục, giao dịch điện tử nhanh chóng, đơn giản và chính xác hơn. Nguồn:
  14. Hiện nay ở nước ta, dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai chưa được phổ biến và đang ở giai đoạn bước đầu tiếp cận với việc chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Một số chính sách, hoạt động cụ thể như sau:  Thành lập các website hoạt động dịch vụ công điện tử về đất đai như: - Một số sàn giao dịch bất động sản điện tử: novaland, sunland, đất xanh, becamex, nam tiến Một số trang web về mua bán bất động sản: muabannhadat.com; muaban.net; nhadat.cafeland.vn Các cổng thông tin điện tử của các Phòng tài nguyên môi trường, Sở tài nguyên môi trường của các tỉnh thành, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. => Nhưng các địa chỉ này mới chỉ dừng lại ở mức độ hoạt động nhỏ, đơn giản chứ chưa phát huy hết ưu điểm của hình thức dịch vụ công điện tử. Mới chỉ tư vấn, hỗ trợ, cung cấp cho khách hàng về thông tin đất đai trực tuyến chứ chưa có hệ thống đăng ký, giao dịch đất đai trực tuyến. - Hệ thống “Một cửa điện tử” (VD: phần mềm Bkav egate, E-Go ) phổ biến ở các tỉnh miền Nam, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tin học hóa các giao dịch giữa tổ chức, công dân với cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống cho phép thực hiện dịch vụ đăng ký và theo dõi cấp giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trực tuyến, đặc biệt là lĩnh vực đất đai đối với các tổ chức, cá nhân. => Tuy nhiên, dịch vụ công điện tử này mới chỉ dừng ở mức cho phép người sử dụng tải mẫu đơn đăng ký; nộp và theo dõi hồ sơ trực tuyến.  Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức một khóa tập huấn (là một nội dung trong Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (gọi tắt là Dự án VLAP) thực hiện từ năm 2008 đến năm 2013 tại 9 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long ) cho các cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường của 18 tỉnh, thành khu vực phía Bắc vào ngày 16/10, tại Thái Bình. Dự án do Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Newzealand tài trợ nhằm mục đích cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai tại Việt Nam. Khóa tập huấn nhằm hướng dẫn các cán bộ địa phương quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, từ đó áp dụng vào triển khai trên thực tế từng đơn vị theo hướng hiện đại, công khai và minh bạch; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai và mục tiêu lâu dài đến năm 2020, đưa Việt Nam cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Mục tiêu đến hết năm 2013 - năm cuối cùng của dự án, VLAP sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm dữ liệu cấp trung ương như một “ngân hàng dữ liệu” cung cấp cho mọi ngành, mọi đối tượng các thông tin về đất đai. Bên cạnh đó, trang bị đầy đủ thiết bị đo đạc số như toàn đạc điện tử, thiết bị GPS – RTK, DGPS cho các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cài đặt và đào tạo sử dụng phần mềm điện tử VILIS thống nhất giữa 9 tỉnh, thành phố.
  15.  Theo website batdongsan.vietnamnet.vn, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020. Điểm nhấn đáng chú ý là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đến năm 2020 phải hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử. Như vậy, Việt Nam đã và đang nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai, đã bắt đầu có những chính sách, chiến lược thực hiện. Tuy vậy ở nước ta có 1 số hạn chế nhất định mà chúng ta cần khắc phục để phát triển dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai mạnh hơn và phổ biến hơn nữa: - Chưa thể áp dụng triệt để được dịch vụ công điện tử tại các vùng quê vì hầu hết người dân ở những vùng nông thôn trình độ dân trí còn kém, khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin chưa cao nên chưa thể tiếp nhận ngay được các hoạt động dịch vụ công về đất đai qua internet. - Số lượng nguồn thông tin trên mạng quá nhiều, tràn lan và đôi khi không có tính xác thực, không chính xác khiến người dân khó chọn lọc thông tin, hoang mang, hiểu sai thông tin Tóm lại: Để hòa nhập vào tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi các giao dịch, dịch vụ trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch, dịch vụ công điện tử. Các khó khăn cũng đang được khắc phục triệt để để phổ biến hình thức dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai đến toàn bộ người dân trên cả nước. Trong tương lai không xa, dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai sẽ trở nên phổ biến trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. IV/ Tài liệu tham khảo:  Giáo trình Hệ thống thông tin đất đai.  Một số website: - Các website về Luật đất đai: www.chinhphu.vn www.kienthucluat.vn - Website giới thiệu về hệ thống thông tin đất đai: www.vietsoftware.com - Website Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam: www.monre.gov.vn - Website Trung tâm viễn thám quốc gia: rsc.gov.vn - Một số bài báo trên các website: www. batdongsan.vietnamnet.vn dantri.com.vn và một số bài báo khác