Báo cáo Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_hien_trang_bat_binh_dang_gioi_trong_cong_dong_nguoi.pdf
Nội dung text: Báo cáo Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số
- Báo Cáo Hiện trạng Bất Bình Đẳng Giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Hong Anh Vu Syracuse University [29/09/2010]
- Danh mục các chữ và cụm từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BHYT Bảo hiểm y tế CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DTTS Dân tộc thiểu số DCCS Dân chủ cơ sở HĐND Hội đồng nhân dân HPN Hội phụ nữ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KTXH Kinh tế xã hội LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội LBĐG Luật bình đẳng giới LPCBLGĐ Luật phòng chống bạo lực gia đình NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OGB Oxfam Anh OHK Oxfam Hongkong PNN Phi nông nghiệp PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội SKSS Sức khỏe sinh sản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc NHTG Ngân hàng Thế Giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo 2
- MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU 4 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1 Một số thuật ngữ 5 2.2 Khung Phân Tích 6 2.3 Câu hỏi nghiên cứu 8 2.4 Công cụ thu thập số liệu 8 2.5 Một số hạn chế của nghiên cứu 9 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 9 3.1 Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai 9 3.2 Huyện An Phú, Tỉnh An Giang 10 3.3 Thay đổi môi trường sống và sinh kế 12 3.3.1 Người J’rai ở Đức Cơ 12 3.3.2 Người Chăm 12 4. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DTTS 13 4.1 Phân công lao động giới 13 4.2 Đóng góp kinh tế của nam và nữ 15 4.3 Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực 16 4.4 “Đàn ông họ biết nhiều hơn mình” 19 5. BẤT BÌNH ĐẲNG THEO LĨNH VỰC 20 5.1 Giáo dục 20 5.2 Y tế 24 5.3 Lao động việc làm 27 5.4 Cơ sở hạ tầng 30 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC 31 6.1 “Tiếng nói” và “sự tham gia” của phụ nữ dtts 31 6.2 “Tiếng nói” là “tiếng Việt” 31 6.3 Tôn giáo và vị thế người phụ nữ 34 6.4 Hội nhập – Cơ hội và rủi ro đối với nam và nữ giới DTTS 36 6.5 Cán bộ nữ dtts trong công tác quản lý 37 7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38 7.1 Những kết luận chung 38 7.2 Khuyến nghị chính sách 40 7.2.1 Nhu cầu thực tế 40 7.2.2 Nhu cầu chiến lược 41 7.2.3 Phương pháp tiếp cận 42 7.2.4 Thông tin truyền thông 42 7.3 Khuyến nghị nghiên cứu 43 3
- 1. GIỚI THIỆU Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam được coi là một trong những thành công nhất với mức tăng trưởng đều đặn. Tuy vậy nhiều báo cáo phát triển gần đây cũng thừa nhận khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa miền núi và miền xuôi và giữa nông thôn và đô thị. Khoảng cách giàu nghèo cũng đang tăng giữa các vùng. Những vùng sâu vùng xa và vùng tập trung nhiều nhóm dtts như vùng núi phía Bắc, vùng biển Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tỷ lệ nghèo đói trong các nhóm dtts còn rất cao. Trong khi số người nghèo trên cả nước là 30% tổng dân số thì 3 vùng này đã chiếm tới 57%. Sự tụt hậu của các vùng này cũng được thể hiện ở mức giảm nghèo chậm hơn trong các các dtts, từ 86% xuống 61% so với người Kinh và người Hoa là 54% và 14% trong giai đoạn 1993-2004 (Swinkels & Turk 2006). Trong khi mức sống của người Kinh và người Hoa là cao nhất so với mức tăng tương đối của người Khmer và người Chăm thì dường như tăng trưởng kinh tế không cải thiện gì nhiều cho các nhóm dtts ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Baulch, Pham and Reilly 2007). Khoảng cách PTKTXH giữa người Kinh và người dtts đang ngày càng tăng trong hầu hết các lĩnh vực, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, và lao động việc làm. Như vậy có nghĩa người Kinh và người Hoa vẫn là đối tượng hưởng lợi chính của các chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Phân tích xã hội quốc gia do Ngân Hàng Thế Giới thực hiện năm 2006 cho thấy những nhóm dtts tập trung tại miền núi phía bắc và Tây Nguyên thường nghèo hơn bởi so với người Kinh, do họ có ít tài sản đất đai hơn, trình độ học vấn kém hơn, việc đi lại khó khăn hơn, và khả năng tiếp cận thị trường cũng kém hơn (NHTG 2009). Các báo cáo cũng dự báo khả năng tăng tỷ lệ nghèo ở các vùng dtts trong những năm tới. Bình đẳng giới, cụ thể là bình đẳng trong cơ hội và trong việc đảm bảo tiếng nói đối với nam và nữ được xem như một điều kiện tiên quyết để hướng tới tăng trưởng công bằng và bền vững. Vậy, nếu các nhóm dtts ở vùng sâu vùng xa là thiệt thòi nhất, những biến động KTXH trong những năm qua có ảnh hưởng như thế nào tới nam và nữ giới dtts.1 Hiện trạng bất bình đẳng giới ở các nhóm dtts là thế nào và hiện trạng này có mối quan hệ như thế nào đến đói nghèo? Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dtts, báo cáo đánh giá thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở vùng sâu vùng xa, vùng dtts này nhằm đưa ra một số khuyến nghị hướng tới việc xây dựng một chính sách “đặc thù” tăng cường bình đẳng giới và tăng tính hiệu quả của các chính sách và chương trình MTQG xóa đói giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của đồng bào vùng sâu vùng xa và vùng dtts. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ tương tác giữa những chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, những thiết chế văn hóa truyền thống và xu thế của quá trình hội nhập đối với vai trò, vị trí và tiếng nói của nam giới và nữ giới. Báo cáo này dựa trên nghiên cứu thực địa với hai dân tộc J’rai ở Gia Lai và người Chăm ở An Giang. Tuy nhiên, để tăng tính đại diện, phân tích của báo cáo dựa nhiều số liệu từ các nguồn sẵn có 1 IFAD, 2007 4
- 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Một số thuật ngữ Giới: không phải là một từ đồng nghĩa của “phụ nữ,” mà giới là một khái niệm chỉ sự khác biệt trong phân công lao động, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa nam giới và nữ giới trong xã hội. Quan niệm về giới có thể khác nhau tùy theo từng nền văn hóa có những phong tục tập quán riêng và có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Bình đẳng giới: Luật Bình Đẳng Giới ra đời năm 2006 định nghĩa bình đẳng giới “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Vai trò và vị trí ngang nhau không có nghĩa là nam và nữ phải có những trách nhiệm giống nhau trong xã hội. Trái lại, định nghĩa này nhấn mạnh việc thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt trong vai trò và trách nhiệm của nam và nữ giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bình đẳng giới cũng có nghĩa nam và nữ hưởng quyền lợi như nhau, thừa hưởng những cơ hội và điều kiện để tiếp cận nguồn lực một cách bình đẳng và tận hưởng những thành quả của phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế. Thể hiện cao nhất của bình đẳng giới là qua việc đánh giá ngang nhau tiếng nói của nam giới và nữ giới trong những quyết định của gia đình và xã hội. Bất bình đẳng giới: Dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới trên, bất bình đẳng giới có thể hiểu là sự bất bình đẳng trong so sánh tương quan về vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới. Giá trị gắn cho vai trò của giới nam hoặc giới nữ được xã hội thừa nhận chính là cơ sở quyết định khả năng tiếp cận tài sản và nguồn lực của gia đình và xã hội, cũng như tiếng nói khác nhau của nam và nữ. Ví dụ về tư tưởng của Khổng Giáo dưới đây cho thấy vai trò của các thể chế trong việc duy trì những bất bình đẳng đối với phụ nữ. Hộp 1: Khổng Giáo và bất bình đẳng đối với phụ nữ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam bị hạn chế bởi nhiều quy định khắt khe của Đạo Khổng. Khổng Giáo quy định người đàn ông có vai trò trụ cột gia đình, có trách nhiệm chu cấp cho gia đình, và phụ trách mọi giao thiệp ngoài xã hội, trong khi người đàn bà quản lý phần bên trong gia đình. Một nhà sử học mô tả mối quan hệ “trong và ngoài” của nam và nữ trong xã hội Việt Nam như sau: “Đàn bà được liên kết với bề trong, cái lõi của một gia đình; đàn ông đại diện cho bề ngoài, cho bộ mặt công chúng và nghi lễ. Trong khi chỗ của đàn bà là ở trong bếp và trách nhiệm của họ tập trung vào sức khỏe vật chất của một gia đình, vị trí của người đàn ông là ở gian nhà phía trước nơi đón khách khứa và thờ cúng tổ tiên. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, chỗ của người đàn ông bao gồm cả nhà cộng đồng, nơi diễn ra cuộc sống công chúng của cộng đồng, cũng là nơi mà đàn bà không được lui tới” (Huế-Tâm Hô Tài 2001: 169). Sự chia sẻ trách nhiệm theo không gian “trong ngoài” có vẻ chỉ mang tính thực tế này thực ra thể hiện những quan niệm sâu sắc hơn về vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ trong xã hội. Dưới thời phong kiến phụ nữ Việt Nam còn phải phục tùng nhiều quy định khắt khe của Khổng Giáo, hạn chế sự tham gia của họ vào những hoạt động xã hội, như luật “tam tòng” về “ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.” Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi chế độ phong kiến lâu nay, quan niệm nặng nề của Khổng Giáo về không gian nam nữ, đặc biệt tư tưởng trọng nam khinh nữ, sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn tiếp tục được duy trì. Trong nền kinh tế thị trường, quan niệm này vẫn ảnh hưởng tới cách suy nghĩ trong nhiều gia đình và cộng đồng, thậm chí cả nơi công sở. Vậy mà giá trị và tư tưởng của Khổng Giáo không những không lỗi thời mà còn tiếp tục được duy trì qua nhiều thế hệ. Bất bình đẳng 5
- giới trong Khổng Giáo tiếp tục được thừa nhận. 2.2 Khung Phân Tích Thừa nhận vai trò của thể chế đối với mọi mối quan hệ trong xã hội, khung phân tích này sẽ xem xét vai trò, vị trí và tiếng nói của phụ nữ và nam giới trong xã hội qua phân tích thể chế. Thể chế: Theo Douglas North, thể chế có thể được xem như “những hạn định do con người đưa ra để quy định giao thiệp của con người. Chúng bao gồm những hạn định chính thức (luật lệ, luật, hiến pháp), những hạn định không chính thức (như sự thừa nhận về hành vi, công ước và những quy định về hành vi tự đưa ra), và cách thực hiện chúng” (North 1990: 360).2 Như vậy, thể chế không phải là tổ chức mà là những luật lệ quy định hành vi của tổ chức. Trên thực tế, các thể chế trong xã hội rất đa dạng, tồn tại trên nhiều hình thức và có khả năng chi phối và tác động tích cực hoặc tiêu cực đến những đối tượng khác nhau trong xã hội. Tuy vậy, một vài đặc điểm của thể chế cần được lưu ý là tính quyền lực và tính thay đổi. Ở mức độ khác nhau, thể chế có thể bảo vệ lợi ích của một người hay nhóm người trong khi bỏ qua lợi ích của những nhóm người khác. Tuy vậy, thể chế luôn thay đổi như Mehta và các đồng tác giả đã nhận xét; “Xem xét trong một môi trường không ổn định, thể chế không chỉ nên được coi như quy định của trò chơi hoặc những tổ chức cứng nhắc mà nên được xem xét như địa điểm cho những giao thiệp, thỏa thuận, và sự thi đua trong xã hội bao gồm những người chơi khác nhau với những mục đích khác nhau” (2000: 35). Khung phân tích này tập trung vào hai nhóm thể chế phổ biến nhất, đó là thể chế chính thức và thể chế phi chính thức. Thể chế chính thức liên quan đến những quy định được luật pháp của nhà nước bảo vệ (luật pháp, chính sách, hiến pháp, v.v). Thể chế chính thức có sức ảnh hưởng sâu rộng vì thường được áp dụng theo không gian hành chính (quốc gia, quốc tế, vùng). Khác với thể chế chính thức, thể chế phi chính thức bao gồm những quy định và chuẩn mực xã hội được thừa nhận và tuân thủ trong một phạm vi xã hội và văn hóa trên một vùng địa lý hẹp hơn. Ví dụ, luật tục về đất đai của người Ede chỉ được hiểu và áp dụng trong cộng đồng người Ede. Bảng 1: So sánh thể chế chính thức và phi chính thức Thể chế phi chính thức Thể chế chính thức Tổ chức xã hội truyền thống Luật bình đẳng giới Phong tục tập quán Luật hôn nhân gia đình Tôn giáo, đức tin Luật phòng chống bạo lực gia đình Luật tục về cưới hỏi, gia đình và thừa kế Luật đất đai Các chính sách, chương trình mục tiêu 2 The humanly devised constraints that structure human interaction. They are made up of formal constraints (eg. Rules, laws, constitutions), informal constraints (eg. Norms of behavior, conventions, self-imposed codes of conduct), and their enforcement characteristics (North 1990: 360). 6
- Luật tục về sở hữu đất đai quốc gia XĐGN, và phát triển kinh tế xã hội cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Gia đình Chi bộ đảng, chính quyền xã, quân đội, Dòng họ mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội nông dân, và Trưởng tộc hội cựu chiến binh Già làng Bảng trên thể hiện một số thể chế phi chính thức và chính thức. Qua những hoạt động kinh tế như sử dụng, quản lý và phân phối các nguồn tài nguyên ở địa phương, những thể chế này cũng có nhiều ảnh hưởng đối với vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ trong xã hội. Những giá trị quyết định đối với vai trò giới có thể được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác qua việc dạy dỗ trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng những giá trị này cũng có thể thay đổi qua tác động của các chính sách phát triển. Sự giao thoa giữa thể chế thuộc phạm vi của hai lĩnh vực chính thức và phi chính thức có thể làm tăng hoặc giảm vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới ở những độ tuổi khác nhau, thuộc những tầng lớp và dân tộc khác nhau trong xã hội. Khung phân tích bình đẳng giới dựa vào thể chế này không những quan tâm đến vai trò của các thể chế phi chính thức (truyền thống) đối với vị trí, vai trò và tiếng nói của nam giới và nữ giới, mà còn lưu ý đến những thay đổi trong thể chế chính thức (luật pháp nhà nước, các chính sách phát triển) đối với vấn đề giới. Mặc dù vai trò giới (của vợ, chồng, con gái, con trai, v.v) thường do do chuẩn mực xã hội quy định, việc các cộng đồng dtts ở vùng sâu vùng xa ngày càng tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế thị trường cũng có nghĩa vai trò của thể chế phi chính thức đang dần thay đổi để thích ứng với chuyển biến chung trong xã hội. Trong những năm qua, đã có rất nhiều bộ luật mới ra đời nhằm tăng cường vị thế của người phụ nữ và cải thiện bình đẳng giới, như việc đưa cả tên vợ và chồng vào sổ đỏ theo Luật Đất Đai sửa đổi 2003, Luật Bình Đẳng Giới (2006), và Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình (2007). Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường ngày càng thâm nhập sâu hơn vào những cộng đồng dtts sống ở vùng sâu vùng xa trước đây thường được coi là “tự cấp tự túc,” những mối quan hệ trong gia đình và xã hội, giữa nam và nữ giới thuộc các tầng lớp và độ tuổi khác nhau, không thể tránh khỏi sự chi phối của các quy luật thị trường. Nền kinh tế thị trường tạo nên sự năng động trong khả năng và cơ hội tiếp cận các nguồn lực khác nhau của các cá nhân và nhóm xã hội. Chính những thay đổi trong cơ hội của nền kttt cũng phân biệt với nam và nữ giới ở những nhóm tuổi khác nhau, thuộc những dân tộc khác nhau, có những đặc thù và lợi thế về sinh kế khác nhau. Bởi vậy bất bình đẳng giới trong từng lĩnh vực cụ thể cần được xem xét như kết quả của sự giao thoa giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, có tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn lực và các cơ hội của nam và nữ giới, đến sự tham gia của họ vào các hoạt động kinh tế xã hội, và quyết định tiếng nói của họ trong xã hội. Vì vậy, phân tích thể chế là một phương pháp tiếp cận có tiềm năng giúp làm sáng tỏ những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt trong việc tiếp cận những cơ hội kinh tế, trong việc phát huy quyền làm chủ đối với những nguồn lực khác nhau của nam và nữ giới, cũng như trong việc tạo dựng tiếng nói của họ trong xã hội. Mối tương quan giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại có tác động đến cơ hội, quyền lợi, sự tiếp cận và tiếng nói của nam và nữ có thể được xem xét trong biểu đồ sau. 7
- Hình 1: Khung phân tích: mối quan hệ giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại đối với vai trò, vị trí, cơ hội, điều kiện và sự hưởng thụ của nam và nữ giới 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đánh giá hiện trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, báo cáo này sẽ đánh giá vai trò, vị trí và tiếng nói của nam và nữ giới dtts do ảnh hưởng của các thể chế khác nhau. Cụ thể, nghiên cứu này nhằm trả lời những câu hỏi sau: 1. Có những bất bình đẳng nào trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, lao động việc làm và cơ sở hạ tầng đối với nam và nữ giới dtts? 2. Những thiết chế truyền thống (văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán) có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận và hưởng lợi những dịch vụ này của nam và nữ giới? 3. Những thiết chế hiện đại (chính sách và việc thực hiện chính sách) có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận và hưởng lợi những dịch vụ này của nam và nữ giới? 4. Xu thế hội nhập đã tạo ra những bất bình đẳng giới nào trong việc tiếp cận những lĩnh vực này đối với nam và nữ giới? 2.4 Công cụ thu thập số liệu Nghiên cứu này kết hợp một số phương pháp định tính và định lượng qua việc sử dụng những công cụ sau: Bảng hỏi: Tổng số 200 bảng hỏi điều tra hộ gia đình được dùng để thu thập thông tin về hiện trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực liên quan tới việc tiếp cận chính sách và vai trò của các thiết chế hiện đại (chính sách giáo dục, y tế, lao động việc làm và cơ sở hạ tầng). Phỏng vấn sâu và nhóm: Công tác thực địa được tiến hành tại 4 xã (2 xã mỗi tỉnh) với thảo luận nhóm tập trung với phụ nữ và nam giới, nam thanh niên và nữ thanh niên. Những thảo luận nhóm này nhằm tìm hiểu sâu hơn những thông tin về quan niệm về vai trò và vị tri của nam và nữ giới trong từng cộng đồng và dân tộc. Một số it phỏng vấn sâu cũng được thực 8
- hiện với một số đối tượng như phụ nữ đơn thân do góa và li dị, nam giới góa vợ, già làng, thầy giáo dạy Kinh Qu’ran cho người Chăm ở An Giang, và cán bộ phụ nữ. Quan sát thực địa cũng là một phương pháp chủ chốt trong nghiên cứu nhân học giúp làm sáng tỏ một số phát hiện dựa trên bảng hỏi và thảo luận nhóm. Phương pháp này đặc biệt cần thiết trong việc TIM hiểu về bất bình đẳng giới. Tư liệu thứ cấp: Phân tích trong báo cáo này cũng dựa vào nguồn tư liệu thứ cấp bao gồm một số báo cáo về vấn đề giới đã được nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế tiến hành trong thời gian gần đây. Ngoài ra, báo cão này cũng sử dụng một loạt báo cáo nghèo đói, tài liệu đánh giá dự án trong các lĩnh vực khác nhau của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức quốc tế, và một số cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài ra nghiên cứu cũng dựa vào một số báo cáo về tình hình phát triển kt-xh và báo cáo về việc triển khai và thực hiện Luật Bình Đẳng Giới, cũng như công tác phòng chống bạo lực gia đình của một số địa phương. Nghiên cứu cũng dựa vào những nguồn tư liệu về chính sách của Ủy Ban Dân Tộc và Vụ Bình Đẳng Giới thuộc Bộ Lao Động. 2.5 Một số hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu này có một số hạn chế về thiết kế và phương pháp như sau. Thứ nhất, một nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những bất bình đẳng giới trong dtts là một chủ đề rất quan trọng còn bỏ ngỏ; tuy nhiên, đối với một nghiên cứu có tầm quan trọng như vậy thì việc lựa chọn hai dân tộc thiểu số tại hai địa bàn có tính đặc thù cao về dân tộc và vùng địa lý như vậy chưa đảm bảo được tính đại diện. Bởi vậy nhiều phân tích trong phần phát hiện phải dựa nhiều vào số liệu thứ cấp. Việc dựa vào các nguồn tư liệu thứ cấp cũng có nghĩa báo cão bị hạn chế bởi sự lựa chọn co sẵn về các nhóm dtts, các vùng địa lý và vì vậy không thể giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến bất bình đẳng giới trong dtts.Thứ hai, đối lập với việc chọn hai mẫu dân tộc với tính đặc thù cao, câu hỏi nghiên cứu được đưa ra quá rộng đối với quy mô của một nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và nhân lực. Bởi vậy, những phát hiện của nghiên cứu mới dừng ở mức phát hiện vấn đề và chưa đào xới sâu được vấn đề. Thứ ba, một khó khăn cơ bản trong quá trình lấy số liệu thực tế là rào cản ngôn ngữ. Do phải sử dụng phiên dịch trong nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm, khối lượng và mức độ tin cậy của thông tin thu thập cũng bị mai một. 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Phần thu thập số liệu thực địa cho nghiên cứu này được thực hiện từ ngày 26/7 đến ngày 6/8/2010 tại 4 xã ở hai tỉnh Gia Lai và An Giang với hai nhóm dân tộc J’rai và Chăm. 3.1 Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Ðăk Lăk; phía Tây giáp Vương quốc Cămpuchia, chiều dài của biên giới là 90 km; phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh và tỉnh Phú Yên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 15.495,7 km2, chiếm 4,71% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 14, quốc lộ 19 và quốc lộ 25; sân bay Pleiku nối Gia Lai với Ðà Nẵng ra Hà Nội và đi Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng núi chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có diện tích là 6,909 km2. Vùng trung du và đồng bằng chiếm 3/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng trũng gồm vùng An Khê và vùng Cheo Reo, Phú Túc có diện tích 2,786 km2. Dân số toàn tỉnh có 1.004.481 người, với mật độ trung bình là 63.8 người/km 2. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 531,375 người, chiếm 52.9% dân số. Trong đó: Nữ 263,225 người; lao động đang làm 9
- việc trong các ngành kinh tế là 431,040 chiếm 81.64% tổng số lao động. Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 557,282 người, chiếm 56.3%; dân tộc Gia Rai là 305,362 người, chiếm 29.68%; dân tộc Ba Na có 124,423 người, chiếm 12.1%; dân tộc Xơ Ðăng có 593 người, chiếm 0.06%; dân tộc Mường có 3,071 người, chiếm 0.3%; các dân tộc khác chiếm 2%. Huyện Đức Cơ là một huyện miền Tây của tỉnh Gia Lai với diện tích 717 km2 với 37,900 nhân khẩu (năm 2004). Đức Cơ nằm giữa hai huyện Ia Grai (phía Bắc) và Chư Prông (phía Đông Nam). Phía tây của huyện là đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Huyện Đức Cơ có 10 xã gồm thị trấn Chư Ty và các xã Ia Din, Ia Dom, Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Lang, Ia Nan, Ia Pnôn. Đức Cơ cũng có một thành phần dân tộc đa dạng với 11 dân tộc khác nhau, gồm dân tộc Kinh, Ja Rai, Bahnar, Tày, Nùng, Thái Mường, Sán Chay, Hre, Sán Dìu và Thổ. Trong số này, dân tộc J’Rai đông thứ nhì sau dân tộc Kinh với số khẩu là 27,861 người (xem bảng 1). Điều tra tại Đức Cơ tập trung vào hai làng: làng Mook Đen 2 và làng Bi thuộc xã Ia Dom, được thành lập năm 1990. Làng Mook Đen là một làng được xây dựng theo chương trình định canh định cư của nhà nước. Năm 2010 làng có 179 hộ với 862 khẩu chủ yếu ba dân tộc Kinh, Ja Rai và Thái. Các hộ dân được sắp xếp theo hình bàn cờ và dân được mời chuyển xuống đây. Mỗi hộ được chia khoảng 2 sào đất vườn. Dân ở làng này sống nhờ trồng rãy, trồng sắn. Làng Bi mới thành lập năm 1989. Lúc đó một số hộ chuyển từ làng khác sang và chỉ có khoảng 20 hộ. Nay đã lên đến 230 hộ, trong đó 57 hộ người Gia Rai, 3 hộ Tày, 1 Sán Dìu và 5 Mường. Trên 2/3 số hộ trong làng là người kinh. Mặc dù hai làng nằm trong một xã nhưng do những thay đổi về dân số trong vòng 20 năm qua và chủ yếu là số dân tăng lên do di dân từ những tỉnh phía Bắc, tình hình kinh tế xã hội ở hai làng này khá xa nhau. Mook Đen hai chủ yếu có dân tộc Ja Rai và một số ít người Kinh. So với người bản địa thì những dân tộc di cư tới có cuộc sống khá giả hơn, có nhiều đất đai hơn và cũng có trình độ học vấn trung bình cao hơn. 3.2 Huyện An Phú, Tỉnh An Giang An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên 353,351 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280,658ha, đất lâm nghiệp 14,724 ha. Có đường biên giáp Campuchia với chiều dài gần 100 km. Toàn tỉnh có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố với 154 xã, phường, thị trấn, có tổng dân số toàn tỉnh 2,253,863 người bao gồm 4 dân tộc là kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Đặc biệt đồng bào dân tộc Chăm, Khmer có những đặc thù riêng về tôn giáo và phong tục tập quán, đại bộ phận sống ở vùng nông thôn, thường tập trung theo các phum, sók vùng cao và ven sông ở 36 xã (Khmer 27 xã, Chăm 9 xã) thuộc 8 huyện trong tỉnh, trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn và 19 xã biên giới. Tại An Giang, nghiên cứu được thực hiện tại huyện An Phú, là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh An Giang, giáp với Campuchia về phía Tây và phía Bắc, thị xã Tân Châu về phía Đông, thị xã Châu Đốc về phía Nam. An Phú là vùng đất đầu tiên đón dòng chảy của sông Mekong đổ vào Việt Nam từ Campuchia. Hai xã được lựa chọn nghiên cứu là Vĩnh Trường và Đa Phước. Trong khi Vĩnh Trường nằm phía bên tả ngạn dòng sông Hậu Giang, trải dài trên cù lao Vĩnh Trường được tạo bởi các cù lao được phù xa bồi đắp hàng năm; xã Đa Phước nằm ở phía hữu ngạn, nằm sát trục đường liên huyện, ở vị trí trung tâm huyện, trải dài trên Cù Lao An Phú. Có thể dễ dàng nhận thấy mức độ phát triển ở hai xã do sự khác biệt về địa lý. Nằm dọc theo bờ sông Hậu, An Phú xa chợ và đường quốc lộ và kinh tế phát triển không bằng Vĩnh Trường là xã nằm ngay trên quốc lộ. Là xã nghèo, Vĩnh Trường được hưởng chương trình 135. Dựa 10
- vào lợi thế vị trí địa lí, nguồn đất đai và cơ hội tiếp cận thị trường, Đa Phước là một trong những xã có tốc độ phát triển cao của huyện An Phú. Các tộc người chính cư trú trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Chăm và Hoa, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân cư. Nghiên cứu tập trung vào người Chăm, là dân tộc chiếm tỉ lệ nghèo cao hơn so với người Kinh. Bảng 2: So sánh hai địa bàn nghiên cứu Tỉnh Gia Lai An Giang Vùng địa lý Tây Nguyên, giáp biên giới Campuchia. Đồng Bằng Sông Cửu Long, giáp biên Các đường giao thông quan trọng như giới Campuchia đường QL 14, 19 và 25 Tổng diện tích tự 353,351 ha nhiên Dân số 1,004.481 Dân tộc 35 dân tộc: Kinh có 557,282 người Kinh, Chăm và Hoa (56.3%); J’Rai là 305,362 người (29.68%); Ba Na124,423 người (12.1%); Xơ Ðăng 593 người (0.06%); Mường 3,071 người (0.3%); các dân tộc khác chiếm 2%. Tỷ lệ nghèo đói Huyện, xã Đức Cơ, 10 xã gồm thị trấn Chư Ty và An Phú, gồm các xã Ia Din, Ia Dom, Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Lang, Ia Nan, Ia Pnôn. Nghiên cứu thực hiện ở IaDom Dân số và tộc 11 dân tộc khác nhau, gồm dân tộc Chăm, Kinh, Hoa Kinh, Ja Rai, Bahnar, Tày, Nùng, Thái Mường, Sán Chay, Hre, Sán Dìu và Thổ Làng/ấp Móc Đen 2 Bi Lama Hà Bao II Số hộ gia đình Diện tích đất Sản xuất NN Người J’rai trồng rẫy (xa nhà). Người Rất ít hộ trồng lúa (chỉ có 8 hộ trên Kinh trồng café và tiêu (gần nhà) tổng số 500 hộ tại Lama) Chăn nuôi Bò, gà và gia cầm Không chăn nuôi và trồng trọt thêm vì không có đất Nguồn thu phi Rất ít Đánh bắt cá xa bờ, bán kim chỉ, mần NN gần nhà mướn cho người Kinh Nguồn thu phi Trong cộng đồng người J’rai không có 90% các hộ mua bán rong xa nhà đi NN xa nhà bán hàng ở Malaysia Làm mướn Trồng rãy, làm thuê cho công ty 72 11
- Ấp Lama nằm dọc theo cù lao sông Hậu với diện tích là 19.6 ha diện tích tự nhiên, trong đó có 16 ha đất nông nghiệp và trên 3 ha đất ở. Ấp Lama có trên 500 hộ, 2,200 nhân khẩu. Tuy vậy, trong số này chỉ có khoảng 17-18 hộ người người Chăm lấy người Kinh. Những người ngoại đạo lấy người Chăm đều đã nhập đạo. Ấp thứ 2 là ấp Hà Ba Hai, xã Đa Phước. Ở Đa Phước, quá trình đô thị hóa, sự lan tỏa của nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng đáng kể đến cảnh quan sinh thái, các hoạt động kinh tế và nhịp sống của người dân ở đây. Khác với người J’rai là dân tộc bản địa, người Chăm lại là người có nguồn gốc di cư từ Chăm Pa. Người Chăm ở Việt Nam cũng được chia làm 3 nhóm chính: Chăm Islam sống ở An Giang; Chăm Bà La Môn; và Chăm Bani.3 Cũng giống nhiều nhóm dtts khác, người Chăm cư trú trong các ấp riêng biệt, hầu như không hỗn cư với người Kinh. Ở ấp Lama, xã Vĩnh Trường, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa chưa rõ rệt, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính. 3.3 Thay đổi môi trường sống và sinh kế 3.3.1 Người J’rai ở Đức Cơ Cuộc sống của người J’rai đã có rất nhiều thay đổi trong 20 năm gần đây. Theo chương trình định canh định cư, người J’rai chuyển từ những làng bản ở vùng núi xa xôi về đây tại những khu dân cư được thiết kế theo hình bàn cờ với những ngôi nhà trệt thay vì nhà sàn. Tại thôn Bi, một nhà rông kiểu mới được dựng cạnh nhà cộng đồng. Còn tại làng Mooc Đen có một nhà rông kiểu mới với mái tôn xanh. Người địa phương cho biết, khi chuyển về đây, mỗi hộ gia đình cũng được chia 2 công đất để tăng gia trồng trọt. Tuy vậy, hiện nay có rất ít hộ J’rai canh tác cây công nghiệp mà chủ yếu trồng nương rãy. Ở thôn Bi, trong khi người Kinh sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ trồng cây công nghiệp như cà fê, cao su và tiêu, thì người J’rai trồng lúa rẫy để dùng trong gia đình. Người J’rai cho rằng khó khăn của họ là không đủ điều kiện để phát triển kinh tế như đất đai và vốn. Việc người J’rai tiếp tục đi xa làm nương rãy, và ít người canh tác cây hàng hóa giống người Kinh ở cùng địa phương cũng có nghĩa họ vẫn gắn bó với hình thức canh tác truyền thống. Do không còn đất để canh tác nương rãy, nhiều người J’rai, đặc biệt những gia đình trẻ, kiếm sống nhờ nguồn thu nhập chính từ làm công nhân cao su cho công ty 72 của Binh Đoàn 15. Công việc này cho họ một khoản thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 1.6 đến 3 triệu VND. Trong những năm gần đây, nguồn thu nhập có vẻ khá dễ dàng này cũng đang trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, công ty yêu cầu lao động có trình độ học vấn cao hơn, vì vậy người xin việc phải học hết lớp 9 mới có hy vọng vào làm việc tại đây. Trong khi những người J’rai đã có gia đình chủ yếu vẫn làm rẫy và giao lưu với bên ngoài thì nam và nữ thanh niên người J’rai là những đối tượng lui đến trung tâm xã thường xuyên hơn. Tuy vậy, do đường xá xa xôi, trình độ học vấn có hạn, và ít quan hệ với bên ngoài khiến thanh niên dân tộc J’rai chỉ quanh quẩn ở địa phương và có rất ít cơ hội để tìm những công việc phi nông nghiệp ở thành phố. Hiện tại chỉ có một vài ngoại lệ con em dtts được đi học theo chương trình cử tuyển. Chủ yếu những đối tượng này là con em cán bộ ở địa phương. 3.3.2 Người Chăm Đất đai cũng được nêu lên như là một nguyên nhân nghèo đói của người Chăm ở cả hai xã được khảo sát ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hầu hết các gia đình Chăm có rất ít đất nông nghiệp, trung bình thì khoảng 1-2 công và nhiều nhất là 6-8 công. Nhiều gia đình muốn trồng rau xung quanh vườn nhà cũng không có đất, thậm chí là một mảnh đất nhỏ. Tuy vậy người 3 Có thể tham khảo thông tin về văn hóa Chăm và những nhóm người Chăm ở trang sau: 12
- Chăm không chú trọng tích lũy đất nông nghiệp đã nhiều đời nay. Điều này không chỉ vì đất nông nghiệp tại quê đắt giá mà do lúa không phải là nguồn thu nhập chính của người Chăm, mặc dù họ sống trong một vùng được coi là “vựa lúa” của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một số ít gia đình có tiền đầu tư vào đất ở những tỉnh khác khi giá thấp để có thể bán lấy lời sau này. Từ xa xưa, nguồn sống chính của người Chăm là nghề chài cá. Trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, nguồn cá ngày càng cạn kiệt khiến một số lớn người Chăm phải chuyển sang buôn bán như một nguồn thu nhập chính. Theo những người dân ở ấp Lama, hiện có tới hơn 90% các hộ gia đình tham gia vào buôn bán xa nhà. Nhu cầu đi xa kiếm sống khiến người đàn ông Chăm phải lăn lộn tứ phương và thường xuyên sống xa gia đình. Ngoài ra người phụ nữ Chăm cũng tham gia đóng góp vào kinh tế gia đình qua làm thuê, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ tại ấp. Điều này cũng tạo nên nhiều thay đổi và khó khăn cho cuộc sống gia đình cho cả những người đàn ông đi làm ăn một mình, để vợ con ở nhà và những gia đình đưa cả vợ con đi theo. Đặc điểm buôn bán của người Chăm khác hẳn với người Kinh. Trong khi người Kinh bán hàng ở các sạp hàng cố định ở chợ huyện hay tỉnh thì người Chăm lại thường đi bán hang rong tại các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Kiên Giang. Những mặt hàng quen thuộc của họ là quần áo và kim chỉ. Hàng ngày họ những xe đẩy hàng chạy dọc theo đường cái. Có người thuê nhà trọ nghỉ, cũng có người dùng chiếc xe bán hàng làm chỗ ăn và nghỉ luôn. Chủ yếu người Chăm đi tìm đến những vùng thôn quê được mùa khi mà người nông dân có thu nhập để mua sắm. Tuy vậy, trong những năm gần đây, có vẻ như người Chăm phải đi xa hơn để tìm mối làm ăn. Một cộng đồng Chăm đang lớn dần lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghề buôn bán cũng đòi hỏi người Chăm phải dựa vào những mối quen biết trong cộng đồng đạo Islam. Ở ấp Hà Bao Hai, người dân cho biết nhiều người Chăm đi buôn bán thường dựa vào vốn của những “ông lớn” tại địa phương. Người có vốn cất hàng quần áo về từ những vựa lớn. Người không vốn lấy quần áo từ những nguồn này, đi bán khắp nơi, mang tiền về và hưởng một phần lợi nhuận. Quy định của đạo Islam rằng “tất cả người trong đạo Islam trên thế giới đều là anh em” tạo ra một ưu thế đặc biệt cho người Chăm, so với nhiều dân tộc khác. Người Chăm đi làm ăn và buôn bán xa tự tin rằng họ luôn có “anh em” sẵn sàng giúp đỡ. Những người Chăm được phỏng vấn cho biết họ không nhất thiết phải có người quen mới quyết định đến một địa phương, mà họ có thể vừa đi vừa hỏi thăm dọc đường tìm kiếm cơ hội làm ăn. Cũng chính nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Chăm theo đạo Islam, số người Chăm di cư theo mùa ngày càng đông hơn. Nhưng do bản chất kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, những người Chăm đi làm ăn xa nhà cũng phải tính toán tiết kiệm mới có thể dành dụm tiền để giúp gia đình. Một số người Chăm tham gia mò sắt ở thành phố Hồ Chí Minh và làm thuê mướn cho các nhà hàng ở thành phố. 4. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DTTS Phần phân tích về những vấn đề giới dưới đây, kết hợp phát hiện từ nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh Gia Lai và An Giang với số liệu thứ cấp, sẽ tổng hợp một số vấn đề giới trong phân công lao động trong sản xuất và tái sản xuất, trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (luật thừa kế tài sản của gia đình, tiếp cận vốn và những ưu tiên khác để triển sản xuất) đối với nam và nữ, và tiếng nói của giới. 4.1 Phân công lao động giới Lao động trong các dtts vẫn được phân công theo “việc đàn ông” và “việc đàn bà.” Sự phân công lao động này xuất phát từ quan niệm nam giới là “phái mạnh” phải đảm nhận những 13
- “việc nặng”, cần “tính toán” và “kỹ thuật,” còn phụ nữ thuộc “phái yếu” nên phụ trách những “việc nhẹ” và “công việc không tên” (Hoàng Xuân Thành và cs 2009: 70; Ngô Đức Thịnh 2007: 20). “Việc nặng” gồm những việc phát nương, cày cuốc, làm rẫy, cày bừa, phun thuốc sâu, làm nhà, mua bán, chăn nuôi, v.v. Những việc được coi là “nhẹ” bao gồm việc tỉa trồng, cày cáy, chăm sóc mùa vụ sau khi xuống giống, nấu nướng, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình hàng ngày và khi ốm đau, lấy củi, trong khi đó người già và trẻ nhỏ phụ việc nương rãy, cắt cỏ ngựa, kiếm củi, chăn lợn, chăn trâu như ở người Hmong và Mảng ở Lai Châu (Khúc thị Thanh Vân và Nguyễn Trung Dũng 2008). Lao động giới không những được quy định bởi tính chất “nặng - nhẹ”, mà còn khác biệt về không gian. “Việc đàn ông” không chỉ là những việc đòi hỏi nhiều sức lao động, mà còn bao gồm những trách nhiệm liên quan tới giao tiếp xã hội “bên ngoài.” Ở tất cả các nhóm dân tộc, đàn ông thường là đối tượng tham gia các cuộc họp ở xóm ấp, các hội thảo khuyến nông. Trong gia đình, đàn ông cũng thường là người lo toan mọi giấy tờ thủ tục liên quan đến tài sản gia đình và pháp luật. Lao động nữ gắn liền với khuôn viên gia đình. Ngoài một số ít ngoại lệ phụ nữ tham gia hoạt động của các tổ nhóm hay HPN, hầu hết phụ nữ dtts ở nhà lo cơm nước và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Hạn chế về không gian của phụ nữ có thể được hình dung qua kết luận từ một khảo của người Kinh, Tày, Thái, Hmong ở vùng núi phía Bắc như sau: Vai trò vốn có của nữ giới tại phần lớn các xã hội vùng cao ở Việt nam bị giới hạn và gần như bị gói gọn trong phạm vi gia đình. Người phụ nữ khi là con gái trong gia đình thì họ tuân theo sự chỉ bảo của bố mẹ và cố gắng giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ. Khi họ ở vào vị trí người vợ, họ có bổn phận tương tư đối với người chồng và chăm sóc bố mẹ chồng như đối với bố mẹ mình. Với tư cách người mẹ chồng, người phụ nữ có thể đợi chờ sự tôn trọng tương tự của con dâu. Danh tiếng xã hội của người phụ nữ trước hết dựa trên thành công mà họ có được khi đảm đương những vai trò này, đặc biệt là mức độ chăm lo của họ dành cho gia đình mình [Tuy vậy] người phụ nữ, thâm chí có nghề nghiệp, vẫn có vị trí lệ thuộc vào nam giới. Họ có quyền tự chủ và quyền lực ít hơn, nhưng lại phải chiu trách nhiệm lớn hơn nhiều trong việc nuôi dưỡng gia đình. Người ta mong đợi người phụ nữ thường xuyên làm công việc nội trợ cũng như làm việc cả ngày trên đồng ruộng và trong rừng (Rambo và cs 2001: 174-5). Các nhóm dân tộc mẫu hệ ở Tây Nguyên cho thấy, mặc dù phụ nữ người Ede, Mnong, và J’rai có tiếng nói quyết định hơn trong gia đình, phân công lao động giới ở những cộng đồng này cũng không khác nhiều so với các dân tộc phụ hệ. Hay có thể nói đây là những xã hội “mẫu hệ” nhưng “phụ quyền.” Phụ nữ Ede thường có trách nhiệm lo cơm nước, làm việc nhà và chăm sóc những thành viên trong gia đình trong khi lao động trên nương rãy được giao cho nam giới (Mlo 1998). Kết quả của nghiên cứu ở huyện Đức Cơ cho thấy quan niệm về bất bình đẳng đối với nam giới trong các cộng đồng mẫu hệ không hoàn toàn đúng, bởi vì nam giới vẫn là người đại diện cho bộ mặt của gia đình và cộng đồng, người giao tiếp với xã hội và tham dự các cuộc họp trong cộng đồng. Trong hội thảo tại tỉnh Gia Lai, nhiều cán bộ tỉnh chia sẻ sự bất bình đối với những bất bình đẳng đối với phụ nữ J’rai, bởi vì người vợ phải cáng đáng nhiều gánh nặng kinh tế gia đình, như việc nương rãy trong khi vẫn phải đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm trong nhà. Người phụ nữ J’rai và Ede có thể có tiếng nói hơn phụ nữ các dân tộc phụ hệ, nhưng do ít được tiếp cận với các thông tin và cơ hội để phát triển sản xuất như dự các buổi họp khuyến nông khuyến lâm hay cơ hội vay vốn, tiếng nói của họ cũng bị hạn chế. Thực tế người đàn ông, ngoài việc giúp vợ làm những công việc trên nương rãy, không chia sẻ những trách nhiệm khác trong gia đình với vợ, lại chính là người đại diện cho gia đình trong các cuộc họp ở cộng đồng. Một cán bộ phụ nữ ở Gia Lai cho rằng lý do hạn chế đối với cộng đồng mẫu hệ chính là việc hạn chế tiếp cận những nguồn thông tin và cơ hội bên ngoài của chủ hộ nữ: 14
- Người Gia Rai có một sự sắp đặt ngược lại với người Kinh. Vợ đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình và là người quyết định mọi việc trong gia đình. Tuy nhiên, người vợ cũng chính là người lo lắng những công việc chăm sóc con cái và nội trợ và ít khi được người chồng giúp đỡ. Cái khó của phụ nữ Gia Rai là trình độ học vấn thấp, ít hiểu biết, do vậy khó có thể nâng kinh tế gia đình. Cũng do dân trí thấp nên người cha mẹ Gia Rai không thấy sự cần thiết của việc khuyên bảo các con đi học (ghi chép thực địa). Một nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận nhân học đã nhận xét, “người phụ nữ ở tất cả các nhóm dân tộc Việt Nam liên tục tham gia hầu hết mình vị lợi ích của những người phụ thuộc vào họ” (Rambo et al 2001). Sự phân định không gian mang tính giới, với không gian hẹp trong nhà thuộc người phụ nữ và không gian rộng bên ngoài xã hội thuộc nam giới có hai ý nghĩa đối với vị thế, vai trò và tiếng nói của phụ nữ trong xã hội. Một mặt người phụ nữ phải lao động nhiều giờ không còn thời gian để chăm sóc bản thân thường ngày cũng như lúc ốm đau. Mặt khác, việc phụ nữ dành hầu hết thời gian chăm sóc các thành viên gia đình cũng có nghĩa họ không có điều kiện tham gia các hoạt động trong xã hội. Chính vì vậy mà phụ nữ không có điều kiện để tiếp cận với các cơ hội phát triển và học hỏi và trao đổi kiến thức tăng gia sản xuất hay tiếp cận những nguồn lực kinh tế có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. 4.2 Đóng góp kinh tế của nam và nữ Sự phân biệt “việc đàn ông” và “việc đàn bà” trên thực tế cũng làm giảm giá trị lao động của phụ nữ. Mặc dù phụ nữ ở cả nhóm dân tộc phụ hệ và mẫu hệ đều lao động vất vả hơn nam giới cả về khối lượng công việc cũng như thời gian. Phụ nữ không những chia sẻ gánh nặng trong lao động sản xuất với người chồng trên đồng ruộng, nương rãy, mà còn đảm đương toàn bộ trách nhiệm nội trợ sau một ngày làm việc vất vả. Phụ nữ Vân Kiều ở Đakrong, Quảng Trị trung bình làm việc từ 10 đến 12 giờ so với nam giới từ 4 đến 5 giờ (Lê Kim Lan 2005). Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng, phụ nữ làm việc trung bình 13 giờ/ngày so với nam giới là 9 giờ/ngày. Một nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc cũng có kết luận tương tự (Rambo và đồng tác giả 2001). Thảo luận nhóm ở người Dao và Hmong ở Chợ Đồn, Bắc Kạn cũng cho thấy nam giới ở hai dân tộc này “nhàn nhã” hơn phụ nữ. Nam giới có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, và có nhiều hình thức giải trí cộng đồng hơn so với phụ nữ (Hoàng Bá Thịnh 2008: 16). Giá trị lao động của nam và nữ giới thường được đánh giá theo giá trị kinh tế do lao động của họ đem lại. Ở nhiều khu vực khác trên thế giới, như châu Phi, việc nam giới phụ trách những vụ mùa mang tính thương mại với giá trị kinh tế cao, trong khi phụ nữ thu vén những nguồn tự cấp tự túc để sử dụng trong gia đình khiến cho lao động nam giới được coi trọng hơn. Cùng với việc thay đổi cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, và xu hướng đô thị hóa tại nhiều vùng nông thôn, nữ lao động ở nông thôn Việt Nam cũng đang vấp phải vấn đề tương tự. Trong khi đó ở nhiều nơi việc đàn ông tham gia vào những hoạt động phi nông nghiệp cũng đã dồn những gánh nặng công việc trong nông nghiệp cho phụ nữ. Đối với các cộng đồng dtts, đóng góp lao động của phụ nữ qua những hoạt động sản xuất mang tính chất “tự cấp tự túc” như trồng cây ăn trái, hái lượm lá cây, củ và thuốc sử dụng cho gia đình, v.v. thường được xem là “không đáng kể.” Một so sánh thu nhập của nam và nữ người Vân Kiều cho thấy đóng góp của phụ nữ Bru-Vân Kiều vào thu nhập gia đình cao hơn nam giới phù hợp với mức độ đóng góp về hạng mục công việc và thời gian của nam và nữ. Phụ nữ Bru-Vân Kiều phụ trách hết mọi khâu từ chọn giống, chăm bón đến thu hoạch trong việc trồng cây hoa màu và cây ăn quả, và trong chăn nuôi. Họ cũng là người thu hái những sản phẩm rừng như tre, măng, nấm, rau rừng, đót, củi đun, mây, đót. Nam giới thì tham gia khai thác gỗ, đốt than, săn bắt thú và bán hoặc trao đổi sản phẩm. (Lê Kim Lan 2005). Một nghiên cứu về vai trò kinh tế của phụ nữ một số dtts phía bắc đưa ra kết luận sau: 15
- Xét về lĩnh vực phân công lao động, dù mang lại thu nhập nhiều hay ít cho gia đình so với người chồng, thì vai trò của phụ nữ là rất lớn. Một cách tổng thể, có thể thấy rằng các hoạt động kinh tế của phụ nữ đóng góp vào thu nhập của các gia đình hiện nay là tương đương với nam giới (Nguyễn thị Thanh Tâm 2005: 67). 4.3 Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực Trong khi nông nghiệp đang mất dần ưu thế, so với các ngành công nghiệp và dịch vụ, như một mũi nhọn trong tăng trưởng kinh tế thì đối với các cộng đồng dtts, đất đai vẫn là nguồn sống chính. Người dtts, đặc biệt các cộng đồng ở Tây Nguyên đang gặp nhiều trở ngại do nạn phá rừng, thiên tai và làn sóng người nhập cư đang nhanh chóng làm mai một nguồn đất đai của họ. Theo Phân Tích Xã Hội Quốc Gia của NHTG, vấn đề đất đai đáng lo ngại nhất là thay đổi về quyền sở hữu và sử dụng đất từ quản lý cộng đồng sang quản lý thị trường. Nguồn tài nguyên vốn được cộng đồng quản lý và chia sẻ nay đã chuyển sang sở hữu cá thể có thể chuyển nhượng mua bán tạo ra sự khác biệt trong sở hữu và sử dụng đất. Đây cũng là lý do tạo ra khoảng cách ngày càng tăng trong các cộng đồng dtts (NHTG 2009: 21). Trước những thay đổi nhanh chóng này, phụ nữ các dtts là nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Ngoài những khó khăn chung, bản thân người phụ nữ dtts còn gặp nhiều khó khăn do quy định khắt khe về sở hữu tài sản đối với con gái và phụ nữ trong xã hội truyền thống. Đối với các cộng đồng phụ hệ như miền núi phía Bắc, tất cả các tài sản là do đàn ông sở hữu và quản lý và định đoạt (Fischer và Beuchelt 2005). Những quy định về vai trò của người đàn ông trong việc thờ cúng cha mẹ tổ tiên trong xã hội phụ hệ chính là lý do tạo ra sự bất công đối với phụ nữ. Ở các nhóm dân tộc phụ hệ như người Hmong, Dao, Bru-Vân Kiều thì tài sản trong gia đình thuộc chủ hộ. Người đàn ông đương nhiên là người đứng tên sở hữu tài sản của vợ chồng. Đây cũng là một lý do vì sao vẫn có hiện tượng trọng nam kinh nữ ở nhiều nhóm dtts. Một nghiên cứu ở Sa Pa cho thấy người Hmong, Dao và Giáy đều coi trọng việc có con trai bởi con trai mới có quyền thừa kế tài sản và sẽ giữ tài sản cho gia đình. Nếu không có con trai thì tài sản sẽ bị chuyển sang con của anh chị em trong gia đình. Bởi vậy, nếu không có con trai, họ có thể đi xin con trai người khác nuôi hoặc nhận con rể làm con trai (Nguyễn thị Thanh Tâm 2006). Phụ nữ Hmong chỉ có thể sống nhờ đất nhà chồng và chỉ được coi là lao động phụ trong gia đình mặc dù họ phải làm việc vất vả trong thời gian dài hơn so với nam giới (OHK 2010 tài liệu dự án). Tương tự, ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, một nghiên cứu năm 2003-2004 cho thấy tập tục truyền thống về thừa kế đất đai của người Cơ Tu luôn giành sự ưu tiên cho con trai. Nhiều người được hỏi nói rằng: Từ trước tới nay trong cộng đồng người dân tộc Cơ Tu chưa bao giờ con gái đi lấy chồng được chia đất, chỉ con trai được chi khi lập gia đình riêng, hoặc trước đây và cả hiện nay đất đai của bố mẹ đều được để lại cho con trai. Vì con trai phải ở lại để trông nom bố mẹ nên đất phải để cho con trai, con gái đã có nhà chồng lo, điều này là hợp lý, không có gì sai cả (Đỗ Thị Bình và Hoàng Thị Sen 2005: 32). Một nghiên cứu của người Bru Vân Kiều ở DaKrong, Quảng Trị cho thấy, 38 trên 40 trường hợp được phỏng vấn có chồng là chủ hộ và đương nhiên nằm trong danh sách xác nhận của chính quyền địa phương về diện tích đất đai của gia đình. Người phụ nữ không nằm trong danh sách xác nhận sử dụng đất phải chịu rủi ro mất quyền lợi khi li dị, li thân hay lúc vợ chồng không hòa thuận. Bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai cũng được thể hiện ở sự thiếu hỗ trợ của chính quyền đối với những trường hợp phụ nữ không may mắn này. Ở Cao Bằng thì con gái người Tày và Nùng không bao giờ được quyền thừa kế tài sản (nhà, đất) do bố mẹ để lại (Đỗ Thị Bình 1999: 22). Tuy vậy, Luật Đất Đai 1993, kể cả luật Đất Đai sửa đổi 2003, chưa thực sự giải quyết được những bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai của phụ nữ theo phong tục tập quán tại những cộng 16
- đồng này. Thậm chí, theo một báo cáo về việc thực hiện luật đất đai 1993 ở Sa Pa, không những luật đất đai không thừa nhận quyền đối với đất đai là tài sản của hai vợ chồng mà còn tạo thêm khó khăn cho người phụ nữ. Báo cáo ở Sa Pa cho thấy: Những bất bình đẳng trong quyền sử dụng đất do tập tục truyền thống, vô tình lại được hợp pháp hóa bằng những thủ tục quy định của nhà nước trong việc cấp đất những năm trước đây. Ví dụ, hơn 80% số giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của xã Tả Văn câp trong năm 1998 đều chỉ ghi tên người chồng, là chủ hộ đa số là nam giới. Chính những quy định này đã tạo ra nhưng “đặc quyền đặc lợi” cho nam giới và hạn chế cơ hội của phụ nữ trong việc tiếp cận và sử dụng đất lại góp phần làm cho phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào nam giới (Nguyễn thị Thanh Tâm 2006: 43). Luật Đất Đai sửa đổi 2003 mới dừng lại ở chỗ thừa nhận quyền của phụ nữ trên giấy tờ. Ví dụ, ở Đakrong, Quảng Trị, một nghiên cứu tiếp cận đất đai của phụ nữ Bru Vân Kiều cho thấy mặc dù nhận thức được khả năng tăng quyền lợi cho người phụ nữ có thay đổi, việc cấp sổ đỏ hai tên chưa thực sự cải thiện khả năng tiếp cận của phụ nữ với vốn vay, chiến lược đa dạng hóa sinh kế hay tăng sản lượng của đất đai. Ở đây, khó khăn lớn nhất là những phong tục tập quán địa phương đặt phụ nữ ở vị trí thấp kém hơn nam giới và bản thân việc phụ nữ chấp nhận và tuân theo sắp đặt của xã hội cản trở sự tiếp cận đất đai của họ (Nguyễn Thanh Hà 2007). Ở Thừa Thiên Huế, bất bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai của phụ nữ cũng được thể hiện ở quan niệm khác nhau của nam và nữ về tầm quan trọng của việc đứng tên sổ đỏ. Trong khi phụ nữ cho rằng việc đứng tên là làm chủ đất, và “giữ được đất khi chồng mất, hoặc nếu không có tên trong giấy, chồng có thể mang cho người khác mà mình không làm gì được” thì nam giới cho rằng phụ nữ đứng tên để thay chồng vay vốn khi vắng mặt (Đỗ Thị Bình và Hoàng Thị Sen 2005). Trong khi thừa nhận một số cơ hội để nâng quyền của phụ nữ Một báo cáo của người Mường tại Phú Thọ cũng đưa ra kết luận: Quyền hưởng dụng đất của phụ nữ bị hạn chế bởi chế độ phụ hệ truyền thống. Bên cạnh đó họ còn bị hạn chế bởi những bất hợp lý chưa tính đến trong quá trình thực hiện chính sách đất đai tại địa phương . Những bất cập trong chính sách đất đai, tập quán truyền thống, quan niệm, thói quen là nguyên nhân của sự bất bình đẳng này. Thực tế ở thôn Mật [Phú Thọ] cho thấy quyền tiếp cận và kiểm soát đất đai của phụ nữ không chỉ bị hạn chế bởi tập quán truyền thống mà còn ở ngay trong những nghị định, quy định, thông tư, chỉ thị của chính sách đất đai. Phụ nữ không có sự đảm bảo chắc chắn quyền sử dụng đất của mình. Họ là những người tham gia tích cực trong quá trình sử dụng đất, song lại không phải là người có tiếng nói quyết định về các vấn đề canh tác. “Lương Thị Thu Hằng). Quá trình tư hữu hóa đất (cấp sổ đỏ cho các hộ) và chính sách đưa tên của vợ và chồng vào giấy chứng nhận sử dụng đất có ảnh hưởng rất ít tới phụ nữ của các nhóm dân tộc thiểu số. Khả năng phụ nữ H’mông có thể khai hoang đất và sử dụng quyền sở hữu đất rất hạn chế do thói quen, tập quán của chế độ phụ hệ, do sự phụ thuộc của họ vào nam giới cũng như do vị thế thấp của họ trong xã hội (OHK 2010 tài liệu dự án). Loạt nghiên cứu gần đây của CASI về tiếp cận nguồn lực đất đai ở Chợ Đồn, Bắc Kạn cũng cho thấy chưa có sự thay đổi nhiều trong sở hữu đất đai của phụ nữ dân tộc Dao và Hmong. Là chủ hộ, nam giới không những nắm giữ tài sản đất đai của gia đình, mà còn tiếp tục kiểm soát việc tiếp cận vốn vay và tham dự các lớp tập huấn (Hoàng Bá Thịnh 2007). Ở một số cộng đồng mẫu hệ cũng cho những kết quả tương tự. Ví dụ, một nghiên cứu về nhóm dân tộc Raglai ở Ninh Thuận cho thấy do nam giới được giáo dục tốt hơn và có vị thế cao hơn trong xã hội nên họ có thể nhanh chóng tận dụng những thuận lợi do chính sách cấp đất mang lại (Mai Thanh Sơn, Nguyễn Trung Dũng và Hoàng Hà 2007). Khảo sát sự tham gia vào chương trình GĐGR của nam và nữ người Mnong ở xã Đăk R’tih, huyện Đăk R’lâp, tỉnh 17
- Đăk Laks cho thấy mặc dù cả nam và nữ giới đều gắn bó với rừng trước khi có chương trình GĐGR, nhưng hầu hết chỉ có nam giới đưa ra các quyết định, tham gia lập kế hoạch, tạp huấn kỹ thuật, đi họp trong khi đó phụ nữ không được ghi tên trong sổ đỏ, không trực tiếp đi nhận và kiểm tra rừng, không tham gia tập huấn kỹ thuật GĐGR. Phụ nữ ít tham gia gây trở ngại nhất định cho việc bàn bạc quyết định, lập kế hoạch và thống nhất ý kiến, ảnh hưởng đến mục tiêu của giao đất giao rừng (Lê Thị Lý Trong khi một số dân tộc như người Tày, Nùng, và Cơ Tu giao quản lý tài chính cho phụ nữ vì việc này thường được xem như việc đàn bà do tính tỉ mỉ và kim chỉ của họ, thì ở người Hmong nam giới lại là người quản lý tài chính trong gia đình. Hơn nữa, người có trách nhiệm quản lý tài chính không có nghĩa là có quyền quyết định đối với việc chi tiêu. Nghiên cứu của CASI ở Yên Bái cho thấy phụ nữ Thái chỉ có quyền với những khoản chi tiêu nhỏ. Những quyết định lớn hơn như vay vốn, bán trâu bò, cho con đi học, mua xe, làm nhà, trồng chè và những quyết định sản xuất quan trọng khác đều không thể thiếu tiếng nói của người đàn ông. Những quyết định liên quan đến việc đầu tư và sử dụng đất đai và tài sản của gia đình thuộc quyền nam giới (CARE báo cáo dự thảo). Trong một số cộng đồng như người Hmông, ở Đăk So, hay Tà Phỉn, gười đàn ông Hmong vẫn là người ra quyết định từ chi tiêu lặt vặt, mua sắm cho tới những quyết đinh lớn hơn như đầu tư sản xuất, bán nông sản và việc đầu tư giáo dục (OHK 2010 tài liệu dự án; Nguyễn thị Thanh Tâm 2005: 68). Đàn ông người Cơ Tu, Tày, và Nùng cũng có quyền quyết định cuối cùng bởi vì nam giới được coi là có hiểu biết hơn do họ có nhiều cơ hội hơn phụ nữ trong việc tiếp cận những hoạt động sản xuất có áp dụng kỹ thuật mới (Đỗ Thị Bình và Hoàng Thị Sen 2005). Tương tự, người Paco ở DaKrong, Quảng Trị cũng cho thấy phụ nữ có ít quyền hơn nam giới và thường nhượng bộ nam giới trong các quyết định quan trọng nhất. Về một phương diện nào đó thì so với phụ nữ các dân tộc phụ hệ người phụ nữ trong những cộng đồng mẫu hệ như người Ede, Mmong và J’rai có nhiều quyền lực hơn đối với tài sản của gia đình. Ví dụ, theo luật tục, phụ nữ J’rai và Ede cưới chồng về nhà và người chồng phải tuân thủ những quy định ở nhà vợ. Trong trường hợp người chồng muốn li dị thì phải bồi thường cho nhà vợ. Nhưng nếu người vợ muốn li dị thì người chồng phải chuyển đi chỗ khác sống và không được phân chia tài sản gì hết. Người đàn ông chỉ được che chở khi sống dưới mái nhà mình với mẹ và các chị. Khi đã xây dựng gia đình, người đàn ông phải mang lại tài sản cho gia đình vợ (Mlo 1998). Đối với người Mnông, văn hóa mẫu hệ truyền thống cho phép những người phụ nữ bản địa tiếp cận tốt hơn với tài nguyên thiên nhiên như đất và rừng. Họ có thể khẳng định chủ quyền của mình đối với đất và có khả năng khai hoang rừng để làm nương rẫy vì theo luật tục, tất cả đất và rừng đều thuộc về họ. Đàn ông sẽ sống với gia đình bố mẹ của vợ cho tới khi nào họ có con. Sau đó họ sẽ được chia một phần tài sản và tách ra sống riêng. Trong gia đình Mạ và M’nông truyền thống, người mẹ vẫn là chủ gia đình và con gái nhỏ nhất của gia đình sẽ được chia nhiều tài sản nhất vì sẽ phải chăm sóc bố mẹ sau này (OHK 2010 tài liệu dự án). Tuy vậy, người phụ nữ chỉ chiếm ưu thế trong cách xử lý ván đề cưới hỏi, thừa kế phân chia tài sản theo luật tục. Mặc dù phụ nữ là người giữ tiền nhưng nam giới vẫn là người quyết định chi tiêu cho các việc lớn. Riêng trong các gia đình dana tộc Hmong và Vân Kiều, người chồng thường là người nắm tiền và quản lý chi tiêu. Lý do được nêu ra là vợ không thạo tiếng Kinh, không biết tính toán (Hoàng Xuân Thành và cs 2010: 83). Mặt khác, những nét văn hóa của các cộng đồng mẫu hệ đang dần bị phụ hệ hóa, thậm chí bị phê phán và tấn công (NHTG 2009).4 Nghiên cứu quan hệ giới của người Ede cho thấy những sắp đặt truyền thống bảo vệ quyền lợi người phụ nữ đang bị lung lay trước sự thâm nhập nhanh chóng của kinh tế thị trường ở những thôn bản vùng sâu vùng xa (Mlo 1998). Mặc dù phụ nữ có thể quyết định một số việc trong nhà nhưng nam giới có tiếng nói hơn trong những 4 Quan sát trong quá trình công tác thực địa tại Gia Lai cũng củng cố cho nhận xét này. 18
- quyết định quan trọng như mua những tài sản giá trị và đầu tư vào sản xuất. Ngày nay, những tài sản như đất đai được chia cho cả con trai lẫn con gái.Vai trò của phụ nữ dần trở thành mờ nhạt trong xã hội và rào cản ngôn ngữ dần làm họ thu mình sau cánh cửa (OHK 2010 tài liệu dự án). 4.4 “Đàn ông họ biết nhiều hơn mình” Ở cả hai nhóm mẫu hệ và phụ hệ, hiện tượng coi trọng kiến thức người đàn ông và coi thường kiến thức phụ nữ khá phổ biến, ảnh hưởng tới quyền tiếp cận nguồn lực và tiếng nói của phụ nữ. Ví dụ, người đàn ông Thái cho rằng phụ nữ dân tộc Thái không có khả năng làm việc lớn, việc quan trọng như nam giới, hoặc việc làm mạ do phụ nữ làm không bằng nam giới (N/c Casi ở Yên Bái CARE 2010). Ghi chép ở nhiều địa phương cho thấy không chỉ nam giới mà ngay cả phụ nữ cũng tin rằng đóng góp của họ thua kém và không có giá trị bằng phần việc của đàn ông, thừa nhận quyền quyết định chính của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Theo một phụ nữ người Cơ Tu thì: Đàn ông họ biết nhiều hơn mình, họ định làm gì cũng cân nhắc rồi mới hỏi mình. Mình là vợ nó, phải tin nó, nên khi nó hỏi thì cũng phải gật đầu thôi. (Hồ Thị Thanh, 28 tuổi) (Mai Thanh Sơn và cs 2007). Việc giao tiếp thường xuyên trong xã hội tạo cho đàn ông những lợi thế mà phụ nữ không có được, như một phụ nữ người Hmong ở Dak Lắk thừa nhận, “đàn ông hiểu biết hơn đàn bà.”5 Thông tin từ những cuộc hội họp của xã, các buổi tập huấn và từ việc giao tiếp với xã hội bên ngoài giúp người đàn ông có thông tin hơn và củng cố quyền lực của họ đối với tài sản gia đình. Không có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội (do bận, ngại hay không được phép) nhưng thức được tầm quan trọng của thông tin do đàn ông thu thập từ những cuộc họp và các mối quan hệ bên ngoài, người phụ nữ thường dựa vào ý kiến của người chồng để lựa chọn những chiến lược sinh kế tối ưu nhất. Trong một xã hội coi trọng tiếng nói đàn ông hơn, việc phụ nữ tham gia vào các cuộc hội họp và giao tiếp bên ngoài không phải lúc nào cũng được hoan nghênh. Thực tế này được thể hiện rõ ràng nhất khi xem xét khó khăn đối với phụ nữ đơn thân, bất kể khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của những người phụ nữ này.6 Trong xã hội mẫu hệ, do những khó khăn chung đối với phụ nữ dtts về trình độ học vấn và rào cản ngôn ngữ, bản thân phụ nữ người Ede, Mnong và J’rai cũng phải nhờ cậy đàn ông. Đàn ông là người tham gia các cuộc họp thôn, phụ nữ thường chỉ tham gia khi nam giới vắng nhà hoặc không thể đi họp vì một lý do nào đó. Nam giới bao giờ cũng mạnh dạn phát biểu nhiều hơn phụ nữ. Những cơ hội tham gia giao tiếp xã hội này khiến người đàn ông phải đảm nhận vai trò trụ cột trong gia đình và có tiếng nói trọng lượng hơn trong các quyết định của gia đình. Cũng giống như phụ nữ ở xã hội phụ hệ, việc ít được học hành hạn chế phụ nữ tham gia vào các quyết định của gia đình và xã hội. Vì vậy, ngay trong cộng đồng mẫu hệ cũng ít có cặp vợ chồng nào mà vợ là người quyết định chính đối với những việc lớn trong gia đình, như một phụ nữ người Mnong chia sẻ: Người M'nông theo dòng mẹ, công việc trong nhà thường hai vợ chồng cùng bàn bạc, nhưng quyết định cuối cùng thì người chồng được quyền nhiều hơn, vì mình không 5 Nhận xét này cũng trùng lặp với một nghiên cứu cộng đồng nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Một phụ nữ người Kinh có trình độ và là cán bộ của một ngân hàng chi nhánh ở địa phương cho rằng, “đàn ông họ sắc sảo hơn trong việc ra quyết định và nhìn nhận vấn đề bởi họ đi nhiều và biết nhiều hơn.” 6 Nghiên cứu thực địa ở nhiều địa phương cho thấy nhiều phụ nữ góa hoặc đơn thân thường phàn nàn về những khó khăn họ gặp phải khi không có người đàn ông đỡ đần khi cần giao tiếp với cơ quan chính quyền do tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nguồn tư liệu sử dụng ở đây rất ít đề cập đến những đối tượng khó khăn này trong các dtts. 19
- hiểu nhiều bằng nó. (Bà H'Dai, 43 tuổi, người M'nông bon Ting Wêl Đăng, xã Đắk Ha) (Mai Thanh Sơn và Nguyễn Trung Dũng 2007: 18) 5. BẤT BÌNH ĐẲNG THEO LĨNH VỰC 5.1 Giáo dục Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều chính sách giúp học sinh dtts tiếp cận giáo dục tốt hơn. Nhà nước đã cấp học bổng, miễn giảm học phí, miễn thi và hạ thấp điểm chuẩn vào trường, khuyến khích giáo viên về vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, khoảng cách giáo dục giữa đồng bào dtts so với người Kinh vẫn rất lớn. Chất lượng dạy học còn thấp, tỷ lệ bỏ học cao, các hình thức và nội dung giáo dục chưa phù hợp, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được chất lượng dạy học (Nguyễn Thị Nghĩa 2010). Con em dtts vẫn nhập trường muộn và tỷ lệ bỏ học vẫn cao. Những khó khăn đối với con em dtts bao gồm đường xá xa xôi, đặc biệt đối với học sinh phổ thông trung học, chi phí phụ cao, thiếu lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp một, việc sử dụng giáo trình tiếng Việt, và thiếu giáo viên biết tiếng dân tộc (Humphreys và Vũ Thị Hiền 2008: 31; ). Ví dụ, ở Dăk Nông, khoảng cách tới trường và tới các khu nội trú là khó khăn lớn nhất ngăn cản các em gái H’mông tới trường. Ở Đăk Som, khu nội trú cho các học sinh người H’mông là căn nhà làm từ tre và mây. Mái nhà đã bị thổi bay. Những học sinh nội trú phải tự xoay sở để trang trải những nhu cầu thiết yếu của bản thân (OHK 2010, tài liệu dự án). Nhìn chung, tỷ lệ con em dtts tham gia vào các bậc học thấp hơn hẳn so với người Kinh, và tỷ lệ em gái dtt đi học cũng thấp hơn tỷ lệ em gái người Kinh. Phân tích xã hội quốc gia của NHTG thực hiện tại 3 tỉnh Hà Giang, Đăk Lắc và Quảng Trị năm 2006, có tới 31% người dtts trong khảo sát chưa bao giờ đến trường so với 6% người Kinh. Báo cáo cũng cho thấy số người dtts đạt tới trung học phổ thông và đại học là rất khiêm tốn so với người Kinh. Bất bình đẳng giới trong giáo dục cũng có sự khác biệt giữa các nhóm dtts. Năm 1999, trong các nhóm dân tộc thì nhóm người Kinh, Hoa có tỷ lệ học sinh học tiểu học trung bình là 94%. Nhóm dtts thứ hai có tỷ lệ học sinh học phổ thông cao nhất là người Tày và Mường với tỷ lệ học sinh đi học cao nhất ở cả nam và nữ là 94%. Ở cả hai nhóm này, số học sinh nam và nữ đến trường tương đương nhau. Riêng nhóm dtts Tây Nguyên như người J’rai, Bana và Xơ Đăng có tỷ lệ học sinh đi học tiểu học thấp nhất, sấp xỉ 60% với khoảng cách giữa trẻ em nam và nữ không quá 5%. Bất bình đẳng giới lớn nhất được thể hiện trong giáo dục của người Hmong với số em gái đi học chiếm 31,5% so với 53,5% trẻ em trai (Baulch et al., 2002). UBND tỉnh Cao Bằng cho biết trong năm 2010, người Mông, Dao, Sán Chỉ và Lô Lô được học ít hơn so với người Tày và người Nùng. Theo số liệu của NHTG (2007) thì 3 nhóm Thái, Hmong và Dao có tỷ lệ em gái đi học thấp hơn hẳn so với em trai. Chỉ có 31.5% em gái Hmong đi học so với 93.4% em gái người Kinh. Ở Dăk Nông, học sinh H’mông ở đây chỉ toàn là nam (OHK 2010, tài liệu dự án). Số liệu của hai tỉnh được khảo sát cũng thể hiện những xu hướng trên với số học sinh dtts, đặc biệt số học sinh nữ càng giảm tỷ lệ thuận với các cấp học. Báo cáo của UBND huyện Đức cơ cho biết trong những năm qua số trẻ em gái học tiểu học là 3,654 (47.59%) trong đó khoảng 98% trẻ em gái từ 11-14 tuổi tốt nghiệp chương trình tiểu học và được vào lớp 6 và tăng tỉ lệ đi học chung của nữ ở cấp trung học cơ sở lên trên 80,5%; trung học phổ thông lên trên 60,6%, trong đó tỉ lệ đi học chung của nữ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dtts là 38,9%. Học sinh người dtts chiếm 40,4% theo học thường xuyên tại các trường các cấp. Báo cáo cũng cho biết cả huyện Đức Cơ với dân số gần 60 ngàn mà chỉ có 2 trường hợp dtts trên đại học (1 tốt nghiệp và 1 đang học) (Báo cáo thống kê UBND Đức Cơ tháng 5, 2010). Báo cáo của Ban Dân Tộc tỉnh An Giang cho biết tỷ lệ đi học rất thấp của học sinh nam và nữ người Khmer. Ở 20
- bậc tiểu học, nam chiếm 39% so với nữ là 24,9%. Ở bậc trung học cơ sở, nam chiếm 24% so với 14,1% nữ. Ở cấp phổ thông trung học thì nam chiếm 7,8% so với 2,4% nữ. Báo cáo này cũng cho thấy chỉ có 0,1% học sinh người Khmer đạt đến Cao Đẳng và Đại Học, trong khi đó con số không đi học của người Khmer rất cao là 44,3%, với 28,8% là nam và 58,4% là nữ. Có thể khẳng định khó khăn kinh tế là một trong những lý do quyết định tỷ lệ bỏ học cao ở học sinh dtts, đặc biệt với các em gái khi việc đi học tạo một chi phí cơ hội lớn cho gia đình. Một báo cáo đói nghèo thực hiện năm 2003 cho thấy mặc dù Nghị Định 35 và Quyết Định 186 quy định học sinh dtts được miễn các khoản phí, trên thực tế gia đình các em vẫn phải đóng góp các khoản từ 50,000 đến 70,000 VND mỗi năm đối với học sinh tiểu học và từ 150,000 đến 200,000 VND đối với cấp trung học cơ sở (ActionAid 2003: 26). Nhóm nữ thanh niên người J’rai ở Đức Cơ cho biết hầu hết các em chỉ có thể học đến cấp II. Nhiều em phải bỏ học để giúp gia đình lao động sản xuất. Một số em gái ở độ tuổi 15-16 đã phải đi cạo mủ cao su giúp cha mẹ. Đối với người Chăm, đặc thù đi làm xa nay đây mai đó không ổn định, kể cả đi chài lưới và buôn bán xa nhà, bắt buộc các em phải nghỉ học. Các em người Chăm bỏ học nhiều nhất ở cấp II; hầu hết các em chỉ học hết lớp 5. Nhiều gia đình Chăm chấp nhận con bỏ học đi theo cha mẹ buôn bán xa nhà. Có tới 79 trong tổng số 100 gia đình Chăm được phỏng vấn có con bỏ học trước khi tốt nghiệp phổ thông trung học so với 35 trường hợp người J’rai trên tổng số 99. Số trẻ em bỏ học cao ở An Giang có liên hệ chặt chẽ với số gia đình đi buôn bán xa. Thậm chí, ở bậc phổ thông cơ sở, số em gái đi học cao hơn em trai vì nhiều em trai phải giúp cha đi chài lưới. Phòng Giáo Dục Sa Pa cho biết đến 90% các gia đình Hmong và Dao có con tham gia vào bán hàng cho khách du lịch không muốn cho con đi học. Hầu hết các em trong diện này chỉ học đến lớp 2 và lớp 6 (UNICEF 2009: 21). Ngoài lý do kinh tế thì các em gái dtts thiệt thòi hơn em trai trong việc học hành do những quan niệm truyền thống về vai trò giới và hiện tượng tảo hôn ở nhiều địa phương. Ví dụ người Cơ-Tu và Hre có tới 30-40% số phụ nữ kết hôn trước tuổi 17 so với 3,5% ở người Kinh và 2,4% ở người Hoa (Vũ Đình Lợi 1994).7 Vai trò làm vợ làm mẹ của phụ nữ khiến nhiều bậc cha mẹ cho rằng con gái không cần học cao. Điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học cao của em gái dtts. Qua khảo sát ở hai địa phương, có thể dễ dàng nhận thấy quan niệm về vai trò giới của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng rõ rệt trong việc đầu tư vào việc học hành cho con trai và con gái. Theo điều tra ở Gia Lai và An Giang, trong số 199 trường hợp được hỏi thì số người cho rằng con gái nên học hết PTTH là 27 so với con trai là 32. Số chênh này ở người J’rai thấp hơn một chút là 24 và 27. Nếu phải lựa chọn thì cha mẹ người Chăm sẽ ưu tiên đầu tư vào việc học của con trai hơn con gái do quan niệm con trai sẽ là trụ cột gia đình, phải kiếm tiền để nuôi gia đình, trong khi con gái sẽ sống phụ thuộc chồng, đảm nhiệm chức năng làm mẹ và làm vợ. Những gia đình Chăm có điều kiện thì đều muốn con trai học lên cao hơn. Phỏng vấn nhóm nữ thanh niên ở ấp Hà Bao II cho thấy rất hiếm em gái học được đến cao đẳng và đại học. Cả ấp chỉ có 4 học sinh nam được đi du học ở Ârap, một cơ hội mà các em gái không thể mơ ước. Ở người Hmong, tục tảo hôn cũng là một ràng buộc khiến các em gái H’mông phải bỏ học sớm (OHK 2010, tài liệu dự án). Một số cha mẹ người J’rai chấp nhận việc con bỏ học bất kể lý do là gì. Ở ấp Mooc Đen Hai, nhiều người tham gia phỏng vấn nhóm đều nói rằng con họ chán và tự bỏ học theo bạn. Không thuyết phục được các con tiếp tục đi học, các bậc cha mẹ chấp nhận việc con mình không quay lại trường nữa. Trừ một số ít học sinh nam và nữ dtts theo học hết cấp I đang ở cấp II, nhiều con em người J’rai đã bỏ học từ những lớp đầu cấp I. Một lý do khác của hiện tượng trẻ em người J’rai bỏ học sớm cũng có 7 Tục tảo hôn ở một số địa phương liên quan đến một số tập tục tìm hiểu nhau của thanh niên nam nữ các dân tộc từ khi còn rất trẻ như tục “đi sim” của người Vân Kiều, tục “ngủ thảo” của người Raglai, tục “chọc sàn”, “ngủ thăm” của người Thái, người Tày, tục “kéo vợ” của người H’mông (Hoàng Xuân Thành và đồng tác giả 2010: 83). 21
- thể do cha mẹ và bản thân các em học sinh chưa nhìn thấy triển vọng việc làm phi nông nghiệp tại địa phương mà quay đi quẩn lại cũng chỉ ở nhà phụ cha mẹ làm nương rãy. Mặc dù tỷ lệ bỏ học ở trẻ em dtts, cả nam và nữ, là rất cao, khó có thể kết luận rằng cha mẹ người dtts có nhận thức kém về giá trị của giáo dục và không biết quý trọng sự học. Theo điều tra của nghiên cứu này, hầu hết những người được hỏi mong muốn các con trai và con gái mình học hết cấp 3 và Đại Học Cao Đẳng so với số người chỉ mong muốn các con học hết cấp 1 và 2. Trong tổng số 100 người Chăm được hỏi thì có tới 42 trường hợp cho rằng họ không thể cho con đi học do chi phí thêm quá cao trong lúc gia đình cần lao động them (Bảng 3). Một nghiên cứu theo phương pháp nhân học về giáo dục khác ở Đăk Nông cho thấy trong khi một định kiến chung về người dtts là “họ không biết quý sự học” và tỷ lệ đi học thấp của con em dtts là do cha mẹ có trình độ dân trí thấp, do các em thiếu động cơ học tập, hay cha mẹ và cộng đồng người lớn thiếu quan tâm, thực tế cho thấy người Mnong xem giáo dục như nguồn hy vọng thăng tiến xã hội cũng giống như đối với người Kinh. Nghiên cứu này cho thấy 98% số người trả lời đồng ý rằng việc đi học sẽ giúp các em có đời sống khá giả hơn và hầu hết những người được hỏi đều mong muốn con cái họ đi làm việc nhà nước, làm công nhân, làm bác sỹ và giáo viên. Nghiên cứu này cũng cho thấy mong muốn này không chênh lệch nhiều giữa con trai và con gái. 55.2% số người Mnong được hỏi muốn con gái học hết THCS hoặc THPT so với 60% chọn con trai.8 Bảng 3: Ước muốn về giáo dục của các bậc cha mẹ với con trai và gái Bậc học J’rai Chăm Kinh Khác Con Con Con Con Con Con Con Con trai gái trai gái trai gái trai gái Cấp I 2 3 3 3 Cấp II 1 4 7 6 2 1 Cấp III 27 24 32 27 Trung cấp học nghề 4 8 3 2 1 2 Đại Học Cao Đẳng 27 25 29 23 6 5 1 1 Sau đại học 1 2 3 3 2 1 2 Nguồn: Khảo sát tại hai tỉnh An Giang và Gia Lai Dù nguyên do của tỷ lệ bỏ học cao là gì thì cũng để lại một hệ lụy là tỷ lệ mù chữ ở người dtts, đặc biệt phụ nữ dtts rất cao. Theo tổng cục thống kê năm 2001, tỷ lệ biết chữ của người dtts là 73% so với 90% của cả nước (TCTK 2001). Tình hình kinh tế kém phát triển, điều kiện địa lý phức tạp và một số vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục nói chung là những yếu tố góp phần vào tỷ lệ mù chữ cao ở các nhóm dtts. Theo số liệu thống kê năm 2000, ở nhóm dân số từ 10 tuổi trở lên tỷ lệ biết chữ ở nam giới cao hơn nữ giới 10%. Dân tộc nào có tỷ lệ mù chữ cao cũng có nghĩa trẻ em gái thiệt thòi hơn trẻ em trai trong việc đi học. Ví dụ, 41,2% trong tổng số 68,9% dân số từ 5 tuổi trở lên mù chữ ở dân tộc Hmong là em gái. Tỷ lệ này ở người Khơ Mú là 29,5% so với 46% và không thay đổi nhiều ở những bậc học cao hơn. Ví dụ, so sánh nhóm dân tộc Dao, Thái, Hmong cho thấy tỷ lệ học sinh nữ đi học trong độ tuổi so với học sinh nam thấp hơn là 4,9%, 6,7% và 20% (Hà Thị Minh Khương 2005: 46-7). Một 8 Nguồn tư liệu này dựa vào một nghiên cứu do một nghiên cứu viên độc lập thực hiện cuối năm 2005 tại tỉnh Đăk Nông và được yêu cầu không đưa tên. 22
- nghiên cứu nghèo đói ở miền núi phía Bắc cho thấy ngay trong số nam giới người dân tộc H’mông chỉ có hơn một phần tư là có khả năng nói và hiểu tiếng quốc ngữ một cách lưu loát (Rambo et al., 2001: 178). Như vậy con số mù chữ ở phụ nữ dtts là cao hơn nhiều bởi vì người Hmong ưu tiên cho con trai đi học hơn. Một khảo sát khác ở miền núi phía Bắc nhận định: Tại thời điểm khảo sát [2005], gần 100% phụ nữ Hmong ở Tả Văn và Lao Chải mù chữ và rất ít người biết tiếng nói phổ thông. Theo cán bộ HPN ở hai xã, ở những lớp xóa mù mở ra trong năm 2003, có một số phụ nữ, nhưng họ chỉ theo được vài buổi rồi phải nghỉ, chỉ còn nam giới theo học. Lý do duy nhất là không có ai thay họ làm các công việc gia đình. Cứ như vậy, những người phụ nữ Mông như một vòng tròn khép kín, đời này qua đời khác, ngay từ khi còn nhỏ đã phải hy sinh cho kinh tế và phúc lợi của gia đình, đến khi lớn, trở thành người vợ, người mẹ, họ lại tiếp tục lầm lũi hy sinh quyền lợi của bản than cho chồng, cho con và cho gia đình chồng (Nguyễn thị Thanh Tâm. 2006: 43). Bảng 4: Tỷ lệ nam và nữ không biết viết và đọc tiếng Việt theo dân tộc và tuổi tác Ông Bà Cha Mẹ Con Con Cháu Cháu Con Con trai gái trai gái dâu rể J’rai 15 18 23 52 16 17 7 8 6 6 Chăm 6 11 25 45 22 23 8 6 3 2 Kinh 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 21 29 49 98 38 40 15 14 9 8 số Nguồn: Khảo sát tại hai tỉnh An Giang và Gia Lai Theo những nguồn tư liệu hiện có, có thể thấy rằng tỷ lệ mù chữ giữa các vùng và các dân tộc có sự khác biệt đáng kể với các dân tộc vùng núi cao có tỷ lệ mù chữ cao hơn những dân tộc ở vùng thấp. Dân tộc Tày, Nùng là hai dân tộc có tỷ lệ biết tiếng phổ thông cao hơn so với dân tộc Hmong. Nhưng mù chữ không phải là vấn đề của riêng phụ nữ dtts miền núi phía Bắc. Loạt báo cáo nghèo đói của nhóm Hành Động Chống Đói Nghèo thực hiện từ 1999 tại một số tỉnh trên toàn quốc cho thấy đến 80% phụ nữ dtts ở Đăk Lắc mù chữ (PPA 2003). Thực tế này cũng được kiểm nghiệm qua những khó khăn về rào cản ngôn ngữ trong quá trình lấy số liệu ở tỉnh Gia Lai và An Giang. Những cuộc phỏng vấn nhóm phụ nữ ở cả hai dân tộc đều phải thực hiện qua phiên dịch, một khó khăn rất chung của nhiều nghiên cứu ở vùng đồng bào dtts ở vùng núi phía bắc và Tây Nguyên (UNFPA 2008a; UNFPA 2008b). Báo cáo của UBND Huyện Đức Cơ cho biết số phụ nữ dân tộc J’rai dưới 40 tuổi mù chữ rất cao. Tuy vậy, so sánh hai dân tộc Chăm và dân tộc J’rai cho thấy tỷ lệ phụ nữ J’rai không biết tiếng Việt cao hơn (Bảng 4). Điều này có thể vì địa bàn khảo sát của người J’rai có tiếp cận thị trường ít hơn so với người Chăm. Khả năng nói tiếng Việt của phụ nữ Chăm và J’rai cũng thay đổi theo tuổi tác và mức độ tham gia vào những hoạt động kinh tế và xã hội bên ngoài. Phần lớn những phụ nữ Chăm ở nhà ít giao tiếp thì khả năng nói tiếng Việt kém hơn so với những phụ nữ có điều kiện tiếp cận với xã hội bên ngoài nhiều hơn qua tham gia vào buôn bán và làm thuê mướn. Phụ nữ J’rai rất ít giao thiệp với xã hội bên ngoài, thậm chí với phụ nữ dân tộc Kinh hoặc dân tộc khác tại địa phương. Hầu hết các gia đình J’rai cử nam giới đi họp. Điều này cũng có nghĩa phụ nữ rất ít được tiếp cận với những cơ hội bên ngoài. 23
- Kết luận Mặc dù đã có nhiều chương trình nhằm tăng cường số lượng và chất lượng giáo dục cho các đồng bào dtts ở vùng sâu vùng xa (xem Nguyễn Thị Nghĩa 2010), những chương trình và chính sách hiện thời mới dừng lại ở số lượng và chưa giải đáp được những khó khăn liên quan đến văn hóa, phong tục tập quán và đặc biệt là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của học sinh dtts. Hạn chế trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em dtts không những ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em mà con hạn chế tiếp cận của người dtts với những cơ hội phát triển kt-xh nói chung khiến nhóm người này sẽ tụt lại xa so với người Kinh và Hoa và những nhóm dtts sống gần đô thị. Một bất cập trong giáo dục chưa được giải quyết là tính phù hợp của phương pháp giảng dạy tập trung đã tồn tại nhiều thập kỷ của hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo một nghiên cứu ở Đăk Nông, phương pháp giảng dạy này chính là một rào cản đối với sự tham gia của học sinh người dtts. Chính việc thiếu giao thiệp cởi mở giữa giáo viên người Kinh và phụ huynh người dtts là lý do khiến nhiều vấn đề tồn tại trong phương pháp giáo dục hiện tại không được giải quyết. Con em dtts không thích đi học không chỉ vì giáo viên không biết tiếng dân tộc, mà còn do phương pháp giảng dạy tập trung, không khuyến khích sự tham gia của các em, thậm chí còn mang tính “đe dọa.” Hơn nữa, tính thật thà của con em dtts khiến họ lạc lõng và mất lòng tin vào một hệ thống giáo dục mà việc quay cóp rất phổ biến và được coi như “chuyện đương nhiên.” 5.2 Y tế Báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2003 liệt kê một số vấn đề về y tế đối với các cộng đồng dtts, gồm vấn đề về sức khỏe sinh sản, sốt rét, lao, phong, HIV/AIDS, những bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, thói quen sử dụng thuốc lá và vấn đề dinh dưỡng. Vấn đề nước sạch và thiếu màn là nguyên nhân của những bệnh kinh niên ở miền núi phía Bắc (Rambo và cs 2001). Trong khi những nỗ lực phòng chống sốt rét đã giảm số ca sốt rét trong cả nước thì con số này ở Tây Nguyên vẫn còn cao nhất là 5/000 so với 0,9/1000 trên cả nước WHO (2002). Dù xem xét bằng cách nào, những chỉ số về sức khỏe ở vùng đồng bào dtts vẫn thấp hơn so với mặt bằng dân số chung. Hiện tại còn nhiều bất cập trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế đối với các nhóm đồng bào dtts ở vùng sâu vùng xa như chất lượng và số lượng của dịch vụ, khả năng tiếp cận và chi trả của người sử dụng dịch vụ như một nghiên cứu tổng kết, “Công tác chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào vùng sâu vùng xa vẫn gặp nhiều khó khăn: thu nhập thấp nên khó có khả năng thanh toán các chi phí về chăm sóc y tế; hệ thống y tế ở địa phương còn kém phát triển, thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhà cửa xuống cấp, thiếu phương tiện kỹ thuật, thiếu thuốc; khó khăn về địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt” (Đoàn Kim Thắng 2007). Khảo sát ở hai địa bàn trong nghiên cứu này cho thấy mức độ phổ biến của BHYT cấp theo chương trình 139. Có 141/199 hộ có BHYT, trong đó có 98 hộ sử dụng BHYT. Số liệu điều tra cũng cho thấy số phụ nữ sử dụng BHYT nhiều hơn nam giới. Tuy vậy, có nhiều vấn đề cần xem xét về chất lượng của dịch vụ y tế và đặc biệt chất lượng giành cho người sử dụng BHYT. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng, người dtts chỉ được cấp các loại thuốc kháng sinh thông thường theo BHYT. Tại hai địa bàn khảo sát, những hộ Chăm và J’rai được hỏi gặp những khó khăn khác nhau trong việc sử dụng BHYT. Phần lớn các trường hợp sử dụng BHYT cho các bệnh nhẹ tại trạm xá xã. Trong số 100 người Chăm được hỏi thì chỉ có 23 trường hợp tìm đến bệnh viện. Chất lượng khám chữa bệnh tại cả cấp xã, huyện và tỉnh cần được xem xét. Trong số 199 hộ thì có 10 trường hợp cho rằng chi phí ngoài viện phí là một 24
- khó khăn, trong khi đó 12 trường hợp cho rằng nhân viên y tế không nhiệt tình và 9 trường hợp cho rằng cơ sở khám chữa bệnh thiếu trang thiết bị và thuốc men. Ngoài những tồn tại về số lượng và chất lượng của dịch vụ cung cấp cho những đối tượng được cấp BHYT, những chi phí nằm ngoài BHYT chính là thách thức đối với nhiều người bệnh, đặc biệt người dtts vốn sống ở vùng sâu vùng xa, có nguồn thu nhấp thấp không ổn định lại phải tốn kém do đường xá xa xôi. Trong nhiều trường hợp, các gia đình dtts tự mua thuốc uống hoặc tìm đến sự giúp đỡ tại ngay địa phương mình sống như thầy lang, nhân viên y tế tại ấp, trạm xá xã hay phòng khám tư. Ảnh hưởng của gánh nặng chi phí ngoài viện phí đối với sức khỏe của cộng đồng dtts là vấn đề cần tìm hiểu thêm. Bảng 5: Số gia đình có và sử dụng BHYT theo tuổi tác và dân tộc Có Số gia Ông Bà sử Cha Mẹ Con Con Cháu Cháu Con Con BHYT đình sử dụng trai gái trai gái dâu rể đã sử dụng dụng J’rai 82 68 3 4 40 55 35 43 9 10 4 7 Chăm 46 19 0 2 5 6 3 2 1 2 0 0 Kinh 9 8 1 1 4 5 4 6 0 0 0 0 Khác 4 3 0 0 1 0 2 1 0 0 0 0 Tổng số 141 98 4 7 50 66 44 52 10 12 4 7 Nguồn: Khảo sát tại hai tỉnh An Giang và Gia Lai Đối với phụ nữ dtts, tình trạng kết hôn sớm, việc phải gánh vác hết công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, sinh con dày nhưng lại không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến họ bị kiệt sức, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đau yếu, sinh bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nạn tảo hôn phổ biến kéo dài tuổi sinh sản của người phụ nữ dtts đóng góp vào số con trung bình của phụ nữ dtts trong độ tuổi 15-49 cao hơn hẳn so với mức con trung bình của người Kinh. Ví dụ, người Cơ Tu trung bình có 8,7 con, người Hre là 7,5, Hmong là 8,8, xinh Mun là 8,42, Thái là 6,5, Mường là 5,4, và người Kinh là 3,84 (Vũ Đình Lợi 1994). (số liệu mới). Đó chính là một trong những lý do vì sao nhiều phụ nữ dtts sức khỏe yếu và ở tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu (Đỗ Thị Bình 1999: 16). Một mặt phụ nữ dtts chưa được gia đình, cộng đồng và xã hội chăm sóc đầy đủ. Mặt khác, chính trình độ học vấn hạn chế của phụ nữ dtts ảnh hưởng nhiều đến kiến thức, mức độ tiếp cận thông tin đại chúng của phụ nữ và thái độ và thực hành trong KHHGĐ (Đoàn Kim Thắng 2007). Theo UBDS Gia Đình và Trẻ Em: nhận thức của người dân ở vùng sâu vùng xa chịu ảnh hưởng rất lớn từ các phương tiện thông tin đại chúng. Số liệu cho thấy có khoảng 25.6% phụ nữ từng có chồng sống ở vùng sâu, vùng xa không đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến vì không có phương tiện. Trong số còn lại chỉ có 20.9% phụ nữ có đọc báo; 55.4% có xem vô tuyến và 56.5% có nghe đài ít nhất một tuần một lần. Nếu tính một phụ nữ tiếp xúc với cả 3 lại phương tiện thong tin nói trên ít nhất một lần trong tuần thì tỉ lệ này chỉ đạt 13.6% (UBDS, Gia Đình và Trẻ Em, 2003, trích trong Đoàn Kim Thắng 2007). Phụ nữ dtts vẫn tiếp tục sinh số con đông hơn nhiều so với phụ nữ người Kinh và cho đến nay, phần lớn phụ nữ Hmong và Dao vẫn sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của bà đỡ hoặc người thân trong gia đình (UNESCO 2009). Năm 1989, tỷ suất sinh ở bà mẹ người Hmong là 9.3 so 25
- với bà mẹ người Hoa là 2.9%. Mặc dù có chiều hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng tỷ suất này vẫn khá cao với ở những phụ nữ dtts trong tuổi sinh nở với 7 trẻ/bà mẹ năm 1999 ở người Hmong và 5 trẻ/bà mẹ ở người J’rai và một số nhóm dân tộc ít người khác (WHO 2003: 10, trích TCTK 2001). Ở nhiều vùng sâu vùng xa, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà còn rất cao, có khi tới 90% với sự trợ giúp của những bà đỡ không qua đào tạo chuyên môn (UBDS 1999; SDA, 2000). Khảo sát của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc cho thấy vẫn còn 18,9% phụ nữ đẻ tại nhà, cao nhất ở Kon Tum và Hà Giang (64,1% và 46,9%). Tương tự, còn hơn 10% các cuộc đẻ do những người không chuyên môn y tế đỡ, cao nhất cũng ở Kon Tum và Hà Giang (56,5% và 41,9%) (UNFPA 2006: 66). Con số này trùng với số liệu của một nghiên cứu do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tiến hành tại Bình Định với 3 nhóm dân tộc Bana, H’rê và Chăm (UNFPA 2008a: 2). Xu hướng này cũng đúng ở thực tế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở người J’rai do tâm lý “ngại” tiếp xúc với các cán bộ y tế có chuyên môn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc vận động phụ nữ dtts sinh con tại trạm xá, theo cán bộ phụ nữ tại Gia Lai, vẫn còn tới 50% phụ nữ dtts sinh con tại nhà. Khó khăn của người phụ nữ dtts chính là vì đối với hầu hết các dtts việc sinh con được coi là trách nhiệm của phụ nữ và là chuyện bình thường, không cần sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ, đối với một số dtts như người Xơ Đăng hoặc Cơ Tu, phụ nữ thường đẻ một mình trong một túp lếu dựng trong rừng (WHO 2003: 18). Tỷ lệ sinh con trung bình của người dtts có nhiều lý do. Ví dụ, người Hmong cho rằng con cái chính là tài sản (UNFPA 2008b: 8), nhưng điều này không có nghĩa phụ nữ dtts không có nhu cầu sử dụng dịch vụ KHHGĐ. Số con trung bình của các dtts tỷ lệ nghịch với dịch vụ bảo vệ bà mẹ trẻ em. Báo cáo của tổng cục thống kê và UNICEF năm 2006 đánh giá những công tác phòng tránh thai, chăm sóc sức khỏe trước khi sinh và trợ giúp khi sinh cho thấy tỉ lệ phụ nữ dtts được cán bộ chuyên môn khám thai chỉ là 63,2% so với đa số ở dân tộc Kinh. Tỷ lệ khám thai cho phụ nữ 15-49 tuổi thấp nhất ở vùng Đông Bắc (69,7%), vùng Tây Bắc (71%) và Tây Nguyên (78,1%). Đồng Bằng sông Hồng có tỷ lệ cao nhất, hầu hết phụ nữ ở các vùng này được chăm sóc trước khi sinh bởi các cán bộ y tế chuyên môn. Tỷ lệ thấp nhất ở nhóm 15-19 tuổi (76,5%) và cao nhất ở phụ nữ 30-34 tuổi (94%) (TCTK & UNICEF 2006: 84). Một nghiên cứu của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh tham gia chương trình quốc gia 7 do quỹ này tài trợ cũng kết luận rằng việc thiếu cán bộ được đào tạo và thái độ của những người cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của dịch vụ (UNFPA 2006: 62-64). Số phụ nữ dtts không được chăm sóc trước khi sinh cao hơn nhiều so với người Kinh, 60% so với 30% (WHO 2003: 10). Việc sinh con đông thiếu sự trợ giúp của nhân viên y tế có chuyên môn có thể giúp lý giải tỷ lệ tử vong ở mẹ và con người dtts cao hơn so với người Kinh và tỷ lệ nạo thai cao trong khi đó tỷ lệ sử dụng BPKHHGD thấp (Humphrey và Vu Thu Hien 2008: 37). Năm 2000, tỷ lệ tử vong ở mẹ là khoảng 100 ca trên 1000 ca đẻ sống. 56,3% phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS không khám thai lần nào từ khi có thai đến khi sinh con. Việc thiếu chăm sóc trước và sau khi sinh cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em ở vùng miền núi phía Bắc nhiều gấp hai lần ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ suất tử vong mẹ là 85/100.000 ca đẻ sống (năm 2003). Điều tra dân số năm 2001, chỉ số trẻ nhỏ chết ở một số dtts đều cao hơn gấp 3 lần so với người Kinh với 21 trẻ nhỏ chết trên 1000 ca đẻ sống. Tỷ lệ này ở dân tộc J’rai cao nhất là 69% so với ở dân tộc Hmong là 56%, và 59% của các nhóm dân tộc khác. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng theo cân nặng dưới 5 tuổi cao nhất tại tỉnh Đắc Lắc là 45,3% (UNDP 2002). WHO (2002) cũng ước lượng khoảng 165 trên 100,000 ca đẻ chết so với 411 ca chết ở Cao Bằng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng năm 2010, mặc dù 100% xã trong tỉnh có trạm xá nhưng tỷ lệ sinh tại nhà chiếm đến 70% dẫn đến hậu quả tỷ lệ tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh rất cao. 26
- Bất bình đẳng giới cũng được thể hiện trong việc lựa chọn số con, biện pháp tránh thai và việc chia sẻ trách nhiệm khi sinh con. Quan niệm về vai trò của phụ nữ như người phụ thuộc vào chồng trong xã hội phụ hệ tiếp tục ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi sinh sản của phụ nữ dtts. Phụ nữ dtts vẫn là đối tượng chính của các biện pháp tránh thai, và là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Chiều hướng tăng sử dụng các biện pháp tránh thai ở các đồng bào dtts gần đây có nghĩa có nhiều cải thiện trong việc tiếp cận những thông tin và dịch vụ trách thai đối với phụ nữ dtts. Tuy vậy, ngoài một số ít các biện pháp tránh thai dành cho nam giới, trách nhiệm giữ gìn sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình chủ yếu vẫn nhằm vào phụ nữ. Báo cáo của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc cho biết 80% trong số 283 cặp vợ chồng đã sử dụng những biện pháp tránh thai, nhưng những biện pháp dành cho nữ chiếm tới 91% so với 9% nam giới sử dụng bao cao su và triệt sản nam (UNFPA 2008a: 8). Một nghiên cứu khác của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Mèo Vạc cũng cho thấy những biện pháp kế hoạch hóa gia đình được người Hmong sử dụng như dụng cụ tử cung, uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, nạo hút thai chủ yếu vẫn tập trung vào phụ nữ (UNFPA 2008b: 13-14). Tương tự, báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng cho thấy tỷ lệ sử dụng vòng tránh thai là 57%, thuốc tránh thai là 11.4%, trong khi đó chỉ có 7.5% sử bao cao su và 0.5% triệt sản. Việc các chương trình bảo vệ SKSS vẫn nhằm vào phụ nữ tạo thêm một gánh nặng cho người phụ nữ vốn đã rất bận bịu với các trách nhiệm khác trong gia đình. Phụ nữ là người có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình, nhưng bản thân phụ nữ ít được chăm sóc. Vậy mà hiện tại thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ dtts còn ngắn, không có điều kiện để phục hồi sức khỏe. Ở Cao Bằng, vùng DTTS có 1/3 phụ nữ không nghỉ trước khi sinh; trên 40% phụ nữ nghỉ sau khi sinh không quá 31 ngày. Việc không được chăm sóc đầy đủ cũng là nguyên nhân của tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ là 32%, so với 9,5% nam giới cùng độ tuổi. Tỷ lệ phụ nữ suy dinh dưỡng ở độ tuổi sinh sản là 26,7% (UBND Cao Bằng 2010). Kết luận Có nhiều vấn đề về dịch vụ y tế chưa đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dtts nói chung, và phụ nữ dtts nói riêng. Những khó khăn này bao gồm chất lượng và số lượng của dịch vụ, hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, và sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ không được chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng, không được nghỉ ngơi đầy đủ khi sinh con ảnh hưởng tới cả sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Nhận thức được những thiệt thòi này, phụ nữ dân tộc J’rai thường so sánh vị thế của họ với phụ nữ người Kinh được chồng chia sẻ gánh nặng và được nghỉ ngơi đầy đủ khi sinh. Ngoài những yếu tố văn hóa, những chương trình chăm sóc SKSS chưa thực sự tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của người phụ nữ dtts. Những bất cập trong chính sách sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dtts nằm trong những tồn tại chung được tổng hợp trong báo cáo về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh tham gia chương trình quốc gia 7 do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tài trợ (UNFPA 2006). Báo cáo này chỉ ra rằng những vấn đề tồn tại trong dịch vụ sức khỏe sinh sản gồm hạn chế về điều kiện vật chất của các cơ sở y tế, hạn chế về đào tạo chuyên môn của cán bộ và nhân viên y tế, v.v. 5.3 Lao động việc làm Trong những năm qua đã có nhiều thay đổi về cơ cấu lao động việc làm. Phân tích thị trường lao động việc làm của Việt Nam của UNDP mới đây đánh giá rằng cấu trúc thị trường lao động Việt Nam đang chuyển dần sang khu công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Cùng với sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp là thay đổi về yêu cầu trình độ học vấn cho các loại hình công việc khác nhau, và sự liên hệ chặt chẽ giữa trình độ 27
- giáo dục và mức lương. Trong giai đoạn 1996-2006, mức tăng lương với lao động không bằng cấp và tiểu học là 75%, trung học cơ sở là 120%, PTTH là 190% và cao đẳng là 301%. Trong khi đòi hỏi trình độ lao động ngày càng cao thì số năm đến trường trung bình của dân số trong độ tuổi lao động của các dtts lại đi xuống so với các nhóm khác, từ 6,1 năm xuống 5,8 năm so với lao động toàn quốc tăng từ 7,43 năm 1993 lên 8,3 năm 2003. Trong khi tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thì những thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp cũng trở thành mối lo cho lao động nông thôn vốn ít được trang bị những kỹ năng lao động ngoài nông nghiệp. Người lao động nông thôn đang đa dạng hóa từ công việc tự tạo sang làm việc hưởng lương trong khi người lao động thành thị chuyển từ việc làm hưởng lương sang tự kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy vậy, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 5,8% so với 2,1% ở khu vực thành thị (UNDP 2010). Những thay đổi về thị trường lao động tạo ra những thách thức mới đối với lao động nam và nữ ở nông thôn. Một mặt, hiện tượng di cư thành phố theo mùa đang tạo ra xu hướng nữ hóa lao động nông nghiệp. Khi người đàn ông đi xa thì người phụ nữ phải cáng đáng hết những công việc sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, do đất đai ngày càng cạn kiệt, cơ hội công việc cho cả nam và nữ thanh niên dtts nói chung cũng khó khăn. Cùng với những thay đổi cơ cấu lao động theo thay đổi trong kinh tế, nhà nước đã có nhiều nỗ lực để giúp thanh niên khu vực nông thôn bắt nhịp với nhu cầu lao động của nền kinh tế thị trường. Trước năm 2000, vùng dtts và miền núi chỉ có 42 trong số 266 trường trung học cấp chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2008, con số này tăng lên 89 trên tổng số 489 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Số học sinh dân tộc cũng tăng từ 8.393 lên 28.330 trong hai giai đoạn này. Công tác cử tuyển học sinh dtts cũng đạt 64% chỉ tiêu được giao (Nguyễn Thị Nghĩa 2010: 66). Mặc dù đã tăng gấp đôi số trường trung cấp nhưng con số này chưa tính đến tỷ lệ tham gia giữa nam và nữ và thay đổi cơ cấu dân cư do kết quả của tăng dân số tự nhiên và cơ học. Việc đầu tư vào lao động việc làm cũng phải kể đến đề án 25 và chương trình 30a. Trong hai tỉnh được khảo sát thì tỉnh An Giang là địa bàn đã thực hiện những chương trình hỗ trợ đào tạo dạy nghề tích cực nhất. Theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh An Giang, nhà nước đã đầu tư 78 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2010 để giải quyết việc làm cho 19,680 người, trong đó nữ chiếm 43%. Trong số này có 1,287 lao động làm việc ngoài tỉnh. Có 399 người dtts tham gia vào những cơ hội này. Có 42 trường hợp lao động được xuất khẩu qua Malaysia, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Từ 2007 đến giữa 2010, trong tổng số 385 lao động xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài thì chỉ có 4 lao động là người dtts. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2010, có 3,477 nữ lao động trong tổng số 9,159 người được được đào tạo. Giai đoạn 2006-2009, có 3,967 lao động người dtts trong tổng số 102,800 lao động được đào tạo, chiếm khoảng 4%. Điều này có nghĩa số lao động dtts tham gia vào những cơ hội này là rất thấp. Tuy vậy, những con số này chưa thể hiện được tiếp cận của nam và nữ dtts với những cơ hội việc làm phi nông nghiệp trong và ngoài nước. Phụ nữ dtts vốn thiệt thòi hơn nam giới trong giáo dục cũng là đối tượng thiệt thòi nhất trong việc tiếp cận những cơ hôi việc làm phi nông nghiệp. Ở hai địa bàn nghiên cứu, khó khăn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nữ dtts tại địa phương liên quan chặt chẽ đến đặc điểm địa lý và mức độ tiếp cận thị trường ở địa phương. Ở Đức Cơ, lao động nữ từ 15-55 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động xã hội. Nhưng do đặc thù là một huyện biên giới, tỷ lệ dtts cao (48%), mặt khác hàng năm một lượng lao động từ nơi khác đến lập nghiệp rất lớn; các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ chưa phát triển nên phân bổ chủ yếu ở nông thôn (ngành NN). Tỉ lệ phụ nữ có việc làm là 47% so với 53% của nam giới trên địa bàn huyện. Số lao động nữ không có việc làm ở khu vực nông thôn còn cao. Số phụ nữ tham gia vào những chương trình đào tạo việc làm là rất thấp. Theo báo cáo của phòng LĐTBXH của huyện Đức Cơ, phòng lao động và Trung tâm bồi dưỡng chính trị và trung tâm giáo dục thường xuyên mở 2 lớp học nghề cho lao động nông thôn và đã thu hút 120 lượt lao động tham gia, trong đó 28
- chỉ có 14 phụ nữ tham gia học nghề. Ngoài ra, vốn hỗ trợ cho chị em phụ nữ làm kinh tế từ chương trình MTQG giảm nghèo còn rất hạn chế so với nhu cầu vốn vay. Nên lượng lao động vẫn chưa giải quyết hết, chủ yếu là lao động thời vụ, thu nhập không ổn định, số được vay vốn thấp. Điều này cũng có nghĩa trong tương lai, phụ nữ dtts ở vùng sâu vùng xa có nguy cơ ngày càng cách xa phụ nữ miền xuôi. Sự khác biệt về vốn xã hội ở hai dân tộc Chăm và J’rai cũng là một yếu tố quyết định đến cơ hội công ăn việc làm phi nông nghiệp cho nam và nữ thanh niên dtts. Cùng là hai dân tộc thiểu số với số dân ít, sống trong hai cộng đồng đa sắc tộc, nhưng những cơ hội tiếp cận việc làm phi nông nghiệp đối với người Chăm tốt hơn nhiều so với người J’rai. Bảng dưới đây cũng cho thấy số người J’rai đã nghe và tham gia vào các chương trình hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động là thấp hơn hẳn so với người Chăm. Trong số ít người tham gia thì sự tham gia của thanh niên nam và nữ ở cả hai dân tộc J’rai và Chăm là tương đương.Trong khi người Chăm có nhiều thành viên tham gia vào các hoạt động kinh tế ngoài địa phương như làm mướn, mua bán xa, thì người J’rai chỉ có một cơ hội phi nông nghiệp duy nhất là làm công nhân cho nông trường cao su của công ty 72 thuộc Binh Đoàn 15. Hàng năm công ty nhận một số con em đồng bào dtts chưa có việc làm với mức lương 1.6 triệu/tháng. Việc người Chăm có nhiều cơ hội hơn cũng do khả năng tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp phi nông nghiệp của cán bộ địa phương. Ở ấp Hà Bao II nơi có một cán bộ Hội Phụ Nữ người Chăm đã tham gia công tác HPN xã nhiều năm đã giúp đưa về địa phương một số dự án hỗ trợ việc làm cho nữ thanh niên người Chăm. Kinh phí từ đề án 25 đã giúp tổ chức 2 lớp đào tạo nghề sơn móng tay cho khoảng 50 nữ thanh niên ở ấp. Cũng là người Chăm, nhưng ở ấp Lama thì những hoạt động này lại chìm lắng. So với người J’rai thì người Chăm có mạng lưới xã hội rộng rãi hơn nhiều. Trong khi người J’rai chỉ có thể trông chờ vào cơ hội lao động tại địa phương thì người Chăm với quan hệ xã hội rộng rãi trong cộng đồng Islam đã giúp cho nhiều nam và nữ thanh niên đi lao động ở nước ngoài không nằm trong chương trình của nhà nước. Cũng theo cán bộ phụ nữ của ấp Hà Bao II, ấp có khoảng 40 phụ nữ đã sang Malaysia buôn bán. Lúc đầu cán bộ địa phương còn lo lắng, nhưng sau một thời gian khi ngày càng có nhiều chị em đi và mang tiền về giúp gia đình, hiện nay ngày càng nhiều phụ nữ Chăm tham gia vào mạng lưới buôn bán này. Bảng 6: Số người đã nghe, tham gia vào chương trình hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động theo dân tộc và giới Chương J’rai Chăm J’rai Chăm trình dạy nghề Nghe Tham Nghe Tham Vợ Chồn Con Con Khác Vợ Chồn Con Con Khác nói gia nói gia g trai gái g trai gái Hỗ trợ học 33 21 61 18 3 7 10 9 1 4 1 9 11 0 nghề Xuất khẩu 17 2 42 2 2 2 0 0 0 0 0 1 1 1 lao động Nguồn: Khảo sát tại hai tỉnh An Giang và Gia Lai Kết luận Báo cáo của các địa phương đều cho thấy hiện nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số, nội trú và chính sách dạy nghề cho người tàn tật. Tuy nhiên, các chương trình này còn rất hạn chế về số lượng đào tạo cũng như tính phù hợp cho địa phương và khả năng tiếp cận của nam và nữ thanh niên dtts. Người nghèo và phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, vùng DTTS khó có thể theo học được các khóa dạy nghề theo cơ chế hiện hành, vì khi tham gia khóa học họ phải bỏ công 29
- việc gia đình, làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của gia đình. Mặt khác, nếu có được tham gia các lớp đào tạo dạy nghề thì cũng không dễ dàng tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm sau khi tham gia học nghề ở vùng sâu vùng xa. Một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn thị trường lao động ở địa phương. Thực tế bản thân các cộng đồng dtts cũng có sự năng động riêng. Hầu hết số người Chăm đi làm việc xa nhà là dựa vào các mối quen biết trong cộng đồng đạo Islam của họ. Những mạng lưới này cũng giúp cho sự có mặt ngày càng đông của người Chăm không chỉ ở các tỉnh lân cận trong ĐBSCL, mà còn ở cả thành phố HCM và xa hơn là nước ngoài. Đây chính là một mô hình cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.Tính năng động của người Chăm không chỉ ở ngoài địa phương mà còn ở trong địa phương nữa, khi sự tham gia của cán bộ dân tộc vào công tác đoàn thể và lãnh đạo cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng Chăm. 5.4 Cơ sở hạ tầng Chương trình mục tiêu quốc gia 135 giai đoạn I và II đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dtts. Ở hai vùng nghiên cứu đã có thêm đường giao thông, điện lưới, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng, phát triển sản xuất, thủy lợi và nước sạch. Kinh nghiệm của các dự án phát triển khác cho thấy phụ nữ thường lựa chọn đầu tư các công trình như nước sạch, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, hay chợ trong khi nam giới thiên về lựa chọn các công trình như đường, điện, thủy lợi hay nhà cộng đồng thôn. Tất cả các dạng công trình này đều cần thiết và đều có lợi cho những người trong vùng dự án. Tuy nhiên, việc lựa chọn công trình không phải lúc nào cũng bình đẳng giới do cách tổ chức các hoạt động tham vấn ở địa phương. Bảng 7: Mức độ tham gia vào các công trình csht theo dân tộc và giới tính Tham gia J’rai Chăm Kinh J’rai Chăm Vợ Chồng Con Con Khác Vợ Chồng Con Con Khác gái trai gái trai Đóng góp ý 53 51 5 30 39 7 8 1 17 36 3 4 2 kiến Lựa chọn 5 8 5 1 4 1 1 0 0 7 0 0 0 hạng mục đầu tư Tham gia 7 31 4 2 6 2 2 0 7 21 3 8 2 thực hiện Tham gia 4 11 1 1 3 1 1 0 5 9 0 0 1 nghiệm thu Nguồn: Khảo sát tại hai tỉnh An Giang và Gia Lai Tại hai địa bàn khảo sát, người J’rai tại Đức Cơ đánh giá cao những công trình này hơn hẳn so với người Chăm tại An Phú. Có thể điều này phụ thuộc vào mức độ đóng góp của công trình so với thực trạng ở địa phương. Huyện Đức Cơ là một huyện rất xa trung tâm so với huyện An Phú, vốn rất gần trục đường quốc lộ Kết quả khảo sát cũng cho thấy cả hai dân tộc J’rai và Chăm chủ yếu góp ý kiến và tham gia đóng góp trong quá trình xây dựng các công trình. Người Chăm cũng tham gia đóng góp và 30
- nghiệm thu đông hơn so với người J’rai. Ở cả hai dân tộc thì mức độ tham gia của nam giới trong đóng góp ý kiến, lựa chọn hạng mục đầu tư, tham gia thực hiện và nghiệm thu của nam giới cũng đều cao hơn hẳn so với nữ giới. Con số này cũng đúng với thực tế rằng việc đi lại và tham gia vào các hoạt động xã hội, hội họp của phụ nữ ở cả hai dân tộc Chăm và J’rai thấp hơn hẳn so với nam giới. 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC 6.1 “Tiếng nói” và “sự tham gia” của phụ nữ dtts Khả năng tham gia của nam và nữ vào việc quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất và tái sản xuất như tài sản gia đình, đầu tư vào sản xuất, số con sinh và sự tham gia của họ vào những quyết định trong xã hội như hạng mục công trình csht, v.v., chính là thể hiện vị thế của họ. Nói cách khác quyền được nói, được lắng nghe, hay tiếng nói là thước đo quan trọng nhất của bình đẳng giới. Phần thảo luận trên đây cho thấy tiếng nói không chỉ do quan niệm về vai trò của nam và nữ trong từng cộng đồng và nền văn hóa, mà tiếng nói còn được thể hiện trong việc thừa nhận sự có mặt, nhu cầu và quyền lợi của họ trong các chính sách của nhà nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tăng cường tiếng nói của người dân nói chung và đồng bào dtts nói riêng trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách. Thể hiện rõ ràng nhất của nỗ lực này là sự ra đời của Quy Chế Dân Chủ Cơ Sở (DCCS) năm 1998. Quy chế DCCS nhằm tăng cường sự tham gia, giám sát, thảo luận và lấy ý kiến, sự minh bạch và tham gia ở cấp địa phương và quy định sự tham gia của cộng đồng trong bốn lĩnh vực: 1) người dân phải được thông báo về những thay đổi trong luật pháp, chính sách và thủ tục hành chính; những chiến lược phát triển kt-xh ơ địa phương và kế hoạch sư dụng đất, kế hoạch ngân sách và chi tiêu; những chương trình nhà nước và vốn vay để xóa đói giảm nghèo; 2) người dân cần tham gia thảo luận và quyết định mức đóng góp đối với phát triển CSHT, việc đưa ra quy định ở địa phương và việc thành lập và giám sát những quy do dân đóng góp; 3) người dân cần thảo luận và được tham vấn trước khi chính quyền địa phương ra quyết định đối với dự thảo về kế hoạch phát triển kinh tế, dự thảo kế hoạch sử dụng đất, dự thảo việc thực hiện các chương trình quốc gia về môi trường, nước sạch và những vấn đề khác; 4) người dân cần giám sát và kiểm tra những hoạt động của hội đồng nhân dân, việc thực hiện những giải pháp của hội đồng và những quyết định của UBND, việc giải quyết khiếu nại, sử dụng đất đai và chi tiêu. Tuy vậy, nếu dựa vào những nhận định của các nguồn tư liệu nêu trên để đánh giá việc thực hiện những quy định này của quy chế DCCS thì có thể thấy rằng tiếng nói của người dtts nói chung và đặc biệt của phụ nữ dtts chưa được phát huy. Có thể đã có những thay đổi trong cách tiếp cận của các chính sách, nhưng còn đang tập trung vào sự tham gia của nam giới là chính. Phụ nữ dtts vẫn còn vắng mặt do những thiệt thòi của họ trong vai trò người nội trợ chuyển thành những thiệt thòi của họ trong việc tiếp cận và hưởng lợi những cơ hội trong xã hội, các chính sách phát triển KTXH và các dịch vụ cơ bản, ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu thực tế và chiến lược của phụ nữ. Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số những vấn đề thể chế bất bình đẳng giới khác. 6.2 “Tiếng nói” là “tiếng Việt” Có nhiều lý do để kết luận rằng trên một phương diện nào đó, tiếng nói và vị thế của người phụ nữ dtts dường như phụ thuộc vào khả năng biết tiếng Việt. Mù chữ hay khả năng giao bằng tiếng Việt hạn chế là khó khăn được nhắc tới nhiều nhất của phụ nữ các nhóm dtts, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi 25-40 đã có gia đình. Thực tế này có thể xuất phát từ những khó khăn về kinh tế trong gia đình, quan niệm con gái không cần đi học, hay những khó khăn về cơ sở vật chất khác. Dù cho lý do là gì thì hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Việt cũng ảnh hưởng đến tiếng nói của họ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Trong khi các dự án phát triển 31