Bộ xử lý trung tâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ xử lý trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_xu_ly_trung_tam.ppt
Nội dung text: Bộ xử lý trung tâm
- BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM (Central Processing Unit - CPU)
- Nội dung 5.1.Cấu trúc cơ bản của CPU 5.2. Hoạt động của CPU 5.3. Cấu trúc của các bộ xử lý tiên tiến 5.4. Kiến trúc Intel 5.5. CPU 8086
- Cấu trúc cơ bản của CPU
- Cấu trúc cơ bản của CPU • Đơn vị điều khiển (Control Unit – CU) • Đơn vị số học và logic (Arithmetic and Logic Unit - ALU) • Tập thanh ghi (Register File - RF) • Đơn vị nối ghép bus (Bus Interface Unit - BIU) • Bus bên trong (Internal Bus)
- Nhiệm vụ của CPU • Nhận lệnh (Fetch Instruction): CPU đọc lệnh từ bộ nhớ • Giải mã lệnh (Decode Instruction): Xác định thao tác mà lệnh yêu cầu • Nhận dữ liệu (Fetch Data): nhận dữ liệu từ bộ nhớ hoặc các cổng vào-ra • Xử lý dữ liệu (Process Data): thực hiện phép toán số học hay phép toán logic với các dữ liệu • Ghi dữ liệu (Write Data): ghi dữ liệu ra bộ nhớ hay cổng vào-ra
- 5.2. Hoạt động của CPU • Chu trình lệnh – Nhận lệnh – Giải mã lệnh – Nhận toán hạng – Thực hiện lệnh – Cất toán hạng – Ngắt
- Chu trình lệnh
- Nhận lệnh • CPU đưa địa chỉ của lệnh cần nhận từ bộ đếm chương trình PC ra bus địa chỉ • CPU phát tín hiệu điều khiển đọc bộ nhớ • Lệnh từ bộ nhớ được đặt lên bus dữ liệu và được CPU copy vào thanh ghi lệnh IR • CPU tăng nội dung PC để trỏ sang lệnh kế tiếp
- Giải mã lệnh • Lệnh từ thanh ghi lệnh IR được đưa đến đơn vị điều khiển • Đơn vị điều khiển tiến hành giải mã lệnh để xác định thao tác phải thực hiện • Giải mã lệnh xảy ra bên trong CPU
- Nhận dữ liệu • CPU đưa địa chỉ của toán hạng ra bus địa chỉ • CPU phát tín hiệu điều khiển đọc • Toán hạng được đọc vào CPU • Tương tự như nhận lệnh
- Nhận dữ liệu gián tiếp • CPU đưa địa chỉ ra bus địa chỉ • CPU phát tín hiệu điều khiển đọc • Nội dung ngăn nhớ được đọc vào CPU, đó chính là địa chỉ của toán hạng • Địa chỉ này được CPU phát ra bus địa chỉ để tìm ra toán hạng • CPU phát tín hiệu điều khiển đọc • Toán hạng được đọc vào CPU
- Thực hiện lệnh • Có nhiều dạng tuỳ thuộc vào lệnh – Đọc/Ghi bộ nhớ – Vào/Ra – Chuyển giữa các thanh ghi – Thao tác số học/logic – Chuyển điều khiển (rẽ nhánh) –
- Ghi toán hạng • CPU đưa địa chỉ ra bus địa chỉ • CPU đưa dữ liệu cần ghi ra bus dữ liệu • CPU phát tín hiệu điều khiển ghi • Dữ liệu trên bus dữ liệu được copy đến vị trí xác định
- Ngắt • Nội dung của bộ đếm chương trình PC (địa chỉ trở về sau khi ngắt) được đưa ra bus dữ liệu • CPU đưa địa chỉ (thường được lấy từ con trỏ ngăn xếp SP) ra bus địa chỉ • CPU phát tín hiệu điều khiển ghi bộ nhớ • Địa chỉ trở về trên bus dữ liệu được ghi ra vị trí xác định (ở ngăn xếp) • Địa chỉ lệnh đầu tiên của chương trình con điều khiển ngắt được nạp vào PC
- 5.3. Cấu trúc chung của các bộ xử lý tiên tiến
- 5.3. Cấu trúc chung của các bộ xử lý tiên tiến • Các đơn vị xử lý dữ liệu – Các đơn vị số nguyên – Các đơn vị số dấu chấm động – Các đơn vị chức năng đặc biệt • Đơn vị xử lý dữ liệu âm thanh, hình ảnh, vector • Bộ nhớ cache – Được tích hợp trên chip vi xử lý – Cache L1 gồm hai phần tách rời: Cache lệnh, Cache dữ liệu • Giải quyết xung đột khi nhận lệnh và dữ liệu – Cache L2: Chung cho lệnh và dữ liệu. • Đơn vị quản lý bộ nhớ – Chuyển đổi địa chỉ ảo thành địa chỉ vật lý – Cung cấp cơ chế phân trang/phân đoạn – Cung cấp chế độ bảo vệ bộ nhớ
- 5.5. Kiến trúc Intel • Kiến trúc 4-bit: 4004 • Kiến trúc 8-bit: 8008, 8080, 8085 • Kiến trúc 16-bit: 8086/8088, 80186, 80286 • Kiến trúc 32-bit: 80386, 80486, • Pentium, Pentium II • Celeron, Pentium III, • Pentium IV • Kiến trúc 64-bit: Itanium • 128 bit?
- Kiến trúc 16-bit (IA-16) • Các thanh ghi bên trong: 16-bit • Xử lý các phép toán số nguyên với 16-bit • Quản lý bộ nhớ theo đoạn 64 KBytes • Mở đầu cho dòng máy tính IBM-PC
- Kiến trúc 32-bit (IA-32) • Các thanh ghi bên trong: 32 bit • Xử lý các phép toán số nguyên với 32-bit • Có 3 chế độ làm việc – Chế độ 8086 thực (Real 8086 mode): làm việc như một bộ xử lý 8086 – Chế độ 8086 ảo (Virtual 8086 mode): làm việc như nhiều bộ xử lý 8086 (đa nhiệm 16-bit) – Chế độ bảo vệ (Protected mode) • Đa nhiệm 32-bit • Quản lý bộ nhớ ảo • Xử lý các phép toán số dấu chấm động (từ 80486)
- Kiến trúc 64-bit (IA-64) • Các thanh ghi bên trong: 64 bit • Xử lý các phép toán số nguyên với 64-bit • Xử lý các phép toán số dấu chấm động • Không tương thích phần cứng với các bộ xử lý trước đó • Tương thích phần mềm bằng cách giả lập môi trường
- CPU 8086/88 • Vi xử lý 16 bit. • Tuyến địa chỉ : A19 ÷ A0 ⇒ Quản lý 1MB bộ nhớ (100 000H) – địa chỉ bộ nhớ 00000 ÷ FFFFF • Tuyến dữ liệu : D15 ÷ D0 (8086) / D7 ÷ D0 (8088) • Thực tế sử dụng tuyến địa chỉ dữ liệu chung : AD7 ÷ AD0 ⇒ Cần mạch tách tuyến
- CPU 8086-8088
- Quản lý bộ nhớ CPU 8086 • Địa chỉ vật lý : dùng để thiết kế mạch – số 20 bit A19A18A17 . . . A1A0 (00000 ÷ FFFFF) • Địa chỉ luận lý : dùng trong chương trình – 2 thành phần segment : offset – Dùng thanh ghi đoạn chứa segment – Dùng thanh ghi đa dụng chứa offset