Chuong_v_2_he_tuan_hoan_6842_310039_20180607_063653

pdf 61 trang huongle 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuong_v_2_he_tuan_hoan_6842_310039_20180607_063653", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_v_2_he_tuan_hoan_6842_310039.pdf

Nội dung text: Chuong_v_2_he_tuan_hoan_6842_310039_20180607_063653

  1. ChươngChương VV HHệệ tutuầầnn hohoàànn 1
  2. HỆ TUẦN HOÀN I. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn II. Các loại hệ tuần hoàn 1. Hệ tuần hoàn hở 2. Hệ tuần hoàn kín III. Hệ tuần hoàn ở người 1. Tim 2. Hệ mạch IV. Hệ bach huyết 2
  3. Khái quát về hệ tuần hoàn  Tất cả các cơ thể đều phải trao đổi chất và năng lượng với môi trường và sự trao đổi này diễn ra ở mức độ tế bào.  Tế bào động vật trao đổi chất thông qua màng tế bào  Chất dinh dưỡng  O2  Chất thải (ure, CO2)   Nếu cơ thể có 1 tế bào thì rất đơn giản (khuếch tán)  Nếu cơ thể có nhiều tế bào thì rất khó khăn 3
  4. Khái quát về hệ tuần hoàn  Sự khuếch tán không phù hợp đối với cơ thể đa bào cần phải có hệ cơ quan để cho máu vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và dịch thể đến tế bào, đồng thời nhận sản phẩm dư thừa của quá trình trao đổi chất để thải ra ngoài, cơ quan đó được gọi là hệ tuần hoàn CO2 CO2 NH O NH 3 2 aa aa 3 CO2 NH O 3 CH 2 CO2 CO2 CO CHO 2 NH aa 3 NH NH3 O 3 2 CO2 CO2 CHO CO2 NH3 CH aa NH3 NH3 CO CO CHO O 2 2 2 aa CH aa 4
  5. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Trong quá trình phát triển chủng loại, hệ tuần hoàn tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp:  Từ chưa có hệ tuần hoàn (động vật đơn bào) có hệ tuần hoàn (động vật đa bào)  Từ hệ tuần hoàn hở (côn trùng ) hệ tuần hoàn kín (động vật có xương sống)  Từ hệ tuần hoàn đơn (cá) hệ tuần hoàn kép (lưỡng thể, bò sát, chim, thú)  Từ tim có 2 ngăn tim có 3, 4 ngăn 5
  6. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật không xương sống  Xoang tiêu hóa – tuần hoàn Hải miên (Porifera) chưa có hệ tuần hoàn thực sự.  Thành cơ thể chỉ gồm 2 lớp tế bào bao lấy một xoang ở trung tâm gọi là xoang tiêu hóa - tuần hoàn. Xoang này vừa để tiêu hóa, vừa để phân phối các chất cho cơ thể. Ruột khoang (Coelenterata) và đa số giun dẹt đều có xoang tiêu hóa – tuần hoàn với một lỗ thông với bên ngoài. 6
  7. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín  Đối với các động vật có cấu tạo phức tạp hơn, gồm nhiều lớp tế bào thì xoang tiêu hóa – tuần hoàn không đủ để vận chuyển các chất cho toàn bộ cơ thể vì khoảng cách khuếch tán quá lớn.  Cơ quan tuần hoàn được phát triển phức tạp hơn gồm 2 dạng: hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.  Mỗi hệ tuần hoàn gồm 3 thành phần: dịch tuần hoàn (máu), hệ thống ống (mạch máu) để phân phối máu đi toàn bộ cơ thể và một bơm bằng cơ (tim). 7
  8. Hệ tuần hoàn hở  Côn trùng và các động vật chân khớp khác, đa số nhuyễn thể có hệ tuần hoàn hở.  Máu trực tiếp thấm quanh các cơ quan.  Không có sự cách biệt giữa máu và dịch mô, và dịch cơ thể hỗn hợp này được gọi là dịch máu.  Có 1 hoặc nhiều tim bơm dịch máu vào trong một hệ thống xoang bao quanh các cơ quan, xảy ra sự trao đổi chất giữa dịch máu và tế bào của cơ thể. 8
  9. Hệ tuần hoàn kín  Giun đất, mực, bạch tuộc và tất cả các động vật có xương sống đều có hệ tuần hoàn kín.  Máu chỉ giới hạn trong các mạch và cách ly với dịch mô.  Có một hoặc nhiều tim bơm máu vào trong một mạch lớn các mạch nhỏ phân bố vào các cơ quan.  Các chất khuếch tán từ máu vào dịch mô và vào tế bào.  Hệ tuần hoàn kín với áp suất máu cao, do đó sự vận chuyển máu cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu trao đổi chất cao trong các mô và tế bào. 9
  10. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống  Cá (Fishes), tim có 2 ngăn: tâm nhĩ nhận máu về từ xoang tĩnh mạch, tâm thất đẩy máu đi qua hệ động mạch lên khe mang. 1 vòng tuần hoàn. 10
  11. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống  Lưỡng cư (Amphibian): tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất.  Cùng với sự di chuyển lên cạn, phổi xuất hiện và đã hình thành 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lên phổi (vòng tuần hoàn nhỏ), vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể (vòng tuần hoàn lớn).  Máu pha trộn. 11
  12. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống  Bò sát (Reptile) sống trên cạn, hô hấp phổi  Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Tuy nhiên vách ngăn tâm thất không hoàn toàn, còn lỗ thông liên thất nên máu vẫn bị pha ít nhiều.  Vòng tuần hoàn lớn và nhỏ đã riêng biệt 12
  13. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống  Chim (Birds) và động vật có vú (Mammals) , tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất riêng biệt. 2 vòng tuần hoàn hoàn chỉnh và riêng biệt.  Máu tĩnh mạch ở tâm nhĩ và tâm thất phải, máu động mạch ở tâm nhĩ và tâm thất trái.  Cung chủ động mạch vòng qua phải (ở chim), cung chủ động mạch vòng qua trái (ở thú) hệ tuần hoàn chim và thú mất tính đối xứng. 13
  14. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống 14
  15. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống Số lượng ngăn tim khác nhau 2 3 4 Áp suất Áp suất máu và O O thấp 2 máu thấp 2 cao Cá Lưỡng cư Động vật có vú Vai trò của tim 4 ngăn: phân biệt máu giàu O2 và máu nghèo O ; duy trì áp suất cao 2 15
  16. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn Động vật có xương sống Cá Lưỡng cư Bò sát Chim và ĐV có vú 2 ngăn 3 ngăn 4 ngăn 4 ngăn 1 vòng 2 vòng 2 vòng 2 vòng 16
  17. Vai trò của hệ tuần hoàn  Vận chuyển  O2, CO2 đi vào và đi ra hệ thống trao đổi khí (phổi và mang)  Chất dinh dưỡng: từ hệ tiêu hóa  Chất thải: nước, muối, urea  Bảo vệ  Đông máu  Đáp ứng miễn dịch: bạch cầu và kháng thể 17
  18. Vai trò của hệ tuần hoàn  Điều hòa  Mang hormone: điều hòa các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể  Nhiệt độ: gia tăng hay giảm các dòng máu vận chuyển trong các mạch máu của da Biểu mô Mất nhiệt qua biểu mô Sự co mạch Sự giãn mạch 18
  19. Cấu tạo hệ tuần hoàn ở người  Hệ tuần hoàn có cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm:  Tim: có các ngăn tim  Tâm nhĩ: nhận máu  Tâm thất: bơm máu đi  Hệ mạch:  Động mạch: mang máu từ tim đi - Tiểu động mạch  Tĩnh mạch: mang máu trở về tim - Tiểu tĩnh mạch  Mao mạch: nơi trao đổi chất, màng mỏng - Mạng lưới mao mạch  Hệ tuần hoàn kín, có 2 vòng. 19
  20. Tim – Vị trí của tim  Tim nằm trong lồng ngực, lệch về phía trái và được bao bọc bởi bao tim bằng mô liên kết. Tim có dạng hình nón, từ gốc đến mỏm dài khoảng 12cm 20
  21. Cấu tạo dọc của tim  Tim gồm 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất  Tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải bởi van 3 lá, tạo thành nửa phải của tim, chứa máu tĩnh mạch Tâm nhĩ trai  Tâm nhĩ trái thông với tâm thất trái Tâm nhĩ Van 2 bởi van 2 lá, tạo thành nửa trái của phải lá lá tim, chứa máu động mạch. Van 3 Tâm thất trái  Nửa trái của tim lớn hơn nửa phải, Tâm thất chiếm khoảng 2/3 tim phải  Giữa 2 tâm nhĩ là vách ngăn liên nhĩ  Giữa 2 tâm thất là vách ngăn liên thất 21
  22. Cấu tạo trong của tim  Thành tim gồm 3 lớp:  Lớp ngoài: màng bao tim, màng liên kết mỏng  Lớp giữa: cơ tim rất phát triển, có nguồn gốc là cơ trơn nhưng có khả năng co rút nhanh, mạnh và có vân giống như cơ vân.  Lớp trong: lớp nội mô gồm những tế bào dẹp, lát trên một màng liên kết mỏng 22
  23. Cấu tạo trong của tim Thành tâm thất và tâm nhĩ được cấu tạo từ 2 khối cơ riêng biệt:  Thành tâm nhĩ: 2 lớp cơ  Lớp ngoài: những sợi cơ vòng hay cơ ngang chung cho cả 2 tâm nhĩ  Lớp trong: những sợi cơ dọc riêng cho từng tâm nhĩ  Thành tâm thất: 3 lớp cơ  Lớp ngoài và trong: cơ dọc hoặc xiên. Lớp ngoài mỏng hơn, gồm các sợi cơ chung cho cả 2 tâm thất  Lớp giữa: sợi cơ vòng riêng cho từng tâm thất  Thành tâm thất trái dày hơn tâm thất phải khoảng 3 – 5mm.  Giữa khối cơ tâm nhĩ và tâm thất có một hệ thống nối là các sợi Purkinje 23
  24. Van tim  Có 4 van tim  Cấu tạo bằng mô liên kết, không có mạch máu.  Ngăn không cho máu chảy ngược  Van nhĩ thất  Giữa tâm nhĩ và tâm thất: 2 lá (trái) và 3 lá (phải)  Không cho máu chảy ngược trở lại tâm nhĩ khi tâm thất co - “lub”  Van bán nguyệt  Giữa tâm thất và động mạch  Ngăn máu chảy ngược trở lại tâm thất khi tâm trương – “dub” 24
  25. Hệ dẫn truyền của tim  Bao gồm các Nút (hạch) và các bó sợi  Hệ này còn được gọi là hệ Nút xoang thống tự động của tim. Bao nhĩ gồm: Nhánh trái  Nút xoang nhĩ (Keith – Flack): là trung tâm tự động chính, nằm dưới lớp ngoài Sợi cùng của cơ tim, là nơi phát Purkinje nhịp và quyết định tim đập nhanh hay chậm. Kích thích Nút nhĩ thất Nhánh phải từ nút xoang nhĩ lan truyền Bó Hiss qua tâm nhĩ, tạo nên co bóp và tâm nhĩ thu đẩy máu vào tâm thất. 25
  26. Hệ dẫn truyền của tim  Nút nhĩ thất (Aschoff – Nút xoang Tawara): là trung tâm tự nhĩ động phụ, nằm ở thành dưới tâm nhĩ phải, nút Nhánh trái này nối với các sợi dẫn truyền là bó His. Sợi  Bó His phân nhánh về 2 Purkinje thành tâm thất bằng các sợi Purkinje. Nút nhĩ thất Nhánh phải Bó Hiss  Xung động được truyền từ nút nhĩ thất theo bó His lan tỏa vào các sợi Purkinje tới thành cơ tim tâm thất tạo nên co bóp của tâm thất là tâm thất thu, đẩy máu vào động mạch phổi và động mạch chủ. 26
  27. Chức năng của tim  Tim hoạt động như một cái bơm: vừa hút, vừa đẩy  Tim hút máu từ các tĩnh mạch về 2 tâm nhĩ  Tim đẩy máu từ 2 tâm thất vào động mạch Sự hoạt động của tim thể hiện bằng sự co bóp tự động, mang tính chu kỳ. 27
  28. Chu kỳ hoạt động của tim Chu kỳ hoạt động của tim bắt đầu từ tâm nhĩ phải. Tâm nhĩ phải co trước tâm nhĩ trái khoảng 0.01s – 0.03s Pha tâm nhĩ thu: hai tâm nhĩ co trong khoảng 1/10s, giãn trong 7/10s. Pha tâm thất thu: hai tâm thất co trong khoảng 3/10s, giãn trong 5/10s. Pha tâm trương: cả tim nghỉ trong 4/10s 28
  29. Chu kỳ hoạt động của tim Tâm thất thu - Hai tâm thất co - Van bán nguyệt mở, đẩy máu vào động mạch - Van nhĩ thất đóng Tâm trương - Tâm nhĩ và tâm thất nghỉ - Van nhĩ thất mở -Van bán nguyệt đóng Tâm nhĩ thu - Hai tâm nhĩ co - Van nhĩ thất mở, đẩy máu xuống tâm thất - Van bán nguyệt đóng Một chu kỳ hoạt động tim là 8/10s, trong đó thì tim co (pha tâm thu) là 4/10s và thì tim giãn (pha tâm trương) 29 là 4/10s. Mỗi phút có 75 chu kỳ tim (nhịp tim)
  30. Điện tâm đồ (Electrocardiogram – ECG) Biểu đồ ghi lại các sóng thể hiện nhịp tim và hoạt động của tim. Dùng phương pháp điện tâm đồ để chẩn đoán tình trạng hoạt động của tim khi bình thường cũng như khi bệnh lý  Peak 1 (P): được hình thành do sự khử cực tâm nhĩ (tâm nhĩ thu)  Peak 2 (QRS): được hình thành do sự khử cực của tâm thất (tâm thất thu)  Peak 3 (T) được hình thành do sự tái phân cực tâm thất (tâm trương) 30
  31. Điện tâm đồ (Electrocardiogram – ECG) 31
  32. Hệ mạch Động mạch Tiểu động mạch Mao mạch Tiểu tĩnh mạch Tĩnh mạch 32
  33. Động mạch (Artery)  Là hệ thống mạch dẫn máu từ tâm thất đi đến các cơ quan trong cơ thể  Thành dày để chịu được áp suất khi tim co bóp, gồm 3 lớp:  Lớp trong: lớp nội mô  Lớp giữa: lớp cơ trơn  Lớp ngoài: lớp mô liên kết sợi xốp  Tiết diện của động mạch gần tim lớn, càng xa tim, động mạch càng phân nhánh nhiều và hẹp dần. Động mạch phần lớn nằm sâu 33
  34. Tĩnh mạch (Vein)  Là hệ thống mạch dẫn máu từ mô và cơ quan về hai tâm nhĩ.  Có cấu tạo giống động mạch  Thành mỏng hơn  Đường kính lớn hơn 34
  35. Tĩnh mạch (Vein) Dẫn máu về tim với vận tốc Máu chảy và áp suất thấp máu chảy về tim về tim phải được hổ trợ bởi: Van mở  Các van ngăn  Sự co rút của cơ vân  Sự phối hợp với động tác thở (các tĩnh mạch vùng ngực) Van đóng Tĩnh mạch sâu cạnh động mạch có tên gọi theo động mạch. Tĩnh mạch cạn nằm ngay dưới da 35
  36. Mao mạch (Capillary)  Nối giữa động mạch và tĩnh mạch  Là những mạch rất nhỏ, ở người trưởng thành có khoảng 4 tỷ mao mạch  Thành rất mỏng, giúp cho sự khuếch tán vật chất dễ dàng  Tiết diện mao mạch xấp xỉ bằng đường kính hồng cầu. 36
  37. Sự trao đổi chất ở thành mao mạch Nước và chất tan chảy Nước chảy trở lại mao Mao mạch mạch nhờ sự thẩm thấu ra khỏi mao mạch đến bạch huyết mô nhờ áp suất máu - Protein huyết tương làm tăng áp suất thẩm thấu trong mao mạch  p máu > pdịch mô Pdịchmô <pthẩm thấu Dịch mô Dịch mô Dòng 85% nước trở lại Dòngmáu mao mạch máu Mao mạch 15% nước trở lại theo đường bạch huyết Tiểu động mạch Tiểu tĩnh mạch 37
  38. Điều chỉnh dòng máu đến mô  Máu chảy qua mao mạch được điều chỉnh bởi các cơ thắt mao mạch có ở phần bắt đầu của đa số mao mạch  Cung cấp máu khi cần thiết  Sau khi ăn: máu cung cấp cho bộ máy tiêu hóa tăng  Khi tập thể thao: máu chuyển từ bộ máy tiêu hóa sang cơ vân. Cơ thắt mở Cơ thắt đóng 38
  39. Hệ mạch nuôi tim  Tim được nuôi dưỡng bằng hệ mạch riêng của mình được gọi là hệ mạch vành: động mạch vành, tĩnh mạch vành và lưới mao mạch  Cung cấp máu cho cơ tim Động mạch chủ Động mạch vành phải Nhánh động mạch vành xuống trước trái Nhánh động mạch vành mũ Động mạch vành trái 39
  40. Huyết áp  Khi tâm thất co, máu được bơm vào động mạch. Nó sẽ tạo ra 1 lực chống lại thành mạch gọi là huyết áp.  Huyết áp được tạo thành do những nguyên nhân chính sau:  Sức co bóp của cơ tim, tần số nhịp đập của tim, thể tích tâm thu  Chiều dài, tiết diện và tính đàn hồi của mạch máu  Khối lượng và độ quánh của máu Trong đó, sức co bóp của cơ tim là quan trọng nhất. Các yếu tố về mạch và máu trong mạch tạo ra sức cản chung của mạch máu. 40
  41. Huyết áp  Sử dụng máy đo huyết áp (sphygmomanometer) để đo huyết áp bằng 2 chỉ số: Huyết áp tâm thu: huyết áp khi tâm thất co Huyết áp tâm trương: huyết áp khi tâm thất giãn  Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp bình thường là: 100 - 120mmHg huyết áp tâm thu (cực đại) 60 - 80mmHg huyết áp tâm trương (cực tiểu) 41
  42. Huyết áp  Nếu huyết áp cực đại tăng trên 150mmHg và kéo dài là chứng cao huyết áp  Huyết áp cực đại hạ xuống dưới 90mmHg là chứng huyết áp thấp 42
  43. Vòng tuần hoàn ở động vật có vú  Gồm 2 vòng: Tĩnh mạch Mao mạch ở vòng tuần hoàn chủ trên đầu và chi trên Động mạch Động mạch bé và vòng tuần phổi ĐM phổi hoàn lớn Mao mạch chủ phổi phải Mao mạch phổi trái Tĩnh mạch Tĩnh mạch phổi phổi Tâm nhĩ phải Tâm nhĩ trái Tâm thất Tâm thất trái phải Tĩnh mạch ĐM chủ chủ dưới Mao mạch các cơ quan ở43bụng và chi dưới
  44. Vòng tuần hoàn bé Tĩnh mạch Mao mạch ở Khi tâm thất phải chủ trên đầu và chi trên co máu nghèo Động mạch Động mạch phổi phổi O2 (máu đỏ thẩm) ĐM Mao mạch chủ vào động mạch phổi phải Mao mạch phổi mao phổi trái mạch ở phổi CO2 bị loại ra và O2 được thu nhận Tĩnh mạch Tĩnh mạch (máu đỏ tươi) phổi phổi tĩnh mạch phổi về Tâm nhĩ phải Tâm nhĩ trái Tâm thất Tâm thất trái tâm nhĩ trái của phải Tĩnh mạch ĐM chủ tim tâm thất chủ dưới trái Mao mạch các cơ quan ở bụng và chi dư44ới
  45. Vòng tuần hoàn lớn Máu từ tâm thất trái Tĩnh mạch Mao mạch ở chủ trên (máu đỏ tươi) ĐM đầu và chi trên Động mạch Động mạch chủ đến các mô của phổi ĐM phổi cơ thể, phân phối O2 Mao mạch chủ phổi phải Mao và các chất dinh mạch dưỡng cho các phổi trái mạng mao mạch máu nghèo O2 (máu đỏ thẩm), tĩnh Tĩnh mạch Tĩnh mạch phổi phổi mạch chủ trên và Tâm nhĩ phải Tâm nhĩ trái tĩnh mạch chủ dưới Tâm thất Tâm thất trái phải tâm nhĩ phải Tĩnh mạch ĐM chủ tâm thất phải chủ dưới Mao mạch các Vòng tuần hoàn cơ quan ở bụng được khép kín và chi dư45 ới
  46. Sự điều hòa hoạt động tim mạch  Sự điều hòa hoạt động tim  Sự điều hòa thần kinh  Sự điều hòa thể dịch  Vai trò của vỏ não Sự điều hòa hoạt động mạch  Sự điều hòa thần kinh  Sự điều hòa thể dịch 46
  47. Sự điều hòa hoạt động tim - Sự điều hòa thần kinh  Tham gia điều hòa hoạt động của tim là hệ thần kinh thực vật, gồm phân hệ giao cảm và phó giao cảm. Tác dụng của Tác dụng của phân hệ giao cảm phân hệ phó giao cảm Tăng hưng phấn cơ tim  Giảm hưng phấn cơ tim Tăng tốc độ dẫn truyền  Giảm tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong tim hưng phấn trong tim Tăng tần số co tim, làm  Giảm nhịp tim tăng nhịp tim Tăng cường độ co tim, làm  Giảm cường độ co tim tim hoạt động mạnh hơn 47
  48. Sự điều hòa hoạt động tim- Sự điều hòa thể dịch  Cơ chế tác dụng của phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là thông qua chất trung gian hóa học tại nơi nó tiếp xúc (synape) với các cơ quan mà nó điều khiển Chất làm tăng Chất làm giảm hoạt động tim hoạt động tim Epinerphrine Acetylcholin Glucagon Ca2+ K+ Sự giảm phân áp O2 và tăng phân áp CO2 48
  49. Sự điều hòa hoạt động tim- Vai trò của vỏ não  Phần cao nhất của hệ thần kinh cũng có ảnh hưởng đối với hoạt động của tim và hệ tuần hoàn. Tác dụng này nhằm tăng cường sự thích nghi của cơ thể với môi trường bên ngoài. Các cảm xúc: sợ hãi, vui buồn, đau đớn, tức giận đều có ảnh hưởng đến tim 49
  50. Sự điều hòa hoạt động mạch- Sự điều hòa thần kinh  Phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm tham gia trực tiếp điều hòa hoạt động của mạch.  Trung khu co mạch nằm trong sừng xám của tủy sống và phát các dây đến các hạch giao cảm ở dọc sống lưng.  Trung khu giãn mạch nằm ở đáy não thất thứ IV của hành não (hành tủy). Một phần ở sừng xám đoạn tủy sống cùng nơi phát xuất dây chậu. 50
  51. Sự điều hòa hoạt động mạch- Sự điều hòa thể dịch  Một số hormone và một số yếu tố tham gia điều hòa hệ mạch. Chất gây co mạch Chất gây giãn mạch  Epinephrine Acetylcholin  Renin Phân áp O2 trong máu giảm, phân áp  Vasopressin (ADH) CO2 trong máu tăng Độ pH máu giảm Nhiệt độ tăng 51
  52. Hệ bạch huyết  Có mặt khắp nơi trong cơ thể (trừ hệ thần kinh trung ương) và liên hệ mất thiết với hệ tuần hoàn  Gồm các mạch chứa dịch lỏng không màu (bạch huyết) gọi là mạch bạch huyết và hạch bạch huyết  Bạch huyết là một dịch trong suốt. Tỉ trọng 1,023 – 1,026. Độ nhớt 1,3 – 1,4 so với nước. Độ pH hơi thấp hơn máu. Hàm lượng protein thấp hơn của máu. Đường glucose 0,1%, muối khoáng 0,8 – 0,9% (chủ yếu là NaCl) 52
  53. Mạch bạch huyết  Mạch bạch huyết bắt đầu từ mạng lưới mao mạch bạch huyết nằm giữa các tế bào của mô  Các mao mạch bạch huyết có nhiệm vụ hấp thụ các dịch mô thừa do mao mạch thải ra đổ vào hệ tuần hoàn 53
  54. Hạch bạch huyết Dọc theo mạch bạch huyết có nhiều hạch bạch huyết chứa nhiều đại thực bào và bạch cầu lympho, có vai trò tiêu diệt các vi khuẩn, virus Khi bị nhiễm trùng, chúng tăng sinh rất nhanh, do đó hạch bạch huyết bị mềm và phồng lên 54
  55. Hệ bạch huyết Cuối cùng, mạch bạch huyết tập trung bạch huyết vào 2 ống mạch lớn là ống mạch ngực phải và ống mạch ngực trái  hệ tuần hoàn qua tĩnh mạch Tốc độ bạch huyết chảy trong mạch dưới đòn. rất chậm, khoảng 0,25 – 0,3mm/ ph55út
  56. Đường đi của bạch huyết Mao mạch bạch huyết Mạch bạch huyết Hạch bạch huyết Mạch bạch huyết Ống bạch huyết Tĩnh mạch dưới đòn 56
  57. Các cơ quan khác của hệ bạch huyết  Ngoài mạch bạch huyết và hạch bạch huyết, hệ bạch huyết còn có:  Tỳ tạng (Spleen)  Tuyến ức (Thymus)  Amidan (Tonsil) 57
  58. Tỳ tạng (Lách)  Là cơ quan bạch huyết lớn nhất trong cơ thể  Nằm giữa dạ dày và cơ hoành  Tỳ tạng bao gồm tủy trắng và tủy đỏ, bọc ngoài là lớp vỏ sợi collagen  Tủy đỏ là nơi loại bỏ hồng cầu già và kém chất lượng  Tủy trắng chứa nhiều tế bào lympho B và lympho T, sản xuất kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh (giống hạch bạch huyết)  Chức năng: Lọc máu và dự trữ máu 58
  59. Tuyến ức  Là cơ quan xám hồng nhạt nằm ở trong lồng ngực, dưới xương ức  Là nơi thành thục của tế bào lympho T  Hoạt động mạnh nhất ở tuổi dậy thì  Khả năng hoạt động của tuyến giảm đi theo tuổi 59
  60. Amidan  Gồm nhiều hạch bạch huyết lớn  Nằm ở màng nhầy của miệng và xoang hầu  Amidan vòm miệng (Palatine tonsil): nằm ở vách sau – bên của miệng – hầu  Amidan hầu (Pharyngeal tonsil): vách sau của mũi hầu  Amidan lưỡi (Lingual tonsil): nằm ở gốc lưỡi  Chức năng: chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn vào hệ tiêu hóa và phổi. 60
  61. Vai trò của hệ bạch huyết  Chuyên chở chất béo được hấp thu từ ruột  Bảo vệ cơ thể chống sự nhiễm trùng  Duy trì cân bằng dịch mô 61