Chuyển gen vào thực vật

doc 21 trang huongle 7140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyển gen vào thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_gen_vao_thuc_vat.doc

Nội dung text: Chuyển gen vào thực vật

  1. Chuyển gen vào thực vật Công nghệ tế bào thực vật
  2. Công nghệ sinh học là ngành mũi nhọn hiện đang được cả thế giới quan tâm vì có tốc độ phát triển nhanh chóng và đang tạo ra cuộc cách mạng sinh học trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y dược, bảo vệ môi trường và một số lĩnh vực khác. Nó góp phần tạo ra các giống mới và nhân nhanh các giống sạch bệnh phù hợp với nhu cầu của con người. Công nghệ chuyển gen ở thực vật là một bộ phận quan trọng của công nghệ sinh học tế bào. Là thành tựu của sinh học tế bào là ứng dụng các kiến thức của sinh học tế bào vào thực tiễn sản xuất và đời sống. MỤC LỤC 1. Mở đầu 4 2. Cơ sở khoa học 5 3. Các điều kiện cần cho chuyển gen ở thực vật 6 4. Các phương pháp chuyển gen ở thực vật 9 5. Các bước trong kĩ thuật chuyển gen ( Dùng Plasmit làm thể truyền ) 9 6. Ứng dụng công nghệ chuyển gen ở thực vật 10 7. Các hướng nghiên cứu và một số thành tựu trong lĩnh vực tạo thực vật chuyển gen 15 Tài liệu tham khảo 21
  3. Công nghệ tế bào thực vật Ngày nay nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống nhiều loại thực vật, chọn dòng chống chịu, lai xa, chuyển gen vào cây trồng. Công nghệ tế bào thực vật Nuôi cấy Nuôi cấy Nuôi cấy và Công nghệ Chuyển huyền phù bao phấn và dung hợp tế nuôi cấy gen vào tế bào hạt phấn bào trần phôi thực vật 1. Mở đầu Chuyển gen được hiểu chung là một quá trình đưa ADN vào tế bào. Mặc dù tế bào thực vật chứa 3 bộ genom khác nhau, tồn tại trong nhân, ty thể và lạp thể, nhưng đa số các nghiên cứu chuyển gen đều được thực hiện với bộ gen của nhân, một số ít nghiên cứu tiến hành với bộ gen của ty thể và lạp thể. Phân tử ADN của các sinh vật thể bị cắt, ghép và nhiều thay đổi khác trong điều kiện invitro. Những kĩ thuật thao tác cho phép các nhà khoa học tách một trình tự ADN đơn từ một sinh vật ghép với AND của một cơ thể sinh vật khác, tạo ra cấu trúc gọi là AND tái tổ hợp.
  4. 2. Cơ sở khoa học Cơ sở khoa học Một đoạn gen cần thiết Một phân tử ADN khác từ phân tử ADN này + (gọi là thể truyền) ADN tái tổ hợp Cơ sở khoa học ADN tái tổ hợp được đưa vào tế bào vi khuẩn có đặc tính Tế bào chủ nhân lên phát triển nhanh (TB chủ) Đoạn gen cần thiết Phân tử ADN tái tổ cũng được nhân hợp nhân lên lên nhanh chóng
  5. 3. Các điều kiện cần cho chuyển gen ở thực vật 3.1. Vector Muốn đưa một gen vào tế bào thực vật, trước tiên nó phải được gắn vào một vectơ.Vector là các đoạn DNA có kích thước nhỏ cho phép cài ( gắn) các đoạn DNA cần thiết, có khả năng tái bản không phụ thuộc vào sự phân chia của tế bào, tồn tại độc lập trong tế bào chủ qua nhiều thế hệ và không gây biến đổi bộ gen của tế bào chủ Hình1: Cấu trúc Vector + Các đặc điểm của vector - Có trình tự ori (origin) - Có trình tự nhận biết của RE - Có trình tự điều hòa (promotor) - Có các gen đánh dấu(marker gen ) - Đảm bảo sự di truyền bền vững của DNA tái tổ hợp và không gây biến động cho tế bào chủ. Ngoài ra còn cần một số yếu tố và trình tự cần thiết khác + Các loại vector thường dùng - Plasmid - Cosmid - Phage  - Nhiễm sắc thể nhân tạo - Ti plasmid - Vector ở nhiễm sắc thể nhân chuẩn
  6. + Một số đặc tính mà một vectơ cần có: - Kích thước của vectơ càng nhỏ càng tốt, vì dễ dàng xâm nhập vào tế bào đồng thời thuận lợi trong quá trình sao chép. - Vectơ phải có khả năng tái bản, nhờ đó AND trên vectơ có thể sao chép và được duy trì trong quần tế bào. - Mang những đặc tính cho phép phát hiện dễ dàng , được mã hoá bởi các gen chỉ thị chọn lọc, như chứa gen chỉ thị để thao tác trong E.coli và gen chỉ thị khác để tiến hành chọn lọc ở thực vật. Thông thường là các gen kháng với kháng sinh, nhờ đó co thể lựa chọn được vectơ từ một quần thể lớn các tế bào. - Chứa ít nhất một vị trí nhận biết của enzym giới hạn để dùng làm vị trí ghép AND trong tạo thể tái tổ hợp. 3.2 Plasmid: Vi khuẩn và một số vi sinh vật khác có chứa các phân tử AND dạng vòng và tương đối nhỏ, tách biệt với nhiễm sắc thể vi khuẩn và sao chép độc lập. Những phân tử này gọi là plasmid và nói chung không thiết yếu đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật . Chúng thường cung cấp lợi thế chọn lọc đối với sinh vật chủ như tính kháng sinh . Vì những đặc tính này, các plasmid được sử dụng rộng rãi làm vectơ, đặc biệt trong xây dựng các phân tử tái tổ hợp phức tạp. Ngoài vi khuẩn, các virus cũng được sử dụng làm vectơ và chúng có thể hoạt động như các phân tử vận chuyển đối với các đoạn AND tương đối lớn.
  7. Hình2: Cấu tạo tế bào vi khuẩn Hình 3: Plasmit
  8. 4. Các phương pháp chuyển gen ở thực vật + Có nhiều phương pháp chuyển gen vào thực vật nhưng có thể phân thành 2 nhóm phương pháp chính: - Phương pháp chuyển gen gián tiếp - phương pháp chuyển gen trực tiếp. + Trong phương pháp chuyển gián tiếp, gen được chuyển vào tế bào thực vật qua một sinh vật trung gian thường là vi khuẩn hoặc virus. + Ở phương chuyển gen trực tiếp, gen được chuyển trực tiếp vào tế bào thực vật thông qua những thiết bị hoặc thao tác nhất định mà không cần phải nhờ các sinh vật trung gian. 5 Các bước trong kĩ thuật chuyển gen ( Dùng Plasmit làm thể truyền ) 5.1. Tạo AND tái tổ hợp - Cách tiến hành : Tách plasmid và tách AND cần chuyển ra khỏi tế bào - Cắt mở vòng plasmid và cắt AND cần chuyển bằng enzim giới hạn restrictaza để tạo ra cùng một loại đầu dính,sau đó dùng enzim nối ligaza để gắn chúng tạo AND tái tổ hợp . *AND tái tổ hợp là : Phân tử AND nhỏ được lắp ráp từ AND thể truyền và gen cần chuyển 5.2. ĐưaADN tái tổ hợp vào tế bào nhận : Dùng muối Canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào để AND tái tổ hợp dễ dàng đi qua. 5.3. Phân lập dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp - Chọn thể truyền có gen đánh dấu. - VD : Thể truyền có gen kháng Ampixiclin .
  9. KỸ THUẬT CHUYỂN GEN DÙ̀ NG PLASMIT LÀ̀ M THỂ̉ TRUYỀ̀ N TB vi Tách ADN ra khỏi tế bào cho khuẩn TáchPlasmit ENZIM cắt ( Restrictaza) Gen cần chuyển Nối GEN cần chuyển vào plasmit nhờ enzim nối Ligaza ADN tá́ i tổ ̉ hợ̣ p Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế Chuyển vào tế bào nhận nhận bằng CaCl2 hoặc xung điện ( thường là vi khuẩn Ê. Côli cao áp ADN của tế ADN tái bào nhận 16 GVt :ổ PHhƯƠợNpG NAM Hình 4: Sơ đồ chuyển gen dùng plasmit làm thể truyền 6) Ứng dụng công nghệ chuyển gen ở thực vật Trước đây, để tạo một giống mới các nhà tạo giống thường sử dụng phương pháp truyền thống để tổ hợp lại các gen giữa hai cá thể thực vật tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chuyển hạt phấn từ cây này sang nhụy hoa của cây khác. Tuy nhiên, phép lai chéo này bị hạn chế bởi nó chỉ có thể thực hiện được giữa các cá thể cùng loài (lai gần), lai giữa những các thể khác loài (lai xa) thường bị bất thụ do đó không thể tạo ra con lai được. Tuy nhiên, lai gần cũng phải mất nhiều thời gian mới thu được những kết quả mong muốn và thông thường những tính trạng quan tâm lại không tồn tại trong những loài có họ hàng gần nhau. Ngày nay, công nghệ chuyển gen cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào một loài cây trồng những gen mong muốn có nguồn gốc từ những cơ thể sống khác nhau, không chỉ giữa các loài có họ gần nhau mà còn ở những loài rất xa
  10. nhau. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống thực vật thu được giống mới nhanh hơn và vượt qua những giới hạn của kỹ thuật tạo giống truyền thống. Những biến đổi đó thường nhằm cải tiến năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người Cây chuyển gen (transgenic plant) là cây mang một hoặc nhiều gen được đưa vào bằng phương thức nhân tạo thay vì thông qua lai tạo như trước đây. Những gen được tạo đưa vào (gen chuyển) có thể được phân lập từ những loài thực vật có quan hệ họ hàng hoặc từ những loài khác biệt hoàn toàn. Thực vật tạo ra được gọi là thực vật “chuyển gen” mặc dù trên thực tế tất cả thực vật đều được “chuyển gen” từ tổ tiên hoang dại của chúng bởi quá trình thuần hóa, chọn lọc và lai giống có kiểm soát trong một thời gian dài. + Việc ứng dụng cây chuyển gen đã có những lợi ích rõ rệt như sau: - Tăng sản lượng. - Giảm chi phí sản xuất. - Tăng lợi nhuận nông nghiệp. - Cải thiện môi trường. 6.1. Khái niệm về thực vật chuyển gen + Quá trình đưa một DNA ngoại lai vào genome (hệ gen) của một sinh vật được gọi là quá trình biến nạp (transformation). Những cây được biến nạp được gọi là cây biến đổi gen (genetically modified plant-GMP). + Ứng dụng công nghệ gen trong công tác giống cây trồng hiện đại có rất nhiều ưu điểm, chẳng hạn như: - Bằng việc biến nạp một hoặc một số gen có thể thu được cây mang một đặc tính mới xác định. - Rào cản về loài không còn có tác dụng, vì không chỉ các gen từ thực vật mà còn từ vi khuẩn, nấm, động vật hoặc con người được chuyển thành công vào thực vật. Về nguyên tắc chỉ thay đổi vùng điều khiển gen, promoter 1 và terminator2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đòi hỏi những thay đổi tiếp theo như sự phù hợp codon. + Những đặc điểm không mong muốn của thực vật. Chẳng hạn, sự tổng hợp các chất độc hoặc chất gây dị ứng có thể được loại trừ bằng công nghệ gen.
  11. - Thực vật biến đổi gen có thể là lò phản ứng sinh học (bioreactor) sản xuất hiệu quả các protein và các chất cần thiết dùng trong dược phẩm và thực phẩm - Mở ra khả năng nghiên cứu chức năng của gen trong quá trình phát triển của thực vật và các quá trình sinh học khác. Vì vậy, thực vật biến đổi gen có ý nghĩa trong nghiên cứu cơ bản. - Trong lai tạo giống hiện đại, công nghệ gen giúp làm giảm sự mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường sinh thái. Bằng việc sử dụng cây trồng kháng thuốc diệt cỏ có thể giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật. + Mục đích của nông nghiệp hiện đại không chỉ là tăng năng suất mà còn hướng đến những lĩnh vực quan trọng sau: - Duy trì và mở rộng đa dạng sinh học (biodiversity). - Tăng khả năng kháng (sức khỏe cây trồng và chống chịu các điều kiện bất lợi). - Nâng cao chất lượng sản phẩm. - Cải thiện khả năng tích lũy dinh dưỡng. - Tăng cường tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học. - Tạo ra sản phẩm không gây hại môi trường. 6.2. Một số nguyên tắc cơ bản của việc chuyển gen 6.2.1. Một số nguyên tắc sinh học + Khi đặt ra mục đích và thực hiện thí nghiệm chuyển gen cần chú ý một số vấn đề sinh học ảnh hưởng đến quá trình chuyển gen như sau: - Không phải toàn bộ tế bào đều thể hiện tính toàn năng (totipotency). - Các cây khác nhau có phản ứng không giống nhau với sự xâm nhập của một gen ngoại lai. - Cây biến nạp chỉ có thể tái sinh từ các tế bào có khả năng tái sinh và khả năng thu nhận gen biến nạp vào genome. - Mô thực vật là hỗn hợp các quần thể tế bào có khả năng khác nhau. Cần xem xét một số vấn đề như: chỉ có một số ít tế bào có khả năng biến nạp và tái sinh cây. Ở các tế bào khác có hai trường hợp có thể xảy ra: một số tế bào nếu được
  12. tạo điều kiện phù hợp thì trở nên có khả năng, một số khác hoàn toàn không có khả năng biến nạp và tái sinh cây. - Thành phần của các quần thể tế bào được xác định bởi loài, kiểu gen, từng cơ quan, từng giai đoạn phát triển của mô và cơ quan. - Thành tế bào ngăn cản sự xâm nhập của DNA ngoại lai. Vì thế, cho đến nay chỉ có thể chuyển gen vào tế bào có thành cellulose thông qua Agrobacterium, virus và bắn gen hoặc phải phá bỏ thành tế bào để chuyển gen bằng phương pháp xung điện, siêu âm và vi tiêm. - Khả năng xâm nhập ổn định của gen vào genome không tỷ lệ với sự biểu hiện tạm thời của gen. - Các DNA (trừ virus) khi xâm nhập vào genome của tế bào vật chủ chưa đảm bảo là đã liên kết ổn định với genome. - Các DNA (trừ virus) không chuyển từ tế bào này sang tế bào kia, nó chỉ ở nơi mà nó được đưa vào. - Trong khi đó, DNA của virus khi xâm nhập vào genom cây chủ lại không liên kết với genome mà chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ngoại trừ mô phân sinh (meristem). 6.2.2. Phản ứng của tế bào với quá trình chuyển gen + Mục đích chính của chuyển gen là đưa một đoạn DNA ngoại lai vào genome của tế bào vật chủ có khả năng tái sinh cây và biểu hiện ổn định tính trạng mới. Nếu quá trình biến nạp xảy ra mà tế bào không tái sinh được thành cây, hoặc sự tái sinh diễn ra mà không kèm theo sự biến nạp thì thí nghiệm biến nạp chưa thành công. + Tính toàn thể của tế bào thực vật đã tạo điều kiện cho sự tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro qua quá trình phát sinh cơ quan (hình thành chồi) hay phát sinh phôi. Các chồi bất định hay phôi được hình thành từ các tế bào đơn được hoạt hóa là những bộ phận dễ dàng tiếp nhận sự biến nạp và có khả năng cho những cây biến nạp hoàn chỉnh (không có tính khảm). 6.2.3. Các bước cơ bản của chuyển gen + Quá trình chuyển gen được thực hiện qua các bước sau : - Xác định gen liên quan đến tính trạng cần quan tâm.
  13. - Phân lập gen (PCR hoặc sàng lọc từ thư viện cDNA hoặc từ thư viện genomic DNA). - Gắn gen vào vector biểu hiện (expression vector) để biến nạp. - Biến nạp vào E. coli. - Tách chiết DNA plasmid. - Biến nạp vào mô hoặc tế bào thực vật bằng một trong các phương pháp khác nhau (phương pháp biến nạp Agrobacterium hoặc xung điện, vi tiêm ) - Chọn lọc các thể biến nạp trên môi trường chọn lọc. - Tái sinh cây biến nạp. - Phân tích để xác nhận cá thể chuyển gen (PCR hoặc Southern blot) và đánh giá mức độ biểu hiện của chúng. Hình 5: : Tạo dòng bằng vector plasmid
  14. + Ở thực vật chuyển gen, sản phẩm cuối cùng thường không phải là tế bào biến nạp, mà là một cơ thể biến nạp hoàn toàn. Phần lớn thực vật được tái sinh dễ dàng bằng nuôi cấy mô tế bào. 7. Các hướng nghiên cứu và một số thành tựu trong lĩnh vực tạo thực vật chuyển gen 7.1. Các hướng nghiên cứu 7.1.1. Cây trồng chuyển gen kháng các nấm gây bệnh 7.1.2. Cây trồng chuyển gen kháng các vi khuẩn gây bệnh 7.1.3. Cây trồng chuyển gen kháng virus gây bệnh 7.1.4. Cây trồng chuyển gen kháng côn trùng phá hoại 7.1.5. Cây trồng chuyển gen cải tiến các protein hạt 7.1.6. Cây trồng chuyển gen sản xuất những loại protein mới 7.1.7. Cây trồng chuyển gen mang tính bất dục đực 7.1.8. Thực vật biến đổi gen để sản xuất các acid béo thiết yếu 7.1.9. Phát triển hệ thống marker chọn lọc 7.1.10 Làm sạch đất ô nhiễm 7.1.11. Làm thức ăn chăn nuôi 7.2. Một số thành tựu Sau đây là một số cây trồng quan trọng trong công nghệ chuyển gen ở thực vật. + Cây trồng chuyển gen kháng côn trùng phá hoại - Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông - Lợi ích : giảm lượng thuốc trừ sâu giảm ô nhiễm môi trường Giảm chi phí
  15. Hình 6: Cây bông chuyển gen Bt kháng sâu bệnh ( bên phải ) Hình 7: Bông biến đổi gen và cây bông bình thường ( bên trái ) + Tạo giống lúa gạo vàng ( Golden rice ) Hình 8: Gạo vàng TM - Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ khoa học thực vật Thụy Sĩ đã thành công trong việc tạo ra giống lúa “vàng” chứa phong phú β -caroten (vitamin A). Nó được đặt tên là gạo vàng TM bởi vì nội nhũ (chất bột bên trong của hạt gạo) của nó có màu vàng nhạt, do chất β-carotene tạo ra. - Với giống lúa này sẽ cứu được nhiều người trong số 500 000 người bị mù lòa trên thế giới hàng năm.
  16. + Cà chua Hình 9: Cà chua chuyển gen kháng vật ký sinh (bên phải) và cà chua đối chứng (bên trái) + Đu đủ - Đu đủ là một loại cây trồng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, được dùng làm thức ăn phổ biến trong các hộ nông dân sản xuất nhỏ và gia đình của họ. Hiện nay, giống đu đủ chuyển gen kháng virus đã được phát triển ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
  17. Hình 10 : Ðu đủ chuyển gen kháng virus (trên) và đu đủ đối chứng (dưới)
  18. + Ngô (Bt corn) mang gen Bt (chống sâu hại) Hình 11: Ngô mang gen Bt + Thành tựu - Cây trồng chuyển gen (GMC hay GMO) 1983: Được ứng dụng đầu tiên ở cây thuốc lá 1986: Bông kháng sâu và kháng cỏ dại 1992: Số GMC là 675 cây 1995: Diện tích GMC trên thế giới là 1,2 triệu ha 2003: Diện tích lên tới 67,7 triệu ha trong đó: Mĩ: 42,8 triệu ha chiếm 60,3%diện tích Argentina: 13,9 triệu ha, chiếm 21% diện tích Canada: 4,4 triệu ha, chiếm 6,5 diện tích Brazil: 3 triệu ha, chiếm 4% diện tích Trung Quốc: 2,8 triệu ha, chiếm 3,85% diện tích Nam Phi: 0,4 triệu ha, chiếm 0,1 diện tích • Doanh thu từ cây chuyển gen toàn cầu: - 1995: 75 triệu USD - 2001: 3,8 tỉ USD - 2003: 5,4_ 4,57 tỉ USD
  19. Hình 12: Diện tích trồng cây công nghệ sinh học trên toàn cầu Dân số thế giới đã tăng lên quá 6 tỷ người và dự kiến sẽ vượt quá 12 tỷ người sau 50 năm tới. Vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại là một vấn đề rất lớn. Trong các giải pháp được nhiều nước quan tâm đó là việc mở rộng việc nghiên cứu và triển khai các loại thực phẩm chuyển gen. Việt Nam chúng ta đang mở rộng nhiều mô hình, đầu tư nhiều công trình cho việc đưa cây trồng biến đổi gen vì nó mang lại nhiều lợi ích : - Nâng cao sản lượng cây trồng và do vậy góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thức ăn gia súc và chất xơ . - Bảo toàn sự đa dạng sinh học do đây là một công nghệ ít tiêu tốn đất có khả năng đem lại sản lượng cao hơn. - Sử dụng một cách có hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp và môi trường - Tăng khả năng ổn định sản xuất làm giảm những thiệt hại phải gánh chịu trong các điều kiện khó khăn. - Cải thiện các lợi ích kinh tế và xã hội và loại bỏ tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển. Vì vậy trong tương lai nước ta sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng vật nuôi phục vụ các lợi ích kinh tế.
  20. Tài liệu tham khảo Giáo trình: 1. Phạn Thị Hồng Hà .Di truyền học 2. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu, 2004. Tế bào học 3. Nguyễn Hoàng Lộc, Trịnh Thị Lệ. Công nghệ chuyển gen (động vật, thực vật) www.tinkhoahoc.blogspot.com www.vietbao.vn www.sinhhocvietnam.com