Đề cương bài giảng Dân số học và địa lý dân cư - Nguyễn Văn Thanh

pdf 171 trang huongle 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bài giảng Dân số học và địa lý dân cư - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_dan_so_hoc_va_dia_ly_dan_cu_nguyen_van_th.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng Dân số học và địa lý dân cư - Nguyễn Văn Thanh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  Đề cương bài giảng DÂN SỐ HỌC VÀ ĐỊA LÝ DÂN CƯ Biên soạn ThS. Nguyễn Văn Thanh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 8/2005 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  2. NHẬP MÔN DÂN SỐ HỌC 1.1. ĐỊNH NGHĨA DÂN SỐ HỌC Thuật ngữ Dân số học hay Nhân khẩu học - Demography có nguồn gốc từ tiếng Latin: demos (dân chúng, dân cư) và grapho (mô tả). Thuật ngữ này được nhà khoa học Pháp A. Guillard đưa ra năm 1855 trong một quyển sách có nhan đề: “Các thành phần thống kê của con người hay Dân số học so sánh”. Sau đó, thuật ngữ này được thừa nhận chính thức trong Hội nghị quốc tế về Vệ sinh học và Dân số học tại Genève năm 1882 và được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo các nhà khoa học của tám nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Thụy Điển, Brazil, Ấn Độ trong quyển Nghiên cứu dân số, 1953: “Dân số học là khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố và cơ cấu dân số cũng như biến động tự nhiên, biến động cơ học, biến động xã hội của nó”. Liên hiệp Quốc, 1958, xác định: “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản có liên quan đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của dân số”. Theo tự điển Dân số học đa ngữ của Vande Walle, 1982: “Dân số học là nghiên cứu khoa học về dân số nhân loại, trước hết là quy mô, cấu trúc và sự phát triển của nó”. Trong giáo trình xuất bản 1985 của một số trường đại học thuộc Liên Xô cũ định nghĩa: “Dân số học là 2 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  3. khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố theo lãnh thổ và cơ cấu của dân số với những biến động của chúng, giải thích nguyên nhân và hậu quả của những biến động đó. Mối quan hệ lẫn nhau giữa yếu tố kinh tế xã hội với những biến động trong dân cư”. Theo tự điển Dân số học (The Dictionary of Demography) do Pressat chủ biên, 1985, thì “Dân số học là khoa học nghiên cứu về dân số loài người trong mối tương quan với những biến đổi do tác động tương hỗ của các yếu tố sinh, chết và di dân”. Theo giáo trình Dân số học và Địa lý dân cư của Nguyễn Minh Tuệ, 1992: “Dân số học là khoa học nghiên cứu những quy luật của tái sản xuất dân số trong những điều kiện xã hội và lịch sử cụ thể, trên một lãnh thổ nhất định”. Tuy có nhiều định nghĩa về Dân số học của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra, nhưng chung quy lại, các định nghĩa đều có một số điểm chung nhất định: Dân số học là môn khoa học xã hội độc lập, nghiên cứu tính quy luật của tái sản xuất dân cư thông qua các chỉ báo cơ bản như sinh, tử, chuyển cư, hôn nhân và các điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến nó. Nói cách khác, Dân số học là khoa học về dân số, có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật tái sản xuất dân cư trong những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định. Như một ngành khoa học xã hội độc lập, Dân số học tìm hiểu tính quy luật và những điều kiện xã hội liên quan đến các quá trình sinh, tử, hôn nhân, chấm 3 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  4. dứt hôn nhân, tái sản xuất dân cư trong mối quan hệ thống nhất biện chứng của các quá trình này. Dân số học không những xem xét sự thay đổi kết cấu dân số theo lứa tuổi và giới tính, theo tình trạng hôn nhân và gia đình, mối quan hệ qua lại giữa các quá trình với kết cấu dân số, mà còn đề cập đến tính quy luật thay đổi số dân và gia đình như là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng nói trên. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Theo quan điểm duy vật biện chứng, xã hội loài người tồn tại và phát triển không ngừng nhờ quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình này gồm hai bộ phận: tái sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất nuôi sống loài người và tái sản xuất dân cư để duy trì và phát triển nhân loại. Đối tượng nghiên cứu của Dân số học chính là quá trình tái sản xuất dân cư. Đó là quá trình thay đổi liên tục các thế hệ con người, trong đó, thế hệ trẻ thay thế thế hệ già thông qua hai quá trình bộ phận là sinh sản và tử vong trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu dân số bao gồm việc trình bày tình hình dân số, phân tích các xu hướng và nhân tố ảnh hưởng tới các quá trình dân số theo lãnh thổ (không gian) hay theo nhóm dân cư ở các thời kỳ khác nhau. Từ việc nghiên cứu các đặc điểm sinh, tử ở các thế hệ, các nhóm xã hội và các lãnh thổ khác nhau, Dân số 4 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  5. học đánh giá một cách khách quan, chính xác sự thay đổi của chúng trong tương lai dựa vào những dự báo dân số. Trên thực tế, có ba lĩnh vực nghiên cứu chính: Quy mô và cơ cấu dân số Đối với khoa học dân số thì vấn đề đầu tiên khi nghiên cứu một dân cư nào đó là quy mô của nó, tức là tổng số dân, thường được thống kê theo những phạm vi hành chính lãnh thổ nhất định. Tuy mỗi thành viên dân cư của một vùng đều có điểm chung là cùng sống trên một lãnh thổ nhưng họ cũng có nhiều điểm khác nhau do đó dân số còn được nghiên cứu về mặt cơ cấu. Việc tìm hiểu quy mô và cơ cấu dân số nhằm cung cấp những đặc điểm về tình trạng của dân số tại một thời điểm nhất định. Các quá trình ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu dân số Dân số không chỉ được nghiên cứu ở trạng thái tĩnh tại một thời điểm, mà còn được nghiên cứu ở trạng thái động. Sự đổi mới không ngừng của dân cư một vùng là kết quả tổng hợp của các sự kiện sinh, chết, di dân và các yếu tố xã hội tạo nên quá trình biến động dân số. Biến động dân số hay phát triển dân số là nội dung quan trọng của Dân số học được nghiên cứu theo ba khía cạnh: biến động tự nhiên, biến động cơ học và biến động xã hội của dân số. Biến động dân số diễn ra liên tục từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Dân số hiện tại là kết quả của sự gia tăng dân số trong quá khứ, dân số tương lai là kết quả của khuynh hướng gia tăng trong hiện tại. Vì vậy, 5 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  6. dự báo dân số, lao động và các thành phần khác cũng là một nội dung nghiên cứu của Dân số học. Mối liên hệ giữa các yếu tố của cơ cấu và biến động dân số với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử. Nghiên cứu các nhân tố tác động tới từng quá trình dân số, qua đó, tìm ra tính quy luật của sự vận động của mỗi quá trình dân số, cũng như tái sản xuất dân cư trong những điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể; đồng thời, nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. Tóm lại, Dân số học nghiên cứu động thái tái sản xuất dân cư nói chung và các thành phần của nó nói riêng, nghiên cứu các quá trình dân số và sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, theo hôn nhân và gia đình, nghiên cứu sự phụ thuộc của chúng vào các hiện tượng kinh tế và sự tác động qua lại giữa việc phát triển dân số và phát triển xã hội. 1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mối quan hệ giữa Dân số học với các khoa học khác Là một môn khoa học xã hội mang tính liên ngành mạnh mẽ, Dân số học có quan hệ mật thiết với nhiều khoa học khác. Địa lý dân cư Dân số học liên hệ mật thiết với Địa lý dân cư (một bộ phận của địa lý kinh tế - xã hội). Địa lý dân 6 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  7. cư chuyên nghiên cứu tính quy luật và các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển dân cư và các loại hình quần cư. Dân số học nghiên cứu các quá trình dân số, các đặc trưng của dân số trong phạm vi lãnh thổ và hệ thống quần cư cụ thể. Các loại hình quần cư khác nhau, việc chuyển cư có ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất dân cư. Toán học Toán học cho phép đo lường các sự kiện và các quá trình dân số hoặc lượng hóa các mối quan hệ tác động giữa các quá trình dân số, dự báo dân số. Công cụ toán học, toán thống kê và tin học ngày càng hỗ trợ đắc lực cho Dân số học. Kinh tế học Kinh tế học xem xét dân cư như một thị trường tiêu thụ và nguồn lao động. Lịch sử học Các kiểu tái sản xuất dân cư khác nhau trong lịch sử và đương đại gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội tạo nên nó. Thông qua nghiên cứu Dân số học có thể khái quát quá trình phát triển của một đất nước qua từng thời kỳ. Do vậy, Dân số học có mối quan hệ với Lịch sử học. Tâm lý học và Xã hội học Quá trình tái sản xuất dân cư chịu ảnh hưởng sâu sắc của các chuẩn mực giá trị, hệ thống thang giá trị và các thiết chế xã hội đương đại. Do vậy, Dân số học có quan hệ chặt chẽ với Tâm lý học, Xã hội học nhất là Xã hội học dân số. 7 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  8. Sinh học và Y học Các quá trình dân số như sinh sản, tử vong, hôn nhân gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người. Do vậy, Dân số học quan hệ chặt chẽ với Sinh học, Y học và Lão học. Ngoài ra, Dân số học còn liên quan đến một số khoa học khác như Dân tộc học, Nhân chủng học 1.3.2. Quan điểm nghiên cứu Nghiên cứu tái sản xuất dân cư theo nghĩa hẹp Chỉ nghiên cứu tính quy luật của các quá trình sinh, tử, hôn nhân, chuyển cư; nghiên cứu sự biến động về cơ cấu tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân. Đây là quan điểm nghiên cứu Dân số học thuần túy, không nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa quá trình dân số với các điều kiện kinh tế - xã hội. Đại diện cho khuynh hướng này là các nhà Dân số học Mỹ, Đức. Nghiên cứu tái sản xuất dân cư theo nghĩa rộng Nghiên cứu tổng hợp cả biến động tự nhiên, biến động cơ học và biến động về mặt xã hội của dân số trong những điều kiện kinh tế - xã hội lịch sử cụ thể. Đại diện cho khuynh hướng này là các nhà Dân số học thuộc Liên Xô trước đây. Ngày nay, Dân số học nghiên cứu tái sản xuất dân cư như một quá trình tương đối độc lập, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Bởi vì 8 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  9. bản thân quá trình tái sản xuất dân cư mang cả khía cạnh tự nhiên và khía cạnh xã hội. Khía cạnh tự nhiên của tái sản xuất dân cư biểu hiện ở chỗ: khả năng thụ thai, mức sinh bị hạn chế theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Cuộc đời mỗi cá nhân là có giới hạn và sinh tử trở thành quy luật. Khía cạnh xã hội của tái sản xuất dân cư biểu hiện ở chỗ: xã hội điều chỉnh tương quan giữa các giới thông qua hệ thống hôn nhân và gia đình. Mức sinh bị chi phối bởi các điều kiện sống, lao động, lối sống và nhu cầu xã hội được điều chỉnh bằng các chuẩn mực văn hóa xã hội. Tình hình tử vong, bệnh tật cũng phụ thuộc vào điều kiện sống, khả năng của xã hội chống lại những tác động bất lợi của môi trường. Mức sinh, tử, hành vi dân số của các nhóm xã hội khác nhau là khác nhau do điều kiện sống và lối sống. Do vậy, tái sản xuất dân cư có liên hệ mật thiết với những thay đổi về các quan hệ xã hội, văn hóa, cơ cấu kinh tế - xã hội của từng xã hội. Xã hội phát triển, điều kiện sống, các mối quan hệ xã hội, các tiêu chuẩn văn hóa xã hội thay đổi, vì thế, có tác giả cho rằng, quá trình tái sản xuất dân cư là quá trình xã hội thực sự, mang tính lịch sử và khi nghiên cứu nó phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu Dân số học, bao gồm các phương pháp nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học và các phương pháp đặc trưng riêng của chuyên ngành. 9 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  10. Phương pháp thống kê và toán học Các sự kiện dân số xảy ra trong cộng đồng dân cư mang tính ngẫu nhiên. Dân số một lãnh thổ thường có quy mô lớn. Chỉ khi nghiên cứu với số lượng đủ lớn và thời gian đủ dài thì các đặc trưng định tính hay định lượng, tính quy luật của các quá trình dân số mới được bộc lộ. Điều này đòi hỏi phải sử dụng phương pháp thống kê, từ việc thu thập số liệu, xử lý và trình bày các số liệu dân số. Mặt khác, các quá trình dân số có mối quan hệ với nhau và với cấu trúc và quy mô dân số. Chúng thường là hàm số của thời gian. Phương pháp toán học được dùng để đo lường cường độ và mô hình hóa các quá trình dân số. Ví dụ như tính xác suất để xảy ra các sự kiện nhân khẩu sinh, chết; biểu diễn các quá trình tăng trưởng dân số hoặc biểu diễn mối liên hệ giữa các quá trình dân số bằng các hàm số. Phương pháp phân tích, tổng hợp Thống kê dân số cung cấp hàng loạt số liệu dân số về mọi mặt. Những số liệu thông tin ban đầu này, được phân tích, tổng hợp để tìm ra những tính chất, các đặc trưng số lượng và chất lượng, lượng hóa các mối quan hệ giữa các quá trình dân số và các bộ phận khác của dân số Trong phương pháp phân tích, Dân số học thường áp dụng các phương pháp phân tích theo đoàn hệ (phân tích chéo - cohort analysis) và phân tích theo thời khoảng (phân giải ngang - period analysis). Phân tích theo đoàn hệ: liên quan đến các sự kiện nhân khẩu xảy ra trong một thời gian của một đoàn hệ 10 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  11. nào đó. Thường là việc quan sát một đoàn hệ về một quá trình dân số, qua nhiều cuộc tổng điều tra dân số hoặc điều tra mẫu. Qua đó, tính toán, định lượng một số đặc trưng cần nghiên cứu của đoàn hệ để thấy được khuynh hướng biến đổi của các đặc trưng này. Phân tích theo thời khoảng: là quan sát một hay nhiều quá trình dân số của nhiều đoàn hệ xảy ra trong cùng một thời điểm hay một thời khoảng ngắn (thường là một năm), ví dụ nghiên cứu sự kiện tử vong trong một năm của một dân số. Một dân số là tập hợp của nhiều đoàn hệ. Do vậy, phân tích theo thời khoảng là lát cắt ngang cho ta bức tranh toàn cảnh của một dân số (thường là ở thời điểm tổng điều tra dân số). Phương pháp bản đồ Nghiên cứu Dân số học được tiến hành trong những đơn vị hành chính nhất định. Dùng phương pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố các chỉ số số lượng của các quá trình dân số, kết cấu và quy mô dân số trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau. Qua đó, có thể thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa các vùng, các nhóm nước. Từ đó, có thể khái quát hóa, rút ra tính quy luật hoặc các đặc trưng định tính. Ưu điểm của phương pháp bản đồ là có tính trực quan cao, giúp người nghiên cứu có tầm nhìn khái quát ở những quy mô lãnh thổ khác nhau, dễ dàng so sánh, phân tích và tổng hợp rút ra tính quy luật, nhất là khi nghiên cứu chuyển cư và phân bố dân cư ở những lãnh thổ lớn. 11 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  12. Phương pháp chuyển tuổi, thế hệ hiện thực, thế hệ giả định, lưới dân số Là những phương pháp đặc thù để nghiên cứu các quá trình dân số, dự báo thành phần dân số. Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học được sử dụng để nghiên cứu hôn nhân, gia đình và các chỉ số xã hội khác hoặc để tìm hiểu sâu nguyên nhân của các quá trình dân số. Hiện nay, với sự đa dạng của các phương pháp nghiên cứu và sự phát triển không ngừng của máy tính diện tử có khả năng xử lý nhanh và nhiều số liệu làm cho các phương pháp nghiên cứu dân số ngày càng phong phú và hiện đại. 1.4. CÁC NGUỒN SỐ LIỆU ĐỂ NGHIÊN CỨU DÂN SỐ Số liệu dân số bao gồm lượng thông tin đa dạng về sinh, tử, chuyển cư, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, tình hình học vấn của dân cư tại một thời điểm trên một lãnh thổ nhất định. Số liệu thống kê dân số là cơ sở ban đầu không thể thiếu để phân tích, tổng hợp, và đánh giá một cách khoa học các đặc trưng số lượng, chất lượng, thành phần, sự phân bố và mức gia tăng của một dân số. Số liệu dân số là cơ sở ban đầu cho việc hoạch định các hệ thống chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; là căn cứ để đánh giá tiềm năng và chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia; 12 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  13. ngoài ra, nó còn giúp cho các nhà kinh tế trong việc định hướng phân bố sản xuất theo lãnh thổ và tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có nhiều nguồn thu thập số liệu về dân số, trong đó có các nguồn chính là: tổng điều tra dân số (census), điều tra chọn mẫu (sample survey), tài liệu theo dõi đăng ký hộ tịch, hộ khẩu. 1.4.1. Tổng điều tra dân số Là quá trình thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và xuất bản các số liệu về Dân số học, các số liệu về kinh tế - xã hội chủ yếu có liên quan của toàn bộ dân số một nước hay một địa phương tại một thời điểm xác định. Tổng điều tra dân số hiện đại được tiến hành theo các nguyên tắc sau: - Phải quy định chu kỳ điều tra với những khoảng thời gian cách đều nhau, thường là 5 năm, 10 năm hay 20 năm tùy từng quốc gia, nhằm giúp cho việc so sánh số liệu theo thời gian dễ dàng hơn. - Chọn thời điểm điều tra thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ và tiến hành kê khai cho toàn bộ dân số của cả quốc gia, trong đó phải liệt kê từng người với từng đặc điểm xác định của họ. - Việc lựa chọn chỉ tiêu cho mỗi cuộc điều tra cần phải dựa vào nội dung đã thu thập được trong các cuộc điều tra trước và đưa vào những thay đổi để đáp ứng cho yêu cầu mới, tuy nhiên phải cân đối giữa nhu cầu số liệu và nguồn lực dành cho cuộc tổng điều tra. 13 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  14. - Các nội dung chủ yếu cần có trong tổng điều tra dân số: đặc điểm về địa lý và di dân (địa điểm có mặt tại thời điểm tổng điều tra dân số, địa điểm thường trú, nơi sinh, thời gian cư trú, nơi cưu trú trước đây); đặc điểm về hộ gia đình (quan hệ với chủ hộ hoặc các thành viên khác trong hộ); đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ); đặc điểm về giáo dục (trình độ văn hóa, tình trạng biết đọc biết viết, số năm đi học); tình hình sinh sản (số con đã sinh, số con còn sống); đặc điểm về kinh tế (nghề nghiệp, tình trạng việc làm). Những chủ đề này là những khuyến nghị từ năm 1980 của Phòng Thống kê Liên Hiệp Quốc. - Khi lựa chọn nội dung điều tra cũng cần tính đến khả năng đáp ứng của người dân đối với các câu hỏi phức tạp hoặc không phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc. - Thông thường, các cuộc tổng điều tra dân số là do Nhà nước chỉ đạo thực hiện, bởi vì nó cần một khoản kinh phí rất lớn, sử dụng lực lượng đông đảo cán bộ điều tra và cần có bộ máy quyền lực. Nhìn chung, lượng thông tin thu thập được trong các cuộc tổng điểu tra dân số rất phong phú, tuy nhiên, kết quả thường không tránh khỏi sai sót. Những sai sót có thể gặp như kê khai thiếu, kê khai hai lần, khai thác hoặc trả lời không đúng nội dung yêu cầu. Sau các cuộc tổng điều tra, thường tiến hành kiểm chứng và điều chỉnh những thiếu sót sau đó mới công bố số liệu. 1.4.2. Điều tra chọn mẫu 14 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  15. Điều tra chọn mẫu là phương pháp chọn ngẫu nhiên một dàn mẫu thích hợp trong một tổng thể dân số cần điều tra (cỡ mẫu thường chọn là 3% hoặc 5% so với tổng thể). Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu mà đặt ra những bảng câu hỏi phù hợp. Từ những thông tin thu thập được của mẫu, dùng kỹ thuật toán học để tính toán, xử lý và sau đó suy rộng cho toàn thể dân số. Điều tra chọn mẫu được sử dụng rộng rãi trong các cuộc thăm dò ý kiến nhân dân về một vấn đề nào đó. Cơ quan phụ trách có thể là Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội. Điều tra chọn mẫu là một kỹ thuật ngày càng phổ biến, ngay cả ở những nước có thống kê đầy đủ. Điều tra chọn mẫu, nếu thực hiện tốt (thiết kế và lựa chọn dàn mẫu tốt, tuân thủ chặt chẽ các nguyên lý thống kê) có thể cho các thông tin chi tiết và chính xác ở mức độ nhất định, ít tốn kém và phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho một mục đích nào đó. Điều tra nhân khẩu chọn mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ chính xác của số liệu tổng điều tra dân số và số liệu đăng ký thường xuyên, hoặc để thu thập các số liệu thống kê khi số liệu đăng ký thường xuyên không chính xác. Mặt khác, tổng điều tra dân số chủ yếu chỉ cung cấp thông tin tại một thời điểm nhất định, trong khi điều tra nhân khẩu chọn mẫu cho phép đặt các câu hỏi về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ vì có nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong các cuộc phỏng vấn. 1.4.3. Tài liệu hộ tịch, hộ khẩu 15 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  16. - Tài liệu thống kê hộ tịch: ghi chép thường xuyên và liên tục những sự kiện nhân khẩu như sinh, tử, thai chết, kết hôn, li hôn. - Tài liệu theo dõi đăng ký hộ khẩu: thu thập những thông tin về xuất cư, nhập cư, tạm trú, tạm vắng trong dân cư. Vì nhằm mục đích quản lý hành chính nên nội dung theo dõi cũng đơn giản, thường gồm một số nội dung sau: ngày tháng diễn ra sự kiện và những đặc điểm của đối tượng như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú và các sự kiện được quan tâm. Cơ quan hành chính cấp địa phương có trách nhiệm ghi chép, bảo quản và báo cáo lên cơ quan cấp trên những sự kiện này theo định kỳ. Cơ quan thống kê sẽ khai thác và công bố dần. Về nguyên tắc, tài liệu hộ tịch, hộ khẩu ghi nhận thường xuyên và liên tục các biến cố nhân khẩu ngay khi chúng xảy ra nên sẽ có tính chính xác hơn so với tổng điều tra và điều tra chọn mẫu (phải dựa vào trí nhớ của người được điều tra để thu góp các dữ kiện về các biến cố đã xảy ra trong quá khứ, do vậy không tránh khỏi thiếu sót). Trên thực tế, có nhiều yếu tố làm cho dữ kiện mất phần chính xác và nghèo nàn về mặt thông tin, nhất là ở những nước đang phát triển. Tại các nước này, hệ thống quản lý hành chính còn nhiều lạc hậu, trình độ của cán bộ cấp cơ sở chưa cao, việc ghi chép các sự kiện nhân khẩu không đầy đủ và thống nhất nên hệ thống tài liệu hộ tịch, hộ khẩu không đủ mức độ chính 16 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  17. xác để nghiên cứu những biến động dân số trên quy mô cả nước. 1.5. Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC Phục vụ cho công tác lập các kế hoạch, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Khi nghiên cứu dân số của một lãnh thổ, các chuyên gia thường đặt ra các câu hỏi cơ bản như: số dân của vùng này là bao nhiêu, thành phần giới tính và cấu trúc tuổi tác như thế nào, đặc điểm cư trú ra sao, quy mô dân số là ổn định hay có biến động, cơ cấu dân số là cân đối hợp lý hay mất cân đối, các nguyên nhân ảnh hưởng Từ những thông tin này sẽ cho biết được hiện trạng và dự báo viễn cảnh phát triển dân số trong tương lai. Trên cơ sở đó, các chuyên gia sẽ hoạch định các chính sách dân số quốc gia hợp lý và quản lý hiệu quả sự phát triển dân số của đất nước và từng khu vực. Mặt khác, con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng của xã hội, do đó, các kết quả nghiên cứu của Dân số học về mặt quy mô, cơ cấu sẽ là cơ sở xác đáng cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay địa phương. Giúp tìm hiểu, phát hiện và dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội Quy mô, cơ cấu và sự biến động dân số thường phản ảnh các điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu Dân số học còn cho phép tìm hiểu, phát hiện và dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Ví dụ, sự mất cân đối về giới tính ở một lứa tuổi nào đó có 17 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  18. thể là do chiến tranh, do di cư hoặc do điều kiện sống; sự bùng nổ trẻ em trong giai đoạn hiện nay cho phép dự báo sự bùng nổ nhu cầu việc làm trong thời gian 15-20 năm sau 1.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Dân số Dân số (population): số người hiện diện vào một thời điểm nào đó của một địa phương, một quốc gia hay của một tầng lớp xã hội mà ta muốn nghiên cứu. Ví dụ: dân số Việt Nam vào 0 giờ ngày 01-04-1999 là 76.324.753 người, dân số thành phố Hồ Chí Minh vào 0 giờ ngày 01-04-1999 là 5.037.155 người. Đoàn hệ Đoàn hệ (cohort): tập hợp những nhóm người cùng trải qua một sự kiện nhân khẩu trong một khoảng thời gian như nhau (thường là một năm). Ví dụ: đoàn hệ đồng sinh gồm những người sinh cùng một năm (hay còn gọi là thế hệ đồng sinh), đoàn hệ đồng hôn gồm những người kết hôn cùng một năm. Sự kiện nhân khẩu Sự kiện nhân khẩu (hay biến cố nhân khẩu) bao gồm: sinh sản, tử vong, hôn nhân (kết hôn và tái hôn), chấm dứt hôn nhân, di dân (nhập cư và xuất cư). Cách tính tuổi trong dân số học + Tuổi theo năm niên lịch Được tính căn cứ vào năm sinh và năm tính toán. Ví dụ, một người được sinh vào năm 1980, đến năm 2000 tuổi theo năm niên lịch tính được là 20 tuổi. + Tuổi đúng đến ngày-tháng-năm 18 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  19. Được tính căn cứ vào ngày-tháng-năm sinh và ngày-tháng-năm tính toán. Ví dụ, một người có ngày- tháng-năm sinh là: 08-03-1980, đến ngày 07-03-2000, tuổi đúng tính được là 19 tuổi 11 tháng 29 ngày; đến ngày 08-03-2000, tuổi đúng tính được là 20 tuổi. + Tuổi trọn năm Được tính căn cứ vào ngày-tháng-năm sinh và ngày-tháng-năm tính toán nhưng chỉ lấy số năm đã sống trọn. Ví dụ, ngày-tháng-năm sinh: 08-03-1980, ngày-tháng-năm tính toán: 07-03-2000, tuổi trọn năm tính được là 19 tuổi; hoặc ngày-tháng-năm tính toán: 08-03-2000 hay 07-03-2001, tuổi trọn năm tính được đều là 20 tuổi. 0 1 2 3 4 5 > tuổi đúng 0 1 2 3 4 > tuổi trọn năm 19 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  20. PHÂN BỐ DÂN CƯ 2.1. KHÁI NIỆM 2.1.1. Dân cư và những đặc điểm chủ yếu Dân cư (inhabitant): tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định được đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất phân công lao động. Ví dụ: dân cư vùng đồng bằng sông Hồng, dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân cư thành phố Hà Nội, dân cư thành phố Hồ Chí Minh. Dân cư có những đặc điểm chủ yếu sau: - Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Ở mức độ nhất định, sự phát triển và phân bố sản xuất ở các nước hay các vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, trước hết là những người trực tiếp lao động, vào kết cấu và chất lượng của dân cư. - Dân cư là người tiêu thụ phần lớn những sản phẩm do họ sản xuất ra. Do vậy, dân cư có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân bố và phát triển các ngành kinh tế. - Dân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình. Tùy thuộc vào các nhân tố chính trị, xã hội, quá trình này diễn ra khác nhau theo thời gian và không gian. 2.1.2. Phân bố dân cư Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định sao cho 20 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  21. phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu phát triển của xã hội. 2.1.3. Mật độ dân cư Mật độ dân cư là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ, đó là tương quan giữa toàn bộ số dân tính trên toàn bộ diện tích lãnh thổ mà dân số ấy cư trú tại một thời điểm, đơn vị tính bằng số người/km2. Số dân của lãnh thổ Mật độ dân cư = (người/km2) Diện tích tự nhiên của lãnh thổ Ví dụ: năm 1994, mật độ dân cư của Singapore là 4.991 người/km2, Banglades: 810 người/km2, Nhật: 336 người/km2. Việt Nam, vùng đồng bằng sông Hồng: 1.125 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long: 405 người/km2. Mật độ dân cư là một đại lượng bình quân, phản ánh mức độ tập trung dân cư trên một vùng lãnh thổ, chứ không mang ý nghĩa là sự phân bố dân cư đồng đều trên từng đơn vị diện tích. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có các loại mật độ: - Mật độ dân cư thành thị: số dân trên một đơn vị diện tích thành phố. - Mật độ dân cư nông thôn: số dân trên một đơn vị diện tích làng mạc. - Mật độ dân cư trên một đơn vị diện tích canh tác (người/ha). 21 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  22. - Mật độ lao động trên một đơn vị diện tích canh tác (lao động/ha) 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN CƯ Sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử. Các yếu tố tự nhiên là tiền đề và có vai trò quan trọng, các yếu tố kinh tế - xã hội và lịch sử có ảnh hưởng quyết định. 2.2.1. Các yếu tố tự nhiên Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời là thực thể của xã hội. Sự phân bố dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên ở một mức độ nhất định. Các yếu tố tự nhiên tác động đến sự phân bố dân cư có thể được xem xét qua hai khía cạnh: - Khía cạnh sinh lý: con người chỉ có khả năng thích nghi trong những giới hạn sinh thái nhất định, vượt qua ngưỡng giới hạn đó sẽ có hại cho sức khỏe hoặc sẽ không sống được. Do vậy, những nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sức khỏe, an toàn sinh mệnh thì nơi đó dân cư tập trung đông đúc. - Khía cạnh kinh tế: nơi nào có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú và các hoạt động sản xuất phát triển thì nơi đó thường tập trung đông dân cư. Khí hậu Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nhìn chung, nơi nào có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút dân cư, ngược 22 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  23. lại, quá nóng hay quá lạnh sẽ hạn chế mức độ tập trung dân cư. Trong cùng một đới khí hậu, con người dễ thích nghi với kiểu khí hậu có tính chất hải dương hơn kiểu khí hậu có tính chất lục địa. Trong thực tế, dân cư tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới. Ở khu vực khí hậu nóng ẩm, dân cư trù mật hơn so với các vùng khô hạn. Tại các hoang mạc nóng, hoang mạc lạnh hay các vùng núi cao băng giá, thường không có hoặc có rất ít người ở. Nước Nước là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự phân bố dân cư vì nước rất cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Có thể nói, nơi nào có nước thì nơi đó có con người sinh sống. Các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực sông lớn như: văn minh Lưỡng Hà (Babylone) ở lưu vực sông Tigre và Euphrate, văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nil, văn minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn - Hằng Ngày nay, các vùng này vẫn là những nơi có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới đều có sông chảy qua. Địa hình và đất đai Địa hình và đất đai cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ thuận tiện cho hoạt động nông nghiệp thì dân cư đông đúc. Những đồng bằng châu thổ của các con sông lớn là nơi hội đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai, nguồn nước) 23 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  24. cho cư trú và sản xuất nên đông dân. Ngược lại, những vùng núi non hiểm trở, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn là những vùng ít có sức thu hút dân cư. Trên bình diện thế giới, đa số dân cư tập trung trên các đồng bằng có độ cao tuyệt đối không quá 200m, đấy là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cả việc cư trú và sản xuất. Khoáng sản Việc khai thác các loại khoáng sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người không nhất thiết đưa đến sự tập trung dân cư trong mọi trường hợp, mà còn tùy thuộc vào những điều kiện xã hội và kỹ thuật. Việc khai thác các mỏ than ở Anh đã đưa đến sự tập trung dân cư rất lớn, tạo thành những vùng liên thị. Ngược lại ở Mỹ, với tổ chức kỹ thuật khai thác, các vùng có khai thác than không phải là nơi đông dân. Ở châu Âu, nhất là ở Pháp, các mỏ sắt thu hút sự tập trung dân cư, ngược lại ở Mỹ và Liên Xô (cũ) không có sự tập trung dân cư tại các vùng này. 2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội và lịch sử Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Các yếu tố tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, khả năng ấy có hiện thực hay không còn do các yếu tố xã hội, trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chi phối. Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắn hái lượm với những công cụ lao động rất thô sơ và thường phải di chuyển theo nguồn thức ăn 24 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  25. có trong tự nhiên, nay đây mai đó nên cần một khoảng không gian rộng lớn. Do vậy, dân cư phân bố thưa thớt. Nhờ việc tìm ra lửa và chế tác ra các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, nền nông nghiệp định canh định canh định cư ra đời, dân cư tập trung tại các vùng đồng bằng, hình thành nên các điểm quần cư nông thôn. Từ sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, bức tranh phân bố dân cư trên thế giới có nhiều thay đổi. Dân cư tập trung đông đúc quanh các trung tâm công nghiệp. Công nghiệp hóa kéo theo đô thị hóa, nhiều thành phố mới ra đời thu hút mạnh mẽ dân cư từ những nơi khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ - mà ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân bố dân cư trên thế giới có nhiều nét mới, nhiều trung tâm dân cư lớn đã hình thành ngay cả ở các vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao 3000- 4000 mét, vùng hoang mạc nóng bỏng, thậm chí còn vươn ra tận ngoài biển. Tính chất của nền kinh tế Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi dân cư tập trung hơn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp là liên tục, tập trung cao, quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều theo dây chuyền phức tạp, cần nhiều công nhân, nên mật độ dân cư ở các thành phố, khu công nhiệp cao 25 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  26. hơn nhiều so với vùng nông thôn hoạt động nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao hay thấp tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất. Các ngành dệt, may mặc, chế biến thực phẩm là những ngành cần nhiều lao động hơn các ngành khác. Trong điều kiện hiện nay, nhờ điện khí hóa, tự động hóa và liên hiệp hóa, nhiều khu công nghiệp lớn và hiện đại ra đời với mật độ dân cư không quá cao. Kỹ thuật càng tiên tiến, mức độ tập trung dân cư trong các khu công nghiệp có xu hướng càng giảm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung dân cư đông hay ít tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Việc canh tác lúa nước đòi hỏi rất nhiều lao động nên những vùng trồng lúa nước đồng thời là những vùng dân cư trù mật nhất thế giới. Ngược lại, các vùng trồng lúa mì, ngô hay các loại cây công nghiệp có dân cư không đông lắm do không cần nhiều lao động. Lịch sử khai thác lãnh thổ Nhìn chung, những khu vực sớm được con người khai thác để cư trú và sản xuất thường là nơi đông dân với mật độ cao nhất thế giới: các đồng bằng phía Đông và Đông nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn - Hằng, Tây Âu, tam giác châu sông Nil. Ngược lại, những lãnh thổ mới được khai thác, dân cư tập trung ít đông đúc hơn: Canada, Úc, vùng Đông Siberia của Liên bang Nga Chuyển cư 26 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  27. Chuyển cư chính là sự phân bố lại dân cư. Các dòng chuyển cư quốc tế và trong nước đã góp phần ít nhiều tác động đến sự phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, sự chuyển cư từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Úc sau hai thế kỷ đã làm cho số dân của các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc tăng lên nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ 1750-1900, dân số châu Âu chỉ tăng 3 lần, trong khi dân số châu Mỹ tăng 12 lần. Chuyển cư cưỡng bức từ châu Phi sang châu Mỹ đã làm giảm số lượng và mật độ dân cư của châu lục này. Giữa thế kỷ XVII, dân số châu Phi bằng 18,4% dân số thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ bị bắt bán sang châu Mỹ làm nô lệ, đến năm 1975, dân số châu Phi chỉ còn bằng 8% dân số thế giới. 2.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI Ngày nay, con người có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng sự phân bố rất không đồng đều, có vùng đông dân, có vùng thưa dân, thậm chí có vùng lại không có người ở. Mật độ dân cư trung bình của thế giới hiện nay khoảng 45 người/km2, nhưng ý nghĩa của con số này bị hạn chế bởi sự phân bố không đồng đều của dân cư. Tính chất không đồng đều của sự phân bố của dân cư được thể hiện dưới nhiều khía cạnh. 2.3.1. Theo độ cao địa hình Dân cư trên thế giới phân bố khác nhau theo độ cao địa hình. Những nơi có độ cao từ 500m trở xuống (57,3% diện tích) là địa bàn cư trú của tuyệt đại bộ phận dân cư thế giới (80% dân số thế giới). 27 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  28. Trong vùng ôn đới, những nơi có địa hình thấp thường là những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống của con người thường, còn trong vùng nhiệt đới thường là những nơi có địa hình cao hơn. 2.3.2. Theo vĩ tuyến Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở Bắc bán cầu, những điểm dân cư cư trú thường xuyên lên đến vĩ độ 78oB, còn ở Nam bán cầu chỉ đến vĩ độ 54oN. Về cơ bản, dân cư tập trung ở các vĩ độ thuộc vùng ôn đới và nhiệt đới. Trong vùng ôn đới có 58% dân số thế giới, còn vùng nhiệt đới 40%. 2.3.3. Theo châu lục Dân cư phân bố không đồng đều theo các châu lục, chủ yếu tập trung ở Cựu lục địa chiếm khoảng 70% diện tích và 86% dân số thế giới, trong khi đó, Tân lục địa chỉ chiếm 30% diện tích với 14% dân số. Dân số thế giới và các châu lục (1995) Châu lục Dân số Diện tích Mật độ (triệu (triệu dân cư người) km2) (người/k m2) Toàn thế giới 5.716,4 149,0 38,3 Châu Á 3.458,0 44,4 77,9 Châu Mỹ 774,8 42,1 18,4 Châu Phi 728,1 30,3 24,0 Châu Âu 727,0 10,5 69,2 Châu Đại dương 28,5 8,5 3,4 28 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  29. Châu Nam cực 0 13,2 0 (Nguồn: Atlas Économique Mondial - 1998 - Les 226 Pays Étudiés) Châu Á có mật độ dân cư cao nhất thế giới: hơn hai lần so với mật độ trung bình của thế giới, hơn 3,24 lần so với châu Phi, hơn 4,2 lần châu Mỹ và 22,9 lần châu Úc và châu Đại dương. Các vùng dân cư trù phú nhất tập trung ở Nam Á, Đông Nam Á, phía Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở đây có hơn 50 thành phố triệu dân, điển hình là các thành phố có trên mười triệu dân: Tokyo (28,5 triệu-1992), Thượng Hải (14,1 triệu), Bombay (13,3 triệu), Seoul (11,6 triệu), Bắc Kinh (11,4 triệu), Calcuta (11,1 triệu), Jakarta (10,1 triệu). Các vùng núi cao Ấn Độ, Trung Quốc, vùng Siberia và một số hoang mạc là những nơi dân cư thưa thớt. Châu Âu có mật độ dân cư đứng hàng thứ hai trên thế giới sau châu Á và cũng cao hơn nhiều so với các châu lục khác: 2,9 lần so với châu Phi, gần 3,8 lần so với châu Mỹ, và gần 20,4 lần so với châu Úc và châu Đại dương. Dân cư châu Âu phân bố khá đồng đều, ngoại trừ phần phía Bắc và Đông Bắc dân cư kém trù mật hơn. Châu Phi có mật độ dân cư thấp hơn châu Á, châu Âu nhưng vẫn còn cao hơn so với các châu lục khác. Khu vực tập trung đông dân là vùng duyên hải Đông và Tây Phi, ven Địa Trung Hải, đặc biệt là châu thổ sông Nil với các thành phố triệu dân: Cairo (7,69 triệu-1985), Alexandre (2,93 triệu). Các vùng thưa dân 29 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  30. là các vùng hoang mạc Sahara, Calahari, bồn địa Congo, rừng rậm nhiệt đới. Châu Mỹ, mật độ dân cư không chênh lệch nhau nhiều giữa các vùng Bắc, Trung và Nam Mỹ. Dân cư đông đúc ở khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ với hai trung tâm lớn: New York (16,2 triệu dân - 1992), Chicago (6,84 triệu dân). Những nơi ít dân nhất là bán đảo Alaska, đảo Greenland, phía bắc Canada kể cả các đảo, vùng rừng rậm xích đạo Amazone, hoang mạc Atacama. Châu Úc và châu Đại dương dân cư thưa thớt nhất với mật độ dân cư chưa đến 4 ngưới/km2. Hầu hết dân cư tập trung ở phía Đông và Đông Nam Úc, còn vùng hoang mạc rộng lớn gần như không có sự cư trú thường xuyên của con người. 2.3.4. Theo quốc gia Năm 1987, dân số thế giới đạt 5,026 tỷ người, thì có khoảng 23,7% dân sống ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi đó, có đến 76,3% dân sống ở các nước đang phát triển. Đến năm 1996, dân số của các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm khoảng 20,17%, trong khi dân số của các nước đang phát triển chiếm đến 79,83% dân số thế giới với tổng số hơn 5,804 tỷ người. Xét theo quy mô dân số, có quốc gia dân số quá đông, có quốc gia dân số lại quá ít. Các quốc gia có dân số đông đứng hàng đầu như Trung Quốc (1.129 triệu), Ấn Độ (930 triệu), Hoa Kỳ (263 triệu), Indonesia (198 triệu), Brazil (157,8 triệu), Nga (148,3 triệu), Nhật Bản (125,2 triệu), Bangladesh (119,2 30 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  31. triệu), Nigeria (101 triệu), Mexico (93,7 triệu), Đức (81,8 triệu), Việt Nam (75 triệu). Chỉ với 12 quốc gia này, đã chiếm 63% dân số thế giới năm 1995. Những quốc gia có mật độ dân cư cao thuộc loại cao nhất thế giới tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á như Bangladesh (848,7 người/km2), Nhật Bản (330,6 người/km2), Ấn Độ (273 người/km2). Tính chất không đồng đều cũng thể hiện rõ trong việc phân bố dân cư giữa các vùng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, trừ những quốc gia có diện tích quá nhỏ. 31 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  32. CƠ CẤU DÂN SỐ 3.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA Cơ cấu dân số (population structure): là sự phân chia số dân theo những tiêu chuẩn nhất định thành những bộ phận dân số khác nhau. Các tiêu chuẩn có thể là giới tính, tuổi, thành phần dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú Các thuật ngữ: cơ cấu dân số, kết cấu dân số hay cấu trúc dân số có ý nghĩa tương đương. Trong Dân số học, các loại cơ cấu dân số được chia thành hai nhóm: - Cơ cấu sinh học hay cơ cấu tự nhiên của dân số gồm: cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi - Cơ cấu xã hội của dân số gồm: cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, quốc tịch, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú Mỗi khía cạnh nghiên cứu phản ảnh một mặt của tình trạng dân số. Do vậy, muốn hiểu cơ cấu dân số một cách đầy đủ, cần phải xem xét cả về phương diện sinh học và xã hội. Cơ cấu sinh học hay cơ cấu tự nhiên của dân số phản ảnh những đặc điểm về thể trạng và tiềm lực phát triển của dân số. Sự thay đổi theo thời gian của cơ cấu sinh học là sự biến động tự nhiên của dân số. Cơ cấu xã hội cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến hoạt động 32 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  33. của toàn xã hội. Mỗi cá nhân trong cuộc đời của mình thường thay đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật Chính những sự thay đổi này theo thời gian là sự biến động xã hội của dân số. Nghiên cứu cơ cấu xã hội ở những thời điểm khác nhau (năm tổng điều tra) cho thấy khuynh hướng biến động xã hội của dân số trong thời khoảng đó. Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu dân số của một lãnh thổ, một quốc gia giúp ta đánh giá được chất lượng và tiềm năng lao động của dân số, giúp dự đoán được các nhu cầu và chiều hướng phát triển của dân số trong tương lai, từ đó, giúp tính toán hay hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai. 3.2. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH 3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa Trong thành phần giới tính của một dân số, bao giờ cũng có cả nam và nữ. Cấu trúc giới tính của dân số có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ tăng giảm số lượng của dân số đó ở từng thời kỳ, đến sự phân công lao động và mọi hoạt động khác của xã hội. Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc phân công lao động xã hội và áp dụng các chính sách của mỗi quốc gia. Cơ cấu giới tính của dân số thường được biểu thị bằng tỷ lệ giới tính hay hệ số giới tính. 3.2.2. Các chỉ tiêu phân tích 3.2.2.1. Tỷ lệ giới tính 33 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  34. Tỷ lệ giới tính là tương quan số lượng nam hoặc nữ so với tổng số dân và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Số nam Tỷ lệ nam = x 100% Tổng dân số Số nữ Tỷ lệ nữ = x 100% Tổng dân số Ví dụ, theo kết quả điều tra dân số Việt Nam, ngày 01-04-1999, tỷ lệ nam là 49,1%, tỷ lệ nữ là 50,9% so với tổng dân số. 3.2.2.2. Hệ số giới tính Số nam Hệ số giới tính = x 100 Số nữ - Nếu hệ số này = 100 : số nam và số nữ bằng nhau. - Nếu hệ số này > 100 : số nam nhiều hơn số nữ. - Nếu hệ số này < 100 : số nam ít hơn số nữ. Sự biến động của hệ số giới tính + Theo tuổi Một cách phổ biến ở trẻ sơ sinh, hệ số giới tính thường dao động trong khoảng 104-106 (104-106 nam/100 nữ), nghĩa là số nam thường nhiều hơn số nữ từ 4-6%, nhưng hệ số này không giữ nguyên mà sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm từ tuổi trưởng thành 34 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  35. trở đi, nhất là ở nhóm tuổi già, hệ số giới tính sẽ giảm nhanh. + Theo khu vực Hệ số giới tính cũng không giống nhau giữa các nước khác nhau và các khu vực khác nhau trên thế giới. Những nước kinh tế phát triển thường có số nữ nhiều hơn số nam, tuổi thọ trung bình của nam giới thường thấp hơn tuổi thọ trung bình của nữ giới (châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand). Trái lại, những nước kinh tế chậm phát triển thường có số nam nhiều hơn số nữ, tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ không chênh nhau nhiều, thậm chí có nước tuổi thọ trung bình của nam cao hơn tuổi thọ trung bình của nữ. Những nước có số nam trội hơn là những nước Nam Á, các quần đảo Melanesia, Polynesia, Micronesia. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số giới tính + Sự phân phối giới tính ở trẻ sơ sinh Sự chênh lệch giữa số nam và nữ khi mới sinh phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc gen. Ở người, giới tính là một tính trạng và được quy định bởi một cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu là nữ, cặp nhiễm sắc thể giới tính đó đồng dạng, được ký là hiệu là XX và từ tế bào sinh dục nữ chỉ hình thành một loại giao tử (noãn) mang một nhiễm sắc thể X. Nếu là nam, cặp nhiễm sắc thể giới tính đó không đồng dạng, được ký hiệu là XY và từ tế bào sinh dục nam sẽ hình thành hai loại giao tử (tinh trùng) là X và Y. Khi noãn X kết hợp với tinh trùng X sẽ tạo ra con gái và kết hợp với Y sẽ tạo ra con trai. Trên lý thuyết, sự phối hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử này sẽ hình thành giới 35 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  36. tính ở thế hệ sau theo tỷ lệ (1:1). Tuy nhiên, trên thực tế ở nam giới, tỷ lệ giao tử Y thường nhiều hơn giao tử X, nên ở thế hệ sau, số trẻ sơ sinh nam thường nhiều hơn số trẻ sơ sinh nữ, do đó hệ số giới tính ở trẻ sơ sinh thường lớn hơn 100. Khi lớn lên, hệ số giới tính thay đổi theo chiều hướng giảm và thường nhỏ hơn 100. + Sự khác biệt tỷ suất tử vong giữa nam và nữ Chiến tranh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự chênh lệch lớn trong cấu trúc nam nữ. Trong chiến tranh, mức tử vong của nam giới thường cao hơn nhiều so với tử vong của nữ giới, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nam nữ của nhiều nước và hậu quả của nó kéo dài qua nhiều thế hệ. Ví dụ, Thụy Điển không có chiến tranh từ năm 1813 nên số nam và nữ ở độ tuổi 30-50 gần như ngang nhau. Trong khi đó, ở Liên Bang Nga sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ số giới tính chỉ bằng 81,82 (hay tỷ lệ nam và nữ là 45% và 55% so với tổng dân số). Sự khác nhau về điều kiện sống và làm việc cũng ảnh hưởng đến tỷ suất tử vong của nam và nữ. Nam giới thường làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, vất vả hơn nữ giới, hay tình trạng tệ nạn xã hội như nghiện rượu, ma túy, một số bệnh tật là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến mức tử vong của nam giới. Các nguyên nhân làm thay đổi hệ số giới tính cũng có sự phân hóa theo từng nhóm nước. Ở các nước kinh tế phát triển, nam thường có tỷ suất tử vong cao hơn nữ. Ở các nước đang phát triển, mức tử vong 36 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  37. của nữ giới lại có phần trội hơn, đặc biệt là ở các bà mẹ khi sinh nở và các em gái do tình trạng thiếu chăm sóc hay nuôi dưỡng. Tuổi thọ trung bình là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá sự khác biệt mức tử vong của hai giới. Tuổi thọ trung bình của giới này so với giới kia càng chênh lệch thì cơ cấu giới tính càng thay đổi. Ở phần lớn các nước trên thế giới, tuổi thọ trung bình của nữ thưòng cao hơn tuổi thọ trung bình của nam từ 2-3 năm. Nhiều nước châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc mức chênh lệch cao nhất có thể đạt tới 5-8 tuổi nghiêng về phía nữ (châu Âu: 6,1; Bắc Mỹ: 8,0; Úc và châu Đại dương: 6,3; Mỹ Latinh: 3,8; châu Phi: 3,1; châu Á: 1,5). Chỉ có một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Banglades, Irak, Nepan, Butan, Burkina Faso, Papua New Ghine thì tuổi thọ trung bình của nữ thấp hơn. + Sự khác biệt giữa số lượng nam và số lượng nữ chuyển cư Chuyển cũng cư là một nhân tố tác động đến sự biến đổi của hệ số giới tính. Trên bình diện thế giới, sự chuyển cư không có ý nghĩa gì, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia hay từng địa phương, ở từng thời điểm cụ thể nó lại có ảnh hưởng đặc biệt, đôi khi mang tính quyết định đến sự thay đổi cơ cấu nam nữ. Số người xuất cư phần đông là nam giới, do vậy ít nhiều đều có sự ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính của cả vùng có xuất cư và vùng có nhập cư. Ví dụ, trước 1930, hệ số giới tính ở Hoa Kỳ là 104, ở Canada là105, ở Úc là 110. 37 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  38. + Chính sách dân số của quốc gia Chính sách dân số của quốc gia cũng có ảnh hưởng đến cơ cấu nam nữ trong dân số. Luật pháp một số quốc gia cho phép mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một đứa con và nếu trong cộng đồng dân cư vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ thì việc lựa chọn sinh con trai là điều dễ xảy ra. 3.3. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI 3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định, hay đó là sự phân chia số dân theo từng nhóm tuổi được định trước nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế - xã hội. Trong Dân số học, cơ cấu dân số theo tuổi thường được chú trọng nhiều, vì thành phần tuổi của dân cư phản ánh một cách tổng hợp tình hình sinh sản, mức độ tử vong, tương lai phát triển của dân số và lực lượng lao động cụ thể của xã hội. Cấu trúc dân số theo tuổi thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân tác động thường xuyên như sinh sản, tử vong; có những nguyên nhân tác động không thường xuyên như sự chuyển cư, chiến tranh, thiên tai Do những khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, cơ cấu dân số theo độ tuổi thường được nghiên cứu cùng với cơ cấu dân số theo giới tính (gọi là cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính). 38 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  39. 3.3.2. Các cách phân chia nhóm tuổi Nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau Sự chênh lệch giữa hai độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm. Ví dụ: 0-4, 5-9, 10-14 80+ hoặc 0-9, 10-19, 20-29 80+. Nhóm tuổi với khoảng cách 5 năm thường được sử dụng nhiều nhất. Nhóm tuổi có khoảng cách không đều nhau + Căn cứ vào tuổi có khả năng sinh sản, dân số nữ được chia thành 3 nhóm: - Trước tuổi sinh sản: 50 tuổi + Căn cứ vào tuổi lao động, dân số được chia thành 3 nhóm chính: - Dưới tuổi có khả năng lao động (nhóm trẻ em) : 0 - 14 tuổi - Tuổi có khả năng lao động (nhóm trưởng thành) : 15 - 59 tuổi (hoặc 64) - Quá tuổi có khả năng lao động (nhóm người già): = 60 tuổi (hoặc 65) Do sự khác nhau trong việc tính tuổi bắt đầu tuổi lao động và hết tuổi lao động, nên ba nhóm tuổi chính giữa các quốc gia thường không giống nhau. Mỗi cách phân chia có ưu điểm riêng và được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Cách phân chia thứ nhất tương đối tỷ mỷ nên được dùng vào việc phân tích, dự đoán các quá trình dân số. Cách thứ hai 39 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  40. khái quát hơn nhằm đánh giá những biến chuyển chung về cơ cấu dân số. 3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá Dân số trẻ Dân số của một nước hay một địa phương được gọi là trẻ khi cơ cấu dân số có tỷ lệ của nhóm người dưới 15 tuổi vượt trên 35% và tỷ lệ nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm ít hơn 10% tổng dân số; thể hiện qua tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cao và tuổi thọ trung bình (kỳ vọng sống) thấp. Tỷ lệ người trẻ cao chứng tỏ dân số sinh động, nguồn dự trữ lao động dồi dào. Đây là một điểm thuận lợi. Nhưng trong hiện tại điều đó cũng có nghĩa là một sự bất lợi bởi vì số người cần được cấp dưỡng là một số lớn, Nhà nước phải đầu tư nhiều để nuôi dưỡng và đào tạo cho lớp người trẻ này. Muốn đạt được mục đích ấy, những người đang độ tuổi lao động phải được tận dụng và phải nâng cao năng suất lao động. Dân số già Dân số của một nước hay một địa phương được gọi là già khi cơ cấu dân số có tỷ lệ của nhóm người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 30-35% và tỷ lệ nhóm người từ 60 tuổi trở đi chiếm trên 10% tổng dân số, thể hiện qua tỷ suất sinh rất thấp, tỷ suất tử rất thấp và tuổi thọ trung bình (kỳ vọng sống) cao. Tỷ lệ già nhiều, trẻ ít chứng tỏ nguồn dự trữ lao động kém. Đây là mối đe dọa thiếu lực lượng lao động thay thế trong tương lai. Tỷ lệ lao động 40 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  41. Dân số trong độ tuổi lao động là thành phần chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. Những quy định về tuổi lao động và tuổi về hưu có sự khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam, tuổi bắt đầu lao động do Nhà nước quy định là 18; tuổi nghỉ hưu ở nữ là 55 và ở nam là 60. Tuy nhiên, trên thực tế tuổi lao động có thể bắt đầu sớm hơn và tuổi nghỉ hưu cũng muộn hơn. Ví dụ ở Việt Nam, tuổi lao động có thể từ 16 và kéo dài đến 60-65 tuổi. Dân số trong tuổi lao động Tỷ lệ dân trong tuổi lao động = x 100% Tổng số dân Tỷ lệ dân trong tuổi lao động là một chỉ tiêu để đánh giá lực lượng lao động của dân số một quốc gia hay một địa phương. Tỷ số phụ thuộc Trong cơ cấu dân số của một nước hay một địa phương, luôn luôn có những lớp người trẻ chưa đến tuổi lao động và những lớp người già không còn tham gia lao động sản xuất nữa, những nhóm người này thường phải phụ thuộc vào nhóm người đang ở độ tuổi lao động. Tỷ số phụ thuộc là một chỉ tiêu để đo lường mức độ phụ thuộc hay gánh nặng phụ thuộc giữa những lớp người ngoài tuổi lao động đối với những lớp người trong độ tuổi lao động. Dân số dưới 15 tuổi + Dân số từ 65 tuổi trở lên Tỷ số phụ thuộc = x 100 Dân số từ 15-64 tuổi Đây là một chỉ tiêu nhằm đo lường số người phụ thuộc mà 100 người trong tuổi lao động phải đảm 41 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  42. nhận. Nói cách khác, tỷ số phụ thuộc sẽ cho biết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tử số nhỏ, mẫu số lớn thì gánh nặng phụ thuộc giảm, sản phẩm tính theo đầu người tăng lên. Nếu tử số càng lớn, mẫu số càng nhỏ thì gánh nặng phụ thuộc càng lớn, sản phẩm tính theo đầu người càng nhỏ. Tỷ số phụ thuộc càng cao càng không có lợi cho sự phát triển của quốc gia và gánh nặng đối với người lao động càng lớn. Nhìn chung, tỷ số phụ thuộc của các nước đang phát triển thường cao hơn các nước phát triển (vì tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi cao hơn tỷ lệ dân số trên 65 tuổi). Ví dụ tỷ số phụ thuộc chung của toàn thế giới là 63,9; Nhật Bản: 42,8; Pháp: 51,5; Ấn Độ: 66,6; Việt Nam: 78,5; Ghana: 92,3. 3.3.4. Tháp tuổi Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thường được thể hiện trực quan bằng một loại biểu đồ, trên đó diễn đạt đầy đủ cơ cấu nam nữ của dân số một nước hay một địa phương theo các độ tuổi ở một thời kỳ nhất định. Biểu đồ này được gọi là tháp tuổi hay tháp dân số. Các dữ kiện cần thiết để xây dựng một tháp tuổi - Số lượng dân số ở các lớp tuổi theo phái nam và nữ tại một thời điểm nhất định. - Toàn bộ dân số muốn khảo sát phải được sắp xếp theo các lớp tuổi từ 0-100 tuổi (giả thiết tuổi thọ trung bình cao nhất là 100). Các lớp tuổi thường là lớp tuổi có khoảng cách 5 năm hay 10 năm. 42 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  43. Biểu diễn trên biểu đồ - Trục tung: thể hiện các lớp tuổi, từng 5 tuổi hoặc 10 tuổi. - Trục hoành: một bên thể hiện số lượng tuyệt đối của nam, một bên thể hiện số lượng tuyệt đối của nữ (cũng có thể biểu hiện bằng số tương đối phần trăm (%) trong tổng số dân). - Mỗi lớp tuổi nhất định của mỗi phái được biểu điễn bằng một băng hình chữ nhật có chiều cao bằng chiều cao của từng đơn vị lớp tuổi trên trục tung. Dân số của mỗi lớp tuổi càng đông thì băng hình chữ nhật càng dài. Cứ vẽ tiếp tục như vậy từ lớp tuổi thấp nhất đến lớp tuổi cao nhất. Tổng hợp các băng hình chữ nhật sẽ tạo thành một hình tháp. Mỗi nước có cơ cấu dân số khác nhau nên tháp tuổi được thể hiện có những hình dạng khác nhau. Các kiểu tháp tuổi cơ bản Một cách tổng quát, các tháp tuổi được phân biệt theo ba kiểu cơ bản phản ánh cơ cấu tuổi và giới tính của các kiểu dân số khác nhau. + Kiểu mở rộng (tháp tuổi dân số trẻ) Tháp có đáy rất rộng, đỉnh nhọn, thể hiện tỷ suất sinh và tỷ suất tử đều rất cao, số trẻ em nhiều hơn số người lao động, tuổi thọ trung bình thấp. Đây là kiểu kết cấu tuổi đặc trưng của dân số các nước đang phát triển. + Kiểu thu hẹp (tháp tuổi dân số trưởng thành) Thể hiện tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình được nâng lên. Trong cơ cấu tuổi, tỷ lệ 43 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  44. trẻ em thấp hơn kiểu mở rộng, tỷ lệ người trưởng thành và người già tăng tương ứng. Đây là kiểu tháp tuổi chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. Các nước như Hoa Kỳ (1990), Singapor, Hàn Quốc, Brazil, Argentina có kiểu tháp tuổi này. + Kiểu ổn định (tháp tuổi dân số già) Thể hiện số người ở ba lớp tuởi chính gần như tương đương nhau về số lượng và tỷ lệ (mỗi lớp tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 30-35%). Dân số gần như không tăng, tỷ suất sinh ở mức rất thấp và tỷ suất tử vong cũng rất thấp ở lớp tuổi trẻ, nhưng ở lớp tuổi già tỷ suất tử vong cao hơn nên thu hẹp lại dần. Dân số có tuổi thọ trung bình cao. Các nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan có kiểu tháp tuổi này. Như vậy, từ hình dáng của tháp tuổi sẽ cho biết được hiện trạng dân số của mỗi nước và sự phát triển của dân số đó trong tương lai. Nhìn tháp tuổi, có thể thấy rõ được dân số theo từng độ tuổi, theo từng giới tính, từ đó có thể suy ra tình hình sinh, tử và phán đoán các nguyên nhân làm tăng giảm dân số của từng thế hệ. 3.3.5. Cơ cấu dân số thế giới theo ba nhóm tuổi chính Phần lớn các nước đang phát triển Á, Phi, Mỹ Latinh có cơ cấu dân số trẻ vì lớp người dưới 15 tuổi thường chiếm khoảng 40% tổng dân số. Nguyên nhân chính là tỷ suất sinh được giữ ở mức cao và tỷ suất tử vong, nhất là tử vong của trẻ sơ sinh đã giảm đi một cách nhanh chóng. Ngoài ra, tỷ suất tử vong ở những 44 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  45. lớp tuổi trẻ giảm nhanh hơn so với các lớp tuổi già nên tình trạng trẻ hóa dân số càng sâu sắc hơn. Với một lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có giảm tỷ suất sinh tới mức chỉ đủ để tái sản xuất dân cư (2 con cho mỗi gia đình) thì số dân vẫn cứ tiếp tục tăng trong một thời gian dài nữa rồi mới đạt được sự ổn định. Các nước kinh tế phát triển thường có cơ cấu dân số già. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm thấp mức sinh, đồng thời tuổi thọ trung bình của dân cư lại tăng lên đã làm cho sự lão hóa dân số càng sâu sắc. Ví dụ ở Pháp, trong khi dân số từ 30 triệu (1886) tăng lên 43 triệu (1954) nhưng số người trẻ vẫn giữ nguyên ở mức khoảng 13 triệu. Cơ cấu dân số thế giới phân theo ba nhóm tuổi chính (%) - 1992 TG Âu Á Phi Bắc Mỹ Úc- Mỹ LT ĐD < 15 33 20 33 45 21 36 26 tuổi 15-64 61 66 62 52 67 59 65 tuổi = 65 6 14 5 3 12 5 9 tuổi (Nguồn: ) 3.4. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO THÀNH PHẦN DÂN TỘC 3.4.1. Khái niệm 45 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  46. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong quá trình lịch sử, có những quan hệ chung về lãnh thổ cư trú, tâm lý dân tộc, ngôn ngữ, kinh tế và một số đặc trưng về văn hóa, hình thành trên cơ sở phát triển của các bộ tộc. Các dân tộc khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về tư tưởng, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, hình thái sản xuất Sự hình thành một cộng đồng dân tộc của một quốc gia thường diễn ra theo các hình thức sau: - Đó là sự hợp thành từ bộ lạc trong quá trình lịch sử của mình hoặc trong quá trình đấu tranh với thế giới tự nhiên đã làm phát sinh các mối quan hệ dân tộc (trên cơ sở tự nguyện) và sau này tiến tới hình thành quốc gia. - Cộng đồng dân tộc của một nước được hình thành qua một quá trình xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác. Các dân tộc đi xâm chiếm đã thôn tính, đồng hoá các dân tộc bản địa và sau một thời kỳ lịch sử khá lâu dài đã hình thành nên các quốc gia với một cộng đồng dân tộc khá phức tạp. Thí dụ, các quốc gia ở Nam Mỹ là một điển hình: nước Perou năm 1500 có số dân bản địa là 6 triệu người, nhưng đến năm 1791 họ chỉ còn 600.000 người. Nếu vào năm 1570 dân bản xứ chiếm 95% tổng số dân nước này thì vào năm 1940 họ trở thành dân tộc thiểu số, chỉ chiếm khoảng 28% trong tổng số dân. - Cộng đồng dân tộc của quốc gia được hình thành do quá trình di dân. Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân tộc phức tạp. Trước kia, người da đỏ là dân 46 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  47. tộc bản địa, nhưng sau những cuộc nhập cư ồ ạt của những người da trắng từ các nước Châu Âu cũng như người da đen bị bắt làm nô lệ đưa sang nơi này, ngoài ra, do những cuộc tàn sát, tiêu diệt người da đỏ cho nên hiện nay họ trở thành dân tộc thiểu số so với người da trắng và da đen. Trên thực tế, ở phần đông các quốc gia trên thế giới, trong mỗi quốc gia đều có nhiều thành phần dân tộc hay chủng tộc khác nhau cùng sinh sống. Đa số các quốc gia trên thế giới là quốc gia đa dân tộc, trong đó có một dân tộc (tộc người) chiếm ưu thế về số lượng gọi là dân tộc chủ thể và ngôn ngữ của họ được dùng làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước (ví dụ, dân tộc Hán và tiếng Hán ở Trung Quốc, dân tộc Nga và tiếng Nga ở Nga, dân tộc Kinh và tiếng Việt ở Việt Nam). Các dân tộc còn lại là dân tộc ít người hay dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng có quốc gia chỉ có một dân tộc sinh sống, đó là các quốc gia đơn dân tộc (ví dụ như Nhật Bản, Triều Tiên, Bangladesh ). 3.4.2. Ý nghĩa Dân tộc chủ thể đóng vai trò rất quan trọng, hay nói khác đi, gần như đóng vai trò quyết định đối với tiến trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, cũng như các vấn đề khác của quốc gia. Tuy nhiên, sự đóng góp của các dân tộc thiểu số không kém phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mối quan hệ giữa dân tộc chủ thể với các dân tộc ít người diễn ra có thể hoặc là theo chiều hướng tích cực hoặc là theo hướng tiêu cực. Điều này thể 47 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  48. hiện qua các chính sách dân tộc khác nhau của từng nước. Trong Dân số học, việc nghiên cứu cấu trúc dân số theo thành phần dân tộc có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất, đoàn kết và gắn bó với nhau, phát huy được những thế mạnh riêng gắn với từng dân tộc, đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt yếu của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. 3.5. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LAO ĐỘNG 3.5.1. Khái niệm Theo khuyến nghị của Tổ chức châu Á Thái Bình Dương về điều tra dân số và nhà ở (ARP), năm 1980, căn cứ vào tình trạng hoạt động kinh tế, dân số được chia thành hai bộ phận là dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc, được chia thành 3 nhóm: - Làm việc ổn định: bao gồm những người làm việc 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và những người làm việc dưới 6 tháng trong 12 tháng qua và sẽ tiếp tục làm việc ổn định. - Làm việc tạm thời: bao gồm những người làm việc dưới 6 tháng trong 12 tháng trước thời điểm điều 48 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  49. tra và tại thời điểm điều tra đang làm một công việc tạm thời, hoặc không có việc làm dưới 1 tháng. - Không có việc làm (thất nghiệp): bao gồm những người có nhu cầu lao động nhưng không có việc làm đã trên 1 tháng và trong 12 tháng trước thời điểm điều tra làm việc dưới 6 tháng. Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người không thuộc bộ phận dân số hoạt động kinh tế, được chia thành 4 nhóm: - Đang đi học: bao gồm những người không hoạt động kinh tế và đang đi học. - Nội trợ: bao gồm những người làm công việc nội trợ như nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ cho gia đình họ. - Mất khả năng lao động: bao gồm những người, vì điều kiện sức khoẻ, không thể làm việc để tự nuôi sống mình được. - Tình trạng khác: bao gồm những người có khả năng lao động nhưng không muốn làm việc, những người nghỉ hưu không làm việc và trẻ em. Dân số lao động có liên quan chặt chẽ tới cơ cấu dân số theo độ tuổi. Ở các nước đang phát triển có dân số trẻ thì tỷ lệ dân số lao động thường thấp. Ở các nước phát triển có cơ cấu dân số già thì tỷ lệ dân số lao động thường cao. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế ở hai nhóm nước cũng khác nhau. Ở các nước phát triển, do nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, tao được nhiều công ăn việc làm, nên tỷ lệ lao động không có việc làm thường 49 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  50. thấp hơn so với các nước đang phát triển. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, do nền kinh tế chưa phát triển và dân số lại tăng nhanh nên sức ép việc làm và tỷ lệ thất nghiệp thường cao hơn. 3.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tính tích cực hoạt động kinh tế và việc làm - Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế từ 13 tuổi trở lên trong tổng số dân. - Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế trong tuổi lao động trong tổng số dân. - Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế trong tuổi lao động so với tổng số dân trong tuổi lao động. - Tỷ lệ người đang làm việc so với dân số hoạt động kinh tế. - Tỷ lệ người đang làm việc từ 16 tuổi trở lên so với dân số hoạt động kinh tế từ 16 tuổi trở lên. - Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động chưa có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế trong tuổi lao động (tỷ lệ thất nghiệp) 3.6. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NGÀNH KINH TẾ 3.6.1. Khái niệm và ý nghĩa Cơ cấu dân số theo ngành kinh tế là tập hợp những người được sắp xếp theo những thành phần ngành nghề khác nhau, những khu vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Tìm hiểu thành phần dân số theo nghề nghiệp sẽ cho ta biết được một cách khái quát tình trạng kinh tế của một nước hay một địa phương. 50 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  51. Cơ cấu dân số theo ngành nghề liên quan tới đặc điểm lao động cụ thể của từng người. Nghề nghiệp của mỗi người phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tình hình kinh tế - chính trị của từng nước. Lực lượng sản xuất càng phát triển, sự phân công lao động trong xã hội càng sâu sắc thì số lượng các ngành nghề càng đa dạng và phức tạp. Những nước nông nghiệp lạc hậu, cơ cấu ngành nghề đơn giản. Những nước kinh tế phát triển có cơ cấu ngành nghề phức tạp hơn, thể hiện sự phân công lao động đã đạt được trình độ cao. 3.6.2. Dân số hoạt động phân theo khu vực hoạt động kinh tế Việc phân chia khu vực lao động chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung hoạt động sản xuất. Nền kinh tế quốc dân được phân biệt thành ba khu vực hoạt động. Mỗi khu vực có tính chất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế riêng, phản ánh sức sản xuất, trình độ sản xuất của xã hội. - Khu vực I: bao gồm các ngành nghề hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai thác ban đầu các loại khoáng sản, vật liệu. Các hoạt động này cung cấp lương thực thực phẩm cho con người và các loại nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp chế biến. - Khu vực II: bao gồm các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp xây dựng. Các ngành này sẽ cung cấp các sản phẩm có giá trị cao hơn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của đời sống xã hội. 51 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  52. - Khu vực III: bao gồm các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân và được gọi chung là dịch vụ như thương mại, tài chính kế toán, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ Hoạt động dịch vụ của các ngành này nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với lưu thông, sản xuất với tiêu dùng hoặc giữa các nhu cầu tiêu dùng này với các nhu cầu tiêu dùng khác. Khu vực III không tạo ra sản phẩm hữu hình như các khu vực hoạt động khác mà tạo ra giá trị lợi nhuận. Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng phân biệt thêm khu vực hoạt động thứ tư đó là khu vực lao động trí óc, bao gồm các lĩnh vực được quan tâm đặc biệt như: sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế (patent), bí quyết công nghệ (know-how) Tỷ lệ lao động hoạt động trong mỗi khu vực và tỷ trọng đóng góp của từng khu vực trong tổng thu nhập quốc dân (GNP) sẽ phản ánh cơ cấu của nền kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước. Khu vực III còn được gọi là “chỉ số thịnh vượng” của nền kinh tế. Trước đây, nhiều tác giả cho rằng có một phần của khu vực III thuộc loại thô sơ hay ăn bám, đặc biệt là ở thành phố lớn, nơi tập trung nhiều người buôn bán nhỏ hoặc làm một số công việc dịch vụ tạm bợ để mưu sinh. Từ thập niên 70, nhiều nhà kinh tế thành thị đã có những nhận định mới có phần tích cực hơn về tính chất và vai trò của các hoạt động dịch vụ này. Họ gọi 52 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  53. các hoạt động này là khu vực (kinh tế) phi chính quy (informal sector). Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề theo ba khu vực sẽ thay đổi từng giai đoạn: - Ở điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, tỷ lệ dân hoạt động trong khu vực I chiếm 80% hoặc nhiều hơn nữa, khu vực II và III ít phát triển. - Giai đoạn công nghiệp hóa, tỷ lệ dân hoạt động trong khu vực I giảm, khu vực II tăng nhanh, khu vực III tăng vừa phải. - Khi nền kinh tế đã phát triển, mức sống người dân được nâng cao, hoạt động sản xuất trở nên đa dạng thì tỷ lệ dân hoạt động trong khu vực I chiếm tỷ lệ thấp hơn 10%, khu vực II từ 30-35%, khu vực III chiếm tỷ lệ cao nhất 50-60%. Tại các nước phát triển: khu vực I hoạt động nông nghiệp hiện đại chỉ sử dụng một số rất ít lao động, khoảng 2% ở Hoa Kỳ, 3-4% ở Đức, Anh. Năng suất lao động nông nghiệp không ngừng được nâng cao. Tại Hoa Kỳ, năm 1860, một nông dân làm nuôi được 5 người, 1960: 25 người và 1990: trên 50 người. Khu vực II sử dụng trên 30% lao động (Pháp, Đức: 35%). Đến một thời điểm nào đó, khi năng suất lao động công nghiệp đã được nâng cao do được cơ giới hóa và tự động hóa thì tỷ lệ lao động trong khu vực II sẽ giảm xuống, như trường hợp của Hoa Kỳ, Thụy Điển. Khu vực III ngày càng đa dạng và phức tạp, tỷ lệ thường cao hơn 50%, chẳng hạn như Pháp: 51%, Hoa Kỳ: 64%. 53 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  54. Tại các nước đang phát triển: khu vực I chiếm tỷ lệ lao động cao trên 70% ở các nước Đông Nam Á và châu Phi, khoảng từ 45-55% ở Mỹ Latinh, Trung Cận Đông. Khu vực II chiếm tỷ lệ lao động rất thấp vì công nghiệp chưa phát triển, dưới 12% ở hầu hết các vùng Nam Á, châu Phi, khoảng từ 15-20% ở hầu hết các nước Mỹ Latinh. Khu vực III thường có tỷ lệ lao động khá cao và thường cao hơn cả khu vực II, có thể đạt tới 20-25%. Ví dụ: Năm 1992 Việt Nam Thailand Ấn Độ Khu vực I : 71% 72% 67% Khu vực II : 11% 13% 11% Khu vực III : 18% 15% 22% Tuy nhiên, tỷ lệ dân hoạt động trong khu vực III cao không phải là một tiêu chuẩn của sự phát triển kinh tế trong mọi trường hợp, tiêu chuẩn ấy chỉ đúng đối với những nước đã có một trình độ công nghiệp hóa cao. Còn đối với các nước đang phát triển, thực ra đấy chỉ là một hình thái của sự thất nghiệp. Các nước này chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa nên khu vực II không có khả năng thu nhận nhiều nhân lực. Sự phát triển của khu vực III không bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, nó bao gồm phần lớn những ngành nghề phi sản xuất, trong đó buôn bán nhỏ chiếm đa số. 3.6.3. Dân số hoạt động phân theo thành phần kinh tế Dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất, nền kinh tế được phân thành những khu vực khác nhau: khu 54 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  55. vực kinh tế cá thể, khu vực kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tư bản tư nhân, khu vực kinh tế quốc doanh Tỷ lệ lao động tham gia trong mỗi thành phần kinh tế là cơ sở xác định vai trò, tầm quan trọng của thành phần đó trong nền kinh tế. Ở Việt Nam nền kinh tế quốc dân bao gồm các thành phần kinh tế: - Quốc doanh. - Tập thể - Tư nhân, cá thể và hộ gia đình - Tư bản tư nhân - Tư bản Nhà nước - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta Năm Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh 1985 15,0 % 85,0 % 1990 11,3 % 88,7% 1998 9,0 % 91,0 % (Nguồn: SGK Địa lý 12, nhà xuất bản Giáo dục, tái bản lầ thứ 10) 3.7. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA 3.7.1. Khái niệm và ý nghĩa 55 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  56. Trình độ văn hoá của dân cư một quốc gia biểu hiện chất lượng của một dân tộc, thể hiện qua mặt bằng dân trí của dân cư, đồng thời nó cũng gián tiếp biểu hiện trình độ và khả năng phát triển của nền kinh tế nước đó. Trong từng quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung, trình độ văn hóa thay đổi theo thời gian và theo không gian. Ở các nước phát triển, dân cư có trình độ văn hóa thường cao hơn so với dân cư các nước kém phát triển. Đây là một điều hợp quy luật. Bởi vì trình độ văn hóa là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến nền sản xuất xã hội, nó góp phần làm nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng để thỏa mãn cho nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội con người. Ở bất kỳ quốc gia nào, việc phát triển một nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến cũng đều đòi hỏi nhân dân nước đó có trình độ khoa học - kỹ thuật nhất định. Ngược lại, nếu trình độ văn hóa của dân cư thấp kém thì nó sẽ là trở lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. 3.7.2. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá trình độ văn hóa của dân cư + Tình trạng đi học Bao gồm chưa đi học, đang đi học, đã thôi học (nhóm chỉ tiêu này chỉ tính số trẻ em trong độ tuổi đi học từ 5-19 tuổi). + Tình trạng biết chữ Bao gồm tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ mù chữ (người biết chữ là tất cả những người hiện tại biết đọc và biết viết những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân 56 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  57. tộc hoặc chữ nước ngoài). Nhóm chỉ tiêu này được lưu ý nhiều vì đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). + Trình độ học vấn Bao gồm các chỉ số chưa bao giờ đến trường, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học. Trên thế giới hầu hết các dân tộc có trình độ văn hóa thấp đều thuộc các nước chậm phát triển mà các nước này thường có dân số rất đông. Hiện nay, ước tính có khoảng trên 850 triệu người mù chữ tập trung ở các nước thuộc thế giới thứ ba, trong đó có quốc gia có đến 50% hay thậm chí đến 80% số dân bị mù chữ. Việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo là bài toán kinh tế nan giải đối với các quốc gia này. Việt Nam năm 1989 có 88% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ và 12% mù chữ, đến năm 1997, tỷ lệ người biết chữ tăng lên 91% (theo thông tin truyền hình trong kỳ họp quốc hội khóa 9). Đây là thành tích to lớn của ngành giáo dục và toàn xã hội. Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết của Việt Nam và một số nước Quốc gia Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết (%) Việt Nam 92,0 Singapore 91,4 57 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  58. Malaisia 85,7 Indonesia 85,0 Trung Quốc 82,9 Ấn Độ 53,5 (Nguồn: SGK Địa lý 12, nhà xuất bản Giáo dục, tái bản lầ thứ 10) 3.8. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN 3.8.1. Khái niệm và ý nghĩa Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân thường chỉ tính nhóm dân số từ 13 hoặc 15 tuổi trở lên. Hôn nhân của dân cư thuộc một trong năm tình trạng sau: - Chưa vợ, chưa chồng: là những người chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng. - Có vợ, có chồng: bao gồm những người đã được pháp luật hoặc phong tục tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc sống với người khác giới như vợ chồng. - Góa: là những người mà vợ hoặc chồng của họ đã qua đời và tại thời điểm thống kê họ chưa tái kết hôn. - Ly hôn: là những người trước đây đã có vợ, có chồng nhưng vì lý do nào đó họ đã được pháp luật cho ly hôn và tại thời điểm thống kê họ chưa tái kết hôn. - Ly thân: là những người về danh nghĩa thì họ đang có vợ, có chồng nhưng vì lý do nào đó họ không còn chung sống với nhau như vợ chồng. 58 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  59. Tỷ lệ những người có vợ, có chồng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh vì tuyệt đại bộ phận trẻ em được sinh ra trong giá thú, nhất là ở các xã hội nông nghiệp truyền thống. Mặt khác, tỷ lệ ly hôn và góa bụa cao lại góp phần làm giảm mức sinh, tăng mức tử vong của dân số. Ở khía cạnh xã hội, tỷ lệ độc thân cao là chỉ báo cho thấy hôn nhân và gia đình truyền thống đã giảm sút ý nghĩa và sức hấp dẫn đối với giới trẻ ở các nước phát triển, trong khi đó, tỷ lệ ly thân và ly hôn cao lại cho thấy tính kém bền vững của gia đình. Ở một số quốc gia, tình trạng tảo hôn hay đa thê còn dẫn đến những vấn đề xã hội phức tạp khác. Nhìn chung, tình trạng hôn nhân ở các nước phát triển thường đa dạng hơn ở các nước đang phát triển. 3.8.2. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình trạng hôn nhân của dân cư + Tỷ lệ chưa vợ, chưa chồng. + Tỷ lệ có vợ, có chồng. + Tỷ lệ góa vợ, góa chồng. + Tỷ lệ ly hôn. + Tỷ lệ ly thân. Ngoài ra, mỗi tình trạng hôn nhân còn được phân tích theo từng nhóm tuổi và giới tính của dân cư. 3.9. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỊA BÀN CƯ TRÚ 3.9.1. Khái niệm và ý nghĩa Xã hội loài người hiện nay có hai hình thái cư trú theo địa bàn là nông thôn và thành thị. Sự phân định 59 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  60. dân cư thành thị hay nông thôn là căn cứ vào nơi cư trú, nhưng có liên quan đến cơ cấu xã hội và ngành nghề của dân số. Cơ cấu dân số theo địa bàn cư trú được phân biệt thành hai bộ phận là dân cư nông thôn và dân cư thành thị. Trong Dân số học, việc nghiên cứu cơ cấu dân số theo địa bàn cư trú nông thôn và thành thị (hoặc các dạng quần cư đô thị) có ý nghĩa quan trọng, vì nó cho thấy xu thế phát triển của một quốc gia. Việc nghiên cứu các đặc trưng nhân khẩu học, kinh tế - xã hội học của dân số theo hai địa bàn cư trú là cơ sở để hoạch định chính sách dân số, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với từng địa bàn. 3.9.2. Các chỉ tiêu phân tích Chỉ số phân tích cơ cấu dân số theo địa bàn cư trú là tỷ lệ dân nông thôn và tỷ lệ dân thành thị. Số dân cư trú ở nông thôn Tỷ lệ dân nông thôn = x 100% Tổng số dân Số dân cư trú ở thành thị Tỷ lệ dân thành thị = x 100% Tổng số dân Tỷ lệ và quy mô của hai bộ phận dân số này luôn biến động theo thời gian, thậm chí có thể thay đổi nhanh chóng theo từng năm phụ thuộc vào tốc độ và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp, việc mở rộng các mối quan hệ giao lưu giữa các quốc gia với nhau 60 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  61. đã làm tăng cường tỷ lệ dân số hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế dịch vụ, cung ứng Các quá trình dân số như sinh, tử, chuyển cư, hôn nhân diễn ra ở hai địa bàn này, theo hai giới sẽ rất khác nhau về cường độ và khuynh hướng biến động. 61 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  62. BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 4.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA Biến động dân số là sự thay đổi số lượng dân số theo thời gian do tác động của ba quá trình sinh, tử và di dân. Trong đó, chênh lệch giữa mức sinh và mức tử là biến động tự nhiên, chênh lệch giữa nhập cư và xuất cư là biến động cơ học. Khái niệm sự gia tăng dân số, biến động dân số hay phát triển dân số là tương đương trong phạm vi Dân số học. Quy mô dân số của một lãnh thổ theo thời gian có thể tăng lên, giảm đi hoặc giữ nguyên tùy thuộc vào các quá trình dân số có ý nghĩa động lực. Đó là các quá trình sinh sản, tử vong và chuyển cư (bao gồm nhập cư và xuất cư). Chúng tác động qua lại và tạo nên sự biến động của dân số. Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số của một quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thế nào: theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay phát triển quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sự phát triển dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội. 4.2. ĐO LƯỜNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 4.2.1. Các loại chỉ tiêu cơ bản để đo lường dân số 62 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  63. - Tỷ số (ratio): là tương quan số lượng giữa hai bộ phận trong dân số (lưu ý là hai bộ phận dân số này không bao trùm lên nhau). Ví dụ: tỷ số giới tính của một dân số là số nam tính trên 100 nữ. - Tỷ lệ (propotion): là tỷ số thể hiện tương quan số lượng giữa một bộ phận dân số với toàn bộ dân số và tính theo phần trăm (%). Ví dụ: tỷ lệ lao động là tương quan số lượng giữa số người trong tuổi lao động so với tổng số dân của một lãnh thổ. Thuật ngữ tương đương với tỷ lệ là tỷ trọng. - Tỷ suất (rates): tỷ suất thể hiện tương quan số lượng giữa số lần xuất hiện của một sự kiện hoặc một biến cố nhân khẩu với tổng số thành viên của dân số có khả năng chịu nguy cơ đó (thường là tổng số dân) trong một khoảng thời gian nhất định và được tính bằng phần ngàn (‰). - Tỷ suất thô (nguyên) là tỷ suất tính cho toàn bộ dân số, mẫu số là tổng số dân (tính trung bình giữa năm). - Tỷ suất đặc trưng là tỷ suất tính cho một nhóm dân số đặc biệt, mẫu số là số dân đang được quan tâm có khả năng trực tiếp chịu biến cố xảy ra. - Xác suất (probability): xác suất xảy ra một sự kiện nhân khẩu tương tự như tỷ suất xảy ra sự kiện đó, tuy nhiên, trong cách tính toán khác nhau ở mẫu số: khi tính tỷ suất, lấy dân số ở giữa thời kỳ quan sát (dân số trung bình giữa năm), còn khi tính xác suất thì lấy dân số ở đầu kỳ quan sát (dân số đầu năm). 4.2.2. Phương trình cơ bản của biến động dân số 63 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  64. Quy mô dân số của một nước hay một địa phương có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố: sinh, tử và di dân. Dân số có thể tăng lên do: có trẻ em được sinh ra hay có người từ nơi khác nhập cư đến. Dân số có thể giảm bớt đi do: có người chết hay có người chuyển cư đi nơi khác. Ba quá trình sinh, tử và di dân kết hợp lại sẽ tạo nên phương trình căn bản của biến động dân số: Pt = P0 + B - D + I - O Trong đó: - Pt là dân số ở thời điểm t cần khảo sát. - Po là dân số ở thời điểm gốc. - B, D, I, O lần lượt là số trẻ em được sinh ra, số người chết, số người nhập cư, số người xuất cư trong thời kỳ (0, t). 4.2.3. Gia tăng tự nhiên Gia tăng tự nhiên hay biến động tự nhiên do tương quan số lượng giữa hai quá trình sinh sản và tử vong quy định hay đó là hiệu quả của hai quá trình sinh và tử của một dân số ở một thời kỳ nhất định. Tỷ suất sinh Tỷ suất sinh là tỷ số tương quan giữa số trẻ sơ sinh trung bình được sinh ra trong năm so với số dân trung bình năm đó, tính theo tỷ suất phần nghìn (‰). Số sinh Tỷ suất sinh = x 1000‰ Dân số trung bình - Số sinh: số trẻ được sinh ra trong năm. 64 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  65. - Dân số trung bình: là trung bình của dân số đầu năm và cuối năm hay dân số của ngày 30/6 hoặc 1/7 hàng năm. - Nếu tỷ suất sinh 30‰: sinh suất cao. > 40‰: sinh suất rất cao. - Về mặt sinh lý, sinh suất tối đa là 60‰. - Ví dụ, năm 1993, tỷ suất sinh của dân số Việt Nam là 30‰. Tỷ suất tử Tỷ suất tử là tỷ số tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình trong năm đó, tính theo tỷ suất phần nghìn (‰). Số chết Tỷ suất tử = x 1000‰ Dân số trung bình - Số chết: số người chết trong năm thuộc tất cả các độ tuổi và giới tính. - Nếu tỷ suất tử 25‰ : tử suất rất cao. Tỷ suất gia tăng tự nhiên Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase) là số chênh lệch giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử của dân số trong một năm trên một lãnh thổ nhất định và được tính theo phần trăm (%o). 65 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  66. Tỷ suất sinh (‰) - Tỷ suất tử (‰) Tỷ suất gia tăng tự nhiên = 10 hay: Số sinh - số chết Tỷ suất gia tăng tự nhiên = x 1000% Dân số trung bình - Nếu tỷ suất gia tăng tự nhiên 2,0% : tăng suất rất cao. Gia tăng tự nhiên là sự kế tiếp của các thế hệ, trong đó, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tùy thuộc tương quan số lượng giữa hai quá trình dân số cơ bản là sinh và tử vong, về cơ bản, gia tăng tự nhiên là quá trình tái sản xuất dân cư. Có ba loại hình tái sản xuất dân cư + Tái sản xuất dân cư mở rộng Có những đặc trưng: tỷ suất sinh cao, tỷ suất tu trung bình hoặc cao, thế hệ sinh sau nhiều hơn thế hệ trước. Loại hình tái sản xuất dân cư kiểu này thường phổ biến ở các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế trung bình và chậm phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. + Tái sản xuất dân cư thu hẹp Với tỷ suất sinh trung bình, tỷ suất tử vong thấp và ổn định, gia tăng tự nhiên ở mức trung bình, thế hệ sinh sau ít hơn thế hệ trước, do mức sinh giảm nhanh. Tái sản xuất dân cư thu hẹp thường thấy ở các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapore, Brasil 66 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  67. + Tái sản xuất dân cư giản đơn Với tỷ suất sinh và tỷ suất tử đều thấp và hầu như bằng nhau, tỷ suất gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm, số lượng thế hệ trẻ tương đương thế hệ già. Các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật là những nước có kiểu tái sản xuất dân cư giản đơn. 4.2.4. Gia tăng cơ học Gia tăng cơ học hay biến động cơ học cũng là nguồn lực quan trọng làm tăng hay giảm quy mô một dân số. Bản chất của gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư hay nói gọn là sự chuyển cư. Tỷ suất nhập cư Tỷ suất nhập cư là tỷ số tương quan số lượng giữa số người nhập cư đến một nơi định cư mới, tính trên 1000 dân của nơi đến trong năm đó. Số người nhập cư Tỷ suất nhập cư = x 1000‰ Dân số trung bình nơi đến Tỷ suất xuất cư Tỷ suất xuất cư là tỷ số tương quan số lượng giữa số người xuất cư rời bỏ nơi đang sinh sống, tính trên 1000 dân của nơi họ rời bỏ trong một năm. Số người xuất cư Tỷ suất xuất cư = x 1000‰ Dân số trung bình nơi đi Tỷ suất gia tăng cơ học Tỷ suất gia tăng cơ học là hiệu quả thực giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư của dân số một vùng, tính trên 1000 dân của vùng đó trong một năm. 67 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  68. Tỷ suất sinh (‰) - Tỷ suất tử (‰) Tỷ suất gia tăng cơ học = 10 hay: Số sinh - số chết Tỷ suất gia tăng cơ học = x 100% Dân số trung bình 4.2.5. Gia tăng dân số Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học là hai thành phần để đo lường biến động thực tế của quy mô dân số, hay nói khác đi, chúng là động lực của gia tăng dân số. Gia tăng dân số = Số sinh - số tử + số nhập cư - số xuất cư Hay: Gia tăng dân số = Gia tăng tự nhiên + Gia tăng cơ học Một nước dân số có thể gia tăng nhưng lại có tỷ suất gia tăng tự nhiên âm, thì số tăng đó là do các luồng nhập cư. Tuy nhiên, gia tăng cơ học chỉ có đối với những quốc gia, những vùng có sự chuyển cư. Nếu xét trên bình diện toàn thế giới thì tỷ suất gia tăng cơ học không còn ý nghĩa nữa trong quá trình biến động dân số thế giới. Có thể nói gia tăng tự nhiên là thành phần mang tính chất quyết định và được xem là động lực chính của quá trình biến động dân số. Tỷ suất gia tăng dân số 68 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  69. Là tỷ suất mà dân số tăng hay giảm trong một năm do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, được biểu thị bằng phần trăm của dân số gốc. r (%) = Tỷ suất gia tăng tự nhiên (%) + Tỷ suất gia tăng cơ học (%) - Nếu tỷ suất gia tăng dân số bằng 0 (ZPG: zero population growth rate) thì có sự cân bằng giữa: tỷ suất sinh + tỷ suất nhập cư = tỷ suất tử + tỷ suất xuất cư. + Dân số đóng Một dân số không có dòng chuyển cư đến hay đi, sự thay đổi quy mô dân số chỉ do quá trình sinh sản và tử vong quyết định. Tỷ suất gia tăng dân số chính bằng tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số đó. Dùng mô hình dân số đóng có thể nghiên cứu và định hướng mức độ tác động của gia tăng tự nhiên tới cấu trúc dân số theo tuổi, giới và các đặc trưng khác nhau của dân số. + Dân số mở Dân số luôn có các dòng di dân đi và đến. Quy mô dân số, kết cấu tuổi và giới cùng các đặc trưng khác của dân số chịu tác động của cả biến động tự nhiên và biến động cơ học. + Dân số ổn định Một dân số có tỷ suất phát triển dân số không đổi và một cấu trúc tuổi không đổi vì tỷ suất sinh và tỷ suất tử đặc trưng được giữ ở mức bất biến trong một thời kỳ đủ dài. 69 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  70. Tỷ suất gia tăng dân số giữa hai thời điểm đơn giản (Pt - P0) / t r = x 100% (Pt + P0) / 2 Trong đó: - P0: dân số ở thời điểm trước. - Pt: dân số ở thời điểm sau. - t : số năm giữa hai thời điểm t = tt - t0. Thời gian dân số tăng gấp đôi Thời gian dân số tăng gấp đôi là số năm cần thiết để dân số của một vùng, một quốc gia tăng lên gấp đôi trên cơ sở căn cứ vào tỷ suất gia tăng tự nhiên (%). Để tính thời gian dân số tăng gấp đôi, sử dụng công thức: rt P1 = P0. e Suy ra: 0,7 t (năm) = r% hay: 70 t (năm) = r Thời gian dân số tăng gấp đôi là một chỉ tiêu để đánh giá nhịp độ gia tăng dân số. Khoảng thời gian này càng ngắn chứng tỏ dân số tăng càng nhanh. Ví dụ, dân số Việt Nam cuối năm 1996 là 76 triệu người, với tỷ lệ gia tăng tự nhiên trung bình là 70 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  71. 2,1%/năm thì thời gian để dân số Việt Nam tăng lên 152 triệu là: 70 / 2,1 ~ 33 năm. 4.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI 4.3.1. Tình hình gia tăng Lịch sử phát triển loài người đã trải qua hàng triệu năm với nhiều biến động do thiên tai, dịch bệnh, đói rét, địch họa nhưng dân số, cho đến ngày nay vẫn chưa hề giảm đi, mà ngược lại đã không ngừng gia tăng về số lượng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và quy mô ngày càng lớn. Gia tăng dân số thế giới qua các thời kỳ Thời gian Dân số Thời gian tăng gấp đôi Thời đại đồ đá khoảng 100 - mới 120 triệu Đầu công nguyên khoảng 200 - Hàng ngàn năm 250 triệu 71 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  72. Giữa thế kỷ XVII 500 triệu 17 - 18 thế kỷ (1650) Khoảng năm 1,0 tỷ Chưa đầy 2 thế 1840 kỷ Năm 1930 2,0 tỷ Chưa đầy 1 thế kỷ Năm 1975 4,0 tỷ Chưa đầy 50 năm Năm 1987 5,0 tỷ Năm 1995 5,7 tỷ Năm 1997 > 5,9 tỷ 5.933.646.426 (28/05/97) Năm 2002 > 6,2 tỷ 6.234.250.387 Năm 2025 dự 8,0 tỷ Khoảng 50 năm đoán Nhìn qua lịch sử phát triển, có thể thấy dân số thế giới trải qua hai giai đoạn với tốc độ gia tăng khác nhau: - Giai đoạn tăng chậm kéo dài từ thời tiền sử tới đầu công nguyên. - Giai đoạn tăng nhanh dần từ đầu công nguyên và nhất là từ sau Đại chiến thế giới thứ hai đến nay, dân số thế giới tăng càng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Nhịp độ phát triển dân số diễn ra không đồng đều giữa các nước và có xu hướng ngày càng tăng nhanh, 72 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  73. nhất là trong khoảng 3 thế kỷ trở lại đây. Dân số thế giới đã tăng lên gấp 6 lần trong vòng chưa đầy hai thế kỷ và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo Ủy ban dân số Liên Hiệp Quốc thì từ năm 1991 cho đến năm 2000, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 90-100 triệu người, với tỷ suất gia tăng tự nhiên dưới 1,72%/năm (trung bình mỗi ngày tăng thêm 240.000 người và 170 người trong mỗi phút). Nguyên nhân của sự tăng nhanh dân số thực sự là do sự cải thiện các điều kiện vệ sinh y tế, phòng và chữa bệnh, đặc biệt là do sự cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội. 4.3.2. Các thời kỳ phát triển của dân số thế giới Lịch sử phát triển dân số thế giới liên quan mật thiết với lịch sử phát triển xã hội của loài người. Việc phân chia các thời kỳ phát triển dân số thế giới chủ yếu dựa vào thời gian xuất hiện các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, tuy nhiên các mốc thời gian chỉ mang tính chất tương đối, nhất là những thời kỳ đầu của lịch sử loài người. Nhìn chung, có thể chia lịch sử phát triển dân số thế giới thành ba thời kỳ chính: Thời kỳ tiền sản xuất nông nghiệp Thời kỳ này tính từ khi loài người xuất hiện cho đến khoảng năm 6000 năm trước công nguyên, với các đặc điểm chế độ công xã nguyên thủy chuyển dần sang chế độ chiếm hữu nô lệ, hoạt động kinh tế của con người chủ yếu gắn liền với việc săn bắn, hái lượm với công cụ lao động bằng đá. 73 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  74. Những số liệu về dân số của thời kỳ này phần lớn mang tính chất phỏng đoán. Trong nhiều thiên niên kỷ, tuy tỷ suất sinh rất cao nhưng tỷ suất tử vong cũng cao xấp xỉ, nên mức gia tăng tự nhiên rất thấp (0,04%). Con người chết vì đói rét, bệnh tật và vì xung đột giữa các bộ lạc. Đó là kết quả của trình độ phát triển lực lượng sản xuất thấp kém và tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn của con người vào tự nhiên. Môi trường tự nhiên đã đặt ra giới hạn cho sự phát triển dân số thời kỳ ấy. Thời kỳ phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp Cuộc cách mạng đồ đá mới đã làm xuất hiện chăn nuôi, trồng trọt và chuyển hoạt động từ săn bắt, hái lượm sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Về mặt kinh tế - xã hội, đây là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến. Công cụ lao động bằng đá được thay thế bằng đồ đồng, đồ sắt. Các nền văn minh cổ xưa nhất của loài người ra đời (Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ). Lực lượng sản xuất biến đổi không ngừng. Việc chuyển chăn nuôi và trồng trọt bắt đầu ở vùng Cận Đông đã đóng vai trò quan trọng trong động thái dân số. Sự phát triển của nhân loại gắn liền với việc phát hiện và sử dụng kim loại, nhất là sắt, với việc hoàn thiện các ngành trồng trọt, chăn nuôi và phát minh mới về kỹ thuật. Trên cơ sở này số dân tăng nhanh hơn. Việc hình thành các khu vực quần cư lớn hàng triệu người tập trung tại các vùng có nền văn minh dựa 74 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  75. trên cơ sở nền nông nghiệp được tưới nước như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc có tác động rất lớn đến mức gia tăng dân số. Vào đầu công nguyên, dân số thế giới đã đạt 200- 250 triệu người, năm 1000 có khoảng 300 triệu người (tăng 20% trong vòng 1000 năm), đến nửa đầu thế kỷ XVII, dân số thế giới đã đạt đến mức 500 triệu dân. Thời kỳ cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã diễn ra vào nửa sau thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII ở các nước châu Âu đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế hiện đại, tạo nên bước chuyển biến to lớn về chất trong các hoạt động của con người. Đây là thời kỳ phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, từ thế kỷ XVIII trở đi, việc điều tra dân số đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước, số liệu dân số đầy đủ và chính xác hơn. Cuộc cách mạng tư sản ở nhiều nước Tây Âu (cuối thế kỷ XVII-XVIII) đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành kinh tế, trước hết là công nghiệp. Trong công nghiệp và nông nghiệp có nhiều đổi mới, cho phép chuyển một bộ phận từ nông nghiệp sang công nghiệp nhưng năng suất lao động nông nghiệp vẫn tăng. Giao thông vận tải ngày càng được hoàn thiện. Nền y học hiện đại và sự cải thiện điều kiện vệ sinh bắt đầu được quan tâm trên quy mô lớn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần quyết định mức gia tăng dân số thế giới. Nhịp độ phát triển dân số liên tục tăng: 0,45% (1800), 0,52% (1850), 0,62% (1900), và đạt trên 1% 75 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  76. và những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai. Dân số thế giới đạt 1 tỷ khoảng năm 1840, 2 tỷ vào năm 1930, 2,5 tỷ vào năm 1945. Cũng trong thời kỳ này, sự chuyển cư quốc tế được thực hiện với quy mô lớn, làm thay đổi ít nhiều trong sự phân bố dân cư thế giới. Từ năm 1846 đến năm 1930, đã có hơn 50 triêu người từ châu Âu sang định cư tại các châu lục khác, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và châu Úc. Cũng trong thời gian này, hàng triệu người từ Trung Quốc và Ấn Độ di cư sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, nam Thái Bình Dương và châu Phi. Thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, thế giới có nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ. Nhiều kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành sản xuất và đời sống ở nhiều nơi trên thế giới. Con người đã khống chế được nạn đói và các loại dịch bệnh. Bản đồ chính trị của thế giới có nhiều thay đổi, phần lớn các nước thuộc địa đã giành được độc lập, hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh. Việc nhiều dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách thống trị của đế quốc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực dân số thế giới. Dân số thế giới từ sau thế chiến thứ hai gia tăng nhanh và liên tục đã dẫn đến bùng nổ dân số. Dân số thế giới đạt tỷ thứ 4 vào năm 1975 và tỷ thứ năm vào năm 1987, tỷ thứ 6 vào năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi mức tử vong và tuổi thọ trung bình. Mặt khác, tỷ suất sinh vẫn 76 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  77. ở mức cao cùng với việc giảm tỷ suất tử vong đã tạo nên nhịp độ gia tăng dân số rất lớn. Nhìn chung, tình hình dân số thế giới có nhiều chuyển biến lớn trong thời kỳ thứ ba này. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới, quá trình phát triển dân số diễn ra không giống nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Dân số của các nước kinh tế phát triển trải qua thời kỳ biến đổi mạnh và tiến tới ổn định, trong khi đó, dân số của các nước đang phát triển vẫn tiếp tục gia tăng với nhịp độ cao. 4.3.3. Quá trình chuyển tiếp dân số Quá trình chuyển tiếp dân số được xây dựng dựa trên sự quan sát quá trình biến động của dân số các nước phát triển, chủ yếu là các nước Tây Âu, nơi có quá trình giảm mức sinh và giảm mức gia tăng dân số diễn ra sớm nhất. Ở đây, tình trạng dân số ổn định mới đã đạt được với mức sinh thấp và tỷ lệ gia tăng thấp thậm chí bằng zero hoặc không tăng hoặc giảm chút ít. Quá trình dân số đi từ mức sinh cao, mức tử vong cao sang mức sinh thấp, mức tử vong thấp gọi là quá trình chuyến tiếp dân số hay quá độ dân số (demographic transition). Quá trình này trải qua 5 giai đoạn: - Giai đoạn A: mức sinh cao, mức tử vong cao. Giai đoạn này ứng với tình hình châu Âu trước cách mạng công nghiệp và hiện nay chỉ còn ở một số nước châu Phi nam Sahara. Năm 1991Tỷ suất sinh (‰)Tỷ suất tử (‰) 77 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  78. Mali 51 21 Niger 51 19 Sierra Leone 48 22 - Giai đoạn B: mức sinh cao, mức tử vong bắt đầu giảm, tương ứng tình hình dân số của nhiều nước châu Phi và một số nước châu Á. Năm 1991Tỷ suất sinh (‰)Tỷ suất tử (‰) Bờ biển ngà 50 15 Liberia 47 15 Irak 41 15 Bangladesh 37 13 - Giai đoạn C: mức sinh vẫn còn cao nhưng mức tử vong đã giảm xuống rất thấp. Đây là giai đoạn bùng nổ dân số (population boom). Mỹ Latinh và một vài nước châu Phi là những nơi có mức tăng dân số cao nhất thế giới, trên 3%. Năm 1991Tỷ suất sinh (‰)Tỷ suất tử (‰) Kenya 46 7 Cap Vert 40 8 Namibia 43 11 Iran 41 8 - Giai đoạn D: mức sinh đã giảm và mức tử vong rất thấp. Đã ra khỏi giai đoạn bùng nổ dân số và có nhiều hy vọng hoàn tất quá trình chuyển tiếp dân số. Năm 1991Tỷ suất sinh (‰)Tỷ suất tử (‰) Argentina 21 8 Uruguay 18 10 Trung Quốc 21 7 78 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  79. Việt Nam 32 9 Philippines 33 7 - Giai đoạn E: mức sinh rất thấp và mức tử vong rất thấp. Dân số tăng rất ít hoặc ngừng gia tăng. Năm 1991Tỷ suất sinh (‰)Tỷ suất tử (‰) Đan Mạch 12 12 Đức 11 11 Hoa Kỳ 17 9 Nhật Bản 10 7 Trong thực tế, dân số các nước có thể trải qua quá trình này với nhiều mức độ và thời gian dài ngắn khác nhau. Năm giai đoạn này được khái quát hóa thành một sơ đồ gọi là sơ đồ chuyển tiếp dân số với những tiến trình đã được đơn giản hóa tối đa. 4.3.4. Các xu hướng biến động dân số Trên thế giới có sự phân hóa về tốc độ gia tăng dân số theo lãnh thổ. Sự phân hóa ấy có thể phân biệt ứng với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển. Căn cứ vào tỷ suất gia tăng tự nhiên, có thể phân biệt thành 4 xu hướng biến động dân số như sau: Nhóm các nước có dân số không phát triển hoặc phát triển rất chậm Tỷ suất sinh bằng hoặc thậm chí thấp hơn tỷ suất tử vong, tỷ suất gia tăng dân số hàng năm bằng 0 hoặc mang giá trị âm. Hầu hết các nước châu Âu có dân số ổn định hoặc giảm. Theo UNFPA, các nước Latvia, Estonia, Bulgaria, Hungary, Romania, Croatia có tốc độ phát triển dân số âm bình quân thời kỳ 1995-2000. 79 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  80. Nhiều nước có tốc độ phát triển dân số bình quân thời kỳ 1995-2000 bằng không. Nhóm các nước có dân số phát triển chậm Tỷ suất sinh thấp, tỷ suất tử vong cũng thấp, tỷ suất gia tăng hàng năm dưới 1% như Hàn Quốc (0,9% bình quân thời kỳ 1999-2000); Singapore, các nước Bắc Mỹ, Úc, Jamaica và Puerto Rico (0,8%); Cuba và Uruguay (0,6%); Nhật (0,5%); Slovakia, Na Uy, Thụy Điển, Pháp và Phần Lan (0,4%); Ba Lan (0,2%); Cộng hòa Czech (0,1%). Nhóm các nước có dân số phát triển ở mức trung bình Tỷ suất sinh tương đối cao, tỷ suất tử vong trung bình, tỷ suất gia tăng tự nhiên dưới 2% như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ (1,8% bình quân thời kỳ 1995-2000); Indonesia, Israel (1,5%); Trung Quốc, Thái Lan (1,0%). Nhóm các nước có dân số phát triển nhanh hoặc rất nhanh Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử vong thấp hay trung bình, tỷ suất gia tăng tự nhiên thường trên 2%, một số nước xấp xỉ 4%: Kenya (3,9%); Zambia (3,8%); Mozambique (3,4%); Angola, Liban, Nigeria (3,3%); Liberia, Namibia (3,2%); Togo, Zaire (3,0%); Ethiopia, Uganda, Botswana, Benin, Gana, Guinea (2,9% - thời kỳ 1995-2000). 4.4. QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ Quan điểm của Malthus 80 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn
  81. Thomas Robert Malthus (1766-1834) là một mục sư, nhà kinh tế học người Anh đã xây dựng nên học thuyết dân số với các quan điểm chính: - Dân số luôn có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân, lương thực thực phẩm và các phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. - Quy luật dân số là quy luật tự nhiên và vĩnh viễn, con người sẽ không hạn chế được sinh sản dưới mức tối đa về mặt sinh học. - Dân số tăng nhanh là nguồn gốc của đói nghèo, không liên hệ gì hoặc liên hệ rất ít đến cách quản lý xã hội và phân phối thu nhập. - Nếu không được kiểm soát, sẽ đến một lúc nào đó, dân số tăng tới mức tận dụng hết diện tích đất đai, lúc ấy mức sống sẽ giảm xuống nhanh chóng. Từ đó, ông đề cập đến các nhân tố liên quan tới tỷ suất tử vong mà ông gọi là các biện pháp hạn chế mạnh để kiểm soát mức gia tăng dân số. Ông cho rằng, sinh đẻ bừa bãi đã gây ra nạn “nhân mãn” làm cho xã hội đói khổ, chiến tranh, dịch bệnh xảy ra là tất yếu để hạn chế sự gia tăng dân số. Nhìn chung, quan điểm của Malthus có điểm tích cực là đã nêu lên được sự gia tăng dân số với mức nhanh nhưng cơ sở lý giải và các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số mà ông đưa ra lại mang tính tiêu cực, không phù hợp với nhân bản của con người. Quan diểm Marxist Marx (1818-1883) và Engels (1820-1895) cho rằng: 81 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn