Đề cương chi tiết môn học Thực tập tốt nghiệp-Xây dựng và cầu đường
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương chi tiết môn học Thực tập tốt nghiệp-Xây dựng và cầu đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_chi_tiet_mon_hoc_thuc_tap_tot_nghiep_xay_dung_va_ca.pdf
Nội dung text: Đề cương chi tiết môn học Thực tập tốt nghiệp-Xây dựng và cầu đường
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã môn: GRP34041 Dùng cho các ngành XÂY DỰNG DÂN DỤNG CÔNG NGHIỆP VÀ CẦU ĐƯỜNG Bộ môn phụ trách BỘ MÔN XÂY DỰNG VÀ CẦU ĐƯỜNG 185
- THÔNG TIN VỀ CÁC GIẢNG VIÊN CÓ THỂ THAM GIA GIẢNG DẠY MÔN HỌC 1. TS. Đoàn Văn Duẩn – Giảng viên cơ hữu - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ - Thuộc bộ môn: Xây dựng - Địa chỉ liên hệ: Đại học Dân Lập Hải Phòng - Điện thoại: 0945.092348 Email: duandv@hpu.edu.vn - Các hướng nghiên cứu chính: 2. ThS. Trần Dũng – Giảng viên cơ hữu - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ - Thuộc bộ môn: Xây dựng - Địa chỉ liên hệ: Đại học Dân Lập Hải Phòng - Điện thoại: Email: dungtran@hpu.edu.vn - Các hướng nghiên cứu chính: 3. KS. Ngô Đức Dũng – Giảng viên cơ hữu - Chức danh, học hàm, học vị: Kỹ Sư - Thuộc bộ môn: Xây dựng - Địa chỉ liên hệ: Đại học Dân Lập Hải Phòng - Điện thoại: 01663128541 Email: dungnd@hpu.edu.vn - Các hướng nghiên cứu chính: 186
- THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung - Số đơn vị học trình/ tín chỉ: 4 ĐVHT - Các môn học tiên quyết: Học xong tất cả các môn của khóa học - Các môn học kế tiếp: - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Sinh viên phải tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến môn học trước khi đi thực tập. - Thời gian phân bổ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lý thuyết: 0,5ĐVHT + Thực hành ngoài thực địa : 3 ĐVHT + Tự học: 120 giờ (không tính vào giờ trên lớp) + Kiểm tra: 2. Mục tiêu của môn học: 2.1. Về kiến thức: - Sinh viên cần ra thực tế tại các công trường xây dựng để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của một công trường, tìm hiểu phần kiến trúc, kết cấu và thi công của công trường thực tập. So sánh với lý thuyết các môn đã học có nhận xét gì? - Làm quen hòa nhập vào các công việc trong tổ chức thi công tại một công trường để thực tập với vai trò là cán bộ kỹ thuật tổ chức chỉ đạo thi công; tích lũy kinh nghiệm để sau khi tốt nghiệp được về các đơn vị xây lắp công tác có thể đảm đương được các công việc được giao. - Thu thập sơ lược tài liệu, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học trong trường để thực hành tổ chức chỉ đạo thi công, chuẩn bị cho việc làm tốt nghiệp được dễ dàng hơn . - Đợt thực tập nhằm mục đích chuẩn bị cho Đồ án tốt nghiệp của sinh viên. - Qua quá trình thực tập tại công trình, sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư xây dựng. - Cung cấp sinh viên có thêm những kiến thức chuyên ngành thực tế bổ ích để chuẩn bị cho Đồ án tốt nghiệp trong học kỳ sắp tới. 2.2. Về kỹ năng: - Hình thành trong sinh viên một số kỹ năng cơ bản: Kỹ năng phân tích, đánh giá các bước thiết kế, biện pháp thi công công trình và liên hệ đến các môn học đã được học tập và nghiên cứu. - Kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm; - Kỹ năng trình bày các vấn đề khoa học. 2.3. Về thái độ: - Sinh viên yêu thích và hứng thú với ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng; - Sinh viên có thái độ nghiêm túc, cầu tiến trong quá trình học tập và nghiên cứu; - Hình thành tư duy phản biện, năng lực tự học và tự nghiên cứu khoa học; 187
- - Hình thành thói quen vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 3. Tóm tắt nội dung môn học: Sinh viên trải qua 6 tuần thực tập tại công trường. Qua quá trình thực tâp, sinh viên cần thực hiện hai nhiệm vụ sau: - Nắm được trình tự tính toán thiết kế công trình; lập biện pháp thi công và tổ chức thi công công trình; - Viết báo cáo thực tập: quá trình thiết kế, thi công; hình ảnh tư liệu thực tế tại công trường. 3.1 Nội dung thực tập: - Tuần đầu đến công trường: Nghiên cứu bản vẽ của công trình mà mình thực tập, mặt bằng tổ chức thi công, nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức của công ty và công trình mà mình thực tập, nói rõ chức năng của từng đơn vị (có thể vẽ sơ đồ khối) - Các tuần sau: ra thực tế công trường, tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công, hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật công trường. Thực hành vai trò tổ chức chỉ đạo; thực hành vai trò phân công diều độ công việc hàng ngày; hướng dẫn và giám sát công nhân làm cho đúng theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; ghi chép lại mô tả hoặc chụp ảnh lại để mô tả. - Nhận xét cách bố trí mặt bằng thi công, so sánh với lý thuyết đã học có gì đúng, sai, thắc mắc. - Tìm hiểu kế hoạch, tiến độ của công trường ( trong thời gian này hàng ngày phải ghi nhật ký). - Tuần cuối cùng viết báo cáo thu hoạch. 3.2 Nội dung báo cáo thực tập : Sau khi thực tập xong sinh viên phải viết báo cáo thực tập với các nội dung sau: Trình bày mô hình cơ cấu tổ chức của công ty và công trường mà sinh viên đến thực tập ( vẽ sơ đồ khối). Chức năng của các bộ phận và mối liên hệ phụ thuộc. Mô tả kỹ chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật công trường. Mô tả phần kiến trúc công trường thực tập, sao vẽ các mặt bằng công trình, mặt cắt ngang công trình, giới thiệu công năng công trình so với lý thuyết về kiến trúc đã học có nhận xét gì - Hợp lý, sai, không hiểu (Sao chép bản vẽ). Mô tả một số kết cấu cơ bản của công trình. - Cách bố trí thép trong móng. - Vẽ khung sàn BTCT. - Vẽ cầu thang. - So với lý thuyết đã học có nhận xét gì? Đúng, không đúng, không hiểu thắc mắc. (Vẽ bản vẽ). 188
- Mô tả biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, các dạng công tác đã làm mà khi sinh viên đến thực tập, so với lý thuyết đã học có nhận xét gi đúng, sai thắc mắc( phần này có thể mô tả bằng hình vẽ hoặc chụp ảnh). Qua đợt thực tập này đã giúp cho anh (chị) những bổ ích gì về mặt chuyên môn. Những kiến nghị để cho đợt thực tập bổ ích hơn. (Đối với Bộ môn, nhà trường). 3.2 Nội dung nhật ký thực tập : Nhật ký phải ghi hàng ngày, mô tả công việc đang làm trên công trường trong ngày đó. So với lý thuyết thi công đã học có nhận xét gì? Đúng, sai, sáng tạo, không hiểu (có thể vẽ hình mô tả). Cấm không được ghi kiểu hồi ký, hoặc ghi có tính chất liệt kê công việc 3.3 Điều kiện bảo vệ thực tập : Thời gian đi thực tập sinh viên không được nghỉ ( trừ trường hợp đau ốm đột xuất và có lý do bất khả kháng, phải xin phép và được sự đồng ý của công trường). Phải có báo cáo thực tập, có nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và CBKT của đơn vị công trường (Xác nhận của đơn vị, có chữ ký và đóng dấu). Có sổ nhật ký thực tập ghi đầy đủ thời gian thực tập như yêu cầu ( không hồi ký). 4. Học liệu: 4.1. Tài liệu chính: Các số liệu thực tế tại công trường, bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công, 4.2. Tài liệu tham khảo: Tất cả các tài liệu học tập của các môn học đã được học có liên quan đến quá trình thực tập. 5. Nội dung và hình thức dạy học: Hình thức dạy - học Nội dung TH, Tự Tổng Lý Bài Thảo TN, học, Kiểm (ngày) thuyết tập luận điền tự tra dã NC Thực tập tại cơ quan 13 13 Thao khảo tài liệu: - Các đồ án thiết kế , thi công của công ty thực hiện; - Tìm hiểu cách bố trí, thiết kế các bộ phận của công trình; - Tìm hiểu các công nghệ thi công mà công ty đã và đang ứng dụng; - Tìm hiểu các dây chuyền công nghệ thiết kế thi công mà công ty ứng dụng; - Cách bố trí các bản vẽ kỹ thuật,bản vẽ thi công mà công ty đã 189
- thực hiện. Thực hành thiết kế: Tham gia cùng công ty thực hiện tính toán thiết kế các công trình dưới sự giám sát kỹ thuật của công ty Thực tập tại công trường: 35 35 - Sinh viên thực tập tại công trường một thời gian để học hỏi them về thực tiễn thi công các công nghệ thi công mà công ty đang ứng dụng. - Các phương pháp tổ chức và kỹ thuật thi công. - Quy mô công trình. - Các thiết bị thi công công trình. - Các biện pháp an toàn trên công trường. - Sơ đồ tổ chức trên công trường. Báo cáo thực tập: 10 10 Sau đợt thực tập, mỗi sinh viên thực hiện một báo cáo kèm theo các bản vẽ liên quan đến công trình mình tham gia thực hiện hoặc nghiên cứu tại công ty bao gồm các nội dung: - Khái quát công trình ( công trình tham khảo hoặc đang xây dựng) gồm: tên công trình và các kích thước cơ bản; - Kết cấu công trình; - Mô tả các thiết bị và biện pháp thi công; - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho bản thân Mục 10, tài liệu tham khảo [cuốn 1,2,3,4,5] Tổng (ngày) 10 50 60 190
- 6. Lịch trình tổ chức dạy – học cụ thể: Nội dung Chi tiết về yêu cầu hình thức sinh viên Ghi Tuần Nội dung tổ chức dạy phải chú – học chuẩn bị trước Thực tập tại cơ quan TH ,NC-13 Thao khảo tài liệu: - Các đồ án thiết kế , thi công của công ty thực hiện; - Tìm hiểu cách bố trí, thiết kế các bộ phận của công trình; - Tìm hiểu các công nghệ thi công mà công ty đã và đang ứng dụng; - Tìm hiểu các dây chuyền công nghệ thiết kế thi công mà công ty ứng dụng; - Cách bố trí các bản vẽ kỹ thuật,bản vẽ thi công mà công ty đã thực hiện. Thực hành thiết kế: Tham gia cùng công ty thực hiện tính toán thiết kế các công trình dưới sự giám sát kỹ thuật của công ty Thực tập tại công trường: TH ,NC-35 - Sinh viên thực tập tại công trường một thời gian để học hỏi them về thực tiễn thi công các công nghệ thi công mà công ty đang ứng dụng. - Các phương pháp tổ chức và kỹ thuật thi công. - Quy mô công trình. - Các thiết bị thi công công trình. - Các biện pháp an toàn trên công trường. - Sơ đồ tổ chức trên công trường. Báo cáo thực tập: TH ,NC-10 Sau đợt thực tập, mỗi sinh viên thực hiện một báo cáo kèm theo các bản vẽ liên quan đến công trình mình tham gia thực hiện hoặc nghiên cứu tại công ty bao gồm các nội dung: - Khái quát công trình ( công trình tham khảo hoặc đang xây dựng) gồm: tên công trình và các kích thước cơ bản; - Kết cấu công trình; - Mô tả các thiết bị và biện pháp thi công; 191
- - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho bản thân Mục 10, tài liệu tham khảo [cuốn 1,2,3,4,5] 7. Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ giảng viên giao cho sinh viên: - Đối với phần tại cơ quan: Sinh viên đến thực tập tối thiểu 80% số tiết học. - Đối với phần tại công trường: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các buổi. 8. Hình thức kiểm tra, đánh giá môn học: - Sử dụng thang điểm 10 để đánh giá môn học. - Hình thức thi: Báo cáo thực tập bằng hình thức vấn đáp 9. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm: Tiêu chí đánh giá: - Điểm thứ 1: 100% Chấm báo cáo thực tập và kiểm tra vấn đáp 10. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học: - Có công trường và công trình đang xây dựng Hải Phòng, ngày 9 tháng 11 năm 2012 Trưởng Khoa Người viết đề cương chi tiết KS. Nguyễn Đức Nghinh TS. Đoàn Văn Duẩn 192