Đề cương Tài chính doanh nghiệp 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Tài chính doanh nghiệp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_tai_chinh_doanh_nghiep_2.pdf
Nội dung text: Đề cương Tài chính doanh nghiệp 2
- ĐỀ CƢƠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 CONTENTS Câu 1: Nguyên tắc doanh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư 1 Câu 2: Định giá trái phiếu, định giá cổ phiếu, định giá doanh nghiệp 5 Câu 3: Chi phí vốn, cơ cấu vốn, hiệu ứng đòn bẩy, đường cơ hội đầu tư IOS 11 Câu 5: Chính sách cổ tức chi trả cổ tức cao bằng tiền là tốt hay không tốt? 15 Câu 6: Sát nhập doanh nghiệp 15 Câu 7: Sử dụng nợ luôn bất lợi cho doanh nghiệp. Anh chị hãy bình luận ý kiến. 16 Câu 8: Việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi các yếu tố khác không thay đổi chắc chắn làm giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn 16 CÂU 1: NGUYÊN TắC DOANH LợI VÀ RủI RO TRONG HOạT ĐộNG ĐầU TƯ 1. Doanh lợi 2. Doanh lợi tính bằng số tuyệt đối hay thu nhập của khoản đầu tư vào một tài sản được cấu thành bởi 2 bộ phận: 3. Thu nhập do chính bản thân tài sản đó đem lại 4. Lãi hoặc lỗ do sự tăng giá hay giảm giá của tài sản đầu tư, hình thành nên chênh lệch giá bán tài sản (còn được gọi là lãi hoặc lỗ về vốn). Doanh lợi = Thu nhập từ tài sản + Lãi (hoặc lỗ) về vốn Ví dụ: Mua 1 cổ phiếu giá 10USD. Sau một năm thu được 2 USD cổ tức và giá cổ phiếu là 12USD. 5. Doanh lợi = 2 + (12-10) = 4 USD 6. Doanh lợi tính bằng số tương đối: Trên thực tế người tai thường sử dụng thông tin về doanh lợi dưới dạng số tương đối - loại doanh lợi gắn với đơn vị %. Việc sử dụng doanh lợi tương đối rất thuận tiện vì nó không phụ thuộc vào lượng đầu tư thực tế của nhà đầu tư, mà qua chỉ tiêu này có thể thấy được nhà đầu tư sẽ thu được bao nhiêu lãi từ một đơn vị vốn đầu tư. Công thức tính doanh lợi tương đối: 7. Doanh lợi danh nghĩa và doanh lợi thực tế Doanh lợi danh nghĩa(R) là doanh lợi chưa được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát tương lai Doanh lợi thực tế (r) là doanh lợi đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát tương lai (h) Khi đó ta sẽ có: R = r + h + rh
- 8. Doanh lợi bình quân: Trên thị trường vốn có thể đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu thường, trái phiếu, thương phiếu Mỗi loại tài sản này sẽ có một doanh lợi thực tế khác nhau, chính vì vậy muốn tìm được mức doanh lợi của mỗi loại đầu tư cần phải tìm doanh lợi thực tế của từng loại, sau đó tính doanh lợi bình quân cho từng loại ở mỗi năm cụ thể 9. Rủi ro 10. Rủi ro được coi là sự thua lỗ về mặt tài chính. Rủi ro được đề cập đến như sự không chắc chắn liên quan đến sự biến động thu nhập của một loại tài sản nhất định. Tài sản nào có nguy cơ mất mát càng cao thì rủi ro càng cao. 11. Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra của một sự kiện không thuận lợi nào đó làm cho thu nhập thực tế khác với thu nhập kỳ vọng. 12. Nghiên cứu rủi ro nghĩa là nghiên cứu tất cả những khả năng có thể xảy ra trong tương lai liên quan đến sự thay đổi của doanh lợi kì vọng. 13. Thông thường rủi ro càng cao thì doanh lợi kỳ vọng càng lớn. 14. Nhà đầu tư đều ưa thích doanh lợi, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng lựa chọn loại đầu tư có doanh lợi cao nhất. Điều này chỉ có thể giải thích là do mỗi loại tài sản với doanh lợi khác nhau đều tiềm ẩn những rủi ro khác nhau. Ví dụ: Chứng khoán vay nợ của Chính phủ trong ngắn hạn (tín phiếu) thường được coi là loại tài sản có độ rủi ro thấp nhất, nên lãi suất cũng thường thấp nhất. Trong khi đó cổ phiếu thường là loại tài sản có độ rủi ro cao nhất vì doanh lợi của cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà kết quả này lại là hàm số của rất nhiều biến số khác. 15. Rủi ro được coi là sự thua lỗ về mặt tài chính. Rủi ro được đề cập đến như sự không chắc chắn liên quan đến sự biến động thu nhập của một loại tài sản. Thu nhập kỳ vọng càng chắc chắn từ một loại tài sản thì biến động càng ít, và do đó rủi ro càng ít. 16. Như vậy, trên thị trường vốn, có loại tài sản có độ rủi ro bằng 0 (tín phiếu). Cũng có những loại tài sản có độ rủi ro cao hơn và ở mức độ khác nhau ( trái phiếu chính phủ dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp dài hạn, cổ phiếu). Sự chênh lệch giữa doanh lợi bình quân của các loại tài sản rủi ro so với doanh lợi của tài sản không có rủi ro được gọi là mức bù đắp rủi ro. 17. Phân loại rủi ro: Có rất nhiều nguồn rủi ro khác nhau: 18. Rủi ro là mối quan tâm của doanh nghiệp 19. Rủi ro là mối quan tâm của cổ đông 20. Rủi ro thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp và cổ đông Có nhiều loại rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro lãi suất, thanh khoản, thị trường, rủi ro sự kiện, rủi ro hối đoái, rủi ro sức mua, rủi ro thuế. 21. Đo lƣờng rủi ro của một tài sản đơn lẻ:
- 22. Phân bố xác suất cung cấp một cái nhìn định lượng hơn vào rủi ro một loại tài sản. Xác suất của một kết quả xác định là cơ hội để xảy ra kết quả đó. Một phân bố xác suất là một mô hình gắn kết những kết quả tính toán được với xác suất xảy ra tương ứng của từng kết quả đó. 23. Rủi ro của một loại tài sản cũng có thể được xem xét một cách định lượng bằng cách sử dụng thống kê, trong đó 2 loại thống kê phổ biến là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. Độ lệch chuẩn đo lường độ phân tán xung quanh giá trị mong đợi. Sự biến động hay biến thiên xung quanh giá trị mong đợi càng lớn thì khoảng tin cậy càng nhỏ. Hệ số biến thiên (CV) là thước đo về độ phân tán tương đối, đây là một công cụ hữu ích cho việc so sánh những rủi ro của những tài sản với những doanh lợi mong đợi khác nhau. CV càng cao thì rủi ro càng lớn và do đó doanh lợi kì vọng càng lớn. 24. Đo lƣờng rủi ro của một danh mục 25. Danh mục đầu tư hay danh mục tài sản là một tập hợp rất nhiều tài sản khác nhau được nắm giữ bởi một cá nhân hay một doanh nghiệp. 26. Rủi ro của danh mục đầu tư được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Độ lệch chuẩn được tính toán dựa trên doanh lợi của danh mục - là bình quân trọng số của doanh lợi từng tài sản riêng lẻ trong danh mục đó. 27. Lý thuyết đầu tư theo danh mục dựa trên kết luận: Độ lệch tiêu chuẩn của doanh lợi kỳ vọng giảm khi mà số lƣợng các loại tài sản (cổ phần) tăng lên hay khi đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Việc đa dạng hóa chỉ đạt đƣợc một mức độ nào đó mới có hiệu quả, vƣợt qua ngƣỡng đa dạng hóa đó thì độ lệch chuẩn sẽ giảm rất ít và gần nhƣ không thay đổi 28. Giải thích cho kết luận này Đối với một loại tài sản hay một chứng khoán luôn bao gồm 2 loại rủi ro: 29. Rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro thị trường): loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các loại tài sản. Những nhân tố của rủi ro này là chiến tranh, lạm phát, thiên tai hay những sự kiện chính trị. 30. Rủi ro phi hệ thống (hay còn gọi là rủi ro đơn nhất): loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản, nghĩa là loại rủi ro này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Rủi ro này thường liên quan đến những sự kiện cụ thể như đình công, luật pháp hay thua lỗ của một bộ phận lớn trong doanh thu. Khi đa dạng hóa các loại tài sản đầu tư sẽ loại trừ được loại rủi ro phi hệ thống nhưng không thể loại trừ được rủi ro hệ thống. Chính vì vậy đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro, nhưng việc giảm này chỉ có thể đạt đến một điểm nhất định chứ không thể giảm mãi mãi. 31. Ứng dụng của lý thuyết doanh lợi và rủi ro trong quản lý tài chính Mối quan hệ giữa doanh lợi và rủi ro có thể được coi là cơ sở đưa ra quyết định đầu tư tài sản của các nhà đầu tư: 32. Lựa chọn đầu tƣ một loại tài sản. Tùy theo từng nhà đầu tư, họ sẽ có những lựa chọn khác nhau đối với việc đầu tư vào các loại tài sản. Tồn tại xu hướng các nhà đầu tư với tâm lý khác nhau: 33. Thờ ơ với rủi ro: lợi nhuận kì vọng không thay đổi khi có sự gia tăng của rủi ro
- 34. Tìm kiếm rủi ro: doanh lợi kỳ vọng giảm xuống khi có sự gia tăng của rủi ro 35. Không thích rủi ro: Lợi nhuận kỳ vọng sẽ tăng lên khi có sự gia tăng của rủi ro 36. Lựa chọn đầu tƣ danh mục đầu tƣ Một lý thuyết cơ bản liên kết giữa rủi ro và doanh lợi danh mục đầu tư chính là mô hình CAPM. Mô hình này được coi là một yếu tố quan trọng khi đưa ra các quyết định tài chính. Có thể nói việc lựa chọn danh mục đầu tư sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của doanh lợi và rủi ro mong muốn. Khi đầu tư theo danh mục, rủi ro phi hệ thống có thể được loại trừ, chính vì vậy đo lƣờng rủi ro hệ thống là quan trọng nhất trong lựa chọn tài sản đầu tư. Mô hình CAPM kết nối doanh lợi và rủi ro có hệ thống của tất cả các tài sản. Hệ số β là một thước đo tương đối của rủi ro có hệ thống. Nó là chỉ số xem xét mực độ dịch chuyển doanh lợi của một tài sản trước sự dịch chuyển của doanh lợi toàn bộ thị trường. Hay hệ số β cho biết mức độ rủi ro có hệ thống của một tài sản cụ thể so với mức rủi ro có hệ thống bình quân của một tài sản. Β của danh mục đầu tư, lấy trọng số của danh mục đầu tư nhân với B tương ứng của tài sản đó, và cộng các tích số này lại. Bêta càng cao thì doanh lợi yêu cầu càng cao và ngược lại. Công thức mô hình định giá tài sản tài chính CAPM R = Rf + β * (Rm – Rf) R: lợi nhuận kì vọng của một chứng khoán Rf: lợi nhuận kì vọng của chứng khoán khi không có rủi ro β * (Rm – Rf): sự đền bù cho loại rủi ro có hệ thống β: hệ số đo lường rủi ro có hệ thống Rm: Lợi nhuận kì vọng của cả thị trường Đƣờng thị trƣờng chứng khoán (SML) Khi mà mô hình CAPM được vẽ dưới dạng đồ thị thì người ta gọi là đường thị trường chứng khoán. Đường thẳng thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và doanh lợi dự kiến. Ứng dụng mô hình CAPM 37. Dựa vào mô hình CAPM cùng đường thị trường chứng khoán, bất kỳ một khoản đầu tư mới nào cũng đòi hỏi một mức doanh lợi dự kiến ít nhất là bằng mức đền bù của thị trường. Các nhà đầu tư chỉ thực sự có lợi nếu họ tìm được các khoản đầu tư mà mức doanh lợi dự kiến của chúng cao hơn mức đề nghị của thị trường, bởi vì những khoản đầu tư như vậy mới có giá trị hiện tại thuần dương. 38. Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn để xác định giá trị hiện tại của tài sản nên được lựa chọn là doanh lợi dự kiến mà thị trường đề nghị đối với khoản đầu tư có cùng mức rủi ro hệ thống. Tỷ suất chiết khấu biểu thị bằng mức doanh lợi tối thiểu cần đạt được thường được gọi là chi phí của vốn cho một khoản đầu tư nhất định.
- Các quyết định đầu tư phải đem lại doanh lợi dự kiến lớn hơn mức doanh lợi mà thị trường đền bù cho các khoản đầu tư có mức độ rủi ro có hệ thống, như vậy doanh nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư. Bình luận về mô hình CAPM: Mô hình CAPM nói chung dựa vào dữ liệu lịch sử Những người sử dụng Beeta thường đưa ra những điều chỉnh mang tính chủ quan đối với hệ số Beta được xác định theo dữ liệu quá khứ để phản ánh những kì vọng trong tương lai CAPM được phát triển để giải thích về giá chứng khoán. Mô hình này căn cứ trên giả định về thị trường hiệu quả với những giả định sau: 39. Tất cả các nhà đầu tư trên thị trường đều có thông tin và kỳ vọng với những chứng khoán là như nhau 40. Không có giới hạn nào cho việc đầu tư 41. Không có thuế 42. Không có chi phí giao dịch 43. Nhà đầu tư luôn có lý trí – xem xét chứng khoán là giống nhau và không ưa thích rủi ro. CÂU 2: ĐịNH GIÁ TRÁI PHIếU, ĐịNH GIÁ Cổ PHIếU, ĐịNH GIÁ DOANH NGHIệP 44. Lãi suất và lợi nhuận yêu cầu 45. Lãi suất hay lợi nhuận yêu cầu đại diện cho chi phí của việc sử dụng tiền hay chính là giá của tiền. Vốn trong nền kinh tế thị trường được phân bổ thông qua hệ thống giá, với lãi suất là giá cả của các khoản vay. Góc độ người đi vay, lãi suất là chi phí của việc vay vốn. Góc độ người cho vay, lãi suất là lợi tức kỳ vọng của người cho vay. 46. Lãi suất được xác định bởi cung cầu vốn: 47. Cầu vốn đầu tư được xác định bởi các cơ hội kinh doanh và tỷ lệ lợi tức mà người kinh doanh dự tính thu được trên vốn đã đầu tư 48. Cung vốn đầu tư dựa vào sự yêu thích tiêu dùng hiện tại hay tiêu dùng trong tương lai 49. Hai yếu tố tác động đến lãi suất là rủi ro và lạm phát. Rủi ro càng cao, tỷ lệ lợi tức yêu cầu càng cao. Tỷ lệ lạm phát dự tính càng cao, tỷ lệ lợi tức yêu cầu càng cao. 50. Thông thường, lãi suất danh nghĩa của một chứng khoán nợ (k) bao gồm lãi suất thực phi rủi ro, cộng với phần bù lạm phát, phần bù rủi ro chứng khoán, phần bù thanh khoản trên thị trường và phần bù kỳ hạn. k = k* + IP + DRP + LP + MRP 51. Lãi suất có tác động đáng kể đến giá cả của cổ phiếu: 52. Lãi suất là khoản mục chi phí của doanh nghiệp, lãi suất có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- 53. Cổ phiếu và trái phiếu là dạng thức thay thế trong việc thu hút vốn của nhà đầu tư. Vì vậy tăng lãi suất sẽ làm tăng tỷ lệ lợi tức của trái phiếu, dẫn đến các nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ thị trường cổ phiếu sang thị trường trái phiếu, từ đó làm cho giá của cổ phiếu giảm xuống. 54. Lợi nhuận yêu cầu khác với lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận yêu cầu Lợi nhuận mong đợi giá tài sản sẽ tăng 55. Trái phiếu và định giá trái phiếu 56. Khái niệm trái phiếu: Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn chỉ ra rằng chính phủ hay doanh nghiệp đã đi vay 1 khoản tiền nhất định và cam kết sẽ trả khoản tiền đó cho người nắm giữ trái phiếu trong tương lai dưới những điều khoản nhất định. 57. Đặc điểm: 58. Có 4 loại trái phiếu chủ yếu: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu nước ngoài. Mỗi loại trái phiếu sẽ có lợi tức và mức độ rủi ro là khác nhau. 59. Hầu hết trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 10 đến 30 năm và có mệnh giá 1tr ở Việt Nam 60. Thông thường, trái phiếu được trả một khoản lãi suất nhất định tính trên tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu. Lãi suất trái phiếu = lãi suất thị trường -> trái phiếu bán với giá bằng mệnh giá Lãi suất trái phiếu trái phiếu bán với giá thấp hơn mệnh giá Lãi suất trái phiếu > lãi suất thị trường -> trái phiếu bán với giá cao hơn mệnh giá 61. Định giá trái phiếu: 62. Nguyên tắc chung định giá tài sản tài chính: Giá trị của bất kì tài sản tài chính nào cũng là giá trị hiện tại hóa của các luồng tiền dự tính mà tài sản đó đem lại. Sau khi dự tính các luồng tiền, xác định lãi suất chiết khấu, thì người ta có thể tính được giá trị của các tài sản tài chính. Các luồng tiền này có thể được cung cấp hàng năm, những cũng có thể là những luồng tiền gián đoạn hoặc thậm chí chỉ được tạo ra 1 lần duy nhất qua cả một giai đoạn thời gian. Mức rủi ro liên quan đến một luồng tiền nhất định có thể tác động mạnh mẽ đến giá trị của luồng tiền. Rủi ro càng lớn thì giá trị luồng tiền càng thấp. Rủi ro lớn có thể được đưa vào phân tích định giá bằng việc sử dụng 1 tỷ lệ lợi doanh lợi kì vọng cao hơn hay tỷ lệ chiết khấu cao hơn vì rủi ro càng lớn thì lợi nhuận yêu cầu càng lớn. Giai đoạn thời gian xem xét có thể dài, ngắn hoặc vô tận. Giá trị tài sản được tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền trong tương lai, sử dụng lãi suất chiết khấu, hay chính là tỷ lệ doanh lợi yêu cầu phù hợp với mức rủi ro của tài sản. 63. Giá trị trái phiếu là giá trị hiện tại của các khoản thanh toán lãi công với giá trị hiện tại của mệnh giá, trong đó mệnh giá trái phiếu là giá trị mà nhà đầu tư nhận được vào ngày đáo hạn của trái phiếu. 64. Hai loại trái phiếu phổ biến nhất: Trái phiếu coupon: lãi trả hàng năm và gốc trả cuối kì
- Trái phiếu zero – coupon: không có lãi coupon nhưng mà được bán với giá chiết khấu tức là giá nhỏ hơn so với mệnh giá. 65. Công thức xác định giá trị trái phiếu Chú ý: mẫu số là tỷ lệ lãi suất sinh lời của thị trƣờng, không phải là tỷ lệ lãi suất trái phiếu. Khi phát hành, thông thường lãi suất trái phiếu sẽ bằng với lãi suất thị trường. Tuy nhiên trong quá trình, lãi suất thị trường có thể thay đổi làm cho giá trái phiếu sẽ bị thay đổi. Nếu lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho giá trái phiếu sẽ giảm. Đầu tư trái phiếu liên quan đến công tác dự báo thị trường, dự báo trong tương lai Nhận xét: Mô hình định giá này cố định lãi suất thị trường qua các năm, trong khi đây là một yếu tố thay đổi, đặc biệt tại các nước có nền kinh tế phát triển. 66. Cổ phiếu và định giá cổ phiếu 67. Sự khác nhau giữa nợ và vốn cổ phần: 68. Quyền quản trị 69. Quyền đối với thu nhập và tài sản 70. Thời gian đáo hạn: Đầu tư vào cổ phiếu có mức rủi ro cao hơn so với trái phiếu vì cổ phiếu không có thời gian đáo hạn 71. Tác động của thuế: Thuế TNDN làm cho chi phí trả lãi trái phiếu nhỏ hơn so với chi phí trả cổ tức. Chính vì vậy mà chi phí nợ vay thông thường sẽ nhỏ hơn so với chi phí vốn chủ sở hữu. 72. Cổ phiếu thƣờng, cổ phiếu ƣu tiên, cổ phiếu ƣu đãi Cổ phiếu thƣờng xác nhận quyền sở hữu trong một doanh nghiệp. Với vai trò là người sở hữu, cổ đông thường có những quyền và lợi ích nhất định, bao gồm quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua bầu cử và quyền đối với thu nhập. Cổ phiếu ƣu tiên: chỉ phát hành khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Bởi lẽ lúc này, khi doanh nghiệp đã gặp khó khăn về tài chính, thì sẽ không thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tìm một số định chế tài chính đề làm đối tác ứng cứu. Việc phát hành cổ phiếu ưu tiên không được coi là làm gia tăng nợ nên sẽ không làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. Cổ tức của cổ phiếu ưu tiên sẽ được chi trả trước hết, rồi mới đến chi trả cổ tức cho cổ đông thường. Cổ phiếu ƣu đãi là loại cổ phiếu thường, nhưng được bán với giá thấp hơn giá thị trường 73. Định giá cổ phần thƣờng: Có nhiều cách tiếp cận đối với định giá cổ phần thường: mô hình chiết khấu dòng cổ tức, mô hình chiết khấu dòng tiền tự do, mô hình khác (sử dụng giá trị sổ sách, NAV hoặc số nhân P/E) 74. Phương pháp chiết khấu dòng tiền để tính giá trị hiện tại của cổ phần thường. 3 trường hợp: Trường hợp 1: Mô hình không tăng trưởng Trường hợp 2: Mô hình tăng trưởng đều
- Trường hợp 3: Mô hình tăng trưởng không đều 75. Định giá doanh nghiệp Theo thông lệ khu vực và quốc tế, có 3 phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp chủ yếu : phương pháp tài sản, phương pháp chiế t khấ u dò ng tiề n, phương pháp tỷ lệ so sánh. 1.1. Phương pháp tài sản: - Tiếp cận từ giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá - Công thức tính: VE = VA – VD Trong đó: VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản VD: Giá trị thị trường của nợ - Điều kiện áp dụng Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình. - Ƣu điểm, nhƣợc điểm: + Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp. + Nhược điểm: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp. Phương pháp này không tính đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2. Phương phá p tỷ lệ so sá nh - Bao gồ m nhiề u phương phá p như P/E, P/B, EV/EBITDA Trong đó , P/E là phương pháp được sử dụng rộ ng rã i nên sẽ đượ c xem xé t. - Công thức tính: Giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau: V = Lợi nhuận ròng dự kiến * P/E Với: P: giá mua bán cổ phần trên thị trường EPS: thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần được tính như sau: EPS = Lợi nhuận ròng dự kiến / N N: số lượng cổ phần đã phát hành - Điều kiện áp dụng: Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp thẩm định và thị trường của các doanh nghiệp này
- tương đối chính xác. Thông thường nên chọn tỷ số P/E bình quân của từ 3 đến 5 doanh nghiệp trong ngành có quy mô tương tự có thể so sánh được với doanh ngiệp cần thẩm định giá. - Ƣu điểm: Các tỷ số khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận. - Nhƣợc điểm: Các tỷ số này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp thẩm định giá. Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp. 1.3. Phương pháp chiế t khấ u dò ng tiề n - Bao gồ m : phương phá p chiế t khấ u dò ng cổ tứ c (DDM), phương phá p chiế t khấ u dò ng tiề n tự do (FCF) 1.3.1. Phƣơng phá p chiế t khấ u dò ng cổ tƣ́ c (DDM) - Dựa trên quan điểm: Cổ phiế u đượ c nhà đầ u tư nắ m giữ vô hạ n , và cổ tức là dòng tiền duy nhất mà họ nhậ n đượ c từ việ c nắ m giữ cổ phiế u , do đó chiế t khấ u dò ng cổ tứ c nà y về hiệ n tạ i ta sẽ có giá trị củ a vố n cổ phầ n. - Phƣơng pháp xác định giá trị DN này cần phải tính toán: 76. Toàn bộ dòng tiền mà DN tạo ra trong tương lai 77. Tỷ lệ chiết khấu bằng tỷ lệ sinh lời mong muốn của doanh nghiệp và rủi ro vốn có của nó. - Công thƣ́ c tính: t Vs= ∑ (Dt/(1+Ks) ) Vc= Vs + VD Trong đó : Dt là cổ tức mong đợi ở năm t, t= 1 →∞ Ks là lợ i nhuậ n yêu cầ u đó vớ i cổ phiế u a. Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi (g = 0%) - Công thức tính: VS = - Điều kiện áp dụng Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng. b. Cổ tức tăng trưởng ổn định (Mô hình tăng trưởng Gordon) - Công thức tính: Trong trường hợp này, cổ tức dự kiến hàng năm là một khoản tiền ổn định (DIV = DIV1 = DIV2 = ), và dòng cổ tức tương lai của công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến hàng năm ổn định (g):
- V0 = Điều kiện: r > g - Điều kiện áp dụng Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. Cụ thể là: Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất đối với những công ty có chính sách chi trả cổ tức trong dài hạn hợp lý. Mô hình tăng trưởng Gordon đặc biệt phù hợp đối với những công ty dịch vụ công ích có tăng trưởng ổn định. c. Cổ tức tăng trưởng không ổn định (g không đều) - Mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn - Công thức tính: VS = Với: Vn = - Điều kiện áp dụng Thông thường, áp dụng đối với một số công ty có quyền chế tác trên sản phẩm rất có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó. Khi quyền chế tác hết hạn, công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định 1.3.2. Phƣơng phá p chiế t khấ u dò ng tiề n tƣ̣ do (FCF) Giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hó a cá c luồ ng tiề n tự do mà doanh nghiệ p dự kiế n thu đượ c trong tương lai theo 1 tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu. a. FCFF - Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được tính bình quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị trường của từng yếu tố). - Công thƣ́ c tí nh: Trong đó : FCFF = EBIT(1-Thuế suất) + Chi phí khấu hao - Chi vốn - Tăng giảm vốn lưu động WACC là chi phí vốn bình quân gia quyề n - Điều kiện áp dụng Phương phá p nà y đượ c á p dụ ng trong trườ ng hợ p có thể ướ c lượ ng dò ng tiề n củ a doanh nghiệ p và đò n bẩ y tà i chí nh không ổ n đị nh vớ i tỷ số nợ củ a doanh nghiệ p cao. - Hạn chế: Phương pháp này bị giới hạn trong các trường hợp sau Doanh nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu
- Đó là việc bán tài sản, mua thêm tài sản hoặc thay đổi cơ cấu vốn cổ đông và chính sách cổ tức, thay đổi cơ cấu sở hữu (chẳng hạn từ doanh nghiệp sở hữu công sang sở hữu tư nhân) hoặc chính sách quản lý chi phí. Mỗi thay đổi trên dẫn đến việc ước tính các dòng tiền dự kiến sẽ khó khăn hơn và tác động đến yếu tố rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng số liệu trong quá khứ có thể sẽ phản ánh không đúng giá trị của các doanh nghiệp này. b. FCFE - Mô hì nh nà y giả đị nh rằ ng cổ tứ c là dò ng tiề n duy nh ất mà cổ đông nhận được . Lợ i nhuậ n giữ lạ i đượ c tái đầu tư 1 phầ n và o tà i sả n hoạ t độ ng, tiề n mặ t và chứ ng khoá n thị trườ ng. - Công thƣ́ c tí nh: Trong đó : FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Các khoản chi vốn – Tăng (giảm) vốn lưu động – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới - Điề u kiệ n áp dụng Trong trườ ng hợ p có thể ướ c lượ ng dò ng tiề n củ a doanh nghiệ p đồ ng thờ i doanh nghiệ p có tỷ số nợ hay đò n bẩ y tà i chí nh ổ n đị nh. CÂU 3: CHI PHÍ VốN, CƠ CấU VốN, HIệU ứNG ĐÒN BẩY, ĐƯờNG CƠ HộI ĐầU TƯ IOS 78. Chi phí vốn 79. Tầm quan trọng của việc xác định chi phí vốn: Doanh nghiệp cần phải thu được tỷ suất sinh lời từ những dự án đang triển khai để duy trì giá trị thị trường của doanh nghiệp và thu hút thêm vốn mới. Nếu rủi ro là không đổi, những dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí vốn sẽ làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp và ngược lại. Chi phí vốn đóng vai trò như cầu nối giữa những quyết định đầu tư dài hạn và lợi ích của nhà đầu tư. Chi phí vốn thường được sử dụng để quyết định liệu một dự án được đề xuất sẽ làm gia tăng hay giảm giá trị của doanh nghiệp. 80. Khái niệm về chi phí vốn 81. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp. Cấu thành nên nguồn vốn, bao gồm có nợ và vốn chủ sở hữu. Nợ gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên và lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận không chia). Thông thường doanh nghiệp duy trì một tỷ lệ cơ cấu vốn giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu tối ưu theo mong muốn của nhà quản lý và được gọi là cơ cấu vốn mục tiêu. 82. Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, chỉ được tính toán ở từng thời điểm nhất định. Phân loại ra sẽ gồm có chi phí nợ, chi phí cổ phiếu thường, chi phí cổ phiếu ưu tiên, chi phí của lợi nhuận giữ lại. Chi phí cụ thể của mỗi nguồn tài trợ là chi phí sau thuế được ghi nhận tại thời điểm hiện tại, chứ không phải là chi phí ghi trên sổ sách 83. Chi phí cụ thể của từng loại vốn Giáo trình TCDN trang 162 Chi phí nợ sau thuế: Kd *(1-t)
- Chi phí cổ phiếu ưu tiên: Chi phí lợi nhuận giữ lại: Chi phí cổ phiếu thường: 84. Chi phí trung bình của vốn Mối doanh nghiệp đều muốn đạt đến cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Chi phí từng loại vốn và cơ cấu vốn sẽ được dùng để tính chi phí vốn bình quân (WACC). Chi phí vốn bình quân phản ánh chi phí vốn tương lai kỳ vọng trong dài hạn, tính bằng cách lấy tỷ trọng từng loại vốn nhân với chi phí từng loại vốn. 85. Chi phí vốn cận biên (WMCC) 86. Chi phí cận biên của vốn là chi phí của đồng vốn mới cuối cùng mà doanh nghiệp huy động và chi phí cận biên sẽ tăng khi càng nhiều vốn được huy động trong một giai đoạn nào đó. 87. Đồ thị chỉ ra WACC thay đổi như thế nào khi ngày càng nhiều vốn mới được huy động trong một năm cho trước gọi là đƣờng chi phí vốn cận biên (MCC) 88. Xác định điểm gãy ( điểm vốn giới hạn mà tại đó có sự thay đổi WACC): Sử dụng hết toàn bộ lợi nhuận giữ lại Sử dụng thêm vốn bằng phát hành cổ phiếu mới Sử dụng thêm vốn nợ khi bị gia tăng chi phí nợ vay 89. Nhận xét: 90. Như vậy khi sử dụng thêm vốn, mà cơ cấu vốn không thay đổi, chúng ta sẽ có chi phí vốn trung bình tăng lên dần, thông qua các điểm gãy. Tuy nhiên, trong thực tế, cơ cấu vốn doanh nghiệp cũng có thể thay đổi, và đây cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí vốn thay đổi. Doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí thấp trước, khi đã hết các nguồn này, doanh nghiệp sẽ phải trông cậy vào các nguồn vốn khác có chi phí cao hơn. 91. Chi phí vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp vì được sử dụng là căn cứ để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư. 92. Cơ cấu vốn doanh nghiệp Trong một thời kì nhất định, doanh nghiệp đều có một cơ cấu vốn nhất định và những quyết định tài trợ phải thích hợp với cơ cấu vốn mục tiêu. Chính sách cơ cấu vốn có liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Việc sử dụng nợ làm gia tăng rủi ro, do đó các cổ đông có xu hướng đòi lợi tức đền bù cao hơn, từ đó làm giảm giá cổ phiếu. Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. 4 yếu tố tác động đến quyết định về cơ cấu vốn: rủi ro kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài chính của doanh nghiệp và sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lý. Cơ cấu vốn mục tiêu là cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. 93. Đòn bẩy
- 94. Khái niệm: Đòn bẩy là việc sử dụng những tài sản và vốn có chi phí cố định để làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông của doanh nghiệp. Nói chung sự gia tăng trong đòn bẩy sẽ dần đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp gia tăng. Mức độ đòn bẩy trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp là một sự kết hợp giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần được duy trì trong doanh nghiệp, để tác động mạnh mẽ đến giá trị của doanh nghiệp, thông qua tác động đến doanh lợi và rủi ro. 95. Phân loại: Có 3 loại đòn bẩy, dựa trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: 96. Đòn bẩy hoạt động 97. Xem xét mối quan hệ giữa doanh thu của doanh nghiệp với lợi nhuận trước thuê và lãi vay (EBIT hay còn gọi là lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp) 98. Đòn bẩy hoạt động xuất hiện nhờ sự tồn tại của những chi phí hoạt động cố định để làm gia tăng những tác động của sự thay đổi doanh số lên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Ví dụ: Giá trị EBIT khi doanh số thay đổi Trường hợp 2: -50% Trường hợp 1: +50% Doanh số (spham) 500 1000 1500 Doanh thu 500 1000 1500 Chi phí biến đổi 250 500 750 Chi phí cố định 250 250 250 EBIT 0 250 500 -100% +100% 99. Nhận xét: 100. Đòn bẩy hoạt động tác động trên cả 2 hướng: một sự gia tăng trong doanh thu sẽ dẫn đến sự gia tăng với tỷ lệ lớn hơn ở EBIT, và ngược lại, một sự suy giảm trong doanh thu sẽ dẫn đến sự suy giảm với tỷ lệ lớn hơn ở EBIT. Trong tương lai, nếu dự báo doanh số tăng thì tìm cách để gia tăng chi phí hoạt động cố định, nhưng nếu dự báo sai, việc tăng chi phí cố định sẽ làm cho EBIT giảm nhiều và có thể dẫn đến phá sản. 101. Đòn bẩy họat động sẽ hiện hữu khi doanh nghiệp sử dụng chi phí hoạt động cố định. 102. Mức độ đòn bẩy càng lớn thì rủi ro sẽ càng lớn 103. Công thức: DOL = DOL >1 sẽ tồn tại đòn bẩy hoạt động 104. Đòn bẩy tài chính 105. Xem xét mối quan hệ giữa EBIT và lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu dành cho cổ đông thường (EPS)
- 106. Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp (Lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu tiên) để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 107. Ví dụ: Công ty A có EBIT hiện tại là 10.000. Thuế 40%. Doanh nghiệp chi trả cổ tức ưu tiên hàng năm 2400, lãi suất trái phiếu 10% Giá trị EPS thay đổi khi EBIT thay đổi Trường hợp 2: -40% Trường hợp 1: +40% EBIT 6000 10000 14000 Chi phí lãi vay 2000 2000 2000 LNTT 4000 8000 12000 Thuế 1600 3200 4800 Cổ tức cp ưu tiên 2400 2400 2400 LN cho cổ đông thường 0 0 0 EPS 0 2,4 4,8 -100% +100% 108. Mức độ đòn bẩy tài chính là thước đo toán học đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. DFL = DFL >1 thì đòn bẩy tài chính tồn tại. Giá trị này càng lớn thì mức độ đòn bẩy tài chính lại càng lớn, khi đó mức rủi ro lại càng lớn 109. Hiệu ứng đòn bẩy tài chính có trên cả 2 mặt, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn nghĩa là lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, và rủi ro càng cao. Muốn sử dụng hiệu quả phải có phương pháp dự báo tốt. Doanh nghiệp không sử dụng nợ vay dài hạn có thể sẽ không phá sản nhưng tốc độ tăng trưởng thấp. Đây sẽ chỉ coi là phương thức hợp lý trong trường hợp nên kinh tế suy thoái. 110. Đòn bẩy tổng hợp. 111. Xem xét mối quan hệ giữa doanh thu của doanh nghiệp với EPS 112. Đỏn bẩy tổng hợp được định nghĩa là việc sử dụng chi phí cố định của cả trong hoạt động và tài chính trong tương lại để làm gia tăng tác động của những sự thay đổi của doanh số lên EPS. 113. Mức độ đòn bẩy tổng hợp: DTL =DOL * DFL DTL >1 thì doanh nghiệp tồn tại đòn bẩy tổng hợp KẾT LUẬN: 114. Cơ Cấu vốn đối với EPS mong đợi Việc thay đổi trong sử dụng nợ sẽ dẫn đến sự thay đổi lợi nhuận trên một cổ phiếu khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi. Từ EPS thay đổi sẽ dẫn đến giá cổ phiếu thay đổi
- Khi cơ cấu nợ thay đổi, sẽ làm thay đổi chi phí của nợ vay. Bởi lẽ tỷ lệ nợ càng cao, rủi ro càng cao, chính vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất càng cao. Phân tích EPS trong trường hợp sử dụng nợ vay và không sử dụng nợ vay, rút ra một điều đó là: EPS mong đợi cao hơn nhiều nếu đòn bẩy tài chính đƣợc sử dụng. Khi nợ tăng lên, lãi suất sẽ tăng lên, nhưng ảnh hưởng này không mạnh bằng ảnh hưởng của việc giảm số cổ phiếu, chính vì vậy EPS có thể được tối đa hóa tại một điểm nào đó với tỷ lệ nợ mục tiêu. Khi tỷ lệ nợ cao hơn tỷ lệ nợ tối ưu, lãi suất sẽ tăng nhanh, mặc dù số cổ phiếu vẫn giảm nhưng vẫn có xu hướng làm EPS giảm xuống. Sử dụng đòn bẩy tài chính vừa có ảnh hưởng tốt lẫn ảnh hưởng xấu. Đòn bẩy tài chính càng cao sẽ làm cho EPS mong đợi tăng lên đến một mức nào đó nhưng cũng lại làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Như vậy xác định tỷ lệ nợ là bao nhiêu để cân bằng được mức tăng EPS và rủi ro là một điều các nhà quản trị cần tính toán. 115. Cơ cấu vốn trong mối quan hệ với doanh thu Nghiên cứu điểm đẳng lợi EPS: tức là những điểm mà tại đó EPS là như nhau cho dù doanh nghiệp sử dụng nợ hay vốn cổ phần. Tại mức doanh thu thấp, EPS cao hơn nhiều nếu vốn cổ phần được sử dụng nhiều hơn nợ. Tuy nhiên nếu tại mức doanh thu cao hơn, khi doanh thu tăng nhanh, việc sử dụng nợ sẽ làm cho EPS tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Như vậy sử dụng nợ hay vốn cổ phần còn tùy thuộc vào mức doanh thu mà doanh nghiệp đạt được. 116. Cơ cấu vốn đến giá cổ phiếu và chi phí vốn Cơ cấu vốn tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp hơn tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tối đa hóa EPS mong đợi. CÂU 5: CHÍNH SÁCH Cổ TứC CHI TRả Cổ TứC CAO BằNG TIềN LÀ TốT HAY KHÔNG TốT? 117. Trong điều kiện nền kinh tế tốt, khi các nhà quản trị quyết định chi trả cổ tức bằng tiền nhiều, cùng đồng nghĩa với việc họ đang không tìm kiếm được cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn mức tỷ suất kì vọng của các cổ đông khi đem đầu tư vào tài sản có mức rủi ro tương đương. Như vậy kế hoạch mở rộng dài hạn của công ty có thể có vấn đề bất cập, điều này trong dài hạn có thể làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu. 118. Chi trả cổ tức bằng tiền cao có thể được coi là một trong những hình thức giúp cho doanh nghiệp giữ được niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên có thể đặt ra thách thức cho các kì sản xuất kinh doanh sau, khi cần phải tiếp tục gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền. 119. Trong thực tế, vẫn có thể tìm kiếm được niềm tin của nhà đầu tư khi không trả cổ tức bằng tiền mặt, mà trả cổ tức bằng cổ phiếu. Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, có nghĩa doanh nghiệp đang thực hiện việc tái đầu tư, điều này làm cho giá trị tài sản nắm giữ của nhà đầu tư tăng dần lên. Doanh nghiệp có vốn để mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tiếp tục có cơ hội làm gia tăng giá trị cho vốn chủ sở hữu. Câu 7: Quản lý tài sản ngắn hạn? CÂU 6: SÁT NHậP DOANH NGHIệP 120. Lý do sát nhập doanh nghiệp: 121. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức nào đó, năng lực tài chính của một số doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và ngày càng trở nên yếu đi. Đồng thời, doanh nghiệp không nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức khác, doanh nghiệp yếu dần sẽ bị đào thải và có thể dần đến phản ứng dây chuyền đối với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như khác ngành kinh doanh.
- 122. Một doanh nghiệp mạnh trên thị trường mong muốn tìm thêm và gia nhập vào thị trường mới, chính vì vậy doanh nghiệp này có thể chấp nhận giá cao để thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ hơn trong thị trường mới đó CÂU 7: Sử DụNG Nợ LUÔN BấT LợI CHO DOANH NGHIệP. ANH CHị HÃY BÌNH LUậN Ý KIếN. Câu bình luận trên là chưa chính xác. Có thể thấy bất kì doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn và hướng tới xây dựng một cơ cấu vốn mục tiêu, với tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu mục tiêu, nhằm đạt được mục đích là gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Việc sử dụng nợ là có lợi hay bất lợi, phải tùy thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế. Việc sử dụng nhiều nợ khiến cho rủi ro của doanh nghiệp tăng lên, nhưng không phải vậy mà sử dụng nợ luôn bất lợi. Cụ thể: sử dụng nợ đồng nghĩa với việc tồn tại đòn bẩy tài chính, như vậy khi doanh số tăng thì sử dụng nợ sẽ làm gia tăng EPS với tốc độ nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh số. Điều này là có lợi (Xem xét ví dụ trong phần đòn bẩy tài chính) CÂU 8: VIệC TĂNG THUế THU NHậP DOANH NGHIệP TRONG KHI CÁC YếU Tố KHÁC KHÔNG THAY ĐổI CHắC CHắN LÀM GIảM Tỷ Lệ Nợ TRONG CƠ CấU VốN 123. Khi nhà nước ban hành về việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, như vậy sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay hơn, bởi lẽ các nhà quản trị tài chính họ sẽ tận dụng được lá chắn thuế trong trường hợp này Ví dụ về việc sử dụng nhiều nợ vay hơn để tận dụng lá chắn thuế: Phân tích sự thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp, khi sử dụng tỷ lệ nợ 10% và 20%, trong khi doanh thu không thay đổi. 124. Tuy nhiên quyết định của doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu vốn hay không, cụ thể là có sử dụng thêm nhiều nợ vay hoặc ít nợ vay đi không là tùy thuộc và ý kiến quản lý chủ quan của các nhà quản trị tài chính 125. Chính vì vậy không thể kết luận được việc tăng thuế thu nhập thì chắc chắn 100% doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ nợ thay đổi.