Đề cương tốt nghiệp "Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng"

doc 12 trang huongle 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tốt nghiệp "Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_tot_nghiep_nghiep_vu_kinh_doanh_cua_ngan_hang.doc

Nội dung text: Đề cương tốt nghiệp "Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng"

  1. Đề cương tềt nghiềp "nghiềp về kinh doanh cềa ngân hàng" 1
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP I. YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC TẬP VÀ LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP Sinh viên phải tìm hiểu các họat động nghiệp vụ đang có tại cơ sở hay Ngân hàng đang thực tập, ghi chép đầy đủ các quy trình nghiệp vụ, các nội dung nghiệp vụ theo thực tế vào sổ thực tập. Sau thời gian thực tập tại cơ sở thực tế, sinh viên phải làm báo cáo thực tập theo nội dung các họat động nghiệp vụ mà sinh viên đã tìm hiểu, có so sánh đối chiếu với bài học trên lớp và có nhận xét về tính khoa học và tính thực tiễn của các họat động thực tiễn đã nghiên cứu. II. NỘI DUNG THỰC TẬP A/ PHẦN NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. I. NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ (CỦA MỘT CHI NHÁNH HOẶC MỘT NGÂN HÀNG) 1. Tiền gửi: Các loại tiền gửi: tổng số và tỷ trọng của mỗi loại tại thời điểm lập bảng cân đối. Các phương thức tìm kiếm tiền gửi: Có số liệu chứng minh cụ thể. Nguyên tắc và phương pháp sử dụng vốn: cho từng nguồn và tổng số. Các yếu tố liên quan tới việc tạo tiền gửi của Ngân hàng: Lãi suất cạnh tranh; Cơ sở vật chất; các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp; Chính sách của Ngân hàng.v.v Cách thức tổ chức để tiếp nhận tiền gửi: Tổ chức trong nội bộ Ngân hàng? Ai ra quyết định? Quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng? Các phí tổn tiền gửi trong định giá của Ngân hàng. 2. Các nghiệp vụ Liên Ngân hàng: Tìm hiểu nội dung. Vay vốn trên thị trường Liên Ngân hàng Tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước. 3. Phương pháp hạn chế rủi ro về thanh khoản của Ngân hàng. 2
  3. II. NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ (CỦA MỘT CHI NHÁNH HOẶC MỘT NGÂN HÀNG). 1. Cơ cấu và mức độ dự trữ của Ngân hàng: dự trữ sơ cấp và thứ cấp (nếu có) cho tổng số và từng nguồn vốn. 2. Các nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện (liệt kê):như ứng trước, chiết khấu, tiêu dùng, hộ nông dân, tài trợ dự án, đồng tài trợ,v.v , quy mô của từng loại được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Ở từng loại tín dụng liên quan tới nghiệp vụ cần nắm vững từ nội dung tới phương pháp thực hiện: 2.1. Phương thức tổ chức cho vay ở một Ngân hàng: tổ chức phòng ban; qui trình xét duyệt, trình độ chuyên môn hóa 2.2. Các thủ tục của từng loại vay cần có. 2.3. Nội dung xét duyệt cho vay: chú ý các nội dung theo từng bước của quy trình tín dụng:  Ở bước ra quyết định tín dụng, tìm hiểu các nội dung và phương pháp xét: Tính pháp lý của người vay. Khả năng tài chính của khách hàng: phương pháp thu thập thông tin; phân tích thông tin và lưu trữ thông tin để đánh giá. Uy tín. Sáng kiến kinh doanh. Đảm bảo của khỏan vay: hình thức đảm bảo phương thức định giá; tỷ lệ cho vay trên giá trị dảm bảo; Tính pháp lý và thị trường của đảm bảo.  Ở bước xét duyệt mức độ cụ thể của khoản tín dụng tìm hiểu các nội dung: Phương pháp xác định hạn mức hoặc qui mô của từng món vay. Phương thức tổ chức cho vay đối với khoản vay. Cụ thể: Cách tổ chức tài khoản; kiểm soát mục đích, số lượng, thời hạn và hướng sử dụng tiền vay. 2.4. Phương thức định kỳ hạn nợ và tổ chức thu nợ: Định kỳ hạn nợ, nguồn thu nợ ; kỹ thuật thu nợ và phương pháp xử lý các khoản nợ vay có vấn đề. 2.5. Phương thức kiểm tra và đánh giá việc sử dụng vốn vay (tái xét) : Định kỳ và đột xuất – Nội dung và cách thức tiến hành. 2.6. Phương pháp phòng ngừa và xử lý nợ có vấn đề. 3. Các nghiệp vụ tài sản có khác mà Ngân hàng thực hiện (nếu có). Nghiệp vụ đầu tư. Các nghiệp vụ ngoại bảng : Bảo lãnh, Tín dụng dự phòng v.v Nghiệp vụ kinh doanh khác của Ngân hàng : Kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ, tham gia thị trường Liên Ngân hàng III. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CỦA NGÂN HÀNG TRONG CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN trong quan hệ với việc tạo ra lợi nhuận và 3
  4. lợi nhuận tối đa của một Ngân hàng, chính sách tín dụng, phương pháp quản lý tài sản có và nợ, quản trị thanh khoản v.v IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG : Đội ngũ cán bộ, nhân viên. Các dịch vụ yểm trợ :Dịch vụ thanh toán ;cho thuê két sắt; tư vấn ; giữ hộ Các giải phương pháp cụ thể trong hạn chế rủi ro : Phân tích khách hàng ; Môi trường kinh doanh ; đảm bảo tín dụng ;dự trữ của Ngân hàng ; phân tán rủi ro V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH : Tìm hiểu chi phí kinh doanh và phương pháp định giá cho sản phẩm Ngân hàng. Doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận. Quan điểm và phương pháp phân chia lợi nhuận. VI. TỰ PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ CÁC MẶT ĐÃ TÌM HIỂU : Những vấn đề đạt được, những vấn đề đặt ra cho hiện tại và tương lai của Ngân hàng và các ý kiến đề xuất cụ thể. B. PHẦN KẾ TÓAN NGÂN HÀNG I. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN:  Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kế toán và sự phân công lao động kế toán tại ngân hàng nơi thực tập.  Qua nghiên cứu xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phần hành nghiệp vụ kế toán, từng thanh toán viên và mối quan hệ giữa các phần hành, các thanh toán viên với nhau.  Cho nhận xét của cá nhân về mô hình tổ chức bộ máy và sự phân công lao động kế toán ở ngân hàng nơi thực tập. II. NGHIÊN CỨU VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN :  Xem hình thức và nội dung của các chứng từ kế toán, từ đó hiểu được ý nghĩa các nội dung chỉ tiêu và các yếu tố của chứng từ kế toán (chứng từ giấy và chứng từ điện tử).  Phân biệt và hiểu được ý nghĩa của các loại chứng từ : Chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. Chứng từ tiền mặt, chứng từ chuyển khoản. Chứng từ giấy, chứng từ điện tử. 4
  5.  Yêu cầu và kỹ thuật lập chứng từ kế toán : Với tư cách là khách hàng lập chứng từ. Với tư cách là ngân hàng lập chứng từ (lập bằng tay, lập trên máy vi tính).  Nghiên cứu quy trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ kế toán (kiểm soát trực tiếp trên chứng từ,kiểm soát trên máy vi tính).  Cho nhận xét hoặc nêu các ý kiến đề xuất, bổ sung, sửa đổi về các nội dung trên. III. NGHIÊN CỨU VỀ TÀI KHOẢN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:  Nghiên cứu thủ tục mở tài khoản tiền gửi cho tất cả các loại đối tượng khách hàng, từ đó rút ra những điểm cần cải tiến bổ sung trong thủ tục mở tài khoản ở ngân hàng.  Nguyên tắc mã hóa tài khoản kế toán ngân hàng.  Nghiên cứu nội dung,cơ cấu hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành.Qua đó rút ra những ưu, nhược điểm và các ý kiến đề xuất nhằm bổ sung, sửa đổi các nhược điểm của hệ thống tài khoản kế toán. IV. HẠCH TOÁN PHÂN TÍCH & HẠCH TOÁN TỔNG HỢP :  Hạch toán phân tích : Quy trình tổ chức giao dịch của TTV. Quá trình xử lý, hạch toán của TTV.  Tổ chức hạch toán tổng hợp : Các loại sổ sách hạch toán tổng hợp. Quy trình và phương pháp hạch toán tổng hợp.  Quy trình tổ chức đối chiếu giữa hạch toán phân tích với hạch toán tổng hợp. Mối quan hệ giữa hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp.  Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh sai lầm trong kế toán ngân hàng.  Vẽ sơ đồ hạch toán phân tích & hạch toán tổng hợp tại ngân hàng nơi thực tập. Cho nhận xét về quá trình hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp nói trên. V. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN & THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT:  Nghiên cứu các hình thức & biện pháp huy động vốn tại ngân hàng nơi thực tập (chú trọng các biện pháp huy động vốn trung & dài hạn).  Quy trình và phương pháp hạch toán nhận, trả tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm. 5
  6.  Phương pháp tính, trả lãi và phương pháp hạch toán trả lãi tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nơi thực tập. Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính, trả lãi đó.  Nghiên cứu & đánh gía khái quát tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nơi thực tập.  Tình hình vận dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ưu, nhược điểm của các thể thức thanh toán khi vận hành trong thực tiễn. Hướng bổ sung, cải tiến, sửa đổi các thể thức thanh toán.  Tình hình thực hiện các kỷ luật trong thanh toán.  Tình trạng nợ nần, chiếm dụng vốn giữa các khách hàng với nhau. Nguyên nhân & hướng khắc phục. VI. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG :  Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi ở ngân hàng nhà nước.  Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng khác hệ thống.  Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống ngân hàng (Liên hàng qua vi tính, liên hàng điện tử). Trong nội dung này cần đi sâu vào các mặt sau : Quy trình và thủ tục, phương pháp hạch toán tại các đơn vị ngân hàng liên quan. Ưu, nhược điểm của các hình thức thanh toán vốn, đặc biệt là trong thanh toán điện tử. Những sai sót thường gặp và nguyên nhân, biện pháp xử lý khắc phục các sai sót trong thanh toán vốn. VII. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG :  Thủ tục và phương pháp hạch toán khi cho vay, thu nợ đối với : Cho vay ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn. Cho vay chiết khấu thương phiếu và cho vay cầm cố. Các loại cho vay khác.  Sự vận dung phương thức cho vay và tài khoản cho vay trong các loại cho vay nói trên.  Quy trình lập, theo dõi, bảo quản hồ sơ, khế ước tiền vay.  Các phương pháp tính, thu lãi tiền vay-phương pháp hạch toán lãi tiền vay.  Hạch toán TSTC, tài sản cầm cố v v.  Tình hình gia hạn, chuyển nợ qúa hạn - Các biện phap xử lý nợ quá hạn. 6
  7.  Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng các quỹ dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi. VIII. KẾ TOÁN NGOẠI TỆ – THANH TOÁN QUỐC TẾ :  Kế toán các giao dịch mua bán,chuyển đổi ngoại tệ (Giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng, mua bán trên thị trường liên ngân hàng).  Cách xác định tỷ giá ngoại tệ và nguyên tắc đánh giá lại ngoại tệ cuối tháng.  Phương pháp tính và hạch toán thuế VAT trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.  Phương pháp hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ.  Thủ tục và phương pháp hạch toán kế toán các phương thức thanh toán quốc tế được vận dụng tại ngân hàng nơi thực tập. IX. HẠCH TOÁN THU NHẬP – CHI PHÍ VÀ KẾT QỦA KINH DOANH :  Nghiên cứu nội dung các khoản thu nhập, chi phí và phương pháp hạch toán các khoản khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng.  Nguyên tắc quản lý và phương pháp hạch toán các khoản tạm ứng, phải thu, phải trả.  Phương pháp hạch toán kết quả kinh doanh.  Phương pháp hạch toán phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ ngân hàng.  Nội dung và phương pháp lập kế hoạch thu nhập, chi phí của ngân hàng. Các biện pháp quản lý thu, chi trong ngân hàng. X. KIỂM SOÁT NỘI BỘ :  Tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.  Trình tự lập kế hoạch kiểm soát nội bộ.  Nội dung và quy trình kiểm soát nội bộ.  Những vướng mắc, tồn tại trong kiểm soát nội bộ. Các kiến nghị đề xuất của cá nhân. XI. BÁO BIỂU VÀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN :  Nghiên cứu hình thức, nội dung và phương pháp lập các loại sổ sách, báo biểu kế toán.  Sổ hạch toán phân tích, sổ hạch toán tổng hợp.  Bảng cân đối kế toán.  Bảng tổng kết tài sản. 7
  8.  Báo cáo thu nhập - chi phí. C. PHẦN TIỀN TỆ – TÍN DỤNG QUỐC TẾ I. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ 1. Tìm hiểu hệ thống tổ chức ngân hàng đại lý của ngân hàng thương mại. 2. Nghiên cứu hệ thống truyền tin liên ngân hàng toàn cầu. 3. Thực hành cách xử lý chứng từ chuyển đi và nhận về từ các ngân hàng đại lý. 4. Tìm hiểu hệ thống tài khoản Nostro, Vostro của ngân hàng. II. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ: 1. Tìm hiểu nhiệm vụ, chức năng, quy trình tổ chức của phòng thanh toán quốc tế. 2. Nghiệp vụ chuyển tiền, bao gồm: a. Chuyển tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. b. Chuyển vốn đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư quốc tế. c. Các nghiệp vụ chuyển tiền một chiều khác như: kiều hối, du học, chữa bệnh, định cư, chuyển phần thừa kế v.v. Đối với từng loại chuyển tiền, sinh viên phải: Nghiên cứu quy trình, thủ tục chuyển tiền. Nắm vững hình thức, nội dung các chứng từ mà người chuyển tiền phải xuất trình khi chuyển tiền. Đánh giá, xác định hạn mức chuyển tiền (nếu có). Lập lệnh chuyển tiền và quan sát cách gởi Lệnh chuyển tiền ra nước ngoài. Thực hành kỹ thuật hạch toán trong trường hợp chuyển tiền đi và nhận tiền về. Tìm hiểu biểu phí chuyển tiền của ngân hàng. 1. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu: Gồm hai loại: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ (dạng D/A, D/P). a. Đối với nghiệp vụ nhờ thu hàng xuất: (Khách hàng của ngân hàng là nhà xuất khẩu). Sinh viên phải: Nắm vững quy trình, thủ tục nhờ thu. Hiểu rõ hình thức và nội dung của bộ chứng từ nhờ thu. Lập “Chỉ thị nhờ thu”. Quan sát quá trình chuyển “Chỉ thị nhờ thu” cho ngân hàng đại lý. Thực hành việc đàm phán với ngân hàng nước ngoài trong trường hợp bộ chứng từ bị từ chối thanh toán. 8
  9. Nắm vững cách ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu khi thu được tiền. b. Đối với nghiệp vụ nhờ thu hàng nhập khẩu (khách hàng của ngân hàng là nhà nhập khẩu). Thực hành cách kiểm tra và xử lý “Chỉ thị nhờ thu” do ngân hàng nước ngoài chuyển đến. Quan sát và học hỏi cách xử lý bộ chứng từ gởi đến đối với từng loại nhờ thu. Kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu. Quan sát quá trình đàm phán với ngân hàng nước ngoài trong trường hợp nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán hay từ chối chi trả bộ chứng từ. Thực hành cách nghiệp vụ chuyển tiền cho người thụ hưởng ở nước ngoài. 1. Nghiệp vụ Tín dụng chứng từ: a. Tín dụng chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu. Nắm vững quy trình, thủ tục thanh toán L/C nhập. Hiểu rõ nội dung, loại chứng từ mà nhà nhập khẩu phải xuất trình khi yêu cầu mở L/C. Lập được “Đơn xin mở L/C”. Thực hành phương pháp đánh giá khách hàng để xác định tỷ lệ ký qũy làm đảm bảo cho việc mở L/C. Soạn thảo L/C. Thực hành nghiệp vụ tu chỉnh L/C. Nghiên cứu phương pháp thông báo L/C, bản tu chỉnh L/C cho các ngân hàng đại lý. Kiểm tra bộ chứng từ. Tìm hiểu những sai sót phổ biến đối với từng loại chứng từ. Học hỏi phương pháp thương lượng với ngân hàng nước ngoài trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi. Thực tập cách xử lý bộ chứng từ hoàn hảo. b. Tín dụng chứng từ thanh toán hàng xuất: Quan sát cách kiểm tra L/C, bản tu chỉnh L/C do ngân hàng nước ngoài gởi đến. Lập bản thông báo và chuyển L/C gốc cho khách hàng (trường hợp có xác nhận và không xác nhận L/C). Học tập cách xử lý bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Thực hành cách gởi và thương lượng bộ chứng từ với ngân hàng được chỉ định. Nghiên cứu cách xử lý bộ chứng từ trong trường hợp bị từ chối thanh toán. Tìm hiểu cách hạch toán khi nhận được tiền của ngân hàng phát hành. 9
  10. c. Thực hành các loại thư tín dụng đặc biệt như: L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C dự phòng v.v (thực tập theo các nội dung tương tự ở mục 4.a và 4.b) III. NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ – BẢO LÃNH TRONG NGOẠI THƯƠNG: 1. Tìm hiểu nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận tài trợ- bảo lãnh ngoại thương. 2. Thực hành nghiệp vụ tài trợ ứng trước. 3. Thực tập nghiệp vụ tài trợ – bảo lãnh thông qua nghiệp vụ nhờ thu. 4. Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ tài trợ – bảo lãnh thông qua nghiệp vụ tín dụng chứng từ. 5. Tìm hiểu các hình thức bảo lãnh ngoại thương và các dạng bảo lãnh khác của ngân hàng. 6. Nghiên cứu và thực hành các dạng tài trợ chuyên biệt. Đối với từng loại tài trợ sinh viên phải nắm được các vấn đề cơ bản sau: a. Những điểm khác biệt giữa tài trợ cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. b. Đánh giá, phân lọai khách hàng, lô hàng trước khi tài trợ- bảo lãnh. c. Nguyên tắc tài trợ – bảo lãnh của ngân hàng d. Vấn đề tài sản đảm bảo. e. Nguồn vốn tài trợ-bảo lãnh. f. Qủan trị rủi ro trong tài trợ- bảo lãnh của ngân hàng. g. Đánh giá hiệu quả nghiệp vụ tài trợ- bảo lãnh của ngân hàng. IV. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG QUỐC TẾ. 1. Quan sát đặc tính của nguồn vốn nước ngoài: nhà cung cấp, mục đích xử dụng, thời hạn trả nợ, thời gian ân hạn, lãi suất, cách tính lãi v.v ) 2. Đối tượng được cấp tín dụng. 3. Thực tập nghiệp vụ tín dụng quốc tế của ngân hàng trong trường hợp: Ngân hàng là người tìm dự án, thẩm định khách hàng, cấp tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ v.v. Ngân hàng chỉ thực hiện nhiệm vụ giải ngân còn các khâu khác do bên cấp tín dụng trực tiếp thực hiện. 4. Đánh giá khái quát hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng quốc tế. V. NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ: 1. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh ngoại tệ. 2. Xác định cung - cầu ngoại tệ trong ngân hàng. 10
  11. 3. Tìm hiểu kỹ thuật xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng bao gồm tỷ giá trao ngay, tỷ giá kỳ hạn, phí hoán đổi tiền tệ v.v 4. Thực hành nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ trao ngay với doanh nghiệp phi tài chánh và các giao dịch trao ngay tại Thị trường Ngoại tệ Liên Ngân hàng. 5. Thực hành nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng, xem xét giá trị, số lượng hợp đồng kỳ hạn đã và đang thực hiện v.v 6. Nghiên cứu quá trình thực hiện nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ: giá trị và số lượng hợp đồng hoán đổi, mục đích hoán đổi tiền tệ, phí hoán đổi, lợi ích của việc hoán đổi v.v ). 7. Tìm hiểu quan hệ của ngân hàng với các công ty thực hiện nghiệp vụ kiều hối trong và ngoài nước. 8. Tìm hiểu hoạt động, hiệu quả kinh doanh của các bàn thu đổi ngoại tệ. D- PHẦN TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Nội dung này chỉ dành cho sinh viên đi thực tập tại công ty chứng khoán) I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: Sinh viên phải nắm được tổng quát cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận sau : Bộ phận giao dịch Bộ phận lưu ký Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận phân trích và tư vấn. II. NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI VÀ TỰ DOANH Sinh viên phải nắm được các nghiệp vụ sau : 1. Nghiệp vụ mở và đóng tài khoản Các quy định về nghiệp vụ mở và đóng tài khoản. Các bước thực hiện. Các thủ tục hồ sơ liên quan. 2. Nghiệp vụ giao dịch môi giới Các quy định về nghiệp vụ giao dịch môi giới. Quy trình và các xử lý đối với giao dịch môi giới : nhận và kiểm soát lệnh, truyền lệnh đến đại diện giao dịch, nhập lệnh vào hệ thống DC Term của Trung tâm giao dịch 3. Nghiệp vụ tự doanh 11
  12. Trình tự của việc ra quyết định tự doanh Xử lý các lệnh tự doanh Các quy định về nghiệp vụ giao dịch tự doanh và sự khác biệt cơ bản với nghiệp vụ giao dịch môi giới III. NGHIỆP VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN Sinh viên cần phải nắm được : 1. Quy trình về nghiệp vụ lưu ký chứng khoán niêm yết : tiếp nhận hồ sơ, cách thức tái lưu ký chứng khoán vào Trung tâm giao dịch chứng khoán, thực hiện quyền sở hữu chứng khoán 2. Các quy định cụ thể và các thủ tục hồ sơ liên quan đến liên quan đến nghiệp vụ lưu ký chứng khoán niêm yết. 3. Sự khác biệt giữa lưu ký chứng khoán niêm yết và lưu ký chứng khoán niêm yết. IV. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VÀ KẾ TOÁN CÁC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN. 1. Phương thức và quy trình thanh toán. 2. Các quy định chung của công ty về kế toán giao dịch chứng khoán : Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc 3. Hạch toán các giao dịch chứng khoán. V. NGHIỆP VỤ PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN 1. Sinh viên phải nắm được những phương pháp phân tích chứng khoán được ứng dụng thực tiễn, trên cơ sở đó đối chiếu với các phương pháp đã được học về lý thuyết. 2. Thực hành cụ thể phân tích chứng khoán. 3. Tìm hiểu về tư vấn niêm yết và tư vấn. 12