Đề cương văn hóa doanh nghiệp

docx 7 trang huongle 8220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương văn hóa doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_van_hoa_doanh_nghiep.docx

Nội dung text: Đề cương văn hóa doanh nghiệp

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP A. MỤC TIÊU KHÓA HỌC: - Những kỹ năng và định hướng hiệu quả để hoạch định và xây dựng VHDN. - Hiểu về khái niệm VHDN, cách thức tổ chức xây dựng VH trong các doanh nghiệp liên doanh & nước ngoài. - Kỹ năng lãnh đạo (leadership) tổ chức xây dựng VHDN. - Định hướng và hoạch định các nguồn lực xây dựng VHDN. - Trở thành chuyên viên tư vấn & phát triển VHDN vì mục tiêu phát triển bền vững tại doanh nghiệp. - Phát triển kỹ năng giao tiếp & hoạch định công việc. B. NỘI DUNG KHÓA HỌC: - Văn Hóa Doanh Nghiệp (VHDN) & các khái niệm. - Văn Hóa ở doanh nghiệp & Giá trị ý nghĩa. - Hoạch định & Xây dựng VHDN. - Thảo luận & Đánh giá VHDN tại các công ty Nhật Bản. - Phụ lục: Thảo luận XYZ. I. KHÁI NIỆM: 1. Doanh Nghiệp: - Theo nghĩa rộng: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có chức năng sản xuất – kinh doanh hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu của thị trường nhằm đạt lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế – xã hội tối đa. - Theo nghĩa hẹp: Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp đã đưa ra khái niệm như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. - Chức năng của Doanh nghiệp: Sản xuất, kinh doanh Tài chính
  2. Thương mại Kỹ thuật - công nghệ Xã hội - Các loại hình của Doanh Nghiệp: DN nhà nước Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công ty liên doanh Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã 2. Văn Hóa: Có hơn 300 định nghĩa. Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc. (Theo ông Federico Mayor - Cựu Tổng Giám đốc UNESCO). 3. Văn Hóa Doanh Nghiệp (VHDN): Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị, chuẩn mực do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động của mình, thông qua các mối quan hệ với cộng đồng xã hội, khách hàng, đối tác, môi trường tự nhiên và chính bản thân doanh nghiệp đó. Từ đó, văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp, đồng thời trở thành nguồn lực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao. II. GIÁ TRỊ Ý NGHĨA CỦA VHDN: 1. Định hướng phát triển bền vững DN; 2. Hoàn thiện nhân cách của các thành viên; 3. Nâng cao vị thế trong xã hội (thương hiệu); 4. Tạo đoàn kết nội bộ; 5. Tác động tích cực đến môi trường kinh tế xã hội; 6. Mối quan hệ với chính quyền địa phương.
  3. III. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÉT ĐẶC TRƯNG VHDN: 1. Xây dựng nét riêng và hệ thống các qui tắc, nội qui nề nếp trong doanh nghiêp: 1.1 Logo, biểu tượng; 1.2 Đồng phục, phù hiệu; 1.3 Hệ thống tập quán (thăm hỏi); 1.4 Qui định bảo mật; 1.5 Giờ giấc làm việc; 1.6 Chăm sóc sức khỏe. 2. Giao tiếp, ứng xử & sinh hoạt văn hóa: 2.1 Xây dựng uy tín; 2.2 Tinh thần giúp đỡ, chia sẻ; 2.3 Môi trường nhân văn; 2.4 Cách thức ứng xử, giao tiếp; 2.5 Sinh hoạt văn nghệ; 2.6 Vui chơi giải trí. 3. Bảo vệ môi trường (tại doanh nghiệp, công đồng xã hội) 3.1 Ý thức bảo vệ môi trường DN; 3.2 Xử lý chất thải, không khí; 3.3 Hoạt động xã hội bảo vệ MT; 3.4 An toàn lao động; 3.5 5S; 3.6 Hoạt động tiết kiệm; 3.7 Trồng cây xanh; 3.8 Phân loại rác. 4. Đào tạo nhân tài & phát triển phong cách làm việc: 4.1 Quản lý thời gian; 4.2 Leader ship; 4.3 Hoạch định và tổ chức công việc; 4.4 Công cụ giải quyết vấn đề; 4.5 Quản lý nhân lực; 4.6 Loại bỏ lãng phí. 5. Các chương trình/phong trào đặc trưng:
  4. 5.1 CT loại bỏ lỗi; 5.2 CT nâng cao chất lượng làm việc; 5.3 CT Nói & Làm; 5.4 CT nâng cao thi đua sản xuất; 5.5 CT thể dục thể thao; 5.6 CT loại bỏ lãng phí; 5.7 PT thi đua tay nghề. IV. 5 NGUỒN LỰC VÀ 9 KỸ NĂNG XÂY DỰNG VHDN: 1. 5 Nguồn lực: 1. Trí lực; 2. Tài lực; 3. Tâm lực; 4. Vật lực; 5. Ngoại lực. 2. 9 Kỹ năng: 1. Đổi mới liên tục với bí quyết “5S” (Cơ cấu - chiến lược, phong cách - kỹ năng, nhân sự, hệ thống, giá trị); 2. Để người tiêu dùng nhớ đến logo và nhãn hiệu sản phẩm lâu dài, ổn định; 3. Giá trị thương hiệu và phát triển bền vững; 4. Quản lý thông tin về thương hiệu; 5. Hiểu đúng về giám đốc thương hiệu và giữ vững chất lượng quản lý; 6. Vận dụng quản lý hệ thống để quản lý thương hiệu tốt theo ISO; 7. Phòng ngừa rủi ro trong quá trình quản trị thương hiệu; 8. Tạo lòng trung thành cho nhãn hiệu; 9. Quản lý lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp là biện pháp tạo ra giá trị thương hiệu.
  5. V. HOẠCH ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG VHDN DỰA THEO QUI TẮC PDCA: Plan - Kế hoạch Do – Thực hiện Check – Kiểm tra Action – Hành động 1. Chuẩn bị: - Xác định rõ mục tiêu & đặt trưng Văn Hóa mà doanh nghiệp cần xây dựng. Lưu ý: mục tiêu xác định phải rõ ràng & đo lường được!!! - Xác định trưởng nhóm và các thành viên. 2. Plan – lập kế hoạch xây dựng: - Phải được dựa & bám sát theo mục tiêu đề ra. - Được lập theo trình tự với các bước làm cụ thể. - Định hướng theo qui tắc 5W1H. - Cần thiết cần có các cuộc họp mở đầu và kết thúc. - Diễn dẫn rõ các phần ghi chú/chú thích (nếu có). - Ý tưởng/kế hoạch phải được thống nhất từ các thành viên trong ban chương trình. - Mẫu kế hoạch XDVHDN 3. Do – Thực hiện: Khó khăn: - Lối làm việc cũ, khó thay đổi. - Mục tiêu quá sức. - Thiếu sự đồng tình của mọi người. - Thiếu nguồn kinh phí. - Các thành viên vô trách nhiệm.
  6. - Thiếu quyền hạn & hỗ trợ. - Thiếu ý tưởng. - Các thành viên quá bận rộn. - Thiếu kinh nghiệm. 4. Check & Action – Kiểm tra & hành động khắc phục: 4.1 Kiểm tra kế hoạch - Bước công việc nào cần kiểm tra? -Ở đâu? - Ai kiểm tra? - Tần suất kiểm tra? 4.2 Kiểm tra & hành động khắc phục : - Tiến độ thực hiện đúng theo kế hoạch? - Kết quả đạt khả thi & đạt %? - Nét đặc trưng VH thể hiện rõ? - Môi trường VH doanh nghiệp được cải thiện? - Các khó khăn cần được giải quyết? 5. Lưu ý: 6 điểm chính cần lưu ý khi xây dựng & phát triển văn hóa của doanh nghiệp: - Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược. - Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty. - Thực hiện những mục tiêu đề ra. - Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng. - Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở. - Loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong công ty. 6. Đánh giá doanh nghiệp: - Theo file mẫu. - Thảo luận xây dựng VHDN thời khủng hoảng. - Thảo luận: Đi trễ, VH cuộc họp, VH chưa lành mạnh tại công sở. - Phim VHDN.