Đề tài Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà-Hải Phòng - Đoàn Minh Chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà-Hải Phòng - Đoàn Minh Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_tim_hieu_cac_dieu_kien_phat_trien_loai_hinh_du_lich_t.pdf
Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà-Hải Phòng - Đoàn Minh Chính
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÌM HIỂU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ – HẢI PHÒNG Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Minh Chinh HẢI PHÒNG, 2013 Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 TÌM HIỂU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ – HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Chủ nhiệm đề tài: Đoàn Minh Chinh HẢI PHÒNG, 2013 Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả nghiên cứu do chính chủ nhiệm đề tài và những ngƣời tham gia thực hiện, các tài liệu tham khảo đã đƣợc trích dẫn đầy đủ. Chủ nhiệm đề tài Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Khoa Văn hóa du lịch trƣờng đại học dân lập Hải phòng đã tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội đƣợc nghiên cứu đề tài khoa học, có những động viên, góp ý cũng nhƣ các hỗ trợ cần thiết trong việc triển khai và hoàn thiện đề tài khoa học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải phòng”, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ chức, cá nhân về công tác điều tra, phỏng vấn, khảo sát, thông tin, số liệu và hình ảnh. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên Ban quản lý Vƣờn quốc gia Cát Bà, trạm kiểm lâm và ngƣời dân địa phƣơng Cát Bà. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Tiến Độ - ngƣời thầy đã chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ trong việc định hƣớng, triển khai và hoàn thành nghiên cứu. Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục và nội dung của đề tài 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TREKKING 7 1.1. Cơ sở lý luận loại hình du lịch trekking 7 1.1.1. Thuật ngữ và các quan điểm 7 1.1.2. Đặc trưng 9 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển 10 1.1.4. Vị trí phân loại, các thành tố và cấp độ 13 1.2. Du lịch trekking trên Thế giới và Việt Nam 18 1.2.1. Du lịch trekking trên Thế giới 18 1.2.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch treeking tại Việt Nam 22 1.2.3. Một số điểm du lịch Trekking tiêu biểu ở Việt Nam 23 Tiểu kết chƣơng 1 24 CHƢƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ – H ẢI PHÒNG 26 2.1. Giới thiệu khái quát về Cát Bà 26 2.1.1. Vị trí địa lý 26 2.1.2. Tên gọi 27 2.1.3. Lịch sử hình thành 28 2.1.4. Sơ lược hoạt động du lịch tại Cát Bà 28 2.2. Điều kiện phát triển du lịch trekking tại Cát Bà 30 2.2.1. Tài nguyên du lịch 30 2.2.2. Dân cư, lao động 49 2.2.3. Cơ sở hạ tầng 52 2.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ cung ứng 55 Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng 2.2.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và các dự án đầu tư tại Cát Bà 56 2.3. Đánh giá chung 59 2.3.1. Thuận lợi 59 2.3.2. Khó khăn 61 Tiểu kết chƣơng 2 62 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ – HẢI PHÒNG 63 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch trekking tại Cát Bà 63 3.1.1. Phát triển du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái 63 3.1.2. Phát triển du lịch trekking gắn kết với cộng đồng địa phương 64 3.2.Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà 66 3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cho phát triển du lịch trekking 66 3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá điều kiện thuận lợi của Cát Bà 66 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực 66 3.2.4. Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên du lịch 67 3.2.5. Tăng cường giáo dục môi trường 68 3.2.6. Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp 69 3.2.7. Xây dựng quy hoạch hợp lý 70 3.2.8. Các nhà kinh doanh du lịch trekking cần chuyên nghiệp hóa 70 3.3. Một số kiến nghị 71 3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng 71 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Huyện đảo Cát Hải 71 3.3.3. Kiến nghị đối với Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà 72 3.3.4. Kiến nghị đối với các chủ thể tham gia 72 Tiểu kết chƣơng 3 72 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1: Nội dung điều tra khách du lịch cát bà 5 Bảng 2.2: Lƣợng khách du lịch và doanh thu hàng năm đảo cát bà 28 Bảng 2.3: Dự báo lƣợng khách quốc tế đến cát bà 29 Bảng 2.4: Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở đảo cát bà 33 Bảng 2.5: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại đảo cát bà 38 Bảng 2.6: Thành phần loài thực vật rừng tại cát bà 40 Bảng 2.7: Thành phần loài động vật rừng tại cát bà 41 Bảng 2.8: Các di chỉ/di tích khảo cổ học tại cát bà 44 Bảng 2.9: Danh sách các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng đƣợc xếp hạng tại cát bà44 Bảng 2.10: Tài nguyên du lịch nhân văn ở cát bà 45 Bảng 2.11: Thống kê dân số, lao động nghề nghiệp, thu nhập của ngƣời dân vùng đệm vƣòn quốc gia cát bà 51 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Vị trí phân loại của du lịch trekking theo tiêu chí phƣơng tiện du lịch 14 Sơ đồ 1.2: Vị trí phân loại của du lịch trekking theo tiêu chí đặc trƣng điểm đến 14 Đoàn Minh Chinh
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế – xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thủ tƣớng Chính phủ vừa qua đã phê duyệt việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP tại “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy Du lịch đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế lớn và mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nƣớc. Việt Nam thu hút hàng năm hơn bốn triệu lƣợt khách quốc tế không chỉ bởi lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng mà còn vì những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy nhiên lƣợng khách quay trở lại Việt Nam mới chỉ có khoảng 15%, đây là tỷ lệ còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam nhƣng chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chúng ta mới chỉ biết khai thác một cách đơn giản những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Trong khi đó nhu cầu của khách du lịch đặc biệt du khách quốc tế ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao, không chỉ là đơn thuần là đƣợc tham quan, nghỉ dƣỡng mà còn đƣợc tham gia những loại hình chuyên biệt hơn nhƣ sinh thái, MICE, thể thao – mạo hiểm, Chính vì vậy việc đòi hỏi yếu tố “mới” và “lạ” tại các điểm đến du lịch tại Việt Nam là vô cùng cần thiết để thay đổi những điểm đến truyền thống đã quá quen thuộc với khách du lịch. Để tạo ra tính mới và lạ cho các điểm đến, việc khai thác các loại hình du lịch mới là việc cần thiết và Trekking là một loại hình nhƣ vậy. Theo kết quả của sự kiện du lịch quốc tế - thế thao (Giải đua Raid Gauloises Việt Nam 2002), “Việt Nam bƣớc đầu đƣợc nhìn nhận nhƣ một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn an toàn và thân thiện không chỉ với loại hình chuyên biệt: du lịch thể thao - khám phá, mạo hiểm Là một trong những loại hình phổ biến nhất trong hệ thống loại hình du lịch chuyên biệt theo hƣớng thể thao – khám phá, mạo hiểm, du lịch trekking đã đƣợc triển khai trong khoảng gần hai thập kỷ qua” (Thạc sĩ Trịnh Lê Anh, 2007) [2]. Tuy nhiên loại hình trekking chƣa đƣợc biết đến nhiều và hoạt động trekking còn thiếu, chủ yếu mang tính chất tự phát, thiếu trách nhiệm với tài nguyên. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu cứu sâu về loại hình du lịch đƣợc đánh gia là tiềm năng và vẫn còn mới này. Đoàn Minh Chinh Trang 1
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hải Phòng - thành phố Cảng biển lớn nhất miền Bắc, nơi có điều kiện tƣ nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Hải Phòng cũng là nơi có lịch sử lâu đời, một vùng đất hội tụ đủ khí thiêng sông núi. Đặc biệt là vùng đảo Cát Bà – món quà mà “Thiên nhiên đã quá hào phóng ban tặng cho Cát Bà món quà quý giá, đó là tiềm năng du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn. Bao trùm toàn bộ đảo Cát Bà trùng điệp là các dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển trong vắt, cao nhất là đỉnh núi Vọng 322m. Tiếp giáp với các triền núi đá dốc thoai thoải là những bãi cát óng ả trắng mịn, những dải rừng ngập mặn, các đầm nước mặn, nước lợ cùng hàng loạt bãi tắm mi ni, bãi tắm tiên đẹp mê hồn”[7]. Bên cạnh đó Cát Bà cũng là nơi có nhiều dấu tích ngƣời cổ xƣa, điển hình có cộng đồng những ngƣời sống bằng nghề biển vùng Duyên hải Bắc Bộ. Tuy nhiên du lịch tại Cát Bà phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, các loại hình du lịch còn đơn điệu, chƣa tạo đƣợc sản phẩm độc đáo với khách du lịch. Khách du lịch quốc tê thƣờng đến với Cát Bà một lần mà không quay trở lại. Chính vì vậy đòi hỏi yếu tố “mới” và “lạ” về loại hình, sản phẩm cũng nhƣ phƣơng thức tổ chức du lịch. Với những điều kiện thiên nhiên ban tặng kết hợp với những giá trị lịch sử văn hóa sẽ là cơ sở hấp dẫn sự khám phá, tìm hiểu của du khách. Hay nói cách khác là phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà là phù hợp. Đặc biệt là ở nơi vị trí thuân lợi, loại hình này sẽ trở nên phổ biến với cả khách du lịch nội địa. Phát triển loại hình du lịch trekking là hợp với xu hƣớng phát triển du lịch hiện nay: từ đại chúng chuyển dần sang chuyên biệt, từ du lịch thụ động sang dần thành du lịch chủ động. Từ những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng” 2. Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đánh giá những điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng nhằm tạo ra yếu tố “mới” và “lạ” của điểm du lịch cũng nhƣ loại hình du lịch tại Cát Bà, góp phần nâng cao nhận thức và đời sống của cộng đồng huyện đảo Cát Hải. Đoàn Minh Chinh Trang 2
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng 2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học của loại hình du lịch trekking, khẳng định hƣớng nghiên cứu loại hình nhƣ một hƣớng nghiên cứu cần thiết với ngành học. Ý nghĩa thực tiễn: Bƣớc đầu tìm hiểu về loại hình trekking, chỉ ra những điều kiện cơ bản và đặc trƣng để phát triển du lịch trekking. Tìm hiểu và đánh giá các điều kiện phát triển du lịch trekking tại Cát Bà, từ đó đề xuất định hƣớng và những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện này đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng địa phƣơng và du khách khi tham gia du lịch trekking, góp phần đƣa Cát Bà trở thành một điểm du lịch trekking hấp dẫn và là điểm đến du lịch trọng điểm tại Hải Phòng cũng nhƣ của đất nƣớc. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch của huyện đảo Cát Hải và thành phố Hải Phòng. Thêm vào đó, đề tài nghiên cứu trên sẽ là một trong những cứ liệu giúp cho các nhà quản lý du lịch, những nhà làm tour chuyên biệt và du khách biết đến đầy đủ những giá trị du lịch tại Cát Bà. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch trekking và các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Huyện đảo Cát Hải, các tuyến điểm du lịch điển hình trên đảo Cát Bà, đặt trong mối quan hệ với các khu vực xung quanh. Về mặt thời gian: từ tháng 12/ 2012 đến tháng 6/ 2013 Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị để khai thác có hiệu quả các điều kiện phát triển. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Đoàn Minh Chinh Trang 3
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Trên cơ sở thu thập, tìm kiếm các thông tin, tƣ liệu từ sách, báo, internet và các công trình nghiên cứu đi trƣớc, sau đó có sự phân tích, xử lý để có những kết luận cần thiết. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là phƣơng pháp đi thực tế để khảo sát địa hình, các điều kiện phục vụ cho đề tài. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại các tuyến sau: 1) Tuyến Vườn quốc gia Cát Bà - Kim Giao – Ngự Lâm 2) Tuyến Động Trung Trang – Hang Ủy ban 3) Tuyến du lịch sinh thái – Giáo dục môi trường 4) Tuyến Ao Ếch – Việt Hải – Vịnh Lan Hạ 5) Tuyến Mây Bầu – Khe Sâu 6) Tuyến Vườn Quốc gia Cát Bà - Ngự Lâm – Mê Cồn – Động Trung Trang Ngoài ra tác giả còn đến một số địa điểm khác đƣợc đánh giá cao tại Cát Bà nhƣ: Đảo Khỉ, Cái Bèo. Qua khảo sát thực tế đã thấy đƣợc hiện trạng phƣơng thức tổ chức du lịch trekking của vƣờn Quốc gia Cát Bà, của các công ty du lịch, cùng với các phƣơng pháp phỏng vấn, quan sát, thảo luận, đã có kết luận về hiện trang khai thác du lịch tại Cát Bà. Kết quả khảo sát này đƣợc nêu cụ thể ở chƣơng 2. 4.3. Phương pháp xã hội học Phƣơng pháp xã hội học đặc biệt quan trọng, nhằm nhận diện đƣợc thực trạng một cách có căn cứ. Thông qua phƣơng pháp này, tác giả nhằm mục đích kiểm chứng và khẳng định những kết luận hay đề xuất nhƣ là hệ quả của việc nghiên cứu. Thời gian: Tác giả tiến hành điều tra 3 đợt. Ngoài đợt chính, điều tra bổ sung đƣợc tiến hành tại chuyến khảo sát thực địa với điều tra tại địa bàn Hải Phòng song song với việc tiếp cận các đối tƣợng trả lời bảng hỏi. Thời điểm khảo sát này, khách du lịch quốc tế và nội địa có phần gia tăng từ đợt nghỉ lễ 19 tháng 4 (giỗ tổ Hùng Vƣơng); tuy nhiên, lƣợng khách vẫn còn rất hạn chế. Qua quá trình điều tra, tổng cộng kết quả thu thập đƣợc từ 42 bảng hỏi khách quốc tế và 46 bảng khách nội địa. Đoàn Minh Chinh Trang 4
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Bảng 0.1: Nội dung điều tra khách du lịch Cát Bà Thời gian Bảng hỏi khách quBốảcng tế h ỏi khách Việt NamT ổng Đợt 1 Ngày 15/04/2013 12 2 14 Đợt 2 Ngày 19 – 20/04/2013 24 8 32 Đợt 3 Từ 30/04 – 05/5/2013 6 36 42 Tổng 42 46 88 Thời gian điều tra ngắn nên tác giả lựa chọn ở thời điểm trƣớc và bắt đầu mùa vụ du lịch tại Cát Bà cũng nhƣ Hải Phòng. Thời điểm này khá mát mẻ, khô ráo, khách du lịch tham gia đông, du khách tham gia loại hình du lịch trekking ở nhiều cấp độ hơn. Tuy nhiên, vì khả năng còn hạn chế nên số lƣợng phiếu điều tra thu lại có kết quả không đƣợc cao so với lƣợng phiếu phát ra. Địa điểm: tác giả tiến hành điều tra tại Hải Phòng và Cát Bà. Tại Cát Bà, nhờ sự giúp đỡ của ban quản lý, hƣớng dẫn viên vƣờn quốc gia Cát Bà, tác giả đã thu nhận đƣợc phần lớn bảng hỏi của khách quốc tế, trong khi đó lƣợng khách Việt Nam chỉ thu đƣợc 10 bảng hỏi. Tại hai đợt 1 và 2, tác giả chú trọng lấy ý kiến và điều tra khách nƣớc ngoài nhiều hơn trên cơ sở phát bảng hỏi trực tiếp tại khu vực thị trấn, khu vực vƣờn quốc gia Cát Bà. Các phiếu với khách du lịch Việt Nam chủ yếu đƣợc thực hiện tại Hải Phòng, theo tác giả nhận định là tiếp cận với khách nội địa khó khăn hơn rất nhiều so với ngƣời nƣớc ngoài, có lẽ bởi do tính cách của ngƣời Việt ngại hoặc chƣa quen với hoạt động cho ý kiến, đồng thời cũng vì lí do thời điểm lựa chọn khảo sát ngoài Cát Bà khách nội địa chƣa nhiều, mới nhen nhóm theo hình thức du lịch MICE. Vì vậy mà lƣợng phiếu điều tra khách nội địa chủ yếu ở đợt 3 tại nội thành Hải Phòng, tác giả cũng lựa chọn đối tƣợng điều tra phù hợp với mục đích bảng hỏi tuy nhiên lƣợng khách biết đến loại hình trekking thấp. Quá trình điều tra, tác giả nhận thấy sự e ngại trả lời thật của cả du khách nƣớc ngoài và Việt Nam nên tác giả đã chủ động quan sát tham dự, phỏng vấn để có cái nhìn chân thực nhất. Phiếu hỏi: có hai loai cho khách Việt Nam và khách nƣớc ngoài. Nội dung phiếu hỏi của hai loại khách là nhƣ nhau, bao gồm 8 câu, 7 câu hỏi đóng, 1 câu hỏi mở về cảm nhận của du khách về loại hình du lịch trekking. Phiếu hỏi gồm 3 phần chính: Đoàn Minh Chinh Trang 5
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng phần câu hỏi chung lấy ý kiến du khách về Cát Bà, phần câu hỏi lấy ý kiến về khách du lịch trekking, phần thông tin của du khách. Nội dung điều tra: Khảo sát khách du lịch Cát Bà về mục đích chuyến đi, cách thức tổ chức, cảm nhận về Cát Bà, du khách có biết đến loại hình trekking hay không; Khảo sát khách du lịch trekking về cách thức tổ chức chuyến đi, những nơi du khách đã thực hiện chuyến trek và ý kiến của du khách về loại hình du lịch trekking; Khảo sát thông tin về du khách chủ yếu đến từ đâu, độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. 4.4. Phương pháp bản đồ Dùng phƣơng pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố của các đối tƣợng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, sự liên hệ giữa các đối tƣợng trong không gian cũng chính là mối liên hệ của các tuyến du lịch trong quá trình tạo tuyến. Dùng phƣơng pháp này còn nhằm thể hiện những biến động các yếu tố du lịch. 5. Bố cục và nội dung của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục bảng, danh mục sơ đồ, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch trekking Chương 2. Các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Chương 3. Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Đoàn Minh Chinh Trang 6
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TREKKING 1.1. Cơ sở lý luận loại hình du lịch trekking 1.1.1. Thuật ngữ và các quan điểm Từ “trek” có nguồn gốc từ Nam Phi. Đó là một từ của ngƣời Boer1, có nghĩa là một “chuyến đi bằng hoặc theo xe bò”(David Noland, 2001) [6]. Sau này khi đƣợc sử dụng rộng rãi nó đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là một chuyến đi nào đó dài và gian khổ. Tiếp đó, từ “trek” đƣợc dùng để diễn tả các chuyến đi bộ đƣờng dài (hiking) đƣợc cung cấp (thƣơng mại hóa) với sự hỗ trợ của những nhân viên khuân vác (porters) và ê kíp phục vụ ngƣời Sherpa2 qua các vùng núi Nepal, nơi nổi tiếng với địa danh Hymalayas và đỉnh Everest – “nóc nhà thế giới”, có thể coi là không gian đầu tiên của các hoạt đọng và loại hình du lịch trekking đƣợc gọi tên từ nửa sau thế kỉ XX. Khái niệm “trekking” trong thuật ngữ “du lịch trekking” có sự khác biệt tƣơng đối rõ so với khái niệm “hiking” và có thể có trong loại hình du lịch thể thao (luyện tập/thi đấu) ở chỗ: “hiking” chỉ đơn thuần là “đi bộ” với cƣờng độ cao, chỉ cách thức và nỗ lực di chuyển của con ngƣời, hay chỉ một môn thể dục thể thao; còn trekking có nghĩa là đi bộ khám phá, mạo hiểm, ngoài việc chỉ cách thức và nỗ lực di chuyển, “trekking” còn nêu lên sắc thái, đặc điểm của hoạt động này là tính khó khăn, thách thức vƣợt qua, mang tính mạo hiểm nhƣ một trải nghiệp thú vị. Tuy đã gần nửa thế kỉ tồn tại và phát triển nhƣng nội hàm của hoạt động trekking và loại loại hình du lịch trekking vẫn chƣa hoàn toàn thống nhất. Dƣới đây là ý kiến của hai tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng về trekking: David Noland (2001): “Trek” là một chuyến đi bộ đường dài, nhiều ngày từ một điểm A đến một điểm B (hay quay lại A) mà trong suốt chuyến đi đó người bộ hành không phải mang hành lý nặng nề mà cũng không phải chuẩn bị nấu ăn. Robert Strauss (1996): Những chuyến trekking cố gắng cắt đứt liên hệ của du khách với thế giới văn minh, gia tăng nhu cầu khám phá bản thân, thử thách sức chịu 1 Boer: ngƣời Phi gốc Hà Lan 2 Sherpa: Ngƣời dân Hymalayas sống ở vùng giáp ranh biên giới Nepal và Tây Tạng Đoàn Minh Chinh Trang 7
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng đựng của bản thân với những hoạt động qua đêm dài ngày ở những vùng sâu, vùng xa và nơi hẻo lánh, hoang dã. Trong hầu hết sách hƣớng dẫn và tại các diễn đàn du lịch nổi tiếng du lịch trekking đƣợc coi là một dạng của du lịch mạo hiểm mang tính chất kết hợp với hoạt động thể thao ngoài trời (đi bộ đƣờng dài với chặng đƣờng trung bình 15km mỗi ngày, leo núi với các trang thiết bị sau lƣng) và bảo tồn tài nguyên (giữ gìn môi trƣờng, gắn bó với cộng đồng ngƣời bản địa). Đây là hoạt động rèn luyện thể lực, ý chí và khả năng sinh tồn rất hiệu quả. Nói chung, hoạt động trekking thể hiện mức độ tự chủ (ít hoặc không phụ thuộc) của con ngƣời đạt đƣợc thông qua một không gian tách biệt với thế giới văn minh. Nhóm thực hiện dự án Hỗ trợ Du lịch bền vững huyện Sa Pa3 đã đƣa cách hiểu về trekking nhƣ sau: Trekking không đơn thuần chỉ là một chuyến dã ngoại ngoài trời, đi bộ trên núi hay là một chuyến leo trèo; Trekking là một chuyến đi đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao về thân thể, vật chất của ngƣời thực hiện; Là một chuyến đi mang tính thách thức bởi độ dài và những cái khác lạ trong nhận thức của du khách; Là chuyến đi kéo dài ít nhất 2 ngày. Vì vậy ngƣời thực hiện trekking sẽ cần thực pẩm, nghỉ ngơi/ lƣu trú trên đƣờng đi, chuẩn bị các trang thiết bị và cần sử dụng hƣớng dẫn. Lƣu trú ở đây đƣợc hiểu là khách có thể ngủ trong nhà của các gia đình tại các bản làng xa xôi hẻo lánh hoặc nghỉ tại những điểm cắm trại; Trong chuyến đi khách phải leo trèo qua những vùng tự nhiên có dốc lớn hay núi cao hoặc những làng xa xôi hẻo lánh nằm trên đồi cao, nơi mà ngƣời dân làm rẫy và chăm sóc gia súc. Hầu hết các làng không có điện thoại và trạm xá (nơi không xuất hiện các tiện nghi hiện đại). 3 Văn bản Dự án Hỗ trợ Du lịch bền vững huyện SaPa đã đƣợc UBND huyện và nhân dân huyện SaPa soạn thảo dựa trên cơ sở một số sáng kiến về du lịch do tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tiến hành tại SaPa năm 1998 trong sự hợp tác chặt chẽ với các nhóm địa phƣơng tại SaPa, tổ chức IUCN, SNV và ý kiến đóng góp của Sở TMDL Lào Cai cũng nhƣ Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch. Đoàn Minh Chinh Trang 8
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Tùy theo sự hiểu biết và góc độ nghiên cứu của từng ngƣời mà đƣa ra cho mình một định nghĩa riêng về trekking tour. Tác giả tạm dịch loại hình du lịch trekking là “du lịch đi bộ mạo hiểm”. Tuy nhiên trƣớc xu thế quốc tế hóa các thuật ngữ du lịch thì không nhất thiết phải dịch tƣơng đƣơng thuật ngữ “Trekking tour” ra tiếng Việt. 1.1.2. Đặc trưng Từ những khái niệm trên và hoạt động trekking thực tế có thể rút ra những đặc trƣng của loại hình du lịch trekking nhƣ sau: Thực hiện chuyến đi bằng phƣơng thức đi bộ Khách du lịch tham gia các chuyến đi trekking thực hiện chuyến đi của mình bằng hình thức đi bộ đƣờng dài, có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Trên đƣờng đi có sự tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa để thấy đƣợc những giá trị truyền thống của cƣ dân, những nét đẹp và sự hấp dẫn của tài nguyên. Đồng thời bên cạnh đó, du lịch trekking cũng đem lại những trải nghiệm nguy hiểm, thử thách khả năng cá nhân của mỗi ngƣời, đó cũng là những kĩ năng sinh tồn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong môi trƣờng sống của con ngƣời. Chính yếu tố này đã tạo nên sức hút lớn nhất trong hoạt động trekking – rèn luyện và thể hiện bản thân, thử thách khả năng thích nghi, chịu đựng của con ngƣời về tâm sinh lý. Điểm đến là các vùng thiên nhiên hoang sơ, chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Các địa điểm đƣợc chọn chủ yếu là những khu vực núi rừng mà điển hình là các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các bản làng nằm cách xa đồng bằng và thành phố, những điểm đến này thƣờng hẻo lánh, giao thông bất tiện, không có đƣờng cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại khó khăn; tài nguyên đa dạng, còn hoang sơ và văn hóa bản địa độc đáo. Chặng đƣờng trekking thƣờng hoang dã, đòi hỏi sự khám phá và ƣa thích mạo hiểm. Vì đặc điểm của điểm đến nên mang tới cho du khách nhiều nhận thức mới lạ, hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống của con ngƣời nơi đến. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng yếu tố vất vả, nặng nhọc hay nguy hiểm vốn không đƣợc bao hàm trong khái niệm du lịch trekking. Đó chỉ là những đặc điểm có thể có và thƣờng có của những chuyến đi loại này mà thôi. Đoàn Minh Chinh Trang 9
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Chuyến du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và cuộc sống con ngƣời ở điểm đến; rèn luyện và thể hiện bản thân, thử thách khả năng chịu đựng của con ngƣời về cả tâm lý và sinh lý. 1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển 1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến a. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Điều kiện tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Việc khai thác các tài nguyên du lịch và phát triển các loại hình du lịch luôn gắn liền và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Những cánh rừng nguyên sinh âm u và hoang vắng, những đỉnh núi cao và hiểm trở, suối, thác nƣớc, khí hậu ôn hòa mát mẻ, trong lành có giá trị tạo nên phong cảnh thiên đẹp và sống động là những nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, độc đáo và đặc sắc. Những nguồn tài nguyên này thƣờng tập trung ở những vùng đồi núi cao, các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra các dân tộc thiểu số, những vùng cƣ dân ít ngƣời còn giữ đƣợc nhiều giá trị truyền thống cũng sinh sống chủ yếu ở những nơi này. Vì vậy các vƣờn quốc gia, khu vảo tồn không những giàu về tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn phong phú và độc đáo bởi nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ du lịch trekking: Đặc trƣng tự nhiên gồm các yếu tố địa hình và độc đáo, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng. Địa hình độ cao là thành phần của tự nhiên, là một trong những yếu tố quan trọng, là thành phần không thể thiếu đƣợc trong nguồn tài nguyên tự nhiên phục vụ du lịch trekking. Hệ thống đồi núi cao, địa hình đa dạng tƣơng phản bao gồm thung lũng, áng, suối, thác nƣớc, sẽ tăng thêm sức hấp dẫn. Giả sử nếu không có địa hình phức tạp, độ dốc cao thì sẽ bị nhầm lẫn sang các loại hình đi bộ dã ngoài. Cùng với đó cần có tài nguyên rừng bao phủ để tránh sự đơn điệu, tài nguyên rừng với các hệ sinh thái rừng đa dạng phân bố ở các độ cao khác nhau, có các loại đặc trƣng riêng. Hệ động, thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm với nhiều loài đặc hữu. Đây là yếu tố kích thích tò mò, khám phá của du khách. Bên cạnh những yếu tố đó điều kiện tài nguyên Đoàn Minh Chinh Trang 10
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng tự nhiên cần có yếu tố hoang sơ – đây là đặc điểm đặc trƣng cho điều kiện tài nguyên tự nhiên phục vụ cho loại hình này. Vì trekking là về “những nơi hẻo lánh, hoang sơ”. Các hệ sinh thái không bị tác động của con ngƣời, bảo tồn đƣợc nguồn gen, độc đáo, co nhiều loài sinh vật quý hiếm. Thƣờng những vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, có nhiều điều kiện tài nguyên tự nhiên phù hợp để phát triển du lịch trekking. Các loại tài nguyên tự nhiên, các dạng địa hình càng đa dạng, tƣơng phản, hoang sơ, độc đáo ở những độ cao khác nhau càng phù hợp cho việc phát triển loại hình trekking ở nhiều mức độ. Tuy nhiên các dạng địa hình núi đồi, suối, thác nƣớc không quá nguy hiểm gây trở ngại cho việc bộ hành. Bên cạnh đó yếu tố khí hậu dễ chịu sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác trekking tour quanh năm. Điểm đến nào có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng hệ sinh thái, có những loài động, thực vật đặc hữu, không bị tác động của con ngƣời, càng có những nét riêng, khác biệt hơn thì sẽ càng là điểm đến trekking thu hút du khách. Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho du lịch trekking: Đây là yếu tố quan trọng sau tài nguyên du lịch tự nhiên. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này càng ngày càng thu hút các du khách trekking, chính vì thế mà điếm đến nào có cả hai yếu tố tự nhiên và nhân văn kết hợp sẽ là điểm đến trekking hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Tài nguyên nhân văn phải mang những nét đặc sắc truyền thống, không bị hiện đại hóa, bao gồm: kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cƣ dân bản địa có những nét khác biệt, giữ đƣợc những giá trị truyền thống của địa phƣơng, của dân tộc. Các làng, bản này thƣờng xa xôi, hẻo lánh, thông tin liên lạc hạn chế, cuộc sống dân cƣ phụ thuộc vào tự nhiên là chính. Điều kiện tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn điểm đến của du khách, đây cũng là cơ sở căn cứ để xác định điều kiện hình thành và phát triển của loại hình du lịch này ở điểm đến. Trekking tour là loại hình đặc biệt phù hợp với các Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là những nơi hay vùng sinh thái đòi hỏi vấn đề bảo tồn đƣợc đặt lên hàng đầu, nên chỉ phát triển hệ thống đƣờng mòn, các điểm dừng chân, cắm trại mà không xây dựng đƣờng giao thông, cơ sở lƣu trú trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái. b. Điều kiện kinh tế, xã hội Đoàn Minh Chinh Trang 11
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Cộng đồng, dân cư: Các làng, bản ít ngƣời sinh sống, thƣờng sống trong vùng đƣợc bảo tồn, không có sự giao lƣu với bên ngoài nhiều, chủ yếu là cuộc sống khép kín, tự cung tự cấp trong vùng. Có nhiều hoạt động trong sinh hoạt và lao động thú vị giúp du khách trải nghiệm. Tuy nhiên cũng cần có lực lƣợng lao động tốt để cùng tham gia vào việc phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng các dịch vụ: Các cơ sở lƣu trú, nhà hàng, dịch vụ cần giữ nguyên đƣợc kiến trúc của địa phƣơng sẵn có. Các mô hình dịch vụ nhỏ, tiện nghi đơn giản phù hợp với loại hình này. Khả năng tiếp cận không quá khó khăn, các điểm đến chính không có đƣờng cho xe ô tô đi vào, chủ yếu là các con đƣờng mòn, các bậc đá để đến với điểm đến. Điểm đến càng tách biệt, hẻo lánh càng gây sự thích thú tò mò cho du khách. Tuy nhiên, việc đến các địa điểm này không mang tính chất nguy hiểm mà chỉ có yếu tố mạo hiểm. Thông tin liên lạc không có, bị hạn chế. Có các dịch vụ cho thuê lều bạt, đồ cắm trại, đồ nấu nƣớng, ngƣời khuôn vác, nấu ăn, ở tại đầu tuyến trekking. Các điều kiện này không làm ảnh hƣởng đến vẻ đẹp, cảnh quan hoang sơ của thiên nhiên hay gây tác động xấu đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Ngoài ra cũng cần có những mô hình trạm y tế, đội cứu trợ tại các tuyến hành trình để đảm bảo ứng cứu kịp thời cho những tai nạn bất ngờ xảy ra. Cơ chế chính sách pháp luật: Có những chính sách, quy định về việc bảo tồn thiên nhiên, môi trƣờng, giá trị văn hóa. Tuy nhiên cũng cần có cơ chế tạo điều kiện cho việc khách du lịch tới điểm đến một cách phù hợp. 1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia a. Đối với khách du lịch Yêu cầu hàng đầu với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch trekking, đó là sức khỏe. Đây là loại hình đòi hỏi mỗi ngƣời phải tham gia vào những hoạt động mang tính nguy hiểm, nếu không có sức khỏe và tinh thần tốt du khách sẽ không thể thực hiện đƣợc chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không tìm đƣợc cảm giác thích thú, vui sƣớng khi chinh phục đƣợc thiên nhiên. Thứ hai là thời gian, vì trekking là một loại hình du lịch ít nhất là hai ngày nên đò hỏi du khách cần có thời gian để chinh phục, khám phá. Đoàn Minh Chinh Trang 12
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Cuối cùng, du khách tham gia trekking cần trang bị cho mình những đồ dùng, dụng cụ bảo hộ cần thiết phù hợp với từng tour trek. Chính vì vậy mà chi phí bỏ ra cho chuyến trek đúng nghĩa cũng cao hơn so với các tour bình thƣờng khác. Đặc biệt các tour trekking mua bởi các công ty du lịch có chi phí khá cao. b. Cộng đồng địa phương Còn giữ đƣợc những giá trị truyền thống, những nét văn hóa của cƣ dân bản địa. Có am hiểu nhất định về tài nguyên của địa phƣơng mình cũng nhƣ có ý thức bào tồn môi trƣờng. Sẵn sàng và chủ động tham gia, hỗ trợ cho du lịch bằng việc tham gia vào hoạt động hƣớng dẫn, chỉ đƣờng, vác đồ thuê, nấu ăn thuê, sống cùng du khách, cùng tham gia các hoạt động lao động với du khách, Hiểu đƣợc lợi ích của loại hình này mang lại mà không gây biến động lớn về những giá trị đã giữ gìn, bảo tồn. c. Các nhà tổ chức/điều hành tour Luôn phải kết hợp cùng với cộng đồng địa phƣơng, đƣa họ trở thành những nhân viên đắc lực nhất trong chuyến trekking, từ ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời khuôn vác, ngƣời nấu ăn thuê, đến những nhà cho thuê. Các nhà tổ chức/điều hành tour trekking chuyên nghiệp cần xây dựng các lớp học, lớp kĩ năng trƣớc chuyến đi cho du khách, có cẩm nang về điểm đến. Việc xây dựng và phát triển tour đảm bảo các yếu tố phù hợp với nhu cầu và thể lực của du khách (một tour trek đạt chuẩn có độ dài ngắn nhất là 2 ngày). Hỗ trợ tối đa để đảm bảo cho chuyến trekking của du khách không mang tính chất nặng nhọc, đƣợc đảm bảo về tính mạng, sức khỏe (có bảo hiểm). 1.1.4. Vị trí phân loại, các thành tố và cấp độ 1.1.4.1. Vị trí phân loại Để hiểu rõ hơn về vị trí đặc thù của loại hình du lịch trekking và hƣớng phát triển của loại hình du lịch này tác giả đã căn cứ vào các đặc trƣng của du lịch trekking ở phần trên xác định du lịch trekking có các vị trí nhƣ sau: Theo tiêu chí phân loại dựa vào phƣơng tiện giao thông: du lịch trekking với đặc trƣng là đi bộ nên có thể xếp cùng loại với các loại hình du lịch khác nhƣ: xe đạp, mô tô, thuyền, Đoàn Minh Chinh Trang 13
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng TIÊU CHÍ PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG – DU LỊCH PHƢƠNG TIỆN Du lịch xe Du lịch mô Du lịch du Du lịch . đạp tô thuyền trekking Sơ đồ 1.1: Vị trí phân loại của du lịch trekking theo tiêu chí phương tiện du lịch Theo tiêu chí phân loại dựa vào đặc trƣng điểm đến: dựa vào đặc trƣng về địa hình của loại hình trekking chủ yếu là vùng núi, có địa hình cao hiểm trở có thể xếp du lịch trekking phần nào thuộc phân hệ du lịch núi, du lịch thiên nhiên, du lịch dân tộc học, du lịch làng bản, TIÊU CHÍ ĐẶC TRƢNG ĐIỂM ĐẾN Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch . núi bi ển dân tộc làng thiên trekking học bản nhiên Sơ đồ 1.2: Vị trí phân loại của du lịch trekking theo tiêu chí đặc trưng điểm đến Ngoài ra còn nhiều tiêu chí phân loại khác nhau nhƣ theo tiêu chí đặc trƣng mạo hiểm/ khám phá, đặc trƣng thể thao, Có thể khẳng định du lịch trekking là một loại hình du lịch khá đặc biệt, mang nhiều đặc điểm của các loại hình du lịch khác. Hay nói cách khác sự ra đời và phát triển của loại hình du lịch trekking là sự kế thừa, tiếp thu và chọn lọc từ nhiều loại hình khác. 1.1.4.2. Phân loại Theo mục đích chuyến đi của du khách trekking tour, có thể phân loại loại hình này nhƣ sau: Trekking tour thuần túy: Đặc điểm tự nhiên của điểm đến là quan tâm hàng đầu và lớn nhất của khách du lịch. Đó thƣờng là những vùng đồi núi, cao nguyên hoang dã (có thể thuộc hoặc không thuộc các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) có địa hình thích hợp với đi bộ. Bên cạnh đó kết hợp với việc tìm hiểu những tài Đoàn Minh Chinh Trang 14
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng nguyên nhân văn trên tuyến hành trình (nếu có). Có thể gọi đơn giản loại này là du lịch khám phá bằng đi bộ. Trekking tour kết hợp: Ngoài vai trò chủ đạo của loại hình trekking tour sẽ kết hợp với một loại hình khác hay các thành tố của một loại hình du lịch khác. Ví dụ Trekking tour kết hợp nghỉ mát, Trekking tour kết hợp chữa bệnh, Trekking tour kết hợp nghiên cứu khoa học, Trekking tour kết hợp loại phƣơng tiện khác, Trekking tour tổng hợp: Trên cơ sở đặc điểm của điểm đến và nhu cầu, mục đích của du khách. Thể loại trekking tour tổng hợp có thể là sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch, trong đó trekking tour là chủ đạo. 1.1.4.3. Các thành tố và cấp độ Đây là cơ sở cho việc xác định phƣơng thức tổ chức loại hình du lịch trekking cũng nhƣ khẳng định lần nữa về những đặc trƣng đã nêu ở trên. Các thành tố cơ bản của loại hình trekking: Độ dài chuyến đi (trip length): Tổng thời gian du khách rời khỏi nhà cho đến khi về nhà cho chuyến đi vì mục đích trekking. Nếu là các chuyến đi kết hợp thì sẽ tính điểm bắt đầu và kết thức khác so với nhà của du khách; Thời gian trek (time on trek): Số ngày trek tại điểm du lịch; Khoảng cách đi bộ (walking distance): Tổng số dặm/km đi qua trong chuyến trek. Trong nhiều trƣờng hợp phải ƣớc lƣợng; Độ cao tối đa (maximum altitude): Độ cao cao nhất so với mực nƣớc biển mà du khách đạt đƣợc trong suốt chuyến đi trek. Thông số này ngoài việc thể hiện khả năng chinh phục đỉnh cao mà du khách đạt đƣợc trong suốt chuyến đi trek. Thông số này ngoài việc thể hiện khả năng chinh phục đỉnh cao của du khách còn giúp cho việc kiểm soát hội chứng không khí loãng nhằm bảo vệ du khách. Thách thức về thể lực (Physical challenge): Đòi hỏi thể lực trong mỗi chuyến trek thông thƣờng đƣợc phân thành 5 cấp độ, từ 1 đến 5 với mức độ khó dần. Việc phân định cấp độ này đồng thời phản ánh một sự tổng hợp của các thành tố độ cao tối đa, địa hình, khoảng cách đi bộ mỗi ngày. Đoàn Minh Chinh Trang 15
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Trek cấp độ 1 thông thƣờng đi bộ từ 4 đến 6 giờ qua vùng địa hình có độ cao thấp. Một ngƣời đi bộ khỏe mạnh và có tinh thần tích cực không cần đến hoặc cần rất ít sự chuẩn bị cho chuyến trek cấp độ 1. Trek cấp độ 2, 3 hay 4 chiếm đại đa số trong số nhƣng tour trek tiêu biểu trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Vì sự phối hợp giữa các thành tố bản thân đã rất khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khác đến chuyến trek nhƣ thời tiết, nên khó phân định rõ ràng giữa các cấp độ này. Việc nghiên cứu cho thấy trek cấp độ 3 đòi hỏi đi bộ một ngày từ 6 đến 7 giờ, sự thay đổi độ cao cách biệt từ 600m – 900m, cách biệt so với mực nƣớc biển từ 3000m – 4500m. Trek cấp độ 5 đòi hỏi một ngày đi bộ tối thiểu 10h, độ cao chênh lệch tối thiểu 1220m (4000 feet) một ngày, và độ cao đỉnh đạt đƣợc là trên 5135m (17 000 feet). Những chuyến trek nhƣ vậy đòi hỏi những du khách thực sự khỏe mạnh và phải đƣợc tham gia vào một khóa huấn luyện thể lực và ý chí trƣớc khi tham gia. Thách thức tinh thần (mental challenge): Thách thức tinh thần đƣợc đo bằng tỷ lệ số lƣợng các sự kiện tồi tệ hay rủi ro trên 1km đƣờng trek. Đay là chỉ số rên rỉ (whine/ whimper index). Nói chung sự chịu đựng thể xác liên quan rất lớn đến tinh thần, do đó chỉ số đau cơ và chỉ số rên rỉ có liên quan mật thiết với nhau và trong nhiều trƣờng hợp giống nhau. Chi phí Đối với trek tự tổ chức: bao gồm chi phí thuê ngƣời khuân vác và/ hoặc hƣớng dẫn viên tại điểm, cũng nhƣ thức ăn và lệ phí đi đƣờng. Nếu tại điểm có sẵn lều bạt hay phƣơng thức ngủ đêm nào đó chi phí sẽ bao gồm cả yếu tố này. Đối với đoàn trek hoặc theo nhóm mua tour: ở mức thấp nhất, một chuyến trek kiểu này (do một nhà điều hành du lịch địa phƣơng ở mức thấp nhất thực hiện) tối thiểu thông thƣờng không bao gồm chi phí khách sạn trƣớc và sau chuyến trek, chi phí vận chuyển từ các chặng đón khách tới điểm đến, cũng nhƣ các tour phụ. Hƣớng dẫn viên có thể hạn chế về khả năng giao tiếp tiếng Anh. Còn chi phí ở mức cao nhất thì sẽ do các nhà tổ chức nƣớc ngoài thực hiện, bao gồm khách sạn, vận chuyển toàn bộ, tour phụ và hƣớng dẫn viên tốt nhất. Đoàn Minh Chinh Trang 16
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Khoảng thời gian chính vụ: Là khoảng thời gian tốt nhất trong năm để thực hiện chuyến trek có tính đến việc dự đoán thời tiết. Chặng đón khách: nơi mà các nhà tổ chức thông thƣờng đón khách để bắt đầu tham gia một tour trek. Còn đối với những ngƣời đi trek tự tổ chức thì đó là những thành phố, đô thị lớn gần nhất so với điểm đến mà họ có thể tìm thấy đƣợc nhà tổ chức địa phƣơng cũng nhƣ hƣớng dẫn viên. 1.1.5. Vai trò của du lịch trekking 1.1.5.1. Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch Tác giả tái khẳng định loại hình du lịch trekking còn mới tại Việt Nam. Vì những đặc trƣng của loại hình du lịch trekking mà mỗi chuyến trek lại đem lại những trải nghiệm khác lạ. Chính vì yếu tố này mà loại hình du lịch này cần đƣợc phát triển. Thành phố Hải Phòng đƣợc biết đến là một thành phố Cảng biển, do đó hiện nay tại thành phố phát triển các loại hình du lịch biển, sinh thái, MICE, văn hóa, hay trong vài năm trở lại đây có thêm loại hình du lịch đồng quê, Chính vì vậy mà du lịch trekking nếu đƣợc phát triển cả góp phần làm đa dạng các loại hình du lịch không chỉ tại Cát Bà nói riêng mà Thành phố Hải Phòng nói chung. Điều này góp phần đa dạng hóa thành phần khách du lịch, thu hút lƣợng lớn khách đến và quay trở lại Cát Bà với mục đích du lịch khác nhau. 1.1.5.2. Giáo dục hiệu quả ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch Điểm đến của trekking là vùng núi hay các bản làng chính vì vậy mà yếu tố giữ gìn tài nguyên cần đƣợc phát huy từ cộng đồng. Chính du lịch trekking đã tác động trở lại cộng đồng địa phƣơng trong việc bảo tồn những giá trị tài nguyên tại địa phƣơng mình, xung quanh nơi cƣ dân đang sinh sống. Bên cạnh đó, chính những du khách trek chuyên nghiệp thông qua hoạt động tìm hiểu, khám phá của mình sẽ biết cách bảo vệ tài nguyên trong mỗi chuyến trek để điểm đến đó vẫn còn nguyên vẹn cho những chuyến trek sau của các cá nhân/đoàn khác. 1.1.5.3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với công đồng địa phương Trekking là loại hình du lịch gắn bó với cƣ dân bản địa. Du khách đến du lịch tại địa bàn sẽ sử dụng các dịch vụ (khuôn vác, thuê đồ, thuê hƣớng dẫn viên, ) do cộng đồng cƣ dân bản địa cung cấp. Điều này làm góp phần tạo việc làm và tăng thu Đoàn Minh Chinh Trang 17
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần làm cải thiện cuộc sống của họ, cũng nhƣ của địa phƣơng. Đồng thời khi hoạt động trek phát triển, một số cơ sở du lịch và chính quyền địa phƣơng sẽ có những đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. 1.1.5.4. Rèn luyện cá nhân Du lịch trekking là một trong những loại hình phổ biến nhất trong hệ thống loại hình du lịch chuyên biệt theo hƣớng thể thao – khám phá, mạo hiểm. Chính vì thế mà yếu tố sức khỏe và ý chí, cũng nhƣ các khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ đƣợc đặt lên cao. Hoạt động trek bao gồm cả hoạt động leo núi và băng rừng. Nếu nhƣ băng rừng là hoạt động trong không khí thiên nhiên trong lành giúp cải thiện hệ hô hấp thì “Leo xuống núi trong thời gian dài giúp làm giảm lƣợng đƣờng huyết, và do đó làm giảm nguy cơ hoặc tác động của bệnh tiểu đƣờng và tác động tới nồng độ cholesterol trong cơ thể” (Các nhà khoa học Bỉ tuyên bố). Đối với những du khách yêu trek hay trek ở những cấp độ cao thì đòi hỏi phải qua những khóa huấn luyện hoặc tự bản thân rèn luyện dài ngày để đảm bảo cho chuyến trek tốt. Chính vì vậy, trekking sẽ góp phần rèn luyện sức khỏe và ý chí, bản lĩnh của các cá nhân tham gia loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch trekking phát triển đem lại nhiều vai trò khác với kinh tế, xã hội và cộng đồng địa phƣơng: Góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; Góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phƣơng và giảm thiểu tình trạng đói nghèo; Đóng góp trực tiếp trong việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa bản địa; Giao lƣu, trao đổi văn hóa giữa các nên văn hóa trong nƣớc, văn hóa quốc tế, giúp mở mang dân trí, phong phú thêm bản sắc dân tộc. 1.2. Du lịch trekking trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Du lịch trekking trên Thế giới 1.2.1.1. Sự hình thành của hoạt động trekking và loại hình du lịch trekking Từ nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt trong khoảng bốn thập niên trở lại đây, bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống nhƣ tắm biển, nghỉ dƣỡng, nhiều loại hình du lịch mới đã xuất hiện và phát triển, không đơn giản chỉ là về mặt số lƣợng loại hình Đoàn Minh Chinh Trang 18
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng mà còn đánh dấu sự thay đổi khuynh hƣớng nhu cầu, sở thích đi du lịch của du khách. Sau chiến tranh thế giới lần 2, khi công cuộc khôi phục kinh tế đã đạt đƣợc những thành quả, ngành du lịch thế giới mới có điều kiện phát triển trở lại vì mọi ngƣời đã bắt đầu đi du lịch. Tới những năm 1960, hoạt động du lịch sôi động tại Châu Âu – một châu lục luôn tiên phong trong lĩnh vực du lịch thế giới. Nếu nhƣ lúc đầu chủ yếu là đi tham quan các kỳ quan thế giới nhƣ Kim tự tháp, Vƣờn treo Babilon, đền thờ nữ thần Artemis ở Ephese, rồi sau đó là các mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn, phục hồi sức khỏe. Các chuyến du lịch này đƣợc cung ứng theo quy cách trọn gói bởi các tập đoàn lữ hành, khi đó là tập đoàn Thomas Cook và các con trai với các chi nhánh khắp thế giới. Cùng thời điểm đó, bên cạnh xu hƣớng du lịch truyền thống với sự thụ hƣởng bị động và cổ điển, bắt đầu xuất hiện ngày càng tăng thêm những ngƣời muốn đi du lịch theo hƣớng khác, tích cực hơn, bớt tính thụ hƣởng, do đó mà thú vị hơn bởi có nhiều điều mới lạ, tự bản thân khám phá nhất là những vùng thiên nhiên kì thú ít đƣợc biết đến. Ban đầu là khuynh hƣớng tự tổ chức, sau đó trở lại khuynh hƣớng thuê mƣớn rồi đến việc tổ chức trọn gói chuyên nghiệp. Ở hƣớng du lịch này có thể kể đến các loại hình mang tính thể dục, thể thao – khám phá, mạo hiểm nhƣ du lịch xe đạp, du lịch chèo thuyền/xuồng kayak, du lịch mô tô, du lịch trƣợt tuyết, du lịch đi bộ khám phá, mạo hiểm, Tính độc đáo tạo nên sức hấp dẫn với du khách, thỏa mãn tìm kiếm sự khách biệt đã khiến khách du lịch ngày càng muốn tham gia vào nhiều loại hình mới lạ Trên một cơ sở loại hình du lịch đã có, đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của du khách và dựa trên những đặc điểm riêng của địa phƣơng, một loại hình du lịch mới có thể nảy sinh, trƣớc hết phục vụ cho một đối tƣợng khách nhất định, sau đó dần đƣợc biết đến và đƣợc áp dụng rộng rãi ở những địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng tự. Trekking là trƣờng hợp nhƣ vậy. Tháng 01/1969 đánh dấu sự hình thành của công nghiệp du lịch khám phá/mạo hiểm tại Mỹ khi tập đoàn Moutain Travel U.S ra đời với một số thành viên từ Châu Âu. Ngay năm đó tập đoàn đã kinh doanh 6 chuyến trek tại Nepal, 1 chuyến trek tại Kashmir và cả các tour đi bộ và leo núi tại Corsica, Thụy Sĩ, New Zealand và Kenya. Vào cuối những năm 1970, làn sóng thứ hai nổ ra khi hàng loạt công ty kinh doanh trekking ra đời tại Mỹ. Đoàn Minh Chinh Trang 19
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Có thể khẳng định rằng hoạt động trekking cũng nhƣ hình thức du lịch này đã hình thành từ những thập kỷ đầu thế kỉ XX tại Châu Âu, khi mà một bộ phận tri thức, quý tộc và thƣơng nhân cũng nhƣ những ngƣời đam mê khám phá các vùng đất khác nhau trên thế giới, muốn tìm kiếm một cách thức hƣởng thụ du lịch mới mẻ hơn nhƣng cũng thách thức và trải nghiệm hơn. 1.2.1.2. Sự phát triển của loại hình du lịch trekking trên thế giới Từ những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động du lịch trekking đã xuất hiện tại châu Mỹ, châu Âu, khởi phát từ sáng kiến của những ngƣời giàu có muốn tổ chức chuyến đi mang tính vận động cao, rèn luyện sức khỏe, thử thách với các địa hình, độ cao, khám phá những nét nguyên sơ của thiên nhiên. Tại thời kỳ này, hoạt động trek chỉ đƣợc biết tới và thực hiện trong tầng lớp quý tộc, giàu có; tầng lớp lao động không có mặt trong những tour du lịch nhƣ thế này vì điều kiện thời gian, tài chính không phù hợp cho những chuyến đi đó. Đồng thời tại thời điểm đó, du lịch trekking mới phát sinh, chƣa phổ biến, cũng đƣợc xã hội ít quan tâm, kể cả tầng lớp thƣợng lƣu. Trong khoảng ba thập niên tiếp theo, du lịch trekking đƣợc chấp nhận chủ yếu bởi đối tƣợng qúy tộc, tƣ sản cấp tiến và đƣợc truyền bá chủ yếu theo phƣơng thức truyền kinh nghiệm. Hình thức tổ chức tour cũng mang tính tự phát cao. Loại hình du lịch này lúc đấy trở thành niềm đam mê, thứ sở thích riêng của một số lƣợng ngƣời không lớn nhƣng ngày càng gia tăng. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, hoạt động du lịch trekking đã phát triển nhanh và có những bƣớc chuyển biến lớn trên thế giới. Các điểm đến mới luôn đƣợc bổ sung. Ngoài các vùng núi nổ tiếng lâu đời ở Châu Âu, châu Á nhƣ Alps, Himalayas, các điểm đến mới còn luôn đƣợc mở rộng tới nhiều vùng núi hoang dã tại các châu lục khác. Và cũng không bó hẹp tại các vùng núi, địa điểm trek còn đƣợc mở rộng tới những vùng đất hẻo lánh, những bản làng xa xôi. Đối tƣợng khách luôn mở rộng, không chỉ những ngƣời giàu có nhƣ thời kì đầu mà còn có cả đối tƣợng sinh viên, học sinh, công chức, văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, với mong muốn du lịch tích cực, tự bản thân khám phá hay thỏa mãn nhu cầu đam mê. Đoàn Minh Chinh Trang 20
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Nghiệp vụ tổ chức ngày càng chuyên nghiệp với trình độ cao, chƣơng trình tour đƣợc chú ý đầu tƣ với những điểm đến khó tiếp cận hơn, thời gian tour kéo dài hơn với sự cách biệt văn minh. Tuy nhiên, các phƣơng tiên hỗ trợ đã đƣợc chuyên biệt hóa cho loại hình này để đảm bảo tính an toàn cho du khách, chuyến đi cũng nhƣ sự bền vững của môi trƣờng thiên nhiên. Nhà cung ứng, hãng lữ hành chuyên kinh doanh trekking, các đại lý quảng cáo cho loại hình này có mặt ở nhiều nơi với hàng loạt chi nhánh, tƣ vấn, đáp ứng nhƣ cầu của du khách ở nhiều thời điểm trong năm. Dƣới đây là một số điểm đến chính của loại hình du lịch trekking trên thế giới: Châu Âu: Italia (dãy núi Alps – dãy núi lớn nhất Châu Âu), Pháp (núi Pyrenees, vùng Korsica), Tây Ban Nha (núi Iberian), Na Uy (vùng Hardangervidda Plateau), đảo lớn nhất Greenland; Châu Á: Nepal (dãy Hymalayas với đỉnh núi Everest cao nhất thế giới), Tây Tạng (vùng Lhasa, núi Kailas), Indonesia (cao nguyên Sulawesi, đảo Borneo); Malaysia (đảo Sabah, núi Kinabalu), Ấn Độ (núi Annapurna), Pakistan (núi Hindu Kush); Châu Phi: Morocco (sa mạc Sahara, dãy núi Atlas), Tanzania (vùng núi Kilimanjaro, Zanzibar, thảo nguyên Serengeti), Nam Phi (vùng núi Drakensberg); Châu Mỹ: Hoa Kỳ (dãy núi Rocky, núi Appalachian, vùng Hồ Lớn), Canada (dãy núi Rocky), Bolivia (núi Andes), Peru (rừng Amazon); Châu Úc: New Zealand (dãy Alps Nam), Australia (dãy Great Dividing). Xếp hạng các điểm đến theo thứ tự phổ biến và được nhiều du khách trekking đến nhất (David Noland,2001) [6] là: 1) Nepal – Gokyo & Everest Base Camp 2) Tanzania – Kilimaniaro 3) Pakistan – Snow Lake 4) Chile – The Paine Circuit 5) Italia – The Dolomites Traverse Đoàn Minh Chinh Trang 21
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng 1.2.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch treeking tại Việt Nam Tiềm năng du lịch trekking của khu vực Đông Nam Á dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc phát huy vì những nguyên nhân kinh tế - chính trị. Indonesia, Malaysia, Thái Lan là những quốc gia dầu tiên trong khu vực áp dụng khai thác du lịch trekking. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam mới chỉ đƣợc coi nhƣ một điểm đến phụ trong lộ trình du lịch trekking của khách du lịch quốc tế. Sau những chuyến thăm Việt Nam của những du khách ƣa thích tìm hiểu những miền đất mới lạ, một số điểm du lịch miền núi, cao nguyên ở Việt Nam phù hợp với loại hình du lịch trekking dần dần đƣợc du khách quốc tế biết đến nhƣ Sa Pa, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Đắk Lắk, Đà Lạt, những nơi mà phần lớn có thế mạnh truyền thống là du lịch nghỉ dƣỡng. Những chuyến trek đầu tiên mang tính khảo sát đƣợc tiến hành ở Tây Bắc Việt Nam. Địa điểm đƣợc chọn là Sa Pa, từ đó những kinh nghiệm tổ chức du lịch trekking đƣợc truyền lại cho chính ngƣời dân địa phƣơng và trong gần hai thập niên qua, Việt Nam đã đƣợc các hãng lữ hành chuyên về du lịch trekking quốc tế chú ý, quảng cáo nhƣ một điểm đến chính thức và thực sự hấp dẫn. Theo đặc thù của loại hình trekking, tiềm năng phát triển loại hình này tại Việt Nam đáng kể hơn các nƣớc trong khu vực về cả mặt điều kiện tự nhiên và nhân văn. Cùng với một số loại hình du lịch khám phá/mạo hiểm khác, du lịch trekking thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 1990. Thời điểm đó, trekking xuất hiện nhƣ một hình thức du lịch khám phá thiên nhiên đƣợc du khách châu Âu ƣa chuộng, nhất là với những ngƣời có kì nghỉ dài ngày. Các tour trekking ở Tây Nguyên đƣợc chọn nhiều, thƣờng dài từ 7 đến 20 ngày bao gồm leo núi, tham quan các khu rừng, thác nƣớc cũng nhƣ cuộc sống của các cộng đồng dân tộc ít ngƣời. Hiện nay, nhiều hãng lữ hành lớn hay chuyên kinh doanh du lịch khám phá/mạo hiểm đã đƣa trekking thành một sản phẩm du lịch và ngày càng đƣợc ƣa chuộng hƣớng đến thị trƣờng khách quốc tế. Tuy nhiên đối với ngƣời dân Việt Nam, du lịch trekking vẫn còn là loại hình khá xa lạ hay chỉ phổ biến ở giới trẻ. Các công ty du lịch cũng hạn chế khai thác khách du lịch nội địa nên phần lớn du khách Việt Nam tham gia hoạt động trek một cách tự phát. Đoàn Minh Chinh Trang 22
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Đối với ngƣời dân Việt Nam, du lịch trekking vẫn còn là một loại hình khá xa lạ. Chính vì vậy mà các tour trekking không đƣợc du khách nội địa quan tâm và mua nhiều, đồng thời các công ty du lịch cũng không nhiệt tình quảng bá sản phẩm đến đối tƣợng này. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trƣờng học, cả những trƣờng đại học chuyên ngành du lịch cũng chƣa có sự nghiên cứu thấu đáo nên cũng giới thiệu sơ sài, phiến diên hay không đề cập đến loại hình du lịch này. 1.2.3. Một số điểm du lịch Trekking tiêu biểu ở Việt Nam 1.2.3.1. Sa Pa (Lào Cai) Sa Pa là một thị trấn vùng cao trên 1500m so với mực nƣớc biển, nằm cách thành phố Lào Cai 38km, phần lớn cƣ dân sinh sống là ngƣời dân tộc thiểu số H’mong, Dao đỏ, Tày, Giáy, Đây là một trong số ít những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Sa Pa nổi tiếng với nhiều địa danh có cảnh quan đẹp nhƣ Thác Bạc, Cầu Mây, cổng Trời, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa, núi Hàm Rồng, Phan Si Păng, vƣờn quốc gia Hoàng Liên4 ; thêm vào đó là các làng bản của ngƣời dân tộc nhƣ bản Cát Cát, bản Sín Chải, bản Tả Van, Tour trekking đƣợc lựa chọn thƣờng xuyên và hấp dẫn nhất là “Chinh phục đỉnh Phan Si Păng – nóc nhà Đông Dƣơng”. Tại Sa Pa đã có những cơ sở chuyên nghiệp, những phƣơng thức tổ chức chuyên biệt cho loại hình du lịch này. Sa Pa đƣợc đánh giá là điểm đến số một cho du lịch trekking. 1.2.3.2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trên khu vực núi đá vôi cao trên 800m so với mực nƣớc biển, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 50km. Đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha – Kẻ Bàng cũng từng đƣợc đề cử UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29/6/2011. Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Tại đây có một hệ thống khoảng 300 hang động lớn nhỏ, có giá trị hàng đầu thế giới, trong đó nổi bật là những hang nhƣ hang Tối, hang Chà An, hang Thung, hang Én, hang Vòm, hang Hổ, động Thiên Đƣờng, động Tiên Sơn; ngoài hang 4 Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên: nằm ở độ cao từ 1000 – 3000m so với mực nƣớc biển, thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa tỉnh Lào Cai Đoàn Minh Chinh Trang 23
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng động khu vực này còn đa dạng loại định nhƣ suối, thác, núi rừng. Chính yêu tố địa hình đa dạng, nhiều nét nguyên sơ, cảnh quan đẹp, phong phú hệ động thực vật đã làm cho Phong Nha – Kẻ Bàng là một điểm đến đƣợc những trekker chọn lựa hàng đầu. 1.2.3.3. Khu vực Tây Nguyên Tây Nguyên là vùng đất gồm nhiều cao nguyên liền kề có độ cao trên 500m. Nơi đây là địa bàn sinh sống hơn 17 tộc ngƣời thiểu số ngƣời Thƣợng5. Về mặt địa hình Tây Nguyên không có sự chênh lệch độ cao lớn, địa hình ít hiểm trở, tuy nhiên vùng đất này lại thu hút dân trek bởi những khu rừng đặc chủng, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào thiểu số trong đời sống, sinh hoạt, đặc biệt không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đƣợc UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (ngày 15 tháng 11 năm 2005). Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lân Đồng với nhiều điểm đến hấp dẫn nhƣ: làng cổ K’tu, rừng nguyên sinh Chƣ Môn Ray, đƣờng mòn Hồ Chí Minh, làng Ba Na (Kon Tum); Vƣờn quốc gia Yóc Đôn, khu lâm viên Ea Kao, Buôn Đôn (Đắk Lắk); dòng Sêrepok (Đắk Nông); rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh & Kon Cha Rang, Biển Hồ, núi Hàm Rồng (Gia Lai). Tây Nguyên là điểm đến đƣợc đánh giá cao trong loại hình du lịch trekking. Có thể khẳng định rằng những điều kiện tự nhiên và nhân văn của những điểm trekking tiêu biểu của Việt Nam nói trên là những điển hình đáp ứng đòi hỏi của loại hình. Đặc biệt chú ý hơn cả là Tây Nguyên và các các tỉnh phía Tây Bắc có hấp dẫn riêng khi triển khai loại hình này nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đời sống sinh hoạt của bà con vùng cao còn giữ nét riêng. Đây là các tuyến điểm mà du khách có thể tham gia với tour dài ngày. Tiểu kết chƣơng 1 Du lịch trekking là một loại hình với đặc trƣng đi bộ - khám phá/mạo hiểm – hài hòa với thiên nhiên và cuộc sống bản địa đã du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 20 năm. Hƣớng tiếp cận cho việc xem xét du lịch trekking trong hệ thống phân loại loại 5 Ngƣời Thƣợng: Hay còn đƣợc gọi là “đồng bào sắc tộc”, ngƣời Thƣợng có nghĩa là ngƣời ở miền cao hay miền núi Đoàn Minh Chinh Trang 24
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng hình du lịch rất đa dạng, từ đó thấy đƣợc vai trò của loại hình này. Đồng thời nhận thấy những yếu tố thuận lợi của Việt Nam khi tiếp cận loại hình du lịch trekking. Nhƣ vậy chƣơng 1 của đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của loại hình du lịch trekking, từ lịch sử hình thành đến khái niệm, vai trò, đặc trƣng, các điều kiện hình thành và phát triển đến tình hình phát triển trên thế giới và tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu của tác giả đƣợc thực hiện trong chƣơng 2 và chƣơng 3. Đoàn Minh Chinh Trang 25
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng CHƢƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ – H ẢI PHÒNG Loại hình trekking tuy mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây nhƣng hiện có chiều hƣớng phát triển nhanh và mở rộng các điểm đến. Cát Bà tại Hải Phòng là một điểm đến đang đƣợc chú ý cho loại hình trekking của những du khách quốc tế trong vài năm gần đây. Thiên nhiên ƣu đãi cho Cát Bà nhiều cảnh quan đẹp, tài nguyên rừng và biển phong phú, một quần thể đảo và hang động trên biển làm mê hồn du khách. Vùng biển có đảo Cát Bà đƣợc ví nhƣ hòn ngọc của Hải Phòng. Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất trong số các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố phát triển cho loại hình du lịch trekking. Cát Bà từ ngàn xƣa đã nổi danh là một vùng đất trù phú và kỳ vĩ, nhƣ Đại Nam nhất thống chí đã ghi: “Một vùng núi non dựng lên nhƣ ngọc, cá tôm nhiều nhƣ đất, dân đua nhau thu lƣợm, lúa má không có, thuế đánh không nhiều. Sóng vỗ dập dồn vách núi, thuyền xuyên vỉa đá mà đi. Nhân dân vui hƣởng thái bình, ”. Cũng có sách khác lại ghi rằng: “Cát Bà là nơi voi quỳ, mã phục, quần ngƣ tranh thực”, có thể sản sinh các vị anh hùng, hào kiệt; hay “Thắng vi đế vi vƣơng, bại Cát Bà vi cứ”, ý nói về vị trí chiến lƣợc của quần đảo này từ ngàn xƣa. Năm 2004, Cát Bà đƣợc Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với sự kiện này cũng đã làm tăng sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch. 2.1. Giới thiệu khái quát về Cát Bà 2.1.1. Vị trí địa lý Quần đảo Cát Bà là một trong hai đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cát Hải phía đông bắc thành phố Hải Phòng. Đảo chính là Cát Bà cách trung tâm thành phố 60km về phía Đông, ở phía tây nam Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, cách thành phố Hạ Long 25km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Đông. Tọa độ địa lý: Từ 20042’ đến 20054’ vĩ Bắc Từ 106052’ đến 107007’ kinh Đông Quần đảo Cát Bà có diện tích 262,41 km2 (170,41km2 phần đảo và 92km2 phần biển), quần thể gồm hơn 360 đảo lớn nhỏ nhƣ: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, Đoàn Minh Chinh Trang 26
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng hòn Tai Kéo, Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất trong quần thể đảo với diện tích khoảng 200 km2, độ cao trung bình 70m so với mực nƣớc biển. 2.1.2. Tên gọi Theo lời kể trong dân gian, vùng đảo núi đá Cát Bà đã từng là hậu cứ của các bà cho việc trồng tỉa, hái lƣợm, cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho các ông chống theo Thánh Gióng đánh giặc Ân ở hòn đảo lân cận (đảo Cát Ông). Và chính từ những trận chiến chống giặc đã xuất hiện nhiều nữ tƣớng dũng cảm nên ngƣời dân xƣa đặt là Các Bà. Có một câu chuyện dân gian khác của vùng Đông Bắc, đảo Cát Bà khi xƣa vốn là hậu phƣơng của ngƣời đàn ông đầu tiên đến khai sơn phá thạch vùng đất này. Khi ông phát hiện ra cái vịnh quý giá với nhiều hòn đảo đẹp mà sau này có tên là Hạ Long, thì cũng là lúc ông phải cƣu mang cùng lúc nhiều số phận nhi nữ đơn côi, mà chồng của họ đã vĩnh viễn không trở về sau những chuyến đi biển đầy bất trắc. Rồi để rảnh tay khai phá vùng Hòn Gai, Bãi Cháy, ông đã tập hợp tất cả các bà ra sống tại hòn đảo xinh đẹp, trù phú, biệt lập giữa biển khơi, nằm trong vịnh Lan Hạ. Vì thế, sau này vùng đất Bãi Cháy, Hòn Gai có tên là Ðất Của Ông, còn hòn đảo kia thì có tên là Ðảo Các Bà. Trải bao biến đổi, thăng trầm, bây giờ còn lại hai địa danh Cửa Ông (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng). Lại có câu chuyện khác gắn với lịch sử giữ nƣớc của Việt Nam rằng, thời chiến đấu chống quân Nguyên xâm lƣợc, ngƣời anh hùng dân tộc Trần Hƣng Ðạo đã chọn vùng biển Ðông Bắc này làm nơi tập kết, luyện quân, tích trữ lƣơng thảo. Những hang động trong vùng biển này đều đƣợc huy động vào việc cất giấu quân lƣơng, che ém tàu thuyền của quân ta. Vì vậy, vùng biển phía Hạ Long đƣợc chọn làm khu vực quân sự - ngày nay còn có Hang Dấu Gỗ tƣơng truyền là nơi quân ta cất dấu những chiếc cọc gỗ bịt sắt đã làm nên chiến thắng Bạch Ðằng lừng lẫy, còn vùng biển phía vịnh Lan Hạ là nơi tích trữ lƣơng thảo, chăm sóc y tế, là khu vực do Các Bà cai quản. Vì thế mà có tên là Cửa Ðức Ông, Ðảo Các Bà. Bản đồ hành chính thời Pháp thuộc năm 1938 ghi địa danh này là Các Bà. Có lẽ theo thời gian tên gọi Các Bà đã bị đọc lệch đi thành Cát Bà. Đoàn Minh Chinh Trang 27
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng 2.1.3. Lịch sử hình thành Trƣớc năm 1957, Cát Hải – Cát Bà là hai tổng thuộc phủ Quảng Yên (Cát Bà là tổng Hà Sen và Cát Hải là tổng Đôn Lƣơng), sau đó thuộc khu Hồng Quang. Năm 1956, tổng Hà Sen và Đôn Lƣơng đƣợc cắt nhập về Hải Phòng, từ đó, tổng Hà Sen là huyện Cát Bà và tổng Đôn Lƣơng là huyện Cát Hải. Đến ngày 22/07/1957, huyện Cát Hải đƣợc thành lập theo nghị định số 318-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, theo đó huyện Cát Hải gồm vùng đất của huyện Cát Bà cũ, thị xã Cát Bà nay là thị trấn Cát Bà. Cát Bà gồm một thị trấn Cát Bà và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. 2.1.4. Sơ lược hoạt động du lịch tại Cát Bà Cát Bà là nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú với nhiều loại hình du lịch nhƣ tham quan, nghỉ dƣỡng, thể thao – mạo hiểm, đã và đang khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch. Nhờ có những điều kiện lợi thế về vị trí, tài nguyên, mà hàng năm Cát Bà thu hút rất đông lƣợng khách du lịch quốc tế và nội địa. Bảng 2.2: Lượng khách du lịch và doanh thu hàng năm đảo Cát Bà Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số lƣợt khách 328.000 435.000 500.000 729.000 1.160.000 Khách quốc tế 118.000 122.000 171.00 0 224.000 500.000 Khách nội địa 210.000 313.000 329.000 505.000 660.000 Tổng số ngày 439.000 652.700 742.900 894.600 900.000 khách Khách quốc tế 146.300 157.500 207.800 363.700 450.100 Khách nội địa 293.500 495.200 535.100 530.800 449.900 Tổng doanh thu từ du lịch (tỷ 43 75 104.5 170 390 đồng) (Nguồn: Phòng du lịch huyện Cát Hải) Đảo Cát Bà đạt chỉ tiêu đón một triệu khách trƣớc một năm so với dự kiến. Năm 2009, lƣợng khách du lịch tăng cao khiến doanh thu du lịch của Cát Bà đạt 400 tỷ đồng, vƣợt 100 tỷ đồng so với năm 2008. Theo thông tin của Tổng cục du lịch: “chỉ Đoàn Minh Chinh Trang 28
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng trong 9 tháng đầu năm 2012, khách du lịch đến Cát Bà ƣớc đạt 1.168.000 lƣợt (trong đó khách quốc tế ƣớc đạt 203.400 lƣợt). Tổng doanh thu từ du lịch ƣớc đạt 525,5 tỷ đồng. Cả về lƣợng khách lẫn tổng doanh thu từ du lịch, huyện Cát Hải đều cao hơn nhiều tỉnh trong nƣớc”. Bảng 2.3: Dự báo lượng khách quốc tế đến Cát Bà Đơn vị: Nghìn lượt Địa điểm Hạng mục 2000 2005 2010 2020 Số lƣợt khách 85 170 380 750 Ngày lƣu trú trung bình Hải Phòng 3,0 3,2 3,4 4,0 (ngày) Tổng số ngày khách 255 545 1.290 3.000 Số lƣợt khác 25 60 140 280 Ngày lƣu trú trung bình Cát Hải 1,1 1,2 1,5 2,0 (ngày) Tổng số ngày khách 27,5 72 210 560 (Nguồn: Phòng du lịch huyện Cát Hải) Nhƣ vậy có thể thấy lƣợng du khách quốc tế đến Cát bà ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt, đem lại nhiều lợi ích cho địa phƣơng Cát Bà nói riêng cũng nhƣ thành phố Hải Phòng nói chung. Trên địa bàn huyện Cát Hải hiện có 154 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó tập trung chủ yếu ở Cát Bà, có 1 khách sạn 4 sao, 27 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao; 124 phƣơng tiện vận chuyển du khách, 3.300 lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch. Quần đảo Cát Bà đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch: lịch sử, văn hóa, sinh thái, biển đảo, nghỉ dƣỡng, khám phá, tham quan hay du lịch thể thao (leo núi, đi bộ, đi xe đạp, chèo thuyền kayak, lặn biển ngắm san hô ). Những điểm tham quan, tour du lịch đang đƣợc ƣa thích ở Cát Bà hiện nay là Vƣờn Quốc gia Cát Bà, hang Trung Trang, hang Quân Y, đi thuyền trên vịnh Lan Hạ, đảo Khỉ, đảo Nam Cát, khu du lịch suối Gôi, pháo đài thần công Đặc biệt năm 2013, khi thành phố Hải Phòng đƣợc chọn là nơi đăng cai Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng thì có nghĩa là Cát Bà sẽ là điểm bứt phá về du Đoàn Minh Chinh Trang 29
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng lịch của thành phố. Trong 4 ngày nghi lễ (30/04 và 01/05)) vừa qua, có hơn 2,5 vạn khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến thăm quan, nghỉ mát tại khu du lịch Cát Bà, trong đó 30% là khách quốc tế. Ngày cao điểm, lƣợng khách đến Cát Bà lên tới hơn 8 nghìn ngƣời. Nét mới trong dịp nghỉ lễ này là, nhiều du khách, nhất là khách nƣớc ngoài ƣa thích tham gia tua du lịch sinh thái cộng đồng thay vì tập trung ở trung tâm và một số bãi tắm Cát Cò nhƣ mọi năm. Khách du lịch khám phá sinh thái ở các điểm du lịch cộng đồng nhƣ Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Phù Long , ăn, nghỉ qua đêm ở các khu vực đến thăm, vừa giảm áp lực khách lƣu trú dồn về trung tâm của Cát Bà, vừa tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lích ở các khu vực này. Cát Bà đã đạt đƣợc những kết quả khả quan và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn nhân sách lớn cho địa phƣơng, tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. 2.2. Điều kiện phát triển du lịch trekking tại Cát Bà 2.2.1. Tài nguyên du lịch 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Địa hình Khu vực Cát Bà có địa hình khá đa dạng, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm vùng núi có độ cao dƣới 500m, đa phần có độ cao từ 50 – 200m kết hợp với hệ sinh thái phong phú tại Vƣờn quốc gia Cát Bà tạo nên cảnh quan hùng vĩ và hấp dẫn. Khu vực này cũng nhƣ phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua. Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nƣớc biển, do tác động của nƣớc mặt và nƣớc ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m Đoàn Minh Chinh Trang 30
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng và 1,0 - 1,5m. ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tƣởng cho các dịch vụ du lịch tắm biển. Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn thành tạo đệ tứ không phân chia tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng đƣợc thành tạo do phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dƣới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hƣởng của nƣớc triều) có sú, vẹt, đƣớc, trang, mắm, bần mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này. Nhìn chung địa hình khu vực Cát Bà thuận lợi cho việc phát triển du lịch trekking ở cấp độ thấp đến trung bình, chủ yếu là khu vực Vƣờn quốc gia Cát Bà và xung quanh. Dựa vào các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc, mật độ chia cắt có thể chia thành các dạng địa hình khác nhau: Dạng địa hình núi thấp: Dạng địa hình bị chia cắt mạnh là kiểu địa hình chủ yếu tại đảo Cát Bà. Các đỉnh núi ở đây đa số có độ cao khoảng 100 - 250m. Đỉnh cao nhất là ngọn Cao Vọng 331m thuộc phần Tây đảo Cát Bà, đƣợc xem nhƣ là nơi “bồng lai tiên cảnh”, có “bàn cờ tiên” ẩn dƣới những gốc cây cổ thụ và hƣơng rừng đỗ quyên quyến rũ. Đặc điểm nổi bật nhất của núi trên đảo là đỉnh nhọn, sắc, sƣờn núi dạng răng cƣa, dốc đứng, hiểm trở, lởm chởm tai mèo và có nhiều hang động không kém vùng Ninh Bình, đặc trƣng cho địa hình Karst nhiệt đới, Karst ngập nƣớc ở vùng Đông Bắc Việt Nam nhƣ hang Nàng Tiên, hang Trinh Nữ, hang Áng Vải, động Trung Trang, động Cô Tiên, động Đá Hoa, động Cao Vọng, động Hùng Sơn, Hầu hết các hang/động ở đây đều có độ dài dƣới 200m, hang/động dài nhất không quá 1.000m (động dài nhất là động Trung Trang dài gần 1.000m). Vị trí cửa hang/động đều tập trung ở các mức 4 - 6m, 15 - 20m, 30 - 40m so với mặt đất. Tuy về kích thƣớc không lớn nhƣng các hang động ở Cát Bà có hình thái đẹp, nhiều thạch nhũ, nhiều ngách và thƣờng gắn liền với quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Một số hang trên đảo Cát Bà trƣớc đây đã đƣợc các nhà khảo cổ khảo sát và tìm đƣợc hóa thạch răng ngƣời tiền sử và các công cụ bằng đá thời văn hóa Hạ Long. Vì vậy, đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn, không những hấp dẫn du khách bốn phƣơng mà còn là tiền đề thuận lợi Đoàn Minh Chinh Trang 31
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng cho việc phát triển du lịch trong nƣớc hay địa phƣơng trong thời điểm hiện tại và lâu dài. Phía Đông Nam Cát Bà là những ngọn núi cao sừng sững nhƣ những tấm bình phong khổng lồ kết hợp với nhiều vách núi đá đâm thẳng ra biển, ngăn chặn gió lạnh phƣơng Bắc làm cho vùng đảo này sóng nƣớc luôn hiền hòa. Vùng trung tâm đảo là vùng địa hình núi đan xen trùng điệp tạo thành những thung lũng trù phú, kết hợp với biển tạo nên sự đa dạng địa hình hấp dẫn du khách. Dạng địa hình đồi đá phiến: Chiếm một diện tích khá nhỏ. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sƣờn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trƣởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn. Dạng địa hình thung lũng giữa núi: Là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau thƣờng kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và đƣợc phủ bởi tàn tích của đá vôi. nhƣ thung lũng Trung Trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu, đất đai ở các thung nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây ăn quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa. Dạng địa hình đồng bằng khá bằng phẳng: Chỉ có ở huyện Phù Long với góc dốc bề mặt 1 - 30. Độ chia cắt sâu trung bình 4 - 5km, chia cắt dày lớn, trung bình 7 - 8 km/km2. Dạng địa hình đáy biển nguyên là đồng bằng lục địa lớn bị biển làm ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Đáy biển có hình thái đồng bằng, vùng đáy sâu 5 - 10m, cực đại 39m. Trong phạm vi đồng bằng này có một số rặng san hô. Sự phức tạp của địa hình đáy biển với nhiều rạn san hô có gia trị ở vùng ven đảo Cát Bà là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa loại hình du lịch, đặc biệt loại du lịch ở biển nhƣ du lịch lặn ngầm, du lịch mạo hiểm. Dạng địa hình bờ biển xung quanh quần đảo Cát Bà mang kiểu bờ biển mài mòn hóa học. Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi, có đƣờng biển khúc khuỷu, dáng hùng Đoàn Minh Chinh Trang 32
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng vĩ, độ dốc lớn, đới bờ6 hẹp, bị chia cắt mạnh dạng răng cƣa. Bờ biển có nhiều mũi nhô đá gốc xen kẽ với các vụng nhỏ hình dáng không nhất định tạo thành do kết quả quá trình hòa tan tạo thành các vịnh nhỏ, bãi cát trải dài, phẳng mịn, nƣớc trong vắ, soi rõ cả đáy cát vàng nhƣ bãi Đá Bằng, bãi Cát Cò I, II, bãi Định Gianh, bãi Cát Dứa, Đó là những bãi tắm đẹp nổi tiếng có sức hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nƣớc Bảng 2.4: Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở đảo Cát Bà Kích thƣớc (m) Góc dốc Chiều tr Chiều Diện tích lộ ra khi thủy r un Tên bãi d triều xuống ộ g à (m2) n bì i g nh Tây Tắm 380 80 2047’ 23.289 Cát Cò I 250 104 2013’ 18.606 Cát Cò II 270 84 2056’ 17.868 Cát Quyền 140 38 5043’ 3.160 Cát Dứa 300 70 2038’ 15.335 Đƣợng Gianh 3.500 100 2048’ 577.200 (Nguồn: Phân viện Hải dương học Hải Phòng) Ngoài ra, ở huyện Phù Long còn có kiểu bờ biển cửa sông hình phễu, xen kẽ mũi nhô sóng mài mòn tạo thành các vách dựng đứng là các cung lõm có bãi tích tụ vật liệu giải phóng và vật liệu từ sông đƣa ra. Phù Long thuộc nhóm đảo cát, địa hình bằng phẳng, rìa biển có các bãi cát rộng, đƣợc cấu tạo bằng bãi cát hiện đại (phù hợp xây dựng với các khu tắm biển). Ven rìa các đảo thƣờng có bãi triều rộng, các bãi biển này có nhiều thực vật ngập mặn mọc dày đặc, phát triển tạo hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc sắc mang tính chất nhiệt đới có sức thu hút với khách du lịch châu Âu làm phong phú thêm những chuyến trekking dài ngày của khách tại đảo ngọc. 6 Đới bờ (coastal zone): là các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tƣơng hỗ giữa lục địa và bieent, hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các ngành và ngƣời sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng dân địa phƣơng và các thành phần kinh tế khác. Đoàn Minh Chinh Trang 33
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Các rạn san hô ngầm tập trung ở phía Đông Nam đảo Cát Bà. Các rạn san hô phát triển khá nhanh. Đây là các rạn san hô kiểu ven bờ, đôi khi cũng có các dạng giống nhƣ các ám tiêu vòng nhỏ ở ngoài đại dƣơng trông rất đẹp. Bên cạnh đó quanh Cát Bà có nhiều bến chính phân bổ theo các hƣớng khác nhau nhƣ Phù Long, Gia Luận, Việt Hải, Bến Bè, Cảng Cá. Các bến này đều có thể đến bằng đƣờng bộ phù hợp cho chuyến đi bộ tìm hiểu về cuộc sống và hoạt động của ngƣời dân vùng biển. b. Khí hậu Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trƣờng du lịch. Với loại hình du lịch trekking thì yếu tố này đặc biệt cần lƣu ý vì có ảnh hƣởng trực tiếp đến những trekkers. Nhiệt độ, độ ẩm, sẽ gây tác động đến quá trình đi bộ dài hay ngắn, có thuận lợi hay khó khăn trong việc bộ hành hay việc tìm hiểu, khám phá tài nguyên. Cát Bà có những ƣu thế về khí hậu, cũng nhƣ các điểm du lịch khác ở ven biển phía Bắc, khí hậu Cát Bà bị chi phối sâu sắc bởi biển. Ảnh hƣởng của biển làm điều hòa khí hậu khu vực đảo, giảm bớt các ảnh hƣởng cực đoan về nhiệt độ và độ ẩm, mùa hè, thời tiết Cát Bà không quá oi bức, mùa đông không quá lạnh. Cát Bà có khí hậu đại dƣơng, đặc biệt là nơi có khí hậu lí tƣởng cho những du khách muốn thoát khỏi những ngày hè nóng và oi trong đất liền. Do sự chi phối hoàn lƣu gió mùa Đông Nam Á, khí hậu mang tính nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa, khí hậu nơi đây chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm gần trùng với mùa mƣa nhiều, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch. Hoạt động trekking đƣợc diễn ra thuận lợi hơn vì trời sáng dễ di chuyển và thời gian hoạt động kéo dài hơn. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp mùa. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 27,90C, nhiệt độ cao nhất là 35, 360C; Trung bình có trên 10 ngày mƣa/1 tháng, tổng lƣợng mƣa từ 1500 – 1600mm, chiếm 80 - 90% lƣợng mƣa năm, mƣa nhiều nhát vào các tháng 7, 8; Có gió mùa đông nam, tốc độ trung bình 2,5 – 3,0 m/s, cực đại 20 – 30 m/s Mùa đông mang tính lạnh, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hạn chế các nhu cầu du lịch truyền thống, cũng phù hợp với hoạt động trekking vì ngƣời dân vùng Đoàn Minh Chinh Trang 34
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng đảo chỉ sống tập trung nhiều tại thị trấn và Phù Long, còn những nơi địa điểm khác thì gần nhƣ đây là các vùng hẻo lánh, càng rèn luyện ý chí của những trekkers. Nhiệt độ trung bình là 19,80C, nhiệt độ thấp nhất là dƣới 100C; Trung bình có 6 – 8 ngày mƣa/1 tháng, tổng lƣợng mƣa đạt 200 – 500mm, đầu mùa thƣờng khô hanh, cuối mùa thƣờng ẩm ƣớt vì có mƣa nhỏ, mƣa phùn; Có gió mùa đông bắc, tốc độ trung bình là 2,5 – 3,0 m/s. Tuy nhiên, vì Cát Bà nằm giáp biển Đông nên hàng năm Cát Bà vẫn xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng: Bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng xuất hiện vào khoảng các tháng 7, 8, 9, 10. Hàng năm, có từ 3 – 5 lần đổ bộ vào Cát Bà. Bão thƣờng gây mƣa lớn trên toàn khu vực, gây tổn hại lớn đến các tài nguyên tự nhiên, các công trình phục vụ khách du lịch trên đảo. Dông: tTrung bình mỗi năm có khoảng 40 – 50 ngày có dông lớn. Dông thƣờng xuất hiện vào mùa hạ. Đôi khi cơn dông có kèm theo cả gió lốc và mƣa đá, hiện tƣợng vòi rồng gặp trên biển gây trở ngại rất lớn cho tàu bè qua lại cũng nhƣ hoạy động du lịch trên địa bàn, đồng thời hiện tƣợng này tác động tiêu cực đến tâm lý khách du lịch khi chọn Cát Bà vào đúng mùa mƣa bão. Sƣơng mù: Thƣờng tập trung vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời điểm sƣơng mù là từ 5 – 8 giờ sáng. Khi mặt trời lên cao sƣơng mù tan. Hiện tƣợng này làm giảm tầm nhìn từ xa, gây nhiều trở ngại nhiều cho việc tìm đƣờng, nhận biết hƣớng của những trekker. Đối với du lịch trekking, thời gian thuận lợi nhất cho hoạt động là các tháng 1, 2, 3, 5, 6 và các tháng 11, 12. Thực tế so với nhiều điểm đến khác của Việt Nam, khí hậu Cát Bà khá thuận lợi cho hoạt động du lịch dài ngày. Nắm bắt đƣợc quy luật, đặc điểm của khí hậu sẽ giúp cho những trekker có lựa chọn thời điểm phù hợp cho hành trình đi bộ đƣờng dài, hay chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để khắc phục yếu tố thời tiết bất thƣờng xảy ra. Đồng thời bên cạnh đó nắm bắt đƣợc đặc điểm khí hậu sẽ giúp cho các công ty du lịch, nhà điều hành quản lý sẽ tổ chức đƣợc tour trekking hợp lý, đảm bảo an toàn cho du khách. c. Sinh vật Đoàn Minh Chinh Trang 35
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Tài nguyên động, thực vật góp phần làm sinh động thêm cho điểm du lịch và cũng là nét độc đáo riêng biệt của mỗi địa phƣơng, là tài sản quý, hiếm của mỗi điểm du lịch và của cả nƣớc. Đặc biệt là với vùng đảo này đƣợc Unessco công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới làm tăng thêm yếu tố hấp dẫn du khách. Đảo Cát Bà là thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, có khu rừng nguyên sinh với nhiều loài chim, thú, bò sát và thảm thực vật quý hiếm. Ngoài ra, đảo còn có giá trị lớn về hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, có ao hồ trên núi đá vôi, góp phần làm phong phú thêm các hình thức du lịch trên đảo. Thực vật Cát Bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa bị chi phối mạnh bởi biển nên thực vật xanh tốt và sinh trƣởng mạnh mẽ quanh năm. Rừng trên đảo nguyên là rừng rậm nhiệt đới, nhƣng do bị tác động mạnh của con nƣời nên hầu hết đã bị thay bằng thực bì thứ sinh nghèo nàn hơn: thành phần cay ít, chủ yếu là loại ƣa đá vôi, tăng trƣởng chậm nên thƣờng không cao, ít tầng tán, ít cây leo. Tuy nhiên tại trung tâm đảo Cát Bà hiện vẫn còn một vùng rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn. Những đặc điểm nổi bật của hệ thực vật rừng Cát Bà: Có nhiều loài thực vật vùng đảo đá Đông Bắc đều có mặt ở Cát Bà; Có những loại gốc cây quý, hiếm ở Việt Nam nhƣ kim giao (đặc hữu), lát hoa (quý), chỏ đãi (đặc hữu), trai (quý), đinh (quý), gội nếp (quý), cọ Bắc Sơn (đặc hữu); Có nhiều loại thực vật có nguồn gốc từ các khu hệ lân cận nhƣ long não, sau, sồi giẻ, hoan hài, Có 270/745 loài có thể làm thuốc chữa bệnh, đáng chú ý hơn cả là thuyết giáo, hƣơng nhu, bình vôi, lá khôi, kim ngâu, Rừng Cát Bà đƣợc coi là một khu rừng tự nhiên khá độc đáo nằm giữa biển rộng. Diện tích núi đá vôi chiếm 19.827 hecta, trong đó phần diện tích có cây che phủ là 13.200 hecta chiếm 60% núi trên đảo Cát Bà. Rừng tại Cát Bà có một kiểu chính là rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ở đai thấp và một số kiểu phụ nhƣ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng ngập nƣớc với đặc trƣng là cây Và nƣớc ở khu Ao Ếch, tạo ra cảnh quan đa dạng, đặc sắc. Đoàn Minh Chinh Trang 36
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Rừng ở các thung, áng, chân núi đá vôi: có ba tầng cây gỗ, độ tàn che 0.6 – 0.8, ít bị tác động: Tầng 1: cao trên 20m, gồm các cây sấu, gội nếp, phay, săng lẻ, cà lồ, lim xẹt; Tầng 2: cao trên 12m, có 4 loại: cây tầng, chẹo, ngát, bứa; Tầng 3: cao trên 8m, với nhiều cây gỗ nhỏ của hau tầng trên và các cây thau linh, trọng đũa Tầng cỏ tuyết không có, chỉ nơi nào tán rừng mở rộng mới có lá che và lá khôi. Thực vật ngoại tầng thƣờng là các cây dây leo gỗ nhƣ nho rừng, dây quạch, dây chƣng bầu. Loại hình rừng này phân bố ở các áng, thung lũng của trung tâm khu đảo nhƣ: áng Lụt Trong, áng Lụt Ngoài, áng re bờ đá, áng Man Táu, áng Mái Cọ, áng Cây cau, áng Rạng, áng Mây Bầu, áng Phay, dọc đƣờng và trong các thung lũng từ Việt Hải sang Trà Báu, Trà Báu sang Gia Luận. Rừng trên sƣờn núi đá vôi: độ tán che rừng từ 0,4 – 0,6, ít bị tác động, tầng rừng đơn giản hơn với hai tầng cây gỗ: Tầng 1: cao 15 – 20m, gồm các cây nhƣ dâu da xoan, màu cau đá, trƣờng, nhãn rừng, nơi có tầng đất dày thì có rải rác cọ Bắc Sơn cao 20 – 30m; Tầng 2: cao dƣới 10m, có các loại cây: mạy tèo, lèo heo, các cây con của tầng trên. Tầng cỏ quyết có các cây mọng nƣớc của họ Gai, họ Lan. Rừng trên đỉnh núi đá vôi: luôn có gió mạnh nên các cây gỗ thƣờng cao không quá 5m, thực bì chỉ có từ 1 – 2 tầng. Các loài thực vật thƣờng là huyết giác, nhọ nồi, xanh quýt, móc mật, rải rác các cây cọ xẻ có tán che từ 0,2 – 0,3. Dƣới tán có xƣơng rồng, chân chim núi mọc xen lẫn với loại dây leo và cây bụi nhƣ dây móng bò. Nơi gió mạnh thƣờng chỉ có loài trúc đũa. Khu rừng Kim giao: ở khu vực Trung Trang có một khu rừng non thuần cây kim giao mọc khá tập trung trên diện tích chừng 32 hecta. Những cây kim giao có đƣờng kính lớn đã bị phá hủy do nạn chặt phá rừng, hiện nay chỉ còn lại một vài cây có đƣờng kính 30 – 40cm ở sâu trong rừng. Đây là khu rừng rất quý trong hệ thực vật miền Bắc Việt Nam, theo các nhà chuyên môn loài cây này đang trong giai đoạn bị Đoàn Minh Chinh Trang 37
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng tiêu diệt, số lƣợng giảm mạnh. Hiện nay khu rừng non đang đƣợc tu bổ, cải tạo thêm, chuyển hóa dần sẽ là một khu rừng giống bảo vệ nguồn gen phục vụ công tác khoa học và tham quan du lịch có giá trị cao. Rừng ngập nƣớc trên Ao Ếch: đây là đầm nƣớc ngọt duy nhất nhằm trên núi cao, đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt trong khi vực vƣờn quốc gia Cát Bà trên tuyến du lịch đi sang làng Việt Hải. Khu vực này cách trung tâm vƣờn quốc gia 5km, có diện tích chừng 3 hecta, mực nƣớc có độ cao trung bình 50cm, bùn lầy thụt, chỉ có cây Và Nƣớc thuộc họ liễu. Cây Và Nƣớc có độ cao từ 8 – 15m, đƣờng kính 15 – 20cm, phát triển rất mạnh với mật độ 2500 cây/ha, cây có hệ thống rễ thở độc đáo, mọc đều trên toàn bộ mặt đầm. Thân cây và cành cây có nhiều loại hình thù kì lạ sẽ dễ khiên du khách liên tƣởng đến những loài vật trong rừng nhƣ trăn, rắn, tắc kè, Ao Ếch là một trong những điểm tham quan hấp dẫn và độc đáo nhất của vƣờn quốc gia Cát Bà cũng nhƣ của chuyến trek khám phá tự nhiên. Rừng ngập mặn: phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của Cát Bà, thuộc địa phận xã Phù Long, nằm trên cung đƣờng đi vào vƣờn quốc gia, thị trấn Cát Bà. Rừng ngập mặn ở đây bao gồm các cây thƣờng xanh lá cứng cao từ 1 – 7m. Thực vật ở đây thuộc họ đƣớc, họ ô rô, họ ráng, họ cỏ tai ngựa, họ bần, họ báng, họ thầu dầu. Rừng có một tầng, các loài chiếm ƣu thế là đƣớc xanh, vẹt dù, sú. Bảng 2.5: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng tại đảo Cát Bà Đơn vị tính: héc ta Diện Tỷ lệ STT Kiểu thảm Phân bố tích (%) Tổng đất lâm nghiệp 18,12 60 Thảm thực vật 15,51 52 Rừng nguyên sinh thƣờng xanh Trân Châu, Gia Luận, 1 1045,2 6 mƣa ẩm trên núi đá vôi Phù Long, Việt Hải Trân Châu, Gia Luận, Rừng thứ sinh nghèo thƣờng 2 4900,2 27 Việt hải, Xuân Đám, xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi Hiền Hào 3 Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm 8,1 Trân Châu, Gia Luận Đoàn Minh Chinh Trang 38
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng phòng hộ trên núi đá vôi Trung tâm vƣờn quốc 4 Rừng ngập nƣớc trên núi đá vôi 3,6 gia Rừng phụ thứ sinh tre nứa Việt Hải, Xuân Đám, 5 41,6 phòng hộ sau nƣơng rẫy Hiền Hào, Gia Luận Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá Các khu vực có núi đá 6 8016,7 45 vôi vôi Trảng cây bụi, cây tái sinh trên Trong và bao quanh 7 506,7 3 núi đất khu vực vƣờn quốc gia Trân Châu, Xuân 8 Rừng trồng 355,4 2 Đám, Hiền Hào, Gia Luận 9 Rừng ngập măn 632,5 4 Phù Long, Gia Luận Các đỉnh hoặc phiến 10 Núi đá trọc 2502,0 8 đá lớn (quanh vƣờn quốc gia) (Nguồn: Quy hoạch vườn quốc gia Cát Bà năm 2005) Về đa dạng sinh học, trong vƣờn quốc gia đã xác định có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật, trong số thực vật đã xác định có thể chia thành: Cây gỗ lớn 145 loài Cây gỗ nhỏ 120 loài Cây bụi 81 loài Thân thảo đứng 237 loài Thân thảo leo 56 loài Quyết thực vật 56 loài Cây nửa bụi, dây leo 50 loài Họ thầu dầu 44 loài Họ cò nứa 30 loài Đoàn Minh Chinh Trang 39
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Họ đậu cánh bƣớm 26 loài Họ dâu tằm 25 loài Họ cà phê 23 loài Họ cúc 20 loài Họ tếch 15 loài Họ hoa môi 13 loài Họ na 10 loài Họ sim 11 loài Họ bồ hòn 10 loài Họ cam 15 loài Họ long não 16 loài Bảng 2.6: Thành phần loài thực vật rừng tại Cát Bà Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Thạch tùng (Lycopodionphyta) 2 3 6 Tháp bút (Equisetophya) 1 1 1 Dƣơng xỉ (Polypodionphyta) 16 32 63 Thông (Pinophyta) 6 13 29 Hạt kín (Angiospermae) 161 793 1.462 Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 130 660 1.231 Lớn Hành (Liliopsida) 31 133 231 Tổng số 186 842 1561 (Nguồn: Quy hoạch Vườn quốc gia Cát Bà 2005) Động vật: Sự phân bổ các loài động vật quý hiếm trên đảo không đều. Hiện tại các loài khỉ vàng, sơn dƣơng phân bố rải rác ở các thung, áng dân cƣ nhƣ Re Bờ Đá, Nƣớc Lụt, Man Dớp; voọc đầu trắng7 – loài động vật đặc hữu duy nhất trên thế giới, tập trung ở vách núi bên cửa sông Việt Hải, Lạch 7 Vọc đầu trắng: hiện nay ƣớc tính số lƣợng khoảng trên 300 cá thể trên toàn đảo Cát Bà, đây là loài động vật cực kì quý hiếm, là biểu tƣợng của Vƣờn quốc gia Cát Bà. Đoàn Minh Chinh Trang 40
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Tàu, Trà Báu, áng Ong Cam, ; chim quý, đặc biệt là chim Cu Gáy phân bố dọc tuyến Trung Trang – Áng Sỏi, Trung Trang – Mốc Trắng, Trung Trang – Gia Luận. Theo kết quả điều tra, quan sát và phân loại hệ động vật rừng Cát Bà gồm các loại chim, thú, ếch nhái, bò sát. Bảng 2.7: Thành phần loài động vật rừng tại Cát Bà S Số STT Tên lớp ố Số họ Số loài giống bộ 1 Thú 5 10 6 20 1 2 Chim 34 60 69 3 3 Bò sát 2 9 15 15 4 Ếch nhái 1 5 11 11 2 11 Tổng cộng 58 92 1 5 (Nguôn: Hội khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) Trong số hơn 2000 loài động thực vật ở Cát Bà, có gần 60 loài đƣợc coi là đặc hữu, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Có thể thống kê nhƣ sau: Những loài động vật trên cạn: khoảng 30 loài Bậc E: là những loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt gồm: Đồi mồi, Quán đồng, Rùa da, Ác là, Quạn khoang, Voọc đầu trắng, Voọc quần đùi trắng Bậc V: Nhƣng loài có nguy cơ bị tổn thất gồm 13 loài: Kỳ đà nƣớc, Trăn đất, Rắn hổ chúa, Đẹn vẩy bụng không đều, Vích, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lơn, Sơn dƣơng, Hƣơu sao, Hoẵng, Tê tê vàng, Sóc bụng đỏ. Bậc R: loài có vùng phân bố hẹp, số lƣợng ít gồm 4 loài: Cốc đế, Cò thìa, Yến núi, Mòng biển đen. Bậc T: loài tƣơng đối an toàn gồm 7 loài: Tắc kè, Rắn ráo thƣờng, Rắn ráo trâu, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Le khoang cổ, Rái cá thƣờng. Đoàn Minh Chinh Trang 41
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Trong số trên có loại Voọc đầu trắng đã đƣợc tổ chức IUCN tài trợ nhằm bảo vệ và nhân nhanh đàn giống chúng sang các khu vực khác nhƣ vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng. Nhƣ vậy có thể thấy Cát Bà đặc biệt khu vƣờn quốc gia Cát Bà có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và độc đáo, đây chính là một tiềm năng lớn đối với việc thu hút du khách trekking. Đến đây, các trekker sẽ đƣợc tận hƣởng nhiều điều thú vị với những nét lạ gây ngạc nhiên khi qua các hệ sinh thái khác nhau, đƣợc chiêm ngƣỡng những loài sinh vật mà không nơi nào có đƣợc. Sự kì thú của cảnh quan tạo nên cảm giác hứng khởi muốn tìm hiểu, muốn khám phá, thực sự hòa mình vào thiên nhiên để tăng hiểu biết và tình yêu với thiên nhiên của địa phƣơng. d. Thủy văn Ở Cát Bà không có những suối lớn mà là những khe suối nhỏ, hệ thống suối nổi tiếng nhƣ: Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lƣu lƣợng khá lớn, tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ nƣớc cho sinh hoạt hàng ngày; Suối Trung Trang: Nguồn nƣớc nhỏ, có nhiều nƣớc trong mùa mƣa, lƣu lƣợng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11 lít/giây; Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ): Mùa mƣa về nhiều nƣớc, mùa mƣa lƣu lƣợng chỉ đạt 26 lít/giây. Trên đảo có suối nƣớc khoáng Thuồng Luồng thuộc xã Trân Châu, chảy ra từ chân núi đá vôi với lƣu lƣợng lớn. Hiện nay Cát Bà cũng phát hiện thêm một số khoáng ngầm là những “túi nƣớc” có trữ lƣợng lớn hàng vạn mét khối. Xã Xuân Đám có nguồn nƣớc khoáng nóng, chảy quanh năm với độ nóng 380C. Ngoài ra ở vƣờn quốc gia Cát Bà có nguồn nƣớc Ao Ếch phong phú, các ao ếch là hồ nƣớc thiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng 3,6 hecta, nƣớc có quanh năm, đạt trên dƣới 30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. Bên cạnh đó một số áng cũng có nƣớc quanh năm nhƣ áng Bèo, áng Bơ, áng Thắm, áng Vẹm, Nguồn tài nguyên nƣớc không chỉ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất mà còn phục vụ cho hoạt động du lịch. Những dòng nƣớc mát tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu xua đi sự mệt nhọc của chuyến trek. Đoàn Minh Chinh Trang 42
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng 2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. a. Lễ hội Cát Bà có nhiều lễ hội truyền thống có sức hút du khách nhƣ: Lễ ra biển: Đƣợc tổ chức tại làng chài Trân Châu vào tháng Giêng âm lịch hàng năm; Hội đền Hiền Hào: Đƣợc tổ chức vào 21 tháng 1 âm lịch với lễ cầu phúc ở đền Cô; Lễ hội kỉ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá (01/04/1995): Diễn ra vào ngày 01/04 dƣơng lịch hàng năm. Đây là lễ hội đƣợc tổ chức lớn nhất trong năm với các hoạt động văn hóa sôi nổi nhƣ hội đua thuyền rồng trên biển, đua thuyền thúng, bơi trải, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo du khách từ mọi miền và đây cũng là cơ hội để Cát Bà quảng bá hình ảnh của mình trƣớc khi bắt đầu vào mùa du lịch; Hội đền Các Bà đƣợc tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm. b. Các di tích khảo cổ học Cát Bà là một trong những nơi có nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị lịch sử thuộc nền văn hóa Hạ Long, nền văn hóa từ thời dựng nƣớc. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở đây có 77 di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa Sơn Vi, Soi Nhụ cách đây 2000 – 4000 năm. Họ đã tìm thấy ở dƣới lớp đất sâu ở các công cụ bằng đá ghè, đẽo, các kiểu chày đá hình tháp, bàn nghiền đá, đồ gốm, thô sơ, bếp đun với đấy vết than tro. Lớp đất nông phía trên là những cồn cụ đá đã đƣợc mài, các đồ bằng gốm, đồ trang sức đƣợc chế tác tiến bộ, hoa văn đẹp và tinh vi hơn. Những di chỉ này không nằm tập trung mà phân tán ở các khu vực Xuân Đám, Hiền Hào, Cái Bèo (thị trấn Cát Bà), Gia Luận. Điển hình tại Cát Bà là di chỉ Cái Bèo, theo tài liệu ghi lại “kết quả của đợt khai quật gần đây nhất tháng 12/2008 do Phó giáo sƣ – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử tiến hành, tìm thấy nồi gốm ở độ sâu 2,6m có niên đại cách ngày nay từ 7000 – 7500 năm”[8]. Di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hóa Cái Bèo – gạch nối giữa hai nền văn hóa Soi Nhụ và Hạ Long. Di chỉ đƣợc phát hiện năm 1938, khai quật đƣợc hơn 479 công cụ bằng đá cuội, đồ gốm thô cứng, các xƣơng răng động vật, xƣơng thú. Di chỉ Cái Bèo là một trong những bằng chứng điển hình khẳng định tổ tiên của ngƣời Việt cổ đã bắt đầu tiến ra biển khơi để chinh phục và khai thác biển cả và đã tạo nên một nền văn hoá mang sắc thái đặc biệt. Đồng thời Cái Bèo còn là một địa danh đẹp với cảnh quan Đoàn Minh Chinh Trang 43
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng hoang sơ hùng vĩ, bãi biển phẳng lặng trong xanh làm xua tan những mệt mỏi và thay đổi không khí của chuyến trek trong rừng. Theo báo cáo nghiên cứu khảo cổ học Cát Bà của Viện khảo cổ học, ở Cát Bà nhiều di chỉ, di tích khảo cổ đƣợc thể hiện trong bảng thống kê sau: Bảng 2.8: Các di chỉ/di tích khảo cổ học tại Cát Bà Loại di chỉ Số lƣợng Di chỉ hang động chứa di tích ngƣời tiền sử 20 Di tích chứa di tồn và di vật thời tiền sử 42 Di tích chứa các di tích thời cổ sinh Pleistocenne 4 Di tích chƣa di vật thuộc thời kì lịch sử 7 Di tích có liên quan đến truyền thuyết lịch sử 2 c. Các di tích lịch sử Hiện nay, tại Cát Bà còn nhiều di tích mang giá trị cao nhƣ: Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận từng là nơi tập kết dấu cọc lấy gỗ từ Vân Đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền năm 938. “Tân tạo thạch bia” ở chùa Gia Lộc (thị trấn Cát Bà) là một khối đá bốn mặt chạm khắc hoa văn sinh động hiếm thấy đƣợc tạo dựng từ thời Cảnh Thịnh tứ niên năm 1797; Phần kiến trúc bức thành xếp đá xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỉ XVI tại xã Xuân Đám, đặc biệt là còn tƣơng đối nguyên vẹn ở khu vực chùa Hòa Hy (Hào Quang). Ở chùa có nhiều pho tƣợng độc đáo, nét hoa văn chạm trên bia đá đặc trƣng của bia chùa miền Bắc. Bảng 2.29: Danh sách các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng được xếp hạng tại Cát Bà STT TÊN DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM XẾP HẠNG 1 Địa điểm Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà Thi trấn Cát Bà Cấp Quốc Gia 2 Đình Phù Long Xã Phù Long Cấp Thành phố 7 Đình Trân Châu Xã Trân Châu Cấp thành phố (Nguồn: Bảo tàng thành phố Hải Phòng) Đoàn Minh Chinh Trang 44
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng d. Văn hóa ẩm thực Đến với Cát Bà những trekker có thể thƣởng thức các đặc sản của vùng đất sau chuyến bộ hành mệt nhọc, làm tăng thêm dƣ vị cho chuyến đi, nhƣ: Sam 7 món: món ăn đặc trƣng hƣơng vị biển vừa ngon, vừa độc đáo, có nguồn gốc tự nhiên, luôn đảm bảo độ tƣơi sống. Sam biển chế biến rất nhiều món ăn khác nhau nhƣ: tiết canh, gỏi, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn hoặc xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nƣớng, sam xào miến Tu hài: là hải sản quý hiếm, ban đầu chỉ Cát Bà mới có sau này mới đƣợc nhân giống rộng rãi sang các vùng khác. Tu hài có giá trị dinh dƣỡng cao và hƣơng vị đặc biệt, chế biến đƣợc nhiều món ăn nhƣ: gỏi, nấu cháo ; đƣợc biết đến nhiều nhất là món tu hài nƣớng trên bếp than, mùi thơm tỏa ngào ngạt và vị ngọt, tƣơi ngon của tu hài in đậm trong tâm trí du khách. Cá song: ở Cát Bà có 3 loại là cá song mỡ, song đen và song cáo, chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dƣỡng nhƣ: gỏi, cháo, lẩu, hấp, sốt, nƣớng Bún tôm Cát Bà: đã từ rất lâu đƣợc coi nhƣ là một đặc sản hấp dẫn du khách. Ngoài những món đặc sản từ biển thì cũng có những đặc sản của các xã nhƣ: cam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt Ốc (Việ Hải) khiến cho nhiều du khách khó quên khi thƣởng thức. Dê núi cũng là món ăn đƣợc đánh giá cao ở đây, đƣợc du khách đánh giá ngon hơn nhiều nơi khác. Bảng 2.10: Tài nguyên du lịch nhân văn ở Cát Bà Tên tài nguyên Sô lƣợng Chùa 3 Đình 2 Công trình văn hóa Miếu 5 Đền 2 Các công trình văn hóa khác 2 Di chỉ khảo cổ 77 Lễ hội 4 (Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng) Đoàn Minh Chinh Trang 45
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng Tài nguyên du lịch nhân văn ít phong phú hơn về số lƣợng và chủng loại so với tài nguyên du lịch tự nhiên, lại phân bố rải rác. Tuy nhiên, có thể khẳng định tài nguyên du lịch nhân văn tại Cát Bà độc đáo và có giá trị lịch sử cao đối với địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. 2.2.1.3. Những điểm đến nổi bật Cát Bà có rất nhiều điểm tham quan du lịch phong phú, mạo hiểm và có cảnh quan đẹp, độc đáo hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế. Dƣới đây là những điểm đến nổi bật thu hút nhiều du khách khi đến với Cát Bà. a. Động Trung Trang Động Trung Trang thuộc thung lũng Trung Trang – thung lũng lớn nhất đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300 ha, thấp hơn mặt nƣớc biển từ 10 đến 30m và cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc. Động dài khoảng 300m xuyên qua núi, là hang động do thiên nhiên kiến tạo trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Động Trung Trang đƣợc đánh giá là một trong những động đẹp nhất tại Cát Bà, là điểm đến luôn đƣợc du khách lựa chọn khi đến với Cát Bà. Động với muôn nghìn nhũ đá thiên nhiên có hình dáng độc đáo, sáng lấp lánh nhƣ những khối châu báu, và luôn gợi cho con ngƣời liên tƣởng đến hình ảnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Tại đây có cả một dãy đá đứng sừng sững với hơn chục phiến xếp song song, khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh ngân vang rất xa. Động có thể chứa hàng trăm du khách đến tham quan. Tại động Trung Trang còn có khu rừng Kim Giao mọc tự nhiên rất đẹp và có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học. b. Hang Quân Y Hang Quân Y, hay Bệnh viện Quân y nằm lƣng chừng núi khu vực Khe Sâu, xã Trân Châu, thuộc địa phận Vƣờn Quốc gia Cát Bà. Bệnh viện Quân Y đƣợc xây dựng ngay trong lòng núi Cát Bà, từ thời chiến tranh chống Mỹ, đã trở thành niềm tự hào của ngành Quân y Việt Nam. Trƣớc đây, hang Quân Y mang tên Hùng Sơn, theo tên một vị tƣớng thời nhà Trần tham gia đánh trận trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngƣời đã tìm ra hang. Thời kháng chiến chống Mỹ, khoảng những năm 60, hang đƣợc xây dựng thành một bệnh viện để làm nơi chữa bệnh cho thƣơng binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn của dân cƣ địa phƣơng và dân cƣ sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ. Bệnh viện Đoàn Minh Chinh Trang 46
- Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà – Hải Phòng có sức chứa hơn 100 thƣơng binh. Ngoài 17 phòng bệnh và các phòng chức năng, trong lòng hang còn có bể bơi, bãi chiếu phim và khu tập luyện thể lực Sau chiến tranh, mỗi lần có bão, ngƣời dân nơi đây cũng chọn hang để làm nơi trú ẩn. Lối ra của hang nằm ở mặt sau của sƣờn núi, với đƣờng mòn thoai thoải, hai bên là cây rừng khiến du khách hòa mình cùng thiên nhiên giữa cảnh quan của núi rừng vƣờn quốc gia. Hang có cấu trúc đặc biệt với nhũ thạch và núi đá vôi ven biển hình thành do trầm tích. Bên cạnh đó là những nhũ đá lấp lánh của tạo hóa ban tặng, cùng với ánh sáng trong động, tạo nên không gian bí hiểm, lãng mạn. c. Đỉnh Kim Giao – Đỉnh Ngự Lâm Đỉnh Kim Giao: Với bạt ngàn thân cây thẳng đứng, rừng Kim giao có một khuôn viên yên bình, thơ mộng và là một điểm dừng chân thƣởng ngoạn lý tƣởng để các du khách có cơ hội đƣợc cảm nhận những giá trị của cuộc sống. Kim giao là một loại cây lá cứng và thuộc loại cây quý. Ra hoa vào tháng 4, tháng 5, thành quả, kết đài vào tháng 6, tháng 7, những quả kim giao già khô đƣợc hái về ƣơm trồng vào khoảng tháng 11. Nghỉ chân dƣới bóng mát của những tán lá kim giao xanh mƣớt, lắng nghe những âm thanh của gió và “dàn đồng ca mùa hạ” của ve. Kim Giao đƣợc sách đỏ xếp ở bậc V (có nguy cơ tuyệt chủng). Cây Kim Giao là đối tƣợng bảo vệ của vƣờn quốc gia Cát Bà. Đỉnh núi Ngự Lâm cao 210m so với mực nƣớc biển. Ngự Lâm theo nghĩa Hán Việt là ngồi trên đỉnh núi. Trên đỉnh có chòi quan sát cao hơn 20m, đứng trên đỉnh lô cốt du khách thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh của Cát Bà từ trên cao. d. Ao Ếch Ao Ếch là một đầm nƣớc ngọt nhỏ trên núi cao, là nơi chỉ có cây Và Nƣớc. Đây là một sinh cảnh rừng ngập nƣớc nội địa độc đáo ở Cát Bà, một khu vực rừng ngập nƣớc trên núi cao duy nhất ở miền Bắc với nguồn nƣớc không bao giờ can, thậm chí vào mùa mƣa còn ngập cả lối đi. Ao Ếch có diện tích khoảng 3 héc ta với loài thực vật đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt là cây Và nƣớc mọc thành một quần thể rất đẹp và bí ẩn. Ao Ếch là nơi cƣ trú của chuột, nhím, rùa núi, rắn, ếch, nhái, cua, cá Ao Ếch đi Việt Hải đƣờng mòn vòng quanh vách núi đá vôi vẫn khuất dƣới tán cây rừng kín đặc, các loại dây leo chằng chéo trên mặt đất. Vào mùa hè đây là nguồn nƣớc chủ yếu của các Đoàn Minh Chinh Trang 47