Đề tài Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc nguời thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch

pdf 109 trang huongle 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc nguời thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_tim_hieu_le_an_trau_dam_trau_cua_mot_so_toc_nguoi_thi.pdf

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc nguời thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÌM HIỂU LỄ ĂN TRÂU (ĐÂM TRÂU) CỦA MỘT SỐ TỘC NGUỜI THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thim Lớp : VH1101 GV huớng dẫn: Th.S Phạm Thị Hoàng Điệp Hải Phòng 2011 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tây Nguyên - , ngƣời ay đến c , con các c - Tây Nguyên 'du và các vị thần khác nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua làm ăn đƣợc mùa, con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là nội dung và ý nghĩa của lễ “Sa-rơ-pu” (ăn trâu) mà ngƣời miền xuôi thƣờng gọi là tết Thƣợng hay lễ Đâm Trâu, đƣợc tổ chức từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch. Lễ hội Đâm trâu với biểu tƣợng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật, mang tính tổng hợp cao, xuất phát từ ý niệm mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã dần dần trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của các buôn làng Tây Nguyên nhƣ lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng đƣợc mùa. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, sự ngƣỡng vọng thần linh đƣợc gắn kết với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xƣa của ngƣời Tây Nguyên. Nhiều loại hình dân gian đƣợc huy động tham gia vào lễ hội này nhƣ âm nhạc, sân khấu, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình Với những nét đặc sắc nhƣ trên, có thể coi Lễ ăn trâu (Lễ đâm trâu) là một trong những tài nguyên văn hóa có giá trị, cần đƣợc tìm hiểu một cách hệ thống và đƣa vào khai thác hiệu quả trong du lịch, góp phần phát triển du lịch văn hóa ở Tây Nguyên. Đó cũng là lý do chính để ngƣời viết lựa chọn đề tài “Tìm hiểu 2
  3. ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du l ” cho công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của mình. 2. Mục đích đầu tiên của đ nhằm những nét đặc trƣng nhất về , Tây Nguyên, trên cơ sở đó kết nối với nghi lễ đâm trâu và việc tổ chức lễ đâm trâu trong các lễ hội quan trọng của buôn làng Tây Nguyên. Mục đích thứ hai là tập trung đến , từ đó đi sâu làm rõ . Mục đích cuối cùng là trên cơ sở việc phân tích tƣ liệu và thực trạng khai thác Lễ đâm trâu hiện nay, tiến tới áp một cách hiệu quả mà . Với những mục đích trên, ngƣời viết hy vọng đề tài này trƣớc hết sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan và hệ thống về nghi lễ đâm trâu của các tộc ngƣời thiểu số ở Tây Nguyên, có thể , đ thêm đa dạng mà độc đáo của đất nƣớc . Bên cạnh đó, đề tài cũng góp thêm một góc nhìn khác về việc khai thác nghi lễ truyền thống trong kinh doanh du lịch tránh hiện tƣợng bị thƣơng mại hóa. 3. Lễ Đâm trâu (Ăn trâu) là một nghi lễ khá phổ biến, có mặt trong rất nhiều lễ hội quan trọng trên dải đất Tây Nguyên cho nên đã có rất nhiều tác giả tìm hiểu và giới thiệu về nghi lễ này một cách cụ thể hoặc là sơ lƣợc thông qua một số lễ hội khác nhƣ: “Mùa xuân với lễ hội Đâm trâu” của Nguyễn Văn Chƣơng, NXB Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 2004 đã giới thiệu một cách cụ thể và khá đầy đủ về Lễ hội này. 3
  4. Trong cuốn “Lễ hội Bỏ mả( Pơ thi) các dân tộc bắc Tây Nguyên: Dân tộc Giarai - Bana”, (NXB Văn hóa dân tộc, 1995), tác giả Ngô Văn Doanh cũng đề cập ít nhiều đến việc chuẩn bị nghi lễ đâm trâu nhƣ một trong những nghi lễ chính yếu của Lễ bỏ mả của các tộc ngƣời Gia rai và Bana. Trong tác phẩm “Lễ hội Tây Nguyên”, (NXB Thế Giới, 2008), các tác giả Trần Phong, Nguyên Ngọc đã giới thiệu gần nhƣ trọn vẹn về những lễ hội cổ truyền của các tộc ngƣời sống trên suốt dải đất Trƣờng Sơn - Tây Nguyên và nhƣ một phần tất yếu, họ cũng đã đề cập đến Lễ hội đâm trâu của một vài tộc ngƣời nhƣ Ê đê, Ba na với những nét độc đáo và giá trị đặc sắc. Tuy nhiên hầu hết các tác phẩm kể trên chƣa cho thấy đƣợc sự khác biệt trong nghi lễ tổ chức của từng tộc ngƣời ở Tây Nguyên, đặc biệt là chƣa đề cập đến việc khai thác nghi lễ này nhƣ một sản phẩm du lịch văn hóa giàu tiềm năng của mảnh đất “nắng lửa mƣa ngàn”. 4. Trong đề tài này, ngƣời viết đã sử dụng các sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tƣ liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, ngƣời viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có đƣợc tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp định hƣớng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tƣơng quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hƣởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chƣơng trình phát triển, các định hƣớng, các chiến lƣợc và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4
  5. 5. 3 chƣơng: Chƣơng 1 Tây Nguyên Chƣơng 2 Chƣơng 3 . 5
  6. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN 1.1. G Tây Nguyên Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam, đó là: Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Ở Tây Nguyên hiện nay có khoảng trên 20 tộc ngƣời cùng cƣ trú, sinh sống. Nếu không kể mấy tộc ngƣời phía bắc và ngƣời Kinh di cƣ đến thì các tộc ngƣời lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu là nhóm Môn-Khmer và nhóm Mã Lai đa đảo. “Văn hóa Tây Nguyên” nhƣ vẫn quen gọi bao gồm văn hóa các tộc ngƣời thuộc 2 nhóm này. Nhƣng thực ra những đặc trƣng của văn hóa Tây Nguyên còn có ở nhiều những tộc ngƣời khác sống trên sƣờn phía Tây của dãy Trƣờng Sơn, suốt một dải từ phía Tây Quảng Bình đến tận Phú Yên. 1.1.1. - Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc; phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đƣờng biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đƣờng biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng khoảng 54.639 km2. Trong tác phẩm Rú Mọi (Les jungles Mois - NXB Tri Thức dịch với tên là Rừng người Thượng), cho đến nay vẫn đƣợc coi là công trình khảo sát cơ bản nhất về Tây Nguyên, tác giả Henri Maitre cho rằng Tây Nguyên không phải là một dãy núi - nhƣ vẫn đƣợc gọi trƣớc nay (Trƣờng Sơn, Chaîne annamitique) - mà là một bình nguyên nằm trên cao. Trong một kỷ địa chất xa xôi trƣớcđó, vùng đất này do chấn động của vỏ trái đất đã đƣợc nâng cao lên đột ngột so với chung quanh, tạo thành một cao nguyên lớn. [10] 6
  7. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều đƣợc bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao, chính là dãy Trƣờng Sơn Nam. Về địa hình, Tây Nguyên có hai đặc điểm đáng chú ý: Cao vút ở hai đầu, cực bắc là cụm núi Atouat, với đỉnh Ngok Linh 2598m, cao nhất toàn Tây Nguyên và toàn miền Nam; cực nam là dãy Chƣ Yang Sin, 2402m (là đỉnh cao nguyên Lang Biang). Giữa hai cụm núi ấy là một bình nguyên mênh mông, bằng phẳng, chỉ có những nếp lƣợn sóng liên tục. Đứng tại thành phố Buôn Ma Thuột nhìn quanh, thấy cụm núi quan trọng nhất của tỉnh Đắk Lắk là núi Đ’leya, cũng xa tƣơng tự nhƣ từ Hà Nội nhìn lên Ba Vì hay Tam Đảo Đặc điểm địa hình thứ hai rất quan trọng của Tây Nguyên là dốc đứng trên sƣờn phía đông, đổ xuống các tỉnh duyên hải nam Trung Bộ, tạo thành một bức trƣờng thành sừng sững. Chính điều này khiến ngƣời Việt ở các tỉnh ven biển nam Trung Bộ nhìn ngƣợc lên hƣớng tây đã nhầm Tây Nguyên là một dãy núi dài. Từ đồng bằng duyên hải nam Trung Bộ đi lên Tây Nguyên chỉ có một số đƣờng độc đạo, ngày trƣớc là các đƣờng 19 từ Quy Nhơn, qua đèo An Khê và đèo Mang Giang lên Pleiku, rồi có thể đi tiếp qua Stung Treng của Campuchia; đƣờng 26, từ Nha Trang - Ninh Hòa qua đèo Phƣợng Hoàng lên Buôn Ma Thuột; đƣờng 28 từ Phan Rang qua đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt. Gần đây đã sửa chữa, nâng cấp và mở thêm một số đƣờng khác, nhƣ các đƣờng 14 từ Đà Nẵng và Quảng Nam lên Kontum, đƣờng 24 từ Quảng Ngãi lên Kontum, đƣờng 25 từ Tuy Hòa, Phú Yên lên Pleiku Đáng chú ý, chẳng hạn nếu theo đƣờng 19 Quy Nhơn - Pleiku thì sau khi lên khỏi đèo An Khê rất cao, ta lại tiếp tục đi bằng chứ không hề xuống dốc, sau đó cách khoảng vài chục km sẽ gặp đèo Mang Giang 7
  8. cũng rất cao và hiểm trở, vƣợt qua rồi lại tiếp tục đi bằng, đến Pleiku, sau đó sẽ xuôi dần thoai thoải về hƣớng tây đến bờ sông Mékông. Tức trong khi sƣờn phía đông dốc đứng, thì sƣờn phía tây của Tây Nguyên khá bằng phẳng, thoai thoải đổ về Mékông. Đặc điểm địa hình này sẽ rất quan trọng trong quan hệ của Tây Nguyên với các “lân bang” trong lịch sử lâu dài: quan hệ về phía tây, với Campuchia và với Lào, thuận tiện hơn là với Champa (và sau đó với Đại Việt) ở phía đông. Các bộ lạc ở Tây Nguyên quan hệ với “lân bang” trên vùng duyên hải phía đông chủ yếu do nhu cầu tìm muối mà Tây Nguyên hoàn toàn không có. Ở Tây Nguyên có hai địa danh đáng chú ý: Trong tiếng Ê Đê, buôn có nghĩa là làng (Buôn Hồ, Buôn Sam, Buôn Ma Thuột ), nhƣng lại có Bản Đôn ở Đắk Lắk, phía tây Buôn Ma Thuột, sâu về phía nam Tây Nguyên, gần biên giới Cămphuchia. Bản là tiếng Lào, có nghĩa là làng. Bản Đôn chính là một trạm buôn của ngƣời Lào cắm sâu vào đây từ rất xƣa, đến nay kiến trúc nhà cửa trong làng vẫn còn nhiều dấu vết Lào, ngƣời dân vẫn hiểu thông thạo tiếng Lào. Đây cũng chính là vùng tộc ngƣời Mơ Nông, rất giỏi nghề săn bắt và thuần dƣỡng voi. Rất có thể chính ngƣời Lào đã truyền nghề này cho ngƣời Mơ Nông Trong cụm núi Ngok Linh tại làng Mƣờng Hon, Mƣờng chắc chắn là tiếng Lào, cũng có nghĩa là làng. Đây có thể là một làng ngƣời Lào vào định cƣ đã lâu đời trong cụm núi lớn này, cũng có thể là vết tích của những ngƣời Lào chạy dạt vào đây do hệ quả của các cuộc chiến tranh bộ lạc ngày xƣa Rõ ràng quan hệ của ngƣời Lào với các tộc ngƣời Tây Nguyên từ xa xƣa đã khá sâu. Tây Nguyên vốn là một vùng đất núi lửa, hiện nay còn rất nhiều dấu vết núi lửa nhƣ Biển Hồ khá rộng ở phía bắc thị xã Pleiku chính là một miệng núi lửa cổ, núi Hàm Rồng ở nam thị xã Pleiku còn rất rõ dấu vết miệng núi lửa. Ở Đắk Lắk có huyện Chƣ Mơgar, có nghĩa là “Núi Ngƣợc”, vì miệng núi lửa cổ lõm xuống trên đỉnh khiến ngọn núi này trông nhƣ có đỉnh lộn ngƣợc Chính nham thạch núi lửa đã khiến Tây Nguyên trở thành một vùng đất bazan lớn nhất nƣớc, chiếm đến 60% kho đất bazan của cả nƣớc. Đất bazan đặc biệt thích hợp với một số cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su [10] 8
  9. - Tây Nguyên 5 10 11 4 năm sau. Đất bazan là loại đất không giữ nƣớc, nƣớc mƣa trƣợt đi trên bề mặt, về mùa khô Tây Nguyên gần nhƣ hoàn toàn không có nƣớc. 240 150C; l . . Tây Nguyên - k , Krông kma Tây Nguyên có cũng . Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh đƣợc mệnh danh là kho báu của rừng Gia Lai chính qui tụ nhiều nhất các loài động thực vật hoang dã. Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trƣờng Sơn, thuộc phía Đông bắc tỉnh Gia Lai. Tại đây có 652 loài thực vật có mạch, đặc biệt là pơmu; 42 loài thú; 160 loài chim; 51 loài bò sát, ếch nhái và 209 loài bƣớm. Đặc biệt ở vƣờn quốc gia này còn có tới 110 loài thực vật có thể làm thuốc gia truyền. Đ có 3 loài đặc hữu của Đông Dƣơng là vƣợn má hung, voọc vá chân xám và mang lớn. 9
  10. 1.1.2. Vài nét về lịch sử Tây Nguyên 1.1.2.1. Thời tiền sử Năm 1948, nhà dân tộc học ngƣời Pháp Goerges Condominas tìm đƣợc bộ đàn đá tiền sử ở làng Nđut Liêng Krak thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắk Lắk. Đây là bộ đàn đá đầu tiên tìm đƣợc trên thế giới. Về sau nhiều bộ đàn đá khác còn đƣợc tìm thấy ở nhiều nơi thuộc Tây Nguyên và ven Tây Nguyên. Đáng chú ý hệ thang âm của các đàn đá này trùng hợp với thang âm các bộ chiêng của các tộc ngƣời Tây Nguyên hiện nay (thang ngũ âm, nhƣng khác với thang ngũ âm Trung Hoa, mà lại gần thang âm tìm thấy ở một số nhạc cụ trên các đảo nam Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng). Từ những chứng tích trên có thể thấy rằng có một mối quan hệ nào đó giữa chủ nhân của các bộ đàn đá tiền sử ấy (đƣợc xác định niên đại là cách đây 3000 năm) với các tộc ngƣời đang sinh sống ở Tây Nguyên hiện nay, và cũng có thể có một dòng chảy của con ngƣời từ những vùng xa xôi từ phía nam đến Tây Nguyên trong những thời kỳ rất xa xƣa. Cách đây vài chục năm, trong khi chuẩn bị làm Thủy điện Ya Ly (trên vùng giáp giới hai tỉnh Kontum và Gia Lai), đã tiến hành khai quật di chỉ Lung Leng, nơi sẽ là lòng hồ. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện đƣợc tại đây dấu vết hết sức quan trọng của một nền văn hóa cổ, từ thời Đồ đá cũ, Đồ đá mới sang đến Đồ đồng. Sau đó, công tác khảo cổ ở Tây Nguyên đƣợc chú ý hơn, và liên tục phát hiện nhiều khu di tích quan trọng khác ở hầu khắp Tây Nguyên. Thậm chí ngƣời ta đã tìm đƣợc cả trống đồng ở nhiều nơi. Công tác khảo cổ ở Tây Nguyên nói chung chỉ mới bắt đầu, chƣa đủ cơ sở cho những kết luận thật đáng tin cậy. Song bƣớc đầu đã có thể thấy một số điểm đáng chú ý: các di vật đồ đá và đồ đồng tìm thấy ở Tây Nguyên rất gần với Đông Sơn, trong khi đồ gốm lại gần với văn hóa Sa Huỳnh. Nhƣ vậy ít ra có thể thấy nền văn hóa tiền sử ở Tây Nguyên từng có giao lƣu rộng rãi với cả hai nền văn hóa lớn này ở phía bắc và phía nam. [10] 10
  11. 1.1.2.2. Tây Nguyên trƣớc thời kỳ Nam tiến của ngƣời Việt Trƣớc khi có cuộc Nam tiến của ngƣời Việt, vƣơng quốc Champa xem Tây Nguyên nửa nhƣ một nƣớc chƣ hầu nửa nhƣ vùng đất phía tây của mình. Trong thực tế triều đình Champa không hề kiểm soát đƣợc Tây Nguyên. Suốt một thời kỳ lịch sử rất lâu dài, Tây Nguyên là vùng sinh sống của các bộ lạc độc lập và tự trị. Trong đó đông nhất, mạnh nhất, chặt chẽ nhất là ngƣời Gia Rai, sống ở vùng trung Tây Nguyên. Trong tộc ngƣời Gia Rai có các nhân vật rất đặc biệt gọi là P’tao Pui, P’tao Ia và P’tao Nhinh, mà ngƣời Việt dịch là “Vua Lửa”, “Vua Nƣớc”, “Vua Gió”, ngƣời Pháp cũng dịch là “Roi du Feu”, “Roi de l’Eau”, “Roi du Vent”. Cách dịch “Vua”, “Roi” là không chính xác. Thật ra đây là một kiểu thủ lĩnh tinh thần và tâm linh rất độc đáo trong xã hội Gia Rai, một kiểu “thầy cúng” có uy tín lớn, đóng vai trò là ngƣời giữ mối quan hệ giữa Thần linh và con ngƣời, giữa thế giới “bên trên” và xã hội trần thế, không có bất cứ quyền hành thế tục và quyền lợi ƣu tiên nào, nhƣng lại là một thứ trung tâm cố kết và “điều hành” toàn bộ xã hội này một cách hết sức chặt chẽ và hiệu lực, kể cả trong quan hệ đối ngoại với các “lân bang”. Trong tác phẩm nghiên cứu rất công phu và đặc sắc “P’tao, một lý thuyết về quyền lực ở người Gia Rai Đông Dương” (P’tao, une théorie du pouvoir chez les indochinois Jarai), nhà Tây Nguyên học hàng đầu Jacques Dournes đã có sự phân tích và giải thích rất sâu sắc về các nhân vật này và một kiểu quyền lực cũng hết sức độc đáo ở xã hội Gia Rai nói riêng và xã hội Tây Nguyên nói chung, còn tồn tại cho đến rất gần đây, thậm chí còn ảnh hƣởng tiềm tàng đến tận ngày nay. Các P’tao là ngƣời Gia Rai, sống ở vùng Gia Rai, nhƣng tầm ảnh hƣởng lan rất rộng, sâu trên nhiều vùng tộc ngƣời khác, thậm chí sang cả Campuchia. Trong nhiều thời kỳ, triều đình Campuchia từng coi các P’tao ở Tây Nguyên nhƣ một kiểu “vua thần”, định kỳ có dâng cống vật. Ngƣời Campuchia gọi các P’tao là Sadet (gần với từ Samdeth). Về sau, các “Vua Nƣớc” và “Vua Gió” giảm dần ảnh hƣởng rồi mất hẳn, chỉ còn “Vua Lửa” Việc nghiên cứu hình thái tổ chức xã hội với các P’tao của ngƣời Gia Rai có ý nghĩa rất quan trọng 11
  12. trong việc tìm hiểu sâu sắc Tây Nguyên, từ con ngƣời, văn hóa đến tổ chức xã hội cổ truyền , thậm chí cũng còn có thể cho phép chúng ta hình dung chừng nào về các xã hội cổ từng tồn tại trên vùng đất nay là bán đảo Đông Dƣơng. Tây Nguyên quan hệ với các “lân bang” chính là qua các P’tao. Quan hệ nhiều nhất là với Campuchia. Trong nhiều thời kỳ dài đã thƣờng xuyên có các đoàn “sứ giả” đi lại hằng năm giữa các P’tao và triều đình Campuchia, trao đổi cống vật giữa hai bên. Trong quan hệ này đáng chú ý là về phía Campuchia đối với các P’tao Tây Nguyên là có tính chất “dâng lên”, còn từ phía các P’tao với các vua Campuchia là “ban xuống”. Do địa hình và cả chủng tộc, ngƣời Lào đã có quan hệ lâu đời và sâu với các tộc ngƣời ở Tây Nguyên. Quan hệ của Tây Nguyên với Champa lại có những nét riêng khác: Trong thực tế, triều đình Champa đối xử với Tây Nguyên nhƣ với một “lân bang” phía tây của mình, cũng có quan hệ trao đổi cống vật định kỳ (với các P’tao) nhƣng không chặt chẽ bằng phía Campuchia. Mặt khác, ngƣời Gia Rai, tộc ngƣời lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên với ngƣời Chàm đều cùng thuộc một ngữ hệ Malayo- Polynésien nên rất gần gũi nhau, thậm chí có tác giả còn cho rằng ngƣời Gia Rai chính là ngƣời Chàm dạt lên Tây Nguyên trong những điều kiện và những thời gian lịch sử nào đó bởi hiện nay đã tìm thấy một số dấu vết các tháp Chàm ở vùng Gia Rai. Trong quá trình Nam tiến, ngƣời Việt đã mất trên ba trăm năm mới giải quyết xong vùng đồng bằng ven biển Champa, sau đó đi tiếp về nam, vừa mới đứng chân đƣợc trên vùng đất Thủy Chân Lạp thì cũng là lúc ngƣời Pháp tràn vào. Do vậy triều đình Việt chƣa có thời gian quan tâm nhiều đến vùng đất cao phía tây và các bộ lạc sống trên đó. Triều đình Huế cũng có phái một số quan chức lên tìm hiểu và bắt quan hệ với các bộ lạc Tây Nguyên, tất nhiên với ý đồ chinh phục. Tuy nhiên công cuộc này cũng còn rất sơ sài, các phái viên triều đình có gặp Vua Nƣớc, Vua Lửa, mà họ gọi là Thủy Xá, Hỏa Xá, đặt quan hệ “triều cống” định kỳ của các vị này với triều đình và “ban tƣớc” của triều đình cho các vị này, và vì hiểu rằng đây quả thực là các “Vua” nên họ yên trí nhƣ vậy 12
  13. là đã nắm đƣợc toàn bộ Tây Nguyên. Có hiện tƣợng đáng chú ý: triều Nguyễn đã từng thiết lập một hệ thống “đồn sơn phòng” suốt dọc các tỉnh Trung Trung bộ trên ranh giới giữa vùng ngƣời Việt và vùng sinh sống của các tộc ngƣời thiểu số ở phía tây, riêng ở Quảng Ngãi còn lập cả một bờ lũy dài hơn trăm km ngăn cách giữa hai vùng, chứng tỏ triều đình coi phía bên kia là một “nƣớc” khác, có thể là một thứ “man” chƣ hầu [10] 1.1.2.3. Ngƣời Pháp với Tây Nguyên Quá trình xâm nhập của ngƣời Pháp vào Tây Nguyên khá lâu dài và sâu. Đầu tiên là các nhà truyền giáo. Do chính sách “sát tả”, bài trừ Cơ đốc giáo của các vua đầu triều Nguyễn, các nhà truyền giáo Cơ đốc đã tìm đƣờng lánh lên vùng rừng núi Tây Nguyên vì có thể an toàn hơn. Họ đã đi bằng nhiều đƣờng khác nhau, sau nhiều lần thất bại cuối cùng đã lên đƣợc đến vùng ngƣời Ba Na ở Kontum và thiết lập đƣợc xứ đạo đầu tiên trên cao nguyên tại đây. Tại Đại chủng viện ở thị xã Kontum hiện nay có một bảo tàng (đƣợc gọi là “Phòng truyền thống”) minh họa khá sinh động và chính xác con đƣờng truyền đạo Cơ- đốc lên Tây Nguyên. Nhiều nhà truyền giáo cũng là những nhà dân tộc học tận tụy và uyên bác. Chính họ đã để lại những công trình nghiên cứu đa dạng và sâu sắc về Tây Nguyên. Đồng thời và tiếp sau các nhà truyền giáo là các “phái bộ” (mission) khảo sát, vừa là những ngƣời tiên phong đi chuẩn bị và dọn đƣờng cho việc chinh phục, vừa là những nhà khoa học đƣợc đào tạo rất cơ bản, ít nhất ở hai trƣờng Dân tộc học và Trƣờng Pháp quốc hải ngoại (École française d’Outre-mer), một số ngƣời là sĩ quan quân đội. Nhiều phái bộ nhƣ vậy đã đi hầu khắp Tây Nguyên, không bỏ sót một vùng nào, nghiên cứu hoặc một cách tổng thể về vùng đất này, hoặc về từng phƣơng diện, từng tộc ngƣời, từng vùng riêng biệt. Một trong những phái bộ đó, do Henri Maitre dẫn đầu, đã để lại một tác phẩm đồ sộ đến nay vẫn là công trình khảo sát cơ bản, toàn diện và tỉ mỉ nhất về Tây Nguyên, chƣa ai vƣợt qua đƣợc. Công trình này có tên là Les jungles Mois (Rú Mọi), gồm hai phần, phần đầu là Nhật ký hành trình của phái bộ xuyên suốt Tây 13
  14. Nguyên, phần hai trên cơ sở tổng kết toàn bộ các khảo sát, dựng nên bức tranh toàn diện về Tây Nguyên. Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức dịch phần hai công trình này, dƣới cái tên Rừng người Thượng, đang đƣợc in ở nhà xuất bản Tri Thức. Tiếp sau các phái bộ khảo sát là các nhà cai trị, cũng đƣợc đào tạo rất cơ bản về nhân chủng học, dân tộc học trƣớc khi sang Việt Nam. Rất nhiều ngƣời trong số này, nhƣ Sabatier, công sứ Pháp đầu tiên ở Đắk Lắk, là nhà khoa học uyên bác. Ông là ngƣời đầu tiên sƣu tầm và dịch ra tiếng Pháp trƣờng ca Đam San, cũng đã sƣu tầm và hệ thống hóa toàn bộ luật tục Ê Đê. Ông từng cai trị tỉnh Đắk Lắk bằng một kiểu “Tòa án Luật tục”, kết hợp khôn khéo luật tục của ngƣời Ê Đê với luật chung cho toàn Đông Dƣơng. Bên cạnh những viên quan cai trị này, còn có những nhà chuyên môn giỏi và tâm huyết trong nhiều lĩnh vực, nhƣ Antomarchi, một nhà ngôn ngữ học lão luyện, ngƣời đã đặt ra vần chữ cái La tinh đầu tiên cho tiếng Ê Đê. Thậm chí còn có những bác sĩ nhƣ Jouin, vừa là một thầy thuốc nổi tiếng, vừa là một nhà dân tộc học sâu sắc Sau cùng đến lƣợt các nhà khoa học chuyên nghiệp, nhƣ G. Condominas, A. de Hautecloque-Howe, Boulbet, Maurice , thƣờng đi sâu và ở lại lâu dài trong các vùng thực địa, để lại những công trình quan trọng hoặc về từng tộc ngƣời hoặc về từng vấn đề dân tộc học lớn ở Tây Nguyên. Có ngƣời nhƣ Jacques Dournes, là một linh mục đến Tây Nguyên, ở lại suốt hai mƣơi lăm năm, cuối cùng bỏ đạo, sống theo phong tục Tây Nguyên, là một nhà Tây Nguyên học lớn Công cuộc chinh phục Tây Nguyên của ngƣời Pháp diễn ra song song với cuộc xâm chiếm Việt Nam và toàn Đông Dƣơng. Ở Tây Nguyên họ cũng gặp phải sự kháng cự của các bộ lạc bản địa. Trƣớc đây, giữa các bộ lạc ở đây vẫn thƣờng diễn ra chiến tranh, chủ yếu để cƣớp tù binh bán sang các nƣớc chung quanh làm nô lệ. Vốn là những tộc ngƣời quen sống tự do, phóng khoáng, có ý thức tự trọng và tinh thần thƣợng võ cao, không chịu bất cứ sự áp bức, áp đặt nào, họ đã đứng lên chống lại những ngƣời mới đến mang tới một ách thống trị xa lạ. Tuy nhiên những cuộc kháng cự thƣờng rời rạc, một vài phong trào liên 14
  15. kết đƣợc một số vùng tƣơng đối rộng không tồn tại đƣợc lâu. Song cũng có những vùng cuộc đấu tranh diễn ra khá dai dẳng, thậm chí có nơi suốt gần trăm năm đô hộ ngƣời Pháp vẫn không hoàn toàn thiết lập đƣợc bộ máy cai trị. Khi đã chiếm đƣợc toàn bộ Đông Dƣơng, ngƣời Pháp đã chia bán đảo này ra thành năm xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao miên. Vậy nên phân Tây Nguyên về đâu? Họ có cái mà Jacques Dournes, trong tác phẩm P’tao của ông, gọi là “logique du découpage” (lô gích của sự phân cắt), tất nhiên là lô gích phân cắt sao cho thuận tiện hơn cả đối với sự cai trị của chính quyền thực dân. Thấy trong các “lân bang” trƣớc nay, ngƣời Lào đã xâm nhập vào Tây Nguyên sâu hơn cả, về mặt chủng tộc cũng tƣơng đối gần gũi, nên họ cắt Tây Nguyên về Lào. Một thời gian sau, nhận thấy thủ đô Lào đặt ở Viêng Chăn quá xa, khó với tới Tây Nguyên, đến năm 1904 Toàn quyền Đông Dƣơng đã ký nghị định giao Tây Nguyên về cho triều đình Huế. Nhƣ vậy về mặt pháp lý (của chính quyền thực dân), từ năm 1904 Tây Nguyên mới chính thức thuộc về Trung Kỳ, và từ đó thuộc về Việt Nam. Chủ trƣơng của ngƣời Pháp đối với Tây Nguyên trƣớc sau không hoàn toàn thống nhất. Viên công sứ Pháp đầu tiên cai trị Tây Nguyên là Sabatier (lúc bấy giờ toàn bộ Tây Nguyên đƣợc coi là một tỉnh gọi là tỉnh Kontum, thủ phủ đặt ở Buôn Ma Thuột) chủ trƣơng “bảo tồn” nguyên vẹn Tây Nguyên, ngăn không cho ngƣời Việt, ngƣời Hoa, và cả ngƣời Pháp lên sinh sống và khai thác Tây Nguyên. Ông muốn giữ không chỉ đất đai, mà cả con ngƣời, văn hóa, xã hội Tây Nguyên mà ông khá am hiểu trong trạng thái đúng nhƣ khi nó đƣợc “tìm thấy”, không để cho vùng đất, ngƣời, văn hóa và xã hội cổ truyền tốt đẹp này bị tổn thƣơng vì sự xâm nhập của các thế lực ngoại lai. Ông kiên trì thu phục đƣợc các tù trƣởng bản địa (Ama Thuột chính là một tù trƣởng có ảnh hƣởng lớn trong vùng Ê Đê, đã quy thuận, hợp tác với Sabatier, và làng của ông, Buôn Ma Thuột [có thể dịch sát nghĩa: Làng của Cha thằng Thuột], trở thành thủ phủ của toàn vùng. Sabatier tự biến mình thành một tù trƣởng đứng đầu toàn xứ, tổ chức nhiều cuộc ăn 15
  16. thề kết nghĩa trung thành với các tù trƣởng lớn trong vùng, thiết lập một bộ máy và một phƣơng thức cai trị dựa trên luật tục của các tộc ngƣời bản địa Chính sách “đóng cửa Tây Nguyên” của Sabatier vấp phải sự chống đối của các thế lực thực dân muốn đổ xô vào khai thác vùng đất màu mỡ này. Cuối cùng, do áp lực gay gắt của họ, Sabatier bị lật đổ, ông đã thất bại trong ý đồ có thể tốt đẹp nhƣng ảo tƣởng của ông Từ đó các nhà thực dân Pháp đã bắt đầu khai thác Tây Nguyên, chủ yếu là lập các đồn điền cà phê, cao su, chè do ngƣời Pháp làm chủ, sử dụng một số công nhân ngƣời Việt đƣợc đƣa lên đây, và dần dần có thêm ít nhiều công nhân ngƣời Tây Nguyên. Chính trong thời gian cai trị của ngƣời Pháp, đã đào tạo đƣợc một số trí thức trong các tộc ngƣời bản địa Tây Nguyên, chủ yếu trong hai ngành y tế và giáo dục. Hầu nhƣ tất cả các trí thức này về sau đều trở thành cán bộ nòng cốt của cách mạng ở Tây Nguyên. Chỉ hơn một tháng sau Cách mạng Tháng Tám, quân Pháp đã trở lại đánh chiếm Nam Bộ, tiếp liền sau đó là Tây Nguyên. Đáng chú ý là suốt 9 năm chiến tranh, Pháp không chiếm đƣợc vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ nửa tỉnh Quảng Nam vào đến Phú Yên, nhƣng họ lại tập trung sức quyết chiếm Tây Nguyên. Đó là vì vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng của Tây Nguyên, về mặt quân sự “ai làm chủ đƣợc Tây Nguyên thì sẽ làm chủ cả miền nam Đông Dƣơng”. Cuộc kháng chiến 9 năm ở vùng Nam Trung Bộ (lúc bấy giờ gọi là Liên khu 5) chính là cuộc giành giật quyết liệt giữa ta và địch vùng cao nguyên chiến lƣợc này. Chính qua cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung này mà các tộc ngƣời Tây Nguyên đã trở nên gần gũi và gắn bó ngày càng sâu sắc với cách mạng, với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trở thành một bộ phận khắng khít không thể tách rời của cộng đồng rộng lớn đó. Từ những cơ sở chính trị đầu tiên đƣợc kiên trì xây dựng, tiến lên thành những cơ sở du kích vũ trang, các làng chiến đấu kiên cƣờng, đến cuối những năm kháng chiến chống Pháp Tây Nguyên đã có thể trở thành địa bàn thuận lợi cho các đơn vị chủ lực mở những chiến dịch ngày càng lớn, cho đến chiến dịch Đông- Xuân 1953-54, phối hợp 16
  17. với Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kontum và toàn bộ vùng Bắc Tây Nguyên. Từ sau năm 1954 đến các năm1959-1960, Tây Nguyên đã trải qua một giai đoạn rất đặc biệt. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng ở miền Nam bị đánh phá hết sức ác liệt, tổn thất nặng nề trong các chiến dịch “chống cộng, tố cộng” của chính quyền Sài Gòn. Những cán bộ cộng sản không còn trụ lại đƣợc ở đồng bằng phải lánh lên miền núi để bảo tồn lực lƣợng. Họ phải lặn mình trong đồng bào các tộc ngƣời Tây Nguyên, dựa vào dân, đƣợc dân bảo vệ, nuôi dƣỡng mà tồn tại. Chính trong hoàn cảnh này công tác vận động quần chúng đã đƣợc thực hiện tốt hơn cả. Để tồn tại, và là tồn tại để rồi sẽ đến lúc bùng dậy giành lại thế tấn công, những ngƣời cộng sản không chỉ dựa vào dân để đƣợc che chở mà còn phải ra sức gây dựng và phát triển tốt nhất, sâu nhất mọi mặt đời sống xã hội ở vùng dân tộc, và để làm đƣợc điều đó lại phải hiểu biết sâu sắc hơn bao giờ hết những đặc điểm quan trọng nhất của xã hội này, tôn trọng và vận dụng những đặc điểm đó trong công tác vận động quần chúng. Kết quả là trong khi phong trào cách mạng ở đồng bằng phải trải qua một giai đoạn thóai trào nghiêm trọng, thì ở miền núi và vùng đồng bào các tộc ngƣời Tây Nguyên ngƣợc lại không hề có thoái trào, mà phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Thậm chí ở một số vùng đã thực hiện đƣợc những điều kỳ lạ: nhƣ ở vùng ngƣời Cơ Tu và ngƣời Cà Dong thuộc miền núi Quảng Nam, một số cán bộ trụ bám ở lại tại đây đã tự mình mày mò sáng tạo ra chữ viết cho hai tộc ngƣời này và từ năm 1954 đến năm 1959 đã thanh toán xong nạn mù chữ trong đồng bào dân tộc ở đây Chính trên cơ sở đó mà khi bƣớc vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, Tây Nguyên đã đạt đến một thời kỳ có thể gọi là cao trào, sự đóng góp của Tây Nguyên vào công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc là vô cùng to lớn, không thể hình dung cuộc chiến đấu vĩ đại này và chiến công giải phóng Sài Gòn nếu không có Tây Nguyên. Tóm lại, do những điều kiện lịch sử đặc trƣng, các tộc ngƣời Tây Nguyên đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam khá muộn, nhƣng quá trình gia nhập và 17
  18. gắn bó với cộng đồng này lại rất nhanh và sâu sắc. Cho đến năm 1975, tình hình Tây Nguyên là rất tốt về mọi mặt. [10] 1.1.3. Tây Nguyên có khoảng 20 tộc ngƣời khác nhau. Nói là “khoảng” vì có tộc ngƣời theo bảng phân định tộc ngƣời chính thức của nhà nƣớc hiện nay đƣợc coi là một nhánh của một tộc ngƣời chung lớn hơn, nhƣng cho đến nay lại không chịu chấp nhận cách phân loại đó mà tự coi mình là một tộc ngƣời riêng. Nhƣ ngƣời Cà Dong ở miền núi tây Quảng Nam, theo bảng phân loại dân tộc học của nhà nƣớc là một nhánh của tộc ngƣời Xơ Đăng, nhƣng hầu hết ngƣời Cà Dong nhất định tự coi mình là một tộc ngƣời riêng với tất cả các đặc điểm riêng của một tộc ngƣời độc lập. Các tộc ngƣời ở Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ khác nhau: Môn-Khơme (hay Nam Á) và Malayo-Polynésien (hay Nam Đảo). Quan sát sự phân bố các tộc ngƣời ở Tây Nguyên theo ngữ hệ có thể thấy một điều đáng chú ý: thuộc ngữ hệ Môn-Khơme có các tộc ngƣời ở Bắc Tây Nguyên từ khoảng giữa tỉnh Gia Lai hiện nay trở ra, nhƣ các tộc ngƣời Xơ Đăng, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Rơ Măm, Ba Na, Brâu , và các tộc ngƣời ở miền Nam Tây Nguyên từ nửa tỉnh Đắk Lắk trở vào nhƣ các tộc ngƣời Mơ Nông, Kơ Ho, Mạ, Sre, Stiêng Chen vào giữa, trên vùng đất từ giữa tỉnh Gia Lai hiện nay cho đến nửa tỉnh Đắk Lắk, là các tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Malayo-Polynésien gồm ngƣời Gia Rai, ngƣời Ê Đê, ngƣời Ch’Ru, ngƣời Rakglei. Ngƣời Chàm sống ở vùng duyên hải nam Trung Bộ cũng thuộc ngữ hệ này. Có tác giả đã giải thích hiện tƣợng này nhƣ sau: Từ xa xƣa Tây Nguyên vốn là vùng đất của các tộc ngƣời Môn-Khơme. Các tộc ngƣời Malayo-Polynésien đã từ các đảo phía nam đến, trƣớc tiên đổ vào dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ hiện nay. Các tộc ngƣời này đã chịu ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ, trong số đó riêng ngƣời Chàm đã phát triển thành một vƣơng quốc hùng mạnh, và ép các tộc ngƣời ở cạnh mình ra, buộc họ phải tìm cách tràn lên vùng đất cao phía tây. Do địa hình dốc đứng trên sƣờn phía đông của cao nguyên này, họ chỉ có thể tràn lên theo một số đƣờng độc đạo nhất định: ngƣời 18
  19. Gia Rai đã lên theo đƣờng đèo An Khê (tức đƣờng 19 hiện nay) và đƣờng Bà Lá, Cà Lúi, lên Cheo Reo, Ayun Par (tức đƣờng số 25), chiếm cao nguyên Gia Lai; Ngƣời Ê Đê lên theo đƣờng đèo Phƣợng Hoàng (tức đƣờng 26 hiện nay) chiếm cao nguyên Đắk Lắk; Ngƣời Rakglei thì tạt lên mạn tây Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, ở đây địa hình dốc đứng cản trở họ có thể lên xa hơn. Nhƣ vậy các tộc ngƣời Malayo-Polynésien đã từ đồng bằng nam Trung Bộ tiến về phía tây, chen vào giữa nhƣ một chiếc nêm, ép các tộc ngƣời Môn-Khơme ra hai đầu. Đƣơng nhiên điều này diễn ra trong những thời kỳ lịch sử rất xa xƣa, có thể khi Biển Đông còn cạn, miền nam bán đảo Đông Dƣơng có thể còn gắn liền với các đảo Nam Á. Đông và mạnh nhất ở Tây Nguyên là tộc ngƣời Gia Rai, rồi đến ngƣời Ê Đê, ngƣời Ba Na, ngƣời Xơ Đăng Cũng có những tộc ngƣời rất nhỏ nhƣ ngƣời Châu ở trong thung lũng Mƣờng Hon của núi Ngok Linh, chỉ có khoảng 80 ngƣời. [10] Có một đặc điểm nổi bật ở Tây Nguyên là, mặc , Tây Nguyên Tây Nguyên . di sản văn hóa độc đáo và là bất tận . 19
  20. 1.2. Tây Nguyên Tây Nguyên : 1.2.1. Tây Nguyên . Về nhà ở thì c : Gia rai, Bana trang ) của buôn làng. Nhà Rông của mỗi tộc ngƣời đều có những kiến trúc độc đáo riêng về hoa văn trang trí nhƣng nhìn chung thì đều là những ngôi nhà to gấp 3,4 lần nhà thƣờng, mái to và dốc, đƣợc dựng trên những cây cột to, thƣờng là 8 cột bằng cây đại thụ thẳng và chắc. Mái nhà lợp bằng lá gianh, phơi kỹ cho đến khi vàng óng. Trong nhà, những vì kèo đƣợc chạm khắc những hoa văn sặc sỡ, độc đáo mang tính tôn giáo. Đó thƣờng là hình dũng sĩ, thú vật, cảnh sinh hoạt thƣờng ngày đƣợc chạm trổ rất sinh động. Nhƣng trong số các hoa văn đó thì nổi bật nhất vẫn là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to, đẹp thì càng chứng tỏ sự giàu mạnh của buôn làng. Nhà Rông cũng là nơi mà các chàng trai chƣa vợ trong buôn đến tập trung làm việc và ngủ tại đây. Có nơi thì cả trai gái chƣa kết hôn cũng đến làm việc và ngủ lại đây nhƣng mỗi phái ngủ một nơi. Những ngƣời đã nên vợ nên chồng thì không phải ngủ ở đó. Ngay cả những phụ nữ bỏ chồng cũng ngủ tại nhà Rông. Có buôn làng còn làm cả 2: nhà Rông Con Trai và nhà Rông Con Gái. Hai nhà này kiến trúc giống nhau nhƣng nhà Rông con trai to hơn nhà Rông con gái. Bên cạnh đó nhà Rông cũng là nơi tiếp khách và ngủ lại qua đêm của khách tới buôn làng. Nhà Dài Nhà Dài là kiến trúc nhà ở dành cho cả một dòng họ sinh sống. Các tộc ngƣời thiểu số thƣờng sống tập trung thành dòng họ ở một vùng nên họ ở nhà 20
  21. Dài. Họ tuy sống cùng một nhà nhƣng lại làm ăn và có tài sản riêng. Trong nhà có nhiều bếp lửa, mỗi bếp lửa là nơi tụ họp sinh hoạt của một gia đình. Kiến trúc nhà dài điển hình nhất là của ngƣời Ê đê. Nhà Sàn Một số tộc ngƣời khác ở Tây Nguyên thƣờng ở nhà sàn. Có 2 kiểu nhà sàn chính: hình vuông và hình chữ nhật. Sàn nhà cách mặt đất từ 1,5 đến 2 thƣớc dựa trên những cột trụ vững chắc. Dƣới sàn nhà để nuôi gia súc, chứa củi, dụng cụ lặt vặt hoặc quan tài làm sẵn để dành chôn ngƣời chết. Nhà sàn cổ có lối kiến trúc Lào, hai đầu hồi có mái nhọn thon vút ba gian và có thể tháo rời ra từng chi tiết. Các bộ phận của ngôi nhà nhƣ mái, vách, vì, kèo, cột, đinh vít đều đƣợc làm bằng gỗ. Giữa nhà là bếp lửa để nấu nƣớng và sinh hoạt gia đình. 1.2.2. Trang phục truyền thống Trang phục truyền thống của các tộc ngƣời ở Tây Nguyên có thể nói giống nhƣ một bức tranh với nhiều họa tiết và hoa văn độc đáo. Đặc biệt trang phục phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp vì có nhiều hoa văn và làm nổi bật đƣờng nét kín đáo của cơ thể ngƣời phụ nữ. Trang phục phụ nữ ngày lễ hội thƣờng là 2 khổ vải rộng từ 45- 60cm, chiều dài đến mắt cá chân, khi mặc thì quấn một vòng rƣỡi quanh thân sao cho không để lộ chân ra ngoài khi bƣớc đi. Trang trí trên váy chủ yếu ở mép trên và ở gấu váy. Toàn bộ váy chàm màu sẫm hay đen, phần trang trí ở gấu thƣờng từ 10-12cm có chia làm nhiều rạng. Rạng thứ nhất nhỏ thƣờng gồm các sợi chỉ màu xanh lá cây, vàng, đen và đỏ. Rạng thứ hai có nhiều rạng nhỏ hơn (rạng này rộng chừng 8cm) gồm các dải trang trí dọc đứng 2 hoặc 3 dải hoa. Rạng thứ 3 lặp lại hình thức rạng thứ nhất. Cách thức này tuy là phổ biến nhƣng còn tùy thuộc vào tính cách của từng ngƣời. Thân váy có vài đƣờng chỉ sọc ngang. Cạp váy không đƣợc lặp lại hình thức ở gấu mà chỉ trang trí có một đƣờng chỉ nhiều màu ở mép thƣờng có tua ngắn nối với một đƣờng hạt đứng trụ nhỏ, viền cho đƣờng hoa văn hình kỷ hà hay dây leo tay mƣớp. 21
  22. Hoa văn trang trí trên váy chủ yếu là các hình tam giác đều màu đỏ và đen xếp xen kẽ nhau tạo thành các mép răng cƣa, các hoa tám cánh, các ô trám đơn, các ô trám lồng, đƣờng zíc zắc kỷ hà, các cánh tay thần cách điệu. Áo phụ nữ làm bằng một khổ vải ngang và mặc theo kiểu chui. Áo ngắn vừa chấm tới cạp nên đƣợc làm từ một khổ vải khoảng 50cm. Với lối may theo sợi ngang nhƣ váy nên trang trí trên áo thƣờng đƣợc thể hiện ở cổ và gấu váy, cổ tay và cánh tay sát vai. Trang trí trên áo thƣờng đơn giản hơn váy, các hoa văn tƣơng tự trên váy nhƣng ít hơn. Nét độc đáo nhất trong trang phục của nam giới ở Tây Nguyên là họ thƣờng đóng khố, mặc áo quấn khăn hoặc trên đầu cài lông chim quý nhiều màu. Có thể nói đó là cả một công trình dệt, thêu kết hợp hài hòa với nghệ thuật phục sức. Ngoài các phần để che, khố áo có vạt trƣớc, vạt sau, các hoa văn diềm khố có tua bông và dài gần đến giữa ống chân. Vạt trƣớc dài, vạt sau ngắn xúng xính theo nhịp chân bƣớc đi tôn thêm sự rắn chắc, khỏe mạnh của cơ thể ngƣời đàn ông. Khi hội hè hầu hết họ đều có một loại lễ phục đặc biệt. Họ quấn thêm hai dải màu sặc sỡ chéo nhau trƣớc ngực, đầu vấn khăn cắm nhiều lá, hoa hoặc lông chim; cổ đeo nhiều hạt cƣờm, vòng bạc, đồng, vàng. 1.2.3. Ẩm thực Các món ăn của đồng bào Tây Nguyên chủ yếu đƣợc chế biến từ những con vật mà họ chăn nuôi hay săn bắn đƣợc nhƣ gà, lợn, trâu, chim cùng với các nông sản mà họ trồng hay hái lƣợm đƣợc giống nhƣ bao tộc ngƣời khác trên mảnh đất Việt Nam. Nhƣng cái hƣơng sắc núi rừng cùng những bí quyết chế biến riêng có và cái không khí cộng đồng cũng nhƣ những đặc trƣng văn hóa độc đáo đã làm nên một nghệ thuật ẩm thực rất khác lạ, bí ẩn mà vô cùng quyến rũ của Tây Nguyên. Đồ uống của cộng đồng các tộc ngƣời Tây Nguyên đặc trƣng nhất và phổ biến nhất là rƣợu cần. Đó là một thứ đồ uống không thể thiếu đƣợc trong tất cả các dịp lễ tết, hội hè Dƣới ảnh lửa bập bùng trƣớc sân nhà Rông, những điệu múa dập dìu của trai gái, men rƣợu cần, tiếng cồng chiêng ngân nga - tất cả hòa 22
  23. trộn cộng hƣởng thành một không khí vừa linh thiêng vừa ấm áp tình ngƣời. Ngƣời Tây Nguyên rất hiếu khách, khi khách tới nhà chắc chắn sẽ đƣợc mời ăn cơm, uống rƣợu cần, hút thuốc và trò chuyện bên bếp lửa. 1.2.4. Một số phong tục tập quán truyền thống tiêu biểu Cũng nhƣ các tộc ngƣời khác ở nƣớc ta, đồng bào Tây Nguyên cũng có những phong tục tập quán truyền thống đặc sắc, tiêu biểu nhƣ: 1.2.4.1. Tục cà răng, căng tai Một số tộc ngƣời ở Tây Nguyên có tục “cà răng, căng tai”. Ngƣời ta quan niệm rằng tiêu chuẩn của cái đẹp là phải mài nhẵn đi mấy chiếc răng cửa và căng lỗ tai sao cho lỗ tai rộng đến mức có đƣờng kính bằng đồng bạc. Vì thế cho nên thanh niên đã lớn dù biết là đau đớn nhƣng vẫn phải cƣa răng và căng tai. Tục lệ này vừa là để làm đẹp, vừa là để mọi ngƣời công nhận là mình đã trƣởng thành và đã đến tuổi kết hôn. Ngày nay ở những vùng có ngƣời Kinh sinh sống hay ở gần thị xã thì tục lệ này đã bị xóa bỏ. 1.2.4.2. Tục cƣới xin Phong tục hôn nhân của cộng đồng các tộc ngƣời ở Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Nhƣng nhìn chung đều có một điểm nổi bật là ngƣời con gái thƣờng có vị thế tƣơng đối chủ động trong việc tìm kiếm và lựa chọn bạn đời. Đồng bào Giẻ Triêng và Xơ đăng ở Tây Nguyên có tục lệ khi con gái lớn đến tuổi lấy chồng thì cha mẹ làm cho cái lều xung quanh làng để làm nơi hò hẹn. Việc cƣới xin hoàn toàn do con gái chủ động. Thông thƣờng việc trai gái yêu nhau và cƣới nhau đều đƣợc cha mẹ chấp nhận, rất ít khi ngăn cản. Một phong tục của ngƣời Giẻ Triêng là đến ngày cƣới một ngƣời đứng ra hô hào thanh niên trong làng đi lùng bắt đôi trai gái về làm lễ cƣới. Ngoài ra họ còn có tục trao vòng cầu hôn cho nhau (gần giống ngƣời Kinh trao nhẫn cƣới cho nhau). Nó thƣờng đƣợc đeo ở cổ tay ngầm thông báo cho mọi ngƣời biết rằng mình đã kết hôn. Vì theo chế độ mẫu hệ nên việc cƣới xin đều do nhà gái chịu mọi phí tổn. Sau khi cƣới thì chàng trai phải ở nhà vợ làm việc nhƣ một 23
  24. “nàng dâu” thật sự. Thời gian ở rể ít nhất là 3 năm, có tộc ngƣời là 4, 5 năm. Sau thời gian ở rể thì có thể ra ở riêng tùy ý hai vợ chồng. Phong tục hôn nhân của các tộc ngƣời khác cũng rất khác lạ, nhƣng trong khuôn khổ của đề tài khó lòng có thể đề cập hết đƣợc. 1.2.4.3. Tục sinh đẻ Một số tộc ngƣời Tây Nguyên có tục sinh đẻ ở ngoài rừng. Chồng làm cho vợ một cái lều ở ngoài rừng, gần đến ngày sinh con thì vợ phải ra ở lều đó mà sinh chứ không dƣợc dân làng cho về nhà. Sau mƣời ngày thì mẹ đƣa con về, gia đình làm lễ “ Viên”, chính thức công nhận đứa trẻ vào cộng đồng. Gắn bó với sự ra đời của đứa trẻ còn có nghi lễ “thổi tai”, dân làng cử hành nghi lễ chung vui và quan trọng nhất là không thể thiếu vắng tiếng cồng chiêng, âm thanh của thần linh, âm thanh của núi rừng, âm thành của đời sống cộng đồng Từ đó trở đi, dõi theo từng bƣớc đi trong cuộc đời của mỗi con ngƣời Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng cồng chiêng. 1.2.5. Lễ hội truyền thống Các tộc ngƣời thiểu số cƣ trú trên mảnh đất Tây Nguyên hiện nay còn lƣu giữ đƣợc một hệ thống lễ hội cổ truyền rất độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa, sản xuất và tâm linh của họ. Có thể kể tên một số lễ hội tiêu biểu nhƣ: 1.2.5.1. Lễ bỏ mả (Pơ thi) Tộc ngƣời Gia rai và một số tộc ngƣời khác ở Tây Nguyên nhƣ Bana, Êđê không có tục thờ tổ tiên nhƣ các tộc ngƣời miền xuôi. Thƣơng nhớ ngƣời đã mất họ chỉ gìn giữ mồ mả trong một thời gian, sau đó sẽ tiễn đƣa ngƣời chết vĩnh viễn bằng lễ bỏ mả. Lễ này đƣợc tiến hành vài ba năm sau khi ngƣời thân qua đời. Đây là nghi lễ cuối cùng để tiễn đƣa ngƣời chết về thế giới bên kia và là phần quan trọng của tang lễ. Lễ bỏ mả đƣợc tổ chức rất trọng thể từ 2 đến 5 ngày tại nghĩa địa xung quanh nhà mồ, sau khi thu hoạch và vào đêm trăng sáng. Đặc sắc nhất là lễ hội bỏ mả của ngƣời Gia rai. Trong dịp này ngƣời già cũng nhƣ ngƣời trẻ đều múa hát theo nhịp chiêng chung quanh nhà mồ và cùng nhau ăn uống. Sau nghi lễ này những ngƣời nam và nữ góa vợ, góa chồng đều 24
  25. đƣợc giải phóng. Đây là nghi lễ hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của các tộc ngƣời Tây Nguyên. 1.2.5.2. Lễ cơm mới Đƣợc tổ chức tại sân nhà Rông hay là sân nhà riêng sau vụ thu hoạch của đồng bào Bana ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Lễ đƣợc tổ chức để tạ ơn thần lúa và mừng mùa thu hoạch mới và cầu mong một năm làm ăn mới luôn no đủ. Lễ cúng thần lúa là heo hoặc gà trƣớc khi sử dụng lúa để ăn hoặc mang đi biếu. Lễ cơm mới đƣợc tổ chức đơn giản, không cầu kỳ. 1.2.5.3. Lễ cúng lúa của ngƣời M’nông Lễ đƣợc tổ chức ba lần trong một năm, xuất phát từ tín ngƣỡng thờ thần mẹ lúa. Theo truyền thuyết thì đây là vị thần bảo vệ mùa màng đƣợc ngƣời M’nông rất sùng kính. Lễ cúng lúa là nghi thức lễ hội nông nghiệp mang tính tâm linh, nó phản ánh ƣớc nguyện mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào. 1.2.5.4. Hội đua voi ở buôn Đôn Hội thƣờng tổ chức vào tháng ba hằng năm tại buôn Đôn. Bãi đua là một khoảng đất rộng, dài khoảng 400- 500m, số voi đua thƣờng là 30 con. Sau cuộc đua là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpốc, voi đá bóng, voi kéo co . Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, đề cao tinh thần thƣợng võ của bà con tộc ngƣời M’nông - những con ngƣời dũng cảm, có tài trong lĩnh vực thuần dƣỡng voi rừng. Ngoài những lễ hội kể trên, nghi lễ đâm trâu cũng là một trong những nghi lễ thuộc vào hàng quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây. Và đó cũng là nội dung tìm hiểu chính của đề tài này trong chƣơng 2 và chƣơng 3. 1.2.6. Âm nhạc Trong quá trình vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt, đồng bào nơi đây vẫn tự làm ra cho mình rất nhiều loại nhạc khí góp phần làm sinh động thêm cuộc 25
  26. sống của cƣ dân. Hiện nay ngƣời Tây Nguyên vẫn còn lƣu giữ rất nhiều nhạc khí độc đáo. Có thể kể đến ba loại sau: - Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên: Đây là loại nhạc khí đƣợc làm từ những thân tre nứa, quả bầu khô, dây rừng, gỗ, đá nhƣ: đàn T’rƣng, Klong put, sáo, khèn Hầu hết chúng nhìn rất đơn giản nhƣng lại tạo ra một thứ âm điệu rất hay qua tài năng của những chàng trai cô gái Tây Nguyên. - Loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên kết hợp kim loại: nhạc khí này có dây đàn làm bằng kim loại nhƣng vỏ, thân, khung thì làm bằng chất liệu thiên nhiên nhƣ đàn Broh, Koni Loại nhạc khí này hiệu quả hơn loại trƣớc song vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng của nó khi mới ra đời. - Loại nhạc khí đƣợc làm bằng kim loại nhƣ đƣợc làm bằng đồng, đồng thau, có loại pha thêm gang, chì, vàng, bạc. Nói đến loại nhạc khí chế tác từ kim loại có lẽ không nơi nào trên đất nƣớc ta nhiều bằng Tây Nguyên. Tiêu biểu nhất cho loại nhạc cụ này chính là cồng và chiêng. Âm nhạc của cồng chiêng không chỉ để giải trí mà còn gắn liền với các lễ hội hay các dịp quan trọng. Cồng thì có núm ở giữa còn chiêng thì không. Trong văn hóa của các tộc ngƣời Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai trò quán xuyến cuộc sống con ngƣời, ngoài chức năng vật chất, cồng chiêng còn vƣợt xa những gì nó có. Với những con ngƣời bản địa, cồng chiêng chính là cầu nối giữa con ngƣời với thế giới thần linh. Âm nhạc cồng chiêng gắn kết con ngƣời lại với nhau, gắn bó với cả một vòng đời ngƣời, Đồng bào luôn coi nó nhƣ một báu vật mà cha ông đã để lại. Cồng chiêng đón con ngƣời khi sinh ra thì cũng chính nó tiễn biệt con ngƣời vĩnh viễn trong lễ bỏ mả. Với những giá trị tinh thần to lớn nên tổ chức Di sản thế giới UNESSCO đã chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 25/11/2005. 26
  27. Tiểu kết Trên đây chỉ là sơ lƣợc một vài nét về mảnh đất, con ngƣời và bản sắc văn hóa của Tây Nguyên. Tuy nhiên, với những gì vừa trình bày, có thể thấy Tây Nguyên là vùng đất quá “giàu” và “đẹp”. “Giàu” vì nơi đây tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên đều vô cùng phong phú, còn “đẹp” vì các tài nguyên đó đều rực rỡ và quý báu, đẹp vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên hoang sơ mà hùng tráng. Do đó, có thể thấy Tây Nguyên rất giàu tiềm năng khai thác du lịch. Tây Nguyên không chỉ giàu có với những thác nƣớc hùng vĩ, hồ nƣớc, đồi cây tuyệt đẹp mà còn cả một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ đa sắc màu tạo thành từ nhiều tộc ngƣời. Hơn hai mƣơi tộc ngƣời là hơn hai mƣơi sắc màu riêng tạo nên một “văn hóa Tây Nguyên” độc đáo. Vùng đất và con ngƣời nơi đây đã tạo ra một sức cuốn hút lạ kỳ cho những ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Tây Nguyên một tiềm năng rất lớn để khai thác và phát triển du lịch nhƣng phát triển du lịch nhƣ thế nào cho hiệu quả mà vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa của Tây Nguyên chính là một vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các nhà chức trách cũng nhƣ những ngƣời có tâm huyết với việc phát triển văn hóa và du lịch ở Tây Nguyên. 27
  28. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ ĂN TRÂU (ĐÂM TRÂU) Ở TÂY NGUYÊN 2.1. Tổng quan về Lễ Ăn trâu (Đâm Trâu) của các tộc ngƣời ở Tây Nguyên 2.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1.1. Nguồn gốc Hình ảnh con trâu từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc và gắn bó với cuộc sống của cƣ dân nông nghiệp, đặc biệt là cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Theo nghiên cứu của GS. Trần Quốc Vƣợng, trâu là loài sinh vật thích nghi với hệ sinh thái đầm lầy - ấm - ẩm, vốn sinh sống thành bầy, có thủ lĩnh đầu đàn. Quanh đầm lầy là rừng tốt tƣơi cỏ dại, lúa dại để trâu ăn. Trâu rừng (Bubalus bubalis), tổ tiên của các loại trâu nhà, vốn sinh sống ở vùng đầm lầy Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm. Cách đây không lâu, trâu rừng còn tồn tại khá phổ biến ở miền trung nƣớc ta. Trâu rừng nhìn chung giống trâu nhà nhƣng có vóc sừng rộng và dài hơn, chúng di động nhanh và nhẹ nhàng hơn trâu nhà, trong đàn trâu rừng cũng có những con "bạch biến", gọi là trâu trắng, nhƣ hiện tƣợng thƣờng thấy ở trâu nhà Giới cổ sinh và khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy hóa thạch loài trâu trong các hang động Thẩm Khuyên, Phai Vệ, Kéo Lèng (Lạng Sơn), Hang Hùm (Hòa Bình), Thẩm Òm (Hà Tĩnh) cách ngày nay trên dƣới vài chục vạn năm. Điều đó cho thấy ngƣời tối cổ Lạng Sơn, ngƣời cổ Hang Hùm đã săn bắt trâu rừng cùng các loài voi, đƣời ƣơi, lợn vòi, gấu mèo, khỉ, vƣợn mà sinh sống. Đến cuối thời đá mới, cách ngày nay 5 - 6.000 năm cùng với sự ra đời của nghề nông trồng lúa ở các thung lũng chân núi và đồng bằng ven biển, con trâu đã đƣợc thuần phục và thuần dƣỡng. Xƣơng trâu bò nhà đã đƣợc giới khảo cổ học tìm thấy phổ biến trong các di chỉ đá mới và đồng thau ở Tràng Kênh (Hải Phòng), Tiên Hội, Đình Chàng (Hà Nội), Đồng Đậu (Phú Thọ) và nhiều nơi khác. [9; 332] 28
  29. Đầm lầy, môi trƣờng sinh thái của loài trâu, cũng là quê hƣơng của loài lúa. Con trâu và cây lúa gắn bó với nhau, từ thời hoang dại cũng nhƣ từ lúc đƣợc con ngƣời thuần dƣỡng, nhƣ một câu thành ngữ Thái: Nhinh chăm trai, quai chăm cả. (gái gần trai, trâu gần mạ). Đàn bà, từ thực tiễn hái lúa dại ở đầm lầy đã tiến lên trồng lúa. Đàn ông, từ thực tiễn săn bắt trâu rừng đã tiến tới việc nuôi trâu. Thoạt tiên, ngƣời ta bắt trâu ăn thịt, sau đƣợc thuần dƣỡng, cũng để ăn thịt và làm vật hiến sinh trong nghi lễ nông nghiệp hội mùa. Hình ảnh hội đâm trâu của ngƣời Việt cổ còn đƣợc khắc chạm trên trống đồng, dần dần trâu đƣợc sử dụng cùng với ngƣời vào việc dẫm nát cỏ, sục bùn trong ruộng để sửa soạn đất đai trồng lúa. Kể từ thời đại vua Hùng dựng nƣớc, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nƣớc Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp". Cảnh sắc thƣờng thấy trong môi trƣờng sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh: Trên đồng cạn, dƣới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa! Trâu kéo cày dƣới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, và thảng hoặc, trâu còn đƣợc dùng trong chiến trận. Từ đời sống thực tại, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của ngƣời Việt chúng ta. Tƣợng trâu bằng đất nung đã đƣợc giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu hơn ba nghìn năm trƣớc, vật trang sức hình đầu trâu bằng đá quý, mài nhẵn bóng, đã tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng - Hà Nội, cũng có tuổi trên dƣới ba nghìn năm; trong 15 bộ lạc hợp thành nƣớc Văn Lang của các vua Hùng có hẳn một bộ lạc mang tên Trâu; con Trâu hiện diện trong tranh dân gian và điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17- 18 [9; 333-337]. Nhƣ vậy có thể thấy, con trâu đối với ngƣời Việt lúa nƣớc là đầu cơ nghiệp, là tài sản đáng kể, chỉ sau ruộng đất. Tuy nhiên, con trâu đối với bà con các tộc ngƣời Tây Nguyên nói chung, thì lại khác. Con trâu đƣợc dùng để đổi chác, là vật đánh giá có giá trị trung tâm cho việc mua bán qua lại giữa hai đối tác, những tài sản lớn đều đƣợc tính bằng trâu: Bộ ching chiêng này đƣợc mƣời con trâu. Thằng ấy làm việc tầm bậy bị phạt một con trâu. Cái ghè ấy giá hai 29
  30. mƣơi trâu Song con trâu không vì thế mà mất đi giá trị tinh thần. Ngƣời ta ăn mừng nhà rông mới, làm lễ hội có đâm trâu; năm nay làng đƣợc mùa, tổ chức lễ hội có đâm trâu; làng làm lễ Pơthi (lễ bỏ mả), mở đầu bằng lễ hội có đâm trâu. Lễ Ăn trâu (Đâm Trâu) xuất hiện gần nhƣ trong suốt các dịp vui, trọng đại của buôn làng. Do đó, khác với miền xuôi, con trâu ở Tây Nguyên không phải là vật nuôi để dùng cày kéo (khác với con bò), mà là con vật gắn liền với tín ngƣỡng đa thần của cƣ dân bản địa. Từ thuở ban sơ, do không lý giải đƣợc những hoạt động của thiên nhiên, mà ngƣời Tây Nguyên cổ đại tin có những thế lực siêu linh tồn tại, dẫn đến phải thờ phụng, cúng bái nhiều vị thần linh, để đƣợc yên ổn và may mắn trong sản xuất, trong đời sống cộng đồng. Tín ngƣỡng “đa thần” xuất hiện từ đó. Hệ thống các thần linh của ngƣời Tây Nguyên cổ xƣa đông đảo và có tâm sinh lý không khác gì con ngƣời, có đủ mọi tình cảm hỷ xả, ái nộ, có thần tốt có thần xấu. Do đó nếu không đƣợc cúng bái đầy đủ, dễ dẫn đến việc các thần nổi giận. Tùy theo công việc mà ngƣời Tây Nguyên cầu xin và dâng tặng lễ vật lớn nhỏ. Lễ bao giờ cũng phải có ghè rƣợu và có thịt, ít thì một con gà, một ghè rƣợu nhỏ; nhiều là vài ché, thậm chí hàng chục ché lớn nhỏ, cùng với con thịt lớn hơn nhƣ heo, bò Trong số các vật hiến sinh đƣợc lựa chọn để dâng tặng, con trâu đƣợc coi là lễ vật lớn nhất và thanh sạch nhất. Khác với voi và bò, trâu ở Tây Nguyên có nhà nuôi hàng đàn, nhƣng chỉ để làm vật hiến sinh cho các lễ thức, không đƣợc dùng làm sức kéo hay cày bừa. Ngoài ra, theo thần thoại của một số tộc ngƣời Tây Nguyên, con trâu còn là “Vật tổ” (do vậy mà một số tộc ngƣời có tục cƣa răng cho giống tổ). Thật khó nói, nghi thức dùng trâu làm vật hiến sinh để dâng tặng cho các vị thần linh chính thức ra đời từ bao giờ, nhƣng có thể thấy trong các cuộc vui cộng đồng lớn, trong các lễ cúng quan trọng không bao giờ thiếu đi nghi thức đâm trâu. Ngƣời Tây Nguyên gọi nghi lễ này là lễ “ăn trâu”, chứ không phải đâm trâu nhƣ ngƣời Kinh thƣờng gọi và nó có mặt trong hầu hết hệ thống lễ hội nông nghiệp 30
  31. rải rác khép kín chu kỳ sản xuất ở Tây Nguyên. Trong các lễ hội này, con trâu là vật hiến sinh cho thần linh, đây cũng là một tục lệ xƣa kia rất phổ biến ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á, nơi con trâu đƣợc thuần dƣỡng và là vật nuôi từ khá sớm, khác với các vùng khác nuôi bò. L. Phinô, một học giả nổi tiếng của Pháp, trong công trình nghiên cứu về ngƣời Khơme cổ đại, cho rằng việc dùng trâu làm lễ hiến sinh chính là sự thay thế cho hiến sinh ngƣời, là một bƣớc tiến bộ của nền văn minh cổ ở Đông Nam Á. [15] Do đó, có thể khẳng định Lễ Đâm trâu (Ăn trâu) đã có từ rất lâu đời, gắn liền với quá trình thuần dƣỡng con trâu ở khu vực Đông Nam Á và cũng gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngƣỡng đa thần và sinh hoạt sản xuất của đồng bào các tộc ngƣời ở Tây Nguyên. 2.1.1.2. Tên gọi, thời gian tổ chức Thời gian gần đây, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng xuất hiện rất nhiều thuật ngữ “Lễ hội đâm trâu của ngƣời Tây Nguyên” và từ đó đã làm nảy sinh rất nhiều ý kiến tranh luận về tên gọi chính xác của nghi lễ này. PGS. Nguyễn Văn Huy - thành viên Hội đồng di sản văn hóa nhà nƣớc - cho rằng không có cái gọi là “Lễ hội đâm trâu” mà chỉ có “tục ăn trâu” trong một lễ cúng quan trọng nào đó, liên quan đến một sự kiện lớn của cộng đồng hay của gia đình. Nếu không có ăn trâu, lễ đó chƣa đƣợc coi là lễ trọng, cho dù cho thịt vài con bò đi nữa” [16]. GS. Ngô Đức Thịnh cũng đồng tình với quan điểm này khi ông nói “Trƣớc tiên phải gọi chính xác là lễ “ăn trâu”, nhƣ cách gọi của các tộc ngƣời Tây Nguyên, chứ không phải đâm trâu nhƣ ngƣời Kinh thƣờng gọi. “Ăn trâu” là một nghi lễ trong nhiều lễ hội của các tộc ngƣời ở Tây Nguyên.” [15] Nhƣ vậy, trƣớc hết, cả hai nhà nghiên cứu trên đều cho rằng không nên dùng từ “lễ hội”, chỉ nên dùng từ “lễ” bởi đây không phải là một lễ hội thuần túy nhƣ những lễ hội khác trên khắp dải đất Việt Nam. Một lễ hội thuần túy thƣờng diễn ra tại một không gian và thời gian xác định, gắn liền với một sự kiện, một di tích cụ thể hay một nhân vật lịch sử nào đó. Mặc dù đối với “đâm trâu” hay 31
  32. “ăn trâu”, bao giờ cũng bao gồm hai phần chính là những nghi lễ và những hoạt động vui chơi giải trí, hay nói cách khác tƣơng ứng với hai phần Lễ và phần Hội trong các lễ hội thông thƣờng, song vẫn không thể coi đây là một loại Lễ hội, bởi những hoạt động này thƣờng diễn ra trong qui mô của một lễ hội khác lớn hơn, thời gian cũng trải dài không xác định. Thứ hai, các nhà nghiên cứu trên cũng cho rằng nên gọi là “lễ ăn trâu” thay cho tên gọi đã trở nên quen thuộc với hầu hết ngƣời Việt là “lễ đâm trâu” bởi vì ngay chính đồng bào các tộc ngƣời Tây Nguyên cũng gọi tên lễ thức này đơn giản nhƣ vậy. Với tên gọi “Ăn trâu”, trong lễ này, con trâu đƣợc chọn làm vật hiến sinh để cúng tế thần linh. “Ăn trâu“, có nghĩa là đƣợc hƣởng các thức sau khi cúng thần linh bằng thịt và máu trâu nhằm tạ ơn thần linh đã ban ơn, phù hộ Thế nhƣng có học giả khi nghiên cứu lại đƣa ra lập luận rằng tên gọi của nghi lễ này phải là Lễ Đâm Trâu mới chính xác, bởi vì “Đâm trâu” thể hiện sức mạnh của ngƣời Tây Nguyên, phải “Đâm trâu” thì mới có trâu cúng thần, mới có thịt trâu để đồng bào ăn cùng nhau, có “đâm trâu” trƣớc thì mới có “ăn trâu” sau. Cá nhân ngƣời viết cho rằng cả “đâm trâu” và “ăn trâu” đều cùng là hai nghi thức quan trọng trong các lễ hội lớn của ngƣời Tây Nguyên. Dù gọi là Lễ ăn trâu hay đâm trâu thì cũng chƣa hẳ (Đâm trâu) để nói về nghi lễ quan trọng này của đồng bào Tây Nguyên. Gọi tên Lễ ăn trâu trƣớc là tôn trọng theo cách gọi của chính ngƣời Tây Nguyên, và đƣa thêm thuật ngữ “đâm trâu” nhằm giải thích rõ hơn để ngƣời Việt có thể hiểu về nội dung đƣợc nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, để tránh lặp lại, đôi chỗ ngƣời viết sẽ chỉ sử dụng cụm từ “lễ ăn trâu”. (Đâm trâu) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật, mang tính tổng hợp cao, có ý tƣởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của các buôn làng Tây Nguyên nhƣ lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng đƣợc mùa, mừng chiến thắng Lễ ăn trâu (Đâm trâu) với ngƣời Tây Nguyên đƣợc xem là nghi lễ quan trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tín ngƣỡng của họ. Khi cuộc sống luôn 32
  33. phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khi điều kiện kinh tế bấp bênh, chỗ dựa tinh thần, cứu cánh tâm linh không gì khác ngoài những lễ thức và niềm tin vào thần linh cầu mong sự bình yên trong cộng đồng. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh đƣợc gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xƣa của ngƣời Tây Nguyên. (Đâm trâu) góp phần làm nên bản sắc Tây Nguyên. Từ ngƣời Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xơ đăng, Giẻ triêng, K’ho, Gia rai đến ngƣời Brâu đâu cũng có lễ ăn trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có khác nhau nhƣng về mục đích thì cơ bản giống nhau. Lễ ăn trâu có thể có mặt trong những lễ thức chung của cộng đồng, hoặc lễ lớn của những gia đình giàu có, nhƣ các cuộc lễ: ăn cơm mới, cúng bến nƣớc, bỏ mả, ăn mừng thắng lợi, mừng năm mới, đám cƣới, tang lễ, giải hạn Ngƣời Tây Nguyên cho rằng đánh giá cuộc lễ đó là lễ trọng hay không phụ thuộc vào việc trong lễ có nghi thức “ăn trâu” hay không. Đồng thời, tùy theo mức độ non già của trâu (căn cứ vào độ dài và cong của sừng), đồng bào gọi “ trâu một em hoặc hai em”, tức đã sinh đẻ một, hai lần, mà đánh giá lễ lớn hay nhỏ: Trâu càng già, sừng càng dài, lễ càng đƣợc coi là lớn. [17] Do đó, h - - - n trâu (Đâm trâu). Đây là thời điểm nông nhàn của bà con khi công việc nƣơng rẫy đã hoàn thành, lúa ngô đã đầy nhà, bà con không phải lên rẫy nữa. Đây cũng là thời điểm trùng với mùa lễ hội ở Tây Nguyên vì đồng bào nơi đây không ăn tết cổ truyền cố định trong một ngày giống nhƣ ngƣời miền xuôi mà họ thu hoạch xong lúc nào là tiến hành tổ chức lễ hội lúc đó. Hay nói cách khác, ở Tây Nguyên các lễ hội đều dồn hết vào mùa thu hoạch cuối năm và mùa phát nƣơng làm rẫy đầu năm. (Đâm trâu) 2.1.2.1. Công việc chuẩn bị (Đâm trâu) là một dịp quan trọng để con ngƣời thể hiện tấm lòng của mình với Yang (thần linh) cho nên công việc chuẩn bị cũng hết sức chu 33
  34. đáo, cẩn trọng. Trong suốt thời gian này, tiếng cồng chiêng sẽ liên tục nổi lên để khuấy động không khí, để mời gọi, đón tiếp thần linh cũng nhƣ những ngƣời tham dự và hỗ trợ thúc giục việc chuẩn bị lễ hội đƣợc chu đáo. Việc chuẩn bị cho lễ ăn trâu bao giờ cũng phải mất từ năm đến bảy ngày, thậm chí có khi cả tháng. Trƣớc khi làm lễ ăn trâu bao giờ hội đồng già làng, thƣờng ba đến bốn ngƣời, cũng tổ chức họp để phân công công việc cho từng nóc, từng thành viên trong cộng đồng. Việc quan trọng hơn cả là tìm cây để dựng cây nêu, thƣờng đƣợc gọi là cây nêu thần. Theo quan niệm của ngƣời Tây Nguyên, cây nêu càng cao, càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và mùa màng năm đó sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no. Vì vậy, những ai đƣợc giao nhiệm vụ đi tìm cây dựng cây nêu, trang trí cho cây nêu đều dồn tất cả tâm huyết của mình vào trong đó bởi sự cẩn thận của cá nhân bao giờ cũng gắn với sự bình yên của cộng đồng, gắn với những thực hành truyền thống đã đƣợc xác lập từ lâu đời. Câu nêu ngƣời Chu Ru gọi là K’nơng, ngƣời Êđê gọi là cột Gơng, ngƣời Gia rai gọi Gơng blang, ngƣời Xơ đăng gọi là Gingga, ngƣời Bahnar gọi là Gƣng Sakapo, ngƣời M’nông gọi là Gơng la chính là cây cột lễ - là trung tâm của lễ đâm trâu. Cây nêu có thể đƣợc chọn từ cây tre (ngƣời Hre), cây lồ ô (Xơ đăng), cây lồng mứt (ngƣời Stiêng), cây Blang (Gia rai), gỗ quí (ngƣời Cơ Tu) Cây nêu vừa là chỗ để cột trâu, vừa là bàn tế, vừa là nơi để Yang về trú ngụ, chứng giám lòng thành của con ngƣời với thần linh, vừa là “cây hoa” trang trí, làm cầu nối giữa thế giới thần linh với con ngƣời (cũng có tộc ngƣời làm cây nêu riêng biệt với cây cột trâu). Do đó, cây nêu phải đủ vững chãi để chú trâu khỏe đến thế, trong cơn hoảng loạn lồng lộn khi chứng kiến hàng trăm ngƣời vừa đánh chiêng vừa múa (xoang) đi vòng tròn cả buổi mà vẫn không suy suyển, lại vừa mềm mại trữ tình trong cái thế vút cao rồi rủ xuống phơ phất trong nắng trong gió dƣới trời xanh rƣời rƣợi. Cái cứng cáp vững chãi song hành cùng cái mỏng manh mềm mại khiến cây nêu trở nên một tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất độc đáo. 34
  35. Sau khi tìm đƣợc cây về để làm cây nêu, những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành họa khắc lên cây và các ngọn lồ ô những hoa văn, họa tiết đặc trƣng. Cây nêu của mỗi tộc ngƣời đƣợc trang trí mỗi khác, tùy theo cách nghĩ, cách cảm, theo đời sống văn hóa tâm linh của mỗi tộc ngƣời nhƣng nhìn chung đều là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kết tinh trong đó lẽ sống cũng nhƣ tài hoa nghệ thuật và tâm hồn của ngƣời Tây Nguyên. Thƣờng thì công việc tìm cây nêu cũng nhƣ trang trí cho nó phải mất hai ngày. Khi cây nêu đƣợc làm xong mọi ngƣời sẽ tiến hành dựng cây nêu. Địa điểm dựng cột buộc trâu, nếu làm riêng của gia đình thì ngay giữa sân nhà. Nếu là lễ của buôn, bon, kon, plei thì cây nêu sẽ dựng trƣớc sân nhà Rông hoặc nhà sinh hoạt chung của cộng đồng làng, thƣờng là ở một bãi đất trống, rộng. Đối với các gia đình làm lễ cầu bình an, ăn mừng lúa mới, bỏ mả , địa điểm trồng cột nêu sẽ do thày cúng chọn và quyết định. Trƣớc hôm làm lễ một ngày, phải hoàn thành việc dựng cây nêu. Công việc cần chuẩn bị quan trọng tiếp theo là việc chọn trâu để hiến sinh. Trâu đƣợc chọn bao giờ cũng phải là con trâu đực to khỏe, hông nở, trâu càng già, càng to béo thì càng chứng tỏ buôn làng đó giàu mạnh. Gia đình nào có trâu đƣợc chọn đều lấy làm tự hào vì điều đó thể hiện sự chăm sóc chu đáo, cẩn thận của gia chủ đối với con vật nuôi. Và trong nghi thức cúng tế, con trâu bao giờ cũng đƣợc già làng đặc tả những đặc điểm trên thân cùng tên ngƣời chủ của nó. Ngoài trâu để đâm làm lễ cúng Yang ra thì ngƣời ta cũng chuẩn bị gà và lợn để cúng thần linh trƣớc khi vào bắt đầu buổi lễ. Ngƣời trong buôn lo đổ đầy các ché rƣợu cần, giã gạo để nấu cháo, củi để đốt trong suốt những ngày diễn ra nghi lễ sao cho nghi lễ phải thật long trọng, vui tƣơi và không bị kết thúc nhanh vì hết rƣợu sớm. Khách của buôn (hay của gia chủ) cũng đƣợc mời dự. Dàn cồng chiêng cũng đƣợc chuẩn bị để sẵn sàng cho buổi lễ thêm linh thiêng hơn. Các cô gái, chàng trai, ngƣời dân trong buôn lựa chọn những bộ trang phục đẹp nhất để mặc, lựa ngọn 35
  36. giáo sắc nhọn để đâm trâu cho chuẩn xác nhất, mang lại niềm vui cho buôn làng. Không khí rộn ràng, nô nức bao trùm lên tất cả buôn làng. 2.1.2.2. Các nghi thức chính Mặc dù nghi thức của mỗi tộc ngƣời mỗi khác, thậm chí cùng là tộc ngƣời đó nhƣng nếu cƣ trú tại những nơi khác nhau, lễ thức cũng có thể khác biệt ít nhiều, song có thể nói hầu nhƣ lễ ăn trâu (đâm trâu) nào cũng bao gồm những nghi thức chính sau đây: Nghi thức cúng dựng cột nêu: Từ xƣa tới nay ở nhiều tộc ngƣời Tây Nguyên, nghi lễ này luôn diễn ra ở chân cột “ăn trâu” hay còn gọi là cột nêu - cái cột mang ý nghĩa biểu tƣợng là “cây vũ trụ”, nơi liên thông giữa Trời - Đất - Con ngƣời (Thiên - Địa - Nhân), nơi mỗi năm một lần con ngƣời có thể thông quan với trời, đất và thần linh, cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, con ngƣời mạnh khỏe. Trƣớc khi dựng cột nêu, dân làng chuẩn bị một phần lễ vật, gồm heo, gà hoặc ngỗng, gạo, ngoài ra không thể thiếu các ghè rƣợu. Nghi thức này dùng để cúng Yang (thần linh), mời thần linh về chứng giám. Chủ trì ngày hội đâm trâu thƣờng là một già làng, còn gọi là “Riu Yang” (thầy cúng). Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, vị già làng sẽ thay mặt mọi ngƣời đọc lời khấn với nội dung cầu xin thần trời - thần nƣớc - thần núi- thần sông suối hãy đến đây chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng, cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng có đƣợc nhiều trâu, bò, heo, gà, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, không đau ốm, bệnh tật, lúa gạo đầy kho Sau đó, ngƣời ta tiến hành dựng cây nêu tại địa điểm đã đƣợc lựa chọn sẵn. Trong lúc những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ đào lỗ để dựng cột nêu, dân làng đứng thành một vòng tròn chắp tay cầu khấn theo nhịp lục lạc leng keng trên tay thầy cúng. Riu Yang đứng nghiêm trang bên cột đang buộc con trâu, sau lƣng ông là nam thanh nữ tú, ban nhạc cồng chiêng. Khi dựng nêu, nam nữ trong làng phải đánh cồng, đánh chiêng, múa hát xung quanh cây nêu. 36
  37. Nghi thức cột trâu: Sau khi cây nêu đƣợc dựng xong, tiếng chiêng, cồng bắt lại nổi lên hòa với tiếng hú của dân làng. Cảnh buôn làng trở nên rộn ràng, sinh động. Sau đó, con trâu cúng bắt đầu đƣợc dẫn ra và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc đƣợc làm bằng vỏ cây rừng. Sợi dây buộc trâu thƣờng đƣợc đan rất công phu và rất đẹp. Một số tộc ngƣời còn buộc vào sừng trâu hai ống lồ ô chuốt hoa, đuôi trâu đƣợc tết những tua chỉ trắng và chỉ màu để khi trâu quật đuôi sẽ tạo nên những vòng sắc màu rực rỡ. Trƣớc đó, con trâu đã đƣợc tắm rửa sạch sẽ và thƣờng bị bỏ đói để làm vật hiến tế thanh sạch dâng lên thần linh. Khi đã hoàn tất những nghi lễ của việc dựng cây nêu và cột trâu, mọi ngƣời tập trung lên nhà Rông hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng cả buôn làng. Suốt đêm hôm đó, họ ăn thịt lợn, uống rƣợu, múa và đánh chiêng, cồng không biết mỏi chân, mỏi tay. Nghi thức khóc trâu: Trình tự của một lễ “ăn trâu” có lớp lang cẩn thận. Để “ăn trâu” ngày hôm sau, thì đêm hôm trƣớc hoặc là sáng sớm đã diễn ra nghi lễ “khóc trâu”. Gọi là “khóc trâu”, nhƣng thực ra là vừa hát vừa kể lể, vừa để vỗ về, an ủi, tiễn biệt con vật yêu quí vừa bày tỏ chân thành sự tiếc thƣơng, sự biết ơn đối với con trâu đã vì sự tồn tại sống còn của cả cộng đồng mà chịu làm vật hiến sinh. Ngƣời chịu trách nhiệm hát khóc trâu thƣờng là một ngƣời phụ nữ đƣợc cả cộng đồng nể trọng, hoặc là ngƣời chủ gia đình nếu nhƣ lễ đâm trâu đƣợc cử hành ở qui mô gia đình; cũng có nơi ngƣời đƣợc lựa chọn khóc trâu và làm lễ tiễn biệt con trâu là các cô gái. Ngƣời khóc trâu phải vừa hát, vừa nói, vừa vuốt ve con trâu, cho trâu ăn ngọn cỏ cuối cùng, có nơi lại rắc gạo quanh mình trâu hoặc cho trâu uống rƣợu với ý nghĩa cho trâu ăn và tẩy uế cho trâu trƣớc khi dâng cúng thần linh. Nội dung của bài hát khóc trâu đại ý nhƣ sau: “Lâu nay trâu làm bạn với ngƣời trong nhà, trong buôn nhƣ anh em. Nay vì sự no đủ của buôn sang (hay gia đình), xin dâng trâu lên các thần linh làm đồ tế lễ. Trâu vui lòng nhé, ơ trâu, ơ trâu ” [17] 37
  38. Có thể nói rằng lời ngƣời khóc trâu nói mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tình cảm rất sâu đậm giữa con ngƣời với vật hiến sinh. Ta hãy nghe một đoạn bài hát “Khóc trâu”: “Thôi ta từ giã trâu từ đây, Trâu hãy ăn nắm cỏ lần cuối, Trâu hãy uống rượu cần lần cuối, Đừng trách ta nữa nghe trâu, Đừng giận ta nữa nghe trâu, Mai trâu về xứ Phan (xứ õm) giữ lúa, Cho buôn làng ta êm ấm nghe trâu, Cho buôn làng ta được mùa lúa trâu ơi!“. [15] Khóc trâu là biện pháp nhân cách hóa con trâu, nhằm thể hiện tình cảm yêu thƣơng con ngƣời với nhau, thƣơng trâu cả đời lam lũ phục vụ con ngƣời nay cũng hiến xác thịt cho thần, cho ngƣời. Lời than ai oán, lý lẽ chân tình, mộc mạc, những bài hát khóc trâu luôn đủ sức làm lay động cả những tâm hồn cứng rắn nhất. Bài hát khóc trâu vừa dứt, tiếng chiêng trống lại nổi lên rộn rã, trai đánh chiêng, gái móc tay nhau thành vòng xoang theo ngƣợc chiều kim đồng hồ quanh cột nêu buộc trâu. Sở dĩ đi ngƣợc chiều kim đồng hồ vì ngƣời Tây Nguyên quan niệm rằng đó chính là hƣớng đi của thần linh và cũng là hƣớng của sự phát triển, sinh sôi. Những ngƣời đến tham dự đứng thành vòng ngoài quanh đoàn chiêng, đoàn múa. Âm thanh rộn ràng của trống chiêng, bƣớc chân, bàn tay dịu dàng của các cô gái càng làm buổi lễ thêm sôi nổi và náo nhiệt. Nghi thức đâm trâu: Đỉnh cao của buổi lễ là nghi thức đâm trâu. Tuy nhiên trƣớc khi tiến hành đâm trâu, cả buôn làng say sƣa trong những điệu múa. Tiếng cồng chiêng nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn cho thanh niên thiếu nữ sẽ cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc. Âm thanh sôi động trong những vũ điệu uyển chuyển, đa dạng của các sơn nữ khiến cho lễ hội thêm phần quyến rũ, hấp dẫn. Vũ nhạc của các sơn nữ lặng xuống, tiếng trống, chiêng, cồng vừa dứt, cũng là lúc những thanh niên khỏe mạnh của buôn làng, tay cầm khiên, gƣơm sáng loáng lao ra nhảy múa. Gƣơm chạm vào nhau xoang xoảng hòa với tiếng hò reo cổ vũ của hàng trăm ngƣời. Đó là những cuộc đánh nhau tƣợng trƣng, miêu tả lại những cuộc chiến đấu dũng cảm của các tù trƣởng và dân làng vào thời xa xƣa để 38
  39. bảo vệ buôn làng. Tuy chỉ là những cuộc đánh nhau tƣợng trƣng nhƣng nó không kém phần hào hứng và sôi nổi. Những cuộc đấu này mang tính chất vui chơi lành mạnh và thể hiện đƣợc lòng dũng cảm với truyền thống thƣợng võ của các tộc ngƣời Tây Nguyên. Sau các màn múa hát là bắt đầu đến nghi thức đâm trâu. Sau khi thày cúng ra hiệu, đội múa tản dần, nhập vào với vòng ngƣời phía ngoài. Những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành nghi thức đâm trâu sẽ cầm theo lao, đao, hoặc kiếm, xàgạc tiến vào. Họ se dẫn đầu đội chiêng trống, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn quanh cột để lừa dịp đâm trâu. Nếu ngƣời đƣợc cắt cử đâm trâu chính khéo léo, giỏi giang, đâm một nhát dao hoặc kiếm vào trúng tận tim trâu, con vật quỵ xuống chết liền, đó đƣợc coi là một trong những điềm báo may mắn cho cả cộng đồng. Buôn làng (hay gia đình) sẽ đƣợc mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Nhƣng nếu sau khi đã chặt hai khuỷu chân sau, mà lại đâm không trúng tim, trâu không chịu chết ngay, lồng lộn lên là coi nhƣ cả buôn làng sẽ bị xui xẻo. Trƣờng hợp nhát đầu tiên đâm chƣa trúng tim, ngƣời đâm trâu sẽ vung dao, xàgạc chặt vào khuỷu chân trái sau của con vật, tiếp đó là khuỷu sau của chân phải, để con vật không chạy đƣợc nữa, mà chỉ lết quanh cột nêu mà thôi. Trong lúc đó, nhóm đao kiếm vẫn tiếp tục nhảy múa vòng tròn, đâm chém cho đến khi con vật ngừng thở. Ở một số vùng, sau khi chém khuỷu chân sau để con vật quỵ xuống, ngƣời ta sẽ mang nó ra phía sau để hoàn tất các thủ tục cuối cùng cho con vật chết hẳn. Khi con trâu tắt thở, dù có đôi chút khác biệt, nhƣng hầu hết các tộc ngƣời ở Tây Nguyên có tồn tại lễ ăn trâu (đâm trâu) đều coi máu của con trâu là một trong những lễ vật thiêng liêng để tế thần. Thày cúng sẽ mang dụng cụ đến hứng lấy huyết trâu, hòa với rƣợu cần để thành một thứ nhƣ “nƣớc phép” đặt lên bàn thờ cùng một số bộ phận quan trọng khác của con trâu nhƣ đầu, đuôi, tai, mũi, chân để thần linh ban phép. Máu trâu còn đƣợc bôi lên cây nêu nhƣ một chứng tích để minh chứng làng đã làm lễ đâm trâu để cúng Yang, bôi lên nhà Rông, bôi vào đao kiếm, bôi vào dàn cồng chiêng, xoa vào bồ thóc lúa và thậm chí bôi lên 39
  40. ngực của những ngƣời đàn ông trai tráng trong làng để cầu mong thần linh sẽ ban cho họ sức mạnh, sự giỏi giang, khéo léo để săn bắn và bảo vệ buôn làng. Có thể nói đỉnh cao và linh hồn của lễ hội có đâm trâu là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, cùng lúc tiếng cồng chiêng, tiếng hát, những vũ điệu theo cột đâm trâu vút lên không trung tạo niềm tin vào một vụ mùa bội thu, hăng say lao động sản xuất trƣớc cuộc sống luôn thƣờng trực những bất trắc, thiên tai, địch họa. Để sinh tồn phát triển và vƣợt qua những thách thức ấy, con ngƣời cần giao lƣu gắn kết cộng đồng, cùng hƣớng tới sức mạnh siêu nhiên qua hình ảnh các thần linh trong nghi lễ. Nghi thức ăn trâu Sau lễ "đâm trâu" là tới lễ "ăn trâu". Ăn trâu cùng với các thần linh - qua những bài hát, điệu múa và đặc biệt là qua Atâu xít (thần rƣợu cần - tiếng Bahnar). Atâu xít đƣợc coi là bạn thân thiết nhất của mọi thành viên, từ già chí trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ ở Tây Nguyên. Ai cũng có thể ôm ghè rƣợu, vít cần, uống và hát, hát bài có sẵn lời của đời trƣớc để lại, hát bài hát ngẫu hứng tự đặt lời cho mình [18]. Sau khi chọn những bộ phận quan trọng nhất của con trâu để cúng thần linh, ngƣời ta bắt đầu tiến hành xẻ thịt trâu. Trong lúc con trâu hiến tế đƣợc đem làm thịt, lễ cúng bên trong nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ đƣợc tiến hành, đây là lễ quan trọng chỉ đại diện các gia đình trong làng đƣợc dự. Cúng xong, già làng ăn trƣớc rồi đến đại diện các gia đình. Thịt trâu sau đó sẽ chia đều cho mọi ngƣời đến cùng tham gia lễ hội, mỗi ngƣời một rẻo nhỏ. Mặc dù rất nhỏ nhƣng đó là sự sẻ chia vui buồn, là sợi dây kết nối tình nghĩa cộng đồng, tồn tại mãi hàng bao đời nay trong các lễ hội Tây Nguyên. Đây là nghi lễ cuối cùng của lễ hội. Sau lễ này là đến phần hội, mọi ngƣời vui vẻ no say bên ché rƣợu cần, đánh cồng chiêng, múa xoang cho đến hết đêm. 40
  41. 2.1.2.3. Các hoạt động vui chơi giải trí Không khí của buổi lễ vẫn không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu, lúc này chính là khoảng thời gian cả bản làng quây quần bên ché rƣợu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa ăn uống quanh đống lửa , tận hƣởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thƣởng của thần linh. Vì thế, lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hƣởng: cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Trong suốt ngày và đêm này, mọi ngƣời sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các hoạt động thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi để tranh giành bùa do già làng tặng. Và đặc biệt là các chiến binh ra nhảy múa, diễn lại cảnh đánh nhau và chiến thắng để khơi dậy dũng khí trong lòng mọi ngƣời tham dự. Theo nhịp trống, cồng chiêng, sáo bầu, các cô gái nắm tay nhau thành vòng xoang (múa). Dƣờng nhƣ tất cả nữ giới trong làng đều có mặt tại đây, nên vòng xoang cứ dài mãi, xoay mãi, say mê bƣớc theo nhịp ching chiêng, từ lúc mặt trời đi ngủ, cho đến khi lại vén mây thức dậy phía đằng Đông. Bên cạnh đó là các vũ khúc của các chàng trai múa khiên, lao, tiếng cồng chiêng không dứt, những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển của các chàng trai cô gái trong trang phục sặc sỡ càng làm cho không khí thêm náo nhiệt, cuộc vui tƣởng chừng nhƣ muốn kéo dài ra vô tận. Trong men say của rƣợu cần bên ánh lửa hồng trƣớc sân nhà Rông, những điệu múa nhƣ nhanh hơn, uyển chuyển hơn, gƣơng mặt ai cũng rạng rỡ nụ cƣời, tiếng cồng chiêng cứ ngân nga trải rộng khắp cả núi rừng nhƣ bày tỏ một niềm tin mãnh liệt rằng năm sau Yang sẽ cho buôn làng giàu có, no đủ. Cuối cùng là bữa ăn chung mang tính cộng đồng, mọi ngƣời vừa ăn, uống rƣợu cần, đánh chiêng, múa hát các bài dân ca, tạo nên không khí chan hòa, thắt chặt mối dây liên kết. Ngoài ra, bà con buôn làng có khi còn ngồi bên nhau nghe già làng hát Khan - kể lại sử thi của tộc ngƣời mình bên ánh lửa bập bùng hào hứng đến hết đêm. Sau lễ ăn trâu, mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong buôn đều đƣợc thần linh mang đi hết, niềm vui và hạnh phúc đƣợc nâng lên gấp bội, ai nấy hăng hái 41
  42. trở lại chuỗi ngày lên nƣơng xuống rẫy dƣới mƣa dầm nắng gắt, đêm sƣơng muối xót thịt xƣơng, con ngƣời bán mặt cho đất bán lƣng cho trời nơi đại ngàn lắm dã thú, nhiều sỏi đá khô cằn hơn màu mỡ, hi vọng tết mùa sau với nhiều lễ cúng, nhiều tiếng hát, nhiều tiếng cồng chiêng lại vang lên quyến rũ con ngƣời vào cuộc vui say bất tận. (Đâm trâu) của các tộc ngƣời Tây Nguyên Suốt dải đất Trƣờng Sơn - Tây Nguyên, hàng năm đều vang tiếng cồng chiêng gọi dân làng vào mùa hội. Lễ ăn trâu (Đâm trâu) của mỗi tộc ngƣời nơi đây về cơ bản là giống nhau nhƣng nếu xem xét và tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy những nét khác biệt. Thời gian tổ chức lễ này ở tộc ngƣời Churu, Banar, H’rê, Xơ Đăng kéo dài trong 3 ngày nhƣng riêng ngƣời Giarai thì chỉ có một ngày rƣỡi. Nhƣng không vì thế mà các nghi lễ bị rút ngắn, không đầy đủ nhƣ các tộc ngƣời khác. 2.2.1. Mục đích tổ chức nghi lễ Hầu hết các tộc ngƣời ở Tây Nguyên tổ chức ăn trâu nhằm tạ ơn Yang, vào các dịp mừng nhà Rông, mừng chiến thắng, mừng lúa mới hoặc mừng đƣợc mùa của buôn làng. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh đƣợc gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xƣa của ngƣời Tây Nguyên. Trong những dịp lễ hội quan trọng này, con trâu đƣợc chọn là vật hiến sinh, là biểu tƣợng cho sự "thông quan" giữa con ngƣời với giàng và thần linh, là lời cảm ơn giàng (trời), cảm ơn thần linh đã cho mƣa thuận gió hoà, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nƣơng, cho mùa màng tƣơi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh Tuy mục đích chung là nhƣ vậy, nhƣng mức độ và sắc thái biểu hiện ở mỗi tộc ngƣời lại có sự khác biệt nhất định. Theo tập tục của ngƣời Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông. Mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng 42
  43. đóng góp lại. Những tộc ngƣời này tổ chức hội đâm trâu bên cạnh việc cúng Yang thì còn nhằm tạ ơn những tù trƣởng xƣa kia đã có công xây dựng và gìn giữ buôn làng, và sau nữa là tỏ lòng biết ơn đối với ngƣời hiện đang chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vật của buôn (là những vũ khí, giáo mác, khiên, tù và mà xa kia, ông cha họ đã từng dùng để đánh giặc bảo vệ buôn làng). Bên cạnh đó, những khi đau, ốm bất ngờ (ví dụ đi tắm về bị cảm, vào rừng bị sốt hoặc bị gai đâm ) dân làng cho là thần làm ốm nên muốn khỏi, cũng phải làm lễ đâm trâu, nhƣng lễ đâm trâu này nhỏ hơn lễ đâm trâu trong ngày hội. Cũng giống nhƣ nhiều tộc ngƣời khác, ba tộc ngƣời nói trên thƣờng tổ chức ngày hội đâm trâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch. [19] Nếu nhƣ ngƣời Êđê tổ chức lễ ăn trâu và dịp làm lễ cơm mới, tức là tổ chức ngay sau khi gặt những gùi lúa đầu tiên, thì ngƣời M’nông ở Đăk Nông chỉ tổ chức nghi lễ này sau khi đã thu hoạch xong mùa màng, để xin Thần Lúa cho phép chính thức mở cửa kho sử dụng. Nhƣng không phải mùa thu hoạch nào ngƣời M’nông cũng tổ chức đâm trâu, ở phạm vi gia đình, chỉ khi thu đƣợc hơn 100 gùi lúa, họ mới cúng trâu. Ở phạm vi buôn làng, nếu không tổ chức lễ đâm trâu hàng năm để cúng Thần Lúa thì ít nhất đủ 3 năm phải tổ chức lễ ăn trâu một lần. Đồng bào M’nông “ăn trâu” để tạ ơn thần linh, để đƣợc tổ chức vui chơi, giải trí và cũng để khẳng định uy tín, danh vọng của gia đình chủ lễ và của buôn làng.[20] Cũng giống nhƣ ngƣời M’nông, ngƣời K’ho và ngƣời Châu Mạ cũng tổ chức lễ cúng Yang sau khi thu hoạch vụ mùa vào tháng chạp âm lịch. Đồng bào Brâu tổ chức Lễ ăn trâu vào dịp mừng nhà Rông, dịp này còn gọi là lễ lên nhà Rông hoặc lễ nhóm lửa bếp nhà Rông. Với ngƣời Brâu, nhà Rông là nơi trú ngụ của các vị thần bảo trợ cho cộng đồng và là biểu tƣợng của buôn làng Brâu. Đặc sắc nhất về mục đích tổ chức lễ ăn trâu có lẽ là đồng bào ngƣời Cơ tu. Với ngƣời Cơ tu, lễ ăn trâu không do làng tổ chức mà do mỗi gia đình tự lo, sau đó cả làng vào cuộc và xem đây là lễ hội chung của cả làng. Trâu đối với ngƣời 43
  44. Cơ Tu là một loại hàng hóa đặc biệt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt xã hội, tâm linh của họ: từ hôn nhân gia đình đến dùng làm vật hiến tế cúng giàng, cúng đất, tranh chấp đất đai, sông suối Trong một đám cƣới có trâu mới xong đƣợc việc, cho dù đã ăn ở với nhau có khi đã hai mặt con nhƣng chƣa có lễ đâm trâu trong ngày cƣới xem nhƣ thủ tục cƣới chƣa hoàn thành, cho đến chừng nào ngƣời đàn ông có trâu bổ sung vào lễ cƣới trƣớc đây, chừng đó xem nhƣ lễ cƣới mới hoàn thành. Do đó, ngƣời đàn ông Cơ tu có tập tục cƣới vợ lần thứ hai là vậy. Trâu còn đƣợc sử dụng vào các ngày khánh thành nhà gƣơl (nhà sinh hoạt cộng đồng), nhà mới, đất mới, hoặc trong làng có niềm vui đƣợc mùa, đƣợc việc gì đấy có lợi cho làng đều tổ chức ăn trâu để ăn mừng; hoặc trong làng liên tiếp xảy ra mất mùa, xui xẻo, rủi ro, chết xấu cũng phải tế thần linh bằng trâu. Nhƣ vậy lễ ăn trâu hầu nhƣ đƣợc tổ chức một cách rất phổ biến ở tất cả các nghi lễ và không thể thiếu đƣợc trong đời sống của đồng bào Cơ tu. [21] 2.2.2. Địa điểm tổ chức nghi lễ Nhƣ chúng ta đã biết, các buôn làng của ngƣời Brâu, Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai thƣờng đƣợc dựng lên bên các bờ suối, bờ sông. Ở chính giữa mỗi buôn làng, đồng bào thƣờng dựng lên một cái nhà Rông: đây là nơi tập trung tinh hoa văn hóa của cả buôn làng. Nhìn vào nhà Rông, chúng ta có thể đánh giá đƣợc khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu, nghèo của buôn làng đó. Có hai loại nhà rông: Nhà rông trống và nhà rông mái. Nhà Rông trống (tiếng Gia Rai gọi là Rông tơ nao) có mái to, cao chót vót, có nhà Rông cao đến 30 mét, nhà Rông trống đƣợc trang trí rất công phu. Nhà Rrông mái (tiếng dân tộc gọi là Rông ama) nhỏ hơn nhà Rông trống, mái thấp; hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn. Nhà Rông là nơi chứng kiến những cuộc họp để bàn việc chung của buôn làng, là nơi dạy nghề và mọi ngƣời đến đây để sinh hoạt văn nghệ. Do vị trí quan trọng của nhà Rông trong tâm thức của các tộc ngƣời kể trên nên lễ ăn trâu thƣờng đƣợc họ chọn tiến hành ở trƣớc sân nhà Rông - nơi có không gian rộng, có thể qui tụ đầy đủ ngƣời dân trong buôn. Riêng đối với 44
  45. ngƣời Gia rai, địa điểm dựng cột buộc trâu, nếu làm riêng của gia đình thì ngay giữa sân nhà; đối với các gia đình làm lễ cầu bình an, ăn mừng lúa mới, bỏ mả , địa điểm trồng cột nêu sẽ do thày cúng chọn và quyết định. Đối với ngƣời Brâu, già làng sẽ chiếu theo cửa nhà Rông để chọn một điểm trồng cây Gƣng - cây nêu thần với vị trí cách khoảng 7, 8m, bỏ chút gạo, rƣợu và tiết gà giò vào hố trồng cây Gƣng để cúng khấn xin thần đất, thần sông, suối, núi, rừng cho phép trồng cây cúng Giàng ở đây. Ngƣời Hrê thì lựa chọn nơi đâm trâu bằng cách bói chân gà, thầy cúng dùng chân gà để bói xem thần linh ƣng chọn chỗ nào thì chỗ đó sẽ là nơi diễn ra lễ ăn trâu. Chuẩn bị cho lễ ăn trâu, thày cúng, già làng và một số đàn ông phải bói tìm địa điểm dựng nêu. Thƣờng thì họ dựng cột nêu ở trong rừng, hoặc ở chỗ đƣờng rẽ vào buôn. Sau khi đã tìm đƣợc địa điểm, thày cúng lấy một cục đất lớn để tại đó làm dấu, các già làng mỗi ngƣời xúc một xẻng đất đắp lên đó. Nhóm đàn ông đi theo đào hố ở đó trồng cột nêu, ngƣời dựng cột là thày cúng và các già làng. Ngƣời H’rê làm thế vì họ quan niệm rằng nghi lễ này là nghi lễ cúng thần linh cho nên phải theo ý của thần linh, nếu không sẽ bị thần linh quở trách mà không nhận trâu thì năm đó buôn làng sẽ đói khổ. Đó chính là quan niệm thể hiện sự phụ thuộc chặt chẽ vào tín ngƣỡng đa thần của ngƣời Hrê. Đó cũng là sự hiệp thông giữa thần linh và con ngƣời trong việc tổ chức nghi lễ vì họ muốn làm đẹp lòng thần linh một cách tối đa nhất để thần linh mang lại hạnh phúc, ấm no cho buôn làng. Do tính chất của một buổi lễ cộng đồng, nên ngƣời M’nông cũng chọn địa điểm tổ chức lễ đâm trâu ở nơi có không gian thoáng, rộng và là nơi có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống cộng đồng, do đó lễ đâm trâu của ngƣời M’nông thƣờng đƣợc tổ chức tại sân nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng của buôn làng. Hơi khác một chút, ngƣời Stiêng lại chọn một bãi đất nơi họ coi là rừng thiêng để tiến hành nghi lễ. Vì họ có quan niệm rằng Yang và các thần linh linh khác thƣờng ngự trị nơi rừng thiêng cho nên lễ vật cúng Yang, thần linh cũng phải 45
  46. đƣợc tiến hành nơi rừng thiêng thì Yang mới nhận và chỉ có nơi linh thiêng đó mới xứng tầm nghi lễ dành cho Yang. 2.2.3. Con trâu lễ và người đâm trâu Mặc dù con trâu dùng để tế thần của hầu hết các tộc ngƣời Tây Nguyên đều là con trâu đực và có đặc điểm chung là to béo nhƣng mỗi tộc ngƣời lại có tiêu chí chọn trâu lễ khác nhau. Chẳng hạn nhƣ con trâu của ngƣời Xơ đăng phải là con trâu đực, to khỏe, màu đen; con trâu của ngƣời Cor phải là trâu mộng, dáng đẹp, thân dài, mông nở, cặp sừng nhọn và cân đối; con trâu của ngƣời Giẻ triêng phải là con trâu có hông nở, sừng dài và bóng; con trâu của ngƣời Brâu phải có lƣng bằng và sừng dài một thƣớc. Về ngƣời đâm trâu, ở các tộc ngƣời nhƣ ngƣời Gia rai, ngƣời Cor, thì ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ cao cả này là các chàng trai khỏe mạnh, cƣờng tráng trong buôn. Họ đƣợc chia ra thành nhiều nhóm, lần lƣợt thay nhau tiến vào để phóng lao hoặc vung đao kiếm chém trâu. Đối với ngƣời Giẻ triêng: một ngƣời đàn ông khỏe mạnh sẽ đƣợc dân làng chỉ định để cầm lao đâm vào con trâu, mỗi nhát đâm đều đƣợc dân làng hò reo, khích lệ, cổ vũ. Ngƣời K’ho ở Lâm Đồng thì có một lựa chọn khác: đối với lễ gia đình, ngƣời chủ lễ sẽ đâm nhát dao đầu tiên vào con trâu, tiếp đó là các thanh niên trai tráng sẽ hoàn tất thủ tục đâm trâu; đối với lễ đâm trâu cộng đồng, hai trai làng sẽ cầm giáo dài xông vào đâm trâu nhƣ 2 chiến binh, tiếp đến là những thanh niên khỏe mạnh, tay cầm giáo mác nối đuôi nhau vừa ca hát, nhảy múa, vừa đâm trâu. Với truyền thống coi trọng ngƣời cao tuổi, trong nghi thức đâm trâu của ngƣời Brâu, một tráng đinh sẽ đƣa gƣơm sắc cho già làng để ông chém vào vai con vật làm phép, tiếp đó các trai tráng đuổi con vật chạy quanh cột Gƣng, dùng gƣơm tấn công vào khuỷu chân cho tới khi nó ngã vật ra bất lực trong tiếng hò reo của dân làng. Khác biệt một chút, ngƣời Banar cũng chọn già làng là ngƣời làm nhiệm vụ đâm trâu nhƣng phải phụ trách công việc cao cả này từ đầu đến cuối mà không cần đến sự trợ giúp của thanh niên trong buôn. Già làng là ngƣời đại diện cho cả buôn làng về sức khỏe, kinh nghiệm, uy tín nên đảm nhận trọng trách đâm trâu để cúng 46
  47. Yang. Ngƣời ta cho rằng chọn ngƣời đâm trâu uy tín nhƣ thế thì sẽ làm hài lòng Yang và buổi lễ thêm linh thiêng hơn và năm sau nhất định buôn làng sẽ ấm no, hạnh phúc. Cũng tƣơng tự nhƣ ngƣời Brâu, ở nghi thức của ngƣời Cơ tu, nếu là việc của làng, ngƣời thọc mũi dáo đâm trâu nhát đầu tiên phải là ngƣời có uy tín trong làng, ngƣời biết rõ phong tục, tập quán Cơ tu trong việc đâm trâu, biết đâm trúng chỗ hiểm. Ngƣời đó phải nhận một chén rƣợu cần và con gà của làng cho. Sau khi trâu chết, làng phải trả ơn bằng một miếng thịt thăn lƣng trâu cho ngƣời đâm nhát dáo đầu tiên này; còn nếu việc riêng của gia đình thì ngƣời đâm trâu đầu tiên là vị chủ nhà và không có tục lệ biếu con gà và chén rƣợu nhƣ việc làng. Cách thức đâm trâu của ngƣời Cơ Tu cũng khá độc đáo. Để đâm trâu phải thúc cho trâu chạy vòng quanh cây nêu lễ, khi trâu đang chạy thì đâm. Dụng cụ để đâm là dụ sắc, chắc cứng; vị trí là đâm vào nách phải của trâu (không đâm bên trái), cũng không đƣợc đâm lung tung không đúng nơi quy định. Việc đâm trâu vào nách phải là trâu tế vào việc tốt trong làng, trong gia đình, mục đích để cho trâu chết từ từ cho dân làng múa vui; còn dùng cho việc xấu nhƣ tang lễ thì đâm vào bên trái, trúng tim, trâu chết nhanh, không múa vui linh đình. Sau nhát đâm trâu đầu tiên, những ngƣời lớn tuổi thƣờng để ý xem khi vừa đâm xong, trâu có ngoái nhìn ngƣời đâm nó không? Nếu ngoái nhìn ngƣời đâm nó, họ cho rằng báo điềm xấu cho ngƣời ấy, có khả năng ngƣời đó sẽ không sống lâu, do đó ngƣời ta phải thúc cho trâu chạy, rồi mới đâm từ sau lƣng trâu để trâu khỏi nhìn ngƣời đâm mình nhát đầu tiên. Với ngƣời M’nông ở Đăk Nông thì khi lời hát “khóc trâu” vừa dứt, ngƣời dân sẽ mời một ngƣời từ bên đoàn khách đƣợc mời đến dự lễ tiến ra đâm trâu. Ngƣời khách này phải là ngƣời có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, uy tín nên mới đƣợc giao trọng trách này. Ngƣời ta giao cho ngƣời khách làm nhiệm vụ đâm trâu mong sao ngƣời khách đó sẽ mang lại những may mắn cho buôn làng. Nghi thức đâm trâu và ngƣời đƣợc giao trọng trách đâm trâu của ngƣời H’rê cũng khá đặc sắc: lúc tiến hành đâm trâu, dân làng vừa nhảy múa theo nhịp chiêng 47
  48. trống, vừa đi vòng quanh cây nêu. Thày cúng đứng gần cây nêu dùng chân gà để bói. Khi thấy có biểu hiện các Yang đã về tham dự, thày cúng sẽ dùng kiếm hoặc lao đâm vào họng trâu, lấy nồi đồng hứng huyết; sau đó các phụ lão trong làng đâm tiếp theo, cuối cùng là các thanh niên, cho đến khi con vật tắt thở. Dù có đôi chút khác biệt về cách lựa chọn ngƣời đâm trâu, nhƣng nhìn chung các tộc ngƣời ở Tây Nguyên khi chọn ngƣời lãnh trọng trách đâm trâu đều chung nhau ở một ƣớc vọng: làm sao lựa chọn ra những ngƣời ƣu tú nhất, xuất sắc nhất đại diện cho cả buôn làng, một mặt vừa đảm bảo tính linh thiêng để cúng thần linh, mặt khác hy vọng những ngƣời đó sẽ mang lại niềm vui và may mắn cho cả cộng đồng. 2.2.4. Cây nêu Cây nêu của mỗi tộc ngƣời thể hiện sự sáng tạo, óc thẩm mỹ, khát vọng của cả buôn làng, đồng thời nó cũng thể hiện triết lý âm dƣơng, là cầu nối giữa con ngƣời với thế giới thần linh và là một phần không thể thiếu đƣợc trong tất cả các buổi lễ. Mỗi tộc ngƣời Tây Nguyên có cách trang trí cây nêu của mình khác nhau nhƣng ít nhất đều đảm bảo tiêu chí đẹp, cao và vững chắc. Ngƣời Stiêng dựng cột đâm trâu bằng cây lồng mứt gỗ mềm, dễ đẽo gọt, thớ gỗ trắng dễ vẽ hoa văn. Cây nêu của ngƣời Hrê giống với một số tộc ngƣời khác ở Tây Nguyên, thƣờng là cây tre dài khoảng 4-5m, xung quanh thân tre vẽ nhiều hoa văn các màu; ngoài cột nêu, họ cũng trồng xung quanh 4 cột khác cao chừng 2m để buộc trâu. [17] Đối với ngƣời Xơ đăng, sau khi đốn đƣợc cây từ trên rừng, ngƣời ta đem về đẽo gọt công phu, trang trí đẹp đẽ thành nhiều tầng: - Tầng một, vẽ và treo hình những con giống của loài thú nhƣ cá, chim, rồng. - Tầng hai, quấn dây hjoong (một loại dây rừng) nhuộm màu tím, đen, đỏ. - Tầng ba đƣợc chuốt thành những bông hoa trắng, có nhuộm màu tƣơi đẹp. [22]. Ở tộc ngƣời Cor, cây nêu phƣớn cao tới 14m. Gốc nêu là nơi trang trí đẹp nhất với chiếc “mâm thần” xoè rộng; trên đó, vẽ nhiều loại hoa văn bằng 3 màu: 48
  49. đen, đỏ, trắng là những gam màu trang trí truyền thống của ngƣời Cor. Thân nêu chạm khắc nhiều hình ảnh sinh động nhƣ thỏ, rùa, chim bay, cá lƣợn, bƣớm đậu cành hoa, khỉ ngồi gốc quế Ngọn nêu là những lá phƣớn đan bằng sợi giang xòe ra rất đẹp. Những bông hoa kết bằng xơ vỏ cây đƣợc điểm xuyết cũng góp phần làm cho cây nêu thêm rực rỡ. Trên đỉnh cây nêu là hình tƣợng chim chèo bẻo (Sip lít) và phƣợng hoàng đất (Sip rak) làm bằng gỗ tƣợng trƣng cho tinh thần thƣợng võ của ngƣời Cor cũng là linh vật đƣợc thờ cúng. [24] Cây nêu của ngƣời Brâu cƣ trú tại tỉnh Kon tum tuy không trang trí quá sặc sỡ những họa tiết hoa lá chim muông nhƣng ngoài thân chính nó còn đƣợc trồng thêm một đoạn cành pơ lang dài 3m, phía trên ngọn buộc vào cột chính - đây chính là biểu tƣợng về sự trƣờng tồn của cả cộng đồng. Vì gốc cây pơ lang cắm xuống đất và hƣớng lên trời là ngụ ý muốn nói đến nơi bắt đầu của sự sống, sự sống của cả cộng đồng bắt nguồn từ đất mẹ và luôn vƣơn cao lên trời là ý chí sinh tồn không bao giờ bị hủy diệt. [25] Ở ngƣời H’rê, để làm cây nêu, trai tráng trong làng phải vào rừng chặt hạ 5 cây gỗ, mỗi cây có đƣờng kính 15cm và dài trên 20m, để nguyên cả cành, lá. Họ sẽ dùng 1,2m phía gốc để chôn, còn lại chia làm 3 phần để chạm khắc: hình răng cƣa tƣợng trƣng cho núi đồi; đƣờng lƣợn sóng tƣợng trƣng cho sông, suối; các hình ô vuông tƣợng trƣng cho ruộng đồng; các hình tam giác đối đỉnh tƣợng trƣng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra còn chạm trổ hình các con vật nhƣ khỉ, hƣơu, nai, chim chèo bẻo, tu hú, sóc, chim sẻ cây cối, mặt trời, mặt trăng Đầu cột nêu là hình một cái lá dài 1,5m đƣợc đan bằng sợi dây mây chẻ nhỏ, giữa lá có hình chim chèo bẻo bằng gỗ, màu vàng. Đó là biểu tƣợng của ngƣời H’rê, bởi theo họ, chim chèo bẻo là một loài chim hiền lành, trung thực, yêu lao động, ghét lƣời biếng và ngoan cƣờng. [25] Cũng nhƣ ngƣời Cor, ngƣời Cơ tu trang trí chạm trổ các đƣờng nét hoa văn trên cây nêu thật đẹp, mang đặc trƣng văn hóa dân gian dân tộc. Từ chân cột lên chừng 1,8 - 2m, đƣợc đẽo cây theo nấc, giữa hai nấc trên dƣới này họ đẽo thành bản để trang trí hoa văn vào đấy. Đối diện giữa thành bản ngƣời ta đẽo và 49
  50. gắn hai tấm ván gọi là gƣơng. Trên ngọn nêu, đan một cái pa’pa gọi là ổ. Trên ổ pa’pa các nghệ nhân vót nan tre, hoặc lồ ô, dang rất mỏng uốn cong tạo nên những đƣờng hoa văn đẹp. Ổ pa’pa là nơi đặt gà và đuôi trâu lên cúng. Khi hành lễ, chủ lễ tung gà và đuôi trâu lên phải trúng và lọt vào ổ pa’pa thì mới đƣợc Giàng chứng giám và chấp thuận. Ngoài cây nêu, ngƣời Cơ tu còn chọn hai cây tre dài, cao, trồng song song với cây nêu; từ mặt đất trở lên cách một mét (ngang tầm nhìn), các nghệ nhân trang trí các loại hoa vót bằng tre, nan tre mỏng mảnh, tạo thành chuỗi hoa dài, tạo các đƣờng hoa văn cổ truyền của ngƣời Cơ tu. [26] Có thể nói, cây nêu của mỗi tộc ngƣời cũng mang những sắc thái riêng thể hiện những quan niệm về thẩm mĩ, tín ngƣỡng của mình. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ đẹp có lẽ phải kể đến là cây nêu của ngƣời Banar - đƣợc xem nhƣ một tổng thể của nghệ thuật, bao gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí. Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa; một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu ngƣời ta trồng từ 4 - 8 trụ gỗ tròn cao 2 - 3 mét, đƣờng kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh nhƣ xanh, đỏ, đen, trắng. Các trụ gỗ bố trí khoảng cách đều nhau theo hình hoa thị đối xứng, trên buộc nối các đoạn dây rừng tạo thế liên hoàn, vững chắc. Trên ngọn nêu có những thanh ngang tỏa ra 4 phía, mỗi đầu thanh có vòng tre nhƣ mặt trời. Những đoạn dây tết, những tam giác đan bằng lạt tre, những chùm ống chiêng gió lủng lẳng dƣới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, gần chỗ túi thiêng tƣợng trƣng cho trí tuệ và sức mạnh là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) tƣợng trƣng cho sứ giả của hạnh phúc. [27] Cây nêu sống động nhất, gắn liền với đời sống nhất là cây nêu của ngƣời M’nông (Đăknông). Tất cả những gì sinh động nhất của cuộc sống hàng ngày đều đƣợc đƣa vào chạm khắc lên cây nêu. Cây nêu đƣợc làm bằng cây tre, đƣợc kết bằng lá cây non, cây sra, trên ngọn còn đƣợc treo một con Phƣợng Hoàng làm bằng gỗ đƣợc tô nhiều màu, trên thân cây nêu luôn đủ các hình: tổ ong, chim én, hình ngƣời, xâu lục lạc Bên cạnh đó còn có cây cột buộc trâu đƣợc tạo tác bằng gỗ Blang cao quá đầu ngƣời, có tƣợng Kon Nuih - 50
  51. - ; phía trƣớc cột dựng một khung tre ngăn cách với chỗ ngƣời ngồi, lại thêm một cây cọc để ghì trâu cho chắc. Một chiếc đàn tre N’rơng rla buộc chắc ở lƣng chừng cột, để ngƣời ngồi thổi kèn Rlet khi cúng và ngồi canh trâu. [28] Hình ảnh đa dạng của các cây nêu trên đều cho chúng ta thấy quan niệm thẩm mỹ và đời sống tinh thần phong phú của ngƣời Tây Nguyên. Hình tƣợng trang trí trên than cây nêu cho thấy bên cạnh những cái thần thánh cũng có những nét rất đời thƣờng. Nhìn chung các tộc ngƣời Tây Nguyên đều cho rằng cây nêu càng to càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và năm đó mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Cây nêu vốn là linh hồn của buổi lễ, nó góp phần không nhỏ làm nên thành công cho buổi lễ cho nên công việc tìm và dựng cây nêu luôn luôn đƣợc buôn làng tiến hành một cách cẩn trọng và dồn rất nhiều tâm huyết. 2.2.5. Nghi lễ Về bản chất thì nghi lễ ở các tộc ngƣời là giống nhau nhƣng vẫn có những khác biệt đáng kể trong từng khâu tổ chức và trình tự các bƣớc trong nghi lễ ở mỗi tộc ngƣời. Theo trình tự thì bao giờ một lễ ăn trâu cũng gồm các nghi lễ nhỏ sau: dựng cây nêu, khóc trâu, đâm trâu, ăn thịt trâu và vui chơi múa hát với thời gian thƣờng là 3 ngày. Ở một số tộc ngƣời thì các phần của nghi lễ này bị rút ngắn lại và thời gian tổ chức nghi lễ cũng theo đó mà chỉ còn từ một ngày, ngày rƣỡi hoặc hai ngày. “Ăn trâu” trong các lễ thức cúng Yang thì bất cứ tộc ngƣời nào ở Tây Nguyên cũng có, tuy nhiên, không phải tộc ngƣời nào cũng có nghi lễ đâm trâu. Nhƣ trong các lễ của ngƣời Êđê, ngƣời ta chỉ giết trâu, cắt lấy đầu, đuôi bày lên mâm cúng, chứ không có nghi lễ đâm trang trọng. Ngƣời Cor có thêm một lễ nữa trƣớc khi vào đâm trâu đó là lễ đuổi “ma xấu”. Ngày đầu, trai làng đào lỗ trên bãi đất rộng để dựng cây cột lễ. Ngƣời ta chọc tiết một con lợn ngay trên miệng lỗ mới đào. Lễ vật này để cúng tạ thần “Ma huýt”- ngƣời cai quản nƣơng rẫy và giữ hạt giống cây trồng. Dân làng đứng 51
  52. thành vòng tròn chắp tay cầu khấn theo lời thầy cúng. Tiếp đó một ngƣời ăn mặc rách rƣới đóng giả “ma xấu” chạy quanh đƣờng làng. Mọi ngƣời hò reo khua chiêng trống vác gậy đuổi theo . Cuối cùng “ma xấu” bị dân làng bắt đƣợc. Nó khóc lóc van xin tha mạng và hứa từ nay không làm hại súc vật cây trồng, không gieo dịch bệnh, dân làng đủ gạo ăn. Nghi lễ này phản ánh sự đấu tranh của buôn làng với những cái xấu. Đó là sự đấu tranh gay gắt nhằm chống lại những điều không may, những tai họa đe dọa cuộc sống của buôn làng nhƣng đồng thời nó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của con ngƣời nơi đây khi họ không lấy cái chết của kẻ thù làm niềm vui. [25] Ở ngƣời Giẻ Triêng, trƣớc khi bắt đầu nghi thức đâm trâu, già làng phải tiến hành cúng trƣớc trong nhà Rông. Xong lời khấn, già làng uống làm phép lang rƣợu đầu tiên rồi đƣa lại cho mọi ngƣời. Sau đó ông lấy một ống nứa dài khoảng 40 - 50cm, chẻ ra làm bốn phần bằng nhau, chập đôi chúng lại, thả xuống đất để bói xem năm nay dân làng có bình yên trong cuộc sống hay không. Nếu bốn thanh nứa rơi xuống đất mà hai thanh ngửa hai thanh úp thì đó là dấu hiệu của một năm bội thu, bằng không già làng sẽ tiếp tục tung thanh nứa cho đến khi nào đƣợc mới thôi. Tiếp đó, già làng đứng lên thực hành nghi thức múa quanh cây nêu trong nhà rông ba vòng rồi trở ra múa quanh cây nêu nơi buộc trâu ba vòng. Kết thúc điệu múa của mình, già làng và những ngƣời đƣợc phân công làm những thao tác cúng lễ sẽ xếp hàng theo đội hình với một ngƣời đánh trống đi đầu, theo đó là ba ngƣời đánh chiêng làng, kế tiếp là già làng cùng một ngƣời bƣng tô rƣợu cho trâu uống trƣớc khi làm lễ hiến sinh và cuối cùng là hai ngƣời phụ nữ trong làng. Họ phải là những phụ nữ có uy tín, đƣợc mọi ngƣời yêu quý vì giỏi việc đồng áng, chăm sóc gia đình và quan trọng là đạo đức của họ. Hai phụ nữ, một ngƣời bƣng một chén nƣớc nghệ, một ngƣời cầm một chén gạo, vừa đi vừa rắc xung quanh con trâu với ý nghĩa cho trâu ăn và tẩy uế cho trâu trƣớc khi dâng cúng thần linh. Tốp ngƣời làm lễ đi quanh con trâu và cây nêu ba vòng ngƣợc chiều kim đồng hồ, trong khi đó ngƣời chủ của con trâu sẽ 52
  53. khóc một bài khóc về con trâu với tình cảm thƣơng tiếc, kể những kỉ niệm về nó, với công lao chăm sóc của gia đình. [29] Với ngƣời Bana thì trình tự một lễ ăn trâu (đâm trâu) diễn ra gồm các nghi thức nhỏ nhƣ: Lễ cúng sắm cây nêu, Lễ cúng dựng cây nêu, Lễ cột trâu, Lễ khóc trâu, Lễ đâm trâu và lễ hội ăn trâu uống rƣợu cần sau cùng. Trong khi đó, ngƣời Brâu chia nghi lễ ra làm ba ngày và trong ba ngày đó thƣờng có các nghi lễ nhỏ nhƣ: ngày thứ nhất gồm có các nghi thức: lễ cúng đất dựng cây thần, lễ rƣớc túi thiêng (bảo vật của buôn làng) từ nhà chủ làng ra cây nêu thần, lễ hiến trâu cho thần linh (yểm bùa trâu tế, đâm trâu) và lễ cúng thần bảo mệnh bằng thịt trâu vừa đâm; ngày thứ hai: cả buôn làng nhảy múa hòa theo nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng từ sáng tới chiều, mọi ngƣời hóa trang rất vui nhộn; ngày thứ ba từ nhà Rông họ xếp hàng ra suối phía đông làng gột rửa thân thể sau đó trở về làng và cuộc vui kết thúc. Họ tắm rửa để gạt bỏ hết những điều không may mắn trong năm cũ và cầu mong năm mới mọi điều may mắn sẽ đến với mình và buôn làng [30]. Có thể nói nghi lễ ở ngƣời Brâu là đa dạng nhất, tuy số lƣợng nghi thức nhiều nhƣng đầy đủ cả phần lễ và phần hội, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tâm linh và đời sống của con ngƣời. Các nghi thức nhỏ bên trong lễ ăn trâu (đâm trâu) đều do mục đích tổ chức lễ ăn trâu (đâm trâu) của buôn làng mà đƣợc quy định theo các trình tự kể trên. Chẳng hạn nhƣ, sau khi kết thúc đâm trâu, ngƣời M’nông còn giết thêm một số heo lớn để lấy bộ lòng làm dồi cúng thần giữ kho lúa. Nghi thức cúng thần giữ kho là nghi thức bắt buộc trong các lễ hội cúng có đâm trâu. Ngƣời ta lấy sợi chỉ buộc từ kho lúa đến chỗ đầu trâu, tƣợng trƣng cho lối đi của hồn lúa. Chủ nhà lấy huyết trâu với rƣợu đổ vào bầu nƣớc và tƣới tƣợng trƣng lên kho lúa. Làm nhƣ vậy họ tin rằng hồn lúa sẽ đƣợc mát mẻ, mọi điều xấu, tai ƣơng sẽ qua đi. Tiếp theo ngƣời ta mổ trâu chia cho các gia đình. [31] Tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời Chu Ru ở Lâm Đồng còn có thêm lễ tiễn đƣa ông bà ở trên đỉnh nêu nữa, rồi mới kết thúc lễ hội. [17] Ngoài các nghi thức chung, phần đặc sắc nhất, chứa đựng quan niệm nhân sinh sâu sắc nhất của các tộc ngƣời Tây Nguyên là nghi thức khóc trâu. Nghi 53
  54. thức khóc trâu là nghi thức khá quan trọng trong lễ ăn trâu (đâm trâu) nhƣng không phải tộc ngƣời nào cũng tổ chức trang trọng nghi thức này trong lễ ăn trâu (đâm trâu) của mình. Ngƣời Brâu không tổ chức nghi thức khóc trâu mà chỉ an ủi con vật thôi. Gia đình chủ trâu sẽ đến bên trâu và nói những tâm sự của mình với trâu, cảm ơn trâu đã vì buôn làng mà hi sinh thân mình. Nhƣng ngƣời M’nông lại xem khóc trâu là một nghi thức thiêng liêng và họ tiến hành rất cẩn thận. Vào cuối buổi lễ, 6 cô gái sẽ quỳ xuống lạy trâu, làm “lễ tang” cho trâu trƣớc khi trâu thành vật hiến sinh cho thần linh. Một số nhạc cụ chỉ tấu lên ở lễ tang và lễ đâm trâu. Bài ca khóc trâu của họ với những ca từ vừa giản dị, vừa chân thành nhắc lại những kỷ niệm gắn bó giữa con ngƣời và trâu, tấm lòng thƣơng cảm của con ngƣời dành cho trâu khiến cho không chỉ những ngƣời đang tham dự buổi lễ phải chảy nƣớc mắt mà ngay cả con vật cũng phải nhỏ nƣớc mắt khóc theo. Sau đây là trích đoạn một phần trong bài khóc trâu của ngƣời M’nông với những lời lẽ vô cùng sâu sắc : “ Ta thƣơng trâu đã mƣời năm nay/ Ta chăn trâu vào đủ trăm ngày/ Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/ Mời trâu ăn lá cây lần cuối/ Trâu hãy ăn lá Râng(1) lần cuối/ Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối/ Ngƣời ta đã cột trâu vào cọc rồi/ Khách mời “ăn trâu” đã đến đầy nhà/ Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội/ Ta thƣơng tiếc trâu lắm trâu ơi!/ Ta không thể giúp gì cho trâu đƣợc/ Trâu hãy rung cho ngã cọc nêu/ Trâu vùng vẫy cho đứt chùm dây/ Ngƣời ta sắp xẻ thịt trâu rồi đấy!/ Nơi vũng nƣớc trâu dẫm vẫn còn/ Chân trâu cào mặt đất còn dấu/ Bãi cỏ nơi trâu còn đó/ Ngọn núi kia trâu đi với cái/ Bụi tre kia trâu vỗ nghé ngủ/ Cây to kia trâu thƣờng cọ khi ngứa/ Đôi mắt tròn trâu tìm đƣờng đi/ Dòng suối nơi trâu tắm vẫn còn/ Ta gặp trâu đêm nay nữa thôi/ Ngƣời ta đã cột dây đầy cổ trâu/ Ngƣời ta cột trâu nhiều dây chắc lắm/ Ngƣời ta đã cho trâu đeo xâu cƣờm/ Ta đành chịu không cứu đƣợc trâu/ Ngƣời chặt vào lƣng xin trâu đừng khóc/ Ngƣời đâm vào hông trâu chớ kêu la/ Ngƣời chặt vào đuôi trâu đừng quất nữa/ Nếu trâu quất e trúng lũ trẻ/ Có bề gì ta phải chịu đền/ Trâu chết đi bỏ lại vũng nƣớc/ Trâu chết đi bỏ lại cỏ non/ Trâu chết đi bỏ lại vợ con/ Trâu chết 54