Đề tài Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập–xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập–xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_tim_hieu_nghi_le_vong_doi_nguoi_cua_toc_ngoi_tay_tai.pdf
Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập–xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập và tu dƣỡng tại mái trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng, ngoài sự cố gắng nỗ lực học tập của bản thân, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, gia đình bạn bè. Lần này khi đƣợc giao nhiệm vụ làm đề tài nghiên cứu khoa học do nhà trƣờng giao cho em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới. Các thầy cô giáo đã và đang giảng dạy tại trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn văn - hoá du lịch của trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch tỉnh Tuyên Quang, các anh chị trong phòng nghiên cứu dân tộc của Viện nghiên cứu khoa học xã hội học đã giúp đỡ em trong suốt quá trình đi tìm những tài liệu cần thiết để nghiên cứu khi viết đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn bà con, cô bác thôn Tân Lập - xã Tân Trào - huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là bác Ma Văn Tuấn trƣởng thôn và các cô chú trong ban lãnh đạo thôn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian có mặt tại thôn để thu thập tài liệu khi đi điền dã. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - ThS VŨ THỊ THANH HƢƠNG ngƣời đã hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài. Cô đã luôn luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ, em hình thành các ý tƣởng khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Quang Hưng SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 1
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam có 54 tộc ngƣời anh em cùng chung sống, mỗi tộc ngƣời đều có sắc thái và đặc trƣng văn hoá riêng của mình góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ngoài dân tộc Kinh, các tộc ngƣời thiểu số khác của Việt Nam thƣờng sống không tập trung và xen kẽ với ngƣời Kinh. Trong điều kiện đó một số giá trị văn hoá của các tộc ngƣời thiểu số hoặc bị mai một hoặc bị lai tạp một cách tự nhiên. Do vậy, đầu tƣ cho bảo tồn và phát huy văn hoá của các tộc ngƣời thiểu số là việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số (Ethnictourism) đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới hết sức quan tâm. Các tộc ngƣời này thƣờng có tập tục, lối sống cũng nhƣ nền văn hoá đặc sắc. Việt Nam rất có lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các tộc ngƣời thiểu số. Lợi thế đó đƣợc phát huy trong sự bảo lƣu những nét sơ khai của văn hoá, trong lối sống, phong tục, thói quen canh tác hay trong các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt hơn các nét văn hoá đó lại đƣợc hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp rất hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, nét hấp dẫn của nền văn hoá không chỉ ở tính độc đáo mà chính ở tính thống nhất trong văn hoá cộng đồng tạo nên nhiều mảng màu rực rỡ trong bức tranh toàn cảnh chung của nền văn hoá dân tộc. Tuyên Quang là nơi sinh sống của 22 tộc ngƣời thiểu số. Các tộc ngƣời thiểu số ở Tuyên Quang đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có bản sắc riêng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hoá tộc ngƣời vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Khi du khách đến với thị xã Tuyên quang thì chủ yếu họ chỉ đến với khu du lịch Tân trào, suối khoáng Mỹ Lâm, Thành nhà Mạc và một vài thắng cảnh quen thuộc và thƣờng thì chỉ nghỉ lại qua đêm ở thị xã. Du khách ít khi đến tìm hiểu cuộc sống của các tộc ngƣời ở nơi đây, vì họ chƣa biết đƣợc cuộc sống của cộng đồng các tộc ngƣời ở Tuyên Quang rất phong phú và đa dạng và sẽ là một điểm đến rất hấp dẫn du khách nếu SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 2
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch đƣợc khai thác đúng tiềm năng. Nằm cách thị xã Tuyên Quang chừng 45km và là nơi có khu di tích lịch sử Tân Trào nằm tại đây. Thôn Tân Lập có 153 hộ với 654 nhân khẩu, có 4 tộc ngƣời Tày, Nùng, Dao và Kinh cùng sinh sống,và cho đến nay họ vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hoá riêng của mình. Thôn Tân Lập nằm trong khu di tích lịch sử Tân Trào và là nơi có cảnh quan thiên nhiên còn nhiều hoang sơ và có khí hậu trong lành. Đƣờng thôn nay đã đƣợc trải bê tông. Đó chính là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch văn hoá tộc ngƣời. Tuy hiện nay đã đón du khách đến thăm quan và nghỉ lại nhƣng vẫn chƣa đƣợc khai thác hết tiềm năng đúng mức. Sinh ra và lớn lên tại Tuyên Quang, em có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc ngƣời thiểu số, đăc biệt là tộc ngƣời Tày ở Tân Trào. Em nhận thấy các giá trị văn hoá của tộc ngƣời Tày nơi đây rất phong phú và đa dạng nhƣng đang bị lai tạp, mai một, và dần mất đi. Trong khi đó, những giá trị văn hoá này lại chính là bản sắc văn hóa của họ và là tài sản quý giá của dân tộc, là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy em thiết nghĩ nếu có chính sách bảo tồn và sử dụng những giá trị văn hóa một cách hợp lý, thì nó sẽ phục vụ cho sự phát triển của du lịch đồng thời nâng cao đời sống còn nhiều khó khăn của tộc ngƣời nơi đây. Đối với Tuyên Quang việc làm này sẽ góp phần mở rộng vùng du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch của tỉnh. Vì những lý do trên, em quyết định làm đề tài “Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập - xã Tân Trào huyện Sơn Dƣong - tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch” 2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nghi lễ vòng đời ngƣời của ngƣời Tày tại thôn Tân Lập - xã Tân Trào - huyện Sơn Dƣong - tỉnh Tuyên Quang để phục vụ cho phát triển du lịch SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 3
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày ở nơi đây, và đời sống sinh hoạt văn hoá chung của họ. Về mặt không gian: Địa điểm nghiên cứu là thôn Tân Lập - xã Tân Trào- huyện Sơn Dƣong - tỉnh Tuyên Quang 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận: “Khái quát chung về tộc ngƣời Tày, tìm hiểu các nghi lễ vòng đời ngƣời gắn với việc phát triển du lịch ”. Về mặt thực tiễn: -Chỉ ra các điều kiện phát triển du lịch của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập -Đƣa ra các phƣơng án phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hoá của ngƣời Tày tại đây. Kiến nghị với chính quyền các cấp, ngành du lịch, văn hoá và các ngành liên quan phối hợp chỉ đạo, nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hoá của tộc ngƣời Tày tại đây nhằm phát triển du lịch. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thực địa Nếu việc thu thập tài liệu đƣa ra những thông tin lý thuyết về vấn đề cần nghiên cứu thì việc đi thực địa đến địa điểm nghiên cứu giúp em có cái nhìn xác thực hơn về vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã đến địa phƣơng đƣợc đề cập đến trong bài này là thôn Tân Lập. Em tận mắt chứng kiến hoạt động du lịch, cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Em cũng tiếp cận với ngƣời thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều cƣơng vị khác nhau, hỏi thăm về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của đồng bào. Sau đó em ghi chép, ghi âm và chụp ảnh lại để nghiên cứu sâu hơn vấn dề. 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình làm đề tài. Để thực hiện đề tài em đã thu thập tài liệu từ các giáo trình chuyên ngành dân tộc học, giáo trình du lịch, văn hoá, dự án, báo cáo tổng kết, tham khảo một số thông tin trên các phƣơng diện khác nhau. Sau khi đã có tài liệu trong tay em SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 4
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch đã sử dụng các bƣớc phân loại, thống kê, so sánh để lựa chọn đƣợc những thông tin sát với vấn đề nghiên cứu nhất. 4.3. Phƣơng pháp chuyên gia Để thực hiện đề tài này, em tham khảo ý kiến của nhiều ngƣời trong nhiều lĩnh khác nhau trong du lịch, văn hoá - xã hội - dân tộc học, giảng viên giảng dạy nhằm đƣa ra những đánh giá mang tính khoa học và chính xác cao nhất. 5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung của khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng1.Cơ sở lý luận Chƣong 2. Giá trị văn hoá các nghi lễ theo chu kỳ đời ngƣời của tộc ngƣời Tày ở thôn Tân lập-xã Tân Trào-huyện Sơn Dƣơng-tỉnh Tuyên Quang Chƣong 3.Các giải pháp khai thác các giá trị văn hoá của ngƣời Tày tại thôn Tân Lập để phục vụ hoạt động du lịch SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 5
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm về tộc ngƣời. 1.1.1. Khái niệm tộc người: Trong 60 năm qua, ở Việt Nam đã sử dụng khái niệm “Dân Tộc” để chỉ một cộng đồng ngƣời cụ thể (Việt, Thái, Dao, Hoa, Mƣờng, Tày ) nhƣng thực ra khái niệm đó chính là “Tộc Ngƣời”. Cũng nhƣ đại bộ phận tên gọi của các ngành khoa học, thuật ngữ “Dân tộc học” - Ethongraphy, Ethnology là từ phát sinh của các yếu tố Hy Lạp cổ, gồm “Ethnos”, chuyển nghĩa tƣơng đƣơng là dân tộc (tộc ngƣời). Tộc ngƣời là một hình thái tập đoàn ngƣời hay một tập đoàn xã hội, đƣợc hình thành qua quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử, đƣợc phân biệt bởi 3 đặc trƣng cơ bản là: Ngôn ngữ, các đặc điểm về văn hóa, ý thức về cộng đồng mình, mang tính bền vững qua hàng ngàn năm lịch sử ứng với mọi chế độ kinh tế - xã hội gắn với các phƣơng thức sản xuất(Nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tƣ bản, chủ nghĩa xã hội) tộc ngƣời đƣợc gọi bằng các tên nhƣ: Bộ lạc, bộ tộc chiếm nô, bộ tộc phong kiến, dân tộc tƣ bản chủ nghĩa, dân tộc xã hội chủ nghĩa Theo định nghĩa này thì Việt Nam có 54 “tộc ngƣời”chứ không phải 54 “dân tộc” nhƣ cách hiểu trƣớc đây. Mỗi tộc ngƣời ở Việt Nam đều có nền văn hóa đặc trƣng góp phần xây dựng nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Khái niệm dân tộc thực chất phải đƣợc hiểu là tộc ngƣời (ethnic). Tộc ngƣời là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con ngƣời mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên - lịch sử. Điểm đặc trƣng của các tộc ngƣời là ở chỗ nó có tính bền vững giống nhƣ là những quy tắc tồn tại hàng nghìn năm. Mỗi tộc ngƣời có sự thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc thù để phân định nó với các tộc ngƣời khác. Ý thức tự giác của những con ngƣời hợp thành tộc ngƣời riêng biệt đóng vai trò quan trọng cả trong sự thống nhất tƣơng hỗ, cả trong sự dị biệt với các cộng đồng SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 6
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch tƣơng tự khác trong hình thái phản đề của sự phân định “chúng ta” và “họ”. Theo đó, điều mà nhiều nhà khoa học chủ trƣơng là đồng nhất bản chất của tộc ngƣời với ý thức tự giác là không chuẩn xác. Đằng sau ý thức tự giác nhƣ vậy còn có cả giá trị tồn tại khách quan một cách hiện thực trong các tộc ngƣời của những con ngƣời thân thuộc 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tộc người. Để xác định một tộc ngƣời và phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác cần dựa vào 3 đặc trƣng cơ bản sau: Ngôn ngữ tộc ngƣời, các đặc điểm về văn hóa, ý thức về tộc ngƣời mình. Các đặc trƣng này đƣợc hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của tộc ngƣời và không thay đổi kể cả trong trƣờng hợp điều kiện sống thay đổi. 1.1.2.1. Ngôn ngữ tộc người Ngôn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết trong những chức năng và đặc trƣng cơ bản -Là công cụ giao tiếp. -Là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng. -Là hình thức biểu hiện của tƣ duy phản ánh thế giới khách quan. Chính vì vậy ngôn ngữ tộc ngƣời đƣợc coi là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một tộc ngƣời và phân biệt tộc ngƣời này với các tộc ngƣời khác. Thêm nữa ngôn ngữ còn là dây thông tin quan trọng để trao truyền văn hóa nhờ vậy văn hóa tộc ngƣời mới lƣu giữ đƣợc qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngôn ngữ tộc ngƣời bao gồm các dạng sau: -Là tiếng mẹ đẻ đƣợc tiếp thu trực tiếp từ bé thông qua mẹ, gia đình, làng xóm, mang tính ổn định cao và khó thay dổi. -Là ngôn ngữ của tộc ngƣời khác đƣợc lấy làm ngôn ngữ của tộc ngƣời mình -Hai ngôn ngữ trong cùng một tộc ngƣời, tình trạng song ngữ. Điều này xảy ra nhiều ở các tộc ngƣời thiểu số vùng Tây Bắc Do vậy với hai dạng sau ngôn ngữ không còn là tiêu chí quan trọng để SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 7
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch phân biệt tộc ngƣời 1.1.2.2. Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người Trong số những dấu hiệu quan trọng phân định các tộc ngƣời có đặc trƣng văn hóa đã đƣợc các cƣ dân sáng tạo nên trong quá trình lịch sử của mình và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tổng hòa các mối liên hệ tƣơng hỗ này giữa các đặc trƣng tạo thành truyền thống tộc ngƣời(enthical tranditon). Những truyền thống này đƣợc hình thành trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, trong mối liên hệ với các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội với địa lý tự nhiên trong cuộc sống của mỗi cƣ dân ngay cả trong trƣờng hợp điều kiện sống của mỗi tộc ngƣời đã có sự thay đổi lớn. Đây là một trong những điều kiện cơ bản quan trọng để phân định tộc ngƣời. Khi nói đến các đặc trƣng sinh hoạt văn hóa cần đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp: Là tổng thể các yếu tố tiêu biểu nhất về văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc ngƣời đƣợc hình thành trong quá khứ. Nghĩa rộng: Đóng góp của văn hóa đó với văn hóa của quốc gia và văn hóa nhân loại. Trên thực tế có trƣờng hợp các nhóm cƣ dân trong cùng một lãnh thổ, nơi cùng một thứ tiếng với nhau, nhƣng không hẳn đã có chung một đặc điểm văn hóa. Một tộc ngƣời khi đã mất đi đặc trƣng văn hóa thì chỉ là một cộng đồng sinh học mà thôi. 1.1.2.3. Ý thức tự giác tộc người Các yếu tố lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa kết hợp với nhau và đƣợc bảo lƣu lâu bền trong đặc tính của mỗi tộc ngƣời phát triển thành ý thức tự giác tộc ngƣời, là tiêu chí cơ bản, quan trọng để phân biệt một tộc ngƣời và phân biệt với các tộc ngƣời khác. Ý thức tự giác tộc ngƣời là sự tự ý thức về tộc ngƣời mình, tự nhận mình là tộc ngƣời nào. Nó còn là sự hiện diện và phát triển của công động mình trƣớc các cộng đồng khác và cộng đồng bên ngoài. Ý thức tự giác tộc ngƣời đƣợc nảy SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 8
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch sinh và phát triển trong mối liên hệ mật thiết với sự nuôi dƣỡng giáo dục của gia đình, dòng tộc, làng bản và đƣợc trao truyền qua các thế hệ. 1.1.3. Văn hóa tộc người với phát triển du lịch 1.1.3.1. Khái niệm văn hóa tộc người Văn hóa tộc ngƣời là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do các cƣ dân tộc ngƣòi sáng tạo và tích lũy trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử tự nhiên trong cuộc sống của mỗi dân cƣ, ngay cả trong trƣờng hợp điều kiện sống của mỗi tộc ngƣời đã có sự thay đổi lớn. Nó gồm một hệ thống di tích lịch sử các thắng cảnh, các quần thể kiến trúc làng bản, nhà cửa các đô thị cổ, các sinh hoạt văn hóa, lễ hội thu hút một lƣợng lớn khác du lịch đến tham quan nghiên cứu. Vào những năm 70 của thế kỷ 20 các nhà dân tộc học của nƣớc cộng hòa Acraeni- chia văn hóa tộc ngƣời ra thành 3 bộ phận. -Văn hóa sản xuất: Những gì liên quan đến sản xuất cả tri thức và kinh nghiệm sản xuất. -Văn hóa bảo đảm đời sống: Những gì liên quan đến ăn mặc ở. -Văn hóa chuẩn mực xã hội: Gồm các thiết chế xã hội, các ứng xử xã hội đƣợc cố định thành phong tục, luật tục. Văn hóa tộc ngƣời cũng có thể chia làm 2 bộ phận. -Văn hóa vật chất: Là những yếu tố liên quan đến công cụ sản xuất, phƣơng tiện vận chuyển đi lại nhà cửa, quần áo, đồ ăn -Văn hóa tinh thần:Là những yếu tố liên quan đến hoạt động văn hóa tinh thần, ví dụ: Khoa học, triết học, tôn giáo, tín ngƣỡng , lễ hội Sự phân biệt trên chỉ là tƣơng đối vì không có yếu tố vật chất nào lại không bao hàm yếu tố tinh thần. 1.1.3.2. Các cách phân loại văn hóa tộc người ở nước ta. Ở Việt Nam có rất nhiều cách phân loại văn hóa tộc ngƣời nhƣ phân loại dựa trên đặc điểm về ngôn ngữ, môi trƣờng địa lý, tự nhiên, xã hội, nhân văn. Phân loại theo ngôn ngữ, nhóm ngôn ngữ (nhóm ngôn ngữ). Có sự phân loại SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 9
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch này vì các tộc ngƣời có chung ngôn ngữ, ngữ hệ thì thƣờng có những đặc điểm giống nhau về văn hóa. Ở Việt Nam có các nhóm văn hóa ngôn ngữ Việt - Mƣờng, Môn-Khơ me, Tày- Thái, H’Mông-Dao, Tạng - Miến, Kadai. Bên cạnh việc nghiên cứu phân loại văn hóa theo nhóm văn hóa ngôn ngữ các công trình nghiên cứu văn hóa tộc ngƣời cũng đã tiếp cận và phân loại dựa trên những đặc điểm sắc thái về môi trƣờng địa lý tự nhiên- xã hội và nhân văn theo các vùng lãnh thổ. Đối với các tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam việc nghiên cứu phân loại các “Vùng văn hóa” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu sự tác động của điều kiện tự nhiên, địa lý, môi trƣờng cƣ trú đối với quá trình phát triển của văn hóa các tộc ngƣời cũng nhƣ quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố kinh tế- văn hóa ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Ở Việt Nam, những công trình văn hóa nói chung và văn hóa tộc ngƣời nói riêng đã phân định một cách tƣơng đối các vùng văn hóa là: -Vùng văn hóa Tây Bắc -Vùng văn hóa Việt Bắc và Đông bắc -Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ -Vùng văn hóa Nam Trung Bộ -Vùng văn hóa Trƣờng Sơn Tây Nguyên -Vùng văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long (GS. Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,1999) Việc phân loại nghiên cứu văn hóa theo vùng cũng đƣợc cụ thể hóa theo cách thức phân loại dựa vào địa vực cƣ trú, theo độ cao thấp của các vùng lãnh thổ (so với mặt biển). Vì vậy, những công trình nghiên cứu văn hóa tộc ngƣời đã phân định theo một số loại hình cụ thể nhƣ sau: -Văn hóa tộc ngƣời ở trên cao: H’Mông, Tạng, Miến -Văn hóa tộc ngƣời ở rẻo giữa: Các nhóm làm nƣơng -Văn hóa tộc ngƣời ở thung lũng chân núi: Tày, Thái, Mƣờng -Văn hóa tộc ngƣời ở trung du: Việt, Sán Dìu, Hoa SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 10
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch -Văn hóa tộc ngƣời ở châu thổ: Việt, Hoa, Chăm, Khơ Me -Văn hóa tộc ngƣời ở ven biển: Việt, Chăm, Hoa. (GS. Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,1999) 1.1.3.3.Vai trò của văn hóa tộc người với du lịch Các đối tƣợng văn hóa đƣợc coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, hiếm hoi thì tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn bởi tính phong phú, đa dạng độc đáo và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa phƣơng. Ở Việt Nam văn hóa tộc ngƣời là một tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng đặc sắc, mỗi cá thể văn hóa của tộc ngƣời lại có một đặc trƣng khác biệt. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quan trọng để hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Văn hóa tộc ngƣời là một tài nguyên du lịch nhân văn bởi vậy cũng bao gồm hai bộ phận, tài nguyên văn hoá vật thể và tài nguyên văn hoá phi vật thể * Tài nguyên văn hoá vật thể Tài nguyên văn hóa vật thể trong văn hóa tộc ngƣời bao gồm các yếu tố tiêu biểu nhƣ nhà ở, trang phục, các sản vật địa phƣơng, các sản phẩm nghệ thuật +Nhà ở: Là một yếu tố gây đƣợc sự chú ý đầu tiên đối với du khách. Chính vì vậy mà nó trở thành một trong những yếu tố để xác định tính độc đáo của du lịch văn hóa tộc ngƣời. Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình nhà ở khác nhau nhƣ: Nhà sàn (Tây Bắc), nhà nửa sàn nửa đất (Đông Bắc), nhà Rông Tây Nguyên. Do vậy nhà ở là yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy du lịch văn hóa tộc ngƣời phát triển. +Trang phục: là một yếu tố để phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác. Khách du lịch khi đến một tộc ngƣời nào đó, ai cũng muốn mặc thử những bộ trang phục đặc trƣng của tộc ngƣời để chụp ảnh làm kỉ niệm. +Các sản vật đặc trƣng của địa phƣơng: có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng doanh thu du lịch nhƣ: Một bộ quần áo dân tộc, một món ăn ngon, những đồ dùng nhƣ túi đeo, đồ trang sức truyền thống của tộc ngƣời đó, một cây sáo, cây SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 11
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch đàn làm kỉ niệm là những đồ vật gắn liền với đồng bào nơi đó và do họ làm ra. Bất cứ một khách du lịch nào khi đi du lịch cũng muốn mua cho mình, ngƣời thân, bạn bè một chút quà lƣu niệm. * Tài nguyên văn hoá phi vật thể Tài nguyên văn hóa phi vật thể trong văn hóa tộc ngƣời bao gồm: Ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống của tộc ngƣời. + Ngôn ngữ: Trong việc khai thác văn hóa tộc ngƣời việc quan tâm đến văn hóa tộc ngƣời là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Ngôn ngữ cũng là một đặc trƣng để phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác. Việc học đƣợc một ngôn ngữ của một tộc ngƣời nào đó sẽ tạo ra sự thích thú đặc biệt đối với du khách. + Ẩm thực: cũng là một nét văn hóa đặc trƣng của tộc ngƣời, nó có tác động mạnh đến cảm nhận của du khách về chuyến du lịch. Với các món ăn, du khách không chỉ muốn thƣởng thức mà còn muốn tìm hiểu cách chế biến, cách ăn nhƣ thế nào cho đúng. + Mỗi tộc ngƣời có một phong tục tập quán, sinh hoạt và tín ngƣỡng riêng. Du khách đến với các tộc ngƣời vùng thiểu số, rất chú ý tìm hiểu các thói quen, kiêng kị của đồng bào. + Các loại hình văn nghệ truyền thống: Là một biểu hiện độc đáo của văn hóa tộc ngƣời. Các hoạt động văn nghệ truyền thống của một tộc ngƣời luôn đƣợc du khách tán thƣởng và làm theo rất nhiệt tình, thậm chí khi du khách ra về họ còn mua những băng đĩa thu lại những bài hát, bản nhạc của tộc ngƣời đó. Đặc biệt điệu nhảy của các tộc ngƣời dƣờng nhƣ tạo nên một sự thu hút, lôi cuốn, sôi động mạnh mẽ với du khách. Các hình thức và chƣơng trình đƣợc tiến hành đủ màu sắc rực rỡ, trang phục cổ truyền, âm nhạc và trình độ nghệ thuật càng làm tăng thêm sức hấp dẫn du khách. + Các lễ hội truyền thống của các tộc ngƣời luôn để lại nhiều ấn tƣợng mạnh mẽ đối với du khách. Thông qua lễ hội, các du khách không những đƣợc SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 12
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch biết đến các nghi thức trang nghiêm mà còn đƣợc hòa mình vào các trò chơi giàu màu sắc 1.2. Vấn đề khai thác các giá trị văn hóa tộc ngƣời 1.2.1: Vấn đề khai thác các giá trị văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay: Trong nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiện nay có 54 tộc ngƣời sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2003, số dân là 80.902.400 ngƣời, ngƣời Việt chiếm hơn 86% dân số cả nƣớc, 53 tộc ngƣời thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nƣớc( có nhiều tộc ngƣời trên 1 triệu ngƣời, có tộc ngƣời chỉ có vài trăm ngƣời), cƣ trú rất phân tán và xen kẽ, phân bố chủ yếu ở miền núi, nơi có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng. Do sự phát triển không đồng đều trong lịch sử, các tộc ngƣời có sự phát triển chênh lệch về kinh tế xã hội. Đảng và nhà nƣớc ta luôn có những quan tâm to lớn về vấn đề tộc ngƣời. Nhờ vậy, từ thân phận ngƣời nô lệ, đồng bào các dân tộc đã trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc. Đời sống mọi mặt của đồng bào so với trƣớc năm 1945 đã có những cải thiện cơ bản, bản sắc văn hóa đƣợc giữ gìn. Đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc từng bƣớc đƣợc hình thành. Trong sự nghiệp đổi mới đã suất hiện nhiều điển hình tốt, năng động trong sản xuất và công tác, và chiếm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền Trong sự nghiệp đổi mới nhà nƣớc Việt Nam chủ trƣơng giải quyết tốt đẹp mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thống nhất và đa dạng. Tuy nhiên nguy cơ lớn hiện nay là xu hƣớng cào bằng văn hóa ở mỗi vùng dân tộc. Phải nhận thức đƣợc thực tế này để có ngay biện pháp bảo vệ, bảo tồn phát huy tính đa dạng sắc thái văn hóa địa phƣơng và tộc ngƣời. Chỉ có thể bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa riêng của địa phƣơng và tộc ngƣời ngay chính trong cuộc sống của nhân dân các dân tộc. Một khi nhân dân nhận thức đƣợc ý nghĩa to lớn của việc bảo tồn giá trị cổ truyền thì họ sẽ là SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 13
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch ngƣời thực hiện tốt nhất, có thể lấy lễ hội làm ví dụ. Nhân dân bảo vệ, tôn tạo di tích văn hóa, tổ chức điều hành lễ hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ. Cố nhiên, bên cạnh đó có sự hƣớng dẫn và hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc (tránh hiện tƣợng tự ý tôn tạo làm hỏng hay sai lệch đi cái vốn có). 1.2.2: Vấn đề khai thác các giá trị văn hóa của tộc người một cách bền vững Sự mai một bản sắc văn hóa các dân tộc nhƣ đã trình bày ở trên, đang ở trong tình trạng báo động. Việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc đặt ra hết sức cần thiết và đòi hỏi cần có nhiều biện pháp và nhiều hình thức. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi văn hóa các dân tộc thiểu số để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để đồng bào nhận thấy rõ giá trị phong phú độc đáo trong văn hóa dân tộc. Bởi vì, bản sắc văn hóa tộc ngƣời chỉ có thể đƣợc bảo tồn, phát huy khi mọi di sản quý báo đƣợc lƣu giữ vững chắc trong bảo tàng và ý thức của mỗi ngƣời dân, do chính họ là ngƣời thực hiện. Việc tuyên truyền giáo dục này không chỉ thông qua việc giáo dục trƣờng học và các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, đài phát thanh, truyền hình Đây là việc làm hết sức cần thiết để đồng bào hiểu sâu hơn giá trị văn hóa của cộng đồng mình, vừa để các tộc ngƣời hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau. Tiếp tục triển khai nghệ thuật quần chúng trong cộng đồng các dân tộc, làm cho vốn văn nghệ dân gian tiếp tục đâm chồi nẩy lộc ngay trên mảnh đất mà nó sinh ra. Đối với các lễ hội văn hóa dân gian, cần có kế hoạch khôi phục lễ hội truyền thống của các dân tộc. Tìm kiếm các bài dân ca, các làn điệu dân vũ, các trò chơi dân gian để thu hút đông đảo quần chúng tham gia lễ hội, tạo môi trƣờng văn hóa lành mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng. Chính quyền địa phƣơng cùng bà con các tộc ngƣời nên khôi phục các lễ hội dân gian, trò chơi dân gian, các làng nghề thủ công, để hình thành một vùng sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển du lịch văn hóa. Qua những nghiên cứu văn hóa phi vật thể của các tộc ngƣời, có thể giúp việc tiếp cận, hiểu sâu hơn truyền thống bản sắc văn hóa của các dân tộc. Trên SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 14
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch cơ sở đó tiếp tục đề ra những giải pháp bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Sự thống nhất trong đa dạng bản sắc văn hóa, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tộc ngƣời, để mỗi tộc ngƣời đóng góp sức mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. 1.2.3: Khai thác các giá trị văn hoá của tộc người phục vụ cho việc phát triển du lịch 1.2.3.1. Những yếu tố văn hóa không gây trở ngại cho sự phát triển. Nhìn vào đời sống các dân tộc, ta thấy nhiều yếu tố văn hóa truyền thống hiện nay trong cuộc sống mới vẫn có thể tồn tại đƣợc mà không gây nên trở ngại gì cho sự phát triển. -Trên lĩnh vực văn hóa vật chất có thể kể đến nhƣ: Nhà sàn, y phục, đồ trang sức trên ngƣời -Trong lĩnh vực văn hóa xã hội nhƣ: Tòa án phong tục, tổ chức dòng họ, vai trò của trƣởng họ, trƣởng bản, già làng, tinh thần cộng đồng.v.v -Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần của các tộc ngƣời nhƣ: Tôn giáo, tín ngƣỡng, thành hoàng 1.2.3.2: Những giá trị cũ cần phải cải biến để phục vụ cho sự phát triển Truyền thống văn hóa các dân tộc, có những giá trị không hẳn đã lỗi thời, nếu đƣợc cải biến thì có thể phục vụ cho sự phát triển. -Về phƣơng diện kinh tế có những yếu tố hợp lý nhƣ: Xen canh gối vụ, luân canh, Các nghề thủ công truyền thống nhƣ rèn, đan lát -Về văn hóa xã hội, những giá trị truyền thống nhƣ: Gia phả, tộc phả, tục kết chạ, hội đồng môn, các tổ chức phƣờng hội theo ngành sản xuất, tinh thần cộng đồng làng bản, dòng họ.v.v 1.2.3.3. Những giá trị có tính bền vững trong truyền thống các tộc người. Trong văn hóa các tộc ngƣời có những giá trị bền vững, đó là giá trị thẩm mỹ thể hiện trong văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc.v.v đều có giá trị lâu dài, cần đƣợc bảo tồn trong vốn văn hóa truyền thống dể làm giàu cho văn hóa dân tộc và nhân loại. SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 15
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Trong các giá trị đạo đức của đồng bào dân tộc có tính vĩnh cửu tƣơng đối, ta có thể kể đến đức tính ngay thẳng thật thà, trung thực, chất phác, những đức tính nhƣ hiếu khách, giàu tình thƣơng ngƣời, hào hiệp, sẵn sàng tƣơng trợ giúp đỡ ngƣời khác, những đức tính dũng cảm, bất khuất, những tình cảm nhƣ tình yêu, tình mẫu tử, tình bạn bè.v.v Những điều vừa trình bày trên cho chúng ta thấy rằng trong mỗi con ngƣời hiện nay đều có hai yếu tố: Yếu tố giai cấp và yếu tố nhân loại. Chính yếu tố nhân loại đã tạo ra những giá trị có tính bền vững lâu dài, vƣợt qua những hạn chế giai cấp, trong văn hóa truyền thống của các dân tộc. 1.3. Nghi lễ vòng đời ngƣời là gì. Con ngƣời là một chủ thể của xã hội. Hoạt động đời sống tâm linh của con ngƣời rất đa dạng để rồi từ đó tạo nên tôn giáo, văn hóa. Đời sống tâm linh của con ngƣời hƣớng về chính con ngƣời theo một quan niệm đời thƣờng gắn với thế giới siêu linh. Từ đó xuất hiện những nghi lễ cho cuộc sống con ngƣời. Theo các nhà nghiên cứu, nghi lễ vòng đời ngƣời xuất hiện cùng với xã hội loài ngƣời. Trải qua thời gian, những nghi lễ ấy một mặt đƣợc duy trì, một mặt đƣợc phát triển, hoàn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới. Ở tất cả các dân tộc trên thế giới với các mức độ, biểu hiện lễ thức khác nhau đều có nghi lễ cuộc đời con ngƣời. Để tiếp xúc và cầu khẩn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con ngƣời đã từng bƣớc tạo nên những nghi lễ và phát triển thành hệ thống. E.B.Tylor trong công trình “Văn hóa nguyên thuỷ” đã dành một chƣơng lớn viết về nghi lễ và lễ nghi. Theo ông, nghi lễ là: “Phƣơng tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn” và: “Tốt nhất có lẽ nên đặt niềm tin vào các thực thể tinh thần (Spirituels) nhƣ một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo” . Thông qua nghi lễ, những ngƣời đang sống ở cõi trần cầu cúng thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời của mỗi con ngƣời. Còn A.A. Radugin - một nhà văn hóa học Nga đã nói về nghi lễ nhƣ sau: SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 16
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch “Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu giữa cuộc sống thƣờng ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma quỷ, số phận v.v ). Nghi lễ đƣợc truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi vào cả cuộc sống thƣờng ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây, nghi lễ là di tích còn sót lại của thần thoại”. Theo nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với tâm lý vừa sợ sệt, vừa mong muốn sự ban ơn của thần linh, con ngƣời đã hình thành nên hệ thống tín ngƣỡng và kèm theo đó là hệ thống nghi lễ. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau: -Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt -Hệ thống nghi lễ trong tín ngƣỡng ngƣ nghiệp -Hệ thống nghi lễ theo tín ngƣỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo -Hệ thống nghi lễ vòng đời. Nghi lễ vòng đời ngƣời theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh là: “những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết” Nghi lễ vòng đời ngƣời theo TS.Ngô Văn Doanh: “Là những nghi lễ hay cách ứng xử của con ngƣời đối với gần nhƣ toàn bộ xã hội cũng nhƣ thế giới bao quanh con ngƣời” Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng ngƣời đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con ngƣời. Nghi lễ vòng đời ngƣời là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng tôn giáo thực hiện cho mỗi con ngƣời. Vì vậy, nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến một con ngƣời, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vòng đời ngƣời thể hiện sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài ngƣời. Nếu nhƣ những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con ngƣời với cái tự nhiên ngoài ta( ngoài con ngƣời) thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái tự nhiên trong ta( trong con ngƣời). SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 17
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch A.V.Gennep, tác giả cuốn “Nghi lễ của sự chuyển tiếp” một cuốn sách kinh điển về nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời ngƣời, phân tích khá sâu sắc những nghi lễ liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp, có tính quyết định đời sống xã hội của một con ngƣời. Ông đã khái quát một cách đầy đủ và khoa học về nghi lễ vòng đời ngƣời, trong đó ông phân biệt tầm quan trọng của 3 giai đoạn: sinh, trƣởng thành và tử. Các nhà khoa học đánh giá cao về cơ sở lý thuyết mang tính khái quát của A.V. Gennep, bởi vì nó phù hợp với quan niệm và mục đích ý nghĩa của các nghi thức chuyển trong một đời ngƣời của các dân tộc, các tôn giáo. Trong mỗi giai đoạn lớn, A.V. Gennep lại chia ra 3 giai đoạn nhỏ khác nhau: Mỗi giai đoạn có 3 thời kỳ, tách biệt với thời kỳ trƣớc, bƣớc đầu hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau. 1. Sinh: Chửa, đẻ và tuổi sơ sinh, tuổi thiếu niên 2. Trƣởng thành: Tuổi thiếu niên, lễ thành đinh và hôn nhân, tuổi con ngƣời cộng đồng 3. Tử: Lên lão, sự chết đi đối với tang ma và cuộc sống ở thế giới bên kia *Tóm lại, các nghi lễ vòng đời ngƣời là một mảng quan trọng để hiểu văn hóa của một dân tộc. Vì là liên quan tới vòng đời ngƣời, nên những nghi lễ đời ngƣời xét dƣới khía cạnh thuần túy xã hội- nhân văn là một trong những bức tranh quan trọng về “cách đối nhân xử thế”, về bản sắc tâm lý và quy phạm đạo đức của một dân tộc. Tất nhiên, trong quá trình lịch sử, do những tác động khách quan và chủ quan, hình thức của các nghi lễ đời ngƣời của từng dân tộc đều có những chuyển biến và đổi thay, nhƣng chắc chắn cái cốt lõi vẫn còn đọng lại. Đó cũng chính là điều mà bài viết này hƣớng tới. SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 18
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch TIỂU KẾT CHƢƠNG 1: Chƣơng 1 là chƣơng cơ sở lý luận qua đó để làm rõ hơn một số khái niệm cơ bản đƣợc dùng đến trong đề tài nhƣ: Tộc ngƣời là gì?, văn hóa tộc ngƣời là gì?, tài nguyên vật thể, tài nguyên phi vật thể, nghi lễ vòng đời ngƣời là gì? Cơ sở lý luận là điều không thể thiếu khi ta nghiên cứu cũng nhƣ tìm hiểu một vấn đề nào đó. Trên đây chính là những tìm hiểu của em về các vấn đề đƣợc dùng đến trong khóa luận này. Và cũng làm rõ đƣợc tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của các tộc ngƣời trên đất nƣớc ta. Để ta có thể khai thác các giá trị văn hóa của tộc ngƣời giúp cho việc phát triển du lịch. SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 19
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CÁC NGHI LỄ THEO CHU KỲ ĐỜI NGƢỜI CỦA TỘC NGƢỜI TÀY Ở THÔN TÂN LẬP - XÃ TÂN TRÀO - HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát chung về ngƣời Tày ở Việt Nam Tộc ngƣời Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có số dân khoảng 1.500.000 ngƣời, đông nhất trong các dân tộc thiểu số nƣớc ta. Tộc ngƣời Tày còn có tên gọi khác là Thổ và bao gồm cả các nhóm: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đông ngƣời Tày cƣ trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang v.v Gia đình ngƣời Tày thƣờng quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thƣơng nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể. Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo hàng đầu của ngƣời Tày. Nơi thở tổ tiên chiếm vị trí trung tâm, tôn nghiêm nhất trong nhà. Chiếc giƣờng trƣớc bàn thờ để không, khách lạ không đƣợc ngồi, nằm lên đó. Ngoài ra, có những điều kiêng kị nhƣ không đặt chân lên khúc củi đang cháy trong bếp lửa hay đặt chân lên thành bếp. Những ngƣời đi đám ma về chƣa tắm rửa sạch sẽ không đƣợc nhìn vào gia súc, gia cầm. Ngƣời mới sinh con không đƣợc đến chỗ thờ tổ tiên. Hoạt động sản xuất: Ngƣời Tày là cƣ dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nƣớc ngƣời Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhƣng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình đƣợc chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 20
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng. Ăn: Trƣớc kia, ở một số nơi, ngƣời Tày ăn nếp là chính và hầu nhƣ gia đình nào cũng có chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thƣờng làm nhiều loại bánh trái nhƣ bánh chƣng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và cốm đƣợc làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã. Mặc: Bộ y phục cổ truyền của ngƣời Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu nhƣ không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc nhƣ ngƣời Thái ở Mai Châu (Hoà Bình). Ở: Ngƣời Tày cƣ trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của ngƣời Tày là nhà sàn có bộ sƣờn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà thƣng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Phƣơng tiện vận chuyển: Với những thứ nhỏ, gọn ngƣời Tày thƣờng cho vào dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai, còn đối với những thứ to, cồng kềnh thì dùng sức ngƣời khiêng vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn dùng, mảng để chuyên chở. Quan hệ xã hội: Chế độ quằng là hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kỳ mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối. Trong phạm vi thống trị của mình quằng là ngƣời sở hữu toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sông suối vì thế có quyền chi phối những ngƣời sống trên mảnh đất đó và bóc lột họ bằng tô lao dịch, bắt phải đến lao động không công và tô hiện vật, buộc phải cống nạp. Chế độ quằng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng mãi đến SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 21
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cƣới xin: Nam nữ đƣợc tự do yêu đƣơng, tìm hiểu nhƣng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bƣớc nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cƣới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Sinh đẻ: Khi có mang cũng nhƣ trong thời gian đầu sau khi đẻ, ngƣời phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ƣớc muốn đƣợc mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh đƣợc những vía độc hại. Sau khi sinh đƣợc 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ. Ma chay: Ðám ma thƣờng đƣợc tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đƣa hồn ngƣời chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đƣa hồn ngƣời chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định. Nhà mới: Khi làm nhà phải chọn đất xem hƣớng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong ngày vào nhà mới chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau. Thờ cúng: Ngƣời Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ. Lễ tết: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn đƣợc tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trƣớc khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trƣng cho dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Lịch: Ngƣời Tày theo âm lịch. Học: Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tƣợng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV đƣợc dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 22
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch cúng Chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ cái La-tinh ra đời năm 1960 và tồn tại đến giữa năm 80 đƣợc dùng trong các trƣờng phổ thông cấp I vùng có ngƣời Tày, Nùng cƣ trú. Văn nghệ: Ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng Lƣợn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới là lối hát giao duyên đƣợc phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Ngƣời ta thƣờng lƣợn trong hội lồng tồng, trong đám cƣới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phƣơng có múa rối với những con rối bằng gỗ khá độc đáo. Chơi: Trong ngày hội lồng tồng ở nhiều nơi tổ chức ném còn, đánh cầu lông, kéo co, múa sƣ tử, đánh cờ tƣớng Ngày thƣờng trẻ em đánh quay, đánh khăng, đánh chắt, chơi ô 2.2: Đôi nét về tộc ngƣời Tày ở Tân Trào. 2.2.1.Môi trường tự nhiên, văn hoá- xã hội. 2.2.1.1.Vị tri địa lý và điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Xã Tân Trào thời kì tiền khởi nghĩa là tên gọi chỉ chung một khu Căn cứ cách mạng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tuyên Quang, cách quốc lộ 13A (nay là quốc lộ 37) và huyện lỵ Sơn Dƣơng 12km về phía Bắc. Tân Trào bao gồm 12 xã tiếp giáp nhau thuộc hai huyện Yên Sơn và Sơn Dƣơng. Tổng diện tích tự nhiên của khu căn cứ rộng 530,9 km2, có 6.725 hộ dân và 36.586 ngƣời. Xã Tân Trào (huyện Sơn Dƣơng, Tuyên Quang) đƣợc chọn làm trung tâm của khu căn cứ. Xã Tân Trào thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi là Kim Lông, thời kỳ “tiền khởi nghĩa” đƣợc đổi tên là Tân Trào. Đầu năm 1948, xã Tân Trào hợp nhất với xã Hồng Thái (trƣớc đấy là xã Kim Trận) và xã Yên Thƣợng (Quang Hạ, xã Tân Trào). Khu căn cứ cách mạng Tân Trào là một vùng đất rộng lớn, rừng núi đại ngàn, có địa giới tiếp giáp với xã thuộc 6 huyện, 3 tỉnh giữa lòng Việt Bắc. Phía Bắc giáp xã Linh Phú (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) và hai xã Nghĩa Tá, Bình SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 23
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Trung (Chợ Đồn, Bắc Cạn). Phía Đông giáp với các xã thuộc hai huyện Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên). Phía Nam giáp với xã Phúc Thịnh, Hợp Thành (Sơn Dƣơng, Tuyên Quang). Phía Tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn, Tuyên Quang). Khu căn cứ cách mạng Tân Trào đƣợc phân chia thành hai vùng khá rõ nét. Vùng trung tâm nằm ở phía Đông Nam của khu căn cứ. Trƣớc tháng 3 năm 1945, các xã trong vùng có tên gọi là Tức Thiện, Phƣợng Liễn, Kim Lông, Kim Trận, Hạ Yên, Thanh La, Kháng Lực và Kim Quan Hạ. Thời kỳ “tiền khởi nghĩa”, dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ƣơng Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh mà trực tiếp là Phân khu uỷ Nguyễn Huệ, các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân trong khu căn cứ liên tiếp diễn ra và giành thắng lợi. Chính quyền cách mạng đƣợc thành lập ở tất cả các xã trong khu căn cứ. Nhân dân trong vùng đƣợc hƣởng quyền tự do dân chủ và bình đẳng trƣớc cuộc sống mới đang từng ngày thay đổi. Bằng cảm xúc của mình nhân dân các dân tộc trong khu căn cứ có câu: “Cua đổi càng, làng đổi tên” Vì vậy, thời gian này các xã trong vùng phía Đông của khu căn cứ đổi tên là Tân Lập, Hồng Thái, Yên Thƣợng, Tân Tiến, Minh Khai, Tân Hƣng, Lƣơng Thiện và Bình Yên. Sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về quy hoạch và điều chỉnh địa giới hành chính các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, đến nay các xã phía đông Nam của khu căn cứ đƣợc quy hoạch với tên gọi là: Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên, Trung Yên, Lƣơng Thiện. Vùng này có diện tích tự nhiên rộng 146,92km2, với 2.982 hộ dân cƣ, dân số 17.615 ngƣời. Đây là vùng đồi núi có độ cao từ 70m đến 400m, hầu hết các đồi núi đa dạng, núi đá xen kẽ núi đất, có nhiều thung lũng sâu, nhỏ hẹp, địa hình bị chia cắt bởi các khe suối. Vùng ngoại vi trung tâm nằm ở phía Tây Bắc khu căn cứ gồm 7 xã: Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Kim Quan Thƣợng (nay là các xã: Kim Quan, Công Đa, Đạo Viện, Phú Thịnh). Các xã này nằm ở phía Đông SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 24
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Bắc huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên rộng 383,98km2, 3.743 hộ dân, dân số 18.971 ngƣời. Đây là vùng núi đá vôi, thành cao vách đứng, độ cao trung bình từ 200 đến 700m, có nhiều rừng cây cổ thụ, nhiều ngòi khe, suối nhỏ, mật độ dân cƣ thƣa hơn vùng Đông Nam khu căn cứ. Viền quanh khu căn cứ đƣợc núi che phủ bằng những rừng già cổ thụ rậm rạp. Các dãy núi cao sừng sững chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam nhƣ: Khau Quế (625m), Khau Niễu (534m), Bản Ná (675), Khau Nhì (374m), Núi Bòng, núi Kim Lán, núi Đồng làm ranh giới tự nhiên phân định phía Đông Bắc khu căn cứ cách mạng Tân Trào (Tuyên Quang) với các huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên). Các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Tây Nam khu căn cứ nhƣ: núi Khao Lâm (627m), núi Ba Sứ (741m), núi Hoài, núi Thầm Nguyền (463m), núi Lang Khom (375m), núi Bao (539m) ở các huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dƣơng nối liền nhau tạo thành một phòng tuyến thiên nhiên hùng vĩ bao bọc, che chở cho khu căn cứ thêm kín đáo, hiểm trở. * Địa hình: Căn cứ cách mạng Tân Trào bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối, ngòi dày đặc, đồi núi trùng điệp, nhiều thung lũng hẹp. Các dãy núi trong khu căn cứ có độ cao trung bình từ 70 đến 700m so với mực nƣớc biển và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trong khu căn cứ cách mạng Tân Trào có một con sông Phó Đáy (một phụ lƣu phía tả ngạn sông Lô) chảy từ phía Bắc xuống phía Nam khu căn cứ cùng nhiều ngòi, khe suối nhỏ nhƣ ngòi Yên, ngòi Cang Đông Viên, ngòi Quân Điển, ngòi Phúc Đá, ngòi Nà Nghĩa, ngòi Thịa, ngòi Lê, ngòi Nho, ngòi Khoác, ngòi Nếch, Khuôn Quý, Khuôn Pén, khe Cả, khe Bòng Tuy giá trị giao thông đƣờng thuỷ thấp nhƣng là nguồn nƣớc chính cung cấp phục vụ cho sản xuất của đời sống nhân dân trong vùng. Các sông suối trên có độ dốc cao sông suối hẹp, thƣờng gây ra lũ ống, lũ quét vào mùa mƣa gây thiệt hại bất ngờ cho dân cƣ trong vùng. Do đặc điểm của địa hình đồi núi trong khu căn cứ chiếm 90% diện tích toàn vùng, đƣợc che phủ bằng một lớp thảm thực vật nhiệt đới đa dạng phong SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 25
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch phú về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý nhƣ đinh, lim, sến táu, chai, lát và bạt ngàn che nứa, song, mây, vầu tạo thành bức màn che phủ đƣờng đi nối lại và nhà ở bên trong, rất tiện lợi cho khai thác vật liệu tại chỗ phục vụ cho xây dựng lán trại, kho tàng, hầm hào, công sự. Những ngọn núi ở phía Bắc nhƣ Khuổi Đốc, Làng Quan, Làng Chạp, Khoa Hoà cùng những ngọn núi cao ở phía Đông Nam nhƣ: núi Hồng, núi Thìa, núi Nà Lừa. Những dãy núi ở Tây Nam nhƣ: núi Bòng, núi Nà Đen (núi Đỏ), núi Phủ Màng Vây quanh từng thôn xóm, bản làng còn có những ngọn núi thấp hơn, nhiều hình, muôn vẻ. Các dãy núi này đá dựng đứng nhƣ bức tƣờng thành kiên cố, có nhiều hang động. Có núi chứa vài chục ngƣời đến hàng trăm ngƣời rất thuận lợi cho việc thực hiện chiến tranh du kích, xây dựng phát triển lực lƣợng và cất giấu vũ khí, lƣơng thực, thực phẩm trong thời gian chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền và chiến tranh giải phóng nhằm bảo toàn lực lƣợng đảm bảo cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến. * Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lƣợng mƣa trung bình hằng năm ở địa bàn khu căn cứ rất lớn: mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Thời kỳ này lƣợng mƣa chiếm 70 đến 80% lƣợng mƣa cả năm, độ ẩm cao. Thời tiết ở khu căn cứ chia làm 2 mùa rõ rệt hay thay đổi đột biến, thất thƣờng. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình 28 độ C, nóng nhất có lúc lên đến 39 độ C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 16 độ C, có lúc xuống 10 độ C. Điều kiện khí hậu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thực vật phát triển và cũng là tác nhân gây ra những dịch bệnh nhƣ sốt rét, biếu cổ * Giao thông: Cách trung tâm khu căn cứ về phía Nam 12km có đƣờng quốc lộ 13A, đƣờng này xuất phát từ Bờ Đậu, Thái Nguyên qua đèo Khế sang huyện lỵ Sơn Dƣơng về thị xã Tuyên Quang và sang Yên Bái đi Cò Nòi (Sơn La). Một đƣờng khác đi từ huyện lỵ Sơn Dƣơng qua đèo Khuôn Do về Lập Thạch, gặp quốc lộ 2 ở thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đây là 2 con đƣờng bộ lớn nhất góp phần giao SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 26
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch lƣu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng nói chung và khu căn cứ Tân Trào nói riêng. Nó còn tạo sức cơ động lực lƣợng trong tác chiến khi có chiến tranh. Trƣớc đây, đƣờng vào khu căn cứ Tân Trào chỉ có một con đƣờng bộ độc đạo liên xã từ huyện Yên Sơn qua nhiều chỗ vòng tránh, vƣợt dốc, vƣợt đèo, đặc biệt là phải qua Đèo Chắn cao, hiểm trở. Nhiều đoạn chạy ven theo các chân núi, cạnh sông, suối, khe sâu, vực thẳm một bên là núi cao vách đứng, một bên là rừng rậm. Trong nội địa khu căn cứ có một hệ thống giao thông đƣờng mòn xuyên rừng chằng chịt, dọc ngang nối liền các làng xã, thôn, bản với nhau. Từ những con đƣờng mòn xuyên núi, vƣợt đèo, lội suối, cắt rừng ta có thể đi khắp mọi hƣớng nhƣ: Tân Trào men theo các triền núi ngƣợc theo: Hƣớng Bắc qua Bắc Cạn lên Cao Bằng hoặc đi sang các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang) ra biên giới Việt Trung rất thuận tiện. Phía Đông vƣợt qua các dãy núi Khau Niều, Bản Ná, Khau Nhì, núi Hồng, Khau Lán tới các huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên) mà xuôi về Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội xuống. Phía Nam dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo về Lập Thạch (Vĩnh Phúc) sang Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ (Phú Thọ) xuống Sơn Tây hoặc lên Hoà Bình và về các tỉnh đồng bằng thuận lợi. Từ Tân Trào đi về hƣớng Tây qua thị xã Tuyên Quang sang Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc dễ dàng. Hệ thống giao thông kể trên chính là đƣờng dây liên lạc của các đoàn quân cách mạng Bắc tiến, Nam tiến trong thời kì tiền khởi nghĩa. Giao thông khu vực tuy có khó khăn hiểm trở nhƣng cũng khá cơ động linh hoạt do vậy Tân Trào là một vùng đất địa lợi tiến có thể đánh, lui có thể giữ. 2.2.1.2.Con người văn hoá- xã hôi Về yếu tố “nhân hoà”: Cƣ dân chủ yếu trong khu căn cứ là đồng bào thiểu số ít ngƣời, khoảng 2000 hộ dân. Đông nhất là dân tộc Tày, Dao tiếp theo là các SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 27
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch tộc ngƣời Nùng, Kinh, Cao Lan, Sán Chí Họ sống vùng xen cƣ, hình thành từng bản làng trong các thung lũng, men sông suối hoặc trên những triền núi thấp - nơi có nguồn nƣớc phục vụ cho đời sống và sinh hoạt. Dân cƣ phân bố không đồng đều và cũng thƣa dần từ Nam đến Bắc. Do tính đặc thù và sự phân bố dân cƣ trong vùng gây cho địch khó bề kiểm soát hoặc mở các cuộc càn quét lớn thuận lợi cho việc xây dựng lực lƣợng và cơ sở cách mạng. Đồng bào trong khu căn cứ sinh sống chủ yếu bằng các nguồn lợi từ rừng, trồng cây lƣơng thực nhƣ: lúa ngô, khoai, sắn và chăn nuôi gia súc. Nền kinh tế trong vùng là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ mọi mặt còn thấp kém hơn nhiều so với các vùng khác. Tuy nhiên nhân dân nơi đây luôn mang trong mình tình yêu quê hƣơng đất nƣớc sâu đậm. Ý thức đƣợc thế “thiên hiểm” của địa hình, đình Tân Trào xây dựng năm Quý Hợi (1923) trong đình có câu đối “Phƣợng xuất tây thiên triều núi địa Long quy Đông hải lập đình trung” (Dịch nghĩa: Đằng Tây xuất hiện ngọn núi giống nhƣ hình con phƣợng đứng chầu Đằng Đông con rồng uốn khúc quay về đình) Đình Hồng Thái xây cất vào năm 1918 có câu đối: “Đề giang tả báo linh nguyên hội Ngọc tỉnh hữu triều thuỵ khí chung” (Dịch nghĩa: Sông Đáy vòng bên trái, nguồn linh thiêng tụ lại Giếng ngọc ở bên phải, khí đẹp chung đúc về). Dƣới con mắt của những nhà quân sự, Tân Trào nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi rừng liên hoàn, hiểm trở, cảnh quan ngoạn mục, cơ sở cách mạng vững chắc, có đủ yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lƣợc, cơ động bền vững cả trong thời kỳ tiền khởi nghĩa,trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, nhân dân các dân tộc vùng Tân Trào có truyền thống yêu nƣớc nồng SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 28
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch nàn là một phần của tỉnh Tuyên Quang vốn đƣợc coi là trấn biên che chỗ cho kinh trấn phía Bắc từ xa xƣa sau này mới có câu: Kim Lông đất hiểm tứ bề Kẻ địch muốn chết thì về Kim Lông Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội, Tân Trào là một vùng đất “địa lợi, nhân hoà” Là nơi sớm có phong trào cách mạng và cơ sở quần chúng khá vững chắc từ những năm 30 của thế kỷ XIX. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, Tân Trào đƣợc Trung ƣơng Đảng và Bác Hồ chọn làm căn cứ cách mạng, là thủ đô khu giải phóng, nơi khai sinh ra Chính phủ lâm thời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, nơi xuất phát của đoàn quân Giải phóng trong những ngày tháng Tám lịch sử, nơi Trung Ƣơng Đảng và Bác Hồ đã sống và lãnh đạo quân dân cả nƣớc đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do, làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 -1954) Tân Trào vinh dự tiếp tục đƣợc chọn làm an toàn khu của trung ƣơng Đảng, chính phủ và của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm chỉ đạo cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đến thắng hoàn toàn. Đƣợc công nhận là thôn văn hóa vào năm 2006 là một bƣớc ngoặt lớn đối với đồng bào các dân tộc ở quê hƣơng cách mạng thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng (Tuyên Quang), nơi Bác Hồ và Chính phủ đã từng ở và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Ngƣời Tày có đời sống văn hoá rất phong phú và đa dạng, điều đó đƣợc phản ánh qua những lễ tết, trò chơi, câu đối, văn nghệ nhƣ sau: Lễ tết: Có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, tết rằm tháng 7. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch Chữ viết: Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tƣợng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV đƣợc dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng Văn nghệ: Ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 29
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch phuối pác, phuối rọi, vén eng Lƣợn gồm lƣợn cọi, lƣợn slƣơng, lƣợn then, lƣợn nàng ới Trò chơi: Trong ngày hội lồng tồng ở nhiều nơi tổ chức ném còn, đánh cầu lông, kéo co, múa sƣ tử, đánh cờ tƣớng Ngày thƣờng trẻ em đánh quay, đánh khăng, đánh chắt, chơi ô 2.2.1.3. Quan hệ dòng họ, gia đình và gia tộc Ngƣời Tày có quan hệ dòng họ rất chặt chẽ, trƣởng họ có vai trò khá lớn trong mọi vấn đề của dòng họ nhƣ cƣới xin, ma chay, làm nhà mới, giải quyết bất hòa trong mọi mối quan hệ. Gia đình của ngƣời Tày là gia đình phụ hệ. Trƣớc đây còn tồn tại những gia đình lớn nhiều thế hệ (thƣờng là nhà con trai trƣởng). Ngày nay, ngƣời Tày ở xã Tân Trào có rất ít gia đình lớn ba hoặc bốn thế hệ cùng chung sống mà chỉ tồn tại các gia đình nhỏ với hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Con cái sinh ra lấy họ bố, trong cả những trƣờng hợp con trai đi làm rể đời (có những nhà chỉ sinh con gái, mà không có con trai thì một ngƣời con rể sẽ ở lại nhà vợ và thờ cúng hƣơng hỏa cho nhà vợ), con sinh ra vẫn lấy họ bố. Đây là một trong những đặc trƣng phản ánh rõ nét tính phụ quyền của ngƣời Tày. Trong gia đình, vai trò của ngƣời chồng, ngƣời bố luôn là trụ cột, quyết định mọi việc lớn nhỏ sau ngƣời bố, ngƣời con trai trƣởng có vai trò to lớn trong gia đình. Vì vậy, ngƣời Tày rất mong muốn sinh đƣợc nhiều con trai, nhiều khi đây còn là niềm tự hào của ngƣời bố vì có nhiều ngƣời thừa kế, nhiều chỗ nƣơng tựa lúc về già. Trong gia đình, ngƣời vợ có quyền tham gia ý kiến về các công việc, là lao động chính trong gia đình, là ngƣời trực tiếp nuôi dạy con cái, nhƣng quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về ngƣời chồng. Quan hệ hôn nhân của ngƣời Tày là hôn nhân đối ngẫu, tiến bộ một vợ một chồng theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ. Quan hệ trong gia đình tuy đã giảm bớt một số quy định khắt khe không nhƣ trƣớc đây, nhƣng thƣờng con dâu vẫn không đƣợc ngồi ngang hàng hoặc ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng. Bố chồng, anh chồng không vào buồng con dâu, em dâu. Khi nhà có khách, vợ SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 30
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch và con gái thƣờng ngồi ăn riêng ở mâm bên dƣới nhà. Ngƣời Tày có tập quán cƣ trú thành bản, mỗi bản có 30 đến 40 gia đình, bản đông có 70 đến 80 gia đình. Các bản thƣờng đƣợc lập trong thung lũng, nơi sƣờn núi, ven các con sông, con suối thuận tiện cho việc dẫn nƣớc về sinh hoạt và sản xuất. Tổ chức làng bản ngƣời Tày cũng giống nhƣ các tộc ngƣời khác ở Tuyên Quang đều mang những nét chủ yếu sau: Mỗi bản có phạm vi cƣ trú và đất đai trồng trọt riêng, đƣờng phân giới thƣờng là đƣờng mòn, khe núi, khe suối, đèo cao đƣợc công nhận theo quy ƣớc của dân bản. Dân cƣ trong mỗi bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một đến hai dòng họ đông ngƣời hơn và thƣờng những ngƣời đến cƣ trú đầu tiên. Mỗi bản đều có nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, săn bắn, lễ cúng thổ thần, lễ xuống đồng, khi hạn hán kéo dài, khi có dịch bệnh nhằm cầu mong cho ngƣời, cây trồng, vật nuôi phát triển, làng bản ấm no, hạnh phúc. Trƣớc đây ngƣời Tày ở Tân Trào thƣờng vận hành theo phƣơng thức tự quản, ngƣời đứng đầu bản gọi là Khán. Ngoài ra còn có Kì Mục giúp việc cho Khán. Nếu trong bản chỉ có một dòng họ nắm giữ thì ngƣời đứng đầu bản do nam giới có uy tín nhất trong họ nắm giữ. Nếu trong bản có nhiều họ thì ngƣời có nhiều tiềm năng kinh tế sẽ phải dùng bạc trắng, rƣợu thịt để mua chức đây là một biểu hiện xã hội phát triển, sự phân hóa giai cấp đã bắt đầu hình thành. Khán phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trên đất của làng chia đất cho dân bản, quyết định cho ngƣời ngoài đến sinh sống trên đất của thôn bản; Quyết định thời điểm gieo trồng và thu hoạch mùa màng; Quản lý đất đai, hộ tịch dân đinh và tài nguyên trong bản; giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ thôn bản Đồng thời, Khán đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi nhƣ đƣợc bắt dân đến làm ruộng trên đất nhà mình, đến phục dịch, đƣợc chia phần nhiều hơn trong những buổi đi săn tập thể, trong dịp lễ hội Tuy nhiên do tình cảm gia đình, dòng họ, thôn xóm khá bền chặt nên tính chất bóc lột của Khán tƣơng đối hạn chế. Nhiều bản gộp lại thành xã, có thổ ty gọi là “Quằng” cai trị. Quằng mang SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 31
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch tính chất cha truyền con nối. Thổ Ty chỉ giữ lại hai mảnh ruộng tốt để bắt dân cày cấy, còn lại chia đều cho dân làng để có nghĩa vụ phục dịch lại. Những đám ruộng tốt, to của dân làng, thổ ty đều tìm cách chiếm đoạt, sau đó cho dân bản sản xuất theo kiểu nộp tô. Vào đầu vụ cấy, vụ gặt, sau khi thổ ty mổ lợn cúng thổ thần, cả làng phải đến cấy, gặt trên thửa ruộng của thổ ty trƣớc rồi mới đƣợc làm trên ruộng nhà mình. 2.2.2: Hoạt động kinh tế 2.2.2.1: Kinh tế nông nghiệp. Là tộc ngƣời bản địa, ngƣời Tày đã quần cƣ, sinh sống ở Tân Trào lâu đời. Bởi vậy, ngƣời Tày đã sớm có cuộc sống định canh định cƣ xây dựng bản làng ổn định.Với đặc điểm cƣ trú ở những vùng thấp, ven chân núi, nơi gần các nguồn nƣớc. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào canh tác lúa nƣớc, với hệ thống mƣơng phai dẫn nƣớc trên thung lũng. Trƣớc đây, các hoạt động kinh tế của ngƣời Tày mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Chính vì vậy, mà mọi hoạt động của họ cũng đều xuất phát từ đó. *Trồng trọt: Có hai loại canh tác chính là nƣơng rẫy và ruộng nƣớc Canh tác nƣơng rẫy: Trƣớc đây, ngƣời Tày chủ yếu canh tác nƣơng rẫy do địa hình liền kề với núi, có nhiều mảnh đất màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng lúa nƣơng, ngô, bông, vừng , lạc Những sản phẩm nhƣ lúa nếp nƣơng, ngô nếp của đồng bào Tày là những sản phẩm nổi tiếng thơm ngon. Hạt giống thƣờng đƣợc chọn từ vụ trƣớc. Ngƣời Tày thƣờng tra hạt bằng cách dùng gậy chọc lỗ. Từng cặp, nam giới đi trƣớc chọc lỗ, phụ nữ đi sau tra hạt.Canh tác nƣơng, rẫy phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, hạn hán, mƣa lũ, gió lốc thƣờng xuyên xảy ra. Ngày nay, đồng bào Tày ở Tân Trào hầu nhƣ không trồng lúa nƣơng nữa (vì cho năng suất thấp), họ trồng các loại cây nhƣ: ngô, sắn, cây ăn quả phục vụ cho chăn nuôi. Canh tác lúa nƣớc: Do ngƣời Tày ở Tân Trào đã định cƣ lâu đời nên đồng bào đã sớm biết cách trồng lúa nƣớc. Cũng nhƣ nhiều vùng khác, những thửa ruộng bậc thang của ngƣời Tày là bức tranh tô điểm cho bức tranh của vùng sơn SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 32
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch cƣớc, là dấu ấn khó phai trong tâm trí những ai tới đây dù chỉ là một lần. Ngƣời Tày biết dùng phân bón chủ yếu là phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thủy lợi đã tƣơng đối phát triển bên cạnh là hệ thống mƣơng phai, coọn dẫn nƣớc về đồng phục vụ sản xuất. Trong những năm gần đây, khi chủ trƣơng xây dựng kênh mƣơng kiên cố đi vào đời sống, những chiếc coọn nƣớc truyền thống đã đƣợc thay thế. Khi canh tác ruộng nƣớc, ngƣời Tày không tra hạt nhƣ lúa nƣơng mà họ dùng mạ để cấy. Nƣớc đƣợc lấy từ các hệ thống mƣơng, phai, nội đồng, ở những vùng ruộng bậc thang đƣợc lấy từ cọn dẫn nƣớc. Ruộng để cấy đƣợc cày, bừa khá kĩ. Trƣớc đây, đồng bào dùng cày chìa vôi, bừa răng bằng gỗ, hoặc dùng trâu dẫm đất cho nhuyễn thay cho lƣợt cày thứ nhất, một lúc phải dùng đến 4-5 con trâu, nên hiệu quả thấp. Khi làm ruộng, ngƣời Tày đã dùng phân chuồng để bón cho lúa. Ngày nay, nhờ áp dụng khoa học và cải tiến kĩ thuật, nên đồng bào đã sử dụng các loại phân đạm hóa học, thuốc trừ sâu cho lúa để chăm sóc cho lúa, nhƣ vậy nên năng suất cây trồng đƣợc tăng cao. Ngƣời Tày đã dùng lúa ngắn ngày để gieo trồng nên bây giờ đã cho hai vụ lúa trên một năm. Trƣớc đây, khi thu hoạch lúa đồng bào thƣờng dùng Loỏng để đập lúa ngay ở đồng. Loỏng là một khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở hai đầu mảng, hai bên Loỏng có phên tre. Từ năm 1991, tỉnh Tuyên Quang có chủ trƣơng đóng cửa rừng tự nhiên công việc canh tác lúa nƣơng chấm dứt, ngƣời Tày chỉ chuyên canh trồng lúa nƣớc và coi đó là nguồn sống chính của gia đình. Ngoài ra, đồng bào còn trồng thêm nhiều loại cây hoa màu, tham gia trồng và bảo vệ rừng, góp phần “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”. Lịch sản xuất và sinh hoạt: trải qua quá trình làm nƣơng rẫy lâu dài, những kinh nghiệm, thói quen dần trở thành truyền thống. Ngƣời Tày đã đúc rút ra chu kì lao động sản xuất nông nghiệp, canh tác nƣơng rẫy nhƣ sau: SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 33
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Thời gian Nội dung công việc Ăn tết Nguyên Đán. Từ rằm tháng riêng chọn đất làm Tháng riêng nƣơng, trồng các cây ăn quả Trồng ngô, khoai, gieo rau cải, rau bao, bí đỏ. Tiếp tục Tháng hai chọn đất và bắt đầu phát nƣơng lúa. Săn bắt, đánh cá Tháng ba Trồng bông, chàm. Làm cỏ ngô lần một.Phát nƣơng lúa Tháng tƣ Phát nƣơng lúa, vun ngô Tháng năm Đốt dọn nƣơng lần một. Thu hoạch ngô trồng rau Làm cỏ lúa nƣơng lần 1.Thu hoạch lâm, thổ sản.Trồng Tháng sáu đỗ, khoai Tháng bảy Làm cỏ lúa nƣơng lần 2, thu hái lâm, thổ sản Trồng rau cải, thu hoạch bông, đỗ. Thu hoạch chàm, làm Tháng tám cao chàm.Sửa nhà, kho thóc để chuẩn bị gặt.Chuẩn bị tiến hành các thủ tục cƣới hỏi Tháng chín Gặt lúa sớm. Tiến hành cƣới hỏi, chuẩn bị làm chay Tháng mƣời Gặt lúa. Sửa nhà. Tiến hành cƣới hỏi Tháng một Thu hoạch màu. Tiến hành cƣới hỏi Tháng chạp Tiếp tục các nghi lễ lớn, lấy củi chuẩn bị tết Khi đã chuyển sang làm ruộng nƣớc, lịch sinh hoạt, sản xuất của ngƣời Tày cũng giống nhƣ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang: Thời gian Nội dung công việc Ăn tết nguyên đán, chọn ngày tốt làm lễ xuống đồng,phát Tháng 1 nƣơng trồng ngô, màu Tháng 2 Tiếp tục trồng các loại ngô, màu Tháng 3 Trồng ngô, chàm, vun xới ngô, màu. Cày bừa ruộng, gieo mạ Tháng 4 Tiếp tục cày bừa ruộng, làm mƣơng phai Tháng 5,6 Nhổ mạ, cấy, thu hoạch màu Tháng 7,8 Chăm sóc lúa, thu hái lâm, thổ sản Tháng 9,10 Thu hoạch lúa, sửa chữa nhà, tiến hành các nghi lễ cƣới hỏi Tiến hành các nghi lễ cƣới hỏi, là. Đây là thời gian bà con Tháng 11,12 nghỉ ngơi, Thăm hỏi họ hàng, chuẩn bị ăn tết Nguyên Đán và đón một mùa sản xuất mới SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 34
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch 2.2.2.2: Kinh tế phụ gia đình * Chăn nuôi: Chăn nuôi là một hoạt động kinh tế quan trọng sau trồng trọt. Trƣớc đây, ngƣời Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm nhƣ trâu, bò, lợn gà, dê, vịt với mục đích dùng để thịt trong các dịp nhƣ ma chay, cƣới hỏi hoặc vào dịp lễ tết hội hè. Từ khi có chính sách khuyến nông của đảng nhà nƣớc, đồng bào đã biết áp dụng các phƣơng pháp khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm đã có chuồng trại ổn định, đã nuôi một số giống vật nuôi có năng suất cao nhƣ: lợn lai, lợn siêu nạc Ngoài ra, tuy cƣ trú ở vùng núi cao, nhƣng đồng bào rất chú trọng đến nuôi cá. Hầu nhƣ gia đình nào cũng đào ao nuôi cá với các loại cá nhƣ cá chép, diếc, rô phi, trắm để cải thiện bữa ăn của gia đình. Ngƣời Tày ở Tân Trào còn nuôi thêm cá ở ruộng, ở những đám ruộng cấy lúa có nƣớc, nhƣ ở ruộng nƣớc dƣới mƣơng khi cấy xong đồng bào thả ngay cá giống nhƣ:cá chép, cá mè vào ruộng. Cá nuôi ở chân ruộng lúa lớn rất nhanh, đến thời kỳ lúa trổ bông gần đến ngày gặt hái, ngƣời ta tháo nƣớc và bắt đầu thu hoạch cá. *Săn bắn: Tân Trào có độ che phủ rừng khá lớn, với nhiều khu rừng bởi vậy có nguồn động thực vật phong phú. Trƣớc đây, hầu nhƣ gia đình ngƣời Tày nào cũng đều có khẩu súng săn. Hoạt động săn bắn vừa để cải thiện bữa ăn gia đình và vừa là nguồn giải trí hứng thú của ngƣời Tày. Ngƣời Tày thƣờng dùng súng tự tạo, hoặc dùng nỏ để săn bắn những loại động vật nhỏ nhƣ: cầy, nai, nhím,don *Hái lƣợm: Sống trong môi trƣờng rừng núi và khi cuộc sống còn bấp bênh, việc thu lƣợm các sản phẩm tự nhiên trong rừng có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế. Sau buổi làm nƣơng, đồng bào thƣờng tranh thủ hái rau rừng, nấm, măng về làm thức ăn. Rừng còn là nơi cung cấp nhiều loại thuốc tốt nhƣ mật ong, tầm gửi, các loại thuốc chữa bệnh. *Nghề thủ công truyền thống: Ngƣời Tày ở Tân Trào có một số nghề thủ công từ lâu đời nhƣ: nghề dệt SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 35
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch vải, nghề đan lát, đan chài, nghề làm mộc Trƣớc đây, do xuất phát từ phƣơng thức kinh tế tự cung tự cấp nên sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống phần lớn để phục vụ nhu cầu trong gia đình, ít mang tính chất hàng hóa. -Nghề dệt vải: Là sản phẩm của lao động thủ công và là một giá trị văn hóa quan trọng của nền văn minh tiền công nghiệp. Ở Tân Trào, nghề dệt vải truyền thống của ngƣời Tày đã xuất hiện từ lâu đời. Trƣớc đây, nghề dệt vải là một trong những nghề thủ công truyền thống cơ bản có vị trí cốt yếu và không thể thiếu đƣợc trong đời sống kinh tế văn hóa của cộng đồng Tày nơi đây. Hình ảnh các thiếu nữ Tày ngồi kề bên khung dệt vải đã trở thành rất đỗi quen thuộc và nó đã in sâu vào trong tiềm thức của đồng bào Tày nơi đây trải qua bao thế hệ. Bộ khung dệt còn là một đề tài, là những câu đố trong kho bảo tàng di sản văn hóa dân gian của đồng bào Tày. Nghề dệt truyền thống của ngƣời Tày mang tính xã hội cao và nó đã gắn bó mật thiết với phụ nữ Tày. Và truyền thống này đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những ngƣời phụ nữ, ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều gắn bó thân thiết với nghề đệt. Thông qua đó, thể hiện sự sáng tạo thẩm mỹ, kỹ năng, kỹ sảo tinh tế, cả niềm tin tín ngƣỡng và cả những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng Tày xƣa kia. Nghề dệt vải truyền thống là sản phẩm mang đậm sắc thái văn hóa tộc ngƣời, đồng thời nó cũng là thành quả của sự sáng tạo lao động quá trình phát triển lâu dài của tộc ngƣời. Ngƣời Tày ở Tuyên Quang nói chung đã sớm biết đến trồng bông nhuộm chàm, tạo khung dệt vải. Nhờ tay lao động cần cù sớm hôm của ngƣời phụ nữ Tày, họ đã tạo ra cho cộng đồng những bộ trang phục truyền thống của riêng mình đƣợc làm từ vải bông tự dệt, nhuộm chàm. Các sản phẩm dệt ngoài dùng để may mặc, họ còn sử dụng để làm mặt chăn (nả phà), màn che (phứn mản), măt địu (nả đa), túi đeo (thông lài) Ngƣời Tày rất ít thêu thùa lên bộ trang phục truyền thống của mình. Nhƣng hoa văn đƣợc dệt trên vải thì rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích sử dụng của sản phẩm. Vải nhuộm chàm thì dùng để may quần áo, vai trơn dùng trong tang ma, còn vải thổ cẩm dùng làm vỏ chăn, vỏ gối, địu, túi đeo thì tạo SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 36
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch hoa văn với nhiều kiểu dáng nhƣ kiểu hoa hồi, hoa lê, hoa móc, quả tram Nghề dệt vải đã gắn chặt với phong tục cƣới xin truyền thống của ngƣời Tày từ bao đời nay. Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, vỏ gối để biếu những ngƣời thân trong gia đình nhà chồng. *Tóm lại: Tân trào là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, xã hội, văn hóa của các tộc ngƣời nói chung và ngƣời Tày nói riêng vị trí có nhiều thung lũng dải đồi của các con sông để khai thác thành những cánh đồng triền ruộng tƣơi tốt thuận lợi cho viêc trồng trọt các loại cây lƣơng thực và cây ăn quả. Ngƣời Tày ở đây có một quá trình lâu dài, có những bộ phận gắn bó ở đây từ thủa dựng nƣớc, nhƣng cũng có bộ phận di chuyển từ xuôi lên. Trƣớc đây tổ chức xã hội của ngƣời Tày kiểu phong kiến, Thoong cái máy kéo kẹt Pét cái máy the tu Thoong tua nu phƣớn tuyệt, Thoong tua én kiện căn (Tạm dịch: Hai con đặt chéo Tám the cài cửa Hai con chuột nói chuyện Hai con én kiện nhau) thổ ty (Quằng) quản lý toàn bộ đất đai và chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Hôn nhân kiểu đối ngẫu một vợ một chồng. Gia đình của ngƣời Tày là gia đình kiểu phụ hệ, vai trò của ngƣời đàn ông đƣợc coi trọng. Kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp, săn bắn, hái lƣợm mang tính tự túc. Là một trong những cƣ dân trồng lúa nƣớc từ lâu đời, cho nên phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ hệ thống thủy lợi dùng coọn để lấy nƣớc tƣới tiêu cho ruộng của đồng bào đã đạt trình độ cao. Ngoài lúa nƣớc, đồng bào còn biết canh tác trên đồi nƣơng, đất bãi để tạo ra nhiều sản phẩm hoa màu khác. Chăn nuôi, săn bắn, hái lƣợm, không những tạo sức kéo phục vụ nông SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 37
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch nghiệp, mà còn cải thiện bữa ăn hằng ngày cho đồng bào. 2.3. Ngƣời Tày tại thôn Tân Lập Thôn Tân Lập có 153 hộ với 654 nhân khẩu; có 4 dân tộc Tày, Nùng, Dao và Kinh cùng sinh sống. Ngƣời nông dân Tân Lập lâu nay vốn chỉ quen quanh năm với đồng ruộng, nay năng động, chớp thời cơ chuyển đổi cách làm kinh tế từ thuần nông sang làm thêm du lịch dịch vụ. Thôn có lợi thế nằm trong khu di tích lịch sử cách mạng ATK - Tân Trào, có truyền thống văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Dao nên hằng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Ngƣời Tân Lập đã biết phát huy văn hóa truyền thống để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bàn tay khéo léo của các cô gái dân tộc nhƣ dệt thổ cẩm, hay những sản phẩm đan lát mây tre làm thành những món đồ lƣu niệm bán cho khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Những gia đình có nếp nhà sàn thì sửa sang nhà cửa sạch sẽ, khang trang sẵn sàng đón khách ngủ trọ. Ngoài ra, ngƣời dân trong thôn còn làm các dịch vụ khác nhƣ khu vui chơi, nghỉ dƣỡng Từ trẻ em đến ngƣời lớn đều biết làm dịch vụ du lịch, giới thiệu và bán sản phầm quần áo thổ cẩm, hàng lƣu niệm, đặc sản địa phƣơng làm ra nhƣ cơm lam, rau rừng và sản phẩm thủ công truyền thống cho khách tham quan Ông Viên Tiến Thăng, Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết: Xã đã cử 17 đại diện hộ gia đình ở thôn Tân Lập tham gia tập huấn nghiệp vụ hƣớng dẫn viên du lịch, lễ tân do ngành du lịch tổ chức. Từ những nhân tố này họ về tuyền truyền giúp nhau cùng làm kinh tế du lịch. Tân Lập cũng đã thành lập đội văn nghệ với 20 thành viên, duy trì nhiều tiết mục đặc sắc của các dân tộc Tày, Dao nhƣ các tiểu phẩm giã cốm đêm trăng, múa sinh tiền, múa quạt ngày xuân, múa cầu mùa Ông Ma Văn Tuấn, Trƣởng thôn Tân Lập cho hay: Từ ngày cả thôn làm du lịch, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn trƣớc nhiều. Ngƣời dân đã biết cách đƣa thôn mình trở thành thôn văn hóa - du lịch kiểu mẫu ở tỉnh. Cả thôn biết đoàn kết làm kinh tế, trong thôn không cá nhân nào mắc các tệ nạn xã SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 38
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch hội. Phát huy truyền thống cách mạng Tân Trào, ngƣời dân Tân Lập đang từng ngày thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bƣớc chuyển đổi từ nông nghiệp sang làm dịch vụ, du lịch để xây dựng quê hƣơng ngày một giàu mạnh. 2.4: Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời ngƣời của tộc ngƣời Tày ở thôn Tân Lập - xã Tân Trào - huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang 2.4.1. Nghi lễ trong sinh đẻ nuôi dạy con cái * Nghi lễ trong sinh đẻ. Trƣớc đây, do quan niệm cần nhiều nhân lực để lao động, làm ra nhiều của cải, để có ngƣời nối dõi tông đƣờng, hƣởng gia tài cho nên đồng bào thích sinh nhiều con, đặc biệt nhiều con trai. Trong giai đoạn mang thai ngƣời Tày đã chú ý tìm loại thuốc bổ thai, ngƣời mang thai ít nhất đƣợc uống loại thuốc này một lần. Đó là các loại thuốc uống cho con chắc, khoẻ tiếng Tày gọi là “co zít ta, co da, hà kha” hình dáng cây thuốc cao to, quả nhỏ lúc bấm tay vào thì nó tách ra nên khi uống thuốc này việc sinh nở sẽ dễ dàng. Ngƣời chồng hoặc một ai khác biết loại cây thuốc đều lấy về cho họ uống. Nếu không tìm đƣợc cây thuốc thì ngƣời chồng phải đi nhờ thầy thuốc cắt cho mấy thang về tẩm bổ cho vợ. Khi phụ nữ mang thai, với mong muốn đứa con khoẻ mạnh, họ kiêng kị nhiều thứ. Trƣớc khi ăn cơm, ngƣời phụ nữ phải uống một chén nƣớc để sau này dễ sinh, nƣớc ối sẽ ra trƣớc khi đứa trẻ ra, không phải đẻ khan Việc mang thai khiến ngƣời phụ nữ trở nên yêu đuối và mệt nhọc do vậy để bảo vệ bản thân và đứa con họ phải nghiêm ngặt tuân theo những lời răn dạy của những ngƣời đi trƣớc. Biết trƣớc có đám tang đi qua đƣờng mà lỡ gặp thì họ phải đứng nép vào một góc xa bên đƣờng. Nếu đứng quá gần sợ vía của mình yếu sẽ bị vía ngƣời chết bắt đi. Ngƣời Tày thƣờng cho rằng: lúc mang thai thì vía của ngƣời đàn bà yếu hơn vía của ngƣời khác. Trƣờng hợp xấu không may về nhà bị ốm thì phải mời thầy mo “pú mo” hoặc bà then “pú then” về làm lễ giải hạn, gọi vía quay về SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 39
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch với cơ thể ngƣời ốm và cắt đƣờng đi của ma. Gia đình có tang mà ngƣời chết là bố hoặc mẹ đẻ, bên nhà chồng thì cả hai vợ chồng đều phải đi đƣa tang. Nhƣng khi hạ huyệt đều phải đứng cách xa, nếu có thể thì xin về trƣớc. Việc làm này có tác dụng tránh lây nhiễm bệnh tật, đặc biệt là tránh không bị động thai. Nếu ngƣời chết chỉ là anh em hoặc hàng xóm thì chỉ có ngƣời chồng đi nhƣng vẫn phải về trƣớc khi hạ huyệt, lấp đất bởi sợ con mình bị chết non, vợ dễ bị sảy thai. Đi đám ma về trƣớc khi lên cầu thang vào nhà cả hai vợ chồng phải lấy lá bƣởi nhúng vào nƣớc vẩy lên cơ thể ba lần với hàm ý xua đuổi tất cả những bệnh truyền nhiễm và ngăn không cho con ma theo dấu chân vào nhà hại gia đình. Hành động trên ngƣời ta gọi là “quét mát” tức là đuổi ma. Không đƣợc đi qua những rừng cấm tránh gặp “phi luông”, “phi đung” là những loại ma rừng; không đi qua nghĩa địa kẻo gặp ma chết khi mang thai hay lúc sinh nở “phí phai” bắt mất vía. Kiêng không đƣợc đến gần chuồng gà, chuồng lợn vì đó là nơi dễ lây nhiễm bệnh tật và tự nhiên cơ thể bị mất sữa. Đi ra vƣờn hay lên nƣơng chú ý không đƣợc đến gần hoặc dẫm chân vào gốc cây đang có quả nhƣ cây ớt, cây mận kẻo bà mẹ tự nhiên bị mất sữa và những cây đó sau này không đậu quả. Khi đi đƣờng tránh bƣớc qua dây buộc ngựa, dây buộc trâu, con dao, cái chày, nếu không làm nhƣ vậy sau này con sinh ra sẽ bị dị dạng dài nhƣ cái dây thừng, xấu xí nhƣ cái chày. 2.4.1.1 Nghi lễ Khế Khoẳm. Mang thai đƣợc 8 tháng “pà đẩy chít pướn” gia đình tổ chức làm lễ “khế khoẳn”: Trƣớc khi đẻ một tháng, gia đình bắt buộc phải làm lễ này cho con dâu đang mang thai. Lễ này không chỉ quan trọng đối với sinh mệnh của hai mẹ con mà còn liên quan đến danh dự của gia đình trong dƣ luận cộng đồng. Bởi theo quan niệm của ngƣời Tày khi mang thai vía của ngƣời phụ nữ ít nằm trong cơ thể. Nó hay đi rong chơi khắp mọi nơi nhƣ đi bắt cá ở suối, đi xúc tép ở ao “khoăn tăm cháy, khoăn tăm thum”, đi lên rừng chặt củi, hái măng. Nó phải đi SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 40
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch qua đủ 12 con suối và ao, cho nên phải mời thầy về gọi vía “khế khoẳn”, đánh thức vía quay trở về với cơ thể bà mẹ để chuẩn bị cho kỳ khai hoa. Hơn nữa, gia đình nào không tổ chức lễ này cho con dâu đều bị cộng đồng lên án là keo kiệt, họ trách gia đình bố mẹ đẻ của cô dâu mắt đã không “sáng” gả con cho gia đình bạc, ác. Lễ vật khi làm lễ gồm có: 1 đôi gà, 1 thủ và 4 chân lợn. 1 con vịt còn sống để gọi vía, 4 bát xôi nếp cẩm “khẩu đen”, 5 chén rƣợu, 5 lá trầu không “bơ pu”, 5 miếng trầu têm “hố pu”, 5 chiếc bánh dày, 5 chiếc bánh đỏ “pẻn đen”, bánh kẹo, một chậu nƣớc đỏ (dùng lá cây đỏ và chậu nƣớc). Một mảnh vải trắng đặt lên phía trên mặt chậu nƣớc, cạnh đó đặt con vịt, một cái giỏ đựng vía, một cái rổ xúc cá hàm ý đựng “bông hoa” về. Con vịt sống kết hợp những vật dụng kia giúp đƣa đƣợc vía về với cơ thể bà mẹ nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Buổi lễ gần kết thúc sau khi thầy đã đi gọi tìm qua đủ 12 con suối và cái ao, thì ngƣời mang thai cầm một đầu của tấm vải, thầy mo cầm một đầu cả hai ngƣời cùng xé tấm vải ra. Khi lễ xong mỗi ngƣời giữ một nửa. Tác dụng của việc làm này là tẩy uế, giữ sạch hết những bụi bẩn, không may mắn để đứa con sinh ra đƣợc mạnh khoẻ, sạch sẽ không chết đói, chết khát. Trƣớc đây, ngƣời Tày có tập quán sinh ngồi trong buồng, tay bám vào dây lƣng buộc ở trên xà nhà. Khi ngƣời phụ nữ Tày sinh, có bà đỡ đến đỡ, mẹ và các chị em vào ngồi cùng khá đông để động viên, chồng ngồi cho vợ dựa lƣng vì quan niệm nhƣ vậy sẽ dễ sinh hơn. Sau khi sinh, nhau thai và cuống rốn đƣợc thả xuống suối để đứa trẻ mát, dễ nuôi hoặc cho vào ống nứa đem để dƣới gốc cây to trong rừng hay đem chôn. Ngày nay, đa phần các chị em đều đến trạm y tế để sinh và đƣợc chăm sóc sau khi sinh, tránh những trƣờng hợp rủi ro đáng tiếc. Ngay sau khi ngƣời phụ nữ sinh, nhờ một ngƣời nam giới khoẻ mạnh, tháo vát, làm ăn giỏi đi lên nhà, thăm hỏi đứa trẻ với mong muốn sau này đứa trẻ cũng khoẻ mạnh, giỏi giang nhƣ vậy. Sau đó mọi ngƣời trong thôn bản có thể đi lên thăm hỏi sản phụ bình thƣờng. Loại thức ăn tốt nhất cho bà mẹ sau khi sinh là trứng, thịt gà, lợn và thịt SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 41
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch chó. Ngƣời Tày cho rằng thịt chó ăn vào rất bổ vì nó “nóng” và lợi sữa. Chỉ đƣợc ăn cá suối, trừ cá suối có màu trắng, ăn độc gây tử vong. Cá trong ao không đƣợc ăn vì nó tanh, dễ bị đi ngoài, mất nƣớc. Các loại thịt trâu, bò, vịt, các loại gạo cẩm, xôi tím kiêng không đƣợc ăn chỉ nên ăn hai loại rau tốt nhất là rau muống, rau ngót và đu đủ vì chúng mát, lành cơ thể dễ hấp thu, lợi sữa. Sau khi sinh bà mẹ đƣợc gia đình cho uống nƣớc gừng hoặc nƣớc thảo quả giúp cơ thể nóng dần lên, chắc ngƣời, tăng khả năng miễn dịch. Uống liên tục trong 3 ngày càng về sau càng phải hạn chế, uống ít đi kẻo cơ thể bị nóng. Sinh nở xong, 2 – 3 tuần thậm chí hơn một tháng bà mẹ mới đƣợc tắm bằng nƣớc lá đun sôi, nếu tắm sớm khi cơ thể còn yếu sau này sức khoẻ không đảm bảo hay sợ nƣớc, sợ lạnh. Trong vòng một tháng, ngƣời mẹ đƣợc nghỉ ngơi hoàn toàn để lấy lại sức khoẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh đƣợc chu đáo. Sau một tháng, nếu điều kiện kinh tế gia đình cho phép, ngƣời phụ nữ sẽ tham gia những công việc trong gia đình. Nếu gia đình neo ngƣời hoặc vào ngày mùa, đứa trẻ sẽ đƣợc ngƣời già, anh chị lớn ở nhà trông nom, ngƣời mẹ phải ra đồng để lao động sản xuất. 2.4.1.2. Lễ Ma Nhét. Khi trẻ đƣợc một tháng tuổi, ngƣời Tày ở có tục làm đầy tháng cho đứa trẻ (tiếng Tày gọi là lễ Ma Nhét). Theo tập tục cổ truyền của đồng bào Tày ở đây, lễ đầy tháng (Ma Nhét) là nghi lễ không thể bỏ qua đối với bất kì một đứa trẻ nào khi đƣợc sinh ra. Ngƣời Tày làm lễ Ma nhét cho cháu bé là con trai vào ngày 25 tính từ ngày sinh và cho bé gái vào ngày thứ 30. Ngày lễ mang ý nghĩa là mừng cháu bé khoẻ mạnh, hay ăn, chóng lớn, mừng phúc đức của gia đình, đồng thời cũng có ý nghĩa báo với bà mụ (Mẻ Bióoc) biết là đứa con của Mẻ Bióoc ban cho đã ra đời, đƣợc khoẻ mạnh, ghi công ơn của Mẻ Bióoc đã nhân từ ban phúc và cũng xin Mẻ Bióoc tiếp tục phù hộ, bảo vệ, chở che đứa trẻ ngày càng chóng lớn và trƣởng thành. Làm lễ Ma nhét, đồng bào thƣờng mổ lợn, gà để mời khách. Nhà nghèo thì mổ lợn nhỏ, mời ít khách, nhà giàu mổ lợn tạ, mời nhiều khách đến dự. Trong lễ Ma SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 42
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch nhét, gia chủ đón thầy đến để làm lễ cầu an, cầu phúc và đặt tên cho đứa trẻ (ngƣời Tày kiêng đặt tên trùng với tên với những ngƣời họ hàng gần). Lễ đầy tháng có mâm cúng với lễ vật xôi gà, rƣợu do ngƣời chủ gia đình cúng ở bàn thờ tổ tiên cho trẻ nhập vào gia đình dòng họ. Cuối buổi lễ, thầy cúng buộc sợi dây chỉ ngũ sắc vào tay, và một túi vải nhỏ trong đựng lá bùa (bản mệnh) đeo vào cổ để bảo vệ cho đứa trẻ tránh khỏi tà ma. Những ngƣời khách đƣợc mời tới dự (thƣờng là những ngƣời thân trong gia đình nội ngoại, nhƣ cô, dì, chú, bác ) có các tặng phẩm nhƣ: quần áo, tã lót, vòng tay, vòng cổ bằng bạc, mũ khăn, phong bao tiền mừng cho đứa trẻ. Ngƣời Tày ở đây có tục, khi những ngƣời đến dự lễ mừng thấy cháu bé mập mạp bụ bẫm cũng không đƣợc khen, vì khen thì sợ ma dữ bắt mất hồn đứa bé. Trẻ đƣợc bú sữa mẹ trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Thƣờng thì sang tháng thứ 3,thứ 4 trẻ sẽ đƣợc ăn dặm bột. Khi đƣợc khoảng 7,8 tháng, trẻ đƣợc ăn cháo hoặc mớm cơm. *Những nghi lễ liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dạy con cái Ngƣời Tày cũng nhƣ các tộc ngƣời khác, khi đứa trẻ ra đời là niềm vui và hạnh phúc lớn của gia đình, họ chăm sóc chu đáo cho đứa trẻ. Ngƣời Tày, rất ít khi mắng, chửi con chỉ dùng những lời nói nhẹ nhàng để khuyên bảo mỗi khi đứa trẻ mắc khuyết điểm. Trong việc nuôi dạy, chăm sóc con cái ngƣời Tày không phân biệt đối xử dù trai hay gái, con cả con thứ đều có sự chăm sóc cẩn thận nhƣ nhau. Thời kì đầu, trẻ chủ yếu bú sữa mẹ, sau khoảng 3, 4 tháng đứa trẻ đƣợc bón thêm nƣớc cơm, cháo nấu với rau non, và xƣơng hầm. 2.4.1.3. Lễ sinh nhật (Lễ đầy năm) Ngƣời Tày có tập tục làm lễ sinh nhật cho con, khi đứa trẻ đƣợc tròn một năm tuổi (hay còn gọi là lễ đầy năm). Lễ đầy năm đƣợc gia đình mời anh em họ hàng gần gũi đến dự rất đông vui. Gia đình mổ lợn ăn mừng và làm lễ cúng tổ tiên. Trong lễ đầu năm, gia đình sửa soạn mâm cúng thƣờng đồng bào mua sách, mua bút, mua gƣơng lƣợc, que thêu đặt trƣớc đứa trẻ, nếu em bé cầm thứ gì trƣớc tiên thì sẽ đoán trƣớc đƣợc tính cách của đứa trẻ này. SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 43
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Trƣớc đây, trong quá trình nuôi dƣỡng, nếu trẻ bị ốm đau việc đầu tiên là mời thầy cúng giải bệnh, xem là do ma nào làm hại và làm mâm cúng để cúng ma đó. Bên cạnh đó ngƣời Tày có nhiều kinh nghiệm trong việc dùng thuốc nam để chữa trị bệnh cho đứa trẻ. Ngày nay, phần lớn khi đứa trẻ bị bệnh đều đƣợc đƣa đến trạm xá để điều trị. * Tóm lại: Tập tục sinh đẻ và nuôi dạy con cái của đồng bào Tày có nhiều sắc thái riêng mang đậm đặc trƣng văn hoá tộc ngƣời. Tập tục trong việc bảo vệ thai nhi và nuôi dạy con cái phản ánh truyền thống tốt đẹp của ngƣời Tày ở nơi đây trong mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, những giá trị đó đáng đƣợc trân trọng và gìn giữ cho các thế hệ sau 2.4.2. Nghi lễ cưới xin. Trƣớc đây, ngƣời Tày thƣờng chỉ kết hôn với những ngƣời cùng làng hoặc những làng xung quanh. Tuy vậy, họ không quy định khắt khe về việc kết hôn với ngƣời khác tộc ngƣời. Có những trƣờng hợp cá biệt nhƣ con nhà Thổ Ty chỉ kết hôn với ngƣời Kinh và ngƣời Hoa, không kết hôn với những tộc ngƣời có trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển hơn. Hôn nhân của ngƣời Tày đƣợc quy định khá sớm, vì vậy đồng bào thƣờng kết hôn ở độ tuổi 16, 18, cá biệt có những trƣờng hợp kết hôn ở độ tuổi 12,13. Ngày nay, tuổi kết hôn đã nâng lên lên theo quy định của luật hôn nhân gia đình, tuy nhiên vẫn có trƣờng hợp tảo hôn xảy ra. Trai, gái ngƣời Tày đƣợc phép tìm hiểu nhau trƣớc hôn nhân qua những đêm hát cọi, những dịp lễ hội Lồng Tồng. Nhƣng quyền quyết định thuộc về bố mẹ, trên cơ sở xem bản mệnh của đôi trai gái có hợp nhau không, có sinh đƣợc nhiều con không, có làm ăn may mắn không. Trƣớc đây, để có thể tiến hành nghi lễ hôn nhân phải trải qua rất nhiều thủ tục rƣờm rà, phức tạp. Ngày nay, các nghi lễ đã đƣợc giảm bớt nhƣng về cơ bản ngƣời Tày vẫn giữ đƣợc những nét đẹp truyền thống trong hôn nhân Dân tộc Tày từ xa xƣa trong cƣới xin hỏi vợ cho con đều phải nhờ đến ông Quan Làng. Quan Làng chính và phó Quan Làng gọi là quan làng xếp. Quan SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 44
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch làng chính là ngƣời đứng tuổi, chín chắn, có uy tín, có khiếu giao tiếp thay mặt họ hàng nhà trai mang trầu cau đến nhà gái từ việc dạm hỏi, xin lộc mệnh, chuẩn bị đồ sính lễ cho ngày cƣới đón dâu về mới xong công việc. Con Quan làng xếp là ngƣời thông thạo các bài hát đón dâu, lễ tổ và cùng với Quan làng chính, phù rể đi dón dâu trong hôm lễ cƣới. Các nghi lễ trong hôn nhân đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau: lễ hỏi, lễ trầu cau, lễ kê khai, lễ cƣới. 2.4.2.1. Lễ dạm hỏi ( Phẩy sam lùa) Sau khi tìm đƣợc một cô gái ƣng ý, tìm hiểu dƣ luận của những ngƣời sống gần cô gái về đức hạnh của cô gái cũng nhƣ hoàn cảnh gia đình, nhà trai sẽ nhờ ngƣời thân (thƣờng là có uy tín trọng họ, sẽ đảm nhiệm tất cả các khâu hỏi cƣới) đến nhà cô gái ƣớm hỏi. Buổi dạm hỏi, nhà trai, nhà gái đều dùng từ ngữ hình tƣợng, tế nhị để ƣớm hỏi, trả lời. Nếu nhà gái đồng ý, nhà trai xin ngày, tháng, năm sinh của cô gái. Sau đó, nhờ thầy tử vi xem số mệnh của cô gái có hợp với chàng không. Nếu hợp nhà trai sẽ đến xin làm lễ dạm. Nếu không hợp cũng phải báo cho nhà gái biết. 2.4.2.2. Lễ trầu cau (Tặt mèo) Sau lễ so tuổi, cha mẹ hai bên thông báo cho con biết việc hợp tuổi và tiến hành lễ dạm vợ hay còn gọi là lễ trầu cau. Nhà trai nhờ một ngƣời nam giới trong họ có uy tín sang nhà gái bàn việc trăm năm cho đôi trẻ. Đồ lễ do hai cô gái trẻ gánh theo gồm có một đôi gà trống thiến, hai chai rƣợu ngon, bốn cân gạo nếp. Tại lễ này, nhà trai xin bản lục mệnh của cô gái đƣợc ghi chép cẩn thận trên giấy hồng điều đủ 12 cung nhƣ cung bản mệnh, cung phụ mẫu, cung tử tức Khi bản lục mệnh của cô gái đã trao chính thức cho nhà trai thì coi nhƣ hai bên đã công nhận sự đính hôn của đôi trẻ. Nếu sau này, vì một lý do nào đó, hai bên không cƣới gả con cho nhau đƣợc thì nhà trai phải trả lại tấm giấy lục mệnh cho nhà gái, kèm theo gánh lễ vật để nhà gái mời khách đến dự lễ huỷ bỏ lễ dạm hỏi trƣớc đây và sau đó cô gái mới đƣợc quyền nhận lời lấy ngƣời khác. Sau lễ ăn hỏi, nếu chƣa cƣới ngay vào những dịp nhƣ: Tết nguyên đán, SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 45
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch rằm tháng 7 nhà trai phải mang lễ gồm bánh trƣng, bánh dầy, gà thiến, rƣợu, gạo nếp, sang “ Sêu tết nhà gái”. Từ năm thứ 2 trở đi, lễ vật giảm xuống chỉ còn 1/2. Sau lễ ăn hỏi, cô gái sẽ đƣợc gia đình giành cho thời gian để dệt vải thổ cẩm, may quần áo, làm vỏ chăn, làm gối, làm màn, làm chăn bông đủ dùng cho đôi vợ chồng trẻ sau đám cƣới và biếu gia đình nhà chồng. 2.4.2 3. Lễ kê khai (Pheo kê khai) Khi nhà trai đã định đƣợc ngày cƣới, sẽ nhờ ngƣời đại diện đến nhà gái cùng bàn bạc về thời gian tổ chức đám cƣới cũng nhƣ lễ vật mà nhà trai sẽ mang đến nhà gái trong lễ cƣới. Để tiến hành lễ kê khai, nhà trai phải mang đến nhà gái một con lợn khoảng 40 kg, 30 lít rƣợu, 20 cân gạo nếp đủ để nhà gái làm 5, 6 mâm cơm. Nhà gái sẽ mời họ hàng đến bàn bạc về lễ thách cƣới, sau đó sẽ trao cho nhà trai một bản kê khai các lễ vật cần mang đến. Ngoài số gạo, rƣợu, thịt lợn, gà thiến để nhà gái làm cỗ mời khách, còn phải có 1.000.000đ (cũng tùy từng gia đình mà số tiền có thể nhiều hay ít hơn, tùy theo hoàn cảnh gia đình và yêu cầu của nhà gái) tiền mặt gói trong giấy đỏ, đặt trên bàn thờ tổ tiên. Lễ kê khai thƣờng đƣợc diễn ra trƣớc lễ cƣới 2, 3 tháng để hai gia đình có thời gian chuẩn bị chu đáo cho hôn lễ. 2.4.2.4. Đám cưới (Đảm bái) Trong ngày cƣới, cô dâu mặc quần áo dài màu trắng, chú rể mặc một đôi áo dài, áo chàm mặc ngoài, áo trắng mặc trong. Đoàn đón dâu gồm chú rể, một phù rể (Khương pậu), hai quan làng (một quan làng chính, một quan làng phụ), hai bà đón dâu (già lặp) cùng hai ngƣời gánh đồ lễ. Đoàn nhà trai đến nhà gái vào lúc sáng sớm. Thử thách đầu tiên của nhà trai là khi đến cổng bị nhà gái đóng không cho vào, lại còn vờ hỏi. Xin trình đến khách lạ khác thƣờng Ði đâu mà lạc đƣờng qua đây Gái trai đều thanh tân thay thảy Ngƣời ngƣời mặt xinh đẹp trăng ngần SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 46
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Tôi chặn đƣờng giữ phép nhà quan Ngƣời ngay đƣợc vào làng vào bản Ngƣời gian là phải lìa chốn đây Khách này là ngƣời ngay ngƣời giở Tôi xin hỏi cho rõ ngọn ngành. Muốn nhà gái mở cổng cho vào, Quan làng phải cất lên tiếng hát: Ngày này ngày đại lễ đón dâu Chúng tôi đƣa rể về lễ tổ Lễ vật có nhiều gánh nhiều gồng Con rể gọi đắp ơn cha mẹ Ðƣợc ơn các nàng mở cửa cho. Trong đám cƣới, vai trò của ông mối mà ngƣời ta gọi là quan làng gồm 2 ngƣời vô cùng quan trọng. Họ phải biết hát đối đáp bên nhà gái để có thể tháo đƣợc sợi dây đỏ, mà ngƣời Tày cho rằng đó là biểu hiện những thách thức khó khăn mà nhà gái đã nuôi dƣỡng cô dâu cho đến trƣởng thành.Hôm nay ngày lành tháng tốt, Đoàn nhà trai chúng tôi chẳng ngại khó khăn. Công dƣỡng dục sinh thành cô dâu, Chúng tôi xin tỏ lòng thành kính. Biết nhà trai đến đây chúng tôi căng sợi dây đó Có thành quả nào mà không phải có khó khăn Nếu tình cảm chân thành Sẽ đƣa các anh qua hàng rào có sợi dây đỏ. Vƣợt qua sợi dây đỏ, các quan làng của họ nhà trai phải hát đối đáp cùng bên nhà gái theo lối hát vừa cổ truyền (tức là theo cách các cụ truyền lại, ngoài ra có thể ứng tác theo văn cảnh). Trƣớc khi đoàn nhà trai đƣợc lên nhà, ngƣời Tày còn phải làm một nhập tục đầy ý nghĩa, ở đây ông quan làng phải dâng cho thầy cúng gồm một mâm có gạo, tiền và một chiếc áo của chú rể, để thầy cúng trình cho thổ công, thổ địa của gia đình biết rằng giờ chú rể đã là con trong nhà. SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 47
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Và chiếc áo là vật nhận dạng, nếu không có nghi lễ này, chú rể sẽ khó đƣợc gia đình nhà gái chấp nhận. Lễ cúng đƣợc thực hiện xong, đoàn nhà trai mới đƣợc lên nhà, nhƣng tất cả đều phải dẫm một chân lên chiếc lồng gà bƣớc lên bậc thang. Trong chiếc lồng còn có một chiếc chổi, vì ngƣời Tày cho rằng những gì tốt đẹp hay xấu sẽ đƣợc giám sát qua mắt cáo của cái lồng gà. Các vị thần chứng giám đám cƣới của đôi vợ chồng trẻ sẽ phù hộ cho họ nếu họ gặp phải khó khăn gì. Nghi lễ này đƣợc thực hiện ở cả nhà trai và nhà gái. Khi đoàn nhà trai đến chân cầu thang, nhà gái sẽ đóng cửa để hát quan làng (hát đối). Trƣởng họ (cốc họ), nếu trƣởng họ không biết hát sẽ nhờ quan làng (Tà thống) nhà gái hát giúp với đại ý : Tham ghi sam bác mả hất căng đây ? (Đoàn nhà các anh đến để làm gì ?) Quan làng sẽ đáp lại với nội dung : Bá mả hất quan làng tỏn lùa (Tôi là quan làng đến xin đón dâu). Sau khi quan làng và cốc họ hát đối đáp xƣng danh, chào hỏi, nhà gái mở cửa mời nhà trai lên nhà. Khi nhà trai lên nhà, quan làng sẽ phải hát bài xin trải chiếu, tai thống (bà đại diện nhà gái) mới trải chiếu và mời nhà trai ngồi. Trƣớc khi ngồi xuống chiếu, quan làng còn phải hát lời cảm ơn, ca ngợi sự mến khách của nhà gái, nội dung bài hát dùng từ ngữ hết sức khiêm nhƣờng nói về nhà trai nhƣ : “ Tôi ở bản nhỏ đi đến đây Nghe tin bản lớn có giống tốt Tôi đến nhà xin đƣợc mang về Để nhà tôi sinh sôi giống nòi ” Khi đoàn nhà gái đã ngồi xuống chiếu, các cô gái bên nhà gái sẽ mang trầu nƣớc ra mời. Lúc này, đại diện nhà gái (có thể là cốc họ, tai thống) sẽ hát bài mời trầu, mời nƣớc. Quan làng sẽ hát cảm ơn chu đáo thịnh tình của nhà gái, khen trầu têm khéo, nƣớc trà ngon, rồi mới uống nƣớc mời trầu. Trƣớc khi uống Quan làng hát bài Kin nậm chè (uống nƣớc chè) cảm ơn sự đón tiếp chu đáo của họ nhà gái. Sau đó Quan làng xin phép cho chú rể thắp hƣơng lễ tổ, ra mắt nhận SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 48
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch ông bà cha mẹ, họ hàng: Mƣời giờ kén đƣợc giờ này tốt Trăm giờ kén đƣợc giờ này lành Giờ này đƣợc trên trời phù hộ Giờ này có nhiều phúc đến nhà Giờ đẹp con rể ra bái tổ. Sau khi uống nƣớc, quan làng dẫn chú rể đến trƣớc bàn thờ tổ tiên của nhà gái, gánh lễ vật của nhà trai sẽ đƣợc đặt trƣớc bàn thờ. Đại diện nhà gái đứng hai bên bàn thờ chứng kiến. Quan làng nhà trai hát bài nộp gánh ca ngợi công đức sinh thành, dƣỡng dục của cha mẹ cô gái, xin cho phép nhà trai đƣợc mang lễ vật đến thắp hƣơng báo cáo tổ tiên nhà gái, tai thống sẽ mở lễ vật và tà thống sẽ hát bài nhận gánh, xếp lễ vật lên bàn thờ dâng lên tổ tiên nhà gái. Quan làng hát bài châm đèn, thắp hƣơng để chú rể đƣợc phép thắp hƣơng cho tổ tiên nhà gái. * Nghi lễ cúng vải xô đỏ. Một trong những nét khá đặc sắc trong đám cƣới của ngƣời Tày đó là nghi lễ cúng vải xô và vải đỏ. Ngoài những lễ vật nhà trai mang đến để cúng gia tiên của cô dâu nhƣ bánh dày, xôi, rƣợu, thịt gà, tấm vải xô thƣờng không bao giờ thiếu đƣợc và luôn đƣợc đặt ở một vị trí quan trọng của ban thờ. Tấm vải này là tấm vải con rể tặng mẹ vợ, nhƣng không phải để mẹ dùng ngay. Nó đƣợc đặt trên bàn thờ hoặc cất giữ cho đến ngày mẹ của cô dâu không còn nữa, và khi mất ngƣời ta sẽ chôn mảnh vải này theo thi hài của mẹ vợ. Nghi lễ này thể hiện tính nhân văn cao, nó vừa thể hiện lòng biết ơn của con rể, vừa là sự tôn kính công nuôi dƣỡng sinh thành của ngƣời phụ nữ Tày. “Nộp lằm khấu” (nộp ƣớt khô) là bài hát đƣợc quan làng xếp hát trƣớc bàn thờ tổ hôm lễ cƣới chính thức ở nhà gái. Có họ hàng nội ngoại ngồi ở hai hàng hai bên.Trên mâm lễ là cuộn vải hai đầu cuốn vải đỏ, trong đó có hai mét vải đen và ít tiền gọi là có (xƣa là hoa tai, vòng bạc). Tục truyền rằng xa xƣa cha mẹ nghèo lắm, khi sinh con không có tã lót, ngƣời mẹ đón con trên tà áo tràm, mẹ đâu dám kể công mang nặng đẻ đau nuôi nấng con cái mình. Nhƣng lời bà SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 49
- Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch hát đƣợc ông Quan làng xếp trân trọng trình bày, đƣợc đôi bên cha mẹ, trai gái rất vừa lòng. Các Ké thì thôi hút thuốc lào, các mé, các pả thì ngừng nhai trầu, trai gái phục vụ thôi dao thớt, cả xuân họ im lặng nhƣ muốn lấy từng lời, lời hát nhƣ sau:(tạm dịch) Trƣớc kính thƣa tổ tiên cha mẹ Sau kính thƣa họ hàng nội ngoại, ngƣời ơi Giờ tốt lành đã tới Đã đến giờ phúc mới vào cửa mời họ hàng hãy ra nhận lễ Cho phƣợng hoàng kết nghĩa chim công Đôi trẻ nhƣ tơ hồng se chắc Số càn khôn đã hợp đôi bên Thửa nuôi con từng bữa quên ăn Với con mƣời tám xuân mẹ nhớ Từ buổi mẹ thấy có trong ngƣời Da dẻ bỗng kém tƣơi xuân sắc Chân tay thấy rời rạc nặng nề Đƣờng kim chỉ đôi khi biếng ngó Chín tháng trời mới biết mặt con Bên ƣớt mẹ để nằm Bên khô dành con ngủ Công đẻ nuôi nhọc khó biết bao Nuôi cơm từng bữa quên ăn Sợ con khóc trên lƣng mẹ địu Mỗi buổi con tập chạy bƣớc đi Lời cha mẹ vỗ về sớm tối Lời anh em nội ngoại dạy khôn Lớn lên học văn chƣơng phép tắc Mƣời lăm tuổi mới biết làm duyên Mƣời tám tuổi có ngƣời kết bạn Cha mẹ mừng gả gán cho con Nuôi con mất bao đêm mất ngủ Lễ mọn xin nộp đủ tới ngƣời Tiền, vải trao tới nơi tay mẹ Đền công lao trả nghĩa đẻ nuôi Mời Xuân họ tới nơi nhận lễ Cho con rể đƣợc lễ tổ tiên SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƢNG - VHL 101 50