Đồ án Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II-Đồ sơn

pdf 114 trang huongle 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II-Đồ sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_lap_ho_so_quan_ly_quy_hoach_khu_du_lich_khu_ii_do_son.pdf

Nội dung text: Đồ án Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II-Đồ sơn

  1. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn LỜI CẢM ƠN Với sự đồng ý của Khoa Xây Dựng em đã được làm đề tài : "QUẢN LÝ QHXD KHU DU LỊCH – KHU II – ĐỒ SƠN – HẢI PHÒNG" Để hoàn thành đồ án này, em đã nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn ân cần tỉ mỉ của thầy giáo hướng dẫn: Kts. Đặng Văn Hạnh. Qua thời gian làm việc với thầy em thấy mình trưởng thành nhiều và tích lũy thêm vào quỹ kiến thức vốn còn khiêm tốn của mình. Thầy không những đã hướng dẫn cho em trong chuyên môn mà còn hướng dẫn cả phong cách, tác phong làm việc của một người kĩ sư xây dựng và quản lý đô thị trong tương lai. Em xin ch©n thµnh bµy tá lßng c¶m ¬n s©u s¾c cña m×nh ®èi víi sù gióp ®ì quý b¸u ®ã cña thÇy gi¸o h•íng dÉn. Em còng xin c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o trong Khoa X©y Dùng cïng c¸c thÇy, c« gi¸o kh¸c trong tr•êng ®· cho em nh÷ng kiÕn thøc nh• ngµy h«m nay. Thời gian 4 năm học tập trường Đại học đã kết thúc và sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, sinh viên chúng em sẽ là những kĩ sư trẻ tham gia vào quá trình xây dựng đất nước. Tất cả những kiến thức đã học trong 4 năm, đặc biệt là quá trình ôn tập thông qua đồ án tốt nghiệp tạo cho em sự tự tin để có thể bắt đầu công việc của một kĩ sư đô thị trong tương lai. Những kiến thức đã có được là nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trường. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! H¶i Phßng, ngµy12/10/2010 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 1
  2. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ LẬP ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHU II – KHU DU LỊCH ĐỒ SƠN. - Thực hiện chỉ thị số 09/2003/CT – TTG NGÀY 07/04/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Xây Dựng cho phép lập thử nghiệm 2 đồ án về thiết kế đô thị: Khu trung tâm đi bộ TP Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng và Khu II – Khu du lịch Đồ Sơn Thành Phố Hải Phòng. Sở Xây Dựng Hải Phòng được giao nhiệm vụ này và yêu cầu Viện quy hoạch thành phố phối hợp và trường ĐHKT Hà Nội nghiên cứu lập đồ án TKĐT trên. - Khu II – Khu du lịch Đồ Sơn là khu vực có lưu lượng khách du lịch lớn nhất trong toàn Đồ Sơn, bao gồm các loại khách quốc tế và nội địa, thuộc các loại cao cấp và bình dân. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, khu du lịch tại đây không được xây dựng đồng bộ và hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo yêu cầu của một khu du lịch tầm cỡ quốc gia, cả về quy mô, chất lượng tiện nghi và đặc biệt là chất lượng mỹ quan kiến trúc – cảnh quan và không gian đô thị. - Việc chọn khu II – Đồ Sơn để triển khai đồ án thử nghiệm thiết kế đô thị là đúng và rất cần thiết. Nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan đô thị, tạo lập diện mạo đô thị, tương xứng với tiềm năng và vị trí quan trọng của khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn. II. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN. Dự án khi được đưa vào thực thi sẽ tạo động lực cho sự phát triển của Khu du lịch Đồ Sơn trong tương lai. - Tạo ra cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sự phát triển và đời sống của người dân. - Kinh tế tạo sự tăng trưởng bền vững. Đồng thời đi sâu vào cải thiện tình hình quản lý của khu vực trở nên khoa học, linh hoạt và hiệu quả hơn, góp phần vào sự đảm bảo hướng đi của Đồ Sơn theo đúng kế hoạch đề ra. III.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN. 1. Mục tiêu. - Cụ thể hóa đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 khu II – Đồ Sơn. - Hình thành phương pháp luận thiết kế đồ thị, để áp dụng lập đồ án thiết kế đô thị, trong đó kiến nghị các giải pháp và các quy định cụ thể chế độ SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 2
  3. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn quản lý không gian kiến trúc – cảnh quản, tạo lập hình ảnh đô thị có chất lượng thẩm mỹ, thể hiện được bản sắc văn hóa riêng của khu II – Đồ Sơn. - Làm cơ sở cho lập các dự án đầu tư xây dựng cải tạo và phát triển các công trình xây dựng trên khu vực. - Tối đa hóa lợi thế của khu vực nhằm mục đích tận dụng được thời cơ do quá trình đô thị hóa mang lại. Mục tiêu cơ bản cần giải quyết là vấn đề kinh tế của khu vực. - Đưa ra những giải pháp nhằm giữ gìn cải tạo những giá trị hiện có của khu vực nhằm giữ gìn bản sắc riêng của khu du lịch trong quá trình phát triển chung của toàn khu vực. - Xác lập cơ sở quản lý kiến trúc đô thị. 2. Nhiệm vụ. - Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên – hiện trạng liên quan đến thiết kế đô thị. - Xác định các cơ sở thiết kế đô thị của đồ án. - Thiết kế đô thị cho khu II – Đồ Sơn. - Quy định quản lý và thực hiện thiết kế đô thị khu II – Đồ Sơn. 3. Yêu cầu. - Phải đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý theo quy định – chỉ tiêu. - Tính đồng thuận của công đồng dân cư trong tham gia xây dựng quy hoạch. - Tất cả các quy hoạch phải hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, lâu dài. - Dự án phải có tính khả thi và các quy hoạch phải hướng tới quy hoạch chung của Quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng. - Mọi việc làm phải giữ được cảnh quan vốn có của khu vực. - Lợi ích mang lại tổng hòa các yếu tố Kinh tế - Xã hội – Văn hóa. IV.CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN. 1. Các văn bản Nhà Nƣớc có liên quan. - Luật xây dựng. - Nghị định 08/2005/NĐ – CP Ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về quy hoạch xây dựng đô thị. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 3
  4. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Nhiệm vụ thiết kế được duyệt tại quyết định số 208/QĐ – BXD ngày 05/03/2003 của Bộ Xây Dựng. 2. Các bản đồ quy hoạch và khảo sát hiện trạng. - Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành Phố Hải Phòng đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt. - Quy hoạch chung Quận Đồ Sơn – Thành Phố Hải Phòng Đã được UBND Thành Phố Hải Phòng phê duyệt. - Quy hoạch chi tiết 1/2000 Quận Đồ Sơn đã được UBND Thành Phố Hải Phòng phê duyệt. - Bản đồ đo đạc địa hình tỉ lệ 1/500 do công ty khảo sát và xây dựng – Xí Nghiệp Khảo Sát Đo Đạc Xây dựng số 5 – Bộ xây dựng khảo sát năm 2004. - Các dự án đang triển khai trong phạm vi khu vực quy hoạch. V. VỊ TRÍ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Vị trí. - Cách Hải Phòng 22 (km). Là khu vực trung tâm thuộc khu II ( là 1 trong 3 khu du lịch của Đồ Sơn). Thuộc địa giới hành chính của Phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Khu II khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn đã được xác định trong quy hoạch chi tiết 1/2000 của quận Đồ Sơn như sau: + Phía Đông và phía Tây giáp biển Đông. + Phía Bắc giáp núi Bà Di ( Khu I Đồ Sơn). + Phía Nam giáp núi Đầu Nở ( khu II Đồ Sơn). - Tổng diện tích khu trung tâm khu II là 10,5 (ha), thuộc địa giới hành chính của phường Vạn Hương – Đồ Sơn. VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp điều tra khảo sát: Sau khi định hướng mục tiêu, tiến hành khảo sát, điều tra trên khu vực phạm vi nghiên cứu thuộc Khu II – Đồ Sơn. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu điều tra cùng phỏng vấn ở khu vực. Tiếp nhận những quan điểm ý kiến của người dân sống trong khu vực, cũng như của chính quyền và các ban ngành địa phương. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 4
  5. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Phương pháp tổng hợp – phân tích – đánh giá hay phân tích SWOT để đánh giá thực trạng khu vực, tìm ra những điểm mạng yếu cũng như thời cơ thách thức đối với sự phát triển của khu vực trong tương lai. - Phương pháp so sánh – đối chiều: So sánh đối chiều những phương án để đề ra những vấn đề cần phát triển trong tương lai. - Phương pháp bản đồ. - Phương pháp tổng hợp và đề xuất. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 5
  6. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn PHẦN II: NỘI DUNG ĐỒ ÁN A. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ QUY HOẠCH KHU DU LỊCH KHU II – ĐỒ SƠN CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU II – ĐỒ SƠN. - Đồ sơn là 1 quận của TP Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 22 (km) về hướng Đông Nam. Đồ Sơn là 1 khu nghỉ mát với nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền Bắc Việt Nam. Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12/9/2007 trên cơ sở toàn bộ diện tích cũ của thị xã Đồ Sơn. Với cơ cấu kinh tế: 70% du lịch và dịch vụ, 23% đánh bắt thủy sản và nông nghiệp, 7% công nghiệp và xây dựng. GDP trên đầu người năm 2005 ước khoảng 1.100 USD. - Khu II – Đồ Sơn là 1 trong 3 khu du lịch của Đồ Sơn. I. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ KHU II – ĐỒ SƠN. 1. Đền Vạn Ngang. - Đền mới dựng trên 100 năm, do một người phụ nữ Việt đứng hưng công xây dựng để thờ Đức Thánh Trần cùng bộ tướng là các con trai, con rể, con gái Ngài. Sau ngày giải phóng, ở trước gian chính vẫn còn bức đại tự ghi 4 chữ: Trần triều hiển thánh. - Trong vài tài liệu xuất bản gần đây, có tác giả viết đền do một người phụ nữ Hoa kiều dựng thờ một phụ nữ chết trôi bị sóng đánh dạt vào dưới chân núi Vạn Ngang, hoặc thờ một đôi tình nhân trắc trở. Gần đây, người ta lại thờ thêm Tam tòa Thánh Mẫu và Hà tiên cô. Đền Vạn Ngang- Đồ Sơn 2. Di tích Bến nghiêng. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 6
  7. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Bến nghiêng ở vùng núi bến tàu, thuộc địa bàn phường Vạn Hương. Thời Pháp tạm chiếm có xây một quân cảng nhỏ. Từ mặt nước trở lên trên bến có độ dốc thoai thoải khoảng 30 ÷ 50 để xe tăng đổ bộ. Vì thế dân gọi là Bến Nghiêng. Theo quy định của hiệp định Giơnevo, tại đây ngày 15/5/1955, những tên lính Pháp cuối cùng lầm lũi xuống tầu rút khỏi miền Bắc. Đồ Sơn và Hải Phòng hoàn toàn giải phóng, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng. - Bến Nghiêng hiện nay được đổ những tấm bê tông bền chắc. Đây là bến tầu du lịch đi Hòn Dáu, đồng thời là cảng xuất phát của tầu du lịch đi Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh). - Bến Nghiêng là di tích lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được dựng bia kỉ niệm. Di tích Bến Nghiêng – khu II - Đồ Sơn III. CÁC LỄ HỘI, TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG. 1. Lễ hội chọi trâu. - Từ xưa đến nay, lễ hội chọi trâu là lễ hội lớn nhất của nhân dân Đồ sơn. Lễ hội chọi trâu bắt đầu từ mùng 1 tháng 8 âm lịch đến hết ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Nhưng trên thực tế, từ chiều ngày 29/7 cho đến hết ngày 30/7 âm lịch, nhân dân đã dâng bát hương đá từ Đền Nghè, nơi thờ thần Điểm Tước tới Đình Công để thờ suốt trong 15 ngày lễ hội. - Lễ hội chọi trâu chỉ là một mắt xích trong lễ hội Đồ Sơn. Tuy chỉ là một khâu của hội, nhưng chọi trâu là khâu chủ yếu, là trung tâm của hội Đồ Sơn. - Trước Cách mạng tháng 8/1945, tổng Đồ Sơn có 3 xã: Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên. Hai xã Đồ Sơn, Đồ Hải mỗi xã có 6 giáp, Ngọc Xuyên có 2 giáp, toàn tổng Đồ Sơn có 14 giáp. Theo quy định thi đấu thì mỗi giáp phải có 1 trâu, nhưng trong ngày chọi chính thức (9/8) thì chỉ có 6 trâu dự đấu. Việc quy định mỗi giáp phải góp 1 trâu vừa nhằm mục đích tuyển SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 7
  8. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn chọn trau tốt tham gia thi đấu, vừa có yêu cầu sau khi thi đấu mỗi giáp đều phải có trâu giết thịt chia cho người trong giáp. - Vào khoảng trung tuần tháng 5, người ta tiến hành vòng loại thứ nhất, 6 trâu chọn lấy 3. Đến ngày mùng 8/6, đấu loại vòng hai. Đồ Sơn 6 trau chọn lấy 3. Đồ Hải 6 trâu chọn 2, Ngọc Xuyên 2 trâu chọn lấy 1. Người ta lý giải quyền ưu tiên này dành cho người Đồ Sơn vì Đồ Sơn là xã lớn nhất, xã đứng đầu hàng tổng. Những vòng đấu loại này chỉ tiến hành ở các giáp để chọn ra 6 trâu hay nhất thi đấu vào ngày Hội mồng 9 tháng 8 âm lịch. Do đó, mới có câu ca dao để nhắc nhở nhau về ngày Hội quê hương: Dù ai buôn đâu bán đâu. Mồng chin tháng tám chọi trâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu. - Mở đầu cho lễ hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tước – tức là thần vết chân chim sẻ. Lần tế thần ngày chọi trâu cũng là lần tế lớn nhất của mọi lần tế trong năm vì thần Điểm Tước là thành hoàng chung của cả tổng. Lễ diễn ra rất trang nghiêm, cuộc tế xong người ta dẫn trâu ra sới chọi. Để tránh cho trâu khỏi nắng, mỗi trâu được che một lọng đen. - Mở đầu màn chọi trâu là màn múa cờ do các chàng trai khỏe mặc áo nâu đỏ, chân quấn xà cạp đỏ thực hiện. Động tác múa hùng mạnh, nhịp nhàng - Kết thúc hội chọi trâu là cuộc rước trâu nhất về Đình làm lễ tạ thần. Trâu nhất hàng tổng còn được phần thưởng là một lá cờ vóc hồng thêu 2 chữ: “Thượng đẳng” bằng chỉ kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh ở Đền Nghè đem theo đám rước trở về làng mình. Hội làng tiếp tục đến 16/8 âm lịch mới kết thúc. - Theo tập tục địa phương, đến ngày hôm sau, tức 10/8, các trâu tham gia chọi dù thắng hay thua đều phải giết thịt – vật hiến tế - cúng đầu trâu thịt sống để tạ ơn Thành Hoàng làng và xin cho mùa đánh cá sau, cho việc làm ăn năm tới sẽ kết quả, may mắn hơn năm nay. - Hội chọi trâu ngày nay có điểm khác xưa: số lượng trâu chọi đông hơn, năm 2000 là 24 trâu, năm 2002 là 30 trâu. Thể lệ quy định trâu thua nới rộng hơn. Hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2000 được Nhà nước coi là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. 2. Lễ hội Đảo Dáu. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 8
  9. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Đảo Dáu là một hòn đảo của khu II – Đồ Sơn. Đảo được nhà nước công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia. Cả đảo là 1 khu rừng nguyên sinh, chưa bị ảnh hưởng của con người - Lễ hội Đảo Dáu được tổ chức vào mùng 8 đến mùng 10/2 âm lịch. - Lễ hội bắt nguồn từ khi người dân đảo bắt gặp một cái xác không đầu của một vị tướng. Người dân ở đây lập đền thờ và thắp hương vào các ngày đầu năm trước khi đánh thuyền đi bắt cá như để cầu xin sự may mắn, bình yên. - Ngày nay, không chỉ những người làm nghề chài lưới mới đến thắp hương mà còn có du khách các nơi đến để tham quan, mong được may mắn trong năm sắp tới. 3. Hội thi bơi thuyền rồng. - Đồ Sơn trước kia, sau tết Nguyên Đán vẫn có lệ bơi thuyền nhằm mục đích cầu cho người khỏe mạnh, mong cho trời yên biển lặng để đánh được nhiều cá tôm. Do nhiều lý do, hội thi bơi thuyền rồng một thời gian không duy trì được, đến năm 1980, mới lại được khôi phục. Lúc đầu, các đội dự thi dùng thuyền nhỏ đánh cá của ngư dân. Năm 1995, Đồ Sơn có 3 thuyền rồng được đóng mới. Năm 2000, đóng them 2 thuyền nữa, tổng cộng là 5 thuyền. Thuyền dài 15m, rộng 0,9m, có xương sống thuyền và các xương ngàn chống cho thuyền không bị lật trong khi bơi. Người ta còn làm đầu rồng bằng gỗ để nắp vào đầu thuyền mỗi khi đi thi bơi. CHƢƠNG II: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QLĐT. 1. Các luật cơ bản. - Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. + Luật này quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. + Nhà ở theo quy định của Luật này là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, luật này quy định về: hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng. - Luật quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 ngày 29/06/2009, Luật này quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. - Luật đất đại số 13/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, luật này quy định về: quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 9
  10. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005, luật này quy định về: hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. 2. Các nghị định , thông tƣ hƣớng dẫn. - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của chính phủ về quy hoạch xây dựng ngày 24 tháng 1 năm 2005, nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng. - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ngày 24 tháng 2 năm 2010. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của luật giao thông đường bộ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; quy hoạch kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật; thẩm định an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Nghị định số 29/2007/NĐ-CP của chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị ngày 27 tháng 2 năm 2007, nghị định này quy định về công tác quản lý kiến trúc đô thị, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiến trúc đô thị. - Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của chính phủ về quản lý cây xanh đô thị. - Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của bộ xây dựng về sử đổi bổ xung thông tư 04/2008/TT-BXD về hướng dẫn quản lý đường đô thị. - Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 của bộ xây dựng về quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. CHƢƠNG III: HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 1. Vị trí. - Cách Hải Phòng 22 (km). Là khu vực trung tâm thuộc khu II ( là 1 trong 3 khu du lịch của Đồ Sơn). Thuộc địa giới hành chính của Phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 10
  11. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 2. Phạm vi nghiên cứu. Khu II – Đồ Sơn - Khu II khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn đã được xác định trong quy hoạch chi tiết 1/2000 của quận Đồ Sơn như sau: + Phía Đông và phía Tây giáp biển Đông. + Phía Bắc giáp núi Bà Di ( Khu I Đồ Sơn). + Phía Nam giáp núi Đầu Nở ( khu II Đồ Sơn). - Tổng diện tích khu trung tâm là 10,5 (ha), thuộc địa giới hành chính của phường Vạn Hương – Đồ Sơn. 3. Địa hình. Khu II – Đồ Sơn chia ra làm 3 khu vực như sau: - Khu vực 1: Địa hình đồi núi (gồm 6 quả đồi có độ cao từ 24 ÷66 m). - Khu vực 2: Địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 6÷7 m. - Khu vực 3: Bờ biển ( giáp ranh giữa đất bằng hoặc chân núi với mặt nước) gồm bãi cát phẳng (bãi tắm) và các bãi đá, đất bùn bị ngập nước theo thủy triều. Khu vực nghiên cứu là khu trung tâm – khu II – Đồ Sơn.: gồm địa hình bằng phẳng bên trên và bờ biển bên dưới. 4. Khí hậu - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình: 21,6oC. + Nhiệt độ cao nhất: 350C. + Nhiệt độ thấp nhất: 6,50C. - Gió: SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 11
  12. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Hướng gió: Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8): hướng gió chủ đạo Đông và Đông Nam. Mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 4): hướng Đông và Đông Bắc. + Vận tốc gió trung bình 3,5 (m/s), vận tốc lớn nhất 45 ÷50 (m/s). - Mưa: + Lượng mưa trung bình mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): 262,1 (mm). + Lượng mưa trung bình vào mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 10): 1478,4 (mm). 5. Thủy văn. - Mực nước cao nhất: + 4,44 (m) ( vào thời điểm năm 1970 lịch triều 30 năm). - Mực nước thấp nhất: + 0,6 (m). - Thủy triều: theo chế độ nhật triều thuần nhất. 6. Địa chất công trình. Trong khu vực nghiên cứu, loại đất cát pha phân bố khá phổ biến. Chủ yếu là đất cát pha ven chân đồi có đá mồ côi tạo lực trượt lớn làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình có tải trọng tĩnh lớn. Các công trình xây dựng ở đây có phần móng đều nằm chủ yếu trên tầng đất này, có cường độ chịu tải 0,9 ÷1,2 (kg/cm2). 7. Địa chất thủy văn. Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu nằm tản mạn trong cát và dưới đá cuội độ khoan sâu 9 ÷10 (m). 8. Cảnh quan. - Khu II – Đồ Sơn có 3 khu vực cảnh quan chính: cảnh quan núi, đất bằng và bờ biển. Đặc điểm như sau: + Cảnh quan khu vực đất bằng phẳng hoặc hơi trũng (nằm giữa các núi và tiếp giáp với dải đất ven biển nơi có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ thuận lợi cho việc xây dựng công trình). Khu vực này rộng 65(ha). Bảng 1 Kí hiệu Tên Diện tích Đặc điểm Khoảng trũng giữa núi Bà Di và đồi Ông Đ1 Khu Bến Thốc 10,28 ha Giáp, đã có nhiều nhà nghỉ và đang xây dựng tiếp. Khu đồn Biên Giữa núi Bà Di, khu Bến Thốc, đồi Ông Đ2 5,57 ha Phòng Giáp và vùng biển phía Tây. Khu đất thuộc Khu đất trũng giữa núi Rừng Đạt – Nà Đ3 3,54 ha Biệt thự 21 Hàu và Vụng Thốc. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 12
  13. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Khu giữa núi Rừng Đạt – Nà Hàu, núi Đ4 Khu bãi 2 10,62 ha Vung, núi cô tiên. Có số lượng nhà hang, khách sạn dày đặc nhất. Khu nhà nghỉ Dải chân núi Cô Tiên tiếp giáp biển, hình Đ5 2,23 ha Bộ xây dựng thành do lấn biển và xén chân núi. Khu Bến Khu đất giữa núi Đầu Nở (Mộc Sơn) và Đ6 2,63 ha Nghiêng vùng biển. Đ7 Khu đảo Daso 30,6 ha Dự án đang san lấp. + Cảnh quan khu vực ven biển. Rộng 73,9 (ha). Là khoảng không gian bao gồm dải đất tiếp giáp giữa biển và đất bằng hoặc núi và phần bãi biển ( bãi cát tắm được hoặc bãi đá, đất bùn) ngập khi thủy triều lên. \ Mặt nước biển phía Đông: Nước đục, có sóng, tầm nhìn ra được các đảo vùng Vịnh Hạ Long. \ Mặt nước biển phía Tây: nước đục, lặng sóng , có bội lắng. Bảng 2 Kí hiệu Tên Diện tích Đặc điểm Gồm bãi tắm, bãi đá, phần đường, hè Khu ven biển phía trước núi Bà Di, khu bến thốc, 68.280 m2 Bến Thốc núi rừng Đạt – Nà Hàu, khu nhà nghỉ V1 21. Chất lượng kém, cát đen, sóng nhỏ và Phần bãi tắm 6000 m2 nước đục. Gồm bãi tắm, bãi đá, phần đường, hè Ven biển khu II 277.924 m2 V2 phía trước Núi Rừng Đạt – Nà Hàu. Riêng bãi tắm 2 37000 m2 Chất lượng trung bình. Khu III 14.671 m2 V3 Chất lượng kém, cát đen, sóng nhỏ và Bãi tắm 3 3200 m2 nước đục. V5 (phía trước khu nhà nghỉ 21 và núi V5, V6, Các bãi đá, đất 272.057 m2 Rừng Đạt – Nà Hàu), V6 ( Khu vực V7 khác Bến Nghiêng), V7 (khu biển phía Tây) + Loại cảnh quan khu vực núi đồi: Rộng 61,24 (ha) gồm 6 thành phần, tính từ ngoài khu I vào: Bảng 3 Kí hiệu Tên núi Diện tích Đặc điểm SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 13
  14. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Đỉnh cao 50 m, trên núi là rừng thông N1 Núi Bà Di 15,02 ha nhựa phủ kín. Đỉnh cao 23 m, trên có 1 số công trình N2 Đồi Ông Giáp 6,55 ha nhà nghỉ xây dựng Núi rừng Đạt – Đỉnh cao 63 m, có diện tích thông bao N3 26,4 ha nà Hàu phủ lớn nhất. Đỉnh cao 33 m (có biệt thự Bảo Đại). N4 Núi Vung 2,92 ha Chủ yếu trồng thông. Đỉnh cao 49 m, rừng thông bao phủ và N5 Núi Cô Tiên 6,95 ha có vách dựng đứng về phía Tây Nam. Núi Đầu Nở Đỉnh cao 48,7 m, trồng thông nhựa. N6 3,4 ha (Mộc Sơn) Có vách dựng đứng hướng biển Đông. II. HIỆN TRẠNG. 1. Hiện trạng dân cƣ. - Theo số liệu mới nhất dân số khu II – Đồ sơn ( tính đến ngày 31/12/2009) trung bình là : 3501 (người). Trong đó: + Nam: 1700 (người). + Nữ : 1801 (người). - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 8,50 ‰. - Tỉ lệ tăng dân số: 0,797%. 2. Hiện trạng lao động. - Số người ở ngoài độ tuổi lao động: 1014 (người). Chiếm khoảng: 12,8% tổng dân số. - Số người trong độ tuổi lao động: 2.487 (người). Chiếm khoảng: 71% trong tổng dân số.Với Trình độ chuyên môn: + Không có trình độ: 2198 (người). + Sơ cấp: 37 (người). + Trung cấp nghề: 67 (người). + Trung cấp chuyên nghiệp: 48 (người). + Cao đẳng: 36 (người). + Đại học: 100 (người). - Trình độ chuyên môn của dân số từ 15 tuổi trở lên: có: 2.880 (người). + Chưa có bằng cấp: 2.539 (người). + Sơ cấp: 45 (người). + Trung cấp nghề: 74 (người). + Trung cấp chuyên nghiệp: 69 (người). SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 14
  15. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Cao đẳng: 49 (người). + Đại học: 103 (người).  Số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động là: 393 (người). Chiếm khoảng: 11% tổng dân số. - Số lượng người chưa có việc làm là khoảng: 174 (người). Chiếm khoảng 5% tổng dân số của khu. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 15
  16. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn cơ cấu lao động Trình độ chuyên môn ngƣời số người ngoài độ tuổi lao động trong độ tuổi lao động số người trong độ tuổi lao động không có trình độ sơ cấp số người ngoài độ tuổi lao động vẫn tham 2% gia lao động trung cấp nghề 3% 5%1% số người chưa có việc làm trung cấp chuyên 1% nghiệp cao đẳng 5% 13% 11% đại học 71% 88% 3. Hiện trạng các hoạt động du lịch và dịch vụ. 3.1. Lượng khách du lịch: - Trong năm, lượng khách chủ yếu tập trung vào 4 tháng hè, từ 30/4 đến 2/9 hàng năm. Lượng khách trong 4 tháng cao điểm này chiếm 85% ÷ 90% lượng khách trong cả năm. Năm 2006: STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực Tỉ lệ (%) SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 16
  17. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn hiện KH CK Tổng lượt khách du 1 L/Khách 1.380.000 1.400.000 101,45 121,74 lịch Trong đó: Khách L/Khách 155.000 65.000 41,94 105,69 quốc tế Năm 2007: Thực Tỉ lệ (%) STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch hiện KH CK Tổng lượt khách du 1 L/Khách 1.650.000 1.700.000 103,03 121,43 lịch Trong đó: Khách L/Khách 150.000 75.000 50,00 115,38 quốc tế Năm 2008: Thực Tỉ lệ (%) STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch hiện KH CK Tổng lượt khách du 1 L/Khách 1.950.000 1.970.000 101,03 115,88 lịch Trong đó: Khách L/Khách 80.000 78.000 97,5 118,3 quốc tế Năm 2009: Thực Tỉ lệ (%) STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch hiện KH CK Tổng lượt khách du 1 L/Khách 2.000.000 2.050.000 102,5 104,06 lịch Trong đó: Khách L/Khách 90.000 45.000 50 57,7 quốc tế - Theo các số liệu trên, khách nội địa chiếm chủ yếu. Khoảng 92 % tổng số khách đến du lịch. - Số ngày lưu trú bình quân thấp: + Khách nội địa: 1,7 ngày. + Khách quốc tế: 1,1 ngày. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 17
  18. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Biểu đồ số lƣợng khách du lịch theo các ngày trong tuần 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 18
  19. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trƣởng khách du lịch trong từng năm 2500000 2000000 1500000 1000000 500000 0 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 3.2. Các hoạt động dịch vụ - du lịch. - Hoạt động tắm biển: theo số liệu gần đây nhất, khách du lịch tập trung chủ yếu từ 30/4 – 2/9 chiếm khoảng 85 – 90 %. Còn 8 tháng còn lại lượng khách chỉ chiếm 10 – 15 %. Năm 2009: Trong 4 tháng cao điểm có khoảng 11.000 người/ngày. Ngày đông nhất từ 30/4 – 1/5 có khoảng 19.000 người/ ngày. - Hoạt động lưu trú: Khách du lịch đến khu II – Đồ Sơn chiếm khoảng 35 % lượng khách đến Đồ Sơn. Trong đó: + Từ 30/4 – 2/9 số lượng khách chiếm khoảng 83% lượng khách cả năm. Ngày đông nhất (chủ yếu là cuối tuần) có khoảng 12.000 người/ngày. + Tám tháng còn lại, số khách chỉ chiếm 17 %. - Hoạt động dịch vụ ăn uống: + Bốn tháng hè (từ 30/4 – 2/9 ) có khoảng 872.310 người. Ngày trung bình có khoảng: 8.400 người/ ngày. Ngày đông nhất có khoảng 20.000 người/ngày. + Tám tháng còn lại có khoảng 9.220 người. Ngày trung bình có khoảng 270 người/ ngày. - Các dịch vụ khác: Hội nghị, hội thảo, ngắm cảnh biển – núi, câu cá, thể thao, tìm hiểu di tích, mua bán đồ lưu niệm ở mức độ không cao. 3.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Nhìn chung, cở sở hạ tầng du lịch tại khu II còn nghèo nàn, chủ yếu phục vụ du lịch nghỉ mát tắm biển, hội thảo hội nghị với quy mô nhỏ. Loại hình du SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 19
  20. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn lịch giải trí, TDTT như leo núi, TT nước . Văn hóa – thương mại và sinh thái biển còn chưa phát triển. - Phát triển dịch vụ lưu trú: + Tổng số 1014 phòng nghỉ với khoảng 3102 nhân viên, trong đó số công trình đáp ứng tiêu chuẩn cao cấp rất ít ( chiếm khoảng 10%). Còn khoảng 30% số phòng nghỉ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn và không đạt điều kiện tiện nghi. Khu nhà nghỉ Khu nhà nghỉ kiểu biệt thự trên núi + Giá phòng: ( Số liệu lấy từ phiếu điều tra xã hội học) \ Phòng bình thường: 400.000 đ/ phòng/ngày. Vào các ngày cao điểm ( trong tháng hè, các ngày cuối tuần): 600.000 đ/phòng/ngày. \ Phòng cao cấp: 600.000đ/phòng/ngày. Vào các ngày cao điểm ( trong tháng hè, các ngày cuối tuần): 1.000.000 đ/phòng/ngày. + Doanh thu từ hoạt động lưu trú: (Số liệu lấy từ phiếu điều tra xã hội học). \ Trung bình: 75 Triệu/phòng/năm. \ Trong đó: trong 4 tháng hè cao điểm: 50 Triệu/phòng/4 tháng hè.  Tổng doanh thu trung bình của 1 nhà nghỉ (khách sạn) có khoảng 10 phòng nghỉ từ dịch vụ lưu trú khoảng 750 triệu/ năm. Trong đó: 500 triệu/4 tháng hè. - Dịch vụ ăn uống: + Chủ yếu do tư nhân, công trình khu vực có quy mô nhỏ, đa số là nhà tạm, bố cục dàn trải, lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 20
  21. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Thông thường các nhà nghỉ, khách sạn có kinh doanh phòng nghỉ thì kinh doanh luôn dịch vụ ăn uống. + Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, hàng chuyển bán chiếm từ 40% - 60% tổng doanh thu của các nhà hàng, khách sạn. - Dịch vụ hội thảo, hội nghị: Cơ sở vật chất còn yếu, kém hấp dẫn, chưa đủ điều kiện để tổ chức các hội nghị lớn và chưa đủ tiện nghi để tổ chức các hội nghị cấp cao, hội nghị quốc tế. - Dịch vụ thương mại: Mới chỉ có các cửa hàng bán đồ lưu niệm, sản phẩm sơ sài. Tình trạng bán hàng tràn lan dọc vỉa hè làm mất mỹ quan rất phổ biến. - Dịch vụ vui chơi giải trí: Thiếu trầm trọng, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách. - Hoạt động văn hóa: Chưa được quan tâm, tổ chức trong khu vực. Có di tích Bến Nghiêng các công trình tôn giáo tín ngưỡng, và các hoạt động văn hóa phi vật thể có giá trị nhưng hoàn toàn chưa được quan tâm khai thác và phát huy. 4. Hiện trạng sử dụng đất. 4.1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất theo chức năng sử dụng đất. Bảng 4 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Đất đồi núi (đã trừ các công trình xây 1 57,5 28,6 dựng trên núi hoặc chân núi) 2 Mặt nước 58,14 29 3 Đất bãi tắm 4,6 2,3 Đất xây dựng công trình dịch vụ du lịch 4 69,06 34,4 (gồm cả 2 dự án Vinaconex và Daso) 5 Đất giao thông và hạ tầng kĩ thuật. 7,6 3,8 Đất khác (công trình công cộng, tôn 6 4,1 2,1 giáo, đồn biên phòng, đất ở hiện trạng). Tổng 201 100 4.2. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất dịch vụ du lịch ( khách sạn - nhà nghỉ) theo cơ quan quản lý. Bảng 5 STT Loại đất Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 21
  22. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 1 Đất quân đội quản lý xây dựng nhà nghỉ. 113.238 16,4 2 Công ty du lịch – khách sạn Đồ Sơn. 79.685 11,5 3 Ban Tài chính TW ( Nhà nghỉ 21). 28.434 4,1 4 Nhà nghỉ của các cơ quan. 78.470 11,4 5 Công ty du lịch Vạn Hoa (Hoa sữa, khu 6.851 1 Pagodon, đồi Tiên) 6 Đất phường Vạn Hương cho thuê. 19.864 2,8 7 Dự án Vinaconex ( khu nhà nghỉ cuối tuần) 59.186 8,5 8 Dự án Daso ( đảo nhân tạo trên biển). 304.931 44,2 Tổng 690.659 100 5. Hiện trạng kiến trúc và cây xanh. 5.1. Hiện trạng công trình kiến trúc. - Tổng số có 264 công trình. Trong đó: 5% loại tốt, 30% loại trung bình, 65% loại kém (phải thay thế xây dựng mới). - Một số công trình có giá trị lịch sử và mỹ quan kiến trúc như: Biệt thự Bảo Đại, Biệt thự 21, các đền miếu, Bến Nghiêng. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 22
  23. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Biệt thự Nam Phương Biệt thự 21 - Các công tình tốt có thể duy trì việc khai thác sử dụng trong giai đoạn đầu như: Khách sạn Hải Âu, nhà hàng Biển Đông, một số biệt thự du lịch của công ty du lịch – khách sạn Đồ Sơn, nhà nghỉ T66 . Nhà hàng Biển Đông Nhà nghỉ Bộ Quốc Phòng 5.2. Hiện trạng cây xanh và cảnh quan. - Cây xanh thiên nhiên trên núi: Chủ yếu trồng thông do cơ quan lâm nghiệp trồng, quản lý tạo thành rừng thưa tạo phong cảnh khá đẹp. Phần trên núi từ cốt 15 – 20 m do quân đội quản lý. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 23
  24. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Cây xanh vườn hoa: Trong khu vực đã có công viên, vườn hoa. Nhưng diện tích nhỏ và hầu như không được quan tâm, chăm sóc. - Cây xanh bờ biển: Tại dải bờ bãi tắm 2 được trồng lâu đời, khá về chất lượng lẫn số lượng nhưng do cây trồng qua nhiều giai đoạn nên lộn xộn.Cây xanh bãi tắm Bến Thốc mới trồng còn thiếu. - Cây xanh đường giao thông: Một số đường mới mở đã chú ý tạo được cảnh quan đẹp về cây hè đường và dải phân cách.Cây được trồng chủ yếu ở đây là phượng vĩ, trúc đào, thông và dừa. Vào mùa hè, tư tháng 5 đến tháng 7 (mùa du lịch) phượng vĩ và trúc đào nở hoa rực rỡ hai bên đường tạo thêm cho khu du lịch một sắc thái rực rỡ hấp dẫn du khách. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 24
  25. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Đường trung tâm Đường 353 kéo dài - Cây xanh công trình: Một số công trình kiến trúc đã có sân vườn khá như các khu biệt thự, khách sạn công ty dịch vụ - du lịch Đồ Sơn, các nhà nghỉ cơ quan . Nhà khách Bộ quốc phòng Biệt thự Nam Phương 6. Hiện trạng hệ thống không gian công cộng. - Không gian trống được sử dụng vào mục đích hoạt động gồm 2 loại: + Không gian thụ động: Gồm các khu vực đồi núi ( 57,5 ha), mặt nước thoáng (58,14 ha). SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 25
  26. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Không gian tích cực gồm: đường, quảng trường (7,6 ha), bãi tắm (4,6 ha), nơi đây diễn ra các hoạt động chính của du khách và dân cư. Tuy nhiên nhìn chung các hoạt động còn mang tính tự nhiên và tự phát, chưa có tổ chức theo đúng kịch bản được thiết kế theo đáp ứng với nhu cầu của du khách. 7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật. 7.1. Hiện trạng nền xây dựng. - Phạm vi khu II – Đồ Sơn có địa hình tương đối phức tạp. Đây là vùng xen lẫn giữa đồi núi, khu vực bằng phẳng và mặt nước tạo cho khu vực có phong cảnh đẹp tự nhiên. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 26
  27. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Địa hình khu vực có 3 loại với cao độ nền dao động khác nhau.Cao độ nền các khu vực: + Khu vực đồi núi: +8,0 ÷ 64 (m) (cao độ nhà nước). + Khu vực bằng phẳng: +4,5 ÷ 6,5 (m). + Khu vực bãi tắm mặt nước: +0,5 ÷ 1,5 (m). 7.2. Hiện trạng giao thông. - Mạng lưới giao thông chính gồm có hai tuyến đường ven biển: a, Tuyến phía Tây: - Gồm có: + Đường 353 kéo dài (Từ Vạn Bún đến tuyến đường đôi). Đường 353 kéo dài \ Chiều dài: 895 (m). \ Mặt cắt: B = 18,25 (m). ( 3,5 – 11,25 – 3,5) SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 27
  28. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn I I I I I I 3500 11250 3500 ÐƯỜNG 353 k ÉO DÀI Tuyến này mới được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2003 nên chất lượng còn tốt. + Tuyến đường đôi: ( Từ dốc An Dưỡng đến dốc Vung). Gồm đường Vạn Hoa và đường Yết Kiêu ở hai cao độ khác nhau. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 28
  29. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Đường Vạn Hoa Đường Yết Kiêu \ Chiều dài: L = 905 (m). \ Mặt cắt: Đường Vạn Hoa: B = 8,5 (m): 1,0 – 5,5 – 2,0. Đường Yết Kiêu: B = 12,0 (m): 2,6 – 7,0 – 2,5. 2000 5500 2500 7000 2600 1000 Đường Vạn Hoa từ dốc Vung đến dốc Pagodon có chiều dài L = 950 (m) có mặt cắt dao động khác nhau: B = 16,5 ÷ 19,5 (m). b, Tuyến phía Đông. - Từ khu vực Bến Thốc qua khu biệt thự 21 vòng qua núi Nà Hàu qua bãi tắm khu II đến ngã ba con Hưu. + Chiều dài: L = 2618 (m). + Mặt cắt ngang dao động: B =15,0  21,5 (m). SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 29
  30. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn c, Các tuyến đường nội bộ + Chủ yếu tập trung ở khu trung tâm với mặt cứt từ 3,5 7,0 (m), hầu hết không có vỉa hè. + Kết cấu bằng đá dăm thấm nhập nhựa. d, Giao thông tĩnh + Hiện có một bãi đỗ xe với quy mô 8.200 (m2) cho toàn khu (Nằm ở phía Tây) + Khu vực Bến Nghiêng có một bến tàu nhỏ phục vụ khách du lịch đi Hòn Dáu và Cát Bà. 7.3. Hiện trạng thoát nước mưa. - Do đặc điểm tự nhiên, địa hình khu vực có đồi núi cao nên hệ thống thoát nước mưa chủ yếu là hộ thống rãnh hở thu nước bám theo xung quanh các chân núi và tập trung vào các điểm tụ thủy (Khu vực trũng) qua các cống ngang đường để thoát trực tiếp ra biển. - Kết cấu: + Các rãnh hở được xây bằng đá học có kích thước 200 x 400 và 500 x 700 + Các cống thoát có tiết diện D400 đến D600. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 30
  31. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 7.4. Hiện trạng cấp nước. - Hiện nguồn nước cấp cho quận Đồ Sơn lấy từ sông He qua trạm xử lý nước Xóm Chẽ (Đồ Sơn) với công suất 4000 m3/ngđ. - Mạng lưới: Có hai tuyến ống cấp nước chính: 200, 250 từ nhà máy nước xõm Chẽ cấp cho quận, hai tuyến ống này chất lượng còn tốt. 7.5. Hiện trạng cấp điện. - Hiện tại có hai đường dây 6 kv, 35 kv từ trạm Trung gian 35/6 kv (5600+3200 kva) Đồ Sơn cấp cho khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn. Đường 35kv cấp cho 5 trạm biến áp với dung lượng 2080 kva (trong đó có 3 máy biến áp 35/0.4 kv với dung lượng 1500 kva của Casino). Đường 6 kv còn lại cung cấp cho 25 trạm biến áp có dung lượng từ 180 kva  500 kva. Các trạm này cung cấp cho các nhà nghỉ, khách sạn dọc hai bên tuyến. Đường 6 kv chạy nổi dọc đường Yết Kiêu đến khách sạn Vạn Thông được đi ngầm đảm bảo mỹ quan cho khu du lịch. - Nói chung, với sự cấu tạo của hai tuyến điện hiện có là không thích hợp, tuyến điện 6 kv đi nổi đã được xây dựng từ lâu và chưa được nâng cấp .Theo quy hoạch của ngành điện đến năm 2020 lưới trung áp tại Hải Phòng là 22kv vì vậy việc quy hoạch và xây dựng lại mạng điện cho khu vực là cần thiết và phù hợp với mạng điện của Thành Phố. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 31
  32. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Trạm biến áp 6kv 7.6. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường. a, Hiện trạng thoát nước thải. - Lưu lượng nước thải: Lượng nước thải khu du lịch Đồ Sơn phần lớn tập trung ở khu II (Do mật độ tập trung khách du lịch lớn ) Hiện nay lưu lượng nước thải không thể kiểm soát nổi do các nhà hàng, dịch vụ phát triển gia tăng. - Thành phần nước thải gồm nước thải từ các nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ , khách sạn và các điểm dịch vụ tắm tráng nước ngọt. - Hệ thống thu gom và xử lý: + Hiện nay, tại đây không có hệ thống thoát nước thải riêng. Chỉ có hệ thống thóat nước mưa được xây dựng từ những năm 60 – 70, hiện đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng do số nhà hàng, khách sạn ngày càng nhiều làm hệ thống luôn bị quá tải. Nước thải chủ yếu xử lý qua hệ thống bể phốt rồi thoát xuống biển. Tác động của nước thải đang có nguy cơ gây ô nhiễm đến các bãi tắm. Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước khu du lịch hiện nay đang vướng phải hệ thống các công trình ngầm và khu vực đi qua địa bàn các công trình quốc phòng an ninh. + Tất cả nước thải của khu vực được dồn về hồ xử lý. Nhưng ở đây chưa có thiết bị xử lý, chỉ thực hiện phương pháp lắng đọng vì chưa có kinh phí đầu tư nên khu vực quanh hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng. + Hiện khu vực tồn tại hai trạng thái thu gom và xử lý nước thải. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 32
  33. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn \ Đối với các nhà nghỉ, khách sạn: Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể phốt rồi cho tự ngấm (đối với nhà nghỉ ở trên các đồi núi ) hoặc tập trung vào cống và cho thoát về phía Tây. \ Nước thải từ các nhà hàng khu vực tắm tráng phần lớn thoát vào hệ thống thoát nước mưa. - Các dự án đã thực hiện: + Năm 2002 khu du lịch Đồ Sơn đã được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng cho cả 3 khu bao gồm: \ Hệ thống đường ống thu gom và ống đẩy. \ Các trạm bơm đẩy. \ Trạm xử lý nước thải với công suất Q= 2900 (m3 /ngày đêm) song công trình chưa được vận hành sử dụng bởi hệ thống cống chưa được hoàn chỉnh, thiếu các thiết bị máy móc trong các trạm bơm và trạm xử lý. Hiện tại công trình đang xuống cấp một cách trầm trọng gây tốn kém và lãng phí. b, Vệ sinh môi trường. - Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các dịch vụ nhà hàng ăn uống. Thành phần rác thải chủ yếu là rác hữu cơ. Việc thu gom rác thải do công ty công trình công cộng Đồ Sơn đảm nhiệm. Ngoài việc thu gom rác từ các nhà hàng, nhà nghỉ còn một lượng rác đáng kể từ các bãi biển do ý thức của khách du lịch không thực hiện đúng quy định của luật môi trường. - Công tác thu gom: Hai lần trong một ngày: SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 33
  34. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Buổi sáng: 4h – 5h. + Buổi chiều: 1h30 – 4h. - Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là xe đẩy và xe nén. - Vì đây là khu dịch vụ - du lịch nên không có ga chứa rác trong khu vực. Chỉ có các thùng rác nhỏ đặt dọc hai bên đường là chính. Nhưng vẫn còn hiện tượng các bọc rác nằm dọc bên vỉa hè gây mất mỹ quan cho khu du lịch. - Bãi chôn lấp: Tất cả rác thải được thu gom rồi tập trung tại bãi chôn lấp ở gần sông Họng phường Ngọc Xuyên. Bãi chon lấp ở đây dung phương pháp chôn lấp, có sử dụng vôi bột vi sinh. Tuy nhiên, việc thu gom chưa được triệt để. Tình trạng vứt rác tại các bãi tắm đã gây ô nhiễm môi trường gây tác động xấu đến các khu vực du lịch vẫn chưa được khắc phục để. - Các rác thải nguy hại ( như: rác thải bệnh viện ) thì không xử lý ở đây mà chở về trong thành phố.  Đánh giá chung tình trạng hạ tầng kĩ thuật: + Hệ thống hạ tầng kĩ thuật khu II Đồ Sơn đã được UBND thành phố quan tâm đầu tư xây dựng đặc biệt là hệ thống giao thông. Trong những năm gần đây một số tuyến đường đã được hình thành như tuyến đường 353 kéo dài, tuyến đường phía Đông vòng qua núi Nà Hàu ra khu trung tâm. + Hệ thống cấp điện cấp nước đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dịch vụ du lịch. Tuy nhiên việc đầu tư hệ thống hạ tầng kĩ thuật chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh nhất là vấn đề vệ sinh môi trường. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 34
  35. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Do hệ thống thu gom và xử lý nước thải chưa được vận hành nên nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để vẫn đổ ra các khu vực gần bãi tắm gây mất vệ sinh. Các thùng rác công cộng đã có bố trí song chưa hợp lý về thẩm mỹ và chức năng phân loại. + Hệ thống giao thông mới đầu tư ở các tuyến chính, các tuyến đường nội bộ trong khu trung tâm chưa được nâng cấp cải tạo, chất lượng nền đường và vỉa hè xuống cấp nghiêm trọng. Diện tích các bến bãi đỗ xe còn thiếu. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 35
  36. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Hệ thống đèn điện chiếu sáng và đèn trang trí còn đơn giản chưa tạo được hấp dẫn cho khách du lịch. 8. Tình hình xây dựng và quản lý xây dựng. 8.1. Tình hình xây dựng. - Mấy năm trở lại đây, với chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế du lịch của thành phố, các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân có nhu cầu kinh doanh, dịch vụ du lịch đã ồ ạt thuê đất của Công ty Du lịch Dịch vụ Đồ Sơn, thị xã Đồ Sơn, quân đội, đã xây dựng hàng loạt nhà nghỉ, nhà hàng, lều quán tạm, Loại hình kinh doanh này mở ra đã đáp ứng được nhu cầu xã hội nhưng do điều kiện về kinh tế, thời hạn thuê đất ngắn và cả nhận thức kém đã tạo nên một bộ mặt kiến trúc cảnh quan lộn xộn, thiếu quy hoạch, mật độ xây dựng quá cao nên thiếu những không gian cho các hoạt động vui chơi, giao tiếp của du khách. - Bên cạnh việc xây công trình một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch là sự mọc lên các lều quán, ô dù chiếm các không gian công cộng làm cho phong cảnh đô thị trở nên hỗn tạp. 8.2. Tình hình quản lý xây dựng. - Các quy hoạch tại khu II Đồ Sơn do Sở xây dựng Hải Phòng thẩm định và UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt làm căn cứ để quản lý xây dựng. - Việc cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận quy hoạch và cấp phép xây dựng do Sở xây dựng thành phố Hải Phòng thực hiện, tuy nhiên theo quyết định của pháp luật, các nhiệm vụ này sẽ phân cấp cho quận. - Lực lượng quản lý trật tự xây dựng tại khu II do đội thanh tra xây dựng thuộc UBND quận Đồ Sơn đảm nhiệm. - Tuy nhiên, nếu để khu II Đồ Sơn tiếp tục phát triển theo hình thức xây dựng nhỏ lẻ thì tình trạng quản lý xây dựng lộn xộn vẫn tiếp tục bất cập như hiện nay. 9. Hình ảnh của khu II - Đồ Sơn. 9.1. Hình ảnh vật thể - Hình ảnh vật thể của Khu II được cấu thành bởi 2 mảng chính là cảnh quan tự nhiên và nhân tạo trong đó mảng tự nhiên giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, thành phần nhân tạo còn manh mún, lộn xộn và chưa tạo được dấu ấn về kiến trúc khu du lịch của thời kì CNH – HĐH. - Nổi lên trên hai mảng là các mốc khống chế không gian gồm các núi với thành phần chủ đạo là núi N3 – Núi Rừng Đạt Nà Hàu. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 36
  37. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Hình thể các núi liên kết thành một dải uốn lượn, tạo không gian đóng – mở liên tục hình thành các trục không gian song song và vuông góc với bờ biển. - Các tuyến bờ biển có cảnh quan thay đổi: Bãi đá, bãi cát. - Tại khu II chưa có các tụ điểm có sức hút cao. - Nhìn chung, cảnh quan khu II Đồ Sơn rất có giá trị về chất lượng thẩm mĩ mà nhiều du khách đều ca ngợi. 9.2. Hình ảnh phi vật thể. - Về các hoạt động du lịch – dịch vụ tại khu II : Thời gian và không gian, chu kỳ và tần suất các hoạt động quyết định hình ảnh khu II Đồ Sơn với các đặc điểm sau: + Rất đông đúc, sầm uất vào mùa hè (đặc biệt là ngày nghỉ) còn các mùa khác rất vắng vẻ. + Chủ yếu là tắm biển và ăn uống. Những ngày đông khách, cảnh ăn uống diễn ra tràn khắp hàng quán, vỉa hè tạo cảm giác lộn xộn mất trật tự và vệ sinh. + Thiếu các hoạt động văn hoá lễ hội công cộng, vui chơi giải trí cả trên đất liền và các hoạt động trên biển hấp dẫn khách du lịch tạo cảnh quan sinh động. + Cảnh tàu thuyền đánh cá ở Vụng Hương nhưng cũng rất lộn xộn (do không có địa điểm hoặc cầu tàu neo đậu) chưa tạo được dấu ấn về khu vực có truyền thống nghề cá. + Nhìn chung hình ảnh phi vật thể của khu II là rất đơn điệu, buồn tẻ. 10. Các dự án có liên quan đến khu II - Đồ Sơn. 10.1. D ự án VINACONEX : Quy mô: 6,2 (ha). - Mục đích: Khu nhà nghỉ cuối tuần gồm các biệt thự đơn, nhà vườn, khách sạn mini, trung tâm thương mại phục vụ cho đối tượng tham quan du lịch, khách Hội thảo và nghỉ dưỡng cuối tuần. - Quy mô: 31,08 (ha). 10.2. Dự án khu dân cư Phường Vạn Hương. - Quy mô : 3,58 (ha). - Năm 1999, UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 42/ QĐ-UB Ngày 14/ 01/ 1999 phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư Vụng Hương, phường Vạn Hương, với mục đích: hình thành khu dân cư, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, sản xuất của ngư dân,và yêu cầu dịch vụ du lịch. - Hiện trạng, UBND thành phố đã dừng việc thực hiện dự án này để điều chỉnh sang chức năng du lịch. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 37
  38. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 10.3. Dự án đầu tư khu nhà nghỉ 21 của Ban Tài Chính TW. - Tổng diện tích đất: 2,8 (ha). 10.4.Các dự án đang nghiên cứu trong khu vực: - D ự án xây dựng khu du lịch Hòn Dáu: Đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên đối tượng của dự án thuần tuý là khách du lịch cao cấp, nên mức độ ảnh hưởng đến lượng khách tại Khu II không lớn. - Dự án xây dựng cảng Hải quan tại khu Bàng La (gần Vụng Hương): đang ở bước giới thiệu địa điểm. Nếu dự án khả thi sẽ kích thích phát triển du lịch tại Đồ Sơn trong đó có khu II. Tuy nhiên cần chú ý về tác động của dự án đối với cảnh quan và môi trường. CHƢƠNG IV : ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP. I. THUẬN LỢI. 1. Có vị trí thuận lợi. - Khu II, có thể liên kết và là 1 đầu mối trong hệ thống cơ cấu các tuyến du lịch tại khu vực trong mạng lưới du lịch vùng Đông Bắc. - Có vị trí gần đô thị lớn (thành phố Hải Phòng), giao thông thuận tiện (tuyến đường 353.) - Khu II nằm trên vùng đất qu n đồ Sơn, có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch văn hoá lịch sử đặc sắc trên cơ sở khai thác¸ lễ hội, hoạt động tín ngưỡng 2. Có điều kiện thiên nhiên thuận lợi. - Khí hậu thuận lợi cho nghỉ dưỡng. - Địa hình phong phú, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp (nhất trong toàn vùng). Biển và núi là một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch đến Đồ Sơn. 3. Có truyền thống phục vụ du lịch nghỉ dƣỡng từ lâu đời. - Khu II Đồ Sơn đã được khai thác sử dụng từ lâu đời, danh tiếng được nhiều người biết đến. - Là điểm du lịch lâu đời, nên lượng khách đến đông vào mùa hè, đặc biệt là khách nghỉ cuối ngày. - Tại khu II đã có một số đơn vị kinh doanh du lịch có kinh nghiệm, đặc biệt là Công ty DL – KS Đồ Sơn. 4.Có các di tích lịch sử, truyền thống lâu đời. - Các di tích lịch sử văn hoá, truyền thống là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch văn hoá lịch sử. Với nhiều di tích lịch sử, công trình văn hoá và các công trình tôn giáo tín SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 38
  39. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn ngưỡng, các lễ hội văn hoá có truyền thống như: hội chọi trâu, lễ hội đảo Dáu Ngoài ra, còn có Rừng nguyên sinh trên đảo Dáu, đây là điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch văn hoá lễ hội truyền thống. 5. Có tiềm năng về quỹ đất và cơ sở hạ tầng đƣợc phát triển đồng bộ. - Có quỹ đất đáng kể, nếu cả diện tích đảo DASO thì đất xây dựng đạt gần 70 (ha). - Chủ yếu đất đã được sử dụng đúng chức năng du lịch và dịch vụ du lịch và được trang bị cơ sở hạ tầng đồng bộ. - Có một số công trình có giá trị về lịch sử, văn hoḠvà nghệ thuật kiến trúc. - Đa số chất lượng công trình thấp (nhà tạm, nhà cấp 4) nên việc thay thế xây dựng mới sẽ thuận lợi. - Mạng đường giao thông đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh. II. KHÓ KHĂN. 1. Mặt bằng quy hoạch chi tiết chƣa hợp lý: - Cơ cấu sử dụng đất và phân vùng chức năng chưa hợp lý. - Sử dụng đất xây dựng manh mún. - Hệ thống không gian công cộng thiếu, kém hấp dẫn. 2. Kiến trúc đô thị lộn xộn, buồn tẻ, thiếu bản sắc. - Các công trình kiến trúc kém mỹ quan. - 80% số lượng các công trình kém về chất lượng, có nhu cầu phải dỡ bỏ. 3. Cảnh quan thiên nhiên đẹp nhƣng không đƣợc chăm sóc và bảo vệ còn thiên về trồng rừng. - Cây xanh sử dụng cho mục đích công cộng còn thiếu nhất là chưa có các công viên, vườn hoa, công trình đô thị chưa được chọn lựa. 4. Thiếu các tụ điểm hấp dẫn của không gian công cộng, quảng trƣờng, không gian trống và bãi xe. Các hoạt động buồn tẻ. - Chưa tạo ra được sinh khí và sự nhộn nhịp hoạt bát của một khu du lịch biển và núi. - Sản phẩm du lịch đơn điệu, chủ yếu là nghỉ dưỡng và tắm biển trong mùa hè, chưa có các hoạt động du lịch dịch vụ cấp cao. 5. Các trang thiết bị, chiếu sáng ngoại thất tự phát, thiếu đồng bộ. 6. Quản lý xây dựng theo quy hoạch chƣa làm chủ tình hình xây dựng nên tình hình xây dựng tự phát, không đồng bộ vẫn phổ biến. 7. Quản lý tài nguyên đất đai còn gặp nhiều vấn đề. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 39
  40. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Quản lý tài nguyên đất đai và xây dựng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn cơ bản do lịch sử để lại là: quỹ đất có khả năng về phát triển du lịch đang bị phân tán do nhiều Bộ, Ngành Trung ương quản lý khai thác, sử dụng và xen lẫn với đất quốc phòng do các đơn vị quân đội quản lý. - Tại các khu vực du lịch, hầu hết các quỹ đất có tiềm năng kinh doanh thuận lợi hiện là các nhà nghỉ của các Bộ ngành, năng lực kinh doanh dịch vụ hạn chế. - Hệ thống đồi núi với các cảnh quan tự nhiên đẹp phần lớn thuộc đất an ninh quốc phòng nên khó có thể khai thác làm phong phú hoạt động du lịch. Việc xây dựng các khách sạn lớn, các toà nhà nằm gần các khu cảnh quan đẹp bị khống chế về chiều cao vì lý do an ninh quốc phòng. 8. Việc phát triển các hoạt động du lịch nghỉ mát biển gặp nhiều khó khăn. - Các hoạt động du lịch nghỉ mát biển gặp nhiều khó khăn do nước biển đục, khả năng phát triển các hoạt động này phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển và nước thải đô thị. III. THỜI CƠ. - Trong tương lai, các dự án xây dựng các khu biệt thự, nhà nghỉ cao cấp, các điểm tham quan hình thành sẽ tạo cho Đồ Sơn sự thu hút mới, mạng mẽ hơn. - Đồ Sơn có vị trí thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. - Bộ xây dựng thực hiện chỉ thị 09/2003/CT – TTG của Thủ tướng Chính phủ lập quy hoạch chi tiết thiết kế đô thị cho khu II- Đồ Sơn. Đồ sơn đang được sự quan tâm của Chính phủ và của thành phố. - Trong xu thế Hải Phòng đang phát triển mạng mẽ thì Đồ Sơn đang dần thay đổi bộ mặt của một khu du lịch. Quá trình đô thị hoá đang tác động trực tiếp lên mọi mặt : văn hoá giáo dục của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống tốt hơn, hệ thống hạ tầng kĩ thuật ngày càng hoàn chỉnh hơn . THÁCH THỨC. - Đồ Sơn sẽ khai thác được những lợi thế thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, song cũng phải giải quyết nhiều ván đề mặt trái phức tạp nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ. - Một đô thị phát triển bao giờ cũng có mặt trái của nó. Tệ nạn xã hội bùng phát sẽ là một nguy cơ lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và phong tục truyền thống của khu vực. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 40
  41. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Bên cạnh đó là sự xuống cấp của chất lượng nước biển do lượng nước thải đang được thoát trực tiếp ra biển chỉ qua hệ thống bể phốt. CHƢƠNG IV: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUY HOẠCH CẦN QUAN TÂM I. CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ. 1. Nguyên tắc 1: Gắn kết hình tƣợng khu II với tổng thể. - Khu II là một bộ phận cấu thành của khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn về chức năng, cảnh quan và cơ sở hạ tầng. - Khu II phải gắn với thành phố Hải Phòng, đảo Cát Bà, Vịnh Hạ Long và biển Đông. - Hình thức gắn kết: giao thông, các tuyến du lịch và bảo tồn thiên nhiên các hệ sinh thái gốc. 2. Nguyên tắc 2: - Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn các di sản kiến trúc văn hoá lịch sửvà khai thác sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch. a, Bảo vệ các khu thiên nhiên. - Phong cảnh của khu II - Đồ Sơn đã được định hình bởi hệ thống các dải núi uốn lượn trên dải mặt nước cả hai phía Đông và Tây.Bố cục kiến trúc cảnh quan phải không được phá vỡ hình thái không gian này mà dựa theo, tạo sự hài hoà giữa tự nhiên và nhân tạo. - Việc xác định các trục, tuyến, điểm mốc không gian chủ đạo của toàn khu cũng như từng khu xác định trên cơ sở các mốc, đường trục cảnh quan tự nhiên như đỉnh núi , sườn núi, đường bao bờ biển, các hướng và điểm nhìn. - Việc xây dựng các công trình cao tầng xây dựng tại đây cần được xem xét chỉ cho phép một số vị trí và hạn chế không phá vỡ đường bao ciluet (đường viền) của các dải núi. - Các công trình không được che khuất công trình khác tiếp cận với cảnh quan tự nhiên ( trừ trường hợp hiện trạng hoặc công trình thấp tầng nằm phía trong). - Tại một số vị trí có tầm nhìn đẹp ưu tiên bố trí công trình trọng điểm. - Khu vực núi: ( từ núi Bà di tới núi Đầu Nở): Là lọai không gian nổi với tính chất tự nhiên là chủ đạo. Trong đó núi Rừng Đạt – Nà Hàu là thành phần chủ đạo, trung tâm bố cục không gian của cả ba vùng. Tại các khu núi, định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan như sau; SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 41
  42. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Các tuyến đường dạo theo dạng tự do, tạo thành tuyến ngắm cảnh có góc nhìn luôn biến đổi. + Các công trình quán nghỉ được bố trí tại các vị trí có tầm nhìn đẹp, đồng thời cũng là thành phần tạo lập sự phong phú sinh động của hình ảnh không gian từ các điểm nhìn xung quanh hướng vào. Mặt bằng đất xây dựng tổ chức chênh cốt để bám sát địa hình. + Các dãy nhà nghỉ dưới chân núi ( từ núi Rừng Đạt – Nà Hàu đến núi Cô Tiên ) tổ chức kiểu phân tán và giật cấp theo địa hình sườn núi, điểm xuyết cho hình ảnh núi và rừng thông. + Trường hợp núi Rừng Đạt – Nà Hàu có bố trí tháp ngắm cảnh là điểm khống chế toàn bộ không gian khu II, ngoài ra còn có các nhà hang trên núi và đền thờ . b, Bảo tồn các di sản kiến trúc, các di sản văn hoá và lịch sử có giá trị. c, Đánh giá, khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên kết hợpvới bảo vệ môi trường. 3. Nguyên tắc 3. - Xây dựng mới phải kết hợp hài hoà và làm phong phú hơn khung cảnh hiện có. - Các khu ven biển là không gian mở lớn, hướng tầm nhìn ra biển và đón tầm nhìn từ biển vào. Đây là thành phần đường bờ có tác dụng tạo mặt đứng toàn cảnh và đường viền cho khu vực. 4. Nguyên tắc 4. - Thiết kế tổng thể kiến trúc đô thị phải đảm bảo thích dụng, mỹ quan và tiện dụng cho các mục đích sử dụng, nhằm tạo ra một tổng thể kiến trúc hiện đại, đẹp và hài hoà, xanh, sáng, sinh động. 5. Nguyên tắc 5: thiết kế kiến trúc công trình, cây xanh, không gian công cộng và các trang thiết bị phải đảm bảo” - Phù hợp với quy hoạch chi tiết. - Độc đáo về ý tưởng. - Thiết dụng về công năng. - Mỹ quan, có giá trị nghệ thuật cao. - Kinh tế và khả thi. - Chất lượng xây dựng. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH. 1. Các khái niệm liên quan đến tham quan du lịch. 1.1. Khái niệm du lịch. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 42
  43. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm. (Định nghĩa của Hội Nghị Quốc về thống kê du lịch ở otawa, Canada tháng 6/1991). - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giả trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.( Theo Điều 10 Pháp Lệnh du lịch của Việt Nam). 1.2. Đặc điểm của du lịch. - Có hai thành phần trong mọi loại hình du lịch: + Chuyến đi đến các địa hình du lịch. + Các hoạt động của du lhách tại địa điểm du lịch. - Các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện bên ngoài nơi họ ở và làm việc. - Các chuyến đi là ngắn hạn và tạm thời. 1.3. Khách du lịch. - Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch. Trừ trường hợp đi học, đi làm hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. (Điểm 2, Điều 10 Chương 1 Pháp lệnh du lịch Việt Nam). - Khách du lịch gồn các loại: + Khách tham quan. + Du khách. + Khách du lịch quốc tế. + Khách tham quan quốc tế. + Khách du lịch nội địa. + Khách tham quan nội địa. 2. Loại hình du lịch. 2.1. Định nghĩa. - Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thoả mãn các nhu cầu, động cơ du lịch tương tự nhau, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc chúnh được xếp chung theo một mức giá bán nào đó. 2.2. Các loại hình du lịch. - Nếu phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch: SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 43
  44. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Du lịch quốc tế + Du lịch nội địa. - Nếu phân loại theo môi trường tài nguyên: + Du lịch sinh thái. + Du lịch văn hoá. - Nếu phân theo mục đích chuyến đi: + Du lịch thuần tuý. + du lịch với mục đích kết hợp. - Nếu phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: + Du lịch miền biển. + Du lịch núi. + Du lịch đô thị. + Du lịch thôn quê. - Nếu phân loại theo phương tiện giao thông: + Du lịch bằng xe đạp. + Du lịch bằng ô tô. + Du lịch bằng tầu hoả. + Du lịch bằng tầu thuỷ. + Du lịch bằng máy bay. + Du lịch bằng xe máy. - Phân loại theo đối tượng khách: + Du lịch thanh, thiếu niên. + Du lịch dành cho người cao tuổi. + Du lịch trung niên. + Du lịch phụ nữ. + Du lịch doanh nhân. + Du lịch học sinh, sinh viên. + Du lịch tuần trăng mật. - Phân loại theo độ dài chuyến đi: + Du lịch ngắn ngày (dưới 1 tuần). + Du lịch dài ngày ( trên 1 tuần). - Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi: + Du lịch theo đoàn. + Du lịch cá nhân. + Du lịch gia đình. - Phân loại theo phương tiện lưu trú: + Du lịch ở khách sạn. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 44
  45. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Du lịch ở khách sạn ven đường, bên lề những chặng đường dài dành cho khách du lịch bằng ô tô. + Du lịch ở lều, trại. + Du lịch ở làng du lịch. - Phân loại theo hình thức hợp đồng: + Du lịch trọn gói. + Du lịch từng phần. - Phân loại theo mùa: + Du lịch mùa Xuân, hè, thu , đông. + Du lịch mùa lễ hội. - Ngoài ra còn có du lịch bụi, du lịch Mice . 3. Nhu cầu du lịch. - Du lịch là một trong những nhu cầu tất yếu của con người, của xã hội. Một khi xã hội phát triển, thì nhu cầu này càng phong phú và đa dạng. - Nhu cầu du lịch thực chất là nhu cầu văn hoá, bởi đó là nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu những giá trị văn hoá nghệ thuật thong qu các loại hình cụ thể như di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực .và tìm hiểu những bản sắc văn hoá của một dân tộc, một địa phương, một quốc gia. (Điều 4 chương I luật du lịch - giải thích từ ngữ) 4. Sản phẩm du lịch. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. - Theo cuốn sách “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do tổ chức FUNDESO biên soạn và xuất bản thì marketing du lịch được định nghĩa là một quá trình trực tiếp cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra. - Từ định nghĩa trên thì phương thức tiếp cận là một nhân tố vô cùng quan trọng, là nguyên nhân chính tăng lượng khách du lịch vì thực sự chúng tác động thông qua cách giới thiệu sản phẩm, sử dụng các tiện nghi, giá cả ổn định III. TÂM LÝ HỌC DU LỊCH. I. SỞ THÍCH CỦA KHÁCH DU LỊCH. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 45
  46. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 1. Khái niệm. - Sở thích là một biểu hiện của hứng thú. Đó là thái độ của du khách đối với đối tượng nào đó có ý nghĩa đối với du khách và đem lại sự khoái cảm cho du khách do sự hấp dẫn của đối tượng đó. - Như vậy sở thích có hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau: + Đối tượng gây ra sở thích phải có ý nghĩa đối với du khách. + Đối tượng phải có sự hấp dẫn, lôi cuốnđem lại cảm xúc dương tính cho du khách. - Sở thích được thể hiện qua sự lựa chọn phổ biến của con người trước một đối tượng nào đó. Đối tượng đó có sức thu hút sự tập trung chú ý, điều khiển sự suy nghĩ và thúc đẩy con người hành động. 2. Sự hình thành sở thích du lịch. - Sở thích được hình thành dựa trên cơ sở của các nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu của cá nhân đều trở thành sở thích mà chỉ có nhu cầu ở cấp độ khát vọng mới là nội dung của sở thích. Sở thích bao giờ cũng được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống của họ. Do đó, sở hích lôi cuốn, thu hút cá nhân về phía đối tượng tạo sự khao khát tiếp cận và đi sâu vào đối tượng. - Khác với nhu cầu, muốn cho sở thích cá nhân tồn tại phải thoả mãn hai điều kiện: + Cái gây ra sở thích phải được cá nhân hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. + Cái đó phải gây ra cho các cá nhân những cảm xúc dương tính. Chính thành phần này mang tính đặc trưng để phân biệt nó với nhu cầu. - Sự phát triển sở thích trong tiêu dùng du lịch của con người phụ thuộc vào: + Sự phát triển của các sản phẩm du lịch. + Đặc điểm tâm lý – Xã hội của cá nhân. + Trào lưu của xã hội trong du lịch. + Động cơ, mục dích của chuyên du lịch. 2.1. Nếu động cơ đi cu lịch là đi nghỉ dưỡng, giải trí phục hồi tâm sinh lý thì sở thích của du khách thường là: - Thích đi theo nhóm. Thích sự yên tĩnh, thơ mộng. - Thích đi theo các chuyến bao trọn, đến những nơi du lịch nổi tiếng. Thích những hoạt động vui chơi như tắm nắng, lướt ván, vui đùa trên cát. Thích thăm viếng bạn bè, người than quen ở nơi du lịch. Thích giao tiếp với khách du lịch khác. Thích phương tiện giao thong có tốc độ cao. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 46
  47. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Thích có nhiều dịch vụ ăn uống, giải trí, chụp ảnh, mua sắm và chất lượng của du lịch đã được quốc tế hoá. 2.2. Nếu đi du lịch để “ khám phá” tìm hiểu thì sở thích của họ thường là: - Thích phiêu lưu, mạo hiểm đến những nơi xa xôi, hoang dã. Thích tòm tòi cái mới. - Thích hoà mình vào nền văn hoá địa phương. - Đi lại nhiều và thích mua đồ lưu niệm độc đáo. - Chấp nhận những nhu cầu tiện nghi tối thiểu. 2.3. Nếu đi du lịch với mục đích công vụ, hội nghị thì sở thích là: - Phòng ngủ có chất lượng cao, có đủ tiện nghi phục vụ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi, nơi hội họp, hệ thống thong tin, phương tiện in ấn. - Tính chính xác trong phục vụ, lịch sự, chu tất. - Ăn uống, tiệc tùng được đề cao. 2.4. Nếu đi du lịch để chữa bệnh thì sở thích là: - Được phục vụ ân cần, chu đáo. - Được động viên, an ủi. - Có nhiều dịch vụ phục vụ cho việc chữa bệnh. - Không khí nơi du lịch phải tinh khiết, trong lành. - Bầu không khí tâm lý xã hội nơi du lịch thoải mái, chan hoà. Tuy nhiên, sở thích của con người còn tuỳ thuộc vào “ mốt” du lịch trong từng thời kì. Hiện nay,xu lướng của khách du lịch phương Tây, Mỹ là đến Đông nam Á, vành đai Thái Bình Dương, những vùng đất còn trinh nguyên. II. TÂM TRẠNG CỦA KHÁCH DU LỊCH. 1. Tâm trạng của khách du lịch. - Tâm trạng ban đầu của khách du lịch: + Có thể gò bó, không thoải mái, e ngạỉơ những nơi du lịch xa lạ. + Tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc giải trí, nghỉ ngơi với hi vọng tốt đẹp về nơi du lịch. - Khách du lịch di du lịch với tâm trạng dương tính, thường là người rất hăng hái, nhanh nhẹn, cởi mở, nhiệt thành, dễ vượt qua những trở ngại ban đầu, dễ hoà mình vào các hoạt động giao tiếp, đễ thừa nhận và hài long với người phục vụ, chi tiền nhiều và dễ dàng, sử dụng dịch vụ nhiều hơn và kéo dài thời gian nghỉ, có thể quay lại. Sau chuyến đi du lịch SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 47
  48. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn thường những cảm tưởng du lịch trong người du khách này rõ rệt, sâu đậm, và họ sẽ là nguồn quảng cáo, tuyênt ruyền cho khu du lịch đó. - Khách du lịch đi du lịch mang tâm trạng âm tính: buồn chán, thụ động, dễ mệt mỏi, dễ nổi nóng, khó tác động, dễ phản ứng gay gắt, hay thờ ơ, đãng trí. Khó phục vụ, và thường gây ra cảm giác khó chịu cho cả hai bên. - Khách du lịch đi du lịch trong tình trạng stress: Tâm trạng rất phức tạp, tuy nhiên có thể nhận ra qua những hành vi mang tính vô ý thức của họ: ánh mắt vô hồn, hành vi vô định .Việc cải thiện tình trạng stress của con người không hề đơn giản Trong phục vụ cần tôn trọng, đối xử công bằng, tránh những hành vi và lời nói làm cho hoàn cảnh xấu hơn. Có thể cách ly khách với môi trường xung quanh một cách tế nhị bằng cách nhấn mạng đến sự thoải mái và tiện lợi cho khách. 2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tâm trạng khách du lịch. - Nhân tố chủ quan: Bao gồm cơ cấu đặc biệt tâm lý: sức khoẻ, khí chất, tính cách dân tộc, nghề nghiệp, giai cấp trình độ văn hoá, tôn giáo, giới tính và khả năng thanh toán. Các yếu tố này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành tâm trạng ban đầu của khách du lịch - Nhân tố khách quan: Bao gồm toàn bộ thế gới xung quanh với những đặc điểm và thành phần của nó, nhân tố này có thể làm cho tâm trạng ban đầu của du khách được giữ vững và phát triển theo chiều hướng tích cực hoặc có thể phá vỡ tâm trạng ban đầu của du khách. Từ hi vọng đến thất vọng và phát triển theo chiều hướng xấu đi. - Các nhân tố khách quan được xếp thành bốn thành phần. Các thành phần đó khác nhau ở đặc điểm riêng của nó và tác động theo cách này hay cách khác tới tâm trạng của khách du lịch: + Môi trường thiên nhiên. + Những giá trị văn hoá, lịch sử có sức hấp dẫn cũng là yếu tố tạo nên tâm trạng dương tính cho khách du lịch. + Nếp sống văn hoá, phong tục tập quán điển hình, độc đáo của dân địa phương có thể mang đến cho khách nhiều điều mới lạ, thích thú với ấn tượng đẹp. + Cơ sở vật chất kĩ thuật, và việc mở rộng nhiều loại dịch vụ có ý nghĩa quan trọng và đóng vai trò quyết định để duy trì tâm trạng tích cực của khách du lịch. III. CƠ SỞ VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1. Tính chất của khu II - Đồ Sơn. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 48
  49. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn 1.1. Là khu du lịch dịch vụ - nghỉ mát tập trung phục vụ cho các yêu cầu: - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí trong nước và quốc tế. - Tham quan, khám phá thiên nhiên ( núi và biển), tìm hiểu văn hoá lịch sử con người. - Hội thảo trong nước và Quốc tế và các dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu khác của du khách. 1.2. Là khu nghỉ cuối tuần của Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. 1.3. Là khu vực bảo vệ thiên nhiên và đảm bảo an ninh quốc phòng của vùng ven biển. 2. Sự bền vững và phát triển bền vững. 2.1. Khái niệm du lịch bền vững. - Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch đối với môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. - Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn biển. Khu bảo tồn biển ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như địa phương. Du lịch có thể mang lại những lợi ích đến cho các cộng đồng địa phương và các khu bảo tồn biển thong qua việc tạo ra các lợi tức và tuyển dụng. Tuy nhiên, Du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của khu bảo tồn biển bằng cách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Thêm vào đó, du lịch đại chúng thường có thể không mang lại những lưọi ích cho cộng đồng địa phương khi những lợi ích du lịch “ rò rỉ” đến các nhà điều hành bên ngoài. Và kết quả là du lịch có thể phá huỷ rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Ngược lại du lịch bền vững được lập kế hoạch cẩn thận để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mạng đến cho cộng đồng địa phương, khu bảo tồn biển và giáo dục cả du khách và cư dân địa phương về tầm quan trọng của bảo tồn. 2.2. Sự khác nhau giữa du lịch đại chúng và du lịch bền vững. Bảng 6 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 49
  50. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn STT Du lịch đại chúng Du lịch bền vững Được lập kế hoạch với 3 mục đích: 1 Có một mục đích: lợi tức. lợi tức, môi trường và cộng đồng. Thường được lập kế hoạch trước Thường không được lập kế hoạch từ 2 cùng với sự tham gia của các bên có trước. liên quan 3 Định hướng đến du khách. Định hướng đến địa phương. Do địa phương điều khiển, ít nhất là 4 Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài. một phần. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo 5 Tập trung làm giải trí cho du khách. dục. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên đựoc xem 6 Không ưu tiên cho bảo tồn. là ưu tiên. Đánh giá văn hoá địa phương là ưu 7 Không ưu tiên cho cộng đồng. tiên. Phần lớn lợi tức được đưa về cho các Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng 8 nhà điều hành và đầu tư từ bên ngoài. đồng địa phương và khu bảo tồn biển. 2.3. Ba chân của du lịch bền vững. - Có kinh tế: Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằngvà ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để rồi sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. - Thân thiện với môi trường: Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và khu bảo tồn biển nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động - thực vật, sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ) và cố gắng có lợi cho môi trường. - Gần gũi về xã hội và văn hoá: Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay ào đó, nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan ( các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập ké hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.  Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ ba tiêu chí trên thì “ sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 50
  51. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, ngưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phu thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên ba tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lại lợi tức cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. B. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU II - ĐỒ SƠN TỚI 2020. I. QUY HOẠCH CHUNG. 1. Quy mô dân số. - Căn cứ vào thực trạng tốc độ tăng dân số những năm vừa qua, xét khả năng giảm mức sinh và xu hướng đô thị hoá trong những năm tới thì trong thời gian tới tốc độ tăng số trên địa bàn sẽ có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của cả giai đoạn 2001 – 2008 và tương đương mức tăng dân số của hai năm 208 – 2009. - Dự báo trên được xác định trên cơ sở dự báo tỉ lệ tăng dân số tự nhiên tiếp tục giảm nhưng mức giảm chậm vì tỉ lệ sinh cũng giảm ở mức thấp, them vào đó tỉ lệ tử tiếp tục giảm xuống do tuổi thọ ngày càng được nâng cao. Do vậy, dự báo tốc độ tăng tự nhiên dân số của khu II - Đồ Sơn vào khoảng 0,8 – 0,85% năm vào năm 2010, 0,5 – 0,6% vào năm 2015 và 0,4% vào 2020 là tương đương dự báo mức tăng tự nhiên của các đô thị trong cả nước. Tốc độ tăng dân số cơ học trong những năm tới sẽ tiếp tụctăng cao và cao hơn tốc độ tăng cơ học của những năm gần đây vì Đồ Sơn đang nằm trong vùng đô thị hoá nhanh cho đến những năm 2020. Dự kiến tốc độ tăng đân số chung của Quận tăng từ 5,0 – 5,5% /năm. Với các căn cứ dự báo như trên, quy mô dân số khu II - Đồ Sơn đến 2015 khoảng 5.000 và đến năm 2020 vào khoảng 6.500 người dân cư trú thường xuyên. 2. Định hƣớng phát triển không gian đô thị. 2.1. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc. a, Phân chia các khu vực chức năng chủ yếu. - Khu II – khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn đựoc hình thành hệ thống các khu chức năng như sau: + Khu dịch vụ lưu trú: Gồm các nhà nghỉ, khách sạn được bố trí từ lô Đ1 đến Đ7. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 51
  52. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn + Khu dịch vụ công cộng: được bố trí sen kẽ trong khu lưu trú và ven các bãi biển từ khu Bến Nghiêng – Khu II – Khu Bến Thốc, Đồi 23, khu Vinaconex, Vụng Hương. + Khu cây xanh sinh thái: Kết hợp dịch vụ du lịch ngắm cảnh được bố trí trên các núi N1, N2, N3,N4, N5, N6. + Khu bãi tắm: Dịch vụ tắm biển, ngắm cảnh, kết hợp thể thao nướcbố trí khu bến thốc, bãi tắm khu II. - Khu vực quy hoạch được chia thành 3 loại khu chức năng chính, có kí hiệu như sau: + Các khu xây dựng : Đ + Các Khu núi: N + Các khu ven biển: V B ảng 7 Ký Diện Tên khu Mục tiêu hiệu tích(ha) Các khu Đ - Tạo 1 khu có chức năng nghỉ dưỡng chất lượng Khu Bến cao bao gồm các nhà nghỉ của các cơ quan được Đ1 10,32 Thốc nâng cấp, khu nhà nghỉ kiểu biệt thự du lịch của dự án Vinaconex. - Tạo lập khu dân cư kết hợp hoạt động du lịch mang bản sắc của vùng Đồ Sơn: các hộ gia đình Khu Vụng Đ2 5,57 có thể tham quan và cùng hoạt động với người Hương dân: đi biển, kéo lưới, chợ cá, sửa thuyền hoặc lưới. Khu nhà - Xây dựng khu nhà nghỉ cao cấp, thấp tầng, kết Đ3 3,54 nghỉ 21 hợp dịch vụ hội thảo hội nghị. - Tạo thành một khu trung tâm công cộng về hoạt động văn hoá của toàn khu du lịch với các sinh hoạt văn hoá - biểu diễn, giao lưu tổ chức trong nhà và ngoài trời. Khu trung Đ4 10,63 - Khu trung tâm về dịch vụ hội thảo hội nghị. tâm - Tạo nên hình ảnh chính về kiến trúc - cảnh quan cho khu II, với ấn tượng về khu du lịch mang sắc thái n úi - biển, vừa đảm bảo tính lịch sử vừa hiện đại. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 52
  53. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Khu nhà - Khu nhà nghỉ chất lượng khá, khu hỗ trợ cho khu Đ5 nghỉ Bộ Xây 2,24 trung tâm và điểm nhấn cho hình ảnh không gian Dựng bờ biển phía Tây. - Xây dựng thành khu khách sạn, nhà hàng ăn uống và đầu mối giao thông thuỷ kết hợp tôn tạo Khu Bến phát huy công trình di tích Bến Nghiêng đáp ứng Đ6 2,93 Nghiêng nhu cầu tìm hiểu và giáo dục lịch sử. - Tạo thành một điểm mốc không gian cho tuyến bờ biển phía Đông. - Xây dựng khu du lịch tổng hợp bao gồm khu vui chơi giải trí, TDTT, tổ chức lễ hội văn hoá có tính đại chúng - nhà nghỉ kiểu biệt thự, khách sạn cao tầng có dịch vụ hội nghị hội thảo, bến tầu du Đ7 Khu Daso 30,6 lịch. - Hỗ trợ cho khu trung tâm về hoạt động vui chơi giải trí và hội nghị hội thảo. - Thể hiện sự phát triển và kiến trúc hiện đại của thời kì CNH - HĐH. Các khu V - Xây dựng thành bãi tắm nước sạch phục vụ các Bãi tắm bến V1 6,83 hoạt động tắm, nghỉ ngơi, tham quan ngắm cảnh thốc biển, câu cá hoặc tổ chức TDTT nước. - Cải tạo nâng cấp th ành khu bãi tắm trung tâm của toàn khu II và toàn khu du lịch Đồ Sơn. V2 Bãi tắm 2 27,8 - Tổ chức thành khu không gian mở có chất lượng hình ảnh thoáng, đẹp và đặc trưng cho không gian du lịch biển. V3 Bãi tắm 3 1,47 - Cải tạo nâng cấp tạo thành khu bãi tắm có chất Khu nghỉ lượng cao đảm bảo phục vụ cho khách du lịch V4 6,82 tĩnh khu III và hỗ trợ bãi tắm khu II vào dịp ngày Phía trước nghỉ. nhà nghỉ - Tạo thành một khu không gian mở có chất lượng V5 4,12 BXD v à núi hình ảnh thoáng, đẹp nhìn toàn cảnh biển phía N5 Tây và khu núi khu II, công trình Casino. Phía trước - Xây dựng khu hồ nước sạch phục vụ nghỉ dưỡng, V6 4,51 Bến tắm và các hoạt động giải trí liên quan đến nước, SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 53
  54. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Nghiêng không bị hạn chế bởi thuỷ triều. - Tổ chức thành khu không gian mở góp phần tôn hình thái không gian kiến trúc - cảnh quan đảo Daso. Giữa Đ7 và - Tôn tạo thành không gian nghỉ, ngắm cảnh, câu V7 mặt biển 22,57 cá. phía Tây - Khu cảnh quan tự nhiên ( bãi đá, mặt nước và hệ sinh thái )kết hợp dịch vụ nghỉ, ngắm cảnh, giải trí, TDTT nước. Dải đất ven V8 7,75 bờ khu II Dải bãi đá trước nhà V9 4,30 nghỉ 21 và Chân núi N3 Các khu N - Tạo thành các khu du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, TDTT đi bộ, leo núi của khách du lịch. N1 Núi Bà Di 15,03 - Tạo thành các phông nền cho khu II về phía Bắc, có tính chất tương phản với các khu xây dựng cũng như mặt nước. - Tạo thành 1 khu nhà nghỉ trên núi (thấp) trên cơ Đồi Ông N2 6,56 sở hiện trạng, hạn chế phát triển thêm để đảm bảo Giáp tỷ lệ cây xanh cao. - Tạo thành các khu trung tâm dịch vụ du lịch núi của toàn khu II phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, Núi Rừng ngắm cảnh, TDTT đi bộ, leo núi của khách du N3 Đạt - Nà 26,41 lịch. Hàu - Tạo thành các phông nền và mốc không gian cho toàn khu II, có tính chất tương phản với các khu xây dựng cũng như mặt nước. - Khu nghỉ trên núi cao cấp, thu hút khách du lịch tham quan công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, N4 Núi Vung 2,93 nghệ thuật và ngắm cảnh. - Toàn khu núi là một mốc không gian quan trọng SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 54
  55. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn trong bố cục kiến trúc - cảnh quan khu II. - Tạo thành các khu du lịch sinh thái thu hút khách du lịch hoạt động tìm hiểu thiên nhiên, ngắm cảnh, TDTT đi bộ, leo núi của khách du lịch. - Tổ chức một số khu dịch vụ du lịch dưới chân N5 Núi Cô Tiên 6,95 núi. - Là một điểm mốc không gian và phông nền cho các khu Đ4, Đ6 về phía Nam, có tính chất tương phản với các khu xây dựng cũng như mặt nước. Núi Đầu Nở N6 3,4 (mộc sơn) b, Mặt bằng các khu vực xây dựng. - Khu Đ1: Bảng 8 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 67.015m2 Nhà nghỉ 4.459 - Khu vực nhà nghỉ hiện trạng: giai đoạn I, cho D1 trung ương phép giữ nguyên chức năng, chỉ cải tạo hoặc xây Đảng chen cục bộ. Giai đoạn sau khuyến khích một số D2 Quân khu 2 2.029 nhà nghỉ liên kết thành lô đất đủ lớn để xây dựng khách sạn quy mô lớn và hiện đại . Đoàn Hương 4.028 D3 Giang - Khối công cộng giáp đường phía Tây, Lùi chỉ giới xây dựng vào thêm 5m. Tầng cao 5 và 3 tầng. Nhà nghỉ 6.912 D4 Hải Sơn Bộ Tư Lệnh 2.956 - Tận dụng khối biệt thự cổ, kết hợp với xây chen Hải Quân thêm 3 khối biệt thự mới, nhằm nâng cao công D5 suất sử dụng đất. Tổ chức lại sân vườn và cây xanh. D6 Cục xe đạp – 1.849 - Riêng lô đất D6, điều chỉnh để thuận lợi Cho xây xe máy dựng và tổ chức bãi đỗ xe công c ộng. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 55
  56. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn (BQP) D6B Công ty Cửu 1.536 Long D51 Khu biệt thự 34042 - Xây dựng các biệt thự du lịch kết hợp nhà nghỉ cuối A,B,C,(dự án tuần. D,E,G. Vinaconex) D51 Khách sạn 3.447 - Lùi chỉ giới xây dựng vào thêm 5m. Tầng cao 5 và 3 H (dự án tầng , tăng thêm chức năng công cộng. Vinaconex) D51 Khách sạn 2.924 L (dự án Vinaconex) CX1 Cây xanh - 1.901 - Tăng thêm diện tích đất cây xanh TDTT để đảm bảo TDTT nhu cầu sử dụng của nhóm nhà nghỉ. CX2 Cây xanh - 3.207 TDTT D52 Dãy biệt thự 4096 - Tận dụng dải đất chân núi N1 cạnh đường mới mở A,B, mới chân N1 đối diện D4: Dãy nhà dân kết hợp dịch vụ du lịch C (phía trong) phục vụ việc giải toả mặt bằng tại khu vực. C39 Nhà hàng 862.8 - Xây dựng mới phục vụ khách du lịch tại bãi tắm 1 ( Bến Thốc ). Đất giao thông: diện tích = 30.448m2 Đường giao 27.720 thông P1 Bãi đỗ xe 647 - Xây dựng mới kết hợp mở thông đường. công cộng P2 Bãi đỗ xe 1.280 công cộng Đất khác 5.357 Cộng 102.820 m2 - Khu Đ2 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 56
  57. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Bảng 9 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 55.751 m2 - Quy hoạch lại khu tái định cư Vụng Hương (UBND Trung tâm C36 2.408 Thành phố đã có quyết định thu hồi) thành khu đón tiếp trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch: bao gồm bãi đỗ xe và công trình trung tâm đón tiếp, điều Khu nhà ở phối chung cho khu II và cụm khách sạn du lịch N1 8.718 kết hợp DL kiểu biệt thự nhỏ ( không che chắn tầm nhìn ra biển và đảo Daso) Khu nhà N2 nghỉ kiểu 8.061 làng chài - Các công trình thấp tầng, tổ chức thành 4 cụm công Khu nhà trìnhcó sân chung và tiểu cảnh. N3 nghỉ kiểu 8888.8 làng chài Cây xanh - Cải tạo khu gò nhỏ và ngôi đền thờ hiện trạng thành CX3 nghỉ 3.315 điểm cây xanh nghỉ ngắm cảnh kết hợp du lịch tín ngưỡng. Khu chợ du - Kết hợp bến thuyền đánh cá và nhà hàng dịch vụ ăn C37 lịch làng 2.140 uống đồ tươi để phục vụ khách du lịch. chài. Đồn biên - Cải tạo hiện trạng, GĐ 2 xay dựng bổ xung nhà làm Q1 1.990 phòng việc mới. Đồn công an - Xây mới ( công trình hiện trạng sẽ giải phóng để mở C11 1.182 rộng nút giao thông). Đất giao thông: diện tích = 12.852 m2 Đường giao 12.402 thông Bãi đỗ xe 450 - Khu Đ3 Bảng 10 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 57
  58. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 27.665 m2 Khu nhà - Theo dự án xây dựng của Ban Tài Chính TW. D15 27.185 nghỉ 21 Tg5 Miếu 153 - Tôn tạo trên cơ sở hiện trạng. Trạm phát HT1 327 - Tôn tạo trên cơ sở hiện trạng. điện Đường giao thông 6.240 Đất khác 2.007 - Khu Đ4 : Bảng 11 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 77.231 m2 - Giai đoạn 1 vẫn tận dụng các công trình nhà nghỉ KS Bộ Quốc T66 quân đội. Lâu dài sẽ thay thế cả 3 công trình D61 8.372 Phòng (mới) hiện trạng thành 1 khu khách sạn 3 – 4 sao cao 9 – 13 tầng. - Kết hợp khu khách sạn Thuỳ Dương ( QĐ) với khu nhà khách UBND thành 1 khách sạn 4 sao 7- Khách sạn 9 tầng. trường hợp không kết hợp được thì tách D62 Thuỳ Dương 8.774 thành 2 khối: khối khách sạn xây dựng trên mặt ( Mới) bằng khách sạn Thuỳ Dương hiện tại và khối dịch vụ công cộng trên mặt bằng nhà khách UBND TP. Khách sạn - Kết hợp khu khách sạn Hải âu và Biẻn Đông và D63 Hải Âu - 17.623 lấy 1 phần khách sạn Vạn Thông tạo thành khu Biển Đông khách sạn và dịch vụ tổng hợp ( khách sạn, ăn uống, hội thảo hội nghị). Ngoài hai công trình SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 58
  59. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn hiện trạng tạm giữ lại, xây dựng bổ xung công trình hội trường để dịch vụ hội nghị và các công trình sân vườn và nhà dịch vụ 1 tầng. - Xây dựng mới khách sạn trung tâm 4 sao ( có Khách sạn khối hội nghị hội thảo) trên cơ sở kết hợp khu đất D64 18.720 trung tâm biệt thự hiện trạng với khu dịch vụ cho thuê phía bãi tắm. Khách sạn - trước mắt tôn tạo trên cơ sở hiện trạng , giai đoạn D65 Hoa Phượng 12.364 2 thây thế bằng khách sạn 4 sao cao 7 – 9 tầng. (Mới) Trung tâm - Công trình 3 – 4 tầng là trung tâm tổ chức các công cộng dịch vụ công cộng tổng hợp như biểu diễn trong C20 7.804 nhà và ngoài nhà ( kết hợp với không gian quảng trường ), giải trí trong nhà, siêu thị - Tổ chức 1 quảng trường trung tâm từ chân núi N4 hướng ra biển ( chiều rộng 40 m, trục trùng Quảng CX7 4.773 với tọng tâm công trình biệt thự Bảo Đại). Tại trường đây bố trí bể phun nước lớn có nhịp điệu thây đổi, kết hợp chiếu sáng ( ban đêm). Đất giao thông: diện tích = 29.931 m2 Đường giao - Cải tạo và nắn thẳng 2 doạn đường ngang phía thông trước khách sạn Hải Âu và Hoa Phượng tạo thành trục đi bộ nối giữa 2 bờ biển Đông Tây. - Mở thêm 3 trục ngang mới nối đường chân núi N3 và N4 ra bờ biển: khu quảng trường và đường 2 bên lô D66. P11 Bãi đỗ xe 1.462 công cộng P12 Bãi đỗ xe - Xây dựng mới. 430 công cộng P13 Bãi đỗ xe 1.045 công cộng Tổng diện tích khu 98.042 m2 Đ4 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 59
  60. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Khu Đ5: Bảng 12 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 18.714 m2 Khu nhà - Khu nhà nghỉ hiện trạng chỉ cải tạo nâng cấp D36a nghỉ Bộ Xây 13.937 tăng cường cây xanh Dựng Khu nhà - Cải tạo, nâng cấp. D36b nghỉ Bộ Xây 1.246 Dựng Đất giao thông: - Mở rộng tuyến đường vào và nối thông với khu Đường giao III tại bãi 3 và dự kiến lâu dài nối với khu 1.989 thông Casino, tạo thành tuyến cảnh quan với các bãi đá phục vụ nhu cầu câu cá, dạo và nghỉ tĩnh. Bãi đỗ xe - Mở rộng bãi đỗ xe, tạo thành bãi xe 2 tầng để P14 7.148 công cộng tăng công suất. Tổng diện tích khu 23.197 m2 Đ5 - Khu Đ6: Bảng 13 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: Công trình - Lấn biển, xây dựng công trình công cộng làm C40 vui chơi giải 9.395 thành trung tâm vui chơi giải trí biển. trí biển Nhà hàng - Xây dựng một trung tâm công cộng phụ tại khu C19 7.965 Bến Nghiêng vực ( nhà hàng, và các dịch vụ tắm biển, giải trí). SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 60
  61. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Khu bia di C21 tích và nhà 2.473 trưng bày - Xây dựng mới nhà truyền thống, tượng đài và phù điêu tạo thành một quần thể công trình văn hoá - Khu tượng lịch sử. C21b đài và phù điêu Di tích Bến DT1 2.600 - Công trình di tích Bến Nghiêng được bảo tồn. Nghiêng Đất giao thông: - Giải toả các dãy nhà dân, mở rộng , nắn chỉnh Đường giao 7.523 tuyến đường tạo thành tuyến thông với bãi biển thông phía Đông của núi N6. - Xây dựng mới cầu cảng đủ lớn để cho tầu du lịch Khu bến tầu có thể leo đậu, từ đó tầu du lịch có thể đưa khách HT15 du lịch ra đảo Dáu và khách quá cảng ra Cát Bà và Vịnh Hạ Long. Bãi đỗ xe - Xây mới. P15 1.036 công cộng Đất khác 315 Tổng diện tích khu 31.307 m2 Đ6 - Khu Đ7: Bảng 14 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: Diện tích = 211.060 m2 - Khu giải trí gồm công trình giải trí trong nhà, hồ Khu vui chơi nước nhân tạo, các trò chơi hiện đại ( không xây C31 26.344 giải trí dựng cố định mà lắp ghép để có thể thay đổi thể loại). Các tiểu cảnh, các vườn sinh vật cảnh C32 Khu TDTT 38.616 - Khu TDTT – văn hoá có CLB TDTT, sân bóng đá mini ( có thể kết hợp thành sân hội chọi trâu ( SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 61
  62. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn du lịch) hoặc biểu diễn), sân tennis, cầu long. Tổ chức tuyến đường thành tuyến đua xe có địa hình thay đổi. - Khu giải trí mặt nước có khu bể nước, các ống Khu giải trí C33 8.030 trượt nước và nhà biểu diễn cá heo( trên mái tạo nước thành thác nước chảy xuống mặt nước cả 2 phía. C35 Nhà hàng 1.860 - Khu khách sạn và dịch vụ hội thảo ( diện tích 2,7 ha) trong đó: Khu KS cao + Xây dựng 4 khách sạn cao trung bình 11 – 15 tầng và trung tầng đảm bảo công suất khoẩng 700 phòng. D71 26.920 tâm hội thảo + Công trình hội trường đa năng cao 3 tầng với 1 hội nghị phòng họp lớn với sức chứa 800 chỗ và các phòng họp trung bình và nhỏ cũng như các công trình phụ trợ khác. Nhóm biệt D72 32.642 thự du lịch Nhóm biệt - Khu nhà nghỉ kiểu biệt thự ( tổng diện tích 8,55 D73 21.605 thự du lịch ha) tổ chức thành 5 cụm nhà nghỉ kiểu biệt thự ( Nhóm biệt trung bình 15 nhà / nhóm) có sân vườn bể bơi D74 14.409 thự du lịch ngoài trời và công trình phục vụ đồng bộ. Nhóm biệt D75 16.915 thư du lịch - Khách sạn có tính chất lữ hành phục vụ trung D76 KS lữ hành 2 8.005 chuyển khách đi Hạ Long và các điểm du lịch khác, cao 7 tầng Cây xanh đi CX5 2.812 bộ Cây xanh đi CX11 2.731 bộ Cây xanh CX12 2.463 đảo giao SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 62
  63. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn thông Cây xanh đi CX13 3.860 bộ. Cây xanh đi CX14 3.151 bộ. Cây xanh CX15 3.397 công cộng Đất giao thông: Diện tích = 77.522 m2 Đường giao 67.956 thông - Bến tầu du lịch, đây là bến tầu chính vì khu vực này HT Khu cầu tầu 7.523 lặng gió, không có sóng. P15 Bãi đỗ xe 1.855 P16 Bãi đỗ xe 2.067 P17 Bãi đỗ xe 2.892 P18 Bãi đỗ xe 900 Đất khác 27.010 b, Bố cục mặt bằng các khu ven biển: - Khu V1: Bảng 15 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 1.983 m2 - Mở rộng đoạn bờ biển tạo thành dải cây xanh nghỉ Dải cây xanh CX11 5.365 bờ biển rộng 7 m ( tách với vỉa hè đi bộ). Phục vụ nghỉ bờ biển nhu cầu nghỉ, ngắm cảnh, ăn uống ngoài trời. - Mở rộng đoạn hè đối diện đường ngang từ Đ2 ra CX11b Quảng trường 2.500 xây dựng quảng trường có tiểu cảnh và tượng đài. D13 Nhà hàng 839 - Lấn 1 phần diện tích ra bờ biển ( bãi đá hiện tại) xây SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 63
  64. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn dựng 2 nhà hàng dịch vụ ăn uống kết hợp với D14 Nhà hàng 1.144 ngắm cảnh. Đất giao thông: Đường giao 8.550 thông - Phần đập phía ngoài tạo dải bãi đá để khách du lịch Khu vực kè nhân tạo 7.652 nghỉ ngắm cảnh, câu cá, lướt ván, xuồng máy và bãi đá Tổ chức 1 bến cano du lịch tại đây . Khu vực bãi cát 9.777 - Thay cát sạch. Khu vực mặt nước 30.775 - Thay nước sanh ( có biện pháp lọc nước biển). Đất khác 4.178 - Tổng diện tích 63.182 m2 - Khu V2: Bảng 16 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 12.611 m2 - Mở rộng toàn tuyến bờ biển tạo thành dải cây xanh Dải cây xanh nghỉ bờ biển (đoạn phía trước Đ4 rộng 10m, đoạn CX12 17.315 bờ biển dưới chân N3 và N5 rộng 7m) tác với vỉa hè đi bộ bằng dải cây trang trí tạo cảnh và bóng mát. C15 Nhà hàng 8.400 - Mở rộng phần kè biển tạo mặ bằng xây dựng 3 nhà C16 Nhà hàng 1.911 hành ăn uống kết hợp dịch vụ tắm biển. C17 Nhà hàng 2.300 TĐ Tượng đài Đường đi bộ - Cải tạo đoạn đường ô tô hiện trạng thành đường đi 30.200 ven biển bộ rộng 10m. Khu vực bãi BT2 79.443 - Mở rộng và thay cát sạch. cát SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 64
  65. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Khu vực mặt 143.922 nước - Di chuyển bãi đá hiện trạng ra gần Bến Nghiêng để Khu vực bãi 49.127 mở rộng bãi tắm và làm kè chắn sóng không cho đá trôi cát vào bãi 2. Đất khác 7.621 Tổng 277.924 - Khu V3: Bảng 17 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 14.671 m2 - Mở đoạn đường mới nối thông ra khu II qua nhà Đường giao 2.550 nghỉ Bộ Xây Dựng, tạo thành tuyến cảnh quan thông mới hỗ trợ cho yêu cầu về giao thông - Cải tạo kè – cây xanh bờ biển kết hợp khai thác dải Khu vực bãi 6.300 đất chân núi canh đường mới thành dải cây xanh tắm bờ biển phục vụ nghỉ ngơi ngắm cảnh Khu vực mặt 3.505 nước Khu vực bãi 1.700 đá - Khu V4: Bảng 18 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: diện tích = 8.822 m2 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 65
  66. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn - Hoàn thiện cây xanh chân núi N3 tạo thành dải cây Khu cây xanh CX25 12.531 xanh nghỉ ngơi tĩnh phục vụ khách du lịch và đặc nghỉ tĩnh biệt khách nghỉ cuối tuần. - Nhà hang, bãi đỗ xe làm trung tâm đón và phục vụ C5 Khu nhà hàng 6.724 nhu cầu ăn uống của khách du lịch. Cây xanh đi CX6 1.419 bộ Bãi xe công P1 700 cộng - Cải tạo khu mặt nước giữa Đ7 và N3 thành bãi Khu vực mặt tắm nước sạch ( nạo vét và sử lý lớp bùn đất, thay 36.531 nước bằng cát sạch, xây dựng hệ thống lọc nước biển và thiết bị tạo song nhân tạo ) Khu bãi cát 9.062 Đất khác 1.249 Tổng 68.195 - Bố cục mặt bằng các khu bãi đá: + Khu V5: Dải mặt nước, bãi đá phía trước nhà nghỉ Bộ Xây Dựng và N5 tạo thành khu nghỉ tĩnh ngắm cảnh. + Khu V6: Dải mặt nước, bãi đá phía trước Bến Nghiêng và khu khách sạn, có cầu tầu du lịch. + Khu V7: Là dải đất và phần tiếp giáp giữa Đ7 và mặ biển phía Tây. Tại đây không xây dựng mà kết hợp kè bêtông của Đ7, tạo 1 số bãi cát tự nhiên hopặc đan xen với bãi đá để tạo cảnh và không gian nghỉ tĩnh phía trước các nhóm biệt thự. + Khu V8: Dải đất ven bờ khu Đ2. + Khu V9: Là dải bãi đá phía trước Nhà nghỉ 21, tôn tạo thành không gian ngắm cảnh, nghỉ ngơi, câu cá. c, Bố cục mặt bằng các khu núi. - Núi N1: Bảng 19 SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 66
  67. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: C1 Quán nghỉ 1.762 - Xây dựng một số công trình quán nghỉ, giải khát C2 Quán nghỉ 1.266 ngắm cảnh quy mô nhỏ ( diệ tích xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 5 – 7%) . C3 Quán nghỉ 867 Đài truyền HT1 434 hình - Tôn tạo trên cơ sở hiện trạng. Đài truyền HT2 972 hình Tg1 Miếu 309,8 Đất giao thông: - Các tuyến đường dạo có tính tự nhiên (đường mòn, Đường dạo trên núi 3.844 bám theo đường đồng mức của núi). Đất cây xanh sinh - Chủ yếu bảo tồn và trồng thêm cây thông tạo thành 138.481 thái hệ sinh thái rừng đặc thù riêng. Đất khác 2.640 - Núi N2: Bảng 20 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: - Xây dựng một quán nghỉ, giải khát ngắm cảnh quy C4 Quán nghỉ 595 mô nhỏ gần Trại hè Thanh thiếu niên Hải Phòng. - Bảo tồn và trồng thêm cây để tăng thêm độ bao phủ. Nhà nghỉ - Là nhà nghỉ của các cơ quan, hiện trạng chỉ nâng D7 3.639 thông tin cấp cải tạo. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 67
  68. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Nhà nghỉ D8 1.354 binh đoàn 11 Nhà điều D9 dưỡng bưu 4.813 điện Khu nghỉ D10 dưỡng trường 3.204 lục quân Khu nghỉ D11 dưỡng cục 2.342 bản đồ Trại hè thiếu D12 nhi Thành 6.897 Phố T66 ( Bộ D13 Tổng Tham 6.453 Mưu) Nhà hàng C42 1.200 - Xây dựng mới. trên núi Khu cây xanh - Giải phóng khu nhà dân hiện trạng chuyển thành CX21 5.202 vườn cảnh khu cây xanh Đất giao thông: Diện tích = 1.843m2 - Xây dựng tuyến đường nối với tuyến đường hiện Đường giao trạng thông xuống khu Đ1 cũng như ra đường ven thông Vụng Hương (đường rộng 5m, bám theo đường đồng mức của núi). Bãi đỗ xe 3 P4 632 ( cạnh D12) Cây xanh 25.237 - Bảo vệ và phát triển thêm. sinh thái đất khác 912 - - Núi N3: Bảng 21 Ký Tên lô đất Diện Dự kiến quy hoạch SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 68
  69. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn hiệu tích (m2) Đất xây dựng: Diện tích = 32.099 m2 Đèn thờ Nam Tg3 557 Hải 1 - Tôn tạo các đền thờ, miếu dưới chân núi thành các Đền thờ Nam Tg2 452 điểm du lịch tín ngưỡng. Hải 2 Tg6 Miếu 148 - Thay thế các nhà nghỉ cũ thành các nhà nghỉ kiểu D14 Đoan 295 21.747 biệt thự bố trí phân tán bám theo sườn núi. Khu nhà nghỉ - GĐII: Cải tạo thành nhà nghỉ chân núi,2-3 tầng, giật D16 BCH quân sự 309,8 cấp theo địa hình (đảm bảo các vị trí hầm pháo). Thành phố - Xây dựng mới một khu TDTT phục vụ nhu cầu Khu CLB C6 360 nhẩy dù và leo núi ( tại đây các vách núi khá dựng nhảy dù đứng). - Xây dựng một khu dền thờ làm điểm du lịchdi tích văn hoá tâm linh và lịch sử ( nhân vật truyền Khu du lịch C7 918 thuyết hoặc kỉ niệm sự kiện lịch sử), phối kết hợp văn hoá với các đền thờ dưới chân núi thành một tuyến du lịch tâm linh. - Xây dựng khu tháp ngắm cảnh: 30m (đạt độ cao Tháp ngắm 90m so với mực nước biển) để khách du lịch có C8 776 cảnh thể ngắm toàn cảnh Đồ Sơn và Cát Bà, cửa Bạch Đằng, Vịnh Hạ Long, cửa Văn Úc. C9 Nhà nghỉ 3.025 - Xây dựng một khu nhà hang trên đỉnh núi và ba khu C10 Quán nghỉ 722 quán nghỉ ngắm cảnh. C11 Quán nghỉ 369 - Điểm tập kết, cho mượn dụng cụ và hướng dẫn C12 CLB leo núi 3.236 khách du lịch. SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 69
  70. Lập hồ sơ quản lý quy hoạch khu du lịch khu II - Đồ sơn Trạm định vị HT2 1.361 toàn cầu GPS - Cải tạo các khu hạ tầng viễn thông hiện trạng. Trạm HT3 1.116 Vinaphone Đất giao thông: - Cải tạo đường ô tô lên núi hiện tại, kéo dài lên đỉnh núi, tổ chức một bãi đỗ xe công cộng trên đỉnh Đường giao thông 7.215 núi. - Xây dựng một số tuyến đường dạo có tính tự nhiên (đường mòn, bám theo đường đồng mức của núi). P9 764 - Xây mới. - Bảo tồn và trồng thêm thông tạo thành khu núi có cây xanh sinh thái 223.345 rừng thông che phủ. Sau khi xây dựng tháp ngắm cảnh, sẽ giải phóng công trình trạm Vinaphone và xây dựng cụm nhà nghỉ trên núi. - Núi N4: Bảng 22 Diện Ký Tên lô đất tích Dự kiến quy hoạch hiệu (m2) Đất xây dựng: Diện tích = 4.968 m2 Khu biệt thự D23 1.418 Nam Phương - Tôn tạo 2 cụm nhà nghỉ Bảo Đại và Nam Phương. Khu biệt thự D28 2.885 Bảo Đại Khu gịăt là - Chuyển đổi khu giặt là thành khu vườn ươm và D24 của công ty 665 cây cảnh của công ty DL KS Đồ Sơn. DL Đồ Sơn - Tôn tạo đường lên khu biệt thự hiện trạng. Đất giao thông: SV: Vũ Thị Minh Phượng - Kim Xuân Tập Lớp: QL1001 – ĐHDL Hải Phòng Trang 70