Đồ án Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt-Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt-Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_nghien_cuu_van_de_dieu_khien_lo_nhiet_di_sau_xay_dung.pdf
Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt-Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ NHIỆT 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÒ NHIỆT ĐIỆN TRỞ 2 1.1.1. Giới thiệu chung về lò điện trở 2 1.1.2. Cấu tạo của lò điện trở 2 1.1.3. Ƣu nhƣợc điểm của lò điện so với các lò sử dụng nhiên liệu 3 1.1.5. Hệ thống điều khiển lò nhiệt 5 1.2.CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ 6 1.2.1. Đo nhiệt độ bằng phƣơng pháp tiếp xúc 6 1.2.2. Đo nhiệt độ cao bằng phƣơng pháp tiếp xúc 7 1.2.3. Đo nhiệt độ bằng phƣơng pháp không tiếp xúc 8 1.3. CÁC LOẠI CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ 8 1.3.1. Nhiệt điện trở 8 1.3.2. Cảm biến cặp nhiệt ngẫu 14 1.3.3. Cảm biến quang đo nhiệt độ 16 1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN LÒ NHIỆT 20 1.4.1. Mô tả toán học của lò nhiệt trong phòng thí nghiệm 20 1.4.2. Phƣơng pháp điều khiển on – off 21 1.4.3. Phƣơng pháp điều khiển PID 23 1.5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI CẢM BIẾN THƢỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐO NHIỆT ĐỘ 27 1.5.1. Máy đo nhiệt độ siêu nhỏ 27 1.5.2. Thiết bị đo nhiệt độ lò 27 1.5.3. Thiết bị đo nhiệt độ chuyên nghiệp P400/P410 28 1.5.4. Đồng hồ đo nhiệt độ 28 CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU CARD PCI 1710 29
- 2.1. CARD PCI-1710 VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 29 ề card PCI - 1710 29 2.1.2. Bus PCI Plug and Play 29 2.1.3. Những kiểu đầu vào và việc thiết lập những phạm vi linh hoạt 29 2.1.4. Vùng nhớ FIFO trên bảng mạch (First In First Out) 29 2.1.5. Bộ đếm lập trình đƣợc trên bảng mạch 30 31 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ LÒ NHIỆT SỬ DỤNG CARD PCI 1710 33 3.1. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MẠCH ĐO NHIỆT ĐỘ 34 3.1.1. Khối nguồn cấp 34 3.1.2. Khối nguồn dòng 34 3.1.3. Khối khuếch đại 36 3.1.4. Khối PCI-1710 36 3.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ 36 3.2.1. Mạch nguồn dòng 36 3.2.2. Mạch khuếch đại 37 3.2.3. Mạch điều khiển 38 3.2.4. Mạch động lực 41 3.2. GIAO TIẾP PHẦN MỀM MATLAB VỚI CARD PCI-1710 43 3.3. THUẬT TOÁN 51 3.4. GIAO DIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT 52 3.4.1. Mô hình lò nhiệt trên simulink 52 3.4.2. Giao diện chƣơng trình 58 KẾT LUẬN 60 TÀI KIỆU THAM KHẢO 61
- LỜI NÓI ĐẦU Trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là ngành công nghiệp luyện kim, chế biến thực phẩm Vấn đề đo và khống chế nhiệt độ đặc biệt đƣợc chú trọng đến vì nó là một yếu tố quyết định đến chất lƣợng của sản phẩm. Nắm đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710. ” Đồ án của em đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Vấn đề điều khiển và giám sát lò nhiệt Chƣơng 2. Giới thiệu về card PCI 1710 Chƣơng 3. Xây dựng chƣơng trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt sử dụng card PCI 1710 Mặc dù em đã rất cố gắng để hoàn thành đồ án của mình nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót em mong thầy cô cùng các bạn đóng gớp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài của mình hơn. Sinh viên thực hiện Bùi Vũ Cƣờng 1
- CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ NHIỆT 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÒ NHIỆT ĐIỆN TRỞ 1.1.1. Giới thiệu chung về lò điện trở Lò điện là một thiết bị điện biến điện năng thành nhiệt năng dùng trong các quá trình công nghệ khác nhau nhƣ nung hoặc nấu luyện các vật liệu, các kim loại và các hợp kim khác nhau v.v Lò điện đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật : + Sản xuất thép chất lƣợng cao + Sản xuất các hợp kim phe-rô + Nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện + Nung các vật phẩm trƣớc khi cán, rèn dập, kéo sợi + Sản xuất đúc và kim loại bột Trong các lĩnh vực công nghiệp khác : + Trong công nghiệp nhẹ và thực phẩm, lò điện đƣợc dùng để sấy, mạ vật phẩm và chuẩn bị thực phẩm + Trong các lĩnh vực khác, lò điện đƣợc dùng để sản xuất các vật phẩm thuỷ tinh, gốm sứ, các loại vật liệu chịu lửa v.v Lò điện không những có mặt trong các ngành công nghiệp mà ngày càng đƣợc dùng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời một cách phong phú và đa dạng: Bếp điện, nồi nấu cơm điện, bình đun nƣớc điện, thiết bị nung rắn, sấy điện v.v 1.1.2. Cấu tạo của lò điện trở Lò điện trở thƣờng gồm 3 phần chính là: vỏ lò, lớp lót và dây nung. a. Vỏ lò 2
- Vỏ lò điện trở là một khung cứng vững, chủ yếu chịu trọng tải trong quá trình làm việc của lò. Mặt khác vỏ lò cũng dùng để giữ lớp cách nhiệt và đảm bảo sự kín của lò. Đối với các lò làm việc với khí bảo vệ cần thiết vỏ lò phải hoàn toàn kín, còn đối với các lò điện trở bình thƣờng , sự kín của vỏ lò chỉ cần giảm tổn thất nhiệt và tránh sự lùa của không khí lạnh vào lò. Khung vỏ lò cần làm cứng vững đủ để chịu trọng tải của lớp lót, phụ tải lò và các cơ cấu cơ khí gắn trên vỏ lò. b. Lớp lót Lớp lót lò điện trở thƣờng gồm 2 phần vật liệu chịu lửa và cách nhiệt. Phần vật liệu chịu lửa có thể xây bằng gạch tiêu chuẩn, gạch hình hoặc gạch hình đặc biệt tùy theo hình dáng kích thƣớc của buồng lò. Cũng có khi ngƣời ta đầm bằng các loại bột chịu lửa và các chất kết dính gọi là các khối đầm. Khối đầm có thể tiến hành ngay trong lò và cũng có thể tiến hành ngoài nhờ các khuôn. Phần cách nhiệt thƣờng nằm giữa vỏ lò và phần chịu lửa. Mục đích chủ yếu của phần này là để giảm tổn thất nhiệt. Riêng đối với đáy phần cách nhiệt đòi hỏi phải có độ bền cơ học nhất định. Phần cách nhiệt có thể xây bằng gạch cách nhiệt hoặc các lớp cách nhiệt. c. Dây nung Dây nung là bộ phận phát nhiệt của lò, làm việc trong những điều kiện khắc nhiệt do đó phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu cần thiết.Theo đặc tính của vật liệu dùng làm dây nung ngƣời ta chia dây nung làm 2 loại: dây nung kim loại và dây nung phi kim loại. Để đảm bảo yêu cầu của dây nung trong hầu hết các lò điện trở công nghiệp, dây nung kim loại đƣợc chế tạo bằng hợp kim Crôm – Nhôm và Crôm – Niken là hợp kim có điện trở suất lớn. 1.1.3. Ƣu nhƣợc điểm của lò điện so với các lò sử dụng nhiên liệu a. Ưu điểm 3
- + Có khả năng tạo đƣợc nhiệt độ cao + Đảm bảo tốc độ nung lớn và năng suất cao + Đảm bảo nung đều và chính xác do dễ điều chỉnh chế độ điện và nhiệt độ + Kín + Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá quá trình chất dỡ nguyên liệu và vận chuyển vật phẩm. b. Nhược điểm + Năng lƣợng điện đắt + Yều cầu có trình độ cao khi sử dụng. 1.1.4. Nguyên lý làm việc của lò điện trở Lò điện trở làm việc dựa trên cơ sở khi có một dòng điện chạy qua một dây dẫn hoặc vật dẫn thì ở đó sẽ toả ra một lƣợng nhiệt theo định luật Jun- Lenxơ[8]: Q I2 Rt (1.1) Q - Lƣợng nhiệt tính bằng Jun (J) I - Dòng điện tính bằng Ampe (A) R - Điện trở tính bằng (Ω ) t - Thời gian tính bằng giây (s) Từ công thức trên ta thấy điện trở R có thể đóng vai trò : + Vật nung: Trƣờng hợp này gọi là nung trực tiếp + Dây nung: Khi dây nung đƣợc nung nóng nó sẽ truyền nhiệt cho vật nung bằng bức xạ, đối lƣu, dẫn nhiệt hoặc phức hợp. Trƣờng hợp này gọi là nung gián tiếp.Trƣờng hợp thứ nhất ít gặp vì nó chỉ dùng để nung những vật có hình dạng đơn giản ( tiết diện chữ nhật, vuông và tròn ). 4
- Trƣờng hợp thứ hai thƣờng gặp nhiều trong thực tế công nghiệp. Cho nên nói đến lò điện trở không thể không đề cập đến vật liệu để làm dây nung, bộ phận phát nhiệt của lò. 1.1.5. Hệ thống điều khiển lò nhiệt Nhiệt độ là một đại lƣợng vật lý,nó hiện diện khắp nơi cả trong sản xuất lẫn sinh hoạt hàng ngày. Quá trình đo và kiểm soát nhiệt độ trong sản xuất công nghiệp đóng vai trò to lớn trong hệ thống điều khiển tự động, góp phần quyết định chất lƣợng sản phẩm.Khi thu thập dữ liệu cho quá trình điều khiển và giám sát trong nhà máy thì nhiệt độ là một thông số không thể bỏ qua. Tùy theo yêu cầu và tính chất của quá trình điều khiển mà ta sử dụng phƣơng pháp điều khiển thích hợp.Tính chính xác và ổn định nhiệt độ cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết. Hệ thống điều khiển nhiệt độ thƣờng đƣợc chia làm hai loại: + Hệ thống điều khiển hồi tiếp (feedback control system): thƣờng xác định và giám sát kết quả điều khiển,so sánh với tín hiệu đặt và tự động điều chỉnh lại cho đúng. + Hệ thống điều khiển tuần tự (sequence control system): thực hiện từng bƣớc điều khiển tùy theo hoạt động điều khiển trƣớc khi xác định tuần tự. Một hệ thống muốn đạt đƣợc độ chính xác cần thiết cần thiết phải thực hiện hồi tiếp, tín hiệu phản hồi về so sánh với tín hiệu vào và sai lệch sẽ đƣợc đƣa tới bộ điều chỉnh đầu ra. Hệ thống điều khiển này có nhiều ƣu điểm đƣợc sử dụng nhiều trên thực tế trong các hệ thống điều khiển tự động. Dạng tổng quát của hệ thống điều khiển đƣợc mô tả trên nguyên tắc nhƣ hình sau[4]: 5
- Hình 1.1. Nguyên tắc điều khiển hồi tiếp 1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ là một trong những thông số quan trọng nhất ảnh hƣởng đến đặc tính của vật chất nên trong các quá trình kỹ thuật cũng nhƣ trong đời sống hằng ngày rất hay gặp yêu cầu đo nhiệt độ. Ngày nay hầu hết các quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy đều có yêu cầu đo nhiệt độ. Tùy theo nhiệt độ đo có thể dùng các phƣơng pháp khác nhau, thƣờng phân loại các phƣơng pháp dựa vào dải nhiệt độ cần đo. Thông thƣờng nhiệt độ đo đƣợc chia thành ba dải: nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình và cao. Ở nhiệt độ trung bình và thấp: phƣơng pháp thƣờng đo là phƣơng pháp tiếp xúc nghĩa là các chuyển đổi đƣợc đặt trực tiếp ở ngay môi trƣờng cần đo. Đối với nhiệt độ cao: đo bằng phƣơng pháp không tiếp xúc, dụng cụ đặt ở ngoài môi trƣờng đo. 1.2.1. Đo nhiệt độ bằng phƣơng pháp tiếp xúc Phƣơng pháp đo nhiệt độ trong công nghiệp thƣờng đƣợc sử dụng là các nhiệt kế tiếp xúc. Có hai loại nhiệt kế tiếp xúc, gồm: nhiệt kế nhiệt điện trở và nhiệt kế nhiệt ngẫu . Ngoài ra đối với các ứng dụng đơn giản, dải nhiệt độ cỡ -5500 C ÷ 20000 C hiện nay ngƣời ta thƣờng ứng dụng các IC bán dẫn ứng dụng tính chất nhạy nhiệt của các điốt, tranzito để đo nhiệt độ. 6
- Cấu tạo của nhiệt kế nhiệt điện trở và cặp nhiệt ngẫu cũng nhƣ cách lắp ghép chúng phải đảm bảo tính chất trao đổi nhiệt tốt giữa chuyển đổi với môi trƣờng đo: + Đối với môi trƣờng khí và nƣớc: chuyển đổi đƣợc đặt theo hƣớng ngƣợc lại với dòng chảy. + Với vật rắn khí: đặt nhiệt kế sát vào vật, nhiệt lƣợng sẽ truyền từ vật sang chuyển đổi và dễ gây tổn hao vật, nhất là với vật dẫn nhiệt kém. Do vậy điện tiếp xúc giữa vật đo và nhiệt kế càng lớn càng tốt. + Khi đo nhiệt độ của các chất ở dạng hạt (cát, đất ): cần phải cắm sâu nhiệt kế vào môi trƣờng cần đo và thƣờng dùng nhiệt điện trở có cáp nối ra ngoài. 1.2.2. Đo nhiệt độ cao bằng phƣơng pháp tiếp xúc Ở môi trƣờng nhiệt độ cao từ 1600 0C trở lên, các cặp nhiệt ngẫu không chịu đƣợc lâu dài, vì vậy để đo nhiệt độ ở các môi trƣờng đó ngƣời ta dựa trên hiện tƣợng quá trình quá độ đốt nóng của cặp nhiệt. Quá trình quá độ khi đốt nóng cặp nhiệt có phƣơng trình[8]: t f( t ) T .(1 e ) (1.2) Trong đó: θ: Lƣợng tăng nhiệt độ của đầu nóng trong thời gian t. ∆T: Hiệu nhiệt độ của môi trƣờng đo và cặp nhiệt. τ: Hằng số thời gian của cặp nhiệt ngẫu. Dựa trên quan hệ này có thể xác định đƣợc nhiệt độ của đối tƣợng đo mà không cần nhiệt độ đầu công tác của cặp nhiệt ngẫu phải đạt đến nhiệt độ ấy. Bằng cách nhúng nhiệt ngẫu vào môi trƣờng cần đo trong khoảng 0,4 ÷ 0,6 s ta sẽ đƣợc phần đầu của đặc tính quá trình quá độ của nhiệt ngẫu và theo đó tính đƣợc nhiệt độ của môi trƣờng. 7
- Nếu nhiệt độ đầu công tác của cặp nhiệt ngẫu trong thời gian nhúng vào môi trƣờng cần đo đạt nhiệt độ vào khoảng một nửa nhiệt độ môi trƣờng thì nhiệt độ tính đƣợc có sai số không quá hai lần sai số của nhiệt kế nhiệt ngẫu đo trực tiếp. Phƣơng pháp này thƣờng dùng để đo nhiệt độ của thép nấu chảy. 1.2.3. Đo nhiệt độ bằng phƣơng pháp không tiếp xúc Đây là phƣơng pháp dựa trên định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối, tức là vật hấp thụ năng lƣợng theo mọi hƣớng với khả năng lớn nhất. Bức xạ nhiệt của mọi vật thể đặc trƣng bằng mật độ phổ E nghĩa là số năng lƣợng bức xạ trong một dơn vị thời gian với một đơn vị diện tích của vật xảy ra trên một đơn vị của độ dài sóng. Quan hệ giữa mật độ phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối với nhiệt độ và độ dài sóng đƣợc biểu diễn bằng công thức [8]: 0 5CT2 /( ) 1 E C1 ( e 1) (1.3) Trong đó : C1, C2 – hằng số, - độ dài sóng, T – nhiệt độ tuyệt đối. -17 2 -2 C1=37,03.10 Jm /s; C2=1,432.10 m.độ. 1.3. CÁC LOẠI CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ 1.3.1. Nhiệt điện trở Nguyên lý hoạt động của các loại nhiệt điện trở chủ yếu là dựa trên sự thay đổi giá trị điện trở của các loại vật liệu dẫn điện và bán dẫn khi có sự thay đổi nhiệt độ của chúng. Chính vì vậy mà ngƣời ta sử dụng nhiệt điện trở làm phần tử cảm biến nhiệt độ; tuy nhiên tùy theo yêu cầu sử dụng mà ngƣời ta có thể dùng nhiệt điện trở kim loại hoặc nhiệt điện trở bán dẫn[8]. a. Nhiệt điện trở kim loại Đối với nhiệt điện trở kim loại thì việc chế tạo nó thích hợp hơn cả là sử dụng các kim loại nguyên chất nhƣ: platin, đồng, niken. Để tăng độ nhạy cảm nên sử dụng các kim loại có hệ số nhiệt điện trở càng lớn càng tốt. Tuy nhiên 8
- tùy thuộc vào khoảng nhiệt độ cần kiểm tra mà ta có thể sử dụng nhiệt điện trở loại này hay khác. Cụ thể: nhiệt điện trở chế tạo từ dây dẫn bằng đồng thƣờng làm việc trong khoảng nhiệt độ từ -500 1500C với hệ số nhiệt điện trở =4,27.10-3; Nhiệt điện trở từ dây dẫn platin mảnh làm việc trong khoảng nhiệt độ -1900 6500C với =3,968.10-3 1 ; Nhƣng khi làm việc ngắn 0 C hạn, cũng nhƣ khi đặt điện trở nhiệt trong chân không hoặc khí trung tính thì nhiệt độ làm việc lớn nhất của nó có thể còn cao hơn. Cấu trúc của nhiệt điện trở kim loại bao gồm: dây dẫn mảnh kép đôi quấn trên khung cách điện tạo thành phần tử nhạy cảm, nó đƣợc đặt trong chiếc vỏ đặc biệt có các cực đƣa ra. Giá trị điện trở nhiệt đƣợc chế tạo từ 10 100 . Đối với nhiệt điện trở kim loại thì quan hệ giữa điện trở với nhiệt độ có dạng sau[8]: 2 3 R( ) = R0(1+ . + . + . + ) (1.4) 0 Trong đó : R0 -điện trở dây dẫn ứng với nhiệt độ ban đầu 0 C. R -điện trở dây dẫn ứng với nhiệt độ . -nhiệt độ [0C] , , -các hệ số nhiệt điện trở = const. 1 0 C Để thấy rõ hơn nữa về bản chất của nhiệt điện trở kim loại, chúng ta có thể xem qua điện trở suất của nó đƣợc tính theo công thức[8] : 1 (1.5) n.e. 9
- Trong đó: n- -số điện tử tự do trong một đơn vị thể tích. e -điện tích của điện tử tự do. - -tính linh hoạt của điện tử, đƣợc đặc trƣng bởi tốc độ của R U 10 đồng 5 platin I 0 20 40 60 K 0 a) b) Hình1.2. Đặc tính nhiệt (a) và đặc tính vôn_ampe của nhiệt điện trở kim loại (b). trong trƣờng có cƣờng độ 1vôn/cm. Các kim loại dùng làm điện trở nhiệt thƣờng có điện trở suất nhỏ 10-5 10-6 /cm, và có mật độ điện tử lớn (không phụ thuộc vào nhiệt độ). Khi nhiệt độ tăng phụ thuộc vào sự dao động của mạng tinh thể kim loại, tức là nó đƣợc xác định bởi tính linh hoạt của các điện tử. Nhƣ vậy khi có sự thay đổi nhiệt độ thì cũng làm cho tính linh hoạt của các điện tử thay đổi theo. Tuy nhiên tính linh hoạt của các điện tử còn phụ thuộc vào mật độ tạp chất trong kim loại. Cụ thể điện trở suất của kim loại nguyên chất có thể xác định theo dạng: = 0 + ( ), trong đó 0 không phụ thuộc vào nhiệt độ; còn ( ) là một hàm phụ thuộc không cố định: ứng với nhiệt độ trong khoảng nào đó thì nó là tuyến tính ( ) = K. , nhƣng ứng với nhiệt độ rất thấp ( 00C) thì quan hệ đó là hàm bậc năm của nhiệt độ. Trên hình 1.2.a biểu diễn mối quan 10
- hệ giữa điện trở và nhiệt độ, hình 1.2.b là dạng đặc tính vôn-ampe của nhiệt điện trở kim loại. Độ nhạy cảm của nhiệt điện trở đƣợc xác định theo biểu thức[8]: dR ΔR S (1.6) dθ Δθ Trong đó: R -sự thay đổi điện trở khi có sự thay đổi nhiệt độ . Việc sử dụng nhiệt điện trở kim loại để đo nhiệt độ cao rất tin cậy, đảm bảo độ chính xác cao đến 0,0010C và sai số đo không quá 0,5 đến 1%; Tuy nhiên khi đó dòng tải qua nó có giá trị không lớn lắm. Nếu nhƣ có dòng điện lớn luôn chạy qua nhiệt điện trở, thì sự quá nhiệt của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với môi trƣờng xung quanh. Khi đó độ quá nhiệt xác lập sẽ đƣợc xác định bởi điều kiện truyền nhiệt trên bề mặt của nhiệt điện trở (tốc độ chuyển động của môi trƣờng cần kiểm tra so với nhiệt điện trở, và tỷ trọng của môi trƣờng đó). Hiện tƣợng này đƣợc sử dụng để đo tốc độ thông lƣợng (dòng chảy) của chất lỏng và khí, cũng nhƣ để đo tỷ trọng của khí Bên cạnh ƣu điểm trên thì bản thân nhiệt điện trở kim loại có những nhƣợc điểm sau: Thứ nhất nó là khâu phi chu kỳ đƣợc mô tả bằng phƣơng trình vi phân bậc nhất đơn giản: (TP+1)R(t) = K (t) (1.7) Trong đó hằng số thời gian T của nó có giá trị từ vài giây đến vài trăm giây. K chính là độ nhạy S. Thứ hai rất cơ bản đó là kích thƣớc của nhiệt điện trở kim loại lớn nên hạn chế việc sử dụng nó để đo nhiệt độ ở nơi hẹp. 11
- b. Nhiệt điện trở bán dẫn Nhiệt điện trở đƣợc chế tạo từ vật liệu bán dẫn đƣợc gọi là termistor; Chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động kiểm tra và điều khiển. Termistor đƣợc chế tạo từ hợp kim của đồng - măng gan hoặc cô ban - măng gan dƣới dạng thỏi, đĩa tròn hoặc hình cầu. Loại này hoàn toàn trái ngƣợc với nhiệt điện trở kim loại: khi nhiệt độ tăng thì điện trở của nó lại giảm theo quy luật[8]: 2 2 - α θ R( ) = R0.e = R0(1- + - ) (1.8) 2 Trong đó hệ số nhiệt điện trở của termistor thƣờng có giá trị = (0,03 0,06). 1 0 C Điện trở suất của termistor đƣợc tính theo công thức[8]: = A.e B/ (1.9) Trong đó: A -hằng số phụ thuộc kích thƣớc của termistor B -hằng số phụ thuộc tạp chất trong chất bán dẫn 12
- Cũng nhƣ điện trở nhiệt kim loại, termistor cũng có hai đặc tính: Đặc tính nhiệt là quan hệ giữa điện trở của termistor với nhiệt độ (hình 1.3.a) và đặc tính vôn - ampe là quan hệ giữa điện áp đặt trên termistor với dòng điện chạy qua nó ứng với nhiệt độ nào đó 0 (hình 1.3.b). Chúng ta thấy rằng đặc tính vôn - ampe của termistor có giá trị cực đại của U ứng với I1 nào đó, là do khi tăng dòng lớn hơn I1 thì nó sẽ nung nóng termistor và làm cho giá trị điện trở của nó giảm xuống. Các loại termistor thƣờng đƣợc chế R tạo từ vài chục đến vài chục K . R 1 Termistor có điện trở lớn cho phép đặt nó ở + 2 RT vị trí cần kiểm tra khá xa so với nơi bố trí hệ R3 thống đo lƣờng. Chúng có thể làm việc trong UR E khoảng nhiệt độ từ –600C đến +1800C, và U _ I cho phép đo nhiệt độ với độ chính xác 0 0,0005 C. Để sử dụng termistor ở nhiệt độ R lớn hơn, hoặc nhỏ hơn khoảng nhiệt độ làm V Hình 1.4. Sơ đồ cầu điện trở việc bình thƣờng thì ngƣời ta phải sử dụng đo nhiệt độ đến các tổ hợp chất bán dẫn khác. So với điện trở nhiệt kim loại thì termistor có kích thƣớc và trọng lƣợng nhỏ hơn, do đó cho phép chúng ta đặt nó ở những nơi chật hẹp để kiểm tra nhiệt độ của đối tƣợng nào đó[8]. Hình 1.5. Sơ đồ mạch cầu hai dây nhiệt kế nhiệt điện trở 13
- Để giảm sai số do nhiệt độ môi trƣờng thay đổi ngƣời ta sử dụng cầu ba dây nhƣ hình sau[8]: Hình 1.6. Sơ đồ mạch cầu ba dây nhiệt kế nhiệt điện trở Trong sơ đồ này hai dây mắc vào các nhánh kề của mạch cầu, dây thứ 3 mắc vào nguồn cung cấp. Khi cầu làm việc ở chế độ cân bằng và nếu R2=R4 ; Rd1=Rd2 sai số do sự thay đổi điện trở của đƣờng dây sẽ đƣợc loại trừ. Khi cầu làm việc ở chế độ không cân bằng sai số giảm đáng kể so với cầu hai dây. Thực chất khi cầu làm việc ở chế độ không cân bằng sai số chủ yếu do sự thay đổi điện áp của nguồn cung cấp gây nên. 1.3.2. Cảm biến cặp nhiệt ngẫu Phƣơng pháp đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt ngẫu là một trong những phƣơng pháp phổ biến và thuận lợi nhất. Cấu tạo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu nhƣ hình 1.4[8]: Hình 1.7. Cấu tạo của nhiệt kế cặp nhiệt ngẫu 14
- 1: vỏ bảo vệ; 2: mối hàn; 3: dây điện cực; 4: sứ cách điện; 5: bộ phận lắp đặt; 6: vít nối dây; 7: dây nối; 8: đầu nối dây; Đầu làm việc của các điện cực (3) đƣợc hàn với nhau bằng hàn khí hoặc bằng tia điện từ. Đầu tự do nối với dây (7) tới dụng cụ đo nhờ các vít (6) đặt trong đầu nối dây (8). Để cách ly các điện cực ngƣời ta sử dụng ống sứ cách điện (4), sứ cách điện phải trơ về mặt hóa học và đủ độ bền cơ và nhiệt khi làm việc ở nhiệt độ làm việc. Để đảm bảo cho các điện cực ta dùng vỏ bảo vệ (1) làm bằng sứ chịu nhiệt hoặc bằng thép chịu nhiệt. C 2 t t t0 0 0 A B 2 3 A B t 1 1 Hình 1.8. a) Sơ đồ cặp nhiệt ngẫu, b) Sơ đồ nối cặp nhiệt ngẫu Bộ cảm biến cặp nhiệt ngẫu là một mạch có từ hai hay nhiều thanh dẫn điện gồm hai dây dẫn A và B. Chỗ nối giữa hai thanh kim loại này đƣợc hàn với nhau. Nếu nhiệt độ các mối hàn t và t0 khác nhau thì trong mạch khép kín có một dòng điện chạy qua. Chiều của dòng nhiệt điện này phụ thuộc vào nhiệt độ tuơng ứng của mối hàn, nghĩa là t > t0 thì dòng điện chạy theo hƣớng 15
- ngƣợc lại. Nếu để hở một đầu thì giữa hai cực xuất hiện một sức điện động (sđđ) nhiệt. Nhƣ vậy bằng cách đo sức điện động ta có thể tìm đƣợc nhiệt độ t của đối tƣợng đo với t0 = const. Cách đấu dụng cụ đo vào mạch bộ biến đổi nhiệt điện trên hình 1.8b. 1.3.3. Cảm biến quang đo nhiệt độ Tất cả các vật thể có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tuyệt đối đều phát ra các bức xạ nhiệt. Dụng cụ đo nhiệt độ vật thể bằng bức xạ nhiệt đƣợc gọi là hoả kế bức xạ hay một cách đơn giản là hoả kế. Bức xạ nhiệt là các bức xạ điện từ tạo ra các chất do nội năng của chúng (với bức xạ huỳnh quang do kích thích của nguồn ngoài). Ta nhận thấy rằng cƣờng độ bức xạ nhiệt giảm mạnh khi nhiệt độ của vật giảm. Hoả kế đƣợc dùng chủ yếu để đo nhiệt độ từ 300 - 60000 C và cao hơn. Để đo nhiệt độ đến 30000 C phƣơng pháp duy nhất là dùng hoả kế vì nó không phải tiếp xúc với môi trƣờng đo. Ta nhận thấy với phƣơng pháp đo không tiếp xúc có tính ƣu việt là không làm sai lệch nhiệt của đối tƣợng đo. a. Hoả quang kế phát xạ Nguyên lý hoạt động: đối với vật đen tuyệt đối, năng lƣợng bức xạ toàn phần trên một đơn vị bề mặt đƣợc tính[8]: 04 ETTp. (1.10) Với: σ = 4,96 .10-2 J/m2.s.grad4 Tp: Nhiệt độ của vật theo lý thuyết. Đối với vật thực thì năng lƣợng bức xạ toàn phần trên một đơn vị bề mặt đƣợc tính: 16
- ET. .4 (1.11) T T t Với: εT: Hệ số bức xạ tổng hợp, xác định tính chất của vật và nhiệt độ của nó (εT < 1) Tt: Nhiệt độ thực của vật. Hoả quang kế phát xạ đƣợc khắc độ theo độ bức xạ của vật đen tuyệt đối nhƣng khi đo ở đối tƣợng thực, TP đƣợc tính theo công thức: 44 .TTp T . . t (1.12) 1 TTtp.4 (1.13) T Hình 1.9. Cấu tạo của hỏa quang kế phát xạ Cấu tạo: Bao gồm ống kim loại mỏng (1), nhiệt điện trở (2) đặt trong hộp chắn (4), gƣơng lõm (3), các đƣờng rãnh (5), tấm thủy tinh hữu cơ (6). Chùm tia phát xạ đƣợc gƣơng lõm phản xạ hội tụ trên nhiệt điện trở (2) và đốt nóng nó. Để tránh các tia phản xạ từ thành ống bên trong và nhiệt điện trở ngƣời ta gia công thêm những đƣờng rãnh (5). Nhiệt điện trở đƣợc đặt trong hộp chắn (4). Để bảo vệ mặt trong của hoả quang kế phải sạch, phía đầu ống đƣợc gắn tấm kính thuỷ tinh hữu cơ trong suốt (6). 17
- Nhiệt điện trở đƣợc mắc vào một nhánh cầu tự cân bằng cung cấp từ nguồn điện xoay chiều tần số 50Hz. Đặc điểm: Hỏa quang kế dùng để đo nhiệt độ từ (20 ÷1000C). Khi cần đo nhiệt độ cao hơn (100 ÷ 25000C) mà tần số bƣớc sóng đủ lớn ngƣời ta dùng một thấu kính bằng thạch anh hay thủy tinh đặc biệt để tập trung các tia phát xạ và phần tử nhạy cảm với nhiệt độ đƣợc thay bằng cặp nhiệt ngẫu (ví dụ crômel - copel). Nhƣợc điểm của tất cả các loại hoả quang kế phát xạ là đối tƣợng đo không phải là vật đen tuyệt đối do đó trong vật nóng có sự phát xạ nội tại và dòng phát xạ nhiệt đi qua bề mặt. Nhiệt độ của đối tƣợng đo khi dùng hoả quang kế phát xạ Tt bao giờ cũng nhỏ hơn nhiệt độ lý thuyết tính toán Tp, ví dụ đối với thép sự khác nhau giữa Tp và Tt đạt đến 1,7 độ C. b. Hoả quang kế màu sắc Nguyên lý hoạt động: hoả quang kế màu sắc là dụng cụ đo nhiệt độ dựa trên phƣơng pháp đo tỉ số cƣờng độ bức xạ của hai ánh sáng có bƣớc sóng khác nhau λ1 và λ2. Năng lƣợng thu đƣợc[8]: cc22 5512TT E1 1 C 1 1 e ; E 2 2 C 1 2 e (1.14) Ta rút ra đƣợc: 18
- c2 Ee5. 1T 1 1 1 (1.15) E c2 2 5 2T 22.e Suy ra: 5 1 1E1 . 2 . 2 TC2.( ).ln5 (1.16) 1 2E 2 1 1 Vì vậy trong dụng cụ hoả quang kế màu sắc có thiết bị tự tính, tự động giải phƣơng trình trên, trong đó các giá trị E1, E2, ε1, ε2 đƣợc đƣa vào trƣớc, nếu các thông số trên đƣa vào sau sẽ gây nên sai số. Khi đo nhiệt độ đến (2000 ÷ 25000C) giá trị ε1, ε2 có thể xác định bằng thực nghiệm. Cấu tạo: sơ đồ nguyên lý của hoả quang kế màu sắc dùng tế bào quang điện: Hình 1.10. Sơ đồ nguyên lý hoả quang kế màu sắc dùng tế bào quang điện Cƣờng độ bức xạ từ đối tƣợng đo A qua hệ thấu kính (1) tập trung ánh sáng trên đĩa 2. Đĩa này quay quanh trục nhờ động cơ (3). Sau khi ánh sáng qua đĩa (2) đi vào tế bào quang điện (4), trên đĩa khoan một số lỗ, trong đó một nửa đặt bộ lọc ánh sáng đỏ (LĐ) còn nửa kia dặt bộ lọc ánh sáng xanh (LX). Khi đĩa quay tế bào quang điện lâng lƣợt nhận đƣợc ánh sáng đỏ và xanh với tần số nhất định tuỳ theo tốc độ quay của động cơ. Dòng quang 19
- điện đƣợc khuếch đại nhờ bộ khuếch đại (5) sau đó đƣa vào bộ chỉnh lƣu pha (7). Nhờ bộ chuyển mạch (8) tín hiệu đƣợc chia thành hai thành phần tuỳ theo ánh sáng vào tế bào quang điện là xanh hay đỏ. Hai tín hiệu này đƣợc đo bằng bộ chia (9). Tuỳ theo cƣờng độ bức xạ của đối tƣợng đo, độ nhạy của khuếch đại đƣợc điều chỉnh tự động nhờ thiết bị (6). Bộ chia thƣờng là lôgômét từ điện, góc quay của nó tỉ lệ với nhiệt độ đo và bộ chuyển mạch là các rơle phân cực, làm việc đồng bộ với đĩa quay, nghĩa là sự chuyển mạch của khung lôgômét xảy ra đồng thời với sự thay đổi bộ lọc ánh sáng mà dòng bức xạ đặt lên tế bào quang điện. Đặc điểm: phƣơng pháp đo nhiệt độ bằng hỏa quang kế màu sắc có ƣu điểm là trong quá trình đo không phụ thuộc vào khoảng cách từ vị trí đo đến đối tƣợng đo và không phụ thuộc vào sự bức xạ của môi trƣờng. Nhƣợc điểm của hoả quang kế màu sắc là chúng tƣơng đối phức tạp. Ngoài ra để đo nhiệt độ ngƣời ta còn dùng: Nhiệt kế áp suất, nhiệt kế áp suất khí, nhiệt kế áp suất chất lỏng 1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN LÒ NHIỆT 1.4.1. Mô tả toán học của lò nhiệt trong phòng thí nghiệm Lò nhiệt có đầu vào là điện áp cung cấp cho dây đốt (hay công suất cung cấp ) và ngõ ra là nhiệt độ của sản phẩm cần nung hay nhiệt độ vùng sử dụng. Thực tế lƣợng nhiệt này ngoài việc đốt nóng để tăng nhiệt độ bên trong mà còn cung cấp nhiệt lƣợng ra bên ngoài nên thực tế phƣơng trình cân bằng năng lƣợng này rất khó thiết lập. Một cách gần đúng ,ta có thể xem môi trƣờng nung là đồng chất, đẳng nhiệt ta có hàm truyền của lò là[7]: 20
- Trong đó: P: Công suất cung cấp dƣới dạng điện năng. K: Hệ số tỷ lệ cho biết quan hệ giữa ngõ vào và ngõ ra ở trạng thái xác lập. T: Hắng số thời gian thể hiện quán tính của hệ thống. Theo thực nghiệm Ziegler-Nichols đề xuất ra hệ thống là khâu biểu diễn ở bậc cao do tính chất có trễ của lò nhiệt, xấp xỉ về khâu quán tính bậc nhất có trễ ta đƣợc: ke. Ls Hs() (1.17) Ts 1 Trong đó: L: Thời gian trễ của lò nhiệt. Khai triển Taylor gần đúng e-LS ta đƣợc hàm truyền sẽ là hệ thống tuyến tính bậc 2: k Hs() (1.18) (Ts 1)( Ls 1) 1.4.2. Phƣơng pháp điều khiển on – off Điều khiển on- off là lặp lại trạng thái on- off của hệ thống điều khiển theo điểm đặt. Ví dụ trong hình, relay ngõ ra là on khi nhiệt độ trong lò dƣới điểm đặt, và off khi nhiệt độ đến điểm đặt. a) Mô tả hoạt động on-off Với cấu hình của hệ thống điều khiển đƣợc trình bày nhƣ ở trên, relay ngõ ra on, cấp điện tới sợi nung khi giá trị nhiệt độ hiện tại trong lò dƣới điểm đặt . Relay ngõ ra off khi nhiệt độ lên cao hơn điểm đặt. Nhờ phƣơng pháp 21
- điều khiển nhiệt độ mà nhiệt độ đƣợc đặt ở giá trị nào đó bằng cách bật on và off nguồn cho sợi nung đƣợc gọi là điều khiển on-off. Hoạt động này cũng đƣợc gọi là điều khiển hai vị trí vì hai biến đặt cũng liên quan tới điểm đặt[5]. Hình 1.11. Đặc điểm của hoạt động on – off b) Điều chỉnh độ nhạy Nếu relay ngõ ra đƣợc bật on hoặc off ở một điểm đặt chattering của ngõ ra có thể xảy ra làm hệ thống điều khiển có thể bị ảnh hƣởng nhiễu. Vì lý do này mà từ trễ giữa on và off thƣờng xảy ra ở ngõ ra nhƣ hình 1.11. Từ trễ này đƣợc gọi là hiệu chỉnh độ nhạy. Điều chỉnh độ nhạy cao đòi hỏi cần phải tránh tần số hoạt động on-off . Hình 1.12. Đặc điểm của Hunting c) Hunting 22
- Khi điểm đặt đƣợc điều khiển bằng hoạt động on-off, biến đặt thay đổi tuần hoàn nhƣ trong hình 1.12. Sự thay đổi tuần hoàn này đƣợc gọi là hunting. Kết quả tốt nhất của hoạt động on-off đạt đƣợc nếu nhƣ biên độ hunting là nhỏ nhất[5] . d) Hệ thống thích hợp cho điều khiển on-off Điều khiển on-off tốt nhất cho hệ thống điều khiển khi nhiệt độ tăng lên chậm và sai phân G giữa cân bằng nhiệt khi ngõ ra là on và khi ngõ ra là off nhỏ. Ví dụ , G nhỏ duy trì đáp ứng nhiệt nhanh và hunting đƣợc tắt bằng hình thức on-off đƣợc trình bày nhƣ trong hình. Trong hình này dùng đèn ở ngõ ra. Nhiệt độ trên tới giá trị tới hạn thấp của ngõ ra đèn đƣợc điều khiển bằng hai sợi nung với tổng công suất là 600W. Trong lân cận điểm đặt, nhiệt độ điều khiển mỗi sợi nung là 300W. 1.4.3. Phƣơng pháp điều khiển PID PID là bộ điều khiển tỷ lệ - tích phân – vi phân ( Propotional – Integral – Derivative) . Bộ điều khiển PID đƣợc sử dụng rộng rãi để điều khiển đối tƣợng SISO theo nguyên tắc sai lệch[7]: y(t) U(t) e(t) PID Đối tƣợng Hình 1.13. Hệ thống điều khiển vòng kín với bộ điều khiển PID Nếu e(t) càng lớn thì thông qua thành phần tỷ lệ làm cho x(t) càng lớn ( vai trò của khâu P ). Nếu e(t) chƣa bằng 0 thì thông qua thành phần tích phân, PID vẫn tạo tín hiệu điều chỉnh ( vai trò của khâu I ). Nếu e(t) thay đổi lớn thì thông qua thành phần vi phân, phản ứng tích hợp x(t) càng nhanh ( vai trò của khâu D ). 23
- a) Khâu tỷ lệ D Khâu P tạo ra tín hiệu điều khiển tỉ lệ với giá trị của sai lệch. Việc này đƣợc thực hiện bằng cách nhân sai lệch e với hằng số Kp gọi là hằng số tỉ lệ. Khâu P đƣợc tính dựa trên công thức: Pout K p.() e t (1.19) Trong đó: Pout : Giá trị ngõ ra KP : Hằng số tỷ lệ e: sai lệch Sơ đồ khối của khâu P: KP e(t) u(t) b) Khâu tích phân I Khâu I cộng thêm tổng các sai số trƣớc đó vào giá trị điều khiển. Việc tính tổng các sai số đƣợc thực hiện liên tục cho đến khi giá trị đạt đƣợc bằng với giá trị đặt, và kết quả là khi hệ cân bằng thì sai số bằng 0. Khâu I đƣợc tính theo công thức[7]: t Iout K i e() d (1.20) 0 Trong đó: Iout : giá trị ngõ ra khâu I Ki : hệ số tích phân e: sai số Sơ đồ khối khâu I: Ki e(t) u(t) Ki 24
- Khâu I thƣờng đi kèm với khâu P, hợp thành bộ điều khiển PI. Nếu chỉ sử dụng khâu I thì đáp ứng của hệ thống sẽ chậm và thƣờng bị dao động. c) Khâu vi phân D Khâu D cộng thêm tốc độ thay đổi sai số vào giá trị điều khiển ở ngõ ra. Nếu sai số thay đổi nhanh thì sẽ tạo ra thành phần cộng thêm vào giá trị điều khiển. Điều này cải thiện đáp ứng của hệ thống, giúp trạng thái của hệ thống thay đổi nhanh chóng và đạt đƣợc giá trị mong muốn. Khâu D đƣợc tính theo công thức[7]: d D K e() t (1.21) out D dt Trong đó: Dout : ngõ ra khâu D KD: hệ số vi phân e: sai số Sơ đồ khối khâu D: KD e(t) u(t) d) Bộ điều khiển PID cho lò nhiệt Tổng hợp ba khâu P, I, D ta đƣợc bộ điều khiển PID. Bộ điều khiển PID đƣợc mô tả bằng hàm truyền đạt sau: Ki 1 G( s ) Kp K d s K p (1 T d s ) (1.22) s Ti s Ta có lò nhiệt có hàm truyền đạt: k Hs() (1.23) (Ts 1)( Ls 1) 25
- Hình 1.14. Đặc tính của lò nhiệt Theo Nichols – Ziegler các hằng số KP, thời hằng tích phân Ti , hằng số vi phân Td của hàm hiệu chỉnh thích hợp ứng với hàm truyền các thông số K, T1, T2 đƣợc xác định qua bảng sau: Bảng 1.1. Hiệu chỉnh tham số PID theo phƣơng pháp Nichols – Ziegler Bộ điều khiển Kp Ti Td P T2 ∞ 0 T.K 1 PI T T 0 0.9 2 1 T.K 1 0.3 PID T 2T 0.5T 1.2 2 1 1 T.K 1 26
- 1.5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI CẢM BIẾN THƢỜNG DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐO NHIỆT ĐỘ Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều cảm biến nhiệt cũng nhƣ dụng cụ đo nhiệt độ nói chung và đo nhiệt độ lò nói riêng. Dƣới đây chỉ là một số cảm biến và dụng cụ đo thƣờng dùng để đo nhiệt độ lò. 1.4.1. Máy đo nhiệt độ siêu nhỏ Hình 1.15. Máy đo nhiệt độ siêu nhỏ[12] Thông số: Khoảng đo: Độ C: -40oC ~ + 200oC. Độ F: -40oF ~ +392oF. Độ chính xác: - ±1oC trong khoảng đo từ -20oC ~ +100oC (-4oF ~ o o o o +212 F); - ±2 C trong khoảng đo còn lại. Độ chia: 0.1 C (0.1 F). Pin: 1.5V 1.4.2. Thiết bị đo nhiệt độ lò (Model MP 200) Dải đo: 200 12000 C Đầu đo: Cáp dài 1800mm,đầu cảm biến bằng thép không rỉ dài 500mm,thích hợp đo nhiệt độ trong lò đốt,nồi nấu kim loại,công nghệ tráng nhôm Nƣớc sản xuất: Đức Hình 1.16. Thiết bị đo nhiệt độ lò Model MP 200[12] 27
- 1.4.3. Thiết bị đo nhiệt độ chuyên nghiệp P400/P410 Đầu đo: PT100 kiểu 4 dây Dải đo: 99,900CC 850 Độ chính xác: 0,30 C Độ phân giải: 0.1°C trong khoảng -99.9°C +399.9°C, 1°C cho khoảng còn lại Bộ nhớ: Lƣu trữ 19 kết quả đo Đầu nối: DIN 45326 8-pole Nhiệt độ làm việc: 0°C +50°C Màn hiển thị: LCD Vỏ: Nhựa ABS Kích thƣớc: 130 x 65 x 25 mm (L x W x H) Hình 1.17. Thiết bị đo nhiệt độ Trọng lƣợng :240g chuyên nghiệp P400/P410[12] Nguồn cấp: 2 pin 1.5 Volt AA Tuổi thọ pin: Xấp xỉ 160 giờ 1.4.4. Đồng hồ đo nhiệt độ Độ Khoảng đo Độ chính xác chia -50oC ~ 0oC: ±(0.5% + 1oC) 0.1oC 0oC ~ 199.9oC: ± (0.3% + 1oC) o o o o -50oC ~ -50 C ~ 300 C: ±(0.5% + 1 C) o o C 1300oC 301 C ~ 1000 C: ± (0.3% + 1oC 1oC) 1001oC ~ 1300oC: ±(0.5% + 1oC) o o o -58 F ~ 199.9 F: ± (0.3% + o o 0.1 F -58 F ~ 2oF) o F 1999 F -58oF ~ 1999oF: ± (0.3% + 1oF 2oF) 28
- Pin: 9V ; Kích thƣớc : 143 x 74 x 34mm. Trọng lƣợng : 226g ; Xuất Sứ : Đài Loan. Hình 1.18.Đồng hồ đo nhiệt độ[12] CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CARD PCI 1710 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG CARD PCI-1710 VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT - 1710 PCI 1710 là một card DAS đa chức năng cho bus PCI. Thiết kế mạch tiên tiến mang lại cho bạn nhiều chức năng và chất lƣợng cao hơn, bao gồm 5 chức năng điều khiển và đo lƣờng mong muốn: bộ chuyển đổi A/D 12 bit, bộ chuyển đổi D/A, đầu vào số, đầu ra số và bộ đếm/bộ thời gian. 2.1.2. Bus PCI Plug and Play PCI 1710 sử dụng một PCI điều khiển tới giao diện card bằng bus PCI. Bộ điều khiển thực thi đầy đủ đặc tính kỹ thuật Rev 2.1 bus PCI. Tất cả những sự định dạng địa chỉ mạng tƣơng đối, chẳng hạn nhƣ: địa chỉ cơ sở và thiết lập ngắt, đƣợc điều khiển tự động bởi phần mềm. Không dây nối hoặc sự thiết lập chuyển đổi DIP là yêu cầu cho việc định dạng của ngƣời sử dụng. 2.1.3. Những kiểu đầu vào và việc thiết lập những phạm vi linh hoạt PCI 1710 đặc trƣng một kênh tự động mạch quét linh hoạt. Mạch điện, tốt hơn phần mềm của bạn, điều khiển thời gian chuyển mạch bộ dồn kênh. Trên bảng mạch SRAM lƣu trữ các giá trị khuếch đại khác nhau và sự định dạng cho mỗi kênh. Thiết kế này cho phép bạn thực hiện lấy mẫu tốc độ cao nhiều kênh (lên tới 100 kHz) với những lợi ích khác nhau cho mỗi kênh với sự kết hợp tự do của một đầu ra và các đầu vào khác nhau. Sơ đồ khối nhƣ sau[3]: 29
- Hình 2.1.Sơ đồ khối của Card PCI-1710 2.1.4. Vùng nhớ FIFO trên bảng mạch (First In First Out) PCI 1710 có một bộ đệm FIFO trên bo mạch nó có thể lƣu trữ tới 4K mẫu A/D. PCI 1710 phát sinh một ngắt khi FIFO đầy nửa. Đặc tính này cung cấp liên tục sự di chuyển dữ liệu tốc độ cao và nhiều sự thực hiện có thể đoán trƣớc trên hệ thống Windows. 2.1.5. Bộ đếm lập trình đƣợc trên bảng mạch PCI 1710 cung cấp một bộ đếm lập trình đƣợc để sinh ra một trigơ tốc độ cho bộ chuyển đổi A/D. Chíp bộ đếm là một IC 82C54 hoặc tƣơng đƣơng, Nó 30
- bao gồm 3 bộ đếm 16 bit trên 1 xung nhịp 10 MHz. Một bộ đếm đƣợc sử dụng nhƣ một máy đếm sự kiện cho việc đếm các sự kiện đang đến từ các kênh đầu vào. Hai cái khác đƣợc nối với nhau để tạo ra một bộ thời gian 32 bit cho một trigơ tốc độ cao[3]. Các đặc tính sau: 16 đầu ra đơn hoặc 8 đầu vào tƣơng tự vi phân, hoặc một sự kết hợp Bộ chuyển đổi A/D 12 bit, với nhịp độ lấy mẫu lên tới 100 kHz Chƣơng trình khuếch đại cho mỗi kênh đầu vào Kênh tự động/ quét linh hoạt Bộ đệm FIFO lấy mẫu 4K trên bảng mạch Hai kênh đầu ra tƣơng tự 12 bit 16 đầu vào số và 16 đầu ra số Lập trình từng bƣớc/ bộ đếm a) Đầu vào tương tự Số kênh : 16 đầu ra đơn hay 8 đầu vào vi phân Độ phân giải: 12 bit Bo mạch đệm FIFO: 4K lấy mẫu Thời gian biến đổi: 8 s Dải đầu vào: V, phần mềm lập trình Bipolar – lƣỡng cực: ±10, ±5, ±2.5, ±1.25,±0.625 Unipolar - đơn cực: 0 ~ 10, 0 ~ 5, 0 ~ 2.5,0 ~ 1.25 Đầu vào quá áp lớn nhất: ±30 V Tỷ số loại bỏ kiểu chung (CMRR) Hệ số khuếch đại: (0,5; 1); 2; 4; 8 CMRR: 75dB; 80dB; 84dB; 84dB Dữ liệu thông qua lớn nhất: 100 kHz 31
- Độ chính xác: 0.01% của FSR ±1 LSB; 0.02% của FSR ±1 LSB; 0.02% của FSR ±1 LSB; 0.04% của FSR ±1 LSB Sai số tuyến tính: ±1 LSB Tổng trở vào: 1 G Biểu mẫu khởi động: Phần mềm, lập trình bên trong bo mạch hoặc bên ngoài b) Đầu ra tương tự Số kênh: 2 Độ phân giải: 12 bit Độ chính xác tƣơng đối: ±1/2 LSB Sai số lan truyền: ±1 LSB Nhịp độ cập nhật lớn nhất: 100 K samples/s Tốc độ quét: 10V/ms Dải đầu ra: (phần mềm lập trình) Mốc đầu vào: 0 ~ +5 V, 0 ~ +10 V Mốc đầu ra: 0 ~ +x V đến -x V (-10 #x # 10) c) Đầu vào số Số kênh: 16 Điện áp vào: Mức thấp: 0.4 max Mức cao: 2.4 min Tải đầu vào: Mức thấp: -0.2mA và 0.4 V Mức cao: 20 A và 2.7 V d) Đầu ra số Số kênh: 16 Điện áp đầu ra: 32
- Mức thấp: 0.4 V max và 8 mA (nhận) Mức cao: 20 V và -0.4mA (nguồn) e) Lập trình bộ thời gian/ bộ đếm Chíp đếm: 82C54 hoặc tƣơng đƣơng Bộ đếm: 3 kênh, 16 bit, trong đó có 2 kênh là định hình thƣờng xuyên nhƣ các bƣớc lập trình; 1 kênh là tự do cho ứng dụng của ngƣời dùng Đầu vào, cực: TTL/CMOS phù hợp Cơ sở thời gian: Kênh 1: 10MHz Kênh 2: đầu vào lấy từ đầu ra của kênh 1 Kênh 0: Xung nhịp bên trong 1MHz hoặc bên ngoài max 10MHz đƣợc lựa chọn bởi phần mềm. f) Tổng thể Đầu nối I/O: 68 chân SCSI-II đầu nối cái. Công suất tiêu thụ: 5V và 850 mA (điển hình) ; 5V và 1A (lớn nhất) Kích thƣớc: 175 mm x 107 mm (6.9'' x 4.2'') Nhiệt độ làm việc: 0 ~ +60 °C (32 ~ 140 °F) tới IEC 68-2-1,2 Nhiệt độ lƣu giữ: -20 ~ +70 °C (-4 ~ 158 °F) Độ ẩm làm việc: 5 ~ 95%RH không ngƣng tụ (tới IEC 68-2-3 ) MTBF: quá 64,770 hrs và 25 °C đƣợc nối đất, môi trƣờng hỗn hợp CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ LÒ NHIỆT SỬ DỤNG CARD PCI 1710 33
- 3.1. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MẠCH ĐO NHIỆT ĐỘ Hình 3.1. Sơ đồ khối cấu trúc mạch đo nhiệt độ 3.1.1. Khối nguồn cấp Sử dụng nguồn ngoài sẵn có các dải điện áp :-12V;-5V;+5V;+12V cung cấp cho các phần tử có trong mạch. 3.1.2. Khối nguồn dòng Cảm biến nhiệt độ PT100 là cảm biến nhiệt độ dạng điện trở (RTD). Khi nhiệt độ thay đổi, giá trị điện trở của cảm biến sẽ thay đổi theo. Điện trở này là một dây kim loại có bọc các đoạn sứ bao quanh toàn bộ dây kim loại.Phần bao bọc này lại đƣợc đặt trong một ống bảo vệ (thermowell) thƣờng có dạng hình tròn, chỉ đƣa 2 đầu dây kim loại ra để kết 34
- nối với thiết bị chuyển đổi. Phần ống bảo vệ sẽ đƣợc đặt ở nơi cần đo nhiệt độ,thông thƣờng can nhiệt Pt100 chỉ đo đƣợc nhiệt độ tối đa là 600 0C. Cấu tạo nhƣ hình sau: C Hình 3.2. Cấu tạo PT100 Nhƣ vậy nếu cấp cho PT100 một giá trị dòng điện không đổi thì giá trị điện áp trên cảm biến sẽ đƣợc tính theo định luật Om: UT = RT . Ic (3.1) UT : Là giá trị điện áp trên hai đầu cảm biến 0 RT : Điện trở của cảm biến tại T C. Mặt khác dựa vào nguyên lý của sự thay đổi điện trở, ngƣời ta chứng minh đƣợc rằng điện trở RTD thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ theo phƣơng trình sau[8]: RRTT(12 ) T 0 (3.2) Trong đó: RT : Là điện trở của RTD ở nhiệt độ T (Ω). 0 R0 : Là điện trở của của RTD tại 0 C (Ω). : Là các hằng số xác đinh bằng thực nghiệm. 35
- Nếu nhiệt độ trong khoảng ngắn nhất định, công thức trên có thể đƣợc đơn giản thành: RRTT 0 (1 ) (3.3) Đối với PT 100 ta có R0 = 100(Ω). (3.4) Giá trị hằng số thƣờng lấy bằng 0.00385 và đƣợc coi là không đổi trong thang nhiệt độ 0-100 độ. Thay vào (3.4) ta có: . Thay RT vào (3.1) : UT = 100I c(1+0,00385T) Từ đó tính đƣợc (3.5) Nếu giữ cho Ic=const, thì Upt100 Rpt100. 3.1.3. Khối khuếch đại Vì tín hiệu điện áp ra có biên độ nhỏ, do vậy ta cần có bộ khuếch đại điện áp, bộ khuếch đại đƣợc sử dụng là bộ khuếch đại thuật toán (OA). 3.1.4. Khối PCI-1710 Thu thập dữ liệu thu đƣợc truyền lên máy tính thông qua các đầu vào,đẩu ra tích hợp sẵn. 3.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ 3.2.1. Mạch nguồn dòng 36
- Dòng điện cấp cho PT100 chọn bằng 1mA đảm bảo cho PT100 không bị nóng lên khi đƣợc cấp nguồn. +5V R30 10K Q1 A1015 Q2 J5 A1015 d1 1 2 R11 1K Pt100 Hình 3.3. Mạch tạo nguồn dòng Dòng cung cấp cho PT100 sẽ đƣợc tính theo công thức sau: U I BE 0 R Với: UBE điện áp giữa cực B,E của Transistor. Hai transistor chọn loại A1015 có Ic=100mA,UBE=0,8V Giá trị điện trở R12 đƣợc tính theo công thức: 0,8 R 800 12 0,001 Ta chọn R12 là biến trở 10k để điều chỉnh. R11 chọn bằng 1kΩ 3.2.2. Mạch khuếch đại 0 0 PT100 ở C có RT =100 .Do đó Ura C là 0,1V. PT100 ở 200 0C có RT =175,84 (tra bảng đặc tính RT ). Điện áp rơi trên PT100 ứng với thang dải đo cực đại 2000C: 37
- UVra 200.0,001 0,2 Điện này cần qua bộ khuếch đại không đảo để đƣa vào Card PCI-1710. Vì vậy ta cần qua một mạch trừ để ở 0 0C điện áp ra là 0V và sau đó qua một mạch khuếch đại để chuẩn hóa về giải điện áp từ (0-5V) trƣớc khi đƣa vào card. Với hệ số khếch đại: 5 K 25 0,2 Chọn R9 = 1KΩ, R10 biến trở 100KΩ Ta có sơ đồ nhƣ sau: R6 R10 100K J4 1K 1 A2 - 12V 2 R5 -12V 1K 4 4 - R9 PT100 2 LM358 tin hieu ap 1 6 - LM358 J3 3 + 7 A2 1 +12V 1K 5 + 2 +5V 8 U9A 8 U9B J6 1 -12V +12V 2 +12V R7 R8 nguon +5V 10k 1K Hình 3.4. Sơ đồ mạch gia công tín hiệu đo Trong đó: Ta chọn R5=R6=R8= 1K R7 biến trở 10K 3.2.3. Mạch điều khiển Điều khiển nhiệt chính là điều khiển điện áp xoay chiều đặt trên tải .Có nhiều phƣơng pháp để điều áp có thể điều khiển theo tuyến tính (góc mở), điều khiển theo xung (đóng ngắt) để đạt đƣợc nhiệt độ yêu cầu. Có thể dùng 2 IC Thysistor đấu ngƣợc hoặc TRIAC để làm van đóng mở. 38
- Với yêu cầu của đề tài ở đây dùng 1 IC TRIAC để làm van động lực, còn việc điều khiển việc mở van sử dụng optotriac MOC3020 và TCA785. Phƣơng pháp điều khiển tuyến tính (góc mở). TCA785 là một IC chuyên dung để điều khiển thyristor,triac,transistor Các xung điều khiển có thể điều chỉnh trong khoảng rộng từ 0-180 độ. Vi mạch TCA 785 là vi mạch phức hợp thực hiện đƣợc 4 chức năng của một mạch điều khiển: điện áp đồng bộ, tạo điện áp răng cƣa đồng bộ, so sánh và tạo xung ra. Nguyên lý hoạt động: Tín hiệu đồng bộ đƣợc đƣa vào chân 5.Tại đây bộ phận nhận biết điểm không sẽ phát tín hiệu điểm không về khối thanh ghi đồng bộ.Khối thanh ghi đồng bộ điều khiển phát tín hiệu xung răng cƣa đồng bộ với tín hiệu nguồn xoay chiều.Điện áp xung răng cƣa đƣợc so sánh điện áp điều khiển đặt vào chân 11.Khi điện áp xung răng cƣa lớn hơn điện áp điều khiển khối so sánh phát ra tín hiệu điều khiển về khối logic.Tại đây đầu ra tƣơng ứng Q1,Q2 sẽ phát xung điều khiển các van công suất. Hình 3.5. Biểu đồ xung Thông số chủ yếu của TCA 785: Điện áp nuôi: Us max = 18V. Dòng điện tiêu thụ: Is max = 10 mA. Dòng điện ra: I = 400 mA. 39
- Điện áp răng cƣa: Ur max = (Us – 2) V. Điện trở trong mạch tạo điện áp răng cƣa: R9 = 20 kΩ ÷ 500 kΩ. Điện áp điều khiển : U11 = - 0,5 ÷ (Us – 2) V. Dòng điện đồng bộ: Is = 200 µA Tần số xung ra: f = 10 ÷ 500 Hz. Sơ đồ mạch nhƣ sau: J2 R1 R2 +12V 1 2 470 22 ohm/1W 12VAC 2 - 250 mA 16 13 6 7 8 5 D1 R3 L 1N4007 QZ 14 Tin hieu DK VSS PCI VSY Q1 11 VREF V11 INHIBIT D2 220 15 Q2 GND R9 R10 C12 2 QU 4 TCA785 1N4007 1 9 2 3 4 10 12 C1 104 R4 100K Hình 3.6. Sơ đồ mạch điều khiển Bằng cách điều khiển giá trị điện áp từ chân tƣơng tự của card PCI 1710 từ 0V đến 10V nối với chân số 11 của TCA ta có thể điều chỉnh góc mở α từ 00 tới 1800 điện. Cực G của triac nhận từ chân 15 một xung dƣơng trong nửa chu kỳ dƣơng của điện áp nguồn nuôi và nhận một xung dƣơng từ chân 14 trong nửa chu kỳ âm. 40
- Hình 3.7. Mạch in Hình 3.8. Mạch thi công 3.2.4. Mạch động lực Điện áp điều khiển đƣợc đƣa vào chân 11 so sánh với điện áp răng cƣa. Khi điện áp răng cƣa lớn hơn điện áp điều khiển thì sẽ phát ra xung điều 41
- khiển ra chân 14, 15 kích mở cho MOC3020. MOC3020 mở cũng chính là lúc Triac thông, thời điểm kích mở quyết định điện áp ra tải. J5 HOT 1 2 R1 R2 J7 180 220VAC 1.2K 6 MOC3023 1 1 C1 2 0.1uF/630V 2 20A TRIAC A1A2G Tin hieu DK 4 J6 1 2 Phan tu gia nhiet Hình 3.9. Sơ đồ mạch mở Triac Hình 3.10. Mạch in 42
- Hình 3.11. Mạch thi công 3.2. GIAO TIẾP PHẦN MỀM MATLAB VỚI CARD PCI-1710 Matlab là một phần mềm rất mạnh,hỗ trợ việc các phép tính,tính toán ma trận và mô phỏng các đối tƣợng vật lý.Matlab đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xử lý tín hiệu và ảnh, truyền thông, thiết kế điều khiển tự động, đo lƣờng kiểm tra, phân tích mô hình tài chính, hay tính toán sinh học v.v Để có thể thiết kế giao diện đồ họa giữ ngƣời dùng và Matlab ta sử dụng công cụ Guide trong matlab.Thiết kế một giao diện GUI ta làm qua các bƣớc sau: + Bước 1: Mở phần mềm Matlab, gõ lệnh sau vào cửa sổ Command: >>guide 43
- Hình 3.12. Cửa sổ GUIDE Quick Start Trong cửa sổ GUIDE Quick Start có nhiều lựa chọn theo một trong các khuân mẫu sau: Create New GUI: Tạo một hộp thoại GUI mới theo một trong các loại sau: Blank GUI (Default): Hộp thoại GUI trống không có một điều khiển uicontrol nào cả. GUI with Uicontrols: Hộp thoại GUI với một vài uicontrol nhƣ button, Chƣơng trình có thể chạy ngay. GUI with Axes and Menu: Hộp thoại GUI với một uicontrol axes và button, các menu để hiển thị đồ thị. Modal Question Dialog: Hộp thoại đặt câu hỏi Yes, No. Open Existing GUI: mở một project có sẵn. + Bước 2: Cửa sổ GUI hiện ra 44
- Hình 3.13. Cửa sổ giao diện GUI Giao diện rất giống với các chƣơng trình lập trình giao diện nhƣ Visual Basic, Visual C++, Các bạn di chuột qua các biểu tƣợng ở bên trái sẽ thấy tên của các điều khiển. Xin nói qua một vài điều khiển hay dùng: Push Button: Nút ấn,kích hoạt một hành động. Slider : Thanh trƣợt có một con trƣợt chạy trên đó. Radio Button : Nút nhỏ hình tròn để chọn lựa . Check Box: Hộp kiểm tra,đƣa vào các chọn lựa bằng chuột. Edit Text : Hộp đƣa vào văn bản. Static Text : Dòng văn bản để đặt tiêu đề nhãn. Pop-up Menu : Menu cửa sổ xuống,lựa chọn bằng chuột. List Box : Bảng các mục để lựa chọn. Axes : Vẽ hệ trục. Panel : Khung bao của một vùng cửa sổ. 45
- Button Group: Khung bao của một nhóm nút. ActiveX Control Toggle Button : nhƣ Push button nhƣng hiển thị trạng thái khác nhau mỗi khi ấn. Còn menu thì quan trọng nhất là menu Tools có: Run (Ctr + T) : nhấn vào để chạy chƣơng trình mà ta đã viết. Có lỗi là hiện ra ngay Align Object: dùng để làm cho các điều khiển sắp xếp gọn đẹp theo ý mình nhƣ cùng căn lề bên trái, Grid and Rulers : dùng để cấu hình về lƣới trong giao diện vì nó sẽ coi giao diện nhƣ một ma trận các ô vuông nhỏ, ta sẽ thay đổi giá trị này để cho các điều khiển có thể thả ở đâu tùy ý cho đẹp. Menu Editor : trình này để tạo menu cho điều khiển Tab Order Editor : sắp xếp Tab order là thứ tự khi ta nhấn phím Tab Gui Options : lựa chọn cho giao diện GUI. Sau khi Save thì trong thƣ mục chứa xuất hiện 2 file: File.fig : file này chứa giao diện của chƣơng trình File.m : file chứa các mã thực thi cho chƣơng trình nhƣ các hàm khởi tạo, các hàm callback, + Bước 3: Kéo thả các điều khiển Ta chỉ việc bấm chuột trái vào các điều khiển cần lấy,kéo chuột ra vùng giao diện. 46
- Hình 3.14. Giao diện thiết kế + Bước 4: Thiết lập các thuộc tính điều khiển Kích đúp vào các điều khiển đã chọn để xuất hiện cửa sổ các thuộc tính của điều khiển. Có thể sắp xếp theo chức năng hoặc theo thứ tự A-Z của tên thuộc tính bằng nút hiện ở gõ bên trái. 47
- Hình 3.15. Cửa sổ thuộc tính Một số thuộc tính quan trọng: Tag: để đặt tên điều khiển String: Soạn thảo văn bản hiển thị + Bước 5: Soạn thảo chƣơng trình Quan trọng nhất đối với các điều khiển là sự kiện xảy ra khi ta tác động vào nó.Đó chính là hàm callback. Hàm này sẽ gọi các sự kiện soan thảo bằng m-file khi ta tác động vào các điều khiển. Hình 3.16. Cửa sổ viết chƣơng trình Hàm có một số tham số: Pushbutton1_callback : Hàm đƣợc gọi khi nhấn vào pushbutton hObject: Handle riêng của nút nhấn eventdata: Tham số gọi hàm Handles: Chứa tất cả các handle có trong file.m 48
- Qua thuộc tính tag của các điều khiển ta có thể truy suất các thuộc tính có trong điều khiển đó bằng lệnh get và set: get(handles.tag_dieu_khien, 'ten thuoc tinh'); set(handles.tag_dieu_khien, 'ten_thuoc_tinh', gia_tri); Để thiết lập giao tiếp giữa phần mềm Matlab và card PCI 1710 ta sử dụng công cụ trong Simulink của Matlab trong thƣ viện Real-Time Windows Target. Trong mục này chứa các khối đầu vào ,ra tƣơng tự ,số Ta xét ví dụ nhƣ hình sau: Hình 3.17. Sơ đồ ghép nối trên simulink Khối Analog Input, Analog Ouput đƣợc cài đặt nhƣ hình dƣới đây: Đầu tiên ta kích vào mục install new board để cài đặt thiết bị. Sau đó chọn thiết bị cần kết nối và thiết lập các thông số cần thiết. Tiếp theo ta thiết lập một số thông số trƣớc khi chạy chƣơng trình trên thời gian thực kết nối thiết bị ngoại vi. 49
- Hình 3.18. Thiết lập đầu vào tƣơng tự + Từ thanh công cụ Simulation trên cửa sổ chƣơng trình ta chọn Configuration Parameters. Trong cửa sổ ta chọn phần Solver và thay đổi nhƣ hình vẽ dƣới đây: Hình 3.19. Cài đặt phần Solver + Sau đó chọn phần Real – Time Workshop, trong phần Systm target file chọn Browse và chọn Real – Time Windows Target sau đó ấn apply. 50
- Hình 3.20. Cài đặt Phần Real – Time Workshop + Trên thanh công cụ Simulation chọn External. + Trên thanh công cụ Tools chọn Real – Time Wordshop và chọn Build Model. Để chạy chƣơng trình và kết nối với thiết bị ngoại vi ta chọn Connect to Target 3.3. THUẬT TOÁN 51
- Hình 3.21.Thuật toán chƣơng trình 3.4. GIAO DIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁM SÁT 3.4.1. Mô hình lò nhiệt trên simulink Lò nhiệt trong phòng thí nghiệm có các thông số cơ bản sau [11]: Hãng sản xuất: Nabertherm - Đức - Nhiệt độ tối đa: 10000C 52
- - Nguồn điện: 230 V/50Hz, 1 Phase. - Công suất: 1,2 KW - Kích thƣớc ngoài:335x400x410mm(WxDxH). Hình 3.22. Lò nhiệt trong phòng thí nghiệm Qua các thông số của lò và việc khảo sát thực tế lò nhiệt trong phòng thí nghiệm ta lấy các hệ số nhƣ sau: K = 1000, L = 80, T =2500 ta có hàm truyền đạt của đối tƣợng: 1000 Hs() (80ss 1)(2500 1) Sử dụng phƣơng pháp Ziegler-Nichols hiệu chỉnh PID cho hệ thống điều khiển nhiệt độ lò nhiệt. Mô hình hệ thống lò nhiệt vòng hở đƣợc xây dựng nhƣ sau: Hình 3.23. Mô hình hệ thống lò nhiệt vòng hở Step: là tín hiệu hàm nấc thể hiện phần trăm công cuất cung cấp cho lò nhiệt. Giá trị của hàm nấc từ 0 →1 tƣơng ứng công suất cung cấp 0% →100%. Ta có kết quả mô phỏng nhƣ sau: 53
- Hình 3.24. Đáp ứng của hệ thống lò nhiệt vòng hở Trên hình ta vẽ tiếp tuyến tại điểm uốn để tìm ra tham số T1, T2 từ đó tìm ra thông số của bộ điều khiển PID theo phƣơng pháp Ziegler-Nichols. Hình 3.25. Xác định tham số T1, T2 từ đáp ứng của hệ thống lò nhiệt vòng hở Từ hình vẽ ta xác định đƣợc T1 = 100 s, T2 = 2400 s. Ta có các thông số của bộ điều khiển PID đƣợc xác định: T2 2400 KP 1,2 1,2. 0,0288 TK1 100.1000 TTI 2.1 200 TTD 0,5.1 50 54
- 1 G( s ) 0,0288(1 50 s ) 0,0288 0,000144s+1,44s PID 200s Ta xây dựng đƣợc bộ điều khiển PID trên Simulink nhƣ sau: Hình 3.26. Mô phỏng trên matlab thực hiện bằng bộ điều khiển PID Trong đó khối Saturation1 là một khâu bão hòa. Có giới hạn trên đƣợc đặt bằng 1 ứng với 100% công suất, giới hạn dƣới là 0 ứng với 0% công suất lò. Ta có kết quả mô phỏng: Hình 3.27. Đáp ứng của đối tƣợng với bộ điều khiển PID Từ kết quả mô phỏng ta thấy bộ điều khiển chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu độ quá điều chỉnh còn lớn, thời gian xác lập lớn ta cần điều chỉnh lại các thông số của bộ điều khiển cho phù hợp hơn. 55
- Qua các bảng khảo sát ảnh hƣởng của các thông số KP , KI , KD của bộ điều khiển PID ta tìm đƣợc hàm truyền của bộ điều khiển cho đáp ứng của đối tƣợng tốt nhất: 0,00001 Gs( ) 8 +8s PID s Sau khi ta tìm đƣợc bộ điều khiển phù hợp ta có đáp ứng của đối tƣợng: Hình 3.28. Đáp ứng của đối tƣợng với bộ điều khiển PID Chƣơng trình trên Matlab giao tiếp với card PCI 1710 điều khiển lò nhiệt theo phƣơng pháp PID chạy trên thời gian thực nhƣ mô hình sau: Hình 3.29. Mô hình điều khiển lò nhiệt trên matlab giao tiếp với card PCI 1710 56
- Trong đó tín hiệu điều khiển đƣợc đƣa qua đầu ra tƣơng tự của card PCI với mức điện áp ra từ 0V đến 10V kết nối với TCA 785 điều chỉnh góc mở cho triac. Tín hiệu đo nhiệt độ lò nhiệt đƣợc đƣa về đầu vào tƣơng tự của card PCI và qua khối Subsytem tính toán về giá trị nhiệt độ. Để chƣơng trình chạy tốt cần chú ý điều chỉnh giá trị Sample time của các đối tƣợng bằng nhau.Kết nối mô hình thật nhƣ hình sau: Hình 3.30.Mạch kết nối điều khiển bóng điện Khi kết nối đối tƣợng thật em mới chỉ điều khiển góc mở của triac thông qua card PCI 1710 với chƣơng trình chạy trên Matlab. Còn vấn đề phản hồi tín hiệu nhiệt độ về thì nguồn dòng vẫn chƣa đƣợc ổn định và khi kết nối với card PCI 1710 đọc giá trị về thì vẫn còn nhiều nhiễu tác động dẫn đến sai số. 57
- 3.4.2. Giao diện chƣơng trình Hình 3.30. Giao diện chƣơng trình 58
- Hình 3.31. Kết quả giá trị nhiệt độ đo về khi mô phỏng 59
- KẾT LUẬN Sau một thời gian là ba tháng tìm hiểu về vấn đề điều khiển và giám sát nhiệt độ, tuy vấn đề này là mới mẻ với bản thân em nhƣng em đã cố gắng tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến việc điều khiển và giám sát nhiệt độ. Tuy đã rất cố gắng hoàn thành đồ án nhƣng em không thể tránh đƣợc một số thiếu sót, em mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp và đƣa ra một số ý kiến để cho đồ án của em thực hiện tốt hơn. Dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn cùng sự giúp đỡ của nhiều quý thầy cô trong khoa em đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu và thời gian quy định. Trong luận văn em đã thực hiện đƣợc vấn đề sau: Nghiên cứu vấn đề điều khiển và giám sát nhiệt độ. Tìm hiểu về card PCI 1710. Xây dựng chƣơng trình giám sát nhiệt độ sử dụng Matlab giao tiếp với card PCI 1710. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Độ chính xác chƣa cao, do chất lƣợng linh kiện. Dải đo hẹp từ 0 – 2000C. Em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Điện trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện: Bùi Vũ Cƣờng 60
- TÀI KIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Bính: Điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. [2] Nguyễn Phùng Quang: Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. [3] Lê Văn Doanh - Phạm Thƣợng Hàn - Nguyễn Văn Hòa - Võ Thạch Sơn - Đoàn Văn Tân. “Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển”. NXB KHKT - 2007. [4] Huỳnh Thái Hoàng: Lý thuyết điều khiển tự động, Đại học Bách Khoa TP.HCM. [5] Lê Quốc Huy: Kỹ thuật đo lường, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng [6] [7] [8] 61