Đồ án Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình cổng thông tin điện tử - Trần Hữu Trung

pdf 54 trang huongle 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình cổng thông tin điện tử - Trần Hữu Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_trang_thong_tin_dien_tu_t.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình cổng thông tin điện tử - Trần Hữu Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG THEO MÔ HÌNH CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Chủ nhiệm đề tài:Ths.Trần Hữu Trung HẢI PHÒNG, 07/2014
  2. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HÀI PHÒNG ISO 9001 : 2008 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG THEO MÔ HÌNH CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chủ nhiệm đề tài: Ths.Trần Hữu Trung Các thành viên: KS. Vũ Trọng Chiến KS. Đoàn Quang Hƣng KS. Nguyễn Quang Minh CN. Bùi Thị Cẩm Linh HẢI PHÒNG, 07/2014
  3. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Mục Lục LỜI CAM ĐOAN 5 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 6 DANH MỤC HÌNH VẼ 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU 8 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 4 1.1 Khái niệm cổng thông tin điện tử 4 1.2 Phân loại portal 4 1.3 Các tính năng portal 4 1.4 Cách phân biệt portalvới một ứng dụng web hoặc một hệ thống quản tri nội dung 5 1.4.1 Khả năng cá nhân hoá (Personalization) 5 1.4.2 Khả năng tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation) 6 1.4.3 Khả năng xuất bản thông tin theo tiêu chuẩn (Content syndication) 6 1.4.4 Hỗ trợ nhiều môi trƣờng hiển thị thông tin (Multidevice support) 8 1.4.5 Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO) 8 1.4.6 Khả năng quản trị portal (Portal administration) 9 1.4.7 Khả năng quản trị ngƣời dùng (Portal user management) 10 CHƢƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 12 1.5 Các giải pháp xây dựng 12 CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 15 2.1 Hiện trạng khảo sát và yêu cầu các luồng thông tin chính trên hệ thống 15 2.1.1 Luồng phân quyền ngƣời dùng 15 2.1.2 Luồng tin bài 16 2.1.3 Luồng thông tin thông báo 16 2.1.4 Luồng lịch công tác 17
  4. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 2.1.5 Luồng tổng hợp tin bài trên đối tƣợng 18 2.1.6 Khả năng tổng hợp các hệ thống tiện ích theo đối tƣợng Mainsite và các đơn vị 19 2.1.7 Luồng thông tin đa phƣơng tiện và liên kết các mạng xã hội 19 2.2 Từ khảo sát đƣa quy trình hoạt động hệ thống mới 19 2.3 Thiết kế chức năng hệ thống 21 2.4 Phân rã Use case 25 2.5 Xây dựng biểu đồ tuần tự 29 2.6 Lƣợc đồ quan hệ Error! Bookmark not defined. 2.7 Kiến trúc hệ thống 38 2.8 Hạ tầng triển khai 41 2.9 Nền tảng công nghệ xây dựng 41 CHƢƠNG VI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 42 3.1 Về mặt nội dung 42 3.2 Vai trò của các hệ thống trên Alexa: các hệ thống trên levelsite đã có đóng góp cho HPU trên Alexa 43 3.3 Kết quả đánh giá SEO ranking của hệ thống mới 44 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 45 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  5. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng,đã công bốtheo đúng quy định. Cáckết quả nghiên cứu trong báo cáo do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Chủ nhiệm đề tài Trần Hữu Trung
  6. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SEO(Search Engine Là một tập hợp các phƣơng pháp nhằm nâng cao thứ hạng của Optimization) một website CA: Certification Tổ chức chứng thực Authority CMS (web content Hệ quản trị nội dung management system - Web ) Levelsite Hệ thống các trang cuả các đơn vị trực thuộc trong trƣờng trên hệ thống Mainsite Hệ thống trang chủ của Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng LDAP: Lightweight Giao thức truy cập thƣ mục Directory Access Protocol CSDL Cơ sở dữ liệu RSS (Realy Simple Là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML Syndication) XML (eXtensible Ngôn ngữ đánh dấu Mở rộng Markup Language) BWS Ban website bộ phận quản trị nội dung điều hƣớng thông tin đến các trang levelsite SSO (Single Sign On) Hệ thống đăng nhập 1 lần CSDL IMG Cơ sở dữ liệu lƣu trữ về tài nguyên hình ảnh trên hệ thống CSDL ACC Cơ sở dữ liệu về ngƣời dùng trên hệ thống HTML (HyperText là một ngôn ngữ đánh dấu đƣợc thiết kế ra để tạo nên các Markup Language) trang web với các mẩu thông tin đƣợc trình bày trên World Wide Web
  7. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Biểu đồ luồng phân quyền ngƣời dung 15 Hình 3.2 Biểu đồ luồng tin bài trên hệ thống 16 Hình 3.3 Biểu đồ luồng thông báo trên hệ thống 17 Hình 3.4 Biểu đồ luồng lịch công tác 18 Hình 3.5 Biểu đồ luồng tổng hợp thông tin theo các đối tƣợng trên hệ thống 18 Hình 3.6 Biểu đồ tổng hợp các dịch vụ HPU Net theo các đơn vị 19 Hình 3.7 Biểu đồ luồng thông tin đa phƣơng tiện và lien kết mạng xã hội 19 Hình 3.8 Mô hình xuất bản nội dung 20 Hình 3.9 Mạng lƣới thông tin trên hệ thống HPU 21 Hình 3.10 Cấu trúc thƣ mục hệ thống HPU 22 Hình 3.11 Hệ thông tin cho 23 Hình 3.12 Hệ thông tin về 23 Hình 3.13 Hệ thông tin về 23 Hình 3.14 Biểu đồ usecase tổng quát 26 Hình 3.15 Biểu đồ usecase phân quyền 27 Hình vẽ 3.16 Biểu đồ usecase tin tức 27 Hình 3.17 Biểu đồ usecase tìm kiếm 27 Hình 3.18 Biểu đồ usecase thông báo 28 Hình 3.19 Biểu đồ usercase lịch công tác 28 Hình 3.20 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập 29 Hình 3.21 Biểu đồ tuần tự chức năng phân quyền nhóm 30 Hình 3.22 Biểu đồ tuần tự chức năng search Mutilsite 31 Hình 3.23 Biểu đồ tuần tự chức năng bài viết trên Lelvel Sites && tổng hợp bài viết từ Level Site Lên Main site 32 Hình 3.24 Biểu đồ tuần tự chức năng thông báo 33 Hình 3.25 Biểu đồ tuần tự chức năng lịch công tác 33 Hình 3.26 Kiến trúc hệ thống 39
  8. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Nền tảng xây dựng 41 Bảng 4.1 So sánh nội dung giữa nội dung của hệ thống cũ và hệ thống mới 42 Bảng 4.2Thống kê số lƣợng tin bài trên hệ thống 42 Bảng 4.3 Thống kê số lƣợng thông báo trên hệ thống 43 Bảng 4.4 các hệ thống trên Alexa: các hệ thống trên levelsite đã có đóng góp cho HPU trên Alexa 43 Bảng 4.5 Kết quản đánh giá SEO ranking của hệ thống mới 44
  9. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Website HPU đƣợc xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 21 tháng 12/2001 dựa trên ý tƣởng của GS. Trần Hữu Nghị Chủ tịch hội đồng sáng lập, Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng. Website đƣợc xây dựng mục đích tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, quảng bá thông tin hoạt động của trƣờng,tạo một sân chơi học tập, giải trí cho các em sinh viên. Bên cạnh đó website cũng cung cấp cho các em sinh viên các thông tin, thông báo quan trọng, hƣớng nghiệp cho các em ngay từ khi còn học trên giảng đƣờng Đại học Đối với các bậc phụ huynh, hệ thống này giúp họ có thể nhanh chóng cập nhật các chủ trƣơng, chính sách của trƣờng, các thông tin liên quan đến học tập, rèn luyện của con em mình tạo sự công khai minh bạch trong quá trình hoạt động của trƣờng. Cùng với sự phát triển của hệ thống website đã cho thấy định hƣớng đúng đắn của GS. Trần Hữu Nghị - Chủ tịch hội đồng sáng lập, Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng trong việc xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá trƣờng ĐHDL Hải Phòng thông qua hệ thống này từ những năm đầu tiên thành lập trƣờng. Nhƣng với mô hình trang thông tin hiện nay của trƣờng đại học HPU đã xuất hiện nhiều hạn chế với mô hình ngày một phát triển cuả trƣờng cũng nhƣ không theo kịp sự phát triển của CNTT. Với mô hình phát triển nội dung tập trung về ban website đã giới hạn số lƣợng ngƣời tham gia, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tập thể, của từng cá nhân trong trƣờng tham gia vào hệ thống. Tình hình tuyển sinh đối với trƣờng trong vài năm gần đây có nhiều khó khăn, lƣợng sinh viên giảm đi ảnh hƣởng tới thứ hạng Web Ranking của Trƣờng ĐHDL Hải Phòng. Lƣợng truy cập giảm sút, mức độ nhận diện thấp dẫn tới thƣợng hiệu của trƣờng chƣa đƣợc biết đến rộng rãi vì vậy đòi hỏi cấp thiết là cần xây dựng một hệ thống mới, tiện lợi hơn, hỗ trợ ngƣời dùng tốt hơn, ƣu việt hơn góp phần nâng cao thƣơng hiệu nhà trƣờng. Với tính cấp thiết nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất với nhà trƣờng cho phép triển khai đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG THEO MÔ HÌNH CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ”. 1
  10. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Trang thông tin điện tử HPU đƣợc nghiên cứu xây dựng mục đích giúp cho công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Quảng bá thông tin hoạt động của trƣờng. Đối với các bậc phụ huynh giúp họ có thể nhanh chóng biết đƣợc các chủ trƣơng của trƣờng, các thông tin liên quan đến học tập, rèn luyện của con em mình. - Phát triển hệ thống quản trị đại học tiên tiến dựa trên cơ sở hạ tầng thông tin và công nghệ hiện đại. - Tạo điều kiện phát triển ứng dụng CNTT một cách rộng rãi và có hệ thống vào các hoạt động nội bộ của tất cả các đơn vị trong trƣờng. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu - Cán bộ, Giảng viên, Sinh viên, Phụ huynh, Cựu sinh viên, Sinh viên tƣơng lai, Doanh nghiệp và khách quan tâm đến Trƣờng ĐHDL Hải Phòng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc nhóm nghiên cứu đã tiến hành xử lý thông tin phân tách xây dựng và định hƣớng lại theo các khái niệm cơ bản về Cổng thông tin điện tử cách thức đánh giá tính năng của cổng thông tin điện tử. Đối chiếu sang các mô hình hệ thống của các trƣờng đại học nhƣ đại học Hồng Bàng, Đại học Hoa Sen, Đại Học FPT .Phân tích điểm mạnh điểm yếu từ đó đề xuất phƣơng án xây dựng hệ thống Cổng thông tin điện tử Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Nghiên cứu thực nghiệm: Dựa trên mô hình kiến trúc 4 lớp của hệ thống nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng và kiểm thử các chức năng theo hƣớng Cổng thông tin điện tử. Kết hợp với hệ thống Đăng nhập tập trung ACC nhóm đã tiến hành thực nghiệm tích hợp tài khoản ngƣời dùng ngƣời dùng ACC vào hệ thống HPU đảm bảo tính năng SSO trên hệ thống. Bên cạnh đó cũng đƣa ra giải pháp tập trung tài nguyên hình ảnh của hệ thống HPU lên hệ thống IMG. Kết hợp với các API của Google Search cung cấp các phƣơng thức tìm kiến trên Mutisite hoặc Levelsite đảm bảo tính tiện lợi và nhanh chóng trong quá trình tìm kiếm 2
  11. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng và các API Developer đối với mạng xã hội nhằm tạo tính tƣơng tác với ngƣời dùng. Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo quy trình phân tích coding đánh giá tái phân tích chỉnh sửa và kiểm thử. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo - Thông tin trên hệ thống HPU đƣợc phát triển đa dạng về nội dung - Quảng bá thông tin hình ảnh, hoạt động của nhà trƣờng. Thứ hạng HPU trên Alexa và webometrics đƣợc cải thiện - Toàn bộ cán bộ giảng viên trong trƣờng có thể tham gia trên hệ thống - Các đối tƣợng truy cập hệ thống HPU đƣợc điều hƣớng đúng thông tin cần - Những đóng góp khác: Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Giảm thiểu công tác xử lý không mất thời gian Việc lƣu trữ, tìm kiếm thuận tiện Hỗ trợ thống kê báo cáo về nội dung để đánh giá kết quả làm việc của các đơn vị theo năm. 3
  12. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm cổng thông tin điện tử Có nhiều khái niệm/định nghĩa về cổng thông tin điện tử tích hợp khác nhau, và cho đến nay chƣa có khái niệm/định nghĩa nào đƣợc coi là chuẩn xác. Trong phạm vi này, chúng ta tạm sử dụng khái niệm sau cho cổng thông tin điện tử tích hợp (portal) “Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web” ([1]) 1.2 Phân loại portal Cổng thông tin cung cấp cho ngƣời dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thể phân loại các cổng thông tin (portal) nhƣ sau ([2]) Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ nhƣ Yahoo, loại cổng thông tin này thƣờng đƣợc sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều ngƣời, cho phép cá nhân hoá (personalization) các website theo tuỳ từng đối tƣợng sử dụng. Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate Desktops”): đƣợc xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử dụng và tƣơng tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp. Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ nhƣ eBay và ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa ngƣời bán và ngƣời mua. Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ nhƣ SAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau. 1.3 Các tính năng portal Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhƣng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là đƣợc sử dụng nhƣ là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng 4
  13. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng thông tin với một website tổng hợp tin tức, với ứng dụng quản trị nội dung web (web content management system - Web CMS), hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application) ([4]). Các tính năng cơ bản (bắt buộc phải có) của một portal bao gồm ([3]): - Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization) - Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation) - Xuất bản thông tin (Content syndication) - Hỗ trợ nhiều môi trƣờng hiển thị thông tin (Multidevice support) - Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO) - Quản trị portal (Portal administration) - Quản trị ngƣời dùng (Portal user management). 1.4 Cách phân biệt portalvới một ứng dụng web hoặc một hệ thống quản tri nội dung 1.4.1 Khả năng cá nhân hoá (Personalization) Để đánh giá tính năng này, bạn cần yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức hệ thống cung cấp thông tin cho nhiều ngƣời dùng khác nhau hoặc nhiều cấp độ ngƣời dùng khác nhau. Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Nếu với 2 ngƣời dùng khác nhau hoặc với 2 cấp độ sử dụng (quyền) khác nhau và thông tin hiển thị vẫn giống nhau, thì bạn có thể kết luận ngay rằng hệ thống này không có phép cá nhân hoá thông tin, và có thể đi đến kết luận cuối cùng rằng đó không phải là hệ thống portal. - Nếu với 2 cấp độ khác nhau, thông tin đƣợc sử dụng có sự khác nhau thì có thể đi đến kết luận hệ thống này cho phép cá nhân hoá thông tin theo thẩm quyền sử dụng. 5
  14. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 1.4.2 Khả năng tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation) Đây là một đặc tính quan trọng bậc nhất của hệ thống portal, đặc tính này thể hiện portal có thể mở rộng đƣợc hay không. Đặc tính này thể hiện qua thuật ngữ "ghép là chạy", có nghĩa là khi cần mở rộng thêm thành phần (module) dịch vụ mới, thì chỉ cần điều chỉnh và tích hợp lại thông tin của module dịch vụ đó một cách đơn giản, nhanh chóng và tức thì đối với hệ thống mà không phải biên dịch lại hoặc viết lại mã chƣơng trình. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức hệ thống tích hợp thông tin từ nhiều module dịch vụ khác nhau của hệ thống, ví dụ nhƣ hiển thị một nội dung bài viết trong một màn hình, bên cạnh đó là danh sách các chủ đề thảo luận trong forum. Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Nếu nhà cung cấp khi bổ sung ứng dụng/dịch vụ vào portal mà phải “bẻ” mã (code) của website ra để viết thêm module về màn hình, các liên kết trang, các truy cập cơ sở dữ liệu mới, một hệ thống phân quyền sử dụng mới, v.v thì hệ thống đó không gọi là có tính mở đƣợc, vậy kết luận là hệ thống không có khả năng tích hợp ứng dụng theo kiểu “ghép là chạy”, và có thể kết luận ngay hệ thống đó không phải là giải pháp portal. - Nếu hệ thống cho phép "ghép" các ứng dụng lại với nhau, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp thay đổi nguồn hoặc kênh thông tin của các ứng dụng đã tích hợp, nếu không thế thì kết luận "đó là hệ thống giả portal" chứ không phải là giải pháp portal. - Nếu có thể tích hợp thêm ứng dụng dịch vụ, loại bỏ ứng dụng dịch vụ cũ thì kết luận hệ thống có tính năng mở, có thể tích hợp đƣợc ứng dụng và có thể là giải pháp portal. 1.4.3 Khả năng xuất bản thông tin theo tiêu chuẩn (Content syndication) Một trong những đặc tính quan trọng của portal là xuất bản thông tin cho ngƣời dùng cuối qua các tiêu chuẩn đã đƣợc công bố và thừa nhận trên toàn thế giới. Với các 6
  15. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng dữ liệu đƣợc xuất bản theo tiêu chuẩn này, ngƣời dùng cuối có thể khai thác, sử dụng mà không cần thông qua giao diện tƣơng tác của hệ thống mà sử dụng một số phần mềm của hãng thứ 3. Hiện tại có nhiều chuẩn xuất bản thông tin, nhƣng tất cả các chuẩn xuất bản thông tin đƣợc ủng hộ và sử dụng nhiều nhất trên thế giới đều lấy cơ sở ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML (eXtensible Markup Language) làm nền tảng, đáng kể là RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format), NewsML và ATOM Syndication Format. Hiện tại có 2 tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là RSS và ATOM. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức hệ thống xuất bản thông tin từ một hoặc nhiều module dịch vụ khác nhau thành các tài liệu theo tiêu chuẩn RSS hoặc ATOM. Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Nếu nhà cung cấp không có khái niệm gì về RSS hay ATOM, thì có thể kết luận ngay rằng hệ thống của nhà cung cấp này không có khả năng xuất bản thông tin theo tiêu chuẩn. - Nếu hệ thống có thể xuất bản tài liệu ra tiêu chuẩn RSS, nhƣng cần phải "bẻ" mã chƣơng trình ra chỉnh sửa lại thì có thể kết luận hệ thống có khả năng xuất bản thông tin với chuẩn nhƣng không phải là portal. - Nếu có khả năng xuất bản ngay tức thì nội dung thành RSS, bạn hãy yêu cầu xuất bản thông tin có đầy đủ nội dung chứ không chỉ tóm tắt nhƣ tài liệu RSS đã cung cấp, nếu nhà cung cấp không thể làm đƣợc hoặc không thể đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết cụ thể thì có thể kết luận rằng hệ thống có khả năng xuất bản thông tin theo tiêu chuẩn nhƣng chƣa đầy đủ. - Nếu hệ thống cho phép xuất bản thành RSS và ATOM, chứa đầy đủ nội dung thông tin thì có thể kết luận hệ thống có khả năng đầy đủ để xuất bản thông tin với tiêu chuẩn công nghiệp. 7
  16. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Nếu nhà cung cấp đƣa ra đƣợc giải pháp đồng bộ dữ liệu giữa nhiều hệ thống bằng tài liệu theo tiêu chuẩn nhƣ ATOM hay SSE (Simple Sharing Extension for ATOM and RSS) thì có thể kết luận rằng đó là hệ thống rất mạnh trong xuất bản thông tin. 1.4.4 Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support) Đây là một tính năng phụ nhƣng khá quan trọng vì với xu thế hiện tại, ngƣời sử dụng có thể dùng nhiều loại thiết bị để truy cập hệ thống tại nhiều địa điểm khác nhau. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu nội dung đƣợc hiển thị trên thiết bị cầm nay nhƣ PDA, Pocket PC, Mobile, Nếu không thể hiển thị đƣợc trên các thiết bị này, có thì kết luận là hệ thống không hỗ trợ hiển thị dữ liệu ở môi trƣờng và thiết bị khác nhau. 1.4.5 Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO) Tính năng này là một trong các tính năng tối quan trọng của giải pháp portal, vì số lƣợng ngƣời dùng và dịch vụ ứng dụng sẽ tăng dần theo thời gian. Khi hệ thống cung cấp tính năng này, ngƣời sử dụng chỉ cần đăng nhập đúng một (01) lần duy nhất khi bắt đầu sử dụng hệ thống, mỗi khi dịch chuyển giữa các màn hình làm việc hoặc các module nghiệp vụ thì không cần phải đăng nhập lại, và khi đó các thành phần của hệ thống phải tự nhận biết đƣợc đó là ngƣời sử dụng nào, thẩm quyền đến đâu. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức đăng nhập hệ thống, sau đó sử dụng ít nhất là 3 module nghiệp vụ (ví dụ: quản trị nội dung, diễn đàn, chia sẻ tài liệu). Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Nếu mỗi khi dịch chuyển sang các module nghiệp vụ mới, ngƣời dùng phải đăng nhập lại thì kết luận hệ thống không hỗ trợ khả năng SSO, và đây không phải là giải pháp portal. 8
  17. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Nếu khi dịch chuyển giữa các module nghiệp vụ vẫn xác định đƣợc ngƣời dùng, bạn hãy đăng xuất (thoát - sign out/log out) và quay về sử dụng một module nghiệp vụ khác, nếu thấy hệ thống vẫn nhận ra ngƣời dùng (mặc dù đã sign-out) thì có thể kết luận đó là hệ thống giả lập tính năng SSO, và đó không phải là giải pháp portal. - Nếu đăng nhập và đăng xuất đều tốt (không bị lỗi trong 2 tình huống trên), thì có thể kết luận hệ thống có hỗ trợ SSO. Khi đó bạn hãy yêu cầu điều hƣớng sử dụng sang một tên miền khác đang dùng chính hệ thống này, nếu vẫn giữ đƣợc thông tin đăng nhập thì kết luận là đã hỗ trợ SSO tốt, nếu không thì kết luận là hỗ trợ SSO chƣa tốt. - Đồng thời, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp kết nối với hệ thống quản trị ngƣời dùng chuyên nghiệp với tiêu chuẩn LDAP để xác thực ngƣời dùng (ví dụ: đăng nhập bằng tài khoản của Microsoft Windows Domain của chính doanh nghiệp bạn), nếu không thể thực hiện thì kết luận rằng tính năng SSO chƣa toàn vẹn, nếu đƣợc thì khẳng định tính năng SSO đã rất tốt. Chú ý rằng tính năng này rất quan trọng nếu bạn có ý định triển khai hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, nếu với mỗi một module dịch vụ hoặc hệ thống riêng rẽ mà phải dùng tài khoản riêng, thì đó là "ác mộng" đối với tất cả các ngƣời dùng trong tổ chức của bạn. 1.4.6 Khả năng quản trị portal (Portal administration) Tính năng này xác định cách thức hiển thị thông tin cho ngƣời dùng cuối với nhiều cách thức và nguồn khác nhau. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện ngƣời dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này ngƣời quản trị phải định nghĩa đƣợc các thành phần thông tin, các kênh tƣơng tác với ngƣời sử dụng cuối, định nghĩa nhóm ngƣời dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức điều chỉnh các màn hình hiển thị thông tin, tạo lập các nguồn thông tin 9
  18. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng khác nhau với nhiều thẩm quyền sử dụng thông tin.Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Nếu nhà cung cấp phải “bẻ” mã (code) của hệ thống ra thì mới điều chỉnh hoặc bổ sung đƣợc các nguồn thông tin hay màn hình hiển thị thì có thể kết luận ngay hệ thống đó không phải là giải pháp portal. - Nếu hệ thống cho phép điều chỉnh đƣợc, bạn hãy yêu cầu thay đổi các vị trí hiển thị của các khối thông tin, thay đổi các nội dung sẽ hiển thị trong một vài khối thông tin, nếu khi đó nhà cung cấp lại bắt buộc phải sửa mã chƣơng trình thì kết luận ngay rằng hệ thống không có khả năng và đó không phải là giải pháp portal. Nếu đƣợc thì kết luận đó hệ thống có khả năng cho phép nhà quản trị thay đổi thông tin, nguồn tin khi cần. 1.4.7 Khả năng quản trị người dùng (Portal user management) Tính năng này cung cấp các khả năng quản trị ngƣời dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tƣợng sử dụng của hệ thống. Tại đây, ngƣời sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên hoặc đƣợc ngƣời quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tƣơng ứng. Đồng thời, hệ thống phải hỗ trợ và tích hợp công việc quản trị và xác thực ngƣời dùng bằng tiêu chuẩn công nghiệp LDAP. Mặt khác, phân quyền sử dụng phải mềm dẻo và có thể thay đổi đƣợc khi cần. Để kiểm định tính năng này, bạn hãy yêu cầu nhà cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức đăng ký tài khoản hoặc ngƣời quản trị tạo lập tài khoản sử dụng mới trong hệ thống, tạo lập các nhóm quyền sử dụng và gán các quyền sử dụng này cho thành viên. Tại đây có thể có nhiều kết quả khác nhau, nhƣ: - Việc đăng ký tài khoản mới hoặc tạo lập tài khoản mới rất đơn giản, nhƣng không thể tạo lập các nhóm quyền sử dụng mới mà chỉ dùng đƣợc các nhóm quyền sử dụng sẵn có của hệ thống, thì kết luận hệ thống không hỗ trợ khả năng quản trị ngƣời dùng, và đây không phải là giải pháp portal. 10
  19. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Nếu việc đăng ký/tạo tài khoản mới và tạo lập các nhóm sử dụng mới suôn sẻ, hãy yêu cầu nhà cung cấp gán quyền sử dụng nào đó trong một module nghiệp vụ cụ thể với nhóm ngƣời sử dụng này. Sau khi thực hiện xong, ngƣời sử dụng mới không thể khai thác đƣợc theo quyền đã đƣợc cấp thì kết luận hệ thống không thực sự hỗ trợ quản trị ngƣời dùng vì đó chỉ là "giả lập", và khi đó hệ thống này không thể gọi là portal đƣợc. Nếu tất cả đều hoạt động tốt, kết luận là đã hỗ trợ tốt tính năng quản trị ngƣời dùng. - Nếu đã hỗ trợ tốt tính năng quản trị ngƣời dùng, hãy yêu cầu nhà cung cấp điều chỉnh là cấu hình để hệ thống kết nối với hệ thống quản trị ngƣời dùng chuyên nghiệp với tiêu chuẩn LDAP, sử dụng hệ thống LDAP này để xác thực ngƣời dùng (ví dụ: đăng nhập bằng tài khoản của Microsoft Windows Domain của chính doanh nghiệp bạn), nếu không thể thực hiện thì kết luận rằng tính năng quản trị ngƣời dùng chƣa hỗ trợ tiêu chuẩn công nghiệp, nếu thực hiện đƣợc ngay thì kết luận hệ thống đã hoàn thiện trong tính năng quản trị ngƣời dùng. 11
  20. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 2 CHƢƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.1 Các giải pháp xây dựng - Nội dung 1: Phát triển nội dung  Phƣơng án thực hiện: Xây dựng hệ thống mới phát triển đa dạng về nội dung hệ thống HPU đƣợc xây dựng bao gồm:  Khối Mainsite: Gồm 1 trang chủ main site chạy với domain  Khối khoa và Bộ môn: Gồm 9 hệ thống levelsite chuyển tải nội dung thông tin của 7 khoa và 2 bộ môn trong trƣờng: . Khoa Công nghệ thông tin chạy với domain: . Khoa Văn hóa Du lịch chạy với domain: . Khoa Quản trị kinh doanh chạy với domain: . Khoa Xây dựng chạy với domain: . Khoa Điện – Điện tử chạy với domain: . Khoa Ngoại Ngữ chạy với domain: . Khoa Môi trƣờng chạy với domain: . Bộ môn cơ bản cơ sở chạy với domain: . Bộ môn Giáo dục thể chất chạy với domain: . Khối phòng ban: Gồm 2 hệ thống levelsite chuyển tải nội dung thông tin khối phòng bao gồm: Phòng Đào tạo, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng QLKH& DBCL, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng QHCC&HTQT, Phòng Y tế chạy với domain: . Khối ban bao gồm: Ban công tác sinh viên, Ban thanh tra, Ban dự án cơ sở II chạy với domain: . Khối trung tâm: Gồm 1 levelsite chuyển tải nội dung thông tin của Trung tâm Thông tin Thƣ viện chạy với domain 12
  21. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Với cấu trúc trên hệ thống HPU đƣợc phát triển nội dung thông tin trên 13 trang thông tin điện tử tử trải dài khắp các khối trong HPU. Hệ thống mới cần thay đổi cấu trúc hệ thống để phù hợp với phát triển nội dung thông tin thay vì phát triển nội dung cho một trang hpu.edu.vn nhƣ trƣớc đây. - Nội dung 2: Tận dụng nguồn lực  Phƣơng án thực hiện: Về con ngƣời: Với mỗi cá nhân trong trƣờng có thể tạo nội dung trên hệ thống, điều này tạo ra sự khác biệt với hệ thống cũ. Để tạo ra sự khác biệt này hệ thống mới cần tính tiện lợi cho ngƣời sử dụng khi tạo nội dung. Bên cạnh đó phải đƣa một mô hình quản trị và kiểm duyệt nội dung một cách chặt chẽ. Về mặt nôi dung thông tin: Hệ thống mới đƣa ra một mạng thông tin đan xen. Hỗ trợ thông tin khi các trang thông tin có thể lấy nôi dung của nhau vd: như thư viện tạo mới giớ thiệu sách có thể gửi thông tin về mặt tài liệu ứng với mỗi khoa trên hệ thống. Điều đó giúp sách được giới thiệu trong thư viện và là nguồn tài liệu tham khảo trên hệ thống mỗi khoa đưa tới sinh viên. Điều này giúp tận dụng được nguồn lực nội dung của các đơn vị để người dùng có thể tiếp thông tin về trường một cách nhang chóng, quảng bá thông tin về trường nhằm nâng tầm thương hiệu. - Nội dung 3: Điều hƣớng ngƣời dùng  Phƣơng án thực hiện: Với hệ thống hpu trƣớc dây với khối lƣợng thông tin rất nhiều đƣợc đổ vào một hệ thống hpu với rất nhiều thông tin chƣa có sự phân loại thông tin rõ ràng nhƣng với hệ thống hpu mới thông tin đƣợc tổ chức một cách khoa học đƣợc dàn trải nội dung và chia thành từng đơn vị. Sinh viên thay vì vào trang chủ của trƣờng để tìm thông tin sinh viên vào khoa hay đơn vị tạo nội dung của mình để có thể khai thác thông tin một cách nhanh chóng. Để tạo ra điều này này hệ thống mới phải đƣợc xây 13
  22. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng dựng và tổ chức thông tin một cách khoa học mềm dẻo, cách thức tìm kiếm thông tin một cách tiên tiến với API của google. - Nội dung 4: Phân tải hệ thống Phƣơng án thực hiện: Nhƣ dã biết các thứ hạng đánh giá hpu trên các hệ thống đánh giá đƣợc quyết định rất nhiều bới các sub domain vì vậy hệ thống mới cần phải có hạ tầng, kỹ thuật SEO để nâng tầm các tên miền con của các đơn vị để có thể đóng góp chung vào thứ hạng của HPU trên các hệ thống đánh giá. - Nội dung 5: Tƣơng tác mạng xã hội Phƣơng án thực hiện: Ngày nay mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quản bá thông tin.Hệ thống mới cần phải tạo ra sự tƣơng tác các mạng xã hội với API và hạ tầng của mạng xã hội. - Nội dung 6: Hạ tầng mở,tính linh hoạt Phƣơng án thực hiện: Hệ thống mới đƣợc xây dựng với hạ tầng mở để có thể đáp ứng tính linh động khi có những thay đổi về đơn vị trong trƣờng mà không mất đi cấu trúc hạ tầng hệ thống. 14
  23. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3 CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 3.1 Hiện trạng khảo sát và yêu cầu các luồng thông tin chính trên hệ thống 3.1.1 Luồng phân quyền người dùng - Quản lý cấu trúc phân quyền và lƣu trữ về tài nguyên của các đơn vị, nguời dùng Hình vẽ 3.1 Biểu đồ luồng phân quyền người dung 15
  24. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.1.2 Luồng tin bài - Quá trình nội dung đƣợc độc lập trên từng đơn vị và một gốc duy nhất - Tin bài của các đơn vị liên quan đƣợc đề xuất đƣợc bws kiểm duyệt gửi đi - Khi đã duyệt bài viết không thể sửa và xóa - Trong trƣờng hợp sửa bài viết đƣợc gõ bỏ duyệt lên main site và tự động ẩn xuống trên các levelsite quy trình duyệt sẽ bắt đầu lại từ đầu Hình vẽ 3.2 Biểu đồ luồng tin bài trên hệ thống 3.1.3 Luồng thông tin thông báo - Thông báo một gốc - Thông báo đảm bảo tính nhanh chóng không quan kiểm duyệt Ban Web Site đƣợc hiển thị trực tiếp lên Mainsite. - Đƣợc kiểm duyệt nội dung bởi ngƣời quản trị nội dung từng đơn vị 16
  25. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Hình vẽ 3.3 Biểu đồ luồng thông báo trên hệ thống 3.1.4 Luồng lịch công tác - Lich đƣợc hoạt động từng đơn vị - Cá nhân và đơn vị liên quan đƣợc khi thị ngƣời quản trị Lịch duyệt về thời gian cơ sở vật chất cá nhân liên quan - Luồng sửa và xóa (lich đã đƣợc duyệt không thể sửa, xóa) và sửa xóa khi khi active lịch mainsite đƣợc gỡ bỏ 17
  26. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Hình 3.4 Biểu đồ luồng lịch công tác 3.1.5 Luồng tổng hợp tin bài trên đối tượng Hình 3.5 Biểu đồ luồng tổng hợp thông tin theo các đối tượng trên hệ thống 18
  27. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.1.6 Khả năng tổng hợp các hệ thống tiện ích theo đối tượng Mainsite và các đơn vị Hình 3.6 Biểu đồ tổng hợp các dịch vụ HPU Net theo các đơn vị 3.1.7 Luồng thông tin đa phương tiện và liên kết các mạng xã hội Hình 3.7 Biểu đồ luồng thông tin đa phương tiện và lien kết mạng xã hội 3.2 Từ khảo sát đƣa quy trình hoạt động hệ thống mới - Quy trình hoạt động theo mô hình mới - Nhìn hình vẽ chúng ta nhận thấy  Hệ thống HPU đƣợc xây dựng theo mô hình 2 cấp quản lý hoạt động 19
  28. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Ban biên tập và quản lý trang chủ : Gồm thành viên Ban website có trách nhiệm duyệt bài từ trang con, cũng nhƣ phát triển khối lƣợng bài viết trên trang chủ - Ban biên tập và quản lý các trang con (Khoa CNTT, Phòng Đào tạo ): Các khoa hoạt động trên trang con của từng đơn vị và trƣởng phó khoa hoặc cán bộ đƣợc giao trách nhiệm phụ trách, sẽ có định hƣớng và phát triển nội dung trang của đơn vị. Hình 3.8 Mô hình xuất bản nội dung 20
  29. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.3 Thiết kế chức năng hệ thống Liên kết đƣợc mạng lƣới thông tin trong toàn hệ thống hệ thống. Hình 3.9 Mạng lưới thông tin trên hệ thống HPU Tính liên kết nội dung thông tin xây dựng hệ thống tạo mối liên kết các trang, phân chia theo hƣớng đối tƣợng, hƣớng nội dung. Thông tin về trƣờng, thông từ cho đối tƣợng, thông tin từ các đơn vị con mối liên kết sẽ đan xen. Khả năng đáp ứng đƣợc tính đa cấp xây dựng một hệ CMS mở trên nền tảng trên mô hình cấu trúc multipages . Với khối lựơng pages lớn nên cấu trúc của hệ thống phải đáp ứng đƣợc tính kế thừa trong quá trình thiết kế để đáp ứng đƣợc khi hệ thống cấn mở rộng Khả năng đáp ứng tên miền đƣợc trỏ vào thƣ mục với yêu cầu multisite tên miền riêng cho từng khoa ban ngành để tạo ra những site riêng biệt nhƣng vẫn trong hệ thống tổng quan đồng nhất có sự liên kết qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Sử dụng VirtualHost:tạo nhiều domain trên cùng một server 21
  30. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Cấu trúc thƣ mục Hình 3.10 Cấu trúc thư mục hệ thống HPU Cấu hình cơ bản DocumentRoot D:/xampp/htdocs/hpuconnext/DonviDaotao/khoa.cntt ServerName cntt.hpu.edu.vn ServerAlias cntt.hpu.edu.vn AllowOverride All Order Allow,Deny Allow from all Hệ thống đáp ứng đƣợc tính linh hoạt, mở rộng: cấu trúc của hệ thống đƣợc phân cấp, phân quyền theo từng theo từng khối nhóm menu. Tạo cho mỗi đơn vị đều có những đặc chƣng riêng biệt Khả đáp ứng đƣợc thông tin đƣợc hƣớng tới đối tƣợng ngƣời dùng: 22
  31. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Hình 3.11 Hệ thông tin dành cho (FOR) Hình 3.12 Hệ thông tin về (ABOUT) Hình 3.13 Hệ thông tin từ (FROM) Khả năng tổng hợp các hệ thống trong hpu(Hệ thống trắc nghiệm chọn ngành, Hệ thống hỗ trợ trực tuyến .) theo hƣớng các đối tƣợng Khả năng tìm kiếm thông tin trên hệ mutipages: với ứng dụng API google, tăng khả năng tìm kiếm nhanh chóng chính xác với nhiều trang. Khả năng seo, ranking google, đánh giá trên các trang tìm kiếm thông tin Khả năng chịu tải lớn Đƣợc thiết kế và phát triển để phục vụ cho các mô hình Website có lƣợng truy cập cao. 23
  32. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khả năng cá nhân hoá (Personalization)Hệ thống cung cấp thông tin cho nhiều ngƣời dùng khác nhau hoặc nhiều cấp độ ngƣời dùng khác nhau. Hệ thống này cho phép cá nhân hoá thông tin theo thẩm quyền sử dụng. Khả năng tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation): Tích hợp lại thông tin của module dịch vụ một cách đơn giản. Hệ thống cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức hệ thống tích hợp thông tin từ nhiều module dịch vụ khác nhau của hệ thống Khả năng xuất bản thông tin theo tiêu chuẩn (Content syndication): Hệ thống xuất bản thông tin cho ngƣời dùng cuối qua các tiêu chuẩn đã đƣợc công bố và thừa nhận. Với các dữ liệu đƣợc xuất bản theo tiêu chuẩn này, ngƣời dùng cuối có thể khai thác, sử dụng mà không cần thông qua giao diện tƣơng tác của hệ thống mà sử dụng một số phần mềm của hãng thứ 3. Hỗ trợ nhiều môi trƣờng hiển thị thông tin (Multidevice support): Đây là một tính năng phụ nhƣng khá quan trọng vì với xu thế hiện tại, ngƣời sử dụng có thể dùng nhiều loại thiết bị để truy cập hệ thống tại nhiều địa điểm khác nhau. Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO): Vì số lƣợng ngƣời dùng và dịch vụ ứng dụng sẽ tăng dần theo thời gian. Hệ thống cung cấp cung cấp tính năng này, ngƣời sử dụng chỉ cần đăng nhập đúng một (01) lần duy nhất khi bắt đầu sử dụng hệ thống, mỗi khi dịch chuyển giữa các màn hình làm việc hoặc các module nghiệp vụ thì không cần phải đăng nhập lại, và khi đó các thành phần của hệ thống phải tự nhận biết đƣợc đó là ngƣời sử dụng nào, thẩm quyền đến đâu. Hệ thống cung cấp trình diễn hoặc giới thiệu cách thức đăng nhập hệ thống, sau đó sử dụng ít nhất là 3 module nghiệp vụ (ví dụ: quản trị nội dung, tin tức, chia sẻ tài liệu). Khả năng quản trị theo nhóm chức năng phân quyền (administration): Tính năng này xác định cách thức hiển thị thông tin cho ngƣời dùng cuối với 24
  33. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng nhiều cách thức và nguồn khác nhau. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện ngƣời dùng với các chi tiết đồ hoạ với tính năng này ngƣời quản trị phải định nghĩa đƣợc các thành phần thông tin, các kênh tƣơng tác với ngƣời sử dụng cuối, định nghĩa nhóm ngƣời dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. Khả năng quản trị ngƣời dùng (Portal user management): Tính năng này cung cấp các khả năng quản trị ngƣời dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tƣợng sử dụng của hệ thống. Tại đây, ngƣời sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên hoặc đƣợc ngƣời quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tƣơng ứng. Mặt khác, phân quyền đƣợc sử dụng mềm dẻo và có thể thay đổi đƣợc khi cần.Việc đăng ký tài khoản mới hoặc tạo lập tài khoản mới rất đơn giản, có thể tạo lập các nhóm quyền sử dụng mới mà chỉ dùng đƣợc các nhóm quyền sử dụng sẵn có của hệ thống, hệ thống hỗ trợ khả năng quản trị ngƣời dùng một cách tối ƣu 3.4 Phân rã Use case Thừa tác viên nghiệp vụ Actor Guest (Khách): là khách nói chung là những ngƣời có nhu cầu tra cứu và xem thông tin trên hệ thống. Actor Editor: Là cán bộ giảng viên trong trƣờng ngƣời tạo ra các bài viết. Actor Level_Site: Là ngƣời quản trị nội website khoa đơn vị phòng ban. 25
  34. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Actor Main Site: Là ngƣời quản trị nội dung trang chính trên hệ thống Actor Calendar: Là ngƣời quản trị chức năng lịch công tác trên hệ thống Actor SysAdmin: Là ngƣời quản trị trên toàn hệ thống phân quyền chức năng cho các nhóm trong hệ thống 1. Biểu đồ usecase tổng quát Hình 3.14 Biểu đồ usecase tổng quát 2. Phân rã user case phân quyền 26
  35. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Hình 3.15 Biểu đồ usecase phân quyền 3. Phân rã use case bài viết Hình vẽ 3.16 Biểu đồ usecase tin tức 4. Phân rã use case tìm kiếm Hình 3.17 Biểu đồ usecase tìm kiếm 27
  36. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 5. Phân rã use case thông báo Hình 3.18 Biểu đồ usecase thông báo 6. Phân rã use case calendar Hình 3.19 Biểu đồ usercase lịch công tác 28
  37. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.5 Xây dựng biểu đồ tuần tự 1. Biểu đồ tuần tự cho chức năng đăng nhập Hình 3.20 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập 29
  38. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 2. Biểu đồ chức năng cho phân quyền nhóm Hình 3.21 Biểu đồ tuần tự chức năng phân quyền nhóm 30
  39. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3. Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm API google với mutildomain && tìm kiếm nâng cao Hình 3.22 Biểu đồ tuần tự chức năng search Mutilsite 31
  40. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 4. Biểu đồ tuần tự cho chức năng bài viết trên Lelvel Sites && tổng hợp bài viết từ Level Site Lên Main site Hình 3.23 Biểu đồ tuần tự chức năng bài viết trên Lelvel Sites && tổng hợp bài viết từ Level Site Lên Main site 32
  41. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 5. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thông báo Hình 3.24 Biểu đồ tuần tự chức năng thông báo a. Biểu đồ tuần tự cho chức năng lịch công tác Hình 3.25 Biểu đồ tuần tự chức năng lịch công tác 33
  42. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.6 Hạ tầng cơ sở dữ liệu - Nhƣ đã biết đối với 1 hệ thống thông tin về mặt dữ liệu phải lƣu trữ bao gồm: cấu hình phân quyền ngƣời dung, nội dung (dạng text), hình ảnh (.jpg,png ), video, mutimedia Với các dữ liệu trên hệ thống HPU đƣợc lƣu trữ bởi 3 hệ CSDL 1. Hệ cơ sở dữ liệu ACC ngƣời dùng: Hệ cơ sở dữ liệu này lƣu trữ thông tin ngƣời dùng và trạng thái đăng nhập ngƣời dùng để thiết lập với các dịch vụ HPU NET trên cổng thông tin Ngƣời dùng nhập userID và pass vào khung đăng nhập. các thông tin đƣợc truyền cho CAS server thông qua giao thức HTTPS hoặc HTTP (tùy theo cách ngƣời dùng đặt) 34
  43. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Xác thực thành công, TGC đƣợc sinh ra và thêm vào trình duyệt dƣới hình thức cookie. TGC này sẽ đƣợc sử dụng để SSO với tất cả các ứng dụng. Truy cập ứng dụng. Ngƣời dùng truy cập vào ứng dụng khi đã chứng thực với CAS server. - Ngƣời dùng truy xuất ứng dụng thông qua trình duyệt, - Ứng dụng lấy TGC từ trình duyệt và chuyển nó cho CAS server thông qua giao thức HTTPS/HTTP - Nếu TGC này là hợp lệ, CAS server trả về 1 ST cho trình duyệt, trình duyệt truyền ST vừa nhận cho ứng dụng. - Ứng dụng sử dụng ST nhận đƣợc từ trình duyệt và sau đó chuyển nó cho CAS - CAS sẽ trả về ID của ngƣời dùng cho ứng dụng, mục đích là để thông báo với ứng dụng ngƣời dùng này đã đƣợc chứng thực bởi CAS - Ứng dụng đăng nhập cho ngƣời dùng và bắt đầu phục vụ ngƣời dùng. 2. Hệ cơ sở dữ liệu IMG lƣu trữ về hình ảnh trên hậ thống HPU cấu chúc lƣu trữ của hệ thống này đƣợc tổ chức theo đơn vị 35
  44. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3. Hệ cơ sở dữ liệu hệ thống: Hệ cơ sở dữ liệu này lƣu trữ hạ tầng phân quyền hệ thống, nội dung hệ thống HPU, các file đính kèm nội dung - Đối với hạ tầng phân quyền CSDL: hệ thống sử dụng Kỹ thuật bit field trong phân quyền Ý tƣởng là dùng các bit để lƣu trạng thái, hoặc phân quyền trong chƣơng trình. Với cách lƣu này thì mỗi trạng thái chỉ tốn 1 bit để lƣu trữ. Vi dụ ta lƣu 4 quyền view/add/edit/delete theo một dãy 0-1, đƣợc lƣu trong một biến kiểu int. (Với kiểu int32 ta có thể lƣu tối đa 32 trạng thái). VD: Delete Edit Add View 1 1 1 1 Tƣơng ứng, ta lƣu các quyền với các giá trị nhƣ sau: Base Delete Edit Add View Binary 1000 100 10 1 Bitwise 1 << 3 1 << 2 1 << 1 1 << 0 Decimal 8 4 2 1 Bây giờ ta có các quyền đƣợc thể hiện nhƣ sau: view = 1 view + add = 1 + 2 = 3 view + add + edit = 1 + 2 + 4 = 7 view + add + edit + delete = 1 + 2 + 4 + 8 = 15 Chẳng hạn khi cần kiểm tra user có quyền edit hay không, ta chỉ cần lấy quyền của user và AND với giá trị edit (4) nếu nó khác 0 (và bằng chính quyền đó, trong trƣờng hơp edit là 4) là user có quyền thực hiện quyền này. 36
  45. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Đối với nội dung hệ thống : đƣợc lƣu trữ bởi các bảng trong CSDL đƣợc định danh bởi lƣợc đồ quan hệ t_thongbao_mainlevel t_danhmuc_tuyensinh t_thongbao_levelsite t_doituong t_htlienquan t_danhmuc_gioithieu user_track t_help_manager t_baiviet t_nguoidung t_chuyenmuc_level t_canbo_giangvien t_baiviet_level t_footer t_congty file_attach t_mutimedia userlevels t_tinbai_mainlevel t_lichcongtac userlevelpermissions t_danhmuclich t_ghichulich t_doituong_cuusv t_doituong_dn t_doituong_svdanghoc t_doituong_svtuonglai 37
  46. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Đối với dữ liệu dạng file đính kèm nội dung: CSDL lƣu lại đƣờng dẫn đƣợc định danh bởi cấu trúc lƣu trữ theo cấp ID - Đơn vị ID- người dùng thuộc đơn vị - Thư mục phân theo người dùng Nếu chính xác ra còn 1 hạ tầng CSDL nữa là youtube lƣu trữ video trên hệ thống HPU. Tóm lại hãy coi hệ thống HPU bao gồm một hệ CSDL chính HPU và các hệ thống và CSDL khác là những dịch vụ đi kèm một mặt đáp ứng chức năng của hệ thống một mặt phân tải của hệ thống - Với hệ thống ACC đầu vào là user và mật khẩu ngƣời dung và cho trả cho hệ thống HPU là „ticket‟ vé để định danh trạng thái đăng nhập của ngƣời dùng dịch vụ này đảm bảo chức năng SSO trên cổng thông tin HPU. - Với hệ thống IMG đầu vào là ảnh (JPG, PNG ) đƣợc lƣu sau khi lƣu trữ hình ảnh trả về cho hệ thống HPU là đƣờng dẫn dạng link ( VD:“ 052ef48e.jpg”) để CSDL HPU lƣu trữ . Dịch vụ này đảm nhiệm phân tải hệ thống - Với hạ tầng Youtube đầu vào là file video sau khi lƣu trữ video cũng trả về cho HPU lƣu trữ đƣờng dẫn dạng link để lƣu trữ (VD: 38
  47. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng „ ‟) để CSDL HPU lƣu trữ. Dịch vụ này đảm nhiệm phân tải hệ thống 3.7 Kiến trúc hệ thống Hình 3.26 Kiến trúc hệ thống 1. Lớp ngƣời sử dụng: thể hiện các đối tƣợng tham gia sử dụng, khai thác và cung cấp thông tin trên Cổng thông qua các Levelsite và Mainsite. 2. Lớp ứng dụng: Trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện cho nhiều loại ngƣời dùng khác nhau, có nhiệm vụ lấy các yêu cầu, dữ liệu từ ngƣời dùng, có thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản (dùng các ngôn ngữ Script) và gọi các component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu. Kết quả sau xử lý đƣợc trả lại cho ngƣời dùng. Lớp này bao gồm các module chính sau: - Cá nhân hóa: module cho phép ngƣời sử dụng đã đăng nhập tùy biến nội dung và giao diện. 39
  48. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Tổ hợp trang dựa trên kênh: module thực hiện hiển thị thông tin theo kênh đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng khai thác thông tin. Tạo trang hiển thị tổng hợp dựa trên cơ chế tổ hợp dữ liệu và kiểu hiển thị của các kênh thành phần. - Module cho phép Cổng TTĐT sẵn sàng đồng bộ với các Cổng TTĐT hay website khác. - Trình bày các dịch vụ web: module kết xuất, hiển thị nội dung nhận nhận đƣợc thông qua các dịch vụ web – Webservices. - Xuất bản nội dung: module thực hiện chức năng liên kết với hệ thống quản trị nội dung để xuất bản thông tin lên Cổng TTĐT. - Tìm kiếm: module cho phép tìm kiếm toàn văn các loại thông tin trên Cổng TTĐT, các thông tin có thể là tin tức, thông tin chuyên ngành, văn bản, câu hỏi Quản trị hệ thống: quản lý các thông tin liên quan tới cấu hình chung của Cổng TTĐT nhƣ: tài khoản, kênh thông tin, yêu cầu truy xuất thông tin, khuôn mẫu, phiên làm việc, trạng thái, dữ liệu cá nhân. Quản lý các dịch vụ trên HPU NET: Tích hợp, tổng hợp các dịch vụ trên HPU NET theo đối tƣợng ngƣời sử dụng. 3. Lớp Core: thực hiện các quy trình tác nghiệp, nghiệp vụ, xử lý, tích hợp thông tin, quản lý cấu hình, quản trị hệ thống. An ninh/Bảo mật: xử lý thông tin mã hóa và bảo mật theo yêu cầu. Bảo mật trên sử dụng các công nghệ HTTPS hay SSL. 4. Lớp Data dịch vụ dữ liệu: bao gồm các CSDL hỗ trợ vận hành hệ thống Cổng TTĐT bao gồm CSDL về ngƣời dùng ACCtrên AD/LDAP, CSDL về hệ quản trị nội dung CMS hệ thống, CSDL về tài nguyên hệ thống đƣợc lƣu trữ trên CSDL IMG 5. Lớp hệ nền: gồm các nền tảng hệ thống CSDLphục vụ lƣu trữ các loại dữ liệu của toàn hệ thống. Trình chủ chạy hệ thống hệ thống, Framework Php, Html, Nusoap, Jquery 40
  49. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 3.8 Hạ tầng triển khai 3.9 Nền tảng công nghệ xây dựng Bảng3.1 Nền tảng xây dựng 41
  50. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 4 CHƢƠNG VI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 4.1 Về mặt nội dung Số lƣợng tin bài, thông báo sau khi triển khai trong 1 tháng bằng 10% tổng khối lƣợng tin bài từ lúc hệ thống website hpu cũ đƣợc xây dựng và hoạt động đến giờ Bảng 4.1 So sánh nội dung giữa nội dung của hệ thống cũ và hệ thống mới Tổng số tin bài Số tin trên hệ thống cũ Số tin trên hệ thống mới 1505 1394 111 Tổng số thông báo Số thông báo trên hệ thống cũ Số thông báo trên hệ thống mới 85 85 85 Theo số lƣợng thống kê cho thấy tỉ trọng về mặt nội dung dần đã đƣơc dàn trải cho các đơn vị trực thuộc và gần nhƣ tất cả đơn vị bƣớc đầu đã có sự tham gia phát triển nội dung trên hệ thống. Bảng 4.2 Thống kê số lượng tin bài trên hệ thống 42
  51. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Bảng 4.3 Thống kê số lượng thông báo trên hệ thống 4.2 Vai trò của các hệ thống trên Alexa: các hệ thống trên levelsite đã có đóng góp cho HPU trên Alexa Bảng 4.4 Alexa: các hệ thống trên levelsite đã có đóng góp cho HPU trên Alexa 43
  52. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng 4.3 Kết quả đánh giá SEO ranking của hệ thống mới Bảng 4.5 4.4 Kết quản đánh giá SEO ranking của hệ thống mới 4.4 Kết quả đánh giá khảo sát ngƣời dùng Hình 4.1 Bảng số liệu khảo sát đánh giá kết quả người sử dụng theo thang điểm 4 44
  53. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Hình 4.2 Biểu số đánh giá kết quả người sử dụng theo thang điểm 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết Luận Kết quả chính mà nhóm thực hiện đề tài đạt đƣợc qua quá trình thực hiện đề tài: Về mặt lý thuyết: Nắm đƣợc kiến trúc mô hình triển khai hệ thống cổng thông tin. Cũng nhƣ các kỹ năng lập trình đáp ứng các chức năng cần có của một cổng thông tin Về mặt ứng dụng: Xây dựng thành công Hệ thống Cổng thông tin trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng. Hệ thống là một trong những sản phẩm do Phòng QTM đơn vị thuộc Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng tự phân tích, xây dựng, triển khai và phát triển để đảm bảo tính phù hợp với hạ tầng cũng nhƣ con ngƣời tài nguyên của trƣờng tạo ra tính chủ động trong phát triển triển hệ thống. Qua đó nâng cao chất lƣợng hƣớng tới nắm bắt công nghệ và làm chủ công nghệ phục vụ công tác quản lý dạy và học trong trƣờng Tuy nhiên do điều kiện về thời gian cũng nhƣ ứng dụng các công nghệ còn nhiều hạn chế nên hệ thống vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục nhƣ - Đối với hạ tầng phần quyền chƣa tính đến khái niệm đa nhiệm ngƣời dùng trên hệ thống 45
  54. Đề Tài NCKH Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng - Trong quá trình triển khai vẫn còn các đơn vị chƣa tham gia vào trên hệ thống, và các cá nhân chƣa thành thạo trong quá trình tạo và chuẩn hóa về nội dung, hình ảnh - Hạ tầng backup hệ thống vẫn còn nhiều điểm chƣa đƣợc tối ƣu cả về hạ tầng máy chủ, database, code. - Hạ tầng ngƣời dùng đăng ký nhận mail về nội dung, đánh giá bài viết  Kiến nghị Bên cạnh đó để hệ thống có tính ổn định và phát triển đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khai thác thông tin của cán bộ giảng viên và sinh viên Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng nhóm thực hiện đề tài xin đề xuất kiến nghị: - Cấn có chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên, cán bộ tham gia viết bài. - Cần có quy định về định mức nội dung thông tin cho từng đơn vị. - Cần có cơ chế cách thức hoạt động và kiểm soát đánh giá nội dung thế nào là tốt cho từng đơn vị - Xây dựng cơ chế hoạt động, quy trình vận hành. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. [2]. [3]. Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật (kèm theo công văn số 1654/BTTTT-ƢDCNTT Ngày 27 /5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông) [4]. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cổng/trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông 46