Đồ án Phân tích trang bị điện và truyền động điện của hệ thống lạnh và hệ thống bơm cứu hỏa trong siêu thị Metro Hải phòng

pdf 82 trang huongle 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Phân tích trang bị điện và truyền động điện của hệ thống lạnh và hệ thống bơm cứu hỏa trong siêu thị Metro Hải phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_phan_tich_trang_bi_dien_va_truyen_dong_dien_cua_he_tho.pdf

Nội dung text: Đồ án Phân tích trang bị điện và truyền động điện của hệ thống lạnh và hệ thống bơm cứu hỏa trong siêu thị Metro Hải phòng

  1. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay việc mua sắm tại các siêu thị lớn đã trở thành quen thuộc và phổ biến đối với mỗi ngƣời dân. Tại siêu thị hàng hóa đƣợc bày bán rất phong phú và đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, siêu thị thƣờng có diện tích lớn đƣợc trang bị các hệ thống, trang thiết bị điện hiện đại. Metro Hải Phòng là một siêu thị nhƣ vậy. Từ những vấn đề trên em đã đƣợc giao đề tài tốt nghiệp: “Phân tích trang bị điện và truyền động điện của hệ thống lạnh và hệ thống bơm cƣu hỏa trong siêu thị Metro Hải phòng”. Đồ án của em đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về trang bị điện của siêu thị Metro Hải Phòng Chƣơng 2. Phân tích trang bị điện hệ thống lạnh trong siêu thị Metro Hải Phòng Chƣơng 3. Đi sâu phân tích trạm bơm cứu hỏa của siêu thị Metro Hải Phòng Với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS Hoàng Xuân Bình cùng các thầy cô giáo trongbộ môn em đã hoàn thành cơ bản nội dung của đồ án. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do trình độ chuyên môn có hạn nên đồ án vẫn còn hạn chế. Kính mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để đồ án có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đỗ Đức Ba 1
  2. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ ĐIỆN SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 1.1.1. Hình ảnh và địa chỉ của siêu thị Metro Hải Phòng Siêu thị Metro Hải Phòng nằm trong mạng lƣới bán sỉ của siêu thị Metro Việt Nam có địa chỉ tại số 2A, đƣờng Hồng Bàng, phƣờng Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Đây là một siêu thị tổng hợp bán nhiều loại hàng hóa đa dạng phục vụ nhu cầu mua sắm của mọi khách hàng khác nhau. Tại đây, ngƣời tiêu dùng có thể mua hầu nhƣ tất cả mọi loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Hình 1.1. Siêu thị Metro Hồng Bàng Hải Phòng Với diện tích lớn 9.240m2 nhà kho, sân khu trƣng bày hàng hóa yêu cầu siêu thị phải lắp đặt nhiều hệ thống khác nhau để siêu thị hoạt động hiệu quả cũng nhƣ bảo vệ con ngƣời và hàng hóa nhƣ hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera giám sát, hệ thống làm lạnh, hệ thống cứu hỏa, hệ thống thông gió và làm mát . 2
  3. 1.1.2. Giới thiệu một số hệ thống trong siêu thị Metro a. Hệ thống camera giám sát Hệ thống camera giám sát đƣợc lắp đặt ở mọi nơi trong siêu thị, từ sân bãi, nhà chứa xe, nhà kho, các gian hàng trƣng bày sản phẩm. Hệ thống camera cơ bản bao gồm thiết bị lƣu trữ, điều khiển camera và thiết bị hiển thị. Camera đƣợc bố trí tại các khu vực cần quan sát truyền hình ảnh liên tục về phòng an ninh của siêu thị. Tại phòng an ninh, các dữ liệu hình ảnh này sẽ đƣợc lƣu trữ trong bộ ghi hình và hiển thị trên các màn hình quan sát. Hệ thống này cho phép nhân viên an ninh có thể quan sát đƣợc một phạm vi rộng, từ đó kiểm soát đƣợc chặt chẽ đƣợc khu vực cần bảo vệ, không để hàng hóa tài sản của siêu thị bị mất mát. Siêu thị Metro Hải Phòng đƣợc lắp đặt một số dòng camera hiện đại nhƣ : - Camera PZ6122 với chức năng xoay 4 chiều tầm nhìn đƣợc mở rộng đồng thời có thể thiết lập các vị trí cần quan sát và di chuyển đến đó chỉ với 1 cái click chuột. Tính năng zoom quang 10x hỗ trợ quan sát chi tiết đối tƣợng dù ở xa hay gần. PZ6122 đƣợc lắp ở các vị trí trọng yếu ở trung tâm siêu thị để có thể bao quát xung quanh và zoom chi tiết từng khách hàng. Hình 1.1.a. Camera dùng trong siêu thi Metro - Camera IP7131 là dòng camera cố định đƣợc lắp phân tán ở các vị trí trong siêu thị nhƣ dọc các kệ hàng, lối đi, góc nhìn cố định kiểm soát tốt khách 3
  4. hàng khi họ lựa chọn hàng hóa trên kệ, dễ dàng nhận diện đƣợc kẻ xấu lấy cắp đồ hay móc túi khách hàng. b. Hệ thống báo động trong siêu thị Trong siêu thị Metro Hải Phòng còi báo cháy đƣợc đặt khắp các gian hàng và nhà kho. Khi xảy ra sự cố các nhân viên, khách hàng ấn nút báo động, tín hiệu này đƣợc truyền về phòng điều khiển để giải quyết sự cố. Ở các vị trí đặt còi báo động có các tủ đựng cuộn vòi, các thiết bị bảo hộ để có thể sử lí đám cháy ngay tại chỗ. Hình 1.1.b. Chuông báo động sự cố cháy của siêu thị Chuông báo động và hệ thống tự động phun nƣớc chữa cháy đƣợc thiết kế riêng biệt để tránh các trƣờng hợp báo động giả làm nƣớc phun ra gây hƣ hỏng thiết bị và hàng hóa. Chỉ khi nào xảy ra sự cố cháy nhiệt độ tăng cao làm vỡ các đầu Sprinkler nƣớc sẽ đƣợc phun ra với áp lực lớn dập tắt đám cháy tại khu vực mà nó bảo vệ. Ngoài ra, trong siêu thị còn có các chuông báo động bị đột nhập, báo động kẻ xấu lấy cắp đồ. 4
  5. 1.2. CUNG CẤP ĐIỆN CỦA SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 1.2.1. Mặt bằng cung cấp điện Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng cung cấp điện siêu thị Metro Hải Phòng 1.2.2. Một số yêu cầu về cung cấp điện trong siêu thị Hệ thống cung cấp điện rất quan trọng, không có nguồn điện siêu thị không thể hoạt động đƣợc do đó việc cung cấp điện phải đảm bảo những yêu cầu sau [1]: a. Độ tin cậy cung cấp điện Ở siêu thị Metro Hải Phòng việc cung cấp điện phải đảm bảo tính liên tục, nếu lƣới cấp điện quốc gia bị mất thì phải có nguồn phát dự phòng vì nếu xảy ra mất điện các hệ thống an ninh, chiếu sáng, bảo quản lạnh, cứu hỏa, sẽ không hoạt động làm mất mát, hỏng hàng hóa, đình trệ quá trình bán hàng. Đặc biệt nếu xảy ra cháy nổ thì sẽ gây mất mát thiệt hại lớn cho siêu thị. Vì vậy, việc cung cấp điện là rất quan trọng đòi hỏi những yêu cầu ổn định, liên tục cao. 5
  6. b. Chất lượng điện Chất lƣợng điện đƣợc thể hiện qua hai thong số: tần số (f) và điện áp (U). Các trị số này phải làm trong phạm vi cho phép. Trung tâm điều độ quốc gia và các trạm điện có nhiệm vụ ổn định các thong số này. + Tần số f đƣợc giữ 50± 0.5Hz. + Điện áp yêu cầu độ lệch |δU|= U – Uđm≤5%Uđm. Độ lệch điện áp khác với tổn thất điện áp (hiệu số điện áp giữa đầu và cuối nguồn của cùng cấp điện áp). c. Tính kinh tế Tính kinh tế của một phƣơng án cung cấp điện thể hiện qua 2 chỉ tiêu: vốn đầu tƣ và chi phí vận hành. + Vốn đầu tƣ của một công trình điện bao gồm tiền mua vật tƣ, thiết bị, tiền vận chuyển, thí nghiệm, thử nghiệm, mua đất đai, đền bù, tiền khảo sát thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu. + Phí tổn vận hành: bao gồm các khoản tiền phải chi phí trong quá trình vận hành công trình điện: lƣơng cho cán bộ quản lý, kĩ thuật, vận hành, chi phí bảo dƣỡng và sửa chữa, chi phí cho thí nghiệm thử nghiệm, do tổn thất điện năng trên công trình điện. Thông thƣờng hai loại chi phí này mâu thuẫn nhau. Phƣơng án cấp điện tối ƣu là dung hòa hai chi phí trên, đó là chi phí tính toán hàng năm nhỏ nhất d. Tính an toàn An toàn thƣờng đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành công trình điện. An toàn cho cán bộ vận hành, cho thiết bị, công trình, cho khách hàng và các công trình xung quanh. Ngƣời thiết kế và vận hành công trình điện phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện. 1.2.3. Cung cấp điện cho trạm bơm cứu hỏa của siêu thị Metro Hải Phòng Siêu thị Metro Hải Phòng đƣợc cấp điện từ đƣờng dây 110kV của lƣới điện quốc gia. Nguồn điện này qua điểm đấu điện dẫn đến 2 máy biến áp hạ thấp điện áp xuống và phân chia tới các phụ tải trong siêu thị. 6
  7. a.Máy biến áp số 1 Chú thích các phần tử trong hình 1.3: + SUPPLY TRANSFORMER1: nguồn ra thứ cấp của máy biến áp số 1 có công suất là 800kVA, điện áp dây là 400V, điện áp pha là 230V, tần số 50Hz. + T1,T2,T3,T4: là các biến dòng, dòng sơ cấp 1250A, dòng thứ cấp 5A + Q1,Q2: Aptomat có chức năng đóng cắt mạch điện, bảo vệ ngắn mạch và quá tải + F1: là cầu chì bảo vệ ngắn mạch + H1,H2,H3: Các đèn màu xanh báo pha + A1: Tủ điều khiển cho máy biến áp số 1 Các biến dòng T1, T2, T3, T4 dòng sơ cấp định mức là 1250A, dòng định mức thứ cấp là 5A có nhiệm vụ biến đổi dòng điện từ một trị số lớn xuống trị số nhỏ để lấy tín hiệu đo lƣờng. Đầu ra thứ cấp của biến dòng T1 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu AL và AK của rơ le A4, đầu ra thứ cấp của biến dòng T2 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu AL và AK của rơ le A5, đầu ra thứ cấp của biến dòng T3 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu AL và AK của rơ le A6 ( bản vẽ số 32 phụ lục 1 ) nhằm mục đích bảo vệ quá dòng cho máy biến áp. Đầu ra thứ cấp của biến dòng T4 đƣợc nối với đầu AL và Ak của rơ le A3 ( bản vẽ số 30 phụ lục 1). Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự cố và chế độ làm việc không bình thƣờng của các phần tử [1], các sự cố kéo theo hiện tƣợng dòng điện tăng khá cao và điện áp giảm khá thấp, các thiết bị có dòng tăng cao chạy qua có thể bị đốt nóng quá mức cho phép và bị hƣ hỏng. Khi điện áp giảm thấp các thiết bị không thê làm việc bình thƣờng. Các chế độ làm việc không bình thƣờng làm cho điện áp, dòng điện và tần số lệch khỏi giói hạn cho phép nếu kéo dài sẽ xuất hiện sự cố làm rối loạn hoạt động bình thƣờng của các hệ thống trong siêu thị. Thiết bị bảo vệ rơle có chức năng tự động bảo vệ khi sự cố trên xảy ra, khi xuất hiện sự cố phát hiện nhanh chóng và điều chỉnh cho hệ thống hoạt động an toàn. Tủ A1 có chức năng điều chỉnh điện áp khi điện áp vƣợt quá mức cho phép hoặc điện áp quá thấp đƣợc điều khiển bởi bộ PLC-2 7
  8. Hình 1.3. Máy biến áp số 1 8
  9. Điện áp thứ cấp của máy biến áp số 1 qua máy cắt Q1 đƣa đến các phụ tải. Máy cắt Q1 có dòng đinh mức là 1250A dùng để đóng cắt dòng điện phụ tải, bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Từ máy cắt Q1 nguồn điện đƣợc đƣa đến tủ điện của hệ thống lạnh qua máy cắt Q3 có thông số dòng định mức là 1000A. Hệ thống lạnh đƣợc cấp nguồn với tổng công suất là 452kW. Đồng thời trong bản vẽ số 34 M1 và M1 là 2 quạt đƣợc lai bởi động cơ xoay chiều 1 pha có cầu chì F6, F7 thông số dòng định mức là 10A bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho động cơ. Cầu chì F8 có thông số dòng định mức là 6A bảo vệ cho bộ chỉnh lƣu 230v/24VDC-5A . Tiếp theo (bản vẽ số 40 phụ lục 1) nguồn điện có thiết bị chống sét ( Overvoltage arrester ) có chức năng bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá điện áp do sét. Đầu thiết bị chống sét đƣợc nối với 3 đƣờng dây đầu kia nối với đất. Khi ở điện áp định mức không có dòng điện đi qua thiết bị, khi có điện áp cao thì nhanh chóng dẫn dòng điện xuống đất để điện áp cao không ảnh hƣởng tới thiết bị sau đó ngăn dòng điện do điện áp định mức chạy xuống đất. Các cầu chì tự rơi Q9, Q10, Q11, Q12, Q13, Q14 có chức năng bảo vệ ngắn mạch. Qua cầu chì tự rơi Q12 cấp nguồn cho tủ điện của hệ thống thông gió ( SS2 VENTILATION ), từ cầu chì Q13 cấp nguồn cho quầy làm lạnh thực phẩm ( CHILLER NON-FOOD ) công suất 115kW. Ngoài ra, qua cầu chì tự rơi Q10, Q14 cấp nguồn đến các tủ dự phòng nhằm mục đích sử dụng cho các nhu cầu mở rộng sau này. Từ máy cắt Q1 qua cầu chì tự rơi Q15 có thông số dòng điện định mức là 315A cấp nguồn cho tủ điện của tủ thịt ( SDB-7 MEAT ), qua cầu chì tự rơi Q16 có thông số dòng định mức 250A cấp nguồn cho khu vực quầy thu ngân ( SDB- 4 CASHIER AREA ), qua cầu chì tự rơi Q17 còn bố trí thêm tủ dự phòng ( bản vẽ số 41 phụ lục 1) Máy biến áp số 1 đƣợc hòa chung với máy biến áp số 2 (bản vẽ số 45 và 50 phụ lục 1) 9
  10. b.Máy biến áp số 2 Máy biến áp số 2 có công suất 800 kVA đƣợc hòa đồng bộ với máy biến áp số 1. Điện áp ra thứ cấp là 3x400/230V/50Hz. Chú thích các phần tử trong hình 1.4: + SUPPLY TRANSFORMER 2: nguồn ra thứ cấp của máy biến áp số 2 có công suất là 800kVA, điện áp dây là 400V, điện áp pha là 230V, tần số 50Hz. + T5, T6, T7, T8: là các biến dòng, dòng sơ cấp 1250A, dòng thứ cấp 5A + Q1,Q2: Aptomat có chức năng đóng cắt mạch điện, bảo vệ ngắn mạch và quá tải + F2: là cầu chì bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho tủ điều khiển A2 + H4,H5,H6: Các đèn màu xanh báo pha + A2: Tủ điều khiển cho máy biến áp số 2 Đầu ra thứ cấp của biến dòng T5 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu BL và BK của rơ le A4, đầu ra thứ cấp của biến dòng T6 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu BL và BK của rơ le A5, đầu ra thứ cấp của biến dòng T7 sẽ đƣợc đƣa đến 2 đầu BL và BK của rơ le A6 ( bản vẽ số 32 ) nhằm mục đích bảo vệ quá dòng cho máy biến áp. Đầu ra thứ cấp của biến dòng T8 đƣợc nối với đầu BL và BK của rơ le A3 ( bản vẽ số 30 ). Tủ A2 có chức năng điều chỉnh điện áp ổn định khi điện áp tăng quá cao hoặc quá thấp thông qua rơle B và rơle C. Từ máy cắt Q4 có dòng định mức là 1250A nguồn điện đƣợc phân phối đến các tủ dự phòng đƣợc bảo vệ ngắn mạch bởi cầu chì tự rơi Q19, Q20, Q21, Q22, Q23 ( bản vẽ 60 và 61 ). Và đƣợc phân phối đến tủ điện của quầy bánh ( SDB- 14 BAKERY ), hệ thống camera báo động ( SDB 11 TECHNIQUE ), quầy thực phẩm ( SDB-1 FOOD ) ( bản vẽ số 70 phụ lục 1). Có thiết bị chống sét ( bản vẽ số 71 phụ lục 1 ) chức năng bảo vệ.các thiết bị điện khỏi bị quá điện áp do sét. Đƣờng dây thứ cấp từ máy biến áp số 2 đƣợc nối với nguồn dự phòng chạy bằng máy phát diezen qua máy cắt Q8 bảo vệ ngắn mạch và quá tải ( bản vẽ số 80 ) và cấp nguồn cho tủ điện điều khiển bơm số 1 và bơm bù áp ( FIRE- FIGHTING PUMP 1), tủ điện điều khiển bơm số 2 ( FIRE-FIGHTING PUMP 10
  11. Hình 1.4. Máy biến áp số 2 11
  12. Hình 1.5. Nguồn dự phòng 12
  13. 2 ), đồng thời cấp cho phòng máy chủ mạng ( SDB6 EDP ), đèn sự cố ( SDB21 SAFETY LIGHTING) và các tủ dự phòng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng sau này ( bản vẽ số 81 phụ lục 1 ) các cầu chì tự rơi Q35, Q37, Q38, Q39, Q40, Q41 bảo vệ ngắn mạch. c. Máy phát dự phòng Siêu thị Metro Phòng lắp đặt máy phát điện công suất nhằm mục đích dự phòng khi nguồn điện từ lƣới điện quốc gia bị mất hoặc gặp các sự cố ngoài ý muốn nhằm hạn chế thấp nhất sự cố mất điện. Vì nếu mất điện sẽ làm ngƣng trệ hoạt động của siêu thị gây thiệt hại về kinh tế cũng nhƣ an ninh của siêu thị. 1.3. TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA SIÊU THỊ METRO 1.3.1. Cảm biến đo áp suất Trong hệ thống bơm cứu hỏa rơle áp suất đƣợc sử dụng để đo áp suất lƣu lƣợng nƣớc trong đƣờng ống nhằm mục đích giám sát và điều khiển hệ thống làm việc an toàn. Khi áp suất tụt xuống 7kg/cm2 thì bơm bù áp Jockey sẽ tự động hoạt động để bù lƣợng nƣớc đã mất. Khi áp suất vƣợt quá ngƣỡng 7kg/cm thì các bơm sẽ bị dừng hoạt động. Hình 1.6. Rơle áp suất dùng trong hệ thống cứu hỏa của siêu thị Metro 1.3.2. Cảm biến nhiệt độ 14
  14. Trong hệ thống cứu hỏa các đầu Sprinkler đƣợc gắn một bầu thủy tinh dài khoảng 2.5mm đựng chất lỏng là thủy ngân, khi xảy ra sự cố cháy bầu thủy tinh này sẽ hấp thụ nhiệt, chất lỏng bên trong sẽ giãn nở làm tăng áp lực bên trong. Tới một nhiệt độ nào đó ( khoảng 680C ) áp lực bên trong vƣợt quá sức chịu đựng cửa bầu thủy tinh và làm vỡ tan nó ra. Kết quả là nƣớc trong đƣờng ống sẽ đƣợc phun ra do co áp lực tĩnh lớn dập tắt đám cháy. CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN HỆ THỐNG LẠNH TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LẠNH TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 2.1.1 Khái quát chung về hệ thống lạnh Trong siêu thị Metro Hải Phòng hệ thống lạnh thực sự cần thiết. Nó giúp bảo quản thực phẩm nhƣ rau quả, thịt cá, kem, sữa, đƣợc lâu dài. Tùy vào yêu cầu nhiệt độ, thời gian bảo quản của thực phẩm mà hệ thống sẽ có các phƣơng pháp làm lạnh khác nhau . Hệ thống lạnh đƣợc lắp đặt tự động hóa nhằm vận hành toàn bộ hệ thống lạnh hoặc từng phần thiết bị một cách tự động, chắc chắn, an toàn và với độ tin cậy cao mà không cần sự tham gia trực tiếp của công nhân vận hành [2]: Trong quá trình vận hành trạm lạnh, nhiệt độ của đối tƣợng cần làm lạnh thƣờng bị biến động do tác động của những dòng nhiệt khác nhau từ bên ngoài vào hoặc từ bên trong buồng lạnh. Giữ cho nhiệt độ này không đổi hay thay đổi trong phạm vi cho phép là một nhiệm vụ của điều chỉnh máy lạnh. Đôi khi việc điều chỉnh những quá trình công nghệ lạnh khác nhau lại phải làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và đại lƣợng vật lý khác theo một chƣơng trình nhất định. Hệ thống tự động có chức năng điều khiển toàn bộ sự làm việc của hệ thống máy lạnh, duy trì đƣợc chế độ vận hành tối ƣu và giảm tổn hao sản phẩm trong phòng lạnh. Bên cạnh việc duy trì tự động các thông số ( nhiệt độ, áp suất, độ 15
  15. ẩm, lƣu lƣợng, mức lỏng ) trong giới hạn đã cho, cũng cần bảo vệ hệ thống thiết bị tránh chế độ làm việc nguy hiểm. Đây chính là yêu cầu bảo vệ hệ thống tự động. Do đƣợc lắp đặt tự động hóa nên sự làm việc của trạm lạnh có ƣu điểm so với điều khiển bằng tay là giữ ổn định liên tục chế độ làm việc hợp lý. Ƣu điểm này kéo theo một loạt các ƣu điểm về tăng thời gian bảo quản, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm tiêu hao điện năng, tăng tuổi thọ và độ tin cập của máy và thiết bị, giảm chi phí nƣớc làm mát, giảm chi phí vận hành và chi phí lạnh cho một đơn vị sản phẩm góp phần hạ giá thành sản phẩm . Việc bảo vệ tự động cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng, đảm bảo và tin cậy hơn thao tác của con ngƣời. 2.1.2. Một số phƣơng pháp làm lạnh Có nhiều phƣơng pháp làm lạnh buồng và xử lý sản phẩm Các loại dàn trực tiếp hoặc gián tiếp đều đặt trong buồng lạnh còn loại dàn quạt gió cƣỡng bức có thể đặt ngoài buồng lạnh. Xử lý lạnh trực tiếp là gia lạnh sản phẩm hoặc kết đông sản phẩm trực tiếp bằng các dàn lạnh bên trong là môi chất lạnh sôi. Gia lạnh sản phẩm bằng các tổ dàn quạt gió có tốc độ trung bình gió nhỏ. Ngƣời ta cũng có thể bố trí dàn bay hơi trực tiếp hoặc nhúng sản phẩm vào freôn đang sôi. Xử lý lạnh gián tiếp qua nƣớc muối là phải sử dụng thêm vòng tuần hoàn nƣớc muối giữa các máy lạnh và sản phẩm. Sản phẩm thải nhiệt gián tiếp qua nƣớc muối tới môi chất lạnh sôi. a. Làm lạnh trực tiếp Làm lạnh buồng trực tiếp là làm lạnh buồng bằng dàn bay hơi đặt trong buồng lạnh. Môi chất lỏng lạnh sôi thu nhiệt của môi trƣờng buồng lạnh. Dàn bay hơi có thể là các loại dàn đối lƣu tự nhiên hoặc cƣỡng bức bằng quạt gió. Nhiệt độ trong dàn lạnh không khí đối lƣu tự nhiên thấp hơn nhiệt độ buồng đến 10 o C. Trong hệ thống làm lạnh trực tiếp môi chất lạnh lỏng ở thiết bị ngƣng tụ đi qua van tiết lƣu để vào dàn lạnh . Dàn lạnh đặt trong buồng cách nhiệt. 16
  16. Môi chất lạnh lỏng sôi trong dàn, thu nhiệt của không khí sau đó đƣợc máy nén hút về để đƣợc nén lên áp suất cao và đẩy trở lại thiết bị ngƣng tụ. Hệ thống làm lạnh trực tiếp có các ƣu điểm sau : - Thiết bị đơn giản vì không cần một vòng tuần hoàn phụ. - Tuổi thọ cao, kinh tế hơn vì không phải tiếp xúc vơi chất gây han rỉ (nƣớc muối). - Ít tổn thất năng lƣợng đứng về mặt nhiệt động vì hiệu nhiệt độ giữa buồng lạnh và dàn bay hơi trực tiếp bao giờ cũng nhỏ hơn hiệu nhiệt độ giữa buồng với nhiệt độ bay hơi gián tiếp qua nƣớc muối. - Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ. Thời gian từ lúc mở máy tới lúc đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn. - Nhiệt độ của phòng lạnh có thể đƣợc giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất lạnh. - Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng ngắt máy nén. Nhƣợc điểm của hệ thống làm lạnh trực tiếp : - Khi là hệ thống làm lạnh trung tâm, có nhiều hộ sử dụng thì lƣợng môi chất lạnh nạp vào máy sẽ cần rất nhiều, khả năng rò rỉ môi chất là rất lớn. Việc cấp lỏng cho dàn bay hơi ở xa là khó khăn vì tổn thất áp suất. - Trữ lạnh của hệ thống kém, khi ngừng hoạt động máy nén thì hệ thống sẽ mất lạnh một cách nhanh chóng. b. Làm lạnh gián tiếp Làm lạnh buồng gián tiếp là làm lạnh buồng bằng các dàn chất tải lạnh (nƣớc muối). Thiết bị bay hơi đặt ngoài buồng lạnh. Môi chất lạnh lỏng sôi làm lạnh nƣớc muối và nƣớc muối đƣợc bơm tuần hoàn đến các dàn lạnh. Sau khi trao đổi nhiệt với không khí trong buồng lạnh nƣớc muối nóng lên sẽ đƣợc đƣa trở lại dàn bay hơi để làm lạnh. Các dàn nƣớc muối trong buồng lạnh cũng có thể là đối lƣu tự nhiên hoặc đối lƣu cƣỡng bức - Vòng tuần hoàn môi chất lạnh có tác dụng làm lạnh nƣớc muối (chất tải lạnh). 17
  17. - Vòng tuần hoàn nƣớc muối để tải nhiệt từ buồng lạnh đến bình bay hơi hoặc có thể nói vòng tuần hoàn nƣớc muối cấp lạnh từ dàn bay hơi đến buồng lạnh. Nếu nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh 5oC thì chất tải lạnh là nƣớc, nhiệt độ bay hơi đến 18oC thì chất tải lạnh là dung dịch NaCl, nhiệt độ bay hơi đến 45oC thì chất tải lạnh là dung dịch CaCl . Trong hệ thống điều hòa 2 không khí chất tải lạnh là nƣớc. Bình giãn nở đƣợc dùng để cân bằng dung dịch khi bị giãn nở vì nhiệt đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng của bơm. Nhiệt độ của môi chất lạnh thấp hơn nhiệt độ nƣớc muối từ 4 6oC . Nhiệt độ nƣớc muối thấp hơn nhiệt độ không khí trong buồng từ 8 10oC với dàn đối lƣu tự nhiên. Ƣu điểm của phƣơng pháp làm lạnh gián tiếp : + Độ an toàn cao. Chất tải lạnh là nƣớc muối không cháy nổ, không độc hại với cơ thể sống. + Khi có vòng tuần hoàn nƣớc muối thì máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn. Đƣờng ống dẫn môi chất lạnh ngắn hơn. Các công việc khai thác, bảo quản và vận hành dễ dàng hơn. + Nƣớc muối có khả năng trữ nhiệt lớn nên sau khi máy lạnh ngừng làm việc thì vẫn cần duy trì đƣợc lạnh sau một thời gian dài. Nhƣợc điểm của hệ thống: + Năng suất lạnh của máy bị giảm do sự chênh lệch giữa nhiệt độ buồng lạnh và nhiệt độ môi chất lạnh lớn. + Hệ thống cồng kềnh vì phải thêm vòng tuần hoàn nƣớc muối. + Nƣớc muối tuy không gây cháy nổ nhƣng có tính ăn mòn rất mạnh, gây hƣ hại cho thiết bị tiếp xúc với nƣớc muối và hơi muối. 2.1.3 Môi chất làm lạnh và chất tải lạnh a. Môi chất lạnh Môi chất lạnh (còn gọi là tác nhân lạnh, ga lạnh hay công chất lạnh) là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngƣợc chiều để thu nhiệt của môi 18
  18. trƣờng có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trƣờng có nhiệt độ cao hơn. Môi chất tuần hoàn đƣợc trong hệ thống là nhờ quá trình nén. Ở máy lạnh nén hơi, sự thu nhiệt của môi trƣờng có nhiệt độ thấp nhờ quá trình bay hơi ở áp suất thấp và nhiệt độ thấp, sự thải nhiệt cho môi trƣờng có nhiệt độ cao hơn nhờ quá trình ngƣng tụ áp suất cao và nhiệt độ cao. Sự tăng áp suất ở quá trình nén hơi và giảm áp suất nhờ quá trình tiết lƣu hoặc giản nở lỏng Các yêu cầu với môi chất lạnh: Do đặc điểm của chu trình ngƣợc, hệ thống thiết bị, điều kiện vận hành, Môi chất cần có những đặc tính hóa học, vật lý học, nhiệt động, thích hợp. + Tính chất hóa học: Môi chất cần bền vững về mặt hóa học trong phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc, không đƣợc phân hủy, không đƣợc polime hóa. Môi chất phải trơ, không ăn mòn các vật liệu chế tạo máy, dầu bôi trơn, ôxi trong không khí và hơi ẩm. Đảm bảo an toàn cháy nổ. + Tính chất lý học: Áp suất ngƣng tụ không đƣợc quá cao. Nếu áp suất ngƣng tụ quá cao, độ bền chi tiết yêu cầu lớn, vách thiết bị dày, dễ rò rỉ môi chất. Áp suất bay hơi không đƣợc quá nhỏ, phải lớn hơn áp suất khí quyển để hệ thống không bị chân không, dễ lọt không khí vào hệ thống. Nhiệt độ đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều và nhiệt độ tới hạn phải cao hơn nhiệt độ ngƣng tụ nhiều. Nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt dung riêng càng lớn càng tốt. Độ nhớt động càng nhỏ càng tốt, để giảm tổn thất áp suất trên đƣờng ống và các cửa van. Hệ số dẫn nhiệt, tỏa nhiệt càng lớn càng tốt. Khả năng hòa tan nƣớc càng lớn càng tốt, để tránh hiện tƣợng tắc ẩm cho bộ phận tiết lƣu. Không dẫn điện. + Tính chất sinh lý: Môi chất không độc hại với ngƣời và cơ thể sống, không gây phản ứng với cơ quan hô hấp. Môi chất có mùi đặc biệt để dễ phát hiện khi rò rỉ ra ngoài (có thể pha thêm chất tạo mùi nếu không ảnh hƣởng tới chu trình nén lạnh). Môi chất không làm ảnh hƣởng xấu tới sản phẩm bảo quản. + Tính kinh tế: 19
  19. Giá thành phải hạ, tuy nhiên độ tinh khiết phải đạt yêu cầu. Dễ sản xuất, vận chuyển, bảo quản. Lựa chọn môi chất lạnh hợp lý là một trong những vấn đề rất quan trọng khi thiết kế hệ thống lạnh. Trong siêu thị Metro Hải Phòng môi chất lạnh đƣợc sử dụng là R22 với nhiều ƣu điểm nhƣ: Không độc hại, không dễ cháy nổ, không ăn mòn kim loại đen và kim loại màu, khi rò rỉ không làm hỏng thực phẩm cần bảo quản, hạn chế hòa tan dầu, ở khoảng nhiệt độ -200C ÷ -400C không hòa tan dầu. Tuy nhiên R22 là chất khí dễ gây ô nhiểm môi trƣờng do phá hủy tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính. b. Chất tải lạnh Chất tải lạnh là môi chất trung gian, nhận nhiệt độ của đối tƣợng cần làm lạnh chuyển tới thiết bị bay hơi. Hệ thống dùng chất tải lạnh là hệ thống làm lạnh gián tiếp. Ƣu và nhƣợc điểm : - Về mặt nhiệt động làm lạnh gián tiếp qua chất tải lạnh có tổn thất năng lƣợng lớn hơn do phải truyền qua chất trung gian. - Về mặt kinh tế cũng tốn kém hơn do phải chi phí thêm thiết bị : bơm, dàn lạnh, đƣờng ống cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh. Ngƣời ta thƣờng sử dụng chất tải lạnh trong các trƣờng hợp sau: - Khó sử dụng trực tiếp dàn bay hơi để làm lạnh sản phẩm. - Môi chất lạnh có tính độc hại, có ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng và sản phẩm bảo quản, chất tải lạnh trung gian đƣợc gọi là vòng tuần hoàn an toàn. - Khi có nhiều hộ tiêu thụ lạnh và khi hộ tiêu thụ ở xa nơi cung cấp lạnh. Chất tải lạnh có thể ở dạng khí nhƣ không khí, dạng lỏng nhƣ nƣớc muối các loại, dung dịch chất hữu cơ nhƣ rƣợu, mêtanol, êtanol , nitơ lỏng, dạng rắn nhƣ đá khô và nƣớc đá, . Cũng nhƣ môi chất lạnh, chất tải lạnh cũng có một số yêu cầu sau: 20
  20. - Điểm đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi, trong thực tế hiệu nhiệt độ ít nhất là 5k. - Nhiệt độ sôi phải cao để khi dừng máy nhiệt độ chất tải lạnh bằng nhiệt độ môi trƣờng thì chất tải lạnh không bị bay hơi mất. - Không ăn mò thiết bị. - Không cháy nổ, rẻ tiền, dễ kiếm - Hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung dung riêng càng lớn càng tốt. - Độ nhớt và khối lƣợng càng nhỏ càng tốt, để thuận lợi cho tuần hoàn chất tải lạnh. Cũng nhƣ môi chất lạnh không có chất tải lạnh nào đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu đã nêu. Khi cần nhiệt độ 0oC thì nƣớc là chất tải lạnh lý tƣởng. Nó đáp ứng hầu hết các yêu cầu đã nêu. Nhƣng vì nhiệt độ hóa rắn cao (0oC ) nên nó chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi điều tiết không khí, bảo quản lạnh trên . Khi nhiệt độ thấp hơn ngƣời ta dùng những dung dịch muối: NaCl đƣợc sử dụng cho nhiệt độ 15oC , CaCl có thể đạt tới 45oC . 2 Một số chất tải lạnh thƣờng dùng: - Nƣớc : nó là chất tải lạnh lý tƣởng đáp ứng hầu hết các yêu cầu đã nêu. Nhƣợc điểm là đông đặc ở . - Dung dịch nƣớc muối NaCl và + Dung dịch muối NaCl : nó cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của môi chất tải lạnh lý tƣởng : rẻ, dễ kiếm, an toàn. Nhiệt độ hóa rắn thấp nhất ở 21.2oC , nhiệt độ sôi môi chất không đƣợc thấp hơn 16.2o C . Nhƣợc điểm là gây ra han rỉ và ăn mòn thiết bị mãnh liệt. + Dung dịch : cũng đáp ứng hầu hết đƣợc yêu cầu cho chất tải lạnh. Dùng cho các ứng dụng có nhiệt độ thấp hơn NaCl. Nhƣợc điểm là ăn mòn thiết bị giống NaCl. 2.1.4. Thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống lạnh 21
  21. Trong các hệ thống lạnh hiện nay thì các thiệt bị trao đổi nhiệt chiếm một tỷ lệ rất lớn về khối lƣợng (52-68%) và thể tích (45-62%) của toàn bộ hệ thống. Trong đó ở hầu hết các hệ thống lạnh đều cần có hai thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng nhất là thiết bị ngƣng tụ và thiết bị bay hơi. Ngoài ra, còn có các thiết bị phụ khác cũng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, đó là các thiết bị trao đổi hồi nhiệt, bình trung gian, bình tách dầu, . a. Thiết bị ngưng tụ Là thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng. Đôi khi trong các thiết bị ngƣng tụ còn xảy ra quá trình làm lạnh môi chất lỏng xuống nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngƣng tụ, gọi là môi trƣờng làm mát (thƣờng là nƣớc hoặc không khí). Phân loại thiết bị ngƣng tụ: - Dựa vào dạng của môi trƣờng làm mát, chia thiết bị ngƣng tụ thành 4 nhóm: + Thiết bị ngƣng tụ làm mát bằng nƣớc. + Thiết bị ngƣng tụ làm mát bằng nƣớc – không khí. + Thiết bị ngƣng tụ làm mát bằng không khí. + Thiết bị ngƣng tụ làm mát bằng môi chất sôi hay các sản phẩm công nghệ. - Dựa vào đặc điểm của quá trình ngƣng tụ môi chất, có thể chia thiết bị ngƣng tụ thành 2 nhóm: + Thiết bị ngƣng tụ có môi chất ngƣng ở mặt ngoài của bề mặt trao đổi nhiệt. + Thiết bị ngƣng tụ có môi chất ngƣng ở mặt trong của bề mặt trao đổi nhiệt. - Dựa vào đặc điểm của quá trình chảy của môi trƣờng lám mát qua bề mặt trao đổi nhiệt, có thể chia thiết bị ngƣng tụ thành 3 nhóm: + Thiết bị ngƣng tụ có môi trƣờng lám mát tuần hoàn tự nhiên. + Thiết bị ngƣng tụ có môi trƣờng lám mát tuần hoàn cƣỡng bức. 22
  22. + Thiết bị ngƣng tụ có tƣới chất lỏng làm mát. b. Thiết bị bay hơi Thiết bị bay hơi là thiết bị để thu nhiệt từ môi trƣờng làm lạnh tuần hoàn giữa thiết bị bay hơi và đối tƣợng làm lạnh để nhận nhiệt và làm lạnh đối tƣợng. Cũng có trƣờng hợp đối tƣợng làm lạnh thải nhiệt trực tiếp cho môi chất làm lạnh trong thiết bị bay hơi (làm lạnh trực tiếp). Trong trƣờng hợp làm lạnh gián tiếp môi trƣờng trung gian gọi là chất tải lạnh. Phân loại thiết bị bay hơi : Thiết bị bay hơi sử dụng trong các hệ thống rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà nên chọn loại dàn cho thích hợp. Có nhiều cách phân loại thiết bị bay hơi. - Theo môi trƣờng cần làm lạnh: + Bình bay hơi để làm lạnh chất tải lạnh lỏng nhƣ nƣớc, nƣớc muối + Dàn lạnh không khí, đƣợc sử dụng để làm lạnh không khí. + Dàn lạnh kiểu tấm, có thể sử dụng làm lạnh không khí, chất lỏng hoặc các sản phẩm dạng đặc. Ví dụ nhƣ các tấm lắc trong tủ đông tiếp xúc, trống làm đá trong tủ đá vảy, - Theo mức độ chứa dung dịch trong dàn lạnh: + Dàn lạnh kiểu ngập lỏng. + Dàn lạnh kiểu không ngập lỏng. Ngoài ra còn phân loại theo tính chất kín hở của môi trƣờng làm lạnh. 2.2 HỆ THỐNG LẠNH SÂU CỦA SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 2.2.1. Cấu trúc chung của hệ thống lạnh hệ sâu 23
  23. Hình 2.1. Cấu trúc của hệ thống lạnh hệ âm trong siêu thị Metro Hải Phòng Hệ thống là một hệ kín sử dụng công chất lỏng dễ bay hơi. Công chất khi bay hơi ( từ dạng lỏng sang hơi ) sẽ thu nhiệt của buồng lạnh. a. Máy nén Máy nén ( Compressor ): Máy nén dùng là loại bơm piston, hút công chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về, nén tạo áp suất cao, qua bình ngƣng trao đổi nhiệt với nƣớc làm mát ngƣng tụ biến thành dạng công chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. Khi công chất lỏng qua van tiết lƣu sẽ biến thành dạng hơi. Máy nén trong hệ thống lạnh có thể là loại một xi lanh hoặc nhiều xilanh, nén một hay nhiều cấp tuỳ thuộc vào công suất làm lạnh và nhiệt độ làm lạnh yêu cầu. Thông số của máy nén: Gồm có 03 máy nén loại pittong 2 cấp + Điện áp cấp cho động cơ: Điện áp 3 pha 380V, tần số 50Hz + Số vòng quay của trục khửu: 1450 ( vòng/phút ) + Áp suất làm việc: 25 bar Máy nén lạnh là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh. Máy lạnh có nhiệm vụ : 24
  24. - Liên tục hút hơi sinh ra ở thiết bị bay hơi. - Duy trì áp suất P và nhiệt độ t cần thiết. - Nén hơi lên áp suất cao tƣơng ứng với môi trƣờng làm mát để đẩy vào thiết bị ngƣng tụ. - Đƣa chất lỏng qua thiết bị tiết lƣu tới thiết bị bay hơi, thực hiện vòng tuần hoàn kín của môi chất lạnh trong hệ thống gắn liền với việc thu nhiệt ở môi trƣờng lạnh và thải nhiệt ở môi trƣờng nóng. Máy nén giữ vai trò quyết định với: - Năng suất lạnh - Suất tiêu hao điện năng - Tuổi thọ, độ tin cậy và an toàn của hệ thống lạnh. Chính vì vậy, tự động hóa máy nén lạnh đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc tự động hóa hệ thống lạnh. Tự động hóa máy nén lạnh yêu cầu: - Điều chỉnh tự động năng suất lạnh. - Điều khiển và bảo vệ động cơ máy nén. - Bảo vệ máy nén khỏi các chế độ làm việc nguy hiển nhƣ áp suất đầu đẩy quá cao, áp suất hút quá thấp, hiệu áp suất dầu quá thấp, nhiệt độ đầu dẩy quá cao, nhiệt độ dầu quá cao, mức dầu trong cácte quá cao hoặc quá thấp . Máy nén quan trọng do chức năng của nó trong hệ thống, mặt khác do gồm nhiều bộ phận chuyển động phức tạp nên chất lƣợng, độ tin cậy và năng suất lạnh của hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng, độ tin cậy và năng suất lạnh của máy nén. 25
  25. Hình 2.2. Tủ điều khiển và hệ thống máy nén b. Bình ngưng Bình ngƣng ( Condenser ): Đƣợc đặt trên mái nhà của siêu thị. Hơi công chất sau máy nén có áp suất và nhiệt độ cao, để biến hơi công chất thành dạng lỏng thì ta phải lấy nhiệt của hơi công chất, tức là phải làm mát công chất. Công chất đƣợc làm mát bằng quạt gió thổi không khí vào. Thông số của quạt nhiệt dàn ngƣng + Model: Z.A FE080-SDS.6N.V7 + Công suất: 1.7kW + Tốc độ quay của trục: 480-760 ( vòng/phút) + Đƣờng kính quạt: 800mm cBình chứa lỏng ( liquid receiver ): Chứa công chất hóa lỏng sau khi ngƣng tụ c. Van tiết lưu Van tiết lƣu( Expansion vavle ): Công chất lỏng qua van tiết lƣu thì áp suất bị giảm mạnh, làm công chất biến từ dạng lỏng sang dạng hơi. Khi công chất 26
  26. bay hơi nhiệt độ sẽ giảm mạnh, thu nhiệt từ vật cần làm lạnh. Van tiết lƣu có chức năng làm giảm áp suất của công chất và dùng để điều chỉnh mức (lƣu lƣợng) chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. d. Dàn bay hơi Dàn bay hơi (Evaporator ): Là nơi công chất lỏng bay hơi, thu nhiệt từ các vật cần làm lạnh trong buồng lạnh. Có hai phƣơng pháp để làm lạnh: Làm lạnh trực tiếp: Dàn bay hơi đặt trực tiếp ngay trong buồng lạnh, trao đổi nhiệt trực tiếp với thực phẩm. Làm lạnh gián tiếp: Dùng một công chất trung gian để truyền từ dàn bay hơi vào buồng lạnh. Công chất trung gian này có thể là không khí hoặc nƣớc muối. Phƣơng pháp này dùng trong các gian hàng bảo quản thực phẩm đông lạnh trong siêu thị. Công chất đƣợc sử dụng là R22 là công chất không màu, có mùi thơm rất nhẹ, dễ kiếm, dễ vận chuyển và bảo quản. Tuy vậy, R22 chỉ đƣợc phép sử dụng đến năm 2030 do nó là hợp chất hóa học gây ra lỗ thủng tầng ôzôn và hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính. 2.2.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống lạnh sâu trong siêu thị Metro a.Thông số kĩ thuật của hệ thống: + Máy nén: 3 máy nén pittong, loại S6F-30.2 + Công suất làm lạnh: 62.76 kW + Nhiệt độ thấp nhất ở dàn bay hơi: -39.50C + Nhiệt độ khi ngƣng tụ: +500C + Công chất sử dụng: R22 + Loại bình ngƣng: GVH 080.1A/3-M(D) + Pos.:1.1 : Kho đông lạnh + Pos.:1.2 Ice-Machine: Máy làm đá vẩy công suất 1500kg/ngày + Pos.:1.2 Ice-Machine: Máy làm đá vẩy công suất 700kg/ngày + Pos.:1.18: Kho đông bảo quản cá + Pos.:1.17.1, Pos1.17.2: Kho đông bảo quản thịt 27
  27. + Pos.:1.10.1, Pos.:1.10.2, Pos.:1.12.2: Khu bảo quản sữa, bơ có chung bộ điều khiển. + Pos.:1.11.1, Pos.:1.11.2, Pos.:1.12.1 : Khu bảo quản có chung bộ điều khiển + Pos.:1.13.1, Pos.:1.13.2, Pos.:1.16 : Khu bảo quản có chung bộ điều khiển + Pos.:1.14.1, Pos.:1.14.2, Pos.:1.15 : Khu bảo quản có chung bộ điều khiển b.Giải thích các phần tử trong sơ đồ: + Shut off valve: Van chặn + Solenoid valve: Van điện từ + Expansions valve nozzle: Van tiết lƣu + Evaporator pressure controller: Van điều chỉnh áp lực + Filter: Bộ lọc dầu + Dryer: Máy làm khô + Sight glass: Mắt ga dùng để xem trạng thái của công chất lạnh + Non-return: Van 1 chiều + Pipe dimension: đƣờng kính ống + Condenser: Bình ngƣng + Liquid collector: bình trung gian + Compressor: Máy nén + Evaporator: Dàn bay hơi + Cabinets: Buồng lạnh c. Nguyên lí vận hành hệ thống lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng Hệ thống lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng là một hệ thống hiện đại đƣợc vận hành tự động. Nhân viên vận hành có thể quan sát đƣợc trạng thái làm việc của từng khu vực, điều khiển quá trình làm việc của hệ thống trực tiếp trên máy vi tính. Đồng thời có thể phát hiện các sự cố xảy ra ở khu vực nào trên hệ thống kịp thời và nhanh chóng sửa chữa thay thế để hệ thống có thể làm việc liên tục. Hệ thống gồm có 3 máy nén bơm pittong 2 cấp, công chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về đƣợc nén với áp suất cao qua đƣờng ống có đƣờng kính 35mm dẫn 28
  28. đến bình ngƣng đặt trên mái nhà của siêu thị để làm mát bằng quạt gió và đƣa xuống bình chứa lỏng qua đƣờng ống có đƣờng kính 35mm. Từ bình chứa lỏng này, công chất ở dạng lỏng áp suất cao đƣợc phân phối tới các dàn bay hơi tại các khu đông lạnh. Từ bình ngƣng công chất dẫn qua đƣờng ống có 2 van chặn SOV 28 là van tác động bằng tay dùng để đóng đƣờng ống khi muốn thay thế bộ lọc dầu Filter và mắt ga ( Sight glass 28 ). Trƣớc khi đƣa đến các dàn bay hơi thì công chất đƣợc lọc dầu bôi trơn lẫn từ máy nén để không ảnh hƣởng tới quá trình bay hơi của công chất, đồng thời sấy khô công chất. Mắt ga ( Sight glass 28 ) dùng để quan sát trạng thái của công chất có bị sổi bọt, áp suất có ổn định, cao hay thấp quá hay không. Sau khi đƣợc sấy khô và lọc dầu công chất đƣợc phân phối tới các dàn bay hơi của tƣng khu vực làm lạnh qua đƣờng ống có đƣờng kính 28mm. Công chất này đƣợc phân chia cho từng khu vực để điều khiển. Mỗi khu vực đƣợc điều khiển bởi một bộ điều khiển riêng có kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Khu vực 1 công chất nén ở dạng lỏng đƣợc đƣa theo đƣờng đẩy có đƣờng kính ống là 15mm: + Pos.:1.1 khu vực kho đông lạnh công chất qua ống Φ15 vào van chặn SOV qua bộ lọc F15 để lọc dầu bôi trơn trƣớc khi đƣa vào van tiết lƣu. Ở van tiết lƣu công chất bị giảm áp suất mạnh, từ dạng lỏng sang dạng hơi cấp cho dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi công chất bay hơi, nhiệt độ sẽ giảm mạnh làm lạnh không khí và hơi nƣớc xung quanh dàn, quạt sẽ hút hơi lạnh đƣa lên dàn treo thổi hơi lạnh xuống làm lạnh phòng kho đông. Van chặn SOV 15 luôn ở trạng thái thƣờng mở, khi có sự cố xảy ra áp suất quá cao hoặc muốn thay thế sữa chữa ta dùng tay đóng van chặn SOV 15 lại. Van điện từ SV 6 đóng cắt bằng điện có chức năng khi mà nhiệt độ của kho đông thấp đủ yêu cầu van sẽ đóng lại ngừng cấp ga cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ phòng tăng lên ( qua cảm biến nhiệt độ tác dung tín hiệu điện vào van điện từ) van sẽ mở cho ga vào dàn bay hơi tiếp tục quá trình làm lạn. Ngoài ra, khoảng 4 tiếng làm việc van điện từ tự đóng lại để xả băng bám trên đƣờng ống của dàn bay hơi. Sau khi bay hơi thu nhiệt trong kho đông 29
  29. nhiệt độ của công chất sẽ tăng lên và đƣợc đƣa vào đƣờng ống chung có đƣờng kính 76mm hồi về máy nén ở dạng khí đƣợc nén lại tiếp tục chu trình làm lạnh. Van chặn SOV 54 luôn ở trạng thái thƣờng mở, khi muốn đóng đƣờng ống dùng tay tác động. + Pos.:1.18: Tủ bảo quản cá đông lạnh. Công chất ở dạng lỏng có áp suất lớn đƣợc đẩy vào đƣờng ống Φ12, Φ10 qua van chặn SOV 10, bộ lọc F10 để lọc dầu bôi trơn trƣớc khi vào dàn lạnh. Van chặn SOV 10 luôn ở trạng thái thƣờng mở khi muốn đóng lại ta tác động bằng tay để ngừng cấp công chất sửa chũa thay thế bộ lọc dầu các van ở sau. Van điện từ SV 3 khi nhiệt độ tủ xuống thấp đủ yêu cầu sẽ tự động đóng lại ngừng cấp ga, hoặc khi muốn xả bang bám trên đƣờng ống của dàn bay hơi. Van tiết lƣu EVNO giảm áp suất, điều chỉnh lƣu lƣợng của công chất trƣớc khi cấp cho dàn bay hơi. Tại dàn lạnh có một quạt đẩy hơi lạnh vào buồng lạnh để bảo quản cá. Sau khi bay hơi thu nhiệt trong buồng lạnh nhiệt độ của công chất sẽ tăng lên và đƣợc đƣa vào đƣờng ống chung có đƣờng kính 76mm hồi về máy nén ở dạng khí đƣợc nén lại tiếp tục chu trình làm lạnh. Van chặn SOV 22 luôn ở trạng thái thƣờng mở, khi muốn đóng đƣờng ống dùng tay tác động đóng van lại. + Pos.:1.3: khu vực máy làm đá vảy, năng suất là 1500kg/ngày. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao đẩy vào đƣờng ống Φ12, qua van chặn SOV 35, bộ lọc dầu F12, van điện từ SV 12 cấp cho máy làm đá. Van chặn SOV 12 luôn ở trạng thái thƣờng mở khi muốn đóng lại để ngừng cấp ga thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị ta khóa bằng tay. Ở đƣờng hồi, công chất sau khi thu nhiệt của nƣớc nhiệt độ sẽ tăng lên qua van EPC 35 van chặn SOV 35 vào đƣờng ống Φ35, Φ54, Φ76 để đƣa vào máy nén tiếp tục chu trình. Van EPC 35 có chức năng nhƣ van an toàn khi áp suất của công chất hồi về máy nén tăng quá cao nó sữ tự xả để giảm áp suất xuống tránh sự cố nổ, vỡ đƣờng ống. Van chặn SOV 35 luôn ở trạng thái thƣờng mở khi muốn đóng lại ta tác động bằng tay. + Pos.:1.2: Khu vực máy làm đá vảy, năng suất 700kg/ngày. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao đẩy vào đƣờng ống Φ10, qua van chặn SOV 28, bộ lọc dầu F10, van điện từ SV 12 cấp cho máy làm đá. Van chặn SOV 12 luôn ở trạng thái 30
  30. thƣờng mở khi muốn đóng lại để ngừng cấp ga thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị ta khóa bằng tay. Ở đƣờng hồi, công chất sau khi thu nhiệt của nƣớc nhiệt độ sẽ tăng lên qua van EPC 28 van chặn SOV 28 vào đƣờng ống Φ28, Φ54, Φ76 để đƣa vào máy nén tiếp tục chu trình. Van EPC 35 có chức năng nhƣ van an toàn khi áp suất của công chất hồi về máy nén tăng quá cao nó sữ tự xả để giảm áp suất xuống tránh sự cố nổ, vỡ đƣờng ống. Van chặn SOV 28 luôn ở trạng thái thƣờng mở khi muốn đóng lại ta tác động bằng tay. Khu vực 2 công chất đƣợc nén ở dạng lỏng đẩy vào đƣờng ống có đƣờng kính là Φ10: gồm có 4 tủ đựng thịt, có 4 dàn lạnh mỗi dàn 2 quạt thổi hơi lạnh. + Pos.:1.17.1: Công chất dạng lỏng đẩy vào đƣờng ống Φ10 qua van chặn SOV 10 lọc dầu ở bộ lọc F_10, qua van điện từ SV_3 phân phối đến 3 van tiết lƣu giảm áp suất cấp công chất cho 3 dàn bay hơi. Van chặn SOV 10 luôn ỏ trạng thái thƣờng mở, khi có sự cố hoặc thay thế thiết bị đằng sau van thì đóng bằng tay để ngừng cấp công chất. Van điện từ SV_3 sẽ tự động đóng lại khi nhiệt độ của các buồng lạnh thấp đến giá trị đặt sẵn hoặc khi xả tuyết bám trên đƣờng ống của dàn bay hơi. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh nhiệt độ của công chất sẽ tăng lên hồi về máy nén để tiếp tục chu trình. Van EPC_35 có chức năng tự xả khí ga khi áp suất hồi về vƣợt quá mức cho phép. + Pos.:1.17.2 : Công chất dạng lỏng đẩy vào đƣờng ống Φ10 qua van chặn SOV 10 lọc dầu ở bộ lọc F 10, qua van điện từ SV 3 phân phối đến van tiết lƣu giảm áp suất cấp công chất cho dàn bay hơi. Van chặn SOV 10 luôn ỏ trạng thái thƣờng mở, khi có sự cố hoặc thay thế thiết bị đằng sau van thì đóng bằng tay để ngừng cấp công chất. Van điện từ SV 3 sẽ tự động đóng lại khi nhiệt độ của các buồng lạnh thấp đến giá trị đặt sẵn hoặc khi xả tuyết bám trên đƣờng ống của dàn bay hơi. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh nhiệt độ của công chất sẽ tăng lên hồi về máy nén để tiếp tục chu trình. Van EPC 22 có chức năng tự xả khí ga khi áp suất hồi về vƣợt quá mức cho phép. Khu vực 3 công chất nén ở dạng lỏng đƣợc đẩy vào đƣờng ống Φ18, Φ15, Φ12 cấp cho mỗi khu vực. Đây là những tủ bảo quản sữa đông lạnh. 31
  31. + Pos.:1.10.1: Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 tác động bằng tay khi muốn khóa đƣờng ống, qua bộ lọc dầu F 10 vào van tiết lƣu để giảm áp suất cấp cho dàn lạnh. Van điện từ SV 3 tự động đóng khi nhiệt độ của buồng lạnh thấp đạt yêu cầu. Sau khi bay hơi thu nhiệt của buồng lạnh nhiệt độ của công chất tăng lên qua đƣờng ống hồi chung Φ76 về máy nén tiếp tục chu trình khép kín. + Pos.:1.10.2 : Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ12 vào van chặn SOV 10 tác động bằng tay khi muốn khóa đƣờng ống, qua bộ lọc dầu F 10 vào 3 van tiết lƣu để giảm áp suất cấp cho 3 dàn lạnh. Van điện từ SV 3 tự động đóng khi nhiệt độ của buồng lạnh thấp đạt yêu cầu. Sau khi bay hơi thu nhiệt của buồng lạnh nhiệt độ của công chất tăng lên qua đƣờng ống hồi chung Φ76 về máy nén tiếp tục chu trình khép kín. + Pos.:1.12.2: Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 tác động bằng tay khi muốn khóa đƣờng ống, qua bộ lọc dầu F 10 vào 2 van tiết lƣu để giảm áp suất cấp cho 2 dàn lạnh. Van điện từ SV 3 tự động đóng khi nhiệt độ của buồng lạnh thấp đạt yêu cầu. Sau khi bay hơi thu nhiệt của buồng lạnh nhiệt độ của công chất tăng lên qua đƣờng ống hồi chung Φ76 về máy nén tiếp tục chu trình khép kín. Khu vực 4, 5, 6 cùng là các buồng bảo quản sữa đông lạnh nguyên tắc hoạt động và điều khiển tƣơng tự nhƣ ở khu vực 3. 2.2.3. Sơ đồ mạch điện động lực máy nén lạnh của hệ thống lạnh sâu Trong hệ thống lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng gồm có 03 máy nén pittong 2 cấp có cùng công suất, chủng loại, có mạch động lực và đƣợc điều khiển tƣơng tự nhau. a. Chức năng các phần tử trong sơ đồ (hình 2.4) + M: động cơ là động cơ lai máy nén lạnh + 37C2: hệ thống tụ bù công suất mắc hình tam giác + 37F8: cầu chì tự rơi bảo vệ ngắn mạch cho động cơ 32
  32. + 37Q8: máy cắt đóng cấp nguồn cho hệ thống + 37Q8.1, 37Q11: máy cắt cấp nguồn cho động cơ + 38K20, 38K22: tiếp điểm chính của côngtắctơ 38K20, 38K22 đóng cát nguồn cho động cơ + 37F2, 37F17: tiếp điểm của cầu chì tự rơi + 38K18: tiếp điểm chính của côngtắctơ 38K18 đóng cấp nguồn cho hệ thóng tụ bù công suất. b. Nguyên lí hoạt động Nguồn cấp cho máy nén là nguồn 3 pha điện áp 400V tần số 50Hz. Đóng các máy cắt 37Q8, 37Q8.1, 37Q11 cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống sẵn sàng làm việc. Khi đủ các điều kiện làm việc nhƣ đủ dầu bôi trơn, hệ thống cứu hỏa làm việc bình thƣờng, không xảy ra các trƣờng hợp khẩn cấp, ta ấn nút khởi động tiếp điểm thƣờng mở của côngtắctơ 38K20, 38K22 sẽ đóng cấp nguồn cho động cơ khởi động nối dây theo hình tam giác. Sau 1 phút tiếp điểm của côngtắctơ 38K18 = 1 đƣa hệ thống tụ bù vào làm việc. Mục đích của việc sử dụng tụ bù để bù công suất phản kháng Q giảm tổn hao công suất và điện áp trong mạng điện. Để dừng máy nén khi đang làm việc chuyển công tắc điều khiển về vị trí “0” hoặc dùng các máy cắt. 33
  33. Hình 2.4. Mạch động lực máy nén lạnh của hệ thống lạnh sâu 33
  34. 2.2.4. Sơ đồ điều khiển máy nén của hệ thống lạnh sâu a. Chức năng các phần tử trong sơ đồ (hình 2.5) + 8K19A: tiếp điểm thƣờng mở của rơle 8K19A + 38S20: công tắc chuyển chế độ làm việc AUTO-OFF-HAND + 38K12A: rơle điều khiển và bảo vệ động cơ + 38K20T, 38K17T, 38K22T: Cuộn hút của các rơle thời gian + 38K18, 38K20, 38K22: cuộn hút của các côngtắctơ chính ở mạch động lực + 12K4A: tiếp điểm của rơle báo áp suất công chất ổn định + 38F4: Công tắc áp suất + 38F7, 38F9, 38F12, 38F14: Các tiếp điểm của cầu chì tự rơi + MOTOR COMPLETE PROTECTION: mạch bảo vệ động cơ + OIL PRESSURE – SWITCH: công tắc cảm biến dầu + OVERPRESSURE SWITCH: công tắc cảm biến quá áp suất b. Nguyên lí hoạt động Trong mạch điều khiển máy nén lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng đƣợc cấp 2 nguồn điện áp. Nguồn điện xoay chiều 230V và 24V.Do đó cần phải chú ý với các thiết bị làm việc ở nguồn 24VAC tránh đấu nhầm các nguồn điện áp gây hƣ hỏng thiết bị. Hệ thống gồm có 3 máy nén lạnh hoạt động, điều khiển và có các thiết bị bảo vệ tƣơng tự nhau. Máy nén đƣợc vận hành theo 2 chế độ bằng tay và tự động. - Điều khiển máy nén ở chế độ bằng tay: + Xoay núm công tắc 38S20 về vị trí H, nếu đủ các điều kiện làm việc động cơ không bị quá tải, đủ dầu bôi trơn, áp suất công chất ổn định cuộn hút của rơle 38K12A = 1 tiếp điểm thƣờng mở 38K12A sẽ đóng, hệ thống chữa cháy hoạt động ổn định, các sự cố đƣợc xử lí thì rơle 8K19A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K19A. Khi áp suất ở đƣờng ống hút ổn định rơle 12K4A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 12K4A. Lúc này, mạch điều khiển đƣợc khép kín, động cơ đủ điều kiện làm việc. Các cuộn hút của của côngtắctơ 38K20, 38K22 đƣợc cấp điện đóng các tiếp điểm ở mạch động lực. Động cơ lai máy nén bắt đầu làm việc. 34
  35. Hình 2.5. Mạch điều khiển máy nén lạnh của hệ thống lạnh sâu 35
  36. Sau thời gian 1 phút tiếp điểm của rơle thời gian 38K17T = 1 cấp nguồn cho cuộn hút 38K18 tiếp điểm thƣờng mở 38K18 ở mạch động lực đóng lại đƣa hệ thống bù công suất đƣợc đƣa vào làm việc. + Để dừng động cơ lai máy nén đang hoạt động ta vặn núm công tắc về vị trí “0”. - Điều khiển máy nén ở chế độ tự động: + Xoay núm công tắc 38S20 về vị trí A, nếu đủ các điều kiện làm việc động cơ không bị quá tải, đủ dầu bôi trơn, áp suất công chất ổn định cuộn hút của rơle 38K12A = 1 tiếp điểm thƣờng mở 38K12A sẽ đóng, hệ thống chữa cháy hoạt động ổn định, các sự cố đƣợc xử lí thì rơle 8K19A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K19A. Khi áp suất ở đƣờng ống hút ổn định rơle 12K4A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 12K4A. Hai đầu 9A4_32 và 9A4_31 đƣợc nối với thiết bị điều khiển và giám sát trên máy tính. Lúc này, mạch điều khiển đƣợc khép kín, động cơ đủ điều kiện làm việc. Các cuộn hút của của côngtắctơ 38K20, 38K22 đƣợc cấp điện đóng các tiếp điểm ở mạch động lực. Động cơ lai máy nén bắt đầu làm việc. Sau thời gian 1 phút tiếp điểm của rơle thời gian 38K17T = 1 cấp nguồn cho cuộn hút 38K18 tiếp điểm thƣờng mở 38K18 ở mạch động lực đóng lại đƣa hệ thống bù công suất đƣợc đƣa vào làm việc. Trong chế độ tự động nhân viên vận hành có thể quan sát tình trạng làm việc của máy nén và ra lệnh tắt máy ngay trên máy tính. Nếu xảy ra sự cố máy nén sẽ tự dừng hoạt động. Trong quá trình máy nén làm việc có thể dừng máy bằng cách vặn núm công tắc 38S20 về vị trí “0”. 2.2.5. Các bảo vệ của hệ thống lạnh sâu + Hệ thống lạnh sâu chỉ hoạt động khi hệ thống chữa cháy tự động làm việc ổn định. + Bảo vệ quá tải cho động cơ lai máy nén bằng máy cắt 37Q8.1 và 37Q811 + Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì tự rơi 37F8, máy cắt 37Q8.1 và máy cắt 37Q11. + Bảo vệ hiệu suất dầu của máy nén bằng rơle áp suất dầu 36
  37. 2.3. HỆ THỐNG LẠNH DUY TRÌ THỰC PHẨM TRONG SIÊU THỊ METRO 2.3.1. Cấu trúc chung của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm Về cơ bản hệ thống lạnh hệ dƣơng có cấu trúc gần giống với hệ thống lạnh sâu, điểm khác biệt là hệ thống lạnh hệ dƣơng đƣợc sử dụng để bảo quản thực phẩm với nhiệt độ thấp hơn, hệ âm dùng để bảo quản thực phẩm đông lạnh và làm đá bảo quản các thủy hải sản, Trong siêu thị hệ thống lạnh hệ dƣơng có công suất lớn hơn hệ âm đƣợc sử dụng để bảo quản nhiều loại thực phẩm. a. Máy nén Hệ thống sử dụng 06 máy nén bơm pittong 1 cấp, hút công chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về, nén tạo áp suất cao, qua bình ngƣng làm mát ngƣng tụ biến thành dạng công chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. Các máy đều đƣợc làm mát bằng quạt. Thông số của máy nén: + Điện áp cấp cho động cơ: Điện áp 3 pha 380V, tần số 50Hz + Số vòng quay của trục khửu: 1550( vòng/phút ) + Áp suất làm việc: 28 bar b. Bình ngưng Hơi công chất sau máy nén có áp suất và nhiệt độ cao qua bình ngƣng đƣợc làm mát thành dạng lỏng. - Thông số của dàn ngƣng: + Năm sản xuất: 2005 + Áp suất làm việc lớn nhất cho phép: 28 bar + Nhiệt độ làm việc: 1000C/-500C - Thông số quạt dàn ngƣng: + Nguồn cấp: 3pha, điện áp 400V, nối sao tần số 50Hz + Công suất: 1.36 kW + Vòng quay: 700-890 Vòng/phút + Khối lƣợng: 53 kg + Đƣờng kính quạt: 900 mm 37
  38. c. Dàn bay hơi ( dàn lạnh ) Là nơi công chất lỏng bay hơi, thu nhiệt từ của các vật cần làm lạnh trong buồng lạnh. - Thông số dàn lạnh quầy cá: Số lƣợng 03 dàn + Năm sản xuất: 2005 + Áp suất lớn nhất cho phép khi làm việc: 28 bar + Nhiệt độ làm việc: 1000C/-500C - Thông số quạt dàn lạnh: Loại quạt công suất 60W: + Model: EBM S4E300-EE20-08 + Nguồn cấp: điện áp 230V, tần sô 50Hz + Công suất: 60 kW + Vòng quay: 1100 Vòng/phút + Đƣờng kính quạt: 300 mm Loại quạt công suất 94W: + Model: EBM S4S300-AA02-21 + Nguồn cấp: Điện áp 230V, tần số 50Hz + Công suất: 94W + Vòng quay: 1380 Vòng/phút + Đƣờng kính quạt: 300mm 2.3.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống lạnh duy trì thực phẩm của siêu thị Metro a.Thông số kĩ thuật của hệ thống: + Máy nén: 06 máy nén pittong, loại 6F-40.2Y + Công suất làm lạnh: 366.16 kW + Nhiệt độ thấp nhất ở dàn bay hơi: -13.50C + Nhiệt độ khi ngƣng tụ: +530C + Công chất sử dụng: R22 + Loại bình ngƣng: GVH 090.1A/2x5-M(S) + Pos.:2.1: khu bán thịt 38
  39. + Pos.:2.2: khu hàng bánh + Pos.:2.3: khu để thịt bò + Pos.:2.4: khu hàng thịt + Pos.:2.6: khu hàng tƣơi + Pos.:2.13: khu bán cá + Pos.:2.14: khu bán rau củ quả + Pos.:2.16: khu pha nóc chuẩn bị thịt + Pos.:2.17: kho nhập hàng + Pos.:2.18: khu nhập hàng sữa đông lạnh + Pos.:2.19: khu nhập hàng cá + Pos.:2.20: khu nhạp hàng rau và hoa quả + Pos.:2.30,2.31,2.32: khu bán sũa twoi, phomát, bơ, xúc xích. + Pos.:2.33: khu bán bánh bao, trứng + Pos.:2.34: khu bán đồ cá tƣơi b.Giải thích các phần tử trong sơ đồ: + Shut off valve: Van ngắt + Solenoid valve: Van điện từ + Expansions valve nozzle: Van tiết lƣu + Evaporator pressure controller: Bộ điều khiển áp lực + Filter: Bộ lọc + Dryer: Máy làm khô + Sight glass: Kính thủy dùng để xem mực chất lỏng + Non-return: Van 1 chiều + Pipe dimension: đƣờng kính ống + Condenser: Bình ngƣng + Liquid collector: bình trung gian + Compressor: Máy nén + Evaporator: Dàn bay hơi + Cabinets: Buồng lạnh 39
  40. c. Nguyên lí vận hành hệ thống lạnh duy trì thực phẩm Hệ thống gồm có 06 máy nén bơm pittong 1 cấp, công chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về đƣợc nén với áp suất cao qua đƣờng ống có đƣờng kính 35mm dẫn đến bình ngƣng đặt trên mái nhà của siêu thị để làm mát bằng quạt gió và đƣa xuống bình chứa lỏng qua đƣờng ống có đƣờng kính 35mm. Từ bình chứa lỏng này, công chất ở dạng lỏng áp suất cao đƣợc phân phối tới các dàn bay hơi tại các khu làm lạnh. Từ bình ngƣng công chất dẫn qua đƣờng ống có 2 van chặn SOV 54 là van tác động bằng tay dùng để đóng đƣờng ống khi muốn thay thế bộ lọc dầu Filter và mắt ga (Sight glass 54). Trƣớc khi đƣa đến các dàn bay hơi thì công chất đƣợc lọc dầu bôi trơn lẫn từ máy nén để không ảnh hƣởng tới quá trình bay hơi của công chất, đồng thời sấy khô công chất. Mắt ga (Sight glass 54) dùng để quan sát trạng thái của công chất có bị sổi bọt, áp suất có ổn định, cao hay thấp quá hay không. Công chất từ đƣờng ống chung Φ54 sẽ đƣợc phân phối tới các khu vực cần làm lạnh. + Pos.:2.3: khu để thịt bò. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ12 vào van chặn SOV 12 qua bộ lọc dầu F 12 tới van tiết lƣu NO 03 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 12 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 6 tác động bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 28 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. 40
  41. + Pos.:2.6: khu để hàng tƣoi. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 02 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. + Pos.:2.5: khu bảo quản hàng thịt. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 02 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 18 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. Van EPC 22 có chức năng tự xả công chất khi áp suất vƣợt quá mức cho phép. + Pos.:2.4: khu bảo quản thịt. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 01 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động 41
  42. bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 18 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. + Pos.:2.16: khu pha nóc chuẩn bị thịt. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 02 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 22 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. Van EPC 22 có chức năng tự xả khi áp suất của công chất vƣợt quá mức cho phép. + Pos.:2.17: Kho nhập hàng. Công chất ở dạng lỏng có áp suất cao từ đƣờng ống chung vào đƣờng ống Φ18, qua van chặn SOV 18 đƣợc lọc dầu ở bộ lọc F 10 sau đó đƣa tới 4 van tiết lƣu để giảm áp suất công chất cấp cho 4 dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi công chất sẽ thu nhiệt của không khí xung quanh các quạt sẽ hút các hơi lạnh này thổi theo các chiều mũi tên làm lạnh kho. + Pos.:2.2: khu hàng bánh. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 02 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động 42
  43. bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 18 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. + Pos.:2.1: Khu bán thịt. Công chất ở dạng lỏng có áp suất cao từ đƣờng ống chung vào đƣờng ống Φ18, qua van chặn SOV 22 đƣợc lọc dầu ở bộ lọc F 22 sau đó đƣa tới 5 van tiết lƣu để giảm áp suất công chất cấp cho 5 dàn bay hơi. Tại dàn bay hơi công chất sẽ thu nhiệt của không khí xung quanh các quạt sẽ hút các hơi lạnh này thổi theo các chiều mũi tên làm lạnh kho. + Pos.:2.15: khu hàng bánh. Công chất ở dạng lỏng áp suất cao qua đƣờng ống Φ10 vào van chặn SOV 10 qua bộ lọc dầu F 10 tới van tiết lƣu NO 01 để giảm áp suất. Lúc này, áp suất của công chất giảm mạnh vào dàn bay hơi thu nhiệt của không khí xung quanh dàn. Quạt sẽ hút hơi lạnh này thổi theo chiều mũi tên làm lạnh thịt. Van chặn SOV 10 đƣợc tác động đóng bằng tay khi muốn khóa ga để thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị đằng sau van. Van điện từ SV 3 tác động bằng điện, khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu van sẽ tự động đóng lại ngừng cấp công chất cho dàn bay hơi, khi nhiệt độ buồng lạnh tăng lên van sẽ tự mở cho công chất vào dàn lạnh. Sau khi thu nhiệt của buồng lạnh công chất sẽ đƣợc hồi về máy nén để nén lại tiếp tục chu trình làm việc khép kín. Van chặn SOV 18 luôn ở trạng thái thƣờng mở chỉ đóng khi ta tác động bằng tay. Hệ thống đƣợc điều khiển tự động và mỗi khu vực có bộ điều khiển riêng kết nối với bộ điều khiển trung tâm. 2.3.3. Sơ đồ mạch điện động lực máy nén lạnh của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm Trong hệ thống lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng gồm có 06 máy nén loại pittong 1 cấp có cùng công suất, chủng loại, có mạch động lực và đƣợc điều khiển tƣơng tự nhau. 43
  44. Hình 2.7. Mạch động lực máy nén lạnh của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm 44
  45. a. Chức năng các phần tử trong sơ đồ (hình 2.7) + M: động cơ là động cơ lai máy nén lạnh + 54C2: hệ thống tụ bù công suất mắc hình tam giác + 54F8: cầu chì tự rơi bảo vệ ngắn mạch cho động cơ + 54Q8: máy cắt đóng cấp nguồn cho hệ thống + 54Q8.7, 54Q11: máy cắt cấp nguồn cho động cơ + 55K20, 55K22: tiếp điểm chính của côngtắctơ 38K20, 38K22 đóng cát nguồn cho động cơ + 54F2, 54F17: tiếp điểm của cầu chì tự rơi + 55K18: tiếp điểm chính của côngtắctơ 38K18 đóng cấp nguồn cho hệ thóng tụ bù công suất. Khác với hệ thống lạnh sâu hệ thống lạnh duy trì thực phẩm mỗi máy nén đều có quạt tản nhiệt đặt ở trên máy nén. b. Nguyên lí hoạt động Nguồn cấp cho máy nén là nguồn 3 pha điện áp 400V tần số 50Hz. Đóng các máy cắt 54Q8, 54Q8.7, 54Q11 cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống sẵn sàng làm việc. Khi đủ các điều kiện làm việc nhƣ đủ dầu bôi trơn, hệ thống cứu hỏa làm việc bình thƣờng, không xảy ra các trƣờng hợp khẩn cấp, ta ấn nút khởi động tiếp điểm thƣờng mở của côngtắctơ 55K20, 55K22 sẽ đóng cấp nguồn cho động cơ khởi động nối dây theo hình tam giác. Sau 1 phút tiếp điểm của côngtắctơ 55K18 = 1 đƣa hệ thống tụ bù vào làm việc. Mục đích của việc sử dụng tụ bù để bù công suất phản kháng Q giảm tổn hao công suất và điện áp trong mạng điện. Để dừng máy nén khi đang làm việc chuyển công tắc điều khiển về vị trí “0” hoặc dùng các máy cắt. 2.3.4. Sơ đồ điều khiển máy nén của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm a. Chức năng các phần tử trong sơ đồ (hình 2.8) + 8K19A: tiếp điểm thƣờng mở của rơle 8K19A + 55S20: công tắc chuyển chế độ làm việc AUTO-OFF-HAND + 55K12A: rơle điều khiển và bảo vệ động cơ 45
  46. Hình 2.8. Mạch điều khiển máy nén lạnh của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm 46
  47. + 55K20T, 558K17T, 55K22T: Cuộn hút của các rơle thời gian + 55K18, 55K20, 55K22: cuộn hút của các côngtắctơ chính ở mạch động lực + 21K4A: tiếp điểm của rơle báo áp suất công chất ổn định + 55F4: Công tắc áp suất + 55F7, 55F9, 55F12, 55F14: Các tiếp điểm của cầu chì tự rơi + MOTOR COMPLETE PROTECTION: mạch bảo vệ động cơ + OIL PRESSURE – SWITCH: công tắc cảm biến dầu + OVERPRESSURE SWITCH: công tắc cảm biến quá áp suất b. Nguyên lí hoạt động Trong mạch điều khiển máy nén lạnh sâu của siêu thị Metro Hải Phòng đƣợc cấp 2 nguồn điện áp. Nguồn điện xoay chiều 230V và 24V.Do đó cần phải chú ý với các thiết bị làm việc ở nguồn 24VAC tránh đấu nhầm các nguồn điện áp gây hƣ hỏng thiết bị. Hệ thống gồm có 3 máy nén lạnh hoạt động, điều khiển và có các thiết bị bảo vệ tƣơng tự nhau. Máy nén đƣợc vận hành theo 2 chế độ bằng tay và tự động. - Điều khiển máy nén ở chế độ bằng tay: + Xoay núm công tắc 55S20 về vị trí H, nếu đủ các điều kiện làm việc động cơ không bị quá tải, đủ dầu bôi trơn, áp suất công chất ổn định cuộn hút của rơle 55K12A = 1 tiếp điểm thƣờng mở 55K12A sẽ đóng, hệ thống chữa cháy hoạt động ổn định, các sự cố đƣợc xử lí thì rơle 8K19A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K19A. Khi áp suất ở đƣờng ống hút ổn định rơle 21K4A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 21K4A. Lúc này, mạch điều khiển đƣợc khép kín, động cơ đủ điều kiện làm việc. Các cuộn hút của của côngtắctơ 55K20, 55K22 đƣợc cấp điện đóng các tiếp điểm ở mạch động lực. Động cơ lai máy nén bắt đầu làm việc. Sau thời gian 1 phút tiếp điểm của rơle thời gian 55K17T = 1 cấp nguồn cho cuộn hút 55K18 hệ thống bù công suất đƣợc đƣa vào làm việc. + Để dừng động cơ lai máy nén đang hoạt động ta vặn núm công tắc về vị trí “0”. 47
  48. - Điều khiển máy nén ở chế độ tự động: + Xoay núm công tắc 55S20 về vị trí A, nếu đủ các điều kiện làm việc động cơ không bị quá tải, đủ dầu bôi trơn, áp suất công chất ổn định cuộn hút của rơle 55K12A = 1 tiếp điểm thƣờng mở 55K12A sẽ đóng, hệ thống chữa cháy hoạt động ổn định, các sự cố đƣợc xử lí thì rơle 8K19A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K19A. Khi áp suất ở đƣờng ống hút ổn định rơle 21K4A = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 21K4A. Hai đầu 18A4_32 và 18A4_31 đƣợc nối với thiết bị điều khiển và giám sát trên máy tính. Lúc này, mạch điều khiển đƣợc khép kín, động cơ đủ điều kiện làm việc. Các cuộn hút của của côngtắctơ 55K20, 55K22 đƣợc cấp điện đóng các tiếp điểm ở mạch động lực. Động cơ lai máy nén bắt đầu làm việc. Sau thời gian 1 phút tiếp điểm của rơle thời gian 55K17T = 1 cấp nguồn cho cuộn hút 55K18 hệ thống bù công suất đƣợc đƣa vào làm việc. Trong chế độ tự động nhân viên vận hành có thể quan sát tình trạng làm việc của máy nén và ra lệnh tắt máy ngay trên máy tính. Nếu xảy ra sự cố máy nén sẽ tự dừng hoạt động. 2.3.5. Các bảo vệ của hệ thống lạnh duy trì thực phẩm + Hệ thống hoạt động khi hệ thống chữa cháy tự động làm việc ổn định, các sự cố đƣợc xử lí. + Bảo vệ quá tải bằng máy cắt 37Q8.1 và 37Q811 + Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì tự rơi 37F8, máy cắt 37Q8.1 và máy cắt 37Q11. + Bảo vệ hiệu áp suất dầu của máy nén bằng rơle áp suất + Bảo vệ áp suất đầu đẩy và đầu hút cho máy nén bằng các rơle áp suất cao và áp suất thấp. 48
  49. CHƢƠNG 3. ĐI SÂU PHÂN TÍCH TRẠM BƠM CỨU HỎA CỦA SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 3.1.1 Chức năng của hệ thống Siêu thị Metro Hải Phòng đƣợc lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Đây là hệ thống rất cần thiết và hiệu quả về mặt kinh tế cũng nhƣ kĩ thuật bảo đảm an toàn cho con ngƣời, tài sản vật chất khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Hệ thống chữa cháy Sprinkler lắp đặt trong siêu thị bao gồm các trang thiết bị : Nguồn cung cấp nƣớc, hệ thống máy bơm, hệ thống liên kết các đƣờng ống chạy ngầm dƣới mặt đất và trên mặt đất đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy, hệ thống các loại Van, các thiết bị cảm ứng bằng nhiệt ( Sprinkler head ), các tủ điều khiển, thiết bị báo động và bảo vệ Hệ thống điều khiển và giám sát đƣợc lắp đặt tại phòng bơm. Tại đây đƣợc lắp đặt tủ điều khiển, các loại Van, Van báo động, Van an toàn, công tắc áp lực, áp lực kế nhằm điều khiển và giám sát khi có sự cố cháy nổ xảy ra sẽ tự động bơm nƣớc từ bể chứa nƣớc vào để dập tắt đám cháy. Hệ thống các đƣờng ống đƣợc lắp đặt chạy từ các máy bơm đến nhà kho, các gian hàng cả bên ngoài siêu thị. Các đƣờng ống này sẽ đƣợc lắp đặt các đầu cảm ứng theo từng thang nhiệt độ khác nhau trong thiết kế sử dụng của công trình. Những đầu cảm ứng nhiệt này sẽ làm công tác giám sát 24/24 khi hệ thống đã đƣợc hoạt động. Tất cả các đƣờng ống này đƣợc lắp đạt theo yêu cầu kĩ thuật cao, đƣợc kết nối lại với nhau, phân chia theo từng khu vực ( Zone ) bảo vệ và đi về phòng bơm. Khi xảy ra sự cố cháy đầu cảm biến hiệt độ này ( Sprinkler head ) sẽ tự vỡ bơm nƣớc trên các diện tích đã đƣợc tính toán trƣớc. Ngoài ra, hệ thống chữa cháy trong siêu thị Metro Hải Phòng còn đƣợc lắp đặt thêm các hệ thống nhƣ: hệ thống Hose reel, hệ thống Hydrant, hệ thống tƣờng 49
  50. nƣớc đƣợc liên kết với nhau nhằm đảm bảo cho việc chữa cháy nhanh chóng hiệu quả nhất. 3.1.2 Mô tả chi tiết hệ thống a. Nguồn nước Nguồn nƣớc rất quan trọng trong hệ thống cứu hỏa, khi sự cố cháy nổ xảy ra phải đảm bảo cung cấp nƣớc nhanh chóng kịp thời, đủ lƣợng nƣớc khi phải dập tắt đám cháy trong thời gian dài, Trong siêu thị Metro Hải Phòng nƣớc đƣợc lấy từ bể chứa có thể tích là A = 560m3, nguồn nƣớc cấp cho bể lấy từ hệ thống cấp nƣớc thành phố với lƣu lƣợng 15m3/h. Ngoài ra hệ thống còn đƣợc trang bị thêm 2 họng tiếp nƣớc đặt tại hồ chứa nƣớc và nhà bảo vệ để nhận nƣớc từ bên ngoài khi sự cố xảy ra mà nguồn nƣớc dự trữ không đủ cung cấp. b. Hệ thống máy bơm Trong hệ thống cứu hỏa sử dụng 01 bơm bù áp ( bơm Jockey ) trục đứng đa cấp. Khi áp lực trong đƣờng ống giảm xuống dƣới 7kg/cm bơm bù áp sẽ tự động khởi động để bù lại áp lực đã bị sụt trong đƣờng ống và 02 bơm li tâm trục ngang có công suất lớn. Thông số của bơm bù áp ( bơm Jockey ): + Hãng sản xuất: SAMSON-FRANCE + Model: MULTI V810-OSE-T/2 + Công suất: 3,7 kW + Điện áp 3 pha 380V, tần số 50Hz Bơm đƣợc điều khiển theo 2 chế độ AUTO-OFF-MANUAL thông qua tủ điều khiển đƣợc đặt ngay gần hệ thống máy bơm. Nguồn nƣớc đƣợc cấp cho bơm từ bể chứa 560m3. Áp lực nén khi dừng tự động là 7kg/cm2, áp lực nén khi khởi động là 5kg/cm2. Thông số của hai bơm li tâm trục ngang : + Hãng sản xuất: SAMSON-FRANCE + Model: NOH 100-315-H32/GM + Công suất: 132kW/3P/50Hz/IP54 50
  51. Bơm đƣợc thiết kế theo 2 chế độ AUTO-OFF-MANUAL, đƣợc điều khiển tự động và bằng tay qua tủ điều khiển gần hệ thống máy bơm. Bơm đƣợc vận hành tự động và chỉ dừng khi tác động trực tiếp bằng tay trên nút Stop hoặc chuyển vị trí công tắc về OFF. Áp lực nén khi khởi động là 4kg/cm2 và đƣợc cấp nƣớc từ bể chứa 560m3. Khi xảy ra sự cố cháy lƣợng nuocs ở bơm bù áp không đủ cung cấp cho hẹ thống, áp lực trên đƣờng ống giảm xuống bơm số 1 sẽ đƣợc tự động khởi động để bù lƣợng nƣớc đã mất. Trong trƣờng hợp đám cháy quá lớn bơm số 1 không cấp đủ nƣớc hoặc bơm số 1 gặp sự cố không khởi động đƣợc thì bơm số 2 sẽ tự khởi động. Hình 3.1. Hai bơm li tâm và bơm bù áp trong hệ thống cứu hỏa c. Tủ điện Hệ thống gồm 2 tủ điện: + Tủ 1 điều khiển bơm số 1 và bơm Jockey + Tủ 2 điều khiển bơm số 2 Hai tủ điện đặt gần nhau và ở trong phòng bơm của siêu thị. Trên tủ có các đồng hồ hiện thị dòng điện, điện áp. 51
  52. Hình 3.2. Bảng tủ điện điều khiển hệ thống cứu hỏa d. Hệ thống Sprinkler Là hệ thống chữa cháy tự động nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nƣớc trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun Sprinkler bị kích hoạt ở ngƣỡng nhiệt độ xác định trƣớc. Trong siêu thị Metro hệ thống đƣợc lắp đặt các khu vực văn phòng và nhà kho. Có 2 loại chính: + Upright Sprinkler: Đƣợc bố chí khắp nhà kho với mật độ là 9m2/Sprinkler, có độ cao khoảng 6.7m đến 8.45m. + Pendent Sprinkler: Đƣợc bố trí trong khu vực văn phòng với mật độ là 9m2/Sprinkler, có độ cao khoảng 3.5m đến 4.5m. Hệ thống ống phân phối của hệ thống Sprinkler bao gồm hệ thống ống từ ống góp chính đến hệ thống phân phối bên trong siêu thị: + ZONE 1: Hệ thống ống chính sử dụng ống Dn150 cho hệ thống Upright và có cao độ khoảng +6.7m đến +8.45m và ống Dn100 cho hệ thống Pendent có cao độ từ +3.5m đến +4m. Hệ thống nhánh sử dụng ống Dn40 có cao độ khoảng từ +6.7m đến +8.45m. 52
  53. + ZONE 2: Hệ thống ống chính sử dụng ống Dn150 cho hệ thống Upright và có cao độ khoảng +6.7m đến +8.45m và ống Dn100 cho hệ thống Pendent có cao độ từ +3.5m đến +4m. Hệ thống nhánh sử dụng ống Dn40 có cao độ khoảng từ +6.7m đến +8.45m. + ZONE 3: Hệ thống ống chính sử dụng ống Dn150 tại khu vực phòng bơm và ống Dn100 cho hệ thống Upright có cao độ khoảng +6.7m đến +8.45m và ống Dn 65 cho hệ thống Pendent có cao độ +4m. Hệ thống nhánh sử dụng ống Dn40 có cao độ khoảng từ +6.7m đến +8.45m. e. Hệ thống Hose reel Hệ thống gồm 15 tủ có một cuộn vòi, lăng phun, khớp nối đƣợc bố trí khắp khu vực bên trong siêu thị. Mỗi tủ bảo vệ có bán kính là 20m. Bình thƣờng trong đƣờng ống áp lực luôn là 7kg/cm2 khi có sự cố cháy nổ xảy rat a chỉ việc mở tủ kéo cuộn vòi đến vị trí cháy đồng thời có một ngƣời mở van khống chế của hệ thống Hose reel. Khi đó nƣớc trong đƣờng ống đƣợc nén với áp lực lớn sẽ tự phun ra, lúc này áp lực trong đƣờng ống sẽ giảm đi, hệ thống máy bơm sẽ hoạt động bù lƣợng nƣớc đã mất đồng thời duy trì đến lúc đám cháy đƣợc dập tắt hoàn toàn. Sauk hi đã khống chế đƣợc đám cháy ta ấn nút Stop để dừng máy bơm điện đồng thời khởi động bơm Jockey để bù lại lƣợng nƣớc đã mất đi. Khi áp lực nƣớc trong ddowngf ống tăng lên đến 7kg/cm2 nhƣ ban đầu bơm Jockey sẽ tự động cắt và đƣa hệ thống trở về trạng thái tự động. Hệ thống ống chính đƣợc kết nối chung với hệ thống ống chính Sprinkler. Hệ thống ống nhánh sử dụng ống Dn50. f. Hệ thống Hydrant Hệ thống bao gồm 4 tủ và 4 trụ đƣợc bố trí ở 4 góc của tòa nhà để bảo vệ khu vực vòng ngoài của siêu thị. + Một tủ gồm: 2 cuộn vòi, lăng phun, khớp nối + Trụ có 2 họng phun đƣờng kính Dn65 + Mỗi họng có một van để đóng mở 53
  54. Hình 3.3. Trụ cứu hỏa đặt ngoài tòa nhà siêu thị Hệ thống phân phối bao gồm các đƣờng ống Dn200 lắp đặt từ phòng bơm đến hệ thống phân phối đƣợc lắp đặt từ vòng quanh bên ngoài siêu thị sử dụng ống HDPE Dn160. g. Hệ thống tường nước Là hệ thống gồm 39 vòi phun hở đƣợc bố trí dọc theo trục với khoảng cách 1.9m có cao độ +8.45m. Hệ thống chỉ đƣợc vận hành bằng tay khi thực sự cần thiết vì sẽ phun ra một lƣợng nƣớc rất lớn dễ làm hỏng các thiets bị hàng hóa trong siêu thị. Hệ thống ống chính sử dụng ống Dn150 tại khu vực phòng bơm và ống Dn100 tại khu vực siêu thị. h. Phạm vi chữa cháy của hệ thống Phạm vi chữa cháy của hệ thống dải khắp toàn bộ diện tích 9.240m2 nhà kho bao gồm các đầu thủy ngân tự nổ khi nhiệt độ lên tới 680C. Ngoài ra, bên trong và bên ngoài siêu thị còn đƣợc trang bị rất nhiều hộp vòi chữa cháy có đƣờng kính 50mm-60mm. 54
  55. Hình 3.4: Tƣờng nƣớc và 3 ZONE chính 3.2. NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA HỆ THỐNG CỨU HỎA TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 3.2.1. Hệ thống Sprinkler Khi hệ thống đƣợc vận hành đƣa vào sử dụng, trong đƣờng ống sẽ đƣợc chứa đầy nƣớc và đƣợc nén thƣờng trực với áp lực bằng 7kg/cm2. Lƣợng nƣớc này đƣợc giữ kín trong đƣờng ống, khi có rủi ro sự cố cháy nổ xảy ra tại nơi xảy ra đám cháy nhiệt độ sẽ tăng lên các đầu giám sát nhiệt độ Sprinkler sẽ cảm ứng nhiệt độ tăng lên này. Khi nhiệt độ tai khu vực cháy đạt ngƣỡng nhiệt độ giới hạn cho phép đã đƣợc định trƣớc của đầu Sprinkler ( NFPA 13 ), đầu Sprinkler sẽ tự vỡ ra một lỗ nhỏ có đƣờng kính bằng 11 mm. Từ lỗ này nƣớc trong đƣờng ống sẽ tự phun ra với áp lực tĩnh luôn có trong đƣờng ống bằng 7kg/cm2, tạo ra và bao trùm xung quanh nó khoảng không gian chứa đầy nƣớc với diện tích thiết kế 9m2/Sprinkler. Lúc này do bị hở, áp lực nén trong hệ thống đƣờng ống sẽ dần hạ thấp xuống mức 5 kg/cm2 . Với ngƣỡng áp lực này, bơm bù áp Jockey đƣợc đặt trong phòng 55
  56. bơm sẽ tự động khởi động để bù áp lực đã sụt trong đƣờng ống. Nhƣng do công suất của bơm Jockey nhỏ hơn lƣu lƣợng nƣớc đã đƣợc phun ra từ những lỗ mở của các đầu Sprinkler nên áp lực nƣớc trong đƣờng ống vẫn bị sụt giảm đến ngƣỡng 4kg/cm2 thì bơm chữa cháy bằng điện số 1 có công suất lớn sẽ đƣợc tự động khởi động với công suất bơm là 250m3/h. Lúc này, áp lực nƣớc trong đƣờng ống sẽ đƣợc nâng lên gần với áp lực tĩnh ban đầu và đủ điều kiện để dập tắt đám cháy không dƣới 90 phút. Để dự phòng có thể nhiều đầu Sprinkler vỡ ra không đủ lƣu lƣợng chữa cháy, hoặc do nguyên nhân nào đó bơm điện số 1 không hoạt động đƣợc thì bơm điện số 2 với cùng công suất và cùng thong số kỹ thuật đã đƣợc lắp đặt thêm để dự phòng nếu các tình huống trên xảy ra sẽ tự khởi động để cấp nƣớc dập đám cháy nhanh chóng khép kín khâu thiết kế kỹ thuật tạo sự an toàn và tạo hiệu quả hơn trong công tác phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, trong hệ thống chữa cháy tự động này còn đƣợc thiết kế them những tủ chữa cháy cuộn vòi đƣợc lắp rải rác khắp diện tích nhà kho khoảng 9.240m rất dễ thao tác và cũng đƣợc kết nối với hệ thống tự động chữa cháy đặt trong phòng bơm. Mỗi khi cần thiết sử dụng những cuộn vòi chữa cháy này sẽ hoạt động nhƣ các đầu Sprinkler vỡ ra. Hình 3.5. Các họng tiếp nƣớc đặt ngoài trời 56
  57. Để hoàn thiện hơn trong toàn hệ thống chữa cháy phía ngoài nhà kho cũng đƣợc thiết kế những trụ chứa nƣớc chữa cháy bao gồm những tủ đặt cuộn vòi và trụ nhận nƣớc từ các xe chữa cháy của cơ quan PCCC thành phố tiếp ứng mỗi khi rủi ro có sự cố xảy ra. 3.2.2. Hệ thống Hose reel Bình thƣờng áp lực trong đƣờng ống áp lực luôn duy trì là 7kg/cm2. Khi có sự cố cháy xảy ra, ta chỉ việc kéo cuộn vòi đến vị trí cháy đồng thời có một ngƣời mở van khống chế của hệ thống Hose reel nƣớc trong đƣờng ống có áp lực cao sẽ tự phun ra để dập tắt đám cháy. Lúc này, áp suất trong đƣờng ống sẽ bị giảm xuống làm cho hệ thống bơm điện hoạt động bù lại lƣợng nƣớc đã mất và đƣợc duy trì đến khi khống chế đƣợc đám cháy. Sau đó, ấn nút Stop để dừng máy bơm điện và đồng thời khởi động máy bơm Jockey để bù lại lƣợng nƣớc đã mất đi. Khi áp lực nƣớc đã tăng lên đến 7kg/cm2 nhƣ ban đầu, bơm Jockey sẽ tự động tắt đƣa hệ thống trở lại trạng thái tự động. 3.2.3. Hệ thống Hydrant Hệ thống Hydrant ( hệ thống vòi nƣớc ) đƣợc kết nối với hệ thống chữa cháy tự động Sprikler và hệ thống Hose reel đƣợc bố trí ở bên ngoài nhằm chữa cháy vòng ngoài của siêu thị. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, ta chỉ việc kéo cuôn vòi đến vị trí cháy đồng thời có ngƣời mở van khống chế của hệ thống Hydrant. Nƣớc trong đƣờng ống có áp lực lớn sẽ tự phun ra. Khi đó, áp suất trong đƣờng ống sẽ tự động giảm đi hệ thống bơm điện sẽ đƣợc hoạt động bù lại lƣợng nƣớc đã mất và duy trì đến khi khống chế đƣợc hoàn toàn đám cháy. Sau khi dập tắt đƣợc đám cháy, ấn nút Stop để dừng bơm điện đồng thời khởi động bơm bù áp Jockey để bù lƣợng nƣớc đã mất đến khi áp lực trong đƣờng ống tăng đến 7kg/cm2 nhƣ ban đầu thì bơm Jockey sẽ tự động tắt đƣa hệ thống trở về vị trí tự động. 3.2.4. Hệ thống tƣờng nƣớc ngăn lủa Hệ thống đƣợc kết nối với hệ thống chữa cháy tự động nhƣng hoạt động dƣới sự tác động của con ngƣời bởi hệ thống van tay và van điện. Khi có sự cố cahys xảy ra với múc độ lớn, hệ thống sẽ đƣợc hoạt động tạo thành một bức tƣờng 57
  58. nƣớc chia không gian siêu thị thành hai phần không cho đám cahys lan sang khu vực lân cận. Lƣu ý quan trọng là khi có rủi ro cháy lớn và thấy thực sự cần thiết mới đƣợc kích hoạt hệ thống vì khi hoạt động sẽ phun ra một lƣợng nƣớc rất lớn gây hƣ hại đến thiết bị, vật tƣ, hàng hóa nằm trong phạm vi mà hệ thống này bảo vệ. 3.3. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC TRẠM BƠM CỨU HỎA TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 3.3.1. Chức năng các phần tử trong sơ đồ ELICTRIC FIRE PUMP 1: Bơm số 1 ELICTRIC FIRE PUMP 2: Bơm số 2 JOCKEY PUMP: Bơm bù áp WATER CITY SUPPLY DN 65: Nguồn nƣớc thành phố qua ống DN 65 (1) : Bể chứa nƣớc có thẻ tích 560 m3 (2),(3) LIMIT SW OF BUTTERFLY VALVE: Công tắc điều chỉnh van bƣớm (4),(5),(6),(7), (12),(13),(36): Đồng hồ đo áp suất (8),(9),(18),(19),(42) CHECK VALVE: Van 1 chiều FROM PRIMING TANK : Mồi nƣớc từ bể (10),(11) BUTTERFLY VALVE: Van bƣớm (14),(15) AIR VALVE: Van xả khí (16),(17),(37),(48) BALL VALVE: Van bi ALARM CONTROL VALVE: Van báo động SPRINKLER SYSTEM ZONE 1: Hệ thống phân phối ZONE 1 SPRINKLER SYSTEM ZONE 2: Hệ thống phân phối ZONE 2 SPRINKLER SYSTEM ZONE 3: Hệ thống phân phối ZONE 3 SPRAY SYSTEM: Hệ thống tƣờng lửa TEST VALVE: Van thử HYDRANT EXTERNAL SYSTEM: Hệ thống Hydrant (32) PRESSURE SWITCH: Công tắc áp suất của bơm bù áp (33) SUPPLY POWER: Nguồn cấp điện (34) PRESSURE SWITCH: Công tắc áp suất của bơm số 2 58
  59. (35) PRESSURE SWITCH: Công tắc áp suất của bơm số 1 PRESSURE TANK: Bình áp lực 3.3.2. Vận hành hệ thống khi có sự cố xảy ra a.Thử kiểm tra Kiểm tra trạm điều khiển: - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí OFF của bơm số 1 và 2 - Nâng áp lực tại đồng hồ ( phía sau van báo động ) của các van báo động ZONE 1,2,3 bằng 7,57kg/cm2 . - Mở từ từ van xả thử báo động số 21a,22a,23a tại Van báo động ZONE 1,2,3 - Ghi nhớ thời điểm bắt đầu mở Van số 21,22,23 tại trạm điều khiển cho tới khi chuông báo động phát tín hiệu ghi nhớ thời gian này bao nhiêu phút. - Đóng Van số 21d,22d,23d xả thử và Van số 21b,22b,23b lúc này chuông báo động tại các van báo động ZONE 1,2,3 sẽ hoạt động. Muốn tắt van báo động này ta chỉ việc khóa van 21c,22c,23c. - Kiểm tra chức năng áp lực hoạt động tốt của chuông báo động. - Điều chỉnh lại áp lực hoạt động 7kg/cm2 của các van báo động ZONE 1,2,3 - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí AUTO của bơm số 1 và 2. - Kết thúc quá trình kiểm tra thử trạm điều khiển. Bơm JOCKEY - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí OFF của bơm số 1 và 2. - Đóng các van chính số 21,22,23. - . Mở từ từ van số 29 gần công tắc áp lực và đồng hồ áp lực lúc vận hành - Kiểm tra lại chỉ số áp lực khi khởi động và khi dừng lại của bơm Jockey. - Áp lực khởi động 5.57kg/cm2. - Áp lực dừng lại 7.57kg/cm2. - Nâng đủ áp lực hoạt động của hệ thống. - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí AUTO của bơm số 1 và 2. 59
  60. - Mở van số 21,22,23. - Kết thúc quá trình kiểm tra thử bơm Jockey. Bơm số 1 - Trƣớc khi vận hành thử máy bằng tay ( vị trí MANUEL ) nên kiểm tra lại tình trạng vận hành tự động của máy bơm điện. - Đóng van số 21,22,23 của hệ thống ZONE 1,2,3. - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí OFF của bơm Jockey và bơm điện số 2. - Mở từ từ van số 29 gần công tắc áp lực và đồng hồ áp lực lúc vận hành. - Ghi nhớ lại áp lực kế khi bơm điện vận hành tự động lại - Cho bơm hoạt động khoảng 10 phút để kiểm tra. - Đóng từ từ van số 29. - Chuyển công tắc từ vị trí MANUEL về vị trí STOP hoặc OFF của bơm điện số 1. - Mở van số 21,22,23 của hệ thống ZONE 1,2,3 - Chuyển công tắc chuyển mạch của bơm Jockey về vị trí AUTO. - Chuyển công tắc chuyển mạch của bơm số 2 về vị trí AUTO. - Kết thúc quá trình kiểm tra bơm số 1. - Kiểm tra lại hệ thống báo động tại trạm điều khiển. - Kiểm tra phao và mức nƣớc của hồ chứa Bơm số 2 : Thao tác tƣơng tự bơm số 1. b. Vận hành hệ thống + Đƣa hệ thống vào sử dụng ta làm theo các bƣớc sau: - Đóng lại van xả số 21d,22d,23d của van báo động ở ZONE 1,2,3 ( tùy theo ZONE nò có sự cố cháy ). - Mở van số 28 của van an toàn. - Chuyển công tắc chế độ tự động AUTO của hệ thống bơm điện số 1 hoặc số 2 để bơm cung cấp nƣớc vào hệ thống đƣờng ống. - Khi áp lực kế chỉ 7.57kg/cm2 tắt bơm điện bằng cách chuyển mạch về vị trí STOP hoặc OFF. 60
  61. - Chuyển công tắc về chế độ AUTO của hệ thống bơm Jockey, bơm Jockey sẽ tự động dừng hoạt động khi áp lực trên đồng hồ của trạm điều khiển hiển thị 7.57kg/cm2. Lúc này, bơm số 1 vẫn ở chế độ OFF. - Chuyển công tắc chuyển mạch về vị trí AUTO của tất cả 2 bơm số 1 và 2 - Mở từ từ van số 21c,22c,23c của chuông báo động bằng nƣớc để đƣa hệ thống vào chế độ là việc tự động. Kiểm tra đồng hồ âm ở trƣớc đầu bơm điện 1 và 2. Sau đó khóa van này lại. c. Khi sự cố cháy xảy ra Trong trƣờng hợp có sự cố cháy xảy phải làm theo các bƣớc sau: 1. Báo cho bộ phận bảo vệ và báo toàn khu vực. 2. Khi sự cố cháy đang xảy ra, kiểm tra các van số ,10,3,11,21,22,23,20,30,38,41,23c,22c,21c các van này phải mở hoàn toàn. 3. Kiểm tra hoạt động của nguồn nƣớc cấp vào bể chứa, bổ xung liên tục và thƣờng xuyên. 4. Chỉ ngừng sự hoạt động của hệ thống khi thực sự biết rõ sự cố cháy đã đƣợc dập tắt. d. Khi sự cố đã được dập tắt 1. Chuyển vị trí công tắc của cả 3 bơm điện về vị trí STOP hoặc OFF trên tủ điều khiển. 2. Đóng van số 21c,22c,23c của chuông báo động bằng nƣớc của 3 ZONE 1,2,3 tùy theo ZONE nào đang có sự cố cháy. 3. Mở van xả thử số 21a,22a,23a của van báo động ở ZONE 1,2,3 để xả hết nƣớc ra khỏi hệ thống ( tùy theo ZONE nào có sự cố cháy ). 4. Thay thế các đầu phun Sprinkler bị hƣ hỏng bằng những đầu phun Sprinkler mới cùng chức năng, chủng loại. e. Xử lí sự cố kĩ thuật Trong quá trình vận hành hệ thống, đôi khi cũng thƣờng gặp những sự cố bất ngờ mà nếu chúng ta không có sự chuẩn bị thì sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống. Sau đây là một số trƣờng hợp điển hình: 61
  62. + Khi bơm Jockey chạy không dừng hoặc không chạy: Kiểm tra công tắc áp lực, dây tín hiệu, nguồn và tƣ điện. + Khi 2 bơm điện không chạy: Kiểm tra nguồn điện và hệ thống điều khiển liên quan + Khi có sự rò rỉ hay hở đầu phun: - Kiểm tra vị trí đó thuộc ZONE nào rồi khóa van liên quan đến ZONE đó. - Mở van xả 21a,22a,23a cho đến khi nào hết nƣớc trong đƣờng ống. - Tắt bơm điện 1 và 2, mở bơm điện Jockey đƣa hệ thống vào làm việc bình thƣờng. - Tùy theo từng vùng mà nó có van DN50 xả cặn cho đến khi nào hết nƣớc ở khu vực đó rồi mới tiến hành sửa chữa. Trong quá trình này trong đƣờng ống ngay chỗ bị rò rỉ vẫn còn nƣớc đọng lại ta tiến hành lấy đồ chứa nƣớc thừa ở khu vực đó. + Khi bơm nƣớc vào hệ thống ta cần tuân thủ các trình tự sau: - Tắt bơm điện 1 và 2. - Đƣa công tắc bơm Jockey vào vị trí AUTO. Lúc này bơm Jockey sẽ làm việc tự động. - Mở van DN 150 ở vùng xảy ra sự cố đồng thời khóa van 21a,22a,23a lại rồi sau đó khóa van xả cặn ở vùng thấp nhất ta đã xả trên. - Tiến hành kiểm tra chỗ rò rỉ mà đã đƣợc thay thế. - Nếu không có hiện tƣợng gì xảy rat a sẽ đợi trong 30 phút đến 60 phút sau đó ta mới bật bơm điện 1 và 2 về vị trí AUTO kết thúc quá trình vào nƣớc cho hệ thống. Lƣu ý quan trọng: Trong quá trình vận hành, bảo trì, sửa chữa tại phòng bơm cần đặc biệt chú ý đến van an toàn đƣợc cài đặt xả 9kg/cm2, trong khi đó cột cao áp của bơm là H=100m, tƣơng đƣơng với 14-15kg/cm2 khi không tải nếu không kiểm tra van an toàn thƣờng xuyên thì khi hệ thống hoạt động có thể dẫn đến không khống chế đƣợc áp lực của hệ thống sẽ gây ra vỡ các đầu Sprinkler gây hƣ hỏng hàng hóa thiết bị trong phạm vi mà hệ thống này bảo vệ. 62
  63. f. Hƣớng dẫn bảo trì hệ thống Bảng 3.1: Bảo trì hệ thống Lịch bảo trì Nội dung công việc bảo trì Tuần Tháng 3 tháng Hệ thống Spinkler X Loại bỏ nƣớc Loại bỏ nƣớc đọng lâu trong ống X Kiểm tra bơm Jockey - Làm sạch valve lọc chữ Y X - Khởi động cho bơm chạy 2 X phút Cách điện nguồn bơm số 1 - Khởi động cho bơm chạy 10 X phút Cách điện nguồn bơm số 2 - Khởi động cho bơm chạy 10 X phút Kiểm tra nguồn bơm số 1 - Vận hành các valve : hút, X đẩy ,thử - Thao tác đóng mở ,kiểm tra X ốc, vít các valve Kiểm tra nguồn bơm số 2 - Vận hành các valve : hút, đẩy, X thử X 63
  64. - Thao tác đóng mở, kiểm tra ốc, vít các valve Chữa cháy vách tƣờng - Kiểm tra các dụng cụ vật tƣ X chữa cháy - Kiểm tra toàn bộ các cuộn vòi X chữa cháy: Căng trải vòi phun, thử độ kín vòi, tháo xả vòi phun và đặt vào lại vị trí vòi phun - Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn X vòi vào valve - Đóng mở tủ vài lần để kiểm tra X - Xả thử nƣớc X - Khắc phục nhửng hƣ hỏng (nếu X X X có) Trụ nƣớc ngoài trời - Kiểm tra các hộp họng, cac valve X khóa - Xả nƣớc thử X - Loại bỏ nƣớc đọng lâu trong X ống Bình chữa cháy - Kiểm tra áp suất bình X - Kiểm tra niêm phong chì X 64
  65. 3.4. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC CỦA TRẠM BƠM CỨU HỎA 3.4.1. Sơ đồ mạch động lực của bơm số 1 Chức năng các phần tử trong sơ đồ ( hình 3.7 ) + M: Động cơ 3 pha roto lồng sóc truyền động của bơm điện số 1 + 4F2, 4F4: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải + 8K1, 8K2, 8K3: là các tiếp điểm chính của công tắc tơ 8K1, 8K2, 8K3. + 4F1, 4F3: Cầu chì tự rơi bảo vệ ngắn mạch + 4P1, 4P2, 4P3: Các đồng hồ Ampe kế đo giá trị dòng điện trên các pha + SUPPLY: Nguồn điện + 4T1, 4T2, 4T3: Các cảm biến dòng + 4P1, 4P2, 4P3: Các đồng hồ Ampe kế dải đo từ 0-300 A + PE: Nối chạm mát cho động cơ Nguyên lí hoạt động Mạch động lực của bơm số 1 đƣợc cấp nguồn điện 3 pha, điện áp 400V có tần số 50Hz. Động cơ có công suất rất lớn 132kW đƣợc đấu nối khởi động đổi nối sao sang tam giác. Phƣơng pháp này nhằm giảm dòng khởi động khi khởi động xuống, điện áp trong cuộn dây là Upha. Ban đầu cấp nguồn cho hệ thống, đóng các tiếp điểm của côngtắctơ 8K1, 8K3 động cơ sẽ đƣợc khởi động theo hình sao. Sau một thời gian 6s rơle thời gian 8K4 ở mạch điều khiển tác động mở tiếp điểm của công tắc tơ 8K3 đồng thời đóng tiếp điểm của của công tắc tơ 8K2 động cơ hoạt động ở chế độ tam giác. Các bảo vệ trong sơ đồ mạch động lực bơm số 1 + Bảo vệ ngắn mạch cho động cơ bằng cầu chì tự rơi 4F1, 4F3 + Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt 4F2 và 4F4 3.4.2. Sơ đồ mạch động lực của bơm bù áp Chức năng các phần tử trong sơ đồ ( hình 3.9 ) + M: Động cơ 3 pha không đồng bộ roto lồng sóc lai bơm bù áp + 5F1: cầu chì bảo vệ ngắn mạch + 5F2: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ 65
  66. + PE: nối mát cho động cơ Nguyên lí hoạt động Động cơ lai bù áp đƣợc cấp nguồn chung với bơm số 1 và chung tủ điều khiển. Động cơ đƣợc khởi động trực tiếp và điều khiển ở hai chế độ tự động và bằng tay. Khi áp suất của đƣờng ống giảm xuống 5kg/cm2 động cơ sẽ tự khởi động để bù lại lƣợng nƣớc đã mất, đến khi áp suất của nƣớc trong đƣờng ống về trạng thái bình thƣờng bơm sẽ tự dừng hoạt động. 3.4.1. Sơ đồ mạch động lực của bơm số 2 Chức năng các phần tử trong sơ đồ ( hình 3.8 ) + M: Động cơ 3 pha roto lồng sóc truyền động của bơm điện số 1 + 4F2, 4F4: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải + 8K1, 8K2, 8K3: là các tiếp điểm chính của công tắc tơ 8K1, 8K2, 8K3. + 4F1, 4F3: Cầu chì tự rơi bảo vệ ngắn mạch + 4P1, 4P2, 4P3: Các đồng hồ Ampe kế đo giá trị dòng điện trên các pha + SUPPLY: Nguồn điện + 4T1, 4T2, 4T3: Các cảm biến dòng + 4P1, 4P2, 4P3: Các đồng hồ Ampe kế dải đo từ 0-300 A + PE: Nối chạm mát cho động cơ Nguyên lí hoạt động Mạch động lực của bơm số 1 đƣợc cấp nguồn điện 3 pha, điện áp 400V có tần số 50Hz. Động cơ có công suất rất lớn 132kW đƣợc đấu nối khởi động đổi nối sao sang tam giác. Phƣơng pháp này nhằm giảm dòng khởi động khi khởi động xuống, điện áp trong cuộn dây là Upha. Ban đầu cấp nguồn cho hệ thống, đóng các tiếp điểm của côngtắctơ 8K1, 8K3 động cơ sẽ đƣợc khởi động theo hình sao. Sau một thời gian 6s rơle thời gian 8K4 ở mạch điều khiển tác động mở tiếp điểm của công tắc tơ 8K3 đồng thời đóng tiếp điểm của của công tắc tơ 8K2 động cơ hoạt động ở chế độ tam giác. Các bảo vệ trong sơ đồ mạch động lực bơm số 2 + Bảo vệ ngắn mạch cho động cơ bằng cầu chì tự rơi 4F1, 4F3 + Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle nhiệt 4F2 và 4F4 66
  67. Hình 3.7. Mạch động lực của động cơ lai bơm số 1 67
  68. Hình 3.8. Mạch động lực động cơ lai bơm số 2 68
  69. Hình 3.9. Mạch động lực động cơ lai bơm bù áp 69
  70. 3.5. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN CỦA TRẠM BƠM CỨU HỎA TRONG SIÊU THỊ METRO HẢI PHÒNG 3.5.1. Sơ đồ điều khiển bơm số 1 và bơm bù áp a. Sơ đồ điều khiển bơm số 1 Chức năng các phần tử trong sơ đồ điều khiển bơm số 1 ( từ bản vẽ số 6 đến bản vẽ số 10 phụ lục 2 ): + 6F1, 6F2: cầu chì bảo vệ ngắn mạch và quá tải. + 6H1, 6H2, 6H3, 6H4, 6H5, 6H6: các đèn màu xanh báo có điện trên các pha. + 6K1, 7K1, 7K2, 7K3, 7K4, 7.5K1, 8K1, 8K2, 8K3, 8K4, 8K5, 10K1, 10K2: Các cuộn hút của côngtắctơ + 6P1: Vônkế dải đo từ 0-500V + 4F1, 4F2: tiếp điểm của rơle nhiệt 4F2, 4F4 ở mạch động lực (bản vẽ số 4 ) + 7S1, 7S2: côngtắc chuyển mạch của bơm số 1 + Khối MATER CONTACTOR SPRIKLER 2: côngtắctơ chính của sprinkler số 2. + I 12, I 13: Công tắc của rơle áp suất + 7H1: đèn màu ỏ báo lỗi hệ thống chƣa đƣợc đặt ở chế độ tự động + 7H2: đèn màu đổ báo lỗi bơm số 1 không hoạt động + 7H3: đèn màu vàng báo hệ thống đang đƣợc vân hành ở chế độ bằng tay. + 7.5H1: đèn màu vàng báo bắt đầu làm việc. + 7.5H2: đèn màu xanh báo hệ thống sẵn sàng làm việc + 7.5H3: đèn màu đỏ báo mức nƣớc trong bể bơm đã hết + 7.5N1: côngtắc báo mức nƣớc trong bể + 7.5N2: sự cố thiếu nƣớc trong bể + 8P1: thời gian làm việc của hệ thống Nguyên lí hoạt động của sơ đồ điều khiển bơm số 1: Chuẩn bị đƣa hệ thống vào làm việc: Đƣa các côngtắc chuyển mạch 7S1, 7S2, 10S1 về vị trí “0”. Đóng máy cắt Q2 (bản vẽ số 20 chƣơng 1) cấp nguồn điện động lực và điều khiển cho hệ thống. Các đèn màu xanh 6H1, 6H2, 6H3, 6H4, 6H5, 6H6 sáng báo hệ thống đã đƣợc cấp nguồn sẵn sàng làm việc (bản vẽ số 6 ). 70
  71. Nguồn cấp cho mạch điều khiển qua tủ 6A1, bộ CPL 400 điều chỉnh điện áp cấp. Điện áp cấp cho mạch điều khiển là điện áp 1 pha 230V. - Bơm hoạt động ở chế độ bằng tay: + Vặn núm côngtắc 7S1 về vị trí HAND và núm côngtắc 7S2 về vị trí TEST đƣa hệ thống vào hoạt động bằng tay. Cuôn hút của côngtắctơ 7K1 có điện tiếp điểm 7K1 (7,11) = 1 đèn 7H3 sáng báo hệ thống đang đƣợc vận hành bằng tay, tiếp điểm thƣờng mở 7K1 (5,9) = 1 cấp nguồn cho cuộn hút của côngtắctơ 7K2 khi đó các tiếp điểm thƣờng mỏ của côngtắctơ 7K2 sẽ đóng lại đầu 4F2/95/8.1 sẽ cấp nguồn đến 7.6/4F2/95 của bản vẽ số 8. Lúc này, cuộn hút của côngtắctơ chính 8K1 có điện đóng tiếp điểm 8K1 của mạch động lực. Đồng thời cuộn hút của côngtắctơ 8K3 có điện đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K3 ở mạch động lực, mỏ tiếp điểm thƣờng đóng 8K3(21,22) động cơ 3 pha không đồng bộ rôto lồng sóc đƣợc khởi động ở chế độ hình sao. Sau khoảng thời gian là trễ 6s rơle thời gian 8K4 tác động chuyển mạch cuộn hút 8K3 = 0, cuộn hút 8K2=1, tiếp điểm ở mạch động lực 8K2 = 1, 8K3 = 0 động cơ đƣợc hoạt động ở chế độ tam giác. Mục đích của việc khởi động đổi nối sao sang tam giác nhằm giảm dòng khi khởi động. Đèn màu xanh 8H1 sẽ sáng báo động cơ lai bơm số 1 đang hoạt động bình thƣờng. + Trong quá trình làm việc nếu động cơ bị quá tải tiếp điểm thƣờng mở của rơle nhiệt 4F2 = 1 và 4F4 = 1 dẫn đến cuộn hút của côngtắctơ 7K3 = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 7K3(5,9) đèn màu đỏ 7H1 sẽ sáng báo bơm cứu hỏa số 1 gặp sự cố. Đầu PS/7.5.1 (bản vẽ số 7) đƣợc nối với đầu 7.5/PS (bản vẽ số 7.5) đèn màu vàng 7.5H1 sẽ sáng báo hệ thống đủ điều kiện làm việc. Đèn màu xanh 7.5H2 sáng báo sẵn sàng làm việc khi đủ các điều kiện: có nguồn cấp cho mạch điều khiển côngtắctơ 6K1 có điện, tiếp điểm 6K1 = 1, động cơ không bị quá tải, và hệ thống đƣợc đặt ở chế độ khởi động. 7.5N1 là côngtắc báo mức nƣớc cứu hỏa trong bể chứa, khi mức nƣớc trong bể cạn dƣới mức cho phép côngtắc sẽ chuyển mạch, cuôn hút của côngtắctơ 7.5K1 =1 dẫn đến tiếp điểm 7.5K1(6,10) = 1, đèn màu đỏ 7.5H3 sẽ sáng báo mức nƣớc trong bể dƣới mức cho phép. Tiếp điểm 7.5K1(7,11) = 1 chuông báo động hết trong bể sẽ kêu. 71
  72. + Khi bơm số 1 hoạt động chỉ có thể dừng bằng tay. Để dừng bơm ta xoay núm côngtắc 7S1 về vị trí “0” hoặc xoay núm côngtắc 7S2 về vị trí “0”. - Bơm hoạt động ở chế độ tự động: + Vặn núm côngtắc 7S1 về vị trí AUTO. Lúc này dòng điện sẽ đi qua công tắc áp suất số 1 đồng thời đèn màu đỏ 7H1 sẽ tắt do cuộn hút của rơle 7K4 có điện dẫn đến tiếp điểm thƣờng đóng 7K4 mở. Nếu xảy ra sự cố cháy áp suất trong đƣờng ống giảm xuống 4kg/cm2 công tắc áp suất của rơle áp suất sẽ tác động khép kín mạch có dòng điện cấp cho cuộn hút của rơle 7K2 đóng các tiếp điểm thƣờng mở. đầu 4F2/95/8.1 sẽ cấp nguồn đến 7.6/4F2/95 của bản vẽ số 8. Lúc này, cuộn hút của côngtắctơ chính 8K1 có điện đóng tiếp điểm 8K1 của mạch động lực. Đồng thời cuộn hút của côngtắctơ 8K3 có điện đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K3 ở mạch động lực, mỏ tiếp điểm thƣờng đóng 8K3(21,22) động cơ 3 pha không đồng bộ rôto lồng sóc đƣợc khởi động ở chế độ hình sao. Sau khoảng thời gian là trễ 6s rơle thời gian 8K4 tác động chuyển mạch cuộn hút 8K3 = 0, cuộn hút 8K2=1, tiếp điểm ở mạch động lực 8K2 = 1, 8K3 = 0 động cơ đƣợc hoạt động ở chế độ tam giác. Mục đích của việc khởi động đổi nối sao sang tam giác nhằm giảm dòng khi khởi động. Đèn màu xanh 8H1 sẽ sáng báo động cơ lai bơm số 1 đang hoạt động bình thƣờng. + Trong quá trình làm việc nếu động cơ bị quá tải tiếp điểm thƣờng mở của rơle nhiệt 4F2 = 1 và 4F4 = 1 dẫn đến cuộn hút của côngtắctơ 7K3 = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 7K3(5,9) đèn màu đỏ 7H1 sẽ sáng báo bơm cứu hỏa số 1 gặp sự cố. Đầu PS/7.5.1 (bản vẽ số 7) đƣợc nối với đầu 7.5/PS (bản vẽ số 7.5) đèn màu vàng 7.5H1 sẽ sáng báo hệ thống đủ điều kiện làm việc. Đèn màu xanh 7.5H2 sáng báo sẵn sàng làm việc khi đủ các điều kiện: có nguồn cấp cho mạch điều khiển côngtắctơ 6K1 có điện, tiếp điểm 6K1 = 1, động cơ không bị quá tải, và hệ thống đƣợc đặt ở chế độ khởi động. 7.5N1 là côngtắc báo mức nƣớc cứu hỏa trong bể chứa, khi mức nƣớc trong bể cạn dƣới mức cho phép côngtắc sẽ chuyển mạch, cuôn hút của côngtắctơ 7.5K1 =1 dẫn đến tiếp điểm 7.5K1(6,10) = 1, đèn màu đỏ 7.5H3 sẽ sáng báo mức nƣớc trong bể dƣới mức cho phép. Tiếp điểm 7.5K1(7,11) = 1 chuông báo động hết trong bể sẽ kêu. 72
  73. + Động cơ lai bơm số 1 khi đƣợc chạy tự động chỉ dừng lại khi nhân viên vặn núm côngtắc 7S1 hoặc núm côngtắc 7S2 về vi trí “0”. b. Sơ đồ điều khiển bơm bù áp (bơm Jockey) Chức năng các phần tử trong mạch điều khiển bơm bù áp ( bản vẽ số 10 phụ lục 2): + 10K1: cuộn hút của côngtắctơ 10K1 cấp nguồn cho động cơ lai bơm bù áp + 10K2: cuộn hút của rơle 10K2 + 10S1: công tắc chuyển mạch + 5F2: tiếp điểm của rơ le nhiệt 5F2 + 10H2: đèn màu vàng báo bơm sẵn sàng làm việc + 10H1: đèn màu xanh báo bơm đang hoạt động + 10H3: đèn màu đỏ báo sự cố quá tải của động cơ + I I I 19: công tắc áp suất số 1 Nguyên lí hoạt động của bơm bù áp: Mạch điều khiển của bơm bù áp đƣợc cấp nguồn chung với mạch điều khiển bơm số 1. - Bơm hoạt động ở chế độ bằng tay + Vặn nút công tắc 10S1 về vị trí MANUAL cuộn hút của côngtắctơ 10K1 có điện các tiếp điểm ở mạch động lực 10K1 = 1 động cơ đƣợc cấp nguồn bơm sẽ hoạt động ở chế độ bằng tay, đồng thời đèn màu xanh 10H1 sẽ sáng báo bơm bù áp đang đƣợc hoạt động. + Trong quá trình hoạt động nếu động cơ bị quá tải thì tiếp điểm của rơle nhiệt 5F2 (95,96) = 0 cuộn hút của côngtăctơ 10K2 mất điện dẫn đến tiếp điểm 10K2 = 0 động cơ đƣợc ngắt khỏi nguồn. Đồng thời tiếp điểm 5F2 (97,98) = 1 đèn màu đỏ 10H3 báo bơm bù áp gặp sự cố sẽ sáng. Để dừng hoạt động của bơm bù áp ta vặn núm công tắc 10S1 về vị trí “0”. - Bơm hoạt động ở chế độ tự động + Vặn nút công tắc 10S1 về vị trí AUTO, tiếp điểm 10K2 = 1 đèn màu vàng 10H2 sẽ sáng báo bơm sẵn sàng làm việc tự động. Nếu nƣớc trong đƣờng ống bị rò rỉ hoặc xảy ra sự cố cháy, áp suất của nƣớc trong đƣờng ống sẽ giảm xuống 5kg/cm thì công tắc áp suất sẽ tác động chuyển mạch cấp nguồn cho cuộn hút 73
  74. của công tắc tơ 10K1, đồng thời đèn màu xanh 10H1 sẽ sáng báo bơm bù áp đang chạy. Khi áp suất trong đƣờng ống trở về 7kg/cm2 rơle áp suất tác động cuộn hút của công tắc tơ 10K1 mất điện tiếp điểm ở mạch động lực 10K1 = 0 động cơ đƣợc dừng tự động. + Trong quá trình hoạt động nếu động cơ bị quá tải thì tiếp điểm của rơle nhiệt 5F2 (95,96) = 0 cuộn hút của côngtăctơ 10K2 mất điện dẫn đến tiếp điểm 10K2 = 0 động cơ đƣợc ngắt khỏi nguồn. Đồng thời tiếp điểm 5F2 (97,98) = 1 đèn màu đỏ 10H3 báo bơm bù áp gặp sự cố sẽ sáng. 3.5.2. Sơ đồ điều khiển bơm số 2 Chức năng các phần tử trong sơ đồ điều khiển bơm số 2 ( từ bản vẽ số 6 đến bản vẽ số 10 phụ lục 3 ): + 6F1, 6F2: cầu chì bảo vệ ngắn mạch và quá tải. + 6H1, 6H2, 6H3, 6H4, 6H5, 6H6: các đèn màu xanh báo có điện trên các pha. + 6K1, 7K1, 7K2, 7K3, 7K4, 7.5K1, 8K1, 8K2, 8K3, 8K5, 10K1, 10K2: Các cuộn hút của côngtắctơ + 8K4: Rơle thời gian điều khiển khởi động nối sao sang tam giác + 6P1: Vônkế dải đo từ 0-500V + 4F1, 4F2: tiếp điểm của rơle nhiệt 4F2, 4F4 ở mạch động lực (bản vẽ số 4 ) + 7S1, 7S2: công tắc chuyển mạch của bơm số 2 + Khối MATER CONTACTOR SPRIKLER 2: côngtắctơ chính của sprinkler số 2. + I I 12, I I 13: Công tắc của rơle áp suất + 7H1: đèn màu ỏ báo lỗi hệ thống chƣa đƣợc đặt ở chế độ tự động + 7H2: đèn màu đổ báo lỗi bơm số 2 không hoạt động + 7H3: đèn màu vàng báo hệ thống đang đƣợc vân hành ở chế độ bằng tay. + 7.5H1: đèn màu vàng báo bắt đầu làm việc. + 7.5H2: đèn màu xanh báo hệ thống sẵn sàng làm việc + 7.5H3: đèn màu đỏ báo mức nƣớc trong bể bơm đã hết + 7.5N1: côngtắc báo mức nƣớc trong bể + 7.5N2: sự cố thiếu nƣớc trong bể 74
  75. + 8P1: thời gian làm việc của hệ thống Nguyên lí hoạt động của sơ đồ điều khiển bơm số 2 Chuẩn bị đƣa hệ thống vào làm việc: Đƣa các công tắc chuyển mạch 7S1, 7S2, 10S1 về vị trí “0”. Đóng máy cắt Q2 (bản vẽ số 20 chƣơng 1) cấp nguồn điện động lực và điều khiển cho hệ thống. Các đèn màu xanh 6H1, 6H2, 6H3, 6H4, 6H5, 6H6 sáng báo hệ thống đã đƣợc cấp nguồn sẵn sàng làm việc (bản vẽ số 6 ). Nguồn cấp cho mạch điều khiển qua tủ 6A1, bộ CPL 400 điều chỉnh điện áp cấp. Điện áp cấp cho mạch điều khiển là điện áp 1 pha 230V. - Bơm hoạt động ở chế độ bằng tay: + Vặn núm công tắc 7S1 về vị trí HAND và núm công tắc 7S2 về vị trí TEST đƣa hệ thống vào hoạt động bằng tay. Cuôn hút của côngtắctơ 7K1 có điện tiếp điểm 7K1 (7,11) = 1 đèn 7H3 sáng báo hệ thống đang đƣợc vận hành bằng tay, tiếp điểm thƣờng mở 7K1 (5,9) = 1 cấp nguồn cho cuộn hút của côngtắctơ 7K2 khi đó các tiếp điểm thƣờng mỏ của côngtắctơ 7K2 sẽ đóng lại đầu 4F2/95/8.1 sẽ cấp nguồn đến 7.6/4F2/95 của bản vẽ số 8. Lúc này, cuộn hút của côngtắctơ chính 8K1 có điện đóng tiếp điểm 8K1 của mạch động lực. Đồng thời cuộn hút của côngtắctơ 8K3 có điện đóng tiếp điểm thƣờng mở 8K3 ở mạch động lực, mỏ tiếp điểm thƣờng đóng 8K3(21,22) động cơ 3 pha không đồng bộ rôto lồng sóc đƣợc khởi động ở chế độ hình sao. Sau khoảng thời gian là trễ 6s rơle thời gian 8K4 tác động chuyển mạch cuộn hút 8K3 = 0, cuộn hút 8K2=1, tiếp điểm ở mạch động lực 8K2 = 1, 8K3 = 0 động cơ đƣợc hoạt động ở chế độ tam giác. Mục đích của việc khởi động đổi nối sao sang tam giác nhằm giảm dòng khi khởi động. Đèn màu xanh 8H1 sẽ sáng báo động cơ lai bơm số 2 đang hoạt động bình thƣờng. + Trong quá trình làm việc nếu động cơ bị quá tải tiếp điểm thƣờng mở của rơle nhiệt 4F2 = 1 và 4F4 = 1 dẫn đến cuộn hút của côngtắctơ 7K3 = 1 đóng tiếp điểm thƣờng mở 7K3(5,9) đèn màu đỏ 7H1 sẽ sáng báo bơm cứu hỏa số 1 gặp sự cố. Đầu PS/7.5.1 (bản vẽ số 7) đƣợc nối với đầu 7.5/PS (bản vẽ số 7.5) đèn màu vàng 7.5H1 sẽ sáng báo hệ thống đủ điều kiện làm việc. Đèn màu xanh 7.5H2 sáng báo sẵn sàng làm việc khi đủ các điều kiện: có nguồn cấp cho mạch 75