Đồ án Thiền viện trúc lâm côn sơn - Nguyễn Văn Thưởng

pdf 27 trang huongle 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiền viện trúc lâm côn sơn - Nguyễn Văn Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thien_vien_truc_lam_con_son_nguyen_van_thuong.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiền viện trúc lâm côn sơn - Nguyễn Văn Thưởng

  1. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn LỜI CẢM ƠN Qua 5 năm học tại trường Đại Học DL Hải Phòng, là sinh viên khoa Xây dựng ngành Kiến Trúc khoá 2009-2014, nhờ sự dậy bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè, em đã tích luỹ được nhiều vốn kiến thức cần thiết để làm hành trang cho sự nghiệp kiến trúc của mình sau khi ra trường. Kết quả học tập đó đúc kết qua đồ án Tốt Nghiệp mà em sẽ trình bày dưới đây. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ quý báu của các thầy cô.giáo, gia đình các bạn cùng lớp. Đặc biệt em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo hướng dẫn: Ths.KTS :Nguyễn Thế Duy Người đã dồn hết nhiệt huyết của mình tận tình đóng góp những ý kiến quý báu cho đồ án của em được hoàn thành như mong muốn. Trong quá trình thực hiện đồ án do hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh nghiệm, do đó đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đồ án này được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hải Phòng, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Thưởng 1 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  2. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CHÍ LINH HẢI DƢƠNG: hí Linh là một thị xã ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thị xã có vị trí địa lí đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học v.v Lịch sử Chí Linh được hình thành từ lâu đời, năm 981 vua Lê Đại Hành đã chọn An Lạc là cơ sở chỉ huy chống quân xâm lược Tống. Trải qua các thời kỳ phong kiến Chí Linh đã được nhiều triều đại chọn là nơi xây dựng cung thành, tỉnh lỵ như thành Phao (Phả Lại) – đời nhà Mạc, thành Vạn (Tân Dân) Chí Linh còn có tên gọ là Bằng Châu hay Bằng Hà sau đó đổi tên là Phượng Hoàng và sau này là Chí Linh. Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách; tháng 4 năm 1947 Chí Linh, thuộc tỉnh Quảng Hồng; tháng 11 năm 1948, Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên; từ tháng 2 năm 1955, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, ban đầu gồm thị trấn Phả Lại, thị trấn nông trường Chí Linh và 20 xã: An Lạc, Bắc An, Cẩm Lý, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đan Hội, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân An, Thái Học, Văn An, Văn Đức, Vũ Xá. Ngày 21 tháng 1 năm 1957, chuyển 3 xã: Vũ Xá, Cẩm Lý, Đan Hội về huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang quản lý. Ngày 27 tháng 3 năm 1978, thành lập thị trấn Sao Đỏ - thị trấn huyện lị của huyện Chí Linh. Ngày 14 tháng 1 năm 2002, giải thể thị trấn nông trường Chí Linh và thành lập thị trấn Bến Tắm trên cơ sở 412,88 ha diện tích tự nhiên và 5.703 nhân khẩu của xã Bắc An. Ngày 12 tháng 2 năm 2010, huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã Chí Linh[1]. Thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 40 km. Phía đông giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía bắc và đông bắc của thị xã là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai. Thị xã được chia thành 8 phường (Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An) và 12 xã (An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức), trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thị xã. Ngoài ra còn có Trường ĐH Sao Đỏ, trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. 2 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  3. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh). Khí hậu Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23 °C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12 °C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37- 38 °C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%. Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng: Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh. Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng. Thuỷ văn Lục Đầu Giang Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thầy, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thủy nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nguồn nước của nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thủy 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn. Đất đai Tổng diện tích tự nhiên của Chí Linh là 29.618 ha, chia ra: Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%. Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%. Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%. Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%. Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%. 3 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  4. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa hình dốc bậc thang từ phía bắc xuống phía nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu vùng chính: Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phái Bắc đồi núi càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m. Hồ Mật Sơn Thị xã Chí Linh Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung bình từ 5- - 60 m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình quân + 2,5 m. Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m. Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thủy thành do phù sa sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau: Địa hình: cao 21%, vàn 47,2%, thấp 27,5%, trũng 4,3%. Thành phần cơ giới: đất thị nhẹ 42,2%, thịt trung bình 28,1%, nặng 29,7%. Độ chua: cấp I: 74,5%, cấp II: 15%, cấp III: 8%, cấp IV: 2,5%. Rừng Chí Linh có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390 ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có nhiều loại động thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Khoáng sản Khoáng sản Chí Linh tuy không nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn, sét chịu lửa 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, mỏ than nâu trữ lượng hàng tỉ tấn.[3]. 4 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  5. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Du lịch Sân gol Ngôi Sao Chí Linh Chilinh Star Golf & Country Club Sân golf thách thức nhất Việt Nam [3]. Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến: Chùa Côn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi. Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là Đức Ông nổi tiếng về sự linh thiêng. Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981. Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998. Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992. Đền bà Chúa Sao sa thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Đền cũng thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5 km. Đền Mẫu Sinh thờ Mẫu, rất đặc biệt bởi được xây dựng trên lưng chừng núi Ngũ Nhạc với Hậu cung nằm trên một tảng đá lớn hình người phụ nữ đang nằm sinh con. Tương truyền Đền Mẫu Sinh là nơi sinh ra Đức Thánh hài nhi. Đền được tin là rất thiêng và là nơi khắp nơi về cầu tự. 5 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  6. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Đền Chu Văn An Đền Khê Khẩu Thờ tướng quân Trần Hiển Đức, người gốc Kinh Môn, gia nhập nghĩa quân của Trần Hưng Đạo từ những ngày đầu tiên. Ông đã lập nhiều chiến công, đóng góp không nhỏ vào chiến thắng lần thứ hai và ba của quân Trần. Đặc biệt trong trận Bạc Đằng Giang. Đền Khê Khẩu, nằm tại làng Khê Khẩu (Làng Viên), xã Văn Đức. Đền Quốc Phụ ở xã Chí Minh, thờ Trần Quốc Chẩn - một trong những danh tướng của nhà Trần [4] Chùa Ngũ Đài Sơn ở xã Hoàng Tiến - là di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, thuộc cánh cung Đông Triều, chùa nằm dựa lưng vào núi Đống Thóc cao 293m, núi Hòn Phướn cao 531m(cao nhất tỉnh Hải Dương) có lịch sử cùng niên đại của am Bạch Vân - An Sinh, Đông Triều. Chùa có nhiều cảnh đẹp như Cổng Trời, Hòn ông Cóc, Hàm Long Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn, Hải Phòng, vịnh Hạ Long Trên đỉnh Hòn Phướn là một thảo nguyên nhỏ, chỉ có cỏ tranh và thông, vào mùa Xuân ở trên này sương mù bao bọc, cảnh vật hư ảo rất đẹp. Các di tích danh thắng và cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục Đầu Giang, tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh, bên cạnh các di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên còn có sân Golf Ngôi Sao Chí Linh. Hàng năm có nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch. Dân số[ Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Năm 2002 Chí Linh có 146.752 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,48%, cơ cấu dân số: Từ 1 đến 9 tuổi: 40.668 người Từ 10 đến 14 tuổi: 16.522 người 6 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  7. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Từ 15 đến 29 tuổi: 41.500 người Từ 30 đến 44 tuổi: 25.955 người Từ 55 đến 60 tuổi: 12.344 người Trên 60 tuổi: 9.718 người Số lao động làm việc trong các ngành: 71.925 người, trong đó: lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 55.855 người; công nghiệp - xây dựng 7.767 người; dịch vụ 8.273 người. Lao động do cấp huyện quản lý là 65.558 người, trong đó: lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 54.019 người; công nghiệp - xây dựng 4.983 người; dịch vụ 6.556 người. Địa linh nhân kiệt Trường trung cấp nghề Việt Nam-Canada. Phường Cộng Hòa, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Địa danh Chí Linh gắn với tên tuổi của các nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc sau: Thiền sư Pháp Loa: ông có tục danh là Đồng Kiên Cương, là người thuộc hương Cửu La, huyện Nam Sách. Năm 1304 ông xuất gia theo Điều Ngự Trần Nhân Tông tu hành tại chùa Yên Tử và trở thành người kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1329, ông cho xây dựng hai ngôi chùa là Thanh Mai và Côn Sơn. Ngày 03/3/1330, ông viên tịch tại chùa Quỳnh Lâm, sau theo di chúc của ông, các phật tử đã đưa pháp thể của ông về nhập tháp tại chùa Thanh Mai, Chí Linh. Cảm mến công đức của ông, vua Anh Tông sắc phong danh hiệu Đại Tuệ Tịnh Tri Đức thiền sư, tên tháp là Viên Thông bảo tháp. Trần Hưng Đạo: Đóng đại bản doanh tại Vạn Kiếp. Những năm cuối đời ông sống ở Vạn Kiếp và mất tại đây. Nguyễn Thị Duệ: nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Trần Nguyên Đán: Đại tư đồ triều Trần, là ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ông ở ẩn tại Chi Ngái, Chí Linh. Nguyễn Trãi: thuở nhỏ sinh sống ở Chí Linh. Sau này, nhiều năm ông ở ẩn tại chùa Côn Sơn, Chí Linh. Chu Văn An: mở trường dạy học trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (ngày nay), Chí Linh. Hành chính Trường Đại học Sao Đỏ. 24 Thái Học 2, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Thị xã có 20 đơn vị hành chính trực thuộc[1]: 7 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  8. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn 8 phường: 1. Phả Lại có 1.382,5 ha và 21.309 nhân khẩu. 2. Văn An có 1.438,46 ha và 9.040 nhân khẩu. 3. Chí Minh có 1.147,22 ha và 9.131 nhân khẩu. 4. Sao Đỏ có 561,64 ha và 24.026 nhân khẩu. 5. Thái Học có 781,34 ha và 5.408 nhân khẩu. 6. Cộng Hòa có 2.648,52 ha và 14.663 nhân khẩu. 7. Hoàng Tân có 1.055,03 ha và 6.844 nhân khẩu. 8. Bến Tắm có 2.026,23 ha và 6.369 nhân khẩu. 12 xã: Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Hoàng Tiến, Kênh Giang, Văn Đức, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Nhân Huệ, Hưng Đạo. Trước năm 2010, huyện Chí Linh có 20 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Sao Đỏ (huyện lị), Phả Lại, Bến Tắm và 17 xã: Văn An, Chí Minh, Thái Học, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Hoàng Tiến, Kênh Giang, Văn Đức, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Nhân Huệ, Hưng Đạo. Huyện Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam, tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý: 20040’ đến 21016’ độ vĩ Bắc. 107015’ đến 1080 độ kinh Đông. Cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây, cách thị xã Móng Cái 150 km về phía Đông. Huyện đảo Vân Đồn được lập bởi hai quần đảo lớn là đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải với hơn 600 đảo lớn nhỏ (vừa đảo đất và đá) nằm trong vịnh Bái Tử Long. - Đời nhà Lý (Lý Cao Tông) 1149 lập trang Vân Đồn. Đời nhà Trần đổi là trấn Vân Đồn là đại bản doanh của Trần Khánh Dư (1288), đến đời nhà Lê gọi là châu Vân Đồn. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đổi là tổng Vân Hải thuộc huyện Hoa Phong – Quảng Yên. Đến Thiệu Trị đổi là Nghiên Phong. Vân Đồn hiện nay có cơ cấu hành chính có 11 xã thị trấn huyện lỵ (thị trấn Cái Rồng). Dân sứ đến 2004 có khoảng 40.000 dân gồm 8 dân tộc là Kinh, Sán Dìu, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Mường, Nùng. người Kinh chiếm khoảng 89%. Diện tích đất tự nhiên (phần nổi) 59.678 ha, chiếm 10,2% diện tích tỉnh Quảng Ninh. - Là một huyện đảo nằm trọn trong vịnh Bái Tử Long có cảnh quan, môi trường, khí hậu tốt được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Vùng núi trong vịnh Bái Tử Long thực sự là những trang sử đá và mỗi đảo là một kỳ quan. Vân Đồn cũng là nơi có nhiều địa danh nổi tiếng ghi ấn quá trình đấu tranh giữ nước của nhiều thế hệ người Việt có nền văn hoá lâu đời (văn hoá Hạ Long) điển hình là văn hoá Soi Nhụ. 8 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  9. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn - Vân Đồn có diện tích rừng khoảng 23.000 ha trong đó rừng tự nhiên có 19.356 ha. Chủ yếu là rừng hỗn giao lá rộng xanh xen rừng tre nứa. Rừng có độ sinh trưởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh với 337 loài cây gỗ 200 chi, 75 họ. Có các lâm sản dưới tán rừng. Khu bảo tồn đa dạng sinh học đảo Ba Mùn (1 825 ha), rừng trồng 3 644 ha chiếm 15,9% diện tích rừng toàn huyện. Trong đó có 1 000 ha rừng trồng ở khu vực Đài Vạn. - Cơ cấu kinh tế: Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 47,6% GDP đang có xu hướng tăng lên trong những năm tới. Ngư nghiệp chiếm: 22,2%. Nông lâm nghiệp chiếm: 14,1%. Công nghiệp xây dựng chiếm 16,1%. Kinh tế hiện nay của Vân Đồn vẫn chủ yếu là ngư nghiệp, nông lâm nghiệp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển nhiều. - Giao thông: bước đầu được đầu tư cả trên bộ và biển nâng cấp các bến cảng, các tuyến giao thông nông thôn. Tuyến tỉnh lộ 334 là trục giao thông chính xuyên suốt đảo Cái Bầu (dài 31 km). Hiện nay đã hoàn thành cầu Vân Đồn, cầu Tiên Yên việc giao thông đi lại rất thuận lợi. + Giao thông thuỷ: đóng vai trò quan trọng trong giao lưu giữa huyện với các đảo ngoài bến cảng Cái Rồng Vân Đồn xây dựng các bến Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Bản Sen. Năm 2004 Chính phủ đã có quyết định đưa Vân Đồn hình thành khu kinh tế tổng hợp tạo điều kiện thuận lợi cho Vân Đồn phát triển trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2012, định hướng thành lập 2 khu kinh tế Vân Đồn. Hiện nay Vân Đồn đã có quy hoạch hình thành khu đô thị du lịch Bái Tử Long với quy mô 1 500 ha. Chính phủ cũng đã có quyết định số: 85/2001/QĐ-TTg ngày 01 – 06 – 2001 về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn thành vườn quốc gia Bái Tử Long, với tổng diện tích 15 783 ha. Trong đó diện tích các đảo: 6 125 ha. Diện tích mặt nước: 9 658 ha. Năm 2004 Vân Đồn đã có 9 khu dô thị mới được phê duyệt tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của vùng đất đầy tiềm năng này. Vân Đồn sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn của du khách trong nước và Quốc tế. 9 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  10. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn II. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔN SƠN KIẾP BẠC Côn Sơn-Kiếp Bạc - Vùng đất quần tụ tứ linh, ngũ nhạc Chùa Côn Sơn. (Nguồn: Internet) Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2010 sẽ được tổ chức từ ngày 28/2 đến ngày 2/3 (tức ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch) và tưởng niệm 676 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả. Lễ hội sẽ có 2 phần. Phần lễ gồm Lễ tế tại đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi (ngày 15 tháng Giêng); Lễ khai mạc hội xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2010, lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ mộc dục (ngày 16 tháng Giêng); Lễ Tế trời đất trên Ngũ nhạc linh từ, lễ cúng đàn Mông sơn thí thực (ngày 17 tháng Giêng). Phần hội được tổ chức nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao (vật, đu tiên, cờ người, múa rối, hát chèo, hát quan họ, ). Quần thể di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Thời Trần khu di tích thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách Hà Nội khoảng 70km. Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử- Quỳnh Lâm); Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn-Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hòa và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc-Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh. Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ 15. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất 10 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  11. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang. Quần thể khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc được xếp hạng quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Khu di tích Côn Sơn Khu di tích danh thắng Côn Sơn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Ở đây, văn hóa Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối; qua văn hóa Lý-Trần, Lê-Nguyễn và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà," tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2/1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Ngày nay, Khu di tích Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Chùa Côn Sơn Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng 11 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  12. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này(15/2/1965). Giếng Ngọc Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. Bàn Cờ Tiên Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Thạch Bàn Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Khu di tích Kiếp Bạc Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục," có "tứ đức, tứ linh." Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước bốn dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau như sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thủy, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh. Khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần-Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân 12 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  13. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông./. III. QUY MÔ, GIỚI HẠN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH: 1) Quy mô nghiên cứu: Nghiên cứu quy hoạch định hướng đất chọn Quy mô diện tích khoảng: 25,5 ha. Nghiên cứu diện tích trên ở quy hoạch tỷ lệ 1/5000. 2) Giới hạn lập quy hoạch chi tiết 1/2000. Quy mô khoảng 123 ha làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng. Giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn 2010 2020 trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong giai đoạn quy hoạch. IV. QUAN ĐIỂM CHUNG VÀ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ: 1. Quan điểm chung để xây dựng thiền viện ( chùa ): A. Mở đề: Người Phật tử tới chùa ngoài việc lễ Phật, hộ niệm, cầu an và cầu siêu, còn phải học hỏi giáo lý và trao đổi những kinh nghiệm để áp dụng lời Phật dạy vào đời sống. Cố nhiên phải học hỏi những gì có tánh cách thực dụng hơn là lý thuyết huyền đàm. Học như thế không được lợi ích lắm. Chùa là nơi trang nghiêm là môi trường tốt để Phật tử trưởng dưỡng thiện tâm cho đời sống tâm linh ngày càng phong phú hơn. Người Phật tử nếu chỉ biết đi chùa với hình thức lễ bái khấn vái cầu tài khấn lộc cho mình và gia đình của mình không thôi, đi chùa với quan niệm như thế, thì quả thật chưa phải là người Phật tử biết đi chùa. Ði chùa là cốt để tài bồi thêm phước trí. Muốn có được phước đức và trí huệ, Phật tử cần phải cố gắng tìm hiểu học hỏi với chư Tăng Ni. Tăng Ni là những người lãnh đạo hướng dẫn chỉ bảo cho người Phật tử tu học đúng theo chánh pháp. Khi tu học có điều gì không rõ, còn hoài nghi, thì ta nên thưa hỏi. Một việc làm mà ta không hiểu rõ, thì dễ bị sai lầm và gây ra lắm nhiều tai hại. Ngoài việc tu học ra, người Phật tử còn phát tâm phụ lực đóng góp công sức vào việc xây dựng và bảo vệ ngôi chùa. Ðó là thể hiện tinh thần tự lợi, lợi tha của người Phật tử. Ði chùa với tất cả tâm thành học hỏi, đó là động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy. Ngược lại, đi chùa với một ý đồ bất chánh, thì đó là chuốc thêm tội lỗi chớ không có lợi ích gì. Thế nên, người Phật tử đi chùa nên tránh những quan niệm sai lầm có hại cho mình và người. Ði chùa với ý niệm sai lầm là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của đạo giác ngộ. Vì vậy, người Phật tử cần phải học hỏi tìm hiểu rõ về việc đi chùa. I.Tìm hiểu khái quát về phát nguyên của ngôi chùa. Chùa là dịch nghĩa từ chữ “Tự” của chữ Hán mà ra. Chùa có nhiều tên gọi khác nhau: Tăng tự, Tinh xá, Phạm sát, Lan nhã, Tùng Lâm, Già lam v.v Mỗi tên gọi đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung, cũng đều chỉ cho nơi để tôn thờ tượng Phật, Bồ tát, Thánh chúng, hoặc Tăng Ni an trú để tu hành. 13 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  14. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Chùa hoặc Tự viện hay Tinh xá (Vihara) đã có từ thời Phật còn tại thế. Hai ngôi Tinh xá nổi tiếng mãi cho đến ngày nay, người ta vẫn còn biết đến, đó là: Tinh xá Kỳ Hoàn hay Kỳ Viên ở thành Xá Vệ, và Tinh xá Trúc Lâm ở thành Vương Xá. Hai Tinh xá nầy là hai nơi mà đức Phật thường lui tới trú ngụ để hành hóa. Nhứt là vào những mùa mưa. Ngôi Tinh xá Kỳ Hoàn là do trưởng giả Cấp Cô Ðộc và Thái tử Kỳ Ðà hợp tác xây dựng để cúng dường cho Phật và Thánh chúng. Còn Tinh xá Trúc Lâm là do vua Tần Bà Sa La hiến cúng. Ðó là hai ngôi Tinh xá lịch sử tiêu biểu thời Phật ở Ấn Ðộ. Ở Trung Hoa, theo sử liệu ghi lại, ngôi chùa đầu tiên được xây dựng vào thời vua Hán Minh Ðế niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (TL 67) là chùa Bạch Mã để cho hai vị pháp sư: Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Ðộ sang ở đó dịch kinh. Việc nầy, cho đến nay, vẫn chưa có luận cứ chắc chắn xác quyết rằng, đó có phải là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc hay không? Riêng ở Việt Nam, theo sử gia Lê Mạnh Thát trong quyển Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập 1 trang 26, có trích dẫn lời của thiền sư Chân Nguyên (1647- 1728), thì ngôi chùa Trúc Viên đã có từ thời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 trước tây lịch tại núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Theo luận cứ nầy, thì Phật giáo có mặt ở nước ta vào thế kỷ thứ II trước tây lịch. Ðây là điểm khá lôi cuốn. Như vậy, chùa đã được xây dựng ở Việt Nam rất sớm. Chùa là nơi hội tụ kết tinh của văn hóa Việt tộc, của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình. Và cũng là cái nôi hun đúc nuôi lớn tinh thần từ bi và trí tuệ bình đẳng hiền hòa, nhưng bất khuất của một dân tộc anh hùng. “Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Trải qua bao thăng trầm vinh nhục, bao triều đại hưng vong, nhưng mái chùa trước sau vẫn hiên ngang vươn mình che chở cho những đứa con tin yêu của dân tộc. Ðó là hình ảnh ngôi chùa in đậm nét trong tâm tưởng của mỗi người con dân đất Việt. II. Những quan niệm sai lầm về việc đi chùa. Có người đi chùa không có ý mong cầu học hỏi chánh pháp. Họ đi chùa với dụng ý chỉ biết một bề cúng bái cầu khẩn van xin mà thôi. Bình thường ít khi đến chùa, nhưng khi gặp nạn, thì họ chạy vô chùa cầu khẩn van xin. Van lạy cầu xin Phật ban cho đủ thứ. Họ coi ông Phật ngồi trên bàn, như một vị thần linh. Ông có quyền ban phước giáng họa. Nếu họ lạy lục van xin cầu khẩn mà được toại nguyện như ý, thì họ cho ông Phật, Bồ tát đó rất linh thiêng. Bằng ngược lại, thì họ chê và chạy đi tìm cầu ông Phật, Bồ tát khác. Tệ hơn nữa, là họ xem ông Phật như là người chuyên ăn hối lộ, mà họ là người đến lo lót. Họ chỉ mang đến một vài óp nhang hay một vài nãi chuối, rồi họ lạy hì hục khấn vái van xin, mong Phật, Bồ tát giúp cho họ và gia đình họ được bình an. Con cháu học hành đổ đạt v.v Ði chùa với tâm niệm như thế, thì thật là thêm tội lỗi, chớ không có ích lợi gì! Có người đến chùa không có ý tu học, mà họ chỉ đến để dò xét những hành vi cử chỉ hay thái độ của Tăng Ni và Phật tử trong chùa. Nếu như Tăng Ni hay Phật tử, bất cẩn 14 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  15. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn thốt ra những lời nói, hoặc cử chỉ, hay hành động hơi thiếu đạo đức một chút, thì họ ra ngoài nói xấu rêu rao chê bai đủ thứ. Bản thân họ chẳng biết tu hành gì cả. Họ là hạng người chuyên đi vạch lá tìm sâu hay bới lông tìm vết. Có người đi chùa với ý đồ bất chánh, họ lân la trà trộn vào hàng ngũ Phật tử, tìm cách tâng bốc lời ngon tiếng ngọt nịnh hót thầy trụ trì để họ có được chức vụ. Lúc đầu, họ tỏ ra cho mọi người biết, họ là Phật tử thứ thiệt, nhưng sau khi họ có chức vụ rồi, thì họ lập vây cánh bè phái để triệt hạ tẩy chay thầy trụ trì. Họ lạm dụng quyền hành lên mặt hách dịch mạt sát mọi người. Họ tìm đủ mọi cách hại thầy cho bằng được. Ðó là hạng người đi chùa vì ham danh, háo lợi, thích được quyền hành sai khiến người khác, kỳ thật, họ không có chút lương tâm đạo đức và tình người. Có người đi chùa chỉ biết tán hưu nói dóc, họ nói toàn những chuyện thế gian, thời sự, hết phê bình ông nầy, đến chỉ trích người kia, cứ thế đặng ăn cơm chùa. họ không một chút hổ thẹn, sợ tội lỗi. họ còn huênh hoang lên giọng kẻ cả dạy đời. Họ thích ra lệnh sai bảo những người khác. Họ chưa bao giờ lạy một lạy Phật hay tụng một thời kinh. Có ai hỏi họ lý do tại sao? thì họ đem ông Phật ra để chứng minh. Rằng, ông Phật xưa kia không có lạy ai và cũng không có tụng thời kinh nào, mà Ngài cũng vẫn thành Phật như thường. Thế là, người kia không còn gì phải nói. Thật đây là hạng người mượn hơi nhà chùa để lòe thiên hạ. Mà chính họ không biết rằng, mình có nhiều tội lỗi do lòng cống cao ngã mạn của mình. Ðại khái, nêu ra một vài hạng người tiêu biểu, mà họ có những quan niệm hết sức sai lầm và rất là tai hại. Ði chùa với quan niệm và tâm ý như thế, thì càng đi, càng gây thêm tội lỗi mà thôi. Thật sự không có lợi lạc gì! Thật là đáng thương xót lắm thay! III. Ði chùa với nguyện vọng trở nên người Phật tử chơn chánh. Mục đích của người Phật tử đi chùa là cốt để tu học theo chánh pháp Phật dạy. Mỗi khi đến chùa, ta cần phải để tâm tìm hiểu thưa hỏi với chư Tăng, Ni, những gì mà ta chưa thực sự hiểu rõ. Chư Tăng, Ni trong chùa có bổn phận hướng dẫn chỉ dạy giáo lý cho ta. Vì Phật tử ở ngoài đời lo sinh kế nuôi sống gia đình, nên ít có thời giờ rảnh rỗi để học hỏi nghiên tầm giáo lý. Cho nên, khi đến chùa, Phật tử nên lợi dụng thời gian quý báu để tìm hiểu tu tập. Nếu đi chùa chỉ biết một bề cúng bái không thôi, thì chưa đúng với ý nghĩa đi chùa. Vì đi chùa như thế, cả đời cũng không hiểu được chánh pháp. Không hiểu biết, tất nhiên, khi ứng dụng thật hành dễ bị phải sai lạc. Ðó là một tai hại rất lớn và cũng là một thiệt thòi rất nhiều cho người Phật tử. Ði chùa có học hỏi thì mới có tiến bộ trên bước đường tu hành. Ngoài việc tu học chánh pháp ra, người Phật tử còn giúp công quả cho chùa. Việc giúp ích cho chùa đó cũng là điều tốt. Nhưng, ta nên biết rằng, đó chỉ là phần phụ. Công quả cho chùa thì tất nhiên được phước. Nhưng phải làm với tâm ý hoan hỷ, không nên có ý niệm giận hờn hay ganh ghét một ai. Nhứt là không nên chỉ trích nói xấu người cùng làm hay bất cứ ai khác. Chúng ta làm với tinh thần hỷ xả lợi tha, không nên chấp ngã quá nặng. Nếu chúng ta làm với tâm ý thấy mình quan trọng, rồi sanh tâm ngã mạn cống cao tự đắc, khinh khi chê bai người, thì việc làm đó chẳng những không 15 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  16. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn được lợi ích, mà còn mang thêm trọng tội. Vì đó là trái với bản tâm và ngược lại với tinh thần từ bi giác ngộ của đạo Phật. Chúng ta phải ý thức rằng, việc công quả cho chùa chỉ là tu phước, còn tu tập học hỏi chánh pháp mới là tu huệ, mà tu huệ mới là phần chánh. Vì trong khi tu học mà thiếu trí huệ chỉ đạo, thì sự tu học của chúng ta dễ bị sai lầm. Có đôi khi việc làm ta tưởng là có phước, nhưng kỳ thật lại là có tội. Vì làm mà thiếu trí huệ biện biệt chánh tà phải trái. Làm vói tâm niệm thấy mình như là trời cao, xem người khác chẳng ra gì. Thế nên, người Phật tử đi chùa phải biết lấy việc tu học làm gốc và mọi việc làm đóng góp cho chùa đều là phần phụ. Phải ý thức đúng hướng như thế, người Phật tử đi chùa mới thực sự được lợi ích lớn và mới mong trở thành người Phật tử chơn chánh đi chùa vậy. IV. Chùa là nơi đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng. Ngôi chùa ngoài việc để mọi người đến chiêm bái tu học ra, nó còn là nơi đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng khác. Ðại biểu như một số các trường hợp sau đây: - Tụng niệm, bái sám, cầu an, cầu siêu vào những ngày thường, hoặc cuối tuần, hay những ngày rằm, ba mươi và các ngày lễ Vía đặc biệt. - Xin xăm bói quẻ, cúng sao giải hạn, coi ngày giờ tốt xấu cho những vấn đề quan hôn tang tế. Hoặc coi ngày giờ tốt để khai trương cửa tiệm buôn bán làm ăn, hay sửa nhà, hoặc dọn vào nhà mới v.v - Các buổi lễ đặc biệt như lễ hằng thuận, tức lễ cưới tác hợp cho cô dâu chú rể thành vợ chồng dưới sự chứng minh của Tam Bảo và Chư Tăng, Ni. - Những buổi lễ: giảng pháp, Bố tát, truyền Tam Quy ngũ giới, Bát quan trai giới, cúng dường trai tăng - Thờ phụng các hương linh nam nữ Phật tử đã gởi hình ảnh hoặc xương cốt, gọi là hương linh ký tự. Ngoài ra, còn đáp ứng một số những nhu cầu khác về các mặt: giáo dục, văn hóa, xã hội, mỹ thuật, hội họa v.v Sở dĩ có những nhu cầu như thế, là vì căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh khác nhau. Kinh nói: “chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa môn, hay đa dược”. Mục đích đều là trị bệnh cho chúng sanh cả. Nhưng, tất cả chỉ là quyền chước phương tiện độ sanh mà thôi. Nhờ bày ra với tánh cách đa dạng như thế, mà từ xưa tới nay, Phật giáo luôn luôn đáp ứng thích hợp với mọi căn cơ trình độ. Và cũng nhờ đó mà Phật giáo luôn có mặt trên thế gian để hoằng hóa độ sanh. Tuy nhiên, chủ trương của Phật giáo trước sau vẫn như một, là đưa chúng sanh đến chỗ cứu cánh giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Chớ không phải để chúng sanh chết chìm trong biển phương tiện. Ðó là bản hoài và cũng là mục tiêu tối hậu của Phật giáo nhắm tới. V. Người Phật tử phải có nhận định đúng đắn về việc đi chùa. Như trên đã nói, đó chẳng qua là những phương tiện bày ra để cho phù hợp với mọi trình độ căn cơ của mỗi người mà thôi. Nhưng chủ đích của Phật giáo không phải là như thế. Người Phật tử cần phải có sự nhận định đúng đắn về việc đi chùa của mình. 16 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  17. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Mục đích của Phật giáo không phải chỉ có trên hình thức lễ nghi cúng bái không thôi. Mọi hình thức lễ nghi, nó chỉ có tác dụng như bản đồ chỉ đường, hay ngón tay chỉ mặt trăng. Ðó là nói những phương tiện mang tính tốt đẹp thiện xảo. Chớ không phải là những phương tiện bất thiện, mang tính ru ngủ mê tín làm lung lạc mất niềm tin chánh tín ở nơi lòng người. Phương tiện là điều tốt giúp ta rất nhiều trong việc tu học và truyền bá đạo lý. Vì nếu không có những hình thức lễ nghi nầy, thì người ta cũng khó mà hiểu được Phật giáo. Phương tiện là bước đầu, là cửa ngõ dẫn người ta vào đạo. Cho nên, mọi hình thức lễ nghi đều là phương tiện tốt. Tuy nhiên, có những phương tiện mà ta cần phải tiếp tục duy trì. Như những lễ nghi tụng niệm, bái sám, cầu an, cầu siêu v.v Ngược lại, có một số phương tiện khác, ta thấy thực chất của nó là dẫn người ta vào con đường mê tín. Như những trường hợp: xin xăm bói quẻ, cúng sao hạn, coi ngày giờ tốt xấu v.v Ðây là những điều mà người Phật tử tu học căn bản nghiêm chỉnh, cần phải mạnh dạn quyết tâm loại trừ. Người Phật tử phải có chánh kiến, chánh tư duy và chánh tín. Không thể tin tưởng một cách mơ hồ, theo kiểu xưa bày nay bắt chước. Người Phật tử khi tin tưởng một điều gì, ta cần phải hiểu lý lẽ rõ ràng. Không thể nghe đâu tin đó. Tin càng, tin bậy, tin vạy, tin đùa, tin theo kiểu a dua, tin như thế chỉ có tác hại thêm cho ta mà thôi. Người Phật tử chỉ tin tưởng vào Tam bảo và nhứt là tin theo lý nhân quả một cách chắc chắn. Ta không nên tin theo bất cứ điều gì ngoài nhân quả. Vì nhân quả là chiếc thuyền đưa ta đến bến giác ngộ, giải thoát. Nên nhớ, nếu ta tin xằng, mơ hồ, thiếu trí huệ chỉ đạo, thì trước hết, bản thân ta chỉ thiệt thòi, không được lợi ích, mà còn trái với lời Phật dạy nữa. Tin như thế, thì quả thật chúng ta chưa xứng danh là người Phật tử chơn chánh tu học Phật. Và cũng chưa phải là người Phật tử chơn chánh đi chùa. VI. Lợi ích của việc đi chùa. Người xưa nói: “Làm việc có nghĩa là do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa là do tâm mê mờ”. Lời nói nầy thật quan trọng. Người Phật tử đi chùa do động cơ tỉnh ngộ mà đi. Nếu đi chùa mà không có ý học hỏi chánh pháp Phật dạy, thì dù cho có đi chùa lâu cũng không được lợi lạc. Tệ hơn nữa, là đi chùa với tâm do động cơ mê tín sai sử, đến chùa chỉ biết một bề lạy lục van xin không thôi, thì thật là tai hại. Vì thế, cũng một việc làm, nếu chúng ta học hỏi hiểu biết, thì việc làm đó mới có giá trị lợi ích thiết thiệt. Khi đến chùa ta xem nhau như con một cha, như người một nhà, không nên có thái độ chê bai chỉ trích nói xấu nhau. Như thế vừa tổn phước mình và cũng vừa gây ra tác hại cho người. Thái độ đó ta cần nên tránh. Khi gặp nhau, ta nên tỏ thái độ vui vẻ và trân kính quý nhau. Nhứt là khi cùng nhau tu học trong một đạo tràng. Nếu có nói, thì ta nên nói những lời lẽ ôn hòa, từ tốn nhã nhặn. Tuyệt đối, ta không nên tranh cãi hơn thua với nhau. Vì mọi sự tranh cãi, chỉ là trò hý luận mà thôi. Lý lẽ không đi tới đâu, chỉ gây thêm buồn khổ cho nhau. Ðến chùa, chúng ta chỉ nên quý tiếc thời giờ tu học, không nên quý tiếc thời giờ tranh cãi. 17 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  18. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Ðó là thái độ khôn ngoan của người Phật tử khéo biết lợi dụng thời gian tu học. Có thế, thì việc đi chùa của chúng ta mới thực sự được lợi ích vậy. C. Kết Luận: Bất cứ việc làm nào, cũng cần phải có sự chọn lựa thích đáng. Chọn một việc làm có ý nghĩa trong sáng tốt đẹp, đó là con người có ý thức tỉnh ngộ. Khi đã có nhận định kỹ hành động của mình rồi, thì dù cho có gặp khó khăn gian lao thử thách, ta cũng quyết chí kiên tâm vượt qua. Có thế, thì đời ta mới được thăng hoa lợi ích. Ngược lại, khi gặp trở ngại khó khăn, ta chùn bước khiếp sợ, thì muôn đời ta vẫn không tiến bộ được. Là Phật tử khi đi đến chùa tu học, hoặc tụng niệm lễ bái, thì dù cho có ai khen chê, phê bình chỉ trích, ta cũng vẫn an nhiên. Ta cố gắng học theo gương hạnh hỷ xả của đức Bồ Tát Di Lặc: Ðức Di Lặc ngồi trơ bụng đá Bao bụi trần bám đã rồi rơi Mặc cho thế cuộc đầy vơi Dửng dưng như một nụ cười an nhiên. Hoặc: Mắt trông thấy sắc thì thôi Tai nghe thấy tiếng, nghe rồi thì không Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai. Ði chùa với tấm lòng hỷ xả như thế, thì còn gì lợi ích so sánh cho bằng. Mong sao mỗi Phật tử khi đến chùa, phải có được tấm lòng bao dung rộng lượng hỷ xả như thế. Ðó là người Phật tử đã đặt định đời mình đi đúng hướng chánh pháp rồi vậy. PHẦN NỘI DUNG Bảng Tổng hợp cân bằng sử dụng đất Diện tích stt Khu chức năng Tỷ lệ (%) (ha) 1 Sân tam quan 1,3 5,01 2 Vườn cây 0,6 2,35 3 Y đường 0,7 2,7 4 Suối 0,8 3,1 5 Vườn thuốc 4,5 17,7 6 Hồ bán nguyệt 08 1,29 7 Nhà khách , quản lý 0,18 4,42 8 Đại hùng bửu điện 0,9 3,37 9 Học đường , phòng họp 0,12 5,50 18 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  19. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn 10 Nhà trưng bày 1,2 1,53 11 La hán đường 0,55 0,98 12 Tổ đường 0,75 16,51 13 Sâm la hán 0.2 1,02 14 Thuyết pháp đường 0,4 7,23 15 Vườn tháp 1,2 2,19 16 Thiền đường 0,65 8,03 17 Vườn tĩnh tâm 1.5 1,16 18 Thiền thất 0.2 0,57 19 Nội viện 2 6,16 2: - thiền viện trúc lâm côn sơn gồm các khu chức năng sau: + Tam quan chính + Tam quan phụ. + Quản đường 60m2 +.Lầu chuông 36m2 + Lầu trống 36m2 + Nhà tiếp khách , nhà quản lý + Học đường , phòng họp + Dại hùng bửu điện 1200m2 + Tổ đường 600m2 + Thiền đường 700m2 + Chánh pháp đường 900m2 + Y đường 230m2 + Dược đường 230m2 + Nhà trưng bày + Thư viện kinh sách + Tổ đường 600m2 + Cư sĩ đường 700m2 + Chai đường 900m2 + Nhà khách + Ni đường + Tăng đường. + 19 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  20. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Khám phá thiền viện 7 ngày trải nghiệm ở đây đã cho con những trải nghiệm tuyệt vời. Con đã từng không thể hình dung mình có thể sống như thế nào nếu không có laptop và điện thoại cho tới khi con đặt chân tới Thiền viện. Con cũng chẳng thấy nhớ nó như con đã từng nghĩ, thì ra là vậy, mọi thứ đều không quá nghiêm trọng như con tưởng, chỉ là con quá quan trọng hóa nó thôi. Bình thường ở Hòa Lạc 3h sáng con mới đi ngủ, trong khi ở thiền viện thì 3h đã phải dậy để đi thiền, con cũng muốn ôm chăn bông lắm nhưng ghi lời thầy: “Chăn là kẻ thù” - con lại cố gắng dậy. Các thầy cô đều quan tâm tới bọn con hết mực. Cô Tâm thì luôn quan tâm hỏi han bọn con từng chút một, từ các vật dụng cá nhân tới cả cái đèn ngủ, nhắc nhở bọn con giờ giấc cử hành lễ. Cô còn để sẵn ô trước cửa phòng cho tụi con những hôm sương xuống Các thầy Huệ Nguyệt, Huệ Tịnh, Huệ Lâm, Huệ Lương, Huệ Hậu thì luôn hết lòng với bọn con trong từng bài giảng pháp, những giờ pháp đàm qua những ngôn ngữ hết sức dễ hiểu và gần gũi, tận tình dặn dò tụi con trước lúc xuống núi. Tụi con xuống núi rồi nhưng các thầy dành cả buổi sáng ngồi trò chuyện để giúp con giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống này. Các thầy đã cho con thêm rất nhiều tri thức, cho con một thế giới quan mới để con thêm hoàn thiện bản thân mình. Được các thầy chăm lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, chúng con tự nhủ lòng sẽ tập làm cư sĩ thật tốt để không phụ công lao của các thầy. Với số lượng đồ ăn chỉ bằng một nửa Hòa Lạc nhưng thời gian ăn lại gấp đôi, thiền viện đã giúp con cảm nhận công lao của khó nhọc của mẹ cha trong từng hạt gạo, sự quý trọng trong từng hạt cơm. Thiền viện phân biệt cho con những khái niệm rất cơ 20 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  21. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn bản như chùa là nơi để thờ cúng, khấn vái, còn thiền viện đơn giản chỉ là một nơi để học về thiền. Thiền viện đã dạy con cách vượt qua chính mình từ những lần cố chịu đau để quỳ sám hối hay ngồi thiền. Thiền viện đem đến cho con cảm giác trong lành thực sự của không khí, sự thanh khiết của ngụm nước không qua bất kì một sự xử lý nào, sự thoải mái trong tâm hồn con mỗi sớm mai thức dậy chẳng phải nghĩ suy gì về ngày hôm qua, ngày nay và ngày mai. Thiền viện cho con những ngày thỏa mắt ngắm nhìn rừng núi, những sáng thỏa sức đi phá sương, những chiều lắng nghe tiếng trống và chuông nơi Chính điện, những khi thỏa mình với những cơn gió lạnh đến tê tái người để thêm cảm nhận hơi ấm của ai đó ôm mình từ phía sau. Thiền viện giúp con tìm ra những người bạn mà nếu đủ duyên nợ chúng con sẽ đi cùng nhau suốt cuộc đời này. Thiền viện cho con những nụ cười vô tư mà lâu lắm rồi con chưa bắt gặp trên khóe môi mình. Thiền viện trong con là khi mọi người cùng xem xét lại mình ở Nhà khách, cùng quỳ sám hối ở Nhà thờ Tổ, là những phút giây hoan hỉ cùng cả đoàn, là những bức ảnh sinh động bị nhòe chụp vội trước lúc xuống núi Nhờ Thiền viện mà khi trở về với Thủ đô, con đã biết cách nghĩ tốt hơn về người mà con đã từng nghĩ là sẽ không bao giờ có thể tha thứ. 7 ngày trải nghiệm đã cho con những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ để con thêm yêu hơn mỗi chuyến đi của cuộc đời này. Chúng con cảm ơn các thầy cô nhiều lắm! Hẹn một ngày đứng trước Chính điện lộng gió thoang thoảng mùi hương lắng tai nghe tiếng chuông, trống sám hối và ngắm cảnh hoàng hôn BẮT NGUỒN CỦA THIỀN VIỆN TRÚC LÂM Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đi vào lòng dân tộc với bao thăng trầm. Tuy nhiên, chỉ đến khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất ở thế kỷ 13 thì Phật Giáo Việt Nam mới chính thức có tông phái riêng, nền tảng triết lý, hành đạo riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trước Trúc lâm Yên Tử, các tông phái Phật giáo ở Việt Nam đều do người nước ngoài sáng lập, song đến Trần Nhân Tông, Phật giáo không còn là Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam, cũng không phải là Phật giáo Trung Quốc tại Việt Nam, mà là Phật giáo Việt Nam. Bước chuyển trong quá trình bản địa hóa Phật giáo chính thức được đánh dấu với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm tại Yên Tử, Quảng Ninh. “Việc ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh Phật giáo đã thực sự bắt rễ tại Việt Nam, thực sự được người Việt đương thời tiếp thu và phát triển. Từ Yên Tử, Thiền phái Trúc Lâm đã lan tỏa ra cả nước, duy trì từ đời này sang đời khác, hòa quyện làm một với các giá trị của văn hóa Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định. 21 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  22. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Cách đây hơn 700 năm, vào tháng 8 năm Kỉ Hợi 1299, Hoàng đế Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh, lấy đạo hiệu Hương Vân Đại Đầu Đà, đánh dấu sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Kể từ đó, Thiền phái này phát triển lên đỉnh cao với ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang gọi chung là Trúc lâm Tam Tổ. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Hoàng đế Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Giáo sư Triết học Thái Kim Lan cho rằng di sản của Hoàng đế Trần Nhân Tông để lại không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng triết học Phật giáo mà còn mang tính thời đại: “Về mặt tư tưởng, ông sáng lập ra một Phật giáo Việt Nam và ứng dụng được lý thuyết của đạo phật một cách linh động và sáng tạo để tạo lên một nếp sống văn minh của người Việt Nam thời Lý Trần. Nếp sống của ông đơn giản, bình dị. Mặc dù ông là một đấng quân vương nhưng ông luôn nghĩ tới người khác, thực hiện nhân ái, trí tuệ kêu gọi nếp sống đạo đức mà điều đó rất cần thiết cho ngày hôm nay”. Sau hơn 700 năm phát triển, đến nay, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã chứng tỏ là dòng Thiền mang đậm dấu ấn của văn hóa Đại Việt, mà đỉnh cao của nó là tư tưởng nhập thế, đạo không tách với đời. Biểu hiện sinh động nhất của dòng thiền này là chủ trương nhập thế tích cực hơn bao giờ hết để phật tử vừa xây dựng một đời sống theo đạo lý Thiền tông nhưng đồng thời họ cũng làm tròn trách nhiệm của một công dân có đạo đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Biểu hiện thứ hai của tinh thần nhập thế là việc mở mang đất đai bờ cõi đất nước mà triều đại nhà Trần đã thực hiện. 22 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  23. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Chùa Đồng (Yên Tử) Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cho biết ở góc độ tư tưởng triết lý và tín ngưỡng tôn giáo là hai thành quả lớn mà Thiền Trúc Lâm mang lại cho Phật giáo Việt Nam hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm trong hai giá trị lớn: lý tưởng và thực tế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn: “Trần Nhân Tông mở ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên cơ sở những nhận thức thu được từ ông của mình Trần Thái Tông và cha của mình. Từ đó, ông đã đẩy lên thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nghĩ đến những đặc trưng cơ bản trước hết là tinh thần nhập cuộc, hòa quang đồng trần, tính chất nhập thế. Phật giáo mà lại nhập thế gắn với quốc gia, với dân tộc và gắn ngay với bản thân mình, ý thức, con người mình, tâm thế của mình với đời sống xã hội cho nên Trần Nhân Tông luôn nói về ý thức, đời sống, cuộc sống tu hành nhưng không xa thế gian”. Tinh thần nhập thế Phật giáo thời Trần xuất phát từ lời dạy của một Quốc Sư dành cho Hoàng đế Trần Nhân Tông “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay, nếu Bệ hạ giác ngộ ngay tâm đó, thì lập tức thành Phật, không nhọc tìm kiếm bên ngoài”. Từ đây, một quan điểm về một Phật thể ra đời xuất phát từ hiện thực con người chỉ cần “lòng lặng mà biết”, nó đã tích cực tác động chi phối toàn bộ lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Mọi người đều có thể thành Phật ngay giữa cuộc đời, bất luận là tu sĩ xuất gia, hay tại gia, nam hay nữ chỉ cần sống thiện, sống tốt là được. Điều đó cũng có nghĩa, nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, tinh thần nhập thế này được tiếp tục phát huy bởi các thế hệ đệ tử của Trúc Lâm sau này. Thời kỳ Trần Nhân Tông hệ thống chùa và kinh sách nói đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là nói đến những ngôi chùa có tên như Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Hoa Nghiêm. Chính những chùa đó và hệ thống kinh sách đó có sức sống mãnh liệt và truyền vào 23 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  24. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn cho chúng sinh. Điều đó cho thấy rằng sức sống của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với đạo pháp dân tộc, âm ỉ trường tồn. Chính vì thế mà chùa Vĩnh Nghiêm, Hoa Nghiêm được xây dựng ở nhiều nơi như Huế, Sài Gòn. Đến nay khá nhiều nơi trên thế giới với cộng đồng người Việt đều có những chùa đó từ Ấn Độ hay một số nước Đông Âu, đều có chùa lấy tên theo định hướng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái. Sự thành công của nhà Trần là nhờ các ông vua lãnh đạo đất nước biết vận dụng tư tưởng “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông để huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của toàn dân để xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng cường mà không có một thế lực nào ngăn cản được. Như vậy, tinh thần nhập thế của thiền phái Trúc Lâm là một sản phẩm tinh thần mang tính thuần Việt, văn hóa Việt và cốt cách Việt. Tinh thần nhập thế nói riêng, tinh thần Trúc Lâm nói chung đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề lịch sử đặt ra vào thời đại đó và kéo dài tới ngày nay và đồng hành cùng lịch sử văn hóa dân tộc tới mai sau./. TỔ KHAI SÁNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM Vua Trần Nhân Tông là người chính thức sáng lập thiền phái Trúc Lâm. Tại vì sau khi đã truyền ngôi cho con là Anh Tông thì vua đi xuất gia trên núi Yên Tử. Vua Anh Tông cũng đã thọ Bồ tát giới, và vua Anh Tông thường mời cựu hoàng Nhân Tông về cung để thuyết giảng cho các quan trong triều nghe. Sử sách có ghi rằng vua Trần Nhân Tông là sơ tổ (tức là tổ đầu tiên) của thiền phái Trúc Lâm. Khi xuất gia, vua Nhân Tông có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ, nhưng khi vua Nhân Tông xuất gia thì cố nhiên vua Thánh Tông làm sao truyền giới được (vì Thánh Tông là cư sĩ), cho nên vua Nhân Tông thọ giới với thiền sư Huệ Tuệ, vị đệ tử của thiền sư Tiêu Diêu, tức là người học trò của thiền sư Đại Đăng. Sau đó vua Nhân Tông Trúc Lâm Đại Sĩ truyền pháp cho đệ tử là Pháp Loa. Về sau Pháp Loa truyền đăng cho Huyền Quang. Vì vậy cho nên Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang là ba vị tổ sư đầu của thiền phái Trúc Lâm, gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Trong tay tôi đây là cuốn sách tựa là Tam Tổ Thực Lục, tức là những lời dạy của Ba vị Tổ Trúc Lâm đã được ghi chép thành sách. Đây là những sự thật đã xảy ra trong sự tu học của ba vị tổ của phái Trúc Lâm. THIỀN SƢ TRÚC LÂM Chúng ta bắt đầu học về thiền sư Trúc Lâm tức là vị tổ sư của phái Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền được thiết lập tại Đại Việt. Khi mới xuất gia, Trần Nhân Tông có pháp hiệu là Hương Vân, tức là đám mây hương. Sau đó thì đổi hiệu là Trúc Lâm. Chúng ta biết rằng trước khi xuất gia Hương 24 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  25. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Vân đã là một ông vua sống trong quyền quý, cao sang, nhung lụa, nhưng đã bỏ đời sống đó để trở nên một người xuất gia. Sau khi xuất gia rồi thì vua sống rất đơn giản, vua sống một cuộc đời gần như khổ hạnh, và vua tự gọi mình là Đầu Đà, tức là người tu khổ hạnh, tiếng Phạn là Dh(ta, tiếng Hán Việt là Đẩu Tẩu. Dh(ta có nghĩa là rũ bụi. Rũ hết bụi bặm của cuộc đời, trong đó có bụi danh, bụi lợi, bụi tài, bụi sắc. Vua quả thật đã rũ hết bụi bặm. Từ khi xuất gia, vua không đi xe nữa mà luôn luôn đi bộ. Cố nhiên là vua không chịu đi cáng. Ngày xưa các người quyền quí thường đi cáng, có bốn người khiêng. Võng thì có hai người khiêng. Khi xuất gia, pháp hiệu của vua là Hương Vân Đầu Đà. Sau đó thì đổi lại là Trúc Lâm Đầu Đà. Trúc Lâm có nghĩa là rừng tre. Sau này danh từ trúc lâm được dùng cho một thiền phái, thiền phái Trúc Lâm. Thủa Thiếu Thời của Trần Nhân Tông Vua là cháu nội của Trần Thái Tông. Hồi nhỏ cũng có lần vua trèo lên núi Yên Tử, định xin đi xuất gia. Có hạt giống của ông nội, nhưng vì vua cha Trần Thánh Tông không cho nên không được phép xuất gia. Vua ăn chay từ hồi còn nhỏ. Vua Trần Nhân Tông tên là Khẩm, con trưởng của vua Thánh Tông. Mẹ của vua là Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, tức là người em gái của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Đây là lời phê bình về cuộc đời của vua do một sử thần Nho giáo tên là Ngô Sĩ Liên: Vua húy là Khẩm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu, sinh năm Giáp Ngọ, Nguyên Phong thứ Tám, tháng 11, ngày 11, được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo, thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên Đồng Tử Đây là một sự bóp méo, tại vì trong Tam Tổ Thật Lục thì không dùng danh từ Kim Tiên Đồng Tử mà là Kim Phật, tức là đức Bụt bằng vàng. Ông quan chép sử này là nhà Nho, ông không ưa chữ Bụt Vàng, cho nên ông sữa lại Kim Thiên Đồng Tử cho nó có vẻ nhà giàu. Chắc chắn là sách Tam Tổ Thật Lục của nhà chùa giữ thì chi tiết đúng hơn. Ở vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn. Ở ngôi 14 năm. Nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử. Hòa nhả, cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thật là một vua hiền của nhà Trần. Song vui lòng ở kinh Phật, tuy bảo là đến siêu thoát nhưng không phải là đạo trung dung của thánh nhân." Đó là lời phê bình của một nhà Nho, rất hẹp hòi. Vua cái gì cũng giỏi hết, chỉ có việc theo đạo Phật là không giỏi thôi! Sau Thời Trị Quốc Chúng ta biết người kế vị của vua Nhân Tông là vua Anh Tông. Sau khi làm vua 14 năm, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông để có thì giờ tu học. Vua 25 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  26. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn chưa xuất gia liền, vì muốn có một thời gian đứng sau lưng con, để vua con tập sự cho khá giỏi, thì mình mới đi tu. Sử có chép một hôm từ cung Thiên Trường tới, Thượng Hoàng Nhân Tông không thấy vua Anh Tông ở đâu cả. Đi tìm cung này sang cung khác cũng không thấy nhà vua trẻ đâu hết. Hỏi các cung nữ, các cung nữ nói rằng Hoàng Thượng đang ngủ ở trong Tẩm Điện, vì hồi trưa uống rượu nhiều quá! Vua uống loại rượu rất thơm, rất ngon gọi là rượu Xương Bồ. Thượng Hoàng không bằng lòng, ngài trở về chỗ tu học của mình và ra lệnh cho các quan trong triều đến đó để bàn bạc và hội nghị với ngài. Lúc vua Anh Tông thức dậy, hỏi thăm và biết rằng Thượng Hoàng có tới thăm, tìm mình không ra, đã không bằng lòng, bỏ về cung Thiên Trường, và triệu tập các quan vào đó để hội nghị, cho nên vua rất sợ! Mình làm vua, mình say rượu nằm ngủ cho đến đỗi Thượng Hoàng tới thăm mà mình không có mặt để tiếp đón. Đó là một cái lỗi rất lớn! Vua Anh Tông không biết làm sao, các quan thì đi hết rồi! Đi quanh đi quẩn, đi qua chùa Thiên Quốc thì gặp một anh chàng thư sinh đang ngồi đọc sách ở trước sân chùa. Anh chàng đó tên là Đoàn Nhử Hài. Nhà vua mới nói rằng: Này khanh, khanh ngồi xuống viết cho trẫm một cái thơ sám hối, một tờ biểu tạ tội với Thượng Hoàng. Rồi hai vua tôi ngồi đó, vua nói ý, còn anh chàng sinh viên Đoàn Nhử Hài viết xuống một tờ biểu để tạ tội. Xong, hai người lấy thuyền chèo về phủ Thiên Trường. Hai người vào sân phủ, vua quỳ trước sân và đội tờ biểu để dâng lên, anh chàng sinh viên quỳ phía sau lưng. Lúc đó trời mưa. Ở trong cung nhìn ra mọi người đều thấy. Để vua quỳ như vậy một lúc thì Thượng Hoàng mới ra lệnh cho vào. Đọc xong tờ biểu tạ tội thì Thượng Hoàng mới quở rằng: Ta đang còn sống mà con còn làm như vậy huống hồ sau này ta chết thì con sẽ làm như thế nào nữa! Ngài chỉ la một câu rồi sau đó thì tha tội cho vua. Sử ghi lại rằng từ giây phút đó về sau, vua Anh Tông không uống một giọt rượu nào nữa. Không những rượu Xương Bồ mà bất cứ rượu nào cũng không uống một giọt! Ngài đã học được một bài học rất đích đáng. Trong thời gian tập sự xuất gia năm năm đó, Thượng Hoàng đợi cho ông vua con lớn lên, vững chãi. Đồng thời cũng để giúp vua có nhiều thì giờ và điều kiện để học tập kinh điển, để tham vấn với các vị thiện đức và để tu tập ngay ở trong trụ sở của vua. Trong Thời Xuất Gia Năm 1299 thì vua Trần Nhân Tông xuất gia. Con số này rất dễ nhớ vì chỉ còn một năm nữa là tới 1300. Vua xuất gia tại chùa Hoa Yên, trên núi Yên Tử. Hồi đó chùa Hoa Yên có tên là chùa Vân Yên. Hoa Yên là tên mới của vua Lê đặt. Trần Nhân Tông xuất gia dưới sự chứng minh và truyền giới của thiền sư Huệ Tuệ. Thiền sư Huệ Tuệ là thế hệ thứ Năm của thiền phái Yên Tử, cùng một thế hệ với Tuệ Trung Thượng Sĩ. Nhưng Huệ Tuệ là người xuất gia, còn Tuệ Trung là một thiền sư cư sĩ. 26 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043
  27. Thuyết minh đồ án tốt nghiệp – Thiền viện trúc lâm côn sơn Sử chép lại ngày vua xuất gia, tại kinh đô có một ông thầy tự đốt một ngón tay để cúng dường. Nếu đọc cuốn Am Mây Ngủ thì quý vị sẽ biết được tên của ngôi chùa đó và tên của vị trụ trì ngôi chùa đó. Khắp thủ đô người ta nghe tin có một vị thiền tăng đang đốt một ngón tay để cúng dường nhân dịp nhà vua xuất gia, cho nên mọi người tụ tới rất đông để coi. Lúc đến họ thấy vị xuất gia đó ngồi trong tư thế kiết già, đưa một ngón tay lên trên ngọn nến và để cho ngọn nến đó từ từ đốt cháy ngón tay của mình, mà nét mặt thầy vẫn thanh thản, không lộ vẻ đau đớn. Chuyện một ông vua đi xuất gia là chuyện rất hiếm có. Ở Trung Quốc chưa có một ông vua nào đi xuất gia cả. Đời Lý thì vị vua đầu tiên của nhà Lý là Lý Thái Tổ xuất thân từ nhà chùa. Lý Công Uẩn là một cậu bé mồ côi, được thầy Lý Khánh Vân nuôi ở trong chùa, nhưng chưa thọ giới sa di. Lý Công Uẩn học rất giỏi, cho nên thầy nuôi chú bé đó. Năm mười mấy tuổi thì Lý Công Uẩn được thầy Lý Khánh Vân gởi về cho Lý Vạn Hạnh. Lý Khánh Vân và Lý Vạn Hạnh là hai anh em ruột, cùng đi tu, nhưng tu ở hai chùa khác nhau. Thầy Vạn Hạnh rất cưng Lý Công Uẩn. Cưng cho đến độ người ta đồn rằng Uẩn chính là con ruột của thầy! Thầy Vạn Hạnh đích thân dạy cho Uẩn. Sau này Uẩn được vào làm quan ở trong cung, và cuối cùng thì được lên làm vua đầu tiên của nhà Lý. Thành ra ông vua đầu tiên của nhà Lý là xuất thân từ thiền môn, đi quét lá đa! Vì vậy câu nói "Con vua thì lại làm vua, con của nhà chùa thì quét lá đa" cũng không đúng mấy! Tại vì sự thật đã chứng tỏ rằng con của nhà chùa cũng đã làm vua, mà con của vua cũng đi xuất gia, và có thể quét lá đa! Vì vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia đã cầm chổi quét sân chùa. Thành ra con vua có thể không làm vua mà có thể quét lá đa, còn con nhà chùa Lý Công Uẩn có thể không quét nhà chùa mà lại làm vua. 27 SV: Nguyễn Văn Thưởng Lớp: XD1301K MSV: 1351090043