Đồ án Thiết kế cấp điện cho xã An Đồng-An Dương-Hải Phòng

pdf 63 trang huongle 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế cấp điện cho xã An Đồng-An Dương-Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_cap_dien_cho_xa_an_dong_an_duong_hai_phong.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế cấp điện cho xã An Đồng-An Dương-Hải Phòng

  1. LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, điện năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ đều cần đến điện năng. Đặc biệt, nước ta hiện nay tỉ lệ người dân sống bằng nghề nông còn chiếm một tỉ lệ khá lớn nên phụ tải điện cũng lớn. Điện năng dùng ở khu vực nông thôn bây giờ không phải chỉ là thắp sáng và bơm nước tưới tiêu nữa mà đối tượng phục vụ cấp điện khá đa dạng như : sinh hoạt, tưới tiêu, chế biến nông sản, xay xát, sửa chữa nông sản, sửa chữa nông cụ Vì vậy thiết kế cấp điện cho khu vực nông thôn cũng rất quan trọng. Đề tài: “Thiết kế cấp điện cho xã An Đồng - An Dƣơng - Hải Phòng” do cô giáo Thạc Sĩ Đỗ Thị Hồng Lý hướng dẫn, sẽ góp phần cải tiến được hệ thống cung cấp điện của các khu vực nông thôn. Đề tài gồm những nội dung sau: Chƣơng 1: Giới thiệu chung về xã An Đồng-An Dương. Chƣơng 2: Thiết kế cấp điện cho xã An Đồng. Chƣơng 3: Tính toán bù công suất phản kháng. Chƣơng 4: Chống sét và nối đất. 1
  2. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ AN ĐỒNG AN DƢƠNG - HẢI PHÒNG 1.1.GIỚI THIỆUCHUNG VỀ HUYỆN AN DƢƠNG. Huyện An Dương là một huyện ở ngoại thành phía Tây của thành phố Hải Phòng.Ngày 20/12/2002 thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành nghị định 106/2002/NĐ –CP về việc điều chỉnh địa giới Huyện An Lão và thành lập Huyện An Dương –Thành Phố Hải Phòng.  Địa giới hành chính :Huyện An Dương giáp tỉnh Hải Dương ở Phía Tây và Tây Bắc ,giáp với Huyện An Lão ở phía Tây Nam ,giáp với Huyện Thủy Nguyên ở phía Bắc ,giáp với quận Hồng Bàng và quận Lê Chân ở phía Đông Nam.  Tổ chức hành chính :Huyện An Dương có 16 đơn vị hành chính trực thuộc thị trấn An Dương và 15 xã là: Lê Thiện , Đại Bản, An Hòa, Hồng Phong ,Tân Tiến , An Hưng , An Hồng , Bắc Sơn , Nam Sơn , Lê Lợi ,Đặng Cương ,Đồng Thái ,Quốc Tuấn ,An Đồng ,Hồng Thái.  Diện tích dân số :Huyện An Dương rộng 98,3196 km2 ,có gần 150 ngàn dân (2008). Mật độ dân số trung bình 13200 người/km2 .  Vị trí địa lý :Phía Bắc có sông Kinh Môn ,phía Tây có sông Lạch Tray, phía Đông có sông Cấm chảy qua , sông Hàn làm làm danh giới giữa An Dương và Kiến An. Địa hình ở đây có mật độ cao trung bình khoảng từ 1m đến 1,8m so với mực nước biển .  Giao thông :Quốc lộ 5A và quốc lộ 10 là 2 tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện , ngoài ra còn có tỉnh lộ 188 và 351.  Kinh tế -xã hội :An Dương là khu vực công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ quan trọng của Hải Phòng. 2
  3.  Công nghiệp và xây dựng : Trên địa bàn huyện rất phát triển, huyện có trên dưới một trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chỉ riêng tháng 7/2008 doanh thu sản suất công nghiệp ,nông nghiệp và xây dựng đạt được 19,8 tỷ đồng. Các doanh nghiệp sản suất tập chung ở phía tây Nam và Đông Nam của huyện .Tiêu biểu là khu công nghiệp Nomora với quy mô 1500 ha,tập chung phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện .Ngành nghề chủ yếu là cung cấp điện, sản suất vật liệu xây dựng,cơ khí sữa chữa ,lắp máy ,may mặc ,giầy da ,nhựa .Ngoài ra còn có các cơ sở sản suất công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp cá thể ,tập chung đồ gỗ nội thất ,chế biến lương thực thực phẩm ,dệt nhuộm cơ khí sửa chữa.  Thương mại và dịch :Có trên 3500 hộ kinh doanh thường kết nhà ở tập trung và phân bố chủ yếu trên tuyến đường chính với nhiều mặt hàng Ngoài ra tại các tuyến đường phố còn có các doanh nghiệp,thương nghiệp dịch vụ đô thị ,các doanh nghiệp tư nhân nằm trên khắp các khu phố.Trong tháng 7/2008 ,doanh thu kinh doanh thương mại và dịch vụ đạt 41,2 tỷ đồng .Tính đến hết tháng 8/2008 , tổng GDP của thương mại chiếm 30%, dịch vụ chiếm 35 %.  Hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị : Hệ thống trường học : Được phân bố đều trên địa bàn huyện đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho các em trong độ tuổi đến trường, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, nhiều trường đã đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống y tế: Trên địa bàn huyện có tất cả 75 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Hệ thống y tế của huyện được đảm bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hệ thống công trình văn hoá thể thao: Sân bãi, thể thao tại các địa phương, các khu đô thị, trường học, công ty nhà văn hoá, các hệ thống đền, chùa, nhà thờ không ngừng phát triển. 3
  4. Hệ thống cơ quan văn phòng đại diện: Bao gồm UBND huyện, cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án Hệ thống nhà ở: hầu hết các nhà ở đô thị trước đây đều do nhân dân tự cải tạo, xây dựng, khu vực có mật độ xây dựng cao là các phường thuộc thị trấn, các khu xung quanh các đường trục lớn. Hệ thống hạ tầng, kĩ thuật đô thị: Trên địa bàn huyện có nhà máy nước An Dương, đảm bảo cung cấp nước sạch cho mọi người dân trong huyện nói riêng và cả thành phố nói chung. Toàn bộ 100% số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia.  Về văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng: Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học. Công tác giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng giáo dục được nâng cao, sức khoẻ người dân ngày càng đặt lên hàng đầu, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao hơn. Công tác văn hoá xã hội phát triển rất tốt trong thời gian qua. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, phát thanh, truyền hình. Thông tin tuyên truyền có những bước tiến lớn trong việc phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, trật tự kỉ cương trên địa bàn luôn được giữ vững. 1.2.ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ XÃ AN ĐỒNG 1.2.1.Vị trí địa lý Xã An Đồng là một xã nằm ở phía Tây của Huyện An Dương .Phía Nam giáp với xã Đồng Thái ,phía Tây giáp với thị trấn An Dương ,phía Đông giáp tuyến đường quốc lộ 5A ,phía Bắc giáp với quận Lê Chân. Tổng diện tích tự nhiên 638 ha.Dân số toàn xã là 15074 người ,mật độ dân số 2364 người /km2. An Đồng là một xã chuyên canh nông nghiệp .Trong những năm gần 4
  5. đây do làm tốt cơ cấu chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp kết hợp lực lượng lao động trẻ tại các công ty xí nghiệp nên mức thu nhập của các hộ dân trong xã được nâng nên đời sống của người dân được cải thiện .Mặc dù cuộc sống của người dân chủ yêu là nông nghiệp nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật đã làm giảm bớt sức lao động nâng cao năng suất, nhu cầu sử dụng điện của người dân được nâng cao. Đặc biệt trong nông nghiệp cơ cấu màu vụ có những thay đổi ,thay bằng 2 vụ lúa thuần canh thì giờ biết kết hợp trồng xen vụ hoa màu sử dụng những giống lúa có năng suất cao.Trong công nghiệp thì các cơ sở sản suất công nghiệp ngày càng được xây dựng nhiều hơn .Tốc độ tăng GDP đạt 15 %/năm số hộ nghèo chỉ còn 3,52 % theo tiêu chí mới.An Đồng còn là một trong những xã đi đầu trong các phong trào của huyện An Dương –Hải Phòng. 1.2.2.Đặc điểm kinh tế -Xã hội Trong những năm qua kinh tế -xã hội của xã đã có những bước phát triển khá toàn diện ,đời sống nhân dân được nâng cao ,cơ sở hạ tầng xây dựng tương đối đầy đủ.  Văn hóa Tuyên truyền tổ chức những ngày kỷ niệm đất nước ,thành phố và huyện. Phát triển các phong trào thể dục thể thao và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa giáo dục trong toàn xã ,tuyên truyền vận động những xã khác.  Giáo dục Đẩy mạnh phong trào hai tốt ,thực hiện cuộc vận động hai không triển khai cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức ,tự sáng tạo ” chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học ,bậc học được giữ vững và nâng nên . An Đồng thực hiện mục tiêu 6 đạt và 5 tốt tập trung khai thác 5
  6. tiềm năng ,lợi thế của địa phương quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra .Đảm bảo kiềm chế lạm phát ,ổn định kinh tế đảm bảo an sinh xã hội tăng trưởng bền vững.  Y tế Đẩy mạnh công tác dự phòng xác định là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, bổ xung các trang thiết bị khám và chữa bệnh nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân quan tâm đến đối tượng chính sách và hộ nghèo.Tăng cường phòng chống dịch bệnh các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ,phòng chống ngộ độc đẩy mạnh chương trình y tế quốc gia giữ vững đạt chuẩn về y tế xã.  Công trình giao thông thủy lợi Triển khai phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo cùng các ban ngành đoàn thể ,thôn ,xóm và các chủ bến bãi trong địa bàn toàn xã. Quân số trong kế hoạch huy động phục vụ là trên 30 người .Vật tư bao tải 900 chiếc ,cọc tre 1800 chiếc ,3 xe ô tô ,2 máy xúc phục vụ công tác cứu hộ đê, kè ,cống khi có bảo lũ xẩy ra. Xã An Đồng trong những năm qua đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với người có công với cách mạng Công tác xây dựng các công trình như : Điện ,đường ,trường trạm, đã đạt được kết quả tốt.Trên tuyến đường chính còn có các doanh nghiệp, thương ngiệp ,dịch vụ nhà nước và cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực vận tải công cộng ,nhà hàng ,khách sạn Các doanh nghiệp tư nhân năm trên khắp các tuyến đường chính của xã .  Kinh tế . Nông nghiệp đạt 40 %=31,5 tỷ đồng . Tiểu thủ công nghiệp đạt 30 % =24 tỷ đồng . Dịch vụ thương mại đạt 30 % =24,5 tỷ đồng 6
  7. . Năng suất lúa đạt 110 tạ/1ha . Hộ nghèo theo tiêu chí mới =4 %.Hộ cận nghèo mức 2 =3,25 %.Hộ cận nghèo mức 3 =3 %.Hộ cận nghèo mức 4=3 %. 1.3.THỐNG KÊ PHỤ TẢI ĐIỆN XÃ AN ĐỒNG Bảng 1.1.Thống kê phụ tải điện của xã STT Tên Phụ Tải Số hộ dân Ptt(kW) 1 Thôn Văn Tra 365 - 2 Thôn Vĩnh Khê 570 - 3 Thôn Văn Cú 310 - 4 Thôn Cái Tắt 480 - 5 Thôn An Dương 380 - 6 Thôn Trang Quan 465 - 7 Thôn An Trang 517 - Trường Mầm Non - 16 Trường Tiểu Học - 25,16 8 Trường THCS - 33,8 Trạm Xá - 3,12 UBND - 3,9 9 Trạm Bơm - 14,2 7
  8. Hình 1.1.Sơ đồ mặt bằng xã An Đồng 8
  9. CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO XÃ AN ĐỒNG 2.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Các thiết bị điện, sứ cách điện, các bộ phận dẫn điện khác của hệ thống điện trong điều kiện vận hành có thể ở một trong ba chế độ sau:  Chế độ làm việc lâu dài: các thiết bị điện, sứ cách điện, các bộ phận dẫn điện khác của hệ thống điện sẽ làm việc tin cậy nếu chúng được chọn theo đúng điện áp và dòng điện định mức.  Chế độ quá tải: dòng điện qua thiết bị điện và các bộ phận dẫn điện khác lớn hơn so với dòng điện định mức. Nếu mức quá tải vượt quá giới hạn cho phép thì các thiết bị điện vẫn làm việc tin cậy.  Tình trạng ngắn mạch: lựa chọn các khí cụ điện, sứ cách điện và các bộ phận dẫn điện khác có các thông số theo đúng điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt. Khi xảy ra ngắn mạch để hạn chế tác hại của nó phải nhanh chóng loại trừ tình trạng ngắn mạch. Dòng điện ngắn mạch là số liệu quan trọng để chọn và kiểm tra các thiết bị điện. 2.2. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA MỘT ĐỀ ÁN THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN  Đề án thiết kế cung cấp điện cần thỏa mãn những điều kiện sau:  Độ tin cậy cấp điện, mức độ đảm bảo liên tục cấp điện tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của phụ tải. Hộ loại 1: Là những hộ rất quan trọng không được để mất điện, nếu xảy ra mất điện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Làm mất an ninh chính trị, mất trật tự xã hội . Đó là sân bay, hải cảng, khu quân sự, khu ngoại giao đoàn, các đại sứ quán, nhà ga, bến xe, trục giao thông chính trong thành phố, làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc 9
  10. dân. Đó là khu công nghiệp, khu chế xuất, dầu khí, luyện kim, nhà máy cơ khí lớn, trạm bơm nông nghiệp lớn Những hộ này đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân hoặc có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước,làm nguy hại đến tính mạng con người. Hộ loại 2: Bao gồm các xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng và thương mại, dịch vụ. Với những hộ này nếu mất điện sẽ bị thiệt hại về kinh tế như dãn công, gây thứ phẩm, phế phẩm, phá vỡ hợp đồng cung cấp nguyên liệu hoặc sản phẩm cho khách hàng, làm giảm sút doanh số và lãi xuất. Hộ loại 3: Là những hộ không quan trọng cho phép mất điện tạm thời khi cần thiết. Đó là hộ ánh sáng đô thị và nông thôn. Cách phân loại hộ dùng điện như trên chỉ là tạm thời và thích hợp với giai đoạn nền kinh tế còn thấp kém, khi kinh tế phát triển đến mức nào đó thì tất cả các hộ dùng điện sẽ là loại 1 và được cấp điện liên tục.  Chất lượng điện: Chất lượng điện được đánh giá qua hai chỉ tiêu là tần số và điện áp.Chỉ tiêu tần số là do cơ quan điều khiển hệ thống điện quốc gia điều chỉnh. Người thiết kế phải đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng.Điện áp ở lưới trung áp hạ áp chỉ cho phép dao động quanh giá trị định mức ±5%. Ở những xí nghiệp phân xưởng yêu cầu chất lượng điện cao như may ,hóa chất chỉ cho phép dao động ±2,5%.  An toàn :Công trình thiết kế cấp điện phải đảm bảo an toàn cao cho người vận hành , người sử dụng và an toàn chính xác cho các thiết bị điện và công trình. Người thiết kế ngoài việc ngoài việc tính toán chính xác ,chọn dùng thiết bị , hiểu môi trường lắp đặt thì bản vẽ thi công phải chính xác,chi tiết .Cần nhấn mạnh khâu nắp đặt có ý nghĩa hết sức quan trọng làm nâng cao tinh an toàn của hệ thống cung cấp điện. Cuối cùng 10
  11. cán bộ người vận hành quản lý và sử dụng đều phải có ý thức chấp hành tuyệt đối các quy trình quy tắc vận hành và sử dụng điện an toàn.  Kinh tế: Trong quá trình thiết kế thường xuất hiện các phương án mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng,đều có những mâu thuẫn giữa mặt kinh tế và kỹ thuật .Thường đánh giá kinh tế cấp điện qua hai đại lượng là vốn đầu tư và phí tổn vận hành.Phương án lựa chọn được phải là phương án tối ưu.  Các yêu cầu thiết kế cấp điện cho xã An Đồng Một xã nông nghiệp thường có đặc trưng phụ tải :bơm tưới hoặc tiêu trường học,trạm xá khi thiết kế cấp điện cho xã cần lưu ý:  Bán kính cấp điện trên các đường trực hạ áp l ≤ 500m để đảm bảo chất lượng điện áp.  Trạm bơm nên đặt biến áp riêng ,trường hợp công suất trạm quá nhỏ có thể kéo điện hạ áp tới nhưng kiểm tra độ sụt áp khi khởi động động cơ.  Nên đặt công tơ 100% cho các hộ gia đình và công tơ được tập trung treo trên cột.  Cần đảm bảo hành trang an toàn điện ,tránh cây cối va đập vào đường điện khi có mưa bão.  Cần thực hiện nối đất lặp lại ĐDK -0.4kV.  Cần chú ý khoảng cách cột ,độ võng ,khoảng cách an toàn và tiết diện đây theo quy phạm. 11
  12. 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN Phụ tải điện là số liệu đầu tiên và quan trọng nhất để tính toán thiết kế hệ thống cung cấp điện. Xác định phụ tải điện quá lớn so với thực tế sẽ dẫn đến chọn các thiết bị quá lớn làm tăng vốn đầu tư. Xác định phụ tải điện quá nhỏ sẽ gây quá tải làm hư hại các thiết bị điện gây cháy nổ. Phụ tải tính toán là phụ tải gần đúng chỉ dùng để tính toán và thiết kế cung cấp điện .Có nhiều phương pháp để xác định phụ tải điện mà chủ yếu ta căn cứ vào các thông tin thu thập được mà lựa chọn phụ tải điện cho thích hợp. 2.3.1.Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu. Phương pháp này dùng chủ yếu cho các xí nghiệp khi chi biết được công suất đặt. Ptt= knc. (Pđ=Pđm) (2.1) Qtt=Ptt.tgφ (2.2) Stt= (2.3) Pđi,Pđmi :công suất đặt và công suất định mức thứ i (kW) Ptt,Qtt,Stt :công suất tác dụng,công suất phản kháng,công suất toàn phần (kW,kVAr,kVA) n :là số thiết bị có trong nhóm 2.3.2.Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích Phương pháp này dùng trong thiết kế sơ bộ,dùng để tính phụ tải 12
  13. các phân xưởng có mật độ máy móc sản xuất phân bố tương đối đều như: phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sản xuất ôtô Ptt=Po.F (2.4) F-diện tích (m2) Po-suất phụ tải trên một đơn vị diện tích ( ) 2.3.3.Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm. Phương pháp này dùng để tính toán thiết bị điện có đồ thị phụ tải ít biến đổi như: quạt gió, bơm nước,máy nén khí khi đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối chính xác. Mo-sản lượng sản suất ra trong một năm Wo-suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm (kWh/sản phẩm) Tmax-thời gian sử dụng công suất cực đại (h) 2.3.4. Xác định phụ tải tính toán theo kmax và Ptb kmax-hệ số cực đại tra đồ thị hoặc tra bảng ksd-hệ số sử dụng của nhóm thiết bị ,ta sổ tay Trong một số trường hợp cụ thể có thể tính gần đúng như sau : 13
  14.  n≤3; nhq 3; nhq<4 ta có : Ptt=kpt. (2.10) kpt-hệ số phụ tải từng thiết bị trong nhóm Nếu kpt=0.9 với các thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn Nếu kpt=0.75 với các thiết bị làm việc ngắn hạn lặp lại Khi xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm máy đối với mạng điện có điện áp <1000 V thì dùng phương pháp hệ số cực đại và công suất trung bình vì cho kết quả tương đối chính xác. 2.4.XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐIỆN CHO XÃ AN ĐỒNG 2.4.1.Xác định phụ tải điện cho các hộ thuần nông Vì đây là các thôn thuần nông nên có mức sống khá thấp nên ta chọn suất phụ tải Po=0.5 (kW/hộ) và hệ số cosφ=0.85.  Thôn Văn Tra. Ptt1 = Po.H = 0,5.365 = 182,5(kW) (Số hộ dân H = 365 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt1 = Ptt1.tg = 182,5.0,62 = 113,2(kVAr) 14
  15.  Thôn Vĩnh Khê Ptt2 = Po.H = 0,5.570 = 285 (kW) (Số hộ dân H = 570 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt2= Ptt2.tg = 285.0,62 = 176,7(kVAr)  Thôn Văn Cú Ptt3=Po.H=0,5.310=155 (kW) (Số hộ dân H = 310 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt3= Ptt3.tg = 155.0,62 = 96,1(kVAr) 2.4.2.Tính toán phụ tải cho các thôn đô thị hóa Mức sống ở các thôn này cao hơn chọn Po=0.6 (kW/hộ) và hệ số cosφ=0.85  Thôn Cái Tắt 15
  16. Ptt4=Po.H=0,6.480=288 (kW) (Số hộ dân H = 480 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt4= Ptt4.tg = 288.0,62 = 178,6(kVAr)  Thôn An Dương Ptt5=Po.H=0,6.380=228 (kW) (Số hộ dân H = 380 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt5= Ptt5.tg = 228.0,62 = 141,4(kVAr)  Thôn Trang Quan Ptt6=Po.H=0,6.465=279 (kW) (Số hộ dân H = 465 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt6= Ptt6.tg = 279.0,62 = 173(kVAr) 16
  17.  Thôn An Trang Ptt7=Po.H=0,6.517= 310,2 (kW) (Số hộ dân H = 517 hộ) Với cos =0,85 tg =0,62 Qtt7= Ptt7.tg = 310,2.0,62 = 192,3(kVAr) 2.4.3.Các phụ tải còn lại  Trạm bơm Diện tích khu đồng màu là 142 ha ,lấy hệ số tưới Pot=0,1(kW/ha) ta có: Ptt8=Pot.S=0,1.142=14,2 (kW) Chọn dùng máy bơm 20kW có lưu lượng nước bơm là 560m3/h  Trạm xá 2 2 Vì đây là chiếu sáng và quạt chọn Po=13 (W/m ),diện tích F=240m Ptt9=Po.F=13.240=3120(W)=3,12 (kW) 17
  18.  Ủy ban nhân dân xã 2 2 Có điện tích là: F=300m ,Suất phụ tải Po=13(W/m ) Ptt10=Po.F=13.300=3,9 (kW)  Trường mầm non (Thôn văn Tra-An Đồng ) Trường gồm có :20 phòng học mỗi phòng có điện tích 2 2 F1=40m và một văn phòng có diện tích F2=200m với phòng học chọn 2 2 Po=15(W/m ) và văn phòng chọn Po=20 (W/m ) Ptt11 = Pp+Pvp= N.Po.F1+Po.F2 = 20.15.40+20.200 Ptt11 = 12000+4000 = 16000(W) = 16 (kW)  Trường tiểu học 2 Trường gồm có :24 phòng học mỗi phòng có diện tích F1=56m 2 2 ,một văn phòng F2=250m với phòng học chọn Po=15(W/m ) và 2 văn phòng chọn Po=20(W/m ) Ptt12= Pp+Pvp = N.Po.F1+Po.F2 = 15.24.56+20.250 Ptt12 = 20160+5000 = 25160(W) = 25,16 (kW)  Trường THCS (Cái Tắt-An Đồng-An Dương-Hải Phòng) 2 Trường gồm có :24 phòng học mỗi phòng có diện tích F1=80m 2 2 ,một văn phòng F2=250m với phòng học chọn Po=15(W/m ) và văn 2 phòng chọn Po=20(W/m ). 18
  19. Ptt13 = Pp+Pvp = N.Po.F1+Po.F2 = 24.15.80+20.250 P13 = 28800+5000 = 33800 (W) = 33,8(kW) `Bảng 2.1.Thống kê phụ tải tính toán toàn xã STT Tên phụ tải cos Ptt(kW) Qtt(kVAr) Stt(kVA) Itt (A) 1 Thôn Văn Tra 0,85 182,5 113,2 214,7 326,2 2 Thôn Vĩnh Khê 0,85 285 167,7 335,3 509,4 3 Thôn Văn Cú 0,85 155 96,1 182,4 277,1 4 Thôn Cái Tắt 0,85 288 178,6 338,8 513,8 5 Thôn An Dương 0,85 228 141,4 268,2 407,5 6 Thôn Trang Quan 0,85 279 173 328,2 415,5 7 Thôn An Trang 0,85 310,2 192,3 364,9 554,4 8 Phụ Tải Còn lại 0,85 96,22 60 113,2 172 Toàn Xã 0,85 1777,4 1108,23 2091 3218 2.5. LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CAO ÁP 2.5.1.Lựa chọn máy biến áp cho các thôn 2.5.1.1.Quy tắc chung để lựa chọn một trạm biến áp Để lựa chọn được một máy biến áp ,vị trí tối ưu cho trạm cần thỏa mãn những nguyên tắc sau : Lựa chọn vị trí trạm phải đảm bảo đủ chỗ và thuận tiện cho các tuyến dây điện tới trạm cũng như phát tuyến từ trạm đi ra cung cấp cho phụ tải đồng thời phải đáp ứng được phát triển cho tương lai. 19
  20. Vị trí của trạm đáp ứng được việc điều áp của bản thân trạm và đạt yêu cầu không cần phải có biện pháp đặc biệt. Vị trí được chọn phải phù hợp với quy hoạch và quy định của địa phương và các vùng lân cận. Vị trí của trạm biến áp càng gần trung tâm phụ tải của khu vực cung cấp điện càng tốt vì khoảng cách từ trạm đến phụ tải là thấp nhất. 2.5.1.2.Lựa chọn vị trí,dung lƣợng trạm biến áp Đối với: Trạm biến áp có một máy biến áp : Trạm biến áp có hai máy biến áp : Sb (khc :Hệ số hiệu chỉnh đối với máy biến áp với máy biến áp Việt Nam sản suất khc =1) 1,4 :Hệ số quá tải cho phép máy biến áp quá tải 6 ngày 5 đêm. Vì xã An Đồng thuộc hộ tiêu thụ điện loại 3 nên chọn trạm biến áp cho các thôn là một máy biến áp . Căn cứ vào kết quả đã tính toán ta chọn được máy biến áp cho các thôn của xã An Đồng như sau :  Đặt một trạm biến áp ở Thôn Văn Tra Chọn BA-250-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một trạm biến áp ở Thôn Vĩnh Khê Chọn BA-400-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một trạm biến áp ở Thôn Cái Tắt Chọn BA-400-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một trạm biến áp tại Thôn Văn Cú Chọn BA-200-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một trạm biến áp tại Thôn An Trang Chọn BA-400-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một trạm biến áp tại Thôn Trang Quan 20
  21. Chọn BA-315-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam  Đặt một biến áp cho tất cả các phụ tải như :Trường học,Trạ xá, UBND Chọn BA-160-10/0.4 do ABB chế tạo tại Việt Nam Bảng 2.2.Kết quả chọn máy biến áp cho toàn xã Khu vực Stt (kVA) Sđm,kVA Số máy Tên trạm Loại trạm Thôn Văn Tra 214,7 250 1 T1 Bệt Thôn Vĩnh Khê 335,3 400 1 T2 Bệt Thôn Văn Cú 182,4 200 1 T3 Bệt Thôn Cái Tắt 338,8 400 1 T4 Bệt Thôn An Dương 268,2 315 1 T5 Bệt Thôn Trang Quan 273,5 315 1 T6 Bệt Thôn An Trang 364,9 400 1 T7 Bệt Trạm Bơm UBND Trạm Xá 113,2 160 1 T8 Bệt Trường học 21
  22. Hình 2.1. Sơ đồ bố trí trạm biến áp toàn xã. Các trạm biến áp đặt vào trung tâm của khu vực sao cho bán kính cấp điện nhỏ nhất (l m). Vì điều kiện nông thôn cho phép,các trạm đều dùng loại trạm bệt máy biến áp đặt trên bệ xi măng ngoài trời ,tủ phân phối đặt trong nhà xây mái bằng ,trạm có tường bao quanh. Phía cao áp các trạm dùng cầu chì rơi và đặt chống sét van .Phía hạ áp đặt tủ phân phối trong có các áptômát tổng và áptômát nhánh.Vì các hộ 0.4kV đi ra là đường dây trên không nên trong các tủ phân phối cho các khu vực đều được đặt chống sét van. 2.5.2. Lựa chọn tiết diện dây dẫn từ trạm biến áp trung gian về xã Có ba phương pháp lự chọn tiết diện dây dẫn :  Lựa chọn theo mật độ dòng diện (Jkt)  Lựa chọn tiết diện dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép 22
  23.  Lựa chọn tiết diện theo điều kiện phát nóng Ở đây ta chọn tiết diện dây dẫn theo tổn thất điện áp cho phép vì các biến áp được đặt xa các biến áp trung tâm. Ta có: Với : P-Công suất tác dụng của phụ tải (kW) Q-Công suất phản kháng (kVAr) U-Điện áp lưới (V) R-Điện trở đường dây (Ω) X-Điện kháng đường dây (Ω) Dòng tính toán tổng toàn xã: Ta có :Stt = 2091 (kVA) ,Ptt =1777,4 (kW) ,Qtt =1108,23 (kVAr) Chọn trị số lân cận xo=0.4 (Ω/km) ,l=5 (km) x=x0.l 2 Lưới điện nông thôn chọn =5%Uđm và 31,5(Ωmm /km) nên: = - =5%Uđm- = – 221,65=278,65 (V) 23
  24. Tiết diện là: Như vậy chọn dây dẫn AC-120 Kiểm tra lại xem dây đã thỏa mãn chưa: =0,5%Uđm=500 (V) Vậy ta chọn AC-120 là thỏa mãn 2.5.3. Lựa chọn dao cách ly Dao cách ly (còn gọi là cầu dao) có nhiệm vụ chủ yếu là cách ly phần có điện và phần không có điện tạo khoảng cách an toàn trông thấy phục vụ cho công tác sửa chữa , kiểm tra, bảo dưỡng. Sở dĩ không cho phép dao cách ly đóng cắt mạch khi đang mang tải vì không có bộ phận dập hồ quang. Tuy nhiên, có thể cho phép dao cách ly đóng, cắt không tải biến áp khi công suất máy không lớn ( thường nhỏ hơn 1000 (kVA)). Ta có: Với dòng điện Itt=120,7 (A) Tra bảng PLIII.9 Trang 268 sách cung cấp điện Bảng 2.3.Thông số kỹ thuật của dao cách ly Kiểu Dòng ổn định động ,kA Ioodn ,10s,kA Trọng lượng ixk Ixk P H-10/400 9 20 24
  25. (đặt ngoài 25 15 trời 2.5.4. Lựa chọn cầu chì rơi cho trạm biến áp của xã  Thôn Văn Tra  Thôn Vĩnh Khê  Thôn Văn Cú  Thôn Cái Tắt  Thôn An Dương  Thông Trang Quan  Thôn An Trang  Các phụ tải còn lại Từ số liệu dòng điện các thôn ta chọn loại cầu chì rơi C710-133PB do CHANGE (mỹ) chế tạo. 25
  26. Bảng 2.4.Thông số kỹ thuật của cầu chì rơi Loại Ulvmax,kV Iđm,A IN ,A Trọng lượng C710-133PB 15 300 12 8,03 2.5.5.Lựa chọn và kiểm tra chống sét van Chống sét van là một thiết bị có nhiệm vụ chống sét từ đường dây trên không vào trạm biến áp .Chống sét van được làm băng một điện trở phi tuyến có tác dụng hạn chế dòng ngắn mạch chạm đất. Để bảo vệ máy biến áp phía cao áp, căn cứ vào các thông số của lưới điện, ta chọn chống sét van. - Điện áp định mức : Uđm Uđm mạng - Điện áp đánh thủng: Uđt max Uđm mạng Bảng 2.5.Thông số kỹ thuật chống sét van Uđm Giá đỡ MBA Giá đỡ công Giá đỡ khối kV Giá đỡ ngang Giá đỡ khung và đường dây xôn kiểu dàn hình khung 10 AZLP501B10 AZLP519B10 AZLP531A10 AZLP531B10 AZLP519C10 26
  27. Hình 2.2.Sơ đồ nguyên lý mạng cao áp cấp điện cho xã An Đồng 2.6. LỰA CHỌN THIẾT BỊ HẠ ÁP 2.6.1.Lựa chọn tủ phân phối 27
  28. Dòng điện cho các thôn được tính như sau:  Thôn Văn Tra  Thôn Vĩnh Khê  Thôn Văn Cú  Thôn Cái Tắt  Thôn An Dương  Thông Trang Quan  Thôn An Trang  Các phụ tải còn lại 28
  29. Lựa chọn áptômát tổng cho các thôn dùng áptômát kiểu C801N do Merlin Gerin chế tạo. Bảng 2.6. Thông số kĩ thuật áptômát tổng các thôn. Loại Số Cực Iđm , A Uđm ,V IN ,kV C801N 3-4 800 690 25 Tại các trạm biến áp thôn trong tủ phân phối đặt một áptômát tổng và 2 áp tômát nhánh, các áptômát nhánh chọn kiểu NS400N do Merlin Gerin chế tạo . Bảng 2.7. Thông số kỹ thuật của các áptômát nhánh. Loại Số Cực Iđm , A Uđm ,V IN ,kV NS400N 3-4 400 690 10 2.6.2. Lựa chọn thanh góp cho các trạm biến áp Bảng 2.8.Thông số dòng điện tính toán cho các thôn Thôn Văn Vĩnh Văn Cái An Trang An Còn Tra Khê Cú Tắt Dương Quan Trang Lại Dòng điện 326,2 509,4 277,1 513,8 407,5 415,5 554,4 172 Lựa chọn thanh góp cho 7 thôn và các phụ tải còn lại bằng đồng nhiệt độ tiêu 0 chuẩn của môi trường xung quanh + 25 c, chọn loại thanh góp với Icp = 860 (A). 29
  30. 2.6.3.Lựa chọn dây dẫn cho các thôn Các thôn đều nằm ở ven hai bên đường do đó trạm biến áp sẽ được đặt giữa các thôn. Cáp và dây dẫn chọn theo tiêu chuẩn phát nóng cần kiểm tra lại theo điều kiện kết hợp với thiết bị bảo vệ và điều kiện ổn định nhiệt khi có ngắn mạch ( bỏ qua kiểm tra điều kiện tổn thất điện áp cho phép).  Thôn Văn Tra Từ trạm BA sẽ bố trí hai đường trục 0,4kV, mỗi đường trục sẽ cấp điện cho ba đường nhánh. Tại cột rẽ nhánh từ đường trục đặt cho mỗi đường nhánh một cầu dao. Điều kiện chọn cáp như sau: K1.K2.Icp ≥ Itt (2.12) Khc-hệ số hiệu chỉnh ( Khc=K1.K2 ) Icp-Dòng điện phát nóng cho phép (A) Itt-Dòng tính toán của nhóm phụ tải (A) Điều kiện kiểm tra phối hợp với thiết bị bảo vệ dùng áptômát: Dòng điện tính toán của một nhánh là: Icp ≥ Itt= 163,1 (A) Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 70mm2 nên PVC (3×50+1×35) có Icp=246(A). Tương tự cho các thôn khác ta có bảng lựa chọn như sau: 30
  31. Bảng 2.9.Bảng lựa chọn dây dẫn cho các thôn 2 Thôn Itt,A Ikd/1,5 F (mm ) Icp,A Iđm áptômát,A Văn Tra 181,1 151 50 192 400 Vĩnh Khê 254,7 212,3 70 246 400 Văn Cú 138,55 115,4 35 158 400 Cái Tắt 256,9 214,1 70 246 400 An Dương 203,75 169,8 50 192 400 Trang Quan 207,75 173,1 50 192 400 An Trang 277,2 231 70 246 400 Còn lại 86 71,7 25 138 400 2.6.4.Lựa chọn dây dẫn cho các ngõ 2.6.5.1.Thôn Văn Tra (Thôn này có 6 ngõ với 365 hộ dân)  Ngõ 1 có 59 hộ dân Ptt1=Po.H=0,5.59=29,5 (kW) Vì đây là lưới điện nông thôn chọn Tmax ≤3000h chọn cáp đồng nên tra 2 sổ tay ta chọn Jkt=3,5 (A/mm ). Tiết diện là : Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A).  Ngõ 2 .Có 67 hộ dân Ptt2=Po.H=0,5.67=33,5 (kW) 31
  32. Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A).  Ngõ 3 .Có 62 hộ dân Ptt3=Po.H=0,5.62=31kW) Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A).  Ngõ 4 .Có 59 hộ dân Ptt4=Po.H=0,5.59=29,5 (kW) 32
  33. Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A).  Ngõ 5 .Có 61 hộ dân P5=Po.H=0,5.59=30,5 (kW) Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A).  Ngõ 6 .Có 56 hộ dân Ptt6=Po.H=0,5.56=28(kW) Vậy chọn dây đồng cách điện PVC do LENS chế tạo có tiết diện 2 35mm nên PVC (3×35+1×25) có Icp=158 (A). Tương tự đối với các ngõ và các thôn còn lại ta có bảng sau: 33
  34. Bảng 2.10.Kết quả chọn cáp cho các ngõ trong thôn 2 Ngõ Số hộ Uđm, kV Stt, kVA Itt, A F,mm Thôn Văn Tra Ngõ 1 59 380 34,7 52,72 35 Ngõ 2 67 380 39,4 59,8 35 Ngõ 3 62 380 36,5 55,4 35 Ngõ 4 59 380 34,7 52,72 35 Ngõ 5 61 380 35,9 54,34 35 Ngõ 6 57 380 33 50 35 Thôn Vĩnh Khê Ngõ 1 61 380 35,9 54,5 35 Ngõ 2 52 380 30,5 46,5 35 Ngõ 3 58 380 34,1 51,8 35 Ngõ 4 54 380 31,8 48,3 35 Ngõ 5 62 380 36,5 55,5 35 Ngõ 6 56 380 33 50,1 35 Ngõ 7 63 380 37 56,3 35 Ngõ 8 58 380 34,1 51,8 35 Ngõ 9 50 380 29,4 44,6 35 Ngõ 10 56 380 33 50,1 35 Thôn Văn Cú Ngõ 1 46 380 27,1 41,2 35 34
  35. Ngõ 2 57 380 33,5 51 35 Ngõ 3 47 380 27,6 42 35 Ngõ 4 58 380 34,1 51,8 35 Ngõ 5 53 380 31,2 47,4 35 Ngõ 6 49 380 28,8 43,8 35 Thôn Cái Tắt Ngõ 1 64 380 45,2 68,6 35 Ngõ 2 59 380 41,6 63,2 35 Ngõ 3 66 380 46,6 70,8 35 Ngõ 4 61 380 43 65,4 35 Ngõ 5 59 380 41,6 63,3 35 Ngõ 6 54 380 38,1 57,9 35 Ngõ 7 62 380 43,8 66,5 35 Ngõ 8 55 380 38,8 58,9 35 Thôn An Dương Ngõ 1 54 380 38,1 57,9 35 Ngõ 2 63 380 44,5 67,6 35 Ngõ 3 48 380 33,9 51,5 35 Ngõ 4 58 380 41 62,2 35 Ngõ 5 45 380 31,8 48,3 35 Ngõ 6 62 380 43,8 66,5 35 Ngõ 7 50 380 35,3 53,6 35 35
  36. Thôn Trang Quan Ngõ 1 57 380 40,2 61,1 35 Ngõ 2 63 380 44,5 67,6 35 Ngõ 3 52 380 36,7 55,8 35 Ngõ 4 49 380 34,6 52,6 35 Ngõ 5 67 380 47,3 71,9 35 Ngõ 6 60 380 42,4 64 35 Ngõ 7 54 380 38,1 57,9 35 Ngõ 8 63 380 44,5 67,6 35 Thôn An Trang Ngõ 1 49 380 34,6 52,6 35 Ngõ 2 63 380 44,5 67,6 35 Ngõ 3 52 380 36,7 55,7 35 Ngõ 4 53 380 37,4 56,8 35 Ngõ 5 64 380 45,2 68,6 35 Ngõ 6 56 380 39,5 60,1 35 Ngõ 7 66 380 46,6 70,8 35 Ngõ 8 58 380 40,9 62,2 35 Ngõ 9 60 380 42,4 64,3 35 2.6.5.Chọn cầu dao hộp cho đƣờng điện các ngõ Theo kết quả bảng trên ta chọn cầu dao hộp loại 100A do công ty sản suất thiết bị điện Đông Anh Hà Nội chế tạo. 36
  37. 2.6.6.Chọn tủ công tơ Mỗi cột điện xóm đặt 10 hộp công tơ cấp điện cho 10 hộ gia đình .Cầu dao tổng chọn loại 50A ,các cầu dao nhánh chọn loại 10A .Công tơ một pha 10A Cầu dao chọn mua của nội ,công tơ một pha của nhà máy chế tạo dụng cụ đo Trần Nguyên Hãn .Vỏ tủ tự tạo . 2.6.7.Chọn dây từ hòm công tơ về hộ gia đình Lấy công suất tính toán trực tiếp cho mỗi hộ là 1kW, điện áp pha là 0,22kV. Dùng dây bọc CLIPSAL, lõi đồng tiết diện 2,5 mm2, 2 sợi M(2×2,5) Mạng hạ áp các thôn khác thiết kế tương tự . 37
  38. Hình 2.3.Sơ đồ nguyên lý cấp điện trên mặt bằng thôn Văn Tra 38
  39. Các thôn khôn tương tự. 2.6.8.Chọn dây dẫn cho trạm bơm Trạm bơm lấy điện từ biến áp T8 có công suất là 160kVA với chiều dài là 400m .Do vậy phải kiểm tra tiết diện dây theo độ sụt áp khi khởi động bơm. Trạm chỉ đặt một máy bơm khi khởi động yêu cầu độ sụt áp thỏa mãn điều kiện : Trạm bơm TBA ĐDK Đ ZB ZD ZĐ Hình 2.4.Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế xác định độ sụt áp khi khởi động máy bơm Tiết diện chọn theo : =10%Uđm=38V Với : xo =0,35 (Ω/m), P=20( kW) Chọn =0,85 ta có : Q= S. =23,5.0,53=12,3 (kVAr) = - =38-4,53=33,5 (V) 39
  40. Vậy chọn dây nhôm tiết diện 35mm2 nên A (3×35+1×25) Cần kiểm tra điều kiện khởi động máy bơm .Tra bảng máy biến áp 160kVA- 10/0,4 do ABB chế tạo , =2,95 kW ,UN=4,5 V Tổng trở máy biến áp quy về hạ áp là: Tổng trở đường dây cấp điện cho trạm bơm là: ZD=RD +jXD= r0.l+j xo.l=0,85.0,4+j0,35.0.4=0,34 +0,14 (Ω) Dòng điện : Tổng trở ngắn mạch của động cơ khởi động: Độ sụt áp khi khởi động động cơ là : =25%≤ 40% chọn dây A(3 35+1×25) là thỏa mãn 40
  41. CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG 3.1.KHÁI QUÁT CHUNG Trong toàn bộ hệ thống điện thường có từ 10-15% năng lượng điện được phát ra bị mất mát trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng .Vì vậy vấn đề đề sử dụng điện hợp lý tiết kiệm điện năng ở đây có ý nghĩa rất lớn .Về mặt sản suất điện năng vấn đề đặt ra là phải tận dụng hết khả năng của các nhà máy phát điện để sản suất được nhiều nhất đồng thời về mặt dùng điện phải sử dụng hết sức tiết kiệm giảm tổn thất điện năng đến mức nhỏ nhất phấn đấu 1kWh ngày càng sản suất ra nhiều sản phẩm. Hệ số công suất là chỉ tiêu đánh giá xí nghiệp đó có sử dụng điện hợp lý tiết kiệm không.Phần lớn các thiết bị điện công suất tác dụng và công suất phản kháng ,công suất phản kháng cung cấp cho thiết bị điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn cung cấp để tránh truyền tải công suất phản kháng trên đường dây có thể lấy công suất phản kháng từ máy phát điện đồng bộ hoặc tụ điện tĩnh gọi là bù công suất phản kháng .Khi có bù công suất suất phản kháng thì công suất phản kháng truyền tải trên đường dây sẽ giảm đi dẫn đến tăng hệ số công suất của hệ thống cung cấp điện. Nâng cao hệ số công suất sẽ đem lại những lợi ích sau:  Giảm được tổn thất điện áp  Giảm công suất tác dụng 41
  42.  Giảm được tổn thất điện năng T Vì giảm nên theo công thức thì tổn thất điện năng cũng giảm theo  Tăng khả năng truyền tải trên đường dây và máy biến áp Vì phụ thuộc vào điều kiện phát nóng tức là phụ thuộc vào dòng điện cho phép.Công thức tính dòng điện chạy trên dây dẫn và máy biêns áp: Biểu thức này cho ta thấy cùng một tình trạng phát nóng của đường dây và máy biến áp (I=const).Nếu ta giảm công suất phản kháng Q thì công suất truyền tải P sẽ tăng nên. 3.2.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT 3.2.1.Biện pháp tự nhiên  Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn  Giảm điện áp của động cơ làm việc non tải phương pháp này chỉ dùng khi không có động cơ thay thế tuy nhiên khi giảm điện áp nên động cơ chú ý đến mô momen khởi động của động cơ K-Hằng số ƒ- Tần số dòng điện v- Thể tích mạch từ 42
  43. Do đó nếu giảm U thì Q sẽ giảm rõ rệt do đó hệ số công suất giảm.Trong thực tế người ta dùng biện pháp sau đây để giảm điện áp khi động cơ làm việc non tải Đổi nối dây quấn stator từ tam giác sang sao,thay đổi cách đấu dây, giảm điện áp bằng máy biến áp  Thay đổi và cải tiến công nghệ để các thiết bị điện làm việc hợp lý nhất  Hạn chế động cơ chạy không tải  Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ  Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ  Thay thế máy biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn Tóm lại nâng cao hệ số công suất cos tự nhiên rất có lợi vì đưa lại hiệu quả kinh tế mà không phải đặt thêm thiết bị bù. 3.2.2.Biện pháp nhân tạo  Sử dụng máy bù đồng bộ :Là động cơ đồng bộ làm việc chế độ không tải ở chế độ khóa kích từ máy bù đồng bộ sẽ sản suất ra một công suất phản kháng để cung cấp cho mạng điện ,còn ở chế độ thiếu kích từ máy bù đồng bộ tiêu thụ công suất kháng của mạng . Nhược điểm: Bảo dưỡng khó khăn và thường được chế tạo công suất lớn ,đặt ở những nơi cần bù tập chung.  Sử dụng tụ điện tĩnh : -Phương pháp này tổn thất công suất tác dụng nhỏ , -Thiết bị này không có phần quay nên nắp giáp bảo quản bảo dưỡng rẽ ràng -Giá rẻ hơn so với các thiết bị bù khác tuy nhiên cấu tạo kém chắc chắn rễ bị phá hỏng khi có ngắn mạch .Vì thế khi tụ điện được cắt ra khỏi 43
  44. mạng thì tồn tại một lượng điện áp dư trên hai bản cực của tụ nguy hiểm cho người vận hành. 3.2.3.Xác định dung lƣợng cần bù Bộ tụ bù được thiết kế lắp đặt cho các đối tượng dùng điện có hệ số công suất thấp như trạm bơm ,xí nghiệp nhằm nâng cao hệ số công suất đến 0,9-0,95 .Tổng công suất từ cos nên cos là : ) Với : P-Công suất tác dụng (kW) -Góc ứng với hệ số công suất cos trước khi bù - Góc ứng với hệ số công suất cos sau khi bù Sau khi xác định tổng công suất cần bù Qb, nêu định bù phân tán cần phải xác định công suất bù cho từng điểm đặt tụ bù sao cho hiệu quả cao nhất .Nếu mạng điện có hình tia ,công suất bù tại điểm i nào đó đượcxác định theo công thức: Qbi=Qi –( ) Rtd – Điện trở tương đương của lưới điện Ri -Điện trở của nhánh đến vị trí thứ i Qbi –Công suất phản kháng cần bù tại nút thứ i 44
  45. Qi - Công suất phản kháng yêu cầu tại nút thứ i –Tổng công suất phản kháng yêu cầu -Công suất bù Rtđ –Điện trở tương đương của cả mạng Lưu ý :Nếu xuất hiện một giá trị âm <0 thì tại đó không nên đặt thiết bị bù Trong tủ có đặt bóng đèn làm điện trở phóng điện điện trở phóng điện được xác định theo công thức : =15. 106 Trong đó: Q – Dung lượng của bộ tụ kVAr ,U-Điện áp pha ,kV 45
  46. 3.3.TÍNH TOÁN BÙ CHO CÁC THÔN 3.3.1.Thôn Văn Tra Công suất của bộ tụ bù để nâng cao hệ số công suất từ 0,85 nên 0,95 là: )=182,5.(0,619-0,33) =52,7 (kVAr) Chọn dùng 2 tụ 3 pha công suất mỗi tụ là :28 kVAr đấu song song ,do liên xô cũ chế tạo ,hiện đang bán tại Việt Nam 2KC2-0,38-28-3Y1.Bộ tụ được bảo vệ bằng áptômát ,trong tủ có đặt bóng đèn làm điện trở phóng điện. Điện trở phóng điện được xác định theo công thức : Dùng bóng 40W làm điện trở phóng điện có : Số bóng đèn cần dùng là: Như vậy sẽ dùng 12 bóng 40 W ,điện áp 220V mỗi pha 3 bóng làm điện trở phóng điện cho bộ tụ. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt tụ bù như sau: 46
  47. Hình 3.1.Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt tụ bù cos trong trạm biến áp 3.3.2.Thôn Văn Cú Công suất bộ tụ cần đặt để nâng cao hệ số công suất từ 0,85 nên 0,9 là: )=155.(0,619-0,48) =21,5 (kVAr) Chọn dùng tụ 3 pha có công suất là :20 kVAr ,do liên xô cũ chế tạo ,hiện đang bán tại Việt Nam KC1-0,38-20-Y1.Bộ tụ được bảo vệ bằng áptômát ,trong tủ có đặt bóng đèn làm điện trở phóng điện. Điện trở phóng điện được xác định theo công thức : Dùng bóng 40W làm điện trở phóng điện : 47
  48. Như vậy sẽ dùng 30 bóng 40W ,điện áp 220V mỗi pha 3 bóng làm điện trở phóng điện cho bộ tụ. Các thôn khác tính toán và lắp đặt tương tự như hai thôn trên ta có bảng chọn tụ bù cho các thôn như sau: Bảng 3.1.Kết quả tính toán và đặt tủ bù cos tại trạm biến áp Tên Qb Loại Tụ Bù Số Q, Số Số Đèn Trạm ,kVAr pha kVAr Lượng T1 52,7 KC2-0,38-28-3Y1 3 28 2 12 T2 39,6 KC2-0,38-40-3Y1 3 40 1 15 T3 21,5 KC1-0,38-20-Y1 3 20 1 30 T4 40 KC2-0,38-40-3Y1 3 40 1 15 T5 31,7 KC2-0,38-36-3Y3 3 36 1 18 T6 38,8 KC2-0,38-40-3Y1 3 40 1 15 T7 43,12 KC2-0,38-40-3Y1 3 40 1 15 T8 13,3 KC1-0,38-14 -3Y1 3 14 1 45 48
  49. Hình 3.2.Sơ đồ nguyên lý cấp điện cho xã khi dùng tụ bù 49
  50. CHƢƠNG 4. CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT 4.1.KHÁI QUÁT CHUNG Sét hay còn gọi là sự phóng điện dông là một nguồn mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên .Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn .Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây.Chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn. Trong quá trình tích lũy các điện tích trái dấu một điện trường có cường độ luôn được gia tăng hình thành xung quanh đám mây.Khi điện thế ở một điểm bất kỳ của đám mây đạt giá trị tới hạn vượt quá ngưỡng cách điện của không khí (với áp lực khí quyển bình thường trong khoảng 3×106 V/m),ở đó xẩy ra sự đánh xuyên hay còn gọi hay còn gọi là sét tiên đạo. Theo ước tính trong mỗi giây có khoảng một trăm sét đánh xuống mặt đất .Sét gây ra các tai nạn cho con người ,phá hủy các công trình xây dựng năng lượng điện ,hàng không Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại thì sự phá hoại của sét ngày càng tăng. Theo báo cáo và khảo sát thống kê hư hỏng do sét gây ra đối với các công trình viễn thông là cực kỳ nghiêm trọng làm chết và bị thương hàng trăm người phá hoại hàng trục máy biến áp 4.2.KỸ THUẬT CHỐNG SÉT Để chống sét một cách có hiệu quả và toàn diện phải tuân thủ các giải pháp chống sét gồm :  Chống sét đánh thẳng trực tiếp cho các công trình  Chống sét đánh lan truyền trên đường dây cấp nguồn và đường 50
  51. truyền tín hiệu.  Hệ thống tiếp đất có tổng trở thấp đảm bảo an toàn. 4.2.1. Thiết bị chống sét đánh trực tiếp 4.2.1.1. Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ kim cổ điển Cấu hình của loại này gồm có 3 phần :  Các đầu kim thu sét:Thường làm bằng thép mạ đồng , đồng thau đúc hoặc bằng inox. Lựa chọn chiều dài của kim còn phụ thuộc vào cấu trúc của công trình cần được bảo vệ .  Dây đẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chẩn quốc tế ( NFC 17 102 của Pháp ) từ 2 2 50mm đến 75mm  Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình của hệ thông tiếp đất này gồm : - Các cọc tiếp đất : thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét . Đường kính ngoài thường là 14 – 16mm . Được chôn thẳng đứng & cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét . Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét . - Dây tiếp đất : thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau . Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1m. - Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt CADWELD : dùng để liên kết dây tiếp đất & các cọc tiếp đất với nhau. 4.2.1.2.Kim thu sét hiện đại. Nguyên lý hoạt động :Khi đám mây mang điện tích tới sẽ hình thành các đường dẫn sét về phía mặt đất.Đầu kim thu sét này tạo nên sự sai biệt về điện thế giữa đầu kim và đám mây ,từ đó tạo ra một đường dẫn tia tiên đạo 51
  52. phát xạ sớm từ đám mây hướng thẳng trực tiếp vào đầu kim mà không đánh vào những vùng khác. 4.2.1.3.Một số hình ảnh về thiết bị chống sét đánh thẳng  Kim thu sét Hình 4.1.Kim thu sét  Trụ đỡ của kim thu sét 52
  53. Hình 4.2.Trụ đỡ của kim thu sét  Cáp đồng thoát sét Hình 4.3.Cáp đồng thoát sét  Cọc tiếp địa 53
  54. Hình 4.4.Cọc tiếp địa 4.2.2.Thiết bị chống sét từ đƣờng dây vào trạm. Các đường dây trên không dù được bảo vệ chống sét hay không thì các thiết bị điện nối với chúng đều phải chịu tác dụng của sóng sét truyền từ đường dây đến.Biên độ của quá điện áp khí quyển có thể lớn hơn điện áp cách điện của thiết bị dẫn đến chọc thủng cách điện.Vì vậy để bảo vệ các thiết bị điện trong trạm biến áp tránh sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào nên phải dùng thiết bị chống sét.Thường dùng hai loại sau:  Chống sét ống: Phần chính của thiết bị là ống làm bằng vật liệu tự sinh khí chất phibro-bakêlít ,một đầu có nắp kim loại giữ điện cực thanh còn đầu kia hở đặt điện cực hình xuyến.Khe hở S gọi là khe hở trong (hoặc khe hở dập hồ quang) còn khe hở S2 là khe hở ngoài có tác dụng cách li thân ống với đường dây để nó không bị hư hỏng do dòng dò.  Chống sét Van : . 54
  55. . 4.2.3.1.Một số hình ảnh về thiết bị chống sét lan truyền  Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn. Hình 4.5.Thiết bị chống sét lan tryền trên đường nguồn  Thiết bị chống sét lan truyền trên mạng lan 55
  56. Hình 4.6.Thiết bị chống sét lan truyền trên mạng lan 4.3.LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHỐNG SÉT Do các trạm biến áp có công suất S≤ 500 (kVA) và điện áp là 10kV nên chọn hệ thống chống sét van có hệ thống tiếp đất phục vụ cho việc tiếp đất của giàn trạm và trung tính máy biến áp.Điện trở tiếp đất phải ≤ 4(Ω). Bảng 4.1.Thông số của chống sét van Uđ Giá đỡ ngang Giá đỡ khung Giá đỡ MBA Giá đỡ công Giá đỡ khối m và đường dây xôn kiểu dàn hình kV khung 10 AZLP501B1 AZLP519B1 AZLP531A1 AZLP531B1 AZLP519C1 0 0 0 0 0 4.4.NỐI ĐẤT 4.4.1.Mục đích và ý nghĩa của nối đất  Mục đích Nối đất là đảm bảo an toàn cho con người lúc chạm vào các bộ phận mang điện áp. Hệ thống nối đất bao gồm : Dây dẫn nối đất và thanh nối đất Ngoài nối đất để bảo vệ cho con người thì còn có nối đất với mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị loại nối đất này gọi là nối đất làm việc.  Ý nghĩa : 56
  57. Bảo vệ nối đất là tạo ra là tạo ra giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có điện dẫn lớn làm giảm phân lượng dòng điện qua người tức là giảm điện áp trên vỏ thiết bị đến một trị số an toàn khi người khi người chạm vào vỏ thiết bị. 4.4.2.Các hình thức nối đất Có hai hình thức nối đất là nối đất tập chung và nối đất mạch vòng .  Nối đất tập chung : Là hình thức dùng một số cọc nối đất tập chung trong đất tại một chỗ ,một vùng nhất định phía ngoài vùng bảo vệ. Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp nối đất tập chung không thể giảm được điện áp tiếp xúc và điện áp bước đến một giá trị an toàn cho người.  Nối đất mạch vòng :Để khắc phục nhược điểm của nối đất tập chung người ta sử dụng hệ thống nối đất mạch vòng.Đó là hình thức dùng nhiều cọc đóng theo chu vi và có thể ở giữa khu vực đặt thiết bị. Chú ý :Ngoài vùng bảo vệ của mạng nối đất đường phân bố điện áp còn rất rốc nên điện áp bước nguy hiểm.Để tránh điều này người ta thường chộn các tấm sắt hình chữ L và tấm sắt này không nối với hệ thống nối đất. 4.4.3.Cách thực hiện nối đất  Nối đất tự nhiên :Là sử dụng các ống dẫn nước ,các cọc sắt ,các sàn sắt có sẵn trong đất.Hay sử dụng các kết cấu nhà cửa,các công trình có nối đất các vỏ cát trong đất làm điện cực nối đất .Khi cần phải sử dụng ,tận dụng các vật nối đất tự nhiên , có sẵn.  Nối đất nhân tạo :Thường được thực hiện bằng các cọc thép tròn ,thép góc,thép ống thép dẹt dài 2 đến 2,5m chôn sâu xuống đất.Đường kính hay bề dầy của vật nối đất ảnh hưởng rất ít đến trị số điện trở của 57
  58. vật nối đất.Vì vậy các ống thép đặt trong đất có bề dày ≥ 3,5mm và tiết diện nhỏ nhất ≥ 48mm2 .Để đảm bảo độ bền cơ học các cọng thép chôn thẳn đứng được nối với nhau bằng thanh thép nằm ngang (thép dẹt). Khi thực hiện bảo vệ nối đất các mối nối của hệ thống nối đất nên thực hiện bằng cách hàn .Mỗi thiết bị điện phải có dây nối đất riêng không cho phép dùng một dây nối đất chung cho nhiều thiết bị . Rnt –Điện trở nhân tạo Rtn -Điện trở tự nhiên Khi điện trở nối đất nhân tạo gồm hệ thống các điện cực chôn thẳng đứng có điện trở Rc và thanh nối ngang giữa các cọc có điện trở Rn. 4.4.4.Yêu cầu kỹ thuật đối với nối đất.  Hệ thống nối đất phải đảm bảo trị số nối đất phải đủ nhỏ theo yêu cầu đối với từng hệ thống của nguồn điện .Điện trở nối đất ở bất kỳ thời điểm nào Trong năm cũng không được vượt quá trị số điện trở cho phép.  Đảm bảo cân bẳng thế tốt :Chất lượng của hệ thống nối đất phải đảm bảo điện áp chạm và điện áp bước khi có ngắn mạch là đủ nhỏ ,đảm bảo an toàn.  Đảm bảo độ bền cơ học và chống an mòn hệ thống nối đất :Việc tính chọn kích thước loại điện cực phải tính đến điều kiện thực tế nối đất .Các mối nối phải đảm bảo độ bền cơ học và chống rỉ. 58
  59.  Hệ thống nối đất phải làm việc ổn định ,tin cậy kinh tế.  Việc tính toán thiết kế phải phù hợp ,thi công phải đúng quy định ,quy trình đặt ra. 4.4.5.Tính toán nối đất cho trạm bệt. Nối đất bảo vệ ở trạm biến áp là ngăn ngừa khi có chập mạch giữa cuộn cao áp và cuộn hạ áp trong máy biến áp , khi các phần tử không mang điện nhưng có nguy cơ bị rò điện như vỏ máy biến áp vỏ tủ phân phối Hệ thống nối đất bao gồm các thanh thép góc L 60×60×6 dài 2,5m được nối với nhau bằng thanh thép dẹt 40×4 mm tạo thành mạch vòng nối đất bao quanh chạm biến áp.Các cọc được đóng sâu dưới mặt đất 0,7m ,thép dẹt được hàn chặt với các cọc ở độ sâu 0,8m Trình tự tính toán nối đất như sau: Điện trở suất lớn nhất là : =0,6.104 (Ω) Xác định điện trở nối đất của một thanh thép góc : Xác định sơ bộ số cọc: Lấy tròn là 6 cọc ,trong đó c=0,8 tra bảng và là điện trở nối đất yêu cầu .Mạch vòng nối đất sẽ chôn trong tường trạm có chu vi l=2.(5+6)=22m. Xác định điện trở của thanh thép nối : 59
  60. Tra bảng tìm được t=0,45 từ đây ta xác định được điện trở nối đất của thanh nối là : Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ n cọc là : Vậy số cọc cần đóng là : Tóm lại thiết kế hệ thông nối đất cho trạm như sau :Dùng 6 cọc thép góc L60.60.6 dài 2,5m chôn thành mạch vòng 22m nối với nhau bằng thanh thép dẹt 4.40 đặt cách mặt đất 0,8m. Điện trở nối đất thực tế của hệ thống Rđ <4 Ω Cách nối các thiết bị của trạm biến áp vào hệ thống tiếp địa như sau:Từ hệ thống tiếp địa làm sẵn 3 cầu nối (gọi con bài). Trung tính 0,4 kV nối với con bài Đáy của 3 chống sét nối với nhau với con bài 2 bằng dây thép 10 Toàn bộ các phần bằng sắt ở trạm : Cổng trạm ,vỏ máy biến áp ,vỏ tủ phân phối nối với con bài thứ 3 bằng thép 10. Như vậy : Chống sét và nối đất mang lại những lợi ích sau : 60
  61.  Ngăn chặn được dòng điện sét lan truyền từ đường dây vào trạm hoặc đánh trực tiếp vào trạm biến áp.  Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế tới mức thấp nhất do sét gây ra  Nối đất bảo vệ cho thiết bị không bị hư hỏng do sét đánh và bảo vệ cho con người lúc chạm vào các vật mang điện áp. 61
  62. KẾT LUẬN Qua 3 tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp được sự giúp đỡ tận tình của Thạc Sĩ Đỗ Thị Hồng Lý cùng các thầy cô trong bộ môn Điện Tự Động Công Nghiệp, cùng với sự cố gắng của gắng của bản thân và kiến thức của 4 năm học tại trường đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình “Thiết kế cung cấp điện cho xã An Đồng-An Dƣơng-Hải Phòng ”. Sau khi hoàn thành bản đồ án này, em đã thu nhận được các vấn đề sau : - Biết cách tính toán một mạng điên cụ thể cho một địa phương. - Quan sát thực tế và tìm hiểu một số trang thiết bị trong mạng điện. - Củng cố thêm kiến thức còn thiếu về mạng và cung cấp điện. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức của bản thân và hiểu biết về thực tế còn ít. Vì vậy, trong bản đề tài này còn nhiều thiếu sót và có những hạn chế nhất định nên em mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 62
  63. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Đào (2005), Kỹ thuật chiếu sáng, nhà xuất bản khoa học- kỹ thuật Hà Nội. 2. GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn(2000), Máy điện, nhà xuất bản xây dựng. 3. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch (2003), Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng, nhà xuất bản khoa học- kỹ thuật Hà Nội. 4. Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm (2001), Thiết kế cấp điện, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 5. Ngô Hồng Quang(2002), Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 6. Ngô Hồng Quang (2006), Giáo trình cung cấp điện, nhà xuất bản giáo dục. 7. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Bội Khuê (2001), Cung cấp điện, nhà xuất bản khoa học- kỹ thuật Hà Nội 8. Phạm Văn Giới, Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn (2000), Khí cụ điện, nhà xuất bản khoa học- kỹ thuật Hà Nội. 63