Đồ án Xây dựng bộ điều chỉnh PID và PI dùng cho điều khiển truyền động điện công suất đến 3kw
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Xây dựng bộ điều chỉnh PID và PI dùng cho điều khiển truyền động điện công suất đến 3kw", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_xay_dung_bo_dieu_chinh_pid_va_pi_dung_cho_dieu_khien_t.pdf
Nội dung text: Đồ án Xây dựng bộ điều chỉnh PID và PI dùng cho điều khiển truyền động điện công suất đến 3kw
- LỜI NÓI ĐẦU Trong các ngành công nghiệp sản xuất và đời sống, công tác điều khiển vận hành hiệu quả các thiết bị nhằm tăng khả năng sản xuất, tăng chất lượng, đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất . Điều khiển hệ truyền động điện là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các thiết bị, khí cụ, cũng như sơ đồ điều khiển để phục vụ các nhu cầu thay đổi các đại lượng của truyền động như mô men, tốc độ, nhiệt độ, áp suất tùy theo mỗi yêu cầu của đối tượng sản xuất. Việc điều khiển các thay đổi đó cho phù hợp yêu cầu của quá trình, cần đỏi hỏi các bộ điều chỉnh ra đời phục vụ cho nhu cầu thay đổi nhanh và chính xác. Từ đó các bộ điều khiển áp dụng những lý thuyết điều khiển kinh điển và hiện đại ra đời đáp ứng các quá trình đối tượng khác nhau. Sau 4 năm học tập và nghiên cứu, nay sinh viên được giao đề tài tốt nghiệp “Xây dựng bộ điều chỉnh PID và PI dùng cho điều khiển truyền động điện công suất đến 3kw”. Nội dung đồ án được chia làm 3 chương: - Chương 1: Khuếch đại thuật toán. - Chương 2: Bộ điều khiển và các luật điều khiển. - Chương 3: Thiết kế và lắp ráp bộ điều chỉnh PID và PI dùng cho động cơ điện một chiều. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài sinh viên xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn là người trực tiếp hưỡng dẫn và tạo mọi điều kiện cho sinh viên thực hiện và hoàn thành đồ án. Sinh viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Điện tự động công nghiệp đã giúp đỡ cho sinh viên hoàn thành đề tài. Hải phòng, ngày 12 tháng 7 năm 2010 Sinh viên 1
- CHƢƠNG 1: KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN 1.1. TỔNG QUAN VỀ MẠCH KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN Mạch khuếch đại thuật toán, còn gọi là Opamp (Operational Amplifier) thuộc về bộ khuếch đại dòng một chiều có hệ số khuếch đại lớn, có hai đầu vào vi sai và một đầu ra chung. Tên gọi này có quan hệ tới việc ứng dụng đầu tiên của chúng chủ yếu để thực hiện các phép tính cộng, trừ, tích phân v.v Hiện nay các bộ khuếch đại thuật toán đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong kĩ thuật khuếch đại, tạo tín hiệu hình sin và xung, trong bộ ổn áp và bộ lọc tích cực v.v Uvd - Ur Uvk + Hình 1.1: Kí hiệu khuếch đại thuật toán trong sơ đồ điện Khuếch đại thuật toán (Hình 1.1), với đầu vào Uvk hay (Uv+) gọi là đầu vào không đảo và đầu thứ hai Uvđ (hay Uv-) gọi là đầu vào đảo. Khi có tín hiệu vào đầu không đảo thì số tín hiệu ra cùng dấu (cùng pha) với gia số tín hiệu vào. Nếu tín hiệu được đưa vào đầu đảo thì gia số tín hiệu ra ngược dấu (ngược pha) so với gia số tín hiệu vào. Đầu vào đảo thường được dùng để thực hiện hồi tiếp âm bên ngoài cho khuếch đại thuật toán. 2
- R4 -Ec1 R8 R1 R2 T1 T5 T6 R9 T1 T2 Uvk T9 Uvd R5 Ur R11 R6 T8 T3 R10 T4 R3 R1 R12 +Ec2 Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lí mạch khuếch đại thuật toán ba tầng Cấu tạo cơ sở của khuếch đại thuật toán là các tầng vi sai dùng làm tầng vào và tầng giữa của bộ khuếch đại. Tầng ra khuếch đại thuật toán thường là tầng lặp emito (CC) đảm bảo khả năng tải yêu cầu của các sơ đồ. Vì hệ số khuếch đại của tầng emito gần bằng 1, nên hệ số khuếch đại đạt được nhờ tầng vào và các tầng khuếch đại bổ sung mắc giữa tầng vi sai và tầng emito. Tùy thuộc vào hệ số khuếch đại của khuếch đại thuật toán mà quyết định số lượng tầng giữa. Trong khuếch đại thuật toán hai tầng (thế hệ mới) thì gồm một tầng vi sai vào và một tầng bổ sung, còn trong khuếch đại thuật toán ba tầng (thế hệ cũ) thì gồm một tầng vi sai vào và hai tầng bổ sung. Ngoài ra khuếch đại thuật toán còn có các tầng phụ, như tầng dịch mức điện áp một chiều, tầng tạo nguồn ổn dòng, mạch hồi tiếp. Sơ đồ nguyên lí của khuếch đại thuật toán ba tầng (Hình1.2), được cung cấp từ hai nguồn Ec1 và Ec2 có thể không bằng nhau hoặc bằng nhau và có điểm chung. Tần khuếch đại vào dùng T1 và T2 và tầng hai dùng T5 và T6 mắc theo sơ đồ vi sai. Tầng thứ ba gồm T7 và T8. Đầu ra của nó ghép với đầu vào T9 mắc theo tầng CC. Điều khiển T7 theo mạch bazo bằng tín hiệu ra tầng hai, điều khiển T8 theo mạch emito bằng điện áp trên điện trở R12 do 3
- dòng emito T9 chạy qua nó. T8 tham gia vào vòng hồi tiếp dương là làm tăng, hoặc là làm giảm (tùy thuộc vào tín hiệu T6) điện áp vào tầng CC. Tăng điện áp trên bazo T9 là do sự giảm điện trở một chiều của T7 cũng như do sự giảm điện trở của T8 và ngược lại. Tranzito T3 đóng vai trò nguồn ổn dòng, còn tranzito T4 được mắc thành điốt để tạo điện áp chuẩn, ổn định nhiệt cho T3. Khi điện áp vào OA Uk = Uvđ = 0 thì điện áp đầu ra của OA Ur = 0. Dưới tác dụng của tín hiệu vào có dạng nửa sóng (+), điện áp trên colecto của T6 tăng, sẽ làm dòng IB và IE của T7 đều tăng. Điều này dẫn đến làm tăng dòng IB và IE của T9. Điện áp trên R12 tăng sẽ làm giảm dòng IB và IC của T8. Kết quả là đầu ra OA có điện áp cực dương Ur > 0. Nếu tín hiệu vào ứng với nửa sóng (-) thì ở đầu ra OA có điện áp cực tính âm Ur < 0. Ur +Ec ®Çu vµo ®Çu vµo ®¶o kh«ng ®¶o Ur max -Ec Hình 1.3: Đặc tuyến truyền đạt của bộ khuếch đại thuật toán Đặc tuyến quan trọng nhất của OA là đặc tuyến truyền đặt điện áp (Hình1.3), gồm hai đường cong tương ứng với các đầu vào đảo và không đảo. Mỗi đường cong gồm một đoạn nằm ngang và một đoạn dốc. Đoạn nằm 4
- ngang tương ứng với chế độ tranzito tầng ra (tầng CC) không bão hòa hoặc cắt dòng. Trên những đoạn đó khi thay đổi điện áp tín hiệu đặt vào, điện áp ra + - bộ khuếch đại không đổi và được xác định bằng các giá U rmax, U rmax gọi là giá trị điện áp ra cực đại, (điện áp bão hòa) gần bằng Ec của nguồn cung cấp (trong các IC thuật toán mức điện áp bão hòa này thường thấp hơn giá trị nguồn EC từ 1 đến 3V về gía trị). Đoạn dốc biểu thị phụ thuộc tỉ lệ của điện áp ra với điện áp vào, với góc nghiệm xác định hệ số khuếch đại của OA (khi không có hồi tiếp ngoài). K = ∆Un/∆Uv Trị số K, tùy thuộc vào từng loại OA, có thể từ vài trăm đến hàng trăm nghìn lần lớn hơn. Giá trị K lớn cho phép thực hiện hồi tiếp âm sâu nhằm cải thiện nhiều tính chất quan trọng của OA. Đường cong lí tưởng (Hình1.4) đi qua gốc tọa độ. Trạng thái Ur = 0 khi Uv = 0 gọi là trạng thái cân bằng của OA. Tuy nhiên, đối với nhưng OA thực tế thường khó đạt được cân bằng hoàn toàn, nghĩa là khi Uv = 0 thì Ur có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn không. Nguyên nhân mất cân bằng là do sự tản mạn các tham số của những linh kiện trong khuếch đại vi sai (đặc biệt là tranzito). Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của tham số OA gây nên độ trôi thiên áp đầu vào và điện áp đầu ra theo nhiệt độ. Vì vậy để cân bằng ban đầu cho OA người ta đưa vào một trong các đầu vào của nó một điện áp phụ thích hợp hoặc một điện trở để điều chỉnh dòng thiên áp ở mạch vào. 5
- Ku Ku Ku/2 -20 dB/decac a, 1 0 fo fc Jo f 180 f* f 300 b, 360 420 500 Hình 1.4: Đặc tuyến biên độ và đặc tuyến pha của KTO Điện trở ra là một trong những tham số quan trọng của OA. OA phải có điện trở ra nhỏ (hàng chục hoặc hàng trăm Ω) để đảm bảo điện áp ra lớn khi điện trở tải nhỏ, điều đó đạt được bằng mạch lặp emito ở đầu ra OA. Tham số tần số của OA xác định theo đặc tuyến biên độ tần số của nó (Hình1.4.a) bị giảm ở miền tần số cao, bắt đầu từ tần số cắt fc với độ dốc đều (-20dB) trên 1 khoảng mười (1 đề các) của trục tần số. Nguyên nhân là do sự phụ thuộc các tham số của tranzito và điện dung kí sinh của sơ đồ OA vào tần số. Tần số f1 ứng với hệ số khuếch đại của OA bằng 1 gọi là tần số khuếch đại đơn vị. Tần số biên fc ứng với hệ số khuếch đại của OA bị giảm đi lần , được gọi là dải thông khi không có mạch hồi tiếp âm, fc thường thấp cỡ vài chục Hz. 6
- Khi dùng OA khuếch đại tín hiệu, thường sử dụng hồi tiếp âm ở đầu vào đảo. Vì có sự dịch pha tín hiệu vào ở tần cao nên đặc tuyến pha tần số của OA theo đầu vào đảo còn có thêm góc lệch pha phụ và trở nên lớn hơn 180o (Hình1.4b).Ở một tần số cao f nào đó, nếu tổng góc dịch pha bằng 360o thì xuất hiện hồi tiếp dương theo đầu vào đảo ở tần số đó làm mạch bị mất ổn định ở tần số này. Để khắc phục hiện tượng trên, người ta mắc thêm mạch hiệu chỉnh pha RC ngoài để chuyển tần số f ra khỏi dải thông của bộ khuếch đại. Tham số mạch RC và vị trí mắc chúng trong sơ đồ IC để khử tự kích do người sản xuất chỉ dẫn. 1.2. CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN - Độ lợi điện áp lớn ( lý tưởng Av = ∞ ) - Tổng trở vào lớn ( lý tưởng Zin = ∞ ) - Tổng trở ra bé ( lý tưởng Zout = 0 ) - Nguồng cung cấp: khuếch đại thuật toán thường dùng nguồn đôi (nguồn đối xứng), việc sử dụng nguồn đôi làm tăng việc sử dụng khai thác hết hiệu suất của vi mạch, nguồn đôi thường dùng trong khoảng Vcc = (± 3 ÷ ± 18) V. 1.3. CÁC DẠNG MẠCH CƠ BẢN CỦA OP – AMP 1.3.1. Mạch so sánh Hình 1.5: Mạch so sánh 7
- + - - Nếu Vin > Vin : Thì Vout ≈ + Vcc, được gọi là vùng bão hòa dương + - - Nếu Vin < Vin : Thì Vout ≈ - Vcc, được gọi là vùng bão hòa âm Hình 1.6: Đặc tuyến truyền đạt của Opamp 1.3.2. Mạch khuếch đại đảo Rht Iht Io Uv - Uv R1 Uo Ur + Hình 1.7: Sơ đồ khuếch đại đảo 8
- Bộ khuếch đại đảo cho trên hình (Hình 1.7), có thực hiện hồi tiếp âm song song điện áp ra qua Rht. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của sơ đồ (nối đất). Tín hiệu vào qua R1 đặt vào đầu đảo của OA. Nếu coi OA là lí tưởng thì điện trở vào của nó vô cùng lớn Rv → ∞, và dòng vào OA vô cùng bé Io = 0, khi đó tại nút N có phương trình nút dòng điện: Iv ≈ Iht. Từ đó ta có: - - (1-1) Khi K → ∞, điện áp đầu vào Uo = Ur/K → 0, vì vậy (1-1) có dạng : Uv/R1 = -Ur/Rht Do đó hệ số khuếch đại điện áp Kd của bộ khuếch đại đảo có hồi tiếp âm song song được xác định bằng tham số của các phần tử thụ động trong sơ đồ Kđ = Ur/Uv = -Rht/R1 Nếu chọn Rht = R1, thì Kđ = -1, sơ đồ (Hình 1.7) có tính chất tầng đảo lặp lại điện áp (đảo tín hiệu). Nếu R1 = 0 thì từ phương trình Iv ≈ Iht ta có Iv = -Ura/Rht hay Ura = -Iv.Rht tức là điện áp ra tỉ lệ với dòng điện vào (bộ biến đổi dòng thành áp). Vì Uo → 0 nên Rv = R1, khi K → ∞ thì Rr = 0. 1.3.3. Mạch khuếch đại không đảo Rht Uo - Uv Ur R1 + Hình 1.8a: Sơ đồ khuếch đại không đảo 9
- - Ur=Uv + Uv Hình 1.8b: Sơ đồ lặp điện áp Bộ khuếch đại không đảo (Hình 1.8a) gồm có mạch hồi tiếp âm điện áp đặt vào đầu đảo, còn tín hiệu đặt tới đầu vào không đảo của OA. Vì điện áp giữa các đầu vào OA bằng 0 (Uo = 0) nên quan hệ giữa Uv và Ur xác định bởi: Uv = Ur. Hệ số khuếch đại không đảo có dạng: Kk = Ura/Uvao= = 1 + Lưu ý khi đến vị trí giữa lối vào và lối ra tức là thay thế Ura bằng Uvào và ngược lại trong sơ đồ (H 1.9a), ta có bộ suy giảm điện áp : Ura = .R1 Khi Rht = 0 và R1 = ∞ thì ta có sơ đồ bộ lặp lại điện áp (Hình 1.8b) với Kk=1 Điện trở vào của bộ khuếch đại không đảo bằng điện trở vào OA theo đầu đảo và khá lớn, điện trở ra Rr → 0. 10
- 1.3.4. Mạch cộng a – Mạch cộng đảo: I1 Rht Iht R1 U1 I2 R2 U2 Io In Rn - Un R1 Uo Ur + Hình 1.9: Sơ đồ mạch cộng đảo Sơ đồ hình (Hình 1.9) có dạng bộ khuếch đại đảo với các nhánh song song ở đầu vào bằng số lượng tín hiệu cần cộng. Coi các điện trở là bằng nhau: Rht = R1 = R2 = = Rn < Rv Khi Iv = 0 thì Iht = I1 + I2 + + In Hay Ur = -(U1 + U2 + + Un) = - (1-2) Công thức (1-2) phản ánh sự tham gia giống nhau của các số hạng trong tổng. Tổng quát: Khi R1 ≠ ≠ Rn có: Ur = - ( U1 + U2 + + Un ) (1-3) = -Rht ( + + + ) = - với i = 11
- b – Mạch cộng không đảo: I1 Rht Iht R1 U1 I2 R2 U2 Io In Rn - Un R1 Uo Ur + Hình 1.10: Sơ đồ mạch cộng không đảo Sơ đồ nguyên lí của mạch cộng không đảo vẽ trên hình (Hình 1.10) khi Uo = 0, điện áp ở hai đầu vào bằng nhau và bằng: Uv+ = Uv- = .Ur Khi dòng vào đầu không đảo bằng không (Rv = ∞), ta có: = 0 Hay: U1 + U2 + + Un = n. Chọn các tham số của sơ đồ thích hợp sẽ có thừa số đầu tiên của vế phải công thức (1-3) bằng 1 ( R1 + Rht ) / (nR1) = 1 và Ura = U1 + U2 + + Un = 12
- 1.3.5. Mạch trừ Rb/aa R U1 - Ur + Rb Hình 1.11: Sơ đồ mạch trừ Rb/an Un R Rb/a U2 2 Rb/a U1 1 A - Rb/a'1 Ur U'1 B + Rb/a' U'2 2 Rb Ub U'n Rb/a'n Hình 1.12: Sơ đồ lấy hiệu một số lớn các tín hiệu Khi cần trừ hai điện áp, người ta có thể thực hiện theo sơ đồ (Hình1.11). Khi đó điện áp đầu ra được tính theo: Ur = K1U1 + K2U2 Có thể tìm K1 và K2 theo phương pháp sau : Cho U2 = 0, mạch làm việc như một bộ khuếch đại đảo, tức là: Ura = -αaU1 13
- Vậy K1 = -αa. Khi U1 = 0, mạch này chính là mạch khuếch đại không đảo có phân áp. Khi đó: Urb = U2 Hệ số khuếch đại của mạch khi đó là : Vậy : Ur = Ura + Urb = [αb/(1+αb)](1+αa)U2 – αaU1 Nếu điện trở trên cả hai lối vào là như nhau, tức là αa = αb = α thì K2 = α, K1 = -α vậy: Ura = α (U2 – U1) Tổng quát, sơ đồ trừ vạn năng dùng để đồng thời lấy tổng và lấy hiệu của một số điện áp vào bất kì có thể thực hiện bằng mạch (Hình 1.12) Để rút ra hệ thức cần thiết, ta sử dụng quy tắc nút đối với cửa vào A của bộ khuếch đại : + = 0 Rút ra: - Ua[ + Ua = 0 Tương tự đối với cửa vào B của bộ khuếch đại – Ub[ + Ua = 0 Nếu Ua = Ub và thỏa mãn thêm điều kiện: = Thì sau khi trừ hai biểu thức trên ta sẽ có : Ua= - 14
- 1.3.6. Mạch tích phân C ic R ir A - Uv Uo + Hình 1.13: Sơ đồ bộ tích phân Sơ đồ bộ tích phân được mô tả trên (Hình 1.13). Với phương pháp tính như trên từ điều kiện cân bằng dòng ở nút A, iR = Ic ta có: -C = Ur = dt + Uro Ở đây : Uro là điện áp trên tụ C khi t = 0 ( là hằng số tích phân xác định từ điều kiện ban đầu ). Thường khi t = 0, Uv = 0 và Ur = 0. Nên ta có: Ur = dt Ở đây : = RC gọi là hằng số tích phân của mạch. Khi tín hiệu vào thay đổi từng nấc, tốc độ thay đổi của điện áp ra sẽ bằng : =- Nghĩa là ở đầu ra bộ tích phân sẽ có điện áp tăng (hay giảm) tuyến tính theo thời gian. 15
- Đối với tín hiệu hình sin, bộ tích phân sẽ là bộ lọc tần thấp, quay pha tín hiệu hình sin đi 90o và hệ số khuếch đại của nó tỉ lệ nghịch với tần số. 1.3.7. Mạch vi phân R C - Uv Ur + Hình 1.14: Sơ đồ bộ vi phân Bộ vi phân (Hình 1.14). Bằng các tính toán tương tự các phần trên có điện áp ra của nó tỉ lệ với tốc độ thay đổi của điện áp vào: Ur = -RC Ở đây = RC gọi là hàng số vi phân của mạch. Khi tín hiệu vào là hìn sin, bộ vi phân làm việc như một bộ lọc tần cao, hệ số khuếch đại của nó tỉ lệ thuận với tần số tín hiệu vào và làm quay pha Uvào 1 góc 90o. Thường bộ vi phân làm việc kém ổn định ở tần cao vì khi đó Zc = → 0 làm hệ số hồi tiếp âm giảm nên khi sử dụng cần lưu ý đặc điểm này và bổ sung 1 điện trở làm nhụt R1. 16
- CHƢƠNG 2: BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ CÁC LUẬT ĐIỀU KHIỂN Khi tiến hành thiết kế một hệ thống điều khiển tự động nói chung, công việc đầu tiên ta phải xây dựng mô hình toán học cho đối tượng. Công việc này cung cấp cho ta những hiểu biết về đối tượng, giúp ta thành công trong việc tổng hợp bộ điều khiển. Một công việc quan trọng không kém giúp ta giải quyết tốt bài toán là chọn luật điều khiển cho hệ thống. Từ mô hình và yêu cầu kỹ thuật, ta phải chọn luật điều khiển thích hợp cho hệ thống. Đưa kết quả của việc thiết kế hệ thống đạt theo mong muốn. Hiện nay trong thực tế có rất nhiều phương pháp thiết kế hệ thống, mỗi phương pháp cho ta một kết quả có ưu điểm riêng. Tùy thuộc vào điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật và mô hình đối tượng mà ta chọn luật điều khiển phù hợp. 2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG VỚI CÁC QUY LUẬT ĐIỀU CHỈNH Trong hệ thống điều chỉnh tự động trong công nghiệp hiện nay thường sử dụng các quy luật điều chỉnh chuẩn là quy luật tỉ lệ, quy luật tích phân, quy luật tỉ lệ tích phân, quy luật tỉ lệ vi phân và quy luật tỉ lệ vi tích phân. 2.1.1. Luật điều khiển tỉ lệ (P) Tín hiệu điều khiển u(t) tỉ lệ tín hiệu vào e(t) Phương trình vi phân mô tả động học u(t) = Km.e(t) Trong đó : u(t) là tín hiệu ra của bộ điều khiển. e(t) là tín hiệu vào. Km là hệ số khuếch đại của bộ điều khiển Xây dựng bằng sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán: 17
- Hình 2.1: Sơ đồ khối thuật toán tỉ lệ + Hàm truyền đạt trong miền ảnh Laplace W(p) = U(p)/E(p) = Km + Hàm truyền đạt trong miền tần số W(jω) = Km + Hàm quá độ là hàm mô tả tác động tín hiệu vào 1(t) h(t) = Km.1(t) + Hàm quá độ xung W(t) = = Km. (t); (t) là xung đirac + Biểu diễn đồ thị đặc tính W(jω) = A(ω). Trong đó: A(ω) = = Km φ(ω) = arctg = 0 18
- Hình 2.2: Đồ thị đặc tính tỉ lệ Từ các đặc tính trên ta thấy quy luật tỷ lệ phản ứng như nhau đối với tín hiệu ở mọi giải tần số, góc lệch pha giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra bằng không, tín hiệu ra sẽ tác động ngay khi có tín hiệu vào. Sai lệch thông số : Sai lệch thông số được tính : δ = ta có : E(p) = X(p) – Y(p) = X(p) – Km.Wdt(p).E(p) => E(p) = X(p) Xét trường hợp tổng quát: W(t) = Trong đó: m = n – 1 Tín hiệu vào là tín hiệu bậc thang 19
- X(t) = 1(t) => X(p) = A/p δ = => δ = Với: Kd = bm/an - Ưu điểm : Bộ điều khiển có tính tác động nhanh khi đầu vào có tín hiệu sai lệch thì tác động ngay tín hiệu đầu ra. - Nhược điểm : Hệ thống luôn tồn tại sai lệch dư, khi tín hiệu sai lệch đầu vào của bộ điều khiển bé thì không gây tín hiệu tác động điều khiển, muốn khắc phục nhược điểm này thì ta phải tăng hệ số khuếch đại Km. Như vậy hệ thống sẽ kém ổn định e K1 > K2 > k3 K3 K2 K1 t 0 Hình 2.3: Quá trình điều chỉnh với các hệ số Km khác nhau 20
- 2.1.2. Luật điều khiển tích phân (I) Tín hiệu điều khiển u(t) tỉ lệ với tích phân của tín hiệu vào e(t) Phương trình vi phân mô tả động học u(t) = K = Trong đó : u(t) là tín hiệu điều khiển e(t) là tín hiệu vào của bộ điều khiển Ti là hằng số thời gian tích phẫn Từ công thức này ta thấy giá trị điều khiển u(t) chỉ đạt giá trị xác lập (quá trình điều khiển đã kết thúc) khi e(t) = 0 Xây dựng sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán: Hình 2.4: Sơ đồ khối thuật toán tích phân = - (t)dt + Hàm truyền đạt trong miền ảnh Laplace WI(p) = = + Hàm truyền trong miền tần số 21
- W(jω) = = -j = . Trong đó : A(ω) = φ(ω) = - + Hàm quá độ h(t) = (t)dt = .t + Hàm quá độ xung W(t) = = Hình 2.5: Đồ thị đặc tính tích phân Từ đồ thị đặc tính ta nhận thấy luật điều khiển tích phân tác động kém với các tín hiệu có tần số cao. 22
- Trong tất cả các giải tần số, tín hiệu ra phản ứng chậm pha so với tín hiệu vào một góc 90o điều này có nghĩa luật điều khiển tích phân tác động chậm. Do vậy hệ thống dẽ bị dao động, phụ thuộc vào hằng số thời gian tích phân Ti Sai lệch của hệ thống : Sai lệch của hệ thống được tính : δ = Ta có : E(p) = X(p) – Y(p) = X(p) – .Wdt(p).E(p) => E(p) = X(p) Xét trường hợp tổng quát : W(t) = Trong đó m = n – 1 Tín hiệu vào là tín hiệu bậc thang X(t) = 1(t) => X(p) = A/p δ = = 0 - Ưu điểm : Bộ điều khiển tích phân loại bỏ được sai lệch dư của hệ thống, ít chịu ảnh hưởng tác động của nhiễu cao tần. 23
- - Nhược điểm : Bộ điều khiển tác động chậm nên tính ổn định của hệ thống kém. Xét đặc tính của khâu tích phân, tín hiệu ra của nó luôn luôn chậm pha so với tín hiệu vào một góc bằng /2. Điều này muốn nói tới sự tác động chậm của quy luật tích phân. Do sự tác động chậm mà trong công nghiệp hệ thống điều chỉnh tự động sử dụng quy luật tích phân kém ổn định. Vì vậy quy luật này hiện nay ít được sử dụng trong công nghiệp. 2.1.3. Luật điều khiển vi phân (D) Tín hiệu ra của bộ điều khiển tỉ lệ với vi phân tín hiệu vào Phương trình vi phân mô tả động học : u(t) = Td. Trong đó : e(t) là tín hiệu vào của bộ điều khiển u(t) là tín hiệu điều khiển Td là hằng số thời gian vi phân Xây dựng bằng sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán Hình 2.6: Sơ đồ khuếch đại thuật toán vi phân Ur = - RC 24
- + Hàm truyền đạt trong miền ảnh laplace W(p) = = Td.p Trong đó : A(ω) = Td.ω φ(ω) = + Hàm quá độ : h(t) = Td = Td. (t) + Hàm qua độ xung : W(t) = = Td. (t) Hình 2.7: Đồ thị đặc tính vi phân Từ đồ thị đặc tính ta nhận thấy luật điều khiển vi phân tác động mạnh với các tín hiệu có tần số cao. Trong tất cả các giải tần số, tín hiệu ra phản ứng sớm pha so với tín hiệu vào một góc 90o điều này có nghĩa luật điều khiển vi phân tác động nhanh. 25
- Do vậy hệ thống dễ bị tác động bởi nhiễu cao tần, làm việc kém ổn định trong môi trường nhiều nhiễu tác động. Sai lệch hệ thống : Sai lệch của hệ thống được tính : δ = Ta có: E(p) = X(p) – Y(p) = X(p) – Td.p.Wdt(p).E(p) => E(p) = X(p) Xét trường hợp tổng quát: W(t) = Trong đó: m = n – 1 Tín hiệu vào là tín hiệu bậc thang X(t) = 1(t) => X(p) = A/p δ = ≠ 0 - Ưu điểm : Luật điều khiển vi phân đáp ứng tính tác động nhanh đây là một đặc tính mà trong điều khiển tư động rất mong muốn. 26
- - Nhược điểm : Khi trong hệ thống dùng bộ điều khiển có luật vi phân thì hệ thống dễ bị tác động bởi nhiễu cao tần. Đây là loại nhiễu thường tồn tại trong công nghiệp. 2.2. CÁC LUẬT ĐIỀU KHIỂN KẾT HỢP Các luật tỉ lệ, vi phân, tích phân thường tồn tại những nhược điểm riêng. Do vậy để khắc phục các nhược điểm trên người ta thường kết hợp các luật đó lại để có bộ điều khiển loại bỏ các nhược điểm đó, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống trong công nghiệp. 2.2.1. luật điều khiển tỉ lệ tích phân (PI) Phương trình vi phân mô tả quan hệ tín hiệu vào và ra của bộ điều khiển u(t) = K1.e(t) + K2 u(t) = Km( e(t) + Trong đó : e(t) là tín hiệu vào của bộ điều khiển u(t) là tín hiệu ra của bộ điều khiển Km = K1 là hệ số khuếch đại Ti = K1/K2 là hằng số thời gian tích phân Xây dựng bằng sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán 27
- R2 R1 R R Uv Ur Ci Ri R Hình 2.8: Bộ PI xây dựng từ khuếch đại thuật toán mắc song song Ur = Uv + => = ( 1 + ) + Hàm truyền đạt trong miền ảnh laplace W(p) = = Km( 1 + ) + Hàm truyền đạt trong miền tần số W(jω) = = Km( 1 + ) = A(ω). Trong đó : A(ω) = Km φ(ω) = artg( - ) + Hàm quá độ : W(t) = Km( δ(t) + ) 28
- Đồ thị đặc tính : ( ) Im PT Km 0 0 =0 Re = - /2 Hình 2.9: Đồ thì đặc tính của khâu PI Từ đồ thị ta nhận thấy rằng các tín hiệu vào có tần số thấp thì luật tích phân tác động không đáng kể. Khi tần số tiến về 0 thì bộ điều khiển làm việc theo luật tỉ lệ. Trong bộ điều khiển có hai tham số Km và Ti, khi ta cho Ti = ∞ thì bộ điều khiển làm việc theo luật tỉ lệ. Khi Km = 0 thì bộ điều khiển làm việc theo luật tích phân. Tín hiệu ra của bộ lệch pha so với tín hiệu vào một góc α, ( -π/2 < α < 0 ). Bộ điều khiển triệt tiêu sai lệch dư của hệ thống, và đáp ứng được tính tác động nhanh. Bằng thực nghiệm hoặc lý thuyết ta xác định các tham số Ti, Km để bộ điều khiển đáp ứng đặc tính theo yêu cầu hệ thống. Để vừa tác động nhanh, vừa triệt tiêu được sai lệch dư người ta kết hợp quy luật tỉ lệ với quy luật tích phân để tạo nên quy luật tỉ lệ tích phân. Như vậy khi ω = 0 thì (ω) = - /2 còn khi ω = ∞, (ω) = 0. Tín hiệu ra chậm pha so với tín hiệu vào một góc trong khoảng từ - /2 đến 0 phụ thuộc vào các tham số Km, Ti và tần số của tín hiệu vào. Rõ ràng về tốc độ tác động quy luật PI chậm hơn quy luật tỉ lệ và nhanh hơn quy luật tích phân. Hình (H 2.10) mô tả các quá trình quá độ của hệ thống điều chỉnh tự động sử dụng quy luật PI với các tham số Km và Ti khác nhau. 29
- e 1 2 3 4 5 t 0 Hình 2.10: Các quá trình quá độ điều chỉnh của quy luật PI - Đường 1 nhận được khi Km nhỏ còn Ti lớn. Tác động điều chỉnh nhỏ nên quá trình không dao động. - Đường 2 nhận được khi Km nhỏ Ti nhỏ, tác động điều chỉnh tương đối lớn và thiên về quy luật tích phân vì vậy tác động chậm, hệ thống dao động với tần số nhỏ. Không tồn tại sai lệch dư. - Đường 3 mô tả quá trình khi Km lớn và Ti lớn. tác động điều chỉnh tương đối lớn nhưng thiên về quy luật tỉ lệ nên hệ thống dao động với tần số lớn, tồn tại sai lệch dư. - Đường 4 tương ứng với quá trình điều chỉnh khi Km lớn và Ti nhỏ. Tác động điều chỉnh rất lớn, quá trình điều chỉnh dao động mạch, thời gian điều chỉnh kéo dài và không có sai lệch dư. - Đường 5 được xem như là qua trình tối ưu khi Km và Ti thích hợp với đối tượng điều chỉnh. Trong thực tế quy luật PI được sử dụng khá rộng rãi và đáp ứng được chất lượng hầu hết các quy trình công nghệ. Tuy nhiên do có thành phần tích phân nên tốc độ tác động của quy luật PI bị chậm đi, vì vậy nếu đối tượng có 30
- nhiễu tác động liên tục mà đòi hỏi độ chính xác điều chỉnh cao thì quy luật PI không đáp ứng được. 2.2.2. Quy luật điều chỉnh tỉ lệ vi tích phân (PID) Để tăng tốc độ tác động của quy luật PI, trong thành phần của nó người ta ghép thêm thành phần vi phân và nhận được quy luật tỉ lệ vi tích phân (PID). Có đặc tính mềm dẻo phù hợp cho hầu hết các đối tượng trong công nghiệp. u(t) = K1.e(t) + K2. + K3. u(t) = Km.(e(t) + + Td ) Trong đó : Km = K1 là hệ số khuếch đại ; Ti = K1/K2 là thời gian tích phân ; Td = K3/K1 là thời gian vi phân Xây dựng bằng sơ đồ khuếch đại thuật toán. Hình 2.11: Bộ PID xây dựng từ khuếch đại thuật toán mắc song song 31
- Ur = Uv +Rd.Cd. + => = ( 1 + .P+ ) + Hàm truyền đạt trong miền ảnh Laplace. W(p) = = Km.(1 + + Td.p) Hàm truyền trong miền tần số W(jω) = = Km.(1 +j.Td.ω - ) = Km.[1 +j(Td.ω - )] = A(ω). Trong đó : A(ω) = Km (ω) = arctg + Hàm quá độ : h(t) = Km( 1(t) + + Td ) = K(1(t) + t + Td.δ(t)) + Hàm quá độ xung : W(t) = Km( δ(t) + + Td.δ(t) ) Đồ thị đặc tính : 32
- Hình 2.12: Đồ thị đặc tính khâu PID Từ đồ thị đặc tính ta nhận thấy rằng đặc tính làm việc của bộ điều khiển PID rất linh hoạt, mềm dẻo. Ở giải tần số thấp thì bộ điều khiển làm việc theo quy luật tỉ lệ tích phân. Ở giải tần số cao thì bộ điều khiển làm việc theo quy luật tỉ lệ vi phân khi ω = bộ điều khiển làm việc theo quy luật tỉ lệ. Bộ điều khiển có ba tham số Km, Ti và Td. + Khi ta cho Ti = ∞, Td = 0 thì bộ điều khiển làm việc theo luật tỉ lệ. + Khi Ti = ∞ bộ điều khiển làm việc theo luật tỉ lệ-vi phân + Khi Td = 0 bộ điều khiển làm việc theo luật tỉ lệ-tích phân Như vậy khi ω = 0 (ω) = - còn khi ω = (ω) = 0 và khi ω = ∞ thì (ω) = . Rõ ràng góc lệch pha của tín hiệu ra so với tín hiệu vào nằm trong khoảng từ - đến phụ thuộc vào các tham số Km, Ti, Td và tần số của tín hiệu vào. Nghĩa là về tốc độ tác động quy luật PID còn có thể nhanh hơn cả quy luật tỉ lệ. Nếu ta chọn được bộ tham số phù hợp cho bộ điều 33
- khiển PID thì hệ thống cho ta đặc tính như mong muốn, đáp ứng cho các hệ thống trong công nghiệp. Trong bộ điều khiển có thành phần tích phân nên hệ thống triệt tiêu được sai lệch dư. Nói tóm lại quy luật PID là hoàn hảo nhất. Nó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hầu hết các quy trình công nghệ. Nhưng việc hiệu chỉnh tham số của nó rất phức tạp đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ nhất định. Vì vậy trong công nghiệp quy luật PID chỉ sử dụng những nơi cần thiết do quy luật PI không đáp ứng được yêu cầu về chẩ lượng điều chỉnh 2.3 XÁC ĐỊNH THAM SỐ CHO BỘ ĐIỀU KHIỂN Luật điều khiển được chọn trên cơ sở hiểu biết và xác định được mô hình toán học cho đối tượng, phải phù hợp với đối tượng đảm bảo các yêu cầu của bài toán thiết kể. Trường hợp ta không xác định được mô hình toán học cho đối tượng, có thể chọn luật điều khiển và các tham số cho bộ điều khiển bằng phương pháp thực nghiệm thì hệ thống phải thỏa mãn một số điều kiện rằng buộc nhất định. 2.3.1. Phƣơng pháp lý thuyết-Reinisch Phương pháp thiết kế lý thuyết-Reinisch dựa trên cơ sở mô hình toán học của đối tượng. Mô hình động học của đối tượng được đưa về hai dạng cơ bản sau. 2.3.1.1. Dạng khâu nguyên hàm với mô hình đặc trƣng W(p) = kdt W(p) = kdt Trong đó Ti là các số thực thỏa mãn T1 ≥ T2 ≥ ≥ Tn và hằng số thời gian trễ Tt là một số thực hữu hạn không âm. Nếu 0 ≤ b ≤ T3 thì bộ điều khiển được chọn là luật P hoặc luật PI. Trong trường hợp 0 ≤ b ≤ T4 thì ta chọn bộ điều khiển PD hoặc luật PID. 34
- 2.3.1.2. Dạng khâu động học có thành phần tích phân W(p) = kidt W(p) = kidt Với những điều kiện giống như đối tượng dạng 1 Để thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống Reinish đưa hàm truyền của hệ hở về dạng gần đúng sau : W(p) = Phân biệt hai trường hợp C2 = 0 và C2 ≠ 0 Thì T được xác định = Và C1 được xác định như sau : C1 = - b + Tt = a – b + Tt Tham số ki của bộ điều khiển PID sẽ được xác định theo T. Các tham số : TD1, TD2 còn lại được tính theo công thức : TD1 = T1, TD2 = T2 2.3.1.3. Điều khiển đối tƣợng dạng 1 Để chọn T cho đối tượng dạng 1 ta đi từ độ quá điều chỉnh mong muốn δmax thông qua hệ số chỉnh định : T = C1α => ki = Với α = trong trường hợp C2 = 0 Với α = a + c.γ trong trường hợp a và c được xác định từ δmax theo bảng dưới đây 35
- X 0 5 10 15 20 30 40 50 60 0 1.9 1.4 1.1 0.83 0.51 0.31 0.18 0.11 0 0 1 1 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4 Hằng số γ được xác định như sau : γ = nếu sử dụng bộ điều khiển tích phân (I) γ = nếu sử dụng bộ điều khiển P hoặc PI γ = nếu sử dụng bộ điều khiển PD hoặc PID Trong đó : ’ ’’ C1 = a1 – b + T1; C1 = C1 – T1; C1 = C1 – T1 – T2 1 ’ ’ ’ ” C2 = a2 + ( T1 – b )( a1 – b ) + ; C2 = C2 – T1C2 ; C1 = C2 – T1C1 – T2C1 2.3.1.4. Điều khiển đối tƣợng dạng 2 Trong trường hợp đối tượng có mô hình toán học ở dạng 2 thì bộ điều khiển thường được sử dụng là P hoặc PD ( không có I ). Vì ta biết trong hệ thống có hai khâu tích phân nối tiếp thì sẽ không ổn định theo cấu trúc. Việc xác định tham số cho bộ điều khiển bây giờ chỉ còn Kp và TD ’ ’’ ’ ’’ Các thông sô trung gian C1; C1 ; C1 ; C2; C2 ; C2 được xác định tương tự như đối tượng dạng 1 Tham số γ được xác định như sau : γ = cho bộ điều khiển sử dụng luật P γ = nếu bộ điều khiển chọn là PD Ta suy ra : Kp = cho bộ điều khiển P Kp = cho bộ điều khiển PD 36
- và α = a + C.γ được xác định dựa vào độ quá độ điều chỉnh cực đại mong muốn δmax theo bảng dưới đây: X 0 5 10 15 20 30 40 50 60 0 1.9 1.4 1.1 0.83 0.51 0.31 0.18 0.11 0 0 1 1 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4 2.3.2. Phƣơng pháp xác định thông số và chọn luật điều khiển theo thực nghiệm Khi đối tượng không xác định được mô hình toán học thì ta tiến hành chọn tham số và luật điều khiển cho hệ thống thực nghiệm. Muốn vậy hệ thống phải đảm bảo các điều kiện khi đưa trạng thái làm việc của hệ thống về biên giới ổn định thì các giá trị của tín hiệu trong hệ thống nằm trong giới hạn cho phép. 2.3.3. Phƣơng pháp Jassen-Offerein Cho hệ thống làm việc ở biên giới ổn định - Điều khiển đối tượng theo luật P ( Td → 0; Ti → ∞ ) - Xác định tham số Kpth - Chọn thông số cho luật PI - Chọn luật điều khiển PI với hệ số Kp = 0.45Kpth; Ti tùy chọn - Giảm hằng số thời gian tích phân Ti đến khi hệ thống làm việc ở biên giới ổn định. Xác định hằng số thời gian tích phân Tith ở biên giới ổn định. - Chọn Ti = 3Tith Chọn luật điều khiển PID - Cho hệ thống làm việc với bộ điều khiển PID với Kp = Kpth – ε (ε đủ nhỏ) Td, Ti tùy chọn - Tăng hằng số thời gian vi phân Td cho đến khi đạt quá độ điều chỉnh cực đại xác định Tdmax 37
- - Chọn Td = 1/3Tdmax; Ti = 4.5Td - Giảm Kp đến khi hệ thống đạt được đặc tính mong muốn 2.3.4 Phƣơng pháp Ziegler-Nichols Ziegler và Nichols đưa ra qui tác xác định hệ số khuyếch đại, hằng số thời gian tích phân và vi phân dựa trên đáp ứng quá độ của đối tượng khi tín hiệu vào là tín hiệu đơn vị. 2 phương pháp. Cả 2 phương pháp này nhằm đạt được 25% độ quá điều chỉnh cực đại (maximum overshoot) của đáp ứng nhảy bậc (Hình 2.13) xra t Hình 2.13: Đáp ứng của tín hiệu vào nhảy bậc đơn vị với quá điều chỉnh Phương pháp 1: áp dụng cho trường hợp tín hiệu đáp ứng có dạng chữ S, hình (Hình 2.13) nghĩa là đường cong đáp ứng đơn vị có thể tạo được bằng hàm mũ, xra K c(t) t §èi tuîng L T Hình 2.14: Đối tượng và đặc tính có thể áp dụng phương pháp 1 38
- hoặc từ mô phỏng đối tượng. Đặc tính chữ S đặc trưng bằng 2 hằng số thời gian: thời gian chết L và hằng số thời gian T. Các đại lượng này xác định bằng tang của góc hợp bởi đường thằng đi qua đường cong tại điểm tuyến tính và tiếp tuyến với nó, đồng thời cắt đường thằng c(t)=K (Hình 2.14). Hàm truyền C(s)/U(s) có thể tuyến tính bằng hệ tuyến tính bậc nhất có hàm truyền: = Zieglerr và Nichols đã xác định hàng loạt giá trị Kp, Ti, Td và lưu ý rằng PID tính theo qui tắc Ziegler và Nichols cho ta biểu thức: Gr(s) = Kp(1+ + Tds)=1,2 (1+ + 0,5Ls) = 0,6T.( ) Như vậy PID có một cực ở vùng gốc và 2 giá trị zero tại s=-1/L Bảng 2.1: Phương pháp thứ nhất Ziegler và Nichols chọn các bộ điều chỉnh khi tín hiệu vào là tín hiệu nhảy bậc đơn vị Loại bộ điều Kp Ti Td khiển P T/L 0 PI 0,9T/L 0 PID 2L 0,5L Phương pháp thứ 2: trước hết ta đặt Ti= và Td=0, chỉ sử dụng tính chất điều chỉnh tỷ lệ (xem H.2.15), tăng Kp từ giá trị 0 tới giá trị tới hạn Kcr, tín hiệu ra cho ta dao động (nếu với một giá trị Kp nào đó, tín hiệu ra không có dao động thì phương pháp này không áp dụng được). Như vậy giá trị KCr và ứng với nó là chu kỳ Pcr được xác định bằng thí nghiệm (Hình 2.16). Lựa chọn các thông số của PID theo bảng 2.4 39
- Hình 2.15: Hệ thống điều chỉnh dùng PID Hình 2.16: Chứa dao động với chu kỳ Pcr Bảng 2.2: Phương pháp thứ hai Ziegler và Nichols chọn các bộ điều chỉnh khi tính hiệu vào là tín hiệu nhảy bậc đơn vị Loại bộ điều Kp Ti Td khiển P 0,5Kcr 0 PI 0,45Kcr 0 PID 0,6Kcr 0,5Pcr 0,125Pcr Chúng ta nhận thấy rằng PID chọn theo phương pháp 2 của Ziegler và Nichols có: Gr(s)=Kp(1+ +Tds)=0,6Kcr(1+ +0,125Pcrs)=0,075Kcrpcr( ) Như vậy PID có một cực ở vùng gốc và 2 giá trị zero tại s=-4/Pcr. 40
- CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP BỘ ĐIỀU CHỈNH PID VÀ PI DÙNG CHO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 3.1. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài, sinh viên đã ứng dụng lý thuyết tìm hiểu để xây dựng thực nghiệm mô hình bộ PID điều khiển động cơ một chiều loại nhỏ. Mang tính chất thử nghiệm thiết kế thử bộ PID dùng IC thuật toán, từ việc lựa chọn thông số Kp, Ki, Kd cho đến lựa chọn IC, giá trị tụ điện và điện trở phù hợp đạt yêu cầu bộ chức năng điều khiển chính của hệ thống. Hiện nay, trong các dây chuyền tự động, có nhiều đối tượng cần điều khiển phục vụ cho các mục đích khác nhau. Mỗi đối tượng sẽ được điều khiển bằng các luật khác nhau bởi các bộ điều khiển khác nhau. Bộ PID số, bộ PID tương tự. Xuất phát từ vấn đề bộ, PID thực nghiệm dùng IC thuật toán thiết kế ra đời là tiền đề cho việc xây dựng các bộ PID dùng IC thuật toán phục vụ sản xuất thực tiễn. 3.2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU CHỈNH PID VÀ PI CHO ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU Từ yêu cầu của đồ án xây dựng bộ PID và PI cho hệ truyền động điện đến 3kw, sinh viên chọn đối tượng trong hệ truyền động điện này là động cơ điện một chiều. Bộ điều chỉnh hướng đến là bộ điều khiển dòng. Từ các thông số động cơ: Pđm = 3(kw); Uđm = 240(V); Iđm = 14(A); nđm = 1500(v/p); = 0.9; 4p = 2 Ta tính được các thông số như sau: 2. .n n 1500 = dm 157 (rad/s) đm 60 9,55 9,55 Điện trở mạch phần ứng được tính gần đúng với hiệu suất 90% 41
- Rư = 0,5.(1 - )Uđm/Iđm Với: = 0.9 Uđm =240 (v) Iđm =14 (A) Rư = 0.5.(1-0.9).240/14 = 0,85 ( ) Rư = 0,85( ) Điện cảm mạch phần ứng được tính theo công thức Umanxki-Linđvil Lư = γ. Hằng số được chọn bằng 0,25 Vậy ta có: Lư = 0.25.(240.60)/(2 .2.1500.14) Lư = 0.0447 (H) = 44,7(mH) Mặt khác ta lại có hằng số thời gian của phần ứng Tư = Lư/Rư Tư = 47/0,85 = 52,58 (ms) = 0,05258(s) Từ phương trình đặc tính cơ tự nhiên: đm = (Uđm – Rư.Iđm)/K đm K đm = (240 – 0,85.14)/157 = 1.45 Vì Tμi<<Tư:áp dụng tiêu chuẩn tối ưu mô đun ta tìm được hàm truyền của bộ điều chỉnh dòng điện có dạng khâu PI. p.Tn 1 Ri(p) = Ti Tu Ru 1 Tn = Tư ; Ti = 2KTμi Ri(p) = (1 ) 2Kcl .Ki .T i Tu .p 42
- Tu .Ru Đặt KRi = 2.Kcl .Ki .T i Mặt khác ta đã tính được ở trên : Lư= 0,0447(H) ;Tư=0,0528 (s); Rư = 0,85( ) -3 -3 Chọn : Tt = 10 (s) ; Ti = 10 (s) 1 TV0 = 2mf Trong đó: m- hệ số đập mạch (chọn m= 2) f – tần số lưới điện :f= 50HZ TV0 = 0,005(s) Tμi= Tt+Tv0 +Ti = 0,001+0,005+0,001=0,007(s) Tính Kcl: U d E Kcl = = U d U dk Kcl = Uđm/Uđk = 240/3 = 80 Tính Ki = Ui(p)/iư(p)= 12/14 = 0,85 Sơ đồ điều khiển thuộc bộ điều chỉnh dòng điện R 1 R3 Uiđ C R Ui 2 - + -Uđk U id U1 U Dk Chọn R1 = R2 ta có : - = R R 1 1 2 R 3 C 43
- Vậy hàm truyền của bộ điều chỉnh được tính như sau: U 1 CR R 1 Dk = 3 = 3 (1+ ) Uid U i R1C R1 .CR3 Tu .Ru Ki = = = 0,85 R1. .C Tư = R3.C 0,0528 16,4 Chọn: C=2 F R3 = = 26,4 (K ); R1 = R2 = =28,7(K ) 2.10 6 0,85 Từ những tính toán trên ta xây dựng bộ PI thực tế. Hình 3.1: Bộ điều chỉnh PI xây dựng từ IC thuật toán cho đồi tượng đến 3kw Chọn khuếch đại thuật toán OA là IC Lm318S8 với các thông số kỹ thuật: Vcc = ±20(V) ở đây ta có thể cấp nguồn nuôi cho IC ±12 Giải thông: 15MHz SlewRate: 50(V/μs) Dòng Bias: Ibias = 250(nA) Có bảo vệ quá tải đầu vào ra Các điện trở R1, R2 ta chọn biến trở 30k có thể điều chỉnh tới 28,7k như tính toán. Chọn biến trở R3 = 30k và tự C = 2uF. Việc chọn các biến trở cho bộ PI ta có thể thay đổi các giá trị của các điện trở đó, việc thay đổi giá trị của các 44
- điện trở bộ PI, dẫn đến việc ta có thể thay đổi được các hệ số Kp và Ti phù hợp cho từng đối tượng cần điều chỉnh như mong muốn và đạt Max đến đối tượng cần điều khiển 3kw. Với việc xây dựng bộ PI cho điều khiển dòng, ta có thể thay thế bộ PI bằng bộ PID là bộ tối ưu trong việc điều khiển đối tượng. Bộ PID được xây dựng như (Hình 3.2). Đặt Kp = ; Ti = RV1C1 + RV2C2; Td = Qua đó ta nhận thấy việc lựa chọn giác trị biến trở RV2 = 50kΩ , RV1 = 30kΩ, RV4 = 100kΩ. Từ đó với việc chỉnh định các giá trị của biến trở ta có thể thay đổi các thông số Kp, Ti, Td của bộ điều khiển PID phù hợp với đối tượng cần điều khiển. Hình 3.2: Bộ điều chỉnh PID xây dựng từ IC thuật toán cho đối tượng đến 3kw 45
- 3.3. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ KHỐI x(t) z(t) e(t) n PID KPX CL CL y(t) FT Hình 3.3: Sơ đồ cấu trúc hệ thống - Hệ thống bao gồm bộ chức năng (PID) thiết kế từ IC thuật toán. - Khâu phát xung (KPX) tạo xung điều khiển theo phương thức điều chế xung PWM. - Bộ chỉnh lưu Tiristo (CL) tạo điện áp một chiều và mạch lực cung cấp nguồn cho động cơ. - Cảm biến tốc độ (FT) là bộ phát tốc đo tốc độ động cơ đưa tín hiệu về so sánh với tín hiệu đặt. 3.4. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG Sơ đồ nguyên lý: hình Hình 3.4 Thuyết minh sơ đồ: Do yêu cầu đề tài, cũng như yêu cầu bài toán, em sử dụng IC thuật toán trong việc thiết kệ hệ thống của mô hình thí nghiệm. IC thuật toán ở đây được sử dụng làm bộ chức năng (PID), bộ so sánh tín hiệu đặt và tín hiệu phản hồi, bộ khuếch đại tín hiệu chung, bộ tạo tín hiệu xung vuông và xung tam giác. - Khâu U1:A, U2:B tạo sóng điện áp vuông và sóng điện áp tam giác 46
- Hình 3.5: Khối tạo sóng điện áp vuông và tam giắc bằng KĐTT - Khâu U2:A là khâu so sánh tín hiệu điều khiển e(t) với sóng điện áp tam giác khâu U2:B điều chế độ rộng xung điện áp PWM, điều khiển mở tranzito Q1. Việc tạo điện áp mở tranzito Q1, điện áp cấp +12 dẫn xuống GND hạn chế điện áp mở cho Mosfest Q2. Thay đổi điện áp mở cho Mosfest Q2 cũng chính là thay đổi điện áp cấp cho động cơ DC sẽ làm thay đổi tốc độ động cơ. - U3:A khối so sánh giữa tín hiệu điện áp đặt từ biến trở RV1 và tín hiệu điện áp phản hồi về từ phát tốc. Theo nguyên lí mạch khuếch đại thuật toán z = - .x + ( + 1). Ở đây R21 = R12 = R11 = R10 = 10k nên hệ số so sánh bằng 1, vì vậy z = y – x 47
- Hình 3.6: Khối so sánh tín hiệu - Khối chức năng U2:B là bộ PID làm nhiệm vụ điều chỉnh tín hiệu z(t) ra từ bộ so sánh tạo tín hiệu điều khiển chuẩn e(t) đưa tới khâu so sánh với xung tam giác. Hình 3.7: Khối điều chỉnh PID 48
- Mạch cấp nguồn - Mạch cấp nguồn được thết kế tử chỉnh lưu cầu 4 diode và ổn áp Lm7812, để tạo ra điện áp một chiều ±12v, cấp nguồn nuôi IC thuật toán, và cấp nguồn cho động cơ DC một chiều. Hình 3.8: Sơ đồ mạch tạo nguồn ±12v 49
- Hình3.4: Sơ đồ nguyên lý hệ thống 50
- 3.5. LỰA CHỌN THIẾT BỊ Dựa vào yêu cầu trên, đồng thời dựa trên mục đích chế tạo thử nghiệm hệ thống đạt yêu cầu, cho nên việc lựa chọn thiết bị cho phù hợp với thực tế của mạch cũng phải đảm bảo chất lượng hết sức quan trọng. - Hai IC ổn áp Lm7812 cung cấp nguồn ổn định +12v, -12v ở đầu ra. Hình 3.9: Sơ đồ chân IC Lm7812 - Một IC thuật toán HITACHI HA17324A, thực hiện thành khối so sánh, khối chức năng, khối tạo xung điện áp. Hình 3.10: Sơ đồ chân của IC thuật toán HA17324A 51
- - Một IC thuật toán Lm741, thực hiện nhiệm vụ tạo bộ so sánh tín hiệu Hình 3.11: Sơ đồ chân IC thuật toán Lm741 - Một Mosfet IRF510 điều khiển nguồn cấp cho DC để thay đổi tốc độ. Hình 3.12: Sơ đồ chân IRF510 - Một tranzito C828 điều chỉnh thay đổi áp cấp mở Mosfet. Hình 3.13: Sơ đồ chân C828 52
- - Một vài tụ hóa, điện trở và một vài tụ nhỏ để ổn áp hoặc thực hiện một số chức năng khăc. - Một vài diode và một số linh kiện khác để thực hiện các chức năng phụ trong mạch. - Một động cơ điện một chiều kích từ độc lập có bộ giảm tốc, vơi thông số động cơ: công suất 17w, số vòng 140v/p, điện áp 12v. - Một động cơ điện một chiều làm bộ phát tốc loại (100 – 2000)v/p. 3.5. LẮP RÁP HỆ THỐNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Chế tạo mạch in Trong thực tế có rất nhiều phần mềm làm mạch in, thông dụng nhất là phần mềm Orcad. Dưới đây là phần mềm vẽ bằng Orcad 9.2. Toàn bộ mạch thiết kế đều được phủ max nhằm giảm thời gian ăn mòn đồng bởi FeCl3. Hình 3.14: Mạch cấp nguồn hệ thống 53
- Hình 3.15: Mạch bộ PID thiết kế từ IC thuật toán Lắp ráp linh kiện hoàn thiện hệ thống Sau khi mạch in được hoàn thiện và ráp linh kiện phù hợp. Các linh kiện khi được hạn phải thận trọng nếu không dẫn tới làm chết và hư hỏng linh kiện, điển hình là các loại IC. Hình 3.16: mạch nguồn hoàn thiện 54
- Hình 3.17: Mạch bộ điều chỉnh PID Kết quả và nhận xét Sau khi hoàn thiện từng khâu, tiến hành lắp ráp hoàn thiện hệ thống. Hình 3.18: Hệ thống sau khi hoàn chỉnh lắp ráp 55
- - Sau khi hoàn thiện toàn bộ hệ thống mô hình, tiến hành chạy thử, và sinh viên nhận thấy khi đặt tốc độ 100 v/p, quan sát thấy rằng tốc độ đạt 90-105 v/p. Nhận thấy sai số bộ điều khiển khoảng 10% so với tín hiệu đặt ban đầu. 56
- KẾT LUẬN Đồ án đã hoàn thành kịp tiến độ, đề tài mang tính khoa học và thực tiễn nghiên cứu về các luật điều khiển kinh điển. Đồ án đã xây dựng thành công bộ mô hình thực nghiệm bộ PID trong điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập. Sản phẩm mô hình là thành quả của việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào thực tế thiết kế thực nghiệm.Kết quả đạt được sau khi hoàn thành đồ án. - Sinh viên đã nghiên cứu lý thuyết điều khiển PID, PI là loại điều khiển kinh điển để tạo lên bộ điều khiển ứng dụng. - Vận dụng chức năng của IC thuật toán trong việc tạo ra bộ điều khiển PID ứng dụng điều khiển đối tượng thực tế. - Xây dựng thành công mô hình dùng luật điều khiển PID điều khiển đối tượng là động cơ điện một chiều, làm tiền đề cho việc xây dựng bộ PID ứng dụng thực tế điều khiển các đối tượng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do vấn đề này là xây dựng, phức tạp, khó đánh giá chính xắc đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích. Mặc dù với sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng sự hiểu biết còn nằm trong khuôn khổ sách vở, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, và thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung của đồ án không tránh khỏi những thiếu sót Hạn chế của đồ án là mô hình tạo ra chỉ xoay quan đối tượng nhỏ, phù hợp với thí nghiệm trong phòng thực hành, sản phẩm mô hình tạo ra chưa được bắt mắt. Chưa chế tạo được bộ PID và PI dùng cho đối tượng đến 3kw theo yêu cầu thực tế của đồ án được giao Việc phân tích cơ sở lý thuyết chưa được đầy đủ, sâu sắc, dễ hiểu để đạt tới chất lượng cao của một đồ án kỹ thuật mang tính khoa học thực tiễn. 57
- Một lần lữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn, cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn điện tự động công nghiệp, các thầy cô công tác tại Đại Hoc Hàng Hải Việt Nam đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong suốt 4 năm học tại ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG để em có kiến thức hoàn thành đố án này. Em xin cảm ơn! Sinh viên Trần Văn Thái 58
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Nguyễn Văn Hòa (2001), Cở sở lý thuyết điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. [2].GS. TSKH. Thân Ngọc Hoàn – TS. Nguyễn Tiến Ban (2007), Điều khiển tự động các hệ thống truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. [3].PGS.TSKH. Thân Ngọc Hoàn (2005), Máy điện, Nhà xuất bản xây dựng. [4].Đỗ Xuân Phú (2000), Kĩ thuật điện tử, Nhà xuất bản giáo dục. [5].Phạm Minh Hà (2001), Kỹ thuật mạch điện tử, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. [6].Bài Giảng Tổng Hợp Hệ Điện Cơ, Bộ môn tự động hóa Đại Học Thái Nguyên. [7].Nguyễn Bính (200), Điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học ký thuật. Các Website [8]. [9]. [10]. [11]. 59