Giáo trình 10 kỹ năng sống phải dạy trẻ trước khi vào Tiểu Học

pdf 9 trang huongle 4000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình 10 kỹ năng sống phải dạy trẻ trước khi vào Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_10_ky_nang_song_phai_day_tre_truoc_khi_vao_tieu_h.pdf

Nội dung text: Giáo trình 10 kỹ năng sống phải dạy trẻ trước khi vào Tiểu Học

  1. 10 kỹ năng sống phải dạy trẻ trước khi vào tiểu học
  2. Nhận biết tên mình, biết đề nghị giúp đỡ, biết cởi áo khoác và mang giày là những kỹ năng sống nằm trong danh sách "phải biết" của trẻ trước khi vào tiểu học. Trẻ cần phải học những kỹ năng sống tối thiểu trước khi đến trường. Ảnh: Internet. Dưới đây là danh sách 10 kỹ năng sống cần phải dạy cho trẻ trước khi vào tiểu học Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, Dịch vụ và Kỹ năng trẻ em (Ofsted) ở Anh vừa đưa ra, nhằm giúp bé hoà nhập tốt hơn những ngày đầu bỡ ngỡ vào bậc tiểu học. 10 kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ trước khi vào tiểu
  3. học 1. Ngồi yên và giữ yên lặng 2. Tôn trọng các bạn khác 3. Hiểu được từ “không được phép” và những giới hạn trong hành vi của mình 4. Hiểu được từ “dừng lại” và những nhóm từ được sử dụng để ngăn ngừa nguy hiểm 5. Được dạy những kỹ năng thông thường và có khả năng tự đi toilet 6. Nhận biết tên mình 7. Biết yêu cầu người lớn giúp đỡ 8. Biết cởi áo khoác và mang giầy 9. Biết nói nguyên câu 10. Biết mở và xem sách Sir Michael Wilshaw, đại diện của Ofsted cảnh báo có quá nhiều bé khi đi học không biết sử dụng nhà vệ sinh, làm theo những chỉ dẫn đơn giản hoặc thậm chí không hiểu mình biết gì. Trong khi nhiều phụ huynh " trực giác " đã dạy cho các em các kỹ năng quan trọng, những có những bậc phụ huynh lại chẳng quan tâm gì đến việc này khiến các em phải vật lộn vất vả những ngày mới đến trường, nhất là những gia đình nghèo khó. “Đến năm tuổi , nhiều em đã bắt đầu đọc được những từ đơn giản, nói thành câu và có thể cộng những phép tính đơn giản, nhưng rất ít trẻ nghèo làm được điều này” – Sir Wilsaw nhấn mạnh.
  4. Tuy nhiên có những phản đối việc bắt buộc các em mẫu giáo phải có đầy đủ các kỹ năng này, cho rằng trẻ nhỏ phải được được tự do phát triển bản thân mà không cần phải học hỏi, rằng làm như vậy sẽ khiến các em có một “tuổi thơ bị đánh cắp”. Nancy Stewart, một tư vấn viên trẻ em cho rằng : "Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thành công của trẻ sau này không phụ thuộc vào những kỹ năng cần thiết khi vào toilet mà nó phụ thuộc vào những yếu tố như sự tự tin, tính tò mò và động lực trong học tập”. Những trò chơi đồng dao hay nhất cho bé 2-6 tuổi (YTT) - Những trò chơi đồng dao như xúc xắc xúc xẻ, rồng rắn lên mây không chỉ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ giải phóng năng lượng mà đem đến cơ hội giao lưu cảm xúc giữa bố mẹ và con, theo TSGD Nguyễn Thụy Anh.
  5. Các bé mẫu giáo rất yêu thích trò chơi đồng dao. Ảnh minh họa: NXB Trẻ Trong buổi tọa đàm Sách và phương pháp giao lưu cảm xúc giữa mẹ và con diễn ra ngày 5/4/2014 vừa qua, TS GD Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con đã giới thiệu với bố mẹ một số trò chơi đồng dao thú vị cho trẻ mẫu giáo Trò chơi đồng dao Xúc xắc xúc xẻ Tiền lẻ bỏ vào Bỏ được đồng nào Được thêm đồng ấy
  6. Ống đâu cất đầy Đến Tết chẻ ra Mua cái áo hoa Mà khoe với mẹ Xúc xắc xúc xẻ Cách chơi: Mẹ đọc bài đồng dao và cùng bé mô phòng việc nhặt tiền đút vào ống tre. Sau đó lại nhặt tiền cho vào bụng lợn. Sau khi đọc bài đồng dao một vài lần, hãy vừa đọc vừa chỉ vào hình vẽ các đồ vật và thay tên chúng vào chỗ cái áo hoa. (Ví dụ: Mua một quyển sách/ Mà khoe với mẹ)
  7. Trò chơi đồng dao dạy bé nhiều kỹ năng sống. Ảnh minh họa: NXB Trẻ Trò chơi đồng dao với Bài thơ về con rùa Rù rà rù rì Đội nhà đi chơi Đến khi tối trời Úp nhà nằm ngủ Cách chơi:
  8. Mẹ và con nối đuôi nhau cùng bò quanh nhà, trên lưng mỗi người là một chiếc gối nhỏ, hoặc cái chậu nhựa đồ chơi nhỏ. Mẹ và con cùng đọc đoạn thơ trên. Tuổi này, bé đã biết đi rồi, sau đó biết chạy, biết leo trèo. Nhưng đôi khi, bé vẫn thích thú khi được quay lại thuở còn bé tí tẹo, khi mới chỉ biết bò. Mẹ bò trước, bé sẽ bò nối theo. Đến câu “Úp nhà nằm ngủ”, mẹ úp mặt xuống, nằm phủ phục, mô phỏng tiếng ngáy. Bé sẽ bắt chước làm theo. Ngoài hai trò chơi trên, những trò chơi dân gian như tập tầm vông, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba đều là những trò chơi có thể lôi cuốn trẻ và giúp bố mẹ và con có thời gian vui vẻ bên nhau.
  9. Dạy con qua trò chơi đồng dao Theo TS GD Nguyễn Thụy Anh, trò chơi đồng giao là phương tiện giúp bố mẹ giao tiếp với con và dạy con kỹ năng sống. Bố mẹ/người lớn có thể qua đó để dạy con (đếm, phân biệt màu sắc, phát triển vốn từ vựng, tạo sự nhạy cảm với ngôn ngữ, dạy trẻ những giá trị sống như đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tạo sự khéo léo trong hành động chân tay ), cũng có thể qua đó mà hiểu con (con đang quan tâm đến điều gì, con thích gì, ghét gì, cách phản ứng của con đối với một số sự việc thông qua trò chơi, nhu cầu của con ) từ đó mà tìm ra tiếng nói chung, cách tiếp cận con tốt nhất để có thể thật sự làm bạn cùng con.