Giáo trình 7 nguyên tắc cần nhớ để con gắn bó với cha mẹ

pdf 8 trang huongle 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình 7 nguyên tắc cần nhớ để con gắn bó với cha mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_7_nguyen_tac_can_nho_de_con_gan_bo_voi_cha_me.pdf

Nội dung text: Giáo trình 7 nguyên tắc cần nhớ để con gắn bó với cha mẹ

  1. 7 nguyên tắc cần nhớ để con gắn bó với cha mẹ
  2. - Phương pháp nuôi con kiểu gần gũi gắn bó sẽ mang đến những điều tốt đẹp nhất cho cả con và cha mẹ. Tin liên quan Ảnh minh họa: Internet Muốn nuôi dạy con theo phương pháp này, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây: Mối liên kết sau khi sinh con Hành động của cha mẹ sau khi sinh sẽ tác động tới mối dây liên kết gắn bó từ khi con còn nhỏ. Có thể nói, thời điểm vài ngày cho tới vài tuần sau khi sinh con là một giai đoạn nhạy cảm. Vào giai đoạn này, mẹ và con rất muốn được gần gũi với nhau. Mối quan hệ gắn bó sau khi sinh giúp con hình thành
  3. những hành vi thúc đẩy sợi dây liên kết về mặt sinh học giữa mẹ và con. Điều này đồng thời cũng giúp người mẹ chăm sóc con tốt hơn. Nhìn chung, cả mẹ lẫn con cần bắt đầu vào thời điểm mà trẻ cần mẹ nhất, còn mẹ thì sẵn sàng chăm sóc con nhất. “Nếu có chuyện gì đó xảy ra khiến tôi và con không thể gắn kết ngay lập tức?” Đôi khi những vấn đề về sức khỏe của trẻ sơ sinh khiến bạn phải cách xa con một thời gian. Nhưng sau đó, khi 2 mẹ con gặp nhau, mối dây liên kết sẽ hình thành ngay lập tức. Cho con bú Hành động này giúp bạn đọc được tín hiệu và ngôn ngữ cơ thể của con. Đây là bước cần thiết đầu tiên để hiểu về con. Cho con bú sẽ mang đến cho cả mẹ và con khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng thúc đẩy não bộ phát triển, tốt hơn nhiều so với sữa bột. Ngoài ra, việc cho con bú sẽ kích thích cơ thể sản xuất prolactin và oxytocin, các loại hormone làm tăng tình cảm giữa mẹ và con. Địu con Hành động này sẽ làm tăng sự nhạy cảm của các bậc cha mẹ. Khi con luôn gần gũi với bạn, dĩ nhiên bạn sẽ hiểu con hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ được mẹ địu trên lưng thường ít quấy khóc hơn. Sắp xếp giường gần con
  4. Nơi nào mà tất cả các thành viên trong gia đình đều có được giấc ngủ ngon thì nơi đó là sự sắp xếp phù hợp dành cho gia đình bạn. Nằm gần con sẽ giúp các bậc cha mẹ bận rộn có thời gian dành cho con vào ban đêm. Ngoài ra, có không ít em bé cảm thấy sợ hãi khi màn đêm buông xuống. Do đó, ngủ gần cha mẹ sẽ làm giảm cảm giác lo lắng và giúp trẻ nhận ra rằng giấc ngủ là một trạng thái dễ chịu và không hề mang đến cảm giác sợ hãi. Hiểu được tiếng khóc của bé Tiếng khóc của trẻ sơ sinh là dấu hiệu của sự sống, đồng thời cũng thể hiện sự phát triển của các bậc cha mẹ. Nếu bạn phản ứng một cách tinh tế với tiếng khóc của trẻ, bạn sẽ xây dựng được lòng tin ở con. Trẻ tin rằng bố mẹ sẽ đáp ứng các nhu cầu của chúng. Còn cha mẹ thì dần tin tưởng vào khả năng đáp ứng nhu cầu của chính bản thân mình. Điều này làm tăng cơ hội giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Nên nhớ, tiếng khóc của trẻ chính là một hình thức giao tiếp. Cân nhắc các lời khuyên về nuôi dạy con Khi áp dụng phương pháp nuôi con kiểu gần gũi gắn bó, bạn cần sáng suốt trước những lời khuyên, lời tư vấn mà mình nhận được. Nên cảnh giác trước những cách nuôi dạy con cứng nhắc, khiến bạn chỉ quan tâm tới những thứ khác chứ không thực sự để tâm đến con mình. Phương pháp nuôi dạy con như vậy sẽ tạo ra khoảng cách, làm bạn không thể hiểu được con. Cân bằng cuộc sống
  5. Khi có con, các bậc cha mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, kể cả nhu cầu bản thân và cuộc hôn nhân của chính mình để chăm sóc con. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng mình phải tìm được sự cân bằng , biết lúc nào thì nói “có”, lúc nào thì nói “không”. Đặc biệt là khi bạn cần sự giúp đỡ, đừng ngần ngại nói ra điều đó. Dạy con, cha mẹ lớn lên Dạy con khôn lớn thành người đòi hỏi ở cha mẹ "tố chất" của một nhà khoa học, một nghệ sĩ, nhà tâm lý học, có khi là một nhà quân sự. Nhưng hình như chừng đó vẫn chưa đủ, còn cần cả tình yêu đầy bản năng, vô điều kiện luôn đầy ắp trong trái tim yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái.
  6. Ảnh minh họa. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu, sách báo về các bí quyết dạy con, ở mọi lứa tuổi, cũng đã từng tham gia nhiều hội thảo, nói chuyện chuyên đề của những bậc thầy về giáo dục trẻ em để tìm cho mình một "giáo án" phù hợp nhất với cô con gái nhỏ của mình. Và tôi nhận ra rằng, sự thật đó là một nhiệm vụ bất khả thi, vì bí quyết nào cũng hay, kinh nghiệm nào cũng có lý và có vẻ dễ dàng áp dụng; nhưng khi bắt tay vào thử nghiệm với bé con của mình, thì nảy sinh nhiều trở ngại do bị chi phối bởi các yếu tố như thói quen sinh hoạt của gia đình, tâm lý của con, chưa kể đến khác biệt về văn hoá, xã hội hay thậm chí là thời tiết! Cuối cùng, tôi đã nhận ra "chìa khoá" quan trọng, "ẩn náu" trong tất cả các bí quyết, rằng người cần học ở đây không phải là bọn trẻ mà đó chính là bố mẹ chúng.
  7. Bố mẹ phải là tấm gương Một buổi chiều tan tầm, con đường chật kín người xe, tôi và nhiều người đi đường khác đều bực bội khi một chiếc xe hơi cáu cạnh vội vã bẻ lái đột ngột để tấp vào lề đường. Cửa xe bật mở, ông bố quát: "Ra nhanh lên, trèo lên vỉa hè mà đái!" Cậu con trai khoảng 5 – 6 tuổi chạy ra, mặt cúi gằm xuống để "giải quyết nỗi buồn". Không phải ngẫu nhiên, lời khuyên của hầu hết các nhà tâm lý, giáo dục là cha mẹ trước hết hãy là tấm gương cho con. Ông bố trong tình huống trên, chắc sẽ khó có thể dạy con về những quy tắc văn minh nơi công cộng. Bạn muốn bé ngoan ngoãn, lễ phép thì chính bạn phải thân thiện, cởi mở với hàng xóm láng giềng. Bạn muốn bé biết tiết kiệm điện thì chính bạn phải cho bé thấy cách bạn tắt mở đèn trong nhà. Bạn muốn bé cư xử văn minh thì chính bạn phải là người biết bỏ rác vào thùng Bé con của bạn sẽ quan sát và tự xây dựng cho mình bài học từ những điều đơn giản và nhỏ nhặt đó. Yêu thương, trân trọng gia đình Vừa hôm trước, chị bạn thân chia sẻ trên Facebook: "Hôm qua bạn Su quát lên với mình: Mẹ, đưa cho con chiến cơ siêu hạng! Mình bảo: Con đừng quát lên với người lớn, thế là chưa ngoan đâu! Bạn ấy lý giải: Nhưng mà các anh trong Đồ Rê Mí quát như thế với chú Xuân Bắc mà!" Chị không biết nên xử lý tình huống này thế nào và thực tế nhiều bậc cha mẹ có chung sự khó xử như thế khi "Ở nhà mình dạy nó thế, nhưng đi học, đi đường nhiều khi nó lại thấy những điều hoàn toàn ngược lại, mà thời gian nó đi học là nhiều, nên cũng khó nói và đau đầu lắm". Các mẹ có lý do để "đúc kết" như vậy,
  8. nhưng không phải ngẫu nghiên mà cả "tây" lẫn "ta" đều cho gia đình là nhân tố cốt lõi, quan trọng của xã hội. Gia đình có sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội, một trong những khía cạnh đó là việc hình thành nên nhân cách của những đứa trẻ. Trong cuốn Kindergarten is Too Late, tác giả Masaru Ibuka – cha đẻ của tập đoàn Sony, doanh nhân nổi tiếng người Nhật cũng cho rằng, được lớn lên trong một đại gia đình là điều tuyệt vời và lý tưởng nhất đối với mọi đứa trẻ. Các thành viên trong gia đình chính là "mô hình" của một xã hội thu nhỏ để bé thực hành cách ứng xử và thói quen giao tiếp cũng như các kỹ năng sống quan trọng. Cha mẹ đừng bao giờ tự hạ bậc vai trò của mình khi dạy dỗ con cái, đừng ỷ lại vào cô giáo, nhà trường hay bất cứ ai, bởi vì, với con, cha mẹ, gia đình chính là "cái gốc" vững vàng để con tự tin lớn lên và phát triển toàn diện. Khi với con "gia đình và cha mẹ là chuẩn mực" thì cho dù có ở trong xã hội hay môi trường sống nào thì những điều mà con học được từ gia đình, cha mẹ vẫn sẽ luôn là "ngọn hải đăng" sáng nhất. Và bí quyết là Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ điều mà tôi tâm đắc từ bộ phim Kungfu Panda (phần 1), đó là khi Mr Ping nói với cậu con trai Po về bí quyết của món mì gia truyền: "The secret ingredient is nothing!" (Bí quyết chính là chẳng có bí quyết gì cả), bởi vì "để tạo ra một điều gì đó đặc biệt thì con phải tin rằng điều đó là đặc biệt". Tôi nghĩ, các bậc cha mẹ cũng nên như thế, thư giãn và tự tin rằng mình hoàn toàn có thể dạy dỗ con cái thành người tốt theo cách riêng của mình, thay vì mất quá nhiều thời gian để "khai quật" các bí kíp ở khắp ngõ ngách internet hay các cuốn sách dày hàng trăm trang. Thay vào đó, hãy dành thời gian để yêu thương và ở bên các con của bạn.