Giáo trình Bảo vệ Rơ-Le trong trạm điện - Phạm Quốc Thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo vệ Rơ-Le trong trạm điện - Phạm Quốc Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_bao_ve_ro_le_trong_tram_dien_pham_quoc_thai.pdf
Nội dung text: Giáo trình Bảo vệ Rơ-Le trong trạm điện - Phạm Quốc Thái
- Tài liệu hướng dẫn Dành cho công nhân kỹ thuật Và kỹ sư mới ra trường. Phạm Quốc Thái biên soạn.
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các tính chất Phân loại tính chất theo nguyên nhân: – Nguyên nhân cơ học: – Vật dẫn điện bị đứt gẫy – Vật dẫn không mong muốn nối chúng với nhau (như các dụng cụ hoặc súc vật). – Nguyên nhân điện: – Suy giảm cách điện giữa các pha, – Suy giảm cách điện giữa pha và khung sườn có nối đất, – Quá điện áp nội bộ – Quá điện áp khí quyển. – Sai sót trong vận hành: – Nối đất pha có điện, – Nối hai nguồn khác nhau không đủ điều kiện đồng bộ, – Đóng mở các thiết bị đóng cắt sai quy trình
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các tính chất Phân loại tính chất theo vị trí: Từ bên trong thiết bị (dây cáp điện, động cơ, máy biến áp, tủ điện ) thường dẫn đến làm hỏng thiết bị đó. Từ bên ngoài thiết bị (dây cáp điện, động cơ, máy biến áp, tủ điện ). Các hậu quả của nó giới hạn trong mức gây nhiễu loạn hệ thống Theo thời gian có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị và dẫn đến sự cố bên trong.
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các tính chất Phân loại tính chất theo thời gian: Ngắn mạch tự phục hồi: sự cố tự biến mất. Ngắn mạch thoáng qua: sự cố biến mất do tác động của các thiết bị bảo vệ không xuất hiện lại sau khi các thiết bị khởi động trở lại. Ngắn mạch lâu dài: sự cố đòi hỏi phải cắt điện các thiết bị như cáp điện, máy điện cần có sự can thiệp của nhân viên
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các dạng ngắn mạch Ngắn mạch giữa Pha và đất: chiếm 80% các trường hợp
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các dạng ngắn mạch Ngắn mạch giữa Pha và pha: chiếm 15% các trường hợp
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Các dạng ngắn mạch Ngắn mạch 3 Pha : chiếm 5% các trường hợp
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1/. Ngắn mạch – Nguyên nhân ngắn mạch Phá hủy cách điện, do: Hư hỏng trên bề mặt thiết bị (do nhiễm bẩn) Quá nhiệt Phóng điện trong các lỗ hổng li ti bên trong chất cách điện. – Suy giảm cách điện bất thường Do súc vật, cây cối hoặc do dụng cụ sót lại trên vật dẫn điện do bất cẩn. – Hư hỏng cách điện do các nguyên nhân ngoài : Bị va chạm với xe cộ – Quá điện áp dẫn đến đánh thủng cách điện: Quá điện áp nội bộ hoặc quá điện áp khí quyển.
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 2/. Các dạng sự cố khác – Đối với động cơ: Khởi động liên tiếp dẫn đến quá nhiệt và tạo đột biến cơ học trên các khớp nối trục. Thời gian khởi động kéo dài do Rôto bị khóa, dẫn đến hậu quả tương tự. – Đối với máy phát: Mất kích thích do các sự cố trong mạch Rôto (cắt nguồn hoặc ngắn mạch) dẫn đến quá nhiệt Rôto và Stato, mất đồng bộ với lưới. Các biến động về tần số do quá tải, hoặc do bộ điều tốc làm việc sai. Kết nối không đồng bộ: nối máy phát với lưới, hoặc 2 bộ phận lưới với nhau khi không đúng điều kiện đồng bộ.
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 2/. Các dạng sự cố khác Quá điện áp khí quyển do sét. – Quá điện áp nội bộ: do xung điện áp quá độ khi đóng cắt thiết bị. – Quá tải thiết bị: như cáp điện, máy biến áp, máy phát hoặc đông cơ. – Công suất hoặc năng lượng bị đảo chiều: Khi mất một số nguồn cung cấp, một số máy phát nội bộ bị phát ngược ra lưới.
- CÁC DẠNG SỰ CỐ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 2/. Các dạng sự cố khác – Biến động điện áp : Các bộ điều áp dưới tải của máy biến áp tác động sai, Biến động quá áp, thấp áp trên lưới. – Sự xuất hiện thành phần thứ tự nghịch: Máy phát điện không cân xứng, Tải mất cân bằng, Tải một pha quá lớn, Tiếp xúc của các thiết bị đóng cắt bị hỏng Dẫn đến quá nhiệt động cơ, máy phát và có thể làm mất đồng bộ máy phát.
- CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ VÀ ỨNG DỤNG 1/. Khái niệm về rơ le bảo vệ Các rơ le bảo vệ là Các thiết bị luôn luôn so sánh các thông số điện của lưới (thí dụ như dòng điện, điện áp, tần số và tổng trở) với những giá trị đặt trước, Tự động xuất ra các yêu cầu để tác động đến các thiết bị đóng cắt khi các thông số cần kiểm tra vượt qua các giá trị ngưỡng. Xuất ra các tín hiệu cảnh báo. Vai trò của các rơ le bảo vệ Phát hiện các điều kiện làm việc không bình thường của mạch điện thí dụ như ngắn mạch, dao động điện áp, sự cố máy Tạo ra các tín hiệu cắt mạch, khóa mạch để cô lập sự cố.
- CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ VÀ ỨNG DỤNG 2/. Các loại rơ le bảo vệ Loại không có nguồn nuôi (tự hành) Khi năng lượng cần cho hoạt động của nó được lấy trực tiếp từ chính mạch tín hiệu Cơ cấu tác động phải đủ nhạy, vì nguồn năng lượng lấy từ tín hiệu có thể bị giới hạn.
- CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ VÀ ỨNG DỤNG 2/. Các loại rơ le bảo vệ Loại có nguồn nuôi, khi năng lượng để rơ le hoạt động được cung cấp từ một nguồn phụ (xoay chiều hoặc một chiều). Nguồn này độc lập với tín hiệu cần kiểm soát.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 1/. Bảo vệ quá dòng (Mã ANSI = 50 hoặc 51) Chức năng của loại bảo vệ này là để bảo vệ quá dòng 1 pha, 2 pha hay 3 pha. Bảo vệ sẽ tác động khi có 1, 2 hoặc 3 pha có dòng điện vượt lên quá trị số đặt trước. Bảo vệ này có thể được đặt một thời gian trễ : Rơ le chỉ tác động khi dòng điện cần kiểm soát vượt cao hơn ngưỡng cài đặt sau một thời gian ít nhất bằng thời gian trễ đã đặt trước. Thời gian trễ này có thể là độc lập (xác định) hoặc thời gian theo đặc tính ngược.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 1/. Bảo vệ quá dòng (Mã ANSI = 50 hoặc 51) Bảo vệ thời gian trễ độc lập: Iset : Ngưỡng dòng điện đặt. T : Thời gian tác động trễ. Dòng điện ngưỡng và thời gian trễ thường được người dùng đặt trước.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 1/. Bảo vệ quá dòng (Mã ANSI = 50 hoặc 51) Bảo vệ thời gian ngược: Thời gian trễ tùy thuộc vào tỷ số giữa dòng điện đo được và dòng điện ngưỡng. Dòng điện càng lớn thời gian trễ càng ngắn.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 1/. Bảo vệ quá dòng (Mã ANSI = 50 hoặc 51) Các dạng bảo vệ thời gian ngược: thời gian ngược tiêu chuẩn (standard inverse), thời gian ngược rất dốc (very inverse) thời gian ngược cực dốc (extremely inverse
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) Dùng để bảo vệ lưới điện chạm đất. Tác động khi dòng điện dôi dư Irsd = I1 + I2 + I3 tăng lên vượt quá giá trị ngưỡng cài đặt. Dòng điện dôi dư này biểu thị cho dòng chạm đất. Có thời gian tác động tương tự với bảo vệ quá dòng pha với đặc tuyến tương tự t = f (Irsd ). Được cài đặt sao cho nó đủ nhạy và có thể phát hiện được dòng chạm đất có giá trị thấp.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) Đo lường dòng dôi dư Bằng một bộ biến dòng cân bằng có lõi từ đủ cho 3 dây dẫn của 3 pha đi xuyên qua. Các vòng dây xuyên qua tạo nên một từ thông φrsd = φ 1 +φ 2 +φ 3 . φ1, φ2 và φ3 tỷ lệ với dòng điện pha I1, I2 và I3, Φrsd tỷ lệ với dòng dôi dư cần đo. Mạch bẫy dòng điện để phát hiện được các dòng điện chạm đất trong nội bộ dây cáp điện.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) Đo lường dòng dôi dư Bằng 3 bộ biến dòng. Các điểm trung tính của chúng được nối lại với nhau, từ đó tạo ra dòng tổng Irsd = I1 + I2 + I3. Thường được dùng trên mạng trung áp và cao áp.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) Cài đặt ngưỡng bảo vệ chạm đất tối thiểu: Các bảo vệ chạm đất có khả năng rủi ro tác động nhầm do mạch đo lường bị sai, đặc biệt là với dòng điện quá độ. Để ngăn ngừa tác động sai, trị số cài đặt của bảo vệ phải cao hơn các mức sau: Xấp xỉ 12% dòng điện định mức của biến dòng nếu sử dụng mạch 3 biến dòng. 1 A với thời gian trễ 0.1 giây nếu sử dụng biến dòng cân bằng lõi từ xuyến.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) Tạo chế độ không nhạy với họa tần bậc 3 và bậc bội 3. Phải không nhay với họa tần vậc 3 và các họa tần bội của 3 (bậc 6, 9, ). Các họa tần này có thể xuất phát từ lưới hoặc từ các bộ biến dòng bị bão hòa trong trường hợp dòng khởi động cao hoặc dòng quá độ, kể cả dòng điện không chu kỳ. Trong thực tế, các dòng bậc 3 và bậc bội 3 sẽ được rơle phát hiện và lầm là dòng dôi dư, vì chúng cùng pha.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 2/. Bảo vệ chạm đất (Mã ANSI = 50N hoặc 51N, 50G hoặc 51G) i1(t)= Imax sin ω t i2(t)= Imax sin (ω t +T/3) i3(t)= Imax sin (ω t + 2T/3) Góc lệch pha giữa các pha là 120º. Tổng 3 dòng điện này bằng 0. Các thành phần bậc 3 lệch nhau 3 x 120 º, nghĩa là đồng pha với nhau. Tổng của chúng ≠ 0 và =3 lần dòng bậc 3 của 1 pha. Đối với họa tần bậc bội 3 tương tự. Cần phải có chế độ không nhạy với họa tần 3 và bội 3
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Gồm một bảo vệ quá dòng pha, tương tự như rơ le 51, kết hợp với một bộ phận phân biệt chiều dòng điện. Được sử dụng trong những trạm có thanh cái được cung cấp từ 2 nguồn. Trong hình: P1 , P4 : Bảo vệ quá dòng P2 , P3 : Bảo vệ quá dòng định hướng. Isc1 : Dòng điện ngắn mạch cấp từ nguồn 1 Isc2 : Dòng điện ngắn mạch cấp từ nguồn 2
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Sự cố ở điểm A, có 2 dòng sự cố đồng thời. Dòng sự cố chảy qua 4 thiết bị bảo vệ P1, P2, P3 và P4. Chỉ cần cắt các máy cắt CB1 và CB2. Bảo vệ quá dòng định hướng (hướng ra) đặt ở P2 và P3: –P3 không tác động vì chiều dòng điện ngược với chiều bảo vệ. –P2 tác động vì chiều dòng điện cùng với chiều bảo vệ. P2 cắt CB2 Isc2 sẽ bị cắt. Hệ thống liên động cắt CB1 Isc1 sẽ bị cắt. –P4, có thời gian trễ không cắt. Đường dây sự cố sẽ được cô lập.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Chúng ta nói “hướng của dòng điện” thực ra là hướng của công suất. Như vậy góc lệch pha ϕsc giữa điện áp và dòng ngắn mạch phải đo được. Chiều dòng điện đo tại P3 hướng từ bên ngoài vào thanh cái. Công suất hữu công đo được có trị số dương. − π / 2 ≤ Φ sc,P3 ≤ π / 2 và cos Φ sc, P3 ≥ 0. Chiều dòng điện đo tại P2 hướng từ trong thanh cái ra ngoài. Công suất hữu công đo được có trị số âm. π / 2 ≤ Φ sc,P3 ≤ 3π / 2 và cos Φ sc, P2 ≤ 0.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Để xác định góc lệch pha Φ sc, dòng điện phải so sánh với một điện áp. Đối với dòng pha 1, phải sử dụng điện áp phân cực là điện áp giữa pha 2 và 3. Áp này vuông góc với dòng điện I1 khi góc lệch bằng 0. Tương tự, đối với dòng pha 3, điện áp phân cực được lấy từ pha 1 và 2.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Giải thích về việc chọn điện áp phân cực: Đối với dòng pha 1: Khi ngắn mạch 3 pha: điện áp thấp chọn điện áp pha – pha sẽ tốt hơn. Khi có ngắn mạch pha 1 và 2, U13 thấp. Khi ngắn mạch giữa pha 1 và 3, U13 cũng sẽ rất thấp. Do đó, chọn U23 sẽ bảo đảm độ lớn tốt hơn. Đối với dòng pha 3: Tương tự như trên, sẽ chọn U21.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 3/. Bảo vệ quá dòng định hướng (Mã ANSI = 67) Nguyên lý làm việc: Bảo vệ quá dòng định hướng sẽ tác động khi 2 điều kiện trên đây xảy ra: – Dòng điện đo được cao hơn một ngưỡng cài đặt trước. – Góc pha của dòng điện lệch với điện áp phân cực 1 trị số trong phạm vi cho trước, nghĩa là trong vùng bảo vệ. Vùng bảo vệ là ½ mặt phẳng, xác định bằng đặc tuyến góc θ , nghĩa là góc giữa đường vuông góc với ranh giới 2 vùng và điện áp phân cực.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 4/. Bảo vệ chạm đất định hướng (Mã ANSI = 67N) Mạch này kết hợp giữa bảo vệ chạm đất trong phần 2 và bộ phận xác định hướng. Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện dôi dư vượt qua một ngưỡng cài đặt trước và góc lệch pha giữa dòng điện này với một điện áp phân cực nằm trong một phạm vi đặt trước. Người ta dùng điện áp dôi dư làm điện áp phân cực. Do đó phải có mạch đo lường dòng dôi dư và điện áp dôi dư. Mạch đo lường dòng điện dôi dư: Dòng điện dôi dư là tổng vec tơ của dòng điện 3 pha: Irsd = I1 + I2 + I3 (xem phần 2). Mạch đo lường điện áp dôi dư: Điện áp dôi dư là tổng véc tơ của 3 điện áp pha 1, pha 2 và pha 3 so với đất. Vrsd = V1 + V2 + V3 .
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 4/. Bảo vệ chạm đất định hướng (Mã ANSI = 67N) Đo điện áp dôi dư có 2 cách: – Đo gián tiếp: Sử dụng điện áp pha – đất của các pha 1, 2 và 3, thiết bị đo sẽ tổng hợp các véc tơ thành Vrsd = V1 + V2 + V3 . – Đo trực tiếp: Sử dụng các bộ biến áp 3 cuộn dây. Mỗi cuộn thứ cáp sẽ dùng để đo điện áp giữa pha với đất. Cuộn thứ 3 được nối tam giác hở, Đầu ra của mạch tam giác hở là điện áp dôi dư cần đo.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 4/. Bảo vệ chạm đất định hướng (Mã ANSI = 67N) Nguyên lý làm việc: Bảo vệ chạm đất định hướng tác động khi thỏa 2 điều kiện sau: – Dòng điện dôi dư cao hơn một ngưỡng cài đặt trước. – Góc lệch pha giữa dòng điện dôi dư và điện áp dôi dư nằm trong vùng tác động đã cài đặt trước. Vùng tác động là một nửa mặt phẳng, xác định theo góc θ . Góc này là góc lệch giữa đường thẳng góc với đường ngăn cách 2 vùng và điện áp dôi dư.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Nguyên lý của bảo vệ so lệch: so sánh dòng của cùng 1 pha ở 2 đầu. Khi làm việc bình thường chúng phải bằng nhau. Nếu dòng điện đến vùng cần bảo vệ không bằng với dòng điện ra vùng này, sự sai biệt về dòng sẽ biểu thị cho dòng sự cố. Trong đó: Iin − Iout = I f Dòng điện sự cố đo được Iin : Dòng điện đi đến vùng bảo vệ Iout : Dòng điện rời khỏi vùng bảo vệ n : Tỷ số biến dòng.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Các cuộn thứ cấp của biến dòng được nối sao cho dòng của cuộn này đi vào cuộn kia. Như vậy chúng được lắp ngược pha với nhau. Trong điều kiện bình thường Iin = Iout. Bình thường hoặc khi có sự cố ngoài, dòng điện trong nhánh so lệch ≈ 0 Khi có sự cố trong vùng bảo vệ, dòng điện trong nhánh so lệch tỷ lệ với dòng sự cố.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Sơ đồ này có thể dùng để bảo vệ ngắn mạch pha (2 pha hoặc 3 pha) và pha – đất nếu sử dụng mỗi pha một mạch so lệch.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Nếu nối 3 pha sao cho tổng các dòng của pha so sánh với nhau, thì nó chỉ bảo vệ sự cố pha – đất. Dòng điện dôi dư Irsd là tổng của 3 dòng pha, và tỷ lệ với dòng điện chạm đất.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Bảo vệ so lệch tổng trở cao sẽ chính xác nếu dòng thứ cấp của biến dòng tỷ lệ chính xác với dòng sơ cấp ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, các biến dòng có thể bị bão hòa ở thời điểm ngắn mạch, ngay cả nếu dòng điện ngắn mạch còn nhỏ hơn giới hạn chính xác của biến dòng, hoặc nếu điện áp vẫn còn nhỏ hơn điểm uốn của biến dòng. Khi biến dòng bão hòa, tỷ lệ giữa dòng sơ cấp và dòng thứ cấp sẽ không còn chính xác. Các biến dòng có thể có mức độ bão hòa không giống nhau, dẫn đến dòng điện lệch Iin − Iout ≠ 0. Rơ le có thể tác động sai.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Để bảo vệ so lệch không tác động sai do biến dòng bão hòa khi có sự cố bên ngoài, dòng điện đi trong nhánh so lệch phải thấp hơn dòng điện tác động của rơ le. Người ta kết hợp thêm các điện trở ổn định Rs trong nhánh so lệch để làm tăng tổng trở của mạch, giảm sai số do bão hòa.
- CÁC BẢO VỆ CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ĐIỆN 5/. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (Mã ANSI = 87) Để bảo vệ so lệch không tác động sai do biến dòng bão hòa khi có sự cố bên ngoài, dòng điện đi trong nhánh so lệch phải thấp hơn dòng điện tác động của rơ le. Người ta kết hợp thêm các điện trở ổn định Rs trong nhánh so lệch để làm tăng tổng trở của mạch, giảm sai số do bão hòa.