Giáo trình Bí quyết dạy trẻ vâng lời
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Bí quyết dạy trẻ vâng lời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_bi_quyet_day_tre_vang_loi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Bí quyết dạy trẻ vâng lời
- Bí quyết dạy trẻ vâng lời
- Trẻ ngoan hay hư, người ta không đánh giá về ý thức của trẻ, mà đòi hỏi trách nhiệm của người lớn. Các bố mẹ hãy tưởng tượng mình là một chiếc gương cho trẻ soi vào mọi lúc, mọi nơi, gương có sáng mới đáng để trẻ soi vào, học tập, làm theo. “8 không” sau đây, giống như bí quyết dạy trẻ biết vâng lời: 1 Không bao bọc trẻ quá mức: Dù trẻ còn nhỏ, cũng nên tạo cho trẻ sớm biết tự lập, không quá xót xa trẻ mà bao bọc quá mức, ví dụ khi trẻ ngã thay vì lao ngay đến bế, xuýt xoa thương hại, hãy động viên trẻ đứng dậy, lý giải cho trẻ hiểu tại sao trẻ ngã, lần sau trẻ có thể tránh được bị ngã, hoặc có ngã trẻ cũng không khóc. 2 Không nói suông: Bạn bắt trẻ đi ngủ sớm, ngừng xem ti vi, trong khi bạn bật điện, chuyển kênh xem hết chương trình này đến chương trình khác, hình ảnh này của bạn không khiến trẻ phục tí nào. 3 Không phá vỡ lời hứa:
- Nếu bạn hứa cuối tuần cho trẻ đi công viên, hoặc mua sắm, hãy biết cách thu xếp mọi công việc cũng như lịch hẹn để thực hiện lời hứa. Nếu có những việc quan trọng đột xuất, không thể dời lại để bạn thực hiện lời hứa với trẻ thì hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác. 4 Không cự tuyệt trẻ: Dù bạn mệt mỏi đến thế nào cũng hãy dành chút thời gian cho trẻ, khi trẻ muốn bạn chia sẻ điều gì đó, hãy kiên nhẫn với trẻ. Trẻ sẽ không hiểu lý do của người lớn, nếu bạn luôn từ chối trẻ, bé sẽ sốc và dễ rơi vào trạng thái cô độc. 5 Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ: Nếu trẻ không yêu cầu, bạn nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không bênh vực, không can thiệp, chỉ đứng ra làm trọng tài khách quan khi cần thiết để trẻ tiếp tục có cuộc vui chơi thú vị.
- 8 không - bí quyết dạy trẻ biết vâng lời. 6 Không chỉ luôn nói “không”: Nói “không”, cấm đoán trẻ mà không giải thích một cách thuyết phục, trẻ sẽ không vâng lời, hoặc nếu có trẻ cũng chỉ dùng thái độ chống đối. 7 Không dùng roi vọt: Vạn bất đắc dĩ mới nên dùng đến roi vọt để giáo dục trẻ, ưu tiên giáo dục bằng lời nói, hành động. Nếu bạn luôn “xử lý” trẻ bằng roi vọt, sẽ tạo cho trẻ tính hung hăng, thích bắt nạt.
- 8 Không bỏ qua ý nguyện của trẻ: Hãy tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư trẻ, để thiết lập tình cảm, sự tôn trọng, tình yêu thương giữa cha mẹ con cái. Cách giúp trẻ vâng lời Thật khó đối với các bậc cha mẹ khi bảo bé vâng lời. Bởi vì tuổi này bé thường có những phản ứng thất thường, lúc 'nắng' lúc 'mưa' Bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây để dạy bé: 1 Dựa trên chiều cao của bé Một số bậc cha mẹ không nhận thức được rằng, bạn là người ‘khổng lồ’ với bé. Vì thế, mỗi khi nói chuyện hoặc sai bé điều gì, bạn nên ngồi xuống, nhìn thẳng vào mắt bé, tạo cho bé sự tập trung.
- Bé trong độ tuổi này thường khó bảo Ví dụ: Trong bữa ăn sáng, thay vì đứng nhấp nhổm để làm hết việc này đến việc kia, bạn hãy ngồi đối diện với bé trong bàn ăn, cũng có thể ngồi bên cạnh nhắc nhở bé những việc bé sẽ làm trong ngày hoặc những việc bé không nên. 2 Làm cho mọi việc rõ ràng Bạn đưa ra một thông điệp rõ ràng, đơn giản và phổ thông cho bé. Trẻ sẽ quên ngay nếu câu đó quá dài, quá lôi thôi và đôi khi mẹ nói bé không hiểu gì. Ví dụ như thay vì: ‘Trời rất nóng, và con sẽ bị ốm nếu đi ra ngoài mà không có mũ. Vì vậy, con hãy đội mũ vào’ thì bạn nên nói: ‘Con đội mũ vào đi’. Đôi khi bạn nên ra cho bé những mệnh lệnh ngắn như: ‘Con mặc áo ấm vào đi’.
- 3 Hành động sau lời nói Làm cho câu nói của bạn rõ ràng nhưng không có nghĩa là bạn quát và đe dọa bé. Bé sẽ cảm thấy bạn là người độc đoán và bé chỉ sợ chứ không phục. Ví dụ khi bạn bảo bé uống sữa thì hãy đưa sữa cho bé. Đừng nói quá nhiều mà quên mất hành động đó. Bé sẽ thấy bạn không đáng tin. 4 Những thông điệp có ‘trọng lượng’ Thông điệp này cần đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và kèm theo hành động đi theo. Ví dụ khi bạn nói: ‘Đã đến lúc đi ngủ rồi’ thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.
- Quan trọng là bạn cần biết cách truyền đạt cho bạn 5 Đưa ra những cảnh báo Dấu hiệu ở đây có thể là tiếng gọi cũng có thể là giới hạn thời gian. Ví dụ: Khi bạn sắp vào bếp chuẩn bị bữa tối, bé đang chơi ngoài phòng
- khách. Bạn dặn bé rằng: ‘Mẹ phải nấu bữa tối. Khi nào mẹ gọi, con hãy vào rửa tay nhé!’. 6 Đưa ra sự hướng dẫn thực tế Nếu bạn đưa ra một chỉ dẫn mù mờ như: ‘Cất đồ chơi đi’, bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu. Thay vì nói câu đó, bạn hãy đưa ra chỉ dẫn cụ thể: ‘Con hãy cất con gấu bông màu xám vào trong ngăn tủ đi’. Sau đó, nếu bé làm được rồi, bạn hãy khuyến khích: ‘Tốt lắm, bây giờ thì con cất chiếc tàu hỏa vào ngăn tủ dưới’ 7 Động cơ Bạn đưa ra những mệnh lệnh kèm theo những cáu gắt thật không vui chút nào và bé cũng cảm thấy hơi ‘ấm ức’. Mệnh lệnh kèm theo một sự hài hước, không quá căng thẳng mà rất mạnh mẽ sẽ khiến bé vui lòng làm theo bạn. Ví dụ: Trong một vài trường hợp, bạn có thể dùng âm nhạc để thu hút bé và đưa ra mệnh lệnh. Đôi khi đi kèm theo một vài lời khen cũng khiến bé thích thú. 8 Làm gương cho bé về cách cư xử đúng đắn
- Bạn bắt trẻ phải nghe lời, không hỗn, phải lịch sự song bạn là người bỗ bã, không điềm tĩnh và hỗn hào với người khác thì làm sao mà bé nghe lời bạn.