Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Tư vấn học đường (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Tư vấn học đường (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_boi_duong_nghiep_vu_tu_van_hoc_duong_phan_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Tư vấn học đường (Phần 1)
- 1 HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM PGS TS LÊ SƠN TS LÊ HỒNG MINH GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG PHẦN 1&2 TP HCM 2014 PHÁT HÀNH NỘI BỘ EBM GROUP
- 2 PHẦN I NHẬP MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Chương 1: Tư vấn học đường ra đời và phát triển nghiệp vụ 1. Sơ lược lịch sử nghiệp vụ 2. Tư tưởng nghiệp vụ của Parsons và Rogers 3. Tư vấn học đường trên thế giới 4. Tình hình tư vấn học đường tại Việt Nam Chương 2 : Khái niệm tư vấn học đường 1. Tư vấn học đường xưa và nay 2. Chương trình tổng thể tư vấn học đường 3. Đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của chương trình 4. Mục tiêu tư vấn học đường ở các cấp học Chương 03 : Phẩm chất tư vấn viên học đường 1. Vai trò, nhiệm vụ 2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp 3. Những phẩm chất và kỹ năng cần tự rèn luyện 4. Đào tạo và sử dung tư vấn viên học đường Chương 04 : Tư vấn tâm lý và kỹ năng cơ bản 1. Tư vấn tâm lý 2. Kỹ năng giao tiếp 3. Kỹ năng truyền thông 4. Kỹ năng khởi dậy 5. Kỹ năng hỗ trợ quyết định của thân chủ Chương 05 : Hướng nghiệp, và các kỹ năng 82 1. Hướng nghiệp truyền thống và hiện đại 2. Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp 3. Bộ trắc nghiệm hướng nghiệp 4. Hướng dẫn sử dụng bộ trắc nghiệm
- 3 PHẦN II XÂY DƯNG̣ CHƯƠNG TRÌNH TÔNG̉ THÊ ̉ TƯ VẤN HOC̣ ĐƯỜNG Chương 06: Chương trình tổng thể : Mô giáo dục toàn diện 1. Mô hình giáo dục toàn diện : dạy chữ, dạy người ,dạynghề, 2. Ba nhiêm vu ̣ của chương trình tư vấn học đường tổng thể 3. Bốn nghiệp vụ chủ yếu trong tư vấn học đường ngày nay 4. Các bước tiến hành chương trình tổng thể tư vấn Chương 07 Tô ̉ chức tư vấn tâm lý trong tư vấn hoc̣ đường 1. Tư vấn tâm lý - nhu cầu và mục đích 2. Đăc̣ điêm̉ tô ̉ chức tư vấn tâm lý trong nhà trường 3. Tư vấn gian̉ lươc̣ - những điều cần lưu ý 4. Đăc̣ điêm̉ tư vấn khung̉ hoang̉ 5. Ýnghĩa cuả tư vấn nhóm Chương 8 : Tô ̉ chức Hướng nghiệp trong tư vấn học đường 1. Muc̣ đích hàng đầu cuả công tác ưt vấn hoc̣ đường 2. Hướng dẫn kế hoạch học tập cho tất cả học sinh 3. Thẩm định năng lực học sinh và phối hợp các nguồn lực hỗ trợ 4. Hỗ trợ quyết định chọn hướng học, hướng nghiệp 5. Quan hệ cộng đồng và các thông tin về nguồn nhân lực Chương 09: Một số lý thuyết chủ yếu trong tư vấn tâm lý 1. Kiến thức chung về tâm lý học và tư vấn tâm lý 2. Phân tâm học freud, jung, Adler 3. Thuyết Hành vi , Nhận thức-Hành vi,và Trị liệu Thực nghiệm 4. Thuyết Tâm lý học Tự tâm và Thân chủ Trọng tâm Rogers 5. Các thuyết khác (Gestalt, REBT, Invitational Counseling Chương 10: Một số lý thuyết chủ yếu trong hướng nghiệp 1. Lý htuyết về thế giới nghề nghiêp̣ và phân loaị nghề 2. Lý thuyết về tính cách con người và loại nghề 3. Lý thuyết về phân đoạn đời người và nghề nghiệp 4. Lý thuyết về trọng điểm đặc thù hướng nghiệp 5. Các lý thuyết khác ( bán cầu não, vân tay, tử vi )
- 4 PHẦN III CHUYÊN ĐỀ TÂM LÝ HÔỊ THAỎ TÂP̣ HUẤN Chuyên đề 1: Trí nhớ trí thông minh 1. Khái niệm tâm lý học trí tuệ 2. Trí nhớ và não bộ 3. Các cách ghi nhớ 4. Trí thông minh, sáng tạo 5. Cải thiện trí thông minh Chuyên đề 2 : Giáo dục giới tính 1. Bốn giai đoan phát triển tâm sinh lý trẻ 2. Những dấu hiệu ẩn ức và nguyên nhân 3. Các nguyên tắc và phương pháp giáo dục giới tính 4. Một số kiến thức thông dụng về sức khỏe sinh sản Chuyên đề 3 : Trị liệu tự kỹ và tăng động 1. Học sinh tăng động : Khái niệm 2. Dấu hiệu tăng động và phương thức tư vấn điều trị 3. Khái niệm trẻ tự kỷ 4. Dấu hiệu tự kỷ - Phương thức tư vấn điều trị Chuyên đề 4 : Nghiện game và nghiện ma túy 1. Hiện tượng học sinh nghiện games – Cách phòng ngừa 2. Giới thiệu phương thức điều trị lâu dài 3. Hiện tượng nghiện ma túy – cách phòng ngừa 4. Giới thiệu phương thức điều trị lâu dài PHỤ LỤC : - Quy chế hoaṭ đông̣ Tô ̉ tư vấn hoc̣ đường ( Phòng TVTE Tp HCM năm 2000) - Kế hoacḥ tông̉ thê ̉ tư vấn ơ ̉ môṭ trường hoc̣ - Tư vấn hoc̣ đường taị môṭ trườngtrung hoc̣ phô ̉ thông qua mang̣ - Hệ thống trắc nghiệm hướng nghiệp đơn giản và khả thi ở TpHCM - Luâṭ giao thông , bài hoc̣ vào đời vê ý thức chấp hành pháp luâṭ
- 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Samuel T Gladding ( 2000, 4th Ed), Counseling a comprehensive Professional, Prentice Hall, New Jersey, Columbus , Ohio. - John Schmidt (1999-3rd Ed) Counseling in Schools – Essential Services and Comprehensive Programs, Ally and Bacon. USA - Parsons, R. D., Kahn W. J. (2005). The School Counselor as Consultant - An Intergrated Model fro School-Based Consultation. Thomson. - Special Problems in Counseling the Chemically Dependent Adolescent, (1991), Eileen Smith Sweet Editor,The Haworth Press – New York. - Howard Gardner (1997, Phạm Toàn dịch), Frames of Mind, Nxb Giaó Dục. - Dale Carnegie, (2014, fist New dịch),How to win friends and Influence Poeple – Đắc Nhân tâm- NXB trẻ.Tp HCM - Lê Sơn, lê Hồng Minh (2010,2013) , Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên làm tư vấn viên học đường Tây Ninh, Khánh Hoà, Hậu Giang; Lưu hành nội bộ. Trung tâm ƯDKH TLGD Phía Nam – Viện Nghiện Cứu EBM ( Giáo dục và QTKD). - Bộ GDĐT, (2000) Quy chế tổ chức và hoạt dộng của trung tâm tổng hợp hướng nghiệp, NXB Giáo dục . - Phan trọng Ngọ và cộng sự (2001) Tâm lý học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Lê thi Thanh Hương (Ch. Biên) (2010), Tư vấn hướng nghiêp cho học sinh trung học phổ thông- Thực trạng ở Vie5t Namva2 kinh nghiệm Quốc tế, NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.
- 6 MỞ ĐẦU Tổ chức giáo dục trong nhà trường kể từ thời Komensky (1592-1670), đến nay đã có nhiều thay đổi, nhưng bản chất giáo dục học sinh biết làm người hành xử phù hợp đạo lý con người, quan tâm vấn đề phát triển nhân tính theo thời đại của nhà trường, là một hoạt động giáo dục trọng yếu, không thể bị xem thường. bên cạnh hoạt động dạy và học kiểu truyền đạt kiến thức, từ thầy sang trò. Giáo dục học sinh làm người ngoài những giờ công dân, giờ chính trị, nhà trường hiện nay rất cần những giáo dục viên chuyên trách ưđ ợc đào tạo làm tư vấn học đường. Thực hiện tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005 và công văn 9971/BGD&ĐT, ngày 28/10/2005) của Bộ GDĐT và công văn số 30- 2009/CV-TWH của chủ tịch Hội KHTL-GD VN Phạm Minh Hạc, Trung tâm Ứng dụng KH TLGD Phía Nam đứng ra phối hợp với các Sở GDĐT tỉnh thành tổ chức các lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ Tư vấn Học đường. Trong 3 năm 2010-2013, đã bồi dưỡng 6 khóa học, ở các tỉnh Khánh Hòa, Tây Ninh, Hậu Giang cho gần 1000 học viên, là những giáo viên các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở có dự kiến trở thành tư vấn viên học đường. Mục tiêu khóa học: Giúp giáo viên hiểu được và thực hành tốt nguyên tắc nghiệp vụ và giữ gìn uy tín, phẩm chất, tư cách tư vấn viên tâm lý học đường (khác với thói quen cũ ủc a người giáo viên chuẩn mực, trang nghiêm), khi phải làm giáo dục viên vừa là tư vấn viên tiếp xúc trực tiếp cá nhân, thân thiện, chia sẽ, lắng nghe những điều riêng tư, bảo mật trong tư vấn tâm lý học sinh. Đồng thời, khóa học sẽ phổ biến rộng rãi các kiến thức và kỹ năng ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục rộng rãi trong ngành giáo dục, chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp sử dụng khoa học tâm lý giáo dục, tiến đến xây dựng một hội nghề nghiệp chuyên ngành tư vấn học đường, trong Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Tài liệu này là những thông tin cơ bản, dùng trong khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường nói trên, được mở rộng dùng cho các bạn đọc muốn tham gia khóa học và là tư liệu tham khảo chuyên ngành cho : - Các sinh viên các chuyên ngành tâm lý giáo dục - Các giáo viên chủ nhiệm, giáo dục viên, các tác viên, cán sự xã hội - Các tư vấn viên ở các chương trình nhân đạo của các hội đoàn - Quý vị tư vấn viên ở nhiều lãnh vực khác Kỳ vọng sau khi nghiên cứu tài liệu này : - Người đọc sẽ hiểu và thống nhất các khái niệm, các nguyên tắc nghiệp vụ. - Biết tự hiểu mình, tự rèn luyện thay đổi phong cách ứng xử với thân chủ - Từng bước tự rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và khơi dậy mọi nguồn lực, hỗ trợ thân chủ thay đổi tình trạng, hoàn cảnh một cách tích cực.
- 7 Giáo dục phổ thông nước ta, từ những năm 1980, đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động dạy làm người bên cạnh dạy chữ và rất quan tâm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Từ năm 2000 đến nay, một số trường học còn quan tâm đến công tác tư vấn tâm lý, tổ chức một số phòng tư vấn học đường. Tuy vậy, trong toàn ngành giáo dục cho đến nay, chưa có một hệ thống tư vấn học đường hoàn chỉnh bao gồm tư vấn về tâm sinh lý, thái độ sống và hướng nghiệp. Cuốn sách này sẽ là tài liệu cung cấp kiến thức nghiệp vụ cơ bản, góp phần xây dựng hệ thống tư vấn học đường, một tiêu chí của nhà trường thân thiện và hiện đại. Nội dung cuốn sách này chia làm 3 phần. Phần 1:Tư vấn học đường nhập môn, gồm khái niệm và kỹ năng căn bản của tư vấn học đường. Phần 2: Phương thức xây dưng̣ chương trình tông̉ thê ̉ tư vấn hoc̣ đường và lý huyết chuyên ngành tư vấn tâm lý và ươh ́ng nghiêp̣ . Phần 3: là các chuyên đề hôị thaỏ tâp̣ huấn gồm một số tư liệu tâm lý, ưt vấn tri ̣ liêụ và hướng nghiêp̣ cần thiết Sách được viết theo dạng cẩm nang, hướng dẫn thực hành. Bước đầu, các tác giả cố gắng tổng hợp các nội dung tập huấn trong nước và tài liệu lý thuyết của các chuyên gia nước ngoài, cùng với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn trẻ em, làm chuyên viên tư vấn trong trường học và làm công tác nghiên cứu giáo dục, quản lý giáo dục . Xin nhận nơi đây lòng biết ơn các chuyên gia bậc thầy đã truyền đạt nghề nghiệp, cung cấp tư liệu cho cuốn sách, cám ơn quý anh chị thâm niên trong ngành, quý anh chị giảng viên nòng cốt tư vấn trẻ em (Save the Children), quý thân hữu tác viên xã hội đã góp ý sửa chữa và hỗ trợ xuất bản. Rất mong được sự tiếp tục hỗ trợ và đóng góp ý kiến của quý vị cao minh, quý ồđ ng nghiệp để cuốn sách nhập môn, kim chỉ nam vào nghề, ngày càng được hoàn thiện hơn. Tác giả PGS TS Lê Sơn - Hiệu trưởng Trường Bắc Lý – - Viện trưởng Viện Giáo dục học – Viện KHGD VN (1965) - Viện phó Viện Khoa học Giáo dục các tỉnh Phía Nam (1991) - Giám đốc TT Ứng dụng KHTLGD Phía Nam (1994) TS Lê Hồng Minh - GĐ TT Dạy nghề Quận 3 tp HCM (1983-1990) PGD TT VOTEC (1991-1997) - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VP Tư vấn trẻ em, UBBVCSTE TpHCM (1997); TT tư vấn Giáo dục Tâm lý và Thể chất ( CONCEPP-1999) - TT Điều dưỡng và Cai nghiện Thanh Đa ( 2003) - Giám đốc TT Hướng nghiệp và Hỗ trợ Việc làm SV Đại học Gia Định (2010) - Phó GĐ TT Ứng dụng KHTLGD Phía Nam (2010) - Viện trưởng Viện EBM (Giáo dục &QTKD) (2010)
- 8 PHẦN I NHẬP MÔN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Chương 01 : Tư vấn học đường ra đời và phát triển Chương 02 : Khái niệm tư vấn học đường Chương 03 : Phẩm chất tư vấn viên học đường Chương 04 : Tư vấn tâm lý và kỹ năng cơ bản Chương 05 : Hướng nghiệp, và các kỹ năng
- 9 CHƯƠNG 1 TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Hoạt động hướng nghiệp, một phần quan trọng của tư vấn học đường ngày nay, bắt nguồn từ công trình nghiên cứu “Tổng quan thị trường nghề nghiệp trên thế giới” từ đầu thế kỷ 17 của một người Ý, Tomasco Gazoni, được dịch ra nhiều thứ tiếng, tiếng Anh là “ The Universal Plaza of All the Professions of the World”. Năm 1631, Poowell, một người Anh xuất bản cuốn “Tom of All Trades or The Plain Pathways to Perferment”, một cuốn sách gồm các hình ảnh thông tin về các ngành nghề. Năm 1747, xuất bản cuốn “London Tradesman’ liệt kê tích hợp tất cả ngành nghề đang phát triển ở Luân đôn làm kim chỉ nam cho người lao động trẻ vào đời. Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của triết học quan tâm đến con người, tôn trọng cá nhân và quyền dân chủ, sự phát triển của khoa học tâm lý thực nghiệm, tâm lý về nhân cách, xã hội và sự phát triển của ngành thống kê học. Đặc biệt là ngành tâm lý trị liệu, tâm thần học. Năm 1909, William Healy thành lập “ Trung tâm chuyên khoa điều hướng trẻ em” ( Child Guidance Clinic), chăm sóc tâm lý giáo dục cho các trẻ hư khu ổ chuột, đã tác động mạnh vào phong trào tư vấn hướng dẫn giáo dục, hướng nghiệp . Tuy vậy, lịch sử nghiệp vụ tư vấn học đường được ghi nhận xuất phát và lớn mạnh ở Mỹ, từ công tác hướng nghiệp trong học đường vào những năm đầu của thế kỷ 20. Trong thập kỷ 1900-1909, có 3 người được xem là những người đầu tiên khởi xướng và hệ thống hóa nghiệp vụ tư vấn học đường là Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer.(Gladding,2000, Counseling,a comprehensive profession).mà chủ yếu là tư vấn hướng nghiệp. + Jesse B. Davis Jesse B. Davis được coi là người đầu tiên đề xuất một chương trình hướng nghiệp trong trường học có hệ thống. Năm 1907, ông được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông, đã khuyến khích các giáo viên dạy tiếng Anh sử dụng các bài luận văn, bài học liên quan mô tả nghề nghiệp, nói lên những hứng thú, những đặc điểm cần phát triển và những vấn đề về tư tưởng và hành vi không thích hợp cần hạn chế đối với một số nghề nghiệp. Đồng thời với Jess B. Davis nhiều trường học ở nhiều nơi khác cũng thực hiện mô hình đó.
- 10 + Frank Parsons (1854–1908) : Tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề thật sự lớn mạnh kể từ khi Frank Parsons, người mà sau này được coi là “cha đẻ của hướng nghiệp”, thành lập “Văn phòng ưt vấn hướng nghiệp” ở Boston năm 1908, ( Boston `s Vocational Bureau) và xuất bản sách “Chọn nghề” (Choosing a Vocation). Frank Parson với phòng tư vấn tâm lý về nghề nghiệp, đã sử dụng các khái niệm của tâm lý học như những đặc điểm khí chất, tính khí của mỗi con người và đối chiếu với những nhân tố được xem là những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp để đánh giá sự phù hợp (đặc điểm người/nghề), các lý thuyết tâm lý về những xung động của vô thức (Freud,Adler,Jung), sau đó phát triển thành ngành học. Frank Parson đã sử dụng các tiến bộ và cách tính toán về xác suất, di truyền, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan của khoa học thống kê khởi xướng từ thế kỷ trước, đặc biệt các khái niệm thống kê của nhà nhân chủng học Francis Galton (1822-1911),và Karl Pearson, để thiết lập và tiến hành trắc nghiệm, chẩn đoán tâm lý nghề nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp. Frank Parsons nổi tiếng là một học giả thông thái, một nhà văn hấp dẫn hoạt động không ngừng nghỉ, xứng đáng là cha đẻ của hướng nghiệp, là người khởi đầu trào lưu tư vấn hướng nghiệp. Không ai tiên đoán được sự lớn mạnh của phong trào, từ khi ông đào tạo vài chục người năm 1909, đến năm 1994, số người được đào tạo tư vấn viên học đường đã lên đến con số 115.000 người. Từ thời khởi đầu, đối với ông tư vấn viên hướng nghiệp cần có những tính chất sau đây: - Kiến thức thực hành tâm lý về hướng nghiệp - Kinh nghiệm đầy đủ về mối quan hệ nhân bản, - Khả năng làm việc với những người trẻ tuổi - Hiểu biết về những điều kiện và yêu cầu của sự thành đạt - Được chuẩn bị đầy đủ thông tin về chương trình học tập và các phương tiện cần thiết - Có phương pháp phân tích khoa học .
- 11 + Cliffort Beer: Trong thập kỷ 1900-1909, với tác phẩm nỗi tiêng “Một tâm hồn tự tìm thấy” (A Mind That found itself, 1908), gây ảnh hưởng lớn trong quá trình tâm lý trị liệu và tâm lý lâm sàng. Sự nghiệp quan tâm sức khỏe tâm thần của Beer đã góp phần tích cực đẩy mạnh trào lưu hoạt động vì sức khỏe tâm thần và ngành tư vấn tâm lý ở Mỹ. Từ tác phẩm này đã đưa ông lên địa vị là người sáng lập tư vấn sức khỏe tâm thần. Ông nhận trị liệu cho các bệnh nhân yếm thế, bị hành hung bị lạm dụng đưa vào một bệnh viện là sự kiện rất đáng chú ý vào thời đó. ởM đầu cho khoa học trị liệu các bệnh tâm thần. Với sự giúp đỡ của một số nhà tâm lý học như William James Adolph Meyer, các cách thức thanh tẩy phiền muộn, căng thẳng, vệ sinh tâm thần được phổ biến, giáo dục. Quần chúng được hướng dẫn phòng chống các bệnh tâm thần . Phong trào phòng chống bệnh tâm thần, thanh tẩy tâm trí phát triển, đưa đến sự cải cách luật pháp, cách thức chăm sóc, theo dõi người bệnh sau điều trị, và việc lập các bệnh viện miễn phí cho người bệnh tâm thần. Tư vấn tâm lý và hướng nghiệp nói chung và tư vấn học đường nói riêng đã sử dụng các khái niệm thống kê để phân tích các hiện tượng tâm lý xã hội, sự phù hợp nghề, sử dụng các khái niệm về những mối tương giao nhân tính hiện hữu trong hiện tượng luận, khái niệm về những dự phóng, về tưởng tượng trong triết lý của K. Jaspers, Jean-Paul Sartre, Maurice Merleau Ponty Từ năm 1920-1930, ở Mỹ, tư vấn tâm lý giáo dục và hướng nghiệp phát triển theo đà tiến bộ của nền giáo dục học đường, quan tâm đến sự phát triển cá nhân, xã hội và luân lý đạo đức của cuộc sống. Tuy vậy, phong trào gặp phải sự chống đối của nhiều trường học cho rằng nhà trường chỉ dạy học sinh nền học vấn cơ bản không nên ôm đồm nhiều trọng trách không chu toàn. Cộng với thời kỳ suy soái kinh tế trầm trọng khiến cho tư vấn học đường phát triển chậm lại. Năm 1940, Quân đội Mỹ sử dụng các nhà tâm lý và tư vấn để tuyển quân và huấn luyện nhân sự. Đây là lúc tư vấn học đường có động cơ thúc đẩy tiến hành các trắc nghiệm tìm hiểu khả năng, năng lực tinh thần, thể chất cùa học sinh, và cũng là lúc các nhà tư vấn học đường chịu ảnh hưởng quan điểm chú trọng mối quan hệ hỗ trợ thân chủ, thân chủ trọng tâm của Carl Rogers .
- 12 Carl Rogers (1902-1987) với thuyết Coi trọng con người (The Person-centered approach ) (như:, Thân chủ trọng tâm (Client-centered therapy) Học trò là trung tâm (Student-centered learning ) Luận cứ của người phái Rogers (Rogerian argument ) Carl Rogers có tầm ảnh hưởng rất lớn, là nhà tâm lý học, tâm lý trị liệu hàng đầu của thế kỷ 20, đưa ngành tư vấn tâm lý lên địa vị quan trọng với phương pháp tư vấn thân chủ trọng tâm và học trò là trung tâm trong tư vấn học đường – Phải nói, tư vấn học đường bắt đầu từ Rogers mới có ý nghĩa lắng nghe, động viên giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong học tập và chia sẻ tâm tư tình cảm, giải toả stress, cải thiện môi trường giáo dục, con người nhân ái, nhân văn được tôn trọng. Tư vấn học đường bắt đầu được nâng lên từ mục tiêu tập trung phát triển nghề nghiệp sang tập trung vào các vấn đề cá nhân và xã hội của học sinh, sinh viên, song song với sự lớn mạnh của các trào lưu nâng cao pháp quyền xã hội và dân sự ở Mỹ. Cũng trong thập kỷ 50, chính phủ Mỹ thành lập các Cục Hướng dẫn và Phục vụ Nhân sự (Guidance and Personnel Services Section- GPSS) thuộc Tòa Hành chánh Tiểu bang và Hệ thống Trường học Địa phương. Ngày 4 tháng 10 năm1957, Nga phóng vệ tinh Sputnik I. Ngoài việc Nga đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua vào vũ trụ, còn ngụ ý Mỹ đã không có đủ các nhà khoa học và toán học xuất sắc. Chính phủ Mỹ đã thông qua đạo luật Giáo dục Bảo vệ Quốc Gia làm dấy lên một phong trào lớn mạnh về tư vấn hướng nghiệp trong học đường với những khoản ngân quỹ khổng lồ. Từ những năm 1960 tư vấn học đường tiếp tục lớn mạnh trở thành nghề nghiệp mới được luật pháp thừa nhận. Vào khoảng cuối những năm 60 và đầu những năm 70, Norm Gysbers và các cộng sự, tiểu bang Missouri, qua các công trình nghiên cứu chứng minh mối quan hệ thiết thực giữa tư vấn học đường và sự thành đạt của học sinh , sinh viên. Nhóm nghiên cứu của Norm Gysbers, đã đưa tư vấn học đường từ một nghề nghiệp ít ai để ý đến trở thành một hoạt động thiết yếu mang tính chiến lược và có mục tiêu hệ thống trong chương trình tư vấn học đường cho mọi học sinh từ sơ tiểu học đến trung học (K-12).
- 13 Những năm 80 và 90, tư vấn học đường đứng trước nguy cơ không còn phù hợp với nền giáo dục chủ trương chỉ truyền đạt giáo dục cơ bản đang thắng thế. Để đáp lại, Campbell & Dahir (1997), người được sự ủng hộ rộng rãi của các nhà tư vấn học đường đã có sáng kiến đưa ra Tiêu chuẩn Quốc gia về Tư vấn học đường với 3 lãnh vực: Trình độ bằng cấp, Quá trình nghề nghiệp, Nhân thân và xã hội; 9 tiêu chuẩn, và các năng lực, tiêu chí chi tiết cho tư vấn học đường. Gần đây, năm 2002, Hiệp hội Tư vấn Học đường Mỹ (ASCA) cho ra Khung chuẩn quốc gia chương trình đào tạo tư vấn học đường. Năm 2003, thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kết quả Tư vấn Học đường; Ngày 1/1/2006, Quốc hội tuyên bố Tuần lễ Tư vấn học đường từ 6-10/2. Năm 2008, tổ chức các cuộc thi đua tư vấn học đường dựa trên các tiêu chuẩn đã ban hành. 2. TƯ TƯỞNG NGHIÊP VỤ CỦA PARSONS VÀ ROGERS Đã một thế kỷ đi qua, kể từ khi tư tưởng hướng nghiệp của Parsons trở thành cơ sở lý luận nghiệp vụ hướng nghiệp trong tư vấn học đường; và hơn 50 năm, kể từ khi Carl Rogers khởi xướng lý thuyết tư vấn tâm lý, và trị liệu tâm lý “ thân chủ trọng tâm”, Lý thuyết hướng dẫn nghiệp vụ của Parsons và Carl Rogers đến nay, vẫn còn nhiều ảnh hưởng đối với tư vấn viên tư vấn học đường mới nhập môn. Frank Parsons cha đẻ của tư vấn hướng nghiệp Frank Parson sinh năm 1854, là một kỹ sư, sau đó làm giáo viên dạy toán, lịch sử, và Pháp văn trong một trường trung học công lập. Ông ta đã trở thành giảng viên của đại học Kansas State University và Boston University. Ngày 1 tháng 5, 1908, Parsons trình bày bài diễn thuyết gây chấn động phong trào tư vấn hướng nghiệp công bố kết quả tư vấn hướng nghiệp có hệ thống cho 80 người đầu tiên đến văn phòng tư vấn hướng nghiệp của ông tại Boston. Tháng 9 năm đó ông mất, nhưng tác phẩm chính của ông “ Chọn nghề” được xuất bản vào tháng 5,1909 (Bemak, 2000). Với công trình được công bố đó, đã đưa Parsons lên địa vị cha đẻ của hướng nghiệp, làm kim chỉ nam cho các hoạt động tư vấn tâm lý và hướng nghiệp thời đó và còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ông đã phát hiện và triển khai định hướng cơ chế tài năng phù hợp ( tailent-maching) của một người đối với nghề nghiệp, là cơ sở lý luận để sau này được phát triển thành lý thuyết về đặc điểm tính tình và yếu tố nghề nghiệp (Trait and Factor Theory of Occupational Choice – gọi tắt là lý thuyết đặc điểm Người/Nghề). Ý niệm chính của lý thuyết Parsons là
- 14 sự phù hợp nghề. Ông nổi tiếng trong các công trình giúp các cá nhân thành tựu trong việc chọn nghề. Văn phòng Hướng nghiệp Boston của ông đã hỗ trợ công tác hướng nghiệp cho các trường công lập ở Boston. Gây ảnh hưởng lớn trong phong trào hướng nghiệp trong và ngoài nước Mỹ vào thời đó. Năm 1918, ảnh hưởng khoa học của Văn phòng lan xa đến Uruguay và Trung Quốc . Sau khi Parson từ 1905-1907, làm việc cho một trong những Chương trình Phục vụ Dân sự (Civic Service House programs) được gọi là Viện Thành tựu Sinh kế (Breadwinner's Institute – theo Zunker, 2002). Parsons tiến đến tổ chức Văn phòng Hướng nghiệp, dùng Văn phòng để đào tạo tư vấn viên và lãnh đạo cho hệ thống trường lớp trung học và nghiệp vụ YMCA. ( Hiệp hội Thanh Niên Công giáo). Nhờ đó, vài năm sau, Hội đồng Các trường học tại Boston tạo ra chương trình đầu tiên đào tạo cấp chứng chỉ cho tư vấn viên. Chương trình đào tạo này được đại học Harvard thừa nhận, trở thành chương trình đào tạo tư vấn viên dựa vào đại học đầu tiên. Đồng thời, lãnh đạo hệ thống nhà trường Boston đưa 100 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở vào đào tạo trở thành tư vấn viên Lịch sử còn cho thấy, Parsons đã có nhiều công trình, những tác phẩm ảnh hưởng đến cải cách kinh tế xã hội với nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả lãnh vực thuế, quyền bầu cử của phụ nữ, vấn đề giáo dục cho mọi người Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải cách xã hội, giúp con người tìm được việc làm theo quyết định chọn lựa phù hợp với con người và hoàn cảnh của từng cá nhân. Mục đích đầu tiên của Văn phòng Hướng nghiệp Boston là phát triển tiềm năng dân nhập cư đang gia tăng lớn mạnh ở Boston. Parsons là một trong những người có tưởng cải cách xã hội nhưng ông là người có khả năng thu được sự ủng hộ tích cực và chặc chẽ của lãnh đạo những nhóm quyền lực mạnh mẽ của giới kinh doanh, người lao động, nhà giáo, và cả cơ quan công quyền, cảnh sát, quản lý hành chánh. Đối với Parson, dân chúng trở nên tốt đẹp khi họ tìm được việc làm phù hợp với khả năng. Khi một cá nhân được sắp xếp việc làm phù hợp, sẽ phát huy khả năng, tăng năng xuất lao động. Ông tuyên bố, quyết định chọn nghề, chỉ nên xảy ra khi hội đủ các điều sau đây: Hiểu biết chính xác về tính cách riêng của cá nhân mình ( bao gồm : Năng khiếu, sự ham thích, và năng lực thể chất cá nhân) Có kiến thức sâu rộng về công việc và thị trường lao động. Thẩm định hợp lý và khách quan về mối quan hệ giữa tính cách cá nhân và thị trường lao động. Lý thuyết về 3 yếu tố trên vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay trong công tác hướng nghiệp, được đặt trên giả thuyết là có thể đo lường được tính cách con người và đặc điểm nghề hay công việc đặc thù; và những người ứng tuyển có thể bị thách thức đối với một công việc, là sự gắn kết xứng đáng, phù hợp, khách quan tốt lành.
- 15 Trong sách “Chọn nghề”, Parson lưu ý 7 bước nghiệp vụ khi hướng nghiệp cho thân chủ : 1. Dữ liệu cá nhân: Tìm cách khẳng định những yếu tố cơ bản của con người thân chủ. Nhắc lại tất cả yếu tố mà thân chủ đang chịu đựng đối với nghề nghiệp 2. Tự phân tích: Tư vấn viên hướng dẫn làm bài tập tự kiểm về bản thân thân chủ. Mọi xu hướng và những điều thích thú tác động đến việc chọn nghề đều phải được ghi nhận. 3. Thân chủ tự quyết định chọn nghề: Phải nhớ rằng thân chủ là người chọn nghề, tư vấn viên là người giúp đỡ hướng dẫn. 4. Tư vấn viên phân tích: Trắc nghiệm thân chủ xem có phù hợp với những yêu cầu chính yếu của nghề nghiệp. 5. Mở ra các lãnh vực nghề nghiệp: Tư vấn viên phải nắm rõ kiến thức công nghệ như liệt kê, phân loại các ngành công nghiệp và tính chất nghề nghiệp yêu cầu. Hơn nữa còn cho thân chủ biết nơi đào tạo và học việc nếu cần. 6. Giới thiệu và cho lời khuyên: Ở giai đoạn này là lúc thận trọng nhất, tư vấn viên phải tỏ ra thông thái, nhìn xa,hiểu rộng đưa ra những lý lẽ hợp lý và rõ ràng, giúp thân chủ suy nghỉ chọn lựa. 7. Sự giúp đỡ chung cuộc : Tư vấn viên giúp thân chủ khẳng định soát xét kỷ quá trình chọn lựa và thể hiện bằng quyết định chọn nghề phù hợp. Ngày nay, các công trình của Parsons vẫn còn giá trị. Trong thế giới công nghệ đổi thay, buộc người lao động phải thích ứng sẵn sàng tìm việc, thay đổi nghề cho phù hợp, đều sử dụng các nguyên tắc hướng dẫn chọn nghề mà Parsons đã đề ra từ thế kỷ trước. .
- 16 Carl Rogers (1902 - 1987) với lý thuyết thân chủ trọng tâm Carl Rogers là người có tư chất rất thông minh, là người sáng lập phương pháp trị liệu, trở thành lý thuyết tâm lý trị liệu và tư vấn tâm lý “Thân chủ trọng tâm” (Client Center Therapy) . Thời còn trẻ, Ông có một thời gian tu học ở chủng viện,đến năm 20 tuổi, sau một dịp đến Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế thanh niên Công giáo, tiếp cận với triết lý nhân bản đông phương, ông từ giả chủng viện, theo học Cao học 1928, Tiến sỹ 1931 tại trường sư phạm Teachers College, đại học Columbia Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, ông tham gia nghiên cứu về trẻ em bị lạm dụng, nên sau đó xuất bản cuốn “The Clinicial Treatment of the Problem Child” (1939). Ông tâm đắc khái niệm “thân chủ trọng tâm” của những nhà tâm lý trị liệu theo phái Freud. Ông đến dạy ở Đai học Ohio, xuất bản tác phẩm “Counseling and Psychotherapy (1942). Trở thành Chủ tịch hiệp hội tâm lý Mỹ (APA-1947). Xuất bản tác phẩm quan trọng “Client-centered Therapy” (1951), “Psychotherapy and Personality Change”(1954). Học trò của ông- Thomas Gordon thành lập phong trào P.E.T ( Parent Effectiveness - dạy làm cha mẹ tốt). Ông cùng Abraham Maslow làm người tiên phong của phong trào tâm lý học nhân bản (Humanistic Psychology), Năm 1961, xuất bản cuốn sách nổi tiếng” On Becoming a Person” ( Con đường Thành Nhân). Ông đã đi đến các đại học khắp thế giới kể cả Liên sô, để truyền đạt tư tưởng và nghiệp vụ tư vấn tâm lý thân chủ trọng tâm. Cuối đời ông còn hoạt động và xuất bản sách “Carl Rogers on Personal Power” (1977);“Freedom to Learn for 80’s”(1983); Vài năm sau ông từ giả cuộc đời ở tuổi 85. Lý thuyết của CarRogers Lý thuyết về tự thân của ông được coi là triết lý nhân bản luận và hiện tượng luận, vì dựa hẵn vào lãnh vực của hiện tượng cá nhân luận mà các lý thuyêt gia Combs, Snygg (1949) đang đề xướng và phát triển. Lý thuyết của Carl Rogers đã triển khai khá rộng lớn. Ông đã viết 16 cuốn sách và vô số bài viết trên báo chuyên ngành để phổ biến luận thuyết của mình. Giả thuyết cơ bản Hai giả thuyết cơ bản của lý thuyết “Thân chủ trọng tâm” được coi là quan điểm chủ yếu về vũ trụ quan và nhân sinh quan. 1. Xu hướng hình thành: Tất cả hệ thống vật chất đều có xu hướng cơ bản tiến tới những loại hình phức tạp. Vũ trụ không ngừng mở rộng. 2. Xu hướng hiện thực: Mọi sinh vật đang sống đều có khuynh hướng cố gắng làm tốt nhất sự hiện hữu của mình, luôn tiến đến sự hoàn thiện, thể hiện đầy đủ tiềm năng bẩm sinh. Nguồn gốc của sự phát triển tâm lý và sự trưởng thành nằm trong mỗi chúng ta.
- 17 Ông tin rằng có một thế lực mạnh mẽ thúc đẩy của sự sống, gọi là “tinh lực của sự sống ” (Sinh lực - The single "force of life" ), một sinh lực tinh anh đưa con người đến sự hoàn thiện trong mọi hình thức cuộc sống. Trong mỗi con người, đều có một cơ chế sinh học luôn biết lượng định giá trị, gọi là Cơ chế lượng giá (organismic valuing). Cơ chế này thúc đẩy, hỗ trợ quá trình sinh lực hiện thực hóa. Khi con người đói, có cái ăn, không phải cái gì ăn được cũng ăn, mà con người lựa chọn những thức ăn ngon để ăn. Trong giao tiếp có người muốn khuyến khích sự phát triển tâm lý bình thường, tạo mối tương giao lành mạnh với người khác, người đó cần phải đáp ứng: Ba phẩm chất cần và đủ của tư vấn viên tâm lý trị liệu + Thật tâm : Chân thành, thành thật, trung thực + Tôn trọng : Tôn trọng con người vô điều kiện, mặc nhiên. + Thấu cảm : Có thể cho thấy rõ sự thấu cảm qua giao tiếp. (Điều kiện 3 chữ T : Thật tâm - Tôn trọng – Thấu cảm) - Chỉ có mối quan hệ tương giao phù hợp các điều kiện trên mới động viên được sự phát triển, trưởng thành tâm lý của con người. Quan điểm của ông đối với con người rất tốt đẹp, mọi người cơ bản đều tốt, đều khỏe mạnh. Có sức khỏe tâm thần tiến triển bình thường. Người có sức khỏe tâm thần bình thường có thể tạo được sự tôn trọng tích cực (positive regard) như: lòng yêu thương, sự cảm mến, quan tâm săn sóc nuôi dưỡng. Con người phải biết tự tôn tích cực (positive self- regard) như: lòng tự trọng, sự tự tôn, tự nêu cao hình ảnh tốt đẹp về minh (positive Self-image). Người làm cha làm mẹ phải tôn trọng con cái một cách tích cực vô điều kiện (unconditional positive regard), coi trọng chúng như những người tốt bình thường, dù con cái mình như thế nào. Con người có thể tự tìm thấy mình thật sự, bản lai diện mục, chân ngã (real self), trong xu hướng hiện thức hóa, theo cơ chế lượng giá, theo nhu cầu, được thừa hưởng sự tôn trọng hướng thượng,thương yêu kính trọng và lòng tự trọng. Ông còn vươn đi xa tìm cái Ngã lý tưởng ( Ideal self) khó đạt được. Những điều nghịch lý, mâu thuẩn xảy ra khi cái ngã lý tưởng và cái chơn ngã quá cách xa nhau, đưa đến tâm bệnh. Cái Ngã lý tưởng phát triển từ - Những điều kiện của giá trị : (Conditions of worth) Đó là những gì do cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, các phương tiện truyền thông, và những người khác, cho là xứng đáng, là có giá trị. Nhưng quan trọng hơn là
- 18 - Sự tôn trọng tích cực có điều kiện: (conditional positive regard) Những giá trị được hình thành từ sự tôn trọng hướng thượng như tình thương yêu, sự cảm mếm, và sự chăm sóc nuôi dưỡng có điều kiện theo quan điểm của xã hội: sự kỳ vọng, luật lệ, cách chăm sóc không mấy khuyến khích được lòng tự trọng tích cực của người được chăm sóc. Một trẻ em có thể được mọi người cho là hay là giỏi, nhưng không hẵn là trẻ em đó có tinh thần khỏe mạnh, sức khỏe tâm thần tốt. - - Lòng tự trọng tích cực có điều kiện (conditional positive self- regard): Con người tự tôn trọng mình do mình đáp ứng được những chuẩn mực của xã hội, của người khác, chứ không phải thực sự phát huy tiềm năng của chính mình. Những phi lý từ trường hợp cái ngã lý tưởng và chân ngã cách biệt sẽ đưa đến sự lo âu rơi vào tâm lý phòng thủ ( Psychology Defenses), như: Tình trạng đe dọa (Threatening situations); Lo Lắng (Anxiety); Từ Chối (Denial); Nhận thức lệch lạc (Perceptual distortion); Rối loạn tâm thức ( Psychosic) “Bảy giai đoạn trị liệu” của lý thuyết chức năng Rogerian Giai đoạn 1. Thân chủ co cụm, rất phòng thủ, và đặc biệt chống lại sự thay đổi. 2. Thân chủ giảm bớt sự cứng nhắc, bắt đầu nói về sự kiện bên ngoài hoặc những người khác. 3. Bắt đầu nói về bản thân thân chủ, nhưng như một đối tượng xa lạ. Cố tình tránh thảo luận về các sự kiện hiện tại. 4. Thân chủ nói về những cảm xúc, tình cảm sâu đậm và phát triển mối quan hệ với nhà tư vấn điều trị. 5. Thân chủ có thể thể hiện các cảm xúc, bắt đầu tin vào khả năng làm quyết định của mình và gia tăng sự nhìn nhận trách nhiệm về hành vi của mình nhiều hơn. 6. Cho thấy rõ họ đang tiến triển nhanh chóng về các suy nghĩ và hành vi phù hợp, bắt đầu nhận chân sự tôn trọng người khác một cách tự nhiên, không ngăn ngại, không đòi hỏi điều kiện. Và đây là giai đoạn thân chủ đạt những dấu hiệu cuối cùng đáp ứng yêu cầu phải chính thức trị liệu. 7. Thân chủ đã trở thành một cá nhân có đầy đủ chức năng, và khả năng tự hiện thực hóa mọi vấn đề của mình. Làm một người có thể cảm thông sâu sắc và bày tỏ đầy đủ sự tôn trọng người khác một cách tích cực, tự nhiên, không điều kiện. Cá nhân này có thể liên quan đến điều trị trước đó của họ để trình bày tình huống thực tế cuộc sống hàng ngày.
- 19 Một người ở giai đoạn 7, có thể sống trọn vẹn trong cuộc sống hiện sinh: sống trong thời điểm mà Rogers đề cập đến như những người của ngày mai Quan niệm về con người đầy đủ chức năng 1. Sự cởi mở để trải nghiệm: (Openness to experience) Ngược lại với cơ chế phòng vệ. Đó là nhận thức chính xác về kinh nghiệm của một người sống trong thế giới cảm xúc. Cũng có nghĩa là có khả năng chấp nhận thực tế, bao gồm cả cảm xúc của người đó. 2. Sống hiện sinh: (Existential living) : Là sống đời sống tại đây-và-bây giờ. Không sống trong quá khứ là những gì đi qua và tương lai thì chưa tới. 3. Cơ chế tin tưởng. (Organismic trusting). Tin vào bản thân mình, làm những gì cảm thấy đúng, những gì tự nhiên. 4. Tự do trải nghiệm. (Experiential freedom). Một người đầy đủ chức năng nhận biết cảm giác tự do, và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. 5. Sáng tạo. (Creativity). Con người sống đầy đủ chức năng tiếp xúc với thực tế hiện thực, do bản chất tự nhiên sẽ cảm thấy bắt buộc đóng góp vào quá trình hiện thực của những người khác, và cuộc sống riêng của mình. Điều này có thể được thể hiện trong nghệ thuật hoặc khoa học, thông qua các mối quan tâm xã hội và tình thương của cha mẹ, hoặc chỉ đơn giản bằng cách làm việc hết mình trong công việc của mình. Rogerian liệu pháp Carl Rogers nổi tiếng do những đóng góp của ông về phương pháp tâm lý trị liệu. Cho đến ngày nay, mặc dù có nhiều ý kiến trái ngược vẫn có giá trị trong tâm lý trị liệu và phương pháp tư vấn tâm lý. Không chỉ bảo (Non-directive). Phương pháp của phái Rogerian ban đầu được gọi là phương pháp không chỉ bảo. Nhà tâm lý điều trị hay tư vấn viên chỉ có mặt để hỗ trợ thân chủ, chứ không chỉ bảo điều gì. Vì chỉ có thân chủ mới hiểu biết về chính họ hơn ai hết và chỉ đạo quá trình tư vấn, điều trị. Thân chủ trọng tâm ( Client centred) Thân chủ là người nên nói những gì là sai, tìm cách cải thiện, và xác định kết thúc điều trị. Trong khi tư vấn viên tâm lý tác động trong quá trình trị liệu như là chất xúc tác cần thiết. Không có chất xúc tác thì phản ứng hóa học không xảy ra, kết quả không có. Nhưng trong kết quả của phản ứng không có sự hiện diện của chất xúc tác.
- 20 Liệu pháp của phái Rogerian là "hỗ trợ, chứ không tái tạo," Tư vấn viên tâm lý giúp thân chủ đạt được trạng thái độc lập vững vàng ( tự chủ, tự do có trách nhiệm) là quá trình trị liệu thành công. Nếu thân chủ sau đó, còn lệ thuộc vào nhà điều trị hay tư vấn viên là thất bại. Kỹ thuật phản ánh : Kỹ thuật điều trị được Rogers quan tâm phát triển chủ yếu là kỹ thuật Phản ánh: Sử dụng nhuần nhuyễn như những kỹ năng truyền thông cảm xúc của tư vấn viên. Nếu khách hàng nói: "Tôi cảm thấy thật kinh khủng!" Tư vấn viên nói : "Vì vậy, cuộc sống đã làm các bạn buồn, phải không?", chứng minh rằng tư vấn viên thực sự lắng nghe và quan tâm thân chủ đầy đủ và hiểu biết. 3. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Ở Châu Âu, cụ thể Planders, thuộc Vương quốc Bỉ, theo Đổ Thiết Thạch (2006), vào những năm 1970, đã thành lập hệ thống các trung tâm hỗ trợ tâm lý – y tế-xã hội ( PMS) hỗ trợ học sinh từ mẫu giáo đến trung học. Đến năm 1999, thành lập trung tâm tư vấn giáo dục trên cơ sở sáp nhập PMS với các trung tâm y tế học đường ở trong mỗi trường học, do nhà nước cấp ngân sách hoạt động. Từ đây có sự hợp tác thích hợp giữa giáo viên và chuyên viên tư vấn học đường, trong chăm lo về mặt học tập, hướng nghiệp, y tế và tình hình phát triển tâm lý xã hội cho từng học sinh, nhất là những học sinh có vấn đề cần hỗ trợ. Ở Pháp, Hiệp hội tư vấn định hướng tâm lý Pháp (Association des conseillers d’orientation psychologues de France- ACOP Pháp), có chức năng hướng dẫn tư vấn viên /nhà tâm lý, trao đổi thông tin, phát triển sự nghiệp tư vấn, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc gia và quốc tế về tư vấn và tâm lý. Hiệp hội ngày càng lớn mạnh, được tổ chức thành các đoàn đại biểu khu vực. Hằng năm tổ chức tại các thành phố khác nhau, ngày quốc gia nghiên cứu và đào tạo tư vấn viên. ACOP là một thành viên của Hội Tâm lý học Pháp, chấp hành các quy chế, đạo đức hành nghề của Hội. Đối với quốc tế, ACOP là thành viên của Tổ chức Định hướng châu Âu ( Ero-Orientation) và Hiệp hội Quốc tế Giáo dục Hướng nghiệp (Association internationale de l’orientation scolaire et professionnelle- AIOSP). Năm 1928, khóa đào tạo tư vấn hướng nghiệp đầu tiên tại Pháp được tổ chức, sử dụng thử nghiệm Binet, sau đó là các khóa tư vấn hướng học và hướng nghiệp, đến năm 1972, đổi tên là khóa đào tạo tư vấn viên định hướng. Đến năm 1991, được chính thức công nhận bằng cấp tâm lý học.
- 21 Ở Trung Quốc, từ xa xưa, triết học của Trung quốc là nền tảng thuận lợi cho sự phát triển tâm lý học. Vào đầu thế kỷ 20, Trung quốc tập trung nghiên cứu về các thuyết tâm lý hành vi. Từ những năm 1910,1920 nhiều tư liệu giải thích giấc mơ và những kỹ thuật phân tâm học đã được dịch sang tiếng Trung quốc. Tiến sĩ Cai Yuanpei, người đã nghiên cứu với Wundt ở Đức, thành lập Viện Tâm lý học đầu tiên vào năm 1917 tại Bắc Kinh. Hiệp hội tâm lý Trung quốc được thành lập ở Thượng Hải năm 1921. Năm 1930, một số bài viết về chứng rối loạn tâm thần phân tích bằng cách sử dụng các nguyên tắc của liệu pháp hành vi đã được công bố. Năm 1933, một học giả người Mỹ, Tiến sĩ R. Lyman, giáo sư phụ trách khoa thần kinh và tâm thần học của Liên minh các Trường Cao đẳng Y tế Bệnh viện Bắc Kinh, đã tổ chức rất nhiều khóa đào tạo cho các bác sĩ, trong đó bao gồm các khóa đào tạo phân tâm học. Cùng thời đó, Hiệp hội tâm lý của Đại học DaSha Thượng Hải đã thành lập một khoa tâm lý trị liệu lâm sàng cho trẻ em. Trong Chiến tranh Thế giới II, nhất là sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc thành lập năm 1949, ngành tâm lý bị ngưng trệ, rồi bắt đầu phát triển vào những năm trước khi cải cách kinh tế năm 1979. Năm 2002, Bộ Y tế và Bộ Nhân sự Trung Quốc quy định các kỳ thi tư vấn tâm lý, là một điều kiện cho người làm việc trong lĩnh vực y tế. Ở Singapore, theo Trịnh Chiến (2006), đã thành lập Trung tâm tư vấn từ năm 1966. Đến năm 1976, thành lập Trung tâm Dịch vụ Chăm sóc học sinh (Student Care Service- SCS). Sau này, phát triển thành 3 trung tâm : Trung tâm Clementi (1983), Trung tâm Hougang (1989), Trung tâm Yishun (1995). Ngoài công tác trực tiếp giúp các học sinh phát huy tối đa tiềm năng và vượt qua những khó khăn trong học tập và đời sống, trung tâm còn đảm nhiệm đào tạo (theo giáo trình tư vấn căn bản của Bộ Giáo dục) các tư vấn viên là giáo viên, do Phòng đào tạo nhân viên của Bộ Giáo dục tổ chức. Nhìn chung, nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm bao gồm: Chăm sóc tình huống và tư vấn gia đình; Dịch vụ tâm lý giáo dục; Chăm sóc thanh thiếu niên phạm pháp; Cố vấn cho sinh viên; Huấn luyện; Phát triển tình nguyện viên
- 22 4. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, khởi đầu theo yêu cầu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (1975 - 1976) Ông Phạm Ngọc Luận và cộng sự tìm kiếm, vận dụng 12 bộ họa đồ nghề và tư vấn cho trên 300 thương binh. Giai đoạn 1977-1980 công tác hướng nghiệp được tổ chức thí điểm ở một số trường phổ thông tại một số địa phương. Giai đoạn 1981-1986: Ban Giáo dục Hướng nghiệp Bộ Giáo dục tổ chức biên soạn tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp PTCS và các lớp PTTH. Từ 1987-1990, do sát nhập Bộ và phải thu gọn đầu mối, Ban Giáo dục Hướng nghiệp sát nhập vào Vụ Giáo dục Phổ thông, công tác hướng nghiệp tạm thời dừng lại. Tháng 3/1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp, biên soạn tài liệu " Tư vấn nghề cho học sinh PT”, mở 2 lớp tập huấn cho 200 cán bộ phụ trách tư vấn ở các TT KT TH-HN trên cả nước. Bộ họa đồ nghề, các bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp được cải tiến do nhiều chuyên gia tham gia biên soạn: Phạm Tất Dong, Thế Trường, Lê Đức Phúc, Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Đức Trí, Đặng Danh Ánh Những năm gần đây có một số công trình tiêu biểu : Sinh hoạt hướng nghiệp 12 (1994), Sinh hoạt hướng nghiệp 11 (1996) của Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Phạm Tất Dong. Tài liệu Những nẻo đường lập nghiệp[6] do Đặng Danh Ánh chủ biên (2003) giới thiệu một số ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và những gương thành đạt về lập thân, lập nghiệp của các bạn trẻ; Từ đó đến nay, rất nhiều tác phẩm hướng nghiệp cho học sinh được phát hành trong và ngoài nhà trường, tác động vào thực tiển phát triền giáo dục. Tính đến năm 1996, cả nước đã có 320 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp, làm tốt khâu TVHN cho học sinh phổ thông nhằm rèn luyện kỹ năng ban đầu về thực hành lao động kỹ thuật, thử năng lực lao động nghề nghiệp, để biết mức độ phù hợp nghề và bước đầu chuẩn bị tâm thế đi vào lao động nghề nghiệp tương lai. Đặc biệt từ năm 1998 đến 2005, dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề do Ngân hàng ADB tài trợ đã đầu tư xây dựng 15 trường nghề trọng điểm, trong đó ỗm i trường đều hình thành bộ phận tư vấn nghề và tư vấn việc làm.
- 23 Trong thực tiễn nhu cầu về TVHN trong học sinh và trong xã hội ngày càng cấp bách. Tác phẩm Giúp bạn chọn nghề do Phạm Tất Dong (chủ biên) (2005): giới thiệu về nghề nghiệp trong xã hội, những nghề cần khuyến khích phát triển, cách chọn nghề và những vấn đề tâm lý cần chuẩn bị trước khi vào nghề. Bộ sách Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp dùng cho giáo viên lớp 9- 10, 11-12 do Phạm Tất Dong (chủ biên), (2006),(2007) cùng với nhiều bộ sách hướng nghiệp thanh niên, gồm nhiều tập do nhiều tác giả viết chuyên về một số nghề, đang được phổ biến rộng rãi trong xã hội. Tuy vậy, nhìn chung, tư vấn học đường chỉ mới quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp, nặng về cung cấp thông tin về xu hướng tính cách con người so với đặc điểm và khả năng nghề nghiệp, đồng thời thông tin về tình hình thị trường lao động, dự báo nhân lực chưa quan tâm đúng mức tổ chức tư vấn học đường với đội ngũ tư vấn viên tâm lý được đào tạo, có biên chế, có phòng làm việc và được khích lệ hoạt động trong nhà trường, đủ tư cách và uy tín tham gia hệ thống giáo dục, cải thiện môi trường giáo dục, đem lại lợi ích thiết thực, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Năm 1997, cơ quan UNICEF hỗ trợ UBBVCSTE Hà Nội, mở khóa tập huấn đầu tiên về tư vấn tâm lý, cho cán bộ tư vấn trẻ em phía bắc và một số cán bộ phía nam gồm tpHCM,Đồng Tháp và Thừa Thiên Huế. Năm 2000, Vp tư vấn trẻ em tp HCM bắt đầu triển khai tư vấn tâm lý trong học đường thí điểm ở Bình Thạnh. Sau đó, kết hợp với các Phòng GDĐT Quãn,Huyện và một số trường học từng bước đã thành lập các Phòng tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường,(tính đến năm 2005 được 19 trường). Một số trường tiên phong tự tổ chức phòng tư vấn học đường. Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp. HCM” được Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường ĐHSP Tp. HCM tổ chức. Năm 2005, với sự hỗ trợ của UBDSGĐTE.TpHCM và UNICEF, Văn phòng Tư vấn trẻ em Tp. HCM đã tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tư vấn trong trường học.”. Năm 2006, với sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu-tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng, Hội Khoa học TLGD Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia tại Tp HCM với chủ đề “ Tư vấn tâm lý giáo dục - lý luận, thực tiển và định hướng phát triển”. Năm 2008, Hội Khoa học TLGD Việt Nam lại mở hội thảo ở Đồng Nai với chủ đề “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp”. Đề
- 24 cập đến giải pháp triển khai mô hình giáo dục tư vấn tâm lý và xây dựng nội dung giáo dục tâm lý ứng xử qua tư vấn học đường. Năm 2010, Các tỉnh thành: Khánh Hòa, Tây Ninh, Hậu Giang, phối hợp với Trung tâm ứng dụng TL-GD Phía Nam, hưởng ứng tinh thần công văn số 30- 2009/CV-TWH của chủ tịch Hội KHTL-GD VN Phạm Minh Hạc phát huy kết quả của cuộc hội thảo khoa học nói trên, đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng Kỹ Năng Tư vấn Tâm lý trong trường học, đẩy mạnh việc phổ biến rộng rãi tri thức khoa học TL-GD trong nhà trường, tạo điều kiện cho các trường học thành lập phòng tư vấn học đường. Về phía Bộ GDĐT, từ năm 2005 theo tinh thần công văn 2564/HSSV ngày 5/4/2005 và công văn 9971/BGD&ĐT, ngày 28/10/2005) của Bộ GDĐT, xác định “Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm ”. Cũng từ năm 2005, với sự chỉ đạo đầy quyết tâm của Sở GDĐT TpHCM, hầu hết các trường công lập trên địa bàn đã có bộ phận tư vấn học đường. Các trường đại học như đại học KHXH &NV, Đại học Mở, Đại học Văn Hiến Đại học Sư Phạm, TpHCM; Đai học Sư Phạm, Đại học Khoa học Giáo dục, Dại học Quốc Gia Hà Nội. có khoa tâm lý giáo dục, khoa xã hội, công tác xã hội cũng mở các chứng chỉ, học phần tư vấn tâm lý, tư vấn tâm lý trong trường học Hiệu quả trước mắt là nhờ tính nhân văn của hoạt động tâm lý trong nhà trường làm cho nhà trường dân chủ hơn, trở nên thân thiện hơn trong quan hệ: thầy trò, quan hệ tình bạn, tình yêu - được các phụ huynh ghi nhận và ủng hộ. Mối quan hệ giữa 3 mội trường giáo dục đựợc thật sự cải thiện, Tuy vậy, cho đến nay, nhiều nơi còn lúng túng trong tổ chức, tư vấn viên trở thành một món quà trang sức, nặng hình thức, xa lạ đối với học sinh trong trường. Hoặc ngược lại, tư vấn viên trở thành người mà nhà trường luôn cảnh giác, vì cho rằng họ có thể nghe thấy những hoạt động, những hành vi tiêu cực của nhà trường, Tư vấn viên thường đứng về phía học sinh, biện hộ, bảo vệ học sinh. Kiểu chăm sóc học sinh như vậy chỉ có ở các nước tiên tiến chứ ở hoàn cảnh nước ta chưa triển khai được
- 25 Suy nghĩ như vậy là vì nhiều người chưa thấy rõ hoạt động chuyên môn của tư vấn viên học đường, khác với tư vấn viên tâm lý ngoài xã hội mà Việt Nam đang phát triển. Vả lại, chưa ai thấy rõ mô hình hoạt động của tư vấn tâm lý trong nhà trường ở các nước tiên tiến đã rút ra những kinh nghiệm gì, và sau gần một thế kỹ tiến bộ, về mặt tổ chức, về mặt chuyên môn đã vượt ra khỏi những khái niệm tưởng tượng của một người mới vào nghề của chúng ta như thế nào. Trước hết là ở đó nghề nghiệp đã được luật pháp quy định, nghề nghiệp đã được đào tạo, rèn luyện đúng chuẩn và quy cũ. Mối quan hệ giữa tư vấn viên và hiệu trưởng rất chặt chẽ, họ làm việc theo một chương trình giáo dục phổ biến toàn trường, một chương trình tổng thể, mà mọi thành viên trong trường đều được phân công phối hợp từng thời kỳ tham gia, đặc biệt chương trình còn quan tâm đến các hoạt động liên quan đến phụ huynh và các cơ quan chức năng trong cộng đồng. Chương trình đó là tâm sức và kiến thức của người tư vấn viên thiết kế. Tư vấn viên là người xúc tác, điều phối dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Rõ ràng tư vấn viên học đường là nhà giáo dục chuyên trách và là cán sự xã hội trong trường học. Những đặc điểm và ý nghĩa nghiệp vụ này sẽ được trình bày chi tiết ở các chương sau.
- 26 CHƯƠNG 2 KHÁI NIỆM VỀ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG 1. TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG XƯA VÀ NAY 1.1. Tư vấn học đương ngày xưa Tư vấn học đường (school cuonseling) là một hoạt động khá mới mẽ đối với nền giáo dục Việt Nam. Do xuất phát điểm là yêu cầu tư vấn tâm lý trẻ em ngoài xã hội (1997) đưa vào trường học, nên hiện nay, ở nước ta, hầu hết đều hiểu đơn giản : Tư vấn học đường = tư vấn tâm lý + hướng nghiệp Trên thế giới, cụ thể ở Mỹ, tư vấn học đường bắt đầu từ tư vấn hướng nghiệp được đưa vào nhà trường chính thức trở thành nghiệp vụ của một nghề nghiệp mới vào những năm đầu của thế kỷ 20, đến những năm 1950,1960 tư ấn học đường có thêm một nhiệm vụ trọng yếu là tư vấn tâm lý trong nhà trường. Thật ra, tư vấn là một hoạt động đáp ứng nhu cầu con người, từ khi con người biết sống thành bầy đàn, cần người thân quen có kinh nghiệm, hướng dẫn phòng chống để sinh tồn. Những người lãnh đạo, thầy thuốc, thầy mo, rồi đến khi phát triển, phải kể đến những học giả, triết gia, lãnh đạo tôn giáo, luật sư, giáo sư, chính khách đều là những người có thể làm tư vấn. vì con người có nhu cầu trả lời những câu hỏi sâu xa “ tôi là ai?” “Tôi biết theo ai, thuộc về ai?” “ Tôi phải làm gì cho cuộc đời tôi” Nhưng tư vấn trở thành một nghề nghiệp như là tư vấn tâm lý (counseling), phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Nhất là để trở thành một nghề nghiệp tư vấn tâm lý trong nhà trường (school counseling). 学校辅导 Tư vấn theo từ điển Từ Hán Việt NXB KHXH 2007, trang 507 có nghĩa là: “Góp ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng không có quyền quyết định.” . Theo Hán Việt Từ điển (Thiều Chửu, NXB Tổng hợp TpHCM,2012) “Tư : 1 tư ta là than thở 2. Mưu bàn ” (trang 89); Vấn: 1 Hỏi, cái gì không biết đi hỏi người khác gọi là vấn. 2. Tra hỏi 3. hỏi thăm (trang 92). Tư vấn cung cấp thông tin, kiến thức chỉ ra điều hay lẽ phải, những hiện tượng khoa học, đạo lý, luật pháp, thông tin cần thiết về một vấn đề mà người được tư vấn chưa rõ (đồng nghĩa ớv i cố vấn, hướng dẫn, khải đạo, ) . như tư vấn hướng nghiệp.
- 27 Tư vấn hướng nghiệp, 职业建议 Career Advice, Career Guidance Chủ yếu cung cấp thông tin , giúp người trẻ tuổi định hướng tương lai phải hoạt động sinh sống, giúp người trưởng thành chọn lựa, chuyển đổi nghề cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,xã hội. Một nhu cầu cần được đáp ứng khẩn thiết trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa của thế giới. Tư vấn tâm lý 心理辅导 Counselling Do những nhà tâm lý phụ trách, giỏi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu và biết cách khơi dậy, khai thác vấn đề uẩn khúc, hỗ trợ người được tư vấn thực hiện quyết định thay đổi, thoát khỏi tình trạng hoặc trạng thái tâm lý bị ràng buộc cũ. Tư vấn tâm lý trong trường học đòi hỏi nhà trường phải có người thầy giỏi về tâm lý giáo dục, luôn sẵn sàng và giỏi kỹ năng lắng nghe, chia sẻ, làm cho nhà trường trở thành thân thiện, trở thành nơi học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập, trong quan hệ thầy trò, bạn bè, hoạt động thanh niên, hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn và tư vấn tâm lý là hai khái niệm có nhiều phần khác biệt, nhưng trong tư vấn học đường lại luôn đi kèm làm tăng thêm lợi ích và hạnh phúc cuộc sống cá nhân của học sinh bằng cách giúp các em tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Cụm từ “ Hướng dẫn và tư vấn tâm lý trong nhà trường” ( guidance and counseling in school) không nói lên rõ ý nghĩa chuyên nghiệp và sự cần thiết phải cần đến sự có mặt, tồn tại hoạt động, của tư vấn viên học đường. Vì nếu nói ”Hướng dẫn” gồm hướng học và hướng nghiệp, hướng dẫn giáo dục và định hướng chọn nghề là công việc của toàn thể giáo viên, lãnh đạo nhà trường, kể cả các bậc phụ huynh cũng làm công tác hướng dẫn giáo dục. Theo sự phát triển của thời đại. Cụm từ “ Hướng nghiệp và tư vấn tâm lý trong nhà trường” đã được thu gọn thành “ Tư vấn tâm lý trong nhà trường”– “Tư vấn học đường”. Sự thay đổi này được thống nhất từ khái niệm đến tên gọi khi Hiệp hội tư vấn viên học đường Mỹ có tên gọi cũ là “American Guidance and School Counselor Association” ( Hiệp hội hướng dẫn và tư vấn tâm lý AGSCA)”. Đổi thành “American School Counsellor Association “(ASCA).
- 28 1.2. Tư vấn học đường ngày nay Một bản báo cáo chính thức của Hội ngành tư vấn viên tâm lý thuộc Hiệp hội Tâm lý nước Mỹ (1961) lần đầu tiên đã can dự vào việc làm rõ ý nghĩa chức năng của hoạt động tư vấn tâm lý. Theo đó, 3 khuynh hướng sau đây được hợp nhất lại trong tư vấn tâm lý (counseling) Tư vấn hướng nghiệp ( vocational guidance), Tư vấn trắc nghiệm, chẩn đoán tâm lý (psychometrics), và Tư vấn phát triển nhân cách ( personnality development). Tư vấn học đường bao gồm cả ý nghĩa “hướng dẫn” và tư vấn tâm lý. - Hướng dẫn, cố vấn, cung cấp thông tin hướng nghiệp: trắc nghiệm, thông tin về kết quả trắc nghiệm tâm lý, tính cách con người, thông tin về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp liên quan và - Tư vấn tâm lý, phát triển nhân cách ( tư vấn phát triển, lắng nghe, khơi dậy ). Cũng theo thời gian và kinh nghiệm, hoạt động hướng nghiệp và tư vấn tâm lý trong nhà trường không chỉ là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động nhằm xúc tác, thúc đẩy nhiều hoạt động khác trong trường học, dưới sự lãnh đạo giáo dục đặc biệt của hiệu trưởng, dưới hình thức một chương trình tổng thể tư vấn học đường (Comprehensive School Counseling Program). Tóm lại, theo nghĩa hiện đại, kết quả của một thế kỷ phát triển, tư vấn học đường ngoài ý nghĩa thông thường bao gồm hoạt động hướng nghiệp và tư vấn tâm lý, còn phải trách nhiệm một chương trình giáo dục từng thời kỳ, có sự thông đạt và tham gia tổng lực của nhà trường , quan tâm đến kiến thức kỹ năng hoc̣ sinh và ca ̉ giáo viên, phu ̣ huynh là những người trưc̣ tiếp tham gia gió duc̣ hoc̣ sinh: Chương trình tổng thể tư vấn học đường Tư vấn học đường = Chương trình tổng thể = tư vấn TL + HN + hôị thaỏ tâp̣ huấn 2. KHÁI LƯỢC VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG là hoạt động đặc biệt, đòi hỏi người làm tư vấn học đường và nhà trường phải vạch ra một kế hoạch hành động chung, có sự tham gia phối hợp, hỗ trợ của các giáo viên, nhân viên và cả ban địai diện phụ huynh trong hội đồng giáo dục được sự lãnh đạo trực tiếp của hiệu trưởng và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong cộng đồng liên quan đến công tác giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục trong và ngoài học đường. Chương trình tổng thể Tư vấn học đường thống
- 29 nhất một kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh, thực hiện quan điểm mọi học sinh đều được hưởng quyền được giáo dục, và mọi nhà giáo dục trong nhà trường đều hợp tác làm việc theo kế hoạch có chủ điểm từng thời kỳ. Đòi hòi hỏi tư vấn viên không chỉ làm tư vấn tâm lý với từng học sinh có vấn đề, mà còn nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ, nhiều kiến thức kỹ năng nghiệp vụ khác. Bốn nghiệp vụ trong tư vấn học đường là : Tư vấn tâm lý, cố vấn, phối hợp, đánh giá phẩm chất ( Counseling, consulting, Coordinating, Appraising). Khác biệt với tư vấn tâm lý ở nhưng nơi khác và lý thuyết Carl Rogers trước đây. Như vậy, tư vấn viên học đường còn là một nhà hành chánh tổ chức công tác giáo dục trong nhà trường; Đó là điều bắt buộc trong chức năng của mình. Tư vấn viên học đường là người trợ thủ hiệu trưởng: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, và lượng giá chương trình thông đạt tổng thể nhà trưởng. Chương trình này được coi là bản chất trọng yếu và đặc thù của tư vấn học đường chưa được đề cập đến trong những khóa bồi dưỡng ngắn hạn ở Việt Nam. Khác với tư vấn tâm lý ngoài xã hội, và ở các cơ sở bệnh viện, nhà dưỡng lão, trại cải tạo, phục hồi tư vấn học đường phải trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh với những thách thức của tư vấn viên tâm lý trong trường học, giúp họ hợp nhất trong những hành động cụ thể phù hợp môi trường giáo dục trường lớp và cơ chế tổ chức của ngành giáo dục quốc gia. 3. BỐN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG NGÀY NAY Từ khởi nguyên, những chương trình tư vấn học đường tập trung trước tiên vào sự phát triển học sinh qua nghiệp vụ tư vấn cá nhân, lo giúp đỡ theo dõi tiến bộ cho từng học sinh mà nhà trường giao phó và hầu hết chương trình tư vấn đều phục vụ các trường trung học phổ thông. Công việc của tư vấn viên ngoài việc tiếp học sinh đến tư vấn, nặng về tính quản lý và công tác ghi chép các trường hợp, theo dõi học trình, giờ lớp và tiến bộ về học lực và hạnh kiểm học sinh khối lớp 12 và số học sinh có vấn đề. Ngày nay, với sự phát triển mở rộng tư vấn học đường ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời đối tượng tư vấn không chỉ là học sinh mà còn phụ huynh học sinh và giáo viên, cán bộ nhà trường . Tư vấn viên học đường ngày nay chủ yếu phục vụ vì sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Bao gồm các hoạt động cá nhân và phối hợp nhiều thành viên trong chương trình tổng thể tư vấn học đường. Cụ thể tư vấn viên học đường có 4 nghiệp vụ chuyên môn trong chương trình hoạt động có tên gọi là chương trình tổng thể tư vấn học đường. Một chương
- 30 trình bao gồm các bước thiết kết, tổ chức, thực hiện, lượng giá và có 4 nghiệp vụ :chuyên môn chủ yếu sau đây: - Tư vấn tâm lý (Counseling), - Cố vấn (Consulting, advising -Tư vấn hướng nghiệp, hướng học ), - Phối hợp ( Cordinating) và - Đánh giá học sinh (Appraising- đánh giá năng lực học tập và phẩm hạnh) Nghiệp vụ tư vấn tâm lý Nghiệp vụ này tương tư nghiệp vụ trị liệu tâm lý, chỉ khác ở mức độ can thiệp nhẹ hơn, không chuyên sâu và trong một thời gian ngắn hơn. Chủ yếu kết thân, làm quen trong giao tiếp, dùng kỹ thuật truyền thông và lắng nghe để nắm tình hình liên quan đến vấn đề thân chủ đang quan tâm, khơi dậy nhiều mặt của vấn đề để tìm ra những lý lẽ và cảm xúc ẩn khuất, làm cho vấn đề tự tỏ lộ, càng lúc càng rõ ràng hơn được thân chủ nhìn nhận; Thân chủ quyết định thay đổi tích cực hơn và được động viên thực hiện kế hoạch thay đổi, hoàn thiện và tiến bộ hơn. Tư vấn tâm ý gồm: Tư vấn tâm lý cá nhân Tư vấn tâm lý nhóm Tư vấn tâm lý cho học sinh Tư vấn tâm lý cho phụ huynh và giáo viên Nghiệp vụ cố vấn Nhiệm vụ này bắt nguồn từ chức năng mới có liên quan của tư vấn viên học đường, được nhiều lý thuyết gia hú ý và thừa nhận trong những năm gần đây. Faust (1968b) là một trong các tác giả đầu tiên nhấn mạnh chứ năng này của tư vấn viên tâm lý trong nhà trường. Nghiệp vụ cố vấn bao gồm: Phục vụ cung ứng thông tin (information services) Cơ hội nghề nghiệp Cơ hội mở hướng học tập Trợ cấp tài chính, học bổng Hướng dẫn qua tập huấn giáo dục ( instructional services) Hướng dẫn trong lớp Tập huấn phụ huynh Tập huận giáo viên trong công việc
- 31 Giúp giải quyết vấn đề (Problem-Solving Services) Hội nghị phụ huynh và giáo viên Hội nghị quản trị học đường Hội nghị các nhóm chuyên gia chăm sóc học sinh Các dịch vụ tư vấn thông tin khác Hướng nghiệp, hướng học qua các môn học Giúp cá nhân một số học sinh lập kế hoạch cuộc đời Tuyên truyền tạo không khí tích cực trong nhà trường Tạo sự kiện và những chương trình đặc biệt Nghiệp vụ phối hợp Phối hợp tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu xếp hạng học sinh Tổ chức trắc nghiệm đánh giá học sinh đầu vào để quản lý Tổ chức trắc nghiệm đánh giáế k t quả học tập và hạnh kiểm Trách nhiệm công bố thành tích biểu của học sinh theo luật định Phối hợp tham khảo và theo dõi giúp đỡ học sinh Làm việc với các cơ quan chức năng địa phương Liên hệ với các nhà tâm lý giáo dục và công tác xã hội tư nhân Phối hợp tổ chức các sự kiện ngoài nhà trường Hỗ trợ tổ chức lễ công nhận thành tích của học sinh Chương trình giáo dục nhận thức về nghề nghiệp tương lai Chương trình hỗ trợ giáo viên tư vấn hướng dẫn học sinh Chương trình huấn luyện nhóm đồng đẳng giúp việc (peer helper) Nghiệp vụ đánh giá phẩm chất và biện hộ học sinh Đánh giá học sinh Tổ chức trắc nghiệm Tổ chức đánh giá theo bảng hỏi quy định Quan sát và gặp gỡ Trắc nghiệm đánh giá nhóm tiêu chuẩn Đánh giá môi trường giáo dục Xác định không khí học tập và sinh hoạt trong nhà trường Xác định hoàn cảnh gia đình Lập nhóm đồng đẳng lượng giá môi trường giáo dục
- 32 4. MỤC ĐÍCH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC CẤP HỌC 4.1. Mục đích Do quan niệm khác nhau, tư vấn học đường có nhiều cách hiểu và cách tổ chức giáo dục ở nhiều nước trên thế giới khác nhau. Tuy vậy, cần xác ịđ nh mục đích và nhiệm vụ tư vấn học đường, mà nhà chuyên môn nghiệp vụ tư vấn học đường hiện diện trong nhà trường thiết thực và cụ thể như thế nào. Sự tồn tại của tư vấn viên tâm lý học đường đem lại những hoạt động tối cần thiết gì cho nhà trường, cho hệ thống giáo dục của ngành giáo dục ,cho phụ huynh và cộng đồng? Tư vấn học đường, theo John J.Schmidt (1999, 3rd edition) trong Counseling in School, là hoạt động trong nhà trường nhằm mục đích: + Phát triển giáo dục ( Eduation development) + Phát triển nghề nghiệp (career development) + Phát triển nhân cách và quan hệ xã hội (personal and social development) Phát triển giáo dục Là làm thế nào cho tất cả trẻ em đều có cơ hội được học tập như nhau. Làm cho tất cả trẻ em thật sự được đến trường. Để làm đều đó, Trường học phải là nơi tạo ra không khí học tập, và sự thành đạt đồng đều cho tất cả học sinh. Tư vấn học đường là là cơ chế tổ chức, có đủ chức năng và khả năng góp phần tích cực, thực tế tạo ra động lực chuyển biến, thúc đẩy nhà trường, phụ huynh và xã hội thực hiện tốt mục đích này. Cụ thể, tư vấn viên học đường phải biết rõ, khẳng định được khả năng của từng học sinh. Giúp giáo viên đưa học sinh vào đúng vị trí trong chương trình học tập, và những chương trình cần đào tạo kềm cặp, huấn luyện bổ sung. Giúp phụ huynh những thông tin và sự trợ giúp khác để họ hiệu về sự phát triển thể chất, tinh thần và những tiến bộ trong học tập của con em họ. Đồng thời trực tiếp tư vấn tâm lý học sinh xác định mục tiêu và nghề nghiệp hướng tới trong tương lai. Phát triển nghề nghiệp Như đã trình bày, tư vấn hướng nghiệp đã trở thành nghề nghiệp trong nhà trường bắt nguồn từ tư vấn hướng nghiệp. Tư vấn học đường đã trở thành nghề nghiệp ở Mỹ, nơi xuất phát trào lưu tư vấn học đường trên thế giới, đã trở thành nghề nghiệp lớn mạnh, trả qua nhiều biến đổi về hình thức và nội dung, về vai trò trong hoạt động giáo dục học đường, về kế hoạch phát triển đóng góp vào chất lượng và định hướng giáo dục ở địa phương và hoạt động kinh tế xã hội tương lai
- 33 của đất nước. Tư vấn hướng nghiệp theo cùng tư vấn học đường, như là một nội dung chủ yếu, và đặc biệt khi tư vấn học đường được hiểu mở rộng thành chương trình tổng thể, thông đạt toàn bộ kế hoạch giáo dục của nhà trường cho từng thời kỳ thì tư vấn hướng nghiệp càng có vai trò quan trọng, với một nội dung hoạt động tích cực hơn trong mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, và vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một thành tố quan trọng trong quá trình phát triển của một con người là sự thành đạt trong chọn lựa và theo đuổi thực hiện một nghề nghiệp thích hợp, thỏa mãn ước vọng. Sự thành đạt này, ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu khác, còn lại trong các mục tiêu thành phần của sự phát triển con người. Đời người phát triển có 3 thành tựu được coi là 3 sự nghiệp quan trọng : (1) Sự thành công qua công việc làm (2) Sự chia sẻ, đóng góp với người khác (3) Sự thỏa mãn các mối quan hệ tình cảm (Alfred Adler). Ba điều trên đều có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng sự nghiệp qua công việc làm, công trình nghề nghiệp là điều có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến 2 sự nghiệp sau.(chia sẻ với người khác và quan hệ tình cảm) . Giai cấp xã hội cũng bị ảnh hưởng rất lớn do những thành đạt từ sự nghiệp nghề nghiệp mang lại. Việc giúp học sinh chọn nghề là việc làm ảnh hưởng suốt đời của người học sinh. Do đó việc chọn lựa nghề nghiệp một cách khoa học, phù hợp với tiềm lực, khả năng, tâm tính, và hứng thú cá nhân với nghề nghiệp mà xã hội đang cần là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Tư vấn viên học đường là người trực tiếp trách nhiệm và tiến hành: (1) Cung cấp thông tin chính xác về thế giới nghề nghiệp và những cơ hội việc làm đang có. (2) Khẳng định khả năng và hứng thú của học sinh và chia sẻ với học sinh , động viên, hoàn thiện khả năng đạt mục tiêu chọn nghề phù hợp. (3) Động viên học sinh mở rộng sở thích, chọn lựa đề phòng trong tương lai thích hợp với những iến đổi có những thay đổi, những biến cố trong cuộc sống và thị trường lao động.
- 34 Các trường học ở Mỹ đều đặt nặng vấn đề dạy kỹ năng cơ bản và chăm lo phát triển nhân cách cá nhân cho học sinh. Đối với bậc tiểu học các em thường chưa có khái niệm về chọn nghề, còn chịu ảnh hưởng của gia đình, của các phương tiện truyền thông của dư luận cộng đồng, khi tưởng tượng đến tương lai mình sẽ làm nghề gì. Cho nên tư vấn viên và giáo viên truyền vào chương trình học, thẩm thấu những thông tin về nghề nghiệp, những hoạt động bày tỏ sự yêu thích, hứng thú về nghề nghiệp, và minh họa mối quan hệ giữa việc làm và học vấn trong những lời giáo huấn hằng ngày ở lớp học. Đồng thời, tránh phóng đại những nghề nghiệp phân biệt giới tính ảnh hưởng tâm tính còn trẻ dại của các em học sinh nhỏ. Đối với học sinh trung học cơ sở, tư vấn viên có thể giúp các em chọn nghề cụ thể, qua trắc nghiệm năng khiếu, hứng thú nghề nghiệp và cung cấp thông tin nghề nghiệp hiện hành, giúp các em làm quyết định chọn nghề. Ở cấp trung học phổ thông, chọn nghề, chọn ngành học, đăng ký vào trường kỹ thuật, vào các trường cao đẳng, đại học trở thành yêu cầu phát triển và thăng tiến của con người. Phát triển nhân cách và quan hệ xã hội Nhiều học sinh giỏi, nhưng không mấy thành đạt trong đời vì nhân cách ngại ngùng và vụng về trong quan hệ xã hội. Nhiệm vụ của tư vấn học đường là giúp học sinh rèn luyện nhân cách, giỏi kỹ năng sống và bản lĩnh trong giao tiếp, có ý chí mạnh mẽ, có thân thể cường tráng, sức khỏe thể chất và tinh thần bền bĩ, có lập trường kiên định nhưng luôn nhu hòa, linh hoạt trong mối quan hệ với mọi người. Ở tiểu học tư vấn viên giúp các học sinh hiểu về bản thân qua các chương trình hoạt động giáo dục tổng thể và các dịch vụ, các công tác giúpỡ đ trực tiếp cá nhân từng học sinh có yêu cầu. - Giúp các em biết chia sẻ những điểm tương đồng, và xem xét, kiểm tra những điểm đặc biệt độc đáo ủc a riêng mình. - Tư vấn viên quan tâm giúp đỡ các em chú ý thế ngồi, dáng đi phù hợp khoa học . Ở trung học cơ sở, chú ý đến vấn đề giới tính, và sự đua đòi trong ăn mặc phục sức, khoe khoang vị thế gia đình. Nghiêm trọng hơn cả khi các em lên trung học phổ thông, nhân cách đã hình thành khó thay đổi, kèm theo đó là vấn đề trai gái, cặp đôi, vấn đề xác định tương lai khi hoàn cảnh gia đình đổi thay Tư vấn viên học đường phải tổ chức nhiều loại hình hoạt động, huy động toàn bộ nguồn lực của nhà trường và lôi cuốn phụ huynh, các cơ quan chức năng ngoài cộng đồng hợp lực thực hiện qua chương trình tổng thể tư vấn học đường .
- 35 4.2. Tư vấn học đường ở các cấp học: Tư vấn học đường bậc tiểu học Tư vấn học đường bậc tiểu học cung cấp cho tất cả học sinh dưới hình thức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm học sinh, tư vấn gia đình những thông tin, tư liệu và giúp đỡ, lắng nghe từ chuyện học tập, đến định hướng tương lai. -Trong tư vấn tiểu học, tư vấn viên quan sát trẻ trong lớp học, trong vui chơi, hợp đồng trao đổi với thầy giáo, phụ huynh học sinh cùng đánh giá về những sức khỏe, sự thành tựu, những khó khăn có vấn đề, cùng những nhu cầu tối thiết riêng biệt của bé, -Tham gia với nhà trường, đảm bảo khả năng học tập của bé là phù hợp về mặt chương trình và nhu cầu phát triển; -Luôn tiếp xúc cung cấp thông tin về tình hình thực tế được đánh giá một cách khoa học và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển, phát huy những ưu điểm, những nguồn lực tiềm ẩn của học sinh. Điều này rất quan trọng khi trẻ chuyển từ tiền học đường vào trường tiểu học và từ trường tiểu học sang trường trung học cơ sở. Tư vấn học đường bậc trung học cơ sở Tư vấn học đường cấp trung học cơ sở cũng như tư vấn học đường cấp tiểu học, nhưng nhiều chuyên đề được nhấn mạnh khai thác các nguồn lực tự thân của học sinh, của gia đình và xã hội, giúp học sinh học tập, giải quyết vấn đề chọn ban, phân luồng học sinh định hướng chọn nghề, chọn trường phổ thông trung học, trường nghề, trường trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, nhắm tới trường cao đẳng, đại học nói chung tư vấn học đường ở cấp học này chú trọng tư vấn học tập, tư vấn tình cảm và nhất là tư vấn hướng nghiệp (bao gồm tư vấn tâm lý và hướng dẫn thông tin hướng nghiệp). -Giúp học sinh định hướng vào loại hình trường lớp tiếp theo sau trung học cơ sở hay định hướng nghề nghiệp liên quan đến các tiêu chí yêu cầu đầu vào của trường nghề, đến khả năng tài chính, kể cả thông tin tìm việc, thông tin về các chương trình học việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ quan có nhu cầu. -Giúp học sinh hiểu biết các vấn đề kinh tế xã hội, những vấn đề liên quan đến hành vi, nhân cách cá nhân để dễ dàng tìm việc; -Chú trọng các vấn đề tư vấn bảo vệ và phát triển học sinh, động viên và đẩy mạnh sự trưởng thành của học sinh về mặt nhân cách, quan hệ xã hội, và tinh thần, khả năng học tập, giúp cho chúng hiểu biết, thực hành tốt kỹ năng sống, vượt qua những khó khăn trở ngại trước khi bị rơi vào tệ nạn ( uống rượu, thuốc lá, ma túy ),
- 36 -Giúp trẻ thoát khỏi sự lạm dụng từ trong, hoặc ngoài gia đình gây ra Tư vấn học đường bậc phổ thông trung học ( trung học chuyên nghiệp, cao đẳng ,đại học ) Tư vấn học đường bậc phổ thông trung học, đi sâu hơn về hướng dẫn cách học tập, hứng thú đến trường, vấn đề học tập đối với những môn học ưa thích của học sinh, giúp tất cả học sinh có cơ hội đi lên hướng nghiên cứu lý thuyết hay hướng thực hành, bằng vào sự theo dõi, giúp đỡ, đánh giá khách quan về tiềm năng và các nguồn lực có được từ cá nhân gia đình và yêu cầu tình hình nhân lực kinh tế, xã hội , môi trường. -Đặc biệt quan tâm hướng phát triển nghề nghiệp, nhân cách và trí tuệ. Cùng với những trung tâm tư vấn nghề nghiệp, việc làm ngoài học đường giúp học sinh quyết định chọn nghề. -Tư vấn viên khám phá và đánh giá khả năng cá nhân học sinh về trình độ học vấn, đạo đức, sở thích, quá trình lao động, đặc điểm nhân cách, giúp học sinh, (sinh viên trung học chuyên nghiệp, cao đẵng, đại học) tìm kiếm việc làm tạm thời, dự kiến tìm việc, hoặc tự tạo việc làm sau khi ra trường, đồng thời cung cấp cho học sinh biết những kinh nghiệm tâm lý khi mất việc, cảm giác căng thẳng trong công việc, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp -Cũng như tư vấn học đường các bậc học khác, tư vấn học đường bậc trung học phổ thông sẵn sàng giúp đỡ học sinh những dịch vụ liên quan đến lãnh vực tâm lý có tính chữa trị và những vấn đề giáo dục, quản lý giáo dục. -Chú trọng học sinh cá biệt, quá tăng động, hoặc tự kỷ; Những học sinh có nguy cơ bỏ học lao động sớm được tư vấn viên chăm sóc giúp đỡ bằng nhiều nguồn lực của nhà trường, gia đình và cộng đồng. -Những học sinh có nguy cơ rơi vào tệ nạn xung đột, bạo hành, uống rượu, cờ bạc, ma túy, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng lao động cần được tư vấn viên học đường phát hiện sớm bảo vệ, giúp đỡ , hướng dẫn chữa trị, tránh xa tệ nạn. Tóm lại, nhà trường trở thành nhà trường thân thiện, hiện đại tất yếu phải có sự đóng góp tích cực của tư vấn học đường, bên cạnh những yếu tố vật chất, tinh thần khác. Tư vấn viên học đường ngày nay hoạt đông như một giáo dục viên, một nhân viên công tác xã hội trong nhà trường.
- 37 CHƯƠNG 3 PHẨM CHẤT TƯ VẤN VIÊN HỌC ĐƯỜNG 1. 1. VAI TRÒ NHIỆM VỤ TƯ VẤN VIÊN HỌC ĐƯỜNG Vai trò Tư vấn viên trong các chương trình tư vấn học đường trước đây, được gọi là là nhà tư vấn hướng dẫn, tư vấn giáo dục, khải đạo, phụ đạo (guidance counselor, educational counselor), nhưng nay thống nhất gọi là tư vấn viên học đường (School counselor) . Từ sơ khai người làm tư vấn học đường là tư vấn hướng dẫn (giudance counselor) hoặc tư vấn giáo dục (education counselor) nhưng ngày nay, tư vấn viên học đường còn thường làm những việc có liên quan đến việc biện hộ, bênh vực, giúp đỡ tất cả học sinh từ việc học tập, đến định hướng nghề nghiệp, những thành đạt có ý nghĩa cá nhân và xã hội trong trong các trường học từ tiểu học đến trung học (ASCA, 2005). Hằng ngày, người làm tư vấn học đường tham gia tích cực vào việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo học sinh, hoạt động bảo vệ, biện hộ, phòng ngừa các hành vi bạo hành, giúp học sinh định hướng, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, và vô số công việc khác làm thay người làm công tác giáo dục và công tác y tế xã hội trong nhà trường. Tư vấn viên học đường là một giáo dục viên quan trọng trong đội ngũ giáo dục viên của nhà trường. Giúp đỡ tất cả học sinh trong lãnh vực chăm lo kết quả học tập, hỗ trợ phát triển, cá nhân, xã hội, phát triển nghề nghiệp, đảm bảo người học trò ngày nay sẽ là người lớn trưởng thành hữu ích, biết tự điều chỉnh, làm chủ chính mong tương lai. Bất kể là tư vấn viên học đường cấp tiểu học cấp trung học cơ sở, hay phổ thông trung học đều là người giữ nhiệm vụ và có chức năng quan trong bộ phận lãnh đạo giáo dục học sinh. Họ là người cung ứng những sự trợ giúp, nâng đỡ học sinh trong hoạt động học tập và rèn luyện nhân cách, phòng ngừa các tệ nạn trong một nhà trường cụ thể. Trung bình ở Mỹ cứ 250 học sinh có một tư vấn viên chăm sóc giáo dục và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý xã hộI có liên quan. Tuy vậy ở mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận vai trò chức năng và cách tổ chức hệ thống tư vấn viên học đường khác nhau. Tư vấn viên học đường là một nhà tư vấn tâm lý, vừa là nhà giáo dục làm việc trong trường học đem đến sự động viên cho tất cả học sinh sẵn lòng trong
- 38 học tập, học nghề chuyên nghiệp; làm tăng năng lực cá nhân và xã hội, thông qua sự hỗ trợ tinh thần, sự dẫn đạo, thay đổi tình trạng có tính hệ thống, và cùng tham gia như là một thành viên của nhóm làm việc hợp tác với các hoạt động lợi ích khác của nhà trường trong chương trình phát triển toàn diện trường học. Đó là. Chương trình tổng thể tư vấn học đường.(Comprehensive School Counseling Program) Trong tư vấn tâm lý học đường, qua tác động của tư vấn viên học sinh được tư vấn sẽ tự mình thay đổi tình thế, chuyển biến quan niệm, nhìn thấy tính không phù hợp hoạt động của mình, và ra sức chuyển đổi. Tiến trình đó chỉ có thể hoàn thành khi phát triển được mối quan hệ, thăm dò được hướng đi tốt, khơi dậy được ý chí tự lực, tự quyết, giúp học sinh đó làm chủ được cảm xúc, thích nghi với hoàn cảnh mới, có hành động tích cực tạo ra các hoạt động phù hợp với điều mong đợi hơn. Phía học sinh được tư vấn thường là một cá nhân, có những vấn đề riêng tư của một chủ thể cần được tăng cường khả năng giải quyết và thực hiện chức năng một cách thích hợp. Nhiệm vụ Ba nhiệm vụ chính (1) Xây dựng và phát triển chương trình tổng thể tư vấn học đường Trao đổi thường xuyên với lãnh đạo nhà trường Truyền đạt mục tiêu chương trình tư vấn đến các thành viên giáo dục liên quan đến nhà trường như ban giám hiệu, thầy cô giáo, phụ huynh, lãnh đạo cộng đồng, doanh nghiệp Duy trì các nguồn lực và thông tin thường xuyên với các thành viên giáo dục của nhà trường. Duy trì và phát triển chương trình tư vấn học đường hiệu quả, chuẩn mực Phân bổ quan tâm và sử dụng thời gian tập trung cho công việc hướng dẫn học tập, giúp học sinh lập kế hoạch, bảo vệ học sinh (80%)
- 39 (2) Trực tiếp thưc hiện chương trình tổng thể tư vấn học đường Hướng dẫn học tập và giáo dục kỹ năng sống Trực tiếp hướng dẫn, và thường xuyên cộng tác với những giáo dục trong nhà trường giúp học sinh theo kịp chương trình học tập. Giúp đỡ, bảo vệ các nhóm học sinh thực hiện nguyện vọng và giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Hợp tác phát triển giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Giúp học sinh làm kế hoạch cá nhân cho đời mình Giúp đỡ cá nhân tất cả học sinh hay các nhóm học sinh riêng biệt xây dựng kế hoạch phát triển học tập, định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu kế hoạch xây dựng nhân cách, họ tập các kỹ năng xã hội Xây dựng cơ sở dữ liệu chẫn đoán tâm lý chính xác và phù hợp. Luôn kết hơp chặt chẽ với các thành viên giáo dục của nhà trường. Bảo vệ, biện hộ và giúp đỡ theo yêu cầu học sinh Tư vấn trực tiếp cá nhân hoặc nhóm học sinh có nhu cầu tư vấn Trao đổi và liên hệ chặt với các thành viên giáo dục của nhà trường nhằm giúp đỡ học sinh theo yêu cầu. Nhiệm vụ báo cáo phúc trình Báo cáo kịp thời, đúng hạn hoạt động của chương trình tư vấn Trao đổi thông tin về HS với các thành viên giáo dục nhà trường Tham gia chương trình tập huấn nghiệp vụ Sử dụng tốt các nguồn lực, và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Luôn cập nhật hiểu biết về luật pháp, các quy định ,quy chế của ngành và của tổ chức Trách nhiệm giải trình Sau mỗi năm học, tư vấn viên phải giải trình, kiểm điểm đánh giá tình hình và mức độ hiệu quả của quá trình thực hiện chương trình tư vấn. Rút kinh nghiệm, thu thập và phân tích các dữ liệu, đánh giá và định hướng hoạt động trọng yếu của chương trình tư vấn, Thông báo, trao đổi với các thành viên giáo dục của nhà trường. Giải trình những thành quả xây dựng, hướng dẫn thực hiện tốt việc học tập, thay đổi nhân cách và những trường hợp đã can thiệp có kết quả.
- 40 2. 3. 2. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Phẩm chất đạo đức Một số quốc gia coi tư vấn viên học đường là những chuyên gia về giáo dục (Trung Quốc, Do Thái, Phần lan,Đài loan, Tổ Nhỉ Kỳ, Hoa Kỳ ). Ở một số quốc gia khác, tư vấn viên học đường là giáo viên đang giảng dạy kiêm nhiệm, nhận thêm nhiệm vụ tư vấn ( Ấn Độ, Nhật, Mexico, Zambia ). Tuy vậy, khi làm tư vấn, tư vấn viên phải bảo đảm tính cách con người có những nét phù hợp với yêu cầu sau đây: 1. Có tính cách phù hợp với hầu hết các đặc điểm của nhà tâm lý 2. Có tình thương rộng mở và tâm nguyện chăm sóc con người 3. Có tình trạng tình cảm bản thân ổn định làm chìa khóa giải quyết những vấn đề bất ổn của thân chủ 4. Biết tự quán xét và tự nhận thức đúng đắn về bản thân 5. Giỏi bắt cầu quan hệ với người xung quanh 6. Luôn khoan dung và tĩnh táo 7. Lấy sự kiên nhẫn làm hạnh nguyện nghề nghiệp 8. Luôn giữ gìn đạo lý con người, những giá trị đạo đức, và thực hành đúng quy định ngành nghể 9. Vững tin vào sự không ngừng học hỏi 10. Thường tìm đọc thu hoạch kiến thức chuyên ngành Mười tiêu chí trên đây mô phỏng những yêu cầu lý tưởng của một tư vấn viên tâm lý quốc tế. Một số lý thuyết gia về tư vấn tâm lý còn đòi hỏi người làm tư vấn tâm lý tối thiểu phải có những tố chất đặt thù được xem là trọng yếu nhất và về mặt nghiệp vụ cũng khác với người thường như sau: Những tố chất thiết yếu Về xu hướng cá nhân Có thể tóm lược là một con người có những xu hướng chính sau đây: - Giúp đỡ người khác là lý tưởng sống, là hạnh nguyện suốt đời.
- 41 - Thật sự có tình thương người cao thượng, vô điều kiện. - Quyết tâm cao trong rèn luyện và giữ gìn sức khỏe tâm lý bản thân - Luôn hòa nhã, linh hoạt, dễ cảm thông - Có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết bao dung nhưng chính trực. Về nghiệp vụ Đó là những điều kiện tinh thần của nghề nghiệp, mà các chuyên gia gọi là có ủđ điều kiện tạo mối tương giao lành mạnh. Tư vấn viên tâm lý trong học đường là con người đòi hỏi có khả năng phù hợp tạo mối tương giao lành mạnh với bất cứ một thân chủ nào, không phân biệt đối xử. - Sự trung thực và chân thành Chỉ có sự trung thực và chân thành thực sự khi sự diễn tả bên ngoài, ý thức bên trong và kinh nghiệm trải qua, cảm nhận được đều phù hợp, tương đồng với nhau. Tư vấn viên nới lỏng cảm quan, cởi bỏ mọi thứ mặt nạ che dấu tâm trạng của mình, thật sự chân thành và trung thực. - Sự chất nhận, yêu thương và tôn trọng vô điều kiện: Dù thân chủ là ai, vô tội hay phạm tội, giàu nghèo hay bất kỳ địa vị nào, tư vấn viên đều tôn trọng thân chủ vô điều kiện và trải lòng từ ái yêu mến người ấy như một con người riêng biệt với tâm trạng của họ trong lúc gặp gỡ này, tạo nên một mối tương giao ấm cúng, an toàn mà thân chủ có thể cảm nhận, nương tựa, sử dụng trong quan hệ được. - Sự thấu cảm Sự thấu cảm là sự cảm thông trọn vẹn, cảm thông được từ bên trong các cảm quan và tư tưởng của thân chủ đang sống, dù đối nghịch, kỳ quái. Tư vấn viên hiểu vấn đề từ quan điểm của thân chủ, nhìn mọi việc trong cái nhìn của thân chủ, tâm trạng của họ trong lúc gặp gỡ này. Tạo nên một mối tương giao ấm cúng, an toàn mà thân chủ có thể cảm nhận, nương tựa, sử dụng trong quan hệ được. 4.
- 42 5. 3. NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN TỰ RÈN LUYỆN Tư vấn viên học đường là người (1) gương mẫu trong tự nhận thức và làm chủ bản thân (2) Luôn tư duy tích cực,(3) Thường thư giản trong tĩnh lặng, (4) Có kỹ năng sống đầy bản lĩnh, (5) Trải lòng thành thật, thương yêu mọi người, (6) Luôn vui với trẻ và quan tâm biện hộ, (7) Giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn . 3.1. Tự nhận thức và làm chủ bản thân a) Trong tư vấn tâm lý điều trước tiên đòi hỏi nhà tư vấn là điều gì? Tư vấn viên tâm lý là người giúp người khác tự hiểu mình , do đó, trong tư vấn học đường , tư vấn viên học đường trước hết là người luôn tự hiểu mình một cách sâu sắc và quản lý tốt mọi hành vi, tư tưởng của mình, mới giúp đỡ học sinh làm theo gương của mình. Mỗi tư vấn viên phải phát triển khả năng tự kiểm soát, biết chọn mục tiêu ưu tiên định hướng cuộc sống của bản thân; Biết quản lý thời gian và sự căng thẳng một cách hiệu quả, thích nghi với môi trường. Những yêu cầu này không dừng ở mức độ kỹ năng tự rèn luyện, mà đòi hỏi cao hơn trở thành thói quen tích cực, bản chất cần thiết để làm tư vấn viên Brouwer (1964) nhận định “ Việc tự xem xét lại chính mình là một bước chuẩn bị cơ bản cho cái bên trong đủ điều kiện gieo giống tự hiểu mình và bông hoa thay đổi hành vi sẽ dần dần được nở ra”. Con người có những điều thầm kín, những điểm nhạy cảm thường được che dấu. Trong quá trình tư vấn cho người đối diện, tư vấn tư vấn viên không tự hiểu mình sẽ không kiềm chế được khi bị xúc phạm đến những điều thầm kín, những điểm nhạy cảm của mình. Người làm tư vấn học đường, - nhất là khi làm tư vấn các vấn đề tâm lý tình cảm- không phải là người hoàn thiện, người bản lĩnh có thể hiểu biết và chia sẻ hết mọi chuyện: Từ việc học hành đến quan hệ, và kiến thức thông tin thông tuệ, trong sáng Tư vấn viên dù được đào tạo nhưng nếu người đó thiếu rèn luyện bản thân làm một con người biết tự nhận thức, biết tự kiểm và kiềm chế ; đồng thời giúp người khác tự kiểm, tự kiềm chế là một khuyết điểm nghề nghiệp quan trọng. Nhà tư vấn có gì để giúp đỡ thân chủ ? Tất cả hiểu biết và kỹ năng của họ được đào tạo, là những gì họ có nhưng chưa đủ để phục vụ thân chủ. Kinh nghiệm hành nghề cho thấy, người tư vấn tâm lý phải là một con người luôn tỏa sáng một bản lĩnh thân thiện và trong sáng, thể hiện bản chất thiện nguyện và luôn làm chủ bản thân. Họ là người hiểu biết mình và mọi người những gì bên trong những ham muốn, những hành vi thường ngày; những nguồn lực họ đang có - đang hiện hữu hoặc tiềm ẩn - và cách tận dụng các nguồn lực một cách hiệu
- 43 quả. Họ không phải là người khôn ngoan xuất chúng, để hiến dâng trí tuệ cho thân chủ, nhưng họ là người dễ gần gũi, cảm mến. Ở họ có những đợt sóng từ từ ái, nhưng đoan nghiêm và họ đã cật lực làm việc, bỏ thời gian tập trung suy nghĩ, cân nhắc những vấn đề, những ý tưởng của thân chủ một cách tích cực, giúp thân chủ thấy rõ hơn những gì thân chủ có được, những gì đã ấm t đi, những điều sẽ tạo dựng mà thân chủ làm được. Tư vấn viên tâm lý thường xuyên tự đặt câu hỏi lượng giá về hoạt động của mình. Liệu mình đã cống hiến gì cho thân chủ, ảnh hưởng của mình đối với thân chủ, những điều bàn với thân chủ, có xuất phát từ những quan điểm, học thuyết mà mình tâm đắc, những điều đó có phải cũng là những yêu cầu đối với mình không? Mình có làm được không? Mình đã thật sự mềm dẻo vận dụng lý thuyết đã học, tôn trọng thân chủ? Mình có thường xuyên cập nhật chuyên môn và phấn đấu cải tiến bản thân? Rõ ràng, tự kiểm bản thân không chỉ là những kỹ năng, những thói quen tốt, mà là những gì trở thành bản chất tâm tính của người làm tư vấn tâm lý. b) Liệu tư vấn viên đã trưởng thành về giá trị khi tự kiểm và khi làm tư vấn? Khi tự đánh giá mình và nghĩ về người khác (thân chủ), dựa trên những thang giá trị khác nhau tùy theo phong tục tập quán, nếp suy nghĩ và giá trị của công đồng và cá nhân sau đây: Về giá trị cộng đồng Theo Trompenaars (1996,1998) có 7 cặp giá trị cộng đồng cần xem xét, ảnh hưởng đến thang giá trị cá nhân, đòi ỏh i tư vấn viên phải đặc biệt lưu ý trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Cặp giá trị: (1) Ở cộng đồng đó, con người hoặc quá đề cao sự hiểu biết, (hiểu biết pháp luật, không gian lận như các nước ở Tây phương) Hoặc quá coi trọng sự tôn kính người khác, (kính lão đắc thọ , lấy nghĩa khí làm trọng của Đông phương ) (2) Cộng đồng đó, quá đặt nặng chủ nghĩa cá nhân, (thành thị) Hay coi trọng chủ nghĩa tâp thể. ( họ hàng nông thôn) (3) Họ có coi thường việc biểu lộ cảm xúc nơi công cọng, không phải giữ gìn. Hay tự kiềm chế cảm xúc trước đám đông, thận trọng, sợ tai tiếng. (4) Hoặc hòa nhập ( xóm bình dân ) Hoặc sống tách biệt ( dân ở khu villa)
- 44 (5) Thường có khuynh hướng nâng cao chính mình, khoa trương thanh thế. Hoặc có khuynh hướng đổ lỗi, tại người khác, xã hội thiếu trách nhiệm. (6) Con người có khuynh hướng sống với hiện tại; (dân miền nam) Hoặc thường hướng tới tương lai. (dân miền trung, miền bắc) (7) Hoặc chú trọng bên trong, nội tâm, trí tuệ, triết lý. Hoặc chú trọng bên ngoài, nhà cửa, thời trang, đẳng cấp xã hội. Về giá trị cá nhân Giá trị cá nhân có 2 loại : giá trị phương tiện và giá trị mục đích. Giá trị phương tiện liên quan đến đạo đức và khả năng thực hiện công việc, con người cảm giác tội lỗi vì thiếu đạo đức, và cảm giác xấu hỗ vì thiếu năng lực thực hiện công việc hay không. Giá trị mục đích mô tả mục đích cuối cùng của cá nhân. Hoặc vì cá nhân hơn vì xã hội hoặc hy sinh quyền lợi cá nhân. Tư vấn viên phải có một tầm nhìn sâu xa, hiểu được mình và thân chủ của mình coi trọng những giá trị nào, khi tiếp xúc, làm việc với thân chủ. c) Tư vấn viên thuộc loại nào trong các kiểu nhân cách theo phong cách học? Nhân cách con người, còn bị ảnh hưởng sâu đậm do cách thức người đó thâu nhận thông tin và xử lý thông tin (phong cách học ở đời). Từ đó, các nhà tâm lý hiện đại chia con người làm 4 kiểu nhân cách khác nhau như sau: (1) Kiểu độc đáo ( divering) - Nhà sáng tạo, nhà phản biện, thích cuộc sống độc lập là loại người chú trọng kinh nghiệm cụ thể ( concrete experience- CE) thường phán đoán theo sự quan sát có suy nghĩ (reflective observation: RO) riêng của mình, không thích đi theo lối mòn, thường tìm con ưđ ờng độc đáo, sáng tạo. (2) Kiểu đồng hóa ( assimilating) – Lý thuyết gia, giảng viên, nhà lý luận Loại người chú trọng quan sát có suy nghĩ (reflective observation: RO) kết hợp trừu tượng hóa, khái quát hóa ( abstract conceptualization – AC) dễ hòa nhập, giỏi lý thuyết, dễ dàng nói về một ý niệm mới, một hoàn cảnh mới, như là người hiểu biết và từng trải. (3) Kiểu hội tụ ( converging) – Kỹ thuật gia, kỹ sư, thợ máy, Loại người chuyên tâm áp dụng lý thuyết thu nhận được (AC) đưa vào hoạt động thực tế, giải quyết vấn đề cụ thể, chính xác (active experimentation: AE), không quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, liên nhân cách.
- 45 (4) Kiểu thích ứng (accommodating) – Nhà lãnh đạo, người phục vụ nhân hậu Loại người có phong cách học khoáng đạt, dễ chấp nhận, từ hoạt động thực tiễn (AE) lấy kinh nghiệm thực tế (concrete experience- CE). Thích tiến hành thực hiện những kế hoạch mang tính thách thức, sáng tạo; thiên về cảm nhận phán đoánơ h n là phân tích hợp lý, sẵn sàng giúp đỡ hợp tác với mọi người. ( Mẫu người lý tưởng để làm tư vấn tâm lý học đường và lãnh đạo) Hình 4.1. MÔ HÌNH PHONG CÁCH HỌC Kinh nghiệm cụ thể Concrete experience CE) ReflectiveObservation (RO) tin g Quan (AE) n n ô ễ Th ti c sát ự h Đánh giá thông tin t có ng s ộ uy đ p nghĩ ậ Hành – th Thu experientation Active Trừu tượng, khái quát (AC) Abtractive Conceptualization
- 46 d) Tư vấn viên phải từng bước rèn luyện như thế nào?. Người làm tư vấn tâm lý phải tự kiểm, và phấn đấu rèn luyện phong cách phù hợp nghề nghiệp. Có thể chia ra từng bước như sau: Hình 4.2 : VÒNG TRÒN CỦA VIỆC HỌC BƯỚC 1: KINH NGHIỆM THỰC TẾ (CE) B Ư Ớ C 2: TĨEN TĨEN Q C U Ự AN H T SÁT NG Ộ Đ CÓ SUY NH Á H N GH 4: C Ĩ Ớ Ư ( RO B (AE) ) BƯỚC 3: KHÁI QUÁT, TRỪU TƯỢNG (AC)
- 47 Bước 1 : Học nhờ vào những kinh nghiệm : Kinh nghiệm thực tế (CE) +Học từ những kinh nghiệm đặc biệt +Quan hệ với mọi người +Nhạy cảm trong việc cảm nhận và tiếp xúc với những người khác Bước 2: Học nhờ vào sự suy nghĩ - Quan sát có suy nghĩ (RO) +Quan sát thật cẩn thận trước khi đưa ra những sự phán xét +Xem xét vấn đề từ những khía cạnh và hoàn cảnh khác nhau +Hãy cố gắng suy nghĩv ề ý nghĩaủ c a mọi thứ Bước 3: Học nhờ vào những lý thuyết - Nhận thức trừu tượng (AC) +Phân tích những ý yưởng một cách hợp lý +Tìm ra được những lý thuyết mới và tạo ra những sự liên kết đối với những lý thuyết đó Bước 4: Học nhờ vào sự thực hành- Kinh nghiệm hành động (AE) +Hãy cố gắng đưa ra tất cả những khả năng có ht ể khi gặp vấn đề +Hãy đề cập đến những nguy cơ có thể đe doạ +Tác động đến mọi người xung quanh và những v/đ bằng những hành động 3.2. Tư duy tích cực, và thư giản trong tĩnh lặng a) Tư duy tích cực là gì ? vì sao tư vấn viên phải rèn luyện? Mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ. Những nhà tâm lý chia tất cả những ý nghĩ trên thành bốn nhóm: Tư duy Tích cực, Tư duy Tiêu cực, Tư duy Cần thiết, Tư duy Lãng phí. Tư duy tích cực là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết Trong khi tư duy tiêu cực là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ Tư duy Cần thiết là những suy nghĩ về công việc đang làm, đang giải quyết Tư duy Lãng phí là những suy nghĩ vẩn vơ về những gì đã qua hoặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian Từ tư duy,
- 48 đưa con người đến cảm giác, phát sinh lời nói, hành động, đưa đến hậu quả tốt hay xấu, cho bản thân , cá mối quan hệ và bầu không khí đang sống. Tư duy tích cực sẽ đương nhiên làm giảm sự căng thẳng thần kinh (stress). Stress là hậu quả của áp lực công việc lên nội tâm. Áp lực công việc sẽ không đáng kể khi người tư vấn sống vững vàng với một nếp sống nội tâm bằng tư duy tích cực. Người có tư duy tích cực sẽ nhìn thấy ở một sự kiện, mỗi vấn đề một cách chân thực, nhưng dưới nhãn quan tốt đẹp, phấn khởi, không hề bi lụy, buồn lo quá đáng. Một ly nước chứa 50% nước. Người có tư duy tiêu cực sẽ nghĩ ly nước lưng một nửa. Người tư duy tích cực sẽ nghĩ ly nước đầy một nửa. Khi không thuyết phục được đối tác hợp tác làm công tác giáo dục trong nhà trường, người tư vấn suy nghĩ “người ta rất nhiệt tình nhưng tình hình kinh tế chưa cho phép hợp tác”, và kiên nhẫn tìm kiếm những đối tác khác có khả năng hơn Tư vấn viên rất cần rèn luyện lối suy nghĩ theo kiểu tích cực, vì mỗi ngày phải đối diện với nhiều thân chủ đang ở trong trạng thái bị căng thẳng thần kinh. Thứ nữa, khối lượng công việc trong chương trình tổng thể tư vấn ở nhà trường cần đến việc nắm tình hình, xác định nhu cầu, thiết kế mọi họat động theo kế hoạch. Hằng ngày phải vận động óc sáng tạo, sử dụng các kỹ năng vận động tổ chức, phối hợp, điều phối các nguồn lực thực hiện và lượng giá. Người làm tư vấn trong trường học còn phải xử lý nhiều mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để đảm bảo chương trình tổng thể tư vấn đạt kết quả Để giữ gìn và rèn luyện bản thân mình sống và suy nghĩ theo kiểu tư duy tích cực, người tư vấn tâm lý phải biết tìm cách thư giản trong tĩnh lặng. Tĩnh lặng là liều thuốc mang năng lượng siêu nhiên bồi dưỡng tâm hồn người luôn giữ mình trong tư duy tích cực.
- 49 b) Thư giản trong tĩnh lặng có ý nghĩa gì đối với tư vấn viên? Trong cái bề bộn của cuộc sống, người làm tư vấn học đường phải dành riêng cho mình những phút giây yên tĩnh để tự vấn và suy nghiệm, không để tâm hồn mình bị vướn mắc, bám vúi vào công việc. Giữ mình được yên tĩnh trong giây phút tự vấn, chuyển đổi mình làm người thích ứng, mềm dẽo, dẽo dai lâu dài và giữ sự kết nối tốt đẹp con người và hoàn cảnh xung quanh. Masato Mitsuda, trong tác phẩm “cái nhìnủ c a Thiền về nền giáo dục hiện đại", cho rằng “Nền giáo dục nổi có tính chất cứng nhắc, trong khi nền giáo dục ngầm không có đường lối cố định. (giáo dục ngầm, giáo dục tĩnh lặng-Thiền) Một người chỉ bị lôi kéo một cách mê mờ theo con đường học vấn nổi hay sách vở đánh mất một nửa còn lại. Kết quả là sự học của người đó chỉ hoàn tất năm mươi phần trăm”. Tư vấn viên phải tự giáo dục mình trong tĩnh lặng, để bù đắp 50% còn lại của những lý thuyết học được của những nhà tâm lý đầu đàn, giúp cho chúng ta làm việc có hiệu quả hơn. Trong tự nhận thức, ngoài những điểm nhạy cảm, những giá trị và phong cách học, người tư vấn không khác những quản trị viên nhà lãnh đạo hướng dẫn người khác, phải chuẩn bị thái độ đối với những thay đổi và vững vàng trong định hướng giao tiếp, giữ gìn sự tốt đẹp và thích ứng trong quan hệ liên nhân cách. Trước nhiều thân chủ với nhiều vấn đề khá mơ hồ, đôi khi mới lạ, phức tạp, không có lối ra (novelty, complex, insolubility) tư vấn viên phải có khả năng chịu đựng và luôn hướng về sự kiểm điểm, kiểm soát bên trong, từ những sự việc đã xảy ra, đã biết, thay vì cầu cạnh một thế lực bên ngoài giải quyết. Có như vậy bản thân tư vấn viên mới tránh được những căng thẳng nghề nghiệp, có khả năng tạo sự bình an cho bản thân và cho người khác. Để giảm tải áp lực bên ngoài tư vấn viên cần thư giản trong tĩnh lặng. Xa hơn và có hoàn cảnh tư vấn viên luyện tập yoga và thiền định như là một thói quen, làm việc thường giữ hơi thở điều hòa điều tiết được các cảm xúc quá mạnh. Những bài tập Yoga sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng tâm lý, tự tin và yêu đời hơn. Thiền định là một bước cao hơn, khi tập Yoga đến mức thuần thục thì Thiền định là một bước tiến cuối cùng. Thiền định sẽ giúp tư vấn viên có sức khỏe dẻo dai, bền bĩ, tự chủ hơn, mở rộng cánh cửa yêu thương trong tâm hồn và tiến gần đến chân lý sống.
- 50 3.3. Kỹ năng sống bản lĩnh và trải tâm từ, yêu thương mọi người a) Bản lĩnh kỹ năng sống của tư vấn viên cần thiết như thế nào? Kỹ năng sống ở đây không chỉ là kỹ năng để tồn tại mà là những kỹ năng thật sự cần thiết cho cuộc sống thật sự được mọi người quý mến, Sống cuộc sống có chất lượng, giỏi quan hệ giao tiếp và có tài năng xử thế khéo léo. Một nhà tâm lý cho rằng sự thành công trong cuộc sống của mỗi người chỉ có 15% dựa vào tay nghề, sự thành thạo chuyên nghiệp; còn 85% là kỹ năng sống. Thông thường , ở Mỹ kỹ năng sống bao gồm 13-20 kỹ năng. Tối thiểu bao gồm 10 kỹ năng : L I F E S K I L L S
- 51 Learning Học tập, phương pháp học tập Identity & Self- Awareness : Khẳng định mình và tự nhận thức Finess & Health Giữ gìn tốt sức khỏe Emotional Development Phát triển cảm quan Solving Problems Giải quyết vấn đề Kindness Giữ gìn sự nhu hòa Intimacy Giữ gìn sự thân ái Living in Balance Cân bằng cuộc sống Letting Go & Holding on Tiến công và thủ giữ tốt Social Skills Kỹ năng xã hội www.chungta.com Tư vấn viên học đường là người xếp lịch hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng sống, Kỹ năng sống của học sinh có thể chỉ gồm 4-5 kỹ năng cần thiết: Kỹ năng tự nhận thức làm chủ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm quyết định, kỹ năng kiên trì nên tư vấn viên phải là người gương mẫu. Trong chương trình tổng thể tư vấn học đường, tư vấn viên là người thiết kế thông qua hiệu trưởng, hội đồng sư phạm; là người tổ chức thực hiện các hoạt động trong đó chủ yếu giúp các học sinh vừa học vừa chơi, giáo dục qua những sự kiện tổ chức trò chơi, hội hè, trò chơi lớn, lữa trại, đời sống trại, vũ hội, thi đua thể thao thể dục, thi đa văn nghệ, năng khiếu . Làm được những việc đó ộm t cách thành công, sinh động, tiết kiệm công sức, ngân sách, thời gian, tận dụng được tất cả nguồn lực hiện có, đòi hỏi tư vấn viên là người có kỹ năng sống với bản lĩnh cao. Việc giữ cho trí tuệ và tình cảm song hành trong mọi hoạt động như là một kỹ năng nằm trong bản chất của người tư vấn. Tư vấn viên không phải là người thông minh, có nhiều kỹ năng khéo léo nhất mà là người thông minh bình thường và có nhiều kỹ năng khéo léo vì nghề nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, người tư vấn tâm lý có một năng lực hấp dẫn mọi người, đó là tình thương. Tình thường cùng với trí tuệ từ trong ánh mắt, từ cử chỉ chào đón, ờm i gọi vào cuộc, hòa nhập vào cuộc sống của mỗi người. Đặc điệm cá tính đó của tư vấn viên gọi là người có từ tâm. Để rèn luyện từ tâm, phải thực tập hằng ngày, sau những phút thư giản, sẽ trải lòng thương mến những người trong gia đình rồi sang các học sinh, đến mọi người. Trải từ tâm thuần thục rất lợi ích trong công tác, qua kinh nghiệm không thể diễn tả của mỗi người
- 52 b). Chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân một cách vô điều kiện là gì? Đối với tư vấn viên tâm lý học đường, điều cần lưu ý nữa, được coi là một kỹ năng có mức độ rèn luyên cao trở thành bản chất tư vấn viên là sự hiểu rõ và chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân. Chấp nhận sự khác biệt (differences), để tránh những sự phân biệt kỳ thị ( distinction), phá hỏng niềm tin giữa những con người với nhau. Chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân là điều kiện tiên quyết thứ hai sau tự nhận thức dành cho người làm tư vấn tâm lý nói chung và tư vấn học đường nói riêng. Tư vấn viên tâm lý ở học đường có nhiệm vụ tư vấn cho tất cả học sinh của nhà trường không phân biệt điều kiện kinh tế, tính tình, xu hướng. Người làm tư vấn tâm lý chấp nhận vô điều kiện sự khác biệt giữa cá nhân học sinh đến tư vấn, dù học sinh lỡ lầm, tội phạm, ngỗ nghịch sự chấp nhận này là một kỹ năng thuần thục như là bản chất riêng của con người và nghề nghiệp. c). Tình thương còn thể hiện luôn vui với trẻ và quan tâm biện hộ ? Một nhà giáo dục đương nhiên phải có lòng yêu trẻ, nhưng cũng có những giáo viên chỉ yêu những trẻ ngoan hiền, và e ngại khi phải giảng dạy với trẻ tinh nghịch, lũ học trò quậy phá, hoặc ù lỳ. Tư vấn viên học đường là người phải làm việc với tất cả loại học sinh , đặc biệt là những em có vấn đề. Do đó ứm c độ yêu trẻ ở đây, đòi hỏi một tình yêu thương sâu xa và tự nguyện. Sự giúp đỡ trẻ không chỉ là nghề mà còn là nghiệp dĩ không thể cân đong do đếm. Tư vấn viên học đường, nhất là trong tình hình học đường Việt Nam hiện nay, tính khoa học chưa cao và nghệ thuật thì còn nhiều khó khăn để vận dụng, tính nghề nghiệp đôi khi chưa rõ vì tư vấn viên học đường phải kiêm nhiệm. Cho nên tư vấn viên học đường còn khác với tư vấn viên làm việc ngoài học đường ở ý chí thiện nguyện, làm việc với trẻ vì đam mê, vì khoa học, nghệ thuật hơn là được trả công xứng đáng sự hy sinh. Tư vấn viên phải là người yêu trẻ. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn đáng chú ý hơn. Nhưng không phải chỉ làm từ thiện bình thường mà phải là một người giúp đỡ thế nào cho học sinh đó tự phát huy các khả năng vượt khó, tác động vào tâm thức vào nguổn lực vào hoàn cảnh như những chuyên viên công tác xã hội ở học đường.
- 53 d). Làm công tác xã hội, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn là gì? Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, làm từ thiện là giúp đỡ nhất thời nhu cầu tối thiểu để duy trì đời sống. Làm công tác xã hội là nắm tình hình hoàn cảnh học sinh thật rõ ràng, nghiên cứu xác định nhu cầu ưu tiên từng thời kỳ, vận động các nguồn lực hỗ trợ với một một kế hoạch thích hợp lâu dài giúp thân chủ đứng lên trong hoàn cảnh nhiệt ngã của mình. Tư vấn viên sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp can thiệp quan tâm đến vấn đề nhân cách của một người, giúp cho người đó giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát. tư vấn viên trong trường hợp này phải thực hiên bằng nhiều cách tiếp cận: Tiếp cận tâm lý xã hội, tiếp cận giải quyết vấn đề, tiếp cận theo chức năng. cách tiếp cận trên đều nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ , khi nào họ nhận thấy được, nhờ sự phân tích của NVXH, các mặt tích cực của mình và của những người xung quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó. 6. 4. . ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG TƯ VẤN VIÊN HỌC ĐƯỜNG 4.1. Phương thức đào tạo và sử dụng Ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, và Thái Bình Dương, từ ngữ tư vấn viên học đường, tư vấn viên hướng dẫn học đường, giáo viên hướng dẫn ( khải đạo) đều được sử dụng trong hoạt động phát triển nghề nghiệp. Nhiều nước triển khai chương trình và dịch vụ tư vấn học đường khác nhau, nhưng cơ bản đều được nhà nước cung cấp kinh phí, hoặc huy động vốn xã hội hóa (đối với trường không phải công lập), và được cấp giấy chứng nhận của hệ thống đánh giá thăng tiến nghề nghiệp thuộc ngành giáo dục, hiệp hội nghề nghiệp, pháp luật nhà nước và địa phương. Cơ quan công nhận chương trình tư vấn viên giáo dục, tư vấn viên học đường là Hội đồng Công nhận chương trình Tư vấn (Council for the Accreditation of Counseling and Related Programs: CACREP). Tại một số nước như: Botswana, Trung Quốc, Phần Lan, Israel, Malta, Nigeria, Rumani, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ tư vấn học đường, tư vấn giáo dục, phát triển nghề nghiệp thường do các chuyên gia giáo dục thực hiện. Một số nước khác như : Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Zambia tư vấn học đường lại do các giáo viên đứng lớp đảm trách kiêm nhiệm hoặc nhiệm vụ dạy học được giới hạn lại để thời gian làm tư vấn học đường.