Giáo trình Các lí thuyết tiếp cận trong công tác xã hội

pdf 39 trang huongle 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các lí thuyết tiếp cận trong công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_li_thuyet_tiep_can_trong_cong_tac_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Các lí thuyết tiếp cận trong công tác xã hội

  1. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn hóa cuộc sống, cha, mẹ có thể quan tâm, chăm sóc con cái nhiểu hơn, hiểu con cái nhiều hơn, xây dựng lòng tự trọng và lắng nghe trẻ nói. Có nhiều xu hƣớng và phát triển đang nổi lên nhƣ là những dự đoán cho tƣơng lai ngành công tác xã hội: những dịch vụ đƣợc cải tiến, địa vị của ngành đƣợc nâng lên, sự phát triển của các lĩnh vực tƣ nhân trong thực hành nghề nghiệp, xem xét tinh thần làm việc, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, sử dụng nhiều hơn phƣơng pháp quản lý trƣờng hợp, tăng cƣờng vai trò biện hộ, cải thiện quan hệ công chúng, sự phát triển công tác xã hội trên bình diện quốc tế có đƣợc nhiều vai trò lãnh đạo hơn, nhấn mạnh đến việc phòng ngừa và làm phong phú hóa cuộc sống, sử dụng công nghệ và phong trào nâng cao chất lƣợng trong giáo dục và thực hành nghề nghiệp công tác xã hội. Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống an sinh xã hội đã từng bƣớc đƣợc cải thiện về luật pháp, chính sách và bộ máy cũng nhƣ đội ngũ nhân sự. Tiềm năng và thuận lợi cho sự phát triển ngành công tác xã hội là cơ bản, nhƣng khó khăn cũng chờ đón chúng ta, nhƣng những ngƣời đã và đang thực hành đào tạo công tác xã hội quyết tâm vƣợt qua. Việc đào tạo chuyên ngành và cung ứng dịch vụ công tác đã đƣợc thống nhất, tăng cƣờng và cải tiến không ngừng, vấn đề còn lại là nằm ở chính sách phát triển ngành công tác xã hội ở tầm vĩ mô. CHƢƠNG III: CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI I. Lý thuyết hệ thống: Các sự kiện, hiện tƣợng, quá trình xã hội cũng nhƣ các vấn đề xã hội có thể đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau, mỗi một cách tiếp cận cho phép chúng ta có thể lý giải gần hơn bản chất của các sự kiện, hiện tƣợng, quá trình, các vấn đề xã hội từ cách tiếp cận này hay cách tiếp cận khác. Hệ thống là tổng hòa các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối liên hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể, toàn vẹn. Theo Barker “hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tƣơng tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật Trang 42
  2. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này. Thí dụ hệ thống xã hội bao gồm các gia đình, các nhóm, một cơ sở an sinh xã hội hoặc toàn bộ một tiến trình tổ chức giáo dục của một nƣớc”. Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hƣởng lên cá nhân. Cá nhân đƣợc xem nhƣ là bị lôi cuốn vào sự tƣơng tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trƣờng. Mục đích của công tác xã hội là cải thiện mối tƣơng tác giữa thân chủ và hệ thống. Lý thuyết hệ thống đƣợc định nghĩa trên ba cấp độ nhƣ sau: Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy. Cấp trung mô: hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hƣởng đến cá nhân nhƣ gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác. Cấp vĩ mô: hệ thống này nói đến các nhóm và những nhóm lớn hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hóa. II. Lý thuyết hệ thống sinh thái: Lý thuyết hệ thống sinh thái giúp cho những ngƣời thực hành công tác xã hội phân tích thấu đáo sự tƣơng tác giữa thân chủ và hệ thống sinh thái – môi trƣờng xã hội mà thân chủ đang sinh sống và mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hành vi của con ngƣời trong đời sống xã hội. Mỗi cá nhân đều có một môi trƣờng sống và một hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trƣờng sống và họ cũng ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh của họ. Nhƣ vậy các cá nhân và các yếu tố liên hệ trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trƣờng, ta phải nghiên cứu cả hệ thống môi trƣờng xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hƣởng rất nhiều đến các phƣơng Trang 43
  3. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn thức thực hiện trong công tác xã hội nhƣ tƣ vấn, xử lý ca, tƣ vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng Nhân viên công tác xã hội vẽ bản đồ sinh thái cùng với thân chủ. Khi tham gia thân chủ/gia đình thân chủ hiểu và nhận thức rõ vấn đề mà trƣớc đây có thể họ chƣa hề để ý. BIỂU ĐỒ SINH THÁI (ECO-MAP) Thân chủ: Ngày: Chú thích: Quan hệ tốt nhƣng chỉ một phía Quan hệ xấu khó tiếp cận Quan hệ hai chiều Quan hệ tốt (mức độ dài ngắn thể hiện mối quan hệ xa gần, thân mật nhiều hay ít). Dịch vụ Tôn giáo Chăm Bạn bè sóc sức Hàng xóm khoẻ Khác Thân chủ/gia đình Đoàn thể Chính quyền địa phƣơ ng Cơ quan An sinh xã hội Trƣờng học Gia đình Khu vui chơi mở rộng giải trí Trang 44
  4. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn III. Lý thuyết hành vi: Để có thể tham gia cùng với thân chủ trong tiến trình giải quyết cấn đề, nhân viên công tác xã hội cần phải hiểu biết về lý thuyết hành vi. Lý thuyết về hành vi con ngƣời có thể khái quát thành 5 điểm nhƣ sau: Hành vi của cá nhân chịu ảnh hƣởng Hành vi một ngƣời liên quan đến các của môi trƣờng xung quanh nhƣ môi yếu tố nhƣ cảm xúc, suy nghĩ lời nói ra trƣờng sinh sống, những kinh nghiệm và các hành động. Trong đó cảm xúc sống mà cá nhân đó trải qua. và suy nghĩ thƣờng không đƣợc nhìn thấy rõ ràng, còn lời nói và hành động thƣờng dễ nhận biết. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố nhƣ hoàn cảnh xung quanh (kể cả vật chất và con ngƣời). Điều căn bản cho sự lớn lên và phát Nhu cầu cơ bản nhƣ là sự phát triển về triển của một ngƣời là các nhu cầu cơ cơ thể, cảm xúc trí tuệ của con ngƣời. bản đƣợc đáp ứng. Nhu cầu về mặt thể lý nhƣ thức ăn, quần áo, nhà ở. Nhu cầu về mặt tinh thần (tình cảm và trí tuệ) nhƣ yêu thƣơng, sự an toàn, học hỏi cơ hội để phát triển nhu cầu tinh thần là yêu cầu nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Nhu cầu về tình cảm của con ngƣời là Khi một ngƣời cảm thấy khó chịu hoặc có thực, chúng không thể đƣợc đáp bất an trong một tình huống cụ thể nào ứng hay loại trừ bằng sự lý giải của lý đó, những giải thích có lý của một trí. ngƣời thứ hai khác sẽ không đủ để giúp ngƣời kia bỏ đƣợc cảm giác khó chịu hay bất an. Cảm xúc xuất hiện trong một tình huống cụ thể nào đó đụng chạm đến một số lĩnh vực thuộc Trang 45
  5. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn nhu cầu tình cảm của con ngƣời. Vì thế những lời giải thích có thể hoặc không thể giúp ngƣời đó ngay đƣợc. Hành vi con ngƣời thƣờng có mục đích Có những hành vi con ngƣời mà chúng và hành vi này là sự đáp trả cho nhu ta có thể nhận biết hay giải thích đƣợc cầu về tình cảm và thể lý của cá nhân. khi các nhu cầu vật chất hay tình cảm có thể quan sát đƣợc, nhƣng cũng có những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta không dễ nhận thấy, vì thế khó có thể thiết lập mối liên hệ giữa nhu cầu và hành vi. Khi hành vi của một ngƣời không dễ để nhìn thấy đƣợc, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố xã hội và tình cảm liên quan đến hành vi đó trƣớc khi chúng ta đƣa ra lời giải thích. Hành vi của ngƣời khác chỉ có thể hiểu Khi thấy một ngƣời nào hành xử theo đƣợc bằng sự thấu hiểu cả về tri thức một cách thức mà xã hội có thể chấp và tình cảm của ngƣời đó. nhận, chúng ta thƣờng đƣa ra những lý do giải thích hành vi đó dựa trên phán riêng của chúng, mà đôi khi các lý do này không dựa trên những yếu tố về kinh tế, tình cảm một cách nghiêm túc. Ngoài ra chúng ta có thể phân loại và dán nhãn họ. Vì thế dẫn đến thái độ phê phán cá nhân hoặc không hiểu đƣợc hành vi của họ. Do đó chúng ta cần tránh thái độ thành kiến, sẵn sàng tìm hiểu lý do qua các sự kiện và cần có một cái nhìn cởi mở. Trang 46
  6. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn IV. Thực hiện chức năng xã hội: Việc thực hiện chức năng xã hội nói đến một ngƣời có đóng vai trò của mình đƣợc tốt hay không, chức năng xã hội là vai trò xã hội của mỗi ngƣời nhƣ vai trò ngƣời cha, vai trò ngƣời mẹ, vai trò con cái, vai trò thầy giáo Ai cũng có vai trò và cố gắng thực hiện vai trò ấy cho tốt chính là thực hiện vai trò xã hội của mình. Ví dụ: một em bé thang lang đƣờng phố, bỏ nhà ra đi hơn một năm, hiện đang sống lang thang ở gầm cầu, xó chợ. Xét việc thực hiện chức năng xã hội của em bé đó là việc thực hiện vai trò của ngƣời con, ngƣời cháu, ngƣời học sinh trong gia đình, nhà trƣờng, bạn bè và xã hội. Nhân viên công tác xã hội cần giúp đỡ em bé thang lang đó khôi phục việc thực hiện chức năng xã hội mà lẽ ra em ấy đã thực hiện, hay nói cách khác nhân viên công tác xã hội giúp đỡ em bé ấy tái hòa nhập cộng đồng mà trƣớc đây em ấy sinh sống. Có thể hình dung về việc thực hiện chức năng xã hội của trẻ em bằng sơ đồ sau: Trẻ Trẻ em em Lang thang. Thực Đƣợc chăm sóc về vật Tự kiếm sống chất, tình cảm, tâm lý. Ngủ ngoài đƣờng. hiện Là con ngoan. Ăn không no. chức Học sinh giỏi. Mặc không đủ ấm. Không đƣợc học hành. năng Bạn bè yêu mến. Có nguy cơ phạm tội. xã Đội viên. Có nguy cơ bị nhiễm Hàng xóm khen HIV/AIDS. hội ngợi Có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Trang 47
  7. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn V. Mô hình lực tác động từ bên trong và từ bên ngoài. Mô hình này là sự kết hợp của lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái. Mô hình này có tính đơn giản, làm gia tăng sự uyên bác của các lý thuyết về hành vi con ngƣời. Mô hình tác động từ bên trong và từ bên ngoài giải thích tại sao con ngƣời hành động ở thời điểm ấy bằng những cách thức lạ lùng và không thể đoán trƣớc đƣợc. Một số ngƣời náo nức về kỳ nghỉ để chơi bóng trong khi những ngƣời khác lại thích đi dã ngoài ở một vùng xa xôi. Một số ngƣời thích lao động tại các phòng thí nghiệm trong khi số khác lại thích lao vào các hoạt động xã hội mà nơi đó sẽ tiếp xúc với rất nhiều hạng ngƣời khác nhau. Những lý do mà ngƣời ta chọn bạn bè cũng nhƣ vậy, thƣờng là một điều rất khó hiểu. Giả định cơ bản của kiểu mô hình này là có những lực phát sinh từ bên trong con ngƣời và từ môi trƣờng sống của họ khiến cho ngƣời ấy ứng xử bằng những cung cách nhất định. Nguồn gốc đích thực của những lực tác động có lẽ không bao giờ đƣợc xác định, nhƣng việc thừa nhận về sự hiện hữu của các lực và sự liên tục tƣơng tác giữa chúng làm nảy sinh các hành vi con ngƣời là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Những nhà nghiên cứu công tác xã hội đã chọn thuật ngữ bên trong và bên ngoài để nhận diện hai lực chủ yếu hình thành hành vi con ngƣời. Ví dụ: quan sát một đứa trẻ bắt đầu bƣớc đi, một lực quan trọng đƣợc sinh ra bởi hoạt động của thần kinh tạo ra một lực khiến đứa trẻ thử bƣớc đi, đồng thời tạo ra năng lực đi lại của trẻ. Một ngoại lực tác động là nụ cƣời hài lòng, khích lệ đứa trẻ của cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc khuyến khích nó bƣớc đi. Nhƣ vậy bƣớc đi của trẻ là sản phẩm của sự tƣơng tác lực bên trong và lực bên ngoài. Nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng mô hình lực bên trong và bên ngoài bằng nhiều cách. Mô hình có thể đánh giá và trị liệu những vấn đề của ngƣời lo lắng, phiền muộn. Trang 48
  8. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Có thể minh họa bằng mô hình sau đây một cách đơn giản, các mũi tên biểu thị lực tác động lên cá nhân từ bên trong và từ bên ngoài tạo nên hành vi con ngƣời. Lực bên trong Lực bên ngoài CON NGƢỜI Sự tƣơng tác giữa các lực. HÀNH VI CON NGƢỜI Ví dụ: một học sinh trung học A ở một trƣờng nọ đƣợc chuyển đến trung tâm sức khỏe tâm thần vì đánh nhau thƣờng xuyên, chạy xe quá tốc độ, bị phạt vì học hành kém đánh cả cha dƣợng của mình. Khi A trình bày các vấn đề của mình thì nhân viên công tác xã hội nhận thấy rõ ràng là các ngoại lực đã tác động áp đảo lên cuộc sống A, cụ thể: nhà trƣờng sắp sửa đuổi học A, cảnh sát giao thông canh chừng sự chạy xe quá tốc độ của A. Cha dƣợng cũng có những động thái nhằm răn đe A. Nhân viên công tác xã hội cũng nhận thấy ngoài các ngoại lực thì cũng có những nội lực tác động lên A. A thừa nhận rằng mình cảm thấy bực bội vì không có cách gì kiếm sống, cảm thấy mình bất lực trong mọi lĩnh vực nên cảm thấy lo lắng hoảng sợ. Cảm giác tự ti và bất an này là những nội lực mạnh mẽ mà nhân viên công tác xã hội phải chú ý. Nhân viên công tác xã hội nhận thấy rằng cần phải giảm nhẹ các ngoại lực trƣớc khi làm những việc khác nên đã mời đại diện nhà trƣờng, công an và gia đình A họp lại. Sau khi nhân viên công tác xã hội giải thích những áp lực tiêu cực do ngoại lực mang lại, Trang 49
  9. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn mọi ngƣời đồng tình đặt ra các mục tiêu thiết thực để giảm bớt những áp lực bên ngoài. Thầy cô có kế hoạch phụ đạo tích cực cho A, cảnh sát giao thông nhắc nhở nhẹ nhàng A chạy xe đúng luật, ngƣời cha dƣợng cũng giảm bớt kiềm chế và lắng nghe tâm trạng của A. Một khi các ngoại lực giảm bớt thì A bắt đầu thay đổi hành vi thực hiện các chức năng xã hội của mình tốt hơn trƣớc. Nhân viên công tác xã hội giúp A đƣơng đầu với những cảm giác tự ti, bất an và lo lắng. Dần dần A thay đổi tích cực và hoàn thành chƣơng trình học của mình và tiếp tục theo đuổi các trƣờng đại học. Ngƣời ta còn sử dụng mô hình lực tác động từ bên trong và từ bên ngoài trong công tác phòng ngừa. Nếu nhân viên công tác xã hội có thể nhận diện những lực bên ngoài nào tác động lên con ngƣời thì có thể liên tƣởng đến cộng đồng và những hệ thống xã hội khác có ảnh hƣởng đến con ngƣời. Cách thứ ba là nhân viên công tác xã hội sử dụng mô hình lực tác động từ bên trong và bên ngoài để tạo ra một hệ thống phân loại các lý thuyết mới đang phát triển trong lĩnh vực hành vi con ngƣời. Ngƣời ta có thể đƣa các lý thuyết mới của các ngành khoa học nhƣ xã hội học, tâm lý học, tâm thần học, công tác xã hội, nhân chủng học vào mô hình lực tác động từ bên trong và bên ngoài nhờ thế làm cho tiến trình học hỏi và tăng sự hiểu biết của những hoạt động công tác xã hội. Cụ thể là các lực tác động bên trong và bên ngoài phân chia thành hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô. Phải thừa nhận rằng hệ thống này trùng lắp và không bao gồm tất cả, với sự xác định mở rộng này, nhân viên công tác xã hội có thể có đƣợc năng lực đánh giá sắc bén hơn. Ví dụ minh họa sau đây có thể sử dụng cho ba cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô. B 18 tuổi, học sinh năm cuối trung học phổ thông đƣợc chuyển đến gặp nhân viên công tác xã hội bởi B không chịu làm bài trong lớp, thƣờng xuyên gây hấn với bạn bè và nói rằng không thích thú với việc học, không thích thú với nhà trƣờng. Những cuộc vấn đàm đầu tiên nhân viên công tác xã hội thăm dò các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô. Không có điều gì ở hệ thống vĩ mô B và gia đình sống với nhau trong cộng đồng và chấp nhận các yêu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, trong hệ thống vi mô và trung mô có vấn đề, B không cảm thấy tốt Trang 50
  10. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn về bản thân và có những xung lực gây hấn mà B không kìm chế đƣợc, nhà trƣờng có áp lực buộc B phải tốt nghiệp. Nhân viên công tác xã hội phát hiện ra rằng áp lực nằm ở hệ thống vi mô. B khổ sở vì thiếu khả năng học tập và không thể đọc tốt. Nhân viên công tác xã hội giúp B hiểu ra vấn đề, không đọc tốt của em nhƣ là một sự hỏng hóc học sinh, không phải là sự lƣời biếng của em. Thầy cô đƣợc yêu cầu thay đổi cách dạy và cho phép B đƣợc làm bài tập nhiều lần hơn các em khác. Giáo viên môn khoa học từ chối làm theo nhân viên công tác xã hội, bắt B đọc nhiều sách mỗi ngày và B đã thất vọng, phản ứng với hành vi gây hấn. Sau sự can thiệp của hiệu trƣởng và nhân viên công tác xã hội B đƣợc chuyển qua một lớp khác có giáo viên sẵn sàng giúp đỡ và kết quả sau một thời gian B tốt nghiệp dù chƣa thật sự tốt nhất. Tuy nhiên nhờ những nổ lực của nhân viên công tác xã hội và nhà trƣờng B bớt cảm giác xấu hỗ và ít có nhu cầu đánh nhau. Nhân viên công tác xã hội phát hiện ra rằng tác lực quan trọng nhất trong học sinh B là thiếu năng lực học tập. Nhân viên công tác xã hội đã sử dụng mô hình nội lực và ngoại lực chú trọng vào hệ thống vi mô. Lực bên Lực bên trong ngoài CON NGƢỜI TRUNG MÔ VĨ MÔ VI MÔ Gia đình Văn hóa Sinh học Nhóm Thiết chế Tâm lý trƣờng học Tổ chức Xã hội Ủy ban HÀNH VI Trang 51
  11. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn VI. Mô hình vòng đời và các lực bên trong và bên ngoài. Hành vi đƣợc sinh ra từ sự tƣơng tác lực bên trong và bên ngoài còn phụ thuộc vào sự phát triền của con ngƣời qua các thời kỳ. Các lý thuyết gia về hành vi con ngƣời thừa nhận rằng các giai đoạn phát triển ngƣời có tính cách phổ biến. Có nhiều cách phân loại khác nhau trong sự phát triển của cơ thể con ngƣời, một sự phân loại phổ biến là thời thơ ấu, thanh niên, trƣởng thành và ngƣời già. Nhà phân phân tâm học theo trƣờng phái Freud. Ericson đã phát triển một sự phân loại 8 giai đoạn, mỗi một giai đoạn có một mâu thuẫn cơ bản giữa lực tác động bên trong và bên ngoài. Giai đoạn Mâu thuẫn cơ bản 0-12 tháng Cảm giác niềm tin> <cảm giác tuyệt vọng Tám giai đoạn trong cuộc sống đƣợc trình này bằng cách sử dụng hình tƣợng bậc thang, cho ngƣời ta cảm giác trèo lên mỗi giai đoạn một bậc. Sơ đồ bậc thang của Ericson đƣợc dùng để minh họa cách tiếp cận mang tính biểu tƣợng về đời sống con ngƣời. Việc thêm sơ đồ các giai đoạn cuộc đời vào mô hình các lực tác động lực bên trong và bên ngoài giúp cho nhân viên công tác xã hội có thể xem xét vấn đề của thân chủ dƣới cách tiếp cận có hệ thống, sự hiểu biết tâm lý và mang tính tổng thể. MÔ HÌNH LỰC BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI Trang 52
  12. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Lực Lực bê n bên trong ngoài Con ngƣời VI MÔ TRUNG MÔ VĨ MÔ Sinh học Gia đình Văn hóa Tâm lý Nhóm Các thiết chế Xã hội Trƣờng học Các tổ chức Các ủy ban Các giai đoạn trong cuộc sống 8 toàn vẹn (45 tuổi trở lên) 7 chu đáo (23-45 tuổi) 6 riêng tƣ (18-22 tuổi) 5 đồng nhất (12-17 tuổi) 4 cần cù, chăm chỉ (7-11 tuổi) 3 chủ động (4-6 tuổi) 2 tự trị (1-3 tuổi) 1 tin cậy, phó thác (0-1 tuổi) HÀNH VI Ví dụ: một đứa trẻ phát triển ở giai đoạn thứ ba (4-6 tuổi) đƣợc nhận xét là thƣờng xuyên mơ mộng và không hoàn thành bài tập. Đứa trẻ đƣợc đƣa đến gặp nhân viên công tác xã hội. Sử dụng mô hình trên, nhân viên công tác xã hội có thể đặt ra các câu hỏi sau đây: Đứa trẻ đang ở giai đoạn nào của cuộc sống, nhiệm vụ quan trọng của đứa trẻ trong giai đoạn này là gì. Liệu có tác lực bên trong và bên ngoài nào gây nên vấn đề cho đứa trẻ ? có hay không sự kết hợp sức ép lực bên trong và bên ngoài. Nếu nhƣ là lực bên trong có phải vấn đề chính là về tâm lý, sinh học nằm ở hệ thống vi mô. Đứa trẻ có những cảm giác tự ti làm cản trở công việc không hay là có bệnh về mắt khiến đứa trẻ không đọc đƣợc bài. Trang 53
  13. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Nếu có vấn đề chủ yếu nằm ở lĩnh vực bên ngoài có phải nó nằm ở hệ thống trung mô hay vĩ mô, có phải đứa trẻ đang chịu sức ép của gia đình do sự xung đột của cha mẹ. Với một loạt các câu hỏi trên nhân viên công tác xã hội có thể hỏi thân chủ khác ở độ tuổi 7-11 tuổi – giai đoạn 4. Giai đoạn 4, giai đoạn chăm chỉ, cần cù đƣợc nổi bật, sơ đồ này giúp nhân viên công tác xã hội đánh giá vấn đề một cách logic, giúp nhân viên công tác xã hội thấy đƣợc hết kinh nghiệm cá nhân, nghỉa là vi mô, trung mô hay vĩ mô. CHƢƠNG IV: CƠ SỞ TRIẾT HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI I. Sứ mạng của công tác xã hội: Theo Hiệp hội Quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW) thì sứ mạng chủ yếu của nghề công tác xã hội là tăng cường chất lượng cuộc sống của con người và giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, những người bị áp bức và người nghèo.(NASW, 1994), Tƣơng tự nhƣ vậy, Hội đồng Giáo dục Công tác xã hội Mỹ (CSWE) mô tả nghề công tác xã hội nhƣ là nghề hết lòng tăng cường cuộc sống an sinh con người và giảm nghèo khó, áp bức.(CSWE, 1994). II. Mục đích của công tác xã hội: Theo Hội đồng Giáo dục Công tác xã hội Mỹ (CSWE), công tác xã hội có 4 mục đích: Khuyến khích, thúc đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng bằng cách giúp họ hoàn thành công việc, phòng ngừa và giảm nhẹ những đau buồn, khốn khổ và sử dụng các nguồn tài nguyên. Tăng cƣờng việc thực hiện chức năng xã hội bao gồm việc nhận ra những nhu cầu chung của con ngƣời vốn cần đƣợc đáp ứng thích đáng để giúp cá nhân có thể đạt đƣợc những thành tựu nhất định và việc thực hiện chức năng một thành viên có ích, đóng góp cho xã hội. Những tài nguyên cần thiết và cơ hội phải sẵn có để đáp ứng nhu cầu con ngƣời, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và phát huy tài nguyên. Nhân viên công tác xã Trang 54
  14. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn hội đóng vai trò kết nối tài nguyên với nhu cầu, khai thác hệ thống nguồn cung ứng tiềm năng để thực hiện chức năng này. Khai thác nguồn tài nguyên cần thiết để đáp ứng nhu cầu con ngƣời bao gồm việc tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng xã hội và môi trƣờng vật chất. Để làm rõ hơn những tƣơng tác giữa nhu cầu cá nhân và nguồn tài nguyên môi trƣờng, nhân viên công tác xã hội phải xem xét từng nhu cầu cơ bản và nơi có nguồn tài nguyên có thể đáp ứng nhu cầu này. Nhu cầu con ngƣời Nơi có nguồn tài nguyên Tự nhận thức tích cực: Sự nuôi dƣỡng, sự chấp nhận, tình yêu Bản sắc (nguồn gốc) và sự phản hồi tích cực từ những ngƣời Sự tự trọng quan trọng (gia đình, bạn bè, nhà Sự tự tin trƣờng ) Cảm xúc: Gia đình, bạn bè, nhà trƣờng nhóm Đƣợc ngƣời khác cần đến và tham chiếu văn hóa, mạng lƣới xã hội Đánh giá cao Tính đồng đội, đồng hành Cảm giác thuộc về Sự thỏa mãn: Các thiết chế giáo dục, giải trí, tôn giáo Giáo dục việc làm và các thiết chế xã hội khác. Giải trí Tài năng Sự thỏa mãn óc thẩm mỹ Tôn giáo. Nhu cầu vật chất: Các thiết chế kinh tế, luật pháp,các Thực phẩm, áo quần, nhà ở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những hệ Chăm sóc sức khỏe thống an sinh xã hội chính thức, tăng Sự an toàn cƣờng pháp luật và những tổ chức Sự bảo vệ giảm nhẹ thảm họa. Trang 55
  15. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội, các nguồn tài nguyên và các chương trình cơ bản để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và hỗ trợ cho sự phát triển năng lực con người. Ngành công tác xã hội góp phần vào việc hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách an sinh xã hội ở từng quốc gia. Tuy nhiên ở nƣớc ta ngành khoa học công tác xã hội còn non trẻ nên chƣa có vai trò trong việc hoạch định, thực thi chính sách, dù vậy thông qua các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo, vệ sinh nƣớc sạch ) các hoạt động của các ngành trong hệ thống an sinh xã hội đã từng bƣớc đáp ứng nhu cầu cơ bản và phát huy tính chủ động, tích cực của đối tƣợng vƣơn lên vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống. Theo đuổi các chính sách, dịch vụ, tài nguyên và chương trình thông qua công tác biện hộ trong phạm vi cơ sở hay trong công tác quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị để tăng quyền lực cho các nhóm nguy cơ, thúc đẩy công bằng xã hội và công bằng kinh tế. Mục đích này chỉ ra rằng nhân viên công tác xã hội theo đuổi sự biến chuyển về mặt xã hội nhân danh những ngƣời bị thƣơng tổn hay những ngƣời bị áp bức chống lại nghèo đói, sự phân biệt đối xử và những hình thức bất công khác. Nếu tài nguyên và cơ hội sẵn có cho mọi thành viên xã hội thì luật pháp, chính sách của chính quyền và các chƣơng trình xã hội phải bảo đảm sự tiếp cận nhƣ nhau của mọi công dân với các tài nguyên và cơ hội ấy. Nhân viên công tác xã hội thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng cách biện hộ cho những tc bị từ chối các dịch vụ tài nguyên hay hàng hóa mà họ đƣợc quyền hƣởng. Nhân viên công tác xã hội cũng tích cực gắn bó trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và những hình thức phân biệt khác làm ngăn cản sự tiếp cận của thân chủ với các tài nguyên mà họ đáng đƣợc hƣởng. Ở nƣớc ta nhân viên công tác xã hội làm việc ở các cơ sở xã hội nhƣ trung tâm bảo trợ, trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên, các trung tâm giáo dục dạy nghề giải quyết việc làm cho ngƣời nghiện, mại dâm .và các cơ sở xã Trang 56
  16. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn hội khác nói chung cần hỗ trợ thân chủ tiếp cận đƣợc các hoạt động dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn sản xuất .nhằm sớm tái hòa nhập cộng đồng. Phát huy và thử nghiệm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đạt được mục tiêu nói trên. Ngành khoa học công tác xã hội phải luôn mở rộng kiến thức nền tảng để giúp đỡ tc, cung cấp các dịch vụ có kết quả và hiệu quả, phù hợp với đạo đức. Vì thế nhân viên công tác xã hội phải nỗ lực không ngừng để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đóng góp cho nền tảng kiến thức nghề nghiệp. Để đạt đƣợc mục đích này nhân viên công tác xã hội phải không ngừng học tập, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hình thức học tại hiện trƣờng, vừa học vừa làm, học theo các khóa nâng cao, các khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm . III. Giá trị của công tác xã hội: Giá trị của công tác xã hội là nói đến niềm tin về những quyền của con ngƣời đƣợc có cơ hội và tự do chọn lựa. Giá trị của nghề công tác xã hội cung cấp đến những nhu cầu và điều kiện sống, tăng cƣờng an sinh cho con ngƣời. Nhân viên công tác xã hội có quan điểm và đối xử ra sao với con ngƣời về những mục tiêu mà con ngƣời mong mỏi và làm thế nào để đạt đƣợc mục tiêu ấy. Có 5 giá trị và mục đích hƣớng dẫn cho việc giáo dục công tác xã hội. Mối quan hệ nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội được xây dựng trên cơ sở tôn trọng giá trị và nhân phẩm cá nhân và được thúc đẩy bởi sự tham gia, sự chấp nhận, tính bảo mật, chân thành và xử lý mâu thuẫn có tinh thần trách nhiệm của cả hai phía (nhân viên công tác xã hội và thân chủ). Mục tiêu chủ yếu của công tác xã hội là phục vụ, nghĩa là phục vụ cho thân chủ là vô vị lợi và nhân viên công tác xã hội phải sử dụng kiến thức, giá trị và kỹ năng giúp thân chủ và giải quyết các vấn đề xã hội. Nhân viên công tác xã hội phục vụ ngƣời khác trong phong cách tôn trọng giá trị và nhân phẩm vốn có của con ngƣời. Mỗi ngƣời là độc nhất và có giá trị bản thân, vì vậy nhân viên công tác xã hội làm việc với con ngƣời, vận dụng và sử dụng tài nguyên, phải Trang 57
  17. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn nâng cao phẩm giá và tính cách cá nhân của họ, phát huy năng lực và tăng khả năng đƣơng đầu và giải quyết vấn đề của họ. Ví dụ: nhân viên công tác xã hội tiếp xúc với nhiều thân chủ khác nhau về thành phần xã hội, giai cấp, sang giàu nhƣng không phân biệt mà đối xử chân thành với tất cả mọi ngƣời. Ở nƣớc ta nhân viên công tác xã hội làm việc với trẻ em lang thanh, mồ côi, ngƣời già neo đơn, ngƣời khuyết tật, ngƣời làm nghề mại dâm, nghiên ma túy cần hết sức lƣu ý giá trị thực hành này. Nhân viên công tác xã hội tôn trọng quyền quyết định độc lập và quyền tham gia tích cực của thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề. Con ngƣời có quyền tự do tới mức có thể nhƣng không xâm phạm quyền tự do của ngƣời khác, vì thế làm việc với con ngƣời theo hƣớng tìm kiếm và sử dụng tài nguyên để tăng cƣờng tính độc lập và tự do của họ. Trƣớc đây nhân viên công tác xã hội thƣờng chú trọng vào “sự thiếu thốn, bệnh tật và sự lệch lạc chức năng” (Cowger, 1994). Ngày nay công tác xã hội nhấn mạnh đến sự tăng quyền lực và sức mạnh giúp thân chủ phát huy tiềm năng cá nhân và quyền lực chính trị để cải thiện tình hình của họ (Guitrerez, 1990). Muốn phát huy năng lực cá nhân thân chủ, nhân viên công tác xã hội cần tôn trọng các quyết định của tc về những gì có liên quan đến cuộc sống của họ. Ngoài ra việc tạo điều kiện cho thân chủ tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề của họ là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu không nhân viên công tác xã hội sẽ khó có thể giúp thân chủ tăng năng lực và tự lực đƣợc. Ví dụ: một thanh niên vừa cai nghiện thành công đang nhờ nhân viên công tác xã hội tƣ vấn để anh ta học nghề và vay vốn làm ăn, nhƣng nhân viên công tác xã hội bác bỏ và cho rằng anh nên đi lao động tại các nhà máy xí nghiệp. Nhất định tiến trình này của nhân viên công tác xã hội khó có thể đáp ứng nhu cầu của thân chủ và điều này dẫn đến sự khó hợp tác của thân chủ. Nhân viên công tác xã hội hết lòng hỗ trợ thân chủ có được những tài nguyên cần thiết. Con ngƣời cần phải tiếp cận các nguồn tài nguyên mà họ cần phải có để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cũng nhƣ tiếp cận với các cơ hội Trang 58
  18. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn để nhận diện tiềm năng của mình. Việc chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ và tăng quyền lực cho thân chủ sẽ vô nghĩa nếu thân chủ không tiếp nhận với các nguồn tài nguyên cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu của họ. Con ngƣời nhất là con ngƣời sẽ gặp khó khăn thƣờng ít hiểu biết về những hệ thống tài nguyên sẵn có, do vậy nhân viên công tác xã hội thƣờng đóng vai trò nhƣ là ngƣời môi giới trong việc giới thiệu thân chủ đến các hệ thống tài nguyên nhƣ dịch vụ pháp luật, các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các bộ phận lo về an sinh xã hội .Trong một số trƣờng hợp thân chủ hay gia đình cần đến những dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, họ cũng có thể thiếu khả năng ăn nói, năng lực thể chất ngƣời nhân viên công tác xã hội đóng vai trò ngƣời quản lý trong trƣờng hợp mà công việc không chỉ cung cấp trực tiếp các dịch vụ mà còn đảm trách liên kết thân chủ đến các nguồn tài nguyên khác nhau và đảm bảo thân chủ nhận đƣợc các dịch vụ cần đến đúng thời hạn. Ví dụ: ngƣời nông dân nghèo cần vay vốn để buôn bán nhỏ, nhƣng không biết vay ở đâu và thủ tục nhƣ thế nào. Nhân viên công tác xã hội cần tƣ vấn cho họ thủ tục vay vốn và giới thiệu đến các cơ sở tƣ vấn lập kế hoạch kinh doanh. Đôi khi thân chủ cần đến một hệ thống tài nguyên nhƣng không sẵn có. Trong trƣờng hợp này nhân viên công tác xã hội phải thực hiện vai trò ngƣời triển khai chƣơng trình bằng việc tạo ra và tổ chức những hệ thống tài nguyên mới. Nhân viên công tác xã hội thƣờng hƣớng đến những mục đích này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Nhân viên công tác xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chức năng sau đây: tăng cƣờng sự thông đạt giữa các thành viên trong gia đình, điều phối các nỗ lực của giáo viên, tƣ vấn trƣờng học, giúp học sinh có vấn đề, hỗ trợ các nhóm đồng đẳng giúp đỡ tối đa các thành viên trong nhóm, mở các kênh truyền thông giữa các đồng nghiệp, giúp các bệnh nhân hay trại viên tham gia quản lý cơ sở, tạo lập tinh thần hợp tác đồng đội giữa các thành viên các khoa trong bệnh viện và trung tâm sức khỏe tâm thần, cung cấp thông tin đầu vào cho hội đồng hoạch định chính sách của cơ sở. Trang 59
  19. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Nhân viên công tác xã hội nỗ lực làm cho các cơ sở xã hội ngà càng có tính nhân bản hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con ngƣời. Mặc dù nhân viên công tác xã hội làm việc chủ yếu bằng hình thức cung cấp dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp nhƣng vẫn có trách nhiệm hƣớng tới việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống bằng cách thúc đẩy chính sách và luật pháp để lành mạnh hóa môi trƣờng vật chất và xã hội, các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thƣờng có thể phòng ngừa hay giảm nhẹ bằng luật pháp và các chính sách ngăn cấm sự ô nhiễm môi trƣờng vật chất, thúc đẩy sự trong lành cả môi trƣờng vật chất và môi trƣờng xã hội. Những thủ tục xin giúp đỡ phức tạp, những trì hoãn không cần thiết trong việc cung cấp các tài nguyên và dịch vụ. Những chính sách có tính chất phân biệt đối xử, những cơ sở không tiếp nhận đƣợc, thời gian cung cấp dịch vụ không phù hợp, thái độ của nhân viên không niềm nở là những yếu tố làm cản trở thân chủ trong việc sử dụng tài nguyên. Nhân viên công tác xã hội cũng thực hành giá trị này khi họ đóng vai ngƣời thúc đẩy hay ngƣời dàn xếp, giải quyết các vấn đề bằng cách khảo sát, xem xét các chính sách và thủ tục của chính cơ sở họ và các tổ chức khác để xác định thân chủ có tiếp cận đƣợc không ? Ví dụ: tại sao một ngƣời có chính sách đƣợc trợ cấp ƣu đãi thƣơng binh nhƣng chƣa đƣợc thực hiện ? Nhân viên công tác xã hội cần tích cực tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề này để thân chủ sớm đƣợc công nhận, tránh trình trạng họ mang đơn hết cơ quan này đến cơ quan khác Những nhà thực hành công tác xã hội ủng hộ giá trị này thông qua việc thực hiện vai trò của ngƣời điều phối, ngƣời trung gian hay ngƣời phổ biến thông tin. Ví dụ: với vai trò là ngƣời quản lý trƣờng hợp thân chủ thì nhân viên công tác xã hội điều phối những dịch vụ y tế, giáo dục, giáo dục tâm thần và phục hồi chức năng cung cấp cho thân chủ nào đó bằng những hệ thống tài nguyên đa dạng. Hoạt động trung gian của nhân viên công tác xã hội cần đến để hòa giải những mâu thuẫn giữa các cơ sở, những nhóm thiểu số và những nhóm trong Trang 60
  20. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn cộng đồng. Phổ biến thông tin là phổ biến luật pháp, phổ biến những nguồn tài trợ có ảnh hƣởng tiềm tàng đến mối quan hệ giữa các cơ sở công và tƣ, làm gia tăng sự tƣơng tác giữa những hệ thống tài nguyên này. Nhân viên công tác xã hội cũng duy trì sự liên lạc với những tổ chức chủ yếu để tạo nên sự nhận thức về sự thay đổi các chính sách và thủ tục ảnh hƣởng đến các mối quan hệ và sự sẵn có của các nguồn tài nguyên. Nhân viên công tác xã hội tôn trọng và chấp nhận những đặc điểm độc nhất của các cư dân khác nhau. Giá trị này thừa nhận một thực tế là nhân viên công tác xã hội thực hiện công việc của mình với đủ loại hình dân cƣ nhƣ những nhóm dân tộc khác nhau, nhóm dân tộc thiểu số, văn hóa, giai cấp, giới, tôn giáo, khả năng thể chất và tinh thần, tuổi tác và nguồn gốc dân tộc khác nhau. Nhân viên công tác xã hội phải thông hiểu và tôn trọng những dị biệt. Họ phải tự mình rèn luyện và học tập suốt đời. Nhân viên công tác xã hội phải thƣờng xuyên cập nhật kiến thức về sức mạnh và những nguồn tài nguyên có liên quan đến cá nhân trong các nhóm để tăng cƣờng tính nhạy bén và hiệu quả các dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, ngƣời kinh chiếm đa số, còn lại là các dân tộc thiểu số, nhà nƣớc đã có những chính sách kinh tế xã hội phát triển vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhân viên công tác xã hội cần trang trị những kiến thức và văn hóa khi thực hiện các chƣơng trình này để hoạt động cho phù hợp và hiệu quả. IV. Quan điểm cơ bản trong công tác xã hội: Quan điểm nghề nghiệp của ngành công tác xã hội là những quan điểm về con ngƣời, về mục đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi đến mục đích đó. Có 6 quan điểm cơ bản của ngành công tác xã hội. Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc Mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người là độc nhất không giống người khác. Trang 61
  21. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Mỗi người cần phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy của cá nhân, những trở ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội. V. Nguyên tắc hành động trong công tác xã hội: Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội giúp định hƣớng các hoạt động của nhân viên xã hội trong quá trình giúp đỡ thân chủ. Có 7 nguyên tắc trong ngành công tác xã hội nhƣ sau: Chấp nhận thân chủ: Chấp nhận thân chủ nhƣ là một con ngƣời có đầy đủ những phẩm chất, giá trị. Chấp nhận thân chủ cũng không có nghĩa là chấp nhận, đồng tình với những hành động của thân chủ. Tạo quyền: thân chủ tự giải quyết vấn đề. Công tác xã hội luôn quan tâm giúp thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề một cách bền vững, chú trọng đến tăng năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của họ. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: sự giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội luôn đƣợc dựa trên nhu cầu thực sự của thân chủ, tăng cƣờng năng lực và khuyến khích quyền tự quyết của thân chủ, nhân viên công tác xã hội phải tôn trọng quyền tự quyết định các vấn đề của chính họ. Cá biệt hóa: xuất phát từ quan niệm xem con ngƣời có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhƣng mỗi ngƣời là một, không ai giống ai. Vì vậy khi giải quyết vấn đề cho thân chủ không thể thực hiện phƣơng châm “cá mè một lứa”. Kín đáo: nghĩa là nhân viên công tác xã hội phải giữ bí mật cho thân chủ trong quá trình thực thi nghề nghiệp của mình. Nhân viên công tác xã hội luôn ý thức về mình: về tài năng, phẩm chất, giá trị cũng nhƣ phải luôn luôn học tập để có thể thực thi nghề nghiệp của mình một hiệu quả nhất. Trang 62
  22. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ: sự giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội đó chỉ là một dịch vụ chứ không phải là quyền uy, tính chuyên nghiệp có nghĩa là sự giúp đỡ trên tinh thần vì lợi ích và sự thỏa thuận của hai bên, sự giúp đỡ đều có thời hạn, có kế hoạch mang tính chuyên nghiệp cao, sự giúp đỡ cần có sự hỗ trợ của cộng đồng, của mạng lƣới an sinh xã hội. VI. Quy chuẩn đạo đức công tác xã hội: Mục đích của quy điều đạo đức trong ngành công tác xã hội là quy định trách nhiệm và hành vi cần có của nhân viên công tác xã hội đối với chính mình, đối với thân chủ, đối với đồng nghiệp và đối với xã hội. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội: Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc Luôn có ý thức rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn trên ba mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng. Liêm chính. Luôn học hỏi để đổi mới chính mình. Trách nhiệm đối với thân chủ: Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ Đảm bảo sự riêng tƣ cho thân chủ. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp: Tôn trọng, bình đẳng Trách nhiệm liên đới đối với các thân chủ của đồng nghiệp. Trách nhiệm đối với xã hội: Nhân viên xã hội làm việc vì trách nhiệm, vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hài hòa giữa các cấp độ giá trị. Giá trị của xã hội: thể chế chính trị, văn hóa dân tộc. Giá trị của nghề nghiệp Giá trị của cơ quan làm việc Giá trị của thân chủ Trang 63
  23. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Giá trị của chính mình. CHƢƠNG V: CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI. I. Các phƣơng pháp trong công tác xã hội: 1. Công tác xã hội với cá nhân. Phƣơng pháp can thiệp thông qua mối quan hệ một - một, giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ đang gặp khó khăn trong cuộc sống, không tìm ra lối thoát, tự giải quyết vấn đề bằng chính sức mạnh của họ thông qua sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Ví dụ: ngƣời nghèo đang gặp khó khăn trong cuộc sống nhƣ vốn và kỹ thuật làm ăn, nhân viên công tác xã hội có thể áp dụng các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp của minh giúp cho họ tự lực vƣơn lên bằng sự hỗ trợ của gia đình, và huy động nguồn lực của cộng đồng. Công tác xã hội với cá nhân có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều loại đối tƣợng khác nhau, nhƣ trong bệnh viện, trong trƣờng học, trong cộng đồng, trẻ em, ngƣời già, thanh thiếu niên 2. Công tác xã hội với nhóm. Phƣơng pháp can thiệp thông qua mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành viên trong một nhóm thân chủ có cùng vấn đề giống nhau, nhằm giúp từng cá nhân trong nhóm thay đổi hành vi theo các mục tiêu đề ra. Là phƣơng pháp đƣợc thiết kế nhằm phát triển cá nhân cao hơn về mặt trí tuệ, tình cảm và xã hội thông qua các hoạt động của một nhóm. Các nhóm khác nhau có mục tiêu khác nhau nhƣ nhóm trợ giúp, giúp trị liệu, nhóm có mục đích xã hội hóa Ví dụ: nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng phƣơng pháp công tác xã hội với nhóm để giúp đỡ nhóm những cô gái làm nghề mại dâm, trị liệu thông qua các hình thức sinh hoạt nhóm nhằm tái hòa nhập cộng đồng cho họ Một cách tiếp cận trong công tác xã hội nhóm là năng động nhóm, là cách cá nhân thay đổi hành vi, thái độ khi ở trong một nhóm, đồng thời giúp nhóm phát triển. Trang 64
  24. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn 3. Phát triển cộng đồng. Quá trình làm chuyển biến một cộng đồng nghèo, thiệt thòi, thiếu tự tin thành một cộng đồng tự lực thông qua giáo dục gây nhận thức về các vấn đề của họ, phát huy khả năng và nguồn lực sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp để tiến tới tự lực và phát triển. Đối tƣợng của cộng đồng là một hệ thống các thân chủ (cá nhân, nhóm), cộng đồng có thể là xóm, ấp, khu phố, xã, phƣờng Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ cộng đồng xác định vấn đề, phân tích vấn đề, xác định các nguồn hỗ trợ, mặt mạnh, yếu để đƣa đến các hoạt động nhằm thay đổi cho cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội chủ yếu đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ. Không ai khác chính ngƣời dân trong cộng đồng phải đứng ra tổ chức và giải quyết vấn đề của mình. Ví dụ: một cộng đồng dân tộc thiểu số vì không đƣợc hƣớng dẫn cách thức làm ăn nên trong nhiều năm liền cộng đồng đó vẫn nghèo nàn, cùng thời gian đó, nhà nƣớc có hỗ trợ chuyền đổi giống cây trồng và hỗ trợ kỹ thuật. Mọi ngƣời nhận thấy sự nghèo đói của mình và cùng nhau lên kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi giống cây trồng và tiếp nhận kỹ thuật mới trong sản xuất. Từ đó cộng đồng tự vƣơn lên thoát nghèo. 4. Nghiên cứu. Bất cứ một ngành khoa học nào cũng cần phải nghiên cứu để bổ sung cho hệ thống lý thuyết của mình. Trong công tác xã hội để làm việc có hiệu quả với thân chủ của mình, nhân viên công tác xã hội nhất thiết phải có công cụ hỗ trợ đó là nghiên cứu. Nghiên cứu trong công tác xã hội giúp có những thông tin cần thiết trƣớc khi quyết định hành động. Nhân viên công tác xã hội tham gia nghiên cứu sẽ thấy đƣợc vấn đề rõ hơn, hoạch định tốt hơn. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong xã hội học thƣờng đƣợc nhân viên công tác xã hội sử dụng để nghiên cứu các vấn đề xã hội quan tâm. Ví dụ: để có cơ sở nhằm xây dựng kế hoạch giúp đỡ trẻ em và gia đình ở một cộng đồng nào đó, dự án đƣợc triển khai cần tiến hành khảo sát và nghiên Trang 65
  25. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn cứu tình hình trẻ em và gia đình. Một số hoạch nghiên cứu đƣợc đƣa ra nhƣ thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn sâu cha mẹ các em trong cộng đồng, thảo luận nhóm nhỏ để thu thập thông tin. Sau đó sẽ có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ gia đình và trẻ em trong cộng đồng. 5. Quản trị ngành công tác xã hội. Đây là phƣơng pháp giúp nhà quản lý và nhân viên công tác xã hội tham gia vào công tác quản trị có hiệu quả cơ sở công tác xã hội của mình. Quản trị ngành công tác xã hội cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ để nhà quản trị cơ sở xã hội có thể chuyển đổi chính sách xã hội thành các chƣơng trình hoạt động, các dịch vụ xã hội phục vu cho thân chủ một cách tốt nhất. Ví dụ: nhà quản trị một cơ sở xã hội do chƣa đƣợc trang bị kiến thức quản trị ngành công tác xã hội nên điều hành cơ sở theo phong cách độc đoán, chuyên quyền, không biết lắng nghe. Cách quản lý của nhà quản trị ấy làm cho đối đƣợc đƣợc chăm sóc ở đây bị căng thẳng, phản kháng, cụ thể nhƣ những đối tƣợng nghiện ma túy, mại dâm bị nhốt chung, ai phản đối bị đánh đập nhốt vào xà lim, không cho tắm rữa, ăn uống bị hạn chế Nhƣ vậy nhà quản trị đã vi phạm nguyên tắc mà một nhà quản trị cần làm. 6. Biện hộ. Biện hộ trong công tác xã hội là bên vực quyền lợi hợp pháp cho thân chủ, giúp cho thân chủ đƣợc hƣởng các dịch vụ xã hội đáng đƣợc hƣởng (ngƣời nghèo, ngƣời thiệt thòi, đối tƣợng chính sách xã hội ) Bảo vệ thân chủ không bị thiệt thòi trƣớc những xâm phạm gây thiệt hại về thể chất và tâm thần (nạn nhân của bạo hành trong gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục ). Ví dụ: một bé gái bị cƣỡng hiếp, nạn nhân biết thủ phạm nhƣng không dám tố cáo, thủ phạm dụng tiền bạc và uy quyền để ép nạn nhân nhằm thoát tội. Nhân viên sẽ hội sẽ là ngƣời đứng ra bảo vệ trẻ bằng cách tiếp xúc với gia đình, động viên gia đình, giúp trẻ bớt khủng hoảng, giúp gia đình và bé gái đứng ra tố cáo thủ phạm đem lại sự công bằng cho trẻ. Trang 66
  26. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn 7. Tham gia xây dựng soạn thảo chính sách. Qua thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội với các đối tƣợng phục vụ của mình, nhân viên công tác xã hội góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội ngày càng tốt hơn, phục vụ thiết thực việc đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội làm việc ở các cấp cao, cấp hoạch định và xây dựng chính sách có nhiệm vụ đóng góp kiến thức nghề nghiệp của mình vào việc soạn thảo chính sách xã hội. 8. Quản lý trƣờng hợp thân chủ. Quản lý trƣờng hợp là một dịch vụ phục vụ con ngƣời mới nảy sinh đƣợc thiết kế để cung cấp dịch vụ cho cá nhân và gia đình có những vấn đề phức tạp, nhiều vấn đề gặp phải cùng lúc (bệnh tật, nghèo đói, tệ nạn xã hội ). Công tác xã hội và những nghề khác thƣờng sử dụng quản lý trƣờng hợp nhƣ một bộ phận của hệ thống cung cấp dịch vụ, nhƣng hiện nay đã trở thành bộ phận riêng lẽ, chủ yếu. Baker đã xác định những giới hạn tổng quát của quản lý trƣờng hợp nhƣ sau: "Quản lý trƣờng hợp thân chủ là một phƣơng cách hoạch định, tìm kiếm và điều hành các dịch vụ của các cơ sở xã hội và nhân sự khác nhau vì lợi ích của thân chủ. Thông thƣờng một cơ sở xã hội chịu trách nhiệm chủ yếu về một thân chủ nào đó và chỉ định một ngƣời quản lý trƣờng hợp, ngƣời này điều phối các dịch vụ, biện hộ cho thân chủ và đôi khi điều hòa các tài nguyên và giành cho đƣợc dịch vụ cho thân chủ. Phƣơng thức này giúp cho nhân viên xã hội ở cơ sở xã hội hay các cơ sở khác nhau điều phối nỗ lực để giúp đỡ cho một thân chủ thông qua nhóm làm việc chuyên nghiệp, nhờ vậy có thể mở rộng phạm vi dịch vụ phục vụ. Quản lý trƣờng hợp bao gồm tiến trình theo dõi một thân chủ có nhu cầu cần đến dịch vụ của nhiều ngành nghề chuyên môn, nhiều cơ sở, những phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe và các chƣơng trình dịch vụ phục vụ con ngƣời. Nó chủ yếu bao gồm tìm hiểu về trƣờng hợp, đánh giá nhiều khía cạnh toàn diện và thƣờng xuyên tái đánh giá. Quản lý trƣờng hợp diễn ra trong một tổ chức lớn riêng lẽ hay trong một chƣơng trình ở cộng đồng có sự phối hợp dịch vụ giữa nhiều cơ sở khác nhau". Trang 67
  27. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Nhiều ngành nghề tham gia vào quản lý trƣờng hợp thân chủ. Ngoài nhân viên công tác xã hội, các nhân viên điều dƣỡng, các trợ lý y khoa, các chuyên gia điều trị và các nhà dinh dƣỡng cũng đóng vai trò nhà quản lý trƣờng hợp. Ở Mỹ năm 1990, Hội Quốc gia Quản lý trƣờng hợp (NACM) ra đời. Mục đích của tổ chức là cung ứng những nhà quản lý trƣờng hợp với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Hằng quý có xuất bản tờ báo Jounal of Case Management nhƣ là diễn đàn về những vấn đề thực hành quản lý trƣờng hợp. Năm 1992 Ban Giám đốc Hiệp hội Nhân viên xã hội Mỹ (NASW) thông qua những tiêu chuẩn mới về quản lý trƣờng hợp công tác xã hội. Quản lý trƣờng hợp thân chủ đƣợc mô tả nhƣ là một phƣơng pháp cung cấp dịch vụ nhờ đó mà một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp đánh giá nhu cầu của thân chủ, gia đình thân chủ và sắp xếp, phối hợp, theo dõi lƣợng giá và biện hộ cho một loạt các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và cụ thể của thân chủ. Các nhà thực hành công tác xã hội đã định nghĩa quản lý trƣờng hợp bằng cách mô tả những chức năng thực hành sau đây: Nhận diện thân chủ và đến với họ. Đánh giá, chẩn đoán cá nhân và gia đình. Hoạch định và nhận diện tài nguyên. Liên kết thân chủ với những tài nguyên cần đến. Thực hiện và phối hợp. Theo dõi, giám sát việc cung ứng dịch vụ. Biện hộ cho thân chủ để có đƣợc dịch vụ. Lƣợng giá. Tám kỹ năng thực hành chủ yếu quản lý trƣờng hợp đã bao gồm định nghĩa, giải thích quản lý trƣờng hợp trong công tác xã hội. Tuy nhiên việc áp dụng toàn bộ những kỹ năng này sẽ không đạt kết quả nếu ngƣời quản lý trƣờng hợp đƣợc yêu cầu làm việc với 15-20 thân chủ. Sự can thiệp của quản lý trƣờng hợp chỉ đạt hiệu quả khi số lƣợng thân chủ ít. Cần lƣu ý rằng quản lý trƣờng hợp đƣợc hình thành để cá nhân hóa tiến trình trị liệu và tăng cƣờng sức mạnh cho cá Trang 68
  28. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn nhân không thực hiện tốt chức năng của họ bằng cách giúp họ vận dụng tốt hơn các tài nguyên sẵn có. II. Tiến trình giúp đỡ trong công tác xã hội: 1. Tổng quát về tiến trình giúp đỡ: Tiến trình là một trong bốn thành tố tạo nên một tình huống trong công tác xã hội. Bốn thành tố đó là: con ngƣời (person), vấn đề (problem), nơi chốn (place) và tiến trình (process). Tiến trình là cách nói vắn tắt của tiến trình giúp đỡ trong công tác xã hội. Tiến trình giúp đỡ (Helping process) về cơ bản cũng chính là tiến trình giải quyết vấn đề. Tiến trình giúp đỡ đƣợc xem là một quá trình các chuỗi công việc liên tiếp với nhau và có sự phân chia thành các giai đoạn/bƣớc một cách tƣơng đối12, đó là quá trình tìm hiểu, trao đổi, phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện, cũng như lượng giá tiến trình làm việc giữa nhân viên xã hội và thân chủ thông qua các phƣơng pháp thực hiện công tác xã hội, các kiến thức, kỹ năng, các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cung cấp từ các tổ chức, cuối tiến trình này thân chủ có khả năng tự giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả và mang tính bền vững. 2. Tiến trình giúp đỡ trong công tác xã hội Tìm hiểu và đánh giá vấn đề: Tiếp cận thân chủ: Tiến trình nghĩa là phải có sự bắt đầu và kết thúc, tiến trình trong công tác xã hội đƣợc bắt đầu khi thân chủ có vấn đề cần sự giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội. Hoạt động tìm hiểu và đánh giá vấn đề của thân chủ đƣợc bắt đầu khi nhân viên xã hội và thân chủ gặp gỡ nhau, sự gặp gỡ này có thể do: Nhân viên công tác xã hội tìm gặp và bắt đầu tiến trình giúp đỡ cho thân chủ theo công việc đƣợc tổ chức, cơ sở phân công. (Ở những nƣớc đào tạo công 12 Tuỳ theo các phƣơng pháp công tác xã hội với cá nhân, nhóm hay phát triển cộng đồng các giai đoạn/bƣớc này có thể là ba, bốn hay bảy chín.(xem thêm phần phụ lục). Trang 69
  29. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn tác xã hội chuyên nghiệp, khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên là phải áp dụng tiến trình trong công tác xã hội giải quyết vấn đề cho thân chủ theo sự phân công của tổ chức/ban hƣớng dẫn thực tập dƣới sự hƣớng dẫn của kiểm huấn viên thực tập). Thân chủ tự tìm đến cơ sở/dịch vụ xã hội yêu cầu/đề nghị đƣợc giúp đỡ. Qua cuộc gặp gỡ tiếp xúc đầu tiên giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ. Nhân viên xã hội làm hồ sơ ban đầu ghi nhận tình hình chung về thân chủ (ở những cơ sở/dịch vụ công tác xã hội ngƣời ta có sẵn phiếu điền thông tin). Chính qua cuộc gặp gỡ ban đầu này nhân viên công tác xã hội có thể nhận diện tổng quan nhất về vấn đề của thân chủ. Nhận diện vấn đề của thân chủ: Thân chủ đang gặp những khó khăn về: Vật chất, thể chất: thiếu thốn tài nguyên, nghèo đói, bệnh tật Tinh thần: trong hôn nhân, gia đình, tình cảm, mâu thuẫn tâm lý Hoạt động tiếp theo trong tiến trình công tác xã hội là Thu thập thông tin: Nhân viên công tác xã hội thu thập thông tin từ chính thân chủ, gia đình thân chủ, bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng, địa phƣơng và các tổ chức xã hội, dịch vụ xã hội khác. Hệ thống sơ đồ sinh thái chính là những nơi mà nhân viên công tác xã hội cần tiếp cận và thu thập thông tin. Trong quá trình thu thập thông tin, cần trả lời một số câu hỏi sau: Vấn đề của thân chủ xuất hiện nhƣ thế nào ? Cái gì gây ra vấn đề này ? Ai tham gia vào vấn đề đó? Tham gia nhƣ thế nào ? Trong thời gian bao lâu ? Hành vi có vấn đề xuất hiện khi nào ? ở đâu ? Trang 70
  30. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Vấn đề ảnh hƣởng đến thân chủ ra sao ? thân chủ đã làm gì để đối phó với vấn đề của mình ? Nhu cầu thực sự của thân chủ là gì ? Các phản ứng của nhóm, cộng đồng, họ đã hỗ trợ nhƣ thế nào cho thân chủ ? Thân chủ đƣợc lợi ích gì nếu vấn đề đƣợc giải quyết ? Khả năng và thế mạnh của thân chủ trong khi giải quyết vấn đề ? Cần hỗ trợ gì để thúc đẩy tiến trình giải quyết đƣợc thuận lợi? Ngoài ra những thông tin tổng quát về thân chủ nhƣ tiểu sử, gia đình, trình độ văn hóa, tính cách, tiềm năng, thông tin về môi trƣờng sống hiện tại của thân chủ và những ngƣời có liên quan cũng cần đƣợc khắc hoạ rõ nét. Đánh giá chẩn đoán: Phân tích các thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, phân tích tính chất, đặc điểm, nguyên nhân, các yếu tố tác động, mức độ trầm trọng của vấn đề. Đánh giá tình hình hoàn cảnh của thân chủ ở mức độ nào, năng lực tiềm năng của thân chủ tới đâu trong việc giải quyết vấn đề, xem xét các nguồn hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng, các tổ chức dịch vụ xã hội. Xem xét vấn đề của thân chủ có khả năng đƣợc giải quyết hay không, có phù hợp với tổ chức dịch vụ cơ sở nhân viên xã hội đang thực thi hay không. Cụ thể các công việc sau đây đƣợc thực hiện trong việc đánh giá chẩn đoán vấn đề thân chủ: Xác định tất cả các vấn đề có liên quan Tìm hiểu các vấn đề đó Xếp đặt chúng theo một cấu trúc có mối quan hệ tƣơng tác với nhau Xác định nhu cầu và các yếu tố cản trở việc thực hiện nhu cầu của đối tƣợng Xác định các vấn đề cần giải quyết Xác định những yếu tố và điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề Xác định nguồn hỗ trợ và tiềm năng của thân chủ Trang 71
  31. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Xác định những hạn chế và các yếu tố ảnh hƣởng có thể phát sinh. Việc đánh giá chẩn đoán vấn đề là khâu vô cùng quan trọng, nói theo ngôn ngữ y khoa là “bắt không đúng bệnh” thì chỉ triệu chứng chứ không trị đƣợc bệnh, đôi khi “tiền mất tật mang”. Việc đánh giá đúng sẽ dẫn đến việc trị liệu đúng. Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là xác định nhiệm vụ, phƣơng tiện, cách thức để đi đến mục tiêu, cụ thể là: Xác định nội dung và mục tiêu phải đạt đƣợc: làm gì ? ai làm ? làm nhƣ thế nào ? ở đâu ? đƣợc cái gì ? Xác định thời gian, lịch trình thực hiện, thời gian bao lâu ?. Một số điểm cần lƣu ý khi lập kế hoạch là: Kế hoạch hành động phải xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ Kế hoạch hành động phải đƣợc thân chủ bàn bạc và chấp thuận Kế hoạch có mang tính khả thi hay không Có dựa trên các điều kiện hiện có, có sự hỗ trợ của cộng đồng, dịch vụ hay không ?. Khi hai bên đã thống nhất kế hoạch cần sắp xếp các thứ tự quan trọng, công việc nào cần thực hiện trƣớc công việc nào thực hiện sau, cần cân nhắc các yếu tố và khả năng và điều kiện hỗ trợ cho phép thực hiện và cần nhắc các giá trị nguyên tắc, đạo đức thực nghi nghề nghiệp. Cần đƣa ra các giải pháp khác nhau để lựa chọn giải pháp tốt nhất và dự phòng giải pháp khác khi có sự thay đổi đột xuất. Cần lƣu ý các yếu tố nhƣ thời gian, địa điểm, tài chính Xác định phƣơng pháp theo dõi trong tiến trình công việc. Một kế hoạch giúp đỡ tối ƣu phải đáp ứng đƣợc ba yếu tố: Có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề lâu dài Có tính khả thi Trang 72
  32. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Có tính hiệu quả. Thực hiện can thiệp: Sau khi hiểu đƣợc vấn đề và biết cách khắc phục nó bằng các kế hoạch hành động cụ thể, chúng ta có thể bắt tay vào hành động - thực hiện kế hoạch can thiệp cho vấn đề của thân chủ. Thực hiện can thiệp là quá trình nhân viên xã hội cùng thân chủ thực thi các hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Để các giải pháp đƣợc thực thi một cách hiệu quả, cần phải xác định ai là ngƣời có liên quan, ai chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện hành động can thiệp, thời gian thực hiện là bao lâu, nguồn lực sẵn có và có thể huy động khác . Mỗi thân chủ có những nhu cầu, đặc điểm và vấn đề khác nhau, vì vậy có những dạng hành động khác nhau để đáp ứng: Có những hành động thực hiện can thiệp mà thân chủ tự thực hiện các hành động cần thiết tạo sự thay đổi dựa trên kết quả của quá trình đánh giá và lập kế hoạch Có những hành động thực hiện can thiệp mà xuất phát từ mối quan hệ tƣơng tác giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Đây là hoạt động từ cả hai phía. Có những hành động thực hiện can thiệp chủ yếu từ hoạt động của nhân viên công tác xã hội. Thực hiện hành động can thiệp có thể đƣợc phân loại nhƣ sau: Hành động trực tiếp lên thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng): giúp thân chủ tìm nhƣ những nguồn hỗ trợ, tiếp cận với những nguồn ấy, vì có thể thân chủ không biết, các hoạt động có thể là: Cung cấp thông tin Tham vấn Hành động gián tiếp đến các tổ chức, dịch vụ cung cấp, hỗ trợ cho vấn đề của thân chủ, các hoạt động có thể là: Phối hợp dịch vụ của các tổ chức với thân chủ Trang 73
  33. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Xây dựng và phát triển những chƣơng trình có liên quan đến nhu cầu của thân chủ Thực hiện can thiệp tới môi trƣờng thân chủ đang sinh sống Thực hiện hành động can thiệp với các tổ chức, dịch vụ xã hội có liên quan trong hệ thống an sinh xã hội Biện hộ, huy động nguồn hỗ trợ để giúp đỡ thân chủ. Lƣợng giá: Sau khi thực hiện một hành động can thiệp, một tiến trình giúp đỡ, chúng ta cần kiểm tra, xem xét cách giải quyết đó có tốt không và có đƣa những ảnh hƣởng không mong đợi nào không. Hành động đó trong công tác xã hội gọi là hoạt động lƣợng giá (evaluation). Lƣợng giá là quá trình sử dụng các phƣơng pháp để đo lƣờng quá trình thay đổi và kết quả của những thay đổi trong tiến trình thực hiện kế hoạch giúp đỡ cho thân chủ. Xem xét mục tiêu, mục đích có đạt đƣợc hay không ? Mức độ đạt đƣợc nhƣ thế nào ? Hoạt động nào đƣa đến kết quả mong muốn, hoạt động nào không đƣa đến kết quả không mong muốn ? Tại sao ? Ai đã tham gia vào các hoạt động ? mức độ ra sao ? Phƣơng pháp nào đã đƣợc sử dụng ? kết quả của mỗi phƣơng pháp nhƣ thế nào ? Các nguồn hỗ trợ nào đã đƣợc sử dụng và sử dụng nhƣ thế nào ? Ngƣời ta thƣờng lƣợng giá trên hai khía cạnh: đó là kết quả và hiệu quả của hoạt động can thiệp (giải quyết vấn đề cho thân chủ): Kết quả: đã đạt đƣợc cái gì ? Hiệu quả: xác định chi phí (thời gian, tài chính, sức lực) cho công việc Hoạt động lƣợng giá có thể thực hiện trên hai cấp độ: Trang 74
  34. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn Lƣợng giá chƣơng trình: đánh giá kết quả và hiệu quả của tất cả các hoạt động, dịch vụ do nhân viên xã hội và đồng nghiệp thực hiện Lƣợng giá một hoạt động can thiệp cụ thể: nhân viên xã hội cùng thân chủ đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp trong trƣờng hợp cụ thể. Nói một cách khác hoạt động lƣợng giá đƣợc tiến hành sau khi tiến trình giúp đỡ cho thân chủ đƣợc thực hiện xong hoặc hoạt động lƣợng giá đƣợc tiến hành khi hoạt động giúp đỡ thân chủ đang diễn ra. Một lƣu ý rất quan trọng trong tiến trình giúp đỡ thân chủ - tiến trình giải quyết vấn đề là trƣớc khi kết thúc tiến trình cần “nới lỏng” dần mối quan hệ để thân chủ quen dần sự tự chủ và độc lập, Nhấn mạnh những thành tích mà thân chủ đạt đƣợc động viên, khuyến khích để thân chủ tăng thêm sức mạnh, dám đƣơng đầu với vấn đề có thể mắc phải sau này. Hoạt động lƣợng giá cho phép nhân viên công tác xã hội nhận thấy nên kết thúc tiến trình giúp đỡ hay tiếp tục theo dõi và có kế hoạch tiếp tục giúp đỡ phù hợp. CHƢƠNG VI: VAI TRÒ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI. I. Vai trò của nhân viên công tác xã hội: Các vai trò trực tiếp: Tƣ vấn cá nhân và xử lý từng cảnh ngộ Tƣ vấn hôn nhân và gia đình Làm việc với nhóm Làm việc với cộng đồng Các vai trò gián tiếp (kết nối hệ thống): Ngƣời trung gian Điều phối các trƣờng hợp Hòa giải Tƣ vấn Nghiên cứu. Trang 75
  35. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn II. Các kỹ năng cơ bản của nhân viên công tác xã hội: Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp với ngƣời khác theo góc độ hiểu biết và có mục đích. Kỹ năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong quá trình đánh giá. Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ giúp đỡ trong công tác chuyên môn. Kỹ năng quan sát và đánh giá các hành vi ngôn ngữ có lời và không có lời bằng phƣơng pháp chính xác. Kỹ năng đánh giá nhu cầu của thân chủ và đề ra những thứ tự ƣu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề. Kỹ năng dàn xếp và hòa giải giữa các bên. Kỹ năng làm cầu nối trung gian giữa các tổ chức xã hội. Kỹ năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc đề ra các giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ. Kỹ năng tạo lòng tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nỗ lực tự giải quyết vấn đề của mình. Kỹ năng trao đổi tình cảm tế nhị, không làm tổn thƣơng hoặc không làm cho thân chủ xấu hỗ không yên tâm. Kỹ năng làm rõ nhu cầu của thân chủ một cách chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ một cách có hiệu quả. Kỹ năng vận dụng lý thuyết ngành công tác xã hội vào thực tế công tác. Trang 76
  36. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn PHỤ LỤC 1 Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội với cá nhân Tiếp cận thân chủ - Hoàn cảnh nào nhân viên xã hội và thân chủ gặp nhau. Nhận diện vấn đề - Vấn đề của thân chủ là gì: vật chất hay tình cảm tinh thần. Thu thập thông tin - Thu thập thông tin từ thân chủ, gia đình, làng xóm, cộng đồng, địa phƣơng, các dịch vụ xã hội khác Đánh giá chẩn đoán - Vấn đề thực sự của thân chủ là gì, những yếu tố có liên quan trong trong vấn đề của thân chủ. Lên kế hoạch giải - Mục đích của việc lập kế hoạch, các quyết vấn đề giải pháp thực thi, thứ tự ƣu tiên cho các giải pháp, các yếu tố khác nhƣ thời gian, địa điểm, tài chính. Thực hiện kế hoạch - Các hoạt động mà kế hoạch đã đề ra nhƣ hỗ trợ, tƣ vấn, biện hộ Lƣợng giá - Xem xét đánh giá kế hoạch hành động đã đạt đƣợc mục tiêu hay không ? ghi chép tổng hợp, rút kinh nghiệm. Trang 77
  37. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn PHỤ LỤC 2 Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội nhóm - Tìm hiểu nhận diện đánh giá vấn đề của nhóm Giai đoạn chuẩn bị - Xây dựng nhóm - Xác định mục đích hoạt động của nhóm - Xác định thời gian, địa điểm hoạt động của nhóm. - Bắt đầu sinh hoạt nhóm Tiến hành sinh hoạt - Sinh hoạt, theo dõi, can thiệp, nhóm đánh giá: hành vi cá nhân, vai trò cá nhân, quá trình phát triển nhóm, mối quan hệ nhóm. - Lƣợng giá quá trình sinh hoạt nhóm Đánh giá và kết thúc - Hoạt động nhóm đã đạt đƣợc mục đích, phát triển thành nhóm mới hoặc - Thất bại, không đạt đƣợc. Trang 78
  38. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn PHỤ LỤC 3 Tiến trình giải quyết vấn đề phát triển cộng đồng Xác định cộng đồng cần nghiên cứu Chọn cộng động và phát triển theo mục tiêu ban đầu. Tiếp cận cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu Hội nhập cộng đồng thực sự của cộng đồng. Chọn những thành viên trong cộng đồng, tập huấn thành nhóm nòng cốt Xây dựng và tập huấn nhóm nòng cốt trong quá trình tổ chức, triển khai chƣơng trình phát triển. Phân tích những đặc điểm của cộng Tìm hiểu và phân tích cộng đồng đồng, điểm mạnh, yếu, nguồn lực, hỗ trợ Ai là ngƣời chịu trách nhiệm chính Thành lập ban điều hành, chƣơng trình trong các chƣơng trình đã đề ra. Thƣờng xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ chƣơng trình qua việc giám sát và Củng cố nâng cao năng lực tổ chức tập huấn. Liên kết bên trong và Tổ chức liên kết các nguồn hỗ trợ từ ngoài cộng đồng bên trong cộng đồng và ngoài cộng đồng. Lƣợng giá các chƣơng Xem xét những việc đã làm đƣợc và trình phát triển chƣa làm đƣợc, vì sao để làm bài học cho chƣơng trình và cho những lần sau. Kết thúc, tác viên Kết thúc chƣơng trình, cộng đồng rút lui tự lực, tác viên phát triển rút lui. Trang 79
  39. Nhập môn Công tác xã hội Võ Thuấn PHỤ LỤC 4 Các tổ chức trong ngành công tác xã hội. IFSW (International Federation of Social Woker): Hiệp hội Quốc tế Nhân viên công tác xã hội. IASSW (International Association of Schools of Social Work): Hiệp hội Quốc tế các trƣờng công tác xã hội. ICSW (Inetrnational Council of Social Welfare): Hội đồng An sinh xã hội thế giới. CSWE (Council of Social Work Education): Hội đồng Giáo dục công tác xã hội. NACM (National American of Case Management): Hội Quốc gia Quản lý trƣờng hợp. Trang 80