Giáo trình Các quy định tiêu chuẩn chứng nhận nông sản - Phần 2: Chứng nhận tự nguyện

pdf 43 trang huongle 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các quy định tiêu chuẩn chứng nhận nông sản - Phần 2: Chứng nhận tự nguyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_quy_dinh_tieu_chuan_chung_nhan_nong_san_phan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Các quy định tiêu chuẩn chứng nhận nông sản - Phần 2: Chứng nhận tự nguyện

  1. 19 PHẦN 2 CHỨNG NHẬN TỰ NGUYỆN Phần đầu của cuốn sách này đã mô tả các quy định kỹ thuật quan trọng và những yêu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật bản và các nước khác trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương. Đó là các quy định và yêu cầu bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất, nếu họ muốn bán sản phẩm của mình vào các thị trường này. Phần này sẽ đề cập đến các tiêu chuẩn tư nhân và chứng nhận tự nguyện. Tiêu chuẩn tự nguyện không phải là bắt buộc. Nông dân, người xuất khẩu và các doanh nghiệp có thể quyết định việc tuân thủ hay không tuân thủ các tiêu chuẩn đó và chấp nhận hậu quả kinh tế về các hoạt động của mình. Phần này cung cấp thông tin chung về một số chương trình chứng nhận nông sản tự nguyện tư nhân hiện có ở khu vực Châu á, bao gồm cả các địa chỉ liên hệ để có thể tìm kiếm thêm thông tin chi tiết. Một triển lãm quốc tế về thực phẩm chỉ ra cho người mua thấy lợi ích của những sản phẩm đã được chứng nhận.
  2. 20 1. NHỮNG CÂU HỎI VỀ CHỨNG NHẬN Chứng nhận tự nguyện là gì? Có ba cách để thẩm định rằng sản phẩm đã đạt được tiêu chuẩn. Trường hợp thứ nhất, một công ty có thể quyết định chọn một tiêu chuẩn và chỉ định một số nhân viên của mình thẩm định tất cả các phòng ban trong công ty tuân theo tiêu chuẩn đó. Cách này gọi là bên thứ nhất xác nhận. Trường hợp thứ hai, một công ty có thể yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn và tự họ kiểm tra việc nhà cung cấp có tuân thủ đúng không. Cách này gọi là bên thứ hai xác nhận. Cuối cùng, một công ty yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu một tổ chức độc lập không liên đến quan hệ kinh doanh để kiểm tra việc tuân thủ của các nhà cung cấp. Đây gọi là bên thứ ba xác nhận và cũng được gọi là cấp giấy chứng nhận. Cho nên, về định nghĩa, hoạt động cấp giấy chứng nhận thường phải do bên thứ ba độc lập tiến hành. Với quan niệm, tổ chức đã lập ra tiêu chuẩn thì không nên tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận. Đúng hơn, nó sẽ ủy quyền “chỉ định” các cơ quan thẩm quyền độc lập làm công việc cấp giấy chứng nhận sau khi đã kiểm tra năng lực của các cơ quan đó. Nông dân và các nhân viên trợ giúp học về quá trình cấp chứng nhận
  3. 21 Một giấy chứng nhận là văn bản được bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứng nhận độc lập xác nhận rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (như là bảo tồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay quản lý chất thải), hoặc các vấn đề xã hội (như thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác của sản xuất như an toàn thực phẩm. Tại sao các chương trình chứng nhận tồn tại? Chứng nhận mang đến nhiều cơ hội cho người sản xuất như việc thâm nhập thị trường, bảo vệ các nguồn lực ở địa phương, cải thiện điều kiện sống và sức khỏe cho người làm việc trong cộng đồng nông thôn. Nó cũng có thể đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về những vấn đề xã hội, môi trường liên quan đến quá trình sản xuất và thương mại thực phẩm họ tiêu thụ. Đáp ứng lại những mối quan tâm này, các hình thức khác nhau của các chương trình cấp giấy chứng nhận đã được các tổ chức tư nhân và nhà nước triển khai. Tại sao lại chứng nhận? Giấy chứng nhận dùng để chứng minh một sản phẩm nào đó đã được sản xuất theo một phương thức nhất định hoặc có các đặc tính nhất định phù hợp với một tiêu chuẩn. Nó được dụng chủ yếu khi nhà sản xuất và người tiêu dùng không có liên hệ trực tiếp, ví dụ như trên thị trường quốc tế, nơi mà người tiêu dùng không thể dễ dàng xác định sản phẩm đã được sản xuất theo đúng cách như mô tả của nhà sản xuất.
  4. 22 Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt được sản phẩm này với sản phẩm khác, điều đó có thể giúp cho việc quảng bá sản phẩm trên thị trường. Giấy chứng nhận cũng có thể giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường hợp kết quả làm tăng giá thành sản xuất. Các thi trường nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang nở rộ thị trường cho những sản phẩm được chứng nhận so với một số tiêu chuẩn tư. Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, công bằng thương mại, thường sẽ bán được giá cao hơn sản phẩm tương tự không có chứng nhận. Các nước này đang nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu á. Ví dụ chè hữu cơ từ Trung quốc và ấn độ, cà phê hữu cơ từ Đông Timo, chuối hữu cơ, công bằng thương mại từ Philippin và rau hữu cơ từ Trung quốc và Thái lan. Dù sao, các nhà xuất khẩu Châu á không nên bỏ qua thị trường khu vực. Thực ra, với sự phát triển của các thành phố lớn, sự nổi lên của tầng lớp trung lưu ở thành thị và sự phát triển của hệ thống siêu thị ở các nước Châu á, thị trường trong nước cho các sản phẩm chất lượng đang phát triển mạnh mẽ. Do vậy cuốn sách này cũng đưa ra các thông tin về hệ thống chứng nhận chất lượng quốc gia và khuyến kích người đọc tính đến việc khơi dậy thị trường trong nước và xuất khẩu trong khu vực, những yêu cầu về chất lượng ở đây có thể không quá nghiêm ngặt so với các thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật bản. Chi phí cho việc chứng nhận? Có hai loại chi phí liên quan: (1) chi phí của việc đáp ứng một tiêu chuẩn để được chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào những thay đổi mà người sản xuất phải tiến hành tại trang trại của họ và phụ thuộc vào loại chương trình chứng nhận được lựa chọn; (2) chi phí của việc cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc thời gian mà các thanh tra viên phải sử dụng trong việc kiểm tra trang trại và các chi phí đi lại cho họ. Người sản xuất có thể lựa chọn trong số rất nhiều các loại hình chứng nhận khác nhau. Các quyết định để có được giấy chứng nhận cũng như chọn lựa loại hình chứng nhận là quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến việc quản lý trang trại, đầu tư và chiến lược tiếp thị. Tuy nhiên, do mỗi chương trình chứng nhận có những mục tiêu khác nhau nên yêu cầu cũng khác nhau.
  5. 23 2. CHỨNG NHẬN VỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mà quản lý trang trại và môi trường trong trang trại như một hệ thống đơn lẻ. Nó sử dụng cả kiến thức khoa học và truyền thống để làm tăng sức mạnh cho hệ sinh thái nông nghiệp. Trang trại hữu cơ chú trọng vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng và việc quản lý hệ sinh thái hơn là những đầu tư từ bên ngoài như phân khoáng và các hoá chất nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các hoá chất tổng hợp và cây trồng biến đổi gen. Nó đẩy mạnh các biện pháp canh tác truyền thống bền vững để duy trì độ phì nhiêu của đất như là để đất nghỉ. Cân bằng sinh thái trong trang trại hữu cơ Những yêu cầu chính? Có rất nhiều yêu cầu cụ thể cho các cây trồng được chứng nhận hữu cơ cũng như những vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi ong, rừng và thu hoạch các sản phẩm hoang dã. Các tiêu chuẩn hữu cơ yêu cầu phải có một giai đoạn chuyển đổi (hoặc thời gian mà trang trại đó đã áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ truớc khi được chứng nhận, thông thường là 2-3 năm).
  6. 24 Mét sè tiªu chuÈn trang tr¹i h÷u c¬ Làm thế nào để được chứng nhận? Các tiêu chuẩn về trang trại hữu cơ chủ yếu đang được các cơ quan chứng nhận tư nhân xây dựng nhưng tại một số nước Châu á cũng đã có tiêu chuẩn và quy định quốc gia về nông nghiệp hữu cơ (ví dụ: Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan). Thêm vào đó có các tổ chức tư nhân có sáng kiến giúp phát triển trang trại hữu cơ (ví dụ: Green Net/Earth, Net Foundation của Thái Lan). Cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản tất cả đều có quy định quốc gia về ghi nhãn sản phẩm hữu cơ và nếu nhà sản xuất muốn xuất khẩu sản phẩm của họ sang các nước này, họ phải đáp ứng được các quy định đó. Sự lựa chọn cơ quan chứng nhận là rất quan trọng. Cơ quan chứng nhận được nhà sản xuất lựa chọn phải chính thức được công nhận tại quốc gia, nơi mà sản phẩm sẽ được bán. Các Cơ quan chứng nhận quốc gia chi phí thường rẻ hơn so với các cơ quan chứng quốc tế nhưng nó không được biết đến tại một số thị trường nước ngoài. Giai đoạn chuyển đổi 2-3 năm thường tốn kém chi phí cho nhà sản xuất bởi vì sản phẩm chỉ bán được với giá như các sản phẩm
  7. 25 nông nghiệp thông thường, thậm chí việc sử dụng các biện pháp hữu cơ sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên và năng suất thấp đi, ít nhất vào các năm đầu. Tại một số nước cũng đã có nhu cầu thị trường về sản phẩm từ trang trại đang trong giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận. Những sản phẩm này nhiều khi được ghi nhãn “sản phẩm hữu cơ quá độ”. Để giảm bớt chi phí và giúp đỡ tăng cường sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn, các nhà sản xuất có thể liên kết với nhau để lập ra hệ thống kiểm soát nội bộ. Để làm được điều đó, vấn đề quan trọng là những người sản xuất phải tin tưởng và phối hợp với nhau trong công việc, như vậy giữa họ sẽ có sự lệ thuộc lẫn nhau. Hướng dẫn cho việc thành lập và hoạt động của nhóm người sản xuất có thể tìm thấy ở Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp hữu cơ (xem địa chỉ liên hệ dưới đây). Nông nghiệp hữu cơ có thể là cơ hội hấp dẫn cho rất nhiều nhà sản xuất ở Châu á, đặc biệt cho những nước hiện tại không sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp. Ví dụ, Trung quốc đã xuất khẩu chè hữu cơ đi khắp thế giới và rau hữu cơ sang Nhật Bản. ấn độ cũng xuất khẩu chè hữu cơ, Philippin xuất khẩu chuối và xoài hữu cơ, Đông Timo xuất khẩu cà phê hữu cơ. Nh÷ng c¬ héi vµ Th¸ch thøc Một khi trang trại đã được chứng nhận, việc bán các sản phẩm hữu cơ có thể tăng chất lượng cuộc sống và thu nhập cho người sản Cán bộ cấp chứng nhận khảo sát nông trại và hỏi nông dân
  8. 26 xuất. Các nhà sản xuất chuyển hướng mạnh sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do nhiều lý do khác nhau. Một số người sản xuất nhận thấy việc sử dụng nhiều hóa chất là không tốt cho sức khỏe của họ và môi trường, trong khi đó một số khác thì lại bị hấp dẫn bởi giá bán cao hơn và sự phát triển thị trường của các sản phẩm hữu cơ trong những năm gần đây. Việc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể dễ dàng hơn hoặc mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sản xuất phụ thuộc vào họ có hay không: l Sử dụng đúng phân bón hữu cơ và các vật tư được phép khác hay sử dụng các sản phẩm hóa nông để thâm canh. l Làm chủ đất trồng l Có đủ lực lượng lao động (vì trong sản xuất hữu cơ thường cần nhiều lao động). Các thông tin về nông nghiệp hữu cơ Quèc tÕ: Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM): www.ifoam.org Email: headoffice@ifoam.org Điện thoại: +49 228 926 5010 Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO): www.fao.org/organicag Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): www.unctad.org Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC): www.intracen.org Marketing: Mạng lưới thương mại hữu cơ – Vương quốc Anh www.organics.com Email: info@organicTS.com Điện thoại: +44 797 410 3109 Mạng lưới hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA FAS) www.fas.usda.gov/agx/organics/index.htm
  9. 27 C¸c trung t©m nghiªn cøu: FIBL – Thụy Sĩ www.fibl.org/english/index.php Email: info.suisse@fibl.org Điện thoại: +41 628 867 272 Nghiên cứu Hữu cơ – Vương quốc Anh www.organic-research.com Mạng lưới truyền thông quốc gia về Nông nghiệp bền vững – Hoa kỳ : www.attra.org Tæ chøc trî gióp quèc gia vµ c¬ quan chøng nhËn ë Ch©u ¸: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html CHøNG NHËN ISO 14001 Tiêu chuẩn 14001 được đưa ra để giúp thực thi hệ thống quản lý môi trường áp dụng cho các tổ chức tư nhân và nhà nước. Nó được nên bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) xây dựng tổ chức này là một mạng lưới quốc tế các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia làm việc đồng hành với các chính phủ, các đại diện nghành công nghiệp và người tiêu dùng. Trong khi đó khá nhiều các tiêu chuẩn ISO khác có thể sử dụng làm công cụ để quản lý môi trường, ví dụ như ISO 14001. Nhóm các tiêu chuẩn ISO, bao gồm rất nhiều những tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế được hài hòa hóa, đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu lµ g×? Tiêu chuẩn ISO 14001 đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý môi trường bao gồm: Mục tiêu và chủ thể về môi trường, chính sách và phương thức để đạt được những mục tiêu đó, xác định trách nhiệm, các hoạt động đào tạo huấn luyện nhân viên, ghi chép sổ sách và hệ thống kiểm tra bất kỳ sự thay đổi nào đã xảy ra. Tiêu chuẩn ISO 14001 mô tả quá trình quản lý mà doanh nghiệp cần phải làm theo và yêu cầu các doanh nghiệp phải tôn trọng quy định quốc gia về môi trường. Tuy nhiên, nó không đặt ra mức độ hoạt động cụ thể hoặc yêu cầu là phải đạt được các mức độ hoạt động riêng đó.
  10. 28 Làm thế nào để được chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 14001 do các cơ quan cấp giấy chứng nhận của chính phủ hoặc tư nhân cấp theo trong phạm vi quản lý của các cơ quan này. ở một số nước, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chỉ định các tổ chức chứng nhận thực hiện cấp giấy chứng nhận ISO. Trong nhiều trường hợp, người sản xuất phải thuê chuyên gia tư vấn để giúp trong quá trình chuẩn bị và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường. C¸c c¬ héi vµ th¸ch thøc ISO 14001 rất nổi tiếng trong các ngành công nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận nhằm mục đích làm giảm bớt tác động đến môi trường bằng một hệ thống quản lý mà nó có thể tạo ra nhiều lợi ích bên trong thông qua việc đẩy mạnh hoạt động môi trường (ví dụ như việc tiết kiệm sử dụng nguyên liệu thô và năng lượng hoặc cải tiến trong quản lý chất thải). Một hạn chế của ISO 140001 là không yêu cầu về mức độ hoạt động. Điều đó có nghĩa là một doanh nghiệp có các mục tiêu cao về môi trường và một doanh nghiệp khác có mục tiêu thấp cũng đều có thể được cấp chứng nhận. Do đó, hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào cam kết của từng công ty. Hơn thế nữa, biểu tượng ISO này không thể dùng trên sản phẩm. Tuy nhiên, tổ chức của bạn có minh chứng là đã được cấp chứng nhận ISO 14001 trong các hoạt động quảng cáo và quan hệ với công chúng. Chi phí sản phẩm không tăng. Lý do là số lượng các công ty được cấp chứng nhận ISO tăng lên, tiêu chuẩn này có thể không còn là yếu tố quyết định lợi thế trên thị trường, nhưng nó có thể mang đến những lợi ích khác trong công ty. C¸c th«ng tin vÒ ISO 14001 Quèc tÕ: Tæ chøc Tiªu chuÈn quèc tÕ (ISO): www.iso.org C¸c hç trî vµ c¬ quan cÊp giÊy chøng nhËn quèc gia ë Ch©u ¸: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html
  11. 29 3. CHøNG NHËN VÒ X HéI C¤NG B»NG TH¦¥NG M¹I Công bằng thương mại dựa trên cơ sở được người sản xuất trả công xứng đáng. Người mua cam kết trong công bằng thương mại trả mức giá tối thiểu cho người sản xuất và còn trả thêm một khoản giá gia tăng gọi là phí bảo đảm công bằng thương mại. Phần giá trị gia tăng này hỗ trợ cho chính những người sản xuất và để đầu tư phát triển cộng đồng. Ngược lại, người sản xuất cam kết trong công bằng thương mại phải tuân thủ các quyền của người lao động, các yêu cầu về xã hội và môi trường. Tiêu chuẩn được thiết lập và chứng nhận dưới sự kiểm soát của Tổ chức Ghi nhãn Công bằng thương mại Quốc tế (FLO). Tổ chức này bao trùm khắp thế giới gồm 20 tổ chức phi chính phủ của các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu á và Châu Đại dương. Nhiều tổ chức khác không có liên quan tới FLO cũng đang lập ra các tiêu chuẩn công bằng thương mại. Rất nhiều nhà sản xuất của Châu á được hưởng lợi từ xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại. Ví dụ Philippin xuất khẩu chuối và đường sang Nhật bản, Thái lan xuất khẩu gạo, Indonesia xuất khẩu cà phê, ấn độ và Sri-Lanka xuất khẩu vani v.v Quỹ công bằng thương mại giúp xây dựng thư viện và chỗ vui chơi cho trẻ em
  12. 30 Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Để có được giấy chứng nhận, hội các nhà sản xuất phải hoạt động một cách dân chủ. Trong đó có những nguyên tắc về sử dụng phí bảo đảm công bằng thương mại như thể nào và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với các đồn điền, có một số yêu cầu liên quan đến quyền lao động như: đối xử với công nhân, tự do liên kết và bàn bạc tập thể, nhà ở và vệ sinh cho công nhân, sức khoẻ và an toàn cho công nhân, và không có lao động trẻ em hoặc lao động bị cưỡng bức. Thêm vào đó, người sản xuất phải tuân thủ luật pháp về xã hội và môi trường tại nước sản xuất và chứng minh việc không ngừng cải thiện thông qua các đợt kiểm tra hàng năm. Làm sao để được cấp chứng nhận ? Chứng nhận công bằng thương mại của FLO có thể được cấp và sử dụng cho một nhóm các nhà sản xuất của một hợp tác xã, một hội nông dân hoặc ở những trang trại lớn có tổ chức của người lao động. Kiểm soát viên địa phương kiểm tra trang trại và cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ quyết định có cấp cho hội nhà sản xuất đó hay không. Khi đã được cấp chứng nhận, thì có đợt thanh tra định kỳ hàng năm để kiểm tra liệu những người sản xuất có đáp ứng được các yêu cầu của công bằng thương mại và việc họ sử dụng các quỹ công bằng thương mại như thế nào. Những nguời kinh doanh sử dụng chứng nhận FLO có ghi trên bao bì phải trả lệ phí bản quyền. Người sản xuất phải trả lệ phí dựa trên cơ sở của chi phí thanh kiểm tra. Những cơ hội và thách thức Một hội các nhà sản xuất hoặc một đồn điền có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ giấy chứng nhận công bằng thương mại vì sản phẩm có chứng nhận thường được bán giá cao hơn và ổn định hơn. Giá trả cho người sản xuất được xác định qua các chi phí sản xuất. Nó bao gồm cả bất kỳ một chi phí phụ nào có thể phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của công bằng thương mại chẳng hạn như việc cấp lương cho công nhân. Nói chung, quỹ công bằng thương mại là cung cấp một số nguồn kinh phí cho cộng đồng nhằm nâng cao điều kiện sống cho các thành viên trong cộng đồng đó.
  13. 31 Hạn chế lớn nhất của hệ thống công bằng thương mại là nhà sản xuất chỉ có thể nhận được giấy chứng nhận khi Tổ chức FLO tìm thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm được ghi nhãn công bằng thương mại của họ bước cần thiết đầu tiên. Để tham gia vào hệ thống công bằng thương mại, cần hỏi Tổ chức FLO và các nhà nhập khẩu công bằng thương mại các thông tin liên quan đến cơ hội thị trưòng cho các sản phẩm của họ. Một hạn chế nữa là khi một hội các nhà sản xuất hay một đồn điền đã được cấp chứng nhận thì không có gì đảm bảo rằng tất các sản phẩm được bán và đưa ra thị trường đều là “công bằng thương mại ”. Thông tin về công bằng thương mại Quèc tÕ: FLO quốc tế, Bonn, Đức: www.fairtrade.net Email: info@fairtrade.net Điện thoại: +49 228 949 230 Cơ quan Chứng nhận FLO, Bonn/ Đức: Email: info@flo-cert.net Xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại đến Nhật bản: TransFair Nhật Bản: www.fairtrade-jp.org AlterTrade Nhật Bản: www.altertrade.co.jp Tæ chøc trî gióp quèc gia vµ c¬ quan cÊp giÊy chøng nhËn ë Ch©u ¸: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html
  14. 32 CHøNG NHËN SA8000 SA8000 là một chương trình cấp chứng nhận tự nguyện tư nhân về khoảng không làm việc, chương trình này được xây dựng bởi tổ chức phi chính phủ Trách nhiệm xã hội Quốc tế (SAI) với mục đích tạo ra các điều kiện làm việc tốt hơn. Tiêu chuẩn SA8000 dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về khoảng không làm việc bao gồm cả những vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, quyền của người làm việc và điều kiện làm việc. Một số hãng lớn xuất khẩu chuối, dứa, thuốc lá, rượu vang, trái cây đóng hộp và cà phê chế biến đã được cấp chứng nhận SA8000. Đến tháng 12 năm 2006 đã có khoảng 500 chứng nhận SA8000 đã được cấp cho các cơ sở ở Châu á (trong đó 190 ở ấn độ, 140 ở Trung quốc và 58 ở Pakistan). Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Chứng nhận SA8000 đưa ra các tiêu chuẩn thấp nhất về điều kiện làm việc nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, về tự do liên kết, bàn bạc tập thể và một chiến lược của doanh nghiệp cho việc quản lý mang tính xã hội nơi làm việc. ở đó cũng có các qui định về thời gian làm việc, lương, chống phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em hay cưỡng bức lao động. Làm thế nào để được cấp chứng nhận? Doanh nghiệp có các điều kiện hoạt động sản xuất phù hợp có thể nộp đơn xin cấp chứng nhận SA8000 cho các Cơ quan cấp chứng nhận đã được kiểm chứng SAI. Sau khi kiểm tra ban đầu và khi giấy chứng nhận được cấp, doanh nghiệp được kiểm tra nhằm đảm bảo tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn. Doanh nghiệp sản xuất thường phải trả phí cho việc chứng nhận, bao gồm chi phí để thanh kiểm tra, các hoạt động hiệu chỉnh và phòng ngừa. Dấu chứng nhận SA8000 không được sử dụng trên nhãn sản phẩm nhưng doanh nghiệp có thể sử dụng nó trong hoạt động quảng cáo. Không có một ưu đãi riêng nào về giá hay thị trường cho các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận SA8000.
  15. 33 Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc Chứng nhận SA8000 là một trong những tiêu chuẩn chi tiết nhất về điều kiện làm việc so với các quyền lao động quốc tế. Nó mang lại lợi ích trước tiên cho doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và có thể sử dụng trong các hoạt động công. Tiêu chuẩn SA8000 có thể giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất, cũng như giúp cho việc tuyển dụng và giữ được người lao động. Mặc dù chứng nhận SA8000 đã khá phổ biến trong các ngành công nghiệp tuy nhiên việc triển khai còn rất chậm chạp trong ngành nông nghiệp hàng hóa vì nó khó thực hiện trong điều kiện sản xuất mang tính mùa vụ. Th«ng tin vÒ SA8000 Quèc tÕ: C¬ quan Tr¸ch nhiÖm x héi Quèc tÕ Tel: +1 212 6841414 e-mail: info@sa-intl.org Web: www.sa-intl.org Danh s¸ch c¸c tæ chøc chøng nhËn SA8000: www.sa-ntl.org/index.cfm? fuseaction=document.show DocumentByID&nodelD=1& DocumentID=60 Một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh Tæ chøc trî gióp quèc gia vµ c¬ quan cÊp giÊy chøng nhËn ë Ch©u ¸:
  16. 34 4. AN TOμN THùC PHÈM Vμ CHøNG NHËN THùC HμNH TèT Tăng nhu cầu được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm Hệ thống siêu thị Châu Âu đang đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tư nhân như GLOBALGAP, BRC và IFS. Hệ thống này chiếm trên 60% các sản phẩm tươi sống bán lẻ ở nhiều nước Châu Âu. Thêm vào đó, mỗi công ty bán lẻ thậm chí còn yêu cầu về chất lượng cao hơn các nhà cung cấp nhằm phân biệt rõ sản phẩm của họ với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Tương tự, tại thị trường Châu á, hệ thống siêu thị hoặc các nhà kinh doanh chế biến nông sản địa phương cũng yêu cầu một vài chứng nhận tối thiểu về an toàn thực phẩm và các khách hàng này yêu cầu chất lượng cao hơn khi mua sản phẩm của người sản xuất. Ngay cả Châu á và quốc tế nông dân và các nhà sản xuất sẽ đòi hỏi hơn yêu cầu chứng nhận dựa trên tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Phần dưới đây sẽ đề cập đến một số loại hình tiêu chuẩn tự nguyện về an toàn thực phẩm và thực hành sản xuất tốt. đầu tiên là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn này phù hợp với nông dân vì nó bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp từ đầu vào đến cổng trang trại. Đại diện của nó là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALGAP), một tiêu chuẩn tự nguyện do nhiều hệ thống siêu thị ở Châu Âu yêu cầu, và các Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của quốc gia và khu vực đang được triển khai tại Châu á. Phần này còn miêu tả các Tiêu chuẩn cho Thực hành sản xuất tốt (GMP). Các tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho các hãng chế biến nông sản thành thực phẩm tươi sống.
  17. 35 4.1.Thùc hµnh N«ng nghiÖp Tèt (GAP) 4.1.1 Giíi thiÖu vÒ GAP GAP lµ g×? Theo tài liệu của FAO 2003 - GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. C¸c nguyªn lý, tiªu chuÈn vµ quy ®Þnh cña GAP? Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng dẫn đã được xây dựng trong những năm gần bởi ngành công nghiệp thực phẩm, các tổ chức của người sản xuất, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm mục đích hệ thống hóa các phương thức thực hành nông nghiệp tại trang trại cho một loạt các sản phẩm. Tại sao các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP tồn tại được? Thanh tra GLOBALGAP kiÓm tra s¶n phÈm ®Õn Những nguyên lý, chương Ch©u ¢u trình hay tiêu chuẩn GAP tồn tại được là do mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Mục đích của GAP là rất khác nhau từ việc đáp ứng các yêu cầu của thương mại và của chính phủ, từ các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, đến các yêu cầu riêng về đặc trưng của sản phẩm. Các mục tiêu của họ thay đổi từ việc đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm trong các công đoạn của sản xuất; nắm bắt cơ hội mới của thị trường qua thay đổi sự quản lý của hệ thống cung ứng; nâng cao sử dụng các nguồn tài
  18. 36 nguyên thiên nhiên, sức khỏe và điều kiện làm việc của người lao động đến việc tạo ra các cơ hội thị trường mới cho nông dân và các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển. C¸c lîi Ých vµ th¸ch thøc chñ yÕu lµ g×? Có rất nhiều lợi ích trong các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP, bao gồm tăng cường chất lượng và an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường và giảm bớt các rủi ro liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, dư lượng tối đa cho phép và các nguy cơ gây ô nhiễm khác. Những khó khăn lớn nhất trong áp dụng GAP là tăng các chi phí sản xuất, đặc biệt là việc ghi chép lưu trữ sổ sách, kiểm tra dư lượng và chứng nhận, thiếu thông tin và các dịch vụ hỗ trợ. Th«ng tin vÒ GAP: FAO GAP: www.fao.org/prods/GAP/index_en.htm 4.1.2 Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực 4.1.2.1. Thùc hµnh n«ng nghiÖp tèt toµn cÇu (GLOBALG.A.P) Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu) đã đổi tên thành GLOBALGAP, điều đó phản ánh phạm vị ảnh hưởng của nó trên toàn cầu. GLOBALGAP là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt. Ban đầu nó được một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng nên. Mục đích của GLOBALGAP làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất. Trong tâm của GLOBALGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. GLOBALGAP là một tiêu chuẩn trước cổng trang trại, điều
  19. 37 đó có nghĩa là việc cấp chứng nhận chỉ cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm xuất khỏi trang trại. Cần phải nhớ rằng GLOBALGAP chỉ là một tiêu chuẩn tư nhân. Cho đến nay GLOBALGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng sen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thuỷ sản (cá hồi). Các sản phẩm khác thì đang được nghiên cứu và phát triển (xem thêm trên trang Web của GLOBALGAP). C¸c yªu cÇu chñ yÕu? Tiêu chuẩn GLOBALGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát hoàn chỉnh. Sản phẩm đã được đăng ký có thể bị truy xuất lại nguồn gốc tới từng trang trại nơi nó đã được trồng. Các nguyên lý của GLOBALGAP rất linh hoạt với việc thực hành canh tác trên đồng ruộng như khử trùng đất và sử dụng phân bón, nhưng nó lại rất nghiêm ngặt với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thêm vào đó, việc ghi chép sổ sách và chứng minh sản phẩm đã được sản xuất như thế nào là vấn đề rất quan trọng và những ghi chép tỷ mỷ về thực hành sản xuất ở trang trại nhất thiết phải được lưu trữ. Làm thế nào để nhận được cấp chứng nhận ? GLOBALGAP không tự nó cấp giấy chứng nhận mà ủy quyền cho các cơ quan có đăng ký chứng nhận. Trước tiên, nó yêu cầu nắm được tất cả những quy định chung của GLOBALGAP và các điểm kiểm tra trong phạm vi sản xuất sản phẩm tương ứng, sau đó mới liên hệ với các cơ quan cấp giấy chứng nhận để tiến hành các thủ tục cấp chứng nhận. Người nông dân muốn được cấp chứng nhận GLOBALGAP cần phải tính đến các khoản chi phí nhất định. Vì họ phải trả chi phí cho việc đăng ký, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Cả người sản xuất riêng lẻ hoặc nhóm các nhà sản xuất đều có thể xin cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào cơ quan cấp giấy chứng nhận được chọn và thời gian cần thiết cho việc thanh
  20. 38 kiểm tra. Ngoài khoản phí trả cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất phải trả thêm phí hàng năm cho việc duy trì giấy chứng nhận. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Để được cấp chứng nhận GLOBALGAP, nhà sản xuất hoặc nhóm các nhà sản xuất cần hoàn thiện hệ thống quản lý và theo dõi các hoạt động của trang trại. Điều này đòi hỏi phải có đủ khả năng về quản lý và tài chính; do đó những nhà sản xuất có quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Những nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận sẽ thuận lợi hơn khi bán sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ, nơi mà yêu cầu có giấy chứng nhận GLOBALGAP. Tính đến tháng 9 năm 2007, GLOBAL- GAP đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở Châu Âu và 1 ở Nhật Bản). Không có khoản phí gia tăng hoặc ghi nhãn cho sản phẩm GLOBALGAP, vì nó là tiêu chuẩn tối thiểu tập trung vào mối quan hệ giữa các cơ sở kinh doanh. Th«ng tin vÒ GLOBALG.A.P: Quèc tÕ GLOBALG.A.P. c/o FoodPLUS GmbH www.globalgap.org e-mail: info@foodplus.org Tel: +49 221 579 9325 Ban liên lạc Người liên hệ GLOBALG.A.P. tại Trung Quốc: Giám đốc đự án tại Trung Quốc Tel: +86 133 2113 8571
  21. 39 Các cơ quan được GLOBALGAP chỉ định cấp giấy chứng nhận ở Châu Á www.globalgap.org/fuit/cbs.html?countryid=211&continentid=16 4.1.2.2. Thùc hµnh n«ng nghiÖp tèt cña §«ng nam ¸ (ASEAN- GAP) ASEANGAP là do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện các nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006. Nó là một tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. Mục tiêu của ASEANGAP là tăng cường hài hòa hóa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu cña ASEANGAP ? ASEANGAP gåm cã 4 phÇn chÝnh: An toµn thùc phÈm Quản lý môi trường Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc Chất lượng sản phẩm Mỗi một phần có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các phần khác. Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP, thực hiện từng phần một, trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia. Làm thế nào để nhận được chứng nhận? Việc cấp chứng nhận được các Cơ quan chức năng của mỗi quốc gia ASEAN tiến hành.
  22. 40 Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Mục tiêu của ASEANGAP là nâng cao hài hòa hóa các tiêu chuẩn của các sản phẩm và thúc đẩy thương mại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất được chứng nhận đẩy mạnh việc xuất khẩu rau quả tươi của họ sang các nước ASEAN khác. Đối với các nước ASEAN kém phát triển sẽ có cơ hội sử dụng ASEANGAP như là quy chuẩn trong việc phát triển chương trình GAP quốc gia, vì ASEANGAP bao gồm các hướng dẫn thực hiện, tài liệu huấn luyện cũng như nguyên lý về các biện pháp thực hành được khuyến cáo. Các nước thành viên có thể quy chuẩn chương trình GAP quốc gia của mình với ASEANGAP để đạt được sự hài hòa. Hạn chế lớn nhất của ASEANGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các sản phẩm rau quả tươi. Nó không bao gồm các sản phẩm còn có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn rất mới trong khu vực và quốc tế. ASEANGAP không phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen. Th«ng tin vÒ ASEANGAP ASEANGAP: www.aphnet.org/gap/ASEANgap.html 4.1.2.3. Chøng nhËn SALM cña Malaysia Malaysia đã phát triển một số chương trình đảm bảo chất lượng cho những người sản xuất ban đầu thông qua một loạt hệ thống chứng nhận tự nguyện bao gồm: bộ phận chứng nhận rau quả tươi (SALM), chứng nhận vật nuôi (SALT), chứng nhận sản phẩm cá và thủy sản (SPLAM), và bộ phận chứng nhận sản phẩm hữu cơ (SOM). Việc tiến hành các tiêu chuẩn GAP ở Malaysia đã được bắt đầu bằng việc Bộ Nông nghiệp (DOA) đưa vào sử dụng hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia (SALM) năm 2002. SALM là một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt động theo phương thức bền vững
  23. 41 và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho tiêu dùng. SALM bao gồm ba hướng chính : Thiết kế môi trường của trang trại Các phương thức thực hành tại trang trại Sù an toµn cho s¶n phÈm trang tr¹i Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu? Theo 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá và trong đó 17 loại ghi chép phải được duy trì. Những thông tin thường trực tại các trang trai được chứng nhận SALM bao gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất lượng của nước tưới, việc làm đất bao gồm cả khử trùng đất, quá trình bón phân, kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển sản phẩm trên đồng ruộng, xử lý sau thu hoạch và đóng gói, và sử lý chất thải từ trang trại. Làm thế nào để được cấp chứng nhận ? Trước tiên nông dân phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và phải qua một đợt kiểm tra của đội thanh tra Ban thư ký phê duyệt báo cáo của đội thanh tra là cơ sở để kiểm tra trang trại lần thứ hai để chuẩn bị một báo cáo kỹ thuật trình lên đê ủy ban công nhận. Nếu được chấp nhận, trang trại sẽ được cấp chứng nhận GAP và được phép dán lô-gô SALM. Sau đó trang trại phải chịu sự kiểm tra về phương thức thực hành và tiếp theo là phân tích dư lượng của sản phẩm và nguồn nước. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Những trang trại đã được đăng ký sẽ được ưu tiên ở thị trường địa phương bởi vì nó có đủ tiêu chuẩn là nơi ưu tiên cung cấp và tạo ra một sự khác biệt. Tuy vậy không có khoản phí gia tăng nào với các sản phẩm từ trang trại được chứng nhận. Những trang trại được chứng nhận SALM sẽ được phép sử dụng lô-gô “sản phẩm tốt nhất
  24. 42 của Malaysia”, một nhãn hiệu do Chính quyền liên bang về tiếp thị nông sản (FAMA) quản lý. Về xuất khẩu, thông qua một thỏa thuận song phương với Singapore, những lô hàng này sẽ được đối xử ưu đãi. Tuy nhiên, hệ thống này đều do Cục Nông nghiệp quản lý, thanh tra và chứng nhận cho nên nó còn thiếu tính minh bạch. Hệ thống SALM cũng không nhận được sự công nhận tương đương của các nước khác hay các tiêu chuẩn tư nhân, nhưng đã quy chuẩn với GLOBALGAP bắt đầu từ tháng 9 năm 2007và nó sẽ làm thay đổi tình thế Th«ng tin vÒ Malaysia –SALM: - Côc N«ng nghiÖp Malaysia: www.doa.gov.my/main.php HÖ thèng SALM, Malaysia: www.doa.gov.my/main.php?Content=contentdetails&ContentI D=12&CurLocation=0&Page=1 4.1.2.4. Q-GAP Th¸i Lan vµ chøng nhËn ThaiGAP Nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, Chính phủ Thái lan đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng, giới thiệu và thực hiện chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm “Q”. Hệ thống “Q” được xây dựng để chứng nhận các bước của quá trình sản xuất thực phẩm an toàn bằng việc sử dụng lô gô “Q” cho tất cả nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy sản). Cục Nông nghiệp cấp các loại chứng nhận bao gồm Q GAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng. Một hệ thống quản lý chất lượng: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho sản xuất tại trang trại đã được xây dựng dựa trên việc cải tiến các tiêu chuẩn quốc tế với 3 mức chứng nhận. Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức 2 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an
  25. 43 toàn và không có dịch hại và mức 3 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn. Nh÷ng yªu cÇu chÝnh lµ g× ? Tiêu chuẩn xác định rõ 8 điểm kiểm tra, những yêu cầu đặt ra và cách thức tiến hành. Các điểm kiểm tra này gồm: nguồn nước, địa điểm nuôi trồng, sử dụng các hoá chất nguy hiểm trong nông nghiệp, kho chứa sản phẩm và vận chuyển trên đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâu bệnh, quản lý chất lượng nông sản trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Từ điểm 1 – 5 là chứng nhận mức 1; từ 1 – 6 là chứng nhận mức 2 và cả 8 điểm là chứng nhận mức 3. Làm thế nào để được chứng nhận ? Hệ thống chứng nhận là tự nguyện và do chính phủ quản lý. Văn phòng Quốc gia về Nông sản và Tiêu chuẩn Thực phẩm (ACFS) là cơ quan chính thức công nhận và Cục Nông nghiệp là cơ quan thực thi chức năng và cấp chứng nhận. Nông dân nộp đơn và các tài tiệu có liên quan cho văn phòng địa phương của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp (OARD), cơ quan này tiến hành kiểm tra. Nông dân sẽ được thông báo về kết quả kiểm tra và có một vài ngày để biết kết quả cụ thể các hoạt động điều chỉnh sẽ được tiến hành. Bản kiểm tra GAP sau đó được gửi đến ban lãnh đạo của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp ở địa phương xem xét trình bày với tiểu ban cấp chứng nhận GAP. Tiểu ban này biên soạn và trình lên ủy ban quản lý an toàn thực phẩm để sau đó ủy ban này cấp chứng nhận. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Hiện tại, chứng nhận Q GAP không tính đên bất kỳ khoản phí nào. Hệ thống được thanh tra và chứng nhận bởi Cục Nông nghiệp.
  26. 44 Hệ thống này và giấy chứng nhận của nó chưa được quy chuẩn hóa quốc tế. Để xây dựng được tiêu chuẩn đạt chuẩn hóa quốc tế, Phòng Thương Mại hợp tác với với Chính phủ Thái Lan bắt đầu phát triển ThaiGAP. Tại thời điểm xuất bản cuốn sách hướng dẫn này, sự cộng tác giữa các bên liên quan của Thái Lan và GLOBALGAP mới chỉ bắt đầu cho việc xây dựng ThaiGAP. Theo kế hoạch đã định là ThaiGAP có thể đạt được quy chuẩn với GLOBALGAP vào cuối năm 2008. Th«ng tin vÒ Q – GAP vµ ThaiGAP cña Th¸i Lan Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã của Thái Lan: www.acfs.go.th www.doa.go.th/en/ Hướng dẫn kiểm tra để cấp chứng nhận: www.aphnet.org/workshop/SPS%20matters/Thailand/ thai%20gap.pdf Phòng Thương mại Thái Lan, Băng Cốc www.thaiechamber.com Tel: + 66 2622 1860 4.1.2.5. NhËt B¶n – chøng nhËn JGAP Sáng kiến nông nghiệp tốt của Nhật Bản (JGAI) do một nhóm các nhà sản xuất của thành lập vào tháng 4 năm 2005, để thiết lập một hệ thống đảm bảo an toàn cho các sản phẩm nông sản bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn chung về thực hành nông nghiệp tốt tại Nhật Bản – JGAP. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản thông báo đến tháng 6- 2006, JGAP đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia, điều này có nghĩa là nhiều nhà bán lẻ tư nhân và hệ thống GAP của Bộ Nông nghiệp sẽ cùng chung một tiêu chuẩn. Nó quyết định việc quy chuẩn JGAP
  27. 45 với GLOBALGAP nhằm tăng cường sự công nhận của các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế. Việc quy chuẩn với GLOBALGAP đã hoàn thành vào tháng 8 năm 2007. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu lµ g× ? Hệ thống JGAP được chia ra làm bốn phần: An toµn thùc phÈm, bao gåm ®iÓm kiÓm so¸t vÒ ph©n bãn, h¹t gièng, mua b¸n s¶n phÈm. Xem xét về môi trường bao gồm: nước, đất, năng lượng và địa điểm liền kề. Phúc lợi và an toàn của người lao động bao gồm mức lương tối thiểu và đào tạo. Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm sự lưu trữ sổ sách và truy xuất nguồn gốc. Làm thế nào để được chứng nhận? JGAP do một ủy ban điều hành quản lý, uỷ ban có quyền cao nhất trong định hướng chính sách của JGAP. ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn và các quy định chung và một Hội đồng với đại diện rộng rãi của các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ. Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh JGAP mang đến cơ hội cho nông dân Nhật Bản bởi nó phản ánh đặc điểm riêng biệt của nề nông nghiệp Nhật Bản, về quy mô của trang trại, các vấn đề pháp lý và môi trường, thể chế và ngôn ngữ. Những thách thức đối với JGAP là việc thực hiện GAP trong số nông dân sản xuất nhỏ với chi phí thấp, tổ chức nông dân và hài hòa tất cả hệ thống GAP riêng rẽ của các nhà bán lẻ. JGAP đã được quy chuẩn với GLOBALGAP với một danh mục kiểm tra chấp thuận (AMCL) trong việc quy chuẩn, mà chỉ ở đó các
  28. 46 điểm kiểm tra giới hạn được quy chuẩn. Lô gô JGAP tồn tại nhưng chỉ được sử dụng trong hoạt động giữa các nhà kinh doanh và không tại điểm cuối trong bán hàng. Th«ng tin vÒ JGAP ë NhËt B¶n JGAP: www.jgai.jp/ 4.1.2.6. Thùc phÈm xanh cña Trung Quèc vµ chøng nhËn ChinaGAP Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập hệ thống chứng nhận nhà nước về nông sản và thực phẩm trong chuỗi sản xuất và đã xây dựng 2 chương trình GAP để đưa vào chứng nhận trong trang trại. Hai chương trình GAP này nhằm mục đích khích lệ sản xuất nông nghiệp, giảm bớt rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, điều phối các thành phần khác nhau trong chuỗi cung cấp nông sản và khích lệ sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt quốc tế và hoạt động chứng nhận có liên quan. Bộ Nông nghiệp đã xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm xanh để xây dựng thực hành nông nghiệp tốt cho thị trường nội địa Trung Quốc, trong khi đó Chính phủ Trung Quốc và GLOBALGAP đã kết hợp để xây dựng ChinaGAP nhằm cung cấp cho thị trường quốc tế. Một bản ghi nhớ đã được ký với GLOBAL- GAP vào tháng 4 năm 2006 để đề xướng thủ tục quy chuẩn chính thức. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu lµ g×? Chứng nhận ChinaGAP có 2 mức tiếp cận. Giấy chứng nhận hạng hai chỉ cần nông dân tuân theo một số điều bắt buộc chủ yếu trên cơ sở của GLOBALGAP, trong khi đó giấy chứng nhận hạng nhất yêu cầu phải tuân thủ toàn bộ những quy định bắt buộc chủ yếu và thứ yếu. Chứng nhận ChinaGAP hạng nhất dự định sẽ tương đương với chứng nhận của GLOBALGAP.
  29. 47 Làm thế nào để được cấp chứng nhận ? Các quy định của Trung Quốc về chứng nhận và công nhận được ban hành tháng 11 năm 2003, Hội đồng nhà nước đã ủy quyền cho Cơ quan Quản lý Cấp chứng nhận và Công nhận (CNCA) để quản lý, thực thi và uỷ quyền trong việc chứng nhận và đào tạo thanh tra viên, cơ quan xét nghiệm và kiểm toán. CNCA đã ban hành các nguyên lý, quy tắc và tài liệu tập huấn về ChinaGAP và bắt đầu thí điểm hoạt động chứng nhận và công nhận ở 18 tỉnh của Trung Quốc tính đến giữa năm 2007. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh ChinaGAP là một cơ hội cho nông dân Trung Quốc nâng cao chất lượng và an toàn trong sản xuất nông nghiệp của họ. Do yêu cầu đối với chứng nhận hạng nhất là rất cao và chỉ một số ít nông dân Trung Quốc có thể đạt được chứng nhận này. Vào thời điểm xuất bản cuốn sách hướng dẫn này có 217 doanh nghiệp đang hoạt động Một vườn cà phê cũng có thể theo tiêu chuẩn ChinaGAP và yêu cầu chứng nhận môi trường, 116 doanh nghiệp đã được cấp xã hội và thực phẩm an toàn chứng nhận. Quy chuẩn với GLOBALGAP cũng sẽ có hiệu lực trong thời gian sắp tới. Th«ng tin vÒ thùc phÈm xanh vµ ChinaGAP: Trung t©m Ph¸t triÓn Thùc phÈm Xanh, Bé N«ng nghiÖp: www.greenfood.org.cn C¬ quan Qu¶n lý cÊp chøng nhËn vµ c«ng nhËn (CNCA): www.cnca.gov.cn
  30. 48 4.1.2.7. Ên §é - IndiaGAP Tính đến thời gian xuất bản cuốn sách này Cơ quan Phát triển nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Ấn Độ đã khởi xướng xây dựng tiêu chuẩn IndiaGAP. Một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn này là đạt được công nhận quy chuẩn với GLOBALGAP để mở ra thị trường Châu Âu cho các nhà sản xuất nông sản Ấn Độ. Th«ng tin vÒ IndiaGAP: C¬ quan Ph¸t triÓn N«ng s¶n vµ Thùc phÈm xuÊt khÈu, New Delhi Email: headq@apeda.com Tel. +91 11 2651 3204 4.2. Chøng nhËn thùc hµnh chÕ biÕn tèt 4.2.1. Chøng nhËn Tiªu chuÈn Thùc phÈm Quèc tÕ (IFS) Năm 2002 các nhà bán lẻ Đức đã xây dựng một tiêu chuẩn chung gọi là Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tê (IFS) cho các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Năm 2003 các nhà bán lẻ (và cả bán buôn) thực phẩm của Pháp đã tham gia nhóm hành động IFS và đã đóng góp cho việc xây dựng những văn bản quy phạm hiện hành. Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế đã được thiết kế như một công cụ đồng nhất nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm chất lượng của nhà sản xuất thực phẩm có thương hiệu bán lẻ. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các công đoạn và chế biến thực phẩm tiếp theo sau quá trình trồng trọt. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu lµ g×? Chương trình Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) cho phép 2 mức chứng nhận: Mức “cơ sở” được coi là yêu cầu tối thiểu đối với công nghiệp thực phẩm quốc tế. Mức “cao hơn” được coi như một tiêu chuẩn cao cấp đối với công nghiệp thực phẩm quốc tế.
  31. 49 “đặc điểm của mức cơ sở” bao gồm 230 mục, trong khi đó “đặc điểm mức cao cấp” gồm thêm 60 hạng mục nữa. Hơn nữa, 46 khuyến nghị được đưa vào hệ thống để cho các công ty muốn thể hiện khả năng “thực hành tốt nhất” trong lĩnh vức đó. Mỗi đặc điểm của tiêu chuẩn, một số điểm cụ thể được quy định tùy theo độ tuân thủ và mức độ của từng đặc điểm. Giấy chứng nhận (ở mức cơ sở hay cao cấp) được cấp phụ thuộc vào số điểm đạt được. Làm thế nào để được chứng nhận? Chứng nhận IFS là địa điểm riêng nghĩa là phạm vi kiểm tra bị hạn chế do địa điểm nơi mà việc kiểm tra được tiến hành, nhưng tất cả các loại sản phẩm sản xuất tại địa điểm này đều phải được xem xét. Thời gian đánh giá lại là mỗi năm một lần. Đối với “mức cao cấp” chứng nhận đã xác định 2 lần, và không liên quan đến sản phẩm mùa vụ, thời gian đánh giá lại sẽ được giảm xuống là 18 tháng. Chi phí cho chứng nhận rất khác nhau do từng cơ quan cấp, nhưng bình quân khoảng 2000 đô la Mỹ cho 1,5 ngày thanh tra trên đồng ruộng. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc Hầu hết các nhà bán lẻ ở Đức, Pháp và một số nước Châu Âu khác đều yêu cầu chứng nhận IFS. Hiện nay, các nhà bán lẻ yêu cầu chứng nhận IFS chỉ với các nhà cung cấp các sản phẩm thực phẩm tư nhân. Số lượng các nhà cung cấp được chứng nhận IFS ở Châu á vẫn còn rất ít nhưng từ khi việc sử dụng tiêu chuẩn Châu Âu tăng lên và số lượng các cơ quan cấp chứng nhận công nhận IFS ở Châu á tăng lên, nó đã tạo ra những cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu ở đây tăng cường sức cạnh tranh của họ ở thị trường Châu Âu bằng các chứng nhận của hệ thống chứng nhận IFS. Th«ng tin vÒ IFS: IFS: www.food-care.info Email: info@food-care.info §iÖn tho¹i: +49 (0) 30 726 250 74
  32. 50 4.2.2. Quy tắc an toàn chất lượng thực phẩm (SQF) Quy tắc an toàn chất lượng thực phẩm được Cục Nông nghiệp bang Western của úc xây dựng vào năm 1996. Năm 2003 quyền sở hữu trên toàn cầu của các tiêu chuẩn này được chuyển giao cho Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) của Hoa Kỳ và hiện nay quy tắc SQF đang được Viện SQF trược thuộc FMI quản lý. Nh÷ng yªu cÇu chñ yÕu lµ g×? Chương trình SQF là quy trình quản tổng hợp tự nguyện về chất lượng và an toàn thực phẩm, quy trình được thiết kế cho ngành công nghiệp thực phẩm áp dụng đối với tất cả các khâu nối trong chuỗi cung cấp thực phẩm. Quy tắc dựa trên Hướng dẫn HACCP của Codex. Hai chương trình chứng nhận đã được thiết lập dành cho hai nhà cung cấp thực phẩm khác nhau: SQF 1000: dành cho những nhà sản xuất ban đầu và những vấn đề liên quan (sản xuất trước cổng trang trại, thu hoạch và những chuẩn bị cho sản phẩm ban đầu). SQF 2000: dành cho công nghiệp thực phẩm và những vấn đề liên quan (thành phần và nguyên liệu thô, thực phẩm được chế biến, thức uống và dịch vụ). Mỗi chương trình cho phép 3 mức độ chứng nhận: Mức 1 (An toàn thực phẩm cơ bản): chứng nhận này đảm bảo rằng công ty thực hiện các chương trình tiên quyết (Thực hành chế biến hoặc nông nghiệp tốt), và những kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản. Mức 2 (kế hoạch an toàn thực phẩm áp dụng HACCP): chứng nhận này đảm bảo rằng công ty đã thực hiện chương trình tiên quyết và kế hoạch an toàn thực phẩm theo phương pháp HACCP. Mức 3 (phát triển hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm toàn diện): chứng nhận này đảm bảo rằng công ty đã thực hiện chương trình tiên quyết và kế hoạch an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở nguyên lý HACCP và ngăn ngừa sự cố làm giảm chất lượng.
  33. 51 Để thực hiện mức 2, nhà sản xuất phải tuân thủ mức 1 cộng với những yêu cầu bổ sung. Cũng tương tự như vậy, để thực hiện mức 3, nhà sản xuất phải tuân thủ theo đúng mức 2 cộng với những yêu cầu bổ sung. ở mỗi một mức tuân thủ đúng những điều khoản là nghĩa vụ không có bất kỳ ngoại lệ nào. Làm thế nào để được chứng nhận? Chỉ những thanh tra viên SQF làm việc cho các cơ quan chứng nhận đã được cấp phép và chỉ định mới có thể chứng nhận quy tắc SQF. Một khi mức 1 đã đạt được, nhà cung cấp sẽ được đưa lên vị trí đăng ký SQF đã có sẵn trên trang web SQF. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chÝnh Chứng nhận SQF mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị cho các nhà cung cấp. Bằng việc tuân thủ một tiêu chuẩn tự nguyện được quốc tế công nhận, SQF đã làm giảm được nhu cầu thanh tra nhiều lần cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cho phép nhà cung cấp chuyển các nguồn lực từ việc tuân thủ thanh tra nhiều lần đối với một loạt hệ thống chứng nhận. SQF là một hệ thống giữa các nhà kinh doanh, chủ yếu được xây dựng cho các nhà sản xuất ban đầu bán cho các nhà chế biến thực phẩm, do đó không có nhãn sản phẩm. Th«ng tin thªm vÒ SQF Viện An toàn chất lượng thực phẩm: www.sqfi.com Điện thoại: +1 202 220 0635 Đơn vị cấp chứng nhận SQF khu vực Châu á Thái Bình Dương: Công ty Dịch vụ chứng nhận toàn cầu Silliker www.silliker.com/australia/home/php Điện thoại: +61 (0)3 8878 3204 Fax: +61 (0)3 8878 3210
  34. 52 4.2.3. Tiªu chuÈn cña HiÖp héi B¸n lÎ Anh Quèc (BRC) Tiêu chuẩn của Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc là tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện tư nhân do Hiệp hôi Bán lẻ Anh quốc (BRC) xây dựng. Tiêu chuẩn được lập ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giúp cho những nhà bán lẻ ở Anh tuân thủ luật An toàn thực phẩm của Vương quốc Anh. Do đó, tiêu chuẩn BRC được xem như là một công cụ giúp cho các nhà bán lẻ có cơ sở để kiểm định sản phẩm từ các nhà cung cấp sản phẩm cho họ. Việc sử dụng những tiêu chuẩn này yêu cầu chấp nhận và thực thi các nguyên tắc HACCP, thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và dẫn chứng bằng tài liệu cũng như việc kiểm soát môi trường làm việc, sản phẩm, quá trình chế biến và con người. Nó có thể được áp dụng cho bất kỳ một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm nào. Việc áp dụng tiêu chuẩn BRC yêu cầu phải do bên thứ ba chứng nhận. Những sản phẩm đã chứng nhận được phân biệt trên thị trường bởi chúng mang lôgô BRC. Th«ng tin thªm vÒ BRC Tiªu chuÈn BRC: www.brc.org.uk/standards 4.2.4. ISO 22000 Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng để thuận tiện cho việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó liên kết với các nguyên lý HACCP cũng như các biện pháp truy xuất. ISO 22000 đã được soạn thảo bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) cùng với Liên minh Công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống của Cộng đồng Châu Âu (CIAA), Hiệp hội các Nhà hàng và Khách sạn Quốc tế (IH&RA), Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) và Tổ chức An toàn thực phẩm thế giới (WFSO). Với lý do đó, ISO 22000 hài hòa các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc
  35. 53 gia trên khắp thế giới trên nền tảng phi chính phủ và tự nguyện. Bất kỳ bên liên quan nào trong chuỗi thực phẩm (nhà trồng trọt, nhà chăn nuôi, nhà sản xuất thực phẩm, nhà chế biến, nhà bán buôn, nhà bán lẻ) đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này. ISO 22000 có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với hệ thống quản lý các tiêu chuẩn khác. Lô-gô của ISO này không được sử dụng trên sản phẩm. Th«ng tin thªm vÒ tiªu chuÈn ISO 22000 Tæ chøc Tiªu chuÈn Quèc tÕ: www.iso.org 4.2.5. C¸c c¬ quan chøng nhËn vµ tæ chøc hç trî cho GAP vµ GMP ë Ch©u ¸ www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html
  36. 54 5. CHøNG NHËN CHÊT L¦îNG THùC PHÈM §ÆC TR¦NG Gần đây, một số các chương trình chứng nhận tự nguyện tư nhân đã hình thành chú trọng vào các đặc tính riêng biệt của thực phẩm mà không trực tiếp liên quan đến thuộc tính hoá học, lý học hay sinh học của chúng. Thay vào đó, các chương trình này tập trung vào đặc điểm địa lý hoặc văn hóa. Phần này sẽ giới thiệu 2 hệ thống đó: Các chỉ đẫn địa lý và Halal. 5.1. Các chỉ dẫn địa lý (GI) Một chỉ dẫn địa lý (GI) là một tiêu chuẩn tư nhân tự nguyện đã được nhóm các nhà sản xuất hoặc chính quyền địa phương đăng ký thông qua cơ quan quản lý quốc gia về sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý là một dấu ấn về chất lượng giúp cho việc khuếch trương bí quyết, truyền thống, đa dạng của chất lượng đối với những sản phẩm thô và chế biến. Chỉ dẫn địa lý phân biệt các sản phẩm có đặc tính chất lượng riêng biệt nổi bật mà thực chất là thuộc tính nguồn gốc xuất xứ của nó, vì sản phẩm được sản xuất từ một vùng địa lý xác định. Thông thường những đặc tính này đã được người tiêu dùng địa phương, quốc gia hay thậm chí quốc tế công nhận từ trước. Chỉ dẫn địa lý bảo vệ hợp pháp cho tên sản phẩm gắn liền với các yếu tố địa lý và ngăn cản việc sử dụng bất hợp pháp những chỉ dẫn địa lý ghi trên nhãn của các sản phẩm từ những vùng khác. Do vậy nó được xem như một biện pháp quảng bá thích hợp cho thương mại khu vực và quốc tế của những sản phẩm mang đặc tính địa phương. Những ví dụ về chỉ dẫn địa lý đang hiện diện tại ASEAN như: Thanh long - Bình Thuận, nước mắm Phú Quốc của Việt Nam; Cà phê Doi-Tung của Thái lan; Trà Long-đình của Trung quốc. Rất nhiều nước Châu á đã có những nông sản và thực phẩm được hưởng lợi từ việc bảo hộ và quảng bá của chứng nhận đặc trưng địa lý, ví dụ như Trà Dac-gi-linh ở ấn độ, Cà phê Ba-li của Indonesia. Để đăng ký một chỉ dẫn địa lý (GI) mới, người sản xuất phải nộp đơn cho cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ của nước họ. Nội dung đơn phải nói rõ tên của sản phẩm liên quan đến các yếu tố địa lý,
  37. 55 tên gọi đó nhất thiết phải đã được dùng phổ biến hiện tại hoặc liên quan đến lịch sử. Người sản xuất cũng phải chứng minh quan hệ nhân quả giữa đặc tính của sản phẩm và đặc điểm địa lý của địa phương hoặc những kiến thức truyền thống của vùng sản xuất. Trên cơ sở đó, họ xác định rõ nguyên lý của các quá trình thực hành sản xuất và chế biến mà họ phải cam kết tuân thủ theo. Điều này có ý nghĩa để mô tả đặc trưng độc nhất của sản phẩm mà nó cho phép những người sản xuất địa phương kết hợp sản phẩm của họ với tên gọi địa lý. Cuối cùng, một cơ quan (bên thứ ba) thay mặt chính phủ phải kiểm tra, chứng nhận chất lượng của quá trình sản xuất và chế biến, đó là nơi bảo đảm cuối cùng của chất lượng sản phẩm. Khi đã được đăng ký, các nhà sản xuất và chế biến đóng trên vùng địa lý đó và ai đáp ứng được các nguyên lý thực hành thì có thể sử dung nhãn đặc trưng địa lý đã được người khởi đầu tạo nên và được chính phủ bảo hộ. Thông tin về đặc trưng địa lý ở khu vực Châu á: www.ecap-project.org/activitiesevents/at_regional_level/ eu_asean_seminar_on_the_protection_and_promotion_ of_geographical_indications_gis.html Thông tin chứng nhận đặc trưng địa lý ở Châu Âu: www.ec.europa.eu/agriculture/foodqual/quali1_en.htm Các tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan chứng nhận ở Châu á: www.fao.org/es/esc/en/15/262/highlight_270.html
  38. 56 5.2. Chøng nhËn Halal Halal trong tiếng A-rập có nghĩa là được phép. Nó chỉ dẫn những đồ vật hoặc hành động được Đạo Hồi cho phép. Khi liên hệ đến thực phẩm, nó thường được dùng để diễn tả các thứ mà Hồi giáo cho phép ăn, uống hoặc sử dụng. Ngược lại với Halal là Haram, tiếng A-rập có nghĩa là không được phép, thiêng liêng hoặc cấm kỵ. Đối với người sản xuất và thương mại, điều này đưa đến một sự đảm bảo rằng tất cả những yếu tố đầu vào, dụng cụ, máy móc, và lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối trong chuỗi cung cấp sản phẩm phải tránh bất cứ thứ gì được coi là cấm kỵ. Quy trình này bao trùm cả thực phẩm cung như các sản phẩm không phải là thực phẩm như thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm. Chứng nhận Halal đang trở nên ngày càng quan trọng đối với thị trường nông sản Châu á bởi vì giá trị thương mại thực phẩm của thế giới Halal ước tính khoảng 150 tỷ đô la Mỹ. Đối với rất nhiều người Hồi giáo việc ra nước ngoài hoặc sống trong nước phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, lô-gô Halal đã trở nên một dấu hiệu tin tưởng về chất lượng trong việc mua thực phẩm được chứng nhận là được phép theo luật của Đạo Hồi. Dấu hiệu thị trường đã chứng tỏ rằng việc bán hàng tăng lên ở các đại lý phân phối và các tiệm ăn mà ở đó được chứng nhận Halal. Như vậy lô-gô Halal có thể được các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm sử dụng như một phương tiện tiếp thị đến những người tiêu dùng Hồi giáo. Các yêu cầu về Halal rất khác nhau tùy theo từng nước, tuy nhiên chứng nhận Halal của Malaysia đang trở thành quy chuẩn quốc tế cho hàng hóa của Đạo hồi. “Chứng nhận Halal” được trung tâm Hồi giáo công nhận thúc đẩy việc thanh kiểm tra, cấp chứng nhận và hướng đãn của thanh tra viên. Phí chứng nhận được thỏa thuận với hội đồng chứng nhận, thường là một trung tâm đã được phê chuẩn của Đạo hồi , trung tâm đó có lô-gô đã được đăng ký cho nhãn mác sản phẩm. Quá trình chứng nhận xác nhận rằng hàng nông sản là Halal, phù hợp với người tiêu dùng là tín đồ Hồi Giáo, có
  39. 57 nguồn gốc từ cơ sở sản xuất và chế biến đã được chứng nhận. Sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan “Chứng nhận Halal” trên thế giới và những vấn đề liên quan đến việc thi hành đang là thách thức mà các bên tham gia phải đối mặt. Th«ng tin thªm vÒ nh÷ng yªu cÇu chøng nhËn Halal www.gov.my/MYGOV/BI/Directory/Business/BusinessBy Industry/AgriculturendAgroBasedIndustry/HalalCertification/
  40. 58 6. CHøNG NHËN CñA HμNG THñY S¶N ë CH¢U ¸ Các sản phẩm cá từ việc đánh bắt và nuôi trồng là mặt hàng được buôn bán trên khắp thế giới. Khoảng 38% sản lượng cá trên thế giới tham gia xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Ước tính có gần một nửa các sản phẩm cá hiện nay được sản xuất từ nghề nuôi trồng thủy sản và ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại các sản phẩm từ cá. Khu vực Châu á – Thái Bình Dương sản xuất trên 80% sản lượng thủy sản và vì vậy cũng là một vùng trọng điểm trong việc kinh doanh các loại sản phẩm này. Ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều điểm chung với ngành trồng trọt và chăn nuôi (nhưng khác với đánh bắt hải sản) và chính vì vậy nuôi trông thủy sản phải đối mặt với nhiều thách thức giống như với các sản phẩm nông nghiệp khác về việc kiểm soát chất lượng và thâm nhập các thị trường xuất khẩu. Những yêu cầu ngày một nghiêm ngặt từ các nhà bán lẻ và người tiêu dùng liên quan đến an toàn của thủy sản có thể phát sinh từ thực tiễn sản xuất đang thúc đẩy ngành này phải chú ý tới cơ chế đảm bảo cho người tiêu dùng và khách hàng. Những vấn đề về môi trường và xã hội ở một số hệ thống sản xuất thủy sản, không liên quan đến an toàn thực phẩm, cũng đã tạo mối quan tâm của cộng đồng dẫn tới việc một số người mua yêu cầu đảm bảo chắc chắn hơn về trách nhiệm sản xuất. Điều này dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về yêu cầu chứng nhận đối với một số hàng thủy sản gần đây, một xu hướng được coi là chắc chắn tăng lên. Với hầu hết các nước châu á đang tỏ ra chú ý hơn về an toàn thực phẩm, đang có sự gia tăng nhanh chóng các hệ thống chứng nhận sản phẩm, hướng dẫn “thực hành nuôi trồng thủy sản tốt”, quy tắc quản lý, và các cơ chế hay hệ thống khác dự định cung cấp cơ sở cho việc sản xuất hải sản an toàn và bền vững. Sự gia tăng nhanh chóng này có thể phản tác dụng bởi có thể khiến người mua hoặc người tiêu dùng lẫn lộn và công chúng hiểu nhầm về những gì thực sự đang được đảm bảo bởi các hệ thống chứng nhận khác nhau. Việc thiếu sự hài hòa hoặc quy chuẩn giữa các tiêu chuẩn và các hệ thống cũng ngăn cản sự so sánh thích hợp giữa các hệ thống khác nhau, điều đó phát sinh những vấn đề thiếu hụt trong công nhận đối
  41. 59 với các sản phẩm được chứng nhận. Chứng nhận của hàng thủy sản vẫn đang ở trong giai đoạn tương đối sớm. Tại thời điểm phát hành cuốn sách này, đáp ứng yêu cầu của ủy ban Nghề cá: Tiểu ban Nuôi trồng thủy sản (COFI/AQ), FAO và Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản ở Châu á – Thái Bình Dương (NACA) đã đề xuất quy trình xây dựng các hướng dẫn về chứng nhận nuôi trồng thủy sản giúp cho các hệ thống chứng nhận minh chứng một mức độ chấp nhận được và đảm bảo rằng chứng nhận nuôi trồng thủy sản được được tiến hành là đáng tin cậy. Những hướng dẫn này cũng đảm bảo rằng tất cả các nhà sản xuất thủy sản của các nước phát triển và đang phát triển, hoạt động ở quy mô lớn và nhỏ đều có thể hưởng lợi như nhau từ những cơ hội có được bởi việc chứng nhận nuôi trồng thủy sản và không gây những bất lợi không chính đáng tới các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Thông tin thêm về các hướng dẫn này Đề nghị liên hệ với Thư ký kỹ thuật của Tiểu ban nuôi trồng thủy sản của FAO (COFI/AQ) hoặc xem trang Web: www.fao.org/fi/website/FIRetrieveAction.do?dom= org&xml=FI_org.xml&xp_nav=3.2
  42. 60 GHI CHÚ
  43. Đối với nhiều nhà sản xuất, thị trường cho hàng nông sản được cấp giấy chứng nhận rất phức tạp, các lợi thế và yêu cầu liên quan tới nhiều chương trình chứng nhận không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hơn nữa, các nhà sản xuất thường không hay biết sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn bắt buộc hay tự nguyện áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, cuốn sách này được biên tậpnhằm làm rõ hơn về chứng nhận tự nguyện. Sau khi xem nội dung cuốn sách, người đọc sẽ hiểu hơn về các hệ thống chính chứng nhận tư nhân tự nguyện, tầm quan trọng của các hệ thống này, sự khác nhau giữa các chương trình cũng như các lợi thế và hạn chế của chúng. Cuốn sách này cung cấp thông tin chủ yếu là về những quy định nhập khẩu chính ở Mỹ, Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Liên hệ : Văn phòng Đại diện FAO tại Việt Nam Số 3 phố Nguyễn Gia Thiều Hà nội Việt Nam Điện thoại : (84) 4 9424208 Fax: (84) 4 9423257 Email : FAO-VN@fao.org