Giáo trình Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần - Dương Thị Thu Hương

pdf 12 trang huongle 1910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần - Dương Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_yeu_to_tac_dong_den_muc_do_hai_long_ve_doi_so.pdf

Nội dung text: Giáo trình Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần - Dương Thị Thu Hương

  1. Xã hội học số 4(120), 2012 64 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN DƢƠNG THỊ THU HƢƠNG 1. Giới thiệu Trong nhiều nghiên cứu về chất lƣợng sống, hạnh phúc hay sự hài lòng của con ngƣời về cuộc sống, bên cạnh các yếu tố thuộc về đời sống vật chất nhƣ hài lòng về thu nhập, tài sản, nghề nghiệp thì cũng có không ít các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về đời sống tinh thần. Khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định và đời sống vật chất không còn quá khó khăn thì đời sống tinh thần trở thành một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá chất lƣợng sống của một cộng đồng dân cƣ, một thành phố hay một quốc gia. Đời sống tinh thần có thể đánh giá ở 2 khía cạnh: thứ nhất là đánh giá mức độ phát triển và đáp ứng của dịch vụ và khả năng chi tiêu thực tế của ngƣời dân cho vấn đề chăm đời sống tinh thần. Khía cạnh thứ hai là thực tế đánh giá, cảm nhận chủ quan của ngƣời dân về mức độ hài lòng nhƣ thế nào đối với đời sống tinh thần của bản thân trong điều kiện họ đang đƣợc hƣởng. Có thể ở khía cạnh thứ nhất, Việt Nam còn thua kém rất nhiều các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên ngƣời Việt Nam luôn đƣợc đánh giá là có tinh thần lạc quan cao về mọi khía cạnh của cuộc sống. Với sự tự đánh giá một cách lạc quan về các khía cạnh của cuộc sống, năm 2010, Việt Nam đƣợc xếp thuộc vào nhóm 10 nƣớc đứng đầu lạc quan nhất thế giới (Dân trí, 2011) do tổ chức nghiên cứu dƣ luận và xã hội của Pháp (BVA) thực hiện. Tại Việt Nam, trƣớc đây chƣa có một cuộc điều tra quy mô lớn nào về sự hài lòng của ngƣời dân về cuộc sống nói chung và khía cạnh đời sống tinh thần nói riêng. Phân tích kết quả dƣới đây về sự hài lòng của ngƣời Việt Nam đối với khía cạnh đời sống tinh thần sẽ góp phần mô tả bức tranh tổng thể về sự tự đánh giá của chính ngƣời Việt Nam đối với một trong những khía cạnh quan trọng của cuộc sống, đó là đời sống tinh thần. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, nghiên cứu về sự hài lòng về cuộc sống bắt đầu trở nên phổ biến hơn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Từ năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đƣa ra quan điểm về sự hài lòng về cuộc sống. Các ông cho rằng đây là khái niệm có liên quan đến quá trình tự đánh giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên quan đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn” (Johnson và Shin, 1978: 478) Nhƣ vậy, đánh giá về sự hài lòng sẽ phụ thuộc vào sự so sánh điều kiện, hoàn cảnh của một cá nhân với tiêu chuẩn tự bản thân họ đƣa ra và cho là phù hợp với bản thân họ. Quan điểm này đƣợc vận dụng vào để xem xét về mức độ hài lòng với đời sống tinh thần trong cuộc điều tra nghiên cứu này. Mức độ hài lòng này sẽ đƣợc chính ngƣời đƣợc hỏi tự cảm nhận, đƣa ra đánh giá dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn do họ tự đặt ra, chứ không dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn đƣa ra từ phía nhà nghiên cứu. Ths, Khoa Xã hội học - Học viện Báo Chí và Tuyên truyền. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  2. Xã hội học số 4(120), 2012 65 Thực tế hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống nói chung nhƣng lại không nhiều các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về đời sống tinh thần. Thông thƣờng các nghiên cứu thƣờng cố gắng hƣớng tới việc xây dựng hay vận dụng các mô hình về sự hài lòng trong cuộc sống, trong đó cố gắng tìm hiểu các biến số tác động đến sự thay đổi về mức độ hài lòng của khách thể nghiên cứu. Một trong các mô hình đƣợc sử dụng khá phổ biến là mô hình của Campbell (1976). Ông đã đƣa ra mô hình đề xuất tìm hiểu sự biến đổi của mức độ hài lòng trong cuộc sống dƣới tác động của 2 nhóm biến số. Nhóm thứ nhất là những biến số nhân khẩu học nhƣ; giới tính, tuổi, vị trí kinh tế xã hội, tình trạng hôn nhân, số năm sống tại địa bàn. Nhóm thứ hai là những biến số thuộc về sự hài lòng về những khía cạnh nổi bật của cuộc sống nhƣ: công việc, sức khỏe, cuộc sống gia đình, con cái, mối quan hệ bạn bè Nhóm biến số thứ hai này một mặt chịu tác động của nhóm biến số thứ nhất, đồng thời tác động đến biến phụ thuộc là sự hài lòng về cuộc sống nói chung. Vận dụng mô hình trên của Campbell, tác giả Yuwenying (1990) đã đi tìm hiểu sự hài lòng về cuộc sống của ngƣời Mỹ, gốc Trung Quốc. Kết quả từ cuộc nghiên cứu này cho thấy các yếu tố nhân khẩu học xã hội không có đóng góp đáng kể làm thay đổi mức độ hài lòng về cuộc sống nói chung mà sự thay đổi của nó phụ thuộc nhiều vào mức độ hài lòng về các khía cạnh cơ bản của đời sống. Tìm hiểu về sự hài lòng đối với đời sống tinh thần thực tế mới chỉ đƣợc một số các nghiên cứu đề cập đến. Các nghiên cứu có chú trọng đến xem xét yếu tố tinh thần tác động đến sự hài lòng về cuộc sống thƣờng là những nghiên cứu thực hiện với khách thể nghiên cứu là những ngƣời có vấn đề về sức khỏe hay nhóm tàn tật. Ví dụ nhƣ nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến số này đối với khách thể nghiên cứu là những bệnh nhân ung thƣ của tác giả Fabio (2010) hay nghiên cứu thực hiện đối với bệnh nhân ung thƣ vú của tác giả Walsh (2005). Những nghiên cứu khác nếu có đề cập đến khía đời sống tinh thần tác động đến sự hài lòng trong cuộc sống thƣờng nhấn mạnh khía cạnh niềm tin và đời sống tôn giáo có liên quan đến sự hài lòng về cuộc sống. Ví dụ nhƣ nghiên cứu của David (1989) tìm hiểu hồi quy đa biến các khía cạnh của đời sống tinh thần mà chủ yếu là sự gắn kết cá nhân với đời sống tôn giáo tác động đến sự tự đánh giá về mức độ hài lòng về cuộc sống. Kết quả cho thấy, mặc dù sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo mang tính cá nhân và xã hội có tác động không mạnh đến sự hài lòng trong cuộc sống nhƣng mối quan hệ này thực tế có ý nghĩa thống kê. Đúc kết từ các nghiên cứu đi trƣớc, phân tích kết quả nghiên cứu dƣới đây sẽ hƣớng tới tìm hiểu một cách toàn diện sự hài lòng về đời sống tinh thần của khách thể nghiên cứu là ngƣời Việt Nam. Nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu đơn lẻ từng yếu tố ảnh hƣởng/tác động đến sự hài lòng về sức khỏe và đời sống tinh thần, mà sẽ xây dựng mô hình đa biến lý giải sự khác biệt về mức độ hài lòng về đời sống tinh thần dƣới sự ảnh hƣởng hay tác động của nhiều biến số. 3. Mẫu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và biến số 3.1. Mẫu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng về đời sống tinh thần đƣợc rút ra từ 2400 mẫu Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  3. Xã hội học số 4(120), 2012 66 nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 4 tỉnh/thành phố lớn trên cả nƣớc: Hà Nội, Hải Dƣơng, Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nghiên cứu đƣợc tiến hành bởi nhóm nghiên cứu Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia năm 2011. Về cơ cấu mẫu đƣợc chọn tại 4 tỉnh/thành phố thuộc 2 miền Bắc và Nam nhƣ sau: 50% số phiếu đƣợc thực hiện tại miền Bắc và 50% số mẫu đƣợc thực hiện tại miền Nam. Số phiếu này đƣợc phân chia ở 4 tỉnh/thành phố với tỉ lệ nhƣ sau: hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng chiếm 33% tổng số mẫu; 2 tỉnh Bình Dƣơng và Hải Dƣơng cùng chiếm 17% cơ cấu mẫu. Tỉ lệ nam và nữ là xấp xỉ ngang nhau trong tổng số mẫu với 49.2% là nam và 50.8% là nữ. Về quy mô gia đình: số ngƣời sống chung trong một hộ gia đình bình quân toàn mẫu nghiên cứu là 4.41 ngƣời. Có 90.3% các hộ gia đình có số ngƣời cƣ trú từ 6 ngƣời trở xuống và chỉ có 9.7% các hộ gia đình có trên 7 ngƣời sống chung. Số liệu thống kê cho thấy 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lại chính là 2 thành phố có tỉ lệ những hộ gia đình đông ngƣời lớn nhất. 3.2. Mô hình nghiên cứu và biến số Bên cạnh việc phân tích tƣơng quan và so sánh giá trị trung bình, mô hình hồi quy đơn biến và đa biến sẽ lần lƣợt đƣợc xây dựng nhằm tìm hiểu ảnh hƣởng/tác động của các biến số độc lập đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của ngƣời đƣợc hỏi. Có 2 nhóm biến số độc lập sẽ đƣợc đƣa vào mô hình phân tích hồi quy đa biến. Nhóm thứ nhất bao gồm các biến số thuộc đặc điểm nhân khẩu học cá nhân nhƣ: giới tính, độ tuổi, tôn giáo, tỉnh thành, vùng miền cƣ trú, nghề nghiệp trình độ học vấn. Nhóm thứ hai bao gồm các biến số thuộc đặc điểm gia đình ngƣời đƣợc hỏi nhƣ: đặc điểm hôn nhân, quy mô gia đình (số ngƣời sống chung), kinh tế gia đình (tài sản có giá trị trong gia đình; thu nhập). Ngoài ra một số biến số khác nhƣ chính sự hài lòng về nghề nghiệp, thu nhập cũng sẽ đƣợc đƣa vào để kiểm tra sự biến đổi của mô hình. Biến số phụ thuộc là mức độ hài lòng về đời sống tinh thần. Mức độ hài lòng này đƣợc ngƣời trả lời tự đánh giá cho điểm từ 1 đến 5 với 1 điểm là hoàn toàn không đáp ứng và 5 điểm là hoàn toàn đáp ứng mong muốn. Giá trị trung bình về điểm số đánh giá mức độ hài lòng sẽ đƣợc sử dụng để so sánh tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau về các đặc điểm nhân khẩu học cá nhân và đặc điểm gia đình đến sự tự đánh giá về mức độ hài lòng đối với sức khỏe và đời sống tinh thần. 4. Kết quả nghiên cứu: Sự hài lòng về đời sống tinh thần Giá trị trung bình chung của toàn mẫu nghiên cứu về sự hài lòng đối với đời sống tinh thần là 3.94. Mặc dù sự hài lòng về đời sống tinh thần không đƣợc đánh giá cao bằng các khía cạnh nhƣ hài lòng đối với hôn nhân, gia đình và con cái, tuy nhiên nó vẫn đƣợc đánh giá cao hơn các khía cạnh nhƣ: sức khỏe, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập Biểu đồ dƣới đây cho thấy có tới 92.3% những ngƣời đƣợc hỏi cho điểm mức độ hài lòng về đời sống tinh thần từ điểm trung bình (3 điểm) trở lên. Tỉ lệ đánh giá đời sống tinh thần của họ ở dƣới mức trung bình là khá nhỏ (chiếm 7.7%). Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  4. Xã hội học số 4(120), 2012 67 Biểu đồ 1: Tần suất các mức độ hài lòng về đời sống tinh thần (%) 37.6 40 35 29 30 25.8 25 20 15 5.7 10 2 5 0 1. Hoàn 2 3 4 5. Hoàn toàn toàn đáp không đáp ứng ứng Tuy nhiên khách thể nghiên cứu thuộc những môi trƣờng sống khác nhau, với những đặc điểm nhân khẩu học xã hội và đặc điểm gia đình khác nhau rất có thể sẽ có những ảnh hƣởng không giống nhau về mức độ hài lòng đối với đời sống tinh thần. 4.1. Sự hài lòng về đời sống tinh thần: ảnh hưởng từ các yếu tố nhân khẩu học xã hội 4.1.1. Vùng, miền, tôn giáo Ở mỗi một vùng miền với đặc trƣng văn hóa khác nhau, cách thức và mức độ tham gia và hƣởng thụ đời sống tinh thần cũng khác nhau. Ở nông thôn, đời sống tinh thần thƣờng mang đậm tính chất truyền thống nhƣ việc tham gia vào lễ hội truyền thống, thƣởng thức văn hóa nghệ thuật mang tính truyền thống: cải lƣơng, chèo, hát múa dân ca Ở đô thị, đời sống tinh thần thƣờng nghiêng về thƣởng thức các giá trị nghệ thuật hiện đại nhƣ: điện ảnh, triển lãm nghệ thuật, hội họa, thậm chí là tranh trừu tƣợng, hòa nhạc, nhạc kịch Theo suy nghĩ thông thƣờng, đời sống tinh thần của ngƣời dân ở thành phố lớn thƣờng sẽ phong phú hơn so với các tỉnh thành nông thôn hay ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, số liệu từ bảng trên cho thấy thành phố Hồ Chí Minh lại là nơi ngƣời dân đánh giá mức độ hài lòng về đời sống tinh thần thấp nhất so với 3 thành phố/tỉnh còn lại và Hà Nội là nơi ngƣời dân đánh giá mức độ hài lòng về đời sống tinh thần cao nhất. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 4 tỉnh/thành phố này là không thật sự lớn, điểm trung bình về mức độ hài lòng ở mỗi thành phố đƣợc thể hiện ở biểu đồ dƣới đây: Xét theo miền Bắc và Nam thì ngƣời miền Bắc đánh giá về sự hài lòng đối với đời sống tinh thần cao hơn so với ngƣời miền Nam. Sự khác biệt này tuy không phải là quá lớn (3.85 so với 4.03) nhƣng có mang ý nghĩa về mặt thống kê. Biểu đồ 2: Điểm trung bình sự hài lòng về đời sống tinh thần theo khu vực Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  5. Xã hội học số 4(120), 2012 68 4.06 4.1 3.98 3.96 4 3.9 3.8 3.8 3.7 3.6 3.5 Thành phố Hải Dƣơng Hà Nội Bình HCM Dƣơng Không có sự khác biệt nhiều về điểm trung bình đánh giá sự hài lòng về đời sống tinh thần giữa ngƣời nông thôn và đô thị (3.93 so với 3.98), tuy nhiên tỉ lệ những ngƣời đô thị đánh giá họ hài lòng ở mức cao nhất (5 điểm) cao hơn so với ngƣời nông thôn (40.8% so với 36.5%). Các nghiên cứu về đời sống tinh thần thƣờng xem xét đến sự ảnh hƣởng của khía cạnh tôn giáo, đặc biệt nếu nhƣ nghiên cứu tiến hành ở một số nền văn hóa mà tôn giáo đƣợc xem là khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Trong mẫu điều tra, những ngƣời có theo một tôn giáo bất kỳ chiếm tỉ lệ khá cao (trên 20%) và rơi nhiều hơn vào các tỉnh/thành phố miền Nam. Hầu hết các tôn giáo đều có các quy định về nghi lễ, hoạt động định kỳ khác nhau mà những ngƣời theo các tôn giáo đó thƣờng tình nguyện tuân theo. Theo suy luận logic chủ quan ban đầu, ngƣời theo tôn giáo có thể sẽ đánh giá đời sống tinh thần của họ cao hơn ngƣời không theo một tôn giáo bất kỳ. Tuy nhiên số liệu thống kê thu đƣợc từ nghiên cứu này không minh chứng cho điều đó. Những ngƣời không theo tôn giáo trong nghiên cứu này còn đánh giá đời sống tinh thần của họ cao hơn những ngƣời theo tôn giáo, tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể và không mang ý nghĩa thống kê. 4.1.2. Giới tính, độ tuổi Ngoài thời gian làm việc, phụ nữ thƣờng đảm nhiệm và dành nhiều thời gian cho công việc gia đình hơn, do vậy thời gian dành cho các hoạt động bên ngoài có thể sẽ ít hơn so với nam giới. Thực tế số liệu điều tra từ bảng trên cho thấy nam giới đánh giá đời sống tinh thần của họ cao hơn so với nữ giới và sự khác biệt này có mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, điểm đáng lƣu ý là khoảng cách khác biệt này không phải là quá lớn. Tƣơng tự nhƣ vậy, sự khác biệt về độ tuổi trong đánh giá về mức độ hài lòng đối với đời sống tinh thần cũng không quá lớn. Trong tất cả các nhóm tuổi thì nhóm trẻ nhất (dƣới 25 tuổi) tự đánh giá về đời sống tinh thần cao hơn các nhóm nhiều tuổi hơn, nhóm từ 36 – 45 trở lên là nhóm có điểm số trung bình tự đánh giá đời sống tinh thần thấp nhất. Bảng 1: Ảnh hưởng giới tính, độ tuổi đến sự hài lòng về đời sống tinh thần Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  6. Xã hội học số 4(120), 2012 69 Mức độ hài lòng về đời sống tinh Đặc điểm nhân khẩu học xã hội thần (Mean) Giới tính Nam giới 4.02 Nữ giới 3.87 Tuổi ≤25 4.22 26 – 35 4.02 36 – 45 3.86 46 – 60 3.95 Trên 60 3.91 4.1.3. Nghề nghiệp, trình độ học vấn Biểu đồ dƣới đây cho thấy tồn tại sự khác biệt khá rõ về mức độ hài lòng về đời sống tinh thần giữa ngƣời có trình độ học vấn thấp (tiểu học trở xuống), đặc biệt là không biết đọc, biết viết và những ngƣời có trình độ học vấn cao (cao đẳng, đại học, trên đại học). Đối với những ngƣời không biết đọc biết viết hay trình độ tiểu học thì quả thật họ sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hƣởng thụ các giá trị của đời sống tinh thần. Hoặc tồn tại giả định khác về việc sẽ có một phần trong số họ quá vất vả trong đời sống mƣu sinh vật chất và không còn thời gian để dành cho đời sống tinh thần. Số liệu thu đƣợc từ cuộc điều tra cho thấy nhƣ sau: Biểu đồ 3: Điểm trung bình mức độ hài lòng về đời sống tinh thần phân theo trình độ học vấn 4.23 4.4 4.08 4.16 4.2 3.92 4 3.7 3.8 3.48 3.6 3.4 3.2 3 Không Tiểu học Trung Trung Trung Cao đẳng, biết chữ học cơ sở học phổ cấp đại học, thông trên đại học Nhƣ vậy có sự chênh lệch khá rõ về điểm trung bình sự hài lòng về đời sống tinh thần giữa những ngƣời có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất. Thực tế đây không chỉ Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  7. Xã hội học số 4(120), 2012 70 đơn thuần là sự khác biệt về trình độ học vấn mà là sự khác biệt về độ tuổi, thế hệ. Tuy nhiên, điểm cần lƣu ý là những ngƣời có trình độ học vấn rất thấp thƣờng là những ngƣời nhiều tuổi thuộc thế hệ trƣớc đây. Thực tế, tỉ lệ những ngƣời không biết chữ cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong mẫu nghiên cứu (1.8%) và những ngƣời có trình độ từ cao đẳng trở lên cũng chỉ chiếm một tỉ lệ không cao (9.1%). Bảng 2: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sự hài lòng về đời sống tinh thần Mức độ hài lòng về đời sống tinh thần Nghề nghiệp (Mean) Nông dân 3.94 Công nhân 4.00 Công chức, viên chức 4.27 Tiểu thủ công nghiệp 3.75 Buôn bán 3.91 Giáo viên 4.05 Y dƣợc 3.99 Lao động tự do 3.77 Không việc làm 3.74 Về nghề nghiệp, tƣơng tự nhƣ các khía cạnh khác của cuộc sống, điểm trung bình mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của nhóm công chức, viên chức cao nhất và cao hơn đáng kể so với các nhóm khác. Điểm đánh giá mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của nhóm giáo viên, y dƣợc cũng chỉ tƣơng đƣơng với nhóm buôn bán, nông dân và công nhân. Nhóm có sự đánh giá về mức độ hài lòng đối với đời sống tinh thần thấp nhất là nhóm không việc làm và nhóm lao động tự do. Tuy nhiên với giá trị trung bình mức độ hài lòng của 2 nhóm này lần lƣợt là 3.74 và 3.77 thì thực tế cũng không phải là quá thấp. 4.2. Sự hài lòng về đời sống tinh thần: tác động từ các yếu tố đặc điểm gia đình người được hỏi: kinh tế, hôn nhân, quy mô gia đình Bảng số liệu trên mô tả giá trị trung bình của mức độ hài lòng về đời sống tinh thần phân theo đặc điểm hôn nhân và quy mô gia đình ngƣời đƣợc hỏi. Giá trị trung bình và khoảng tin cậy cho thấy không có sự khác nhau nhiều về mức độ hài lòng về đời sống tinh thần giữa những ngƣời đang có vợ/có chồng với những ngƣời độc thân hoặc góa/ly thân/ly hôn. Hơn nữa, sự khác biệt này cũng không mang ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy không có căn cứ nào cho thấy những ngƣời đã kết hôn và hiện đang có vợ, có chồng có đời sống tinh thần cao hơn những ngƣời độc thân. Bảng 3: Ảnh hưởng của đặc điểm hôn nhân, quy mô gia đình đến sự hài lòng về đời sống tinh thần Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  8. Xã hội học số 4(120), 2012 71 Đặc điểm gia đình Mức độ hài lòng về đời sống tinh thần (Mean) Hôn nhân Chƣa kết hôn 3.79 Có vợ, chồng 3.97 Ly thân/ ly hôn/góa 3.72 Số người chung sống 1-2 ngƣời 3.81 3-4 ngƣời 3.99 5-6 ngƣời 3.92 Trên 6 ngƣời 3.94 Tƣơng tự nhƣ vậy, sự hài lòng về đời sống tinh thần của mỗi cá nhân dƣờng nhƣ cũng không chịu ảnh hƣởng bởi quy mô gia đình với số lƣợng ngƣời sống chung. Với các giá trị trung bình tƣơng đối ngang nhau ở các mô hình gia đình khác nhau và khoảng tin cậy có những điểm trùng nhau cho thấy những ngƣời sống trong gia đình quy mô nhỏ, ít ngƣời cùng cƣ trú cũng không phải là những ngƣời đánh giá về sự hài lòng về đời sống tinh thần cao hơn ở những mô hình gia đình khác. Sự hài lòng về đời sống tinh thần của mỗi cá nhân dƣờng nhƣ không phụ thuộc vào đặc điểm hôn nhân, quy mô gia đình nhƣng lại có xu hƣớng phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Mức độ hài lòng về tinh thần có xu hƣớng tăng cùng với mức độ đầy đủ hay dƣ thừa của thu nhập so với nhu cầu. Những cá nhân thuộc gia đình có thu nhập không đủ so với nhu cầu cũng chính là những ngƣời đánh giá đời sống tinh thần của họ thấp nhất so với các nhóm có mức thu nhập tốt hơn. Biểu đồ 4: Điểm trung bình mức độ hài lòng về đời sống tinh thần phân theo đặc điểm kinh tế gia đình 4.5 4.25 4.01 4 3.45 3.5 3 Dƣ thừa Vừa đủ Không đủ Điểm trung bình đánh giá mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của nhóm kinh tế Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  9. Xã hội học số 4(120), 2012 72 dƣ thừa so với nhu cầu cao hơn so với nhóm có kinh tế vừa đủ và cao hơn đáng kể so với nhóm không đủ ăn. 4.3. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến sự hài lòng về đời sống tinh thần Nhằm kiểm chứng ảnh hƣởng/tác động và ý nghĩa thống kê của từng yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học cá nhân và đặc điểm gia đình đến sự hài lòng về đời sống tinh thần, phân tích hồi quy đơn biến đã đƣợc thực hiện với từng yếu tố ảnh hƣởng/tác động. Kết quả nhƣ sau: Bảng 4: Hồi quy đơn biến từng yếu tố ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần Các yếu tố β α R R2 p Giới tính .153 3.868 .075 .006 .000 Tuổi -.002 4.038 .025 .001 .232 Miền (Nam/bắc) -.181 4.034 .089 .008 .000 Khu vực (nông thôn/đô thị) -.052 3.983 .022 .000 .277 Trình độ học vấn (cao đẳng/đại học/ 0.313 3.915 .088 .008 .000 trên đại học) Tôn giáo -.065 3.963 .030 .001 .000 Hôn nhân .218 3.753 .072 .005 .000 Số ngƣời cƣ trú tại gia đình -.001 3.950 .003 .000 .902 Đánh giá về thu nhập gia đình .534 3.5 .199 .040 .000 Tài sản có giá trị .093 3.434 .188 .035 .000 Bảng số liệu trên mô tả các chỉ số cơ bản khi phân tích hồi quy đơn biến từng yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần. Trong 10 yếu tố kể trên thì có 7 yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê. 3 yếu tố còn lại (tuổi, số ngƣời cƣ trú tại gia đình, khu vực) do p>0.05 nên không có ý nghĩa thống kê giải thích sự tác động đến sự hài lòng về đời sống tinh thần của ngƣời đƣợc hỏi. Tuy nhiên, nhìn vào trị số R2 của hầu hết các yếu tố trên cho thấy mức độ tác động/ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc không cao, ngoại trừ các yếu tố thuộc về kinh tế gia đình (thu nhập và tài sản). Khi phân tích hồi quy đa biến tất cả 10 yếu tố trên tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần, kết quả đem lại nhƣ sau: Nhƣ vậy, 10 yếu tố trên giải thích đƣợc 7.7% sự khác biệt của mức độ hài lòng đối với đời sống tinh thần. Có rất nhiều yếu tố thuộc biến độc lập khi đƣa vào mô hình hồi quy đa biến không còn có ý nghĩa thống kê lý giải sự ảnh hƣởng của nó đến biến phụ thuộc. Nhìn vào trị số p cột cuối cùng, cho thấy các yếu tố thực sự có ý nghĩa thống kê Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  10. Xã hội học số 4(120), 2012 73 (p≤ 0.05) tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần bao gồm: giới tính, miền (Bắc, Nam), đánh giá thu nhập so với nhu cầu, tài sản. Bảng 5: Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần (mô hình 1) Biến số B Stand. Beta P value Giới tính .128 .063 .002 Tuổi -.001 -.007 .723 Học vấn (có trình độ đại học/không có trình) .139 .039 .068 Tình trạng hôn nhân .120 .040 .055 Tôn giáo .047 .022 .310 Miền (Nam, Bắc) -.133 -.065 .003 Khu vực (nông thôn/đô thị) -.084 -.036 .077 Số ngƣời cƣ trú trong gia đình -.006 -.012 .575 Đánh giá thu nhập so với nhu cầu (đáp ứng/ko đáp ứng) .438 .164 .000 Số lƣợng các tài sản có giá trị .072 .145 .000 R-square: 0.077 Adjusted R-square: 0.073 F = 19.140, p= 0.000 Khi loại bỏ bớt 6 yếu tố không có ý nghĩa thống kê giải thích sự tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần và thêm vào mô hình biến số “mức độ hài lòng về thu nhập”, 5 biến số độc lập này cũng đã giải thích đƣợc 17.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nhƣ vậy, khi thêm biến số sự hài lòng về thu nhập vào nhóm biến độc lập, mô hình đã có sự cải thiện đáng kể và giải thích tốt hơn biến phụ thuộc. Bảng 6: Hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần (mô hình 2) Biến số B Stand. Beta P value Giới tính (nam; nữ) .099 .058 .000 Miền (nam; bắc) -.135 -.069 .012 Đánh giá thu nhập so với nhu cầu (đáp ứng/ko đáp ứng) .196 .169 .000 Số lƣợng tài sản có giá trị .058 .158 .000 Mức độ hài lòng về thu nhập .319 .334 .000 R-square: 0.174 Adjusted R-square: 0.172 F =94.239, p= 0.000 Nhƣ vậy các yếu tố ảnh hƣởng/tác động đến sự thay đổi của biến số phụ thuộc là Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  11. Xã hội học số 4(120), 2012 74 mức độ hài lòng về đời sống tinh thần bao gồm: sự khác biệt về giới tính, nơi cƣ trú (miền Nam, Bắc), đặc điểm kinh tế gia đình (đánh giá thu nhập so với nhu cầu; tài sản; mức độ hài lòng về thu nhập cá nhân). Yếu tố kinh tế tỏ ra ƣu trội trong việc giải thích sự thay đổi về mức độ hài lòng về đời sống tinh thần vì thực tế cả 3 chỉ báo kinh tế: tài sản, thu nhập so với nhu cầu, hài lòng về thu nhập đều có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ tác động đến sự hài lòng về đời sống tinh thần. Kết luận Nhƣ đã đề cập đến ban đầu, kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng về đời sống tinh thần đƣợc phân tích dựa trên sự tự đánh giá của những ngƣời đƣợc hỏi về chính mức độ hài lòng của bản thân họ. Điểm trung bình mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của ngƣời đƣợc hỏi là 3.94. Nghiên cứu cũng cho thấy không có quá nhiều sự khác biệt hay chênh lệch về mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của những nhóm ngƣời khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội. Các đặc điểm nhân khẩu học có tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần bao gồm: giới tính, vùng miền. Nam giới có xu hƣớng hài lòng về đời sống tinh thần cao hơn so với nữ giới và ngƣời miền Bắc có xu hƣớng hài lòng về đời sống tinh thần cao hơn so với ngƣời miền Nam. Tuy nhiên, yếu tố thực sự có tác động đáng kể đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần chính là kinh tế của bản thân và gia đình (thu nhập, tài sản), đặc biệt là sự hài lòng về thu nhập. Nhƣ vậy, việc ngƣời dân có thực sự hài lòng về đời sống tinh thần hay không một mặt phụ thuộc vào thu nhập của họ cao hay thấp, mặt khác phụ thuộc vào mức độ hài lòng của các cá nhân về chính thu nhập của họ. Kết quả nghiên cứu nói trên có thể gây ngạc nhiên vì từ trƣớc đến nay Việt Nam vẫn luôn đƣợc xếp vào nhóm nƣớc nghèo và việc thƣờng xuyên nhắc đến cuộc sống vật chất với những lo toan về cơm, áo, gạo tiền rất có thể khiến nhiều ngƣời nghĩ rằng ngƣợc lại rằng đời sống vật chất còn chƣa đủ thì đời sống tinh thần của ngƣời dân có thể sẽ rất thấp. Điều này có thể đúng nếu áp dụng những nhu cầu và tiêu chuẩn của ngƣời dân thuộc các nƣớc phát triển vào để đánh giá thực trạng hƣởng thụ đời sống tinh thần của ngƣời dân. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù sống ở một đất nƣớc còn nhiều khó khăn về kinh tế nhƣng ngƣời dân không hề bi quan và đánh giá thấp mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của họ. Họ vẫn biết cách thỏa mãn và đạt đƣợc sự thỏa mãn nhất định về đời sống tinh thần trong bối cảnh xã hội và điều kiện kinh tế của bản thân. Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đã từng trải qua thời gian dài của thời kỳ bao cấp với những thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần thì những tiến bộ của đời sống vật chất và tinh thần hiện tại so sánh với quá khứ có thể rất đáng để ngƣời dân hài lòng và trân trọng. Từ trƣớc đến nay chƣa có một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đánh giá về sự hài lòng đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân nói chung. Kết quả nghiên cứu nói trên là cơ sở góp phần vào việc đƣa ra những gợi ý về mặt giải pháp nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân bên cạnh những giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
  12. Xã hội học số 4(120), 2012 75 Tài liệu trích dẫn Christopher Ellison. 1989. Does religiou commitment contribute to individual life satisfaction? Social Forces, số 68, trang 100-123. Dân Trí. 2011. Ngƣời Việt Nam lạc quan nhất thế giới. Truy cập từ: (Ngày truy cập: 15/4/2012). Fabio Efficace & Robert Marrone. 2010. Spiritial issues and quality of life assessment in cancer care. Death studies, số 26, trang 743 – 756. Walsh, D. 2005. Spiritual struggle: effect on quality of life and life satisfaction in women with breast cancer. Journal of holistic nursing, số 23,trang 120 – 140. Johnson, M và cộng sự. 2007. Measuring spiritual quality of life in Patients with Cancer. The Journal of Supportive Oncology, số 5, trang 437 – 442. Yu – Wen Ying. 1992. Life satisfaction among San Francisco Chinese – Americans. Social Indicators Research. Vol. 26, No 1 Shin, D. C., & Johnson, D. M. 1978. Avowed happiness as an overall assessment of life. Social Indicators Research, 5, 475-492. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn