Giáo trình Chăm sóc cá nuôi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc cá nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_cham_soc_ca_nuoi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Chăm sóc cá nuôi
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC CÁ NUÔI MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá chép và cá trắm cỏ trong lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Giáo trình mô đun “Chăm sóc cá nuôi” là một mô đun chuyên môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun được dạy sau mô đun “Chọn và thả cá giống” và trước mô đun “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt.
- 4 Mô đun “Chăm sóc cá nuôi” dạy cho người học những hiểu biết về chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, đặc điểm dinh dưỡng của cá, kiểm tra cá, chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 80 giờ gồm 4 bài: Bài 01: Giới thiệu về nuôi trồng thủy sản bền vững Bài 02: Kiểm tra cá Bài 03: Chuẩn bị thức ăn cho cá Bài 04: Cho cá ăn Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề thực tế về Chăm sóc cá nuôi trong lồng bè tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Ngô Chí Phương 2. Th.S Ngô Thế Anh 3. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 4. KS Nguyễn Tuấn Duy
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .2 MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN CHĂM SÓC CÁ NUÔI 7 Bài 01. Giới thiệu về nuôi trồng thủy sản bền vững 8 1. Phân tích các mối nguy trong nuôi thủy sản lồng bè 8 2. Yêu cầu về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 9 3. Áp dụng theo hướng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam 10 Bài 02. Kiểm tra cá 18 1. Chuẩn bị dụng cụ 18 2. Kiểm tra hoạt động của cá 19 3. Thu mẫu kiểm tra 20 4. Kiểm tra cá 21 5. Ghi nhật ký 24 Bài 03. Chuẩn bị thức ăn cho cá 29 1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, trắm cỏ 29 2. Lựa chọn thức ăn 31 3. Chế biến thức ăn 41 4. Bảo quản thức ăn 52 Bài 04. Cho cá ăn 55 1. Xác định lượng thức ăn, số lần cho cá ăn 55 2. Cho cá ăn 56 3. Kiểm tra sau khi cho cá ăn 61 4. Điều chỉnh thức ăn 61 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 64 I. Vị trí, tính chất của mô đun 64 II. Mục tiêu của mô đun 64 III. Nội dung chính của mô đun 65 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 65 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 70 VI. Tài liệu tham khảo 73 PHỤ LỤC .74
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT GAP (Good Aquaculture Practices): Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (Vietnamese Good Aquaculture Practices): Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam FCR: Lượng thức ăn cá tiêu thụ/lượng tăng trọng của cá FAO: Tổ chức Nông Lương WTO: Tổ chức Y tế Thế giới ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VAC: Vườn - ao - chuồng %: Tỷ lệ phần trăm %0: Tỷ lệ phần ngàn ppm: Tỷ lệ phần triệu
- 7 MÔ ĐUN CHĂM SÓC CÁ NUÔI Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun “Chăm sóc cá nuôi” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Mô đun này có thời gian học là 80 giờ trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 64 giờ và kiểm tra hết mô đun 4 giờ. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Kiểm tra cá - Chuẩn bị thức ăn cho cá - Cho cá ăn Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở lồng nuôi cá của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Trong quá trình giảng dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số 14 / 2007 /QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội -“Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”
- 8 Bài 01. Giới thiệu về nuôi trồng thủy sản bền vững Mã bài: MĐ 03- 01 Mục tiêu: - Nêu được lợi ích của việc nuôi thủy sản theo hướng VietGAP; - Áp dụng được nội dung của VietGAP trong nuôi cá chép, trắm cỏ. A. Nội dung: 1. Phân tích các mối nguy trong nuôi thủy sản lồng bè * Mối nguy hiểm với người thực hiện nuôi cá lồng bè - Tác động vật lý có thể gây lên các tổn thương cho người lao động trong nghề như: tiếng ồn, vết thương do các dụng cụ sắc nhọn, vết thương do động vật thủy sản, động vật khác tấn công - Tác động sinh học: bị các loại ký sinh trùng tấn công (đỉa, giun, sán); các tác nhân cơ hội tấn công các vết thương hở (nấm, vi khuẩn, vi rút) - Tác động hóa học: những người công nhân nuôi thủy sản lồng bè có nhiều nguy cơ phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất (phân bón hóa học, vôi bột, hóa chất khử trùng, hóa chất trị bệnh ) dẫn đến các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý ngoài da * Mối nguy hiểm và rủi ro cho môi trường - Ô nhiễm sinh học: việc nuôi cá lồng bè có thể mang tới môi trường nước những loài thủy sản mới (thủy sản ngoại lai) gây ảnh hưởng đến những loài thủy sản bản địa như: mang đến nguồn gây bệnh, cạnh tranh môi trường sống - Ô nhiễm hữu cơ: các chất thải trong quá trình nuôi cá là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm hữu cơ, việc ô nhiễm sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường nước (theo hướng xấu đi). - Ô nhiễm hóa học: hóa chất sử dụng trong các hệ thống nuôi lồng bè như: chất khử trùng, chất kháng sinh, vi chất dinh dưỡng trong thức ăn có thể gây nguy hại đến môi trường, đến hệ thủy sinh vật tự nhiên - Thay đổi môi trường sống: phát triển nuôi thủy sản lồng bè có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống như: thay đổi cảnh quan khu vực nuôi, thay đổi dòng chảy, thay đổi giao thông đường thủy môi trường mới tạo ra có thể không có khả năng duy trì sự cân bằng sinh thái tự nhiên. * Vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng:
- 9 - Vấn đề các loài cá nuôi trong môi trường không đảm bảo: nhiều loài cá được nuôi trong môi trường ô nhiễm có thể mang các chất độc hại trong thịt cá và các chất này lây nhiễm sang con người khi sử dụng cá làm thức ăn - Nhiều loài cá là ký chủ trung gian của các loại kí sinh trùng, các kí sinh trùng này có thể lây nhiễm sang người gây lên các bệnh nguy hiểm như: sán lá gan, sán lá phổi, sán não - Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh và dư lượng kháng sinh trong thực phẩm: trong thực tế đã có nhiều minh chứng cho thấy dư lượng kháng sinh cao trong các sản phẩm thủy sản ở Việt Nam như: lô hàng cá tra dư lượng kháng sinh bị trả lại - Các loài cá biến đổi gen cũng được coi là mối nguy hiểm khi sử dụng làm thực phẩm cho con người vì nó có thể có những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh lý về dị ứng hoặc nhiễm độc. - Cuối cùng là bản thân con người trong quá trình chế biến, bảo quản, sử dụng cũng cần chú ý đến phương pháp và cách thức vệ sinh an toàn thực phảm để bảo vệ chính mình (ví dụ: không ăn cá trong môi trường ô nhiễm, ăn cá đã nấu chin, không ăn gỏi cá ) 2. Yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững Phát triển trong nuôi thủy sản bền vững phải đảm bảo 4 yêu cầu: - Chất lượng sản phẩm thủy sản phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời sản phẩm thủy sản phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao. - Giá cả sản phẩm thủy sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. - Khối lượng sản phẩm thủy sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. - Thời gian cung ứng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Để đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng phải được phát triển trên các cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông phẩm hàng hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường sống tốt đẹp cho con người; nông thủy sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình GAP (good agriculture practice), ISO.1.4000 và HCACCP; và áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông thủy sản. Muốn vậy cần triển khai các mô hình sản xuất:
- 10 - Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất, số lượng vật nuôi, chủ yếu tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp doanh có 1 cấp quản trị, phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu kết hợp với du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái. - Các hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào- đầu ra cho các trang trại trước hết được thành lập và phát triển do nhu cầu và khả năng quản lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa thủy sản. Đồng thời, việc điều hành hoạt động kinh tế của các HTX phải do những nhà quản trị chuyên nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao động trên thị trường) đảm trách. - Sản xuất theo hợp đồng (Contrac farming) giữa các trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức giao dịch buôn bán thủy sản phổ biến và chủ yếu. Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước. Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp - cơ sở của sự phát triển bền vững đối với một nước có mức bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta. Muốn thực hiện được mô hình sản xuất nói trên, thể chế quản lý vĩ mô của Nhà nước phải đảm bảo: - Đào tạo miễn phí cho con em nông dân, từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học cơ sở và trung cấp, cao đẳng nghề nông nghiệp, để tạo ra một đội ngũ chủ trang trại “thanh nông tri điền” và các kỹ thuật viên nông nghiệp trên tất cả các vùng nông nghiệp sinh thái. - Đầu tư cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nông dân hiện hữu theo nhu cầu của nông dân và thị trường nông sản, không phân biệt chủ thể (tổ chức) hoạt động khuyến nông. - Tài trợ 100% kinh phí cho các đề tài khoa học kỹ thuật và kinh tế- xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt chủ thể (tổ chức và cá nhân) thực hiện các đề tài khoa học này. 3. Áp dụng theo hướng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam 3.1. Khái niệm về thực hành nuôi thủy sản tốt - GAP có nghĩa là thực hành thủy sản tốt là những nguyên tắc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ), hóa chất (kim loại nặng, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng cho đến người sử dụng.
- 11 - VietGAP nghĩa là thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 3.2. Lợi ích của thực hành nuôi thủy sản tốt Đây là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại. Thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP mang lại một số lợi ích cơ bản như sau: Sản phẩm an toàn: Vì dư lượng các chất gây độc không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. - Chất lượng cao: Sản phẩm ngon, mẫu mã đẹp nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. - An toàn môi trường: Các quy trình sản xuất theo VietGAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc. 3.3. Ý nghĩa của thực hành nuôi thủy sản tốt Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam là thực hành ứng dụng kiến thức trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Việc thực hiện Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam có các ý nghĩa sau: - Tạo niềm tin cho khách hàng; - Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường; - Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường; - Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính; - Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu; - Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; - Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.
- 12 Ghi nhớ: VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 3.4. Nội dung VietGAP trong chăm sóc cá nuôi lồng bè 3.4.1. Về kỹ thuật sản xuất Mục đích là càng sử dụng ít các loại thuốc, hóa chất càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường: + Áp dụng các biện pháp tổng hợp quản lý sức khỏe cá nuôi trong lồng bè: chọn cá giống tốt, tắm cho cá giống trước khi thả, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng, quản lý môi trường nuôi phù hợp + Nuôi cá đúng mùa vụ, phù hợp với đặc điểm sinh học đối tượng nuôi; + Hạn chế việc sử dụng hóa chất gây dư lượng trong nuôi trồng thủy sản lồng bè: chất kháng sinh, chất độc khử trùng, hóa chất cấm Tiêu chuẩn Nuôi trồng Thủy sản VietGAP là kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất, từ con bố mẹ, con giống, các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, đến khâu nuôi trồng, thu hoạch và chế biến. Đây là một hướng dẫn thực hành cho bất kỳ người nuôi trồng thủy sản nào, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trường và tuân thủ những yêu cầu về an sinh động vật, sức khỏe và an toàn cho người lao động. 3.4.2. Về an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: + Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc; + Nguy cơ hóa học; + Nguy cơ về vật lý. Tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu chuẩn bị nuôi đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. 3.4.3. Về môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân: + Các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; + Đào tạo tập huấn cho công nhân; + Đảm bảo yêu cầu về phúc lợi xã hội.
- 13 3.4.4. Về truy nguyên nguồn gốc VietGAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Trọng tâm của VietGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu thả giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc. 3.5. Quy trình chăm sóc cá lồng bè theo hướng thực hành nuôi thủy sản tốt 3.5.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm: 3.5.2. Các yêu cầu chung Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về: Yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép, truy xuất nguồn gốc. * Chất lượng và an toàn thực phẩm - Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). - Các tiêu chuẩn: Chất lượng và an toàn thực phẩm của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học, vệ sinh, chất thải, thu hoạch và sau thu hoạch.
- 14 * Quản lý sức khỏe động vật thủy sản - Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. - Các tiêu chuẩn: Quản lý sức khỏe động vật thủy sản của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản, con giống và thức ăn, điều trị, theo dõi tỷ lệ sống. * Bảo vệ môi trường - Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. - Các tiêu chuẩn: Bảo vệ môi trường của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý tác động môi trường, sử dụng và thải nước, kiểm soát địch hại. * Các khía cạnh kinh tế - xã hội - Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng như tăng cường an ninh thực phẩm ở địa phương. Do đó các vấn đề kinh tế - xã hội phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. - Các tiêu chuẩn:
- 15 Các khía cạnh kinh tế - xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, an toàn lao động và sức khỏe, hợp đồng và tiền lương (tiền công), các kênh liên lạc và các vấn đề trong cộng đồng. 3.5.3. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt * Thủ tục chứng nhận Global GAP Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt). Thủ tục chứng nhận mà Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) đang áp dụng bao gồm những bước cơ bản sau: 1. Nhà sản xuất thực hiện đăng ký chứng nhận theo mẫu và gửi cho QUACERT (bằng email để có thông tin trước, bằng bưu điện để có dấu chính thức). 2. QUACERT báo giá chứng nhận trên cơ sở diện tích nuôi/trồng, loại cây/con, sản lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh ) và thương thảo với nhà sản xuất. 3. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm. 4. QUACERT tiến hành thủ tục đăng ký và trả phí đăng ký cho tổ chức Global GAP để có số GGN nhận biết toàn cầu cho nhà sản xuất. 5. QUACERT thông báo số GGN cho nhà sản xuất và kiến nghị thời điểm tiến hành đánh giá tại trang trại (trong vòng 14 ngày kể từ khi có số GGN). 6. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian đã thỏa thuận. 7. Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp vượt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm chính yếu/major must và 95% số điểm thứ yếu/minor must phải phù hợp). 8. QUACERT cấp Giấy chứng nhận Global GAP (với hiệu lực 12 tháng) trong vòng 28 ngày kể từ khi nhà sản xuất khắc phục xong các điểm không phù hợp. 9. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận giấy chứng nhận. 10. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và 10% số nhà sản xuất được chứng nhận sẽ buộc phải thực hiện việc đánh giá giám sát không báo trước (chỉ nhận được thông báo trong vòng 48 giờ).
- 16 11. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. * Xây dựng và áp dụng quy phạm trong Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Thực tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam là người sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhưng lại không dễ dàng bán được giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn; trong khi người tiêu dùng lại cho rằng họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhưng tự người tiêu dùng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn. Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau: - Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP; - Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn; - Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái; - Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích ). Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây: - Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP hay GlobalGAP cho tất cả người làm; - Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/trồng đáp ứng yêu cầu; - Thực hiện việc nuôi/trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng; - Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận; - Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã được công nhận và phê duyệt;
- 17 - Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có được giá bán tốt hơn. Chứng nhận Global GAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng và ngược lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự an toàn và uy tín thương hiệu sản phẩm của mình thì người tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Niềm tin của người tiêu dùng cho đến khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3 có năng lực và độc lập (tổ chức chứng nhận). Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống "Thực hành Nông nghiệp tốt" theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế, những nhà sản xuất khôn ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP là đầu tư cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải là chi phí cho sản phẩm. Ghi nhớ: Viet GAP yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, bảo vệ môi trường và phát triển nông thôn, công bằng, giảm đói nghèo và an ninh thực phẩm ở địa phương. B. Bài tập thảo luận Câu hỏi: 1. Nêu ý nghĩa, lợi ích của VietGAP; 2. Nêu các nội dung chính áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí thực hành nuôi thủy sản tốt. C. Ghi nhớ: 4 tiêu chí về nội dung của VietGAP
- 18 Bài 02. Kiểm tra cá Mã bài: MĐ 03-02 Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra cá; - Kiểm tra được chiều dài và trọng lượng của cá. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ thu mẫu cá: lưới, vợt, chài; Hình 3.2.1: Vợt thu mẫu cá - Vật chứa cá: xô, chậu, thùng xốp. Hình 3.2.2: Xô chứa cá
- 19 - Cân đồng hồ: loại 1kg-5kg phụ thuộc vào cỡ cá; Hình 3.2.3: Cân đồng hồ - Giấy bút, sổ theo dõi, thước kẻ ô li hoặc thước dây. Hình 3.2.4: Giấy bút ghi 2. Kiểm tra hoạt động của cá 2.1. Quan sát cá hoạt động - Cá bơi nhanh, tập trung thành đàn cá khỏe - Cá bơi chậm, rải rác, không tập trung cá yếu 2.2. Quan sát cá bắt mồi - Quan sát cá tiếp cận thức ăn nhanh hay chậm, tích cực hay thụ động. - Kiểm tra lượng thức ăn thừa sau thời gian cho ăn Cá khỏe thường phản ứng tích cực, nhanh chóng tìm đến vị trí có thức ăn, bắt mồi nhanh. Cá yếu chậm đến vị trí khi có thức ăn, ăn yếu nên thức ăn thừa nhiều trong sàng Cá bắt mồi kém còn có thể do thức ăn không hấp dẫn hoặc do thay đổi thời tiết, các yếu tố môi trường bất lợi, nhất là nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- 20 Do đó, khi cá có hiện tượng giảm bắt mồi, người nuôi cần kiểm tra cá, thức ăn, môi trường, xác định được nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 3. Thu mẫu kiểm tra - Định kỳ 30 ngày một lần thu mẫu cá để kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá - Dụng cụ thu mẫu: vợt lưới - Thời gian thu mẫu: Sau khi cho cá ăn khoảng 2 giờ thì có thể thu mẫu cá để kiểm tra - Số lượng cá thu mẫu: ≥ 30 con - Nguyên tắc thu mẫu: đảm bảo tính đại diện và ngẫu nhiên. Để đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện cần thu mẫu theo điểm như mô tả hình vẽ sau: Hình 3.2.5: Sơ đồ các điểm thu mẫu cá trong lồng Chú ý: + Trước khi dùng vợt thu mẫu cần đảm bảo để cá phân bố tự nhiên trên toàn bộ diện tích lồng bè nuôi (tránh dồn cá tập trung) + Với những lồng kích thước nhỏ có thể thu cả điểm chính giữa lồng - Phương pháp thu mẫu: dùng vợt lưới cán dài thu các tại các địa điểm định sẵn, sau đó chuyển cá ngay sang chậu chứa (có sẵn nước sạch và sục khí)
- 21 Hình 3.2.6: Dùng vợt vớt cá thu mẫu - Ghi số lượng mẫu cá đã đếm vào sổ ghi chép. 4. Kiểm tra cá 4.1. Kiểm tra số lượng - Trong nuôi cá lồng bè số lượng cá do người nuôi chủ động vì vậy hoàn toàn có thể xác định số lượng thông qua ghi chép nhật ký số lượng cá hao hụt trong quá trình nuôi 4.2. Kiểm tra ngoại hình Khi cho cá ăn, thu cá người nuôi cần theo dõi quan sát ngoại hình cá khi đến ăn, ngoài ra cần kết hợp kiểm tra ngoại hình khi thu mẫu cá để kiểm tra tăng trưởng: - Cá khỏe thường có màu sắc tươi sáng. Da cá sạch không có sinh vật bám, không bị thương, chảy máu hay có những đốm đỏ. - Cá yếu hay bị bệnh thường có màu sắc thay đổi như màu thẫm hơn bình thường, có sinh vật bám trên da, bơi lội bất thường 4.3. Kiểm tra mức độ tăng trưởng - Tần suất kiểm tra: 1 tháng/ lần - Số lượng cá kiểm tra: tùy theo cỡ cá đang nuôi để bắt số lượng cá phù hợp: + Cỡ cá 500g/ con nên bắt 10- 20 con/ lần kiểm tra Chú ý: trong thực tế người nuôi cá thể không đánh giá bằng cách bắt cá kiểm tra mà chỉ đánh giá thông qua các các nhận định về cảm quan. - Kết quả thu được so sánh với kết quả kiểm tra tháng trước để biết cá lớn nhanh hay chậm, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh của cá.
- 22 4.3.1. Đo chiều dài Đo chiều dài của cá nhằm xác định kích cỡ của cá so với trọng lượng cơ thể, các bước thực hiện như sau: - Đặt cá lên khay hoặc mâm có thước đo chia vạch 1mm hoặc giấy kẻ ô li, tốt nhất nên kết hợp với cân trọng lượng cá tránh thao tác nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá; - Đọc số liệu và ghi vào bảng kiểm tra cá sau đó chuyển sang cân khối lượng cá. 4.3.2. Cân khối lượng Có 2 cách cân cá: Cân cá thể và cân toàn bộ: * Cân cá thể Cân cá thể là cân từng con cá và ghi kết quả cho đến khi hết số cá mẫu, sau khi đo chiều dài của cá ta chuyển sang cân khối lượng cá. Cách tiến hành như sau: - Bắt từng con cá bằng tay, dùng vải mềm lau khô thân cá; - Đặt cá lên cân; - Đọc kết quả cân khối lượng cá, tình trạng cá và ghi số liệu vào bảng kiểm tra cá; - Chuyển cá đã cân sang một xô, thau khác hay thả xuống lồng bè; - Tính khối lượng của toàn bộ cá bằng cách cộng khối lượng của tất cả các con cá cân (20- 30 con). Bảng 3.2.1: Biểu kiểm tra cá Mẫu cá Khối lượng (g) Chiều dài (cm) Biểu hiện bên ngoài 1 Bình thường 2 Có đốm đỏ bên ngoài 3 4 5 6 7 30 Tổng * Cân toàn bộ: thường áp dụng cho cá giống cỡ nhỏ - Thực hiện cân một lần tất cả cá cần kiểm tra, sau đó tính khối lượng trung bình của cá dựa vào tổng khối lượng cá mẫu được cân và số con cá đem cân.
- 23 Cả 2 phương pháp cân cá đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách cân cho phù hợp. Bảng 3.2.2: So sánh ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp cân cá Cách cân cá Ưu điểm Nhược điểm Vừa kiểm tra được khối lượng Chậm, mất công, dễ làm cá bị xây cá, vừa kiểm tra được sự phân xát do phải bắt từng con cá. Cân cá thể hóa kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thường trên cá. Kiểm tra nhanh, đơn giản, dễ Chỉ kiểm tra được khối lượng cá, thực hiện, cá khỏe, ít bị xây khó kiểm tra được sự phân hóa Cân toàn bộ xát. kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thường trên cá. 4.3.3. Tính khối lượng trung bình Sau khi cân hết số cá cần kiểm tra ta lấy tổng cộng khối lượng cá đã cân chia cho số cá đã cân để biết khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra. Công thức tính như sau: Tổng khối lượng cá cân được (kg) Khối lượng trung bình của cá = Số lượng cá đem cân (con) Thí dụ: Khối lượng trung bình của cá khi thu 30 con cá có khối lượng tổng cộng 12kg = 12.000g được tính như sau: Khối lượng trung bình của cá = 12.000g/30con = 400g/con 4.3.4. Tính tốc độ tăng trưởng - Độ tăng trưởng của cá (độ lớn của cá) là khối lượng của cá tăng lên ở lần kiểm tra này so với lần kiểm tra trước trên đơn vị thời gian (thường tính bằng 1 tháng). Nếu khối lượng cá tăng thêm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng cao, ngược lại khối lượng cá tăng thêm càng ít thì tốc độ tăng trưởng càng thấp. - Căn cứ vào khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi nhiều hay ít và so sánh với bảng chuẩn mà người nuôi biết được cá tăng trưởng nhanh hay chậm. Nếu cá lớn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và điều chỉnh chế độ cho ăn. Công thức tính độ tăng trưởng của cá như sau:
- 24 Khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi = khối lượng trung bình tại thời điểm kiểm tra - Khối lượng trung bình kiểm tra tháng trước Ví dụ 1: Xác định độ tăng trưởng của cá nuôi trong lồng. Cách tiến hành như sau: - Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cá: vợt, đồ chứa cá, cân. - Thu ngẫu nhiên 30 con cá có kích cỡ lớn, nhỏ và trung bình. - Cân toàn bộ 30 con cá có tổng khối lượng là 18.000g. - Tính khối lượng trung bình của cá: 18.000g : 30 con = 600g Vậy khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra là 600g/con cá. - So sánh với khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra tháng trước là 400g/con cá thì khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi là: 600g – 400g = 200g/con cá - Tính tốc độ sinh trưởng bình quân ngày: 200g : 30 ngày = 6,7g/ ngày Cá tăng trọng 200g/ tháng tương đương tăng trưởng bình quân ngày là 6,7g/ ngày 5. Ghi nhật ký 5.1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký nuôi cá Trong thực tế người nuôi cá nói chung và người nuôi cá lồng bè nước ngọt nói riêng ít quan tâm đến công việc này. Người nuôi cá phải ghi nhật ký vì: - Là căn cứ đánh giá diễn biến các yếu tố môi trường nuôi để đề ra biện pháp xử lý kịp thời. - Là căn cứ chẩn đoán bệnh cá, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh bệnh cá để đề ra biện pháp phòng và xử lý kịp thời, đúng hướng. - Tính toán chi phí sản xuất, đánh giá được hiệu quả vụ nuôi. - Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi sau. - Chứng minh xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm cung cấp ra thị trường. 5.2. Nội dung ghi nhật ký nuôi cá Nhật ký nuôi cá thường được ghi theo 2 nhóm nội dung chính: 5.2.1. Thông tin chung:
- 25 * Thông tin về cơ sở nuôi cá: - Tên cơ sở - Đăng ký hoạt động sản xuất - Địa điểm nuôi cá - Thời gian nuôi cá - Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nuôi cá * Thông tin nguồn giống: - Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất cá giống - Ngày thả cá - Số lượng cá thả - Cỡ cá thả - Tình trạng sức khỏe đàn cá 5.2.2. Thông tin kỹ thuật Để việc theo dõi và ghi chép thuận lợi, phần nhật ký thông tin kỹ thuật thường được trình bày dạng biểu bảng, dưới đây là một số dạng biểu bảng tham khảo để ghi nhật ký: * Ghi thông tin về môi trường nuôi hàng ngày - Thông tin kiểm tra hàng ngày: oxy hòa tan, pH, nhiệt độ - Thông tin kiểm tra định kỳ 1 tuần/ lần: mức độ nhiễm bẩn, màu nước, độ trong. Bảng 3.2.3: Bảng theo dõi môi trường (số lồng ) Độ Ngày DO Nhiệt độ Ngày pH trong Màu nước Ghi chú nuôi (mg/l) (0C) (cm) 01 02 03 04 05 06 07 08
- 26 - Nhận xét, đánh giá - Biện pháp xử lý bất thường - Kết quả xử lý * Nhật ký sử dụng thức ăn - Thông tin về thức ăn (nếu cho ăn thức ăn công nghiệp): + Tên thức ăn + Mã thức ăn + Tên nhà sản xuất, địa chỉ - Chất lượng thức ăn + Chất lượng công bố trên hướng dẫn bao bì + Chất lượng đánh giá bằng cảm quan - Lượng thức ăn hàng ngày đối với từng lồng: (bảng) Bảng 3.2.4: Bảng theo dõi quá trình sử dụng thức ăn của cá nuôi (lồng số ) Ngày Ngày Cỡ cá Thức ăn Hoạt Lượng Ghi nuôi cho (g/con) Loại Số lần Lượng động bắt thức ăn chú ăn thức ăn ăn cho ăn mồi dư thừa /ngày (kg) 01 02 03 04 05 06 07 08 . Tổng * Ghi thông tin về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng - Địa điểm kiểm tra (lồng số ) - Ngày kiểm tra: - Số cá kiểm tra: con.
- 27 Bảng 3.2.5: Bảng theo dõi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá (lồng số ) Số TT Khối lượng cá Biểu hiện trên cá Ghi chú (g, kg/con) 01 02 03 04 05 06 07 08 . - Nhận xét tốc độ sinh trưởng của cá: - Nguyên nhân - Biện pháp áp dụng cho thời gian nuôi tiếp theo. * Thông tin về hoạt động hàng ngày của cá: - Thông tin theo dõi về tình hình sức khỏe của cá: hoạt động bơi lội, biểu hiện bất thường, bệnh - Số cá chết. - Biện pháp xử lý. - Hiệu quả sau khi xử lý. Bảng 3.2.6: Bảng theo dõi hoạt động của cá (lồng số ) Ngày Ngày Cỡ cá Số cá Tình hình Biện Hiệu quả Ghi nuôi theo dõi (g/con) chết sức khỏe cá pháp xử sau khi chú (con) lý xử lý 01 02 03 04 05 06 07 08 * Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng
- 28 - Chất sát khuẩn: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng, tổng lượng dùng - Thuốc kháng sinh: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Vitamin, khoáng chất: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Chế phẩm sinh học: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng - Thảo dược: các loại đã sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, liều sử dụng * Ghi thông tin về chi phí nuôi, kết quả thu hoạch Bảng 3.2.7: Nhật ký theo dõi chi phí nuôi cá (lồng số ) TT Thời gian Nội dung Đơn vị Đơn giá Thành tiền Ghi chú tính I. Phần chi phí 1. Con giống 2. Thức ăn 3. Nhân công II. Phần thu 1. Thu tỉa (nếu có) 2. Thu toàn bộ III. Hạch toán B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày các bước tiến hành kiểm tra hoạt động, ngoại hình, khối lượng cá chép, trắm cỏ trong lồng? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành 1. Kiểm tra hoạt động của cá nuôi 2.2. Bài tập thực hành 2. Kiểm tra mức độ tăng trưởng và tính tốc độ tăng trưởng của cá. C. Ghi nhớ - Kiểm tra mức độ tăng trưởng của cá 1 tháng/lần. - Số cá kiểm tra 10- 30 con/ lần tùy theo cỡ cá - Khi thu mẫu, kiểm tra cá cần thao tác nhanh, nhẹ nhàng tránh làm xây xát cá. - Tránh kiểm tra cá vào lúc nắng nóng.
- 29 Bài 03. Chuẩn bị thức ăn cho cá Mã bài: MĐ 03-03 Mục tiêu: - Nêu tính ăn của cá chép, trắm cỏ; - Lựa chọn thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn, đối tượng cá nuôi; - Chế biến và bảo quản thức ăn đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, trắm cỏ 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép * Tính ăn của cá chép: - Cá sống ở tầng sát đáy và tầng đáy, ăn sinh vật đáy là chủ yếu như: giun nước, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hưu cơ, mầm non thực vật - Cá có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn nhân công như: cám gạo, bột mì, bã đậu, bột cá, khô dầu tuy nhiên là loài ăn động vật nên yêu cầu hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn cá tương đối cao 24- 32% * Các loại thức ăn cho cá chép Trong môi trường tự nhiên cá chép là loài ăn tạp, vì vậy thức ăn của chúng tương đối đa dạng và được chia thành các nhóm: - Động vật đáy: Đây là nhóm thức ăn ưu thích của cá chép, trong thủy vực các chép thường sục bùn kiếm thức ăn làm đục nước Hình 3.3.1: Một số loài động vật đáy là thức ăn của cá chép
- 30 1.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá trắm cỏ * Tính ăn của cá trắm cỏ: Cá trắm cỏ là loài ăn thực vật thủy sinh, cá hương cỡ 2- 3cm bắt đầu sử dụng các loại thực vật nhỏ làm thức ăn (bèo tấm) Từ cỡ cá giống 4- 10cm cá có thể ăn thực vật thủy sinh non, cỡ nhỏ. Cá trắm cỏ dài 20 - 25 cm, nặng 135 - 230g ăn thực vật trên cạn; thích ăn cỏ gà, cỏ mồi, cỏ chỉ, ít ăn cỏ dày, ăn thực vật thủy sinh, cá thích ăn rong lá vòng hơn rong đuôi chó. Lượng thức ăn hàng ngày với thực vật trên cạn từ 22,1 - 28,7% khối lượng cơ thể. Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ với cỏ gà 25,2, cỏ chỉ 26,6, cỏ mồi 32,7, cỏ dày 47,8, rong lá vòng 49, rong đuôi chó 153,3. Nếu trong khẩu phần thức ăn có quá nhiều tinh bột cá sẽ béo nhanh và chậm lớn. * Một số loại thức ăn của cá trắm cỏ - Các loại thực vật thủy sinh thân lớn là thức ăn tự nhiên cho cá trắm cỏ giai đoạn cá trưởng thành: + Bèo
- 31 + Rong + Cây cỏ nước Hình 3.3.2: Một số thực vật thủy sinh là thức ăn cho cá trắm cỏ 2. Lựa chọn thức ăn Việc lựa chọn thức ăn cho cá chép, trắm cỏ nuôi lồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Hình thức nuôi - Mật độ cá nuôi - Đối tượng cá nuôi - Giai đoạn nuôi. Mỗi loại thức ăn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của cá và điều kiện của từng hộ gia đình mà lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. Có thể lựa chọn thức ăn xanh, thức ăn tự chế biến, thức ăn
- 32 công nghiệp để nuôi cá trắm cỏ; thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp để nuôi cá chép. 2.1. Thức ăn xanh - Là các loại thực vật thượng đẳng thân mềm ở trên cạn và dưới nước đảm bảo yêu cầu không đắng, không độc đối với cá - Trong khi nuôi cá tùy theo điều kiện thực tiễn người nuôi có thể lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp + Những khu vực có diện tích đất trống nên chủ động trồng các loại cỏ làm thức ăn cho cá, việc trồng cỏ sẽ chủ động nguồn thức ăn chất lượng tốt Hình 3.3.3: Cỏ voi Hình 3.3.4: Cỏ ghi nê + Những vùng có diện tích mặt nước lớn (hồ tự nhiên, hồ chứa) nguồn thực vật thủy sinh nhiều có thể tận dụng vớt các loại thực vật thủy sinh làm thức ăn cho cá Hình 3.3.5: Rong đuôi chó Hình 3.3.6: Rong tóc tiên
- 33 2.2. Thức ăn chế biến Thức ăn tự chế được làm từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối chế thành thức ăn cho cá. Thức ăn tự chế thay đổi theo mùa vụ của nguyên liệu để phong phú thức ăn và giảm giá thành. Các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng quan trọng nhất là đạm theo nhu cầu của cá chép, trắm cỏ. Các nguyên liệu được nghiền nhỏ, trộn đều với các chất kết dính như bột gòn, nấu chín để vo lại thành nắm hoặc qua máy đùn viên. Chú ý: Không nên cho cá ăn dạng bột vì thức ăn bị tan vào trong nước vừa lãng phí vừa làm bẩn môi trường nước khu vực nuôi. Hiện nay thức ăn tự chế đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, độ ẩm thường cao hơn 40%, thành phần nguyên liệu chính là tép, cá tạp, phụ phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, các sản phẩm phụ nông nghiệp như tấm, cám, khoai củ, bắp Ngoài ra, cần bổ sung thêm premix khoáng, vitamin. Tỷ lệ phối chế thức ăn biến động tùy theo khả năng của nông hộ, mùa vụ của nguyên liệu và cả giá thành của sản phẩm. Ưu điểm của thức ăn tự chế: - Sẵn có, ngon miệng; - Có thể chế biến tại chỗ, giá thành thấp; - Phù hợp với đa số các mô hình nuôi cá mật độ thấp. Nhược điểm của thức ăn tự chế: - Hiệu quả sử dụng thức ăn thấp do tan nhanh trong môi trường nước; - Khó kiểm soát nguồn gốc thức ăn, mang nhiều mầm bệnh; - Giá trị dinh dưỡng không ổn định; - Thời gian bảo quản ngắn. 2.3. Thức ăn công nghiệp Hiện nay trên thị trường không có loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho cá chép, trắm cỏ. Vì vậy người nuôi cá có thể các loại thức ăn viên công nghiệp dành cho cá các loại có vẩy để nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè, vẫn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng và giá thành sản phẩm. 2.3.1. Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp dạng viên Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô ép viên nổi do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có một số yêu cầu về chất lượng như sau: - Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%;
- 34 - Độ bền trong nước hơn 1 giờ, làm giảm tỷ lệ hao hụt do tan trong nước sẽ giảm được chi phí thức ăn và ít gây ô nhiễm môi trường; - Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển của cơ thể; - Thức ăn viên dạng nổi nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá, đường kính từ 1-6mm; - Bao bì đảm bảo an toàn, các thông tin ghi trên bao bì phải rõ ràng, đầy đủ; Thức ăn viên phù hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự tăng trưởng của cá nuôi, đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Do đó, cần chọn lựa thương hiệu thức ăn có uy tín trên thị trường. Theo tiêu chuẩn Quốc Gia (TCVN: 2012) quy định về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá có vẩy theo bảng 3.3.1; 3.3.2 và 3.3.3 sau đây: Bảng 3.3.1: Thức ăn hỗn hợp dạng viên sử dụng cho các giai đoạn của cá Số hiệu thức ăn Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Sử dụng Sử dụng cho Sử dụng cho Sử dụng cho Sử dụng cho Sử dụng cho cỡ cá cỡ cá có cỡ cá có khối cỡ cá có khối cỡ cá có khối cho cỡ cá có khối khối lượng lượng lớn hơn: lượng lớn hơn lượng lớn hơn có khối lượng: từ: 5,0g/con 10,0g/con đến 20,0 g/con 200,0 g/con lượng: lớn nhỏ hơn đến 10,0 20,0g/con đến 200,0 đến 500,0 hơn 500,0 5,0 g/con g/con g/con g/con g/con Bảng 3.3.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên STT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Hình dạng bên ngoài Viên hình trụ, hình tròn hoặc mảnh đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 4.3.2 2 Màu sắc Đặc trưng của nguyên liệu phối chế 3 Mùi vị Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ khác - Chỉ tiêu lý, hóa: Thức ăn viên cho cá phải theo đúng mức được quy định trong bảng 3.3.3.
- 35 Bảng 3.3.3: Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên Đơn Loại thức ăn STT Chỉ tiêu vị tính Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 1 Kích cỡ Đường kính mặt cắt mm 1,0 1,5 2,0 3,0 4,0 6 ngang, không lớn hơn Chiều dài so với đường kính viên, nằm Lần 1-1,5 trong khoảng 2 Tỉ lệ vụn nát không % 1 lớn hơn 3 Độ bền trong nước phút 60 không nhỏ hơn 4 Năng lượng thô không Kca/K 3200 3000 2860 2800 2750 2700 nhỏ hơn g 5 Độ ẩm không lớn hơn % 11 6 Hàm lượng protein % 40 35 30 27 25 20 thô, không nhỏ hơn 7 Hàm lượng lipid thô % 6 6 5 5 4 4 không nhỏ hơn 8 Hàm lượng xơ thô không lớn hơn % 5 5 6 6 7 7 9 Hàm lượng tro không % 14 lớn hơn 10 Cát sạn (tro không hòa tan trong HCL % 1 10%) không lớn hơn
- 36 Đơn Loại thức ăn STT Chỉ tiêu vị tính Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 11 Hàm lượng canxi 2,5 không lớn hơn 12 Tỷ lệ canxi/phospho, Lần 1-1,5 nằm trong khoảng 13 Hàm lượng natri % 1,5 clorua, không lớn hơn 14 Hàm lượng lyzin % 1,7 1,6 1,4 1,3 1,1 0,9 không nhỏ hơn 15 Hàm lượng methionin % 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 không nhỏ hơn Các chỉ tiêu vi sinh, hóa chất, kháng sinh của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho cá phải đúng yêu cầu được quy định trong Bảng 4.3.5. Bảng 3.3.4: Chỉ tiêu vi sinh và hóa chất kháng sinh của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho cá có vẩy STT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Côn trùng sống Không cho phép 2 Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) Không cho phép 3 Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) Không cho phép 4 Aflatoxin B1 ≤ 10ppb 5 Melamin ≤ 2,5ppm 6 Các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử Không cho phép dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2.3.2. Kiểm tra thức ăn - Mục đích của việc kiểm tra thức ăn là để biết thức ăn có đảm bảo yêu cầu hay không.
- 37 - Các chỉ tiêu cần kiểm tra là: Độ bền của viên thức ăn, kích cỡ, màu sắc, mùi vị viên thức ăn và tỷ lệ vụn nát. - Từ kết quả thu được sẽ so sánh với tiêu chuẩn của thức ăn cá chép, cá trắm cỏ để đánh giá chất lượng thức ăn đó bằng phương pháp cảm quan. * Chỉ tiêu kiểm tra bao bì, ghi nhãn trên bao bì thức ăn: - Thức ăn phải có nhãn hiệu, thành phần dinh dưỡng rõ ràng và còn hạn sử dụng; - Thức ăn phải được đóng gói trong các loại bao PE, PP hoặc bao giấy 3 lớp; - Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được khử trùng; - Trên bao bì thức ăn ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên hàng hoá; + Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Khối lượng hàng hóa; + Thành phần nguyên liệu chính; + Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày); Hình 3.3.7: Bảng hướng dẫn trên bao bì + Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ); + Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản; + Xuất xứ của hàng hoá (đối với thức ăn được nhập khẩu). Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau: + Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo quy định + Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành); * Kiểm tra viên thức ăn - Lấy mẫu + Lấy ngẫu nhiên 3 bao thức ăn ở 3 vị trí khác nhau của lô hàng. Mỗi bao lấy 3 mẫu thức ăn ở 3 vị trí, mỗi mẫu khoảng 50 - 100g/mẫu
- 38 + Trộn các mẫu lại thành mẫu thức ăn chung; + Lấy từ mẫu thức ăn chung ra các mẫu thử để kiểm tra một số chỉ tiêu. - Kiểm tra độ bền của thức ăn viên trong nước Dụng cụ thử: + Ly thủy tinh hoặc lọ nhựa không màu dùng để đựng nước ngâm thức ăn; + Đũa dùng để khuấy thức ăn. Hình 3.3.8: Dụng cụ kiểm tra thức ăn Cách thử độ bền: + Lấy khoảng 5g thức ăn viên cho vào cốc thủy tinh có chứa khoảng 100ml nước, để yên trong vài phút; Hình 3.3.9: Cho thức ăn vào ly + Sau đó, cứ khoảng 15 phút dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát; Hình 3.3.10: Khuấy thức ăn
- 39 + Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã; Hình 3.3.11: Cầm thử thức ăn + Nếu sau 1 giờ quan sát thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn đảm bảo yêu cầu; Hình 3.3.12: Thức ăn chưa rã + Nếu nhỏ hơn 1 giờ quan sát thức ăn bị tan rã, không còn giữ nguyên hình dạng là thức ăn không đảm bảo yêu cầu. Hình 3.3.13: Thức ăn bị rã
- 40 - Kiểm tra cảm quan: + Lấy khoảng 50-100g thức ăn viên từ mẫu chung cho vào đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng; + Đưa đĩa thức ăn ra nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát hình dạng, màu sắc viên thức ăn. Hình 3.3.14: Kiểm tra cảm quan - Chỉ tiêu hình dạng: đồng nhất, bề mặt trơn mịn - Màu sắc: nâu vàng đến nâu đồng nhất - Mùi vị: mùi đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ. - Đo kích cỡ: Đường kính và chiều dài viên thức ăn được đo bằng thước kẹp, các chỉ tiêu chiều dài và đường kính đúng với mã thức ăn ghi trên bao bì. Hình 3.3.15: Đo thức ăn viên - Kiểm tra tỷ lệ vụn nát: - Thực hiện bằng phương pháp sàng - Tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên được tính theo công thức: (Khối lượng thức ăn vụn ) x 100 Tỷ lệ vụn nát (%) = (Khối lượng mẫu thức ăn)
- 41 - Kết quả kiểm tra tỷ lệ vụn nát của thức ăn phải đạt yêu cầu là không lớn hơn 1% (bảng 3.3.3). 3. Chế biến thức ăn 3.1. Chọn nguyên liệu - Chất lượng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. - Lựa chọn nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành. Hình 3.3.16: Một số loại nguyên liệu sử dụng sản xuất thức ăn Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu được chia thành 2 nhóm cơ bản: + Nguyên liệu cung cấp chất đạm + Nguyên liệu cung cấp năng lượng Tuy theo điều kiện thực tế, người nuôi cá có thể lựa chọn một số dạng nguyên liệu sau đây để chế biến thức ăn cho cá: 3.1.1. Nguyên liệu cung cấp chất đạm - Trong chế biến thức ăn cho cá, nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. - Nguyên liệu cung cấp đạm có hàm lượng đạm lớn hơn 20%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: đạm động vật và đạm thực vật. 3.1.1.1. Nhóm đạm động vật:
- 42 Nguồn đạm động vật thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn đạm thực vật. * Bột cá: - Bột cá là nguồn cung cấp đạm tốt nhất. Bột cá có hàm lượng đạm cao, trung bình từ 45- 60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển. - Bột cá làm cho thức có mùi hấp dẫn và kích thích cá sử dụng thức ăn. - Hàm lượng khoáng lớn hơn 16%. - Trong chế biến thức ăn cho cá chỉ sử dụng bột cá nhạt (độ mặn dưới 5 %). - Giá thành cao và nguồn nguyên liệu rất biến động. - Chất lượng bột cá phụ thuộc vào loài, độ tươi của nguyên liệu tươi, phương thức chế biến và bảo quản. Hình 3.3.17: Bột cá Bảng 3.3.5: Thành phần dinh dưỡng của một số loại bột cá Tỷ lệ (%) Đạm Mỡ Khoáng Xơ Độ ẩm Nguồn bột cá Cá Anchovy 65 9 16 - 10 Cá trích 72,7 9,1 10,1 - 8,1 Cá mòi 62,6 10,1 19,2 0,7 8,1 Cá trắng 65 5 20 - 10 Bột cá Peru 66,9 0,67 15,2 0,13 8,7 Bột cá Kiên giang 59,2 8,24 24,5 0,12 8,2
- 43 * Bột thịt: - Bột thịt có hàm lượng đạm cao tương đương bột cá (50-60%), tuy nhiên giá trị tiêu hóa đạm của bột thịt thấp hơn so với bột cá (trong thành phần đạm của bột thịt có nhiều loại đạm khó tiêu hóa) - Bột thịt thường được chế biến từ sản phẩm của lò mổ, bao gồm: ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày và lông. - Hàm lượng can xi <3%. - Hàm lượng đạm phụ thuộc vào chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu chế biến Hình 3.3.18: Bột thịt * Giun và bột giun: - Đây là nguồn thức ăn cao đạm dễ tiêu hoá và hấp thu. - Có thể sử dụng trực tiếp giun tươi để làm thức ăn cho cá. Hình 3.3.19: Giun quế Hình 3.3.20: Bột giun
- 44 - Ốc bươu vàng: thịt ốc có thể cho ăn sống hoặc hấp chín bằng hơi nước, phơi khô và nghiền thành bột để sản xuất thức ăn tự chế. Hình 3.3.21: Ốc bươu vàng - Động vật thủy sản tạp Hình 3.3.22: Tép (ruốc) Hình 3.3.23: Cá tạp Bảng 3.3.6: Thành phần dinh dưỡng một số nguồn đạm động vật Tỷ lệ (%) Chất khô Đạm Chất béo Xơ Muối khoáng Nguồn Bột lông vũ 93 83,3 5,4 1,2 2,9 Bột đầu tôm 88 39,5 3,2 12,8 27,2 Bột máu 93 93 1,4 1,1 7,1 Bột nhuyễn thể 92 34,8 2,1 11,6 44,66
- 45 3.1.1.2. Nhóm đạm thực vật: Nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải Nhóm đạm thực vật hiện nay được sử dụng trong thức ăn cho cá với mục đích thay thế nguồn đạm bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. * Bột đậu tương (đậu nành): - Bột đậu tương là nguồn đạm thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất. - Chủ yếu sử dụng bột đậu tương đã tách chất béo có hàm lượng đạm khoảng 47-50%, mỡ không quá 2%. Hình 3.3.24: Đậu tương và khô dầu đậu tương * Bánh dầu đậu phộng (lạc): - Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của quá trình ép dầu. - Hàm lượng đạm của bánh dầu đậu phộng khoảng 45%. - Hàm lượng chất béo khoảng 2% (ép công nghiệp ), 8-10% (ép thủ công). - Bánh dầu đậu phộng dễ bị nấm Hình 3.3.25: Khô dầu lạc (đậu phộng)
- 46 * Bánh dầu bông vải: - Hàm lượng đạm 40 - 50%, hàm lượng mỡ 4 - 5%, hàm lượng xơ khá cao (>12%). - Giàu vitamin B1. - Chứa 0,03 - 0,2% chất ức chế hoạt động của men tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng của thức ăn. Hình 3.3.26: Bánh dầu bông vải Bảng 3.3.7: Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn đạm thực vật Loại nguyên liệu Bánh dầu Bánh dầu Bánh dầu Bánh dầu Tỷ lệ (%) đậu nành bông vải dừa đậu phộng Khối lượng khô 88 91 90 89 Đạm 45-48 41 21,5 45-48 Mỡ 1,9 1,4 1,6 1,1 Khoáng 6,2 6,5 7,0 4,5 Năng lượng thô (MJ/kg) 17,5 17,9 16,1 - Năng lượng tiêu hóa (MJ/kg) 13,5 9,1 - - 3.1.2. Nguyên liệu cung cấp năng lượng: Năng lượng trong thức ăn của cá chủ yếu do tinh bột cung cấp. Tinh bột là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột mì
- 47 * Cám gạo: + Là sản phẩm phụ của công nghiệp say xát. + Hàm lượng đạm trong cám gạo từ 8-13%. + Hàm lượng mỡ từ 7-13%. + Hàm lượng xơ biến động từ 11- 20%. + Giàu vitamin nhómB, vitaminE + Dễ bị ôi mốc, chua và vón cục. Hình 3.3.27: Cám gạo - Bột mì và cám mì: + Hàm lượng đạm 10-14%. + Chứa hầu hết các vitamin B Hình 3.3.28: Cám mì dạng bột, viên - Ngô: + Hàm lượng đạm 8-12%. + Hàm lượng tinh bột khoảng 60%. + Hàm lượng mỡ từ 4-6%. + Giàu vitamin B1 và vitamin E. + Dễ bị nhiễm nấm mốc. Hình 3.3.29: Bột ngô
- 48 Bảng 3.3.8: Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn cung cấp tinh bột Tỷ lệ (%) Độ khô Đạm Mỡ Xơ Khoáng Nguồn Ngô vàng 88 8,5 3,6 2,3 1,3 Gạo 90 12,8 4,6 5,3 7,4 Cám gạo 91 12,8 13,7 11,1 11,6 Khoai lang khô 87 3,2 1,7 2,2 2,6 Khoai mì 87 0,9 1,7 0,8 0,7 Tấm 87 9,5 1,9 0,8 2,1 Lúa mì 88 12,9 1,7 2,5 1,6 Bột mì 88 11,7 1,2 1,3 0,4 Cám lúa mì 89 16,4 4,0 9,9 5,3 3.1.3. Các chất phụ gia Chất kết dính: Tăng độ bền của viên thức ăn, giảm thất thoát dinh dưỡng trong môi trường nước, giảm bụi: Tấm, bột mì, bột lá gòn. Hình 3.3.30: Lá gòn
- 49 Chất tạo mùi: Dùng để dẫn dụ, kích thích cá ăn thức ăn. Chất dẫn dụ thường dùng như: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, dầu mực Hình 3.3.31: Dầu gan mực Premix vitamin - chất khoáng: Bổ sung vitamin và chất khoáng vào thức ăn cho cá; Liều lượng từ 0,5-2% trọng lượng thức ăn tùy vào giai đoạn phát triển và tình hình sức khỏe của cá (hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Hình 3.3.32: Vitamin Chú ý: - Nguyên liệu cung cấp năng lượng cần chú ý hàm lượng xơ: + Xơ nhiều làm giảm sự ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. + Ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn. - Với nguyên liệu cung câp chất đạm: + Cần phối chế thức ăn từ nhiều nguồn đạm. + Mức độ thay thế nguồn đạm bột cá bằng đạm động vật khác hoặc đạm thực vật không nên quá 50% và cần bổ sung premix khoáng, vitamin. - Khi lựa chọn nguyên liệu nên dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giá thành rẻ.
- 50 3.2. Xác định thành phần nguyên liệu Một số công thức thức ăn tham khảo: Bảng 3.3.9: Một số công thức thức ăn cho cá chép, trắm cỏ Công thức 1 (24%Pr) Công thức 2 (23%Pr) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Đỗ tương 40 Cám gạo 64 Ngô 59 Bột cá nhạt 35 Vitamin 0,5 Vitamin 0,5 Khoáng 0,5 Khoáng 0,5 Công thức 3 (24%Pr) Công thức 4 (26%Pr) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Cám gạo 59 Khô đỗ tương 55 Bột cá nhạt 30 Cám gạo 25 Khô đỗ tương 10 Thóc 19 Vitamin 0,5 Vitamin 0,5 Khoáng 0,5 Khoáng 0,5
- 51 3.3. Chế biến thức ăn Các bước tiến hành chế biến thức ăn: Chuẩn bị nguyên liệu Cân các loại nguyên liệu Làm chín nguyên liệu Trộn các nguyên liệu Tạo viên Bảo quản thức ăn tự chế Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Ngô, sắn khô, bột đậu tương, bột cá đã được nghiền nhỏ để riêng từng loại. Bước 2: Cân các loại nguyên liệu Cân các nguyên liệu đã xác định theo công thức thức ăn định phối trộn. Bước 3: Làm chín các loại nguyên liệu như chất kết dính, cám, tấm, cá tạp Bước 4: - Trộn các nguyên liệu chín với nguyên liệu tươi - Trộn các nguyên liệu khô với nguyên liệu ướt. - Các nguyên liệu có tỷ lệ nhiều trộn trước, nguyên liệu có tỷ lệ ít trộn sau. - Trộn bổ sung vitamin C, premix khoáng (1%) vào thức ăn để kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng.
- 52 Bước 5: Tạo viên Cuối cùng cho thức ăn vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc vò thành viên nhỏ (nếu không có máy ép viên). Hình 3.3.33: Tạo viên thức ăn 4. Bảo quản thức ăn Cất trữ hay bảo quản thức ăn đúng cách nghĩa là làm chống lại các tác nhân như nhiệt độ, độ ẩm không khí, vi khuẩn, sự tấn công của côn trùng và các loại gặm nhấm. A B Hình 3.3.34: A- Bảo quản thức ăn không đúng phương pháp B- Bảo quản thức ăn đúng phương pháp Nguyên tắc bảo quản thức ăn:
- 53 - Thức ăn được bảo quản tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn, không được để dưới nền sàn nhà hay dựa vào tường. - Việc bảo quản cần thiết 100% không chạm đến nước, vật liệu bảo quản phải được chống ẩm. - Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thức ăn tuỳ thuộc vào tính chất mà bảo quản và sử dụng vào sản xuất sớm nhất khi có thể. - Các vật liệu bảo quản nhiều cần hạn chế sự phá hoại của nấm mốc và côn trùng. - Sự thông thoát hợp lí trong bảo quản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. - Luôn chú ý rằng, sự bảo quản sẽ không làm tăng chất lượng của sản phẩm mà chỉ làm chậm đi sự giảm phẩm chất của sản phẩm. * Đối với nguyên liệu và thức ăn khô: - Kho bãi phải sạch khô, an toàn, thoáng mát. - Trên bao bì phải có nhãn ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn, ngày sản xuất. - Các bao thức ăn phải đặt trên kệ cao từ 12-15 cm so với nền kho, mỗi một dãy không xếp qua 6 bao theo chiều cao để tránh côn trùng, nấm mốc xâm nhập từ nền kho. - Thức ăn khô chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất, thức ăn nhập trước thì sử dụng trước tránh lãng phí. - Không giẫm đạp lên các bao thức ăn. * Đối với thức ăn dạng ướt hoặc ẩm - Đối với thức ăn là cá tạp nên sử dụng khi cá còn tươi; để tránh ươn, thối có thể cấp đông. - Giữ dầu hoặc mỡ trong các chai, lọ sẫm màu để tránh oxy hoá, hoặc cất giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ trong kho nhỏ hơn 10oC. - Để vitamin trong thức ăn không bị phá huỷ hoặc hàm lượng vitamin không giảm trong quá trình cất giữ, thức ăn phải cất giữ trong các kho lạnh hoặc tủ lạnh. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: 1.1. Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chép, cá trắm cỏ? 1.2. Câu hỏi 2: Trình bày quy trình chế biến thức ăn cho cá? 2. Bài tập thực hành:
- 54 2.1. Bài tập thực hành 1. Thực hành đánh giá chất lượng bằng cảm quan thức ăn công nghiệp cho cá chép, trắm cỏ 2.2. Bài tập thực hành 2: Chế biến 10 kg thức ăn tự chế cho cá C. Ghi nhớ: - Cân nguyên liệu để chế biến thức ăn phải chính xác; - Trộn thức ăn phải đều; - Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không nấm mốc, không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm; - Khi chọn thức ăn công nghiệp phải phù hợp với giai đoạn phát triển của cá; - Thức ăn công nghiệp phải còn trong hạn sử dụng và có chất lượng tốt.
- 55 Bài 04. Cho cá ăn Mã bài: MĐ 03-04 Mục tiêu: - Tính được lượng thức ăn cho cá mỗi ngày; - Thực hiện cho cá ăn theo 4 định; - Kiểm tra sau khi cho cá ăn để điều chỉnh thức ăn. A. Nội dung 1. Xác định lượng thức ăn, số lần cho cá ăn 1.1. Tính lượng thức ăn hàng ngày Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày được xác định dựa trên tỷ lệ cho ăn, khối lượng của cá nuôi trong lồng bè. Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá chép, trắm cỏ nói riêng, xác định khẩu phần thức ăn tối ưu là việc làm rất khó khăn, vì: + Khả năng sử dụng thức ăn của cá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại như: trạng thái sinh lý, tình trạng sức khỏe. + Phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sinh thái như: nhiệt độ nước, độ mặn, oxy hoà tan, pH, Tuy nhiên, việc xác định được khẩu phần thức ăn tối ưu cho cá nuôi là điều rất cần thiết vì khẩu phần thức ăn tối ưu sẽ cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất, hệ số thức ăn thấp, như vậy vật chất thải sẽ ít nhất và nguy cơ suy thoái môi trường sẽ thấp nhất. Trong các yếu tố sinh thái, nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn của cá. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng lên, khẩu phần thức ăn sẽ tăng. Khẩu phần thức ăn có thể xác định bằng công thức sau: M = W.N.S.R Trong đó: + M: khẩu phần thức ăn ngày (kg) + W: là khối lượng trung bình của cá thể (kg). + N: là số lượng cá thể thả ban đầu (con).
- 56 + S(%): là tỷ lệ sống ước tính. + R(%): là tỷ lệ cho ăn (tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá). Ví dụ: một lồng nuôi cá số lượng cá thả ban đầu là 400 con; cỡ cá trung bình tại thời điểm cho ăn là 1kg/ con; tỷ lệ sống ước đạt 90%; tỷ lệ cho cá ăn tính bằng 3% trọng lượng thân. Hãy tính khẩu phần ăn hang ngày của đàn cá trong lồng? Giải Vậy khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá ở lồng nuôi kể trên là: 1(kg/con) x 400(con) x 90(%) x 3(%) = 10,8kg 1.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn Thời điểm cho ăn trong ngày phụ thuộc vào lứa tuổi của cá và tập tính ăn của cá. Do đó, thời gian và lần cho cá ăn như sau: Cho cá ăn 2 lần/ngày, thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào 8-9h sáng và 15-16h chiều. Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho ăn. 2. Cho cá ăn - Áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định” Nguyên tắc 3 xem: + Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn + Xem biến động các yếu tố môi trường + Xem tình trạng sức khỏe của cá Nguyên tắc 4 định: + Định chất lượng: Thức ăn cho cá phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng của cá ở từng giai đoạn. + Định số lượng: Lượng thức ăn cho cá hàng ngày phải đảm bảo cho cá ăn đủ no mà không thừa thức ăn. + Định thời gian: Cho cá ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của cá. Ngoài ra, việc tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của cá. + Định địa điểm: Cho cá ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi cho cá. - Thao tác thả thức ăn phải nhẹ nhàng tránh để cá hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc
- 57 bỏ ăn. - Nên cho ăn từ từ, đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn. - Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của cá sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn bữa kế tiếp cho phù hợp. 2.1. Thức ăn tự chế biến - Cho cá nuôi lồng bè ăn: thức ăn được vắt thành nắm hoặc ép viên qua máy ép đùn và cho cá ăn ở nhiều vị trí trong lồng bè để toàn bộ cá đều được ăn và lượng thức ăn được sử dụng hết, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Cho ăn gián tiếp: thức ăn chế biến tại chỗ sau đó chuyển đến vị trí cho cá ăn Cho ăn trực tiếp: thức ăn chế biến ngay tại cửa lồng bè Hình 3.4.1: Cho cá ăn thức ăn tự chế biến 2.2. Thức ăn công nghiệp Trước khi cho cá ăn cần lưu ý một số vấn đề sau: + Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn;
- 58 + Kiểm tra thức ăn trước khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng ; + Cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế của cá theo tỷ lệ của lần cho ăn đó; + Nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh cho cá thông thường người ta bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa), cách làm như sau: 1. Cân đúng lượng thức ăn trong buổi, cho thức ăn vào thau có độ lớn phù hợp Hình 3.4.2: Cân thức ăn 2. Cân các thành phần cần bổ sung theo đúng liều lượng yêu cầu Hình 3.4.3: Cân các chất bổ sung
- 59 3. Cho hỗn hợp nước này vào thức ăn bằng cách dùng bình xịt phun hoặc rưới đều. Hình 3.4.4: Rưới chất bổ sung vào thức ăn 4. Trộn đều, để vài phút cho bề mặt viên thức ăn khô lại Hình 3.4.5: Trộn đều thức ăn 5. Cho cá ăn: thức ăn được rải đều trên lồng bè để đảm bảo khả năng bắt mồi của cá Hình 3.4.6: Thao tác cho cá ăn
- 60 2.3. Thức ăn xanh - Xử lý thức ăn trước khi cho cá ăn + Thức ăn xanh nên rửa sạch, thái nhỏ trước khi cho ăn. + Cho cá ăn riêng thức ăn xanh trước khi cho ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp - Vận chuyển thức ăn xanh: thức ăn xanh có thể là các loại rong cỏ thủy sinh, các thực vật trên cạn được đưa về lồng bè nuôi. Hình 3.4.7: Chuẩn bị thức ăn xanh cho cá - Cho cá ăn: Hình 3.4.8: Thả thức ăn xanh
- 61 3. Kiểm tra sau khi cho cá ăn - Sau 2 giờ cho ăn, có thể quan sát cá trong lồng bè: cá no thường có bụng to, căng tròn, cá đói bụng nhỏ và không căng tròn. - Quan sát thức ăn dư thừa trong sàng ăn hoặc lồng bè nuôi để đánh giá mức độ sử dụng thức ăn của cá: + Nếu cá nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn cho ăn. + Nếu thức ăn vẫn còn trên sàng, trong lồng bè và cá no thì giảm lượng cho ăn. + Cũng có thể thức ăn còn dư trong sang, trong lồng bè nhưng cá ăn không no thì cần xem lại thức ăn cho cá ăn, tình trạng sức khỏe cá, điều kiện môi trường. Hình 3.4.9: Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của cá 4. Điều chỉnh thức ăn 4.1. Điều chỉnh lượng thức ăn Căn cứ vào lượng thức ăn còn dư trong lồng nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau: - Nếu thức ăn còn thừa một ít nghĩa là lượng thức ăn đủ cho nhu cầu của cá thì giữ nguyên lượng thức ăn; - Nếu thức ăn hết nhanh (khoảng <2 giờ) sau khi cho ăn, nghĩa là cá ăn thiếu thì tăng thêm lượng thức ăn; - Nếu sau khoảng 3 giờ kiểm tra thức ăn còn thừa trong lồng, nghĩa là thức ăn đang dư thừa so với nhu cầu thì giảm lượng thức ăn.
- 62 Ghi nhớ - Trong thời gian nuôi cá, khi nhiệt độ trong ao quá cao hoặc quá thấp, hoặc khi có dấu hiệu bệnh cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để tránh thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi - Nếu thừa thức ăn cũng không giảm quá 10% so với bữa kiểm tra; nếu thức ăn thiếu cũng tăng không quá 5% so với bữa kiểm tra 4.2. Điều chỉnh loại thức ăn - Cần cho cá ăn đúng loại thức ăn qui định; - Cho cá có kích thước nhỏ ăn thức ăn cá có kích thước lớn sẽ thiếu dinh dưỡng, chậm lớn; - Cho cá có kích thước lớn ăn thức ăn cá có kích thước nhỏ sẽ không hấp thu hết đạm trong thức ăn, lượng; đạm thừa sẽ đưa ra ngoài gây ô nhiễm nước ao đồng thời tăng giá thành sản phẩm; mặt khác cá sẽ không thích bắt mồi vì kích thước viên thức ăn không phù hợp cỡ miệng cá. - Khi chuyển sang thức ăn mới nên chuyển từ từ để cá quen dần; - Nên phối hợp nhiều loại thức ăn theo tỉ lệ phân đàn của cá. Ở giai đoạn 1 tháng đầu của quá trình nuôi (do đây là thời gian ương cá, cá dễ hao hụt nhất), nên thức ăn sử dụng 100% là thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao. Đến giai đoạn còn lại của chu kỳ nuôi 4 - 5 tháng nên cho cá ăn bằng thức ăn tự chế biến kết hợp thức ăn viên công nghiệp. Lượng thức ăn công nghiệp chiếm từ 10-20 % trên tổng lượng thức ăn tự chế biến nhằm đảm bảo thức ăn cung cấp đủ mỗi ngày, để tránh cá thiếu thức ăn dẫn đến tình trạng cá lớn dành thức ăn với cá nhỏ làm cá nhỏ thiếu thức ăn, cá chậm lớn và làm giảm tỷ lệ sống của cá nuôi, ảnh hưởng đến năng suất của cá nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày phương pháp cho cá ăn theo “ba xem, bốn định” 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài tập thực hành 1. Tính lượng thức ăn cho lồng nuôi cá chép 2.2. Bài thực hành số 2. Thực hành cho cá trong lồng ăn bằng thức ăn tự chế C. Ghi nhớ: - Cho cá ăn ngày 2 lần; 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều. - Trộn thức ăn phải đều - Cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng
- 63 như tình hình tăng trưởng để tính chính xác lượng thức ăn mỗi ngày theo lượng thức ăn thực tế, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn. - Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngưng cho ăn để chữa trị. - Không được cho cá ăn thức ăn tự chế biến đã để lâu hoặc bị ôi thiu vì dễ làm cá bệnh. - Thức ăn của cá phải đảm bảo không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm.
- 64 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Chăm sóc cá nuôi là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt”, được giảng dạy đầu sau mô đun Chuẩn bị lồng bè nuôi cá, Chọn và thả cá giống và trước các mô đun Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá, Phòng, trị bệnh cá nuôi, Thu hoạch và tiêu thụ cá. - Tính chất: Chăm sóc đàn cá nuôi là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, đặc điểm dinh dưỡng của cá, kiểm tra cá, chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. Mô đun được giảng dạy tạ cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương quy hoạch khu vực nuôi lồng cá chép, trắm cỏ, với đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Hiểu biết về lợi ích, ý nghĩa và nội dung của chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt; + Nhận biết các đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, cá trắm cỏ; + Nêu được phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá; + Nêu được phương pháp chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. - Kỹ năng: + Áp dụng được các nội dung trong quy trình chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt; + Kiểm tra và đánh giá được tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng sức khỏe của cá nuôi; + Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn theo 4 định; - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Rèn tính cẩn thận; + Đảm bảo an toàn lao động.
- 65 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Thời lượng Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra M03-01 Bài 01: Giới thiệu Tích hợp Lớp học 4 4 về nuôi trồng thủy Cơ sở thực sản bền vững hành M03-02 Bài 02: Kiểm tra cá Tích hợp Lớp học 20 2 16 2 Cơ sở thực hành M03-03 Bài 03: Chuẩn bị Tích hợp Lớp học 24 4 20 thức ăn cho cá Cơ sở thực hành M03-04 Bài 04: Cho cá ăn Tích hợp Lớp học 28 2 24 2 Cơ sở thực hành Kiểm tra kết thúc Lớp học 4 4 mô đun Cơ sở thực hành Tổng cộng 80 12 60 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài tập thực hành 3.2.1. Kiểm tra hoạt động của cá nuôi - Nguồn lực cho mỗi nhóm: + Lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ + Thức ăn cá 10kg + Phiếu kiểm tra cá 1 phiếu - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên.
- 66 - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Kiểm tra mức độ bắt mồi của cá theo hướng dẫn giáo viên hoặc chuyên gia; + Kiểm tra hoạt động của cá theo hướng dẫn giáo viên hoặc chuyên gia; - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Quan sát hoạt động của cá Hoạt động bắt mồi của cá Hoạt động bơi lội của cá 3 Ghi phiếu kiểm tra Phiếu được ghi đủ các thông tin 4.2. Bài tập thực hành 3.2.2: Kiểm tra mức độ tăng trưởng và tính tốc độ tăng trưởng của cá. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ + Vợt vớt cá 01 cái + Thùng xốp (605x455x347mm) 01 cái + Cân đồng hồ 5-20kg 01 cái + Phiếu kiểm tra cá 1 phiếu - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Cân cá theo hướng dẫn tại mục 4.3.2. Cân khối lượng cá; + Tính tốc độ tăng trưởng của cá nuôi. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của Đo được chiều dài thân cá cá Cân được trọng lượng thân cá Tính được tốc độ sinh trưởng của cá 3 Ghi phiếu kiểm tra Phiếu được ghi đủ các thông tin
- 67 4.3. Bài tập thực hành 3.3.1: Thực hành đánh giá chất lượng bằng cảm quan thức ăn công nghiệp cho cá chép, trắm cỏ - Nguồn lực: + Kho chứa thức ăn của các cơ sở nuôi cá hoặc cơ sở kinh doanh thức ăn cá. + Đĩa thủy tinh trắng trong hoặc đĩa sứ trắng 1-2 cái + Thước kẹp mm 01 cái + Cốc thủy tinh 100-200ml 1-2 cái + Đũa khuấy gỗ hay thủy tinh 1-2 cái + Sàng có lỗ nhỏ hơn kích thước hạt 01 cái - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Thực hành tại kho Lấy mẫu thức ăn theo hướng dẫn ở mục 2.1.2. kiểm tra thức ăn, bước lấy mẫu của mục kiểm tra viên thức ăn. Thực hành các nội dung tiếp theo ở tại kho hoặc tại lớp học Kiểm tra chỉ tiêu cảm quan, chiều dài, đường kính, độ bền và tỉ lệ vụn nát của mẫu thức ăn theo hướng dẫn ở mục 2.1.2. Kiểm tra viên thức ăn. Ghi kết quả - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Lấy mẫu thức ăn kiểm tra Mẫu thức ăn được lấy đúng phương pháp 3 Đánh giá chất lượng viên thức ăn Các chỉ tiêu được xác định: màu sắc, bằng cảm quan độ đồng đều, mùi vị 4 Kiểm tra độ nổi Xác định được độ nổi của thức ăn 5 Báo cáo kết quả Nhận xét về chất lượng thức ăn trong kho 4.4. Bài tập thực hành 3.3.2. Chế biến 10 kg thức ăn tự chế cho cá - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc chế biến thức ăn tự chế cho cá chép, trắm cỏ - Nguồn lực: + Thau 5 cái
- 68 + Cân 30kg 1 cái + Máy xay thức ăn 1 cái + Bột cá 2kg + Bột nành 2,5kg + Bột ngô 1kg + Cám gạo 3kg + Bột mì 1,5kg Chất phụ gia và các vật dụng đơn giản - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm 5-6 người - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Trộn nguyên liệu Nguyên liệu đủ và được trộn đều 3 Ép viên Liệu được ép thành viên đúng kích cỡ yêu cầu 4.5. Bài tập thực hành 3.4.1: Tính lượng thức ăn cho lồng bè nuôi cá chép - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước công việc tính lượng thức ăn cho cá - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Sổ nhật ký nuôi cá + Máy tính cá nhân 01 cái + Giấy, bút - Cách thức tiến hành: Thực hiện theo nhóm 5-6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Dựa vào số liệu về cỡ cá ghi trong nhật ký, xác định khẩu phần thức ăn cho cá. Dựa vào số liệu về số lượng, cỡ cá trong lồng, khẩu phần thức ăn cho cá, tính lượng thức ăn cho cá. So sánh với số liệu về lượng thức ăn thực tế cho cá và nhận xét. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ
- 69 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Ghi số liệu tăng trưởng Số liệu tăng trưởng của cá 3 Tính lượng thức ăn Tính được lượng thức ăn cho cá nuôi trong lồng 4 Làm báo cáo Báo cáo được kết quả tính lượng thức ăn 4.6. Bài tập thực hành 3.4.2: Thực hành cho cá trong lồng ăn bằng thức ăn tự chế - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc cho cá ăn - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Lồng nuôi cá chép, trắm cỏ + Xô (thau) nhựa lớn 01 cái + Sàng ăn tùy theo diện tích ao + Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái + Thức ăn tự chế lượng cho ăn trong ngày của ao - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập đã được hướng dẫn tại mục 2.1. Cho cá ăn bằng thức ăn tự chế, theo các bước: + Từ số liệu tính toán lượng thức ăn trong ngày như ở câu 2.1. để xác định lượng thức ăn cần cho ăn; + Quan sát, xác định tình trạng cá, điều kiện môi trường, thời tiết; + Cân lượng thức ăn vừa tính toán; + Thực hiện cho cá nuôi ao ăn. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
- 70 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 2 Quan sát cá nuôi trong lồng Tình trạng cá nuôi thông qua hoạt động của cá 3 Cân thức ăn Lượng thức ăn đúng với tính toàn 4 Thực hiện cho cá ăn Thức ăn được rải đều trong lồng Cá bắt mồi tốt V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm, cá nhân điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, cá thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Gọi 01 nhóm/ cá nhân thực hiện kỹ năng của bài thực hành - Các nhóm/cá nhân khác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. 5.1. Bài tập thực hành: Kiểm tra hoạt động của cá nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Kiểm tra được hoạt động Quan sát thao tác của học viên, đối bắt mồi của cá chiếu với hướng dẫn của bài học Tiêu chí 2: Kiểm tra được hoạt động Quan sát thao tác của học viên, đối bơi lội của cá chiếu với hướng dẫn của bài học Tiêu chí 3: Bài báo cáo kết quả Bài báo cáo kết quả 5.2. Bài tập thực hành: Kiểm tra mức độ tăng trưởng và tính tốc độ tăng trưởng của cá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định đúng trọng Sử dụng đúng công thức lượng trung bình của cá Tính đúng kết quả khối lượng trung bình của cá Tiêu chí 2: Tính đúng tốc độ tăng Thực hiện đúng trình tự các bước trưởng của cá trong ao nuôi Tính đúng tốc độ tăng trưởng của cá
- 71 Bài kiểm tra của học viên 5.3. Bài tập thực hành: Thực hành kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng thức ăn của một số loại thức ăn công nghiệp cho cá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Kiểm tra đầy đủ các thông Ghi đầy đủ các thông tin trên bao bì sản tin trên bao thức ăn phẩm Tiêu chí 2: Bảo quản thức ăn đúng kỹ Thực hiện đúng trình tự các bước bảo thuật quản thức ăn Bảo quản thức ăn đúng kỹ thuật 5.4. Bài tập thực hành: Chế biến 10 kg thức ăn tự chế cho cá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn được nguyên liệu và Chọn đúng các nguyên liệu theo yêu xác định đúng thành phần nguyên cầu liệu phối hợp Tính đúng lượng nguyên liệu Tiêu chí 2: Phối trộn cá thành phần Quan sát thao tác của học viên, đối đúng kỹ thuật chiếu với hướng dẫn của bài học. 5.5. Bài tập thực hành: Tính lượng thức ăn cho lồng bè nuôi cá chép Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính lượng thức ăn mỗi Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập ngày trong ao Tiêu chí 2: Cân đúng thức ăn thực tế Quan sát thao tác của học viên, đối trong ngày chiếu với hướng dẫn của bài học Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 5.6. Bài tập thực hành: Thực hành cho cá trong lồng ăn bằng thức ăn tự chế Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định chính xác lượng Quan sát thao tác của học viên, đối thức ăn thực tế trong ao chiếu với hướng dẫn của bài học
- 72 Tiêu chí 2: Cho cá ăn và đánh giá Thực hiện đúng thao tác mức độ thừa, thiếu thức ăn sau mỗi Xác định được tình trạng sử dụng thức cữ cho ăn ăn của cá
- 73 VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguy ễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 2. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003 3. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 4. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000 5. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 6. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 7. Vi ện Nghiên cứu nuôi trồng thủ sản I, tuyển tập báo cáo khoa học, NXB nông nghiệp, 2007
- 74 PHỤ LỤC 1 QUY PHẠM Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy phạm này áp dụng để thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, kiểm soát một cách hệ thống các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động. 1.2. Đối tượng áp dụng: Quy phạm này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Giải thích từ ngữ 2.1. Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP, dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 2.2. An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản có khả năng gây nguy hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái. 2.3. Cơ sở nuôi là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ. 2.4. Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá và xác nhận việc thực hiện quy trình thực hành sản xuất thủy sản của nhà sản xuất phù hợp với Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). 2.5. Tổ chức chứng nhận VietGAP là tổ chức có đủ năng lực và điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện kiểm tra, chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam.
- 75 Chương II NỘI DUNG QUY PHẠM 1. Các yêu cầu chung Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 1.1 Yêu cầu pháp lý 1.1.1 Hoạt động của cơ sở Phải có các giấy tờ hợp lệ theo các quy nuôi phải tuân thủ các định hiện hành của Nhà nước như: giấy quy định của Nhà chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết nước. định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường; hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đủ điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đáp ứng các yêu cầu về sử dụng lao động. 1.1.2 Cơ sở nuôi phải có hồ Phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ sơ đăng ký hoạt động quan quản lý có thẩm quyền theo quy định sản xuất hợp lệ. của Nhà nước và có hồ sơ hợp lệ. 1.1.3 Vị trí địa lý của cơ sở Phải có hồ sơ về tọa độ địa lý và sơ đồ vị nuôi phải được xác trí từng ao nuôi. Tọa độ này cần chỉ rõ tâm định rõ ràng. của khu vực sản xuất (nếu diện tích nhỏ hơn 1 ha) hoặc các góc của mặt bằng (nếu diện tích lớn hơn 1 ha). Các tọa độ (vĩ độ và kinh độ theo độ và phút) phải chính xác đến hai chữ số thập phân của đơn vị phút (ví dụ 150 22,65' N; 220 43,78' E) theo hệ thống tọa độ VN2000. Dữ liệu về tọa độ địa lý phải được nhập vào Cơ sở dữ liệu của VietGAP do cấp có thẩm quyền quản lý ngay khi thực hiện được. 1.1.4 Cơ sở nuôi phải nằm Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy trong vùng quy hoạch hoạch nuôi trồng thủy sản và được tham phát triển nuôi trồng chiếu theo tọa độ VN2000 hoặc có văn bản
- 76 thủy sản. xác nhận của chính quyền địa phương về khu vực nuôi đó là hợp pháp hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 1.2 Hồ sơ ghi chép 1.2.1 Cơ sở nuôi phải xây Phải có biển báo, biển đánh dấu đối với dựng hệ thống đánh từng ao và sơ đồ/bản đồ chỉ rõ từng phần cụ dấu cho từng khu vực thể như khu vực ao nuôi, kênh cấp, kênh sản xuất và thể hiện thoát, ao chứa, nhà kho và có thể tham chiếu trên sơ đồ/bản đồ. theo hệ thống đánh dấu. 1.2.2 Phải có hồ sơ ghi chép Hồ sơ ghi chép phải đầy đủ thông tin về tổng thể và chi tiết đến quá trình sản xuất đến khi thu hoạch tại tất cả từng ao nuôi bao gồm các ao nuôi và các hoạt động khác liên quan các thông tin về hoạt của cơ sở nuôi bao gồm: động nuôi trồng thủy - Hồ sơ mua hàng bao gồm hợp đồng, hóa sản diễn ra tại cơ sở đơn mua hàng, ghi chú về từng sản phẩm nuôi. nhập vào và biên bản kiểm tra hàng nhập. - Hồ sơ lưu kho các vật tư liên quan đến hoạt động sản xuất và lưu kho hàng năm. - Hồ sơ sản xuất từ khâu cải tạo ao nuôi đến khâu thu hoạch (bao gồm nhật ký từng ao nuôi). Hồ sơ này phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin mà VietGAP yêu cầu. - Các ghi chép về đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn xuất đi nếu có. 1.2.3 Cơ sở nuôi phải có hồ Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh cơ sở sơ và tài liệu hướng nuôi tuân thủ các điều kiện VSATTP và các dẫn về đảm bảo các tài liệu hướng dẫn đảm bảo cơ sở nuôi đáp điều kiện vệ sinh an ứng các quy định về VSATTP của Nhà nước. toàn thực phẩm (VSATTP). 1.3 Truy xuất nguồn gốc 1.3.1 Trong trường hợp cơ Cơ sở nuôi phải kê khai thông tin toàn bộ sở nuôi chỉ xin đăng các trang trại đang sử hữu và các sản phẩm ký cấp chứng nhận sản xuất cùng chủng loại và xin cấp bổ sung VietGAP cho một mã số VietGAP phụ để phân biệt sản phẩm
- 77 phần của sản phẩm thì được cấp chứng nhận VietGAP và sản phẩm phải có hệ thống phân không được cấp chứng nhận VietGAP. biệt chứng minh được Phải có một hệ thống có thể phân biệt tại các sản phẩm được cấp chỗ để tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm chứng nhận VietGAP được cấp chứng nhận và không được cấp và không được chứng chứng nhận VietGAP. Có thể thực hiện qua nhận VietGAP. xác định trực quan hoặc qua qui trình sơ chế sản phẩm, qua các hồ sơ liên quan (ví dụ như số ao nuôi). 1.3.2 Việc di chuyển động Phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về tất vật thủy sản nuôi bên cả hoạt động di chuyển vật nuôi trong toàn bộ trong cơ sở nuôi, từ vòng đời: di chuyển bên trong cơ sở nuôi, từ ngoài vào hoặc từ ngoài vào hoặc từ trong ra. Các thông tin bao trong ra phải lưu vào gồm tên loài, số lượng, sinh khối, số ao/ khu hồ sơ và truy xuất vực nuôi. được. 2. Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Nguyên tắc Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của FAO, Liên Hợp quốc và WHO. Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 2.1 Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học 2.1.1 Cơ sở nuôi phải thực Phải lập danh mục thuốc, hóa chất, chế hiện kiểm kê, cập nhật phẩm sinh học trong kho và thực hiện kiểm tất cả các loại thuốc, kê định kỳ hàng tháng. Danh mục này phải hóa chất, chế phẩm liên tục được cập nhật đối với tất cả các sản sinh học trong kho. phẩm nhập kho, lưu kho và sử dụng. 2.1.2 Cơ sở nuôi chỉ được Chỉ được sử dụng các loại thuốc, hóa chất, sử dụng những loại chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được thuốc, hóa chất, chế phép lưu hành của cấp có thẩm quyền và phẩm sinh học nằm phương pháp điều trị đã được cán bộ chuyên trong danh mục được môn hướng dẫn áp dụng đối với các loài nuôi
- 78 phép lưu hành của cấp có tên cụ thể. có thẩm quyền và Phải có một bảng liệt kê tất cả các loại hóa phương pháp điều trị chất có thể sẽ sử dụng tại cơ sở nuôi như một đã được cán bộ chuyên phần trong Kế hoạch Quản lý sức khỏe động môn hướng dẫn áp vật thủy sản (tiêu chuẩn 3.1.1). dụng đối với từng loài nuôi cụ thể. 2.1.3 Cơ sở nuôi phải bảo Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải quản các loại thuốc, được lưu trữ trong kho an toàn, có khóa và hóa chất, chế phẩm những điều kiện khác theo chỉ dẫn ghi trên sinh học theo hướng nhãn mác. dẫn ghi trên nhãn, Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh đúng quy định. học phải được lưu trữ riêng biệt trong kho để loại trừ nguy cơ ô nhiễm chéo, đặt ở nơi kiên cố, thông hơi tốt, không tiếp xúc với các hóa chất khác. 2.1.4 Các loại thuốc, hóa Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học hết chất, chế phẩm sinh hạn sử dụng phải được loại bỏ đúng qui định học quá hạn sử dụng và phải có hồ sơ ghi chép để chứng minh. phải được loại bỏ đúng cách. 2.2 Vệ sinh 2.2.1 Cơ sở nuôi phải có bản Bản đánh giá các mối nguy về an toàn vệ đánh giá mối nguy về sinh phải bao gồm cả các mối nguy về môi an toàn vệ sinh. trường nuôi. Các mối nguy phụ thuộc vào sản phẩm được sản xuất và/ hoặc được cung cấp. Đánh giá mối nguy phải được rà soát, điều chỉnh lại hàng năm và cập nhật khi có thay đổi. 2.2.2 Cơ sở nuôi phải có các Các hướng dẫn về an toàn vệ sinh phải văn bản hướng dẫn về được treo, dán, trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy, an toàn vệ sinh. bằng biển báo rõ ràng (có hình minh họa) và/hoặc bằng (các) ngôn ngữ phổ thông đối với người lao động. Tối thiểu, các hướng dẫn phải bao gồm: - Yêu cầu rửa tay;
- 79 - Băng kín các vết thương hở trên da; - Hạn chế hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc; - Cảnh báo về tất cả các khả năng lây nhiễm hoặc tình trạng tương tự, bao gồm các dấu hiệu mắc bệnh (ví dụ nôn mửa, vàng da, tiêu chảy) mà nếu bị mắc phải thì người lao động sẽ bị cấm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản và thực phẩm; - Sử dụng quần áo bảo hộ thích hợp. 2.3 Chất thải 2.3.1 Các loại chất thải và Phải có bảng liệt kê các loại chất thải (ví nguồn có khả năng gây dụ giấy, bìa, chất dẻo, dầu, v.v ) và nguồn ô nhiễm phải được gây ô nhiễm (ví dụ phân bón dư thừa, khí nhận diện tại cơ sở thải, dầu, nhiên liệu, tiếng ồn, bùn thải, hóa nuôi. chất, nước tắm/ rửa, thức ăn thừa, rong tảo vữa ra khi giặt lưới, v.v ) tạo ra trong quá trình nuôi. 2.3.2 Cơ sở nuôi phải có hệ Các loại rác/chất thải phải được thu gom, thống và thực hiện thu phân loại, tập kết và xử lý đúng cách theo quy gom, phân loại, tập kết định. và xử lý rác/chất thải Phải có hồ sơ ghi chép về việc thu gom, đúng qui định. phân loại, tập kết và xử lý chất thải của cơ sở nuôi. 2.3.3 Cơ sở nuôi phải dọn Không có rác/chất thải ở xung quanh khu sạch rác và chất thải. vực nuôi hoặc nhà kho. Không đốt chất thải có nguồn gốc là nhựa, giấy hay bỏ lại các chất này trong môi trường Tất cả rác và chất thải phải được dọn sạch, kể cả nhiên liệu bị tràn đổ.
- 80 2.3.4 Cơ sở nuôi phải có đủ Phải có nhà vệ sinh tự hoại đủ dùng cho nhà vệ sinh tự hoại và công nhân tại cơ sở nuôi và đảm bảo nước nước thải sinh hoạt từ thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom, nhà vệ sinh không làm xả qua hệ thống nước thải, không làm nhiễm nhiễm bẩn khu vực sản bẩn khu vực sản xuất và hệ thống cấp nước. xuất và hệ thống cấp Phải có hồ sơ ghi chép về việc loại bỏ chất nước. thải sinh hoạt và các phương tiện thu gom chất thải phải có sẵn khi kiểm tra. 2.4 Thu hoạch và sau thu hoạch 2.4.1 Thu hoạch và vận Phải thực hiện thu hoạch và vận chuyển chuyển sản phẩm nuôi sản phẩm (nếu cơ sở nuôi tự vận chuyển) đến trồng thủy sản phải nơi tiêu thụ đảm bảo điều kiện VSATTP. được thực hiện đúng Phải có hồ sơ ghi chép về quá trình thu cách, đảm bảo hoạch, vận chuyển. Công nhân phải có hiểu VSATTP. biết về vấn đề này. 2.4.2 Giữa hai vụ nuôi, cơ Phải có sẵn các hồ sơ ghi chép về các quy sở nuôi phải thực hiện trình tẩy trùng và/hoặc các giai đoạn tạm tẩy trùng và/hoặc tạm ngừng nuôi thích hợp giữa hai vụ nuôi tùy ngừng nuôi. theo đối tượng nuôi và điều kiện nuôi cụ thể. 3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 3.1 Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản 3.1.1 Phải có Kế hoạch quản Phải có Kế hoạch Quản lý sức khỏe động lý sức khỏe vật nuôi và vật thủy sản (QLSKĐVTS) kèm chữ ký xác được cán bộ chuyên nhận của cán bộ chuyên môn. môn xác nhận. Nội dung Kế hoạch bao gồm: Tên và vị trí cơ sở nuôi; Thống kê các bệnh đã từng phát
- 81 hiện; Các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện để xử lý các bệnh từng gặp; Các quy trình chuẩn bị ao nuôi; Các quy trình sử dụng vacine (nếu có); Chương trình kiểm tra tại chỗ để phát hiện các mầm bệnh có liên quan; Các quy trình quản lý nguồn nước để phòng bệnh; Hồ sơ ghi chép về các đợt kiểm tra định kỳ của cán bộ chuyên môn; Tần suất và phương pháp loại bỏ cá thể nuôi nhiễm bệnh hoặc chết; phương pháp cách ly ao nuôi có bệnh; Các phương pháp phòng ngừa khác nếu có; Các quy trình vận chuyển giống và sản phẩm thu hoạch; Phương án đối phó với bùng phát dịch bệnh bao gồm việc báo cáo diễn biến dịch bệnh cho cán bộ chuyên môn và những người có liên quan; Các quy trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng. 3.1.2 Tất cả các biện pháp Người nuôi phải biết được các biện pháp điều trị bệnh động vật điều trị bệnh động vật thủy sản nuôi đã, đang, thủy sản nuôi phải sẽ áp dụng và chứng minh rằng các phương được áp dụng và được pháp này phù hợp với các quy định hiện hành ghi chép phù hợp với (nếu có) và Kế hoạch QLSKĐVTS. các quy định hiện hành (nếu có) và phù hợp với Kế hoạch QLSKĐVTS. 3.2 Con giống và thức ăn 3.2.1 Con giống thả nuôi Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh con phải được mua từ cơ giống được mua từ cơ sở đã được chứng sở cung cấp giống đã nhận. Các nhà cung cấp con giống cho cơ sở được cơ quan thẩm nuôi phải được đăng ký/ chứng nhận đúng quyền chứng nhận đạt quy định. chuẩn. 3.2.2 Con giống đưa vào cơ Phải có giấy kiểm dịch về con giống của sở nuôi phải đảm bảo cấp có thẩm quyền; giấy kiểm dịch phải có đạt tiêu chuẩn Việt kết quả âm tính đối với các bệnh truyền Nam (TCVN) và phải nhiễm phổ biến.
- 82 được kiểm dịch. Con giống phải đạt TCVN (về kích cỡ, ngày tuổi) Hồ sơ ghi chép về con giống (chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận đạt TCVN) phải có sẵn tại cơ sở nuôi. 3.2.3 Lượng thức ăn và chế Phải có hệ thống theo dõi tại chỗ để đảm độ cho ăn cho ăn phải bảo lượng thức ăn cho ăn phù hợp với nhu phù hợp với nhu cầu cầu của động vật thủy sản nuôi và ghi chép của động vật thủy sản lại chế độ cho ăn hàng ngày. nuôi. Chế độ cho ăn phải tuân theo một quy trình/chế độ nuôi hợp lý hoặc quy trình nuôi đã được cơ quan thẩm quyền quy định. 3.2.4 Thức ăn sử dụng phải Thức ăn công nghiệp phải được mua từ cơ có nguồn gốc rõ ràng. sở sản xuất thức ăn (hoặc đại lý) đã được cấp Nếu là thức ăn công phép và loại thức ăn phải nằm trong danh nghiệp thì phải được mục được phép lưu hành của cơ quan quản lý cấp phép lưu hành của nhà nước có thẩm quyền. cơ quan thẩm quyền. Được phép dùng thức ăn tự chế biến nhưng phải đảm bảo chất lượng theo TCVN và phải ghi chép các thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn. 3.2.5 Cơ sở nuôi phải có tài Phải có tài liệu ghi chép chi tiết về tất cả liệu ghi chép về các các chất bổ sung vào thức ăn cho động vật chất bổ sung vào thức thủy sản như chất tạo màu, chất chống oxy ăn nếu có sử dụng. hóa, chất kích thích miễn dịch, men vi sinh nếu có sử dụng. Thức ăn và các chất bổ sung dùng trong cơ sở nuôi phải được mua từ nhà cung cấp đã được cấp phép hợp pháp. 3.2.6 Các loại thức ăn, bao Người nuôi phải được đào tạo và hướng gồm cả thức ăn có trộn dẫn về cách bảo quản và sử dụng thức ăn. thuốc, phải được bảo Thức ăn phải được bảo quản và sử dụng theo quản và sử dụng theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất quy trình hướng dẫn (yêu cầu về nhà kho, điều kiện cất giữ, cách của nhà sản xuất. sử dụng và thời hạn sử dụng).
- 83 3.3 Điều trị 3.3.1 Không sử dụng các Các hormone và chất kháng sinh không loại hormone và các được sử dụng để kích thích tăng trưởng hay chất kháng sinh để phòng bệnh. kích thích tăng trưởng Chỉ dùng thuốc kháng sinh trong trường hay phòng bệnh trong hợp động vật thủy sản nuôi được cán bộ suốt quá trình nuôi. chuyên môn chẩn đoán là đã mắc bệnh truyền nhiễm. Phải có bảng kê các loại kháng sinh và liều đã dùng trong quá trình nuôi. 3.3.2 Cơ sở nuôi phải lưu Các sản phẩm được sử dụng/bảo quản giữ hồ sơ về việc mua trong kho phải được ghi chép theo mẫu quy và sử dụng thuốc thú y định. Hồ sơ mua gồm: Ngày mua; Tên sản hợp pháp bao gồm cả phẩm; Số lượng mua; Số lô; Hạn sử dụng; việc sử dụng thức ăn Tên nhà cung cấp. Hồ sơ điều trị gồm: Số lô; trộn dược phẩm. Ngày bắt đầu điều trị; Tên loài được điều trị; Số lượng hoặc sinh khối thủy sản được điều trị; Liều lượng và tổng lượng thuốc sử dụng; Ngày kết thúc điều trị; Ngày hết hạn; Ngày sớm nhất động vật thủy sản nuôi được thu hoạch; Tên (những) người cho dùng thuốc theo ngày. 3.4 Theo dõi tỷ lệ sống 3.4.1 Số lượng con giống, Số lượng con giống, khối lượng trung khối lượng trung bình, bình, mật độ nuôi và tổng sinh khối động vật mật độ nuôi và tổng thủy sản nuôi phải được kiểm soát thường sinh khối của động vật xuyên tại từng đơn vị sản xuất. Hồ sơ ghi thủy sản nuôi phải chép về việc này phải có sẵn. được theo dõi thường xuyên. 3.4.2 Các dấu hiệu động vật Các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị thủy sản nuôi bị stress stress hoặc bị bệnh phải được ghi chép hàng hoặc bị bệnh phải ngày vào Sổ nhật ký nuôi. được ghi chép hàng ngày.
- 84 3.4.3 Việc kiểm tra và loại Động vật thủy sản nuôi bị chết trong ao bỏ động vật thủy sản phải được loại bỏ hàng ngày đúng cách. nuôi bị chết phải được Trong các trường hợp đặc biệt (ví dụ thời tiết thực hiện hàng ngày. xấu, tỷ lệ chết thấp) thì có thể loại bỏ hàng tuần. Số lượng động vật thủy sản nuôi chết và lý do chết phải được ghi chép lại. Sổ Nhật ký nuôi về tỷ lệ chết hàng ngày và lý do chết (nếu biết), phải có sẵn tại từng đơn vị sản xuất. Công nhân phải có sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe động vật thủy sản/các lý do động vật thủy sản nuôi chết. 3.4.4 Cơ sở nuôi phải thông Phải thông báo cho các cơ quan chức năng báo cho các cơ quan khi có dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông chức năng có liên quan nghiệp và phát triển nông thôn. về dịch bệnh theo quy định. 3.4.5 Cơ sở nuôi phải có hệ Động vật thủy sản nuôi bị chết phải được thống thu gom và xử thu gom và xử lý đúng cách theo quy định lý động vật thủy sản của Nhà nước để đảm bảo không gây ảnh chết theo quy định. hưởng đến môi trường và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan mầm bệnh. Phải có nhật ký ghi chép quá trình này. 4. Bảo vệ môi trường Nguyên tắc Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn Tiêu Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ chuẩn 4.1 Quản lý tác động môi trường 4.1.1 Cơ sở nuôi phải Đánh Phải có báo cáo ĐTM trong đó bao gồm giá Tác động Môi tất cả các hoạt động tại cơ sở nuôi.