Giáo trình Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật

pdf 46 trang huongle 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_san_xuat_thuoc_bao_ve_thuc_vat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật

  1. Cơng nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật
  2. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 1 Môn học: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Phần I : KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHƯƠNG I : CÁC NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN I. THUỐC TRỪ SÂU HẠI , NẤM BỆNH: 1. Nguyên liệu: Thành phần chính trong thuốc là họat chất chính trong thuốc tác động đến sâu hại nấm bệnh, vì vậy mỗi lọai thuốc có những đặc tính riêng của nĩ. Hiện nay có các loại thuốc : „ Thuốc Carbamate được khám phá vào những năm cuối thập niên 60 , và nhiều thuốc trong nhóm này tỏ ra an toàn và hiệu lực , trong số đó co ùcarbaryl. „ Thuốc thuộc nhóm pyrethroide có tác dụng tiêu diệt nhanh các lọai côn trùng, an toàn đối với con người và dễ bị phân huỹ bởi ánh sáng mặt trời . a. Các hậu quả do thuốc trừ dịch hại gây ra : Thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến, đóng gói, vận chuyễn, tồn trữ và sử dụng. Sự ô nhiễm đó không được kiểm soát sẽ gây tác hại cho môi trường và con người Thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, lâm nghiệp và sinh hoạt. Việc sử dụng rộng rải thường kèm theo nhiều hậu quả xấu do người sử dụng có trình độ kỹ thuật thấp, thói quen sử dụng và tập quán vệ sinh khác nhau . Hiện nay có quá nhiều loại thuốc lưu hành mà người sử dụng khó hiểu biết hết mọi tác động xấu của chúng gây ra. Ngòai ra, các hậu quả thường xảy ra do thiếu trách nhiệm, lơ đễnh hoặc tai nạn. b. Tác động của thuốc trừ sâu đến sinh thái : Thuốc trừ sâu thường gây rối loạn sinh thái thông qua việc tích luỹ hay đảo lộn vĩnh viển hoặc trong thời gian lâu dài cân bằêng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp là tác động chủ yếu, trong đó các vấn đề như tính kháng của dịch hại đối với thuốc, sự diễn biến của các loài dịch hại và hậu quả do thuốc gây ra đối với những loài không phải là đối tượng tiêu diệt là những vấn đề quan trọng nhất do việc sử dụng thuốc gây ra: „ Sự gia tăng tính kháng : Đây là hiện tượng mà một số cá thể chịu đựng được nồng độ chất độc mà chất đó có thể gây chết một số lớn các cá thể cùng loại. Bộ máy di truyền của các cá thể này truyền Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 1
  3. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 2 tính kháng thuốc lại cho những thế hệ sau do đó làm gia tăng liều lượng thuốc cần dùng dẫn tới mất hiệu quả kinh tế . Tính kháng thuốc tăng của côn trùng làm người nông dân phải tăng liều lượng thuốc và rút ngắn chu kỳ phun xịt, hoặc âm thầm tìm những loại thuốc mà nhà nước đã có khuyến cáo hạn chế hoặc cấm sử dụng vì quá độc, hoặc người nông dân tự bày ra những kiểu pha trộn làm tăng tính độc lên rất cao do hiệu ứng cộng hưởng. Điều này tất yếu dẫn tới sự gia tăng dư lượng thuốc trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người . „ Diễn biến của côn trùng : Trong quá trình diễn biến một loại côn trùng trước đó không quan trọng bổng dưng gây thiệt hại đáng kễ cho cây trồng là do: các thiên địch của chúng bị tiêu diệt, côn trùng này có tính kháng thuốc mạnh hơn côn trùng kia, các điều kiện khác trở nên thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng . „ Sự tiêu diệt thiên địch : Phần lớn thuốc có phổ tác dụng rộng, diệt cả côn trùng có hại lẫn côn trùng có ích. Do đó yếu tố cân bằng bị thay đổi, vì vậy khi kháng thuốc thì dịch hại rất dễ xảy ra. Mặt khác ngay cả khi côn trùng không bị chết do thuốc thì dân số của chúng cũng bị giảm đi vì nguồn thức ăn của chúng bị giảm. Ví dụ: Ảnh hưởng của rotenone lên qúa trình phục hồi thiên địch: a/. Đối với các nhĩm thiên địch: Bảng 6: So sánh sự khác nhau về phục hồi thiên địch của rotenone so với Bt, Karate và Trebon Nghiệm thức Ngày sau sau phun thuốc 1 3 7 10 Rot.1,5% (6,4l/ha) 59.0b 66.5b 50.5ab 18.1ab Rot 2,0% (9,6l/ha) 63.4b 74.1bc 49.0ab 18.5ab Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 2
  4. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 3 BT 0.7 l/ha 28.4a 36.0a 37.2a 6.4ab BT 0.1 l/ha 32.7a 40.6a 42.4a 9.6a Karate 0.5 l/ha 84.3d 98.3d 68.0c 44.5c Trebon 0.64 l/ha 77.9c 83.9cd 63.2bc 37.2bc Các lồi thiên địch bị ROT1,5EC trừ diệt 18-66% trong 10 ngày sau khi xịt thuốc, cao hơn Bt 1,2-2 lần. Các số liệu trong bảng 6 cũng cho thấy rằng sau 10 ngày xịt thuốc hiệu lực diệt thiên địch của ROT1,5EC chỉ cịn 25%, điều đĩ cĩ nghĩa là tất cả các loại thiên địch đã phục hồi được 75%, chế phẩm Bt cũng cĩ kết qủa tương tự như vậy. TRong lúc đĩ các loại thuốc hĩa học tổng hợp khác như Karate va Trebon sau 10 ngày xịt thuốc hiệu lực diệt thiên địch vẫn cịn 52%- 47,8%, điều đĩ cĩ nghĩa là thiên địch chỉ mới phục chồi dưới 50% bằng một nữa so với ROT,5EC hoặc Bt. Các loại thiên địch trên lúa phục mà chúng tơi khảo sát trong thí nghiệm là: nhện, bọ xít hơi, bọ xít mũ xanh, kiến 3 khoang, ong ký sinh, bọ rùa b/. Đối với nhĩm nhện thiên địch: Các kết qủa trên càng thấy rõ hơn khi khảo sát khả năng phục hồi trên nhĩm nhện thiên địch. Cu thể là hiệu qủa của ROT1,5 EC lên nhện thiên địch thấp hơn bất kỳ một loại thiên địch hay sâu hại lúa nào (54%- 65%). 10 ngày sau khi xịt, hiệu qủa của ROT1,5EC trên nhên thiên địch giảm xuống cịn 12,9-13,5% so với sau một ngày xịt là 32,6-38,0%. Vào thời điểm đĩ, hiệu lực của Bt xuống cịn 12,1-16,6% so với ngày đầu tiên là 18,5-18,7%, điều đĩ cĩ nghĩa là hiệu lực tác dụng của nĩ vẫn cịn 65,5-88,7%. Như vậy khả năng phục hồi thiên địch của RĨT1,5EC gấp 2 -3 lần so với Bt. Đối với các thuốc hố học , đế ngày thứ 10 sau khi xịt, nhện thiên địch vẫ cịn bị trừ diệt từ 18,5 đến 24,6% gấp 1,5-2 lần so với RĨT,5EC. Bảng 6: Ảnh hưởng của rotenone lên phục hồi nhện thiên địch trên lúa- ĐVT: Tỉ lệ % nhện thiên địch chết (%) Ngjiệm thức Ngày sau xịt thuốc 1 3 7 10 ROTND 1,5% (6,4l/ha) 32.6b 34.8ab 16.5a 12.9a ROTND 2,0% (9,6l/ha) 38.0b 49.6b 14.6a 13.5a Bt 0.7 l/ha 18.5a 24.1a 28.9b 12.1a Bt 0.1 l/ha 18.7a 25.3a 30.3b 16.6ab Karate 0.5 l/ha 90.6c 94.4d 36.0c 24.6b Trebon 0.64 l/ha 86.8c 77.1c 25.3c 18.5ab Bi?u đ ? : ? nh hư ? ng c?a ch? ph?m R O T N D lên ph? h?i nh?n th iên đ ?c h . ROTND 100 1,5% (6 ,4 l/h a) 90 ROTND 80 2,0% (6 ,4 l/h a) 70 Trebon 0. 60 l/h a 50 Bt 0.7 l/ha 40 Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh t? l? nh? ch?t (%) nh? ch?t l? t? 30 3 Bt 0.1 l/ha 20 10 Karate 0.5 0 l/h a 1,3,7 và 10 ngày sau khi x? thu?c
  5. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 4 b. Sự ô nhiễm môi trường: Sự ô nhiễm môi trường do thuốc thường do tính tồn lưu quá lớn của thuốc. Tính tồn lưu có lợi trong một số trường hợp nhưng lại bất lợi cho môi trường. Thuốc dùng trong nông nghiệp không phải chỉ giới hạn trong vùng xử lý, thuốc có thể bị bốc hơi đưa vào khí quyển hoặc bị gió đưa đi xa. Thuốc có thể bị lắng đọng tại các nơi có nước do mưa rửa trôi xuống, thuốc có thể hiện diện trong đất, nước, không khí, súc vật, con người và nhiều loại sản phẩm khác nhau. 2. Phụ gia : „ Tạo môi trường bền khi chưa sử dụng. „ Tăng hoạt tính của thuốc trừ sâu. „ Tăng khả năng hấp thu là khả năng hút các phân tử của chất khác, của cây và của thuốc trừ sâu nhờ đó mà giữ chúng lại. Nhờ có tính chất đó mà cây giữ được thuốc từ đó hạn chế sự rửa trôi. „ Giảm giá thành, nhưng vẫn đảm bảo đủ nồng độ tối thiểu để trừ sâu hại nấm bệnh. II Thuốc trừ cỏ : 1. Định nghiã cỏ : - Cỏ là một loại cây mọc không đúng chỗ mong muốn. - Cỏ là một loại cây mọc lên không do gieo trồng lại gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi. - Cỏ là một loại cây hoặc một bộ phận cây tác hại đến những mục tiêu của con người . - Cỏ là một loại cây mà giá trị của nó chưa khám phá hết. 2. Phân loại thuốc diệt cỏ : Có nhiều cách phân loại thuốc diệt cỏ như sau : Phân loại theo thời gian sử dụng : • Đối với cỏ: trước nẩy mầm hoặc sau nẩy mầm . • Đối với cây trồng : trước khi trồng và sau khi trồng . Phân loại theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc: Phân loại này có tính tương đối tùy theo liều lượng sử dụng và trạng thái sinh trưởng của cây trồng . Phân loại dựa theo tác dụng trên lá hoặc trên đất : • Một số thuốc diệt cỏ chỉ nằm trong một nhóm . • Một số thuốc khác lại nằm trong cả hai nhóm . Phân lọai theo tiếp xúc hoặc lưu dẫn Phân loại dựa theo cách tác dụng : Thuốc tác động vào những quá trình sinh lý của cây, một số đã xác định, một số còn chưa biết rõ . Phân loại theo nhóm hóa học: Nhóm triazxics Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 4
  6. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 5 Nhóm các chất thế của urê . Nhóm các hợp chất của phenoxy Nhóm dinitroanilin Nhóm carbanate Nhóm dinitrophenol Nhóm bipyridylium phân loại theo cách sử dụng: Tiếp xúc Phun trên lá Chuyễn vị Chọn lọc Thuốc diệt cỏ Phun vào đất Chuyễn vào cây Không di chuyễn Tiêp xúc Phun trên lá Chuyễn vị Không di chuyễn Xông hơi Phun vào đất Lưu bã. 3/ Những đặc điểm về sự chọn lọc thuốc diệt cỏ : Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ phá vở các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây trồng. Sự chọn lọc có tính chất tương đối, thường phải chỉ rỏ điều kiện và liều lượng dùng. Để có thể tác động đến cỏ, thuốc cần phải : • Tiếp xúc với cỏ . • Thấm sâu vào các bộ phận cỏ . • Di chuyễn đến vị trí tác động bên trong cây . • Gây độc đến các bộ phận của cỏ. 4/ Các dạng chế phẩm thuốc diệt cỏ : Bào chế các chế phẩm là cách chuẩn bị để đưa thuốc vào sử dụng. Một loại thuốc diệt cỏ ở dạng kỹ thuật là hoá chất tinh khiết ở dạng lỏng hoặc rắn, hòa tan hoặc không hòa tan trong nước hoặc trong các dung môi khác nhau. Bởi vì cần phải phun trải đều một số ít thuốc diệt cỏ trên một diện tích lớn, cần phải dùng đến một số phương pháp phun khác nhau và phần lớn cần dùng đến nước. Vì vậy đa số thuốc diệt cỏ được chế hoá để có thể hòa tan trong nước . Thường có ít dạng chế phẩm sử dụng ở dạng khô, nếu có chúng phải được trộn với một chất trơ chẵng hạn như đất sét xay mịn. Khi quyết định chế hóa sản phẩm cần quan tâm các vấn đề sau: a / Các chế phẩm dạng dịch đậm đặc tan được trong nước: + Chất hoạt động có thể được hòa tan dể dàng vào nước để tạo ra một dung dịch thật. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 5
  7. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 6 + Nhà bào chế có thể hòa tan thuốc vào nước để tạo một dịch đặc gốc để sau đó người nông dân hòa tan thêm ra . + Thuốc cũng có thể bán ra dưới dạng bột khô hòa tan được trong nước. + Có thể trộn thêm các chất phụ gia vào để tăng cường hiệu lực của thuốc. ++ Các chất thấm ướt để cải thiện tính lưu giữ và xâm nhập của thuốc. ++ Các chất gây phân tán để ngăn ngừa sự kết tủa của thuốc ở nước cứng. + Các đặc điểm quan trọng của những chế phẩm ở dạng dịch đậm đặc: ++ Tương đối rẻ tiền . ++ Không cần phải lắc bình phun nhiều lần . ++ ít nguy hiểm cho người dùng vì thuốc rửa trôi khỏi da nhanh chóng . ++ Có thể sử dụng được với nước cứng . + Hoạt chất có thể không thấm được dễ dàng vào cây. Đây là một đặc điểm tốt về mặt tính lựa chọn nhung không tốt về mặt tiêu diệt cỏ dại . b/ Các loại thuốc đặt có thể gây huyền phù: + Hoạt chất không tan được trong nước, tuy nhiên tan được trong một số dung môi hữu cơ không phân cực, nhà bào chế hòa tan thuốc diệt cỏ trong dung môi hữu cơ và thêm vào đó các chất gây huyền phù. + Các tính chất của những chế phẩm đậm đặc gây huyền phù là: ++ Giá tương đối cao vì dung môi đắt tiền . ++ Khá nguy hiểm cho người sử dụng vì các chất dầu khó tẩy rửa một khi đã dính vào da . ++ Thấm xuyên qua lớp sáp của lá hiệu quả hơn các dạng chế phẩm khác. ++ Khó bị rửa trôi khỏi tàn lá do mưa hay do nước dẫn thuỷ. ++ Thuốc khó bị dẩn xuống sâu trong đất vì tính hòa tan trong nước kém . c / Các loại bột thấm ướt : Đôi khi có những loại thuốc diệt cỏ không hòa tan được trong nước lẫn trong dung môi hữu cơ nhưng có thể trộn vào nước rồi phun đều . Thuốc phải được nghiền rất nhỏ và chế hóa sao cho nó tạo thành một thể huyền phù trong môi trường nước . Thuốc lọai này thường được trộn lẫn vào một chất trơ như là đất sét . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 6
  8. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 7 Ví dụ : Một loại bột thắm nước 50% thướng chứa 46% đất sét, 2% chất gây thấm ướt, 2% chất tạo sự phân tán và 50% thuốc diệt cỏ dạng kỹ thuật. - Chất gây thắm ướt sẽ làm ướt chất bột để cho nó có thể hòa tan chứ không thể nổi lên trên mặt nước . - Chất gây phân tán sẽ giúp phát tán các hạt đều khắp trong nước . Các tính chất của những chế phẩm dạng bột thắm ướt: - Giá tương đối rẽ vì chúng chứa ít hoạt chất hơn và dụng cụ chứa đựng rẽ hơn dạng lỏng . - Trong khi phun cần phải lắc bồn chứa để duy trì thuốc ở dạng dung dịch . - Thường đòi hỏi phải có mưa , nuớc tưới hoặc dùng máy móc để đưa thuốc vào đất . d / Các chế phẩm dạng nhão : Một chế phẩm dạng nhão là một dịch đặc gồm một loại thuốc diệt cỏ ở thể rắn tồn tại ở dạng huyền phù trong một chất lỏng , là một dạng tựa như bùn lỏng được chế tạo sẵn để đưa vào bình phun . Các đặc điểm của chế phẩm dạng nhão cũng giống như dạng bột thắm ướt , nó có ưu điểm khác là không gây ra bụi và có thể đong được thay gì cân. e / Các chế phẩm dạng khuếch tán : Là dạng bột thắm nước được chế tạo thành dạng hạt nhỏ . Khi bỏ vào nước hạt vở ra và phân tán trong nước như trường hợp bột thắm nước . Chế phẩm dạng hạt khuếch tán có ưu điểm như là chế phẩm dạng nhão : „ Ít gây bụi dễ đong và đo . „ Tỹ lệ hoạt chất cao ( 80 – 90% ) so với dạng khô bình thường f / Các chế phẩm sử dụng khô : Thường ở dạng hạt : - Được chế tạo bằng cách tẩm thuốc kỹ thuật vào các hạt có tính trơ như đất sét hoặc cát . - Các chế phẩm dạng hạt thường chứa 2-20% hoạt chất bởi vì chất pha trộn là đất sét chứ không phải là nước - Những tính chất của chế phẩm dạng hạt là : + Có thể sử dụng với các dụng cụ rẻ tiền so với dạng phun . + Ngấm vào tán cây và thấm sâu vào đất dễ dàng . + Có thể nhả thuốc ra từ từ theo thời gian . + Ít có hiểm họa bay lạc . - Có thể phân bố không đều vì hạt bị lăn hoặc bị gió Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 7
  9. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 8 thổi tập trung vào các chỗ thấp . g / Các dạng hạt , viên dẹp và diên cầu : Các thuốc diệt cỏ có tính hòa tan và không hòa tan đều có thể chế tạo thành các dạng viênkích cỡ lớn để dùng vào các mục đích đặc biệt như là xử lý trong chậu . III CÁC LOẠI CHẤT PHỤ GIA CHO THUỐC: Phụ gia là chất được thêm vào chế phẩm để giúp cho sự hoạt động của thuốc thích hợp hơn . Phụ gia được thêm vào nhằm các mục tiêu sau: + Gia tăng tính thấm ướt . + Làm giảm bốc hơi . + Gia tăng sự xâm nhập của thuốc . + Gia tăng tính chuyễn vị . + Chịu đựng được thời tiết . + Phóng thích thuốc chậm . + Điều chỉnh pH . + Giúp thuốc có tính tương thích . + Ít bị bay hơi. + Ức chế mùi hôi . Sau đây là một số phụ gia : 1. Chất trải: Chất trải là chất hoạt động bề mặt. Các phân tử có hai cực, một cực có ái lực với nước và một cực kỵ nước. Phần kỵ nước là một chuổi hydrocacbon dài hoặc vòng benzen, phần nầy ít có tính hòa tan trong nước nhưng có tính hòa tan trong dầu. Phần ưa nước có ái lực cao đối với nước. Có ba nhóm chất trải chính, căn cứ vào cấu trúc hóa học của phần ưa nước : • Nhóm mang tính điện âm: Nhóm này ion hóa trong môi trường nước để tạo ra các chất tích điện âm, có thể tác dụng với các tạp chất, kể cả khoáng chất có trong nước cứng, nhóm này thường dùng ở dạng dung dịch phun. • Nhóm mang tính điện dương: Nhóm này ion hóa trong nước để tạo ra các chất tích điện dương, có thể tác dụng với các tạp chất, nhóm này cũng được dùng ở dung dịch phun. • Nhóm không mang tính điện tích: Là nhóm chất trải được dùng nhiều nhất trong nông nghiệp, dễ sử dụng, không bị ảnh hưởng bởi nước cứng. Các loại chất trải có thể được sử dụng theo nhiều cách: - Chất thấm ướt. - Chất phân tán. - Chất gây huyền phù. - Chất tạo bọt. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 8
  10. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 9 - Chất tẩy. 2 ./ Chất thắm ướt : Chất thấm ướt là những chất được thêm vào thuốc để gia tăng tính trải rộng của các hạt thuốc. Tác động toàn diện của một chất thấm ướt vẫn chưa được biết rõ. Khi nồng độ của chất thấm ướt nhỏ hơn 0,1% thì lực căng bề mặt giảm tối đa. Điều này có nghiã là gia tăng thêm nồng độ của chất trải sẽ không làm cho giọt thuốc trải rộng ra thêm .Tuy nhiên người ta cũng biết rằng khả năng hấp thu và hiệu quả của nhiều loại thuốc tiếp tục gia tăng khi nồng độ chất thấm ướt tăng quá 1%. Như vậy những chất thấm ướt còn gia tăng khả năng hấp thu thuốc ngoài việc làm giảm sức căng bề mặt của thuốc. 3 / Các loại dầu : Dầu là chất phụ gia nhưng không phải là chất trải. Dầu có thể chia làm ba nhóm : * Nhóm dầu cặn gây độc cho cây: - là các loại dầu nặng có độ chưa bảo hòa cao (chứa nhiều nối đôi). - Thường được thêm vào thuốc có tác dụng cực mạnh. * Nhóm gây độc cho cây : Là các loại dầu không hẳn làchất trải vì chúng có thể phun trực tiếp mà không cần phải trộn với nước . * Nhóm không độc cho cây: (đôi khi gọi là dầu bắp hay dầu phun ): - Là các dầu nhẹ gần bảo hòa. - Là chất không gây dộc cho cây nhưng thường được thêm vào để thuốc thấm sâu vào cây . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 9
  11. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 10 Chương II SẢN XUẤT THUỐC NƯỚC I Nguyên vật liệu : 1 / Nguyên liệu: „ Dạng lỏng „ Dạng rắn 2 / Phụ gia: „ Chất tăng tính độc. „ Chất tạo hệ nhũ tương „ Chất tạo pH „ . . . v . . v. . . II Qui trình công nghệ : Ø NGUYÊN XỬ ĐỊNH PHỐI Ủ VÔ LÝ VẬT LƯỢNG LIỆU CHAI LIỆU ĐÓNG DÁN VÔ NHẬP KHẰN NHÃN THÙNG KHO 1 / Nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu là thành phần chủ yếu của sản phẩm. 2 / Xử lý : Tất cả nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất cần phải xử lý sơ bộ cho phù hợp với qui trình công nghệ, nguyên vật liệu xử lý đúnh yêu cầu kỹ thuật thì quá trình sản xuất mới được liên tục và đạt hiệu quả cao. 3 / Định lượng : Việc định lượng có thể thực hiện theo khối lượng hoặc theo thể tích , định lượng có nghiã là thực hiện theo đơn pha chế nhất định . Với bất kỳ một sản phẩm nào cũng cần phải định lượng có nghiã là có một đơn pha chế nhất định cho bất kỳ một sản phẩm . 4 / Phối liệu : Ở giai đoạn này tất cả nguyên liệu và chất phụ gia được phân tán vào nhau để tạo thành một hệ đồng nhất phù hợp với người tiêu dùng, có phối liệu tốt thì thời gian chờ sử dụng được lâu, có phối liệu tốt thì người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Việc phối Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 10
  12. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 11 liệu phải tuân theo một qui luật nhất định, có nghiã là phải phân biệt chất dễ tan, khó tan, chất rắn, chất khó bay hơi, chất dễ bay và khối lượng mỗi mẽ phối liệu. Việc phối liệu còn phụ thuộc vào thiết bị phối liệu, thiết bị phối liệu tốt thì thời gian phối liệu ngắn, thời gian công nhân đứng máy ngắn, độ an toàn cao. 5 / Ủ: Sau khi phối liệu thì cần phải ủ để các chất phải phân tán thật đều trong hỗn hợp hay nói các khác là để cho nguyên liệu hoàn toàn trở thành thành phần chính của sản phẩm. Đây là thời gian cần thiết mang tình chất quyết định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Có thực hiện ủ đúng theo yêu cầu của quy trình kỹ thuật thì xác suất thứ phẩm sẽ rất thấp và ngược lại. 6/ Đóng gói (Vô chai/vô bọc): Việc đóng gói vô chai ngoài ý nghiã phục vụ cho người tiêu dùng nó còn là khâu quan trọng đối với nhà sản xuất, nếu đóng bao bì tốt thí sẽ baỏ trì tốt chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị và độ an tòan trong qúa trình bảo quản vận chuyển. Đặc biệt trong khâu này, khi đưa thành phẩm lỏng vào chai hoặc thành phẩm bột hay hạt vào gói bọc có thể sẽ xãy ra trường hợp thành phẩm rơi rớt đổ tháo ra ngoài nhất là đối với dây chuyền bán tự động hoặc thủ công, lúc đó thuốc sẽtrực tiếp ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất và xung quanh. 7 / Đóng khằn : Đây là giai đoạn tạo độ an toàn để người tiêu dùng tinh tưởng vào sản phẩm chính hiệu đồng thời tránh việc làm hàng nhái, từ đó tạo độ uy tín cho nhãn hiệu. 8 / Dán nhãn : Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng mới biết nguồn gốc sản xuất, công thức và cách thức sử dụng, thời hạn sử dụng. 9 / Đóng thùng và nhập kho : Đây là khâu cuối cùng của qui trình công nghệ để tạo sự thu hút, vận chuyễn đến tay người tiêu dùng, và tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng. III Các yêu cầu cơ bản : 1 / Nguyên vật liệu : Về mặt kinh tế: rẻ tiền, dễ tìm, dễ mua, dễ phân huỹ, không hoặc ít lưu tồn và tích lũy lâu trong môi trường. Về mặt kỹ thuật: Dễ gia công chế biến, an toàn cao cho người sản xuất ít hoặc không bay hới hoặc phát tán ra trong môi trường trong điềi kiện bình thường. 2 / Thành phẩm : „ Phải là một hệ đồng nhất. „ Không có mùi của hoạt chất thoát ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường, nếu sản phẩm ở dạng phun cần có mùi thì nên tạo mùi dễ chịu . „ Thời gian sử dụng an toàn . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 11
  13. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 12 „ Nên có những đơn vị sản phẩm để sử dụng một lần. CHƯƠNG II :SẢN XUẤT THUỐC BỘT I. Nguyên vật liệu : 1 / Nguyên liệu : „ Dạng rắn „ Dạng lỏng 2 / Phụ gia : „ Tạo bề mặt riêng cho sản phẩm . „ Nều nguyên liệu ở dạng rắn thì phụ gia đóng vai trò phân tán hoạt chất để đạt hàm lượng nhất định . „ Nếu sản phẩm ở dạng bột thắm nước thì phụ gia đóng vai trò tăng khả năng thắm nước . „ Phụ gia còn có khả năng tăng tính bám dính của hoạt chất để tránh hiện tựơng rửa trôi của nước hay nước mưa. „ Ngoài ra còn làm bả độc để gây độc . II Qui trình công nghệ : Ø NGUYÊN XỬ ĐỊNH VÔ VẬT LIỆU LÝ PHỐI LƯỢNG BAO BÌ LIỆU ĐÓNG DÁN VÔ KHO KHẰN NHÃN THÙNG 1 / Nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu cần phải tập trung đầy đủ chuẩn bị cho sản xuất . Đối với nguyên liệu lỏng thì cần có chất phụ gia hấp phụ để sản xuất thuốc bột . 2 / Định lượng : Đây là giai đoạn thực hiện một đơn pha chế , có tiến hành định lượng thì mới xác định được mức độ hao phí và tính được giá thành . Việc định lượng cũng có thể thực hiện theo thể tích hay định lương theo khối lượng. 3 / Phối liệu : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 12
  14. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 13 Khi thực hiện phối liệu có thể thực hiện trên nhiều thiết bị khác nhau . Việc thực hiện phối liệu phục vụ mục tiêu cuối cùng là có một độ mịn cao . 4 / Vô bao bì : Đây là giai đoạn tạo mỹ quan và tạo điều kiện lưu trữ , vận chuyễn , bảo quản được tốt hơn . Bao bì cần chuẩn bị trứơc và trên bao bì cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người tiêu dùng . 5 / Đóng khằn và dán nhãn: Đối với sản phẩm được vào chai , lọ thì cần phải tạo độ an toàn của sản phẩm , còn đối với sản phẩm vào bao , (bịt ) , cần có những đặc điểm riêng biệt để tránh giả mạo . 6 / Vô thùng nhập kho : Việc tính toán cho sản phẩm vô thùng là tính đến khả năng tiêu thụ cho một đơn vị khối lượng và vận chuyễn . III Các yêu cầu cơ bản : 1 / Nguyên vật liệu : „ Nguyên vật liệu cần phải phù hợp cho việc chế tạo sản phẩm dạng bột. „ Ngoài hoạt chất các chất phụ gia trong sản phẩm dạng bột cũng phải đáp ứng yêu cầu phân huỹ và không tạo hiệu ứng khác như làm chay đất . 2 / Thành phẩm : „ Sản phẩm dạng bột cần phải có độ ẩm thấp , độ mịn cao . „ Sản phẩm cần nên không có mùi , đối với sản phẩm không dùng phương pháp xông hơi . „ Nếu chế tạo dạng bột thắm nước thì hút nước mạnh và không vón cục . Chương IV SẢN XUẤT THUỐC DẠNG HẠT I Nguyên vật liệu : 1 / Nguyên liệu : Hoạt chất chính có thể ở dạng rắn hoặc lỏng , nếu ở dạng rắn cần phải tạo độ mịn cao và có khả năng hòa tan tốt trong dung môi . 2 / Phụ gia : Tùy thuộc vào hoạt chất mà phụ gia phải thích hợp cho việc chế tạo sản phẩm ở dạng hạt . Ngoài ra để tăng diện tích riêng thì hạt cần có diện tích bề mặt lớn , có nghiã là khả năng mà thuốc bay hơi hay mức độ tác dụng là lớn nhất . II Qui trinh công nghệ : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 13
  15. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 14 Ø NGUYÊN XỬ ĐỊNH VÔ VẬT LIỆU LÝ PHỐI LƯỢNG BAO BÌ LIỆU ĐÓNG DÁN VÔ KHO KHẰN NHÃN THÙNG PHỐI LIỆU : Công việc phối liệu phải bảo đảm hoạt chất chính bám lên bề mặt hạt được tốt và đều , ta có thể dùng màu sắc để hổ trợ cho nhận dạng sản phẩm , đồng thời tạo mỹ quan . III Các yêu cầu cơ bản : 1 / Nguyên vật liệu : „ Hạt thuốc phải có màu đồng nhất . „ Độ ẩm của hạt phải đồng đều và thấp . „ Kích thước hạt phải đồng nhất . „ Hoạt chất và hạt phải bàm dính vào nhau . 2 / Thành phẩm : „ Sản phẩm có độ ẩm thấp . „ Khả năng lưu dẫn hoặc xông hơi vẫn được bảo đảm . „ Màu sắc của sản phẩm phải đồng nhất . „ Sản phẩm khi sử dụng không bám dính vào dụng cụ hoặc phương tiện phục vụ cho rắc hạt . chu kỳ bán hũy T = 2 M lượng thuốc còn lại sau thời gian bán hũy là : m = (a/T) 2 M là lượng thuốc sử dụng; a: số ngày cần khảo sát ; T: chu kỳ bán hũy CHƯƠNG V: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC I. Đại cương về thuốc BVTV sinh học. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 14
  16. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 15 1. Thế hệ đầu tiên của thuốc trừ sâu thảo mộc. 2. Thế hệ thứ hai 3. Thuốc trừ sâu sinh học hiện nay. II. Thuốc trừ sâu từ thực vật bậc cao. 1. Các phương pháp chiết xuất và tunh sạch. 2. Mối liên quan về cấu trúc giữa thuốc BVTV có nguồn gốc thiê nhiên và tổng hợp nhân tạo. III. Một số quy trình sản xuất: Rotenone từ rễ D. Ellitica Benth, Azadiractin từ hạt cây Azadiractica indica A. juss 1. Rotenone 2. Azadiractin IV. Hiệu qủa và tính uư việt của thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc. Phần II : CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Chương I: Đại cương về hóa học bảo vệ thực vật I Khái niệm : 1 / Hóa học bảo vệ thực vật: Những sinh vật như: côn trùng, nấm, vi khuẩn cỏ dại gây tác hại đến cây trồng và nông sản. Các hợp chất hóa học, sinh học (thảo mộc, vi sinh ) diệt được sâu bệnh. Sự phát triển của nông sản và tính kháng thuốc của côn trùng nấm bệnh Sự cần thiết của bảo vệ thực vật và hóa học bảo vệ thực vật ra đời Ngòai thành phần chính còn có thành phần phụ giúp cho việc nâng cao hiệu lực của chất độc dùng làm thuốc bảo vệ thực vật. 2 / Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây độc. Là một khái niệm tương đối cả về định tính lẫn định lượng. 3 / Tính độc: Là khả năng/tính chất gây độc cho sinh vật. 4 / Độ độc: Là hiệu lực độc gây bởi một lượng nhất định của chất độc. Độ độc của chất độc được biểu thị bằng liều gây chết viết tắc LD hoặc DL . Giá trị LD càng nhỏ thì độ độc của thuốc càng cao Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 15
  17. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 16 Dựa vào giá trị LD người ta chia ra 4 nhóm : +Nhóm IA : nhóm thuốc cực độc thuốc có giá trị L D 50 3000 mg/k g II Tác động của chất độc : 1 / Tác động của chất độc đến sâu hại nấm bệnh : + Thuốc bảo vệ thực vật khi xâm nhập vào cơ thể sâu hại nấm bệnh, thì chất độc có thể gây ra tác động cục bộ hay toàn bộ cơ thể: _ Chất độc ảnh hưởng chủ yếu đến một hệ thống nào đó thì tác động đó gọi là tác động cục bộ . _ Khi nồng độ thuốc cao, chất độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tất cả các tế bào , các bộ phận và các chức năng của các cơ quan , thì tác động này là tác động toàn bộ . _ Thuốc hóa học còn có thể gây ra tác động sinh lí không làm chết mà chỉ phá hoại những chức năng sinh lý khiến cho các cơ quan này không phát triển bình thường và di truyền cho thế hệ sau bị thóai hóa thì lọai tác động này gọi là tác động di truyền . _ Nếu sử dụng thuốc có liều lượng thấp thì không gây tử vong cho sâu hại mà làm cho chúng thích nghi và quen dần với thuốc, loại tác động này được gọi là tác động miễn dịch và có thể di truyền cho thế hệ sau (tác động miễn dịch di truyền). + Nguyên nhân của tác động độc người ta cho rằng ảnh hưởng của chất độc có những biến đổi lý hóa xảy ra trong tế bào cơ thể sâu hại nấm bệnh như sự hòa tan lipit , hòa tan các đông tụ protit, sự oxy hóa _ khử các chất trong quá trình trao đổi chất và thường dẩn đến những hiện tượng kích thích rồi tê liệt. 2 / Tác động của thuốc đến cây trồng: Thuốc trừ sâu nấm bệnh có thể gây hại cho cây trồng nếu dùng thuốc quá nồng độ, quá liều lượng qui định. Tác động của chất độc ở liều lượng cao thể hiện ở lá, hoa, qủa, chồi mầm, vỏ và rể cây bị thương tổn : lá bị biến màu hoặc bị xoắn rồi bị khô héo , quả chín chậm giảm tỉ lệ nẩy mầm, rễ không phát triển. Nói chung thuốc ảnh hưởng đến sự hoạt động sinh lý của cây như sự thoát hơi nước , quang hợp , di chuyễn chất dinh dưỡng và nhiều quá trình khác. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 16
  18. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 17 Ngoài tác động có hại thuốc hóa học bảo vệ thực vật không những bảo vệ cây trồng mà còn tác động kích thích cây phát triển cho sản lượng nông sản cao và tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi của môi trường. 3 / Quan hệ giữa thành phần, cấu tạo hóa học và tính độc: Những kết quả nghiên cứu độc tính của chất hóa học chứng tỏ: _ Khi chuyễn hóa hợp chất no (liên kết đơn ) thành những hợp chất không no ( liên kết đôi/ba ) thì tính độc được tăng lên, vì những hợp chất không no có khả năng phản ứng khá nhạy. Ví dụ: Tính độc cao của các hydroquinon và các andehyd cũng được giải thích bằng sự có mặt của các liên kết không no . _ Tính độc cuả các chất cũng thay đổi khi thay thế nhóm nguyên tử này trong phân tử bằng thành phần khác. Ví du : Sự thế Clo vào dihydro cacbon làm tăng đột ngột tính độc. Dẫn xuất Clo của benzen, naphtalene có tính độc cao hơn các dẫn suất Clo của hydrocacbon no từ 10 -:- 20 lần, dẫn suất Clo của phenol có độc tính tăng từ 2 -:- 100 lần so với phênol thường. _ Sự thay đổi trật tự sắp sếp của các nguyên tử trong phân tử (sự đồng phân hóa) cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi của tính độc. Chẵng hạn hexacloran (666) có 8 đồng phân không gian, trong số này đồng phân gamma ( γ ) có tính độc mạnh nhất. III Thuốc bảo vệ thực vật : Các chất độc dùng trong nông nghiệp thường là những chất hữu cơ phức tạp, khó tan nên phải pha trộn với các thành phần phụ khác để tạo ra các dạng thuốc thành phẩm : dạng bột, dạng bột thấm ướt, dạng lỏng (dạng sữa), hoặc dạng khí. 1 / Thành phần và phương pháp sử dụng: 1_1 / Thành phần : a / Khái niệm : Thành phần trong mỗi loại thuốc gồm có: thành phần chính là họat chất (gồm 1,2,3 họat chất ) và chất phụ gia . Thành phẩm là thuốc đã qua gia công, gồm có họat chất và phụ gia, được bán trên thị trường để sử dụng (nên còn được gọi là thuốc thương phẩm). Hoạt chất còn được gọi là thuốc nguyên chất (viết tắt là ai) là chất độc chứa trong thuốc thành phẩm tạo nên các đặc tính và công dụng của thuốc. Chất độc là thành phần chính của thuốc trừ sâu, dịch hại. Ví dụ thuốc trừ sâu Dipterex có thành phần chính là chất Clorophot ( CH3O )2P –O—CHOH—CCl3 ) . Thuốc có tên thương mại khác nhau nhưng có cùng hoạt chất thì có đặc tính và công dụng như nhau. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 17
  19. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 18 Ví dụ: thuốc trừ bệnh Bumper và Tilt có cùng hoạt chất là Propiconazole nên có đặc tính và công dụng như nhau, có thể dùng thay thế như nhau . Chất phụ gia hoặc chất phụ trợ là những chất không mang tính độc được pha trộn thêm vào thuốc để tạo thành các dạng thuốc thành phẩm giúp cho việc sử dụng thuốc được dễ dàng và nhằm nâng cao hiệu lực của chất độc. Vai trò của chất phụ gia là cải thiện tính chất lý học cuả chất độc ( chất hoạt động ) chẵng hạn để tăng tính bền vững của các huyền phù, nhũ tương của dịch thuốc hoặc để tăng tính dính của chất độc . . . Chất phụ gia thường là chất nhũ hóa, dung môi (thuốc nước) , chất thắm nước, chất độn (thuốc bột). b / Tên thuốc : Tên thương mại (còn gọi là tên thương phẩm hoặc tên riêng) là tên cuả một loại thuốc do nhà sản xuất đặt ra để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau và đem bán trên thị trường. Tên thương mại của một loại thuốc gồm ba phần: tên riêng, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Tên riêng của thuốc thường đặt sao cho dễ đọc dễ nhớ, có thể mang một ý nghiã nào đó. Ví dụ thuốc trừ bệnh Bumper có ý nghiã là vụ mùa bội thu. Hàm lượng thuốc là tỉ lệ % hoặc lương hoạt chất (tính bằng gam hoặc mililiter) chứa trong 1 kg hoặc 1 lít thuốc thành phẩm. Dạng thuốc thể hiện trang thái vật lí của thuốc thành phẩm. phổ biến trong nhóm thuốc nước có : Dạng nhũ dầu ( viết tắt làEC, ND) Dạng huyền phù nước (viết tắt là FL. FC, SC) . Nhóm thuốc bột có các dạng bột thấm ướt ( viết tắt là WP, BTN ) Dạng bột hòa tan (viết tắt là SP) Dạng thuốc hạt viết tắt là G, H. Dạng thuốc nước và bột dùng hòa tan nước để phun, dạng hạt để rắc thẳng xuống đất. Thí dụ Thuốc trừ sâu Fenbis 25 EC Trong đó: Fenbis là tên riêng 25 là tỉ lệ % hoạt chất, còn lại 75% là chất phụ gia EC là dạng nhũ dầu Thuốc trừ bệnh Bendazole Trong đó: Bendazole là tên riêng 50 là tỉ lệ % hoạt chất WP là dạng bột thắm nước. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 18
  20. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 19 Tên chung : là tên hoạt chất được đơn giản hóa và dùng chung cho các nước( có tính quốc tế ) . Tên hóa học là tên thành phần hóa học cấu tạo nên hoạt chất. Thí dụ : Thuốc trừ bệnh Bendazole có hoạt chãt mang tên chung là Benomyl và tên hóa học là Metyl 1 Benzimidozol _ 2 _ yl carba rate ( butylcarbamoyl ) , có công thức hóa học là C14H18N4O3 . c / Đặc tính của thuốc : 1 / Các đường xâm nhập và tác động của thuốc : Thuốc trừ sâu có các tác động tiếp xúc ( thấm qua da ) vị độc (qua đường miệng ) , xông hơi ( qua lỗ thở ) . Một số thuốc có khả năng nội hấp (hoặc lưu dẫn, tức là thuốc có thể thấm qua các lớp tế bào của lá hoặc vỏ thân cây vào trong mạch nhựa và vận chuyễn trong cây, khi đó sâu hút nhựa cây sẽ hút phải thuốc mà chết), khả năng thấm sâu ( thuốc thấm qua các lớp tế bào của lá hoặc vỏ thân cây để giết sâu nằm dưới lớp biểu bì lá hoacë trong vỏ thân. Các thuốc trừ bệnh, trừ cỏ cũng có thuốc tác động tiếp xúc hoặc nội hấp . Một số thuốc trừ sâu còn có tác động xua đuổi (như thuốc Sagomycin) hoặc gây ngán cho sâu, làm cho sâu không ăn mà chết (như thuốc Sherpa ) . 2 / Thời gian và phạm vi thuốc trừ cỏ: Về thời gian tác động có thể chia ra : + Thuốc tiền nẩy mầm : Tác động diệt cỏ sau khi cây cỏ chưa mọc thành cây. Loại thuốc này thường dùng sớm trước hoặc ngay sau khi gieo trồng khi cỏ chưa mọc. + Thuốc hậu nẩy mầm Tác động diệt cỏ ngay sau khi cỏ đã mọc, loại thuốc này thường dùng sau khi cỏ đã mọc còn nhỏ hoặc đã lớn . Ngoài ra có một số thuốc trừ cỏ có thể diệt hột cỏ từ khi sắp mọc, đang mọc cho đến khi đã mọc còn nhỏ, thường dùng khi phần lớn cỏ đã mọc được 1 hoặc 2 lá , còn một số hạt cỏ sắp hoặc đang mọc. + Thuốc chọn lọc : Diệt một số hoặc nhiều loại cỏ mà không gây hại cho cây. Có thể sử dụng trên ruộng có cây trồng đã mọc. Tính chọn lọc do các đặc điểm khác nhau về hình thái, cấu tạo và sinh lý giữa cây trồng và cây cỏ .Khả năng chọn lọc của thuốc trừ cỏ cũng có tính tương đối, tức là dùng sai phương pháp hướng dẫn cũng vẫn có thể làm hại cây trồng Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 19
  21. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 20 + Thuốc không chọn lọc: Diệt được nhiều cây cỏ, kể cả cây trồng loại này không được phun lên cây trồng mà chỉ phun vào cỏ. 3 / Phổ tác dụng : Phổ tác dụng là số lượng các loại đối tượng gây hại mà thuốc có thể phòng trừ được. Thuốc trừ được ít đối tượng gây hại gọi là thuốc có phổ tác dụng hẹp (Hoặc thuốc chuyên trị , thuốc chọn lọc) Thuốc trừ được nhiều đối tượng gây hại gọi là thuốc có phổ tác dụng rộng. 4 / Dịch hại : Dịch hại hoặc đối tượng gây hại, là các sinh vật gây hại cho cây như côn trùng ( còn gọi là sâu hại ) , nhện hại cây , các vi sinh vật gây bệnh cho cây như nấm vi khuẩn , vi rus , tuyến trùng ( gọi là bệnh hại ) các loại cỏ dại chuột . . . v . . . v . 5/ Tính kháng thuốc : Là khả năng của dịch hại ngày càng chịu đựng được những lượng thuốc lớn hơn do ta dùng liên tục nhiều lần một loại thuốc . Khi dịch hại đã kháng thuốc phải dùng lượng thuốc cao hoặc thay bằng loại thuốc khác , (sẽ gây độc hại cho môi trường ) .Để hạn chế tính kháng thuốc của dịch hại chủ yếu là dùng thuốc đúng liều lượng và đúng lúc , không nên dùng liên tục lâu dài một loại thuốc ( nên thay đổi thuốc luân phiên ) . 6/ Thiên dịch: Là các loại kẽ thù tự nhiên của dịch hại, góp phần làm giảm số lượng dịch hại trong tự nhiên là một khâu quan trọng trong cân bằng sinh thái trên đồng ruộng là yếu tố có lợi cho con người. Các loài thiên dịch chính của sâu hại là một số côn trùng , nhện , chim , ếch . . . ăn : sâu , một số vi sinh vật gây bệnh cho sâu như như nấm , virus . . . thiên dịch của chuột chủ yếu là rắn .Việc sử dụng các thiên dịch để phòng trừ dịch hại gọi là biện pháp phòng trừ sinh học . 7/ Quản lý dịch hại tổng hợp : Được viết tắt theo tiếng Anh là IPM ( In tergrated Pest Management ) là phương pháp phòng trừ dịch hại trên cơ sở hệ cân bằng sinh thái trên đồng ruộng , chủ yếu là bảo vệ thiên dịch và lợi dụng tối đa khả năng hạn chế của dịch hại của thiên dịch , kết hợp với các biện pháp tăng cường sức chống chịu dịch hại của cây trồng, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vât một cách hợp lý để bảo vệ thiên dịch và môi trường sống là phương phòng trừ dịch hại tiên tiến và có hiệu quả nhất hiện nay . 1_ 2 / Phương pháp sử dụng : a / Khái niệm : Phương pháp sử dụng là những phương pháp khoa học trong việc sử dụng thuốc (tùy theo dạng thuốc , trạng thái thuốc ) để trừ sâu hại nấm bệnh một cách có hiệu quả . . . mà các lọai thuốc có thể sử dụng ở dạng bột , dạng bột thấm nước , dạng lỏng và dạng khí . Một số phương pháp được sử dụng như : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 20
  22. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 21 _ Phun lõng: Đối với thuốc dạng lỏng ( kể cả dạng sữa ) phải pha chế theo nồng độ qui định ghi trên nhãn thuốc để phun thuốc vào cây trồng . Phương pháp phun lõng có tác động tiêu diệt, phòng ngưà sâu bệnh, ngòai ra còn sử dụng để xử lý hạt giống. _ Phun bột: Đối với dạng thuốc bột, phải phun dưới dạng bột hoặc rắc vào cây trồng, thạt giống. Thường Thuốc dạng bột không thể tạo thành dạng huyền phù hoặc nhủ tương nên không thể hòa vào nước để phun lỏng. _ Phương pháp xông hơi: là phương pháp làm cho môi trường mà sâu mọt cư trú có chứa nhiều hơi độc khi đó sâu mọt bị trúng độc. Chất xông hơi có thể là thuốc dạng lỏng hay dạng rắn dễ bay hơi. _ Phương pháp làm bã: là phương pháp tẩm thuốc độc vào thức ăn để đầu độc sâu bệnh. Phương pháp này thường để diệt những động vật có hại như chuột, cào cào, châu chấu, dế, gián, kiến. _ Phương pháp rắc thuốc : là phương pháp là phương pháp bón thuốc vào đất. _ Phương pháp hóa độc cây: là phương pháp đưa thuốc hoặc phun thuốc vào cây để cây hấp thụ khi cây đã mang thuốc thì sâu hại nấm bệnh ăn phải sẽ bị chết. b / Quy tắc sử dụng an toàn và có hiệu lực cao các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vât : Để sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vât có hiệu lực cao và an toàn ta phải nghiêm túc thực hiện các quy tắc sau : b1 / Quy tắc sử dụng có hiệu lực cao : Để bảo đảm có hiệu lực cao trong việc sử dụng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vât ta phải tuân thủ 4 quy tắc sau : ++ Đúng thuốc : Theo quy tắc này phải chọn và dùng thuốc đúng với đối tượng (thuốc trừ sâu nào, loại nấm gây bệnh nào, cỏ dại nào). Sau khi chọn đúng thuốc còn phải chọn thuốc ít độc đối với người, an toàn đối với cây trồng, ít độc với sinh vật có ích (gia súc tôm cá, ong mật v. . .v ) và thuốc không hoặc ít lưu tồn lâu trong nguồn nước, trong đất. ++ Đúng lúc: Đúng lúc có nghiã là khi mật độ sâu bệnh còn thấp phải hạn chế tác động đến năng suất cây trồng , túc là lúc phải dùng thuốc là : _ Lúc sâu còn non , bệnh mới phát sinh . _ Không phun thuốc vào lúc cây dễ bị nhiễm độc: lúc cây đang ra hoa, mầm chồi còn non . _ Không phun thuốc vào lúc trời nắng nóng, hoặc lúc trời sắp mưa to gió lớn. ++ Đúng liều lượng : Để bảo đảm thực hiện đúng qui tắc này , phải đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc , tính toán thật đúng lượng thuốc cần pha để phun cho diện tích khu đất ruộng nhất định . Phải cân đong thuốc chính xác , tránh ước lượng tùy tiện . Nếu dùng quá liều lượng sẽ gây tốn kém , gây độc cho cả người , sinh vật có ích , cho cây trồng và cho môi trường . ++ Đúng phương pháp : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 21
  23. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 22 Phải pha trộn thuốc đúng với dạng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có nhiều dạng: dạng sữa (lỏng giống như dầu), dạng bột hòa nước (bột thấm nước) - Đối với thuốc cần hòa với nước thì phải hòa và phải quậy thật đều trong nước . - Phải phun thuốc sao cho thuốc bám thật đều vào các bộ phận của cây có sâu hại nấm bệnh . b2 / Qui tắc an toàn trong sử dụng thuốc : Thuốc hóa học bảo vệ thực vật (thuốc trừ dịch hại) thường là chất độc, có thể gây độc cho người và gia súc, các sinh vật có ích , gây độc cho môi trường , nên phải thực hiện nghiêm ngặc các biện pháp an toàn ( phòng trừ , chống độc ) tránh mọi khâu như : chuyên chở , sử dụng và bảo quản thuốc cụ thể là : _ Phải cất giử trong kho thoáng mát , có khóa , không bị dột , không bị nắng rọi vào , xa bếp , xa kho lương thực . _ Khi pha chế phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cân đong chuyên dùng riêng cho pha chế thuốc , không được dùng các dụng cụ này vào sinh hoạt của người và gia súc . _ Khi pha và phun thuốc phải mang dụng cụ bảo hộ lao động : mũ , kính găng tay , khẩu trang , áo choàng xà phòng v . . .v . . . _ Không ăn uống, hút thuốc khi pha thuốc . _ Khi dùng loại thuốc nhóm IA , IB ( cực độc ,rất độc ) phải thông báo để tránh cho người và gia súc qua lại khu vực vừa phun thuốc , để tránh gây độc cho người và gia súc ít nhất là sau 24 giờ . 1_3 Cách sử dụng thuốc : a / Liều lượng : Liều lượng hay lượng thuốc dùng là lượng thuốc thành phẩm ( nguyên chất ) dùng cho một đơn vị diện tích được tính bằng lít hoặc kg cho 1 hecta hoặc 1 công (1000 m2) hay 1 sào ( 360 m2 ). b / Nồng dộ : Là lượng thuốc thành phẩm ( hoặc nguyên chất ) tính bằng % ( hoặc gam , mililit ) pha trong nước để phun lên cây. c / Hỗn hợp thuốc : là pha chung 2 hoặc nhiều lọai thuốc với nhau để kết hợp diệt trừ nhiều lọai dịch hại cùng một lúc để tăng hiệu lực để giảm số lần phun . Chỉ pha hỗn hợp các thuốc phòng trị khác nhau (sâu và bệnh ) hoặc cách tác động khác nhau ( tiếp xúc nội hấp , xông hơi ). Sau khi pha hỗn hợp thuốc phải sử dụng ngay . d / Luân phiên thuốc : Là phương pháp thay đổi lọai thuốc dùng trong một vụ (không nên dùng liên tiếp nhiều lần một lọai thuốc), là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế tính kháng thuốc của dịch hại . e / Thời hạn sử dụng: là thời gian từ khi gia công đóng gói cho đến khi thuốc giảm hiệu lực . Phần lớn các lọai thuốc có thời hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm nếu được bảo quản trong điều kiện chỉ dẩn .Không nên dùng thuốc quá hạn sử dụng. Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 22
  24. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 23 f / Nguyên tắc 4 đúng: Để phòng trừ dịch hại có hiệu quả cao khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc , đúng lúc , đúng liều lượng và đúng cách Ví dụ cây lúa bị sâu đục thân ta có thể dùng Diaphos 10H , hoặc Diaphot 50 ND . • Chú ý : + Các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn : - Chỉ mua thuốc đựng trong chai nguyên, nguyên gói không bị rò rỉ, có nhãn đầy đủ, còn trong thời gian sử dụng. - Không chuyên chở thuốc hóa học bảo vệ thực vật chung với lương thực, thực phẩm , không để đổ vở khi vận chuyển . - Trước khi sử dụng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cân đong , pha chế , đồ bảo hộ , kiểm tra lại bình xịt . - Khi phun rải thuốc cần tránh không để hít phải bụi thuốc , không để thuốc dính vào da và quần áo bằng các biện pháp như không đi phun thuốc ngược chiều gió, không ăn uống hút thuốc khi đang làm việc với thuốc , mang đồ bảo hộ ( khẩu trang . kính , mũ . . . ) nếu thuốc dính vào da vào mắt phải rữa kỹ ngay bằng nước sạch . - Sau khi phun thuốc xong phải thay quần áo tắm rửa sạch sẽ, không rửa bình xịt và đổ nước thuốc thừa xuống ao , hồ nuôi cá và nguồn nước sinh họat . không dùng bao bì đựng thuốc để đựng lương thực nước uống và các đồ dùng khác . - Thực hiện đúng thời gian cách ly . - Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để xa thực phẩm, xa trẻ em và gia súc , để nơi khô ráo và mát . - Có triệu chứng ngộ độc cần ngưng làm việc, tiến hành các biện pháp sơ cứu rồi đưa ngay đến bệnh viện , mang theo chai thuốc và nhản thuốc đã gây ngộ độc . + Một số điều lưu ý : 1 – Các thuốc hóa học bảo vệ thực vật chỉ đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại. sau khi được sử dụng đúng điều kiện kỹ thuật . Kỹ thuật sử dụng chủ yếu là nguyên tắc 4 đúng . 2 – Các thuốc hóa học bảo vệ thực vật độc hại đối với người và môi trương, khi sử dụng cần thực hiện đúng các hướng dẫn về đề phòng ngộ độc cho người sử dụng thuốc và đảm bảo thời gian cách ly để tránh độc hại cho người sử dụng nông sản . 3– Để không phải sử dụng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất nên mua thuốc ở những cửa hàng đã đăng ký kinh doanh và thuốc còn trong thời hạn sử dụng . 2/ Phân loại : Tất cả các hóa chất dùng trong công tác bảo vệ thực vật đều được mang tên chung là thuốc trừ dịch hại pesticide có nguồn gốc từ tiếng la tinh : petis : dịch hại , cedo : giết chết . Việc phân lọai thuốc trừ dịch hại có thể thực hiện nhiều cách : a / Theo đối tượng : Diệt côn trùng : Insecticide Diệt vi khuẩn : Bactericide Diệt nấm : Fungicide Diệt tuyến trùng : Nematicide Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 23
  25. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 24 Diệt cỏ Herbicide Diệt nhên : Acaricide Diệt ốc sên : Molluscide b / Theo con đường xâm nhập : ( tác động sinh lý ) Vị độc : Dipterex , DDT ,666, Wofatox Tiếp xúc : Mipcin , Bassa , Dimethoate Lư u dẫn : Furadan , Aliette Xông hơi : Methyl Bromide ( CH3 Br ) , Chloropcrin ( CCl3 NO2) Aluminium Phosphide ( AlP ) . c / Phân lọai theo nguồn gốc : ( nhóm hóa học ) Thuốc vô cơ : S , Cu . . . Thuốc thảo mộc : Derris , Nicotine, neem, . Thuốc tổng hợp : • Nhóm chứa Clo : DDT , 666 . . . • Nhóm chứa lân : Wofatox , Bi –58 • Nhóm chứa carbarmate : Mipcin , Bassa , Sevin • Nhóm chứa Pyrethroid : Decis , Sherpa , Sumicidine • Nhóm chứa Growth Regulator : Nomolt , Applaud d/ Sự xâm nhập của chất dộc vào cơ thể dịch hại : • Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể dịch hại : + Sự xâm nhập vào thức ăn + Xâm nhập vào biểu bì + Xâm nhập qua khí quản • Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể gậm nhấm : + Vị độc + Xông hơi • Đối với nhện : + Sự xâm nhập vào thức ăn + Xâm nhập vào biểu bì + Xâm nhập qua khí quản • Đối với tuyến trùng : + Tiếp xúc + Hô hấp • Đối với nấm và vi khuẩn : + Tiếp xúc + Xông hơi • Đối với cỏ dại : + Qua rễ, lá , thân . 3 / Giới thiệu một số thuốc : a / Thuốc trừ sâu : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 24
  26. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 25 Chlorophot , Malathion , Bi-58 ( Dimethoat ), Diaphot 10H , Diaphot 50ND , Fenbis 25EC . . . b / Thuốc trừ nấm bệnh : Aliette 80WP , Fosetyl , Benomyl , Zimeb , Propiconazole , Carbendazim , Mancozeb , Coper hydrocide , Thiophanate methyl . c / Thuốc trừ cỏ : Butachlor , Propanil , oxadiazon , Pyrazosulfuron , 2,4 D , Diuron , Dalapon , Glyphosat . d/ Thuốc trừ chuột : Zinc phosphide , Phostoxin . e / Thuốc kích thích tăng trưởng : Auxin , Gib , Xytokinin . Chương II NHỮNG HỢP CHẤT HỮU CƠ PHỐT PHO TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT I Khái niệm : Việc sử dụng chất độc trong bảo vệ thực vật để chống những dịch hại khác nhau đã bắt đầu từ lâu. Đầu tiên người ta dùng rộng rải những chất độc vô cơ – lưu huỳnh, muối đồng , Arsen . Sau đó sử dụng tới những chất độc tự nhiên : pyrethin ( chứa trong một số lòai hoa cúc - cúc trừ trùng - ) , rotenon ( có trong rễ cây thuốc cá ) , nicotin ( chiết từ thuốc lá ) . . . và với sự phát triển của công nghiệp tổng hợp hữu cơ đã xuất hiện nhiều chế phẩm hữu cơ . . . dần dần nhường bước cho thế hệ thuốc trừ sâu , nấm bệnh phốt pho hữu cơ và carbamat. Hiện nay có hàng trăm hợp chất hữu cơ phốt pho được sử dụng làm thuốc trừ sâu , rầy , bệnh . Phổ (diapason) độ độc các thuốc trừ sâu phốt pho rất rộng và cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào tính bền vững, tác dụng kéo dài, phẩm chất, . . . Có những chế phẩm có độ độc rất cao , LD 50 của chúng không hơn 1 mg và có chế phẩm thực tế rất ít độc LD50 lại lớn hơn 1000 mg/kg. Ưu điểm của những thuốc trừ sâu phốt pho khác với những thuốc trừ sâu Clo hữu cơ là độ bền của chúng trên thực vật và ở môi trường bên ngoài tương đối không lớn , chúng phân giải nhanh . Do đó sau khi xử lí thuốc cho cây trồng trong một thời gian nhất định là có thể thu hoạch an toàn . Ngoài ra các thuốc phốt pho còn có tác dụng nhanh , thường là sau một giờ xử lý các sâu bị tê liệt rồi chết . Phần lớn thuốc trừ sâu phốt pho có tác dụng tiếp xúc , đó là khi thuốc tiếp xúc với cơ thể côn trùng , do côn trùng bò , đậu trên lá , thân cây đã phun thuốc , hoặc côn trùng đã dính thuốc khi phun xịt , rắc rải . Thuốc có khả năng thấm qua da côn trùng, xâm nhập vào bên trong để gây độc . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 25
  27. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 26 Một số thuốc phốt pho khác còn có thêm tính chất nội hấp, đó là thuốc có khả năng xâm nhập qua rể cây , thân cây lá cây mà vào bên trong cây và không bị trôi rửa bởi mưa gió . Sau đó thuốc được dịch chuyễn cùng với nhựa khắp thân cây. Thuốc không gây độc cho cây mà chỉ gây độc cho những sâu hại chích, hút nhựa cây mà thôi . Sau một thời gian thuốc ở trong cây sẽ bị phân giải thành những chất không độc . Nhiều lọai thuốc còn gây tác dụng đường ruột ( hay còn gọi là vị độc ) gây độc cho cơ thể sâu , khi miệng nhai thuốc theo cùng thức ăn xâm nhập được vào bộ máy tiêu hóa của sinh vật . Thuốc trừ sâu phốt pho còn có tác dụng xông hơi do có độ bay hơi cao. Hơi thuốc độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua đường hô hấp và gây độc cho chúng. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc phốt pho thấm sâu (tính lưu dẫn) tức là khi giọt thuốc đọng lại trên mặt lá thì có khả năng thấm sâu vào lớp mô thực vật ở ngay dưới giọt thuốc đó , bởi vậy sâu non , sâu và bướm sống trên lá , bẹ cây ăn phải những mô thực vật có chứa thuốc sẽ bị ngộ độc và chết . II Các hợp chất hữu cơ phốt pho : 1 / DDVP : a / Tên hóa học : 0,0 – Dimetyl – 0 – ( 2,2 – Diclovinyl ) Photphat CH3O O P O CH == CCL2 C4H7O4Cl2P CH3O b / Tên thương phẩm : Nuvan ( ciba thụy sĩ ) Vapona ( shell Mỹ ) Diclophot ( Liên sô cũ ) c / Tính chất vật lý : DDVP là chất lỏng không màu , muì không khó chịu hòa tan tốt trong đa số các dung môi và rất ít tan trong nước ( khoảng 1% ) trong glycerin –ở nhiệt độ phòng – hòa tan khỏang 0.5% DDVP. TÍnh chất đặc biệt của DDVP là tính bay hơi cao , gây tác dụng nhanh ( chủ yếu trên sâu 2 cánh ) . Nhiệt độ sôi của DDVP là 740C ở áp suất 1 mmHg , độ bay hơi 350 mg/cm3 , nhiệt độ môi trường là 300C . Còn ở 0.6 mmHg thì nhiệt độ sôi là 670C độ bay hơi là 800 mg/cm3,nhiệt độ môi trường là 400C . Nhiệt độ tăng , dộ bay hơi của DDVP tăng rỏ rệt , do đó trong khoảng thời gian ngắn ở những nơi khô kín hơi DDVP có thể co nồng độ cao . d/ Tính chất hóa học : vì trong nhóm este có nối đôi nên DDVP dễ kết hợp với halogen C4H7O4Cl2P + Cl2 Ỉ C4H7O4Cl4P + Br2 Ỉ C4H7O4Cl2Br2P Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 26
  28. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 27 e / Tính chất độc : DDVP phong toả men cholinesteraza Sự ức chế 50% men cholinesteraza được phát hiện khi nồng độ phân tử 8,14.10 –7 khi trúng độc cấp tính . Sự khử dộc DDVP : trong dung dịch nước ở nhiệt đô phòng DDVP bị phân huỹ chậm , trong môi trường kiềm sữ phân huỹ nhanh hơn . Ở pH 11 , nhiệt độ 28 0C sau 12 phút DDVP bị phân huỹ 50%. Trong cây DDVP cũng bị phân giải tương tự thành những sản phẩm không độc , không nguy hiểm cho cây trồng . f / Ý nghĩa trừ sâu : DDVP do áp suất hơi cao nên tác dụng chủ yếu ở dạng khí . Ngoài ra nó còn tác dụng tiếp xúc . Hoạt tính trừ sâu của DDVP hầu như không thua Parathion trong những điều kiện giống nhau . DDVP thừơng dùng để trừ các sâu rầy , rau cải ,cây ăn trái , lúa trà , càphê , bắp , cao lương , bông vải , rầy lúa , bọ gai ruồi , muỗi , ruồi đục trái cây , sâu keo , sâu cắn chẽn , rầy mềm , bù lạch . Nhờ đặc tính xông hơi mạnh và mau phân hóa nên dùng sát trùng trong ruộng , xông hơi trong kho tàng trữ hạt giống để trừ rận rệp , ruồi , muỗi , mọt . Không dùng trên các lọai dưa , bầu bí có lá mỏng , dây yếu . Thuốc có thể pha với các loại thuốc sát trùng và sát khuẩn khác , ngoại trừ thuốc có chất kiềm để tăng thêm hiệu quả .Nồng độ của DDVP cho phép là 1 mg/m3 trong không gian làm việc . SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI : 1. Nguyên liệu DDVP kỹ thuật có hàm lượng DDVP từ 93 – 98% . 2. Sản phẩm thuốc nhũ dầu DDVP 50% . 3. Sản phẩm gia dụng dùng để phun chống lại ruồi muỗi . 4. Tấm bản DDVP , tiết raDDVP từ từ dùng để diệt ruồi muỗi , sâu mọt. 5. Hạt PVC tẩm DDVP sử dụng làm thuốc trừ giun , sán cho heo ngựa. 2 / DIAZINON: a / Tên hóa học : 0,0 Dietyl 0 – ( 2 isopropyl – 4 – metyl pirimidyl –6 ) thiophotphat . CH3 C N CH S OC2H5 ( CH3 )2CH –C C — O — P C12H21O3N2SP Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 27
  29. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 28 N OC2H5 b / Tên thương phẩm : BASUDIN , DIANON , DIZINON , NEOCIDOL , G.24480 . c / Tính chất vật lý : Diazinon ở dạng sạch là một chất dầu không màu , hơi tanh mùi tỏi .Sản phẩm kỹ thuật ở dạng dầu màu vàng tới nâu vàng .Độ hòa tan trong nước ở 200C là 40g/l Diazinon dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ Độ bay hơi của Diazinon hầu như lớn hơn Parathion 12 lần d/ Tính chất hóa học : Về nguyên tắc Diazinon có sắp xếp cấu tạo như Paration . Do đó khi thuỷ phân cả 2 đều cho axít dietylthio photphoric CH3 C N CH S OC2H5 (CH3 )2 CH C C O P + H2O N OC2H5 CH3 C C2H5O S N CH P OH + (CH3)2CH C C –OH C2H5O N Sự thủy phân Diazinon Tốc độ thủy phân Diazinon theo các cách sau : Hợp Thời gian bán hũy chất 50% ở 800C Môi trường axít(giờ) Môi trường baz(kiềm) (phút) Diazinon 4,88 28 Parathion 60,0 25 Metyl parathion 12,7 5 Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 28
  30. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 29 Ta trấy rằng Diazinon trong môi trường axít thủy phân nhanh gấp12 lần Parathion , còn trong môi trường kiềm tốc độ thủy phân của Diazinon thực tế sắp xỉ tốc độ thủy phân parathion . Do đó sự thủy phân Diazinon trong môi trường axít khá nhanh , với một lượng nước nhỏ đã dễ dàng phân giải các chế phẩm của Diazinon . Sự có mặt của oxy vào sự phân giải đưa tới hình thành axít dietyl thionphotphoric . rồi thành axít dietyl photphoric , nếu có xúc tác cả 2 sản phẩm này ngưng tụ thành tetra etylmonothiopyrophotphat rất độc (C2H5O)2PO—O—PS(C2H5O)2 e / Tính chất độc : Diazinon co tác dụng ức chế men cholinesteraza , sự ức chế lớn hơn parathion. Nhưng nó lại có độ dộc thấp hơn đối với động vật có máu nóng f / Ý nghiã trừ sâu : Diazinon là thuốc trừ sâu và trừ nhện , tuy nhiên nó khômg có tính nội hấp . Đầu tiên được dùng để diệt ruồi nhà và ruồi gia súc , nhưng nhiều năm gần đây nó còn là thuốc trừ sâu cho cây trồng và sử dụng trong vệ sinh dịch tể . Diazinon chống lại ruồi mạnh gấp 3 lần Malathion .Dưới dạng hột 10% Diazinon được dùng trên các loại hoa màu để trừ sâu nách , sâu cắn chản , sâu đeo , sâu đất , sâu trắng , sâu bửa củi , kiến . . . .Ở dạng dung dịch nhủ dầu 50% Diazinon được dùng phun xịt trên cây diệt cào cào , sâu cuốn lá , sâu keo , sâu cắn chẽn , sâu đeo , rầy mềm, rệp dính ruồi đục lá . CÁC SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI: Diazinon được chế biến thành những sản phẩm thương mạidạng nhũ dầu 50% , dạng bột thắm nước , dạng hột 10% , bột rắc 3—5% . 3 / EDIFENPHOS : a / Tên hóa học : O-etyl –S,S- diphenyl – dithiophotphat C2H5OP( S-C6H5 )2 b / Tên thương phẩm : HINOSAN BAY SRA 7817 EDIFENPHOT BAY 78418 c / Tính chất vật lý : Edifenphot là một chất lỏng trong suốt màu vàng đen nâu nhạt. Mùi của thiophotphat rất khó chiụ , điểm sôi 154oC ở 0,01Hg .Edifenphot không tan trong nứơc, tan trong axeton và xylen .Ở 25oC chu kỳ bán hũy trong môi trường axít có pH = 3 là 11,5 ngày .Khi pH =9 giảm còn 29 phút . Ở pH = 7 Chu kỳ bán hũy là 1135 giờ . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 29
  31. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 30 d / Tính chất độc : Tính chất dộc được ghi nhận : - Thí nghiệm trên da cho thấy edifenphot không thắm qua da . - Thí nghiệm độc tính qua đường hô hấp : Chuột đực 1310 mg/m3 trong vòng 1 giờ , và 650 mg/cm3 trong vòng 4 giờ , thì chết . e / Tính chất trừ nấm bệnh : Edifenphot là trừ nấm bệnh đặc trị chống bệnh cháy lá ( bệnh đạo ôn ) do nấm Pyricularia oryzac . Nó cũng có công hiệu chống bệnh + khô gié lúa ( Cochliobolus miyabeamus ) , + bệnh khô vằn ( Pelliulia Hypochnusmiyabeamus ) , + bệnh thối thân cây ( Helminthosporium sigmoideum ) . Khi bệnh mới chớm phát trên lú a , thuốc edifenphot có đủ năng lực chống lại bệnh trên .mà không cần dùng thêm các lọai thuốc khác . Chú ý : Thừơng dùng khoảng 1000 lít nước để phun cho 1 ha lúa . Thuốc trừ nấm bệnh edifenphot được sử dụng ngay sau khi bệnh cháy lá bắt đầu xuất hiện ở những lá thấp . Cũng theo loại bệnh phát sinh edifenphot được phun đợt 2 từ 7 – 10 ngày sau khi phun lần thứ nhất .để chống lại bệnh thối đốt thối cổ gié , edifenphot được sử dụng khi lúa mới ra đòng và phun đợt 2 sau đó từ 7 – 10 ngày . Nói chung cần xử lý cho lúa nước bắt dầu ở ruộng mạ , phun xịt 1 hay 2 lần , sau khi cấy và trong ruộng mạ cũng vậy , nên phun rắc 2 hoặc 3 đợt trước khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh . Sự chuyễn hóa của edifenphot tại ruộng lúa : Edifenphot sau khi phát huy hiệu lực phòng trừ nấm bệnh ở ruộng lúa sẽ bị phân giải hoàn toàn sinh ra axít photphoric và axít sulfuric . 4 / MALATHION : a / Tên hóa học : CH3O S P S CH COOC2H5 C10H19O6S2P CH3O CH2 COOC2H5 ( CH3O )2PS—S—CHCOOC2H5 O,O- dimeyl – S ( 1,2 – dicacbotoxyetyl) dithiophotphat . b / Tên thương phẩm : MALATON TM 4049 Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 30
  32. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 31 CACBOPHOT FYFANON MALATOX c / Tính chất vật lý : Malathion tinh khiết là chất dầu màu vàng sáng ,ít hòa tan trong nước ( ở nhiệt độ phòng hòa tan 145 mg/lít ) , điểm nóng chảy 2,85oC . Malathion hòa tan tốt trong đa số dung môi hữu cơ , nhưng ít hòa tan trong dung môi ete dầu hỏa .Nó bền trong môi trường trung tính và axít yếu , nhưng nó bị phân hũy trong môi trường kiềm . nhiệt độ phòng (oC) áp suất hơi (mmHg)nhiệtđộsôi độ bay hơi (mg/cm3) 30 0,2 120 5,6 40 0,5 136 13,37 Độ bay hơi của malathion ở nhiệt độ phòng tương đối cao . Độ bay hơi biểu lộ tác động xông hơi của malathion trong phòng chống côn trùng . d / Tính chất hóa học : d – 1 / Oxy hóa tới malaoxon: Trong đa sốnhững ete dithiophotphoric , nguyên tố lưu huỳnh liên kết với phot pho bằng liên kết đôi có thể thay thế bằng nguyên tử oxykhi bị oxy hóa , do đó malathion chuyễn thành Malaoxon là hợp chất có chứa oxy , có liên kết đôi với phốt pho ,bằng cách xử lý với axít nitric ở nhiệt độ 25 – 30oC , cho hiệu xuất cao : (CH3O)2PS—S CHCOOC2H5 + HNO3 Ỉ (CH3O)2 PO—S CHCOOC2H5 + CH2COOC2H5 CH2COOC2H5 8NO2 + H2SO4 + 3H2O Malathion kỹ thuật mùi khó chịu do đó ít được dùng chống lại ký sinh trùng trong sinh hoạt . tuy nhiên nếu thêm 0,01 – 1% một hợp chất peroxid hữu cơ chó thể làm giảm đáng kể mùi khó chịu đồng thời tăng thêm tính ổn định của họat chất malathion ,tuy nhiên có một lượng nhỏ chuyễn thành malaoxon. d – 2 / Sự phân giải trong môi trường axít : Nếu như trong môi trường kiềm malathion bị phân giải thành axít dimeyldithiophotphoric và ete của axít fumaric thì trong môi trường axít đưa tới sự hình thành axít dimetylmonothiophotphoric và ete etyl của axít α mercaptosuccinic và đây là một phương pháp công nghiệp để điều chế ete etyl của axít này , còn những cách điều chế khác là khó khăn mt axít Ỉ (CH3O)2PS—OH + HS—CHCOOC2H5 Malathion CH2COOC2H5 mt kiềm Ỉ (CH3O)2PS—SNa + (CHCOOC2H5)2 Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 31
  33. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 32 d-3 / Sự đồng phân hóa Malathion : Những ete của axít 0,0 – dietylthion photphoric bị đồng phân hóa khi đun nóng do đó lưu huỳnh liên kết với phốt pho (P) bằng nối đôi bị chuyễn vào nhánh bên cạnh và vị trí của nó được thay thế bằng oxy . d-4 / Dẫn suất của malathion : Khi tương tác của ete dimetyl của axít α closuccinc với muối natri của axít o,o dialkylthiolphotphoric người ta được dẫn suất của malathion . (C2H5O)2PO—SNa + ClCHCOOC2H5 Ỉ (C2H5O)2 PO—S—CH COOC2H5 + NaCl CH2COOC2H5 CH2COOC2H5 NHỮNG CHẤT CHUYỄN HÓA CŨA Malathion Sự chuyễn hóa của malathion trong côn trùng và cơ thể động vật máu nóng được nghiên cứu trong nhiều công trình khi sử dụng chế phẩm malathion chuyễn thành : 1 ) (CH3O)2PO—S CHCOOC2H5 CH2COOC2H5 2 ) (CH3O)2PS—S CHCOOH CH2COOC2H5 3 ) (CH3O)2PS—S CHCOOH CH2COOH 4) (CH3O)PS—S CHCOOC2H5 (HO) CH2COOC2H5 5 ) (CH3O)2PS—SH 6 ) (CH3O)2PS—OH 7 ) (CH3O)2PO—OH Người ta nhận thấy có sự chuyễn hóa khác nhau trong động vật máu nóng .Trong côn trùng malathion chuyễn thành malaoxon độc hơn , còn động vật máu nóng sự hình thành đầu tiên là axít malathionmonocacboxylic ( 2 ) thực tế không độc với máu nóng . e / Tính chất độc : Malathion nằm trong những hợp chất phốt pho có tác dụng rộng , vì nó ít độc đối với động vật máu nóng ( đối với người và động vật) , về mặt tác động sinh lý , nó là thuốc tiềp xúc , vị độc . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 32
  34. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 33 Malathion là chất ít ức chế men cholines teraza . Nếu so sánh với các thuốc khác , thì độ độc : Thuốc trừ sâu I50 , M Malathion 1.10-1 Parathion 1,2.10-6 Metyl parathion 1.10-9 potozan 5.10-5 -7 Systox 5.10 f / Ý nghiã trừ sâu : Vì có dộ độc thấp với động vật máu nóng nên Malathion được dùng làm thuốc trừ sâu và trừ nhện trong nông nghiệp , lâm nghiệp và vệ sinh y tế . Malathion là este đầu tiên của axít dithiophotphoric được sử dụng trong thực tế , dùng để chống lại sâu miệng nhai , chích hút, muỗi anophèles . Malathion dùng để trị bọ xít , bọ gai ,sâu đeo , sâu keo ,sâu cắn chẹn , bù lạch , ruồi đục lá , ruồi trái cây . . . Lượng dùng cho các loại cây từ 1-2 lít chế phẩm dạng 60% nhũ dầu /1 ha với nồng độ 0,17 – 0,2 % . Trên rau đậu thì 1 lít thuốc loại 60% nhũ dầu pha với 600lít nước . Thuốc pha xong là dùng ngay . g / Sản phẩm thương mại : Malathion được gia công thành các sản phẩm như Malathion 50% , 60% nhũ dầu , bột thắm nước 25% , bột rắc 4%.Nhiều khi còn pha chung với thuốc trừ sâu khác như : DDVP , METOXYCLO . Dùng để trừ sâu có miệng chít hút , sâu miệntg nhai va rệp xap. Thời gian phân hũy là 15 ngày , dưới ánh sáng mặt trời , nhất là trong môi trường kiềm . 5 / ROGOR (Dimethoat) : a / Tên hóa học : 0,0 – Dimetyl –S-( N- metylcacbamidometyl ) dithiophotphat. Công thức hóa học : (CH3O)2PS—SCH2CONH—CH2 C5H12O3NS2P b / Tên thương phẩm : Dimethoat Photphamid Bi –58 EC Phostion M M Roscion Thimethion. c / Tính chất vật lý : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 33
  35. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 34 Rogor dạng nguyên liệu kỹ thuật là một chất dầu màu vàng nâu sáng hơi có mùi. Nguyên liệu tinh khiết thì không màu , có mùi long não ( camphor) , điểm nóng chãy 51- 52oC .Ở dạng nguyên chất là những tinh thể trắng .Chất này tương dối bền trong môi trường trung tính và axít yếu . Rogor ít hòa tan trong nước , dễ hòa tan trong các loại dung môi hữu cơ, khó tan trong các ete dầu hỏa,ligroin . Độ hòa tan trong nước ở nhiệt độ phòng là 39g/lít . Trong môi trường axít Rogor khá bền , trong môi trường kiềm nó bị phân hũy nhanh . Nếu so với Parathion tốc độ phân hũy như sau : Thời gian phân hũy là 50 % Hợp chất Môi trường axít ở 80oC Môi trường kiềm ( theo phút ) ( theo giờ) o Rogor 14 ở 25 C 30 o Parathion 60 ở 80 C 25 Trong môi trường axít ( pH 1-5 ) Rogor tương đối bền với sự thủy phân . Độ bay hơi của Rogor không đáng kể , nhiệt độ sôi của rogor theo những phần chiết được tính theo đường cong thực nghiệm của áp suất hơi Nhiệt độ Áp suất hơi Độ bay hơi mg/cm3 phòng oC mmHg 10 2,2.10-6 0,029 20 8,5.10-6 0,107 30 3,0.10-5 0,364 40 1,0.10-4 1,175 d / Tính chất hóa học : Quá trình oxy hóa rogor trên gan chuột giống quá trình xảy ra ở lá xanh non khi phun Rogor cho lá như sau (CH3O)2 PS—SCH2CONHCH3 -Ỉ (CH3O)2 PO—SCH2CONHCH3 Sự oxy hóa Rogor ete của axít dithiophotphoric thành 0-Rogor –ete của axít monothionphotphoric thì độ độc đối với sâu có tăng nhưng không nhiều , còn độ độc đối với động vật máu nóng tăng một cách đáng kể . Khi đun nóng Rogor ở nhiệt đô cao xảy ra sự đồng phân (CH3O)2 PS—SCH2CONHCH3 > CH3S PO—SCH2CONHCH3 CH3O Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 34
  36. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 35 Sản phẩm nhận được là ete thiol của axít photphoric có độ độc hơn Rogor . e / Tính chất trừ sâu : Bên cạnh tính chất độc vừa phải đối với động vật máu nóng .R biểu hiện tính chất trừ sâu dưới tác dụng tiếp xúc và nội hấp mạnh . Ngoài ra Rogor còn có tác dụng trừ nhện . Rogor dùng chống cả sâu chích hút và miệng nhai . Phun vào cây , lá cây và rể hấp thụ thuốc ( nội hấp ) Nên thuốc này có thể diệt sâu khi sâu hút nhựa cây vì thuốc đã được nội hấp vào nhựa cây Thuốc thời gian hữu hiệu của thuốc này là 10 – 25 ngày . Rogor là thuốc trừ sâu nội hấp và tiếp xúc . f / Tính chất độc : Rogor là thuốc trừ sâu có độ độc trung bình . Độ độc của Rogor trong dung môi metyl hoặc etyl Shellosol sau khi đun nóng thì độ dộc tăng cao ,độ độc ( LD50 ) bằng 150 –250 mg/kg đã tăng lên khi đun nóng suốt 63 giờở nhiệt độ 100oC là 8mg/kg. Các chế phẩm thương mại : Bột thắm nước Rogor 20% , bột rắc 3% rogor , thuốc sữa rogor 40% , hột 5% rogor , Dimethoat 50% nhũ dầu ,Bi 58 50 nhũ dầu . 6 / KITAZIN : a / Tên hóa học : 0,0 – diisopropyl—S—benzyl thio photphat ( IBP ) Công thức hóa học : ( (CH3)2CHO ) 2—PO—SCH2—C6H5 C13H21O3SP b / Tính chất vật lý : Người ta tìm thấy những este benzyl của thiophotphat có hiệu lực trừ bệnh cháy lúa , đồng thời có độ độc , có công thức chung : ( RO)2—PO—S—CH2—C6H5 Trong đó : R : là nhóm alkyl ít cacbon( trừ nhóm metyl ). 0,0 – dietyl—S—benzyl photphorothiolat : Kitazin 0,0 – diisopropyl—S—benzyl photphorothiolat :Kitazin.P được thương mại hóa. Họat chất Kitazin là chất lỏng màu vàng sáng hoặc không màu , diểm sôi ở 0,04 mmHg là 120oC hòa tan ít trong nước ,dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ , ít bền trong môi trường kiềm , rất bền trong môi trường axít . Ở nhiệt độ cao kitazin không bềnvà phân huỹ tương đối nhanh , tách dibezyl sunfua . c / Tính chất độc : Với động vật máu nóng :độ độc cấp tính qua đường miệng đối với chuột nhắc LD50 660 mg/kgtrên da đối với chuột cái LD50 5000mg/kg. So với nhiều chất khác , Kitazin là an toàn nhất .Ví dụ LD50 của Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 35
  37. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 36 Parathion từ 3—7mg/kg. diazinon 48—60 , DDVP 50—92 , . . . d / Tính chất trừ nấm bệnh : Kitazin ( IBP) là một thuốc trừ bệnh có tác dụng nội hấp , thuốc được hấp thụ qua rễ và bộ lá ở dưới nước , nó có tác dụng mạnh và lâu dài , ngăn ngừa diệt trừ sâu bệnh : „ Cháy lá lúa , thối lóng , thối cổ gié ( đạo ôn ) do nấm PiricularisOryzae gây ra . „ Thối gốc do nấm Helmithosporium gây ra . „ Đốm vằn do nấm corticium . Ngoài tác dụng trừ nấm , kitazin còn có công hiệu diệt trừ rầy lúa . Tuy kitazin trừ được một số nấm bệnh ,nhưng vì vậy nên dành kitazin chủ yếu để trừ bệnh đạo ôn tốt nhất là trừ bệnh đạo ôn . Lượng thuốc kitazin 10% hột dùng từ 30—45kg/havới mực nước ruộng từ 3—5cm và giữ nước trong ruộng ít nhất 3—4 ngàysau khi dùng thuốc . Sự chuyễn hóa của Kitazin trong cây lúa : Kitazin hấp thụ vào lúa , bị thủy phân và phân hũy cuối cùng thành axít photphoric . Những sản phẩm thương mại : Kitazin thường được gia công thành 2 dạng : Dạng hột nhân cát ,có bao áo họat chất kitazin ở ngoài với hàm lượng 10%. Dạng nhũ dầu chứa 50% hoạt chất kitazin . CHƯƠNG III NHỮNG HỢP CHẤT KHÁC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT I Thuốc trừ nấm bệnh : 1 / Fosetyl Aluminium: Tên thương mại là ALIETTE 80WP . Có đặc tính là thuốc trừ nấm nội hấp , có tính lưu dẫn 2 chiều từ lá xuống rễ và từ rễ lên thân, lá . Sau khi phun lên lá hoặc tưới vào gốc , thuốc nhanh chóng sâm nhập vào mô cây diệt được nấm bệnh ở bên trong các chồi lá non , trong thân và rễ cây , vì vậy chỉ sau vài giờ phun mưa sẽ không rửa trôi thuốc .Hiệu lực phòng trừ bệnh có thể kéo dài hàng tháng . Aliette có tác dụng đặc hiệu với các nấm :Phytopthora , Pythium , Perospora , Plasmopara gây các bệnh thối cây , xì mủ thân , thối trái , phấn trắng cho nhiều loại cây trồng . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 36
  38. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 37 Thuốc thuộc nhóm độc IV LD50 qua miệng 5800 mg/kg . Rất ít độc với người , gia súc , cá , ong và thiên dịch . Thời gian cách ly là 7 ngày . Thuốc có thể pha chung với các loại thuốc khác . 2 / Benomyl : Tên thương mại :Bendazol 50WP, Benlate, Fundazol , Bemyl , Viben , Candazol , Plant , Funomyl . Thuốc có đặc tính là thuốc trừ nấm, tác động nội hấp, có phổ tác dụng rộng , phòng trừ được nhiều loại bệnh , hạn chế nhện đỏ . Thuốc thuộc nhóm độc IV LD50 qua miệng >10000mb/kg Rất ít độc đối với người , gia suíc cá không độc đối với ông mật và các loài thiên dịch . Thời gian cách ly là 5 7 ngày Thuốc có thể pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác . 3 / Zineb : Tên thương mại : Dithane—Thuốc , Zodiac , Zin 80WP , Zineb 80 BTN . Zineb là loại thuốc trừ nấm thuộc nhóm Dithiocarbamate có tác động tiếp xúc và hiệu lực phòng trừ rất mạnh , chủ yếu là phòng bệnh nên cần phun sớm khi bệnh mới xuất hiện , có thể làm cho cây xanh tốt hơn, lá chậm già úa . Ưu điểm nổi bật của Zineb là phổ hiệu lực rất rộng . Thuốc có tác dụng phòng trừ hữu hiệu , đối với hầu như tất cả các bệnh thông thường có trên mọi lọai cây trồng gây ra bởi các nấm tảo , nấm mang , nấm đảm và nấm bất toàn . Thuốc có thể phòng trừ các loại bệnh : đốm lá , cháy lá , mốc lá , phòng lá , thán thư , sương mai ,dịch sớm dịch muộn , gỉ sắt , . 4 / Propiconazole : a / Công thức : 1-[2-(2,4 dichlorophenyl)-4-propyl- 1,3-dioxolan-2-ylmethyl]-1H-1,2,4 triazole. b / Tên hoạt chất: Propiconazole (nhóm Triazole ) . c / Tên thương mại : Tilt , Lunasa , Canazole , Cozol , Fordo , Tiptop , Zoo , Bumper 25 EC d / Đặc tính và sử dụng : Đây là loại thuốc trừ nấm lưu dẫn có phổ tác động rộng rải , có khả năng nội hấp , vừa có tác dụng phòng bệnh vừa có tác dụng trị bệnh . Sau khi phun 1—2 giờ thuốc đã thắm vào cây , không bị nước làm rửa trôi. Hiệu lực diệt nấm nhanh và mạnh , liều lượng sử dụng thấp . Ở nồng cđộ thấp thuốc có thể diệt được nhiều nấm bệnh thuộc các nhóm Ascomycetes , Basidomycetes và Deuteromycetes gồm các bệnh quan trọng như phấn trắng ( powdery mildews ) , rĩ ( rust ) và đốm lá ( lcaf spot ) . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 37
  39. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 38 Thuốc ngấm vào lá và thân trong vòng 24 giờ tùy theo loại cây trồng và điều kiện môi trường . Thuốc dẫn theo hướng đi lên đi khắp bộ phận cây và một ít khả năng bảo vệ cho các cây mới mọc . Tác dụng bảo vệ của thuốc tồn tại 2- 5 tuần tùy vào tác nhân gây bệnh . Thuốc còn có tính chất trị liệu và tiêu diệt mầm bệnh . Thuốc làm ngưng sự phát triển của mầm bệnh trong thời kỳ ủ bệnh , ức chế sự phóng bào tử . Do đó thuốc có khả năng chặn đứng khả năng phát sinh dịch tể . Thuốc còn phát tán thêm ở thể hơi , phân bố hoạt chất đều khắptrong sinh khối lá . Thuốc ức chế sự sinh tổng hợp ergoSeaticerol , vốn là cách tác động thông thường của thuốc nhóm Triazole . Thuốc có tác động mạnh đối với các nấm bệnh trên một số cây trồng phổ biến như : lúa , đậu , chuối , đậu nành , cà phê. Thuốc thuộc nhóm độc II , LD50 qua miệng là 1517 mg/kg, độc trung bình đối với người , gia súc , ít độc với cá , không độc với ông mật và các lòai thiên dịch trên đồng ruộng . Thời gian cách ly là 5—7 ngày . Chú ý : sử dụng đúng liều lượng và nồng độ pha , nếu dùng liều lượng cao hoăc pha đậm hoặc phun liên tiếp nhiều lần có thể làm lá bị vàng , cây phát triển chậm . Có thể pha chung các thuốc trừ sâu khác . 5 / Carbendazim : a / Tên hóa học : Methyl benzimidazol-2-ylcarbamate. C6H4N2C—NH—COOMe b / Tên thương phẩm : Derosal , Bavistin , Delsene , Vicarrben 50HP, (50BTN) : c / Công dụng : Carbendazim là một loại thuốc lưu dẫn tiêu diệt đượcnhiều loại nấm trên các loại cây trồng như : các cây ăn trái ,ngũ cốc , cây hoa kiển và cây nho . Thuốc được hầp thụ qua rễ và các mô xanh của cây trồng . Carbendazim là loại thuốc trừ nấm thuộc nhóm Benzimidazole có tác động nội hấp – lưu dẫn – có phổ hiệu lực rộng . Thuốc có tác dụng phòng ngừa và chữa trị đối với nhiều loại bệnh do các nấm nang và nấm bất toàn gây ra . Có thể dùng thuốc phòng trị hữu hiệu các bệnh đốm lá cháy lá , mốc lá thán thư , phấn trắng , dịch sớm . . . Carbendazim là một trong những thuốc tốt trong xử lý giốngphòng bệnh von lúa , ngoài ra coi thuốc này như những thuốc công hiệu để kết hợp phòng trừ bệnh đạo ôn , khô văn ,lem hạt . d / Độc tính : Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50 qua miệng là 15000 mg/kg . rất ít độc với người, gia súc cá , ong mật và các loài thiên dịch . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 38
  40. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 39 Thời gian cách ly 3—5 ngày . Độc tính cấp đường miệng đối với chuột là 300 mg/kg. thức ăn . Thuốc không độc đối với ông mật . Thuốc e / Chế phẩm : Thuốc ở dạng huyền phù bền ( HP , SC ) hoặc dạng bột thấm nước ( BTN ) . 6 / Mancozeb : a / Công thức : S S [-S-C-NH-CH2CH2NH –C-S-Mn]X(Zn)Y [[1,2-ethanediyllbis [carbamodithioato]](2-)manganese trộn lẫn với [[1,2- ethanediyllbis[carbamodithioato]](2-)] zinc. b / Tên thương mại: DithaneM-45 , Dipomate 80WP , manozeb , pencozeb , manzate , Vimancoz. c / Tên hoạt chất : Mancozeb d / Đặctính : là một phức chất gồm muối mangan và muối kẽm có tác động tiếp xúc , chủ yếu là phòng bệnh , ngăn cản nấm bệnh xâm nhập vào trong cây .vì vậy nó là thuốc diệt nấm có tính bảo vệ , thuốc còn có khả năng trừ được nhiều loại nấm trên cây trồng kể cả nấm rỉ . Thuốc còn có tác dụng làm cho cây xanh tốt hơn . Thuốc thuộc nhóm độc IV ,LD50 qua miệng là 8000-11200 mg/kg. Rất ít dộc với người , nhưng thuốc có thể gây ngứa da nếu sử dung liên tục , gia súc , tương đối độc với cá , không độc với ong mật và các loài thiên dịch . Thời gian cách ly là 5-7 ngày . 7 / Copper hydrocide ( thuốc gốc đồng ) : Tên thương mại :Kocide , champion , Funguran-OH 50WP . Tên hoạt chất : Copper hydrocide Đặc tính : Là thuốc trừ nấm , có tác động tiếp xúc . Thuốc được gia công dưới dạng bột rất mịn , hòa vào nước thuốc phân tán nhanh và lâu lắêng động , phun lên lá có khả năng loan trải rất rộng và bám dính lâu , hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn nước thuốc Booc đo . Thuốc có phản ứng trung tính ( pH = 6-7 ) . Thuốc diệt trừ được nhiều loại nấm , hạn chế được nhiều loài vi khuẩn gây bệnh trên nhiều loại cây trồng , làm cho lá cây xanh hơn . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 39
  41. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 40 Thuốc thuộc nhóm độc II , LD50qua miệng = 1000-2000 mg/kg. Ít độc với người , gia súc và cá , không độc với ông mật và các loài thiên dịch . Thời gian cách ly 7-14 ngày . 8 / Thiophanate methyl : Tên công thức : C6H5-[NH(CS)NHCOOCH3]2 :Dimethyl 4,4 – (ophenyllene)bis(3-thioallophanate). Tên thương phẩm : Thio-M , Cantop-M , Vithi – M , Top- plus Tên hoạt chất : Thiophanate methyl. Đặc tính : Là thuốc trừ nấm nội hấp , có tác dụng phòng và trị bệnh hiệu lực tương đối dài .X có phổ tác dụng rộng , diệt trừ được nhiều loài nấmbệnh trên nhiều loại cây trồng . Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50 qua miệng = 7500 mg/kg . Rất ít độc đối với người , gia súc , cá , ong mật và thiên dịch . Thời gian cách ly 7-14 ngày . II Thuốc trừ cỏ lúa : 1 / Butachlor: Tên hóa học : N – ( butoxymethyl) –2-chloro – 2-6-diethyl-acetanilide. Tên thương phẩm : Echo , heco , Meco , butavi , Dibuta , Vibuta , Tico , Forwabuta , Micchelle , Butoxim 60 EC Tên hoạt chất : Butachlor . Đặc điểm : Là thuốc trừ cỏ chọn lọc , có thể ở dạng nhũ dầu chứa 60 , 62 % hoạt chất hoặc dạng hạt 5% hoạt chất , thuốc xâm nhập vào cỏ qua rễ và thân mầám , tác động với cỏ ở giai đoạn sắp nẩy mầm và khi cỏ đã mọc còn nhỏ dưới 2 lá ( tác động nẩy mầm và hậu nẩy mầm sớm ). Thuốc diệt được nhiều loại cỏ một và hai lá mầm phổ biến trong ruộng lúa như cỏ lồng vực , đuôi phụng , . . . Có thể dùng cho lúa cấy và lúa sạ kể cả trước và sau khi cấy , sạ . Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50 qua miệng 3300 mg/kg . Ít độc với người , gia súc , cá . Không lưu tồn lâu trong đất và môi trường , không hại thiên dịch . 2 / Propanil : Tên thương phẩm : Map-Prop , Propatox , Wham.EZ 48SC . Tên hoạt chất : Propanil . Đặc tính : Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 40
  42. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 41 Đây là thuốc trừ cỏ tiếp xúc ,chọn lọc . Thuốc xâm nhập vào cây cỏ chủ yếu qua lá , vì vậy thuốc chỉ có tác dụng khi cây cỏ đã mọc . ( hậu nảy mầm ) . Thuốc diệt trừ được nhiều loại cỏ có một và hai lá mầm ., tuy nhiên cũng có thể dùng đễ diệt trừ cỏ lúa cấy và lúa sạ . Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50qua miệng > 2500 mg/kg . Ít độc với người, gia súc và cá , không hại các loàch , không lưu tồn lâu trong đất . CHÚ Ý : sau khi phun thuốc lúa có thể bị vàng lá , nhưng sau 3-5 ngày cây lúa sẽ hồi bình thường và sinh trưởng tốt hơn , một phần cây lúa kích thích nhẹ cây lúa . 3 / Oxadiazon : Tên hoạt chất : Oxadiazon . Đây là thuốc trừ cỏ chọn lọc , tác động hậu nẩy mầm , diệt cỏ ở giai đoạn nẩy mầm và khi cỏ đã mọc còn nhỏ . Thuốc xâm nhập vào cỏ qua tiếp xúc với mầm và lá cỏ . Thuốc diệt được nhiều loại cỏ một và hai lá mầm phổ biến, có thể dùng trừ cỏ cho ruộng lúa cấy , lúa sạ , đặc biệt thích ho85p với ruộng không giữ nước . Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50 qua miệng > 4000 mg/kg. ít độc với người và cá , không lưu tồn lâu trong đất , môi trường và thiên dịch . 4 / Pyrazosulfuron ethyl : Tên hoạt chất : Pyrazosulfuron ethyl Đây là thuốc trừ cỏ nội hấp chọn lọc . Thuốc xâm nhập vào cây cỏ chủ yếu qua rễ . Vào trong cây cỏ thuốc ức chế sự tổng hợp một số aminoacid cần thiết làm cho cây cỏ ngừng sinh trưởng và chết . Thuốc có tác động với cây cỏ ở giai đoạn trước và sau khi mọc , diệt try72 được nhiều loại cỏ một và hai lá mầm phổ biến trong ruộng kúa , Có thể dùng cho cả lúa cấy và lúa sạ . Thuốc rất an toàn với cây lúa . Thuốc thuộc nhóm độc IV , LD50 qua miệng là 5000 mg/kg . Rất ít độc với người và cá ,phân huỹ tương đối nhanh trong đất , không hại thiên dịch . 5 / 2,4 D : Tên thương phẩm : AK , Amine , Anco , Co, Desormone, OK,Vi 2.4D , 2.4D, 2.4D80WP,2.4Đ6WP Tên hoạt chất : 2,4 D . 2,4-diclophenoxi acetat natri (C6H3Cl2)-O-CH2COONa Đây là thuốc trừ cỏ nội hấp , chọn lọc , có tác dụng kích thích sự phát triển quá mức của tế bào làm cho cây cỏ chết . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 41
  43. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 42 Thuốc chủ yếu diệt trừ các loại cỏ nănlát cỏlá rộng . . . Thuốc không diệt được cỏ hòa bản như cỏ lồng vực . . . Thuốc thuộc nhóm độc II , LD50qua miệng là 800mg/kg . Độc trung bình đối với người , gia súc và cá .2,4 D Methyl amin rất độc với mắt .ít hại thiên dịch trong ruộng .Không lưu tồn lâu trong môi trường. Nếu ở ruộng lúa khi lúa đã được 5 lá mà dùng thuốc 2,4 D 80 hoặc 96W thì lượng cỏ dại sẽ giãm đi rõ rệt , lúa sẽ chín sớm hơn và sản lượng tăng hơn . Thời gian cách ly 20-40 ngày . 6 / Diuron : Tên thương phẩm : Karmex , Vidiu , Suron , Ansaron 80WP, Tên hoạt chất : Diuron. [ N-(3,4 dichlorophenyl)-N,N- dimethylurea ] Đặc tính : - Ở dạng bột thắm nước màu trắng , muì hôi , không tan trong nước , không ăn mòn kim loại , có tính hóa học bền vững khó bị ánh sáng phân hũy . - Đây là thuốc trừ cỏ nội hấp , chọn lọc . Thuốc có thể xâm nhập vào rễ và lá cỏ Diệt được nhiều loại cỏ hàng niên mọc từ hạt . - Thuốc có hiệu lực trừ cỏ cao trong điều kiện đất ẩm và kéo dài tới vài tháng . Nếu đất khô quá thuốc sẽ giảm hiệu lực . - Có thể dùng để diệt cỏ tiền nảy mầm và hậu nẩy mầm . - Thuốc dùng để trừ cỏ cho mía , dứa , bông trà cà phê , cây ăn quả. - Thuốc thuộc nhóm độc thứ IV , LD50 qua miệng 3400 mg/kg. Ít độc cho người và gia súc .tương đối độc với cá . Thuốc có thể gây nổi mẩn , ngứa da . * chú ý : Nếu đất khô phải tưới cho ẩm trước khi phun . 7/ Dalapon : Tên thương phẩm : Vilapon 80BTN , Dipoxim 80WP , Tên hoạt chất : Dalapon ( 2,2 – dichloropropionic acid ) . Đặc tính : Ở dạng bột hòa tan màu trắng xám hoặc vàng nhạt , mùi hôi , dễ tan trong nước , cồn , ít tan trong các dung môi hữu cơ . Đây là thuốc trừ cỏ nội hấp , xâm nhập vào cây qua lá và rễ . Thuốc có tác động chọn lọc , gây hại chủ yếu cho cây 1 lá mầm , ít hại cho cây 2 lá mầm . Có thể phun thuốc trước hoặc sau khi cỏ mọc Thuốc thuộc nhóm oc II , LD50 qua miệng là 970 mg/kg . Độc trung bình đối với người , gia súc , ít độc với cá , không lưu tồn lâu trong đất . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 42
  44. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 43 Thời gian cách ly từ 14 – 21 ngày . 8 / Glyphosat : Tên thương mại : Vifosat 480D D. Tên họat chất : Glyphosate isopropylamonium ( Isopropylamine salt of N – (phosphono – methyl) Đặc điểm : Đây là thuốc trừ cỏ dạng dung dịch hậu nẩy mầm, không chọn lọc , nội hấp , có hiệu lực cao trên một số cỏ đa niên hằng niên cỏ lá rộng , đặc biệt là những loài cỏ khó trị do có thân ngầm và rễ củ như cỏ tranh , cỏ cú , cỏ chỉ . Thuốc không lưu tồn lâu trong đất , không ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau . Thuốc được hấp thụ qua lá , lưu dẫn trong cây đếnhệ thống rễ đặc biệt là các đỉnh sinh trưởng nơi có hoạt động biến dưỡng mạnh đưa đến chết toàn cây . Khả năng diệt cỏ từ từ sau phun 3-5 ngày mới bị vàng lá,và triệt để sau phun 7-15 ngày cỏ mới chết hẳn . Thuốc phòng trừ hầu hết các loại cỏ thường gặp ở các nông trường , trà , cà phê ,cao su , điều , dứa , ở các vườn cây ăn quả , ở các cây công nghiệp ngắn ngày . Diệt cỏ khai hoang trước khi trồng cây không làm đất , diệt cỏ dại ở lề đường bộ , đường xe lửa , sân bay , xung quanh các ao hồ trữ nước , bờ ruộng bờ nương . Thuốc ít độc với người và cá . III Thuốc trừ chuột : 1 / Zinc phosphide : Tên thương mại : Zinphos 20% , Fokeba , QT-92 . Tên hoạt chất : Zinc phosphide ( phosphua kẽm : Zn3P2 ) Đặc tính : Thuốc ở dạng bột màu xám , mùi hôi , không tan trong nước ,gặp ẩm ,nóng và môi trường acid dễ sinh ra khí hydro phosphure ( phosphin :PH3 ) rất độc cho người và các động vật khác . Đây là thuốc trừ chuột gây độc cấp tính , khi chuột ăn vào chất phosphua kẽm bị acid chlohydric trong dịch vị dạ dày tác dụng tạo ra khí phosphine gây độc cho bộ máy tuần hoàn và thần kinh của chuột , chuột giãy giạu và chết nhanhtrong vòng 2-3 giờ . Còn những con chuột ăn ít thuốc chưa chết hoặc nhìn thấy con khác ăn thuốc bị chết sẽ tránh không ăn bã thuốc ( gọi là tính nhát bã của chuột ) . Thuốc trừ được nhiều loại chuột và các loài gậm nhấm khác . Thuốc thuộc nhóm độc I , LD50 qua miệng là 45,7 mg/kg. Rất độc với người gia súc và cá . Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 43
  45. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 44 Thuốc nằm tong danh mục hạn chế sử dụng tại Việt nam . * Chú ý : Thuốc rất độc và không có thuốc giải độc nên cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định an toàn về bảo hộ lao động trước khi dùng thuốc . 2 / Phostoxin : Tên thương mại phostoxin Tên hoạt chất Photphure nhôm ( AlP ) Đặc điểm : phostoxin là thuốc bảo quản kho nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng tại Việt nam . phostoxin ở dạng viên tròn màu xám dùng để trừ sâu mọt , chuột gián , . . . phá hoại nông sản lương thực , hàng bông vải sợi , hàng thủ công mỹ nghệ , dược liệu trong kho . TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Catherine Regnault-Roger, Bernad JR Philogène, Charles Vincent- Biopesticides of plant origine, Europe media Duplication S.A.S, France 2004. 2. Trần Quang Hùng: Thuốc Bảo vệ Thực Vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà nội 1995. 3. Phạm Văn Biên, Bùi cách Tuyến- Sổ tay Thuốc Bảo vệ thực vật Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh Việt nam, 2005. 4. Trần Văn Hai- Giáo trình Thuốc Bảo vệ thực vật- Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Đại học Cần Thơ, Tài liệu Giáo Trình Đại Học Cần Thơ, 2000. 5. Phan Phuoc hien et al: Current status and trend of bio-pesticides and bio-fertilizers production and usage in Vietnam: Proceedings of the Worshop on Appropriate use of bio-pesticides and bio-fertilizer for small –scale farmers in the Asian and Pacific Region, Los banos , Laguna, Philippines 19-23 November 2007 (p.153-193) Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 44
  46. Công nghệ sản xuất Thuốc bảo vệ thực vật 45 Phan Phươc Hiền Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 45