Giáo trình Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế - Trần Ban Hùng

pdf 6 trang huongle 5720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế - Trần Ban Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_trong_to_chuc_phi_chinh_phu_quoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế - Trần Ban Hùng

  1. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ ThS. Trần Ban Hùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam Bối cảnh chung Ngành công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến về sự phát triển của mình từ đầu thế kỷ 20 để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương tây. Tuy nhiên, ngành CTXH đã bắt đầu từ sớm hơn trong lịch sử. Hoạt động CTXH có mầm mống từ rất sớm trong xã hội loài người; khi đó mới mang tính tự phát Cùng với sự phát triển của tôn giáo, hoạt động CTXH cũng thay đổi, nhằm các mục đích từ thiện, nhân đạo ; xuất hiện các trại tế bần, các nhà thương làm phúc Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động CTXH trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ. Những người lao động và những người nghèo đã tập hợp nhau lại dưới các hình thức phường hội để giúp đỡ nhau trong cuộc sống Song song với các hoạt động cứu tế của nhà thờ Thiên Chúa giáo và các tổ chức tôn giáo khác, các hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo của cá nhân và các tổ chức xã hội cũng phát triển nhanh. Gần đây, các hoạt động CTXH đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa CTXH vào nội dung của bảo đảm xã hội . Sau khoảng 100 năm pháit triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Vị thế của các cán bộ xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trong trong đó tiếng nói của cán bộ xã hội có thể thay đổi hẳn cuộc sống của các đối tượng mà họ giúp đỡ. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công dân. Tại Việt Nam, ngành Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 khởi xướng từ những cán bộ xã hội người Pháp trong tổ chức Chữ Thập đỏ và quân đội Pháp. Năm 1947, khóa học đầu tiên đào tạo cán sự xã hội được Hội Chữ thập đỏ Pháp tổ chức tại Trung tâm Thevenet và trung tâm này đã hoạt động đến 1975 tại miền Đại học Đồng Tháp 12
  2. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Nam. Sau khi đất nước thống nhất, ngành công tác xã hội bị mai một do chưa được thực sự quan tâm. Những người được đào tạo về công tác xã hội tham gia vào hoạt động trong các tổ chức đoàn thể, một số ít tham gia làm việc trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong CTXH, biên soạn tài liệu về công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH Vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ Vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chínih phủ là hết sức quan trọng vì mục đích của các tổ chức phi chính phủ thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên, khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn. Trong khi đó vai trò của công tác xã hội là thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Sứ mệnh của của Công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: những rào cản trong xã hội, sự bất công, sự bất bình đẳng. Vì vậy, vai trò quan trọng của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế là khộng thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong thực tế thì các cán bộ xã hội đã đóng vai trò như thế nào trong các tổ chức phi chính phủ? Từ năm 2004, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Hiện đã có hơn 30 trường ĐH, CĐ tham gia đào tạo ngành công tác xã hội. Ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành công tác xã hội và hàng trăm người tốt Đại học Đồng Tháp 13
  3. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" nghiệp trung cấp ngành công tác xã hội”. Câu hỏi đặt ra là số sinh viên tốt nghiệp này ra trường đi về đâu, họ sẽ làm gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo? Theo tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu - nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội thì ở nước ta hiện nay số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện theo dạng thuê mướn tạm thời cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162.000 người. Trừ số cán bộ được đào tạo ở trình độ ĐH, CĐ, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, họ chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về công tác xã hội. Trong một khảo sát của trường Đại học Quốc gia Hà nội và tổ chức cứu trợ Trẻ em Thụy Điển thực hiện năm 2005 tại một số thành ở phía Nam và phía Bắc thì hầu hết đội ngũ cán bộ ở trong các trung tâm đều chưa hề được đào tạo gì về công tác xã hội. Chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng trong các tổ chức phi chính phủ đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ quốc tế thì số lượng người có bằng cấp về công tác xã hội chiếm một tỉ lệ rất ít so với những người tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ, sư phạm, y thậm chí còn thấp hơn cả số người tốt nghiệp các ngành kinh tế. Trước sự thiếu hụt về nhân lực công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ đã tự tìm cách giải quyết thông qua việc mời các chuyên gia nước ngoài xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ của tổ chức mình. Tuy nhiên đây chỉ là một giải tình thế vì việc đào tạo các khóa ngắn hạn không thể cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho những người này làm công tác xã hội. Điều trớ trêu là những người được đào tạo ngắn hạn này lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong tổ chức của mình trong việc thúc đẩy phát triển công tác xã hội tại Việt Nam. Một trong những vấn đề đáng quan ngại là những người được đào tạo chính quy về công tác xã hội chưa thực sự có tiếng nói quyết định trong việc định hướng về chiến lược của tổ chức mình, kể cả chiến lược phát triển công tác xã hội. Đây là việc lãng phí nguồn lực vì nếu được định hướng đúng đắn bởi những người thực sự hiểu rõ công tác xã hội thì nguồn lực này sẽ thúc đẩy những thay đổi quan trong trong không chỉ trong cuộc sống của từng người dân trong cộng đồng của dự án mà còn có thể thúc đẩy sự Đại học Đồng Tháp 14
  4. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" phát triển của nghề công tác xã hội tại Việt Nam. Hơn nữa, việc thiếu đi vai trò quyết định trong bản thân các tổ chức phi chính phủ làm mất đi cơ hội vận động, đóng góp vào các chiến lược quan trọng của quốc gia để đẩy mạnh việc đưa công tác xã hội vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em cũng như trong chiến lược phát triển công tác xã hội. Những thách thức trong việc nâng cao vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ Các tổ chức phi chính phủ chưa thực sự thấy rõ vai trò quan trọng của cán bộ xã hội trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức phi chính phủ đều hoạt động theo lĩnh vực như giáo dục, y tế, quyền, HIV tuy nhiên do chưa hiểu rõ về công tác xã hội nên họ chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật chứ chưa quan tâm về vai trò của cán bộ xã hội trong các lĩnh vực nói trên. Năng lực của các cán bộ được đào tạo về công tác xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các tổ chưc phi chính phủ. Đặc biệt là năng lực về ngôn ngữ cũng như các kỹ năng phân tích, xây dựng chiến lược. Những người được đào tạo về công tác xã hội chỉ được tuyển dụng vào các vị trí trợ lý hay các vị trí không quan trọng trong tổ chức vì vậy thường không có tiếng nói quyết định trong việc định hướng chiến lược tổ chức. Có sự e ngại trong chính bản thân những người làm công tác quản lý đối với những người được đào tạo vê công tác xã hội về việc tập trung làm việc hỗ trợ trực tiếp cho thân chủ hay cố gắng cân bằng việc hỗ trợ trực tiếp và vận động chính sách. Có một số cán bộ xã hội còn chưa chú ý đến nguyên tắc “chấp nhận thân chủ” trong lúc thảo luận hay giao tiếp khiến những người làm công tác quản lý có thành kiến, ác cảm với cả ngành CTXH và không tạo cơ hội cho những người được đào tạo về CTXH tham gia vào việc lập chiến lược. Sự dấn thân của một số người được đào tạo về công tác xã hội cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết những người được đào tạo về công tác xã hội thường chọn làm việc trong các thành phố lớn, các tổ chức lớn hay các cơ quan đào tạo. Hiếm có cán bộ xã hội chuyên nghiệp nào thực sự làm việc tại cấp cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa nơi rất cần sự can thiệp của họ. Đôi khi sự khác biệt giữa lời nói và việc làm Đại học Đồng Tháp 15
  5. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" việc làm của những cán bộ xã hội sẽ gây mất niềm tin trong những người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ. Một số khuyến nghị Với tư cách là một người làm việc trong tổ chức phi chính phủ tôi xin có một số khuyến nghị để nâng cao hơn nữa vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ: - Tăng cường sự hiểu biết về nguồn lực và vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ thông qua việc thực hiệc các đánh giá khảo sát để có được bức tranh tổng thể về nguồn lực này và những đóng góp của họ trong việc hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh của các tổ chức phi chính phủ đồng thời chỉ ra rõ những khó khăn, bất cập trong việc phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ xã hội và đề xuất các giải pháp để giải quyết. Kết quả của các nghiên cứu này cần được chia sẻ rộng rãi trong các tổ chức phi chính phủ nhằn nâng cao nhận thức cũng như tạo ra nhu cầu sử dụng cán bộ xã hội chuyên nghiệp trong công tác phát triển. - Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ xã hội trong đó chú trọng đến phần thực hành công tác xã hội để đảm bảo năng lực cho cán bộ xã hội khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng của các tổ chức phi chính phủ. Việc nâng cao số lượng và chuẩn hóa chất lượng của đội ngũ kiểm huấn viên là một yếu tô quan trọng góp phần vào việc đảm bảo năng lực cho các sinh viên ngành công tác xã hội. Song song đó, việc đưa ra các yêu cầu cao hơn về khả năng về ngoại ngữ trong quá trình đào tạo sẽ không chỉ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các kiến thức về công tác xã hội hiện đại trên thế giớ mà còn giúp cho các sinh viên ngành công tác xã hội dễ dàng hơn trong việc dự tuyển vào quá trình tuyển dụng của các tổ chức phi chính phủ. - Chấp nhận thân chủ: chấp nhận thực tế là có rất nhiều người đang làm việc liên quan đến công tác xã hội trong chính phủ cũng như phi chính phủ chưa hề được đào tạo về công tác xã hội để có thế đối thoại theo xu hướng cảm thông và hợp tác để thúc đẩy một mục đích chung là phát triển công tác xã hội tại Việt Nam. Tránh dè bỉu, chỉ trích theo hướng tiêu cực làm xấu đi mối quan hệ hợp tác từ đó ảnh hưởng đến mục đích chung. Đại học Đồng Tháp 16
  6. Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" - Tham gia nhiều hơn trong việc vận động chính sách bởi vì chính những người làm công tác xã hội mới hiểu rõ hơn ai hết về những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện công tác xã hội ở Việt Nam để đưa ra những khuyến nghị phù hợp về chính sách để các cán bộ xã hội thực sự an tâm dấn thân vào việc giúp đỡ thân chủ đặc biệt là các thân chủ ở vùng sâu, vùng xa hay các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2009 là năm chúng ta đứng trước một viễn cảnh tươi sáng của việc phát triển công tác xã hội tại Việt Nam thông qua việc Cục Bảo Trợ Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội sẽ đệ trình Chính phủ đề án phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam trong đó có việc ban hành mã nghề cho nghề Công tác xã hội hay việc Unicef và các tổ chức phi chính phủ như Cứu trợ Trẻ em, Plan, Child fund và Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội đã ký hợp tác về hệ thống bảo vệ trẻ em trên các tỉnh thành của Việt Nam trong đó vai trò của cán bộ xã hội là hạt nhân trong hệ thống cũng như các trung tâm Công tác Xã hội được thành lập từ cấp tỉnh đến Trung ương. Chúng tôi hi vọng trong một tương lai rất gần, vai trò của cán bộ xã hội sẽ trở nên quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong hệ thống của chính phủ cũng như phi chính phủ. Đại học Đồng Tháp 17