Giáo trình Đa dạng sinh học - Tôn Thất Pháp

doc 113 trang huongle 4410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đa dạng sinh học - Tôn Thất Pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_da_dang_sinh_hoc_ton_that_phap.doc

Nội dung text: Giáo trình Đa dạng sinh học - Tôn Thất Pháp

  1. PGS. TS. TÔN THẤT PHÁP Giáo trình ĐA DẠNG SINH HỌC 1
  2. Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Định nghĩa Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse và McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Có nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học được đưa ra, định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học: - toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn thế giới . - tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO] - tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick,1983) - sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng. (OTA, 1987). - tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S. Forest Service, 1990). 2
  3. - bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990). - tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái) (EPA, 1990). - toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U .S. Congress 1991). - tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson, 1992). - là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được, đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992). - tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). 1.2. Đối tượng môn học Đa dạng sinh học là một phân môn của sinh học, đa dạng sinh học lấy đối tượng là toàn bộ sinh vật sống trên trái đất làm đối tượng nghiên cứu của mình. Sự đa dạng của đời sống được làm rõ bằng nhiều cách khác nhau. Một số hướng của sự đa dạng này có thể bắt đầu được tạo nên nhờ vào phân biệt giữa các yếu tố khác nhau. Có 3 nhóm đa dạng cơ bản được tạo nên là: đa dạng di truyền; đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc cơ thể (nucleotides, genes, chromosomes) và sự biến đổi trong cấu trúc giữa các cơ thể của cùng một quần thể và giữa các quần thể khác nhau. Đa dạng loài bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến các loài, chi và cao hơn. 3
  4. Đa dạng hệ sinh thái bao gồm các mức độ sinh thái khác nhau của quần thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái, đến sinh cảnh. Như vậy, đa dạng sinh học sẽ tập trung nghiên cứu sự đa dạng trong sinh vật từ di truyền cho đến các hệ sinh thái. Tuy nhiên, đối với mỗi cấp độ đa dạng sẽ có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng khi tiến hành nghiên cứu. Đối với đa dạng di truyền, các quần thể được thiết lập từ các cá thể, mỗi một cá thể có một thành phần nhiễm sắc thể, các nhiễm sắc thể được cấu thành từ các gen và gen được cấu thành từ nucleotide. Ngược lại, trong đa dạng loài, giới, ngành, họ, chi, loài, dưới loài, quần thể và cá thể hình thành nên một chuổi tổ hợp, trong đó tất cả các nhân tố ở mức thấp hơn nằm trong mỗi mức cao hơn. Cùng với quá trình tiến hoá, sự tổ chức phân loại này của đa dạng sinh học phản ánh một khái niệm tổ chức trung tâm của sinh học hiện đại. 1.3. Sơ lược lịch sử về đa dạng sinh học Những bằng chứng minh họa được cung cấp từ các hóa thạch và phân tử, một vài sự kiện lớn về sự sống trên trái đất, cùng với niên đại của chúng được tái hiện trong bảng sau: Kỷ Thời kỳ Thời gian Các sự kiện lớn nguyên (triệu năm) Tiền Precambrian 4500 Khởi thủy sự sống, các tổ cambrian chức đa bào đầu tiên Paleozoic Cambrian 550 Tất cả các ngành lớn xuất hiện được ghi nhận từ hóa thạch, bao gồm động vật có xương sống đầu tiên Ordovician 500 Cá có hàm đầu tiên Silurian 440 Sự xâm chiếm đất liền bởi thực vật và chân khớp Devonian 410 Sự đa dạng hóa của cá xương (teleost), xuất hiện lưỡng thê và côn trùng Carboniferous 360 Rừng được bao phủ bởi thực vật có mạch, xuất hiện bò sát và sự ưu thế của 4
  5. lưỡng thê Permian 290 Sự tuyệt chủng của nhiều loài không xương sống ở biển, xuất hiện bò sát giống thú và côn trùng ngày nay. Mesoic Triassic 250 Nguồn gốc và sự đa dạng chủ yếu là bò sát, xuất hiện thú, cây hạt trần chiếm ưu thế Jurassic 210 Bò sát thống trị và cây hạt trần chiếm ưu thế, xuất hiện chim Cretaceous 140 Xuất hiện thực vật hạt kín, sự thống trị của bò sát và nhiều nhóm động vật không xương sống bị tuyệt chủng và kết thúc một giai đoạn Cenozoic Tertiary 65 Đa dạng hóa của thú, chim, côn trùng hút phấn và hạt kín. Tertiary muộn/tiền Quaternary- thời kỳ đỉnh cao của đa dạng sinh học Quaternary 1.8 Xuất hiện loài người (Nguồn:www.IUCN.org) Qua bảng trên cho thấy rằng có vẻ như tất cả các sinh vật đều có chung một nguồn gốc. Tất nhiên, đa dạng sinh học đã được tăng lên từ giai đoạn giữa, ước tính khoảng 3.5-4.0 tỷ năm trước (trái đất có tuổi khoảng 4,5-5,0 tỷ năm, vì vậy sự sống đã xuất hiện khắp nơi hầu hết chúng đều tồn tại), đầu tiên sự gia tăng này diễn ra rất chậm. Một trong những sự thay đổi quan trọng đó là đã mở ra một sự phát triển lớn về đa dạng sinh học, đã tạo ra sinh vật đa bào. Các sinh vật đa bào có lẽ đã không đa dạng hóa cho đến 1,4 tỷ năm trước, lúc đó gần 60% sự sống trước đó đã hoàn toàn mất đi. Đặc biệt các động vật đa bào đã không bắt đầu đánh dấu sự đa dạng cho đến khoảng 600 triệu năm trước, vào lúc đó khoảng 80% sự sống trước đó đã bị biến mất. Các sinh vật vào thời kỳ này chỉ dài khoảng vài milimét. Đến Kỷ Palaeozoic (cổ sinh) và trên đá của thời kỳ Cambrian (550 triệu năm trước), các nhà khoa học đã tìm thấy sự xuất hiện ngẫu nhiên của các động vật đa bào (metazoan) có kích thước khá lớn. Các nhà khoa học đã ước 5
  6. tính rằng nếu sự bùng nổ đa dạng sinh học vào thời kỳ Cambrian được tiếp tục bằng một tỷ lệ hằng số cho đến nay thì đại dương có thể xuất hiện 1060 họ metazoan, thay vì 103 như hiện nay (Sepkoski, 1997). Trên thực tế, tất cả các nhóm động vật lớn ngày nay đều được ghi nhận ở hóa thạch trong thời kỳ Cambrian (Kevin J Gaston, 2004). Gould, 1989 đã đưa ra giả thuyết rằng sự đa dạng của các tổ chức đạt cao nhất vào thời gian bùng nổ đa dạng sinh học của giai đoạn Cambrian. Sự chiếm cứ đất liền của động vật, thực vật (440 triệu năm trước), tiếp theo là sự đa dạng hóa của chúng, ngay sau các sinh vật đa bào trong biển. Vì vậy, sự sống của động vật đến từ chổ một ít loài hoàn thiện thành nhiều cấu trúc cơ thể khác nhau trong thời kỳ Cambrian, đến ngày nay chúng ta nhìn thấy nhiều loài nhưng ít cấu trúc cơ thể hơn. Khoảng 100 triệu năm trước đã có sự tăng lên và phát triển ổn định của đa dạng sinh học, chúng đã đạt đến cực điểm vào cuối thời kỳ Tertiary (đệ tam) và đầu Quaternary (đệ tứ), vào thời kỳ này có nhiều loài và số bậc phân loại động vật thực vật cao hơn (cả dưới biển và trên cạn) so với trước đó (Signor, 1990). 6
  7. Chương 2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC 2.1. Khái niệm chung về đa dạng sinh học 2.1.1. Các định nghĩa và ví dụ Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái Giới Quần thể Sinh đới (Biome) (Kingdom) (Population) Ngành Cá thể (Individual) Vùng sinh thái (Phyla) (Bioregion) 7
  8. Lớp (Class) Nhiễm sắc thể Cảnh quan (Chromosome) (Landscape) Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystem) Họ (Family) Nucleotide Nơi ở (Habitat) Giống Tổ sinh thái (Niche) (Genera) Loài (Species) (Nguồn:Peter J.Bryant. Biodiversity and conservation) 2.1.2. Các nội dung của đa dạng sinh học 2.1.2.1. Đa dạng loài Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thêm vào đó, sự khác biệt về DNA cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần như giống hệt nhau (loài đồng hình), như các loài vi khuẩn. Thứ hai là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của loài). Định nghĩa về hình thái của loài thường được các nhà sinh học hay các nhà phân loại học, sử dụng để định loại, đặt tên khoa học cho những mẫu vật là những loài mới. Định nghĩa về sinh học của loài là định nghĩa thường được các nhà sinh học di truyền sử dụng do đây là cơ sở trong mối liên hệ về gen hơn là các đặc điểm về cấu tạo hình thái khác. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa sinh học của loài là khó sử dụng bởi vì nó đòi hỏi những kiến thức về các cá thể thực sự có khả năng trong việc giao phối với nhau, những thông tin như vậy thường không phải lúc nào cũng có sẵn. Do vậy, trong thực tế các nhà sinh học thực hành thường mô tả các loài này bằng các đặc điểm hình thái cho đến khi loài đó được các nhà phân loại đặt tên La tinh. 8
  9. Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Tổng số các loài đã được mô tả Nhóm Số loài mô tả Nguồn Vi khuẩn và tảo lam 4.760 Nấm 46.938 Tảo 26.900 Rêu 17.000 WCMC. 1998 Hạt trần 980 IUCN. 1997 Hạt kín 258.000 IUCN. 1997 Động vật nguyên sinh 35.000 Bọt biển (Thân lỗ) 5.000 Ruột khoang 9.000 Giun tròn và giun dẹp 24.000 Giáp xác 40.000 Côn trùng 950.000 IUCN. 1997 Các nhóm Chân khớp và các 130.000 nhóm động vật không xương sống khác Thân mềm 70.000 Da gai 6.100 Cá 28.100 Lưỡng cư 5.578 Bò sát 8.134 Chim 9.932 Thú 4.842 9
  10. 1.680.264 Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý. Ví dụ như ve bét, giun tròn và nấm sống trong đất và các loài côn trùng sống trong rừng nhiệt đới có kích thước rất nhỏ và khó nghiên cứu. Các loài này có thể lên tới hàng trăm ngàn thậm chí triệu loài. Các loài vi khuẩn cũng được biết rất ít. Chỉ có khoảng 4000 loài vi khuẩn được các nhà vi sinh vật biết đến do những khó khăn trong việc nuôi cấy và định loại. Việc lấy mẫu khó khăn đã cản trở chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về số lượng các loài trong đại dương. Đại dương có lẽ là nơi có tính đa dạng lớn nhất. Một ngành động vật mới, ngành Loricefera lần đầu tiên phát hiện vào năm 1983 nhờ vào các mẫu vật thu được ở đáy biển sâu và không nghi ngờ gì là sẽ có nhiều loài hơn nữa sẽ được phát hiện. Các quần xã sinh vật mới sẽ còn được khám phá thường các quần xã này nằm trong các vùng hẻo lánh nơi mà con người khó tới gần được. Các kỹ thuật thăm dò chuyên biệt, đặc biệt ở các vùng biển sâu và các vùng trời các rừng nhiệt đới đã khám phá ra các cấu trúc quần xã khác thường. Các quần xã động vật khác nhau, đặc biệt là côn trùng, thích ứng cuộc sống dưới tán lá tầng cao của rừng rậm nhiệt đới, hiếm khi chúng thích nghi được với điều kiện sống ở trên mặt đất. Một vùng rừng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Tại đây họ đã phát hiện được một số loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum). Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài, và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên. 2.1.2.2. Đa dạng di truyền Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. 10
  11. Hình 2: Đa dạng di truyền của loài Keo má trắng Platycercus eximius (ở Úc) thể hiện qua màu sắc và đốm thân. Sơ đồ còn chỉ ra các vùng phân bố của chúng (Nguồn: Richard B Primack). Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau. Sự sai khác di truyền tăng lên khi con cái nhận được đầy đủ tổ hợp gen và nhiễm sắc thể của bố mẹ trong quá trình tái tổ hợp gen xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Gen được trao đổi giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình 11
  12. giảm phân và tổ hợp mới được tạo thành khi nhiễm sắc thể từ bố mẹ kết hợp để tạo nên một tổ hợp thống nhất cho con cái. Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định. Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. 2.1.2.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Chẳng hạn như sự phân bố của các loài sinh vật theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh cảnh khác nhau. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các thuỷ vực cũng phân thành các tầng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu năng lượng của hệ sinh thái và tạo cho tính đa dạng sinh học càng cao. Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái. Ví dụ, trong một hệ sinh thái trên cạn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ và tính chất đất đai có thể bị ảnh hưởng do cây cối và các động vật sống tại đó. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt, Tổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được, các loại thức ăn và lượng nước mà chúng cần, Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể. 12
  13. Các hệ sinh thái trong sinh quyển tồn tại ở hai môi trường có sự khác biệt về các đặc tính lý hoá và sinh học. Đó là môi trường trên cạn và môi trường dưới nước. Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, chiếm sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu địa phương, do đó tên của quần xã cảnh quan vùng địa lý gọi là khu sinh học (biome), thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy. Khu sinh học là một hệ sinh thái lớn, đặc trưng bởi kiểu khí hậu đặc thù, bao gồm các loài động vật sống trong quần hệ thực vật, thích ứng tốt với môi trường tự nhiên. Nhìn chung trên lục địa đã hình thành các biom chính như sau: Đài nguyên hay đồng rêu (Tundra) Đồng rêu bao quanh bắc cực và vành đai phần bắc của lục địa Âu Á, Bắc Mỹ, chiếm khoảng 20% diện tích trái đất. Đây là một vùng nhiều đầm lầy giá lạnh, băng tuyết với nhiều đụn rêu rãi rác. Mùa đông dài khắc nghiệt, mùa hè ngắn. Số loài thực vật rất ít, chủ yếu là rêu, địa y và cỏ bông lau, phong lùn và liễu miền cực. Động vật đặc trưng là hươu tuần lộc, hươu kéo xe, thỏ, có sói Bắc cực, gấu trắng Bắc cực, chim cánh cụt, Nhiều loài chim sống thành từng bầy lớn, chúng di cư xuống vùng vĩ độ thấp để tránh rét mùa đông. 13
  14. Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests) Xuất hiện ở vùng gần xích đạo. Khí hậu luôn ấm (từ 20 đến 25 0C) lượng mưa dồi dào (ít nhất 1900 mm/năm). Rừng mưa là một biome có độ giàu có nhất, cả về độ đa dạng và tổng sinh khối. Rừng mưa nhiệt đới có cấu trúc phức tạp, với nhiều cấp độ của đời sống. Hơn một nửa các dạng sống trên cạn xuất hiện trong biom này. Trong khi nhiều động vật sống trên mặt đất, thì hầu hết các động vật rừng mưa nhiệt đới có đời sống trên các cây gỗ. Các động vật đó trải qua toàn bộ đời sống của chúng trên tán rừng. Các loại côn trùng ở các rừng mưa nhiệt đới rất phong phú và phần lớn trong số chúng là chưa được xác định. Mối là đặc trưng cho sự phân hủy của chu trình dinh dưỡng của gỗ. Chim có xu hướng màu sắc sáng, thường tạo cho chúng tìm kiếm thức ăn như các loài sâu ngoại lai. Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều. Khỉ hầu (Lemurs), Cu li (sloths), và khỉ (monkeys) ăn các loài trái cây trong rừng mưa nhiệt đới. 14
  15. Nhóm loài ăn thịt lớn nhất là nhóm mèo. Sự xâm chiếm và phá hủy nơi ở đang là nguy cơ cho các loài động vật, thực vật ở đây. Một vài rừng nhiệt đới ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Phi, Trung và Nam Mỹ có tính mùa và các cây ở đó rụng lá vào mùa khô. Rừng ôn đới (temperate forests) Sinh cảnh rừng ôn đới xuất hiện ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và nhiều nước Châu Âu. Lượng mưa nhiều từ 750-1500 mm. Sự phát triển theo mùa được xác định rõ ràng giữa 140 đến 300 ngày. Các loài thực vật ưu thế bao gồm sồi, thích, và những cây gỗ lớn lá rụng khác. Cây gỗ của rừng lá rụng có tán lá rộng, trong đó chúng rụng đi vào mùa thu và mọc trở lại vào mùa xuân. Mật độ tán lá cho phép sự phát triển tốt cho các tầng cây bụi ở bên dưới, một tầng cây thảo, và sau đó thường được bao phủ bởi rêu và dương xỉ. Sự sắp xếp bên dưới này đã cung cấp nhiều nơi ở cho nhiều loại côn trùng và chim. Các rừng lá rụng ngoài ra còn chứa nhiều thành phần của họ gậm nhấm, trong đó chúng cấp thức ăn cho linh miêu, chó sói, và cáo (foxes). Ngoài ra vùng này là nơi ở của nai và gấu đen. Mùa Đông ở đây không lạnh như ở rừng phương bắc, vì vậy mà nhiều loài bò sát và lưỡng thê có khả năng sống sót. Đồng cỏ (Grasslands) 15
  16. Các đồng cỏ xuất hiện trong vùng nhiệt đới và ôn đới với lượng mưa thấp hay mùa khô kéo dài. Các đồng cỏ xuất hiện ở Mỹ, Châu Phi, Châu Á, và Úc. Đất ở vùng này rất dày và phì nhiêu, vì vậy rất phù hợp cho nông nghiệp. Các đồng cỏ hoàn toàn không có cây gỗ, và có thể cung cấp lượng cỏ lớn cho các loài động vật ăn cỏ. Các đồng cỏ tự nhiên đã từng bao phủ hơn 40% bề mặt trái đất. Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa màng, đặc biệt lúa mỳ và ngô. Các loài cỏ là thực vật chiếm ưu thế, trong khi đó động vật ăn cỏ và các loài đào hang là động vật chiếm ưu thế. Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, Các đồng hoang ở Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ. Đời sống của động vật bao gồm chuột, chó đồng, thỏ, và các động vật khác sử dụng nhóm này làm thức ăn. Các đồng cỏ chứa một lượng cỏ lớn cho trâu bò và loài linh dương sừng dài, nhưng với những hoạt động của con người, một lượng lớn đồng cỏ đã bị suy thoái. Vùng cây bụi thấp (savanna) là một dạng đồng cỏ của nhiệt đới nhưng có một vài cây gỗ. Savanna chứa nhiều loài động vật ăn cỏ nhất (linh dương sừng dài, ngựa vằn, linh dương đầu bò và một số các loài khác). Môi trường ở đây cung cấp một quần thể lớn các loài ăn thịt như sư tử, báo ghepa (cheetahs), linh cẩu, và báo (leopards). Các thực vật nhỏ hơn không bị tiêu thụ bởi các loài ăn cỏ, chúng bị tấn công bởi mối và các loài phân hủy khác. 16
  17. Cây bụi (Shrubland, Chaparral) Sinh cảnh cây bụi được ưu thế bởi các cây bụi nhưng lá nhỏ có màu xanh đậm thường có màng dày, biểu bì có sáp, và thân dưới đất dày vì vậy có thể chống chịu vào mùa hè khô và hay cháy. Một số loài cây lá tiêu giảm và phát triển thành gai. Các vùng cây bụi xuất hiện một phần ở Nam Mỹ, phía Tây Úc, miền trung Chile, và xung quanh biển Địa Trung Hải. Cây bụi dày đặc ở California, ở đó mùa hè nóng và rất khô, được gọi là chaparral. Loại cây bụi ở Địa Trung Hải thiếu một tầng dưới và có lớp mùn rác ở bề mặt đất do vậy cũng rất dễ cháy. Hạt của nhiều loài có đòi hỏi về sức nóng và hoạt động tạo sẹo do lửa để kích thích sự nảy mầm. Khu hệ động vật rất khác nhau giữa các vùng trong biome này và thường có tính đặc hữu. 17
  18. Sa mạc (Deserts) Các sa mạc được đặc trưng bởi điều kiện khô và biên độ nhiệt lớn. Không khí khô dẫn đến biên độ nhiệt độ rộng vào ban ngày. Hoang mạc khác nhau nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, khoảng dưới 250 mm/năm. Một số hoang mạc khô đến nổi không có một loài thực vật nào có thể sống được. Ví dụ sa mạc Naomid ở Châu Phi, sa mạc Atacama-Sechura ở Chi lê và Pêru. Các loài cây trong sinh cảnh này đã phát sinh một loạt các thích nghi để lấy nước và chống chịu với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Như cây có rể sâu để hút nước, lá biến thành gai nhọn, Số loài động vật ít, động vật có xương sống cở lớn như lạc đà một bướu, linh dương, báo, sư tử, Các loài gậm nhấm trong đất (chuột túi và chuột đàn) rất phong phú. Hầu hết các loài chim là chim chạy. Trong số các loài sâu bọ cánh cứng, họ Tenebrinidae chiếm ưu thế và là những loài đặc trưng của sa mạc. Sự thích ứng của động vật với đời sống hoang mạc rất rõ, biểu hiện ở những đặc điểm chống khô nóng. Ngoài ra có hiện tượng di cư theo mùa, ngủ hè hay dự trữ thức ăn, sinh sản đồng loạt vào thời kỳ có độ ẩm cao. 18
  19. Rừng lá kim (Taiga, Boreal Forest) Rừng lá kim phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, rừng này còn có vành đai xuất hiện ở một vài nơi khác, ở đó có các tên gọi khác nhau: khi nó ở gần các đỉnh núi gọi là rừng lá kim ở núi; và rừng mưa ôn đới dọc theo bờ biến Thái Bình Dương cho đến Nam California. Lượng mưa thấp khoảng 100 đến 400 mm/năm và có mùa sinh trưởng ngắn. Mùa đông lạnh và ngắn, trong khi đó mùa hè có xu hướng ấm. Rừng lá kim đặc trưng bởi các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam, Thiết sam và Thông. Các loài cây gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, cũng như lá có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. Các khu rừng lá kim hạn chế với các loài cây tầng thấp, và bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp rêu và địa y. Thông, Tùng-bách, cây Dương đỏ, cây Phong và cây Phi lao là những loài cây phổ biến; chó sói, gấu Mỹ và tuần lộc là các loài động vật phổ biến. Tính ưu thế của một số loài được thể hiện rõ ràng, nhưng tính đa dạng thấp khi so sánh với các khu sinh quyển ôn đới và nhiệt đới. Các khu sinh học ở nước Môi trường nước ít khắc nghiệt hơn so với môi trường trên cạn. Các sinh vật thuỷ sinh bơi lội trong nước nhờ vào lực đẩy của nước và không phải đối phó với tình trạng khô hạn. Các chất dinh dưỡng hoà tan chi phối sự phân bố của các sinh vật. Các khu sinh học ở nước được chia thành khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. Khu sinh học biển: 19
  20. Khu sinh học biển chứa nhiều muối hoà tan hơn khu sinh học nước ngọt. Có hai phân hạng trong khu sinh học này đó là quần xã sống đáy và quần xã sống trong tầng nước. Theo độ sâu, quần xã sống đáy được chia thành vùng ven bờ và vùng sâu. Quần xã sống trong tầng nước được chia thành quần xã sống trôi nổi và quần xã tự bơi. Tầng nước từ 200 mét trở lên có ánh sáng xâm nhập vào được gọi là tầng giàu dinh dưỡng. Khu sinh học nước ngọt: Khu sinh học nước ngọt được chia thành 2 vùng là khu sinh học nước chảy và khu sinh học nước đứng. Nước trong các thuỷ vực nước ngọt lớn thường có sự phân tầng nhiệt độ. Ở một số hồ lớn vùng ôn đới thường có hiện tượng chu chuyển nước theo mùa, nhờ đó các chất dinh dưỡng được đưa từ tầng sâu lên tầng mặt, giúp cho sự phát triển của các sinh vật nổi trong hồ. 2.2. Vai trò của đa dạng sinh học 2.2.1. Những giá trị kinh tế trực tiếp 2.2.1.1. Giá trị cho tiêu thụ: Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm này không đóng góp gì vào giá trị GDP vì chúng không được bán cũng như không được mua. Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho thấy cộng đồng cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh như củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và nguyên vật liệu xây dựng. Ví dụ 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động vật, thực vật để sử dụng để sơ cứu ban đầu khi họ bị nhiễm bệnh. Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chửa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon. Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương 2.2.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất: 20
  21. Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu. Ví dụ, hàng năm tiền thu mua vỏ quế ở Việt Nam khoảng 1 triệu đôla, còn tiền bán các loại thuốc chế biến từ vỏ quế khoảng 2,5 triệu đôla. Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla mỗi năm. Những sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc. Giá trị sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các loài đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển các giống mới có thể mang lại những kết quả kinh tế to lớn. Ví dụ, việc phát hiện một loài cây lưu niên có họ hàng với ngô tại Tây Mehicô đáng giá hàng tỷ đôla vì nó lai tạo giống ngô có thể trồng nhiều năm mà không cần gieo trồng hàng năm nữa. Những loài hoang dã có thể có thể dùng như những tác nhân phòng trừ sinh học. Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới. 25% các đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ 2.2.2. Những giá trị kinh tế gián tiếp Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không thể đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ, nên thường không được tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng có vai trò rất quan trọng trong công việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế của các nước đó phụ thuộc. Nếu như các hệ sinh thái tự nhiên không còn khả năng cung cấp những lợi ích như vậy thì phải tìm những nguồn tài nguyên thay thế khác thường đắt hơn nhiều. 2.2.2.1. Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ: Các quần xã sinh vật mang lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng. Giá trị không tiêu thụ này đôi khi có thể tính toán dễ dàng như trong trường hợp giá trị của những loài côn trùng 21
  22. thụ phấn cho cây trồng. Sự xác định những giá trị dịch vụ sinh thái khác có thể còn khó hơn nhất là trên phạm vi toàn cầu. Sau đây là một phần các lợi nhuận do đa dạng sinh học mang lại nhưng thường không được tính trong các bảng báo cáo đánh giá tác động môi trường hay trong các tính toán GDP. Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa sông, dãi ven biển là nơi những thực vật thuỷ sinh và tảo phát triển mạnh, chúng là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm cua, Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước. Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu. Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người. Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác, nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế to lớn. Một trong những quan hệ có ý nghĩa kinh tế lớn lao nhất trong các quần xã sinh vật là mối quan hệ giữa cây rừng, cây trồng và các sinh vật phân giải sống trong đất, phân huỷ các chất hữu cơ, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới. Trước đây khi tình hình xã hội còn ổn định, Ruanda đã biến ngành du lịch xem khỉ đột (Gorilla) trở thành ngành công nghiệp thu được lợi nhuận ngoại tệ đứng thứ ba so với các ngành khác. Đầu những năm 1970, người ta ước tính rằng mỗi con sư tử ở Vườn Quốc gia Amboseli của Kenia có thể mang lại 27.000 đôla/năm từ khách du lịch, còn đàn voi mang lại trị giá 610.000 đôla/năm. 22
  23. Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu khảo sát; nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người. Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đá hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí. Các loài động vật thân mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường. 2.2.2.2. Giá trị lựa chọn Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích kinh tế cho xã hội loài người trong tương lai. Do những nhu cầu của xã hội luôn thay đổi, nên phải có một giải pháp nào đó để bảo đảm an toàn. Một trong những giải pháp đó là phải dựa vào những loài động, thực vật trước đây chưa được khai thác. Những chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những loài côn trùng có thể sử dụng như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật học tìm kiếm những loài vi khuẩn có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất sản xuất; các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản xuất nhiều protein; các cơ quan y tế. chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đang có những nổ lực rất lớn để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa bệnh cho con người. 2.2.2.3. Giá trị tồn tại Nhiều người trên thế giới đã biết tôn trọng cuộc sống hoang dã và tìm cách bảo vệ chúng. Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của một loài đặc biệt và được nhìn thấy nó trong thiên nhiên hoang dã bằng chính 23
  24. mắt mình. Các loài như gấu trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài chim khác lại càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của con người. Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn liền với các quần xã sinh vật của những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô và những khu vực có phong cảnh đẹp. Kinh phí để bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là tại các nước đang phát triển lên tới hàng triệu nếu không nói là cả tỷ đô la mỗi năm. Số tiền này cũng nói lên tầm quan trọng của giá trị tồn tại của các loài và các quần xã. 2.2.2.4. Những khía cạnh mang tính đạo đức Dựa trên những ý tưởng về đạo đức, vấn đề bảo tồn tất cả các loài được đặt ra mà không tính đến giá trị kinh tế của chúng. Những khẳng định sau đây là rất quan trọng cho sinh học bảo tồn vì chúng đưa ra những nguyên nhân tại sao chúng ta phải bảo vệ sự tồn tại của tất cả các loài trong đó có những loài có giá trị kinh tế không cao. Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại. Trên cơ sở đó, sự tồn tại của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến sự phong phú hay đơn độc hoặc có tầm quan trong đối với con người hay không. Tất cả các loài là một phần của tạo hoá và đều có quyền được tồn tại như con người ở trên trái đất này. Con người không những không có quyền làm hại các loài khác mà còn có trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại của chúng. Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng chịt và phức tạp, là một phần của các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một loài sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong quần xã. Cho nên, chúng ta ý thức được sự cần thiết bảo tồn các loài, bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ mình. Khi thế giới tự nhiên đạt được sự phồn thịnh, cuộc sống của con người cũng được phồn thịnh và bền vững. Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả các loài trên thế giới bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống. Mỗi một loài sử dụng nguồn tài nguyên trong môi trường để tồn tại và số loài sẽ bị suy giảm khi những nguồn tài nguyên này bị huỷ hoại và cạn kiệt đi. Con người phải hành động rất thận trọng để hạn chế những ảnh hưởng có hại gây ra cho môi trường tự nhiên. Những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây hại đối với các loài mà còn gây hại đến chính bản thân con người. Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý trái đất: nếu như chúng ta làm tổn hại đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất 24
  25. và làm cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì những thế hệ tiếp theo sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống có chất lượng thấp. Do vậy, con người ngày nay phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan, tránh gây tác hại cho các loài và các quần xã sinh vật. Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt ngang tầm với sự tôn trong đa dạng sinh học: việc đánh giá cao giá trị đa dạng văn hoá và thế giới tự nhiên làm cho con người biết tôn trọng hơn đối với tất cả sự sống phong phú và phức tạp của nó. Những cố gắng đem lại hoà bình cho toàn thể các dân tộc trên thế giới và chấm dứt tình trạng nghèo khó, bạo lực và phân biệt chủng tộc sẽ mang lại lợi ích cho loài người và cho cả đa dạng sinh học. Những hành động bạo lực trong xã hội loài người là một trong những hình thức khốc liệt tàn phá đa dạng sinh học. Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó: trong lịch sử, những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ và nhạc sĩ đã thể hiện những cảm hứng do họ nhận được từ thiên nhiên. Đối với nhiều người, để có được những cảm hứng như thế họ cần phải sống với một môi trường thiên nhiên hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người. Hầu như ai cũng hào hứng và thích thú khi được chiêm ngưỡng thế giới nguyên khai hoang dã và những phong cảnh đẹp. Nhiều người coi trái đất như là một sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá với những điều linh thiêng cần được tôn trọng theo phong cách riêng. Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống: hai trong số những huyền thoại chính của thế giới triết học và khoa học là sự sống được hình thành như thế nào và tại sao lại có sự đa dạng sinh học như ngày nay. Hàng ngàn chuyên gia sinh học tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề này và ngày càng đang tiến dần đến câu trả lời. Tuy vậy khi các loài bị tuyệt chủng có nghĩa là mất đi những mắt xích quan trọng và huyền thoại đó khó tìm được lời giải. Chương 3 SỰ SUY THOÁI VÀ TỔN THẤT ĐA DẠNG SINH HỌC 3.1. Sự phân bố đa dạng sinh học 25
  26. Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Sự phong phú về loài cũng tìm thấy ở các sinh cảnh khô cạn vùng nhiệt đới như các rừng lá rụng, cây bụi, đồng cỏ và sa mạc và ở các cây bụi ôn đới thuộc khí hậu Địa Trung Hải, như ở Nam Mỹ, Nam California và Tây Nam Australia. Trong các rừng mưa nhiệt đới, tính đa dạng sinh học chủ yếu dựa vào nhóm động vật phong phú nhất là lớp côn trùng. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau. Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Đánh giá này chỉ dựa vào các mẫu côn trùng và chân khớp, là những nhóm chính về số loài trên thế giới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu loài là tạm chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay. Nếu là 10 triệu loài, có nghĩa là côn trùng chiếm đến 90% số loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới. Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reefs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô. 26
  27. Nhân tố lịch sử cũng rất quan trọng trong việc xác định kiểu phân bố đa dạng về loài. Những vùng đất cổ có nhiều loài hơn các vùng đất mới. Các vùng có tuổi địa chất già hơn có nhiều thời gian hơn để nhận được các loài phát tán từ các nơi khác và cũng có nhiều thời gian hơn để các loài thích nghi đáp ứng với các điều kiện địa phương. Sự phong phú về loài cũng bị ảnh hưởng bởi các biến đổi về địa hình, khí hậu và môi trường địa phương. Trong các quần xã trên cạn, sự giàu có về loài theo xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo lượng mưa. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một nhân tố khác ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài ở vùng ôn đới. Sự phong phú loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức tạp, để tạo nên những sự cách ly di truyền, thích ứng địa phương, và sự biệt hoá có thể xảy ra. Những vùng có tính địa chất phức tạp, tạo ra một sự đa dạng về các loại đất, có ranh giới rõ rệt, dẫn đến sự đa dạng trong các quần xã và các loài có sự thích nghi với mỗi loại đất riêng. 3.2. Những điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới Khi mà ngân quỹ dùng cho việc bảo tồn thiếu hụt thì việc đưa ra số loài đe dọa tuyệt chủng để xác định quyền ưu tiên bảo tồn là vấn đề thiết yếu. Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đưa ra khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học vào 1988 để nói về tình trạng nan giải mà những người bảo vệ môi trường phải đối mặt: những vùng nào có vai trò quan trọng nhất để bảo tồn loài và sinh cảnh? Mục tiêu của khái niệm điểm nóng là những nơi bị đe dọa lớn nhất tới số loài lớn nhất và cho phép những nhà bảo tồn tập trung những nổ lực về chi phí hiệu quả ở đó. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới 27
  28. Hình 1. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới 1. Tropical Andes 14. Polynesia & Micronesia 2. Sundaland 15. New Caledonia 3 Mediterirranean Basin 16. Guinean Forests of West 4. Madagasca & Indian Ocean Africa Island 17. Choco-Darian-Western 5. Indo - Burma Ecuador 6. Caribbean 18. Western Ghats & Sri 7. Atlantics Forest Lanka 8. Philippines 19. California Floristics Province 9. Cape Floristic Regions 20. Succulent Karoo 10. Mesoamerica 21. New Zealand 11. Brazilian Cerrado 22. Central Chile 12. Southest Australia 23. Caucasus 13. Mountains of Southest China 24. Wallacea 25. Eastern Arc Moutains & Coastal Nguồn: www.IUCN. org 28
  29. Có hai nhân tố được xem xét để chỉ định điểm nóng. Điểm nóng là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động con người. Tính đa dạng thực vật là cơ sở sinh học cho sự chỉ định điểm nóng; để là một điểm nóng, một vùng phải có 1.500 loài cây đặc hữu. Sự có mặt của thực vật nguyên sinh là cơ sở để đánh giá tác động con người trong một vùng; để là một điểm nóng. một vùng phải bị mất đi hơn 70% môi trường sống nguyên thuỷ của nó. Phần lớn các điểm nóng nằm trong các đảo hay các vùng biệt lập trên các lục địa là những hệ sinh thái riêng biệt rất dễ bị huỷ hoại. Hầu hết các loài bị tuyệt chủng là những loai riêng biệt. Điều gì làm những loài này có thể bị tổn thương hơn cho tới tuyệt chủng hơn những loài khác? Theo định nghĩa, những loài riêng biệt không phải là những loài phân bố rộng. Chúng bị giới hạn bởi chỗ ở thích hợp trên những vùng biệt lập, một hòn đảo thực hoặc trong một vùng biệt lập của lục địa. Khi quần thể đó bị mất đi, thì loài bị tuyệt chủng. Chúng cũng có thể bị tổn thương bởi vì lịch sử tiến hóa của chúng chỉ quen với những loài thường gặp của chúng, những loài cùng tiến hoá với chúng qua những thời kỳ dài của thời gian. Chúng thường không được chuẩn bị để cạnh tranh với những loài du nhập và những loài ngoại lai, những "bạn" đồng hành tiêu biểu cho chế độ thực dân của con người. Sự tuyệt chủng của các loài chim trên thế giới là những ví dụ. Những loài chim lớn như chim Moa và chim Dodo, đã mất khả năng bay do chúng sống trong môi trường không có vật dữ và vì vậy, chúng dễ dàng là mục tiêu cho con người và những vật săn mồi ngoại lai. Con người đã bị thu hút tới các điểm nóng tự nhiên trong suốt lịch sử. Những phong cảnh được thay đổi trước hết do những người săn bắt và hái lượm, rồi bởi những người trồng trọt nông nghiệp và những mục đồng và rộng lớn nhất là chế độ buôn bán thực dân những mặt hàng nông nghiệp. Trong năm trăm năm trước, nhiều loài bị khai thác tới cá thể cuối cùng. Ngày nay, viêc gia tăng dân số nhanh trong các điểm nóng góp phần tới sự suy thoái điểm nóng do việc du nhập của những loài ngoại lai, việc buôn bán bất hợp pháp những loài bị đe doạ, nền nông nghiệp đốt nương làm rẫy, khai mỏ, xây dựng đường cao tốc, đập nước và tràn dầu. Mười một điểm nóng đã mất ít nhất 90% cây cỏ tự nhiên nguyên thuỷ và ba trong số đó đã mất 95%. 29
  30. Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. Việc so sánh điểm nóng bởi các tiêu chuẩn khác nhau rất hữu ích để hiểu những sự khác nhau giữa chúng. Quan trọng hơn, nó có thể giúp đỡ xúc tiến việc đầu tư ưu tiên bảo tồn ở quy mô toàn cầu. Điểm nóng có thể được đánh giá dựa vào tính độc nhất của đa dạng sinh học, số lượng nơi ở bị mất và nơi ở được bảo vệ, và số loài đặc hữu trong một diện tích nhỏ. Tất cả những nhân tố này là quan trọng trong việc quyết định nơi nào được bảo tồn. Có một số nhân tố quan trọng để việc xác định tình trạng ưu tiên của một điểm nóng. Các nhân tố quan trọng nhất để xem xét là số của những loài thực vật và động vật tìm thấy trong điểm nóng và không có ở nơi nào khác trên thế giới; mức độ của sự mất mát nơi ở và số loài thực vật và động vật đặc hữu trên đơn vị diện tích. Lấy tất cả những nhân tố này để tính toán, thì vùng Madagascar và những hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Philippines, Sundaland, Atlantic Forest và vùng Caribbean được coi như những nơi nóng nhất của các điểm nóng (Bảng 1.3). Những điểm nóng này xuất hiện trong tốp mười của ít nhất bốn của năm nhân tố. Nói cách khác, đa dạng sinh học độc nhất của năm điểm nóng này bị mất đi và có nguy cơ cao của việc mất nó nếu không có hoạt động bảo tồn có hiệu quả và tức thời. Bảng 1.3. Các điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trên thế giới Các điểm nóng Thực Động Thực Động % hệ vật đặc vật có vật đặc vật có thực hữu xương hữu xương vật còn đặc /100 đặc lại hữu km2 hữu /100 km2 Madagascar & 9.704 771 16.4 1.3 9.9 Indian Ocean Islands Philippines 5.832 518 64.7 5.7 3.0 Sundaland 15.000 701 12.0 0.6 7.8 30
  31. Atlantic Forest 8.000 654 8.7 0.6 7.5 Caribbean 7.000 779 23.5 2.6 11.3 Indo-Burma 7.000 528 7.0 0.5 4.9 Western Ghats 2.180 355 17.5 2.9 6.8 & Sri Lanka Eastern Arc 1.500 121 75.0 6.1 6.7 Mountains & Coastal Forests Nguồn: Myers. N., 2000. Các điểm nóng có những sự tập trung cao nhất của đa dạng sinh học duy nhất trên hành tinh. Chúng cũng là những nơi có nguy cơ lớn nhất của sự phá hủy. Nhu cầu cho sư bảo tồn trong những vùng này là khẩn cấp để ngăn ngừa một làn sóng tuyệt chủng loài. Với thời gian không nhiều và quỹ bảo tồn có hạn, chúng ta phải thực hiện những chương trình và những chiến lược có hiệu quả trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu chi tiết hiện trạng trong những vùng này, ví dụ: Các loại đa dạng sinh học: Những loài nào tập trung trong những vùng nào? Đa dạng sinh học đang thay đổi trong cả thời gian như thế nào? Những nhân tố góp phần tới việc mất mát đa dạng sinh học: Những hoạt động và những chính sách của con người tác động và tiếp tục đe doạ đa dạng sinh học. Hiệu quả bảo tồn: Những hoạt động bảo tồn nào đã có hiệu quả (hoặc không hiệu quả) trong việc ngăn chặn sự phá hủy trong điểm nóng là gì? Khả năng bảo tồn: Chúng ta có kiến thức và công cụ cần thiết để gìn giữ điểm nóng hay không ? Điểm nóng là những nơi biến động. Chính trị, xã hội, và phong cảnh sinh vật trong điểm nóng thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần phải liên tục đánh giá - hoặc quan trắc - tình trạng trong những vùng này. Ngoài việc cung cấp thông tin về những gì đã xảy ra, việc quan trắc còn tạo cơ hội để dự báo hoặc đoán 31
  32. trước cái gì có thể xảy ra, dựa vào những gì đã xảy ra trước đây. Đây là cốt lõi của Hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System) của Trung tâm Khoa học đa dạng sinh học ứng dụng (CABS) thuộc tổ chức Bảo tồn Quốc tế (IUCN). 3.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học. 3.3.1. Khai thác quá mức Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt chủng. Tuy vậy, khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo. Các phương pháp thu hái dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn. Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng. Trong luật lệ xã hội từ xa xưa, đã tồn tại những qui định nghiêm ngặt hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ, quyền được phép săn bắn trong một khu vực nhất định được kiểm soát rất chặt chẽ; một số khu vực hoàn toàn không được phép săn bắn; cấm săn bắn các con cái, con non và theo những kích cở qui định; không được săn bắn vào một số thời gian trong năm và vào một số thời gian trong ngày. Các quy định này đảm bảo cho sự khai thác các nguồn tài nguyên được lâu dài hơn và bền vững hơn. Thế mà trên thế giới ngày nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bằng các phương tiện nhanh nhất mà con người có thể có. Hể có thị trường tiêu thụ sản phẩm là người dân sẽ tìm cách khai thác tối đa nguồn tài nguyên của họ để sử dụng, để bán sản phẩm thu lợi nhuận làm giàu. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thường được đẩy mạnh hơn khi thị trường thương mại có nhu cầu sử dụng một loài chưa hề được khai thác trước kia hoặc mới chỉ được khai thác trong phạm vi một địa phương nhỏ hẹp. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý các loài hoang dã, đánh bắt cá và lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng một phương pháp tính toán mô hình để xác định số lượng tối đa có thể khai thác được một cách bền vững của các nguồn tài nguyên. Lượng tối đa nguồn tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là sản lượng có thể thu hoạch hằng năm tương đương với năng suất mà quần thể tự nhiên sản sinh ra được. Trong thực tế việc săn bắt khai thác các loài theo định mức cho phép là khó thực hiện. Để thỏa mãn nhu cầu kinh doanh buôn bán địa phương và duy trì việc làm, các chính phủ thường đặt ra mức kế hoạch khai thác quá cao gây tổn hại đối với các nguồn tài nguyên. Một điều khó khăn nữa là dù định mức khai thác có thể ổn định, nhưng bản thân nguồn tài nguyên tự nó lại biến đổi; việc đánh bắt cá theo một định mức bình quân trong suốt cả năm vào thời điểm mà sản lượng nguồn cá bị suy giảm do điều kiện thời 32
  33. tiết không bình thường có thể làm suy thoái hoặc hủy hoại nghiêm trọng quần thể của loài cá này. Các loài di cư vượt qua biên giới hai quốc gia đi vào hải phận quốc tế rất khó có thể được khai thác một cách bền vững do vấn đề phối hợp thực hiện các công ước thỏa thuận quốc tế. Điều hy vọng cho các loài đang bị khai thác quá mức là đến một lúc nào đó chúng chỉ còn lại ít ỏi và sẽ không còn là đối tượng săn bắt thương mại và số lượng của chúng sẽ có điều kiện để phục hồi. 3.3.2. Sự du nhập các loài ngoại lai Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng và vật nuôi từ chổ này sang chổ khác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập do các nguyên nhân sau đây: Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: những người Châu Âu mang đến một vùng thuộc địa mới mang theo các hàng trăm giống chim, thú của Châu Âu để làm cho phong cảnh ở đây trở nên thân quen với họ cũng như tạo ra thú vui săn bắn. Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: nhiều loài cây được mang đến và trồng tại những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc. Rất nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập vào các loài bản địa. Những sự vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch cùng các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên địa bàn mới. Chuột và các loài côn trùng cư trú bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy, các vectơ truyền bệnh, các động vật ký sinh được vận chuyển cùng với các động vật chủ của chúng. Các tàu thuyền thường mang theo các loài ngoại lai trong các khoang hầm. Các túi đất để dằn tàu thường mang theo các hạt cỏ và ấu trùng sống trong đất. Các túi nước để dằn tàu đổ ra ở cảng thường đem theo các loại rêu tảo, động vật không xương sống và các loại cá nhỏ. Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống 33
  34. trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa. Tại sao các loài du nhập lại dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú và thay thế các loài bản địa đến như vậy? Một trong những lý do quan trọng là ở nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh. Các hoạt động của con người đã tạo nên những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng, đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa. 3.3.3. Sự phá hủy những nơi cư trú Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. Do vậy việc làm có ý nghĩa nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sống bị tuyệt chủng và rõ ràng đó là nguy cơ đối với cả động vật không xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác (Bảng 2.3.). Bảng 2.3. Những yếu tố là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng cũng như mối đe dọa tuyệt chủng đối với một số nhóm động vật. Phần trăm của mỗi nguyên nhân Nhóm Sự mất Khai Loài du Thú săn Các Các cư trú thác nhập mồi nguyên nguyên quá nhân nhân mức khác chưa biết TUYỆT CHỦNG 34
  35. Thú 19 23 20 1 1 36 Chim 20 11 22 0 2 37 Bò sát 5 32 42 0 0 21 Cá 35 4 30 0 4 48 DE DỌA BỊ TUYỆT CHỦNG Thú 68 54 6 8 12 - Chim 58 30 28 1 1 - Bò sát 53 63 17 3 6 - Ếch 77 29 14 - 3 - nhái Cá 78 12 28 - 2 - Nguồn: Reid và Miller, 1989. Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới (Bảng 2.4.). Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị mất. Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu Phi, đã làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%. 35
  36. Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đã mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn. Các rừng mưa bị đe dọa Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2. Kết hợp với việc khảo sát mặt đất, chụp ảnh không gian và số liệu viễn thám từ vệ tinh người ta thấy rằng vào năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn đã bị thay đổi. Người ta còn dự báo thêm rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn lại một số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn trừ một số khu nhỏ được đặt dưới sự bảo tồn nghiêm ngặt. Những nơi cư trú khác bị đe dọa Ngoài rừng mưa nhiệt đới, các nơi cư trú khác cũng đang bị đe dọa là: Rừng khô nhiệt đới Đất ngập nước và những nơi cư trú của hệ sinh thái thủy vực Rừng ngập mặn Thảo nguyên 36
  37. Các rạn san hô Sa mạc hóa Rất nhiều các quần xã sinh vật sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bị suy thóai và đất đai trở thành sa mạc mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người, quá trình đó gọi là quá trình sa mạc hóa. Lúc đầu các vùng đất này rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng việc gieo trồng liên tục đã làm cho đất bị xói mòn dẫn đến việc mất khả năng giữ nước. Thảm cỏ ở đây cũng liên tục bị trâu bò, dê cừu ăn trụi, các cây thân gỗ thì bị khai thác để làm củi, hậu quả là sự suy thoái rất nhanh và không thể hồi phục trở lại của các quần xã sinh vật cũng như việc mất thảm che phủ bề mặt đất và hậu quả là khu vực này biến thành sa mạc. Trên thế giới có khoảng 9 triệu km 2 đất vùng khô hạn đã biến thành sa mạc do quá trình nói trên. Ngoài việc bị phá hủy trực tiếp, các nơi cư trú nguyên là những khu vực rộng lớn của các loài thường bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ do việc làm đường sá, ruộng vườn, xây dựng thành phố và nhiều hoạt động khác của con người. Sự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng lớn bị thu nhỏ lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ. Những phần này thường bị cách ly khỏi những phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều. Một mảnh hay một phần của nơi cư trú mới khác biệt với nơi cư trú nguyên thủy ở hai điểm quan trọng: đó là mảnh của nơi cư trú mới có tỷ lệ giữa phần biên và diện tích lớn hơn, và tâm điểm của mỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với phần biên của mảnh hơn. Ngoài ra, việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Rất nhiều loài chim, thú và côn trùng sống trong địa phận của rừng sẽ không vượt qua dù là một quảng ngắn khoảng diện tích trống vì có nhiều nguy cơ bị đánh bắt. Tác hại của việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Ngoài ra nơi cư trú bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ. Các tiểu quần thể này rất dễ bị tổn thương do bị ức chế sinh sản và các vấn đề khác liên quan đến quần thể nhỏ. Sự chia cắt nơi cư trú thành các phần nhỏ đã làm tăng một cách đáng kể tỷ lệ tương đối của sự tác động đường biên so với diện tích nơi cư trú như đã trình bày. Một số tác động khác quan trọng hơn của đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và gió. Việc nơi cư trú bị xé nhỏ, xé lẻ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các loài ngoại lai và bùng nổ số lượng các 37
  38. loài côn trùng địch hại và bản địa. Việc nơi cư trú bị chia cắt cũng làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động vật, thực vật thuần dưỡng với các quần thể hoang dã. Các bệnh dịch của các loài thuần dưỡng có thể lây lan rất dễ dàng sang các loài hoang dã vốn thường có khả năng miễn dịch kém. 3.3.4. Nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá hủy hay chia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do các hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy, ô tô, cũng như các trầm tích lắng đọng do sự xói mòn đất từ các vùng cao, sườn núi. Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những năm 1962. Nồng độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng lên theo bậc cao dần của chuổi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học (bioaccumulation) và khuếch đại sinh học (magnification) (Bảng 2.4.). Bảng 2.4. Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn Số lần khuếch đại Sinh vật Hàm lượng DDT (ppm) 80.00 Chim nước 1600,00 0 5.000 Cá 100,00 250 Tôm 5,00 1 Các loài tảo 0,02 75 Chim cổ đỏ 750,00 9 Giun đất 90,0 1 Đất 10,0 (Nguồn : Lê Huy Bá. Độc học môi trường) 38
  39. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và phun vào nước để diệt các ấu trùng muỗi đã làm hại tới những quần thể khác sống trong thiên nhiên, đặc biệt đối với những loài chim ăn côn trùng, cá và các loại động vật khác bị ảnh hưởng bởi DDT hay các sản phẩm bán phân hủy của chúng. Khi nồng độ thuốc trừ sâu có độ độc lớn tích luỹ đến mức cao trong các tế bào cơ thể chim, như các loài diều hâu hay ó, thì chúng yếu đi và có xu hướng đẻ ra những quả trứng có vỏ mỏng hơn bình thường, vỏ này dễ vỡ trong quá trình ấp. Do vậy, trứng không thể nở thành con non và quần thể loài chim suy giảm một cách đáng kể. Tại các hồ và các cửa sông, dư lượng DDT và các loại thuốc trừ sâu khác được tích luỹ lại trong cơ thể các loại cá lớn như cá heo và các động vật biển khác. Trên các khu vực canh tác nông nghiệp, các loài côn trùng có ích hay các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đều bị tiêu diệt cùng với các côn trùng gây hại. Ô nhiễm nước: ô nhiễm nước gây hậu quả xấu cho loài người như hủy hoại các nguồn thực phẩm thủy sản như cá, ốc, hến và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Tương tự như vậy, ô nhiễm nước còn gây tác hại to lớn cho các quần xã sống dưới nước. Sông, hồ và đại dương thường xuyên được sử dụng như một bãi thải các chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng. Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dầu thải, dầu bị rò rỉ, kim loại nặng, các chất tẩy rửa có thể làm tổn thương hay giết chết các sinh vật thủy sinh sống trong môi trường nước. Nếu như các chất thải được chôn lấp vào khu vực của hệ sinh thái trên cạn chỉ gây tác động cục bộ tại một địa điểm nhất định, thì các chất thải độc hại vào môi trường nước lan toả đi xa theo dòng chảy và lan rộng trên một diện tích lớn. Các hóa chất độc, dù chỉ với một liều lượng rất thấp thì dư lượng của chúng vẫn có thể tồn đọng, tích luỹ dần vào trong cơ thể sinh vật thủy sinh đến nồng độ gây chết do 39
  40. chúng phải lọc một lượng lớn nước khi ăn. Các loài chim và thú ăn thịt các sinh vật này sẽ là đối tượng tích luỹ các hóa chất độc vào cơ thể của chúng. Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật nhưng chúng cũng có thể trở nên gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao. Các chất thải của người, các loại phân bón hóa học, các chất tẩy rửa và các quá trình sản xuất trong công nghiệp thường xuyên thải ra một lượng lớn nitrat, photphat vào hệ sinh thái thủy vực, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước. Chỉ một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng này có thể kích thích thực vật và động vật phát triển, nhưng với một nồng độ cao hơn sẽ gây ra sự nở hoa của các loài tảo sống trên bề mặt nước. Sự nở hoa của các loài tảo này có thể rất dày đặc đến mức lấn chiếm cả các loài động, thực vật nổi và che khuất những loài sống dưới tầng đáy. Khi lớp tảo bề mặt quá dày, phần dưới của chúng sẽ bị chết và chìm xuống đáy. Số lượng vi khuẩn và nấm phân hủy lớp xác tảo này sẽ tăng lên với cấp số nhân do nguồn dinh dưỡng mới được cung cấp thêm, hậu quả là chúng hấp thụ hầu hết lượng oxy hoà tan trong nước. Thiếu oxy, hầu hết các loài động vật sẽ chết. Kết quả quần xã bị suy giảm, chỉ còn sót lại những loài thích nghi được với điều kiện nước bị ô nhiễm hay nước có lượng oxy hoà tan thấp. Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống, đồi núi trọc cũng có thể gây hại cho hệ sinh thái thủy vực. Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơ lững, làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước nên đã cản trở quá trình quang hợp. Sự tăng độ đục của nước có thể làm giảm khả năng nhìn, khả năng săn mồi, làm giảm sức sống của một số loài động vật thủy sinh. Sự gia tăng lớp trầm tích đã gây hại cho nhiều loài san hô, những loài đòi hỏi môi trường sống tuyệt đối trong sạch. Ô nhiễm không khí: các hoạt động của con người làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu không khí của trái đất. Các dạng ô nhiễm không khí như: Mưa axit: các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than hay dầu đã thải ra một lượng lớn các khí NOx, SOx vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong không khí sẽ tạo ra axit nitric và axit sulfuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khi tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống rất thấp. Mưa axit sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên lục địa. Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật. Do độ axit của các hồ ao tăng lên, nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng thành cũng bị chết. Độ axit tăng và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm suy giảm đáng kể các quần thể động vật lưỡng cư trên thế giới. Đối với phần lớn các loài động 40
  41. vật lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳ sống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng cao. Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các khí hydrocacbon, khí NO. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả khí này được gọi chung là sương mù quang hóa (photo- chemical smog). Nồng độ ozon cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp. Các quần xã sinh học trên toàn cầu cũng có thể bị phá hủy hay bị thay đổi do các hợp chất chứa nitơ trong không khí theo mưa và bụi lắng đọng tự do và do đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sản xuất lương thực và thực phẩm. Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hại khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu: khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt Trái đất. Tuy vậy, những khí này và hơi nước giữ lại năng lượng do trái đất phát ra, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất giống với nhà kính - cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt. Hiện tượng khí nhà kính từng đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên sự phồn vinh cho cuộc sống trên trái đất. Vấn đề của ngày hôm nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với các hoạt động của con người đến mức làm thay đổi khí hậu của trái đất gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Lượng khí nhà kính gia tăng đã làm ảnh hưởng đến khí hậu trái đất và các tác hại này tiếp tục gia tăng trong tương lai. Những nhà khí tượng học ngày càng đồng ý với quan điểm cho rằng ở thế kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ còn nóng 0 lên từ khoảng 2-6 C nữa vì sự gia tăng của khí CO2 và các khí khác. Các chi tiết về sự thay đổi khí hậu trên trái đất vẫn đang được các nhà khí hậu tranh cãi, nhưng không nghi ngờ gì nữa tác hại của sự thay đổi nhanh chóng này vào các quần thể sinh học là rất lớn. Ví dụ như các vùng khí hậu ở khu vực ôn đới miền 41
  42. Bắc và miền Nam sẽ chuyển hoàn toàn về phía vùng cực. Các loài sống thích ứng với các khu rừng rụng lá phía Bắc Mỹ sẽ phải di cư từ 55 -1000 km về phía Bắc trong suốt thế kỷ XXI để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Trong khi các loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thể thay đổi để thích ứng với sự thay đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng là khó tránh khỏi. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra. Do việc giải phóng một lượng nước lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5 m. Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp, những khu đất ngập nước ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. Mực nước tăng có khả năng gây hại đến nhiều loài san hô, nhất là những loài chỉ tồn tại trong một độ sâu nhất định, nơi có ánh sáng và dòng chảy của nước phù hợp. Một số loài san hô không phát triển nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực nước biển và dần dần chúng sẽ bị chết đuối. Sự hủy hoại còn lớn hơn nếu như nhiệt độ nước cũng tăng. Nhiệt độ cao bất thường tại vùng biển Thái Bình Dương vào năm 1982 và 1983 làm chết loài tảo cộng sinh sống trong các dãi san hô, những dãi san hô này sau đó chết hàng loạt, ước tính 70 đến 95% san hô trong khu vực. Sự thay đổi khí hậu trái đất và nồng độ khí CO 2 trong khí quyển gia tăng có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới. 3.3.5. Sự tuyệt chủng các loài Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild). Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (globally extinct). Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như chúng không còn sống sót tại nơi chúng đã từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên. Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học (ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lượng 42
  43. cá thể loài còn lại ít đến nổi tác dụng của nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã. Một vấn đề quan trọng đối với sinh học bảo tồn đó là khi nào thì một loài sẽ tuyệt chủng bởi sự giảm thiểu đáng kể phạm vi của nó, hay là sự suy thoái và chia cắt nơi sống? Khi quần thể của loài có số lượng cá thể hạ xuống ở mức độ báo động nhất định, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Trong một số quần thể một vài cá thể có thể sống dai dẳng vài năm hay vài thập kỷ, thậm chí có thể sinh sản, nhưng rồi cuối cùng số phận của nó cũng bị tuyệt chủng. Đặc biệt trong các loại cây gỗ, các cá thể bị cách ly, không sinh sản có thể tồn tại đến hàng trăm năm. Những loài này được coi là “cái chết đang sống”. Nói một cách nghiêm túc thì loài không bị tuyệt chủng vì một số cá thể còn sống, nhưng quần thể không còn sinh sản nữa, do vậy, tương lai của nó được giới hạn trong quãng thời gian ngắn ngủi của các cá thể còn lại. 3.3.5.1. Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên Sự đa dạng loài trên thế giới đã được tăng lên kể từ khi cuộc sống được hình thành. Sự gia tăng này không đều, hay đúng hơn mang tính chất của các thời kỳ có tỷ lệ hình thành loài cao, theo sau đó là thời kỳ thay đổi không đáng kể và giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction). Điều đó được coi như là hậu quả của một số vấn đề nguy hại có qui mô lớn, như là sự tràn ngập của nham thạch núi lửa, sự va chạm của các thiên thạch gây ra những sự thay đổi mạnh mẽ trong khí hậu trái đất làm nhiều loài không còn khả năng tồn tại. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng loài xảy ra thậm chí không bắt nguồn từ những xáo động to lớn. Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác hay do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen. Hiện tại chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn thịnh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như sự hình thành loài. Nếu tuyệt chủng là một phần trong các quá trình tự nhiên, thì tại sao lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài. Câu trả lời nằm trong mối tương quan về sự tuyệt chủng và hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm, qua sự tích luỹ dần các đột biến và những sự chuyển đổi các allen qua cả hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm. Kirchner và cộng sự (2001) đã báo cáo rằng, trung bình trái đất cần khoảng 10 43
  44. triệu năm để hồi phục sự đa dạng từ những tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Nếu tốc độ của việc hình thành loài tương đương hay vượt quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên. Trong lịch sử các thời kỳ địa chất, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy nhiên trong những khoảng thời gian ngắn hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều so với tốc độ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là sự tiến hóa của sinh giới sẽ không theo kịp với những sự tuyệt chủng nhanh chóng. Một trong những lý do để giải thích tại sao sự đa dạng lại cần phải có một thời gian dài như thế để phục hồi, đó là sự tuyệt chủng không chỉ là mất đi một hay một số loài mà cả tổ sinh thái - vai trò của loài trong hệ sinh thái - cũng bị mất đi. Sự phục hồi trở nên phức tạp do những vai trò chuyên biệt như là vật ký sinh, thức ăn, thích hợp, do vậy các loài không thể hình thành được khi chưa có sẵn vật chủ, nguồn thức ăn. Các hoạt động của con người trong thời gian gần đây đang gây ra sự tuyệt chủng ở tỷ lệ vượt xa tỷ lệ các loài được thay thế. Sự mất đi của loài hiện nay là chưa từng thấy, không theo một qui luật nào và có thể là không cứu vãn được. 3.3.5.2. Tuyệt chủng do con người gây ra Các nhóm sinh vật tiến hóa cao như côn trùng, động vật không xương và các loài thực vật có hoa, đạt đến sự đa dạng nhất vào khoảng 30.000 năm trước. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó, sự giàu có về loài đã giảm do sự gia tăng của quần thể người. Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng có thể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà con người bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Chỉ một thời gian ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, trong các vùng này bị tuyệt chủng. Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai hoang. Tỷ lệ tuyệt chủng được biết rõ nhất là về chim và thú do chúng là những loài tương đối lớn, được nghiên cứu kỹ và dễ làm cho người ta chú ý. Tỷ lệ tuyệt chủng của các loài còn lại chỉ là dự đoán. Tuy vậy, tỷ lệ tuyệt chủng ngay cả của chim và thú cũng không chắc chắn, do một số loài được coi là tuyệt chủng thì được phát hiện lại, các loài khác được cho là hiện đang có thì có thể thật sự đã tuyệt chủng. Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú 44
  45. và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Trong khi những con số ban đầu này có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây. Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay Số loài tuyệt chủng % tuyệt Bậc phân Đất Đảo Đại Tổng Số loài loại liền dương số chủng Thú 30 51 4 85 4.000 2,10 Chim 21 92 0 113 9.000 1,30 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30 Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 48 0 23 19.100 0,10 Không 49 48 1 98 1.000.000 0,01 xương sống Thực vật có 245 139 0 384 250.000 0,20 hoa Nguồn: Reid và Miller 1989. Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ 1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950. Sự gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều loài còn chưa bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất nhiều do các hoạt động của con người và chỉ tồn tại với số lượng rất thấp. Những loài này cũng được coi là tuyệt chủng sinh thái và chúng không còn vai trò gì trong tổ chức quần xã. Tương lai của nhiều loài là không chắc chắn. Khoảng 11% các loài chim tồn tại trên trái đất đang bị đe dọa tuyệt chủng cũng với tỷ lệ như thế cho các loài thú (Bảng 2.2.). Sự đe dọa đối với các loài cá nước ngọt và thân mềm cũng ở mức trầm trọng tương tự. Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhất là nhóm cây hạt trần. 45
  46. Bảng 2.2. Số loài bị đe dọa tuyệt chủng trong các nhóm động vật và thực vật chính Nhóm Số loài Số loài bị đe % số loài đe dọa tuyệt dọa tuyệt chủng chủng ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG Cá 24.000 452 2 Lưỡng thê 3.000 59 2 Bò sát 6.000 167 3 Chim 9.500 1.029 11 Thú 4.500 505 11 THỰC VẬT Hạt trần 758 242 32 Hạt kín 240.000 21.895 9 Palmae 2.820 925 33 (cọ) (Nguồn: Peter J. Bryant. Biodiversity and Conservation) 3.3.5.3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction) Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng xảy ra ở qui mô lớn, đã tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau ở đất liền và biển, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong các bậc phân loại. Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ. Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đã bị tuyệt chủng. Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh. Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật. 46
  47. Ordovician muộn (440 triệu năm trước): khí hậu toàn cầu ấm lên gây ra sự tuyệt chủng của một phần lớn các loài trong đại dương. Devonian muộn (360 triệu năm trước): nhiều quá trình ảnh hưởng đến sự tuyệt chủng trongn giai đoạn này đó là những tác động bên ngoài trái đất, mức nước biển thay đổi, thay đổi khí hậu và hiệu ứng lạnh toàn cầu Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, cách đây 66 triệu năm trước. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của khủng long. Khi khủng long bị mất đi và các cấu trúc của hệ sinh thái thay đổi, các loài thú có cơ hội để gia tăng về kích thước và đa dạng hoá loại hình. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát triển mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện. Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ có những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài người từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp thế giới, trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%. So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có tỷ lệ tuyệt chủng cao nhất. Tỷ lệ tuyệt chủng trung bình trong quá khứ là 0,0001 đến 0,00001% số loài mỗi năm, trong khi đó tỷ lệ tuyệt chủng ở giai đoạn hiện nay là 0,01% (gấp từ 100 -1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng trong quá khứ). Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới. 3.3.6. Áp lực dân số 47
  48. 3.4. Những ví dụ về một số loài bị đe dọa 3.4.1. Loài Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) Trong số 8 loài Hổ trên thế giới có 3 loài đã bị tuyệt chủng là Hổ Baly (tuyệt chủng năm 1940), Hổ Caspian (1970) và Hổ Javan (1980), 5 loài hổ còn lại, đang bị đe dọa do sự kết hợp của việc phá huỷ nơi cư trú, nơi cư trú bị cắt đoạn, suy thoái và săn bắn trộm do nhu cầu của thị trường thuốc cổ truyền. Số lượng cá thể của các loài hổ trên thế giới giảm đến 95% trong thế kỷ XX, còn khoảng 5.000 đến 7.500 cá thể (Bảng 2.5.). Bảng 2.5. Hiện trạng các loài hổ trên thế giới Stt Số lượng cá thể Tên loài Tối thiểu Tối đa 1 Hổ Bali Panthera tigris balica Tuyệt chủng 1940 2 Hổ Caspian Panthera tigris Tuyệt chủng virgata 1970 3 Hổ Javan Panthera tigris Tuyệt chủng sondaica 1980 4 Hổ Amur Panthera tigris 360 406 altaica 5 Hổ Amoy (Nam TQ) Panthera 20 30 tigris amoyensis 6 Hổ Sumatra Panthera tigris 400 500 sumatrae 7 Hổ Bengal Panthera tigris tigris 3.176 4.556 8 Hổ Đông Dương Panthera tigris 1.227 1.785 corbetti Campuchia 150 300 Trung Quốc 30 40 Lào Malaysia 491 510 48
  49. Thái Lan 250 501 Việt Nam 200 200 5.000 7.500 (Nguồn: www. IUCN. org) Loài Hổ Amur (Siberi) có thể bị tuyệt chủng trong thời gian tới nếu Trung Quốc không có những biện pháp có hiệu quả tức thời. Trung Quốc vừa qua đã thành lập một khu bảo tồn Hổ để bảo vệ một quần thể chỉ có 6 cá thể. Hổ Ấn Độ (Bengal) số cá thể xuống còn khoảng 3.176 đến 4.556 cá thể và có thể tuyệt chủng trong 10 năm tới do việc săn bắn trái phép ở Ấn Độ để cung cấp cho nhu cầu "cao hổ cốt" ở Trung Quốc. Loài Hổ Đông Dương có số lượng cá thể dao động từ 1.227 tới 1.785 cá thể phân bố chủ yếu trong điểm nóng Indo - Burma. Sự phân bố của loài Hổ Đông Dương tập trung ở Thái Lan (với số lượng cá thể từ 250 - 501 cá thể). Loài này cũng phân bố ở Myanmar, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và bán đảo Malaysia. Trong phạm vi phân bố, loài hổ này sống trong các khu rừng hẻo lánh trên các vùng đồi hay các đỉnh núi nằm dọc theo biên giới của các nước kể trên. Lối vào các khu vực này rất bị hạn chế và các nhà sinh học chỉ có được những giới hạn cho phép trong các chuyến khảo sát thực địa. Kết quả là hiện trạng của loài này còn được biết đến rất ít. Loài Hổ Đông Dương nhỏ hơn so với hổ Bangal. Con đực có chiều dài khoảng 2,7 mét (từ đầu đến đuôi) trọng lượng khoảng 180 kg. Con cái có kích thước nhỏ hơn, khoảng 2,4 mét và nặng khoảng 115 kg. Theo Paul Leyhuasen 1969, thì quần thể với số lượng khoảng 300 cá thể là đủ để có thể có được những biến dị di truyền. Đây là kích thước quần thể tối thiểu có thể sống được của các loài hổ. Do không có những số liệu đánh giá khác, nên con số trên có thể chấp nhận như là trạng thái lý tưởng để đạt tới, tuy vậy hiện nay khó có một nơi nào trên thế giới có thể có được một diện tích nơi cư trú thích hợp, không bị chia cắt đủ lớn để duy trì một quần thể hổ với 300 cá thể. Những mối de dọa lớn nhất hiện nay tới loài hổ là có thể kể là: Nơi cư trú bị mất mát: để có thể sống được ngoài thiên nhiên hoang dã, các loài hổ cần phải có nước để uống, các loài động vật để ăn thịt và thực vật để ẩn náu. Khi mà các vùng núi, các bụi rậm, các khu rừng, đồng cỏ là nơi cư trú cho hổ bị biến mất, thì cũng đến lượt hổ bị mất đi. Mở rộng nông nghiệp, đốn 49
  50. gỗ, phát triển đường sá, mở rộng công nghiệp và các đập thuỷ điện đã thúc đẩy các loài hổ vào những vùng đất nhỏ hơn. Những cánh rừng bị chia cắt được bao bọc bởi bởi sự phát triển nhanh chóng cua cộng đồng tương đối nghèo khó, làm gia tăng việc săn bắn trái phép. Không có nơi hoang dã, các loài hổ sẽ không tồn tại. Sự phát triển dân số: dân số Châu Á bùng nổ, đòi hỏi càng nhiều đất chuyển đổi cho phát triển nông nghiệp. Hầu hết các vùng đất thấp ở Châu Á đã bị khai hoang cho việc trồng lúa. Ví dụ như ở Ấn Độ, khoảng 60% các loài hổ vẫn còn lang thang, do dân số tăng 50% trong vòng 20 năm qua. Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong 40 năm qua, và gần 99% các nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng của Trung Quốc bị phá huỷ. Sự cạnh tranh: do hổ phải cạnh tranh với con người và công nghiệp về đất đai, chúng càng có ít thức ăn hơn. Dân địa phương cũng săn bắt cùng vật mồi như hổ, đã gia tăng áp lực đối với hổ và phương sách là hổ phải tìm đến gia súc, thậm chí phải ăn thịt cả con người. Để ngăn chặn sự xâm lấn của hổ, dân địa phương thường dùng bả thuốc độc, săn bắn và bẫy đối với hổ. Ngoài thức ăn, dân địa phương cũng sử dụng các vùng đất bao quanh các khu bảo vệ để chăn nuôi gia súc và lấy gỗ để đun nấu. Sự xung đột giữa hổ và con người: để bảo tồn hổ từ các tay săn bắn trộm và từ sự gia tăng việc mất đất, các nhà bảo tồn động vật hoang dã đã làm việc với các chính phủ để thiết lập hệ thống bảo tồn. Các khu bảo tồn là những vùng được bảo vệ rất khác nhau về diện tích, từ khoảng 21 km 2 ở Xioaling, Trung Quốc tới 14.846 km2 ở Kerinci Seblat ở Indonesia. Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn đều là những vùng biệt lập trong rừng, ở đó các loài hổ khó có cơ hội để tồn tại do những khó khăn trong việc ghép đôi, bệnh tật, trôi dạt di truyền và giao phối cận huyết. Thêm nữa, các khu vực bảo vệ này cũng rất khó để bảo vệ, các Bộ Lâm nghiệp, Các Vườn Quốc gia và các khu Bảo tồn Động vật hoang dã không đủ nhân lực và kinh phí để bảo vệ các loài hổ từ việc gia tăng săn bắn trộm. Thiếu tổ chức, thiếu những khoản phụ cấp cho công việc nguy cơ cao, thiếu huấn luyện, thiếu lều trại trong khu bảo tồn, thiếu tuần tra đêm, thiếu các nguồn vật chất như súng ống, xe cộ và dụng cụ thông tin liên lạc, lực lượng bảo vệ ngăn chặn việc săn bắn rất bị giới hạn. Bên này là cộng đồng nông thôn sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hằng ngày, bên kia là quần thể cho các loài hổ có thể sống được, vấn đề bảo tồn động vật hoang dã và phát triển cuộc sống của cộng đồng thực sự là vấn đề nan giải và phức tạp. 50
  51. Những nổ lực cho việc bảo tồn nơi cư trú của các loài hổ đã tập trung vào việc giảm thiểu các xung đột giữa các nhà quản lý các khu bảo tồn hổ và người dân sống quanh các khu bảo tồn đã có được thành công ở một số nơi. Các điều kiện về chính trị và kinh tế giới hạn hiệu lực, đặc biệt là sự tấn công của các người săn bắn trộm, giết hổ để làm các bài thuốc cổ truyền theo Trung Quốc 3.4.2. Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) Sao La là loài thú lớn hoang dã đã được liệt kê trong danh sách các loài động vật hoang dã được WWF bảo vệ. Trong vài năm qua, WWF đã hợp tác với chính phủ và các tổ chức từ nhiều quốc gia trên thế giới để nghiên cứu và bảo vệ loài thú đang bị đe dọa này. Chương trình động vật hoang dã Đông Dương đã phối hợp với Việt Nam, Lào, Campuchia để thực hiện kế hoạch hành động, đồng thời để bảo trợ và giúp đỡ trong việc đánh giá, qui hoạch và bảo tồn loài động vật quý hiếm với những kết quả rất lạc quan. Sao La được tìm thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang (Hà Tĩnh) vào năm 1992 và một số khu rừng trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo thống kê của các chuyên gia WWF và các nhà khoa học Việt Nam thì có một số lượng cá thể của Sao La trong khoảng từ 70 đến 100 cá thể, giới han trong một diện tích khoảng 4.000 km 2 trong các cánh rừng dọc theo biên giới Việt Nam và Lào. Vùng mà Sao La bị bắt được xem như là một khu vực nhỏ còn lại trong nơi cư trú của loài và việc mất mát nơi này có thể là tai hoạ cho sự sống sót của quần thể trong vùng cũng như đối với toàn bộ loài. May mắn là Sao La không phải là đối tượng có giá trị đặc biệt về y học và cũng không có giá trị cao như các loài quý hiếm khác như hổ chẳng hạn. Các tay săn bắn trộm không có ý định nhắm vào Sao La do nó không có giá trị về kinh tế. Như vậy, các nhà bảo tồn hy vọng rằng với sự nhận thức và niềm tự hào quốc gia về một loài động vậy duy nhất, đẹp đẽ và đang bị nguy cơ, có thể có hy vọng vào sự tồn tại của Sao la. Chính phủ Việt Nam và các ban ngành liên quan phối hợp với WWF đã thực hiện các biện pháp hiệu quả và đặc biệt để bảo tồn môi trường Sinh thái cho Sao La và các loài quý hiếm khác. Để có thể giới thiệu loài động vật quý hiếm này, Tổng Cục Bưu chính Viễn Thông đã phát hành bộ tem về Sao La. Có 4 loại tem có giá trị khác nhau nêu lên các hình ảnh về Sao La trong môi trường tự nhiên - khi còn non với dáng vẻ ngây thơ ngờ nghệch và khi trưởng thành với cặp sừng dài, thẳng như kiếm. 3.4.3. Các loài rùa 51
  52. Năm 2000, Tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN) đã xác định 200 trong số 300 loài rùa nước ngọt và ở biển (67%) đang bị đe dọa tuyệt chủng và cần có những hành động bảo tồn. Tình trạng này tiếp tục tồi tệ hơn với việc gia tăng của sự mất nơi cư trú, nhu cầu thực phẩm, dược phẩm hay vật nuôi và những tác động của bệnh tật và sự thay đổi khí hậu thế giới. Không có một nơi nào mà các loài rùa lại bị đe dọa nhiều như ở Châu Á, nơi mà hơn 90 loài đang nguy cấp. Mối đe dọa khẩn cấp nhất hiện nay ở Châu Á đó là tình trạng không kiểm soát được việc buôn bán các loài rùa cho nhu cầu thực phẩm và y dược cổ truyền . Quỹ bảo tồn rùa (TCF, The Turtle Conservation Fund) được thành lập năm 2002 để phát triển và thực hiện kế hoạch hành động bảo tồn toàn cầu để bảo đảm sự tồn tại của tất cả các loài rùa. Nhiệm vụ của TCF là bảo đảm không có một loài rùa nào bị tuyệt chủng và duy trì các quần thể của rùa ngoài thiên nhiên hoang dã. TFC đã ban hành một kế hoạch hành động nhằm đưa ra một chiến lược dựa trên nền tảng khoa học khả thi nhằm bảo tồn các loài rùa. Kế hoạch này kết hợp các chương trình phát triển cho việc nhân nuôi, tiến hành các điều tra sinh học, sinh thái, và xây dựng các năng lực về kinh tế, khoa học, luật pháp và các năng lực khác nhằm bảo vệ hữu hiệu các loài rùa và nơi cư trú của chúng. TCF sẽ tiến hành hoạt động tại Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Địa Trung Hải, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ. 52
  53. Chương 4 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN 4.1. Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đói Người nghèo, đặc biệt ở những vùng có sản lượng nông nghiệp thấp, phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên di truyền, loài và sinh thái để hổ trợ cho cuộc sống. Những giá trị của của đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong đời sống của con người ở các cấp độ đa dạng khác nhau như: + Cung cấp lương thực, thực phẩm + Cung cấp gỗ, củi cho đun nấu, xây dựng, + Cung cấp dược liệu, chất tẩy rữa, + Nâng cao năng suất của mùa màng Các giá trị của đa dạng sinh học cung cấp các cơ hội nâng cao sinh kế của người nghèo. Tuy nhiên, cơ hội lớn nhất tập trung ở nhưng nơi: đa dạng sinh học có tầm quan trọng địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, ở đó có sự thu hút lớn về vốn và sự hổ trợ của chính sách; các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào đa dạng sinh học và có những cam kết đầu tư quản lý tài nguyên đa dạng sinh học một cách dài hơi. Tính đa dạng sinh học cao ở vùng nhiệt đới là một lợi thế trong mối quan hệ giữa sinh kế của người dân và quản lý đa dạng sinh học. Việc đầu tư trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học bền vững cho phép cộng đồng tiếp tục dựa vào chúng cho hôm nay và mai sau. Ngoài ra, việc xác lập và khai thác ở những khu vực ngoài vùng bảo vệ cũng là cơ hội để nâng cao sinh kế cho cộng đồng. Việc quản lý các hệ sinh thái có thể sử dụng thích hợp để tăng thu nhập. Du lịch là một ví dụ về quản lý nơi ở tự nhiên có giá trị cho việc nghĩ ngơi, giải trí. Vấn đề bảo tồn rừng tự nhiên ở các nước đang phát triển có thể giúp cộng đồng tiếp tục sử dụng các giá trị của tài nguyên rừng. Tuy nhiên, thay vì các cơ hội đã được đưa ra, một số áp chế đã được đề ra gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Quan niệm nâng cao sinh kế và tăng tính đa dạng sinh học không nhất thiết phải đồng nhất vì vậy các cơ hội để giải quyết quyền lợi cho cả 2 bên (win-win) đã bị giới hạn. 53
  54. Các cơ quan phát triển có cơ hội để vận dụng vai trò hoạt động của mình trong việc cung cấp các phương kế làm việc với đa dạng sinh học cho người nghèo. Sự hợp tác phát triển vì vậy có thể là các chính sách, thể chế và pháp luật bắt buột ở các mức độ: địa phương, quốc gia và quốc tế. Nâng cao cơ hội, vai trò của người nghèo đối với tài nguyên đa dạng sinh học: Sự giúp đỡ là cần thiết để phát triển hệ thống nhằm xác nhận và cung cấp nhu cầu, quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của các nhóm khác nhau. Các quan hệ giữa sinh kế và đa dạng sinh học Giảm sinh kế Tăng sinh kế Mất đa Tập trung và khai thác Chuyển đất tự nhiên dạng sinh triệt để những giá trị thành đất nông học của tài nguyên của các nghiệp. công ty. Hệ thống kinh tế nông Loài cần khai thác của nghiệp ưu tiên đọc cộng đồng địa phương canh, điều này có thể dẫn đến mất đa dạng di không đáp ứng được truyền trong cây trồng, cũng như nơi ở tự lâu dài. Sự thiếu hụt có nhiên. Nông nghiệp có thể cung cấp một lượng thể dẫn đến mất các tài lớn lương thực cho nguyên sinh học khác trung tâm đô thị và lợi ích thu được từ nền cần thiết cho sự tồn tại kinh tế đó có thể làm giá thành sản phẩm hạ hoặc thu nhập thấp vì vậy có lợi cho người nghèo. Duy trì và Vùng bảo vệ nghiêm Quản lý bền vững đa gia tăng đa ngặt. dạng sinh học. dạng sinh học Những vùng được bảo Các cộng đồng nghèo vệ là có lợi cho việc và người bản địa ở nơi bảo tồn, nhưng cộng khó trồng trọt của vùng đồng địa phương bị tổn nhiệt đới phụ thuộc vào 54
  55. thất do vùng khai thác đa dạng sinh học, vì bị bảo vệ nghiêm ngặt, vậy các kỷ thuật quản hoặc ở đó cây trồng và lý của họ thường được vật nuôi bị hạn chế bởi thiết kế để duy trì đa gia tăng bảo tồn động dạng sinh học dùng vật hoang dã. cho các thế hệ sau. (Nguồn: IUCN, Biodiversity in development) 4.2. Sức khoẻ con người và đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có thể góp phần cho sức khoẻ con người. Sức khoẻ của động vật và thực vật phụ thuộc lẫn nhau bằng cách kiểm soát quần thể các loài sinh vật gây bệnh; cung cấp vật liệu cơ bản cho y học và cân bằng bữa ăn hàng ngày; cung cấp thông tin di truyền như là vật liệu thô cho nghiên cứu y học; duy trì sức khoẻ con người bằng cách góp phần làm sạch nước và không khí. Sức khoẻ con người phụ thuộc vào đa dạng sinh học và chức năng tự nhiên của sức khoẻ các hệ sinh thái. Jeff McNeely, giám đốc IUCN đã nói: ”nâng cao các mối quan hệ đó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đến đa dạng sinh học và sức khoẻ con người như là các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: đó là con người là một phần không thể thiếu của tự nhiên và cần phải học tập để sống trong sự cân bằng với các loài khác và trong hệ sinh thái đó”, một dân số thiếu sức khoẻ thì quốc gia đó không thể hy vọng phát triển bền vững hoặc đạt được sự phồn vinh thực sự. Đa dạng sinh học cung cấp cho đời sống con người và nâng cao sức khoẻ bằng cách: - Cung cấp, ở mức độ cơ bản nhất, hệ sinh thái đã cung cấp: + Lọc các chất độc từ khí, nước, đất; + Bảo vệ chống lũ lụt, sự tàn phá của bảo và xói mòn; + Phân huỷ các chất thải và chu trình dinh dưỡng; + Thụ phấn cho cây trồng và thực vật hoang dại; 55
  56. + Cải tại và duy trì dinh dưỡng trong đất + Hấp thụ carbon và làm giảm nhẹ thay đổi khí hậu toàn cầu + Giúp duy trì chu trình nước và ổn định khí hậu cục bộ + Thức ăn, áo quần và nơi trú ẩn của chúng ta + Mang lại cho chúng ta hàng loạt hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho toàn bộ đời sống, bao gồm đời sống con người và trên trái đất. - Cung cấp các loại dược phẩm từ thực vật, động vật và vi sinh vật trên đất, ao hồ, sông suối và trong đại dương - Cung cấp các mô hình cho nghiên cứu về y học mà từ đó giúp chúng ta hiểu về sinh lý và bệnh tật bình thường của con người. - Cung cấp các lưới thức ăn trong biển và trong nông nghiệp - Giảm nhẹ rũi ro việc phải đối mặt của một số người bị bệnh truyền nhiễm bằng “hiệu ứng pha loãng”; bằng cách điều khiển các quần thể sinh vật truyền bệnh, vật tiếp nhận và ký sinh; và nhiều ý nghĩa khác. Nhiều bệnh tật và sinh vật gây bệnh đã được kiểm soát thành công thông qua sự kết hợp các biện pháp trong đó bao gồm sử dụng y học hiện đại và hoá học nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quan trọng, như sốt rét, việc kiểm soát đã không thành công, hoặc hiệu quả của chúng đã bị giảm theo thời gian. Thông thường, các công nghệ cao để giải quyết các vấn đề như vậy là rất đắt, vượt xa khả năng của người nghèo ở các nước đang phát triển. Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, vật ký sinh và vật chủ, đó là sự đồng tiến hoá qua nhiều năm; mối tương tác đó kìm hãm lẫn nhau trong một hệ thống kiểm soát sinh học. Sự biến đổi di truyền trong cây trồng, cá, vật nuôi và quần thể người là cơ sở quan trọng, từ đó một số kháng thể mới có thể tham gia vào việc chống lại sự thay đổi thường xuyên của ký sinh vật, bệnh tật và sự tấn công của vật hại. Những thay đổi về đa dạng di truyền, loài và hệ sinh thái có thể phá vỡ trạng thái cân bằng này. Các loài thực vật là hệ thống dược liệu truyền thống đã được tồn tại hàng ngàn năm trước và tiếp tục trong thời kỳ hiện đại ngày nay. Tổ chức WHO đã ước 56