Giáo trình Dân số và phát triển

pdf 122 trang huongle 13231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dân số và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dan_so_va_phat_trien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dân số và phát triển

  1. TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số-kế hoạch hoá gia đình) HÀ NỘI - 2011
  2. TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dân số-kế hoạch hoá gia đình) HÀ NỘI – 2011 1
  3. MỤC LỤC Mục Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH SÁCH CÁC BẢNG 7 LỜI GIỚI THIỆU 8 LỜI NÓI ĐẦU 10 Chương 1: NHẬP MÔN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN” 11 I CÁC KHÁI NIỆM VỀ “DÂN SỐ” VÀ “PHÁT TRIỂN 11 1 Dân cư và dân số 11 2 Phát triển: Khái niệmvà thước đo 12 II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 18 III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 1 Nội dung nghiên cứu 22 2 Phương pháp nghiên cứu 23 IV TÁC DỤNG CỦA MÔN HỌC 25 Tóm tắt chương 1 25 Câu hỏi và bài tập chương 1 26 Chương 2: DÂN SỐ VÀ KINH TẾ 28 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN I 28 KINH TẾ 1 Quan điểm bi quan của R.T. Malthus 28 2 Quan điểm lạc quan của J. L. Simon 29 3 Quan điểm trung hoà 29 Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô 4 29 (Ai cập), năm 1994 về dân số và kinh tế Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số - 5 30 phát triển II DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 31 1 Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số - Lao động và việc làm 31 2 Quan hệ Dân số - Lao động và việc làm ở Việt Nam 37 2
  4. III GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 38 1 Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế 38 2 Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 42 IV ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TIÊU DÙNG VÀ TÍCH LŨY 42 1 Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng 42 2 Dân số và Tích luỹ 44 V QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ GIA ĐÌNH 45 1 Các đặc trưng dân số của gia đình 46 2 Chi phí kinh tế cho con cái 49 3 Chi phí và lợi ích sinh con 51 VI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ TỚI DÂN SỐ 52 VII GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ 53 1 Duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý, đẩy mạnh tạo việc làm 53 2 Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, nâng cao chất lượng dân số và lao động 53 3 Sử dụng kinh tế như đòn bẩy thực hiện chính sác h dân số 53 Tóm tắt chương 2 53 Câu hỏi và bài tập chương 2 54 Chương 3: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 55 I DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC 55 1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá 55 2 Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục 56 3 Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số 58 4 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục 61 II DÂN SỐ VÀ Y TẾ 62 1 Tác động của dân số đối với hệ thống y tế 63 2 Tác động của y tế đối với dân số 65 3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế 66 III DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 67 1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới 67 2 Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới 69 3
  5. 3 Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản 70 IV TÁC ĐỘNG CỦA DS-KHHGĐ ĐẾN AN SINH XÃ HỘI 71 1 Mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi, giai đoạn 1979 -2009. 71 2 Tác động của DS-KHHGĐ đến nhu cầu an sinh xã hội 72 3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hội 76 Tóm tắt chương 3 78 Câu hỏi và bài tập chương 3 78 Chương 4: DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 79 I CÁC KHÁI NIỆM 79 1 Khái niệm tài nguyên 79 2 Cạn kiệt tài nguyên 79 3 Khái niệm về môi trường 80 4 Ô nhiễm môi trường 80 II DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN 80 Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu h 1 ạn, không tái 81 tạo được 2 Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, tái tạo được 82 III DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 86 1 Tác động của dân số đến môi trường 86 2 Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người 91 3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường 92 Tóm tắt chương 4 93 Câu hỏi và bài tập chương 4 93 Chương 5: LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 94 I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 95 1 Khái niệm kế hoạch hóa 95 2 Hệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạch 95 3 Quy trình kế hoạch hóa 96 4 Quan niệm “lồng ghép” 96 KHUÔN KHỔ LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH II 99 HOÁ PHÁT TRIỂN 4
  6. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH III 101 HOÁ PHÁT TRIỂN 1 Các thành phần lồng ghép 101 2 Phương pháp lồng ghép 102 IV LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP NGÀNH 105 V LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA CẤP DỰ ÁN 107 LỢI ÍCH VÀ ĐIỀU KIỆN LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO QUÁ VI 112 TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN 1 Lợi ích 112 2 Điều kiện lồng ghép 114 Tóm tắt chương 5 117 Câu hỏi và bài tập chương 5 118 PHỤ LỤC 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 5
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ASXH An sinh xã hội BPTT Biện pháp tránh thai DS-PT Dân số Phát triển DS-SKSS Dân số - Sức khỏe sinh sản DVXHCB Dịch vụ xã hội cơ bản GDP Tổng sản phẩm quốc nội GDPT Giáo dục phổ thông HDI Chỉ số phát triển con người HIV Virus gây suy giảm miễn dịch IEC Thông tin, giáo dục và truyền thống KHH Kế hoạch hoá KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình KT-XH Kinh tế -Xã hội LHQ Liên hợp quốc LT-TP Lương thực thực phẩm NGO Tổ chức phi chính phủ OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PQLI Chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất TCTK Tổng cục Thống kê THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TFR Tổng tỷ suất sinh UNCED Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc XHCB Xã hội cơ bản 6
  8. DANH SÁCH CÁC B¶NG Bảng số Nội dung 1.1 Nội dung Dịch vụ xã hội cơ bản 1.2 Hệ thống các thước đo phát triển 1.3 Chỉ số phát triển con người của Việt Nam 1.4 Tỷ lệ nhóm dân số (0-14) tuổi trên thế giới, (1950 -2050) 2.1 Cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009 2.2 Cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009 2.3 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế. Việt Nam, năm 2006 2.4 Tỷ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-2009 2.5 Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam 2.6 GDP bình quân và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số nước, năm 2010 2.7 Biến đổi GDP bình quân đầu người 2.8 Dân số và lương thực trên thế giới giai đoạn 1960 - 2010 2.9 Hệ số chi phí tiêu dùng 2.10 Cơ cấu gia đình theo số khẩu 2.11 Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập 2.12 Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiên 2.13 Hệ số chi phí trực tiếp cho việc sinh đẻ và nuôi dạy trẻ 3.1 Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông 3.2 Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 -12 các năm học 3.3 Trình độ học vấn và số con mong muốn 3.4 TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 1994 3.5 Số con đã sinh của phụ nữ có chồng 3.6 Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2009 3.7 Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ 4.1 Dự báo thời gian còn khai thác được của một số loại khoáng sản 4.2 Diện tích và độ che phủ rừng thế giới, năm 2005 4.3 Biến động diện tích rừng ở Việt Nam 4.4 Sản lượng cá đánh bắt (1980-2010) 4.5 Sản xuất phân hóa học và thuốc trừ sâu 4.6 Tài nguyên nước ở Việt Nam 5.1 Hệ thống tổ chức kế hoạch 7
  9. LỜI GIỚI THIỆU Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dân số và các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chương trình cơ bản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chương trình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa học chặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổng cục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010” (mã số VNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS- KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chương trình nói trên, bao gồm: 1. Dân số học 2. Dân số và phát triển 3. Thống kê DS-KHHGĐ 4. Truyền thông DS-KHHGĐ 5. Dịch vụ DS-KHHGĐ 6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tài liệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã rà soát lại từng tài liệu và đưa ra các khuyến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệu tiến hành chỉnh sửa. Trực tiếp tham gia chỉnh sửa Bộ tài liệu lần này là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết và thực tiễn . Quá trình chỉnh sửa được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từng tài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinh tế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối. Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu nà y nhờ đó đã được nâng lên đáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học. Nhân dịp ban hành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn: 8
  10. - Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trình DS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn t hiện Bộ tài liệu này nói riêng; - Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những ai đã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài liệu. Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nay đã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anh chị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH (Đã kí) TS. Dương Quốc Trọng 9
  11. LỜI NÓI ĐẦU Ngay từ các khóa học đầu tiên dành cho cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ ở Việt Nam, vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Dân số và phát triển được xác định là một trong những môn học cơ bản và tài liệu đã được biên soạn. Kế thừa các tài liệu trước đây, bổ sung các nội dung và cập nhật số liệu mới, mục tiêu của cuốn tài liệu này là: (1)Trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến môn học, (2)Phân tích và chứng minh sự tồn tại mối quan hệ nhân –quả giữa dân số và phát triển, nội dung phong phú của mối quan hệ này và (3)Trình bày lý luận về lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Môn học Dân số và phát triển được dành thời lượng 40 tiết, kể cả thời gian làm bài tập trên lớp. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn những nộ i dung quan trọng và những kiến thức cơ bản nhất để giới thiệu trong Tài liệu này. Cụ thể là Chương 1: Nhập môn "Dân số và Phát triển" giới thiệu các khái niệm cơ bản cũng như đối tượng, nội dung, phương pháp và tác dụng của môn học. Các chương 2; 3 và 4 sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa Dân số và các thành tố của quá trình phát triển, như: Kinh tế, xã hội, môi trường. Chương 5: “Lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển”, nói về “đích” của môn học, tức là vận dụng kiến thức các chương trước vào quản lý phát triển. Mặc dù sự đúc kết, nghiên cứu về mặt lý thuyết mối quan hệ “Dân số và phát triển” là công việc còn mới mẻ ở nước ta nhưng tác động của mối quan hệ này lại có thể nhận thấy ở khắp mọi nơi: Giao thông tắc nghẽn, bệnh viện quá tải, sự dư thừa giáo viên bậc Tiểu học ở một số địa phương, diện tích rừng, điện tích đất canh tác bị co hẹp dần, Vì vậy, đ ể học tập đạt kết quả tốt, liên quan đến từng chủ đề, học viên cần quan sát thực tế và suy nghĩ về những gì đang diễn ra tại chính địa phương. Hy vọng rằng, sau khi nghiên cứu tài liệu này, anh chị em h ọc viên sẽ hiểu rằng, quan hệ dân số và phát triển hết sức chặt chẽ với những nội dung đa dạng và phong phú. Do đó, công tác Dân số -KHHGĐ được Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII, tháng 1 năm 1993, đánh giá là “một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đấ t nước, là một trong những vấn đề kinh tế -xã hội hàng đầu của nước ta , là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống củ a từng người, từng gia đình v à của toàn xã hội”. Từ đó thấy được vinh dự, tự hào , bồi dưỡng lòng say mê và ý thức trách nhiệm cao khi được tham gia công tác này ở nước ta. Hà Nội, tháng 10-2011 TÁC GIẢ GS.TS. Nguyễn Đình Cử 10
  12. Chương 1 NHẬP MÔN “DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN” Bất kỳ bộ môn khoa học nào cũng phải xác định rõ ràng đối tượng, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của mình, tức là trả lời được các câu hỏi như: Nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu trên những phương diện nào? Việc nghiên cứu phải đạt được những yêu cầu nào v à để làm gì? Bằng cách nào mà thực hiện được nghiên cứu? Đối với "Dân số và phát triển " - một môn học, một lĩnh vực mới được quan tâm ở Việt Nam, việc trả lời những câu hỏi trên, lại càng cần thiết. Để làm điều đó, chương này sẽ bắt đầu từ những khái niệm, sau đó luận giải sự tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa dân số và phát triển như là đối tượng nghiên cứu và sau đó, xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu và tác dụng của môn học. I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ "DÂN SỐ" VÀ "PHÁT TRIỂN" 1. Dân cư và dân số Một hiện tượng đặc sắc trên Trái đất là có loài người sinh sống. Tập hợp những con người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó. Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ Trái Đất Chẳng hạn: Dân cư Hà Nội, dân cư Việt Nam, dân cư châu Phi Dân cư của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như: Lịch sử, Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học, Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khi nghiên cứu một dân cư nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết, thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó, tức là tổng số người hay là tổng số dân. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị để thống kê, tính toán. Tuy tất cả thành viên của một cư dân nào đó đều có điểm chung là cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam và nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính, độ tuổi Do lịch sử hình thành và điều kiện sinh sống khác nhau nên con người cư trú trên các vùng lãnh thổ cũng rất khác nhau, theo nghĩa: nơi thì nhiều và đông đúc, chỗ lại ít và thưa thớt. Sự phân chia tổng số dân theo từng địa phương, từng vùng gọi là phân bố theo lãnh thổ. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Do đó, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm), trạng thái động 11
  13. (trong một thời kỳ). Nội hàm của khái niệm Dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm Dân số. 2. Phát triển: Khái niệm và thước đo 2.1 Khái niệm phát triển Các quá trình dân số (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư) bao giờ cũng diễn ra trong khung cảnh kinh tế - xã hội và môi trường nhất định. Các khung cảnh này biến đổi mạnh mẽ từ thời đại đồ đá đến thời đại văn minh và hiện nay cũng khác nhau khá xa giữa châu Âu và châu Á, giữa Bắc Mỹ và châu Phi. Để phân biệt các khung cảnh này, có thể tiếp cận theo quan niệm phát triển. Vào những năm 50 và 60, người ta coi phát triển đơn thuần chỉ là tăng trưởng kinh tế, vì vậy thước đo trình độ phát triển là mức đạt được về Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người. Phát triển nhanh hay chậm được đặc trưng bởi tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người hàng năm. Để phân loại trình độ phát triển, Ngân hàng thế giới vẫn căn cứ vào GNP bình quân đầu người. Năm 1986, Ngân hàng thế giới chia các nước thành 3 nhóm: Thu nhập thấp (dưới 450 USD), trung bình (từ 450 USD đến dưới 6000 USD) và cao (trên 6000 USD). Đôi khi, các nước có thu nhập thấp còn được gọi là các nước kém phát triển. Các nước có thu nhập trung bình gọi là các nước đang phát triển và cuối cùng các nước có thu nhập cao được gọi là các nước đã phát triển. Mặc dù kinh tế là cốt lõi của sự phát triển nhưng càng ngày người ta càng nhận thức và phát hiện nhiều hạn chế của thước đo GNP bình quân đầu người. Nhiều quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng số người đói nghèo không giảm và đời sống của khoảng 40 đến 50% dân số - những người ở dưới đáy xã hội hầu như không có gì thay đổi. Điều này đã làm thay đổi quan niệm về phát triển từ chỗ cực đại hoá sản lượng san g cực tiểu hoá đói nghèo hay là tiếp cận phát triển theo sự đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau. Từ đó, khái niệm phát triển được hiểu là quá trình một xã hội đạt đến mức thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là thiết yếu. Các nhu cầu thiết yếu bao gồm: Dinh dưỡng, giáo dục bậc Tiểu học, sức khoẻ, vệ sinh, nước sạch và nhà ở. Các nhu cầu thiết yếu này lại được chi tiết hoá, cụ thể hoá bằng một loạt các chỉ tiêu mà Ngân hàng thế giới khuyến nghị như sau: - Dinh dưỡng: Lượng calo, chất đạm được cung cấp bình quân đầu người; Tỷ lệ đạt được so với yêu cầu. - Giáo dục: Tỷ lệ biết chữ; Tỷ lệ học sinh bậc Tiểu học (tính trên số dân từ 5 đến 14 tuổi). - Sức khoẻ: Tuổi thọ bình quân. 12
  14. - Vệ sinh: Tỷ lệ chết trẻ em; Tỷ lệ dân số được sử dụng các phương tiện vệ sinh. - Nước sạch: Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch. - Nhà ở: Thường đo bằng m2/người. Mở rộng các nhu cầu thiết yếu và chú ý nhiều đến yếu tố xã hội, một quan niệm khác cho rằng: Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ th ì phát triển là quá trình giảm dần, đi đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng. 2.2 Phát triển bền vững Phát triển cũng có giá của nó. Trong khi cố gắng "đáp ứng các nhu cầu thiết yếu" cho một quy mô dân số khổng lồ và mỗi ngày một tăng lên, loài người đã khai thác khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, thải nhiều khí " nhà kính", nước bẩn và "bóc lột" đất đến bạc màu, sa mạc hoá. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì đó là sự phát triển không tương lai. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, người ta nhấn mạnh việc nhìn nhận sự phát triển dưới nhãn quan bảo vệ môi trường tự nhiên. Xuất phát từ góc độ bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sự sống, năm 1987 đã ra đời khái niệm "phát triển bền vững". Đó là "kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng những nhu cầu của mình" (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển, 1987), nghĩa là hàng tỷ người trên trái đất này dù làm gì cũng phải lưu ý là để lại cho con cháu chúng ta sau này có môi trường trong lành để sống và còn tài nguyên để sử dụng. Như vậy, trong quá trình phát triển luôn luôn phải đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn: Quy mô và tốc độ khai thác các tài nguyên như hiện nay có đảm bảo cho các tài ng uyên này có khả năng tái tạo đủ cung cấp cho các thế hệ tương lai hay không? Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các tài nguyên bị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không? Phát triển bền vững ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm. Đã có nhiều Hội nghị quốc tế nhằm trao đổi quan điểm và tập hợp nỗ lực chung của các quốc gia để thực hiện những giải pháp duy trì sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Chẳng hạn, Hội nghị Riô (1992), Hội nghị Giôhannesburg (2000) với 2 văn kiện quan trọng là Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động về phát triển bền vững. Phát triển bền vững là khái niệm tổng hợp, đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực môi trường, sau đó được áp dụng cho những lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi tr ường, 13
  15. giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh” 1. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển gắn kết được cả sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường, đạt được 4 nhóm mục tiêu lớn là: kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Ngoài mục ti êu an ninh- quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững có thể mô tả bằng Sơ đồ 1.1. Mục tiêu kinh tế Tăng trưởng cao, ổn định Phát triển Bền vững Mục tiêu xã hội Mục tiêu môi trường Cải thiện xã hội Cải thiện chất lượng MT Bảo vệ MT,TNTN C«ng b»ng x·Sơ héi đồ 1.1: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững Bền vững về kinh tế: Nền kinh tế phải đạt những yêu cầu sau: - Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cao (Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, người ta thường dùng GDP thay cho GNP). Nếu có tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn chưa đạt tới mức bền vững. - Cơ cấu GDP hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định Bền vững về xã hội: Phát triển bền vững trong lĩnh vực xã hội phải thoả mãn những yêu cầu sau: triÓn(1) NNLBảo đảm cho mọi người cùng được tham gia và cùng được hưởng lợi từ sự phát triển (theo năng lực, khả năng và đóng góp của mình). (2) Bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để mọi người sử dụng và phát huy một cách tốt nhất năng lực của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển và thụ hưởng kết quả của sự phát triển đó. (3) Bảo đảm việc làm ở mức cần thiết và từng b ước tiến tới việc làm an toàn, hợp lý, hiệu quả và có lựa chọn phù hợp cho mọi thành viên trong xã hội. 1 Viện chiến lược Phát triển. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. NXB Chớnh trị Quốc gia, 2001. tr. 122. 14
  16. (4) Bảo đảm công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (XHCB) ở mức trung bình quốc gia phù hợp với trìn h độ phát triển kinh tế - xã hội cho mọi người dân, bất kỳ họ sống ở đâu, thuộc nhóm xã hội nào. (5) Bảo đảm cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có được đầy đủ cơ hội và năng lực vươn lên thoả mãn nhu cầu dịch vụ XHCB của họ. (6) Giảm bớt sự khác biệt xã hội giữa các nhóm dân cư, dân tộc, vùng lãnh thổ và sự khác biệt giới. (7) Bảo đảm cuộc sống tinh thần và quan hệ xã hội lành mạnh thúc đẩy phát triển. (8) Bảo đảm môi trường xã hội trật tự , an ninh, an toàn. (9) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của cá nhân, gia đình và cộn g đồng vào các hoạt động quản lý xã hội (mở rộng và phát huy dân chủ) tiến tới hình thành và phát triển xã hội công dân. (10) Bảo đảm môi trường sinh thái lành mạnh. Dịch vụ xã hội cơ bản (DVXHCB): là loại và mức dịch vụ xã hội tối thiểu cần thiết cho sự phát triển của con người tương ứng với trình độ phát triển KT -XH ở mỗi giai đoạn phát triển. Bảng 1.1: Nội dung Dịch vụ xã hội cơ bản Theo LHQ, khái niệm dịch vụ XHCB, gồm: a. Giáo dục: mầm non, tiểu học, xoá mù chữ cho người lớn. b. Y tế: Tất cả các hoạt động dịch vụ y tế - CSSK ở tuyến cơ sở gồm: các trạm/ trung tâm y tế xã/ phường; các phòng khám đa khoa khu vực; các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (tỉnh, quận/huyện) Y tế dự phòng: phòng dịch cho trẻ em, chăm sóc sau khi sinh, giáo dục y tế Các chương trình y tế công cộng: sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, thuốc và dược liệu cơ bản; Vệ sinh phòng dịch. c. Chương trình quốc gia về dinh dưỡng d. Dân số và KHHGĐ e. Các dịch vụ xã hội: Cứu trợ thiên tai f. Nước sạch và vệ sinh môi trường: các dự án nước sạch nông thôn (bao gồm cả thị trấn có 30.000 dân trở xuống); Các dự án nước và vệ sinh ở các khu vực ven đô. Theo khái niệm quốc gia: bao gồm tất cả các nội dung trên, nhưng ở mục các dịch vụ xã hội còn thêm các nội dung sau: Phúc lợi cho người nghèo, Trợ cấp ưu đãi người có công; Giúp đỡ trẻ em mồ côi và trẻ em lang thang; Trợ giúp cho người tàn tật; các trung tâm cai nghiện ma tuý và giáo dục gái mại dâm. 15
  17. Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm và quy định Chính phủ phải dành 20% ngân sách nhà nước và 20% ODA cho phát triển dịch vụ XHCB. Do tính đặc thù ở mỗi quốc gia, Nhà nước có thể quy định riêng và có kế hoạch thực hiện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu các dịch vụ XHCB này. Như vậy, "Tạo khả năng tiếp cận và mức độ hưởng thụ bình đẳng ( ngang bằng nhau về số lượng và chất lượng) những phúc lợi công cộng - dịch vụ XHCB đạt chuẩn quốc gia tương ứng với trình độ phát triển KT -XH của đất nước ở mỗi giai đoạn phát triển" là một trong những giải pháp thực hiện công bằng xã hội. Thí dụ: Việt Nam đã có Luật phổ cập giáo dục tiểu học, thì mọi trẻ em, bất kỳ sống ở đâu, thuộc tầng lớp xã hội nào đều được hưởng quyền bình đẳng về tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia về số lượng cũng như chất lượng. Đó là một nội dung của công bằng xã hội. Bền vững về môi trường Môi trường có 3 chức năng: (1) Không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng) ; (2) Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; (3) Nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người ; Môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện được cả ba chức năng nói trên. 2.3 Hệ thống thước đo phát triển Do phát triển không chỉ đơn thuần là tăng trưởng hay phát triển kinh tế mà còn là tiến bộ về xã hội và sự bền vững về môi trường, nên phát triển thường được đo lường, phản ảnh bằng một Hệ thống gồm các nhóm chỉ tiêu, như: Nhóm chỉ tiêu kinh tế, nhóm chỉ tiêu dân số- KHHGĐ, nhóm chỉ tiêu y tế và sức khoẻ, ; nhóm chỉ tiêu về môi trường. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã xây dựng hệ thống thước đo phát triển xã hội hoặc kinh tế - xã hội hoặc xã hội-môi trường. (Xem bảng 1.2) 16
  18. Bảng 1.2: Hệ thống chỉ báo phát triển Nước hoặc tổ Số chỉ Stt chức quốc tế Số nhóm chỉ báo tiêu đề xuất 12 nhóm: Xoá đói; Dân số; Y tế và Sức khoẻ; Kiểm 1 ESCAP soát HIV/AIDS; Giáo dục; Việc làm; Nhà ở; Môi 45 trường; Thiên tai; Tội phạm; Bảo vệ xã hội; Gia đình 13 nhóm: Tuổi thọ; Môi trường nước; Môi trường 2 UNDP biển; Môi trường xã hội; Chi phí cho hoạt động 74 môi trường UNFPA và 10 nhóm: Kinh tế; Dân số; KHHGĐ; Y tế và Sức UNICEP giúp khoẻ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá; Lao động - 3 104 xây dựng Việc làm; Mức sống; Trật tự, an toàn XH và luật choViệt nam pháp; Đầu tư phát triển xã hội Tám mục tiêu Thiên niên kỷ: 1. Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn 2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học 3. Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ Đại Hội đồng 4 4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em Liên hợp quốc 5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ 6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác 7. Đảm bảo sự bền vững của môi trường 8. Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển Hệ thống chỉ tiêu dân số - xã hội Chính phủ đề nghị áp dụng từ năm 2000, gồm 10 nhóm: Giáo dục và Đào tạo; Y tế và Sức khoẻ; Dân số; Các vấn 5 Việt Nam 164 đề xã hội; Lao động - Việc làm; Văn hoá, văn nghệ; Thể dục,thể thao; Phát thanh, truyền hình; Nghiên cứu khoa học; Môi trường. Ngoài việc sử dụng cả một bộ chỉ báo, với hàng chục, thậm chí là hàng trăm chỉ tiêu để đo lường trình độ phát triển, từ năm 1990 Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra và không ngừng hoàn thiện chỉ tiêu tổng hợp: Chỉ số phát triển 17
  19. con người (Human Development Index - HDI). Chỉ số này được tổng hợp từ các chỉ tiêu phản ảnh thành tựu về sức khỏe, giáo dục và mức sống. Việc chọn chỉ tiêu nào để phản ảnh các thành tựu này và tổng hợp chúng như thế nào tạo nên các phương pháp tính HDI khác nhau (Phụ lục 1). Liên hợp quốc đã tính HDI cho các nước và dựa vào đó để sắp xếp trình độ phát triển con người của các quốc gia trên thế giới từ 1990. Theo đó, các nước được chia thành các nhóm, như sau: Nhóm 1: Các nước phát triển rất cao, nếu có HDI từ 0,8 đến 1,0 Nhóm 2: Các nước phát triển cao, nếu có HDI từ 0,7 đến dưới 0,8 Nhóm 3: Các nước phát triển trung bình, nếu có HDI từ 0,5 đến dưới 0,7 Nhóm 4: Các nước phát triển thấp nếu có HDI dưới 0,5 Nhóm 2 và nhóm 3 cũng được gọi là các nước đang phát triển. HDI của Việt Nam, tính theo phương pháp mới (năm 2010) gần đây tăng nhanh, thứ bậc phát triển được cải thiện và hiện được xếp vào nhóm nước có trình độ phát triển trung bình (xem Bảng 1.3). Bảng 1.3: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam Số năm đi Số năm đi Thu nhập Năm Tuổi thọ học bình học kỳ quốc dân HDI quân vọng bình quân 2001 72.51 4.57 11.11 1,799 0.513 2002 72.91 4,66 11.70 1,896 0.519 2003 73.26 4,75 11.73 2,006 0.526 2004 73.56 4.84 11.96 2,127 0.533 2005 73.83 4.93 12.52 2,274 0.540 2006 74.07 5.04 13.07 2,427 0.547 2007 74.29 5.15 13.63 2,578 0.554 2008 74.50 5.27 14.19 2,695 0.560 2009 74.70 5.38 14.19 2,838 0.566 2010 74.91 5.49 14.19 2,995 0.572 Nguồn: Tuy nhiên, phát triển là một khái niệm tổng hợp bao hàm nhiều mặt: kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường. Do vậy, việc đo lường mức độ phát triển chỉ mang ý nghĩa tương đối. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC Khoa học nào ra đời c ũng xuất phát từ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Rõ ràng, sản xuất ra vật chất là hoạt động bao trùm, quyết định 18
  20. sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động này xoay quanh 2 trục: sản xuất ra đồ vật (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản thân con người. Hai dòng sản xuất vật chất này tuy khác hẳn nhau về mọi mặt nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau với các biểu hiện sau đây: - Nếu không có dòng sản xuất này thì cũng không có dòng sản xuất kia. - Tồn tại dòng sản xuất ra đồ vật là do con người và vì con người. Do đó, sản xuất cái gì, với khối lượng bao nhiêu, đương nhiên là phụ thuộc vào số dân và nhu cầu của họ, mà nhu cầu này thay đổi phụ thuộc một phần vào độ tuổi và giới tính. Hay nói khác đi: Quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng phụ thuộc khá chặt chẽ vào quy mô, cơ cấu dân số. - Ngược lại, lịch sử cho thấy tái sản xuất, dân số (quá trình tạo nên sự biến đổi quy mô và cấu trúc tuổi - giới tính) phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của khu vực sản xuất vật chất, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nền sản xuất dựa trên những công cụ thủ công sẽ đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn là chất lượng lao động, điều này sẽ dẫn đến việc sinh nhiều con. Tình hình hoàn toàn ngược lại đối với nền sản xuất dựa trên cơ sở điện khí hoá và tự động hoá. Nhưng tái sản xuất ra con người không chỉ phụ thuộc tương hỗ với khu vực sản xuất đồ vật - hoạt động cốt lõi của nền kinh tế. Ở tầm rộng lớn hơn, nó liên quan tới tất cả các yếu tố khác của quá trình phát triển: Những tiến bộ về mặt xã hội trong đó có hệ thống y tế, trình độ giáo dục, sự bình đẳng nam nữ và sự bền vững về môi trường. Thật vậy, kết hôn, hạn chế sinh đẻ, lựa chọn sinh con trai hay con gái, chống lại bệnh tật và cái chết đều là hoạt động có ý thức, cần đến tri thức và là những hoạt động riêng có của loài người. Vì vậy, bình đẳng nam nữ, giáo dục, khoa học (tức là các yếu tố của phát triển) càng cao, tri thức con người sẽ càng rộng, ý thức con người càng trở nên hợp lý, càng có tác động đến các quá trình dân số nói trên. Đối với mỗi cá nhân thì các đặc trưng dân số: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số con và các yếu tố phát triển: văn hoá, nghề nghiệp, thu nhập, nhóm xã hội cùng tồn tại trong một con người, trong một cơ sở vật chất chung nên chúng có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ. Xét về phương diện thực tế: Lịch sử chứng minh cả về mặt thời gian và không gian rằng các nước ở những bậc thang phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cũng khác hẳn nhau. Cụ thể là: (i) Mức sinh sản ở hai nhóm nước này cũng có sự khác biệt rất lớn Theo thống kê từ năm 1950 cho đến nay, số con trung bình của một phụ nữ ở các nước nghèo bao giờ cũng nhiều gấp hơn hai lần ở những nước giàu. (ii) Tình trạng chết của trẻ em 19
  21. Năm 2010, ở các nước đã phát triển, bình quân cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có 6 trẻ bị chết dưới 1 tuổi. Trong khi đó, ở các nước kém phát triển, con số này là 81, tức là nhiều hơn gần 14 lần! (iii) Qui mô dân số ở các nước đang phát triển lớn hơn và tăng nhanh hơn nhiều so với các nước đã phát triển Năm 1950, các nước đã phát triển có 83 2 triệu dân, đến năm 1999 có 1.181 triệu, tức là tăng lên 1,4 lần. Trong khi đó, cũng khoảng thời gian này, số dân ở các nước đang phát triển đã tăng từ 1.63 9 triệu dân lên 4.800 triệu, tức là tăng lên tới 2,9 lần. (iv) Tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng dân số ở các nước đang phát triển cũng cao hơn nhiều so với các nước đã phát triển Do mức sinh ở các nước đang phát triển cao nên tỷ lệ trẻ em ở các nước này cao và thường gấp đôi ở các nước đã phá t triển, (Bảng 1.4). Bảng 1.4: Tỷ lệ nhóm dân số (0-14) tuổi trên thế giới, ( 1950-2050) Đơn vị :% Khu vực 1950 1975 2000 2010 2025 2050 Các nước đã phát triển 27.3 24.2 18.3 17 15.0 15.5 Các nước đang phát triển 37.6 41.1 32.8 30 26.0 21.8 Các nước kém phát triển 41.1 44.7 43.1 41 37.9 29.1 Nguồn: Đặng Nguyên Anh, Xã hội học Dân số,NXB Khoa học Xã hội, Hà nội 2007, trang 69 . - 2010 Population Reference Bureau. (v) Ngược lại, tỷ lệ người già (65 tuổi trở lên) trong tổng dân số ở các nước đang phát triển, cũng năm 2010, lại thấp hơn nhiều so với các nước đã p hát triển: 6% so với 16%. Đặc biệt, ở các nước kém phát triển nhất, tỷ lệ này chỉ có 3%! Như vậy, tỷ lệ người già của các nước đã phát triển cao gấp hơn 5 lần ở các nước kém phát triển. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em lại chưa bằng nửa các nước này. Nghĩa là có sự tương phản sâu sắc: Các nước đang phát triển là thế giới của dân số trẻ. Ngược lại, các nước đã phát triển là thế giới của dân số già. Những minh hoạ trên, chứng tỏ: Ở các trình độ phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cũng hết sức khác nhau. Điều này cho thấy tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội đến các quá trình dân số. Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy dân số đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại. Nếu trái đất mới có vài ngàn người thì sẽ không có bức tranh phát triển như ngày nay. Nhờ số dân đạt đến một quy mô đáng kể mới có thể phân công lao động, chuyên môn hoá, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi dân số đã đạt tới 7 tỷ người thì quy mô và tốc độ gia tăng dân số đã đặt ra những vấn đề rất nghiêm trọng đe doạ quá trình phát triển của nhiều nước nghèo, thể hiện ở các điểm sau: 20
  22. - Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người tăng chậm, thậm chí có giai đoạn giảm. Do đó, dẫn đến tình trạ ng căng thẳng giữa tích luỹ và tiêu dùng ở các nước nghèo. Khoảng cách giàu, nghèo giữa các nước, giữa các khu vực ngày càng lớn. - Ảnh hưởng của cấu trúc dân số tới ngành giáo dục thật rõ rệt. Ở các nước nghèo, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi thường cao gấp đôi các nước giàu. Vì vậy, các nước nghèo phải có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao hơn các nước giàu mới xoá bỏ được nạn mù chữ. Yêu cầu này thường không được đáp ứng, dẫn đến nạn mù chữ, bỏ học sớm khá phổ biến trong thế giới thứ ba. - Dưới áp lực của quy mô dân số và sự tăng lên nhanh chóng của nó, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình xuất hiện, tức là mở rộng thêm ngành y tế và thay đổi cơ cấu của nó. Dân số đã tác động đến y tế - một lĩnh vực xã hội quan trọng. - Hoạt động sản xuất, tiêu dùng của hàng tỷ người đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên không thể tái tạo và đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại đe doạ sự phát triển bền vững của loài người. Như vậy, cả lý luận và thực tế đều chứng tỏ tồn tại mối quan hệ hai chiều, chuyển hoá nhân- quả giữa dân số và phát triển. Có thể biểu diễn mối quan hệ này qua Sơ đồ 1.2 sau: Quá trình phát triển: Kết quả dân số: - Sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ - Quy mô dân số (Lương thực, nhà ở, y tế, giáo dục ) - Cơ cấu theo tuổi/ giới - Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư - Phân bố theo không gian - Sử dụng vốn con người - Sử dụng vốn vật chất - Khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường. -Chi tiêu công cộng. Kết quả phát triển: Quá trình dân số: - Việc làm - Sinh - Thu nhập, phân phối thu nhập - Chết - Tình trạng giáo dục - Di cư - Tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng - Chất lượng môi trường Sơ đồ 1.2: Quan hệ Dân số và Phát triển 21
  23. Có thể diễn giải rõ hơn nội dung và cơ chế tác động của quan hệ "dân số" và "phát triển" nhờ Sơ đồ 1.2 nói trên, bất đầu từ ô “Kết quả phát triển”. Tình trạng việc làm, thu nhập, trình độ giáo dục, tác động đến các quá trình sinh, chết và di cư dẫn tới việc xác định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số trên một lãnh thổ nhất định, tại một thời điểm nhất định. Tình trạng dân số này sẽ tác động theo nhiều cách khác nhau đến các thành tố của quá trình phát triển, như: Quy mô sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ; Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, Từ đó dẫn đến kết quả phát triển: Việc làm, thu nhập, phân phối thu nhập, giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng, Quá trình lại được tiếp tục. Từ những chứng cứ và phân tích trên rõ ràng tồn tại mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa một bên là dân số và bên kia là sự phát triển. Đó chính là đối tượng nghiên cứu của môn học. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung nghiên cứu Để nghiên cứu được các mối quan hệ Dân số và Phát triển, trước hết cần nắm vững các khái niệm, các chỉ báo, chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ này đã được trình bày trong các Giáo trình, như: Dân số học, Kinh tế phát triển, Lý thuyết Thống kê, Khoa học về môi trường và các môn học xã hội khác. Sơ đồ 1.2 mô tả mối quan hệ Dân số và Phát triển và tạo nên “khung” về nội dung nghiên cứu của Tài liệu này. Vì phát triển bao gồm các thành tố Kinh tế, Xã hội, Môi trường nên để nghiên cứu chi tiết Dân số và Phát triển, Tài liệu này sẽ lần lượt trình bày các quan hệ sau: (1) Dân số và Kinh tế. Quan hệ này sẽ được nghiên cứu cả ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. (2) Dân số và xã hội. Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực. Do khuôn khổ có hạn, Tài liệu này chỉ chọn lọc trình bày quan hệ giữa Dân số với các lĩnh vực chủ yếu nhất, như: Y tế, Giáo dục, Bình đẳng giới mà không đề cập các quan hệ khác như: Dân số và Nhà ở, Dân số và an sinh xã hội, (3) Dân số và Tài nguyên, Môi trường. Thế giới đan g chứng kiến nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi trường ô nhiễm. Vai trò của dân số đối với tình trạng này như thế nào? Ngược lại, tài nguyên cạn kiệt và môi trường suy thoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các quá trình sinh, tử , di dân? Đây là một trong những nội dung cần thiết phải nghiên cứu trong Tài liệu Dân số và Phát triển, nhất là trong thời đại biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao. Việc nghiên cứu mối quan hệ Dân số và phát triển là để tính đến quan hệ này trong kế hoạch hóa phát triển, nhằm nâng cao tính hợp lý, tính hiệu quả của các kế hoạch. Vì vậy, nội dung cuối cùng mà Tài liệu này trình bày là lý luận về lồng ghép 22
  24. các biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển ở các cấp độ, từ kế hoạch của các ngành, đến các dự án phát triển nói chung. 2. Phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của môn học “Dân số và Phát triển”. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là các sự vật, sự việc của tự nhiên, xã hội có mối liên hệ phổ biế n và vận động, phát triển không ngừng. Vận dụng sáng tạo và quán triệt sâu sắc phép duy vật biện chứng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa "dân số" và "sự phát triển" là yêu cầu không thể thiếu của môn học này. Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của môn học này là mối quan hệ giữa “dân số” và “phát triển”, bao hàm những nội dung hết sức rộng rãi, đến mức trên thực tế khó có thể khảo sát, phân tích toàn bộ mối quan hệ dân số và phát triển trong một cuộc nghiên cứu mà chỉ có thể lựa chọn nghiên cứu quan hệ giữa một số chỉ tiêu dân số với một số yếu tố của phát triển mà thôi. Chẳng hạn, nghiên cứu mối quan hệ giữa số con của phụ nữ (một chỉ tiêu dân số) với trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của họ (các yếu tố của phát triển, thậm chí chỉ một trong các yếu tố đó mà thôi). Tùy mục đích nghiên cứu cụ thể, người ta lựa chọn hai nhóm chỉ tiêu (biến) thích hợp: “biến dân số” và “biến phát triển”. Giả sử X là biến phản ánh một nội dung của sự phát triển còn Y là một chỉ tiêu dân số. Giá trị của biến Y không chỉ do tác động của X mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến khác. Vì vậy, với mục đích nghiên cứu phát hiện tác động của chỉ riêng biến X đến biến Y, thì trên các phần tử nghiên cứu, giá trị của các chỉ tiêu khác phải như nhau hoặc gần như nhau. Thí dụ, để phát hiện tác động của giáo dục (biến X) đến số con của phụ nữ (biến Y), cần điều tra những người cùng độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, nơi ở (cùng thành thị hoặc cùng nông thôn) chỉ riêng học vấn là khác nhau. Sau khi đã xác định được mối quan hệ của cá c chỉ tiêu cần nghiên cứu, phải thu thập và xử lý các thông tin về các chỉ tiêu đó. Trong nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin thường sử dụng rộng rãi các phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học và cả phương pháp toán học . Phạm vi thu thập thông tin có thể chỉ là mẫu, tức là chỉ một số phần tử (hay đơn vị) của tổng thể nghiên cứu, cũng có thể là toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Những tổng thể nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị (phần tử) cần điều tra thường đòi hỏi chi phí lớn về thời gian, nhân lực, vật lực và tài lực. Vì vậy, ngày nay phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng rộng rãi hơn cả. Các hình thức thu nhận thông tin thường là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua bảng hỏi, thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn sâu cá nhân Trên mỗi phần tử được nghiên cứu phải đồng thời quan sát, thu thập thông tin cho các chỉ tiêu về dân số và các thông tin về biến phát triển. 23
  25. Các phương pháp thống kê và toán học thường được sử dụng để xử lý phân tích thông tin nhằm phát hiện tính quy luật của mối quan hệ dân số - phát triển là: Phương pháp dãy số song song, phân tổ kép và xây dựng các mô hình. Thí dụ 1: Để nghiên cứu tác động của trình độ học vấn của phụ nữ (đo bằng số năm đi học - biến phát triển - X) đến số con mong muốn của họ (biến dân số - Y), người ta xếp giá trị của X theo thứ tự tăng dần và giá trị trung bình tương ứng của Y quan sát được thành dãy số song song như sau: X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12+ Y 6,1 5,8 5,5 4,8 4,2 4,0 3,5 3,2 2,8 2,5 2,3 1,9 Các dãy số liệu nói trên thường biểu diễn bằng đồ thị. Nh ờ hai dãy số này, có thể phát hiện ngay tính quy luật: Khi trình độ học vấn của phụ nữ tăng lên thì số con họ mong muốn giảm xuống. Mặt khác, có thể đo lường hiệu quả của giáo dục đối với giảm sinh. Như vậy, thực chất của phương pháp dãy số song song là s ắp xếp giá trị của một biến theo thứ tự tăng (hoặc giảm) để quan sát, phân tích sự biến đổi dãy các giá trị của biến kia. Thí dụ 2: Xây dựng mô hình dân số - phát triển. Mô hình thường là một hàm mà biến độc lập là các “biến phát triển” X 1, X2, Xn, còn biến phụ thuộc Y là “biến dân số”: Y = f (X 1, X2, Xn, a1, a2, am). Để xác định dạng hàm f, phải căn cứ vào đồ thị vẽ được từ nguồn số liệu thực tế và từ sự phân tích trên các phương diện dân số - kinh tế - xã hội - môi trường. Các tham số a1, a2, am của mô hình được xác định bằng nhiều cách nhờ phương pháp toán học, thông dụng là phương pháp bình phương bé nhất. Dựa trên số liệu về dân số, kinh tế, xã hội của 85 nước trên thế giới, người ta xây dựng được hàm nêu lên mối quan hệ giữa tuổi th ọ trung bình của phụ nữ - Y (biến dân số) và tỷ lệ biết chữ của họ X (biến phát triển) như sau: Y = 47,17 + 0,307 X(1) Sau khi xây dựng mô hình, người ta thường tính các giá trị của Y nhận được từ mô hình và so sánh chúng với giá trị thu được từ thực tế để nhận xét về tính phù (1) Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Văn Liệu. Hướng dẫn sử dụng SPSS BASE 8.0 for Windows. NXB Thống kê. Hà nội, 2000. tr.196 24
  26. hợp của mô hình. Mô hình giúp cho việc phân tích, dự báo, tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Ngày nay, các phương pháp xử lý thông tin rất đa dạng, cùng với sự trợ giúp của phương tiện tính toán hiện đại và các phần mềm thích hợp, việc phân tích mối quan hệ dân số và phát triển cần chính xác hơn và sâu sắc hơn. IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN HỌC Cũng như nhiệm vụ của mọi khoa học là tìm ra quy luật của tự nhiên và xã hội, môn học có nhiệm vụ phát hiện, biểu diễn, phân tích, dự báo các quan hệ giữa Dân số và Phát triển, tìm ra qui luật hoặc tính qui luật của các quan hệ này. Chẳng hạn, nhờ nghiên cứu mối quan hệ giữa trình độ phát triển, thông qua chỉ số HDI và chỉ tiêu về dân số, chẳng hạn các chỉ tiêu về mức sinh, mức chết chúng ta phát hiện ra tính quy luật là trình độ phát triển càng cao, mức sinh, mức chết mức sinh, mức chết càng thấp, tức là quan hệ nghịch biến. Chính nhờ vậy, các quá trình dân số không những đo lường được mà còn có khả năng giải thích được. Do đó, môn học cung cấp cơ sở lý luận trong việc dự báo và hoạch định chính sách dân số. Nó đòi hỏi chính sách dân số phải dựa trên cơ sở phân tích kỹ khung cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện môi trường tự nhiên, tránh chủ quan duy ý chí. Một khung cảnh xã hội kém phát triển, không thể đề ra các mục tiêu và giải pháp như trong một khung cảnh kinh tế, xã hội phát triển cao. Mặt khác, “Dân số và Phát triển” còn là cơ sở cho các chính sách phát triển. Mục tiêu cao nhất của xă hội loài người là phát tri ển. Để phát triển nhanh, cần có các điều kiện như khoa học - kỹ thuật, tài nguyên, nguồn nhân lực chất lượng cao Đồng thời, từ những tác động to lớn của dân số đến phát triển, các quốc gia đã nhận thức ra rằng cần phải điều chỉnh để có một trạng thái dâ n số hợp lý, nói khác đi không thể phát triển nhanh và bền vững nếu không giải quyết các vấn đề dân số. Việt Nam là nước "đất chật, người đông", mật độ dân số năm 2009 lên tới khoảng 259 người/km2 (thế giới khoảng 40 người/ km2). Trong khi đó, hơn 70% dân số sống ở nông thôn, tuyệt đại bộ phận làm nông nghiệp với diện tích đất canh tác bình quân đầu người rất thấp. Từ đó, tình trạng thiếu việc làm phổ biến, thu nhập thấp, di dân lên miền núi, vào đô thị liên tục diễn ra. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII, tháng 1 năm 1993, nhận định:" Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ văn hoá và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa, đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn thậm chí là những nguy cơ về nhiều mặt." Chính vì vậy, giải quyết các vấn đề phát triển ở nước ta, như: Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao địa vị phụ nữ, bảo vệ môi trường không thể tách rời việc giải quyết các vấn đề dân số, như sinh đẻ, di cư, Do đó, việc nghiên cứu phát hiện những tác 25
  27. động của dân số đến sự phát triển, việc đưa yếu tố dân số vào các kế hoạch phát triển và lồng ghép các chương trình dân số với các chương trình phát triển hiện nay ở nước ta trở nên hết sức cần thiết. Đồng thời đây cũng là công việc khó khăn vì nghiên cứu, giảng dạy về dân số và phát triển ở nước ta mới chỉ được bắt đầu vào những năm đầu của thập niên 90. Bất kỳ khoa học nào cũng có quá trình hình thành lâu dài vì phải trải qua giai đoạn tích luỹ dần tư liệu, thông tin, ý tưởng đủ để khái quát, hệ thống hóa, tìm ra quy luật. Đối với “Dân số và Phát triển” cũng vậy. Tuy không phát biểu bằng ngôn ngữ hiện nay, song ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã có những tư tưởng về mối quan hệ giữa dân số và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Các tư tưởng đó tạo thành một dòng chảy liên tục trong lịch sử và cà ng về sau càng rộng, càng sâu. * * * TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Đối tượng nghiên cứu của môn học là mối quan hệ hai chiều giữa Dân số và phát triển. Nội dung của môn học là nghiên cứu 3 quan hệ chính: Dân số và kinh tế, Dân số và xã hội, Dân số và tài nguyên, môi trường và cuối cùng như “đích” của môn học là lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Phương pháp nghiên cứu của môn học này bên cạnh phân tích lý luận là thu thập, xử lý thông tin, số liệu bằng phương pháp thống kê , phương pháp toán học để tìm ra quy luật, tính quy luật của các mối quan hệ nói trên. Mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển là một trong những cơ sở cho việc hoạch định chính sách dân số và chính sách phát triển. Điều này có nghĩa là, khi hoạch định chính sách phát t riển không thể bỏ qua được các yếu tố dân số, ngược lại khi xây dựng chính sách dân số phải xuất phát từ thực trạng phát triển của quốc gia cũng như địa phương. 26
  28. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Phân biệt các khái niệm dân cư, dân số và dân tộc. Hãy trình bà y tình hình dân số ở một địa phương hoặc một nước mà anh (chị) biết rõ nhất. 2. Hãy sưu tầm ít nhất 3 định nghĩa khác nhau về phát triển. Phân tích, so sánh các định nghĩa này. 3. Hãy mô tả tình hình kinh tế - xã hội và dân số ở một nước nông nghiệp kém phát triển và một nước công nghiệp phát triển. Từ đó gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về mối quan hệ Dân số và Phát triển? 4. Hãy quan sát và mô tả sự biến đổi kinh tế - xã hội - môi trường và dân số ở địa phương anh (chị). Từ đó có thể rút ra những kết luận gì ? 5. Hãy mô tả đặc điểm dân số của những gia đình nghèo nhất và những gia đình giàu nhất mà anh (chị) biết. Từ đó có thể gợi nên suy nghĩ gì về giải pháp cho việc xoá đói, giảm nghèo ? 6. Sử dụng mọi phương pháp mà anh (chị) biết để phân tích mối quan hệ các số liệu sau: Thu nhập bình quân Số con bình quân Vùng (1000 đồng) một phụ nữ 1 3.957 1,99 2 2.394 2,65 3 1.882 2,80 4 2.452 2,62 5 3.075 2,93 6 2.803 4,05 7 8.491 1,84 8 3.985 1,95 27
  29. Chương 2 DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượ ng tiêu dùng. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ của xã hội. Con người nói chung không sống riêng rẽ theo từng cá thể mà sống trong gia đình. Gia đình không những là một đơn vị tái sản xuất dâ n số mà còn là một đơn vị kinh tế (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tiết kiệm). Do đó, có thể nghiên cứu tác động của dân số đến kinh tế thông qua việc phân tích các khía cạnh dân số - kinh tế của gia đình. Như vậy, tác động của dân số đến kinh tế cần được nghiên cứu trên cả tầm vĩ mô (toàn bộ nền kinh tế) và vi mô (hộ gia đình). Những ảnh hưởng này là tích cực hay tiêu cực đã gây nên cuộc tranh luận lớn tồn tại hàng trăm năm nay. Ngược lại, kinh tế cũng tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh, chết và di cư. Một nền kinh tế dựa trên cơ sở tự động hóa sẽ có nhu cầu lao động, ít về số lượng nhưng cao về chất lượng, chắc chắn sẽ tác động đến mức sinh cao hay thấp. Ở các nước nghèo, người dân, đặc biệt là trẻ em không đủ dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao và tỷ lệ tử vong sẽ lớn . Chương này sẽ trình bày về mối quan hệ hai chiều giữa dân số và kinh tế. I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ Tác động của dân số đến kinh tế được nhìn nhận với những quan điểm hết sức khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Có thể nêu các quan điểm điển hình sau đây: 1. Quan điểm bi quan của R.T. Malthus Năm 1798, Thomas Robert Malthus (1766 -1834) giáo sư kinh tế, người Anh đã công bố tác phẩm "Tiểu luận về nguyên tắc của dân số". Theo ông, dân số tăn g theo cấp số nhân: 1; 2; 4; 8; 16; 32 , thời gian cần thiết để tăng gấp đôi dân số khoảng 25 đến 30 năm. Trong khi đó, lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng: 1; 2; 3; 4; 5; 6; Như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu về lương thực cứ doãng rộng dần. Đây chính là nguyên nhân của nghèo đói. Ngày nay, người ta còn phát triển quan điểm này đến mức quy mọi tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường cho sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển. Ngay từ khi mới ra đời, lý thuyết của R.T.Malthus đã bị nhiều người phê phán bỏ nhưng cũng có không ít người tán thưởng. Ông đã đưa ra hai dãy số đầy ấn tượng để diễn tả một cách sinh động nội dung của mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Có những giai đoạn, ở những vùng lãnh thổ hoặc cả quốc gia nhất định dân số tăng nhanh hơn lương thực và mô hình trên tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn bộ trên phạm vi thế giới, từ năm 1650 đến năm 1990, sản lượng lương thực thế giới tăng từ 12 đến 15 lần do diện tích, năng suất, số vụ gieo trồng trong một năm đều tăng. Trong khi đó, dân số chỉ tăng 8 lần 28
  30. do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn đến sự thay đổi lối sống, các giá trị, địa vị phụ nữ được nâng cao và các phương tiện tránh thai ngày càng phổ biến. 2. Quan điểm lạc quan của J. L. Simon Julian Lincoln Simon (1932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của Trường đại học Maryland ( Hoa Kỳ). Trái ngược với Malthus, ông cho rằng: Dân số có tác động tích cực đến kinh tế bởi những lẽ sau đây: Quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu người tăng lên. Nghĩa là sản lượng tăng nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus. Cuộc cách mạng xanh là một ví dụ. 3. Quan điểm trung hoà Quan điểm trung hoà về mối quan hệ dân số và kinh tế được thể hiện rõ trong Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Bu-ca-ret (Ru mani), năm 1984, với những nội dung chính, như sau: - Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay thậm chí là quan trọng dẫn đến mức sống thấp. - Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề số lượng mà là chất lượng cuộc sống con người và lợi ích vật chất của họ. - Sự tăng nhanh dân số thực ra có làm trầm trọng thêm những vấn đề của sự kém phát triển. - Nhiều vấn đề phát triển nảy sinh không phải do quy mô dân số mà chính là do sự phân bố dân số. 4. Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô (Ai cập), năm 1994 về dân số và kinh tế Để chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô (Ai cập), năm 1994, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức Hội nghị Tư vấn của các nhà kinh tế bàn về “Quan hệ giữa tăng trưởng dân số và phát t riển kinh tế”. Các quan điểm cơ bản được nêu trong Hội thảo này là: (1)Tăng dân số không đủ để tạo ra thay đổi và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải là kết quả của một chuỗi phức hợp các yếu tố, như thể chế, quyền sở hữu, chính sách, ổn định chính trị, (2)Tác động tiêu cực của tăng trưởng dân số đối với phát triển kinh tế nói chung và ở cấp độ gia đình nói riêng và (3)Trong các giai đoạn biến động khác nhau của mức sinh và mức chết thì có những mối quan hệ khác nhau giữa dân số và phát triển. 29
  31. Hội nghị tại Cairô, với sự tham gia của 180 nước đã nhấn mạnh mối liên hệ đa dạng giữa dân số và phát triển, trong đó đáng chú ý là: (1)Nghèo đói cũng có liên quan chặt chẽ với sự phân bố dân cư không hợp lý, sử dụng không bền vững và phân bố bất bình đẳng các nguồn lực tự nhiên, như đất và nước và sự suy thoái môi trường một cách nghiêm trọng” và (2)Việc tăng dân số chậm hơn đã “làm tăng khả năng tấn công vào nghèo đói, bảo vệ và tái tạo môi trường cũng như xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững”. Tháng 5 năm 2011, Hội nghị của Uỷ ban về dân số và phát triển LHQ đã tổ chức phiên họp 44 tại New York với sự tham dự của trên 200 nước. Sự thống nhất về nhận thức đạt được tại Cairô về dân số và phát triển được bảo vệ giữ gìn cho đến ngày nay. Hội nghị đã thống nhất khẳng định: “Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại và tương lai, thừa nhận mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho quá độ dân số đạt được tại những quốc gia mất cân đối giữa các mục tiêu nhân khẩu học với xã hội, kinh tế và môi trường, liên quan đến sự bảo đảm đầy đủ các quyền con người và quá trình này sẽ góp phần ổn định dân số thế giới và kéo theo là những thay đổi các hình mẫu không bền vững trong sản xuất và tiêu dùng đối với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững”. 5. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số - phát triển Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII), tháng 1 năm 1993 đã thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng về quan hệ dân số - phát triển nói chung và quan hệ dân số - kinh tế nói riêng. Quan điểm số 1 của Nghị quyết chỉ rõ rằng: "Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội". Rõ ràng là tồn tại mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và kinh tế. Nhưng mối quan hệ này không đơn giản một chiều. Trong điều kiện này thì dân số tăng lên là có lợi về kinh tế. Ở điều kiện khác thì điều đó chưa chắc đã xảy ra, thậm chí là bất lợi. Do đó, phân tích tình huống, quan điểm cụ thể cần được áp dụng khi phân tích tác động của dân số đến kinh tế trong những trường hợp cụ thể. Vì vậy, dưới đây chủ yếu sẽ trình bày về "những con đường" mà dân số tác động đến kinh tế ở cả hai tầm: vĩ mô và vi mô, tức là ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cấp độ hộ gia đình, hơn là trả lời trực tiếp tác động đó là tích cực hay tiêu cực. 30
  32. II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số - Lao động và Việc làm Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu về lao động đều chịu sự tác động sâu sắc không chỉ bởi sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường tự nhiên mà còn ở cả yếu tố dân số. Điều này được mô tả bởi khung lý thuyết thể hiện qua sơ đồ 2.1, sau: Các chính sách Các yếu tố Các yếu tố dân số phát triển Mức độ, mô hình đầu tư theo ngành Quy mô, cơ cấu, phân bố Sức khoẻ, giáo dục, và theo lãnh dân số trong tuổi lao động đào tạo thổ/Lựa chọn công nghệ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi Cung về lao động: Cầu về lao động: Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố Quy mô, cơ cấu và phân bố Quan hệ việc làm và tiền công Sơ đồ 2.1: Quan hệ cung, cầu lao động Trong sơ đồ 2.1, trước hết chúng ta hãy phân tích những yếu tố xác định cung lao động. 1.1 Cung lao động Tình trạng dân số ảnh hưởng tới cung lao động thông qua "Dân số trong độ tuổi lao động" và "Dân số hoạt động kinh tế " hay “ Dân số tham gia lực lượng lao động". (1) Dân số trong độ tuổi lao động Để có thể sống và phát triển, con người phải sử dụng nhiều tư liệu sản xu ất, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ. Những tư liệu và dịch vụ này không phải là “quà tặng” của 31
  33. tự nhiên mà do con người sản xuất, lao động tạo ra. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ cấu dân số, dưới góc độ kinh tế, trước hết người ta chú ý đến nhóm dân số có khả năng lao động, khả năng này lại “gắn chặt” với từng nhóm tuổi và giới tính. Theo điều 6, Luật Lao động năm 1994 của Việt Nam, “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Điều 145 cũng quy định: Một trong những điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Do đó, khi ghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi lao động, căn cứ vào quy định của pháp luật, đối với nam giới có thể tính tỷ lệ các nhóm tuổi (0-14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ (phần trăm) dân số nam từ 15 đến 59 tuổi được ký hiệu là f 15-59 và được xác định, như sau: P15-59 f15-59 = X 100 P Trong đó: P: tổng số dân nam ; P15-59: số dân nam từ 15 đến 59 tuổi. Tương tự, tính tỷ lệ nhóm tuổi (0-14) và nhóm 60 tuổi trở lên. Bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng lên không ngừng. Bảng 2.1: Biến động cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009 Đơn vị:% Nhóm tuổi Năm Tổng 0 - 14 15 – 59 60+ 1979 45,0 49,0 6,0 100 1989 41,3 53,5 6,2 100 1999 34,6 59,0 6,7 100 2009 26,4 66,2 7,4 100 Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009 Tính toán tương tự, kết quả trong Bảng 2.2 cho thấy biến động của cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Bảng 2.2: Biến động cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009 Đơn vị:% Nhóm tuổi Năm Tổng 0 - 14 15 – 54 55+ 1979 40,3 50,3 9,4 100 1989 36,9 51,8 11,3 100 1999 31,7 56,7 11,9 100 2009 23,7 62,1 14,2 100 Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009 32
  34. Như vậy, sau 30 năm, ở nước ta, cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọ nâng cao, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên ngày càng càng nhanh. Đối với nam giới, năm 2009, tỷ lệ này đạt 66,2% tăng thêm 17,2% so với năm 1979. Các tỷ lệ tương tự đối đối với nữ là 62,1% và 11,8%. Dân số tăng lên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (cả nam và nữ) tăng lên, do vậy số dân trong độ tuổi lao động tăng mạnh, tăng nhanh hơn dân số. (2) Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh tế Trên thực tế, không phải tất cả những người “trong độ tuổi lao động” theo luật định đều hoạt động kinh tế, vì trong số họ có những người chỉ hoạt động ở phạm vi gia đình không có thu nhập (nội trợ hoặc trông coi nhà cửa, con cháu, ) hoặc học sinh, sinh viên đang học tập thường xuyên hay những người không làm việc nhưng được hưởng lợi tức, thu nhập do có tài sản cho thuê, tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả do làm việc từ các năm trước, do được hỗ trợ có tính chất cá nhân Mặt khác, do chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ngày càng cao, nhiều người hết “tuổi lao động” nhưng vẫn còn khỏe mạnh , có tay nghề và có nhu cầu lao động. Vì vậy, không phải tất cả những người ngoài tuổi lao động đều không tham gia hoạt động kinh tế. Rõ ràng, chỉ riêng số lượng "những người trong độ tuổi lao động" chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động. Cần phải đo lường và phân tích thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của họ. Trước hết, cần đưa ra khái niệm "Dân số hoạt động kinh tế" và "Dân số không hoạt động kinh tế". Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang hoạt động hoặc đang tích cực tìm cách tham gia ho ạt động trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là "Dân số làm việc" hay "Lực lượng lao động". Khi thu thập số liệu về dân số hoạt động kinh tế, điều cần thiết là phải xác định khoảng thời gian cụ thể nào đó để xếp một cá nhân thuộc vào khối dân số hoạt động kinh tế hay không. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc thì khoảng thời gian này nói chung không nên quá một tuần. Ở những nước mà sản xuất nông nghiệp hoặc việc làm có tính chất mùa vụ là phổ biến thì quy mô và đặc điểm của lực lượng lao động có thể biến thiên khá lớn theo các mùa trong năm. Do đó, thông tin bổ sung về các hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian dài hơn có thể cần thiết phải thu thập. Thí dụ, đối với những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp có thể là một mùa, một vụ ngay trước đợt thu thập số liệu. Nếu một người làm việc hơn một nửa số ngày trong một năm trong "mùa làm việc" thì người đó có thể coi như có việc làm, v.v Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình mỗi nước mà các định nghĩa này có thể khác nhau đôi chút. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm các nhóm sau đây: - Người làm việc nhà: Tham gia vào các hoạt động chỉ trong phạm vi hộ gia đình của chính họ, không có thu nhập. Thí dụ, những người làm việc nội trợ hoặc 33
  35. trông coi nhà cửa, con cái. Những người đi làm thuê, giúp việc nhà được trả công, lại được coi là dân số hoạt động kinh tế. - Học sinh, sinh viên: đang học tập thường xuyên, không kể trường công, trường tư hay các khoá huấn luyện có hệ thống ở bất kỳ cấp giáo dục nào. - Người được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc. Họ không thuộc khối dân số hoạt động kinh tế, nhưng nhận được thu nhập do đầu tư có tài sản cho thuê, do tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả, hoặc lương hưu do các năm làm việc trước đó v.v - Những người khác: Không thuộc khối hoạt động kinh tế nhưng nhận được trợ cấp hoặc các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc vào bất kỳ một lớp nào trong các lớp kể trên, chẳng hạn như trẻ em. (3) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi Khi đã xác định được Dân số hoạt động kinh tế, cách tính toán Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính như sau: Tử số là số người tham gia hoạt động kinh tế ở một nhóm tuổi nào đó của một giới tính. Mẫu số là số dân tương ứng với giới tính và nhóm tuổi ấy. Thí dụ: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới ở thành thị và nông thôn Việt Nam, năm 2006, như ở Bảng 2.3. Bảng 2.3: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế. Việt Nam, năm 2006 Đơn vị:% Thành thị Nông thôn Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 15 - 19 28,3 23,5 41,7 40,0 20 - 24 70,6 61,4 88,6 80,1 25 - 29 94,9 79,7 97,6 85,4 30 - 34 97,3 78,2 98,5 87,5 35 - 39 97,1 76,4 98,5 87,9 40 - 44 96,7 76,8 98,1 88,4 45 - 49 92,4 72,0 96,8 85,5 50 - 54 83,0 56,2 92,2 76,1 55 - 59 62,9 32,3 83,0 61,1 60 – 64 33,6 20,7 65,5 43,8 65 + 13,8 6,8 27,9 13,8 Chung 74,0 56,7 79,8 67,5 Nguồn: TCTK. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ. NXB Thống kê. Hà Nội, 2007. 34
  36. Như vậy, cả nam và nữ ở Việt Nam đều tham gia hoạt động kinh tế và đều thể hiện một quy luật chung là: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Tỷ lệ này tăng nhanh từ tuổi 15 đến tuổi 29. Sau đó, ổn định ở mức cao. Từ 45 tuổi trở lên, tỷ lệ này giảm liên tục cho tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, sự tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ ở nước ta cũng có những khác nhau đáng chú ý. Đó là: - Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động luôn luôn thấp hơn nam giới. Điều này có thể là do phụ nữ đã bị thu hút vào công việc nội trợ trong gia đình. Thu nhập của phụ nữ chắc chắn sẽ thấp hơn nam giới. - Ở những nhóm tuổi phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất cũng là nhóm tuổi có mức sinh cao và cao nhất. Điều này phản ánh xung đột giữa chức năng sinh sản và chức năng hoạt động kinh tế của nữ giới. - Ở nhóm tuổi trên 64 tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động ở nông thôn cũng như thành thị đều cao gấp đôi nữ . Như vậy, cả yếu tố dân số và yếu tố phát triển đã có tác động tới việc xác định cung về lao động bao gồm cả quy mô, cơ cấu và chất lượng. (4) Tỷ số phụ thuộc và cơ cấu dân số “vàng” Sự phát triển kinh tế của một đất nước đương nhi ên là phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng và chất lượng của nhóm: “Dân số hoạt động kinh tế” nhưng không chỉ có vậy. Nếu số lượng “Dân số hoạt động kinh tế” đông đảo song “Dân số không hoạt động kinh tế” – những người phụ thuộc còn nhiều hơn thì tiêu dùng lớn và do đó tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư sẽ thấp. Sự phát triển kinh tế, xã hội bị ngưng trệ. Có thể phản ảnh tương quan giữa hai nhóm dân số này bằng “Tỷ số phụ thuộc”, xác định như sau: Dân số không hoạt động kinh tế Tỷ số phụ thuộc = x 100 Dân số hoạt động kinh tế Căn cứ vào thực tế tham gia hoạt động kinh tế của từng nhóm tuổi ở Việt Nam và để có thể so sánh quốc tế, có thể dùng công thức tính Tỷ số phụ thuộc dưới đây: P0 14 P65 Tỷ số phụ thuộc = x 100 P15 64 Trong đó: P0-14: Số dân từ 0 đến 14 tuổi P15-64: Số dân từ 15 đến 64 tuổi P 65+: Số dân từ 65 tuổi trở lên 35
  37. Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi hoạt động kinh tế thì tương ứng có bao nhiêu người ngoài độ tuổi này? Bảng 2.4: Tỷ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-2009 Năm 1979 1989 1999 2009 Tỷ số phụ thuộc trẻ 80,6 69,1 55,1 46,6 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng 2.3 Bảng 2.4 cho thấy ở Việt Nam, sau 30 năm (1979 -2009) tỷ số phụ thuộc giảm mạnh, từ 89,5 xuống còn 46,4. “Tỷ số phụ thuộc” không ngừng giảm xuống, tức là không ngừng giảm “gánh nặng” cho mỗi người trong độ tuổi lao động. Ðiều này tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân và kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển. Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, tức là hai người trong độ tuổi lao động mới phải “gánh” một hoặc ít hơn một người ăn theo, người ta nói rằng, đây là cơ cấu dân số “vàng”. Theo điều tra biến động DS - Nguồn lao động và KHHGĐ ở Việt Nam, năm 2006 “Tỷ số phụ thuộc” chỉ còn 49,9 nghĩa là dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “vàng”. Từ công thức (5.1) suy ra: Tổng số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế. P15-64 = P x f 15-64 Như vậy rõ ràng, cả quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi hoạt động kinh tế". Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả "Tỷ lệ dân số từ 15 đến 64 tuổi" cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế tăng lên với tốc độ thường cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số (Bảng 2.5). Bảng 2.5: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam Đơn vị: Triệu người Năm 1999 2009 2019 2029 2039 2049 Số dân 76.32 85.79 94.96 101.52 105.25 106.18 Số (15 – 64) tuổi 46.66 58.65 66.13 70.14 71.84 70.30 Tỷ lệ (%) 61.14 68.37 69.64 69.09 68.26 66.21 Nguồn: Tính toán từ Kết quả TĐTDS 1979; 1989; 1999. Từ 2019 đên 2049 Dự báo của Tổng cục Dân số Cơ hội do cơ cấu “vàng” mang lại là số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế nhiều, số người phụ thuộc ít có thể nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm. 36
  38. 1.2 Cầu lao động Khi dân số tăng lên, cơ cấu dân số thay đổi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng thay đổi theo. Do đó, các doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng sản xuất, có nhu cầu tăng thêm lao động. Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng lớn đến việc tăng hay giảm nhu cầu về lao động, bao gồm: (1) Ưu tiên đầu tư hướng vào ngành nào? Ví dụ ngành Công nghiệp chế tạo hay nông nghiệp? (2) Sự phân bố đầu tư theo không gian: tập trung ở thành thị hay nông thôn? (3) Sự lựa chọn công nghệ. Có thể lựa chọn công nghệ sản xuất có hàm lượng vốn cao, tức là dùng nhiều vốn hơn lao động. Hoặc ngược lại, là công nghệ có hàm lượng lao động cao, khi có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn là vốn. (4) Mức sống của dân cư Trên cơ sở đo lường, phân tích cung - cầu có thể thấy rằng: Nếu cung lớn hơn cầu, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp sẽ xảy ra, tạo ra sức ép giảm tiền công, bất bình đẳng trong thu nhập có nguy cơ tăng lên. 2. Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở Việt Nam Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở nước ta có những đặc trưng sau: - Việt Nam có quy mô dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô của lực lượng lao động cũng rất lớn và thường phát triển nhanh hơn so với tổng dân số và nhanh hơn so với số chỗ làm việc được tạo thêm. Điều này có nghĩa là cung lao động lớn hơn cầu, dẫn tới số thất nghiệp tích luỹ tăng lên và tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến. - Tuy số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động lại thấp. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên chưa đến 14%. Sức khoẻ của người lao động kém thể hiện qua các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tật Nguyên nhân của tình trạng chất lượng lao động thấp một phần cũng là do trước đây mức sinh cao, trẻ em không được chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề của Việt Nam thể hiện tình trạng lạc hậu của nền kinh tế. Năm 2009, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm 51,9%. Trong khi đó, nước ta đất nông nghiệp ít, nên tình trạng thất nghiệp, nông nhàn phổ biến mọi nơi và ở mức cao. - Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ nên đã tạo ra nhiều việc làm , thu hút nhiều lao động từ các vùng khác, tạo ra dòng di dân ngày càng lớn. 37
  39. Với những đặc trưng kể trên, vấn đề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động đã và đang trở thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách nhất của nước ta hiện nay. Giải quyết việc làm có thể trên cơ sở định hướng sau: (1) Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ. (2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa vốn lao động và các loại vốn khác. (3) Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. (4) Mở rộng xuất khẩu lao động. Cho phép những người có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động (5) Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. III. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc nội". Đó là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước, thường được tính theo năm. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này bao gồm việc nâng cao thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ của nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ lệ của công nghiệp, dịch vụ trong GDP, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Vậy, gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá? Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xét các vấn đề này. 1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu kinh tế ở các nước sẽ thấy một thực tế tương phản sâu sắc là: Các nước đã phát triển, mức GDP bình quân đầu người rất cao song tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đối với nhiều nước chậm phát triển, mức bình quân GDP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao, gấp hàng chục lần so với các nước đã phát triển ( Bảng 2.6). Rõ ràng, ở các nước kém phát triển, đẩy nhanh tốc độ nâng cao đời sống nhân dân hay đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ cốt lõi. Vấn đề đặt ra là: Gia tăng dân số nhanh hay chậm có ảnh hưởng như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế? 38
  40. Bảng 2.6: GDP bình quân và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số nước, năm 2010 GDP/ người Tỷ suất Tỷ suất Tỷ lệ tăng dân số ớc ỹ) sinh thô chết thô Nư (Đô la M (%) (%o) (%o) Các nước đã phát triển Luxembourg 108.747 11,4 8,1 0,33 Norway 84.880 12,6 8,8 0,38 Switzerland 67.236 9,90 8,2 0,17 Denmark 55.778 11,8 10,3 0,15 Sweden 48.754 11,9 10,1 0,18 Các nước kém phát triển Niger 349 49,5 13,8 3,57 Malawi 343 44,0 13,7 3,03 Sierra Leone 326 40,6 16,9 2,37 Liberia 240 40,5 12,0 2,85 CHDC Congo 194 44,9 17,2 2,77 Nguồn: Năng lực sản xuất và khả năng hiện thực hoá năng lực đó quyết định khối lượng Tổng sản phẩm quốc dân (ký hiệu Q). Đến lượt nó, năng lực sản xuất lại phụ thuộc vào: Tài nguyên, môi trường - R; Vốn con người - L; Vốn vật chất - K và Công nghệ - T. Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn dưới dạng hàm sản xuất như sau: Q = f (R, K, L, T) Dưới dây sẽ phân tích ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến tốc độ tăng của Q thông qua ảnh hưởng của dân số đến các loại vốn tài nguyên, vật chất, nhân lực và kỹ thuật. Ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng lực lượng lao động thường cao hơn tốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước lại có hạn. Vì thế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai tăng lên. Điều này có thể làm cho tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bình quân cho một lao động lại giảm đi. Trong quá trình sản xuất nếu số lao động (L) tăng nhanh hơn nhiều so với vốn vật chất (K) thì lượng vốn đó phải dàn trải ra cho nhiều lao động, dẫ n đến tỷ lệ vốn/ lao động (K/L) giảm xuống. Tăng trưởng dân số nhanh tác động trực tiếp làm tăng yếu tố lao động L, nhưng nó có tác động đến quy mô của vốn vật chất K và có làm tăng vốn này hay không? Hiển nhiên là có. Bởi vì, đối với một quốc gia, tăng nhanh dân số thường là do sinh đẻ nhiều. Do đó, số lượng trẻ em trong tổng số dân lớn.Vì vậy, quỹ tiêu dùng lớn và quỹ tích luỹ bị thu hẹp. Từ đó hạn chế quy mô và tốc độ tăng lên của K. Đây cũng là lý do để tỷ lệ K/L nhỏ và tăng chậm. Như vậy, dân số tăng nhanh tác động đến cả tử số và mẫu số của tỷ lệ K/L 39
  41. theo chiều hướng làm giảm tỷ số này và do đó làm giảm sản lượng đầu ra trên mỗi lao động. Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đào tạo. Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho Tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. Đối với yếu tố công nghệ, có nhiều lập luận rằng quy mô dân số lớn và tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra sức ép làm nảy sinh các phát minh khoa học và đẩy nhanh tiến bộ công nghệ. Những thành tựu trong nông nghiệp là một ví dụ. Dân số đông, thị trường lớn, triển vọng về mức thu lợi lớn hơn làm cho các nhà đầu tư dễ chấp nhận triển khai các công nghệ mới tăng thêm sản lượng để thu lợi nhuận nhiều hơn. Người ta cũng cho rằng "hiệu quả sản xuất tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất". Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ thuận với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng của nó. Tuy nhiên, tiến bộ kỹ thuật cũng cần phải có thời gian vả lại cần những đầu tư lớn như thuỷ lợi, thuỷ điện Hơn nữa , nếu đông dân mà nghèo, sức mua kém thì cũng không có thị trường lớn. Từ những lập luận trên đây có thể thấy rằng: Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Kết luận này có thể được chứng minh cụ thể hơn thông qua mối liên hệ sau: Tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số Chứng minh (Tham khảo): Như đã biết, nếu Y0 là mức độ đạt được ở năm trước của một đại lượng Y nào đó và Y1 là mức độ ở năm sau, nếu tỷ lệ gia tăng nhỏ (thường không quá 6 -7%) thì có thể tính gần đúng theo công thức: (Y1 - Y0)/ Y0 = ln (Y1/ Y0) Vì vậy, nếu ký hiệu Q0 và Q1 là GNP ở năm trước và năm sau, P 0 và P1 là số dân tương ứng thì Tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người là: Q /P Q /P Q /P 1 1 0 0 ln 1 1 = ln Q1/P1- ln Q0/Po = (lnQ1- lnP1)- (lnQ0 - lnP0) Q0 /P 0 Q 0 /P 0 = ln Q1/ Q0 - ln P1/ Po = (Q1 - Q0)/ Q0 - (P1-Po)/ P0 Do đó: Tỷ lệ gia tăng GDP bình quânđầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số. Công thức gần đúng nói trên cho thấy: Để tăng được chỉ tiêu GDP bình quân đầu người thì Tổng sản phẩm quốc nội phải tăng nhanh hơ n sự tăng dân số. Việc hạ 40
  42. thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu không làm GDP bị giảm sút) cũng sẽ làm tăng GDP bình quân đầu người. Hiện nay, ở các nước có thu nhập thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao. Điều này làm hạn chế việc nâng cao tỷ lệ gia tăng GDP b ình quân đầu người và số tuyệt đối của chỉ tiêu này. Hậu quả là số người sống trong nghèo đói tăng lên và việc giải thoát khỏi đói nghèo thêm khó khăn hơn, chậm chạp hơn. Vì vậy, chương trình xoá đói, giảm nghèo cần hết sức chú ý tới giải pháp kế hoạch hoá gia đình. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp tạo điều kiện tăng nhanh GNP bình quân đầu người. Kết quả của các xu hướng biến đổi nói trên làm cho khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển ngày cà ng xa. Có thể thấy rõ hơn xu hướng này qua số liệu bảng 2.7 với các giả định sau: - GDP ở hai nước A và B đều gấp 4 lần sau 35 năm - Nước A có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm bằng 0, tức là số dân không đổi, còn nước B thì tỷ lệ này là 2%, do đó sau 35 năm có số dân gấp đôi. Bảng 2.7: Biến đổi GDP bình quân đầu người 1990 2025 Nước Dân số GDP GDP/ người Dân số GDP GDP/ người (Triệu) (Triệu USD) (USD) (Triệu) (Triệu USD) (USD) A 20 100.000 5.000 20 400.000 20.000 B 10 2.000 200 20 8.000 400 Nguồn: Số liệu giả định của tác giả Như vậy, năm 1990 GDP/đầu người nước A cao hơn 25 lần nước B nhưng đến năm 2025 khoảng cách này là 50 lần! Thực tế cũng chỉ ra rằng, năm 1968 GDP/đầu người ở các nước nghèo thua kém các nước giàu 30 lần thì đến năm 1988 thua kém tới 55 lần. Rõ ràng, tăng nhanh dân số có những ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình phát triển. Những ảnh hưởng này mang tính tích lũy và chỉ sau thời gian dài, khoảng 25-30 năm người ta mới có thể sẽ nhận thấy sự tác động to lớn của nó. Sự phân tích còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đối với các nước chậm phát triển, điều được xem là hợp lý và được đa số tán thành là tăng nhanh dân số đang hạn chế việc nâng cao mức sống của người dân. Những phân tích ở trên cho thấy các nước chậm phát triển đang ở trong vòng luẩn quẩn: Để giảm mức sinh, cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, cần phải phát triển kinh tế, song để có thể phát triển kinh tế lại cần hạn chế tốc độ tăng dân số. Quả thật lời giải bài toán này không đơn giản. Tuy vậy, một số nước chậm phát triển đã đạt được những thành tích khá quan trọng trong việc giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao tuổi thọ bình quân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành 41
  43. công ở các nước này là có những chính sách hợp lý nhằm phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình . 2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp h oá và hiện đại hoá dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động. Thí dụ, ở Mỹ, năm 1870, lao động nông nghiệp chiếm 53,5% tổng số lao động. Đến năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn dưới 3%. Ở Việt Nam, hơn 20 năm qua, cơ cấu lao động đã dịch chuyển khá mạnh, trong đó lao động nông nghiệp đã giảm từ 81,2% năm 1985 xuống còn 51,9%. Tuy nhiên, vẫn còn đa số lao động làm việc trong khu vực năng suất thấp, rủi ro cao. Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với cá c nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, dân số tăng nhanh đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do sau: Một là, mức sinh ở nông thôn (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi so với thành thị (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ). Hai là, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi vốn lớn. Trong khi đó, mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành kinh tế cần nhiều vốn này. Ba là, do mức sinh cao nên lực lượng lao động ở nông thôn đông đảo, phần lớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề. năm 2009, ở nông thôn lao động đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chỉ chiếm 8% dân số từ 15 tuổi trở lên. Vì vậy, khó chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ là những khu vực đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TIÊU DÙNG VÀ TÍCH LUỸ 1. Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng Tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. Có nhiều yếu tố xác định khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng và các loại dịch vụ nhưng quy mô, cơ cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Tác động của dân số đến tiêu dùng có thể nghiên cứu trên cả ba tầm: xã hội, gia đình và cá nhân . Nghiên cứu tác động của dân số đến tiêu dùng trên phạm vi toàn xã hội trước hết cho thấy khối lượng vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô dân số. Chẳng hạn, lượng lương thực tiêu dùng tăng nhanh phụ thuộc vào quy mô dân số thế giới như ở Bảng 2.8. 42
  44. Bảng 2.8: Dân số và lương thực trên thế giới giai đoạn 1960 - 2010 Số dân Lương thực Bình quân đầu Năm (triệu người) (triệu tấn) người (kg) 1960 3.036 847 279 1970 3.703 1.096 296 1980 4.452 1.447 325 1990 5.298 1.780 336 2010 6.852 2.240 327 Nguồn: - Tín hiệu sống còn. Bản dịch. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1996. - Như vậy, nhìn chung trong khoảng 50 năm qua lượng lương thực đã tăng cùng với tăng quy mô dân số. So với năm 1960, quy mô dân số năm 2010 tăng lên khoảng 2,26 lần còn lượng lương thực trong khoảng thời gian này đã tăng lên 2,64 lần. Để gia tăng lương thực bình quân đầu người thực sự bền vững thì năng suất cây lương thực phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tốc độ suy giảm diện tích đất canh tác dành cho cây lương thực. Điều này khó thực hiện nên từ năm 1990 đến nay, chỉ tiêu này không tăng lên mà còn giảm đáng kể. Một cách tổng quát, nếu ký hiệu P là tổng số dân, q là mức tiêu dùng trung bình của một người trong năm về một loại hàng hoá nào đó, Q là tổng khối lượng hàng hoá này thì: Q = P x q. Như vậy, nếu q không đổi thì tổng khối lượng hàng hoá Q đồng biến cùng với quy mô dân số P. Đối với nhiều loại hàng hoá như lương thực, thuốc lá, rượu, bia thì mức tiêu dùng trung bình q phụ thuộc cả vào tuổi và giới tính nữa. Vì vậy, có thể phát triển công thức tính toán tổng khối lượng hàng hoá Q như sau: f m f m PPxf x m f f m mPP f m x x P. .qx .q x Q  Px .q x  P x .q x  P. .q x  P. .q x  PP PP f m Trong đó, bộ các số P x/P và P x/P phản ánh cơ cấu dân số theo tuổi (x) và f m giới tính; q x, q x phản ánh mức tiêu dùng theo giới tính và tuổi. Rõ ràng, khối lượng tiêu dùng Q phụ thuộc vào tổng dân số P, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính. Chính vì vậy, các đặc trưng dân số như quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính là không thể thiếu được trong nghiên cứu thị trường và nhu cầu tiêu dùng. Đứng về mặt giá trị, chi phí cho tiêu dùng hàng năm của con người phụ thuộc vào tuổi, giới của họ. Để nghiên cứu mối quan hệ này có thể coi mức chi phí tiêu dùng trung bình cho một người trong năm là một đơn vị sau đó tính các hệ số tiêu dùng theo đơn vị này cho từng độ tuổi. Chẳng hạn, Hungari đã tính được hệ số chi phí tiêu dùng như ở Bảng 2.9 43
  45. Bảng 2.9: Hệ số chi phí tiêu dùng Tuổi Hệ số Hệ số Hệ số Tuổi Tuổi tiêu dùng tiêu dùng tiêu dùng 0-4 0.48 25 - 29 1.38 50 - 54 1.09 5-9 0.64 30 - 34 1.29 55 - 59 1.09 10-14 0.82 35 - 39 1.29 60 - 64 1.09 15-19 0.99 40 - 44 1.17 65 - 69 0.98 20-24 1.19 45 - 49 1.09 70 0.88 Nguồn: Giáo trình Dân số học. NXB Tư tưởng. Matxcơva,1985. Bảng 2.9 cho thấy: Chi phí cho trẻ em ở nhóm từ 0 đến 4 tuổi chỉ bằng gần một nửa mức trung bình. Chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25 đến 29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tới mức trung bình. Như vậy, từ 25 đến 29 là nhóm tuổi đạt được mức cao nhất về tỷ lệ sinh, năng suất lao động và tiêu dùng. Sự biến đổi dân số ở nước ta theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em, tăng tỷ trọng người cao tuổi sẽ làm tăng khối lượng tiêu dùng trong tương lai. 2. Dân số và Tích luỹ Trong xã hội luôn luôn có những nhóm người mà chi phí tiêu dùng vượt quá thu nhập do lao động của họ mang lại hoặc họ không có thu nhập, chẳng hạn trẻ em và người già. Ngược lại, cũng tồn tại nhóm người mà thu nhập do họ tạo ra vượt quá mức tiêu dùng của bản thân. F. Ănghen viết: “Những người đã trư ởng thành có thể sản xuất nhiều hơn cái họ tiêu dùng. Nếu ngược lại, xã hội không thể phát triển được, thậm chí không tồn tại được vì trẻ con sống bằng gì?" 2. Để xã hội phát triển, những người lao động phải sản xuất không chỉ đủ tiêu dùng cho họ mà cho cả những người phụ thuộc vào họ và còn phải nhiều hơn thế mới có tích luỹ mở rộng sản xuất. Một trong những phương pháp xác định ảnh hưởng của quy mô và cơ cấ u dân số đến khối lượng tích lũy là tính toán thu nhập và tiêu dùng theo từng độ tuổi. Ký hiệu: Tổng số dân là P; Số dân độ tuổi x là P x; Mỗi năm, mỗi người độ tuổi x tạo ra thu nhập ax, chi phí cho tiêu dùng là cx. Tổng thu nhập, ký hiệu Y sẽ là: P Y P .a P.x .a P. f .a x x P x  x x P Tập hợp các giá trị: x  phản ánh cơ cấu của dân số theo độ tuổi. f x  P  Tổng chi phí tiêu dùng, ký hiệu C sẽ là: 2Mác- Ănghen tuyển tập.Tập 1, trang 565.Tiếng Nga 44
  46. P C P .c P.x .c P. f .c x x P x  x x Tổng khối lượng tích luỹ: Y C P. f.ax x P.  f.c x x P.  f(a x x c) x Các biểu thức nói trên một mặt chứng tỏ rằng: cả thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ của xã hội đều phụ thuộc vào tổng số dân P, cơ cấu dân số theo tuổi {f x}, thu nhập, tiêu dùng trung bình của mỗi người trong từng độ tuổi (a x và cx). Mặt khác cũng cho thấy đối với trẻ em chưa có thu nhập, tức là a x = 0 nhưng chi phí tiêu dùng cx > 0, do đó: (ax - cx) < 0. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em [fx] thường lớn, nên fx(ax - cx) mang dấu âm và càng nhỏ, làm cho tổng tíc h luỹ nhỏ và tăng chậm. Vì thế ít có khả năng đầu tư kinh tế từ các nguồn trong nước. Ngược lại, ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân nhỏ nên có điều kiện nâng cao quỹ tích luỹ, tăng đầu tư phát triển sản xuất. Quỹ đầu tư nhỏ, mức sinh lại cao, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Vì vậy, các nước đang phát triển khó có khả năng giải quyết việc làm trong nước, thường phải xuất khẩu lao động sang các nước phát triển hơn. Do dân số và kinh tế có mối phụ thuộc, tác động tương hỗ, chặt chẽ nên sự phối hợp giữa các chính sách dân số và chính sách kinh tế vĩ mô là điều cần thiết. Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thể đạt được nếu không giải quyết vấn đề dân số. Ngược lại, để thực hiện mục tiêu của chính sách dân số phải quan tâm đến các giải pháp kinh tế. V. QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ GIA ĐÌNH Gia đình là một nhóm người có liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt: quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng), quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và các con, giữa các anh em ruột, giữa ông bà và các cháu ) hoặc quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi. Ngoài chức năng sinh đẻ, nuôi, dạy con cái, tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần cho các thành viên, gia đình còn có chức năng kinh tế. Chức năng này thể hiện ở các phương diện sau: - Gia đình là một đơn vị sản xuất Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm nhiều đơn vị kinh tế riêng lẻ: các hộ gia đình, các công ty, các bộ ngành của Nhà nước. Tổng hợp các kết quả kinh tế riêng lẻ của các đơn vị này sẽ có tổng sản phẩm quốc dân, tổng thu nhập, tổng chi tiêu của nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế thị trường luôn luôn đặt ra câu hỏi về số phận kinh tế hộ gia đình. Song lịch sử phát triển kinh tế thế giới đến nay vẫn chứng tỏ sự song song tồn tại của 2 xu hướng: Thứ nhất, tập trung hoá cao độ tư liệu sản xuất vào tay các hãng kinh tế, người lao động hoàn toàn là những người vô sản làm thuê. 45
  47. Thứ hai, phát huy cao độ kinh tế hộ gia đình.Trong nông nghiệp đó là các trang trại tư nhân kể cả ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật c ao lẫn những nước lạc hậu đều sử dụng mô hình này và thực tế đã chứng minh sức sống mãnh liệt của nó, phát triển mạnh được sức sản xuất xã hội. Kinh tế gia đình là một hình thức thích hợp đối với phụ nữ. Trong nền kinh tế này, lao động nữ hoàn toàn làm chủ sức lao động và thời gian lao động của mình, điều hoà hợp lý giữa lao động có thu nhập và lao động nội trợ không có thu nhập. - Gia đình là một đơn vị có tài sản riêng. Đó là thu nhập, tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. - Gia đình là một đơn vị tiêu d ùng. Tư cách này thể hiện ở các khía cạnh sau: (1)Gia đình có quỹ tiêu dùng chung để chi cho việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, giao tiếp, giải trí của mọi thành viên và các phương tiện thiết bị sử dụng chung. Điều có ý nghĩa trong việc nghiên cứu kinh tế dân số nói chung là mức chi hàng năm cho các sự kiện dân số như sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư (2)Gia đình là đơn vị cơ sở để tổ chức tiêu dùng như ăn uống và (3)Đối với nhiều hàng hoá, đơn vị tiêu dùng hay “người tiêu dùng” là gia đình, chứ không phải các cá thể, chẳng hạn: nhà ở, vô tuyến, tủ lạnh, bàn ghế, điện, nước Vì gia đình đóng vai trò đơn vị sản xuất, đơn vị có tài sản riêng và đơn vị tiêu dùng, như đã trình bày ở trên, nên nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế. 1. Các đặc trưng dân số của gia đình 1.1 Số gia đình Sự biến động số lượng gia đình xảy ra không ngừng. Điều này chẳng những là do kết quả của những sự kiện dân số: con cái kết hôn tách khỏi gia đình bố mẹ, ly hôn, chết và những yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy hay kìm hãm các sự kiện này. Ở Việt Nam, số hộ gia đình tại thời điểm Tổng điều tra năm 1979 là 9.665.866, năm 1989 tăng lên 12.959.041, năm 1999 là 16.669.351 và năm 2009 là 22.628.16701. Tốc độ tăng số lượng hộ gia đình luôn cao hơn tốc độ tăng dân số. Do mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế nên việc số lượng gia đình tăng lên dẫn đến sự biến đổi quy mô sản xuất và tiêu dùng. Trong nông nghiệp, điều này dẫn đến hoặc là diện tích đất của các trang trại giảm đi hoặc là đẩy nhanh sự phân công lại lao động xã hội . Nhu cầu của các loại hàng hoá mà gia đình là một đơn vị sử dụng tăng nhanh, đặc biệt là nhà ở. 1.2 Cơ cấu gia đình Các gia đình khác nhau về số con, số lao động, số thế hệ trong gia đình, độ tuổi và giới tính của chủ hộ, loại quan hệ của các thành viên . Vì vậy, người ta thường phân chia tổng số gia đình thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức định lượng hoặc định tính, tức là nghiên cứu cơ cấu gia đình theo tiêu thức nào đó. 46
  48. Chẳng hạn, nếu phân chia số gia đình theo số thành viên của nó, ta sẽ có cơ cấu gia đình theo số khẩu. Có thể biểu diễn cơ cấu này thông qua tỷ lệ gia đình có k khẩu, ký hiệu là (fk). Theo Tổng điều tra dân số năm 1979 và 2009, cơ cấu gia đình theo số khẩu biến đổi mạnh, theo hướng quy mô gia đình ngày càng nhỏ (Bảng 2.10). Bảng 2.10: Cơ cấu gia đình theo số khẩu Đơn vị: % Số khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9+ 1979 6,9 10,4 13,5 15,0 14,4 12,5 10,1 7,3 9,9 2009 7,2 14,3 20,9 28,7 15,1 8,3 2,7 1,4 1,4 Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979 và 2009 Nếu năm 1979, tỷ lệ gia đình 5 khẩu trở lên chiếm 54,2% và quy mô gia đình trung bình là 5,2 khẩu, thì đến năm 2009, các con số tương ứng chỉ còn 28,9 và 3,8! Việc nghiên cứu thu nhập và mức sống, sản xuất các mặt hàng cho gia đình như nhà ở, ô tô, rõ ràng phải căn cứ vào số thành viên gia đình (k) và các tỷ lệ gia đình có k nhân khẩu (f k). Kết quả các cuộc Điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam từ 2002 đến nay đều cho thấy: Thu nhập, tiêu dùng bình quân đầu người phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô gia đình. Trong các cuộc điều tra mức sống dân cư, người ta chia dân cư thành 5 nhóm thu nhập: Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhất Nhóm 2: Nhóm có thu nhập dưới trung bình Nhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bình Nhóm 4: Nhóm có thu nhập khá Nhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất Các kết quả điều tra mức sống dân cư đều cho thấy quy mô gia đình càng nhỏ thì thu nhập bình quân một người/một tháng càng cao (Bảng 2.11). Bảng 2.11: Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập Đơn vị: người Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập Năm Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2002 4.44 4.92 4.69 4.46 4.25 4.00 2004 4.36 4.76 4.57 4.34 4.23 4.00 2006 4.24 4.63 4.43 4.26 4.11 3.90 2008 4.12 4.41 4.30 4.15 4.03 3.77 2010 3.89 4.22 4.08 3.95 3.83 3.46 Nguồn: gso.gov.vn 47
  49. Thu nhập, tiêu dùng cũng khác nhau tr ong các gia đình mà chủ hộ là nam hay nữ. 1.3 Chu trình dân số của gia đình Gia đình từ lúc hình thành (thường bắt đầu bằng sự kết hôn) tới khi kết thúc (được đánh dấu bằng cái chết của người cuối cùng trong cặp vợ chồng đó), không ngừng biến đổi trên các phương diện dân số, kinh tế -xã hội Vì vậy, dựa trên cơ sở này người ta thường phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình. Một dãy liên tiếp các giai đoạn khác nhau về mặt dân số trong quá trình phát triển của gia đình được gọi là chu trình dân số của gia đình. Việc phân chia các giai đoạn này thường căn cứ vào các “sự kiện dân số” như: kết hôn, sinh con, sự tách khỏi gia đình của các thành viên, cái chết của vợ (hoặc chồng) Chẳng hạn: Giai đoạn 1 - Giai đoạn phát triển: từ lúc cặp vợ chồng kết hôn cho tới lúc sinh đứa con cuối cùng. Giai đoạn 2 - Giai đoạn ổn định: từ lúc sinh đứa con cuối cùng đến khi đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình. Giai đoạn 3 - Giai đoạn trưởng thành: từ lúc đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình đến khi đứa con cuối cùng t ách khỏi gia đình. Giai đoạn 4 - Giai đoạn giải thể: từ lúc đứa con cuối cùng tách khỏi gia đình đến khi người còn lại trong cặp vợ chồng qua đời. Ở mỗi giai đoạn, quy mô gia đình, độ tuổi các thành viên thay đổi, ảnh hưởng đến một loạt những vấn đề như chức năng, việc làm, thu nhập và tiêu dùng làm cho tình trạng kinh tế của gia đình thay đổi trên từng giai đoạn. Sự thay đổi rõ rệt nhất có thể là thu nhập bình quân tính trên đầu người qua từng giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất có nhiều yếu tố làm giảm thu nhập bình quân: số thành viên gia đình tăng lên; người mẹ phải nghỉ việc tạm thời hay chọn việc khác nhẹ nhàng hơn khi sinh con; có thêm người giúp việc trọng tâm hoạt động của gia đình là chăm sóc trẻ. Chi tiêu của gia đình cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở giai đoạn này chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng giai đoạn 4 thì nhu cầu này lại hầu như không còn nữa. Ở giai đoạn 2 - Quy mô gia đình ổn định, tuổi nghề của cặp vợ chồng tăng lên tạo khả năng nâng cao tiền lương của họ và do đó nâng cao thu nhập bình qu ân. Song chi phí nuôi dạy trẻ cũng tăng lên. Giai đoạn 3 - Hoạt động của gia đình cơ bản là nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp của các thành viên. Thu nhập bình quân có xu hướng nâng cao. Ở giai đoạn 4 - Khi con cái đã trưởng thành ra ở riêng hết thì cặp v ợ chồng cũng đã đến hoặc gần đến tuổi hưu, thành thử thu nhập của gia đình giảm đi, các chi phí bảo vệ sức khoẻ tăng lên. Như vậy, chu trình phát triển của gia đình là một 48
  50. trong các yếu tố gây nên sự suy giảm, gia tăng hay ổn định thu nhập bình quân. Về cơ cấu chi tiêu gia đình cũng biến đổi theo chu trình sống của nó. Rõ ràng, trong cơ cấu chi tiêu gia đình giai đoạn phát triển bao gồm một khoản lớn cho nuôi dạy trẻ em. Trong khi đó, ở giai đoạn cuối cùng thì không có khoản chi này, nhưng chi phí chăm sóc người già lại tăng. Như vậy, khảo sát tình trạng kinh tế của gia đình, điều quan trọng là phải xem xét xem nó đang ở giai đoạn nào của chu trình sống. Để nhấn mạnh mối quan hệ dân số - kinh tế trong gia đình, có thể xây dựng khái niệm chu trình dân số - kinh tế của gia đình, tức là một dãy liên tiếp các trạng thái dân số - kinh tế của nó. Các trạng thái này được phân biệt nhờ những sự kiện “dân số - kinh tế” như sinh con, con đến tuổi lao động, cặp vợ chồng về hưu Việc phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình, đo lường độ dài và xác định nội dung kinh tế của từng giai đoạn là một phương hướng nghiên cứu mối quan hệ dân số - kinh tế trong phạm vi gia đình. 2. Chi phí kinh tế cho con cái Người ta thường quan tâm tính chi phí kinh tế cho việc mang thai sinh đẻ và nuôi dạy trẻ em, gọi tắt là chi phí kinh tế cho con cái. Chỉ tiêu này không những được tính dưới dạng số tương đối (thí dụ trong bảng 8, hệ số 0,48 cho lứa tuổi từ 0 đến 4) mà còn cả số tuyệt đối. Chi phí kinh tế cho trẻ em gồm có 2 khoản mục chủ yếu: Chi phí trực tiếp: Đây là khoản tiền của cha mẹ chi cho việc mang thai, sinh đẻ, chi cho con cái về các khoản: Ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, tiền công cho người trông coi, chăm sóc và các khoản khác. Từ xa xưa, các nhà kinh tế dân số đã cố gắng ước lượng các chi phí này. Chẳng hạn, năm 1936, Dublin và Lotka (Vương quốc Anh) đã tính toán rằng chi phí trực tiếp cho trẻ đến năm 18 tuổi là 7.766 đôla đối với gia đình có thu nhập thấp và 16.337 đôla đối với gia đình có thu nhập cao. Ở Mỹ, cuộc điều tra năm 2006 cho thấy: Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiên của gia đình 2 con, có đầy đủ bố mẹ phụ thuộc vào thu nhập hàng năm của gia đình (Bảng 2.12). Bảng 2.12: Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiên Đơn vị: Đôla Mỹ Mức thu nhập trước thuế Dưới 44.500 Từ 44.500 đến Từ 65.800 trở lên dưới 74.900 Tổng chi phí 143.790 197.700 289.380 nuôi con Nguồn: 49