Giáo trình Dạy con về tiền-đừng quên 7 nguyên tắc này
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Dạy con về tiền-đừng quên 7 nguyên tắc này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_day_con_ve_tien_dung_quen_7_nguyen_tac_nay.pdf
Nội dung text: Giáo trình Dạy con về tiền-đừng quên 7 nguyên tắc này
- Dạy con về tiền, đừng quên 7 nguyên tắc này
- Để dạy con tuổi teen về tiền hiệu quả, bố mẹ cần giúp con hiểu rõ 7 nguyên tắc tài chính dưới đây. Tin liên quan Có những nguyên tắc cần chú ý khi dạy con về tiền. Ảnh: Internet. Nhiều người trong số bố mẹ chúng ta có thể thường nhìn lại những lỗi lầm về tiền bạc của mình, về những thói quen kiếm tiền và tiêu tiền chưa tốt của bản thân và lặng lẽ ước rằng giá như mình đã đi một con đường khác. Chúng ta có thể biến những điều đáng hối tiếc đó thành những bài học giúp các con có thói quen tài chính tốt hơn. Khi dạy con về tiền, cha mẹ có con tuổi teen cần lưu ý 7 nguyên tắc tài chính dưới đây:
- Sống trong khả năng tài chính của bạn Nguyên tắc sống đơn giản này là điều cơ bản con bạn cần phải nắm bắt: Hãy chi tiêu trong khả năng hiện có của con và gia đình – chứ không phải theo xu hướng của bạn bè con. Ở tuổi này, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu kiếm việc làm thêm và có thu nhập của riêng mình. Đây là thời điểm phù hợp để con tiếp nhận bài học này. Tôi có thể nói không với những điều tôi muốn Những năm tháng vị thành niên có thể vô cùng khó khăn, đặc biệt trước áp lực bạn bè trong việc theo kịp các xu hướng mới nhất hay các sản phẩm công nghệ cao. Bởi vậy, điều cha mẹ cần nhấn mạnh trong giai đoạn tuổi teen chính là xây dựng thói quen nói không với những nhu cầu chi tiêu không cần thiết. Khả năng từ chối những sản phẩm hấp dẫn mời gọi sẽ giúp ích cho con trong việc quản lý tài chính sau này. Những ai không biết kiềm chế nhu cầu chi tiêu của mình sẽ dễ rơi vào cảnh sống chật vật qua ngày, căng thẳng vì tiền nợ và không có dự trữ cho tương lai, không thể đạt tới tự do tài chính. Bởi thế, hãy nói chuyện với con tuổi teen của bạn về những thứ con thật sự cần (sách vở đi học, quần áo cơ bản ) và những thứ con muốn (smartphone, áo quần hàng hiệu ) và bỏ đi những thứ không thật sự cần thiết. Hãy làm gương cho con qua cách chi tiêu của bản thân và gia đình. Chia sẻ với con kinh nghiệm của bạn, cả những bí quyết hay và trải nghiệm sai lầm. Nguyên tắc tiết kiệm Tiết kiệm là cách chắc chắn để có thu nhập dự trữ. Ở tuổi này, con bạn đã có thể tham gia một số công việc được trả lương trong gia đình. Điều này sẽ khiến con bạn phải suy nghĩ kỹ càng trước khi tiêu đồng tiền do chính mình làm ra. Khuyến khích con bạn tiết kiệm số tiền mà mình có được. Hãy thử những cách sáng tạo để tạo ra thu nhập Với độ tuổi này, các con của bạn đã có thể tìm những cách khác nhau để kiếm tiền. Hãy trao đổi với con về những công việc các con có thể làm, giúp con xác định những điều cần thiết khi làm việc và chi phí cụ thể, có thể cho gia đình và hàng xóm.
- Chọn lựa ngành học dễ kiếm việc làm Nhiều học sinh và cha mẹ chọn ngành học đại học mà không hề nghĩ đến nhu cầu thị trường, khả năng xi được việc. Kết quả là nhiều bạn trẻ có bằng cấp, thậm chí bằng cấp khá giỏi, vẫn không tìm được việc làm hoặc chấp nhận công việc thu nhập thấp, không đúng ngành nghề. Tiền không phải là tất cả, nhưng đó chắc chắn là một yếu tố cần xem xét khi lựa chọn nghề nghiệp và ngành học. Thời gian cũng là tiền bạc, do vậy không nên lãng phí thời gian vào việc học một ngành không đem đến việc làm tốt cho bạn. Thời gian là tiền bạc, do đó, không lãng phí nó! Hãy giúp con bạn xác định những điểm mạnh và điểm yếu của con từ sớm. Sử dụng thông tin này để quyết định đầu tư phát triển những thế mạnh của con phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc nhìn xa và đầu tư từ sớm có thể giúp con bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đạt thành quả lớn trong tương lai. Nếu bạn làm những gì bạn yêu thích , bạn không phải làm việc ngày nào trong cuộc sống của mình Đây là câu nói nổi tiếng chắc bạn đã được nghe nhiều lần. Khi con bạn làm công việc mà chúng yêu thích, con bạn sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và không có cảm giác căng thẳng, ép buộc. Nhờ đó, con sẽ làm việc hiệu quả hơn, kiếm được nhiều tiền hơn trong khi vẫn đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Hãy giúp con bạn có tầm nhìn xa rộng như vậy, để con không hình dung về công việc chỉ trong bốn, năm năm tiếp theo của cuộc sống. Thói quen gây hại cho trẻ
- Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ nhiều bố mẹ mắc phải. Ảnh minh họa: Internet Nuôi dạy con không phải việc dễ dàng và có thể mắc lỗi – điều này hết sức bình thường vì chúng ta đều là con người. Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn tiếp tục duy trì những thói quen xấu mà không thay đổi thì có thể làm hỏng cuộc sống của trẻ. Thực tế, trẻ nhìn thấy trẻ sẽ học theo và trẻ có xu hướng lựa chọn học theo mọi thứ, không kể tốt, hay xấu xung quanh mình. Trong quá trình nuôi dạy con bạn cần đặc biệt cẩn thận trong cách phản ứng với trẻ. Dưới đây là một số trong những thói quen khó bỏ mà cha mẹ đang làm ảnh hưởng tiêu cực trẻ. 1. Sử dụng thiết bị công nghệ Cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử thực sự không tốt đối với trẻ. Theo một nghiên cứu gần đây, các bậc cha mẹ ngày nay thường “dán mắt” vào màn hình điện thoại dẫn đến ít tương tác gắn bó với trẻ. Thiếu thiếu giao tiếp bằng mắt và tương tác giữa cha mẹ và con cái khiến mối quan hệ ngày càng trở nên xa cách. 2. La mắng
- Không thể giữ bình tĩnh, la mắng trẻ hoặc bất kì hình thức kỷ luật trẻ nào bằng lời nói không phải là điều tốt. Trẻ em bắt đầu hiểu và trả lời các thông tin giao tiếp của bố mẹ từ khi hai tuổi. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những tiếng la mắng khắc nghiệt và mất kiểm soát của bố mẹ. Khi cha mẹ không quát mắng và kiểm soát được cảm xúc của mình cũng là cách cha mẹ đang dạy trẻ cách tự kiểm soát và gia đình sẽ yên bình, hạnh phúc hơn. 3. Sử dụng những ngôn từ tiêu cực Nếu bạn nói những câu kiểu như: “Con làm mẹ hổ thẹn” “Anh (em) họ của con thông minh hơn con” ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Những câu ngôn từ hạ bệ, sỉ nhục, gây tổn thương và không tôn trọng trẻ mà bố mẹ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ. Thực tế những đứa trẻ trưởng thành trong những gia đình như vậy có xu hướng cảm thấy mình không xứng đáng, không được yêu thương, bị từ chối và sẽ ít phát triển lòng tự trọng. Nhiều bố mẹ cho rằng đây là những chỉ trích tích cực hay những lời động viên để thêm nghị lực cho trẻ nhưng thực tế là chúng hoàn toàn phản tác dụng. Có rất nhiều cách để truyền cảm hứng cho trẻ, nhưng không phải là cách sử dụng những ngôn từ tiêu cực. 4. Thương lượng quá nhiều Việc thương lượng là hành động tốt để mang lại công bằng và dân chủ nhưng cho phép trẻ nói và có quyền kiểm soát quá nhiều thì lại có những tác dụng phụ không mong muốn. Theo giải thích của giáo sư giáo dục Julian Elliott (Đại học Durham): “Trẻ em, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ thì chúng cần được chỉ dạy. Rất nhiều bố mẹ mắc lỗi khi cứ cố gắng giải thích cho con cái. Khi bạn cứ cố gắng giải thích thì trẻ con sẽ coi đó là cơ hội để cố gắng thay đổi bố mẹ” 5. Ăn kẹo và đồ uống có ga Nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ uống có ga chúng sẽ trở nên hiếu động và có tính khí thất thường. Ngoài ra, theo Học viện Nhi khoa Mỹ, ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ uống có ga còn khiến trẻ đến béo phì, sâu răng, và thiếu hụt canxi.
- Điều này không có nghĩa là bạn không được ăn uống đồ ngọt và nước uống có ga trước mặt con. Nhưng hãy thật sự cẩn trọng vì thói quen ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến những đứa trẻ và quyết định chúng sẽ đưa những chất gì vào cơ thể.